Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

doc 74 trang phuongnguyen 50
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnghe_thuat_noi_chuyen_truoc_cong_chung.doc

Nội dung text: Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

  1. Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng
  2. MỤC LỤC Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng 1 Lời nói rất ích lợi và quan trọng 2 Những người không biết nói 3 Không ai dạy ta môn đó 3 Tại các trường bên Mỹ 3 Thời buổi này ta phải học môn nói 4 Cần nhất phải kiên tâm. 5 Tóm tắt 5 Ai cũng có tính nhút nhát, sợ sệt khi đứng nói trước công chúng 6 Nguyên do tính nhút nhát khi nói trước công chúng 7 Thiếu tự tin 7 Nuôi lòng hăng hái 11 Đừng quá trọng dư luận 12 Tóm tắt 13 Lựa vấn đề bạn yêu nhất 14 Đừng quên tính cách nhất trí của vấn đề 14 Làm một dàn bài giản lược 15 Vài lỗi phải tránh trong khi dàn bài 15 Vài lối dàn bài 17 Nghiên cứu cách bố cục của các đoạn văn danh tiếng 18 Khi tìm ý phụ nên thong thả đợi tiềm thức phụ lực với ta 19 Tìm ý phụ cách nào? 20 Tìm tài liệu 21 Khi phát hiện ra phải ghi liền 21 Vài lời khuyên trong khi lựa ý 22 Sắp đặt những ý phụ 22 Tóm tắt 26 Soạn diễn văn giữa thiên nhiên 28 Đừng bao giờ học thuộc lòng diễn văn 29 Luyện trí nhớ 29 Khắc sâu hình ảnh trong óc 29 Tìm liên quan giữa các ý 29 Coi lại nhiều lần 30 Tóm tắt 31 Chương 3: Đoạn mở 32 Đoạn mở quan trọng nhất 32 Lung khởi 32 Trực khởi 33 Những điều nên tránh 33 Những lối nên theo 35 Tóm tắt 37 Chương 4: Đoạn giữa 38 Công dụng của đoạn giữa 38 Thính giả không có thì giờ suy nghĩ 38 Cụ thể hoá những cái trừu tượng 39
  3. Vài phép lý luận 39 Bác quan niệm của người khác ra sao 42 Vài lối hành văn 42 Tóm tắt 45 Chương 5: Đoạn kết 46 Phải soạn kỹ và học thuộc đoạn mở và đoạn kết 46 Những lỗi nên tránh 46 Những quy tắc nên theo 47 Vài lối kết 47 Tóm tắt 51 Cần phải sáng sủa 52 Làm sao cho ý được sáng sủa 53 Làm sao cho lời được khúc chiết? 54 Phải làm cho thính giả trông thấy những ý của bạn 55 Đọc trước diễn văn cho người thân nghe và nhờ chỉ giùm những chỗ tối nghĩa 56 Tóm tắt 57 Chương 2 : Khắc sâu một ấn tượng vào óc thính giả 58 Phải kích thích thị giác của thính giả 58 Kể một chuyện lạ 59 Dùng nhiều hình ảnh 59 Dồn dập sự kiện 60 Dồn dập nhiều câu hỏi 60 Dẫn lời các danh nhân 61 Khen trước chê sau, hoặc chê trước khen sau 61 Đương nói thì ngừng và bỏ lửng câu 61 Tóm tắt 62 Chương 3 : Đánh vào tâm lý thính giả 62 Diễn giả phải là một nhà tâm lý 62 Tâm lý chung của con người 63 Khi bạn chỉ trích ai nên nhận rằng người đó cũng có lý 63 Áp dụng tâm lý vào môn diễn thuyết 65 Tâm lý của các dạng người 67 Tóm tắt 67 Chương 4 : Đưa thính giả tới hành động 68 1. – Phải đưa thính giả đến hành động 68 2. – Phải thành thật, nghiêm trang, quảng đại và khiêm tốn 69 Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng
  4. Thay lời tựa Đại ý trong sách Phần thứ nhất: Những đức phải luyện khi học khoa nói Chương 1: Khoa nói – đức kiên tâm Chương 2: Thắng tính nhút nhát Phần thứ 2: cách soạn một bài diễn văn Chương 1: Kiểm và sắp ý Chương 2: Soạn bằng miệng, luyện trí nhớ Chương 3: Đoạn mở Chương 4: Đoạn giữa Chương 5: Đoạn kết Phần thứ 3: Nghệ thuật thuyết phục khán giả Chương 1: Sáng sủa trước hết Chương 2: Khắc sâu một ấn tượng vào óc thính giả Chương 3: Đánh vào tâm lý thính giả Chương 4: Đưa thính giả tới hành động Chương 5: Luyện lời Chương 6: Luyện giọng Phần thứ tư: Lúc nói Chương 1: Trước khi lên diễn đàn Chương 2: Cái bàn và ly nước Chương 3: Niềm vui và nỗi buồn? Kết Phụ lục 1: Lời nói hàng ngày Phụ lục 2: Những bài làm văn kiểu mẫu Thay lời tựa Tài hùng biện là ngọn lửa trong lòng ta, là tiếng vang của một tâm hồn quyết tín và ham mê Maurie Hougardy Đại ý trong sách Sách chia làm năm phần: Phần thứ nhất bàn về những đức phải luyện khi học khoa nói: kiên tâm, tự tin, hăng hái và đừng quá trọng dư luận. Phần thứ nhì và thứ ba nghiên cứu những quy tắc để soạn một bài diễn văn và để thuyết phục thính giả. Phần thứ tư chỉ những điều cần biết khi đứng trước thính giả để cho giọng nói và điệu bộ
  5. của bạn hợp với tư tưởng và tình cảm muốn diễn. Phần thứ năm tức phần phụ lục, chúng tôi chép hoặc dịch những bài diễn văn nổi tiếng thế giới và đôi nét về cách nói trong đời sống hàng ngày. Phần thứ nhất Muốn nói năng hùng hồn, phải có tài. Nhưng trong tài năng có tới 75 phần trăm là do kiên tâm, còn 25 phần trăm là do thiên tư. Vậy muốn tập nói trước công chúng, bạn phải: Luyện đức kiên tâm Rèn đức tự tin Nuôi lòng nhiệt thành Và đừng quá trọng dư luận Chương 1 Chưa bao giờ lời nói có mãnh lực lay chuyển con người bằng bây giờ và cũng chưa bao giờ nó ích lợi hơn, được hoan nghênh hơn. Bá tước CURZON DE KEDLESTON Kiên tâm là vạn năng. (Lời xưa của Ai Cập) Lời nói rất ích lợi và quan trọng Không ngày nào bạn không dùng đến ba tấc lưỡi. Kêu một người đem điểm tâm lên, bạn phải dùng tới nó; tới hãng, ra lệnh cho người giúp việc, bạn phải dùng tới nó; mua một chiếc nón, không có nó cũng lúng túng; mắng một em nhỏ đừng làm ồn, để cho bạn đọc báo sau cơm trưa, cũng 1ại phải nhờ tới nó, tâm sự với tri kỷ, thiếu nó lại càng không được. Cái lưỡi thiệt quan trọng vô cùng. Ta thử tưởng tượng loài người không biết nói, đời sống chúng ta sẽ ra sao? Tình cảm của ta sẽ rất nghèo nàn vì thiếu phương tiện để bộc lộ hết u uẩn, thắc mắc trong lòng. Đời sống tinh thần và vật chất cũng sẽ không tiến được chút nào. Ta cũng chi như tổ tiên ta thời ăn lông ở lỗ, vì những tư tưởng, kinh nghiệm của nhân loại nhờ có lời nói mới truyền 1ại được cho hậu thế. Vậy không biết nói thì không có văn minh và loài người hơn vạn vật không chỉ có hai bàn tay với bộ óc biết suy xét mà còn do biết nói nữa. Khéo dùng lời nói thì người khác yêu mến, kính phục mình, có khi còn làm vẻ vang cho tổ quốc hoặc cứu hàng triệu người thoát khỏi bom đạn nữa. Vụng dùng nó, người ta sẽ khinh ghét thù oán mình, thân sẽ long đong, nhà sẽ suy đồi, có khi lại làm nhục nhã cho cả một dân tộc hoặc đưa nhân loại vào dòng khói lửa.
  6. Những người không biết nói Vậy mà xét quanh ta, có bao nhiêu người biết nói? Không trách chi những kẻ thiếu học, ngay những người có bằng cấp đại học mà cũng ấp a ấp úng. Một ông cử nọ - mà lại cử nhân luật khoa - trong suốt một bữa tiệc giữa các bạn thân mà chỉ thốt ra có bốn, năm tiếng "dạ". Hỏi về những vấn đề chuyên môn của ông, ông chỉ biết có "dạ". Anh em trong tiệc chán ngán đành để ông ngồi im, không dám gợi chuyện gì với ông nữa. Vài ông đi công tác ở Hà Nội, bạn bè tổ chức một bữa tiệc tẩy trần đề tiếp đón các ông. Xong tiệc, một ông cao niên nhất đứng lên đáp 1ời thân thiện và chỉ lắp bắp được như sau : - Các anh em có lòng tốt mời chúng tôi mời chúng tôi lại dùng buổi tiệc này chúng tôi rất lấy làm hân hạnh và và cám ơn anh em. Anh em còn đang lóng tai nghe đoạn sau, ông đã ngồi bịch xuống thở hổn hển, mồ hôi đầy trán. Họ là bạn học với nhau, lại đồng nghiệp nữa, sau nhiều năm xa cách mới gặp nhau, có lẽ nào không có điều gì nói với nhau sao? Họ có nhiều chuyện để kể lể lắm chứ, nhưng ngồi mà nói thì được, hễ đứng dậy thì chân run, tim đập mạnh là lưỡi cứng lại. Không ai dạy ta môn đó Tại sao nhiều người có học thức mà nói năng kém như vậy? Tại họ không được học môn ấy. Ai dạy mà học? Hồi xưa tổ tiên ta chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, trọng câu văn bóng bẩy hơn là những 1ời nói hùng hồn, cho nên thi Hương, Hội hay Đình cũng chỉ hoàn toàn những bài viết. Đọc lịch sử của Trung Hoa ta tuy thấy những nhà hùng biện như Tử Sản, Mạnh Tử, Tô Tần, Trương Nghi tài không kém Demosthene ở Hy Lạp, nhưng trong loại sách cổ Trung Quốc, không có cuốn nào dạy kỹ những quy tắc về khoa nói hết. Vậy tiền thân có muốn học cũng không biết học ở đâu. Từ khi ta chịu ảnh hưởng của Pháp, môn học tuy có thay đổi mà tinh thần vẫn vậy. Ta học thêm những môn Số học, Hình học còn khoa ăn nói thì ngay những trường bên Pháp cũng không dạy, huống hồ bên ta? Vẫn hay trong các kỳ thi có bài vấn đáp thật, nhưng thí sinh chỉ cần học thuộc bài để trả mà không cần nghị luận. Tại các trường bên Mỹ Người Mỹ trái lại, có tinh thần thực tiễn hơn, vì đã thấy rõ sự ích lợi của môn ăn nói cho nên trong nhiều trường trung học của họ, mỗi tuần có vài giờ cho học sinh diễn thuyết. Cứ thay phiên nhau mỗi học sinh phải đứng 1ên bênh vực một quan niệm trong khi những bạn khác chỉ trích quan niệm ấy.
  7. Ngoài ra, lại có nhiều lớp dạy cho người lớn nghệ thuật nói trước công chúng, tức là lớp của ông Dale Carnegie tại New York, Philadelphie, Baltimore Ông là tác giả cuốn Public Speaking and Pluencing men in Business (Nói trước công chúng và dẫn dụ họ trong công việc làm ăn) mà chúng tôi đã dùng để tham khảo trong khi soạn tập này. Thời buổi này ta phải học môn nói Chúng ta sinh vào một thời mà khoa nói càng ngày càng quan trọng. Nghệ thuật tuyên truyền không ngớt bành trướng : chớp bóng hồi trước còn câm, nay đã nói, hỏi thăm bạn ta thường dùng điện thoại hơn viết thư, và các nhà bác học đang nghiên cứu cách chế ra những cuốn sách biết "nói" (1), có lẽ chẳng bao lâu nữa loài người chỉ muốn nghe mà không muốn đọc nữa, muốn dùng tai hơn dùng mắt. Vậy lẽ nào ta rẻ rúng một môn học giúp ta để thành công, phụng sự đất nước và nhân loại một cách hiệu quả. Vì muốn thuyết phục người, muốn truyền bá tư tưởng của mình một cách nhanh chóng thì lời nói là lợi khí đắc lực hơn cả. Ai cũng học được môn nói Nói là nghệ thuật có những quy tắc riêng Chắc có bạn nghi ngờ bảo : – Khéo nói là một tài riêng. Trời cho ai, người ấy hưởng. Học sao được? Phải. Nói quả là một thiên tư. Có người ít học mà nói lưu loát, nhiều người học rộng mà nói 1úng túng. Nhưng tài nói cũng như tài vẽ. Có hoa tay mà không luyện, bất quá cũng chỉ nguệch ngoạc nên những tranh con mèo, con chuột bán ở chợ Đồng Xuân những ngày giáp Tết hồi xưa, còn không có hoa tay nhưng chịu khó học tập, cũng trở nên một hoạ sĩ trung bình được. Vì tài năng trước hết là một vấn đề kiên tâm, mà nói 1à một nghệ thuật có quy tắc riêng cũng như họa hoặc nhạc. Các tâm lý gia chia nhân loại ra hai dạng người : 1) Dạng hướng ngoại tính tình vui vẻ, lanh lợi, hoạt bát, ham ngao du, nhưng ít chịu suy nghĩ. 2) Dạng hướng nội thường điềm tĩnh, cả thẹn, lúng túng, thích ở một mình và rất ưa trầm tư. Nếu bạn thuộc dạng trên mà chịu học những quy tắc của môn nói và chịu luyện tập đều đều thì tức như bạn có một con dao thép tốt lại thường mài thêm cho bén. Còn như bạn thuộc hạng dưới, bạn nên nhớ rằng Lincoln Và Daniel Webster bẩm sinh cũng không tài hơn bạn chút nào. Lincoln vị Tổng thống Mỹ trong thời Nam Bắc phân tranh, hồi nhỏ nghèo không được học nhiều, tính tình e lệ, đứng trước phụ nữ thì đỏ mặt tía tai. Vậy mà nhiều bài diễn văn của ông được kể là những áng văn hùng hồn nhất của nước Mỹ, Còn
  8. luật sư Dainel Webster cũng người Mỹ, lần đầu tiên lên diễn đàn, tay chân run cầm cập, gần như không thốt được một 1ời nào, mà rồi nhờ kiên tâm luyện tập, sau thành một trong những diễn giả nổi danh nhất thế kỷ trước. Vì những người hướng nội tuy sợ chỗ đông người, tuy ăn nói vụng về, nhưng lại tràn trề nhiệt huyết, hăng hái, bênh vực tư tưởng, quan niệm của họ. Bởi vậy những lời họ nói từ trong thâm tâm thốt ra, có sức 1ôi cuốn người một cách kỳ dị. Vậy thuộc hạng người nào, bạn cũng có thể trở nên một nhà hùng biện được. Cần nhất phải kiên tâm. Muốn luyện tập, bạn cần học các quy tắc rồi phải kiên tâm áp dụng. Trong cuốn này chúng tôi sẽ chỉ những quy tắc thu thập được trong những sách Mỹ và Pháp. Còn đức kiên tâm, bạn phải luyện lấy. Ngày xưa, tại Ai Cập, giữa nơi thâm sơn cùng cốc, có một người nổi danh là biết được khoa vạn năng. Tại Bagdad, một thư sinh trẻ tuổi nghe tiếng, bèn gói ghém quần áo, lên đường kiếm nhà hiền triết đó để xin nhập môn. Tới nơi thấy chỉ là một người thợ rèn, nhưng chàng cũng xin học. Người thợ rèn bảo : 3) Được. Cầm dây thừng này và kéo bễ đi. Chàng vâng 1ời không nói một tiếng, cũng không hỏi một lời, tin rằng thế nào thầy cũng truyền giáo cho. Năm năm sau, chàng vẫn kéo bễ. Một hôm chàng hỏi : 4) Thưa sư phụ, khi nào sư phụ truyền đạo cho? Sư phụ đáp : 5) Kéo bễ đi! Và chàng lại kéo bễ thêm năm năm nữa. Sau cùng, một buổi sáng, người thợ rèn lại gần chàng bảo: 6) Thôi, ngừng. về nhà đi, con. Con đã học được đạo rộng nhất, cao nhất trong đời rồi đó, con đã thấu được đạo vạn năng tức 1à đức kiên tâm vậy. Xin bạn đừng Vội lo. Tôi không có ý khuyên bạn phải khổ tâm luyện tập trong mười năm như thư sinh đó đâu. Đọc chương sau bạn sẽ thấy chỉ 5, 6 tháng cũng có nhiều kết quả rồi. Sở dĩ kể lại chuyện ấy, tôi chỉ muốn nhắc bạn lời hiền triết từ xưa đã khuyên ta, hễ kiên tâm thì không việc gì là không làm được. Tóm tắt
  9. 1. Thời này môn nói mỗi ngày một quan trọng. Muốn thuyết phục người, muốn truyền bá tư tưởng một cách nhanh chóng, lời nói là lợi khí đắc lực hơn cả. 2. Môn nói trước công chúng là một nghệ thuật có những quy tắc riêng. Biết theo những quy tắc ấy và chịu kiên tâm thì ai cũng thu được kết quả mỹ mãn. Lúc đó bạn sẽ dễ thành công trong sự làm ăn và phụng sự đất nước một cách hiệu nghiệm hơn. Chương 2: Thắng tính nhút nhát Sự hồi hộp trước khi nói là biểu hiện của tài hùng biện. M. LAPY Ai cũng có tính nhút nhát, sợ sệt khi đứng nói trước công chúng Trước đây để tránh cho những học sinh năm cuối thi ra trường khỏi lúng túng khi vào kỳ thi vấn đáp, tôi thường tập nói cho họ. Tôi ra một đầu đề, cho họ suy nghĩ trong một tuần rồi tới lớp đứng trước bảng đen, bênh vực quan niệm của họ trong năm phút. Có nhiều trò thú nhận với tôi rằng : ở nhà họ nói thử một mình mạch lạc, rõ ràng, lời lẽ trôi chảy mà hễ 1ên tới bảng là chân muốn run lên, lưỡi muốn lúi lại, tim đập thình thình, bao nhiêu ý quên hết, đang ở đoạn đầu nhảy tới đoạn cuối rồi lại trở về đoạn giữa, thành thử bài diễn tới năm trang thì họ nói không được ba trang rồi vội vàng về chỗ. Khi ngồi xuống, họ thấy chân mỏi rời như đã đi bộ hàng chục cây số, miệng thì khô như sau một cơn làm cữ. Họ không ngờ sự sợ sệt có ảnh hưởng lớn tới trí não và thể chất họ như vậy. Tôi bảo họ: – Không phải chỉ riêng các trò mới có cảm tưởng đó đâu. Hầu hết các diễn giả lần đầu tiên nói trước công chúng đều sợ sệt đó mà người Pháp gọi là "trac". Cả những nhà hùng biện nhất của Âu Mỹ cũng vậy. Các trò nói được non ba trang giấy còn là khá đấy. Dale Carnegie kể lại chuyện sau này : Một vị bác sĩ nọ thường khuyến khích môn dã cầu (Baseball), một hôm được đội cầu thủ mà ông ủng hộ mới lại dự tiệc. Cuối tiệc vài người yêu cầu ông nói về sức khoẻ của các người chơi môn dã cầu. Còn ai biết rõ hơn ông về vấn đề ấy nữa vì ông là một y sĩ rất ham thể thao. Vậy mà nghe lời ấy ông chết trân, không thốt được lấy một tiếng, chỉ lắc đầu lia lịa. Người trong tiệc tưởng ông quá nhũn nhặn lại càng vỗ tay khuyến khích : 7) Xin bác sĩ đứng dậy nói. Rồi các bạn có biết ông làm sao không? Ông đứng dậy. Người ta càng vỗ tay, chăm chú nhìn, lắng tai nghe. Nhưng ông quay lưng, cúi đầu đi ra, không nói lấy được một tiếng, làm ai nấy vô cùng ngạc nhiên. Còn đại tướng Grant, một anh hùng của nước Mỹ hồi Nam Bắc phân tranh, mới thắng được quân đội phương Nam trong một trận quyết liệt, được tổng thống Lincoln mời về Bạch Ốc để thưởng công và giao cho trọng trách chỉ huy hết cả quân đội phương Bắc.
  10. Ông phải đọc được một đáp từ mà ông đã viết sẵn trên giấy để tạ ơn Tổng thống và quân đội. Nhưng khi đứng dậy, chân tay ông run tới nỗi mới đọc được một nửa, ông đánh rớt tờ giấy xuống sàn. Ông luýnh quýnh vội cúi xuống, hai tay chụp miếng giấy rồi đỏ mặt tía tai, không xin lỗi thính giả gì hết, ông đọc lại từ đầu mới tai hại chứ! Mà bài đáp từ đó có dài gì cho cam. Chỉ vẻn vẹn có tám hàng chữ. Jean Jaures nhà chính trị xã hội hùng biện nhất của nước Pháp hồi đầu thế kỷ này, ngồi câm như hến trong Hạ nghị viện suốt một năm trời mới thu thập đủ can đảm để đứng dậy nói. Và còn vô số danh nhân khác nữa cũng nhút nhát, sợ sệt như vậy, kể cho hết cũng vài trăm trang giấy. Nguyên do tính nhút nhát khi nói trước công chúng Theo tôi có ba nguyên nhân chính : Thiếu tự tin  Thiếu hăng hái Quá trọng dư luận Thiếu tự tin Đa số con người hay thiếu tự tin. Alfred Adler, môn đệ của Preud cho rằng sở dĩ chúng ta có tâm trạng ấy vì khi mới sinh ra, chúng ta trần truồng như nhộng, yếu đuối, không làm được việc gì cả và do đó sinh ra tự ti mặc cảm. Ông Gordon Byron trong cuốn "Give yourselt a chance" (1) [1] đã chỉ những cách luyện lòng tự tin. Đây tôi không muốn nhắc lại, chỉ xin xét trị tính nhút nhát khi nói trước công chúng thôi. Ta sợ sệt vì ta không tin sẽ thành công, mà ta không tin thành công vì ta : 8) Không tin tài ta 9) Chưa bao giờ dạn dĩ nói trước đám đông, hoặc có mà không được cổ vũ. 10) Không soạn kỹ bài văn a) Làm sao tin ở tài của ta được? Có lần Gordon Byron nhận thấy một ông có nhiều điệu bộ của một diễn giả và một giọng rất tốt. Vậy chỉ còn kiếm tài liệu cho bài diễn văn, mà công việc này không khác chi công việc ông bạn đó làm hàng ngày ở hãng. Ông bèn khuyên bạn luyện những tài năng có sẵn ấy. Ông bạn nghe lời và chẳng bao 1âu
  11. thành một diễn giả có tài. Phần đông chúng ta đều như ông bạn của Gordon Byron. Chúng ta có những tài năng mà ta không ngờ hoặc không triệt để dùng tới. Theo lời nhà tâm lý trứ danh William Iames, chúng ta chỉ dùng khoảng 1 phần 10 những khả năng của chúng ta thôi. Điều ấy rất đúng. Muốn diễn thuyết ta cần : 11) Kiếm và xếp ý 12) Diễn những ý đó bằng lời lẽ sáng sủa 13) Có một giọng rõ rãng, trong trẻo hoặc vang và ấm 14) Có những điệu bộ nhã nhặn và hợp với tình cảm của ta. Hai điểm trên ta đã được học ở trường, còn hai điểm dưới, ai cũng luyện được nếu không có sẵn. Chắc các bạn đều nhớ chuyện Demosthene, hồi nhỏ ngọng nghịu, vụng về, nhưng nhờ có nghị 1ực, ngày ngày ra bãi biển ngậm sỏi tập diễn thuyết trong tiếng sóng ầm ầm. Sau ông trở nên một nhà hùng biện bậc nhất của nhân loại, trong 15 năm trường dùng ba tấc lưỡi mà chống với Philippe de Macedoine, kẻ thù của dân tộc ông. Bạn thứ nhận xét xem có đến nỗi vụng về như Demosthene hồi nhỏ không? Tôi chắc trong mười bạn có tới chín bạn không đến nỗi vậy. Vậy bạn chỉ cần kiên tâm và có nghị lực bạn sẽ thành công. Nếu thiếu nghị 1ực, xin đọc cuốn "Give yourselt a chance" của Gordon Byrong còn nếu bạn không có ý chí thì thật là vô kế khả thi. Chính bạn phải muốn thành công, muốn một cách mãnh liệt mới được. Tôi chỉ có thể chỉ bạn những quy tắc áp dụng thôi, còn thiện chí bạn phải tự gây 1ấy. Nếu bạn nghi ngờ hoặc không biết rõ những khả năng của bạn thì có cách nhờ người thân xét bạn. Nhưng tôi xin dặn trước, phải tránh xa những kẻ hoài nghi, những kẻ không có lý tưởng như tránh xa bệnh truyền nhiễm vậy. Bất kỳ cái gì họ cũng mạt sát, họ không có một tin tưởng gì hết. Giao du với họ, nghị lực của bạn sẽ tiêu trầm lần rồi bạn sẽ sinh ra chán đời. Họ là những thùng nước lạnh xối vào lòng nhiệt thành của bạn đó. Chính tôi đã là nạn nhân của họ trong một năm trời, cho nên tôi sợ họ vô cùng. Suốt năm ấy, tôi sống cũng như chết, tâm hồn không khác chi một bãi tha ma phủ dưới tuyết vậy. Bạn nên gần những người thành công nhiều lần và có đức tự tin, nghĩa là biết lạc quan một cách vừa phải. Nhờ họ xét sở đoản cùng sở trường của bạn, rồi tuỳ đó mà luyện tài ngôn luận. Bạn thiếu đức tự tin cũng do thiếu kinh nghiệm nữa. Mấy năm trước, tôi tập lội trong cái hồ, nước chỉ tới ngực. Sau vài ngày, tôi lội xa được 12 thước. Một hôm, tôi muốn bơi qua một cái hào rộng chừng 6 thước. Tôi nghĩ : "Mình đã lội xa chừng 12 thước, có 1ẽ nào lại không qua được cái hào 6 thước? "Rồi tôi hăng
  12. hái thử. Nhưng khi đặt chân lên bờ hào, thấy tim đập thình thình. Tôi muốn rút lui. Lúc đó có mấy đứa trẻ chung quanh, nếu lùi thì mắc cỡ với chúng. Tôi đành nằm xuống nước, vươn mình ra, chân tay đập đập. Mới cào được vài cái đã hết hơi và sặc sụa. Cũng may vừa tới bờ bên kia, nếu không chắc phải uống khá nhiều nước rồi. Nghỉ một chút, tôi nghĩ: "Đã qua được một lần rồi, lần sau chắc phải dễ" và tôi bình tĩnh lội trở về bờ bên kia một cách dễ dàng. Vậy tôi đã sợ sệt vì thiếu kinh nghiệm. Và muốn không hồi hộp khi lên diễn đàn, bạn phải thường tập nói trước người lạ để cho có kinh nghiệm đã. Nhưng trước khi tập chạy thì phải tập đi, nghĩa là phải nói trong ít phút thôi. Tập nói cũng như tập lội; mới đầu lội xa được 3 thước, rồi mới tới 7 thước, sau cùng mới qua rạch, qua sông. Charlie Chaplin mà bạn thường được thấy vẻ ngây ngô tức cười trên màn bạc, hồi đã nổi danh thế giới, còn quyết chí tập nói. Ông và một người bạn là Douglas Pairbanks đặt ra trò chơi sau này : Mỗi khi gặp nhau, một người chỉ bất kỳ một vật gì ở chung quanh, hoặc đưa ra bất kỳ một vấn đề nào, bảo người kia phải ứng khẩu nói liền về vật hoặc vấn đề ấy trong một phút mà không được ngừng. Họ thấy trò ấy rất hứng thú và luyện cho họ suy nghĩ mau lẹ, nói năng dễ dàng. Bạn nên theo gương họ. Nếu bạn quá nhút nhát, hãy tập nói một mình đã, khi nào quen rồi hãy tập trước người 1ạ. Mới đầu hãy nói về những vấn đề thông thường rồi từ từ sẽ nói về những trừu tượng, như phép tu thân, đức chuyên cần, nghị lực, điều độ, vân vân Biết tự hỏi sáu câu này : – Tại sao? Ai đó? Ở đâu? Cách nào? Chi đó? Khi nào? Thì bất kỳ vấn đề gì bạn cũng có thể ứng khấu nói trong 60 giây một cách dễ dàng được. Chỉ vài lần thành công là bạn sẽ thấy hăng hái, lòng tự tin của bạn sẽ tăng lên rất nhiều và bạn sẽ đi từ thành công này tới thành công khác. Vì "không có thành công bằng sự thành công" (1) [2] cũng như nước luôn chảy về chỗ trũng vậy. Khi bạn đã quen trò chơi đó rồi, bạn tập nói trong năm phút trước một nhóm 3, 4 người bạn. Tôi nhắc lại, bạn phải tránh xa những kẻ hoài nghi, quen mỉa mai, khích bác. Hễ đã làm cho 3, 4 người chú ý nghe, bạn rất có thể làm cho 13, 14 người vui tai được. Vấn đề nào dễ, bạn tập ứng khẩu nói liền, những vấn đề khó hơn thì nên suy nghĩ trước 15 phút hoặc nửa giờ. Nhưng bạn nên đứng, hoặc đi đi lại lại mà diễn ý, đừng bao giờ ngồi, trước để quen suy nghĩ trong khi đứng, sau là giúp ý kiến được tập trung dễ dàng hơn. Trong một chương sau, tôi sẽ trở lại vấn đề này. Có một cách nữa là bạn nên dạy học. Đem những kinh nghiệm, hiểu biết, hoài bão của ta truyền lại cho những người thân nhất của ta là con, em ta, còn gì vui bằng? Tôi tưởng dù bận đến đâu những phụ huynh cũng có thể dạy con em học được. Không dạy thì tức là không hết lòng yêu chúng. Nếu lại có được vài đầu xanh thông minh để ta dẫn dắt, đào
  13. luyện thì dầu đến bậc thánh nhân như Mạnh tử cũng phải cho là một trong những nguồn vui nhất ở đời. Chẳng những vui mà còn lợi ích cho ta vô cùng nữa vì dạy học tập cho ta suy nghĩ một cách sáng suốt, diễn ý một cách rõ ràng, lại giúp ta biết tâm lý của trẻ. Dạy học đi các bạn! Nhất 1à những bạn nào còn đang học, trong vụ hè nên dạy vài chục trẻ em. Đó là một cơ hội để các bạn tập khoa ngôn ngữ. c) Sau cùng, hễ bạn không soạn kỹ bài diễn văn thì không sao có thể tự tin khi bước lên diễn đàn được. Diễn thuyết tức là chứng minh, chỉ bảo cho thính giả một điều gì, tức là thuyết phục họ, dẫn dắt họ tới mục đích. Có ai không biết rõ đường đi mà dám làm hướng đạo không? Và đã không biết rõ phương hướng thì làm sao không lúng túng, luống cuống sợ sệt được? Vậy bạn phải suy nghĩ rất lâu về vấn đề bạn muốn nói. Nếu mai bạn lên diễn đàn, đừng đợi tôi nay mới mở vài cuốn sách, thu thập vài tài liệu, chép vội trên giấy, rồi hy vọng cầm mảnh giấy ấy mà thuyết phục người. Chỉ những diễn giả đại tài, rất nhiều kinh nghiệm mới dám ứng khẩu như vậy. Nhưng chính họ lại không bao giờ cẩu thả tới bậc đó hết. Nếu họ muốn nói khoảng một trang giấy thì họ phải thu thập tài liệu đủ để nói được ít nhất là năm trang. Webster nói : 15) Thà bắt tôi lõa lồ ra mắt công chúng còn hơn bắt lên diễn đàu khi chưa soạn kỹ bài diễn văn. Lloyd Geogre cũng nhận : 16) Chỉ có thể chế ngự được nghệ thuật diễn thuyết khi ta đã hoàn toàn thông hiểu vấn đề mà ta diễn giải. Nhưng thế nào là soạn kỹ? Trong phần thứ nhì tôi sẽ chỉ bạn cách soạn một bài diễn văn ra sao. Ở đây tôi chỉ kể thí dụ để bạn hiểu công phu khi làm việc đó thôi. Muốn ăn miếng thịt bò, ta phải cắt, rửa, nấu nướng nó, rồi răng nhai, nước miếng thấm, bao tử nhồi bóp, gan mật tiết ra những chất để tiêu hoá nó, rồi nó mới nhập huyết quản của ta để đi khắp thân thể, nuôi các tế bào. Phải bấy nhiêu công phu, miếng thịt bò mới nuôi cơ thể ta được. Một vị giáo sư trường đại học khuyên học sinh viên ban văn chương câu này : - Các anh đừng hy vọng kiếm được ý kiến nào mới hết. Vì bao nhiêu điều các ảnh hưởng
  14. là mới thì cố nhân đã nói từ lâu rồi. Lời khuyên ấy không phải là bi quan về khả năng sáng tạo của bạn mà khuyên bạn nên suy nghĩ, sắp xếp những ý kiến đã có trước đã và ngay việc bạn sắp xếp được một cách minh bạch những điều đã có cũng là công việc sáng tạo rồi. Vậy ta phải mượn ý của người và tiêu hoá nó như ta tiêu hoá miếng thịt bò vậy. Ta phải suy nghĩ hoài về nó, phân tích, cân nhắc, nhào, trộn, nhồi bóp nó, xét đủ phương diện của nó; từ sáng sớm cho tới tối, không lúc nào rời nó, cả trong bữa cơm, trong lúc tắm, trong khi đi đường, trong khi tiêu khiển, trong lúc nào rời nó, cả trong bữa cơm, trong lúc tắm, trong khi đi đường, trong khi tiêu khiển, trong lúc đợi xe và có lẽ cả trong giấc ngủ nữa. Ta phải ấp ủ nó cho nó thấm được cái sinh khí của ta, lấy được cái hơi nóng trong lòng ta, và chỉ khi nào ta quên hẳn rằng ta đã mượn nó của người thì diễn nó ra, ta mới không thấy lúng túng, sợ sệt, và mới thuyết phục được người. Muốn thuyết phục người, bạn cũng phải soạn diễn văn của bạn như vậy. Và khi đó bạn sẽ tin chắc ở sự thành công. Có bạn nói : 17) Thì giờ đâu mà công phu như vậy được? Phải! Ở thời buổi này, chúng ta có nhiều công việc quá, chúng ta phải đọc báo mỗi số tới bốn trang đặc, chúng ta phải nghe truyền thanh mỗi ngăy vài ba giờ, rồi lại phải tiếp khách, phải đi coi hát Nhưng nếu phải ba năm mới soạn được một bài kỹ như vậy, bạn cũng đủ nổi danh rồi. Tác giả bài "Hàng mẫu kim cương" mà bạn sẽ thấy ở phần phụ 1ục, được thế giới biết tên chỉ nhờ mỗi một bài ấy thôi. Nuôi lòng hăng hái Nguyên nhân thứ nhì của sự nhút nhát là thiếu hăng hái. Ông Maurice Hougardy viết trong cuốn La Parole en Public : Tài hùng biện là ngọn lửa ở trong lòng ta, là tiếng vang của một tâm hồn quyết tín và ham mê. Hễ đam mê tất hăng hái mà hễ đã hăng hái thì chẳng những không sợ sệt còn hùng hồn nữa. Vậy muốn hăng hái, nghĩa là muốn cho khỏi hồi hộp, nhút nhát khi lên diễn đàn, ta phải yêu vấn đề của ta, yêu nó như yêu mộ tình nhân, không lúc nào quên, cả trong giấc ngủ nữa. Mà muốn yêu vấn đề, ta phải có một lý tưởng để bênh vực, một hoài bão để nâng niu và nhiều bất mãn để phản kháng. Hàn Dũ, Văn Sĩ đời nhà Hán nói : "Vật bất đắc kỳ bình tắc minh" (Vật ở đời hễ bình thì có tiếng kêu).
  15. Một em nhỏ mới bập bẹ, đương say mê với chiếc xe hơi nhỏ xíu, nếu bạn lại giật đồ chơi trong tay nó, nó sẽ la, khóc giãy giụa, lon ton chạy đi tìm mẹ, cố kiếm những tiếng để phát biểu sự bất bình của nó, kiếm không được thì bực tức, vùng vẫy, ra hiệu cho má nó hiểu, nó bênh vực quyền lợi của nó hăng hái làm sao, hùng hồn làm sao. Ấy là nó chỉ nói được vài chục tiếng chứ không biết hàng vạn tiếng như bạn. Bạn thình lình đấm vào lưng một người câm, sẽ thấy người đó phản ứng ra sao và tuy chỉ ú ớ được vài tiếng nhưng nét mặt, điệu bộ y hùng hồn tới bậc nào! Bạn cũng vậy, khi xúc động rất mạnh, bạn sẽ hăng hái, hùng hồn và lòng hăng hái ấy truyền ngay qua thính giả vì không gì dễ lây bằng nó. Và khi đó bạn sẽ quên hết cả mọi người, quên hết cả mọi người, quên cả bạn nữa, súng đại bác có nổ bên tai, bạn cũng không thấy, bạn chỉ còn nhớ tới quan niệm đang bênh vực thôi. Lúc ấy, sao còn sợ sệt, rụt rè được nữa? Nói cốt để thuyết phục người. Nếu ta không vững lòng tin và ham mê quan niệm của ta được. Nói là để truyền nhập vào tâm hồn người khác, mà muốn vậy thì dùng trí không được, phải dùng tim. Muốn cho một người đàn bà yêu bạn, bạn có lý luận như Bùi Kiệm khi chàng dụ dỗ Nguyệt Nga trong truyện Lục Vân Tiên không? Hay bạn dùng lời lẽ cảm động để tỏ lòng nhiệt thành, sầu khổ của bạn, như Lương Sinh khi năn nỉ Giao Tiên trong truyện Hoa Tiên? Đối với thính giả cũng vậy. Là vì óc của ta như mặt trăng, sáng nhưng lạnh. Tim ta mới là mặt trời rực rỡ, ấm áp, làm cho vạn vật sinh hoá được. Vậy ta phải luôn luôn nhiệt thành, đừng bao giờ để lửa lòng tắt đi, phải giữ nó như tổ tiên ta hồi ăn lông ở lỗ thay phiên nhau canh lửa trong hang, phải giữ nó như giữ ngọn lửa thiêng liêng trên bàn thờ tổ quốc vậy. Không có nó, không bao giờ ta hùng hồn được hết, không có nó thì văn minh của nhân loại cũng không có. Chính nó định cái chân giá trị của ta! Có nó, dù bĩ cực, trầm luân, ta cũng còn hy vọng ngóc đầu lên mà phấn đấu. Có nó, chẳng những bạn hết sợ sệt khi lên diễn đàn mà còn hùng hồn hấp dẫn nữa. Muốn vậy bạn phải tập thưởng thức cái Thiện, cái Mỹ, Và cái Chân, đọc tiểu sử các danh nhân, ngâm những vần thơ tuyệt tác, ngắm những cảnh đẹp của hoá công và yêu những chủ nghĩa cao cả. Và tôi xin nhắc lại một 1ần nữa, đừng bao giờ gần những kẻ hoài nghi, yếm thế. Đừng quá trọng dư luận Nếu đã luyện được tự tin, đã có lòng hăng hái lại soạn kỹ diễn văn rồi bạn còn nhút nhát, rụt rè nữa thì nguyên nhân chỉ bởi bạn chú trọng tới dư luận quá. Khi bạn đứng trên diễn đàn, ngàn cặp mắt đổ dồn vào bạn, người ta ngắm nghía từng cử chỉ, từng nét mặt của bạn, nhưng nên nhớ điều này, là hầu hết thính giả tới để chăm chú nghe bạn chứ không phải để chỉ trích, trừ khi bạn diễn thuyết về chính trị. Vậy phần đông người nghe sẵn có thiện cảm với bạn. Nếu bạn nói được vài câu có ý nghĩa, khéo dùng một vài tiếng và nếu giọng rõ ràng thì thiện cảm đó tăng lên ngay. Lúc ấy người ta chỉ
  16. lắng tai nghe để hiểu những ý bạn đang diễn thôi, dù bạn có vụng về một vài chổ cũng ít ai nhận thấy hoặc quan tâm tới. Mà dù có vài người chê bạn đi nữa thì đã làm sao chưa? Tại sao lại quá trọng dư luận như vậy? Ta hiểu rõ phẩm giá của ta mà! Ta bất mãn về ta thì mới đáng buồn còn người khác bất mãn về ta thì còn phải xét lời chê của họ có đúng hay không đã chứ? Vì ai làm vừa lòng mọi người được? Khổng Tử kia còn có kẻ thoá mạ, muốn phá miếu thờ Ngài ở Sơn Đông. Thích Ca kia còn có kẻ oán giận, muốn liệng tàn cốt của Ngài xuống sông nữa huống hồ chúng ta? Trong số trăm người nghe, có được năm, mười người khen và hiểu bạn là đủ rồi. Vả lại, bước lên diễn đàn là để bày tỏ hoài bão của ta, bênh vực chí hướng của ta; làm tròn phận sự đó rồi, chẳng đủ cho ta mãn nguyện sao? Người chê ta mà có lý, ta cám ơn họ và sửa mình. Nếu họ chê chỉ để chê, chê ta mà chính họ chẳng bao giờ làm được việc gì cả thì lời của họ có giá trị gì đâu mà bạn phải rụt rè? Tóm tắt Muốn trị tính nhút nhát bạn phải : 1. Tự xét hoặc nhờ bạn thân xét những khả năng thầm kín của bạn 2. Giao du với những người tin bạn và tin ở sự thành công, tránh những kẻ hoài nghi, yếm thế. 3. Tập nói : a. Mới đầu tập ứng khẩu nói về một vật, hoặc một quan niệm nào đó trong một phút. b. Rồi tập đứng nói trước một số bạn thân trong năm phút. [1] Tức là cuốn “ Bảy bước tới thành công”. [2] Nghĩa là thành công một vài lần rồi thì lần sau dễ thành công lắm Phần thứ hai: Cách soạn một bài diễn văn Trong phần này chúng ta sẽ xét cách : Kiếm ý
  17. Sắp đặt các ý Soạn 3 đoạn chính (đoạn mở, đoạn giữa và đoạn kết) trong bài diễn văn Nhưng điều quan trọng nhất là phải soạn miệng, cho nên chúng tôi dành một chương riêng cho công việc ấy. Chương 1: Kiếm và sắp ý Cái gì cũng tuỳ thuộc vào dàn bài hết GOETHE Tôi lấy một mảnh giấy trắng và viết lên trang đầu: Dàn bài LABICHE Lựa vấn đề bạn yêu nhất Hồi còn đi học, thầy giáo ra đầu đề nào, ta phải bắt buộc diễn tả đề ấy. Ra đời, khi muốn diễn thuyết, thường thường ta có quyền lựa chọn đầu đề. Nhưng lựa cách nào? Chương trên tôi đã nói muốn thuyết phục người, ta phải hăng hái, nghĩa là phải yêu vấn đề ta bàn. Vậy trước nhiều vấn đề, bạn nên lựa vấn đề bạn yêu nhất, ấp ủ từ lâu, dù nó có khô khan hoặc khó diễn cũng không sao. Nó khô khan, nhiệt tâm của bạn sẽ giúp nó có sinh khí, và một khi bạn hăng hái muốn bênh vực quan niệm của bạn thì sẽ tự nhiên hiện ra trong óc, lời sẽ được thốt ra miệng bạn, Sợ chi khó diễn tả nữa. Phần đông chúng ta đều như ông bạn của Gordon Byron. Chúng ta có những tài năng mà ta không ngờ hoặc không triệt để dùng tới. Theo lời nhà tâm lý trứ danh William James, chúng ta mới chỉ dùng khoảng 1 phần 10 những khả năng của chúng ta thôi. Điều ấy rất đúng. Có tác giả khuyên lựa vấn đề ta biết rõ nhất. Nhưng có khi vấn đề ta biết rõ nhất lại là vấn đề ta không muốn bàn tới. Tôi quen một ông bạn đốc công trên 10 năm biết tường tận nghề xây cầu cống nhưng lại thăm anh ấy, hỏi về những kinh nghiệm của anh trong khi đóng cừ, xây móng thì anh đáp qua loa rồi kéo câu chuyện về thơ. Anh không phải là thi sĩ, chỉ thuộc được ít chục bài thơ nhưng bình phẩm những bài ấy hăng hái làm sao! Có lần tôi nghe mà mê, nhưng khi ra về, xét lại, nhận thấy những lời phê bình của anh phần nào thiên vị. Đã đành điều nào không biết rõ chớ nên nói ra nhưng điều kiện cốt yếu là phải yêu vấn đề đã, rồi lại nghiên cứu kỹ càng, như vậy mới thành công được. Đừng quên tính cách nhất trí của vấn đề
  18. Khi đã lựa được vấn đề rồi, xin bạn đừng quên tính cách nhất trí của nó. Chúng ta nói là để chứng minh một điều hoặc gây một cảm tưởng trong tâm hồn người nghe, nghĩa là ta phải có một mục đích rõ rệt. Ta không thể đồng thời đi tới hai cái đích được. Ta có thể vượt một đích này rồi mới tới một đích khác như vậy cái đích cuối cùng thiệt là cái đích chính. Trong bài diễn văn cũng vậy; ta có thể diễn ý này rồi tới ý khác, nhưng tựu trung vẫn có một ý chính. Đừng bao giờ quên ý ấy. Sắp sao cho hết thảy những ý khác đều đưa tới ý ấy, tức là giữ tính cách nhất trí cho đầu đề. Penelon trong bức thơ gởi cho Hàn Lâm Viện nói : 18) Tất cả bài luận văn chỉ là một Quy tắc đó phải được coi là một định luật. Bạn đã đọc Hoa Tiên, chắc nhận thấy chuyện ấy tuy là một áng văn bất hủ của ta, nhưng kém truyện Kiều về cả nội dung nữa. Bảo Hoa Tiên là một chuyện tình thì sai, vì phần tả Lương Sinh gặp Dương Giao Tiên và hai người thề bồi với nhau chỉ chiếm non nửa cuốn (tới 814 câu) (1) còn phần sau (2024 câu) có tính cách luân lý. Bảo là một chuyện luân lý cũng không được, vì phần tả tình nghĩa giữa hai người dài quá, như muốn gồm hai chuyện làm một, một tiểu thuyết tả tình rất chi ly và một tiểu thuyết luân lý để răn đời. Có lẽ Nguyễn Huy Tự thấy rõ chỗ không nhất trí đó, nên cuốn truyện khuyên ta : Gác bên tình tứ, giữ bề hiếu trinh Rồi sau lại dặn thêm lần nữa: Kể rồi dặn lại hai đường thế hay Nghĩa là tinh sinh cũng nhận thấy phần tả tình quá dài, sợ độc giả chỉ ham mê phần ấy mà quên hẳn phần sau, hoặc tưởng nhầm rằng tác giả chỉ có ý tả tình thôi. Như vậy sao bằng tóm tắt bớt phần trên lại, cho còn độ vài trăm câu thì chuyện được nhất trí hơn và trong đoạn kết khỏi phải dặn dò độc giả nữa không? Làm một dàn bài giản lược Đã vạch rõ đích rồi, ta phải định hướng để đi tới, nghĩa là phải làm một dàn bài giản lược. Muốn cất ngôi nhà, trước hết bạn phải vẽ bản thiết kế đã, phải không? Không vẽ trên giấy thì ít nhất cũng phải vẽ trong óc : nhà rộng bao nhiêu, dài bao nhiêu, hướng về phương nào, có mấy phòng, phòng nào ở đâu Soạn một bài diễn văn cũng vậy. Nếu không định trước những đại cương, ta sẽ hoang mang không biết phải nói những gì và cũng sẽ hoang mang không biết phải nói những gì và cũng không biết nên kiếm những ý phụ nào nữa. Vài lỗi phải tránh trong khi dàn bài
  19. Bạn phải tránh những lỗi thông thường sau này : a) Điêp ý vì vụng sắp đặt Ví dụ bạn muốn kể những hoạt động của một nhà văn ở Nam Định và một nhà chính trị ở Hà Nội trước nạn đói 1945 ở Miền Bắc mà bạn sắp đặt như sau : I. Giới thiệu hai người II. Kể chuyện 1 - Nạn đói ở Nam Định 2- Hoạt động của nhà văn 3- Nạn đói ở Hà Nội 4- Hoạt động của nhà chính trị III. So sánh hoạt động của hai người Đoạn 1 và 3 sẽ giống nhau (điệp ý). Bạn có thể bỏ đoạn 3 đi mà trong đoạn 1 tả chung cảnh đói ở Miền Bắc trong bối cảnh lịch sử 1945 b) Thiếu cân đối Phần quan trọng ngắn quá, phần không quan trọng lại dài quá, thành thử độc giả có cảm tưởng đứng trước một bức hoạ vẽ một người đầu lớn hơn bụng, hoặc lưng ngắn độ 2 gang tay mà chân dài tới 2 thước. Ví dụ trong chuyện Thuý Kiều nếu Nguyễn Du tả Thúy Vân trong 20 câu. Thuý Kiều trong 4 câu thì như vậy là thiếu sự cân xứng. Trong đầu đề trên, nếu bạn tả nạn đói tới 6, 7 trang mà tả hoạt động của hai người chỉ trong 1, 2 trang cũng thiếu sự cân xứng nữa. c) Ý tưởng liên lạc tự nhiên với nhau. Nếu so sánh Nguyễn Du và Đồ Chiểu chẳng hạn, bạn theo thứ tự sau này 1- Thời đại 2- Gia thế 3- Văn chương
  20. 4- Tính tình thì ý tứ không được liên lạc tự nhiên với nhau, vì thời đại và gia thế ảnh hưởng tới tính tình, rồi tính tình lại ảnh hưởng đến văn chương. Vậy phải để tính tình lên số 3 và văn chương xuống số 4 Vài lối dàn bài Có rất nhiều cách sắp ý lắm. Nếu vạch lại đời một danh nhân, ta nên theo thứ tự thời gian : 1- Hồi nhỏ (gia thế, ảnh hưởng của người thân, học ở đâu, chuyên về môn gì?. . . ) 2- Lúc lớn lên (những thành công và thất bại, chí hướng có thay đổi không?. . . ) 3- Xét công trạng của danh nhân ấy đối với xã hội Nếu chỉ xét một quãng đời thôi, ta có thể : 1 - Kể qua quãng đời trước và kiếm nguyên nhân những sự thay đổi trong chí hướng của danh nhân. 2- Kể rõ quãng đời ta muốn bàn : ảnh hướng của cảnh ngộ, tính tình, hoạt động. 3- Quãng đó ảnh hướng tới quãng sau ra sao? Muốn phê bình một công nghiệp của ai, dàn bài như sau này là được : 1- Xét chung những công nghiệp của người ấy 2- Xét riêng công nghiệp ta muốn phê bình : khó khăn ra sao, đặc biệt chỗ nào 3- Chỉ rõ công nghiệp ấy có địa vị gì trong công nghiệp chung và ảnh hưởng gì tới hành động của danh nhân và đời sống của xã hội Tuỳ đầu đề, ta cũng có thể dàn bài như sau : 1- Mục đích 2- Hành động 3- Kết quả Hoặc : 1- Kể rõ sự kiện
  21. 2- Lấy ra một bài học thực tiễn Hoặc : 1- Vạch một điều xấu 2- Nó xấu vì những lẽ gì? 3- Phải sửa đổi ra sao? Nghiên cứu cách bố cục của các đoạn văn danh tiếng Không thể nào kể hết các lối sắp ý được vì nó thay đổi tuỳ theo đầu đề. Muốn tập cách dàn bài, bạn nên nghiên cứu những đoạn văn có danh tiếng, tìm những ý chính trong đoạn rồi lặp lại bố cục của tác giả, sau cùng phê bình. Ví dụ : lấy đoạn tả Thúy Vân và Thúy Kiều của Nguyễn Du. Đầu lòng hai ả tố nga 15 Thuý Kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười Vân xem trang trọng khác vời 20 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang. Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm 30 Cung thương, lầu bực ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân. Phong lưu rất mực hồng quần 35 Xuân xanh sắp sỉ tới tuần cặp kê Êm đềm tướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai Ta thấy 4 câu đầu (15-18) là đoạn mở, tả chung 2 người, 4 câu sau (19- 22) tả Thúy Kiều. Trong đoạn tả Thúy Kiều, ta lại có thể phân biệt 4 đoạn nhỏ : 2 câu 23- 24 là đoạn chuyển so sánh Thúy Kiều với Thúy Vân; 4 câu 25-28 tả sắc Thuý Kiều; 6 câu 29 - 34 tả tài của
  22. nàng và 4 câu cuối tả tính tình của nàng. Vậy bố cục của Nguyễn Du như sau này : 1- Đoạn mở : tả chung 2 người 4 câu 2- Đoạn tả Thuý Vân 4 câu 3- Đoạn tả Thuý Kiều a) Chuyển 2 câu b) Tả sắc 4 câu c) Tả tài 6 câu d) Tả tính tình 4 câu Tổng cộng 24 câu Mạch lạc thật rõ ràng, ý tứ 1iên tiếp rất tự nhiên làm bài văn lại rất cân xứng nữa. Các bạn thử phân tích đoạn Thuý Kiều xin Kim Trọng đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ (câu 3091 - 3112) xem ý tứ có 1iền lạc với nhau không. Trong đoạn ấy Nguyễn Du đã cho nàng Kiều một tài ăn nói rất mực. Khi tìm ý phụ nên thong thả đợi tiềm thức phụ lực với ta Đã định xong nòng cốt cho bài rồi, ta phải kiếm thêm ý phụ Chỉ khi nào đã nòng cốt rồi mới nên kiếm ý phụ, vì nếu kiếm trước ta sẽ hoang mang, cũng như chưa định hướng mà đã tìm lối đi vậy. Về cách kiếm ý cũng không có phương pháp nào nhất định hết, kiếm dễ hay không là tùy óc tưởng tượng, cùng kinh nghiệm và học thức của mỗi người. Nhưng có một định luật không bao giờ sai là nếu không chịu tốn công thì không bao giờ có kết quả. Có khi nào chỉ đào 5, 6 thước cũng gặp mạch nước thật đấy, nhưng thường phải đào cả chục, cả trăm thước, mà càng sâu dòng nước càng trong, mạch càng lâu cạn. Tuy vậy, không nên hăm hở ngồi vào bàn, bóp trán suy nghĩ suốt ngày để kiếm ý. Cứ thong thả miễn đừng quên bẵng công việc là được. Trong khi ăn, trong khi trò chuyện vui chơi, thỉnh thoảng nghĩ tới một chút rồi lại nghỉ ngơi để cho đầu đề tự nó chín mùi. Tại sao lại như vậy? Là vì tiềm thức của ta lạ lùng lắm. Nó làm việc mà ta không hay, và làm việc cả khi ta ngủ nữa.
  23. Chắc bạn đã nghiệm thấy nhiều lần, bỏ cả buổi tối học bài mà không thuộc, bạn bực mình gấp sách đi ngủ; sáng hôm sau, tỉnh dậy, nghĩ tới bài học, trả thử, thấy nhớ được nhiều, bèn ngồi nhỏm dậy mở sách ra coi lại một hai lượt thì bài đã thuộc trơn tru rồi. Như vậy là nhờ trong khi ta đang say mê giấc điệp, tiềm thức học bài giùm ta. Lại có những lần ta vò đầu kiếm cách giải một bài toán mà không ra, bèn bỏ đi, quên nó đi. Rồi đột nhiên trong lúc chơi giỡn, ta bỗng thấy cách giải. Cũng lại nhờ tiềm thức kiếm giùm ta nữa. Vậy ta cứ lâu lâu nghĩ tới đầu đề một chút rồi mặc cho tiềm thức, người giúp việc trung thành và tận tụy ấy, kiếm ý giúp ta, rồi thình lình ta sẽ thấy ý tới, có khi tới cả chuỗi, xô đẩy nhau tới, thao thao bất tuyệt. Chúng thiệt khó chịu! Khi mình năn nỉ chúng thì chúng trốn đâu mất hết, khi không thèm nghĩ tới chúng nữa thì chúng ùa nhau lại, ghi không kịp. Tìm ý phụ cách nào? Có tác giả khuyên muốn kiếm ý phụ, nên tìm định nghĩa của những tiếng quan trọng trong bài rồi phân tích từng đại ý, tìm nguyên nhân và kết quả, xét kỹ lý thuyết cùng phương pháp, thực hành, hoặc nghĩ cách chiết trung Nhưng lời khuyên ấy phải tuỳ đầu đề mới áp dụng được. Theo tôi, chỉ cần tự hỏi 7 câu sau này của Quintilien, một nhà hùng biện La Mã sống cách đây non 2. 000 năm. Ai? Cái gì? Ở đâu? Bằng cách nào? Tại sao? Ra sao? Khi nào? Muốn tập Suy nghĩ và tìm ý, ta nên phân tích những bài văn của các danh sĩ, kiếm bố cục rồi tìm theo bố cục ấy ta diễn lại ý của tác giả, lần đầu ráng đừng dùng những tiếng của nguyên văn. Ví dụ ở trên kia chúng ta đã phân tích đoạn tả bài tài sắc Thúy Vân và Thuý Kiều. Tôi chắc ai cũng thuộc lòng đoạn ấy hết. Bây giờ bạn thử diễn lại đủ những ý của Nguyễn Du bằng những lời của bạn nghĩa là ráng tránh những tiếng mà thi sĩ đã dùng. Chẳng hạn, bạn có thể nói : - Hai người con gái đầu lòng của Vương Viên ngoại là Thuý Kiều và Thuý Vân. Cả hai đều đẹp. Vân có vẽ trang nhã, mặt tròn, mày ngài, da trắng, tóc đen. Nhưng tài sắc đều kém xa Thuý Kiều Vẻ đẹp của Kiều rất sắc sảo: mắt long lanh, tóc xanh mượt, làm cho hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn, nước phải nghiêng và thành phải đổ. Đã vậy nàng lại đa tài, vừa thông minh, vừa giỏi thi, họa, nhất là ngón hồ cầm của nàng thì không ai bì kịp. Chính nàng đặt ra được một khúc bạc mệnh ai oán não nùng vô cùng.
  24. Tuy đã 15, 16 tuổi, nhưng nàng vẫn sống êm đềm nơi phòng khuê, không dan díu với ai cả. Những vai chính trong tác phẩm bất hủ của Tố Như, như Thuý Kiều, Kim Trọng, Hoạn Thư, Từ Hải, đều có tài ăn nói. Bạn nên phân tích những đoạn thoại của họ. Trong phần phụ lục bạn sẽ thấy nhiều bài làm kiểu mẫu. Xin bạn phân tích những bài ấy rồi diễn lại đủ những ý, nhưng dùng lời của bạn. Đó là một cách tập suy nghĩ, kiếm ý và sắp ý. Tìm tài liệu Muốn có đủ ý, ta phải tìm tài liệu Tài liệu là những bằng cớ ta dùng để chứng minh hoặc bênh vực lý luận của ta. Ví dụ ta muốn nói về Đỗ Chiểu. Nhưng ta biết rất ít về cụ, không đủ cho ta nói trong nửa giờ hoặc một giờ. Ta phải tìm thêm ý trong các sách vở, báo chí, ta lại phải tới Ba Tri, nơi cụ dạy học, tìm những di tích của cụ, hỏi thăm cháu chắt cụ, nếu gặp, hoặc phỏng văn con cháu những bạn thân của cụ. Những điều ta tìm tới, hỏi han thêm được, đó là tài liệu. Vậy tài liệu ở trong sách vở, báo chí, ở trên những tấm bia, tấm ký và cũng do khẩu truyền nữa. Những tài liệu kiếm được, ta phải cân nhắc thận trọng, những ý tưởng mượn được, ta phải suy xét kỹ lưỡng rồi hãy đem dùng. Có óc biết so sánh lý luận, tức như biết rõ dụng cụ trong nhà nên dùng vào việc gì, trong những trường hợp nào và nên đặt ở đâu. Khi có tiệc tùng khách khứa, có thể mượn đây một chiếc ghế, kia một bộ chén được. Nếu không có óc ấy thì dù không mượn được những bàn ghế bằng gỗ, nu những chén đĩa bằng vàng bạc mà không bày biện thì cũng làm cho khách khứa thêm cười mình chứ không ích lợi chi hết. Khi phát hiện ra phải ghi liền Khi một ý thoáng hiện trong óc ta, ta phải chụp lấy nó liền, kẻo nó trốn mất, nghĩa là phải ghi ngay trên giấy, dù đã lên giường nằm rồi cũng phải dậy ngay, vặn đèn lên, ghi luôn vào sổ. Một thi nhân Trung Quốc thời xưa, đang đại tiện sực tìm ra một văn thơ, vội kiếm cách ghi ngay trên nhà xí, cho khỏi quên. Một thi nhân khác, Lý Hạ đời Đường có tật làm thơ trên lưng lừa, luôn luôn đeo theo mình một túi gấm, hễ nghĩ được câu nào thì chép lại, bỏ vào túi. Ông Dwight L. Moody, một nhà thuyết giáo nổi danh ở Mỹ, mỗi lần lựa được một đầu đề nào thì viết nó lên một bao thư lớn. Ông có rất nhiều bao thư như vậy. Đọc sách gặp một tài liệu hợp với đầu đề, hoặc đi dạo mát, tìm được một ý, ông chép lại, bỏ vào bao thư. Bao thư của D. L. Moody tức là túi gấm của Hạ Lý.
  25. Nếu bạn không muốn chép mỗi ý vào một miếng giấy nhỏ mà muốn chép chung cả vào vài tờ, thì sau mỗi ý bạn nên chừa một khoảng trống để sau này viết thêm vào được. Vài lời khuyên trong khi lựa ý Khi kiếm ý, gặp bất cứ ý nào liên lạc với vấn đề, ta cũng chép lại, để tìm đủ rồi ta sẽ sàng, sẩy, gạn, lọc. Lúc ấy, bạn nên nhớ những quy tắc sau này : a) Cần nhất là rõ ràng. Những ý nào chưa được minh bạch phải suy nghĩ lại, nếu suy nghĩ mà vẫn còn lờ mờ thì bỏ. b) Rồi tới thành thật. Nếu bạn không thân tín những ý bạn muốn diễn thì làm sao người khác tin lời bạn được? Nếu cảm hứng của bạn không chân thành, làm sao người khác không nghe bạn mà cảm động được? Trước những kẻ thương vay khóc mướn, bạn thấy buồn rầu hay thấy nực cười và thương hại? Phải thành thật cả với bạn nữa : chỉ con số nào chắc chắn mới đưa ra, còn nghi ngờ thì bỏ. c) Đừng nên 1ý thuyết nhiều quá mà nên dùng nhiều chứng cớ, nhiều thí dụ. Những tác phẩm của Dale Carnegie được rất nhiều người đọc một phần vì những vấn đề ông bàn rất hợp thời, một phần vì sách đầy những chuyện thật và rất ít lý thuyết. Ông không bàn suông. Ông đã theo đúng quy tắc của Herbert Spencer. 19) Mục đích cuối cùng của giáo huấn không phải để biết mà để hoạt động d) Bạn đừng nên quên rằng bài diễn văn không phải là một bài học, hoặc một luận thuyết cho nên không cần đầy đủ mà cần đặc sắc để đập mạnh vào óc và tim của thính giả cho họ nhớ được. Có người cho rằng trong một giờ, nhồi được vào óc thính giả nhiều lắm là ba ý chính. Đúng như vậy. Đừng nên tham lam quá. Ba ý là đủ rồi, nhưng phải nói sao cho những ý ấy khắc sâu vào đầu óc thính giả và bao nhiêu ý phụ phải quy tụ cả chung quanh ba ý chính ấy thì thính giả mới khỏi hoang mang. Kẻ nào muốn chứng minh nhiều quá thì không chứng minh được gì hết. Vậy bạn phải biết tự hạn chế. Boileau nói : 20) Người nào không biết tự hạn chế, không bao giờ biết viết. Bạn kiếm được mười ý đều hay hết, bạn đã mừng rồi ư? Chưa nên. Bạn phải bỏ đi 6, 7 ý, giữ lại 3, 4 thôi. Bạn tiếc những ý đó lắm, tôi biết. Nhưng tiếc thì tiếc, bạn cũng phải bỏ và chỉ khi nào không thấy tiếc nữa thì những ý bạn giữ lại mới có hy vọng làm cho thính giả chăm chú nghe được. Sắp đặt những ý phụ Khi đã lựa chọn kỹ càng rồi, bạn sắp những ý phụ đó vào từng đoạn chính trong bài. Phải
  26. sắp làm sao cho các ý liên lạc tự nhiên với nhau. Công việc này có khi khó khăn. Nếu gặp một ý nào đặc sắc mà không biết đặt vào đâu cho phải chỗ thì bạn phải hy sinh nó nữa. Nhiều quá chỉ làm rối óc thính giả. Nên viết mỗi ý chính lên đầu một trang giấy rồi ở dưới chép những ý phụ liên lạc với ý chính ấy. Làm xong việc này tức là bạn đã có một dàn bài đầy đủ, tường tận rồi vậy. Bây giờ chỉ còn việc phô diễn thôi. Một thí dụ Nhưng trước khi chỉ cách phô diễn, tôi hẵy xin lấy một thí dụ để bạn hiểu rõ thêm. Giả sử bạn muốn bàn về Đạo Nhàn trong văn thơ Việt Nam, bạn đừng quên định một tính cách cho đầu đề. Chẳng hạn mục đích duy nhất của bạn là làm cho thính giả thấy một cái khoáng đạt của đạo Nhàn. Vậy bất kỳ ý gì trong bài cũng phải đưa bạn tới mục đích ấy. Nếu bạn so sánh những văn thơ tả tâm trạng nhàn với những văn thơ tả cảnh, tả tình thì bạn sẽ lạc đề. Nểu bạn lại quá dài dòng so sánh đạo Nhàn với lối sống ồ ạt của phương Tây bạn cũng lại lạc đề nữa. Dàn bài giản lược của bạn có thể như sau : 1- Đạo nhàn ở đâu ra? 2- Thế nào là Nhàn? 3- Vài chục năm gần đây văn thơ của ta còn ca tụng đạo Nhàn không? Tại Sao? Tôi nói "có thể" vì dàn bài không nhất định phải như thế. Như phần ba có thể đổi như sau : Đạo Nhàn ảnh hưởng tới văn thơ của ta ra sao? Hoặc : Đạo Nhàn bây giờ còn hợp thời không? Phần 1 có thể dài khoảng một trang; phần 3 cũng vậy; còn phần giữa, quan trọng nhất, phải dài 5, 6 trang. Như vậy mới có sự cân xứng. Định như vậy rồi, bây giờ bạn mới kiếm ý và tài liệu. Chẳng hạn đọc những sách về văn học của Trung Quốc và Việt Nam, bạn kiếm được những ý dưới đây : 1- Lão, Trang có thuyết vô vi 2- Khổng, Mạnh có thuyết xuất sử
  27. 3- Đạo Phật không nói tới Nhàn 4- Đào Tiềm là thuỷ tổ của loại thơ Nhàn 5- Đào Tiềm, Lý Bạch là thánh Nhàn 6- Chữ Nhàn có chữ nguyệt ở trong chữ môn nghĩa là đứng ở cửa ngắm trăng lên 7- Nhàn là có tâm hồn khoáng đạt, thanh cao, ung dung 8- Những thi sĩ theo đạo Nhàn ở nước ta là Chu văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyết. 9- Những vị đó là nhà Nho có lúc không gặp thời 10- Nhàn là coi phú quý như chiêm bao 11- Văn thơ của ta chịu ảnh hưởng của văn thơ Trung Quốc 12- Văn thơ là phản ánh của xã hội 13- Nhàn là uống rượu, ngâm thơ, đánh cờ, trồng hoa, uống trà 14- Có tâm hồn ưa nhàn mới thích ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên 15- Nhàn không hẳn là ở không. Cày ruộng, dạy học cũng có thể là nhàn được. 16- Nhàn là chán đời mà văn vui cảnh đời 17- Phương Tây có mơ mộng chứ không có nhàn. Từ khi có văn minh cơ khí 18- Trong những tác phầm của các văn nhân thi sĩ lớp mới, không thấy bài nào ca tụng đạo Nhàn. 19- Văn minh phương Đông là tĩnh, phương Tây là động 20- Đời sống vật chất thay đổi thì đời sống tinh thần cũng thay đổi 21- Gần đây chỉ có vài danh nhân trong phái cổ như Nguyễn Khắc Hiếu, Bùi Kỷ là còn có một vài bài về Nhàn. 22- Sự mơ mộng của J. J. Ruosseau, Chateaubriand, Lamartine 23- Nhàn không hợp với thời đại cơ khí 24- Sự mơ mộng cũng làm cho thi nhân yêu tạo vật
  28. 25- Nhàn là thản nhiên với sự đời Vân vân Bạn lấy ba tờ giấy trắng mỗi tờ riêng cho một phần (1,2,3, trong dàn bài giản lược) rồi mỗi khi kiểm được những ý đó, bạn chép ngay vào một trong ba ý ấy. Nhớ dưới mỗi ý nên để một khoảng trắng, sau có thể viết thêm vào được. Khi đọc xong một bài thơ về thú uống rượu, thú đánh cờ. . của người nhàn, bạn cũng chép ngay vào một miếng giấy rồi đánh dấu sao cho ta thấy ngay rằng tài liệu ấy liên quan tới ý 13 (Nhàn là uống rượu, ngâm thơ, đánh cờ ) Hoặc nếu đủ chỗ thì chép ngay tài liệu ấy ở dưới ý 13. Khi kiểm được đủ ý, bạn lựa bỏ bớt những ý nào không sát với đầu đề hoặc không mới mẻ gì như những ý 2, 3, 4, 5 Những ý 17 và 19 chưa chắc đã đúng, cũng nên bỏ. Chắc chắn nhận thấy trong 31 ý đó, tôi chỉ bỏ có 15 ý. Sở dĩ vậy là vì tôi đã bỏ bớt đi nhiều ý phụ khác rồi, sợ chép lại hết sẽ làm bận mắt bạn. Bây giờ bạn phải sắp lại những ý ấy cho có 1iên lạc tự nhiên với nhau. Bạn có thể sắp như sau này : Phần 1 Đạo Nhàn trong văn thơ Việt Nam ở đâu mà ra? 1. - Lão, Trang có đạo vô vi 2. - Văn nhân thi sĩ của ta chịu ảnh hưởng của Lão, Trang, lại thích Đào Tiềm, Lý Bạch cho nên cũng có những thơ Nhàn, như của Chu văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến. Phần 2 Nhàn là gì? 1- Là coi phú như mây nổi, ở đời không có gì đáng làm hết cho ta lao tâm khổ tứ 2- Đã không có gì đáng cho ta lao tâm khổ tứ thì : a) Ngắm cảnh đẹp của Tạo hoá và ngao du sơn thuỷ (Trích vài câu thơ) b) Uống rượu (Trích vài câu thơ) c) Ngâm thơ (Trích vài câu thơ) d) Nhắp trà (Trích vài câu thơ) e) Đánh cờ (Trích vài câu thơ)
  29. f) Đờn ca (Trích vài câu thơ) 3- a) Nhưng Nhàn không phải là không làm gì, không phải là farniente, loisivete như người Pháp đã dịch b) Vẫn có thể dạy học, cày ruộng, câu cá, hễ không đăm đăm chiêu chiêu, lo sự đắc thất thì là nhàn c) Kể vài thí dụ : Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trích vài câu thơ) 4 - a) Nhàn là chán đời (Trích vài câu thơ) b) Nhưng văn vui những thú vui ở đời, vui mà không ham mê (Trích vài câu thơ) 5 - Tâm trạng đó khoáng đạt lắm, cho nên không phải người thường mà có được (Trích vài câu thơ) Phần 3 Trong những năm gần đây, văn sĩ và thi nhân lớp mới không ca tụng đạo Nhàn nữa? Tại sao? 1 - Từ khi đời sống vật chất và tinh thần của ta chịu ảnh hưởng của văn minh Âu Tây thì đạo Nhàn cũng mất dần trong văn thơ, vì nó không còn hợp với thời đại cơ khí này nữa. 2- Và thi nhân cuối cùng ca tụng đạo Nhàn là Nguyễn Khắc Hiếu và Bùi Kỷ. (Trích vài câu thơ) Một dàn bài như vậy là đủ. Tất nhiên là nếu bạn có kinh nghiệm thì có thể vừa tìm ý vừa lựa chọn, vừa sắp đặt. Ba công việc ấy không thể thiếu được, nhưng không nhất định phải tìm hết các ý, như tôi đã làm ở trên, rồi mới qua hai việc sau. Ý đã đầy đủ và sắp đặt kỹ lưỡng, bạn bước qua giai đoạn phô diễn. Nhưng bạn nên soạn miệng hay soạn trên giấy? Trong chương sau chúng ta sẽ bàn về vấn đề ấy. Soạn một bài diễn văn như vậy tốn công lắm, nhưng xin bạn nhớ : Thiên tài chỉ là kết quả của sự kiên tâm và hùng biện là nghệ thuật rất cao quý, làm cho ta chinh phục được tâm hồn và trí tuệ của kẻ khác, nó là "thơ của lời nói" như E. Paignon đã Tóm tắt 1. Lựa một đầu đề nào mà bạn hăng hái muốn diễn giảng
  30. 2. Đừng quên tính cách nhất trí của đầu đề 3. Làm một dàn bài giản lược với 3 ý chính thôi. Nên tập phân tích những đoạn văn danh tiếng. 4. Kiếm ý phụ và tài liệu. Nhớ 7 câu hỏi của Quintilien : Ai? Cái gì? Ở đâu? Bằng cách nào? Tại sao? Ra sao? Khi nào? 5. Khi một ý hiện trong óc ta, thì ghi ngay nó trên miếng giấy nhỏ rồi bỏ vào bao thơ hoặc chép trên một trang giấy dành riêng cho mỗi phần trong bài. 6. Ý phải rõ ràng, thành thật 7. Nên đưa ra nhiều chứng cứ, thí dụ 8. Nhưng phải biết tự hạn chế. Khi nào bỏ hết 5, 6 ý, chỉ giữ lại 3, 4 ý mà không thấy tiếc thì diễn văn của bạn mới có hy vọng làm thính giả mê được 9. Sắp đặt lại những ý phụ cho có liên lạc tự nhiên với nhau Chương 2 : Soạn bằng miệng, luyện trí nhớ Mười lần thì có tới chín lần thành công vì tự tin và tận lực làm việc (T. E. WILSON) Soạn bằng miệng Không nên dùng ghi chép Hầu hết những diễn giả hùng biện đều không dùng ghi chép. Ông Dale Carnegie trong cuốn "Public Speaking and Influencing men in business" nói : 21) Những ký chú làm cho hứng thú của câu chuyện giảm đi non nửa. Muốn hấp dẫn, thuyết phục người khác, mắt ta phải luôn luôn nhìn họ. Lời nói phải từ thâm tâm thốt ra, mang theo sự hăng hái, cảm động của ta, rồi cùng với nhân điện phát ra mạnh nhất là nhờ cặp mắt. Cúi xuống đọc những "nốt" thì mắt ta phải rời thính giả và sự tiếp xúc quý báu ấy phải gián đoạn. Nếu phải đọc từng hàng trên giấy nữa, lời lẽ sẽ mất hết sinh khí của nó, không thốt ra từ trong cõi lòng hồi hộp, nhiệt liệt mà có vẻ từ miếng giấy vô tri lạnh lùng bay ra vậy. Như thế, thính giả làm sao cảm động được? Bạn sẽ nói : 22) Chỉ những bậc thiên tài, giàu kinh nghiệm mới ứng khẩu được thôi, còn phàm nhân
  31. như chúng mình đâu dám? Vâng. Phải có kinh nghiệm mới được. Vì vậy trong chương 2 phần 1 tôi đã khuyên bạn nên tập ứng khẩu nói về một vấn đề dễ trong một phút, rồi trong năm phút. Một vài lần đầu lên diễn đàn, bạn nên chép những ý chính trên một tờ giấy, viết chữ hơi lớn bằng bút chì màu, hễ ngó qua là nhận và đọc được liền. Tờ giấy đó, bạn nên theo gương ông John Bright - một chính trị gia người Anh, nổi tiếng ở thế kỷ 19 - bỏ vào trong một cái nón đặt trên bàn, trước mặt bạn, hoặc giấu sau chiếc nón cũng được, miễn sao thính giả không trông thấy, còn bạn chỉ cần liếc mắt là thấy ngay. Vậy nếu bạn còn rụt rè, không tin chắc ở mình thì cứ dùng giấy ghi các điểm chính, còn hơn là đọc thuộc lòng đến nửa chừng rồi quên hết, hồi hộp, lúng túng ấp úng, làm cho thính giả phải mỉm cười. Khi mới tập đi, ai cũng phải vịn vào bàn hay ghế, miễn là đừng ỷ lại, vịn hết năm này qua năm khác. Soạn diễn văn giữa thiên nhiên Nếu bạn theo phương pháp sau này, thì chỉ lần thứ nhì hay thứ ba là bạn có thể không cần ghi các điểm chính nữa, hoặc ghi rất ít. Bạn soạn bài rất kỹ, nhưng soạn bằng miệng. Muốn vậy, bạn bỏ vào túi tờ giấy chép cái dàn bài đầy đủ rồi đi chơi. Bạn đi một mình tới giữa cánh đồng hoặc bên bờ sông, bạn leo lên một ngọn đồi vắng hoặc vào một ngôi chùa hoang, rồi vừa bước vừa suy nghĩ từng điểm một trong bài. Nhiều văn nhân, nhận thấy rằng khi ta ngồi yên thì ý tưởng khó tới, đi đi lại lại thì nó dễ hiện, tựa như nó cũng ngồi, cũng đi, cũng ngừng với ta vậy. Chính tôi cũng đã nghiệm thấy như thế. Sự hoạt động của cơ thể giúp cho sự hoạt động cúa tinh thần. Trong khi ta bước, huyết dễ lưu thông, chuyển khắp thân thể mau hơn và do đó lên óc nhiều hơn, cho nên dễ suy nghĩ. Còn gì thú bằng được ngửi những hương thơm của hoa ngàn cỏ nội, được gió mai mát rượi vuốt ve làn tóc bên tai, trong khi những ý tưởng chập chờn trong đầu óc, khi ẩn khi hiện, như cánh bướm trong bụi hồng? Những phút thoát trần ấy, tâm hồn ta tựa như cùng với cánh chim, cùng với tiếng gió bay bổng lên không trung để hoà ca hợp với hồn của vạn vật. Ta được hưởng cái vui trong sạch nhất và cũng nồng nàn nhất; cái vui sáng tác. Và ta thấy ta với Hoá công là nhất thể. Tìm được cách diễn một đoạn rồi, ta lớn tiếng lặp lại. Có ai thấy mà cười ta làm cho đàn bò đang nhai cỏ phải hoảng hốt tỉnh giấc mộng triền miên của chúng, thì cũng mặc họ. Ta cứ tưởng tượng cây cỏ, chim muông ở chung quanh đều là thính giả. Ta cứ sửa đi sửa lại cho giọng của ta được êm tai, mạnh mẽ, tập những điệu bộ cho hợp với ý, rồi hãy qua đoạn khác. Soạn hết rồi, ta phải thường diễn lại từ đầu tới cuối trong khi ta đi tới sở, tới hãng, trong lúc rửa mặt tắm gội hoặc dọn dẹp sách vở hoặc diễn lại lớn tiếng trong phòng riêng của ta nữa.
  32. Đừng bao giờ học thuộc lòng diễn văn Soạn diễn văn ở giữa thiên nhiên như vậy vui hơn là soạn trên một bàn giấy trong gian phòng chật hẹp. Nhưng nếu bạn chưa quen với cách ấy, nghĩ được câu nào phải chép ngay lên giấy rồi mới sửa chữa được thì xin bạn cứ chép, miễn là đừng học thuộc lòng, vì khi đọc thuộc lòng, óc bạn phải chăm chú nhớ ý và lời trong bài, nó như lùi lại sau, không hướng tới độc giả nữa, và lời của bạn sẽ thiếu sinh khí, chỉ ru ngủ thính giả. Luyện trí nhớ Tôi biết bạn sẽ nói : Trí nhớ tôi kém. Làm sao nhớ hết hàng chục ý phụ trong diễn văn được? Nếu bạn không nhớ được hết thì bỏ bớt đi : không cần lượng mà cần phẩm. Nhưng ý nào không được nhớ cũng đáng bỏ đi lắm vì thường khi nó không có chi là đặc sắc cả. Dưới đây tôi nhắc vài điều quan trọng. Muốn nhớ lâu, ta phải : 23) Khắc sâu hình ảnh hoặc cảm tưởng trong óc ta 24) Tập liên tưởng, kiếm những liên lạc giữa hai vật, hoặc hai ý. 25) Coi đi coi lại hoặc học đi học lại nhiều lần. Khắc sâu hình ảnh trong óc Phần đông chúng ta chỉ ngó qua mà không nhận xét, cho nên mau quên lắm. Trong vườn tôi có một gốc mai và một gốc mận. Học sinh ngày nào của tôi cũng họp nhau trước buổi học tại hai cây ấy. Một hôm tôi bảo họ kể tên các cây trong vườn thì mấy chục em đều đồng thanh kể ngay cây mận trước hết còn cây mai chỉ mỗi một em nhớ tới, mà cây này mọc sát ngay lối đi. Tại sao vậy? Tại các em ấy không chú ý tới cây mai mà thích cây mận hơn vì lẽ rất dễ hiểu là cây này có trái ăn được. Họ không ngày nào không ngó cây mai nhưng chỉ ngó qua, nên không nhớ. Óc ta tựa một máy chụp hình. Mắt ta tức là kính của máy. Muốn cho hình được rõ, thời gian mở mắt kính phải vừa đủ. Thời gian ấy mau hay chậm tuỳ từng máy. Chúng ta cũng vậy, có người mau nhớ, có người lâu nhớ, nhưng ai cũng phải chú ý trong một thời gian vừa đủ, thì mới nhớ được. Muốn chú ý, nếu có thể được, phải dùng cả ngũ quan. Ví dụ muốn nhớ một chữ, ta vừa viết, vừa đánh vần, như vậy mắt vừa thấy, tai vừa nghe, tay vừa cử động, ba cơ quan làm việc một lúc. Tìm liên quan giữa các ý
  33. Muốn mau nhớ, ta lại phải tìm liên quan giữa các ý. Khi ta đã sắp những ý trong bài diễn văn theo một thứ tự tự nhiên thì ta nhớ ngay được những ý ấy. Bảy câu hỏi của Quintilien giúp ta kiếm được những liên quan đó. Nếu kiếm không được thì ta theo phép liên tưởng sau này của Mark Twain, một văn hào người Mỹ, nổi danh khắp thế giới. Ví dụ bạn khó nhớ được 5 ý chính trong phần II bài "Đạo Nhàn trong văn thơ Việt Nam" thì bạn cho : 1 - (một) là cột. Rồi bạn vẽ hình một người đứng dựa cột ngắm mây nổi trên trời. Hình ảnh đó sẽ giúp bạn nhớ rằng ý thứ nhất là : coi phú quý như mây nổi ở đời không có gì đáng làm hết. 2- (hai) là nhai. Bạn vẽ hình người đang nhai (ăn uống) trên ngọn núi (du lịch : ý 2a) bên cạnh có rượu (ý 2b), có bài thơ (ý 2c), có trà (ý 2d), có cờ (ý 2e) và có đờn (ý 2f) 3- (ba) là la (la hét). Bạn vẽ một dạng người đang la "đồ làm biếng" (farniente : ý 3 a) la cặp bò kéo cày và tụi học trò (ý 3b) 4 - (bốn) là trốn. Bạn vẽ một người trốn đời, nhưng vừa chạy trốn (ý 4a) vừa quay lại ngó (ý 4b) 5 - (năm) là xa xăm. Bạn vẽ một người đứng ở trên cao cách xa những người khác, có vẻ khoáng đạt như một ông tiên (ý 5) Khi cụ thế hoá những ý tưởng đó rồi, và tìm liên quan giữa các con số và các ý (như một số một làm bạn liên tưởng tới cột, số hai liên tưởng tới nhai. . .) Vì cùng vần với nhau thì bạn nhớ liền. Phương pháp ấy có vẻ kỳ cục, nhưng càng buồn cười lại càng dễ nhớ. Tôi áp dụng nó vào đầu đề "Đạo Nhàn trong văn thơ Việt Nam" để làm thí dụ, chứ thiệt ra những ý trong dàn bài liên lạc rất tự nhiên với nhau, không cần dùng thuật ký ức ấy mới nhớ được. Vả lại như tôi đã nói ở cuối phụ lục 1 trong cuốn "Kim chỉ nam của học sinh" chỉ khi nào bần cùng bất đắc dĩ mới nên dùng thuật ký ức vì nó đã không luyện trí nhớ và óc suy xét của ta mà còn bắt ta nhớ nhiều cái vô lý nữa. Coi lại nhiều lần Sau cùng muốn nhớ lâu, phải coi lại, đọc lại nhiều lần mà muốn luyện trí nhớ cũng không có cách nào hơn là tập nhiều lần. Các cụ hồi xưa trí nhớ mạnh hơn ta rất nhiều, thuộc lòng tứ thư, ngũ kinh, Bắc Sử, vài pho sách khác nữa và rất nhiều thơ phú. Hầu hết các ông Tú, ông Cử, chỉ đọc qua một lần một đôi câu đối là hai ba chục năm sau còn nhớ không sai một chữ. Có phải tại các cụ thông minh hơn chúng ta không? Chưa chắc. Các cụ tập học thuộc lòng, chuyên luyện trí nhớ từ hồi nhỏ, cho nên trí nhớ của các cụ phát triển hơn ta đó thôi.
  34. Tuy vậy, có luật sau này ta nên nhớ : Học làm nhiều lần, mỗi lần mười phút, mau nhớ và nhớ lâu hơn là học một lúc trong vài ba giờ liên tiếp. Giáo sư Ebbinghaus đã thí nghiệm điều ấy. Ông cho sinh viên học một bản toàn những tiếng vô nghĩa, khó nhớ, và ông nhận thấy rằng cho học làm nhiều lần trong ba ngày, mỗi lần đọc vài lượt thôi thì chỉ 38 lượt là họ nhớ được nhiều bằng đọc đi đọc lại 68 lượt luôn một lúc. Vậy mỗi ngày, sáng, trưa và tối, khi sắp đi ngủ, bạn nên coi lại dàn bài và năm phút trước khi lên diễn đàn, bạn coi qua một lần nữa. Như thế bạn sẽ không quên những ý quan trọng và có thể không dùng tới bảng tóm tắt các ý chính. Nếu rủi trong khi diễn mà quên, bạn có thể dùng kế "hoãn binh" : ngừng một chút, cầm ly nước, uống xong rồi mà văn chưa nhớ ra và hỏi thính giả nào ngồi xa : 26) Quý ông nghe rõ không ? Thính giả đáp rồi mà bạn vẫn chưa nhớ ra thì đành phải trông nhờ vào khả năng ứng xử vậy. Ví dụ bạn vừa nói xong câu : “Mỗi chúng ta phải hoài bão một lý tưởng" rồi bỗng nhiên bạn quên câu sau thì bạn tiếp : “Lý tưởng là gì? Là cho tới khi nào bạn nhớ được ý muốn diễn thì thôi. Lúc đó là lúc bạn phải dùng tài ứng khẩu. Nhưng cách ấy nguy hiểm lắm vì nó đưa ta mỗi lúc một xa đầu đề, không biết tới bờ bến nào nữa, cho nên những ý nào bạn sợ sẽ quên thì chép lên một miếng giấy, rồi giấu sau chiếc nón là hơn cả. Tóm tắt 1. Khi đã làm xong dàn bài đầy đủ rồi, nên soạn bài miệng giữa thiên nhiên. 2. Lặp đi lặp lại bài diễn văn trong khi đợi xe, rửa mặt hoặc tắm lặp lại lớn tiếng trong phòng riêng. 3. Ráng đừng viết cả bài diễn văn ra. Nếu phải viết thì đừng học thuộc lòng 4. Bất đắc dĩ mới chép những ý dễ quên lên một miếng giấy rồi giấu sau chiếc nón đặt trên bàn 5. Muốn nhớ lâu phải : Tập chú ý và nhận xét Kiếm liên lạc giữa các ý và dùng cách liên tưởng của Mark Twain Học làm nhiều lần, mỗi lần độ 10, 15 phút thôi.
  35. 6. Trong khi diễn, rủi quên một đoạn thì dùng lối : "hoãn binh" : uống nước, hỏi một thính giả, hoặc nới một câu vu vơ dù câu này không hợp với vấn đề cũng còn hơn đứng trơ trơ, hoảng hốt và lúng túng. Chương 3: Đoạn mở Khéo mở và khéo kết, còn đoạn giữa, nhồi gì vào cũng được. (VICTOR MURDOCK) Đoạn mở quan trọng nhất Đoạn mở quan trọng : vì vậy cho nên khó nhất. Phần đông thính giả chưa biết bạn, nên tò mò dò xét bạn trong những phút đầu tiên. Bạn phải làm cho họ có thiện cảm ngay mới được. Nếu hết đoạn mở rồi mà giữa thính giả và bạn chưa có sự liên lạc tinh thần, sau sẽ khó hấp dẫn họ làm. Bởi vậy, tác giả nào cũng khuyên nên chú ý vào đoạn mở. Không có phương pháp nào nhất định để mở một bài diễn văn hoặc một bài luận hết. Tuỳ đầu đề cũng có, tuỳ bài của từng người cũng có, lắm lúc lại phải tuỳ tâm lý của thính giả nữa. Đứng trước một tình thế nghiêm trọng chẳng hạn, thính giả nóng nảy muốn biết ý kiến của diễn giả, bạn phải hăng hái nhảy ngay vào đề một cách rất đột ngột. Có khi nên vui vẻ ung dung nhập đề. Có khi giọng cao kỳ như trong những bài diễn văn của Bosuet lại được người thưởng thức. Có khi lại phải lần lần dụ thính giả cho họ quen với quan niệm của ta. Lung khởi Nhưng nói chung thì có hai cách : lung khởi và trực khởi. Lung là cái lồng. Lung khởi là dùng một đoạn bao quát cả vấn đề (như úp cái lồng lên con chim vậy) rồi thu lại để chuyển vào đề. Như trong sáu câu đầu của truyện Kiều : Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một đời bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Lại gì bỉ sắc tứ phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen Nguyễn Du nói rộng về thuyết tài mệnh tương đố, rồi dùng hai câu :
  36. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh Để chuyển vào truyện Hoặc đoạn mở sau này trong bài : "Tựa tập thơ của Mai Thánh Du" do Âu Dương Tu đề : Tôi nghe người đời thường nói : Thi nhân ít người thành đạt mà thiếu khốn cùng. Há thiệt phải như vậy ư? Bởi vì những bài thơ được truyền tụng thì phần nhiều là của những người xưa khốn khổ làm ra. Phàm kẻ sĩ có điều uẩn ức mà không đem thi hành được ở đời đều muốn phóng lãng ở ngoài cảnh gò núi sông bến, ngắm sâu, cá, thảo mộc, gió mây, điểu, thú thường xét cái kỳ quái của những vật ấy; trong lòng lại uất tích những ưu tư, căm phẫn, mới phát ra lời oán hận, phúng thích để than thở cho những kẻ ki thần (1), quả phụ, mà tả những cái khó nói của nhân tình. Vậy đời càng khốn thì thơ càng hay. Không phải là thơ làm cho người ta khốn cùng, mà chính khốn cùng là mảnh đất màu mỡ của thơ. Trong đoạn mở ấy, tác giả bàn chung về các thi nhân : họ có khổ thì thơ mới hay, - rồi đoạn sau ông mới xét tới đời long đong và thi tài của Mai Thánh Du. Ta nhận thấy rằng các cụ hồi xưa rất ưa dùng lối ấy. Hầu hết những truyện của ta như Hoa Tiên, Kiều, Lục Vân Tiên đều áp dụng cách lung khởi cả. Trực khởi Trực là ngay thẳng. Trực khởi là vào thẳng ngay đầu đề như đoạn mở sau này trong bài "A Phòng cung phú" của Đỗ Mục : Sáu vua đã mất, bốn bể đã thống nhất, núi xứ Thục sập, cung A Phòng xuất. Ý muốn nói : sáu nước là Tề, Sở, Hàn, Triệu, Yến, Ngụy, đã bị diệt, nhà Tần thống nhất được bốn bể, bèn cho đốn hết cây xứ Ba Thục về xây dựng cung A Phòng. Trong nguyên văn chỉ có 12 chữ "Lục Vương tất, tứ hải nhất, Thục Sơn ngật, A Phòng xuất" mà tác giả kể rõ được A Phòng xuất hiện từ đâu. Rồi đoạn sau Đỗ Mục tả ngay cung ấy. Ta có thể nói rằng hầu hết các diễn giả ở Âu Mỹ bây giờ đều thích lối ấy. Những điều nên tránh a) Lung khởi hay trực khởi đều có chỗ hay riêng. Lung khởi có vẻ tài hoa, trực có vẻ mạnh mẽ. Nhưng Lung khởi mà không khéo thường nhạt nhẽo hoặc đưa diễn giả đi xa đầu đề quá. Lối ấy không hợp thời nữa.
  37. Điều kiện sinh hoạt đã thay đổi. văn minh cơ khí đã làm cho đời ta ồn ào, ồ ạt hơn xưa rất nhiều, cho nên phần đông chúng ta bây giờ không muốn diễn giả cà kê một hồi lâu rồi mới nhập đề. Chúng ta muốn được ra về trước một giờ đã định và rất sợ diễn giả giữ lại thêm mươi phút nữa, làm trễ công việc hay cuộc hẹn hò của ta. Vì vậy khi diễn giả nói lâu quá mà chưa vào đề thì chẳng những ta chán nản mà còn lo lắng tự nhủ : 27) Thôi ông ơi, nói gì nói phắt đi. Chúng tôi còn trăm công nghìn việc, đừng làm mất thì giờ của chúng tôi. Và khi thính giả có cảm tưởng diễn giả làm mất thì giờ của mình, thì dù lời bài diễn văn có đẹp, ý có mới, cũng hoàn toàn thất bại. Vậy bạn nên tránh lối lung khởi. b) Sau một bữa tiệc, nếu bạn phải đứng dậy nói ít lời, thì nên có giọng khôi hài để giúp sự tiêu hoá cho thực khách. Nhưng xin nhớ điều này : làm cho khán giả xúc động thì dễ, làm cho họ nở nụ cười là điều khó. Chỉ vụng về một chút là câu chuyện hoá vô duyên, nhạt như bã mía. Và bạn đừng tưởng hễ câu chuyện buồn cười thì khi kể lại, thính giả sẽ phải cười đâu. Chính cách kể mới làm cho người nghe ôm bụng mà cười. Như đoạn sau này tôi thử đọc lên, chẳng làm cho ai mỉm cười được hết : vậy mà có một học sinh đã khéo léo kể đến nỗi thính giả cười vang cả phòng : Chúng tôi dạy nghệ sĩ như ông chủ gà dạy gà chọi hoặc nhà triệu phú dạy ngựa đua vậy : chúng tôi nuôi họ một cách đặc biệt, chở họ trong những chuyến xe đặc biệt; chúng tôi là hét vì họ, đánh cá với nhau vì họ, khóc lóc vì họ. nâng niu họ, đấm bóp cho họ, bỏ mùng rồi tắt đèn cho họ, và những khi họ hơi khó ở là chúng tôi lăng xăng lo lắng thuốc thang cầu trời khấn Phật cho họ. Vậy nếu bạn được Trời ban riêng cho cái tài khôi hài thì hãy dùng nó và đi đâu bạn cũng sẽ được thính giả mê mẩn nghe bạn. Nếu không, xin chớ khôi hài, đừng uổng công thứ, bạn sẽ chắc chắn thất bại đấy. Vả lại, một chút hài hước thì nên, nhiều quá sẽ hoá nhạt. c) Trên kia tôi đã nói lời mở cao kỳ có khi được thính giả thưởng thức, nhưng nếu không có thiên tài như Bossuet và không gặp những đầu đề trang nghiêm thì đừng dùng lối ấy. Nó khó vô cùng. Nếu đoạn mở rất cao kỳ mà những đoạn sau lại bình thường quá, bài diễn văn sẽ hoá ra rỗng tuếch và biến thành một câu chuyện đầu voi đuôi chuột. Thời buổi này người ta ưa giản dị và tự nhiên. d) Và người ta cũng không thích lối nhũn nhặn giả dối. Xin bạn đừng bao giờ mở đầu như vầy : - Tôi xin lỗi quý bà, quý cô, và quý ông, tôi nói rất vụng về, chưa lần nào bước lên diễn
  38. đàn hết, công việc của tôi lại bề bộn, không đủ thì giờ nghiên cứu kỹ lưỡng mà hôm nay dám đường đột bàn về một vấn đề quan trọng, không khỏi có nhiều điều sơ sót xin quý bà, quý cô, quý ông rộng lòng lượng thứ trước cho. Đoạn mở ấy chẳng những vô ích mà còn làm cho thính giả chán ngán ngay từ phút đầu nữa. Nếu bạn tự xét còn vụng về thì thôi, Có ai bắt bạn nói đâu; còn nếu bạn có một hoài bão cần phải thổ lý tưởng cần phải bênh vực thì nói phắt ngay đi, giả nhũn làm chi vày? Những lối nên theo Có hai quy tắc mà hiện nay hầu hết các diễn giả có tài đều áp dụng là : 28) Vô ngay đầu đề 29) Nói sao cho thính giả có cảm tình với mình ngay và chú ý nghe tiếp Muốn vậy bạn có thế : a) Mở đầu bằng một câu chuyện, như trong bài "Hàng mẫu kim cương" của H. Conwel (coi phần phụ lục) b) Dẫn lời một danh nhân, như nói về Nguyễn Khuyến bạn có thế mở đầu như vầy : Khổng tử nói : Trong lúc nước hữu đạo mà ta nghèo và hèn thì đáng nhục; trong lúc nước vô đạo mà ta giàu và sang cũng đáng nhục. (Bang hữu đạo, bần thả tiện yên, sĩ dã, bang vô đạo, phú thả quý yên, sĩ dã) Ta có thế nói suốt đời Nguyễn Khuyến theo đúng câu ấy. c) Đặt một câu hỏi : Ví dụ cũng nói về Nguyễn Khuyến bạn hỏi thính giả Các bạn có biết thi nhân Việt Nam có mấy người bị mù không? Bạn ngừng một chút rồi tự trả lời : Tôi biết có hai. Một người vì quá khóc mẹ mà hoá mù, một người vì không muốn trông thấy quốc gia bị xâm chiếm mà tự làm mù. Mù vì thương mẹ là Đồ Chiểu, mù vì thương nước là Nguyễn Khuyến. Hoặc bàn về những hủ tục của ta, bạn có thể mở đầu như sau : chủ ý làm cho thính giả ngạc nhiên : Các bạn có biết một làng nào mà hết thảy dân, từ ông Tiên chỉ cho tới tên mõ, từ ông bá hộ lúa thóc đầy bồ đến tên cùng đinh áo quần tơi tả, đều đi ăn mày không? Họ hành khất không phải vì thiếu cơm gạo mà vì muốn cầu phước. Họ tin rằng năm nào không hành khất một vài ngày thì quanh năm sẽ lụn bại. Thật các bạn không ngờ ở thời
  39. buổi văn minh này lại còn những hủ tục như vậy, phải không? Nhưng chưa lấy gì làm lạ. Còn những hủ tục lệ hơn thế nữa d) Bạn lại có thể gợi tính tò mò của thính giả Xin bạn đọc đoạn mở sau đây của Howell Healy mà Dale Carnegie đã chép lại trong cuốn Public Speaking and Influencing men in Business. Tôi chắc chắn bạn sẽ phải chú ý ngay từ những tiếng đầu : 82 năm trước, cũng vào tháng này, ở Luân Đôn xuất bản một cuốn sách nhỏ in một truyện ngắn sau này trở nên rất bất hủ. Nhiều người cho rằng nó là một cuốn "nổi danh thế giới". Khi nó mới ra mắt độc giả, bạn bè gặp nhau ở đường Strand hoặc đường Pallmall, đều hỏi nhau : 30) Anh đã đọc nó chưa? Và câu đáp luôn là : 31) Có, nhờ trời, tôi đã đọc Nội ngày đầu tiên người ta bán được 1. 000 cuốn, 2 tuần sau bán được 15. 000 cuốn. Từ đó tới nay, người ta tái bản không biết bao nhiêu lần và dịch ra đủ thứ tiếng trên thế giới. mấy năm trước ông J.P. Morgan mua lại bản thảo viết tay với một số tiền vĩ đại. Bây giờ bản đó nằm chung với những bảo vật vô giá khác trong phòng triển lãm những nghệ thuật phẩm mà ông gọi là thư viện của ông. Cuốn sách nổi tiếng khắp thế giới ấy là cuốn gì? Là cuốn "Chrisimas Carol" của ông Charles Dickens. Bạn thử so sánh đoạn mở sau này với những tiểu sử khô khan của Nguyễn Khuyến mà bạn thường đọc, sẽ thấy khác nhau ra sao : Cách đây trên nửa thế kỷ, tại một làng nọ ở tỉnh Hà Nam, trong một ngôi nhà ba gian, một bà già và hai người con trai đứng chung quanh một ông lão tóc bạc râu dài, mạng đóng gần kín mắt. Người con trai lớn hai tay bưng một chén thuốc, mời cha uống : 32) Thưa thầy, thuốc con đã sắc xong, xin mời thầy uống. Cụ lang cam đoan chỉ chừng vài thang thuốc là mắt thầy sẽ sáng lại Ông lão chậm đáp, giọng buồn vô hạn : 33) Các con có thương thầy thì để cho thầy mù. Càng tỏ bao nhiêu càng phải trông những nỗi gai mắt, lại càng đau lòng bấy nhiêu. Thôi đổ thuốc đi, thầy không uống đâu. Bà lão năn nỉ : 34) Thầy nó uống đi, để mang tật như vậy, mẹ con tôi làm sao vui lòng được.
  40. Người con thứ hai cũng sụt sùi xin ông uống thuốc, nhưng ông vẫn lạnh lùng. 35) Uống làm gì? Để thấy cảnh đau lòng mà bó tay ư? Cho thêm thẹn cái thân già này ư? Mẹ con bay đổ thuốc đi, tao không uống đâu. Đừng lè nhè bên tai tao nữa. Biết chí ông đã quyết, cả ba người lủi nhủi, chùi lệ bước ra. Ông già chán nản tới bực ấy là Nguyễn Khuyến e) Mở đầu bằng một điệu bộ khác thường : Trong cuốn Public Speaking, ông C. C. Yu kể chuyện một sinh viên của ông một lần bước lên diễn đàn đứng yên lặng trong vài giây rồi chẳng nói chẳng rằng, đưa tay phải lên ngang vai, từ từ lật ngửa bàn tay rồi úp xuống như tập thể dục buổi sáng vậy. Cả phòng mỉm cười. Chàng vẫn điềm nhiên đều đều làm cử động ấy trong khoảng một chút. Ai này đều cười rộ lên. Thình lình chàng thôi không làm nữa rồi nói dằn từng tiếng. 36) Thưa các bạn, các bạn có nhận thấy đó là vấn đề hiện thời của nước ta không? Hàng ngàn người lao động trong những xưởng của chúng ta đang cử động như tôi mới làm, suốt ngày đêm, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Tôi mới thử trong mấy phút, các bạn đã phá lên cười. Họ làm suốt đời như vậy, có khác chi cái máy không? Vậy mà không ai cười. Và chúng ta cũng không làm gì để giúp họ thoát cảnh nô lệ cho máy móc. Đó chính là một vấn đề khẩn cấp mà xã hội chúng ta cần giải quyết vậy. Rồi chàng tiếp tục tả cảnh khổ sở của thợ thuyền trong nhà máy. Lối mở đầu như thể rất mới mẻ, làm cho ai cũng phải đặc biệt chú ý tới. Tuy vậy, chỉ nên tuỳ trường hợp mà áp dụng, không thể nêu lên làm quy tắc được. Có khi không cần tới điệu bộ, chỉ một đoạn văn cũng làm cho thính giả ngạc nhiên, nếu ta biết trình bày một sự thực một hình thức mới mẻ. Cái gì mới mẻ cũng làm cho người chú ý tới liền. Tóm tắt 1) Bạn phải làm cho thính giả chú ý tới bạn, có thiện cảm với bạn ngay trong đoạn mở. 2) Có hai lối mở : lung khởi và trực khởi. Lối sau hợp với thời đại cơ khí hiện tại 3) Những điều nên tránh : Nếu bạn không có tài khôi hài thì đừng rán làm cho khán giả. cười. Bạn sẽ thất bại Đừng dùng lời lẽ cao kỳ để vào đề.
  41. Đừng mở đầu bằng lời xin lỗi giả dối 4) Những lối nên theo : Mở đầu bằng một câu chuyện Dẫn lời một danh nhân Đặt một câu hỏi Gợi tính tò mò của thính giả Làm một điệu bộ gì khác thường hoặc trình bày sự thực dưới một hình thức rất mới mẻ. Chương 4: Đoạn giữa Diễn giảng là ráng làm sống lại một vấn đề RENE BEN .JAMIN Tình cảm làm cho ta rất hùng hồn QUINTILIEN Công dụng của đoạn giữa Mỗi đoạn có một công dụng riêng. Trong đoạn mở, bạn tự giới thiệu một cách gián tiếp tài nói của bạn, bạn phải làm sao thính giả chú ý ngay tới bạn, ham nghe câu chuyện của bạn; vì vậy lời lẽ phải gọt đẽo, ý tứ phải tân kỳ, nhưng vẫn tự nhiên. Đoạn giữa dài nhất sẽ đưa bạn tới mục đích : hoặc thuyết phục người nghe, hoặc gây trong đầu óc họ một ấn tượng, một cảm giác gì, cho nên bạn không "nhồi gì vào đó được" như Victor Murdock đã khuyên. Ông nói quá như vậy để nhắc ta phải đặc biệt chú ý tới đoạn mở và đoạn kết. Sự thật đoạn giữa cũng quan trọng ngang với những đoạn khác. Thính giả không có thì giờ suy nghĩ Thính giả khác độc giả ở chỗ có ít thì giờ suy nghĩ, vì còn phải luôn luôn theo dòng tư tưởng của bạn, không thể ngừng lại để tìm hiểu những ý bạn đang diễn hoặc ôn lại những ý đã phô bày ở đoạn trên. Như vậy có lợi mà cũng có hại cho diễn giả. Lợi ở chỗ thính giả không kịp suy xét cho nên dễ bị lôi cuốn. Chỉ cần có chút tài nói và những cảm tình chân thật, một tấm lòng hăng hái là được thính giả tin và theo trong một lúc, vì ra khỏi phòng, họ có thể suy nghĩ và bình tâm phê bình những ý của bạn được.
  42. Hại ớ chỗ nếu lời không sáng sủa, rõ ràng, ý tứ không liên lạc tự nhiên người ta sẽ không hiểu được bạn muốn nói gì và hễ đã không hiểu một đoạn nào thì những đoạn sau có hay người ta cũng không muốn nghe nữa. Như vậy bạn làm sao thuyết phục được họ? Nhất là nói trước quần chúng bình dân, ít suy nghĩ, lời lẽ càng bóng bẩy trừu tượng bao nhiêu càng khó hiểu bấy nhiêu và họ càng chán bấy nhiêu. Các nhà chính trị hiểu rõ điều ấy lắm, nên lời lẽ của họ rất thông thưởng mà lôi cuốn được đám đông. Còn các vị thạc sĩ, bác sĩ, lời lẽ rất chải chuốt lại không được hoan nghênh, mặc dầu diễn văn của họ đăng trên báo, in trong sách, được phái trí thức rất thưởng thức. Cụ thể hoá những cái trừu tượng Vậy điều kiện chủ yếu là phải sáng sủa, sáng sủa gấp ba một bài luận văn viết trên giấy. Mà muốn sáng sủa, xin bạn đừng lý thuyết nhiều quá và ráng cụ thể hoá những cái trừu tượng. Đừng nói : "hy sinh cho tổ quốc" mà nói "xả thân trên bãi chiến trường"; đừng nói "tính kiêu căng" mà nói “tính coi người như cỏ rác, coi người bằng nửa con mắt"; đừng nói "người ấy lễ độ”, mà nói "lời lẽ người ấy nhã nhặn, cử chỉ hoà nhã, gặp ai cũng vui vẻ chào hỏi". Vài phép lý luận Tuy vậy, nhiều khi cũng phải lý luận. Dưới đây tôi xin nhắc lại vài lối lý luận thông thường để các bạn tuỳ cơ dùng tới. a) Phép tam đoạn tức là phép rất thường dùng trong môn toán học. Chắc các bạn còn nhớ định lý : Hễ A và B đều bằng C thì A và B cũng bằng nhau. Ví dụ : làm người (A) thì ai cũng phải chết (B) Tôi (C) là người (A) Vậy tôi (C) sẽ chết (B) Nghĩa là : A = B A = C Vậy C = B Ta đưa ra một chân lý chung (làm người thì ai cũng phải chết; đoạn thứ nhất), rồi đưa ra một chân lý riêng (Tôi là người : đoạn thứ nhì ) và kết luận rằng chân lý chung được áp dụng vào trường hợp riêng đó được (vậy tôi sẽ chết : đoạn thứ ba). Hết thảy có ba đoạn, cho nên kêu là tam đoạn luận.
  43. Phép tam đoạn luận có một sức thuyết phục rất mạnh. Ta nên thường dùng nó, miễn đừng quên rằng tâm lý chung (tức đoạn đầu) có đúng, thì lý luận (tức hai đoạn sau) mới vững được. b) Phép quy nạp rất được thường dùng trong khoa học thực nghiệm. Phương pháp này ngược với phương pháp trên. Trong phép tam đoạn luận ta dùng một chân lý chung để chứng minh một chân lý riêng, hẹp, để tìm ra một chân lý chung rộng. Ví dụ : tôi thấy người đương thời hễ có sinh thì có tử, người Việt, người Pháp, người Mỹ, người Đức, ở đâu cũng vậy hết. Thời nay như vậy mà thời xưa cũng vậy và tôi kết luận rằng hễ làm người thì phải chết. Phép này cũng rất thường dùng trong khoa nói, khoé dùng nó diễn giả hoá hùng hồn ngay vì mỗi một chân lý riêng có thể diễn thành một đoạn được. Đoạn này đối với đoạn kia, cân xứng nhau, rất dễ lôi cuốn thính giả. c) Phép liên đoạn. Ta sắp những xét đoán của ta thành chuỗi, cứ kết thúc của xét đoán thứ nhất thành tiền đề của xét đoán thứ nhì thành tiền đề của xét đoán thứ ba Ví dụ : Ai không nghi ngờ gì hết (A) thì không tìm tòi để hiểu biết (B). Ai không tìm tòi để hiểu biết (B) thì không thấy gì hết (C). Không thấy gì hết (C) thì không biết gì hết. Có mắt như đui (D). Vậy ai không nghi ngờ gì hết (D) thì là người có mắt như đui (D) Tóm lại: A = B (1) B = C (2) Vậy A = D C = D (3) B là kết thúc của xét đoán thứ nhất (1), thành ra tiền đề của xét đoán thứ nhì (2) Văn sĩ Jules Renerd dùng phép liên đoạn luận mà nói đùa một cách rất lý thú như sau : 37) Nếu tôi có tài thì người ta bắt chước tôi. 38) Nếu người ta bắt chước tôi, văn của tôi sẽ thành một "mốt" 39) Nếu đã thành một "mốt", có lúc người ta sẽ bỏ “mốt” ấy mà theo "mốt" mới khác, nghĩa là chán văn của tôi 40) Vậy thà không có tài còn hơn d) Phép song quan. Phép này rất công hiệu, nhất là khi bạn muốn bác lý luận của ai, dồn họ vào chỗ bí, không lối ra nữa. Muốn chứng minh một điều gì là đúng (hoặc tốt), bạn chứng minh rằng điều trái với điều
  44. ấy xét về phươug diện đều không thể có được (hoặc xấu xa). Ví dụ bạn muốn khuyên người không nên học đánh bạc, bạn có thể lý luận như sau : "Nếu ta tập đánh bạc thì một là ta phải chống cự với máu cờ bạc, hai là ta phải để cho nó sai khiến ta. Chống với nó, ta sẽ khổ sở lắm vì ta luôn luôn phải đấu tranh với ta; còn để nó sai khiến, ta sẽ mất hết cả nhân phẩm của ta đi. Cho nên đừng tập thói quen đó là hơn cả. e) Phép phản chứng. Phép này tương tự với phép trên. Muốn chứng minh một điều gì là có lý thì bạn chứng minh rằng điều trái với điều đó hoàn toàn vô lý. Những người muốn chứng minh rằng có Đấng Tạo hoá thường dùng phép ấy mà nói : Nếu không có thì ai sinh ra thuỷ tổ loài người; loài vật ? Bảo là tự nhiên mà có thì vô lý thì ở đời có cái gì tự nhiên mà có; thân thể ta cũng không phải tự nhiên mà sinh ra. Vậy thì tự nhiên phải có Đấng Sinh ra vạn vật. Những lỗi nên tránh trong khi lý luận Khi dùng những phép lý luận ấy, phải để ý đừng sa vào những lỗi sau này : a) Chưa định nghĩa đã lý luận : Biết bao người cãi nhau về đạo Nho, người thì khô cổ bênh vực, kẻ thì lớn tiếng chỉ trích; người thì tôn sùng, kẻ thì mạt sát, chỉ vì họ cho hai tiếng ấy những nghĩa khác nhau; kẻ thì cho là đạo của Khổng Tử, kẻ lại cho là lý thuyết của Tống Nho, lẻ lại chỉ nghĩ đến gốc, chỉ xét đến ngọn. b) Đinh nghĩa Sai rồi lý luận Ví dụ có người nói đạo Nho là đạo chủ trương sự tôn ti trật tự. Thời buổi này ai cũng bình đẳng hết. Vậy đạo Nho không còn hợp thời. Nhưng đạo Nho nào phải chỉ chủ trương có điều ấy? Đạo Nho còn dạy điều nhân thứ, phép tuỳ thời, lẽ trung dung nữa. Vậy chưa chắc đạo ấy hoàn toàn không hợp thời. c) Lấy môt trường hơp đăc biệt rồi nâng lên thành tổng quát Ví dụ ta mới gặp một người miền Trung nói dối và vội kết rằng hết thẩy người miền Trung đều gian trá là rất sai. d) Lầm về nguyên nhân Một hôm ta ra ngõ gặp cô gái mặc áo đen tính toán việc gì cũng không thành. Ta đừng vội kết rằng màu đen là xui xẻo, vì sự ấy chưa hẳn đã là nguyên nhân những thất bại của ta hôm ấy. Nhiều khi hai việc xảy ra trước sau nhau mà không liên quan nhân quả gì nhau
  45. hết. e) Lầm nguyên nhân với kết quả Có nhiều học sinh vì học lực còn kém, không hiểu được bài, nên chán nản sinh ra làm biếng. Thầy học hoặc phụ huynh đừng vội đổ oan cho các em ấy rằng vì làm biếng nên không hiểu được bài. Như vậy, là lấy quả làm nhân f) Cái vòng luẩn quẩn Đáng lẽ phải chứng minh cả hai chân lý thì ta lại dùng chân lý này để chứng minh chân lý kia rồi dùng chân lý kia để chứng minh lại chân lý này như vậy là mắc vào vòng luẩn quẩn. Bác quan niệm của người khác ra sao Khi bênh vực quan niệm của bạn, bạn nên noi gương ông Charles Darwin mà đoán trước những chỉ trích của thính giả để tìm lời bác những chỉ trích ấy. Ông là một nhà tự nhiên học người Anh, nổi tiếng khắp toàn cầu. Ông đã bỏ 15 năm để viết cuốn bất hủ : "Bàn về nguồn gốc của các loài". Khi viết xong, ông biết tư tưởng của ông sẽ làm xáo trộn cả những nhận định tuy sai lầm nhưng đã sẵn có từ trước và vì vậy sẽ có rất nhiều người không công nhận thuyết mới của ông. Ông bèn bỏ ra 15 năm nữa để tưởng tượng hết những lời chỉ trích của độc giả và ông đánh đổ trước những lời chỉ trích ấy. a) Muốn bác lý luận của kẻ khác, bạn xét xem người đó có dùng một trong sau lối lý luận tôi đã kể trên không? Có khi bạn nên tạm nhận lý luận của họ là đúng rồi chứng minh rằng nguyên tắc thì hay nhưng thực hành không được. b) Muốn bác môt sự kiện nào người khác đưa ra, bạn có thể chỉ cho họ thấy rằng tài liệu họ dùng đều sai hoặc không đáng tin, hoặc đã bị người ta cắt bớt, xuyên tạc. c) Muốn bác môt thành kiến, bạn phải đánh vào tâm lý đối phương. Chẳng hạn một nhà trí thức nọ có thành kiến rằng những sách viết bằng Việt ngữ đều không có giá trị, không đáng đọc. Nhưng bạn biết ông ta thích thơ Pháp lắm. Bạn ngâm một vài câu thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ Pháp, như thơ của Xuân Diệu, rồi nhờ ông ta xem xét có giống một bài thơ nào của Pháp không. Chắc chắn là ông ấy sẽ thích. Rồi bạn chỉ những đặc điểm của thơ Việt. Như vậy chỉ trong nửa giờ là bạn làm thay đổi hẳn ý kiến của người đó được. d) Bác những lời mỉa mai Phải có tài ăn nói, phải lanh trí mới bác được những lời mỉa mai. Nếu bạn không có tài ấy thì tôi khuyên bạn đừng làm thinh, người ta sẽ cho mình là ngu, không hiểu được lời mỉa mai. Bạn nên nhũn nhặn mỉm cười rồi lại tiếp tục diễn, như vậy bạn tỏ ra rằng bạn hiểu đấy, nhưng lời chỉ trích ấy, bạn chỉ coi như một lời nói đùa, không quan trọng. Vài lối hành văn
  46. Khi biện bác bạn nên để ý nào mạnh nhất về sau cùng. Muốn “hạ" ai, bạn phải làm cho người đó lúng túng dồn họ vào thế bí đã, rồi mới đem những đòn độc nhất để đập họ một vố cuối cùng, cho họ ngoi lên không nổi. Những đoạn chuyển là những đoạn khó nhất. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du tả nàng Kiều sau buổi thanh minh về nhà nhớ Đạm Tiên và Kim Trọng rồi đêm nằm mơ thấy Đạm Tiên ra thơ đoạn trường, tỉnh dậy lo buồn ra sao. Tới đoạn sau, thi sĩ tả Kim Trọng tương tự Kiều và dùng hai câu này để chuyển : Cho hay là giống hữu tỉnh, Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong! Thiệt là tự nhiên và tài tình làm sao! Còn trong Lục Vân Tiên, hầu hết những câu chuyển vụng về như hai câu dưới đây : Chuyện nàng sau vẫn còn lâu, Chuyện chàng xin kể từ đầu chép ra. Có tài như Nguyễn Đình Chiểu mà còn lúng túng trong những đoạn chuyển, huống hồ chúng ta. Cũng có thể như tính cách của chuyện kể nên cụ đồ Chiểu không chú ý trau chuốt những câu chuyện ấy. Muốn luyện lối chuyển, bạn nên đọc kỹ chuyện Kiều. Chưa luyện được, bạn nên theo quy tắc sau này : Nếu lời chuyển tự nhiên hiện trong óc bạn thì dùng nó, nếu không thì thôi, đừng cố kiếm cho kỳ được. Ông Pancisque Sarcey khuyên ta : 41) Trong bài diễn giảng, không cần đoạn chuyển. Khi bạn đã diễn hết mọi ý rồi thì cứ qua ý khác cũng như trong bữa cơm, ăn hết món trước thì đến món sau vậy. Nếu không có một dây liên lạc nào giữa ý kiến tiếp nhau thì đặt thêm một câu chuyển không tự nhiên vào làm chi?. . . Khi nói, bạn phải để ý, đừng dùng những tế nhị, những tiểu xảo, những văn hào giả hiệu đó. Những cái ấy không có giá trị gì hết mà cũng chẳng có ích lợi gì cả. Bạn cứ thẳng thắn nói : "Chúng ta đã xét xong vấn đề ấy, bây giờ đến vấn đề sau". Nhưng tốt hơn hết là đừng nói gì hết chỉ nên ngừng một chút, cũng như khi viết, ta xuống hàng vậy, rồi không cần báo trước, bước qua đoạn khác liền. Nếu trái lại, có một liên lạc giữa hai vấn đề thì bạn khỏi lo không cần phải chỉ rõ sự liên lạc đó ra làm chi. Đừng mất công bắc cầu giữa hai ý, vô ích. 42) Trong một bài diễn văn, có khi phải dùng đủ các lối văn : tả cảnh, tả người, tả hành động, kể chuyện chứ không phải chỉ dùng riêng một lối bình luận.
  47. Vậy bạn cũng nên luyện đủ cả những lối ấy. Bạn nên đọc kỹ truyện Kiều, lựa và chép riêng ra những đoạn tả cảnh, tả người, tả tình, tả hành động, những đoạn kể chuyện, những đoạn lý luận rồi phân tích tài nghệ của thi nhân. Khi tả cảnh, người hoặc vật. bạn chỉ nên tả sơ sài và chú ý hết vào những đặc điểm vì nếu tả dài quá, thính giả nghe mau chán lắm. Cũng là tả cảnh bốn bề mà Nguyễn Du chỉ dùng có 8 câu sau này : Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trong ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ dầu dầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi, Còn trong Chinh phụ ngâm thì dùng tới 20 câu : Trong bến nam, bãi che, mặt nước, Cỏ biết um, dâu mượt màu xanh Nhà thôn mấy sớm, chênh vênh Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm Trông đường bắc đôi chòm quán khách, Rườm rà cây xanh ngắt núi non Lúa thành thoi thóp bên cồn, Nghe thôi ngọc địch véo von bên lầu Non đông thấy lá hầu chất đống Trĩ sập sè, mai cũng bẻ bai, Khói mù nghi ngút ngàn khơi Con chim bạt gió lạc loài kêu thương Lũng tây chảy nước dừng uốn khúc, Nhạn liệng không, sóng giục thuyền câu, Ngàn không chen chúc khóm lau, Cách ghềnh nào thấy người đâu đi về Trông bốn bề chân trời mặt đất, Lên xuống lầu thấm thoát đôi phen, Lớp mây ngừng, mắt không nhìn, Đâu nơi chinh chiến, đâu miền Ngọc quan? Xét về lời cả hai đoạn đều đẹp, khó phân biệt hơn kém. Nhưng tôi vẫn thích tám câu của
  48. Tố Như hơn, không rườm rà, rất rõ ràng, đọc xong không những như trông thấy cảnh ở trước mắt mà còn có cảm tưởng buồn mênh mông, buồn hơn Chinh Phụ Ngâm nhiều. 43) Một câu chuyện bao giờ cũng có ba đoạn : đoạn khai, đoạn chính và đoạn chung. Muốn cho câu chuyện được thính giả ham mê, hồi hộp nghe từ đầu đến cuối, nóng lòng muốn biết kết quả ra sao thì bạn phải biết sắp đặt những động tác cho sự tò mò của thính giả tăng lên lần lần cùng với hứng thú của câu chuyện. Khi hứng thú lên tới cực điểm rồi thì nên kết thúc ngay, đừng bắt thính giả phải đợi lâu quá. Vả lại cũng đừng nên kể lể con cà con kê, kể càng ngắn càng hay, văn càng khéo. Bạn nên đọc những chuyện "Nằm vạ", "ma đậu" của Bùi Hiển, những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và tập thư của bà De Sevigne. Lối tự sự dễ làm cho thính giả chăm chú nghe bạn, miễn là bạn nói có duyên một chút. Bạn càng lý luận bao nhiêu họ càng nghi kỵ, thủ thế bấy nhiêu vì ai cũng có tâm lý bướng bỉnh, muốn giữ chặt lấy quan niệm, ý kiến của mình, dù biết rằng sai. Còn kể một chuyện, nhất là chuyện lạ, có hứng thú thì ai cũng sẵn sàng nghe bạn, và bạn có thể mượn câu chuyện dẫn dụ thính giả, đưa họ tới đâu cũng được tới nỗi họ nhận cả những ý trái ngược với thành kiến của họ. Như trên đã nói, những tác phấm của Dale Carnegie sở dĩ bán rất chạy là vì trong đó tác phẩm lý luận mà kể chuyện rất có duyên. Bài diễn văn "Hàng mẫu kim cương" ở phần phụ lục sở dĩ đã diễn đi diễn lại tới 5.700 lần cũng vì lẽ ấy : từ đầu tới cuối cũng đều là những chuyện lý thú. Tóm tắt 1) Lời lẽ sáng sủa, rõ ràng, phải có sự liên lạc tự nhiên giữa các ý. Đừng lý thuyết nhiều quá. 2) Có nhiều phép lý luận (tam đoạn, quy nạp, liên đoạn, song quan, phản chứng. . .) nhưng phải để ý, đừng : - Chưa định nghĩa rõ ràng đã lý luận - Định nghĩa sai - Lấy một trường hợp đặc biệt mà nâng lên tổng quát - Lầm về nguyên nhân - Lầm nguyên nhân với kết quả - Vướng vào vòng luẩn quẩn 3) Có nhiều cách bác kẻ khác (hoặc bác lý luận của họ hoặc bác thành kiến của họ, bác sự
  49. kiện, tài liệu của họ đưa ra ) nhưng đừng bao giờ vội vàng hoặc không cần phải bác những lời mỉa mai. 4) Lý nào mạnh nhất diễn sau 5) Trong bài diễn văn không cần có đoạn chuyển 6) Phải luyện đủ các lối : Tả cảnh, tả người, tả tình, tự sự, bình luận Chương 5: Đoạn kết Trong hầu hết các trường hợp, bước đầu và bước cuối là những bước khó thành công nhất DALE CARNEGIE Phải soạn kỹ và học thuộc đoạn mở và đoạn kết Khi bạn ra mắt ai lần đầu, có phải lúc bạn mới gặp mặt và lúc từ biệt là lúc lúng túng, khó khăn nhất không? Bạn giữ gìn từng cử chỉ, từng lời ăn tiếng nói, để người ta có cảm tưởng tốt về bạn. Bất kỳ công việc nào cũng vậy, mà nhất là việc diễn thuyết, bạn càng phải để hết tâm trí vào đoạn mở và đoạn kết. Kết tức là gói ghém thắt buộc lại. Đoạn kết là bước nhảy cuối cùng để tới đích. Diễn văn của bạn có làm cảm động, lôi cuốn được thính giả hay không là nhờ nó, vì sau khi ngồi nghe bạn nói suốt một giờ, phần đông thính giả chỉ nhớ những lời sau cùng của bạn và chỉ những cảm giác cuối cùng để khắc sâu vào óc họ. Vì vậy đoạn kết phải đập mạnh vào trí, và phải nhập sâu vào lòng họ. Trên kia tôi đã khuyên nên soạn miệng bài diễn văn. Đó chỉ là nói về đoạn giữa thôi vì trong đoạn ấy bạn phải biết ứng khẩu, phải nói vừa dò xét cả tướng của thính giả, rồi tuỳ theo đó mà lựa cách thay đổi bài viết văn, rút ngắn lại, hoặc kéo dài ra, hoặc bớt lý luận, thêm ví dụ, có khi phải đổi cả phương pháp lý luận. Nhưng về đoạn mở và đoạn kết thì bạn phải viết trước và học trước. Chỉ cần soạn một lối mở thôi vì đoạn ấy có thể định trước vài ba lối để tuỳ cảm xúc tâm lý của khán giả mà dùng lối này hay lối khác. Những lỗi nên tránh Soạn nó ra sao? Không quy tắc nào nhất định. Khoa nói thiên biến vạn hoá còn hơn phép làm văn nữa. Tuy vậy cũng có những lỗi nên tránh và những lối nên theo. Bạn phải tránh : a) Đừng cho đoan kết ngắn quá Có nhiều người kết cục ngắn ngủn như vầy :
  50. 44) Tôi đã xét hết vấn đề rồi. Vậy xin ngừng. Lối ấy rất vụng về, làm cho thính giả có cảm tưởng đứng trước một người chít khăn đóng bận áo gấm nhưng quần ngắn tới nửa ống cẳng và chân đi đất. b) Mà cũng đừng nên dài quá Khi bạn bắt đầu vào đoạn kết, thường thường thính giả biết được liền, trừ phi bạn vụng về làm thì không kể. mà cũng nên dùng một trong những cách sau này : ngừng một chút sau khi nói hết đoạn giữa rồi cao giọng lên; hoặc nói chầm chậm khi vào đoạn kết, để cho họ biết rằng bài diễn văn sắp hết. Vậy họ biết trước rằng sắp hết rồi và sửa soạn để ra về. Lúc ấy nếu bạn nói thêm dăm ba câu có ý nghĩa thì rất nên, chứ nếu bạn lè nhè kể lể dài dòng như một người đi đi, lại lại hoài trước cửa mà không chịu ra cho, thì thính giả sẽ chán ngán, nóng ruột vô cùng và trách bạn làm mất thì giờ của họ, làm họ trễ bữa hoặc lỡ một cuộc hội họp. Nhất là nếu bạn lại ráng pha trò một cách vô duyên hoặc có cái giọng cảm động nhạt nhẽo thì thật tai hại cho bạn. Những quy tắc nên theo Có 2 quy tắc nên theo : a) Làm cho thính giả ra về mà còn tiếc, muốn đươc nghe nữa. Không phải là nói trong một giờ hay giờ rưỡi mà bài diễn văn của bạn có vẻ dài đâu. Dài hay không là do cảm tưởng của thính giả chứ không do thời gian. Vậy bạn phải dò xét thính giả, nhìn cặp mắt họ, nhận từng cử chỉ của họ. Nếu họ thắt lại chiếc cà vạt hoặc liếc mắt nhìn đồng hồ đeo tay, hoặc ngáp dài ngáp ngắn, uể oải ngả lưng vào ghế thì bạn nên kết ngay đi và lựa lối kết nào ngắn nhất bạn đã soạn trước mà đọc lớn tiếng lên. b) Kết làm sao cho người đui nghe cũng biết được là hết. Dưới đây là một thí dụ trích trong một bài diễn văn của Hoàng tử xứ Galles 45) Thưa các ngài, tôi vốn thận trọng và tôi sợ hôm nay đã quên mất đức ấy mà nói về tôi nhiều quá. Nhưng như vậy chính vì tôi muốn thưa để các ngài hay, tôi đã có những cảm tưởng gì về địa vị và trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ có thể hứa với các ngài rằng luôn luôn tôi sẽ ráng sống sao cho xứng đáng với trách nhiệm lớn lao ấy và khỏi phụ lòng tin cậy của các ngài. 46) Tôi có thể nói hầu hết những bài diễn văn hay đều có lối kết như vậy Vài lối kết Dưới đây là vài lối kết bạn có thể tuỳ trường hợp mà áp dụng được. a) Tóm tắt trong bài
  51. Tóm tắt là bỏ những chi tiết, chỉ kể những điều quan trọng thôi. Vậy không được đọc lại cả bài diễn văn từ đầu đến cuối. Tóm tắt càng gọn chừng nào càng hay chừng nấy, nhưng gọn mà văn không được thiếu. Đoạn dưới đây có đủ hai điều kiện ấy : Tóm lại, thưa quí Ngài, phương pháp tổ chức công việc theo khoa học thật nhiệm màu. Nhờ nó mà năng lực sản xuất của loài người tăng lên gấp 10, gấp 100. Mà quy tắc không có chi là hết. Chỉ cần chịu suy xét và có tấm lòng công bằng. Chịu suy xét là gặp mỗi việc cũng hỏi : Tại sao?” rồi tìm cách cải thiện việc ấy. Có tấm lòng công bằng là trong khi tiếp xúc với người khách, hễ cái gì ta không muốn thì đừng bắt người ta chịu, cái gì ta muốn thì gắng làm cho được : như vậy, không có sự xích mích mà người ta sẽ tận tâm giúp mình. Có hai đức ấy là nắm được bí quyết của khoa Tổ chức công việc theo khoa học vậy. b) Kết bằng lời khuyên về luân lý, như đoạn cuối truyệu Thuý Kiều : Ngẫm hay muôn sự tại trời, Trước kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới đặng phần thanh cao Có đâu thiên vị người nào, Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai. Có tài mà cậy chi tài? Chữ tài liền với chữ tai một vần Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa, Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. c) Khuyến khích sự họat động Một bài diễn văn hay là một bài làm cho thính giả cảm động và hăng hái hoạt động chứ không phải là một bài lời lẽ bóng bẩy, êm tai. Linh mục Massillon, một nhà hùng biện Pháp hồi thế kỷ thứ 17, nói : 47) Một linh mục có tài giảng đạo khi nào các tín đồ, sau khi nghe giảng, lặng lẽ ra khỏi nhà thờ và tự nhủ : "Tôi thành công như cha đã giảng". Ông có tài khêu gợi trí hoạt động của thính giả, cho nên ông giảng đạo xong, vua Louis XIV khen : 48) Trẫm đã được nghe nhiều nhà hùng biện và đã thấy mến họ, nhưng Trẫm nghe cha giảng thì Trẫm thấy bất mãn về mọi hành vi của Trẫm. Nghĩa là nhà vua nhận rằng nghe giảng xong, Ngài muốn tu thân sửa tính, muốn hăng hái hoạt động.
  52. Bạn phải ráng sao cho đoạn kết để một cảnh tượng như vậy trong đầu óc thính giả. Bạn thử đọc đoạn kết sau này trong bài : Vi học dữ tố nhân (Đi học và làm người) của Lương Khải Siêu viết cho các học sinh Trung Quốc, xem có thấy nhiệt tâm tu tỉnh không? - Này các bạn! Các bạn bây giờ có hoài nghi không? Có bi ai thống khổ không? Tôi xin thưa với các bạn : các bạn hoài nghi, sầu muộn. Ngấm ngầm chính vì các bạn không có trí thức mà hoá ra mê hoặc, các bạn bi ai thống khổ chính vì các bạn không có lòng nhân mà sinh ra lo lắng. Đó đều do trí thức, tình cảm, ý lực của các bạn chưa được tu dưỡng mài luyện cho nên chưa thành người. Tôi mong các bạn có lòng thiết tha tự giác! Tự giác rồi thì tự nhiên tự động. Ngoài trường học ra, tất còn nhiều cách học nữa : đọc một quyển kinh, xét một bộ sử, ở đâu cũng có thể kiếm ông thầy tốt được. d) Đăt vài câu hỏi để thính giả tự đáp Trần Hành Chiết, sau khi bàn về lẽ cần thích ứng với hoàn cảnh làm cũng có khi phải biết cải tạo hoàn cảnh nữa, kết : 49) Các bạn thanh niên bảo phải có hoàn cảnh tốt rồi mới nên thích ứng với nó? Nhưng hiện nay, ở Trung Quốc có những hoàn cảnh nào là tốt? Liếc mắt ngó bốn bề, chỉ thấy những thế lực tàn ác lụt trời, đầy đất, trùng trùng điệp điệp bao vây. Trong số các bạn, ai là người có cái dũng khí phản kháng những thế lực tàn ác ấy? Ai là người có cái quyết tâm cải tạo hoàn cảnh ấy? (1) e) Phác một tương lai vui vẻ hoặc rực rỡ, như đọan kết bất hủ trong cuốn Chinh Phụ Ngâm Xin vì chàng xếp bào cởi giáp Xin vì chàng giữ lớp phong sương Vì chàng tay chuốt chén vàng Vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng. Mở khăn lệ chàng trông từng tấm, Đọc thơ sầu chàng thấm từng câu, Câu vui đối với câu sầu Rượu khà cũng kể trước sau một lời. Sẽ rót rơi lần lần từng chén, Sẽ ca dần len lén từng thiên. Liên ngâm, đối ẩm đòi phen Cùng chàng lại kết mối duyên đến già. Cho bõ lúc sầu xa cách nhớ,