Nghệ thuật điêu khắc

pdf 16 trang phuongnguyen 2120
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ thuật điêu khắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_dieu_khac.pdf

Nội dung text: Nghệ thuật điêu khắc

  1. NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC Điêu khắc thời Lý tinh vi và cân đối , mang cái trung dũng tĩnh tại và cái “hư không “của Phật Giáo .Vừa mới thoát khỏi nghìn năm nô lệ , được sống trong thái bình thịnh vượng các nghệ sĩ có thể đắm mình trong tôn giáo và triết học, tỉ mỉ tạc những pho tượng thể hiện cái nhìn thoát tục . Bên cạnh đó , điêu khắc cũng chịu ảnh hưởng Chăm . Những hình trang trí trên mặt đá của Chương Sơn( Hà Nam ) có bố cục , dáng điệu và hình thể gần với điêu khắc Chăm , nhưng cách biểu hiện khuôn mặt lại thuần Việt , những khuôn mặt vũ nữ không tròn bầu , xa xăm và có phần vô cảm như những khuôn mặt Chăm ,mà linh động và tươi trẻ. Pho tượng đời Lý nổi tiếng nhất là tượng A Di Đà của Chùa Phật Tích. Tượng cao 2m77 cả bệ , riêng tượng cao 1m87( bằng cái linga của chị Toet ), thể hiện Đức Phật đang ngồi thuyết pháp trên tòa sen . Tòa sen cao và bệ tượng tạo thành một hình tháp nhiều tầng gây cảm giác như đang nâng bổng Đức Phật lên .Dáng ngồi của Phật thanh thoát ,thư giãn .Đường cong chạy từ cổ dọc theo sống lưng cộng với khuôn mặt thoát tục gợi đến cái đẹp và sự dịu dàng phi giới tính . Toàn bức tượng cho ấn tượng vè sự đốn ngộ cao siêu và tâm hồn tĩnh tại cũng rất thoát tục và lãng mạn ,con rồng uốn lượn mềm mại và có một cái đầu mơ màng, những khúc uốn nhỏ dần phía đuôi . Điêu khắc đời Lý độc đáo , chủ yếu trên gốm và trên đá . Đề tài thường là thiên nhiên như mây , nước,hoa sen , hoa cúc và đặc biệt là hình tượng con rồng với nhiều nếp cong mềm mại tượng trưng cho nguồn nước , niềm mơ ước cho cư dân trồng lúa . Hình tượng con rồng của triều đại này không lẫn được với triều đại khác. Những hình điêu khắc ở chùa Phật Tích cho ta thấy rằng nghệ thuật điêu khắc thời
  2. Lý không những tiếp thu nghệ thuật Trung Hoa mà còn của ChamPa nữa : nhạc công và vũ nữ ,hình tượng thần điều Garuda. Rồng thời Lý có bốn chân ,loại lớn có vẩy . Nó rất khác con rồng thô to và mạnh thời Trần , cũng rất khác con rồng đường bệ của Trung Hoa . Thật thú vị khi con vật biểu tượng của Hoàng Đế mà lại tỏ ra mơ mộng và đáng yêu như thế .Nó chứng tỏ cái chất vị tha Phật Giáo và cái lãng mạn , cái triết lý đã thấm sâu vào thời đại ấy, từ nhà vua đến thứ dân ,nhà sư và nghệ sỹ . Mô típ Rồng triều Lý đã xuất hiện trên nhiều loại trang trí bố cục hình tròn ,hình cánh sen , hình lá đề, hình chữ nhật .Hầu như ở đâu , không gian nào ,những con rồng luôn có tư thế và cấu trúc giống nhau . Nếu nhận xét một cách tương đối kĩ tính như PGS Nguyễn Du Chi , thì có thể chia rồng thời Lý làm hai loại , loại cổ ngẫng và cổ rụt . Phong cách thời Lý , về đề tài liên quan đến rồng và bố cục hình trang trí rồng , được các đời sau học theo và giữ gìn . TƯỢNG PHẬT CHÙA PHẬT TÍCH Trong khuôn viên chùa ngày nay còn có pho tượng A Di Đà ngự tại thượng điện Chùa ,chiếm vị thế vô cùng quan trọng đối với nền mỹ thuật dân gian ở nước ta . Đây là pho tượng cổ nhất ở miền Bắc , đã được công nhận kỷ lục Phật Giáo , đồng thời tại Bảo TàngLịch Sử Quốc gia và Bảo Tàng Mỹ Thuật đều có phiên bản của pho tượng này . Bức tượng ở Chùa Làm bằng đá năm 1057, tạc Phật A Di Đà ngồi thiền định trên tòa sen , cao 1m85 ( tính cả bệ đá là cao 3m ). Các miếng vá trên tượng này tuy khéo song không che hết dấu vết phá hủy của chiến tranh . Tượng có đầu nở ,tóc xoắn ốc , tai to chảy ,khuôn mặt trái xoan đẹp , đôi mắt phượng hiền từ khép hờ nhìn xuống ,mũi dọc dừa cao đầy , môi mỉm cười độ lượng . thân tượng dong dỏng,thanh thoát , hai cánh tay ẩn trong làn áo vẫn toát lên vẻ thon lẳn , các ngón tay búp măng dài quý phái . tượng mặc áo cà sa có hai lớp : lớp trong để hở ngực tôn vẻ đẹp cổ kiêu ba ngấn ,giữa có thắt lưng bằng
  3. chiếc nơ xinh xắn . Lớp áo ngoài ôm sát lấy thân mình thon thả của tượng mềm , mỏng , chảy mượt thành nhiều nếp xuống tận đài sen bởi nét chạm khắc tinh xảo , nghệ thuật . bệ tượng thành hai phần :đế và đài sen. Đế bát giác năm tầng : tầng sát đất để trơn , tầng hai và ba chạm nổi các lớp sóng kép ,tầng bốn và năm mỗi mặt chạm nổi đôi “rồng giun” bờm tóc dài ( đặc trưng rồng thời Lý ) nới đuôi nhau , chạy quanh bệ tượng . Đài sen có 15 cánh to nở rộ ,mỗi cánh sen chạm môt đôi rồng chầu vào hình Phật ngồi thiền trên đài sen hào quang tỏa sáng hình lá đề. Ngoài tượng Phật A Di Đà quý hiếm , chùa Phật Tích còn bảo lưu được những di vật quý khác như : chân cột bằng đá chạm khắc hoa sen( mỗi hoa sen là một đôi rồng chầu ), hình dàn nhạc công “thiên thần “đang tấu nhạc dận tộc , nhằm tôn vinh Phật pháp . Tượng đầu người mình chim( chim thần kinnaras) đánh trống cơm , với ý nghĩa tấu nhạc thiên thần để dẫn chúng sinh vào con đường của đạo pháp . Đặc biệt là hang thú đá 10 con to lớn phủ quỳ gồm (ngựa , trâu ,tê giác , voi , sư tử ) đối xứng nhau trước cửa Chùa . Những thú đá này được nằm trên bệ đá có những cánh hoa sen ( cao trung bình 1m2 , dài 1m5-1m8 ) trên thân mình sư
  4. tử có những lớp vân mây xoắn biểu tượng cho những tinh tú . Nhựng linh vật này đều được tạo trong tư thế chầu phục và ẩn chứa một tinh thần sâu xa quy phục phật pháp
  5. Chùa Đậu có hai pho tượng của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã tu ơ chùa vào khoảng thế kỷ 17, được tạo thành bằng cách bó sơn ta rồi quang dầu ra ngoài chính thi hài các nhà sư . Đầu năm 1993, Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam đã được giao nhiệm vụ lập phương án thiết kế và thi công trùng tu hai pho tượng này . Khi chiếu tia X quang , các nhà nghiên cứu còn thấy rõ xương cốt bên trong thi hài và kết luận rằng : không có vết đụ đẽo ,không có hiện tượng rút ruột ,hút óc và các khớp xương dính chặt với nhau như thể tự nhiên . Đây là hai vị Thiền Sư đắc đạo tại Chùa , để lại toàn thân xá lợi . Xá lợi đốt không cháy , ngâm trong nước không tan . Tượng Thiền Sư Vũ Khắc Minh đã được tu bổ với các kỹ thuật truyền thống như : bó , hom ,lót , thí , mài và thếp với các nguyên liệu như : sơn ta , vải màn , giấy dó , mạt cưa và đất . Tổng số lớp sơn và thếp vàng là 14 lớp . Trước khi tu bổ , tượng nặng 7 kg , sau khi tu bổ , tượng nặng 7,5 kg. Pho tượng Vũ Khắc Trường đã bị hỏng nặng vào khoảng năm 1983 do am đặt tượng bị ngập sau trận lụt lớn . Tượng hồi đó đã được ông Vũ văn Tuyền ,cháu của Thiền Sư Vũ khắc trường đắp lại bằng đất và sơn ta ,Tượng đã được các nhà
  6. nghiên cứu sắp xếp lại các xương bị gãy , xông thuốc hai lần và phủ xương bằng dung dịch PVC và đưa lại xương vào trong tượng và bao kín toàn tượng bằng sơn ta , giấy bản ,vải màn , mạt cưa , đất và thếp bạc ,chỗ dáy nhất tới 22 lớp . Toàn bộ pho tượng sau khi tu bổ nặng 31kg . Cột biển ,tượng đài hoành tráng ở ngoài trời ( tồn tại hơn 9 thế kỷ ) đa trở thành niềm tự hào của nền điêu khắc Việt Nam . Nhiều nghệ sĩ đã say mê chiêm ngưỡng cột biển đó in bóng ấn tượng ,kỳ ảo vào núi non , đồng ruộng sông ngòi ở các thời điểm khác nhau khi mặt trời chiếu rọi . Không phải ngẫu nhiên mà cột biển Chùa Dạm được gia công thành phiên bản đặt tại sân Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam .
  7. CHÙA HƯƠNG LÃNG Chùa Hương lãng tên chữ là Thạch Quang Tự vốn xưa thuộc xú Bắc nhưng nay thuộc Hưng Yên , là một ngôi Chùa lớn của thời Lý , song đã bị hủy hoại hoàn toàn , trên nền cũ ở phía trước còn những tượng con sấu trên thành bậc cửa , và
  8. đặc biệt trên gò cao là nền thượng điện xưa có tượng con sư tử đội tòa sen rất lớn : cao 100cm , dài 230cm ,rộng 136cm . Con sư tử này được chạm kỹ phần đầu và phần đuôi , còn khoảng thân ở giữa để trơn , ở tư thế đội tòa sen,sư tử nằm phủ phục áp sát đất , hai bàn chân trước đặt lên hai quả cầu nhỏ ,miệng mở vừa phải nhưng đã bị su6t1 mất môi dưới và cằm , mũi chun lại ngắn , cặp mắt linh lợi khá lớn ẩn dưới hàng lông mày dậm , giữa trán nổi lên bông hoa tròn nhiều cánh như hoa cúc , có thể là biểu trưng của mặt trời , tiếp theo phía trên còn nhô lên một biển nhỏ chữ VƯƠNG đại tự khẳng định con vật này là chúa tể rứng xanh . cách một quãng thân để trống trơn ,đến phần cuối lại tạc thành mông rất cẩn thận . Hai chân gấp lại bám đất , cái đuôi dựng lên áp sát mông thành hình dấu hỏi xoắn tròn chặt chẽ .Đặc biệt trên lưng phủ xuống có tấm đệm như hình cái khánh , mà mép đệm được treo xen kẽ quả lục –lạc ( nhạc ) và gù tua . Như vậy rõ ràng con sư tử đã thuần dưỡng , trở thành con vật nuôi trong nhà , ở cả hai phần đầu và mông sư tử đều được chạm cẩn thận , ngoài những túm lông cuộn móc ken dầy ở vai ,hai bên má và mông còn điểm nhiều bông hoa nhiều cánh khá to, lông đuôi được chải rất mượt , những gù tua tỉa tót từng sợi .
  9. CHÙA BÀ TẤM Chùa Bà Tấm (Hà nội) có hai con sư tử đặt song hành , chỉ chạm phần đầu giống như đầu sư tử Chùa Hương Lãng. Chúng giống nhau đến kỳ lạ , cả về kích thước và tạo dáng .và về quan niệm , nhân dân địa phương hai nơi đều gọi những tượng này là “Ông Sấm “, vừa để tỏ oai phong ,vừa để biểu thị ước vọng của cư dân nông nghiệp cần được phong đăng hòa cốc .Tinh thần này , có nhà nghiên cứu đã nhận xét :”tiếng gầm của sư tử có sức mạnh chinh phục vô biên đối với tất thảy các con thú khác . Đức Phật xuất hiện trên cõi đời cũng có sức mạnh như thế đối với cã thế giới thần và người “. Rõ ràng sư tử gầm cũng vang như sấm thì luôn đi kèm với mưa . Thờ Phật ở đây cũng phần nào gần với thờ tứ pháp .
  10. HÌNH TƯỢNG RỒNG THỜI LÝ Trên các hiện vật điêu khắc đá và gốm còn truyền cho đến nay , các nhà khoa học chỉ thấy rồng tạc dưới dạng phù điêu , không thấy chạm chìm và chạm tròn . Đó là những con rồng thân tròn lẳng ,khá dài và không có vẩy , uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu đến chân , rất nhẹ nhàng và thanh thoát . Các nhà nghiên cứu gọi đây là rồng hình giun hay hình dây và điều đập vào mắt mọi người là nó mang hình dạng của một con rắn . Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên , miệng thì há to , mép trên của miệng không có mũi , kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại , vươn lên cao ,vuốt nhỏ dần về phía cuối . Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên , uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên , có trường hợp răng nanh rất dài , uốn lượn mềm mại để vươn lên , hoặc với vòi lên bao lấy viên ngọc .
  11. Thân rồng dài , dọc sống lưng có một hàng vẩy thấp tỉa riêng ra từng cái , đầu vây trước tua vào hàng vây sau . Bụng là đốt ngắn như bụng rắn , có bốn chân ,mỗi chân có ba ngón phía trước , không có ngón chân sau . Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định .Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất , chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn này . Hai chân sau bao giờ bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba . cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân loài chim .
  12. nguồn khanhhoathuynga