Nâng cao độ bền của đường hàn trong quá trình phun ép nhựa bằng phương pháp điều khiển nhiệt độ khuôn

pdf 8 trang phuongnguyen 860
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao độ bền của đường hàn trong quá trình phun ép nhựa bằng phương pháp điều khiển nhiệt độ khuôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_do_ben_cua_duong_han_trong_qua_trinh_phun_ep_nhua_b.pdf

Nội dung text: Nâng cao độ bền của đường hàn trong quá trình phun ép nhựa bằng phương pháp điều khiển nhiệt độ khuôn

  1. NGHIÊN‱CỨU‱-‱TRAO‱ĐỔI NÂNG CAO ĐỘ BỀN CỦA ĐƯỜNG HÀN TRONG QUÁ TRÌNH PHUN ÉP NHỰA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ KHUÔN IMPROVE THE WELD LINE STRENGTH BY MOLD TEMPERATURE CONTROL Phạm Sơn Minh, Phạm Minh Đăng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Trong bài báo này, độ bền kéo của đường hàn trong sản phẩm nhựa đã được nghiên cứu với sự hỗ trợ của thiết bị gia nhiệt cục bộ. Các mẫu thử kéo được thiết kế theo tiêu chuẩn ASTM 638 và được phun ép với lòng khuôn có 2 cổng vào nhựa và đường hàn sẽ xuất hiện tại vị trí giữa của thanh thử kéo. Nhiệt độ khuôn cục bộ tại vùng xuất hiện đường hàn sẽ được gia nhiệt với các mức nhiệt độ: 30 oC, 90 oC và 150 oC. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ khuôn tăng từ 30 oC đến 90 oC, độ bền kéo của đường hàn được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng nhiệt độ lên 150 oC, độ bền kéo của đường hàn hầu như không thay đổi nhiều. Từ khóa: Khuôn phun ép nhựa, điều khiển nhiệt độ khuôn, độ bền đường hàn. ABSTRACT In this paper, the weld line strength of injection molding part was researched with the assisted of local heating divice. The testing samples was designed by the ASTM 638 standard and molded with the two gates, so, the weld line will appeared at the center of the testing sample. The area of welding lien was heated with the target temperature of 30 oC, 90 oC, and 150 oC. The results show that when the local temperature increases from 30 oC to 90 oC, the weld line strength has a clear improvement. However, when the local mold temperature raise to 150 oC, the weld line strength has no change. Keywords: Injection molding, mold temperature control, weld line strength. TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 1+2 năm 2014 75 www.cokhivietnam.vn
  2. NGHIÊN‱CỨU‱-‱TRAO‱ĐỔI 1. ĐẶT VẤN ĐỀ trap), cong vênh (warpage) do co rút không đồng đều, Trong nhóm khuyết tật này, khuyết Hiện nay, do yêu cầu ngày càng cao của tật về đường hàn được hình thành do quá trình thị trường và người tiêu dùng, các sản phẩm nhựa ngày càng có các kết cấu, hình dạng phức tiếp xúc, giao nhau giữa hai dòng nhựa lỏng tạp hơn. Song song với quá trình phát triển các (hình 1). Với đặc điểm này, đường hàn hầu như thiết kế này, các khuyết tật của sản phẩm nhựa xuất hiện trên tất cả các sản phẩm nhựa và tính cũng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Các khuyết thẩm mỹ của sản phẩm không những bị ảnh tật phổ biến do hình dạng của sản phẩm có thể hưởng xấu, mà độ bền của sản phẩm cũng sẽ kể đến như: Đường hàn (weld line), rổ khí (air giảm đáng kể. Hình 1: Quá trình hình thành đường hàn trên sản phẩm nhựa. 76 TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 1+2 năm 2014 www.cokhivietnam.vn
  3. NGHIÊN‱CỨU‱-‱TRAO‱ĐỔI Đến nay, nhằm khắc phục khuyết tật này, hầu Trong nhóm thứ nhất, phương pháp gia nhiệt hết các sản phẩm nhựa được phủ một lớp sơn lên bằng hơi nước (steam heating) được đề xuất như bề mặt. Với phương án này, bề mặt sản phẩm sẽ (hình 2), phương án này có thể đạt được tốc độ đẹp hơn. Tuy nhiên, nhà sản xuất sẽ phải chịu chi gia nhiệt từ 1oC/s đến 3 oC/s [3]. Tuy nhiên, tốc phí cho quá trình sơn phủ. Ngoài ra, vấn đề về ô độ gia nhiệt theo phương pháp này không được nhiễm môi trường cũng cần xem xét khi phương đánh giá cao và quá trình giải nhiệt cho khuôn án sơn phủ được sử dụng. Bên cạnh đó, mặc dù cũng sẽ gặp nhiều khó khăn Trong nghiên cứu đường hàn sẽ không còn xuất hiện trên bề mặt của khác, tốc độ gia nhiệt được cải tiến đáng kể khi sản phẩm nhựa do được phủ bằng lớp sơn, nhưng phương pháp gia nhiệt cho bề mặt khuôn được độ bền của sản phẩm vẫn bị giảm đi đáng kể. Do sử dụng (nhóm II). Khi sử dụng các phương pháp đó, nhằm tăng độ bền kéo của đường hàn trên sản này, quá trình điền đầy của nhựa vào lòng khuôn phẩm nhựa, phương pháp gia nhiệt cục bộ tại vị được cải thiện khi bề mặt khuôn được phủ một trí xuất hiện đường hàn được đề xuất nhằm tăng lớp cách nhiệt. Nhìn chung, nhóm các phương khả năng kết dính của hai dòng nhựa, cũng như pháp này có thể tăng nhiệt độ bề mặt khuôn lên tăng độ bền kéo của đường hàn. khoảng 25 oC [4, 5]. Trong nhóm gia nhiệt cho Ngoài khả năng nâng cao độ bền kéo của bề mặt khuôn, hệ thống gia nhiệt bằng tia hồng đường hàn, tối ưu hóa quá trình điều khiển nhiệt ngoại (infrared heating) được nghiên cứu và ứng độ khuôn là một trong những cách hiệu quả nhất dụng cho khuôn phun ép nhựa [6, 7]. Hệ thống nhằm nâng cao chất lượng bề mặt sản phẩm nhựa gia nhiệt bằng tia hồng ngoại được ứng dụng cho [1,2]. Nhìn chung, nếu nhiệt độ bề mặt lòng khuôn phun ép sản phẩm dạng micro. Nghiên khuôn cao, quá trình điền đầy nhựa sẽ được dễ cứu này cho thấy với nhiệt độ khuôn 80 oC, và dàng hơn, và trong hầu hết các trường hợp, chất 10 s gia nhiệt, toàn bộ các kết cấu micro được lượng bề mặt sản phẩm sẽ được cải thiện đáng điền đầy nhựa. kể. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ của các tấm khuôn tăng cao, quá trình giải nhiệt của khuôn nhựa sẽ bị Nhìn chung, quá trình gia nhiệt cho khuôn kéo dài và chu kỳ phun ép sẽ tốn nhiều thời gian, phun ép nhựa hầu như đều có ảnh hưởng tích cực giá thành sản phẩm cũng sẽ gia tăng. Vì vậy, mục đến chất lượng sản phẩm nhựa. Do đó, các phương tiêu quan trọng của quá trình điều khiển nhiệt độ pháp gia nhiệt nêu trên đều được ứng dụng trong khuôn phun ép là: Gia nhiệt cho bề mặt khuôn đến các qui trình phun ép sản phẩm nhựa với các yêu nhiệt độ yêu cầu, nhưng vẫn đảm bảo thời gian cầu kỹ thuật cao như: micro – injection molding, chu kỳ phun ép không quá dài. high aspect ratio injection molding Trong các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đường hàn là Nhìn chung, dựa vào ảnh hưởng nhiệt độ lên một trong các khuyết tật thường xuất hiện trong tấm khuôn, quá trình gia nhiệt cho khuôn phun ép quá trình phun ép, và thường được nêu ra trong được chia làm 2 nhóm chính: quá trình đánh giá chất lượng sản phẩm nhựa. Đến Nhóm I: Gia nhiệt cả tấm khuôn (volume nay, đã có một số nghiên cứu về vấn đề đường hàn heating). trong qui trình phun ép nhựa và các nghiên cứu Nhóm II: Gia nhiệt cho bề mặt khuôn (surface này chủ yếu tập trung vào độ bền kéo và phương heating). pháp làm mờ đường hàn. TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 1+2 năm 2014 77 www.cokhivietnam.vn
  4. NGHIÊN‱CỨU‱-‱TRAO‱ĐỔI Trong nghiên cứu của Matti Koponen [8], hàn là một trong những khuyết tật thường xuyên mô hình ngiên cứu đường được tiến hành thực xuất hiện và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nghiệm với sự thay đổi của tốc độ dòng chảy và tính thẩm mỹ của sản phẩm nhựa. Qua các nhựa và áp suất phun. Kết quả cho thấy khi nghiên cứu trước đây [7 – 12], thông số về nhiệt tăng tốc độ phun từ 30 cm3/s đến 380 cm3/s, độ có ảnh hưởng nhiều đến độ bền của đường hàn. độ bền kéo theo chiều dòng chảy của đường Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về ảnh hưởng hàn sẽ tăng từ 122 MPa đến 145 MPa. Ngoài của nhiệt độ đến chất lượng đường hàn như đã ra, khi tăng áp suất nén của khuôn, hầu như tất nêu trên [10 – 13], nhiệt độ khuôn chỉ được thay cả độ bền kéo theo các phương của đường hàn đổi trong vùng tham khảo của từng loại vật liệu. sẽ được cải thiện. Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng Ví dụ: PC: 40 oC đến 90 oC, PP: 25 oC đến 80 của hình dáng đường hàn và thông số phun ép oC, Trong các nghiên cứu về điều khiển nhiệt đến độ bền kéo của đường hàn, Cheng-Hsien độ khuôn (Dynamic mold temperature control), Wu đã sử dụng mô hình đường hàn với các loại nhiệt độ bề mặt của tấm khuôn có thể tăng lên đến tiết diện khác nhau [9]. Trong nhóm các thông 200 oC, gần bằng với nhiệt độ nhựa nóng chảy số phun ép, nghiên cứu này cho thấy nhiệt độ (melt temperature) [1 – 9]. Do đó, nghiên cứu này nhựa nóng chảy (melt temperature) (từ 200 oC sẽ tập trung nghiên cứu độ bền kéo của đường hàn đến 220 oC) có ảnh hưởng mạnh nhất đến độ bền ứng với trường hợp gia nhiệt cho bề mặt khuôn của đường hàn, sau đó là các thống số khác như: đến nhiệt độ cao hơn 100 oC. Thời gian định hình (Packing pressure – 10 MPa đến 30 MPa), tốc độ chảy của nhựa (Injection Như đã trình bày ở trên, vấn đề nâng cao chất velocity – 90 mm/s đến 150 mm/s) và nhiệt độ lượng và tính thẩm mỹ của đường hàn là một quá khuôn (Mold temperatrue – từ 32 oC đến 52 oC). trình phức tạp, đòi hỏi tốn nhiều chi phí và thời Áp suất định hình (packing pressure) và gia gian. Hiện nay, để khắc phục khuyết tật đường tốc của nhựa (injection acceleration) trong quá hàn của sản phẩm nhựa, nhà sản xuất thường trình điền đầy lòng khuôn (fi lling step) hầu như dùng phương pháp sơn phủ lên bề mặt của sản không ảnh hưởng đến độ bền của đường hàn. Độ phẩm nhựa. Với phương án này, bề mặt sản phẩm bền uốn của đường hàn giữa vật liệu nhựa vô sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên, nhà sản xuất sẽ phải chịu định hình (Amorphous) (như PC) và bán tinh chi phí cho quá trình sơn phủ. Ngoài ra, vấn đề về thể (Semicrystally) (như PE) cũng được xem ô nhiễm môi trường cũng cần xem xét khi phương xét qua nghiên cứu của N. Mekhilef [10]. Kết án này được sử dụng. Bên cạnh đó, mặc dù đường quả cho thấy độ bền uốn đường hàn của nhựa hàn sẽ không còn xuất hiện trên bề mặt của sản amorphous (PC) sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn nhựa phẩm nhựa do được phủ bằng lớp sơn, nhưng độ semicrystally (PE) khi nhiệt độ phun thay đổi bền của sản phẩm vẫn bị giảm đi đáng kể. Do trong khoảng 250 oC đến 300 oC. Ngoài ra, độ đó, nhằm tăng độ bền kéo của đường hàn trên sản bền uốn của hỗn hợp PC/PE sẽ tăng khi nhiệt độ phẩm nhựa, phương pháp gia nhiệt cục bộ tại vị phun tăng. trí xuất hiện đường hàn được đề xuất nhằm tăng Qua các nghiên cứu nêu trên, đối với phương khả năng kết dính của hai dòng nhựa, cũng như pháp phun ép sản phẩm nhựa, khuyết tật về đường tăng độ bền kéo của đường hàn. 78 TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 1+2 năm 2014 www.cokhivietnam.vn
  5. NGHIÊN‱CỨU‱-‱TRAO‱ĐỔI 2. PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG VÀ THÍ đường hàn sẽ xuất hiện. Với thiết bị gia nhiệt cục NGHIỆM bộ này, khu vực xuất hiện đường hàn sẽ được gia nhiệt bằng điện trở. Tùy theo yêu cầu của từng Trong nghiên cứu này, nhựa Polypropylene trường hợp nghiên cứu, nhiệt độ cục bộ tại vị trí (PP) được cung cấp bởi công ty Chi-Mei – Đài này có thể được điều chỉnh từ nhiệt độ môi trường Loan sẽ được sử dụng trong quá trình phun ép. đến 200 oC. Kích thước mẫu thử kéo được thiết kế theo tiêu chuẩn ASTM 638 và trình bày như hình 2. Trong Trong bài báo này, khi các thông số phun ép nghiên cứu này, nhằm quan sát độ bền của đường khác được giữ cố định như trên, giá trị nhiệt độ hàn trong quá trình phun ép, lòng khuôn của mẫu khuôn tại vị trí đường hàn sẽ được thay đổi với o o o thử kéo sẽ được điền đầy bởi 2 cổng vào nhưa 3 giá trị: 30 C, 90 C, và 150 C. Ứng với mỗi (Gate). Mẫu thử kéo trong bài báo này có chiều trường hợp, các mẫu thử kéo sẽ được phun ép và kiểm tra độ bền đường hàn bởi máy thử kéo dày 2 mm. Các thông số phun ép được điều chỉnh INSTRON 3367. Trong mỗi trường hợp, 10 mẫu như sau: thử sẽ được kiểm tra. Sau đó, giá trị trung bình sẽ - Nhiệt độ nhựa: 200 oC. được ghi nhận và so sánh giữa các trường hợp với - Thời gian điền đầy khuôn (Filling time): nhau. Dựa vào lực kéo đứt của mỗi trường hợp 1 s. thửa kéo, độ bền kéo sẽ được xác định theo công - Thời gian định hình (Packing time): 5 s. thức sau: (1) - Tốc độ phun (Filling speed): 100 mm/s. Trong đó: Với thiết kế này, đường hàn sẽ xuất hiện tại vị trí giữa của thanh thử kéo như hình 2. Do đó, - σk là độ bền kéo của đường hàn (MPa). nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ khuôn - PMax là lực kéo lớn nhất làm đường hàn bị đến độ bền của đường hàn, tấm khuôn âm được phá hủy (N). thiết kế và gia công như hình 4 với thiết bị gia - a.b là diện tích tiết diện của đường hàn với a nhiệt cục bộ được lắp vào lòng khuôn tại vị trí = 2 mm, b = 10 mm. Hình 2: Mẫu thử kéo nén theo tiêu chuẩn ASTM 638. TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 1+2 năm 2014 79 www.cokhivietnam.vn
  6. NGHIÊN‱CỨU‱-‱TRAO‱ĐỔI Vị trí xuất hiện đường hàn Vị trí xuất hiện đường hàn Hình 3: Vị trí xuất hiện đường hàn. Lòng khuôn Thiết bị gia Thiết bị gia nhiệt cục bộ nhiệt cục bộ Hình 4: Tấm khuôn âm và bộ phận gia nhiệt cục bộ 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN trường hợp, 30 chu kỳ phun ép đầu tiên sẽ được tiến hành nhằm ổn định hệ thống, cũng như các Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ thông số phun ép. Sau đó, 10 mẫu thử ở các chu khuôn tại khu vực đường hàn đến độ bền của kỳ kế tiếp được lưu giữ và tiến hành kiểm tra độ đường hàn trên sản phẩm nhựa, hệ thống gia bền kéo. Thông qua việc so sánh độ bền kéo của nhiệt cục bộ đã được sử dụng. Trong bài báo, các trường hợp khác nhau, ảnh hưởng của nhiệt nhiệt độ khuôn tại vị trí đường hàn sẽ được điều độ khuôn lên độ bền kéo của đường hàn sẽ được chỉnh ở mức 30 oC, 90 oC và 150 oC. Trong mỗi làm rõ. 80 TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 1+2 năm 2014 www.cokhivietnam.vn
  7. NGHIÊN‱CỨU‱-‱TRAO‱ĐỔI Bảng 1. Kết quả thử kéo của các mẫu thử Áp suất Lực kéo Độ bền kéo Nhiệt độ (*) ( ) phun đứt (s k ) (MPa) khuôn(0C) K (kg/cm2) (kgf) (MPa) ồ TH 4 30 41.05 20.12 TH 5 90 30 45.90 22.50 ng hàn - TH 2 150 46.70 22.89 đườ a ủ (*) Giá trị trung bình của 10 mẫu thử kéo n kéo c ( ) Độ bền kéo được tính theo công thức 1. ề b Bảng 1 trình bày các kết quả thử kéo ứng với Độ trường hợp nhiệt độ khuôn tăng từ 30 oC, 90 oC và Nhiệt độ khuôn (oC) 150 oC. Kết quả này cho thấy khi nhiệt độ khuôn Hình 5: Ảnh hưởng của nhiệt độ khuôn đến độ tại khu vực xuất hiện đường hàn tăng từ 30 oC đến bền kéo của đường hàn. 90 oC, lực kéo đứt của mẫu thừ tăng từ 41.05 kgf lên 45.90 kgf. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng nhiệt độ 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN đến 150 oC, giá trị lực kéo đứt chỉ tăng lên 46.70 Kgf. Tương tự như lực kéo đứt, độ bền kéo của Với đề tài nghiên cứu này, hệ thống máy phun đường hàn được tính theo công thức 1 và được so ép nhựa kết hợp với thiết bị gia nhiệt cục bộ cho sánh như hình 5. Khả năng tăng độ bền kéo tại vị khuôn đã được sử dụng nhằm nghiên cứu ảnh hưởng trí đường hàn có thể được giải thích bởi khả năng của nhiệt độ khuôn đến độ bên kéo của đường hàn hòa trộn của hai dòng nhựa tại vùng có đường hàn. trong sản phẩm nhựa. Sau khi quá trình phun ép kết Với nhiệt độ khuôn cao hơn, khả năng hòa trộn sẽ thúc, các mẫu thử theo tiêu chuẩn ASTM 638 đã tốt hơn do độ nhớt của cả hai dòng nhựa được giữ ở được tổng hợp và tiến hành thử độ bền kéo. Các kết mức thấp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, độ bền quả về độ bền kéo cho thấy khi nhiệt độ khuôn tăng kéo chỉ tăng rõ nhất khi nhiệt độ khuôn tăng từ 30 từ 30 oC đến 90 oC, độ bền kéo của đường hàn tăng oC đến 90 oC. Khi tiếp tục tăng nhiệt độ khuôn từ 90 rõ rệt. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng nhiệt độ khuôn oC đến 150 oC, độ bền kéo gần như không có thay lên 150 oC, độ bền kéo của đường hàn không có đổi lớn. Điều này có thể được giải thích bởi trạng thay đổi lớn. thái lỏng và đông đặc của nhựa Polypropylene (PP). Trong giai đoạn tiếp theo, đề tài sẽ tiếp tục Với nhựa PP, nhiệt độ chuyển pha là 88 oC. Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ khuôn đến khi nhiệt độ khuôn đạt 90 oC, hầu như lớp đông đặc tính chất cơ lý của các loại vật liệu khác trong (freeze layer) như hình 1 được giảm rõ rệt, do đó, lĩnh vực phun ép nhựa, đặc biệt với nhóm vật liệu so với trường hợp 30 oC, hầu như nhựa tại vùng có composite. vùng hàn vẫn ở trạng thái lỏng. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng nhiệt độ lên 150 oC, nhựa vẫn ở thể lỏng, Lời cảm ơn do đó, hai trường hợp nhiệt độ khuôn 90 oC và 150 Nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ oC gân như không có thay đổi lớn về khả năng hòa về kinh phí nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài trộn vào nhau của hai dòng nhựa. Do đó, độ bền nghiên cứu cấp Trường của Trường Đại học Sư kéo của đường hàn trong trường hợp này gần nhưa phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. không có thay đổi nhiều. TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 1+2 năm 2014 81 www.cokhivietnam.vn
  8. NGHIÊN‱CỨU‱-‱TRAO‱ĐỔI Ngày nhận bài: 08/01/2014 Ngày phản biện: 10/02/2014 Người phản biện: PGS, TS. Nguyễn Ngọc Phương, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Tài liệu tham khảo: [1]. S. C. Chen, Y. C. Wang, S. C. Liu, J. C. Cin, Mold temperature variation for assisting micro molding of DVD micro-featured substrate and dummy using pulsed-cooling, Sensors and Actuators A 151 (1) (2009) 87-93. [2]. S. C. Chen, Y. W Lin, R. D Chien, H. M. Li, Variable mold temperature to improve surface quality of microcellular injection molded parts using induction heating technology, Advances in Polymer Technology27 (4) (2008) 224-232. [3]. M. C. Jeng, S. C. Chen, P. S. Minh, J. A. Chang, C. S. Chung, Rapid mold temperature control in injection molding by using steam heating, International Communications in Heat and Mass Transfer 37(9) (2010) 1295-1304. [4]. S. C. Chen, Y. Chang, Y. P. Chang, Y. C. Chen, C. Y. Tseng, Effect of cavity surface coating on mold temperature variation and the quality of injection molded parts, International Communications in Heat and Mass Transfer 36 (10) (2009) 1030-1035. [5]. S. C. Chen, H. M. Li, S. S. Hwang, H. H. Wang, Passive mold temperature control by a hybrid fi lming-microcellular injection molding processing, International Communications in Heat and Mass Transfer 35 (7) (2008) 822-827. [6]. P. C. Chang, S. J. Hwang, Simulation of infrared rapid surface heating for injection molding, International Journal of Heat and Mass Transfer 49 (21-22) (2006) 3846-3854. [7]. M. C. Yu, W. B. Young, P. M. Hsu, Micro injection molding with the infrared assisted heating system, Materials Science and Engineering A 460-461 (2007) 288-295. [8]. M. Koponen, J. Enqvist,T. N. Chung, G. Mennig, Advanced injection molding mold and molding process for improvement of weld line strengths and isotropy of glass fi ber fi lled aromatic polyester LCP, Polymer Engineering and Science 48 (4) (2008) 711–716 [9]. Ch. H. Wu, W. J. Liang, Effects of geometry and injection-molding parameters on weld-line strength, Polymer Engineering & Science 45 (7) (2005) 1021 – 1030. [10]. N. Mekhilef, A. Ait-Kadi, A. Ajji, Injection molding, mechanical properties, and morphology of a compatibilized polycarbonate blend in the presence of weld lines, Advances in Polymer Technology 14 (4) (1995) 315 – 326. [11]. N. Merah, M. Irfan-ul-Haq, Z. Khan, Effects of injection molding weld on fatigue crack resistance of CPVC at different temperatures, Journal of Materials Processing Technology 155 – 156 (2004) 1261 – 1265. [12]. C. S. Chen, T. J. Chen, R.D. Chien, S. C. Chen, Investigation on the weldline strength of thin-wall injection molded ABS parts, International Communications in Heat and Mass Transfer 34 (4) (2007) 448 – 455. [13]. S. Fathi, A. H. Behravesh, Visualization of the fl ow history contours at the cross-section of a weld-line in an injected molded part, Journal of Applied Polymer Science 109 (1) (2008) 412 – 417. 82 TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 1+2 năm 2014 www.cokhivietnam.vn