Một số vấn đề trong hoạt động bệnh viện

ppt 68 trang phuongnguyen 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số vấn đề trong hoạt động bệnh viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptmot_so_van_de_trong_hoat_dong_benh_vien.ppt

Nội dung text: Một số vấn đề trong hoạt động bệnh viện

  1. TTYT GÒ CÔNG TÂY MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN
  2. ĐỊNH NGHĨA SỨC KHỎE CỦA WHO “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội ”
  3. Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của người thầy thuốc là quan tâm đến khía cạnh con người; bí quyết điều trị hiệu quả là chăm sóc tốt cho bệnh nhân.
  4. BỆNH NHÂN- BỆNH VIỆN Nhu cầu can thiệp: THUỘC VỀ Y KHOA 30% KHÔNG THUỘC VỀ Y KHOA 70%
  5. Phần I. GIAO TIẾP CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
  6. ĐỊNH NGHĨA GIAO TiẾP . Gửi Nhận Mã hoá Giải mã Ý tưởng Hiểu Hồi đáp Người gửi Người nhận
  7. ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU !
  8. PHÉP LỊCH SỰ TRONG GIAO TiẾP Các thành tố: - Trang phục, vệ sinh cá nhân. - Cách chào hỏi, bắt tay - Tư thế. - Cách nói năng.
  9. Tiêu chuẩn 4S (smile, smart, speed, sincerity): Tươi cười - Lịch sự Mau lẹ - Chân thành
  10. SỨC MẠNH CỦA THÔNG ĐIỆP ! Phi ngôn từ 93% Ngôn từ 7%
  11. SỨC MẠNH CỦA THÔNG ĐIỆP ! H×nh ¶nh 55% Giäng nãi 38% Ng«n tõ 7%
  12. GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ: - Giọng nói - Dáng điệu, cử chỉ - Trang phục - Mặt - Mắt
  13. GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ: - Tay - Động chạm - Chuyển động - Mùi - Khoảng cách
  14. GIAO TiẾP NGÔN TỪ - Kỹ năng nói: - Kỹ năng lắng nghe:
  15. NHỮNG TRỞ NGẠI CHO ViỆC LẮNG NGHE 1.Cách nói rề rà, thiếu mạch lạc, không rõ ràng những chi tiết quan trọng. 2. Không lưu ý đến ngôn ngữ cơ thể và bỏ qua nhiều sự kiện do bn cung cấp. 3. Không quan tâm đến những kể lể , than thở dài dòng, trùng lập của bn.
  16. NHỮNG TRỞ NGẠI CHO ViỆC LẮNG NGHE 4. Phản ứng thiếu kiềm chế với ngôn ngữ, cách nói của bn. 5. Ấn tượng thiếu thiện cảm. 6. Khung cảnh, nhất là khi bệnh nhân đau đớn hoặc sợ hãi.
  17. Kỹ năng lắng nghe Nhĩ Nhãn Nhất Vương Tâm LẮNG NGHE LÀ SỨC MẠNH !
  18. GIAO TIẾP NGÔN TỪ : Lời nói không phải là dao nhưng có thể làm người khác đứt ruột, lời nói không phải là thuốc tiên nhưng nó có thể khiến người khác khỏi những căn bệnh kì lạ nhất mà con người chúng ta phải bó tay!
  19. KỸ NĂNG NÓI - “Tam giam kỳ khẩu”. ngạn ngữ Trung Hoa - “Con người chỉ cần 2 năm để học nói, nhưng cần đến 60 năm để học cách giữ gìn lời ăn tiếng nói.” L.Phây Vanghe
  20. GIAO TIẾP Nếu sau khi tiếp xúc với một người thầy thuốc, mà người bệnh không cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn thì người đó chưa phải là thầy thuốc. Behkterev
  21. PHẦN II. NHỮNG VẤN ĐỀ NÊN TRÁNH TRONG VIỆC CHĂM SÓC – ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
  22. 1.QUAN LIÊU 2.THIẾU NHÂN BẢN 3.VÔ CẢM 4.KHÔNG MINH BẠCH 5.TỰ MÃN 6.“BỎ RƠI” BN
  23. Vấn đề 1: QUAN LIÊU Phòng khám trống không BS Bệnh nhân ngồi chờ
  24. Vấn đề 1: QUAN LIÊU Quá nhiều khâu
  25. Vấn đề 1: QUAN LIÊU Nhiều tầng lớp kiểm tra và quyết định
  26. Vấn đề 1: QUAN LIÊU
  27. Y học chứng cớ YHCC là việc sử dụng một cách đúng đắn, chính xác và cẩn thận những chứng cớ tốt nhất đang hiện hành trong quyết định xử trí khi chăm sóc bệnh nhân. Thực hành Y học chứng cớ nghĩa là lồng ghép giữa kinh nghiệm lâm sàng của cá nhân và những chứng cớ khoa học từ bên ngoài của những công trình nghiên cứu có hệ thống.
  28. Thầy thuốc giỏi thì phải sử dụng cả kinh nghiệm chuyên môn cá nhân và chứng cớ bên ngoài tốt nhất, không thể thiếu một trong hai. Nếu không có kinh nghiệm chuyên môn, các nguy cơ thực hành có thể bị áp đặt bởi chứng cớ, vì chứng cớ không được áp dụng thích hợp vào bệnh nhân. Nếu không sử dụng chứng cớ, các nguy cơ thực hành nhanh chóng lỗi thời, có thể gây hại cho bệnh nhân.
  29. QUAN LIÊU (PHỤC VỤ KIỂU BAO CẤP BS CHI TIỀN CỦA TÔI MÀ TÔI KHÔNG ĐƯỢC BIẾT ? BS QUYẾT ĐỊNH SINH MẠNG CỦA TÔI MÀ TÔI KHÔNG HAY ?) “Ta là VUA !
  30. Vấn đề 1: QUAN LIÊU hai NGÔN NGỮ ! x-ray x-ray Thiếu tính hệ thống & qui trình
  31. Vấn đề 1: QUAN LIÊU Đề xuất: 1.Cải tổ theo hướng vì bệnh nhân. 2.“Vận trù học”: - Bỏ bớt các khâu thừa, chồng chéo - Chuỗi liên hoàn - Tổ chức dịch vụ một cửa, với nhân viên “đa hệ” 3. Nhân viên y tế phải liên tục cập nhật các thông tin chuyên môn, các qui định, qui trình của đơn vị.
  32. Vấn đề 2: THIẾU NHÂN BẢN - Số tiếp theo ?- Mời số ? - . ?? ROOM NUMBER 302 4 3 2 1 CASE NUMBER 842 ACCOUNT NUMBER 777 Bệnh nhân - không phải các con số
  33. Vấn đề 2: THIẾU NHÂN BẢN Nhân viên tốt là nhân viên BIẾT VIỆC MÌNH PHẢI LÀM VÀ VIỆC MÌNH CẦN LÀM ? Chưa sáng tạo, chưa linh hoạt
  34. Vấn đề 2: THIẾU NHÂN BẢN Đề xuất : 1.BN là một NGƯỜI - BỆNH 2.Phục vụ từng cá nhân cụ thể. 3.Những việc làm của thầy thuốc,bệnh nhân phải biết và đồng thuận ! 4.“Bổn phận của thầy thuốc là phải triệt để tôn trọng phẩm giá của bệnh nhân”.
  35. Vấn đề 3: VÔ CẢM -Hầu hết các yêu cầu của BN không liên quan đến chuyên môn. - Chất lượng giấy vệ sinh.
  36. Nhu cầu của bệnh nhân THUỘC VỀ Y KHOA 30% KHÔNG THUỘC VỀ Y KHOA 70%
  37. VÔ CẢM Đề xuất : 1.Hãy nghĩ như b/n nghĩ. 2.Đáp ứng các nhu cầu của b/n. 3.Giải quyết vấn đề trước khi trở thành nghiêm trọng. 4.Không thờ ơ. 5.Khách của ANH? Khách của TÔI? Khách của CHÚNG TA !
  38. Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. Một ngày nào đó CHÍNH TA cũng sẽ là bệnh nhân ! Chúng ta cũng CẦN và MUỐN phục vụ !
  39. Vấn đề 4: KHÔNG MINH BẠCH BS CHI TIỀN CỦA TÔI MÀ TÔI KHÔNG ĐƯỢC BIẾT ? BS QUYẾT ĐỊNH SINH MẠNG CỦA TÔI MÀ TÔI KHÔNG HAY ? Khi nào BS trở lại ? Hóa đơn viện phí ? Chụp XQ nữa à ? Tại sao ? Khi nào tôi tái khám ? Kết quả XN máu của tôi đâu ? Không giải thích Không xin lỗi Cái gì ? 2.000.000 à ?!!
  40. Vấn đề 4: KHÔNG MINH BẠCH “Chừng nào Bác sĩ đến ?”
  41. Vấn đề 4: KHÔNG MINH BẠCH Không giải thích qui trình rõ ràng cho BN
  42. Vấn đề 4: KHÔNG MINH BẠCH Cho khách hay cho ta ? Sắp xếp các bảng hướng dẫn cho phù hợp
  43. Vấn đề 4: KHÔNG MINH BẠCH Đề xuất: 1.Giải thích rõ qui trình cho BN. 2.BN có quyền biết và đồng thuận về các quyết định của thầy thuốc như: PP điều trị, chăm sóc; các loại thuốc và tác dụng phụ của nó 2.Tổ chức bảng biểu cho phù hợp. 3.Tất cả các hướng dẫn giải thích là cho “khách”- không phải cho ta !
  44. Vấn đề 5: TỰ MÃN Thái độ “bảo BN đừng làm phiền vì ta bận nhiều công việc ”
  45. TỰ MÃN 1.Chưa quan tâm đúng mức đến các triệu chứng ban đầu, các cảm giác của b/n hay nhận xét người nhà- đặc biệt trong Nhi khoa. 2.Không quan tâm đến chẩn đoán tuyến trước. 3.Vô tình hay cố ý hạ thấp uy tín đồng nghiệp. 4.Không nghĩ rằng chính ta có thể sai lầm. Và còn quá nhiều điều chưa biết !
  46. Vấn đề 6: BỎ RƠI BỆNH NHÂN 1. Bỏ rơi thật sự (theo nghĩa đen.) 2. Chuyển viện, chuyển khoa, hết ca trực là hết trách nhiệm. 4. Chưa đồng hành cùng bệnh nhân trong các trường hợp nan y. 5. Chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề dự phòng cho bản thân bệnh nhân, người nhà và cộng đồng.
  47. Vấn đề 6: BỎ RƠI BỆNH NHÂN “ Hơn nữa, cũng không nên quên rằng ngoài khả năng chuyên môn, các bệnh nhân còn đánh giá cao các đức tính nhân bản của bác sĩ nữa. Họ muốn được bác sĩ nhìn với lòng tốt, chứ không chỉ được khám bệnh; họ muốn được lắng nghe, chứ không phải chỉ được chẩn bệnh bằng các máy móc tối tân; họ muốn trực giác được một cách chắc chắn là họ ở trong tâm trí của vị bác sĩ săn sóc họ ”
  48. 3 CHỮ “KHÔNG” ĐÁNG LƯU Ý ! KHÔNG SAO : Khi giải thích về bệnh tật KHÔNG ĐƯỢC: - Khi yêu cầu bn/người nhà - Khi bn/người nhà yêu cầu KHÔNG ĐÚNG: Khi bn/người nhà góp ý, phê bình
  49. BỆNH ViỆN CHỢ RẪY: - "ba không": không nặng lời không thờ ơ không từ chối - "ba công đoạn“ : xin phép xin lỗi cảm ơn
  50. KHÔNG CÓ THẦY THUỐC, KHÔNG CÓ NHÂN VIÊN Y TẾ, KHÔNG CÓ BỆNH ViỆN, KHÔNG CÓ NGÀNH Y TẾ.
  51. Chính các bạn là người quyết định sự mau lành bệnh của bệnh nhân.
  52. Chính các bạn là người quyết định sự thành công hay thất bại của bản thân và đơn vị.
  53. CHÚC CÁC BẠN TiẾP TỤC THÀNH CÔNG VÀ LUÔN ĐƯỢC BỆNH NHÂN YÊU MẾN !
  54. XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÁC BẠN