Mô hình tổng hợp bảo vệ môi trường lưu vực sông Đà

pdf 11 trang phuongnguyen 6620
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình tổng hợp bảo vệ môi trường lưu vực sông Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmo_hinh_tong_hop_bao_ve_moi_truong_luu_vuc_song_da.pdf

Nội dung text: Mô hình tổng hợp bảo vệ môi trường lưu vực sông Đà

  1. Hỗ trợ mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự địa phương nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng về lồng ghép môi trường vào chương trình phát triển xã hội MÔ HÌNH TỔNG HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG ĐÀ Mô hình được thực hiện bởi: HTX Tư vấn và Hỗ trợ Phát triển 1 Nông nghiệp Hạ Hòa (Hadeva) – 10 / 2012 Dự án tài trợ bởi EU
  2. I. Bối cảnh 1.1 Giới thiệu Đứng trước diễn biến của ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của xã hội, ngoài các nghiên cứu các công nghệ vật lý, hóa học để xử lý khắc phục, có nhiều sáng kiến của cộng đồng bằng các biện pháp hữu cơ, sinh học cũng được phát triển khắp nơi nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mang lại hiệu quả cao mà vẫn có lợi ích về kinh tế. Trong đó, nuôi giun quế và sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH) EM là một điển hình về sáng kiến cộng đồng đã được áp dụng ở nhiều nơi. Việc áp dụng nuôi giun quế phù hợp với các quy mô lớn, nhỏ; thích ứng với các vùng địa lý/khí hậu khác nhau và xử lý được cho nhiều loại chất thải của các loại vật nuôi khác nhau, bên cạnh đó còn đồng thời cho các lợi ích kinh tế như Phân bón hoai mục, nguồn thức ăn giàu đạm cho chăn nuôi gia cầm v v. Vấn đề quyết định cuối cùng mà mô hình sáng kiến này được nhiều trang trại, nhiều nơi áp dụng là chi phí thấp từ giống, chuồng trại, công chăm sóc và dụng cụ chuyên dùng. Tuy vậy, mô hình nuôi giun quế cũng gặp phải 1 số cản trở trong quá trình áp dụng đó là: Những nới có diện tích chật hẹp không đảm bảo quy mô nuôi để xử lý chất thải cho số gia súc lớn, với điều kiện ngập úng của vùng thấp giun sẽ bị chết và khi khối lượng giun nuôi được nhiều chưa tiêu thụ hết tại chỗ thì vẫn chưa có công nghệ chế biến thành sản phẩm để cất giữ ngoài việc phơi, sấy khô. Đối với CPSH EM khi pha chế để sử dụng là chế phẩm thứ cấp dạng lỏng, chỉ bảo quản được trong thời gian ngắn (không quá 1 tháng), vì thế nếu không có sự điều hành theo 1 kế hoạch sử dụng trong 1 cộng đồng (thôn, xóm, tổ liên gia ) thì gây lãng phí do thừa hoặc không kịp cung cấp cho người sử dụng. 1.2 Bối cảnh ra đời của mô hình Hồng Đà là 1 xã nằm ở phía nam huyện Tam Nông, phía đông giáp sông Hồng, phía nam giáp sông Đà, phía tây giáp xã Xuân Lộc (huyện Thanh Thủy), phía Bắc giáp xã Thượng Nông. Xã có 2 tuyến đường lớn đi qua; Quốc lộ 32 chạy dọc theo hướng Bắc Nam từ Lao Cai về Hà Nội, Tỉnh lộ 316 chạy từ Trung tâm xã đi Hòa Bình theo ven sông Đà. Xã có chiều dài theo sông Đà khoảng 4 km, các hoạt động kinh tế, văn hóa, đời sống của cộng đồng nơi đây đều gắn với sông Đà từ xưa đến nay. Xã Hồng Đà có diện tích đất tự nhiên là 396,23 ha, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp là 148,45 ha. Toàn xã có 3645 nhân khẩu và có 887 hộ sống bằng nghề nông là chủ yếu trong đó thu nhập chính từ nghề nông là chăn nuôi. Ở đây có nghề nuôi bò vỗ béo, người dân mua bò gầy thải loại từ các địa phương khác về, dùng các loại thức ăn giàu tinh bột và đạm chăm trong thời gian lâu nhất là 4 tháng khi bò béo lên đem bán, tiếp tục mua lứa khác về nuôi, mỗi lứa trung bình mỗi hộ nuôi từ 4-8 con, mỗi năm nuôi trung bình 3 lứa. Ngoài ra, còn có các trang trại nuôi lợn quy mô vừa từ 50-100 con, và 1 số hộ kết hợp nuôi vịt chạy đồng nhờ lợi thế của vùng đồng trũng. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của 1 địa phương đồng bằng, đất chật, người đông đã tạo nên một môi trường sống chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự ô nhiễm do chính sinh kế của mình mang lại. Bên cạnh đó còn có tác động thêm bởi các hoạt động khác như làng nghề chế 2
  3. biến gỗ, giao thông vận tải, và 1 số công ty đóng trên địa bàn góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường cho cộng đồng. Tất cả mọi sự ô nhiễm về môi trường của địa phương, ngoài tác động trực tiếp lên người dân trong xã còn hàng ngày hàng giờ thải ra sông Đà bằng các con đường khác nhau (nguồn nước, rác và các loại chất thải) góp phần làm ô nhiễm dòng nước sông Đà, gây tác động xấu đến tất cả các cộng đồng sống và sử dụng nguồn nước theo 2 bên bờ sông Đà từ địa phận Hồng Đà trở về hạ lưu, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Đứng trước thực trạng khó khăn về môi trường của địa phương, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể tìm nhiều biện pháp giải quyết: Đã thành lập ra tổ thu rác, quy hoạch khu vực chứa rác và đề ra 1 số quy định yêu cầu người dân thực hiện nhưng chưa đạt kết quả nào đáng kể. Qua kết quả khảo sát PRA của HaDevA cuối năm 2011, chúng tôi nhận thấy: Điều khó khăn cơ bản là nhận thức và năng lực của lãnh đạo, người dân trong cộng đồng của địa phương gây cản trở cho việc hình thành và thực thi các chính sách về môi trường nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên tại địa phương. Dự án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu thông qua việc xử lý chất thải bằng mô hình nuôi giun quế và sử dụng chế phẩm sinh học EM” được đề xuất thực hiện với mong muốn giải quyết các vấn đề nói trên tại xã và lấy kết quả nhân rộng sang các địa bàn khác. 1.3 Địa điểm thực hiện dự án: Trên tất cả 6 khu dân cư của xã Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ 1.4 Kinh phí thực hiện dự án: 273 510 VND, trong đó: Từ dự án Synergies: 184 560 000VND Từ cộng đồng: 88 950 000VND 1.5 Các hoạt động chính: - Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, truyền thông viên về kiến thức và kỹ năng (Kỹ thuật phân loại rác, kỹ thuật nuôi giun quế, nhận thức về MT&BĐKH, kỹ thuật ủ phân) - Hỗ trợ các truyền thông viên truyền thông và vận động cộng đồng người dân tham gia vào lĩnh vực MT&BDKH, - Hỗ trợ các hộ gia đình xây dựng và phát triển mô hình nuôi giun quế và sử dụng CPSH EM - Hỗ trợ các kỹ thuật viên tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện, theo dõi các hộ thực hiện mô hình nuôi giun quế và ủ phân bằng CPSH EM. - Hỗ trợ KTV tập huấn kỹ thuật phân loại rác, kỹ thuật ủ phân theo các sáng kiến của cộng đồng - Giám sát theo dõi các hoạt động của dự án 3
  4. - Tổng kết dự án và hỗ trợ địa phương lồng ghép các hoạt động về MT và BDKH trong KH PTKTXH và các chương trình mục tiêu quốc gia 1.6. Mục tiêu của dự án: Nâng cao nhận thức về Môi trường cho cộng đồng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương đồng thời đào tạo được một đội ngũ truyền thông viên và kỹ thuật viên có kiến thức, kỹ năng để tuyên truyền về MT&BDKH thông qua mô hình nuôi giun quế và sử dụng chế phẩm sinh học EM trong xử lý chất thải chăn nuôi. 1.7 Căn cứ/lý do lựa chọn mô hình: Khi lựa chọn mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng 2 loại mô hình, chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí: - Phù hợp với khả năng đầu tư và điều kiện áp dụng của người dân Hồng Đà: Chi phí thấp cả về vật tư, giống, phương tiện chăm sóc, công lao động - Dễ làm, thuận tiện sử dụng sản phẩm đầu ra: Việc chăm sóc, thu hoạch, xử lý bệnh tật của giun quế đơn giản, đồng thời với quá trình xử lý phân cũng là lúc cho ra sản phẩm (giun thương phẩm), người dân sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi (gà, ngan vịt, cá) - là loại thức ăn giàu đạm, giảm bớt chi phí mua thức ăn tinh đậm đặc. II. Phương pháp và công cụ 2.1 Giới thiệu sơ đồ mối quan hệ thực hiện mô hình HaDevA UBND xã Chú thích Cán b ộ môi trường xã Cán bộ môi trường xã Quan hệ hợp tác: Các Kỹ thuật viên – Truyền thông viên Quan hệ hỗ trợ: (Cán bộ các đoàn thể) Cộng đồng/người dân Cộng đồng/Người dân Cộng đồng/người dân Sơ đồ1: Mối quan hệ giữa các bên liên quan thực hiện hoạt động của mô hình Xuất xứ của mô hình: Mô hình nuôi giun quế là sáng kiến cộng đồng được áp dụng từ thành công của các trang trại ở Sóc Sơn- Hà Nội, Triệu Sơn-Thanh Hóa, gần nhất là mô hình của dự án Tre xanh do CRD Quan Hóa thực hiện. Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng CPSH EM được áp dụng từ dự án của Quỹ Canada do chính HaDevA thực hiện tại xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, Phú Thọ. 4
  5. Phân trâu bò Ô nhiễm không khí Bẩn đường làng, ngõ xóm Ô nhiễm nguồn nước + Ủ bằng Nuôi giun quế EM Thức ăn Phân Cây cho Gà, vịt bón trồng Sơ đồ2: Mối quan hệ kết hợp giữa 2 mô hình xử lý chất thải chăn nuôi 2.2 Phương pháp tác động: 2.2.1 Tình trạng ban đầu của dự án : - Ở địa phương, có hoạt động chăn nuôi bò vỗ béo theo hướng thâm canh, chất thải chăn nuôi (chủ yếu là bò) chưa có giải pháp xử lý gây mất vệ sinh. Trong gia đình khuôn viên chật hẹp, phân bò thải ra không có nơi ủ, mùi phân bay nồng nặc. Trong thôn xóm: Đường làng thành nơi chứa phân khắp 2 bên, ngày nắng phân vương vài dọc đường, ngày mưa phân tràn ra đường theo các lỗ thoát nước từ vườn gia đình, tất cả đều thấm sâu xuống nguồn nước ngầm và ra sông Đà. Tất cả tạo nên bức tranh ô nhiễm môi trường rất đặc trưng của 1 làng quê đồng bằng chật hẹp đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục. - Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương chưa có hướng giải quyết hiệu quả nên khi được sự hỗ trợ của dự án nhằm cải thiện tình hình thì rất đồng tình, ủng hộ. 2.2.2 Các phương pháp can thiệp của dự án: - Vai trò của dự án: Hỗ trợ khảo sát đánh giá nhu cầu, hiện trạng, thiết kế mô hình, tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo Kỹ thuật viên, hỗ trợ giống ban đầu và theo dõi kỹ thuật, tổ chức tham quan, hội nghị, hội thảo. 5
  6. - Vai trò của chính quyền địa phương: Tuyên truyền,vận động người dân tham gia, cùng dự án lựa chọn đối tượng tham gia, giám sát hoạt động. - Vai trò của các đoàn thể: Tuyên truyền vận động hội viên tham gia - Vai trò của người tham gia mô hình: Thực hiện thỏa thuận, cam kết và kế hoạch triển khai; đồng đầu tư vật chất và tài chính - Phương pháp đầu tư mô hình: Theo nguyên tắc đồng đầu tư. Nông dân: Diện tích đất, công lao động, chuồng trại, dụng cụ phục vụ cho việc chăm sóc, xử lý. Dự án: Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, giống ban đầu, theo dõi và hỗ trợ kỹ thuật, kết nối địa điểm cung cấp giống giun, EM 2.2.3 Các bước triển khai B1. Gặp chính quyền địa phương: giới thiệu hoạt động của dự án, kế hoạch và các bước triển khai, phương thức hỗ trợ, cách thức phối hợp chỉ đạo, giám sát thực hiện, xây dựng cam kết giữa địa phương và dự án B2. Khảo sát đánh giá hiện trạng (KAP, PRA, Kế hoạch/Báo cáo của địa phương liên quan đến Môi trường ) B3. Họp dân giới thiệu mô hình, lựa chọn các hộ tham gia - Giới thiệu mô hình, kế hoạch thực hiện: Phân tích cụ thể rõ ràng (đặc biệt là phần tham gia, lợi ích và trách nhiệm của nông dân, ) để lựa chọn được các hộ đảm bảo các tiêu chí để thực hiện mô hình B4. Tổ chức: Hình thức tổ chức thực hiện theo từng khu vực dân cư để thuận tiện quản lý, trao đổi kỹ thuật, xây dựng cam kết với các hộ. B5. Đào tạo kỹ thuật gồm Tập huấn cho các hộ mô hình và đào tạo Kỹ thuật viên Tài liệu: Dễ hiểu, ngắn gọn, dễ áp dụng, phù hợp với người dân Phương pháp: Phù hợp với người lớn (PP có sự tham gia), chú trọng thực hành và trao đổi kinh nghiệm Công cụ hỗ trợ: Máy chiếu, tranh ảnh, phiếu kỹ thuật B6. Triển khai hoạt động + Giới thiệu các nơi cung cấp giống có uy tín, giá cả hợp lý + Hỗ trợ kỹ thuật : Ban đầu phải kết hợp với Kỹ thật viên theo dõi, hỗ trợ sát từng hộ để xử lý các tình huống kịp thời, sau đó chuyển giao cho Kỹ thuật viên B7. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm 6
  7. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các hội nghị đánh giá, giới thiệu kết quả mô hình với tỉnh, huyện và các xã trên địa bàn lân cận. 2.2.4. Các công cụ chính Bước triển khai Công cụ sử dụng Bước 1: Xây dựng cam kết Bản cam kết trong đó thể hiện rõ trách nhiệm của các bên trong quá với địa phương trình triển khai, thực hiện (dự án làm gì? Chính quyền địa phương làm gì? Ủy quyền cho ai chịu trách nhiệm chính để liên hệ với dự án, với người dân ) Bước 2: Khảo sát, đánh giá Các công cụ PRA, Báo cáo kết quả đánh giá, chiến lược và giải pháp can thiệp Bước 3: Họp dân tuyên truyền Tài liệu giới thiệu dự án, giới thiệu lợi ích của giun quế, EM vận động, chọn hộ tham gia Bản cam kết trách nhiệm của các hộ tham gia mô hình làm mô hình Bước 4: Tập huấn kỹ thuật Tài liệu Bài giảng, tài liệu phát tay cho người dân/học viên: Nuôi giun quế, đào tạo Kỹ - Kỹ thuật nuôi giun quế thuật viên - Kỹ thuật xử lý chất thải bằng CPSH EM Bước 7: Triển khai các hoạt Địa chỉ liên hệ mua, chứng từ mua giun giống và CPSH EM động: Hỗ trợ mua giống, cấp giống giun, cung cấp CPSH EM Bước 8: Theo dõi, hỗ trợ kỹ Sổ theo dõi, quy trình kỹ thuật, báo cáo tiến độ và báo cáo tổng kết thuật các mô hình, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm III. Những kết quả chính 3.1 Số lượng mô hình - Tổng số đã xây dựng: 50 mô hình nuôi giun quế, mô hình ủ phân bằng EM - Số mô hình giun đạt yêu cầu và phát triển tốt: 18 - Số không đạt bởi rủi ro: 32 (bị ngập úng do cơn bão số 5 kéo dài cuối tháng 8/2012) - Số mô hình EM: 20 mô hình/6khu dân cư, chất lượng đều đạt yêu cầu 3.2 Chất lượng dịch vụ: 3.2.1 Địa chỉ cung cấp giống, vật tư: - Qua quá trình khảo sát thị trường, dự án đã tìm ra địa chỉ cung cấp giống giun đảm bảo các yêu cầu: Chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp với khả năng của người dân và bàn giao các địa chỉ này 7
  8. cho cộng đồng địa phương khi có nhu cầu nhân rộng kết quả mô hình mà lượng giống tại địa phương không cung cấp đủ. Địa chỉ cung cấp EM gốc được kết nối với Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Vĩnh Phúc, là nơi đáng tin cậy của các đơn vị đã sử dụng. 3.2.1 Đội ngũ Kỹ thuật viên/TTV: - Song song với việc xây dựng mô hình, dự án đã đào tạo cho địa phương 1 đội ngũ Kỹ thuật viên có đủ năng lực hỗ trợ, theo dõi quá trình thực hiện, xử lý các khâu kỹ thuật cho các hộ mô hình và có phương pháp, kỹ năng truyền thông về kỹ thuật xử lý môi trường bằng hoạt động nuôi giun quế, ủ phân bằng EM cho cộng đồng để xử lý môi trường. 3.2.2 Nhận thức của cộng đồng, cán bộ: - Thông qua các hoạt động của dự án trong gần 1 năm, Nhận thức của cộng đồng địa phương về môi trường được nâng lên đáng kể, từ điểm xuất phát gần như số 0 ban đầu về các quy định pháp luật Môi trường, sau khi dự án kết thúc cộng đồng đã có hiểu biết sâu sắc các tác động xấu của sự ô nhiễm môi trường mang lại cho gia đình, cộng đồng và xã hội đối với các lĩnh vực sức khỏe, sinh hoạt, đời sống và sản xuất. Từ đó sự thay đổi trong hành vi hàng ngày của họ được biểu hiện qua việc thực hành các hoạt động bảo vệ môi trường thiết thực, đó là việc hưởng ứng ngày môi trường tại địa phương (ngày 23 hàng tháng), thực hiện thu gom và phân loại rác, xử lý rác bằng chế phẩm sinh học theo nội dung đã được các Truyền thông viên hướng dẫn. - Đồng hành với việc nhận thức của người dân trong cộng đồng được nâng lên là nhận thức và năng lực của cán bộ, lãnh đạo địa phương đã thay đổi, họ nắm được sơ bộ về 1 số điều luật, các văn bản quy định về Môi trường, Chiến lược bảo vệ Môi trường của tỉnh để có cơ sở đề ra định hướng nhiệm vụ công tác môi trường của địa phương. Một số cán bộ đoàn thể được đào tạo trở thành Truyền thông viên để có điều kiện truyền thông cho các đoàn viên, hội viên của mình về môi trường. - Lãnh đạo địa phương và cán bộ chuyên môn, đoàn thể còn được đào tạo về phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng, sự thay đổi thực sự của họ sau dự án là họ đã áp dụng quy trình và phương pháp được đào tạo để lập được bản kế hoạch môi trường lồng ghép với Chương trình nông thôn mới của địa phương. Đây là việc mà tất cả các xã khác trong huyện chưa làm được trong khi xây dựng và thực hiện Chương trình nông thôn mới của mình. 8
  9. 3.3 Hiệu quả 3.3.1 Hiệu quả về Môi trường: - Bộ mặt nông thôn của xã đã thay đổi hẳn về môi trường, đường làng ngõ xóm khá sạch sẽ, không còn phân gia súc tràn ra đường, cống rãnh tuy chưa được xây dựng đầy đủ nhưng được dọn dẹp không còn rác xả bừa bãi, không còn mùi uế tạp của phân và rác như ngày dự án bắt đầu hoạt động đánh giá PRA. Nhìn chung, môi trường của xã được cải thiện, thay đổi hơn hẳn; đây là nhận xét của đa số người dân trên các khu dân cư. Từ sự thay đổi về môi trường của địa phương nói trên, chắc chắn rằng sự trong lành của dòng nước sông Đà cũng được cải thiện đáng kể. - Với 50 mô hình nuôi giun trong 4 tháng và 18 mô hình trong 3 tháng đã xử lý được 50 tấn phân trâu bò và 5000 kg giun làm thức ăn cho gia cầm - Trong 1 tháng đầu, 20 mô hình sử dụng CPSH EM xử lý được trên 15 tấn phân hoai mục, giảm mùi hôi thối trong các khu vực dân cư. 3.3.2 Hiệu quả về Kinh tế: - Là 1 sinh kế kết hợp từ hoạt động xử lý môi trường có thể áp dụng cho các hộ chăn nuôi gà, vịt, cá tiết kiệm chi phí thức ăn. - Tuy chưa có được nhiều sản phẩm từ các mô hình nhưng các gia đình làm mô hình đều thừa nhận rằng: Gà, vịt được cho ăn giun quế mỗi tuần 2-3 lần đều chóng lớn và chất lượng thịt ngon hơn so với các loại thức ăn khác (Theo đánh giá của các hộ thực hiện mô hình có chăn nuôi gà, vịt). - Phân giun sau thu hoạch và phân gia súc sau khi ủ bằng CPSH EM là loại phân bón an toàn dùng để bón cho rau sạch, rau mầm, hoa, cây cảnh rất hiệu quả không gây mất vệ sinh cho người sử dụng và cộng đồng. - Nếu có quy mô chăn nuôi lớn và mở rộng diện tích chuồng nuôi giun phù hợp với nhu cầu của chăn nuôi và kết hợp với sử dụng CPSH EM thì có thể nói rằng các biện pháp này mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ cho các hộ gia đình. 3.3.3 Hiệu quả về Kỹ thuật: Quá trình thực hiện mô hình cũng là quá trình người dân trong cộng đồng tiếp nhận và dần thành thạo kỹ thuật nuôi, chăm sóc và xử lý các tình huống bệnh tật xảy ra đối với giun quế. Đồng thời biết cách pha chế từ dung dịch EM gốc sang EM thứ cấp, thành thạo cách ủ phân bằng EM. Thêm mỗi kỹ thuật đối với người dân là thêm 1 vốn sinh kế quan trọng được tích lũy và sử dụng trong cuộc sống và sản xuất của hộ gia đình. 9
  10. Các Kỹ thuật viên được đào tạo và tham gia hỗ trợ mô hình cũng trưởng thành nhờ dự án và họ có được khả năng hỗ trợ các hộ khác khi mô hình được nhân rộng kết quả. IV. Kết luận Sau gần 1 năm triển khai xây dựng và thực hiện dự án nhỏ tại địa phương, các mô hình nuôi giun quế và sử dụng CPSH EM để xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường đã chứng tỏ hiệu quả của nó trên các lĩnh vực: Môi trường, kinh tế, các mô hình đã góp phần làm thay đổi diên mạo về Môi trường của địa phương mà người dân nào ở đây cũng đều nhìn thấy và thừa nhận. Về triển vọng trong thời gian tới, chúng tôi có 1 số nhận định: 4.1 Tính khả thi: Mô hình nuôi giun quế và sử dụng CPSH EM để xử lý chất thải chăn nuôi trong khuôn khổ dự án Synergies tại xã Hồng Đà đã: Kỹ thuật đơn giản, vật liệu chuồng trại, dụng cụ và nguồn giống, chế phẩm rẻ tiền, có thể áp dụng được ở nhiều vùng, nhiều quy mô khác nhau . Đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương. Đây là thể hiện tình khả thi của mô hình khi nhân rộng kết quả đến các địa bàn khác 4.2 Điều kiện để áp dụng thành công; - Người dân và cộng đồng thực sự có nhu cầu cần hỗ trợ để giải quyết vấn đề Môi trường và thấy giải pháp này phù hợp với họ. - Giải pháp đề ra có sự liên kết với các chủ trương, chính sách, chương trình phát triển KT-XH của địa phương, ở đây các giải pháp được gắn với việc thực hiện Chương trình Nông thôn mới của địa phương khá chặt chẽ. - Có diện tích dành cho nuôi giun tương ứng với lượng chất thải của quy mô chăn nuôi cần xử lý. Có sự liên kết trong cộng đồng dân cư để có kế hoạch cũng như mạng lưới dịch vụ cung ứng, sử dụng CPSH EM một cách liên tục, có hiệu quả. - Có sự tham gia, hợp tác chặt chẽ của lãnh đạo địa phương và các ban, ngành, đoàn thể trong việc chỉ đạo triển khai, thực hiện và giải quyết các tình huống xảy ra. - Muốn yếu tố quan trọng là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa xử lý môi trường với sinh kế trong giải pháp đề xuất 4.3 Bài học kinh nghiệm: Thành công: - Sự nhiệt tình cùng với tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo địa phương - Do sự hợp tác chặt chẽ giữa dự án với lãnh đạo địa phương trong suốt quá trình thực hiện, địa phương và dự án cùng phân công người chuyên trách theo dõi, hỗ trợ và kết nối thông tin kịp thời. - Phải kết hợp áp dụng các giải pháp tổng hợp để xử lý hết và có hiệu quả vấn đề môi trường trong 1 địa phương chứ không riêng rẽ 1 giải pháp nào. 10
  11. - Sự ủng hộ, tham gia của người dân trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chưa thành công: - Quá trình khảo sát chưa kỹ lưỡng để thấy hết được điều kiện thời tiết, khí hậu đặc trưng của vùng (thấp, trũng ) nên mùa mưa ngập bị hỏng 1 số lớn mô hình. - Việc khảo sát về giá cả để xây dựng mô hình, nhất là giá giống chưa sát với thực tế nên khi chi phí đầu tư thực tế không đủ so với dự toán - Chưa tính toán được 1đơn vị diện tích nuôi giun tương ứng để xử lý hết chất thải cho 1 con vật nuôi nhằm đảm bảo mô hình xử lý hết số chất thải của số vật nuôi trong hộ gia đình thực hiện mô hình. Các lưu ý: - Khi đề xuất dự án cần tính toán giá cả vật tư, giống, thức ăn, khớp với thị trường ở cả thời điểm triển khai cộng với tỷ lệ trượt giá. - Đối với các mô hình đã thành công phải chú trọng kết nối và thiết lập mạng lưới cung cấp dịch vụ. - Nếu mô hình thực sự tạo ra khối lượng hàng hóa lớn cần có thêm hoạt động thị trường giúp người dân tiêu thụ sản phẩm làm ra, đảm bảo tăng thu nhập từ sinh kế lồng ghép cho hộ gia đình. 4.4 Các khuyến cáo áp dụng, nhân rộng mô hình . Với kết quả và các vấn đề rút ra từ mô hình nuôi giun quế và sử dụng CPSH EM để xử lý môi trường tại Hồng Đà, chúng tôi khuyến cáo đến các cộng đồng có điều kiện tương tự và môi trường đang là vấn đề cấp thiết như sau: - Nuôi giun quế và ủ phân bằng CPSH EM là giải pháp kết hợp giữa xử lý môi trường với sinh kế trong chăn nuôi rất hiệu quả và bền vững do chi phí thấp, dễ áp dụng, hiệu quả cao do thu được lợi ích kép. Các địa phương và hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô theo hướng trang trại, chăn nuôi trâu, bò đàn theo hướng thâm canh kết hợp với nuôi gia cầm, thủy cầm, thủy sản và trồng cây lương thực, thực phẩm nên áp dụng. - Khi áp dụng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi xong, sản phẩm phân bón được dùng cho sản xuất rau sạch, rau mầm, hoa cao cấp rất hiệu quả, riêng sản phẩm giun nếu lượng nhiều có thể liên hệ bán cho các trang trại chăn nuôi lớn hoặc phơi, sấy khô bảo quản để sử dụng dần trong chăn nuôi gia đình./. 11