Mô hình tham chiếu OSI ( Open Systems Interconnection)

pdf 16 trang phuongnguyen 5220
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình tham chiếu OSI ( Open Systems Interconnection)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmo_hinh_tham_chieu_osi_open_systems_interconnection.pdf

Nội dung text: Mô hình tham chiếu OSI ( Open Systems Interconnection)

  1. Chắc hẳn đã có lúc bạn băn khoăn thế nào là mô hình tham chiếu OSI và nó được ra đời để làm gì? Ban đầu khi mà mạng máy tính mới ra đời và đưa vào ứng dụng thì các máy tính trao đổi thông tin với nhau chỉ bằng những máy tính do chính một nhà cung cấp, và khi trong mạng tồn tại các máy tính từ hai nhà cung cấp trở lên thì chúng không thẻ trao đổi thông tin được với nhau. Nhưng đó chỉ là một trong những lý do khiến cho các mô hình tham chiếu ra đời. Mô hình tham chiếu OSI ( Open Systems Interconnection) được International Organization for Standardization (ISO) đưa ra vào những năm cuối 1970. Điều này đem lại khả năng các thiết bị do các nhà cung cấp khác nhau có thể làm việc được với nhau trong một mạng, mà không còn cần yêu cầu từ một nhà cung cấp thiết bị nữa. Trong trao đổi thong tin, quá trình trao đổi thông tin được chia ra làm các quá trình nhỏ hơn và các quá trình này được đặt vào các nhóm logic gọi là lớp – Layer. Các lớp này chỉ có nghĩa về mặt logic. Mô hình tham chiếu OSI được chia làm 7 lớp riêng biệt. Mỗi lớp sẽ có chức năng riêng trong quá trình trao đổi thông tin. Mỗi thiết bị có thể thuộc một hay nhiều lớp khác nhau, và mỗi lớp có thể có nhiều thiết bị đảm nhiệm chức năng của lớp đó. Khi này các thiết bị và các giao thức mạng ra đời sẽ dựa trên mô hình này, tạo ra một sự thống nhất cần thiết cho quá trình nghiên cứu và phát triển lâu dài, đây chính là lý do tại sao lại gọi là mô hình tham chiếu. Thế vậy các mô hình tham chiếu này có những ưu điểm gì mà nó lại được xem như là xương sống cho các nhà cung cấp thiết bị và những tổ chức chuyên đưa ra các chuẩn mạng ? Đó chính là do các mô hình tham chiếu này đem lại một số ưu điểm:
  2. · Cho phép nhiều nhà cung cấp thiết bị phát triển và đưa ra các thiết bị dựa theo các chuẩn của các thành phần mạng. · Nhờ đó mà các thiết bị phần cứng và các loại phần mềm mạng mới có thể làm việc được với nhau trong cùng một mạng. · Sự thay đổi của một lớp này không làm ảnh hưởng đến lớp khác. Điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghệ. Bên cạnh mô hình tham chiếu OSI còn có các mô hình khác, trong đó phải kể đến mô hình TCP/IP. Nếu như trong mô hình tham chiếu OSI có 7 lớp thì trong TCP/IP chỉ có 4 lớp, 3 lớp trên cùng của OSI đã được gộp lại thành một lớp, và hai lớp dưới cùng cũng được gộp lại thành một lớp. Về chức năng thì không có gì thay đổi, có ít lớp hơn không có nghĩa là giảm bớt được các chức năng trong trao đổi thông tin, mà chỉ là khác về cách nhìn nhận và phân tích vấn đề. Trong thực tế có những thiết bị mạng làm việc ở cả 7 lớp trong mô hình OSI, như: · Các trạm quản lý mạng (NMS: Network Management Stations) · Các máy chủ Web, ứng dụng (Web and Application servers) · Các host trên mạng. · Các gateway (Nhưng không phải là ―Default Gateway‖)
  3. Lớp 7: Lớp ứng dụng (Application layer) Lớp ứng dụng là lớp gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương trình ứng dụng. Lớp này là giao diện chính để người dùng tương tác với chương trình ứng dụng, và qua đó với mạng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong Lớp này bao gồm Telnet, Giao thức truyền tập tin FTP và Giao thức truyền thư điện tử SMTP. Lớp 6: Lớp trình diễn (Presentation layer) Lớp trình diễn biến đổi dữ liệu để cung cấp một giao diện tiêu chuẩn cho Lớp ứng dụng. Nó thực hiện các tác vụ như mã hóa dữ liệu sang dạng MIME, nén dữ liệu, và các thao tác tương tự đối với biểu diễn dữ liệu để trình diễn dữ liệu theo như cách mà chuyên viên phát triển giao thức hoặc dịch vụ cho là thích hợp. Chẳng hạn: chuyển đổi file văn bản từ mã EBCDIC sang
  4. mã ASCII, hoặc tuần tự hóa các đối tượng (object serialization) hoặc các cấu trúc dữ liệu (data structure) khác sang dạng XML và ngược lại. Lớp 5: Lớp phiên (Session layer) Lớp phiên kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính. Lớp này thiết lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa phương và trình ứng dụng ở xa. Lớp này còn hỗ trợ hoạt động song công (duplex) hoặc bán song công (half- duplex) hoặc đơn công (Single) và thiết lập các qui trình đánh dấu điểm hoàn thành (checkpointing) - giúp việc phục hồi truyền thông nhanh hơn khi có lỗi xảy ra, vì điểm đã hoàn thành đã được đánh dấu - trì hoãn (adjournment), kết thúc (termination) và khởi động lại (restart). Mô hình OSI uỷ nhiệm cho Lớp này trách nhiệm "ngắt mạch nhẹ nhàng" (graceful close) các phiên giao dịch (một tính chất của giao thức kiểm soát giao vận TCP) và trách nhiệm kiểm tra và phục hồi phiên, đây là phần thường không được dùng đến trong bộ giao thức TCP/IP. Lớp 4: Lớp giao vận (Transport Layer) Lớp giao vận cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển dữ liệu giữa các người dùng tại đầu cuối, nhờ đó các Lớp trên không phải quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu đáng tin cậy và hiệu quả. Lớp giao vận kiểm soát độ tin cậy của một kết nối được cho trước. Một số giao thức có định hướng trạng thái và kết nối (state and connection orientated). Có nghĩa là Lớp giao vận có thể theo dõi các gói tin và truyền lại các gói bị thất bại. Một ví dụ điển hình của giao thức Lớp 4 là TCP. Lớp này là nơi các thông điệp được chuyển sang thành các gói tin TCP hoặc UDP.
  5. Lớp 3: Lớp mạng (Network Layer) Lớp mạng cung cấp các chức năng và qui trình cho việc truyền các chuỗi dữ liệu có độ dài đa dạng, từ một nguồn tới một đích, thông qua một hoặc nhiều mạng, trong khi vẫn duy trì chất lượng dịch vụ (quality of service) mà Lớp giao vận yêu cầu. Lớp mạng thực hiện chức năng định tuyến, điều khiển lưu lượng (flow control), phân đoạn và hợp đoạn (segmentation/desegmentation), kiểm soát lỗi (error control). Các thiết bị định tuyến (router) hoạt động tại lớp này — gửi dữ liệu ra khắp mạng mở rộng, làm cho liên mạng trở nên khả thi (còn có thiết bị chuyển mạch (switch) Lớp 3, còn gọi là chuyển mạch IP). Đây là một hệ thống định vị địa chỉ lôgic (logical addressing scheme) – các giá trị được chọn bởi kỹ sư mạng. Hệ thống này có cấu trúc phả hệ. Ví dụ điển hình của giao thức Lớp 3 là giao thức IP. Lớp 2: Lớp liên kết dữ liệu (Data Link Layer) Lớp liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện có tính chức năng và quy trình để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng, phát hiện và có thể sửa chữa các lỗi trong Lớp vật lý nếu có. Cách đánh địa chỉ mang tính vật lý, nghĩa là địa chỉ (địa chỉ MAC) được mã hóa cứng vào trong các card mạng (network card) khi chúng được sản xuất. Hệ thống xác định địa chỉ này không có đẳng cấp (flat scheme). Chú ý: Ví dụ điển hình nhất là Ethernet. Những ví dụ khác về các giao thức liên kết dữ liệu (data link protocol) là các giao thức HDLC; ADCCP dành cho các mạng điểm-tới-điểm hoặc mạng chuyển mạch gói (packet- switched networks) và giao thức Aloha cho các mạng cục bộ. Trong các mạng cục bộ theo tiêu chuẩn IEEE 802, và một số mạng theo tiêu chuẩn khác, chẳng hạn FDDI, Lớp liên kết dữ
  6. liệu có thể được chia ra thành 2 Lớp con: Lớp MAC (Media Access Control - Điều khiển Truy nhập Đường truyền) và Lớp LLC (Logical Link Control - Điều khiển Liên kết Lôgic) theo tiêu chuẩn IEEE 802.2. Lớp liên kết dữ liệu chính là nơi các cầu nối (bridge) và các thiết bị chuyển mạch (switches) hoạt động. Kết nối chỉ được cung cấp giữa các nút mạng được nối với nhau trong nội bộ mạng. Lớp 1: Lớp vật lý (Physical Layer) Lớp vật lý định nghĩa tất cả các đặc tả về điện và vật lý cho các thiết bị. Trong đó bao gồm bố trí của các chân cắm (pin), các hiệu điện thế, và các đặc tả về cáp nối (cable). Các thiết bị Lớp vật lý bao gồm Hub, bộ lặp (repeater), thiết bị tiếp hợp mạng (network adapter) và thiết bị tiếp hợp kênh máy chủ (Host Bus Adapter (HBA) dùng trong mạng lưu trữ (Storage Area Network)). Chức năng và dịch vụ căn bản được thực hiện bởi Lớp vật lý bao gồm: • Thiết lập hoặc ngắt mạch kết nối điện (electrical connection) với một phương tiện truyền thông (transmission medium). • Tham gia vào quy trình mà trong đó các tài nguyên truyền thông được chia sẻ hiệu quả giữa nhiều người dùng. Chẳng hạn giải quyết tranh chấp tài nguyên (contention) và điều khiển lưu lượng. • Điều biến (modulation), hoặc biến đổi giữa biểu diễn dữ liệu số (digital data) của các thiết bị người dùng và các tín hiệu tương ứng được truyền qua kênh truyền thông (communication channel). OSI là mô hình được sử dụng để hiểu những giao thức mạng làm việc như thế nào .
  7. Thông thường khi chúng ta nghiên cứu mạng làm việc như thế nào thì đó chỉ là những chủ đề đầu tiên trên con đường nghiên cứu . Vấn đề ở chỗ thông thường mọi người không hiểu tại sao mô hình này tồn tại hoặc thực sự nó làm việc như thế nào , thậm trí nhiều người nhớ hết tên 7 lớp của mô hình nhưng lại nhiều khi cũng không hiểu rõ về nó . Trong bài này chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn tại sao mô hình OSI tồn tại và nó làm việc như thế nào và sẽ giải thích một cách nhanh chóng về sự tương quan giữa TCP/IP và mô hình OSI . Khi mạng máy tính lần đầu tiên xuất hiện trong nhiều năm trước , chúng thường dùng nhiều giải pháp độc quyền , có nghĩa là một công ty sẽ sản xuất tất cả công nghệ dùng cho mạng , chính vì thế mà nhà sản xuất đó sẽ phải cung cấp tất cả những hệ thống trên mạng . Sẽ không có sự lựa chọn để dùng từ những nhà sản xuất khác trên giải pháp đó . Để trợ giúp cho việc kết nối với những mạng khác nhau , ISO (International Standards Organization - Tổ chức những chuẩn Quốc tế ) phát triển mô hình liên quan gọi là OSI (Open Systems Interconnection - Kết nối những hệ thống mở ) để cho phép những nhà sản xuất tạo nên những giao thức ( Protocol ) để dùng cho mô hình này . Một vài người nhầm lẫn giữa ISO và OSI . ISO là tên của một tổ chức , còn OSI là tên của mô hình để những giao thức được phát triển . Giao thức ( Protocol ) là ―ngôn ngữ ― được dùng để truyền dữ liệu trên mạng . Để hai máy tính nói chuyện được với nhau thì chúng phải cùng cùng một giao thức ( có nghĩa là cùng một ngôn ngữ ) . Khi bạn gửi Email từ máy tính của mình đi , chương trình gửi thư ( gọi là Email client ) gửi dữ liệu ( thư của bạn ) tới Cụm giao thức - chúng ta sẽ nói nhiều về phần này - sau đó Cụm giao thức này gửi dữ liệu tới phương tiện truyền thông mạng ( thông thường gọi là dây Cable hoặc bằng không khí , đối với những mạng không dây ) , tiếp theo Cụm giao thức của một máy tính khác ( máy chủ Email ) nhận dữ liệu làm một vài xử lí – chúng ta sẽ đề cập sau – và gửi dữ liệu tới chương trình máy chủ Email . Cụm giao thức làm nhiều điều và vai trò của mô hình OSI là hiểu những kiểu mà Cụm giao thức đã làm . Hai giao thức khác nhau có thể không tương thích với nhau nhưng nếu theo mô hình OSI , cả hai sẽ làm những điều cùng một kiểu , việc làm của nó để cho những nhà phát triển phần mềm dễ dàng để hiểu chúng làm việc như thế nào . Bạn có thể chú ý rằng khi chúng tôi dùng từ ―Cụm giao thức‖ . Bởi vì những giao thức như TCP/IP không phải thực sự chỉ là một giao thức mà là một vài giao thức làm việc cùng với nhau . Do vậy hầu hết tên thích hợp không đơn giản chỉ là ―Giao thức‖ mà là ― Cụm giao thức ― . Mô hình OSI được chia thành 7 lớp . Nó là điều rất đáng quan tâm cho thấy rằng TCP/IP ( có thể hầu như đó là giao thức mạng được dùng ngày nay ) và các giao thức ―nổi tiếng‖ khác như IPX/SPX ( được Novell Netware sử dụng ) và NetBEUI ( những sản phẩm của Microsoft sử dụng ) không đầy đủ theo mô hình này , mà chỉ một phần trong mô hình đó. Nói một cách khác bằng việc nghiên cứu mô hình OSI bạn sẽ hiểu những giao thức làm
  8. việc như thế nào trong một hình thức chung , điều đó cũng có nghĩa nó sẽ dễ dàng để hiểu giao thức TCP/IP thực tế là làm việc như thế nào . Một ý tưởng cơ bản của mô hình tham khảo OSI là : mỗi một lớp sẽ có một kiểu mức xử lí , và mỗi lớp chỉ nói chuyện với lớp kế nó bên trên và bên dưới . Ví dụ : lớp thứ sáu sẽ chỉ có thể nói chuyện tới lớp thứ năm và lớp thứ bảy và không bao giờ nói chuyện trực tiếp được với lớp đầu tiên . Khi máy tính của bạn truyền dữ liệu tới mạng , một lớp được đưa sẽ nhận dữ liệu từ lớp trên , xử lí những gì nó nhận được , thêm vài thông tin điều khiển tới dữ liệu của riêng lớp đó , và gửi dữ liệu mới cùng với thông tin điều khiển được thêm vào tới lớp bên dưới . Khi máy tính của bạn nhận dữ liệu , quá trình xử lí xảy ra ngược lại : một lớp nhận sẽ nhận dữ liệu từ lớp dưới , xử lí những gì nó nhận được , gỡ bỏ thông tin điều khiển từ dữ liệu , gửi dữ liệu mới không có thông tin điều khiển tới lớp trên . Một điều quan trọng bạn nên nhớ rằng mỗi lớp sẽ thêm ( khi máy tính của bạn gửi dữ liệu ) hoặc sẽ gỡ ( khi máy tính của bạn nhận dữ liệu ) những thông tin điều khiển mà nó có mang trong đó . 2. Mô hình tham khảo OSI Trong hình dưới , bạn có thể xem hình minh hoạ của mô hình OSI . Những chương trình ( Program ) chỉ nói chuyện với lớp thứ bảy , Ứng dụng ( Application ) , trong khi lớp ―bên dưới ― lớp đầu tiên là phương tiện vật kí truyền thông mạng ( ví dụ : dây Cable hoặc không khí , trong trường hợp những mạng không dây ) . Cable mạng đôi khi còn được gọi là lớp 0 .
  9. Hình 1:
  10. Bảy lớp có thể được nhóm thành ba nhóm : Application , Transport và Network , như bạn có thể xem ở hình trên . Network : những lớp của nhóm này là những lớp mức thấp mà có nhiệm vụ truyền và nhận dữ liệu trên mạng . Transport : lớp này với nhiệm vụ của nhận dữ liệu đến từ mạng và biến đổi chúng trong định dạng gần hơn tới định dạng dữ liệu mà chương trình có thể hiểu được . Khi máy tính của bạn đang truyền dữ liệu , lớp này sẽ nhận dữ liệu và chia chúng thành vài gói để truyền chúng lên mạng . Khi máy tính của bạn đang nhận dữ liệu , lớp này sẽ nhận những gói đến và đặt chúng lại với nhau . Application : những lớp mức cao này đặt dữ liệu vào trong định dạng dữ liệu để chương trình sử dụng . Bên dưới chúng tôi sẽ giải thích mỗi lớp trông mô hình OSI . Trong ví dụ đưa ra , chúng ta sẽ xem máy tính của chúng ta gửi dữ liệu trên mạng – chúng ta gửi dữ liệu Email bằng chương trình Email của chúng ta . Lớp 7 – Application : lớp ứng dụng làm giao diện giữa chương trình mà đang gửi hoặc đang nhận dữ liệu với ―Nhóm giao thức‖ . Khi bạn Download hoặc gửi Email , chương trình Email tiếp xúc lớp của nó . Lớp 6 – Presentation : cũng được gọi là lớp chuyển . Lớp này biến đổi định dạng dữ liệu được nhận từ lớp Application tới định dạng chung cho ―Nhóm giao thức ― sử dụng . Ví dụ , nếu chương trình đang dùng trang mã không phải ASCII , lớp này sẽ chịu trách nhiệm biến đổi dữ liệu nhận thành mã ASCII . Lớp này có thể dùng để nén dữ liệu và thêm mã hoá . Việc nén dữ liệu cho phép tăng tốc độ mạng bởi vì ít thông tin được gửi tới lớp bên dưới ( lớp thứ 5 ) . Nếu mã hoá được sử dụng , tất cả thông tin giữa lớp 5 và lớp 1 sẽ được mã hoá và chúng sẽ chỉ được giải mã trong lớp thứ 6 của máy tính tại vị trí cuối khác . Lớp 5 – Session : Lớp này cho phép hai chương trình trong những máy tính khác nhau để thiết lập giao dịch liên lạc . Trong giao dịch này hai chương trình định nghĩa truyền dữ liệu như thế nào sẽ được làm , thêm vào đó những đánh dấu quá trình vào dữ liệu được truyền . Nếu mạng bị lỗi , hai máy tính khởi động lại việc truyền dữ liệu này từ đánh dấu nhận lần cuối cùng tốt nhất mà không phải truyền lại tất cả dữ liệu một lần nữa . Ví dụ , bạn đang Download thư tín và mạng của bạn bị lỗi . Thay vì việc tải lại tất cả thư lại một lần nữa , chương trình của bạn sẽ tự động khởi động lại từ lần tải về tốt nhất lần cuối cùng . Chú ý không phải tất cả giao thức đều có đặc điểm này . Lớp 4 – Transport : Trên những mạng dữ liệu được chia thành vài gói . Khi bạn đang truyền một file lớn , File này cắt thành nhiều vài gói nhỏ , và sau đó máy tính tại vị trí nhận cuối cùng sẽ nhận những gói đó và đặt thành File quay trở lại . Lớp Transport có nhiệm vụ nhận dữ liệu gửi từ lớp Session và chia chúng thành những gói mà sẽ được truyền trên mạng . Tại máy tính nhận , lớp này có nhiệm vụ đặt những gói theo thứ tự và chúng sẽ kiểm tra tính nguyên vẹn của dữ liệu , thông thường việc gửi tín hiệu điều khiển tới thiết bị truyền được gọi là Chấp
  11. nhận hoặc đơn giản nói rằng gói đã đến và dữ liệu còn nguyên vẹn . Lớp này hoàn toàn riêng biệt với những lớp Application ( lớp 5 tới 7 ) từ những lớp Network ( những lớp 1 tới 3 ) . Những lớp Network có liên quan cho biết dữ liệu được truyền và được nhận trên mạng như thế nào , có nghĩa là những gói dữ liệu được truyền , trong khi những lớp Application liên quan tới những gì bên trong những gói . Lớp 4 , Transport , làm giao diện giữa hai nhóm đó . Lớp 3 – Network : Lớp này có nhiệm vụ địa chỉ hoá gói , biến đổi những địa chỉ Logic thành những địa chỉ vật lí , làm cho nó có khả năng để gói dữ liệu tới nơi đến ở đích của nó . Lớp này cũng có nhiệm vụ định hướng những gói sẽ dùng để đến nơi đích , dựa trên những yếu tố như sự đi lại và những mức độ ưu tiên . Lớp 2 – Data Link : Lớp này nhận những gói dữ liệu được gửi từ lớp Network và biến đổi chúng thành những khung mà sẽ gửi ra tới phương tiện truyền thông mạng , thêm vào những địa chỉ vật lí của Card mạng của máy tính , những địa chỉ vật lí của Card mạng của máy tính đích , dữ liệu điều khiển và dữ liệu Checksum ( kiểm tra , hoặc cũng còn được gọi là CRC ) . Những khung được tạo từ lớp này được gửi tới lớp Physical , ở đó khung sẽ được biến đổi thành những tín hiệu điện ( hoặc tín hiệu sóng điện từ , nếu bạn dùng mạng không dây ) . Lớp Data Link trên máy tính nhận sẽ tính toán lại Checksum và kiểm tra , nếu tính toán Checksum mới khớp với giá trị được gửi thì máy tính nhận sẽ gửi tín hiệu Chấp nhận ( Acknowledge ) tới máy tính truyền dữ liệu . Ngoài ra máy tính truyền sẽ phải truyền lại khung đó nếu như nó không đến đích hoặc nó đến những dữ liệu bị hỏng . Lớp 1- Physical : Lớp này lấy những khung được gửi từ lớp Data Link biến đổi chúng thành những tín hiệu tương thích với phương thức truyền dữ liệu . Nếu là sợi Cable kim loại được dùng để truyền dữ liệu thì nó sẽ biến đổi thành tín hiệu điện . Nếu là sợi Cable quang được dùng thì nó sẽ biến đổi dữ liệu thành tín hiệu ánh sáng . Nếu là mạng không dây được dùng thì nó sẽ biến đổi thành tín hiệu điện từ trường . Khi dữ liệu được nhận , lớp này sẽ nhận tín hiệu và biến đổi thành 0 và 1 để gửi chúng tới lớp Data Link, mà sẽ đặt khung quay trở lại và kiểm tra tính toàn vẹn của nó . 3. Nó làm việc như thế nào Như chúng tôi đã giải thích trước đó , mỗi lớp chỉ nói chuyện được với lớp trên và lớp dưới kế với nó . Khi máy tính của bạn đang truyền dữ liệu , luồng thông tin là xuất phát từ chương trình tới mạng ( có nghĩa là đường dữ liệu đi từ đỉnh tới đáy ) , do đó chương trình nói chuyện với lớp thứ bảy , tiếp theo truyền tới lớp thứ sáu và cứ như vậy . Khi máy tính của chúng ta đang nhận dữ liệu , thì luồng thông tin sẽ từ mạng tới chương trình ( có nghĩa là đường dữ liệu sẽ từ đáy đi tới đỉnh ) , do đó mạng sẽ nói chuyện với lớp thứ nhất sau đó truyền tới lớp thứ hai và cứ như vậy . Khi dữ liệu được truyền , mỗi lớp thêm một vài thông tin điều khiển tới dữ liệu mà nó được nhận từ lớp trên , và khi dữ liệu được nhận thì quá trình xảy ra ngược lại ; mỗi lớp sẽ gỡ những thông tin điều khiển từ dữ liệu nhận được từ lớp bên dưới .
  12. Do vậy khi dữ liệu được gửi tới mạng , lớp thứ bảy nhận dữ liệu do chương trình gửi tới và thêm những thông tin điều khiển của riêng nó và gửi gói dữ liệu mới này tới lớp thứ sáu . Lớp thứ sáu sẽ thêm dữ liệu điều khiển riêng của nó vào gói dữ liệu đã nhận được ở lớp thứ bảy và gửi gói dữ liệu sau khi thêm dữ liệu điều khiển tới lớp thứ năm . Như vậy lớp thứ năm nhận được dữ liệu lúc này là dữ liệu ban đầu đã được thêm những thông tin điều khiển dữ liệu của lớp thứ bảy và lớp thứ sáu . Và cứ như vậy . Khi nhận dữ liệu quá trình diễn ra ngược lại , mỗi lớp sẽ gỡ dữ liệu điều khiển của nó khỏi dữ liệu nhận được . Mỗi lớp chỉ hiểu dữ liệu điều khiển mà nó nhận trách nhiệm . Khi lớp nhận dữ liệu từ lớp trên nó không hiểu dữ liệu điều khiển được thêm vào từ lớp trên , do đó nó chỉ hiểu dữ liệu mà nó nhận được chỉ là một gói dữ liệu đơn lẻ . Trong hình 2 mô tả cho chúng ta thấy thấy khi máy tính gửi dữ liệu đi như thế nào tới mạng . Mỗi số thêm vào tới dữ liệu ban đầu đại diện cho dữ liệu điều khiển được thêm vào từ lớp đó . Mỗi lớp xử lí gói mà nó nhận được từ lớp trên như là một gói dữ liệu đơn lẻ mà nó không cần phân biệt dữ liệu trong đó gồm những gì . James Bond meets Number One on the 7th floor of the spy headquarters building. Number One gives Bond a secret message that must get through to the US Embassy across town. Bond proceeds to the 6th floor where the message is translated into an intermediary language, encrypted and miniaturized. Bond takes the elevator to the 5th floor where Security checks the message to be sure it is all there and puts some checkpoints in the message so his counterpart at the US end can be sure he’s got the whole message. On the 4th floor, the message is analyzed to see if it can be combined with some other small messages that need to go to the US end. Also if the message was very large it might be broken into several small packages so other spies can take it and have it reassembled on the other end. The 3rd floor personnel check the address on the message and determine who the addressee is and advising Bond of the fastest route to the Embassy. On the 2nd floor the message is put into a special courier pouch (packet). It contains the message, the sender and destination ID. It also warns the recipient if other pieces are still coming. Bond proceeds to the 1st floor where Q has prepared the Aston Martin for the trip to the Embassy.
  13. Bond departs for the US Embassy with the secret packet in hand. On the other end the process is reversed. Bond proceeds from floor to floor where the message is decoded. The US Ambassador is very grateful the message got through safely. "Bond, please tell Number One I’ll be glad to meet him for dinner tonight." The Application layer represents the level at which applications access network services. This layer represents the services that directly support applications such as software for file transfers, database access, and electronic mail. The Presentation layer translates data from the Application layer into an intermediary format. This layer also manages security issues by providing services such as data encryption, and compresses data so that fewer bits need to be transferred on the network. The Session layer allows two applications on different computers to establish, use, and end a session. This layer establishes dialog control between the two computers in a session, regulating which side transmits, plus when and how long it transmits. The Transport layer handles error recognition and recovery. It also repackages long messages when necessary into small packets for transmission and, at the receiving end, rebuilds packets into the original message. The receiving Transport layer also sends receipt acknowledgments. The Network layer addresses messages and translates logical addresses and names into physical addresses. It also determines the route from the source to the destination computer and manages traffic problems, such as switching, routing, and controlling the congestion of data packets. The Data Link layer packages raw bits from the Physical layer into frames (logical, structured packets for data). This layer is responsible for transferring frames from one computer to another, without errors. After sending a frame, it waits for an acknowledgment from the receiving computer. The Physical layer transmits bits from one computer to another and regulates the transmission of a stream of bits over a physical medium. This layer defines how the cable is attached to the network adapter and what transmission technique is used to send data over the cable.
  14. The modular networking architecture of Windows is based on two industry standard models for a layered networking architecture, namely the International Organization for Standardization (ISO) model for computer networking, called the Open Systems Interconnect (OSI) Reference Model, and the Institute of Electrical and Electronic Engineers (IEEE) 802 model. Windows NT, Windows 2000 and Windows XP are all designed according to these standard models. The ISO OSI and IEEE 802 models define a modular approach to networking, with each layer responsible for some discrete aspect of the networking process. The OSI model describes the flow of data in a network, from the lowest layer (the physical connections) up to the layer containing the user’s applications. Data going to and from the network is passed layer to layer. Each layer is able to communicate with the layer immediately above it and the layer immediately below it. This way, each layer is written as an efficient, streamlined software component. When a layer receives a packet of information, it checks the destination address, and if its own address is not there, it passes the packet to the next layer. When two computers communicate on a network, the software at each layer on one computer assumes it is communicating with the same layer on the other computer. For example, the Transport layer of one computer communicates with the Transport layer on the other computer. The Transport layer on the first computer has no regard for how the communication actually passes through the lower layers of the first computer, across the physical media, and then up through the lower layers of the second computer. 1. +Bạn 2. Tìm kiếm 3. Hình ảnh 4. Tin tức 5. Gmail 6. Docs 7. Lịch 8. Dịch 9. Ảnh 10. Khác 1. 2. 3. 1. 2. Đăng nhập Thử trình duyệt mới có tính năng dịch tự động.Tải xuống Google ChromeLoại bỏ Dịch
  15. James Bond gặp Một Số trên tầng 7 của tòa nhà trụ sở gián điệp. Number One cho Bond một thông điệp bí mật mà phải có được thông qua Đại sứ quán Mỹ trên toàn thị xã. Bond tiến tầng 6 tin nhắn được dịch sang một ngôn ngữ trung gian, mã hóa và thu nhỏ. Bond có thang máy tầng 5, nơi an ninh sẽ kiểm tra thư để chắc chắn rằng đó là tất cả ở đó và đặt một số trạm kiểm soát trong tin nhắn để đối tác của mình tại Mỹ có thể chắc chắn ông đã nhận toàn bộ thông điệp. Trên tầng 4, tin nhắn được phân tích để xem nếu nó có thể được kết hợp với một số thông điệp nhỏ khác mà cần phải đi đến cuối Mỹ. Ngoài ra nếu tin nhắn là rất lớn nó có thể được chia thành các gói nhỏ để các điệp viên khác có thể mang nó và có nó tập hợp lại ở đầu bên kia. Nhân viên kiểm tra tầng 3 địa chỉ trên tin nhắn và xác định người nhận chỉ ra và tư vấn cho Bond đường nhanh nhất đến Đại sứ quán. Trên tầng 2 tin nhắn được đưa vào một túi chuyển phát nhanh đặc biệt (packet). Nó bao gồm tin nhắn, người gửi và ID đích. Nó cũng cảnh báo người nhận nếu các mảnh khác sẽ vẫn tiếp tục. Bond tiền tầng 1 Q đã chuẩn bị Aston Martin cho chuyến đi đến Đại sứ quán. Bond khởi hành cho Đại sứ quán Hoa Kỳ với các gói dữ liệu bí mật trong tay. Ở đầu bên kia, quá trình này được đảo ngược. Trái phiếu tiền từ sàn đến sàn nhà, nơi thông điệp được giải mã. Đại sứ Hoa Kỳ là rất biết ơn các tin nhắn đã thông qua một cách an toàn. "Bond, xin vui lòng cho Number One Tôi sẽ vui mừng để đáp ứng cho anh ta ăn tối." Lớp ứng dụng thể hiện mức độ mà tại đó các ứng dụng truy cập vào các dịch vụ mạng. Lớp này đại diện cho các dịch vụ trực tiếp hỗ trợ các ứng dụng như phần mềm chuyển tập tin, truy cập cơ sở dữ liệu và thư điện tử. Lớp trình bày dịch dữ liệu từ các lớp ứng dụng vào một định dạng trung gian. Tầng này cũng quản lý các vấn đề an ninh bằng cách cung cấp các dịch vụ như mã hóa dữ liệu và nén dữ liệu để các bit ít hơn cần phải được chuyển trên mạng. Lớp Session cho phép hai ứng dụng trên các máy tính khác nhau để thiết lập, sử dụng, và kết thúc một phần. Lớp này thiết lập kiểm soát đối thoại giữa hai máy tính trong một phiên làm việc, quy định truyền bên đó, cộng với khi nào và bao lâu nó truyền tải. Lớp Giao thông vận tải xử lý công nhận lỗi và phục hồi. Nó cũng repackages tin nhắn dài khi cần thiết thành các gói nhỏ để truyền và vào cuối nhận, xây dựng lại các gói tin vào
  16. thông điệp ban đầu. Lớp Giao thông vận tải nhận được cũng gửi lời cảm ơn nhận. Địa chỉ tầng mạng tin nhắn và dịch địa chỉ hợp lý và tên thành các địa chỉ vật lý. Nó cũng xác định các tuyến đường từ nguồn đến máy tính đích và quản lý các vấn đề giao thông, chẳng hạn như chuyển mạch, định tuyến và kiểm soát sự tắc nghẽn của các gói dữ liệu. Các liên kết dữ liệu gói lớp nguyên bit từ lớp vật lý thành các khung (hợp lý, cấu trúc gói dữ liệu cho dữ liệu). Lớp này chịu trách nhiệm cho việc chuyển khung hình từ một máy tính khác, mà không có lỗi. Sau khi gửi một khung, nó chờ đợi một sự thừa nhận từ máy tính nhận. Lớp vật lý truyền bit từ một máy tính khác và điều chỉnh việc truyền tải một dòng các bit trên một phương tiện vật lý. Lớp này định nghĩa như thế nào cáp được gắn liền với các bộ chuyển đổi mạng và kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng để gửi dữ liệu qua cáp. Kiến trúc mạng kiểu mô-đun của Windows dựa trên hai mô hình tiêu chuẩn công nghiệp cho một kiến trúc mạng lớp, cụ thể là Tổ chức Quốc tế về mô hình tiêu chuẩn hoá (ISO) cho mạng máy tính, được gọi là Open Systems Interconnect (OSI) mô hình tham chiếu, và Viện Điện và Electronic Engineers (IEEE) 802 mô hình. Windows NT, Windows 2000 và Windows XP đều được thiết kế theo các mô hình tiêu chuẩn. Mô hình OSI ISO và IEEE 802 định nghĩa một cách tiếp cận mô-đun để kết nối mạng, với mỗi lớp chịu trách nhiệm về một số khía cạnh riêng biệt của quá trình kết nối mạng. Mô hình OSI mô tả dòng chảy của dữ liệu trong một mạng, từ các lớp thấp nhất (vật lý kết nối) lên layer có chứa các ứng dụng của người dùng. Dữ liệu đến và đi từ mạng được thông qua lớp lớp. Mỗi lớp có thể giao tiếp ngay lập tức với các lớp trên và lớp ngay bên dưới nó. Bằng cách này, mỗi lớp được viết như là một thành phần, phần mềm hiệu quả, sắp xếp hợp lý. Khi một lớp nhận được một gói thông tin, nó sẽ kiểm tra địa chỉ đích, và nếu địa chỉ riêng của mình là không có, nó vượt qua các gói tin đến các lớp tiếp theo. Khi các máy tính giao tiếp trên mạng, phần mềm tại mỗi lớp trên một máy tính giả định nó là giao tiếp với cùng một lớp trên máy tính khác. Ví dụ, lớp Giao thông vận tải của một máy tính giao tiếp với các lớp Giao thông vận tải trên các máy tính khác. Lớp thông vận tải về máy tính đầu tiên không có liên quan cho các thông tin liên lạc như thế nào thực sự đi qua các lớp dưới của máy tính đầu tiên, trên các phương tiện truyền thông vật lý, và sau đó lên thông qua các lớp dưới của máy tính thứ hai.