Lý thuyết Tài chính doanh nghiệp - Chương 8: Kế hoạch tài chính

pdf 17 trang phuongnguyen 20
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết Tài chính doanh nghiệp - Chương 8: Kế hoạch tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfly_thuyet_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_8_ke_hoach_tai_chinh.pdf

Nội dung text: Lý thuyết Tài chính doanh nghiệp - Chương 8: Kế hoạch tài chính

  1. CHƯƠNG 8: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH PHẦN I KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 1. Kế hoạch tài chính là gì ? Kế hoạch tài chính là một quá trình bao gồm:  Phân tích các giải pháp đầu tư , tài trợ và cổ tức mà doanh nghiệp có thể lựa chọn.  Dự kiến các kết quả tương lai của các quyết định hiện tại.  Quyết định giải pháp.  Đo lường thành quả đạt được so với các mục tiêu đề ra. 2. Phân loại : Căn cứ vào chỉ tiêu thời gian ta có thể chia kế hoạch tài chính ra làm 2 loại :  Kế hoạch tài chính ngắn hạn: thời gian thực hiện không quá 1 năm. Tốt nhất nếu có điều kiện nên lập KHTC cho từng tháng.  Kế hoạch tài chính dài hạn: thường là 5 đến 10 năm. Nhưng trên thực tế nay các nhà tài chính khuyên một kế hoạch tài chính dài hạn chỉ nên thực hiện không quá 3 năm để hạn chế tác động của các yếu tố thị trường. Tuy nhiên một CFO phải luôn có tầm nhìn chiến lược. Nghĩa là phải luôn cố gắng có một kế hoạch tài chính ổn định trong dài hạn. 3. Mối quan hệ giữa kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn  Kế hoạch ngắn hạn là những bước đi để thực hiện kế hoạch dài hạn. KHTC ngắn hạn để kiểm soát đảm bảo KHTC dài hạn đi đúng hướng và đảm bảo nhịp độ mong muốn. Là điều kiện để hoàn thành KHTC dài hạn.  Hay : lập kế hoạch tài chính ngắn hạn phải căn cứ vào mục tiêu của kế hoạch tài chính dài hạn. 4. Quá trình lập kế hoạch tài chính. a. Kế hoạch tài chính tập trung : Là tập hợp những kế hoạch chiến lược về các công việc kinh doanh mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh và cần được mở rộng. 1
  2. Lập kế hoạch tài chính phải đủ 3 kế hoạch: - Kế hoạch tăng trưởng trong trường hợp tốt nhất mang tính tiến công, đòi hỏi vốn lớn và sản phẩm mới, gia tăng thị phần hiện có hay chiếm lĩnh thị trường mới. - Kế hoạch tăng trưởng bình thường : doanh nghiệp sẽ phát triển cùng với thị trường không có sự cạnh tranh lớn. - Kế hoạch hạn chế chi tiêu và chuyên môn hóa nhằm tối thiểu hóa các chi phí vốn cần thiết (kế hoạch cho thời kỳ kinh tế khó khăn). Khi bước vào thị trường mới, doanh nghiệp tham gia với những lý do chiến lược. Điều này có nghĩa là : không phải chọn kế hoạch đó vì lý do là hiện giá thuần của nó dương mà vì nó tạo ra các quyền chọn cho các đầu tư tiếp theo có giá trị. b. Kế hoạch tài trợ: Một kế hoạch tài trợ cho một kế hoạch tài chính dài hạn luôn ưu tiên lấy nguồn tài trợ từ lợi nhuận giữ lại trước, đến nợ và sau cùng là phát hành cổ phần mới do ưu khuyết điểm của từng nguồn tài trợ ( theo lý thuyết thứ tự tăng vốn – pecking order theory). Trong quá trình hoạt động thì doanh nghiệp cần chi để đầu tư cho nhà máy ,thiết bị,vốn luân chuyển Nếu dòng tiền từ hoạt động không đủ thì doanh nghiệp phải huy động thêm từ bên ngoài. Một doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch tài trợ có thể rơi vào một trong các tình huống sau :  Doanh nghiệp có cơ hội đầu tư hạn chế, dư thừa dòng tiền hoạt động, và một chính sách lợi tức cổ phần trung bình. Tất cả chúng tạo nên một “ ưu thế tài chính” dưới hình thức tài sản thanh toán và khả năng vay không sử dụng đến.  Các trường hợp còn lại thì các doanh nghiệp phải tăng vốn bằng cách phát hàng chứng khoán. Trong trường hợp này kế hoạch tài trợ của họ trở nên phức tạp bởi những cam kết trên các khoản nợ. c. Kế hoạch tài chính không phải chỉ là dự báo. Một kế hoạch tài chính bao gồm :  Những dự báo  Những việc không chắc chắn xảy ra và những việc chắc chắn xảy ra để tạo nên tính linh hoạt và phản ứng nhanh cho kế hoạch. Một kế hoạch tài chính không cố gắng tối thiểu hóa rủi ro, mà nó quyết định những rủi ro nào có thể chấp nhận và cần phải loại bỏ những rủi ro nào. 2
  3. Khi lập kế hoạch tài chính, các giám đốc tài chính cần phải xem xét những kết quả có thể xảy ra của mỗi kế hoạch trong :  Chính giai đoạn phát triển mà doanh nghiệp đang tồn tại.  Bối cảnh tương lai hợp lý như : kinh tế thế giới giảm sút hay một nền kinh tế nội địa tăng cao d. Nội dung của một kế hoạch tài chính hoàn tất. Một kế hoạch tài chính hoàn tất phải bao gồm: các báo cáo tài chính dự kiến :  Báo cáo thu nhập.  Nguồn và sử dụng nguồn .  Bảng cân đối kế toán. Đồng thời một kế hoạch tài chính phải trình bày chi tiêu vốn dự kiến một cách cụ thể, kết hợp chiến lược kinh doanh sẽ được sử dụng để đạt được mục tiêu tài chính này. 5. Mục tiêu của kế hoạch tài chính:  Tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp.  Tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn.  Nhưng không cố gắng tối thiểu hóa rủi ro. 6. Ba yêu cầu của một kế hoạch tài chính .  Dự báo : Mục tiêu : đạt được kết quả tốt nhất có thể đạt được. Đặc điểm : một kế hoạch tài chính không bao giờ đưa ra được một dự báo hoàn toàn chính xác. Vai trò : đây là một công việc trí tuệ quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn dữ liệu lập dự báo : nằm trong tất cả các bộ phận của doanh nghiệp, thông tin từ nguồn các nhân sự chuyên môn đề xuất, nhưng cần phải có sự nhất quán trong các đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp. Chú ý : lập kế hoạch tài chính không bỏ qua những kế hoạch của các đối thủ cạnh tranh.  Tìm kiếm kế hoạch tài chính tối ưu. KHTC không có khuôn mẫu hay chuẩn mực mà chuẩn mực của một KHTC chính là khả năng tài chính giới hạn cũng như nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Giám đốc tài chính phải căn cứ vào những gì doanh nghiệp hiện có và mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp hướng tới trong tương lai. Căn cứ vào hiện trạng của doanh nghiệp, nội bộ ngành cũng như xu hướng phát triển tất yếu của ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động trong sự vận động chung 3
  4. của nền kinh tế. Có xét đến các yếu tố tác động như: chính sách điều tiết vĩ mô lẫn vi mô của nhà nước, xu thế phát triển kinh tế thế giới. KHTC tối ưu mang tính chất tương đối, nó tối ưu theo phán đoán của giám đốc tài chính dựa trên những dự báo và kinh nghiệm của giám đốc tài chính.  Kế hoạch tài chính phải linh hoạt. KHTC dài hạn có nhược điểm là thường trở nên lỗi thời do đó giám đốc tài chính phải tiên liệu được trước cách điều chỉnh khi các dự báo có những biến cố bất ngờ xảy ra. Mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp trong từng giai đoạn và tình hình cụ thể mang tính chất nội tại cũng như xu hướng tất yếu. Tuy nhiên KHTC tối ưu phải đáp ứng được tính linh hoạt nghĩa là nó vẫn có giá trị trong từng hoàn cảnh cụ thể. Việc dự báo nhiều khả năng giúp cho doanh nghiệp phản ứng linh hoạt và hiệu quả đối với những biến cố có thể xảy ra ( dù chắc chắn hay không chắc chắn) nhưng không cố gắng làm giảm thiểu hoá rủi ro. Đánh giá và đo lường thành quả:  Cũng như trong bất kỳ công việc nào. Sau một quá trình nhất định cần được đánh giá hiệu quả công việc để có định hướng tốt hơn cho thời gian sắp tới. KHTC được xem là bản tử vi của doanh nghiệp thì việc đo lường và đánh giá kết quả càng quan trọng hơn. Các KHTC ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được tốc độ phát triển của dự án và việc theo sát KHTC ngắn hạn và đảm bảo cho KHTC của doanh nghiệp không đi chệch quỹ đạo và nhất là đạt được hiệu quả mong muốn thông qua những chỉ số được định lượng cụ thể trong từng giai đoạn. Đồng thời đánh giá xem xét kết quả đạt được đã là kết quả tốt nhất chưa và coi đó là căn cứ cho KHTC trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên việc đánh giá phải được đặt trong một điều kiện cụ thể để đảm bảo được ý nghĩa của công tác dự báo cũng như hiệu quả thực sự đạt được của KHTC. PHẦN II MÔ HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VDEC I. TÌM HIỂU VỀ CÁC BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Bảng cân đối kế toán (CĐKT) 1.1 Thông thường: một bảng CĐKT gồm các yếu tố sau Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn 4
  5. (1) (2) (3) Tài sản cố định Nợ dài hạn TỔNG TÀI SẢN TỔNG NGUỒN VỐN Trước tiên, ta biết rằng Vốn luân chuyển cho biết phần nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn của công ty. Vốn luân chuyển được tính bằng cách lấy tài sản lưu động – nợ ngắn hạn phải trả. Để tài trợ cho nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động công ty trông chờ nhiều vào khoản nợ ngắn hạn (công ty cũng thể tìm từ nguồn khác nữa chẳng hạn như bán thương phiếu, ) Tại vị trí (1): Vốn luân chuyển > 0 TSLĐ > Nợ ngắn hạn phải trả. Do đó, chỉ một phần TSLĐ được tài trợ bằng nợ phải trả. Khoản chênh lệch giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn còn thiếu một trong những giải pháp được công ty lựa chọn là bù đắp bằng khoản nợ dài hạn. Tại vị trí (2): Vốn luân chuyển = 0. Toàn bộ tài sản lưu động được tài trợ hoàn toàn bằng khoản nợ phải trả của doanh nghiệp Tại vị trí (3): Vốn luân chuyển 1.0 (tỷ số thanh toán hiện hành Rc=tài sản lưu động : nợ ngắn hạn), có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng cho việc thanh toán các khoản nợ. Với: Tài sản lưu động: bao gồm các khoản vốn bằng tiền mặt , các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ phải trả của công ty trong ngắn hạn như vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn phải trả, các khoản phải trả khác. 1.2. Tại bảng cân đối kế toán của mô hình tài chính công ty VDEC Vốn luân chuyển Nợ vay Tài sản cố định Vốn cổ phần TỔNG TÀI SẢN TỔNG NỢ VÀ VCP Để đơn giản hóa mô hình khi tìm hiểu, nguồn vốn của công ty lấy từ 2 nguồn chính là vay nợ và vốn từ cổ phần. Trong quá trình hoạt động, nếu xảy trường hợp công ty thiếu vốn cho các dòng tiền thì giải pháp doanh nghiệp lựa chọn hoặc là vay thêm hoặc phát hành thêm cổ phần mới hoặc cả hai thôi. Cho nên phần nguồn vốn chỉ gồm nợ vay và vốn cổ phần. Khoản nợ vay này được giả định là trong dài hạn, cho nên ta không xét tới nợ ngắn hạn nữa tạm coi như bằng 0. 5
  6. Cho nên bên phần tài sản, thay vì phải ghi tài sản lưu động thì ta chỉ quan tâm tới phần vốn luân chuyển năm tới sẽ là bao nhiêu (do vốn luân chuyển = tài sản lưu động – nợ ngắn hạn) từ đó xác định thiếu bao nhiêu để bổ sung hoặc dư bao nhiêu để thu hồi bớt vốn luân chuyển đáp ứng trong suốt đời sống kinh tế của dự án trong năm tới.  Tổng tài sản và tổng nguồn vốn bên mô hình tài chính VDEC khác với tổng tài sản và tổng nguồn vốn ở bảng cân đối kế toán bình thường 2. Bảng báo cáo thu nhập 2.1 Một bảng báo cáo thu nhập thường có các khoản mục sau: - Doanh thu thuần từ các hoạt động của công ty - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (trong đó đã có tính khấu hao) -Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) - Lãi vay - Lãi trước thuế - Thuế - Lãi sau thuế - Cổ tức - Lợi nhuận giữ lại Ghi chú: Đáng lẽ phải ghi thêm khấu hao vào bảng báo cáo thu nhập nhưng do: Khấu hao là khoản được phân bổ có hệ thống giá trị của một tài sản có đời sống kinh tế dài hơn một năm. Khấu hao làm giảm thu nhập báo cáo và cũng làm giảm mức thuế mà doanh nghiệp phải chi trả. Khấu hao tự nó không phải là một dòng tiền. Đúng hơn, Nó làm giảm thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) và nó làm giảm các chi trả thuế thu nhập (một dòng tiền chi ra). Do đó nó được coi là một khoản chi phí và được tính chung vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. 2.2 Tại mô hình tài chính công ty VDEC Từ ghi chú trên nên phần báo cáo thu nhập không ghi phần khấu hao vào báo cáo thu nhập. Ngoài ra, để đơn giản hóa mô hình khi nghiên cứu thay vì ghi riêng lợi nhuận giữ lại và cổ tức thì được ghi chung là lãi ròng. Ngoài ra giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí hoạt động được gọi chung là chi phí hàng bán hay chi phí hoạt động Cho nên bảng báo cáo thu nhập của công ty VDEC được viết lại như sau - Doanh thu (REV) - Chi phí hàng bán (CGS) - EBIT - Lãi vay (INT) - Lãi trước thuế - Thuế thu nhập (TAX) - Lãi ròng (NET) 3. Bảng báo cáo nguồn và sử dụng nguồn Mục đích là: nhằm cân đối giữa nhu cầu tiền mặt mà doanh nghiệp cần trong kỳ với dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp 3.1 Phần nguồn a. Dòng tiền hoạt động thuần (net operating cash flow – NCF) của công ty * Vốn luân chuyển: Hàng năm doanh nghiệp sẽ phải cần có một khoản vốn luân chuyển nhất định nào đó để hỗ trợ cho hoạt động của mình. Khoản vốn đầu tư thuần này sẽ được doanh nghiệp thu hồi 6
  7. lại bằng tiền mặt vào cuối mỗi năm. Vì vậy vào cuối mỗi năm, tất cả các khoản đầu tư vào vốn luân chuyển tăng thêm sẽ được thu hồi lại chứ không chỉ là phần chi tiêu vốn luân chuyển ban đầu ở thời điểm là 0. Trên cơ sở vốn luân chuyển cần cho năm sau, doanh nghiệp sẽ tính toán phần vốn luân chuyển cần thêm hoặc bớt đi (∆VLC) để bổ sung cho các hoạt động của doanh nghiệp * Khấu hao tự nó không phải là một dòng tiền. Khấu hao là khoản làm giảm thu nhập trước thuế (EBIT) và làm giảm các chi trả thuế thu nhập (một dòng tiền chi ra). Tuy nhiên, nó vẫn được cộng với thu nhập hoạt động sau thuế để tính dòng tiền hoạt động thuần sau thuế vì : - Nó là một khoản chi phí không bằng tiền mặt, trên thực tế đó chỉ là một khoản bút toán trên số sách mà thực tế doanh nghiệp không chi một cắc nào. - Do đó, khoản tiền dành cho việc trích khấu hao này có thể được dùng cho nhiều hoạt động khác của doanh nghiệp. + Phần Nguồn 1. Lãi ròng 2. Khấu hao Dòng tiền hoạt động sau thuế của công ty được xác định như sau: Ta có: CFtrước thuế = [Doanh thu(khoản thực thu bằng tiền) – CPHĐ (không kể khấu hao) – Lãi vay – Khấu hao] + Khấu hao = EBIT + Khấu hao Ghi chú: - Trừ khấu hao vì khấu hao lúc này được coi như là một khoản chi ra của doanh nghiệp. - Cộng khấu hao vì khấu hao lúc này được coi như là một khoản thu vào của doanh nghiệp Suy ra: CFsau thuế = CFtrước thuế (1 – T%) + T x R + T x Khấu hao = (EBIT + Khấu hao) x (1 – T%) + T x Khấu hao = EBIT (1 – T%) + Khấu hao => Dòng tiền hoạt động sau thuế = Thu nhập hoạt động sau thuế + Khấu hao Trong đó: CFtrước thuế = Doanh thu – CPHĐ (không kể khấu hao) – Lãi vay - Khấu hao + Khấu hao = EBIT + Khấu hao Lãi vay không bao giờ được tính vào dòng tiền vì : - Chúng ta đã tính lãi vay trong lãi suất chiết khấu dòng tiền hay chi phí sử dụng vốn cho nên khi tính vào sẽ bị trùng 2 lần - Hơn nữa, sự tách rời trong quyết định đầu tư và quyết định tài trợ cho nên chi phí lãi vay không phải là chi phí hoạt động b. Trong khi lập dự án Doanh nghiệpsẽ tiến hành cân đối sử dụng CFhoạt động của doanh nghiệp và tổng sử dụng nguồn (nhu cầu tiền mặt doanh nghiệp cần trong kỳ); khi cân đối có 3 trường hợp xảy ra: o Đủ tiền: Dòng tiền hoạt động = nhu cầu sử dụng o Thừa tiền: Dòng tiền hoạt động > Tổng sử dụng nguồn. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng phần tiền thừa sao cho có hiệu quả nhất. 7
  8. o Thiếu tiền: Dòng tiền hoạt động Tổng nguồn + Sử dụng nguồn - Vốn luân chuyển cần so với năm trước ( NWC) - Đầu tư (INV) - Chia cổ tức (DIV) => Tổng sử dụng nguồn II. CÁC PHƯƠNG TRÌNH TRONG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH VDEC 1. Chuỗi các phương trình BÁO CÁO THU NHẬP REV (revenue) = Theo dự báo của người lập mô hình CGS = a1 x REV INT = a2 x D (a2: lãi vay) LÃI TRƯỚC THUẾ = REV – CGS – INT TAX = a3 x (REV – CGS – INT) = a3 LÃI TRƯỚC THUẾ (a3: thuế suất) NET = REV – CGS – INT – TAX = LÃI TRƯỚC THUẾ – TAX NGUỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NGUỒN DEP = a4 x FA (a4 : Tỉ lệ khấu hao) OCF = NET + DEP ∆D = ∆NWC + INV + DIV – NET – DEP – SI SI : TUỲ QUYẾT ĐỊNH CỦA CÔNG TY SỬ DỤNG NGUỒN ∆NWC = NWC – NWC năm trước INV = DEP + FA – FA (Năm trước) DIV = a5 x NET (a5: tỉ lệ chia cổ tức) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NWC = a6 x REV (a6: tỉ lệ NWC/REV) FA = a7 x REV (a7: tỉ lệ FA/REV) TỔNG TÀI SẢN = NWC + FA D = ∆D + D(năm trước) 8
  9. E = E (năm trước) + NET – DIV + SI TỔNG NỢ VÀ VỐN CỔ PHẦN = D + E 2. Các ký hiệu : REV : revenue CGS : cost of goods sold EBIT : earnings before interest and tax INT : interest (lợi tức) D : debt TAX : tax income NET : net interest DEP : depreciation (khấu hao) FA : fixed assets OCF : operating cash flow (dòng tiền hoạt động) ∆D : khoản tiền vay thêm ∆NWC : khoản vốn luân chuyển tăng thêm INV : investement (đầu tư) DIV : dividend (cổ tức) SI : stock issued (số cổ phần phát hành thêm) E : equity (vốn cổ phần) III. TÍNH TOÁN RỒI BỔ SUNG VÀO CÁC BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VDEC CHO NĂM 2005 1. Bài toán: Xem sách giáo trình trang 183 2. Các giả định trong việc lập mô hình tài chính công ty vdec . CGS = GIỮ NGUYÊN Ở MỨC 90% THU NHẬP REV . INT = 9% CỦA NỢ VAY (D). (CÁC KHOẢN NỢ VAY ĐẦU NĂM, LÃI SUẤT TÍNH THEO NĂM, THỜI GIAN TÍNH VÀO CUỐI NĂM) . TAX = 50% LÃI TRƯỚC THUẾ . DEP = GIỮ Ở MỨC 10% TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ MỚI ĐỀU ĐƯỢC THỰC HIỆN ĐẦU NĂM, TÍNH CHO CẢ NĂM . ∆D = HẠNG MỤC CÂN ĐỐI. . SI = TUỲ QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN ĐIỀU HÀNH . ∆NWC = TĂNG TƯƠNG ỨNG VỚI REV (NWC = 9.260% REV) . INV, FA = GIẢ ĐỊNH TĂNG TƯƠNG XỨNG . DIV = 60% NET . E = GIA TĂNG CỔ PHẦN THEO LỢI NHUẬN GIỮ LẠI 3. Tính toán Dựa vào hạng mục cân đối để xác định khoản tiền doanh nghiệp cần vay thêm. Trong mô hình dự báo cho năm 2005, công ty lựa chọn giải pháp đi vay hoàn toàn khoản còn thiếu (∆D ) và không phát 9
  10. hành thêm cổ phần. Sau khi tìm được ∆D , bổ sung vào các phương trình còn lại viết lại các bảng báo cáo tài chính PHẦN TÍNH TOÁN VIẾT LẠI CÁC BÁO CÁO Năm 2005 Năm 2004 A. Phương trình báo cáo thu nhập BÁO CÁO THU NHẬP Tính toán cho năm 2005 1. Doanh thu = 2160 x 1.3 = 2808 Doanh thu : 2808 2160 2. CP hàng bán = 1944 x 1.3 = 2527 CP hàng bán : 2527 1944 3. EBIT = 2808 – 2527 = 281 EBIT : 281 216 4. Lãi vay = 0.09 x (400 + ∆D ) = 36 + 0.09∆D Lãi vay : 59 36 5. Lãi trước thuế = 281 -36–0.09∆D =245-0.09∆D Lãi trước thuế :222 180 6. Thuế = 0.5 x (245 – 0.09∆D) Thuế thu nhập :111 90 = 122.5 – 0.045∆D Lãi ròng : 111 90 7. Lãi ròng = 122.5 – 0.045∆D 8. Cổ tức = 0.6 x (122.5 – 0.045∆D ) = 73.5 – 0.027∆D 9. Lợi nhuận giữ lại = 0.4 x (122.5 – 0.045∆D) = 49 – 0.018∆D B. Phương trình bảng cân đối kế toán BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN 10. VLC = 200 x 1.3 = 260 +Nguồn 11. TSCĐ = 800 x 1.3 = 1040 Lãi ròng : 111 90 => Tổng nguồn vốn = Tổng tài sản = 1300 Khấu hao : 104 80 12. Nợ dài hạn = 400 + ∆D DT hoạt động : 215 170 13. Vốn cổ phần = 600 + (49 – 0.018∆D) Vay thêm : 256 0 => (400 + ∆D) + (649 – 0.018∆D ) = 1300 Phát hành thêm cổ phần : 0 64 (do tổng nguồn vốn = 1300) Tổng nguồn : 471 234 => ∆D = 256 Thay ∆D = 256 vào các phương trình trên + Sử dụng nguồn 4. Lãi vay = 36 + 0.09∆D = 59 Tăng VLC : 60 40 5. Lãi trước thuế = 281 – 59 = 222 Đầu tư : 344 140 Cổ tức : 67 54 6. Thuế = 111 Tổng sử dụng : 471 234 7. Lãi ròng = 111 8. Cổ tức = 67 9. Lợi nhuận giữ lại = 44 12. Nợ = 400 + 256 = 656 13. Vốn cổ phần = 1900 – 656 = 644 C. Phương trình báo cáo nguồn và sử dụng nguồn : BẢNG CÂN ĐỐI KÊ TOÁN + Sử dụng nguồn : 15. Đầu tư = (1040 – 800) => Tổng sử 14. Tăng VLC = 60 + 0.1 x 1040 = 344 dụng nguồn 10
  11. = 60 + 344 + 67 = 471 + Tài sản : + Dòng tiền Vốn luân chuyển : 260 200 17. Lãi ròng = 111 TSCĐ : 1040 800 18. Khấu hao = 104 Tổng tài sản : 1300 1000 => Dòng tiền hoạt động = 215 + Nợ và vốn cổ phần : Nợ : 256 400 Vốn cổ phần : 644 600 Tổng : 1300 1000 11
  12. IV. PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2005 Thoạt nhìn khi doanh thu năm 2005 tăng 30% so với năm 2004 tức bằng 2808 thì lợi nhuận ròng NET05 = 111 > NET04 = 90 Thế nhưng để đánh đổi được điều đó, doanh nghiệp đã chấp nhận vay thêm 1 khoản = 255.6 để chi trả cho việc đầu tư thểm để làm tăng doanh thu Trứơc tiên ta phân tích tỷ số quản lý nợ 1. Tỷ số quản lý nợ a. Tỷ số quản lý nợ trên tổng tài sản : tỷ số quản lý nợ thường gọi là tỷ số nợ. Nó đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tổng tài sản. tongno Công thức : tỷ số nợ = tongtaisan Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả lãi cao hơn.Còn cổ đông thì lại thích công ty có tỉ số nợ cao vì như thế công ty đang dùng đòn bẩy tài chính. Vì họ luôn kỳ vọng rằng việc sử dụng nợ nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông Ta có : 400 + Năm 2004 : tỷ số nợ = = 0.4 = 40% 1000 655.6 + Năm 2005 : tỷ số nợ = = 0.5043 = 50.43% 1300 => tỷ lệ nợ trên sổ sách của công ty VDEC năm 2005 trên 50 %. Việc duy trì tỷ lệ nợ này tốt hay xấu, còn tùy thuộc vào hệ số thanh toán nhanh * Nếu hệ số thanh toán nhanh > 1 -> thì việc sử dụng nợ là có lợi * Nhưng nếu hệ số thanh toán nhanh thì việc sử dụng nợ là không có lợi Hệ thanh toán nhanh = (giá trị tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho) : giá trị nợ ngắn hạn b. Tỷ số khả năng trả lãi (ability to pay interest) Sử dụng nợ nói chung là để tạo ra lợi nhuận cho công ty nhưng cổ đông chi có lợi khi nào lợi nhuận tao ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ.Nếu công ty không có khả năng trả lãi thì gánh năng lãi sẽ gây thiệt hại cho cổ đông. Tỷ số khả năng trả lãi = EBIT INT + Xét ở VDEC : Năm 2004 : tỷ số trả lãi = 216 : 36 = 6 lần Trong khi đó ở năm 2005 : tỷ số này là 281 : 59 = 4.8 lần => giảm 1.2 lần => Cho thấy rằng : khả năng sinh lợi của công ty chỉ có giới hạn trong khi công ty sử dụng quá nhiêu nợ dẫn đến khả năng chi trả giảm. Tỷ số này giảm có lẽ do công ty sử dụng nợ cao hơn so với năm 2004 . Điều này dẫn tới việc nhà đầu tư và người cho vay sẽ cân nhắc trong quyết định của mình trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. 2. Tỷ số khả năng sinh lợi a. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (profit margin on sales) Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho cổ đông. Và được tính bằng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông chia cho doanh thu + Ở năm 2004 : tỷ số này = 90 : 2160 = 4.17% 12
  13. + Ở năm 2005 : = 111 : 2808 = 3.953% giảm 0.22% b. Tỷ số sức lợi nhuận căn bản (basic earning power ratio): Tỷ số đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của công ty chưa kể đến ảnh hưỡng của thuế và đòn bảy tài chính Công thức : = EBIT : tổng tài sản + Ở năm 2004 : tỷ số này là 216 : 1000 = 0.216 + Ở năm 2005 : tỷ số này là 281 : 1300 = 0.21615 c. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (return on total assets) Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Công thức xác định ROE bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chia cho tổng giá trị tài sản. ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường : Tổng tài sản Ta có : ROA04 = 90 : 1000 = 0.09 ; ROA05 = 111 : 1300 = 0.085 ROA04 > ROA05 . Tỷ số nay thấp là do chi phí sử dụng nợ cao trong khi tỷ suất sinh lợi căn bản như nhau d. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hưu (return on common equity) Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn bỏ ra của cổ đông thường . Được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng danh cho cổ đông thường : vốn cổ phần thường + Ở năm 2004 : = 90 : 600 = 0.15 = 15% + Ở năm 2005 : = 111 : 644.4 = 17% ROE04 = 15%< ROE 05 = 17%. Tỷ số này cao hơn năm 2004 là do công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chinh có tác dụng làm gia tăng lợi nhuận dòng dành cho cổ đông 13
  14. PHẦN III TÀI TRỢ TỪ BÊN NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG Các kế hoạch tài chính buộc các giám đốc phải nhất quán trong các mục tiêu tăng trưởng, đầu tư và tài trợ. Vì vậy trước khi chấm dứt chủ đề kế hoạch tài chính, chúng ta sẽ xem xét mối liên hệ giữa mục tiêu tăng trưởng của một doanh nghiệp và các nhu cầu tài trợ từ bên ngoài. Ở phần 8.2 ta có ví dụ về công ty VDEC ,chúng ta nhớ lại rằng công ty VDEC có : 1.000.000$ tài sản ban đầu Lãi ròng :111.000$ Cổ tức : 66.600$ Công ty dự báo doanh số tăng 30% Ta tìm được thu nhập giữ lại là: Thu nhập giữ lại = lãi ròng – cổ tức =111.000 -66.600 =44.400$ Tuy nhiên doanh số tăng lên 30% cũng đòi hỏi tăng tài sản lên 30% để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng đó. Như vậy: Tổng đầu tư mới vào tài sản = Tỷ lệ tăng trưởng x Tài sản ban đầu =0,3 x 1.000.000 =300.000$ Tổng tài sản được đầu tư mới được chi trả một phần bằng lợi nhuận giữ lại, phần còn lại phải được tài trợ từ bên ngoài. Vì vậy: Tài trợ từ bên ngoài = Tổng đầu tư mới vào tài sản – Lợi nhuận giữ lại =300.000 – 44.400 =255.600$ Từ đó ta nhận thấy số tiền tài trợ từ bên ngoài mà VDEC cần tùy thuộc vào mức tăng trưởng dự kiến. Mỗi 100$ tăng doanh số làm tăng lợi nhuận giữ lại 6,85$ nhưng đòi hỏi thêm 46,3$ tổng đầu tư mới vào tài sản. Doanh nghiệp tăng trưởng càng nhanh thì cần đầu tư nhiều và vì thế cần huy động thêm nhiều vốn mới. Điều này được minh họa trong hình sau: 14
  15. Đồ thị biểu hiện quan hệ tài trợ từ bên ngoài cần cho VDEC và tăng trưởng dự kiến: Tài trợ từ bên ngoài(1000%) 400 255,6 Tốc độ tăng trưởng dự kiến (%) 0 -20 3,8 30 Tỷ lệ tăng trưởng nội tại -300 Công ty đóng vai trò là người cho vay Khi tỷ lệ tăng trưởng dự kiến tăng, cần nhiều vốn hơn để chi cho các đầu tư cần thiết. Vì vậy đồ thị là đường dốc đi lên. Khi tỷ lệ tăng trưởng dự kiến thấp(tức là thấp hơn 3,8),nguồn tài trợ từ bên ngoài âm,công ty không cần huy động nguồn vốn mới,lúc này công ty là nguời cho vay. Ở đồ thị có đề cập đến tỷ lệ tăng trưởng nội tại. Vậy tỷ lệ tăng trưởng nội tại là gì? Tỷ lệ tăng trưởng nội tại là tỷ lệ tăng trưởng có thể duy trì được mà không cần thêm các nguồn vốn từ bên ngoài mà chỉ dựa vào lợi nhuận giữ lại của công ty Công thức : Lôïi nhuaän giö õlaïi Tỷ lệ tăng trưởng nội tại = Taøi saûn Để tìm hiểu các yếu tố tác động đến tỷ lệ tăng trưởng nội tại,áp dụng phương pháp phân tích Dupont,ta có: Lôïi nhuaän giö õlaïi Laõi roøng Voán coå phaàn Tyû le ätaêng tröôûng noäi taïi = Laõi roøng Voán co åphaàn Taøi saûn Lôïi nhuaän giö õlaïi Laõi roøng Voán coå phaàn Tyû le ätaêng tröôûng noäi taïi = Laõi roøng Voán co åphaàn Taøi saûn Voán co åphaàn =Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại x Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần x Taøi saûn Từ công thức trên,một doanh nghiệp có thể đạt được một tỷ lệ tăng trưởng cao hơn mà không cần huy động vốn từ bên ngoài nếu: Doanh nghiệp tái đầu tư cao Có tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần(ROE) cao 15
  16. Có tỷ lệ vốn cổ phần trên tài sản cao(đồng nghĩa với có một tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần thấp).ư Để hiểu hơn về vấn đề này,ta xét bài tập 11,trang 102 Công ty Bio – Plasma đang tăng trưởng ở mức 30%/năm. Công ty được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần thường và có tổng tài sản là 1 triệu $. Lãi trên vốn cổ phần thường là 20%. Tỷ lệ tái đầu tư là 40%. A. Tỷ lệ tăng trưởng nội tại là bao nhiêu? B. Nhu cầu tài trợ bên ngoài cho năm nay là bao nhiêu? C. Công ty sẽ gia tăng tỷ lệ tăng trưởng nội tại lên bao nhiêu nếu tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần giảm xuống bằng 0? D. Việc giảm tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần xuống băng 0 này sẽ làm giảm nhu cầu tài trợ từ bên ngoài xuống còn bao nhiêu? Bạn kết luận gì về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức cổ phần và nhu cầu tài trợ từ bên ngoài? Giải • Tỷ lệ tăng trưởng : g = 30% • Vốn cổ phần = Tổng tài sản = 1.000.000$ • Ta có: ROE = 20% . Suy ra : • Lãi ròng = 0,2 × 1.000.000 = 200.000$ • Lợi nhụân giữ lại = tỷ lệ tái đầu tư × Lãi ròng = 0,4 x 200.000 = 80.000$ A . Tỷ lệ tăng trưởng nội tại = 0.4 x 0.2 x 1 = 8% B. Đầu tư mới = Tỷ lệ tăng trưởng × Tài sản = 0,3 × 1.000.000 = 300.000$ Tài trợ bên ngoài = Đầu tư mới – Lợi nhuận giữ lại =300.000 – 80.000 = 220.000$ C. Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức bằng 0 thì tỷ lệ tái đầu tư là 100% Tỷ lệ tăng trưởng nội tại = 100% x 0.2 x 1 = 20% D. Lợi nhuận giữ lại = tỷ lệ lợi nhuận giữ lại x Lãi ròng = 100% x 200.000 = 200.000$ Tài trợ từ bên ngoài = Đầu tư mới – lợi nhuận giữ lại = 300.000 – 200.000 = 100.000$ Ta thấy nếu doanh nghiệp có chính sách cổ tức cổ phần là giảm tỷ lệ chi trả cổ tức thì tỷ lệ tái đầu tư tăng lên và nhu cầu tài trợ từ bên ngoài giảm xuống và ngược lại. Thay vì tập trung tỷ lệ tăng trưởng tối đa có thể được duy trì mà không cần bất cứ nguồn tài trợ nào bên ngoài ,các doanh nghiệp quan tâm đến tỷ lệ tăng trưởng có thể được duy trì mà không phát hành thêm vốn cổ phần. Nếu doanh nghiệp đã chọn được một cấu trúc vốn tối ưu mà doanh nghiệp muốn duy trì ngay khi vốn cổ phần tăng do thu nhập giữ lại. Công ty phải phát hành đủ nợ để duy trì cấu trúc vốn ban đầu. Vậy : Tỷ lệ tăng trưởng duy trì được là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất mà doanh nghiệp có thể duy trì mà không phát hành thêm vốn cổ phần và không tăng đòn bẩy tài chính. Công thức: Tỷ lệ tăng trưởng duy trì được = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại x tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần 16
  17. Chúng ta sẽ chứng minh công thức này: Ta có: Vốn cổ phần phát hành mới=tỷ lệ tăng trưởng x tài sản – lợi nhuận giữ lại – nợ phát hành mới Theo định nghĩa trên ta tìm tỷ lệ tăng trưởng duy trì được bằng cách cho vốn cổ phần mới bằng 0 và tính tỷ lệ tăng trưởng Lôïi nhuaän giö õlaïi + nôï phaùt haønh môùi Tyû le ätaêng tröôûng duy trì ñöôïc = Taøi saûn Lôïi nhuaän giö õlaïi + nôï phaùt haønh môùi = Nôï + voán co åphaàn Tuy nhiên, để duy trì cấu trúc vốn tối ưu thì cả nợ và vốn cổ phần tăng trưởng cùng tỷ lệ nên nợ phát hành mới phải bằng lợi nhuận giữ lại nhân với tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần D/E. Vì vậy: Lôïi nhuaän giö õlaïi x (1+ D / E) Tyû le ätaêng tröôûng duy trì ñöôïc = Voán co åphaàn x (1+ D / E) Lôïi nhuaän giö õlaïi = Voán co åphaàn Lôïi nhuaän giö õlaïi Laõi roøng = Laõi roøng Voán co åphaàn = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại x ROE 17