Luận văn Nghiên cứu và xây dựng nội dung chương trình “Tìm hiểu về pháp luật bảo vệ môi trường” (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu và xây dựng nội dung chương trình “Tìm hiểu về pháp luật bảo vệ môi trường” (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_va_xay_dung_noi_dung_chuong_trinh_tim_hi.pdf

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu và xây dựng nội dung chương trình “Tìm hiểu về pháp luật bảo vệ môi trường” (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH “TÌM HIỂU VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” Mã số: T2013- Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Tịnh Ấu S K C0 0 5 3 7 2 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
  2. Mẫu 1T. Trang bìa của báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp Trường BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH “TÌM HIỂU VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” Mã số: T2013- Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Tịnh Ấu TP. HCM, 12/2013
  3. Mẫu 2T. Trang bìa phụ của báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp Trường TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CN HÓA HỌC & THỰC PHẨM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH “TÌM HIỂU VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” Mã số: T2013- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Tịnh Ấu TP. HCM, 12/2013
  4. Nghiên cứu khoa học PHẦN MỞ ĐẦU I. TổNG QUAN Về TÌNH HÌNH NGHIÊN CứU TRONG VÀ NGOÀI NƢớC Bảo vệ môi trường đang là vấn đề bức thiết quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người. Trong số các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp pháp lý được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu 1.1. Tình hình ở nƣớc ngoài Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi trường tổ chức tại Stockholm (thủ đô Thuỵ Điển) trong thời gian 5-6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Cho đến thời điểm hiện nay đã có trên 140 Hiệp định quốc tế về môi trường và các công cụ quốc tế về lĩnh vực môi trường, trong số đó có khoảng 20 Hiệp định có các quy định liên quan đến thương mại quốc tế. Các biện pháp môi trường trong các hiệp định môi trường quốc tế được áp dụng đối với việc vận chuyển buôn bán, trao đổi, khai thác các sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường như chất thải độc hại, động vật hoang dã, các nguồn gen thực động vật, các chất phá huỷ tầng ô zôn Pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc ra đời rất sớm và sửa đổi vào năm 1989, được điều chỉnh bởi nhiều đạo luật trong đó, Luật Bảo vệ môi trường được coi là “luật khung” khi chỉ quy định những vấn đề chung, cơ bản, khái quát. Kết cấu Luật Bảo vệ môi trường khung của Trung Quốc được phân chia theo ba nhóm hoạt động là: giám sát, quản lý; bảo vệ, nâng cao chất lượng; và ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm. Luật BVMT và các đạo luật khác luôn có một chương quy định về các hành vi vi phạm và chế tài cụ thể. Phương pháp thể hiện này đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống và cũng tiện cho việc tra cứu pháp luật. Đặc biệt, phương pháp này cũng làm tăng khả năng áp dụng trực tiếp văn bản luật mà không phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành. -1-
  5. Nghiên cứu khoa học Chính phủ Singapore đã tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ, trong đó có các biện pháp pháp lý. đó là: các đạo luật liên quan đến môi trường và các biện pháp thi hành các chế tài dân sự, hành chính và tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về môi trường Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc đã có một quá trình phát triển tương đối lâu dài và khá đầy đủ. Điều 35 Hiến pháp Hàn Quốc quy định “Mọi người dân đều có quyền sống trong môi trường trong lành và thoải mái. Nhà nước và người dân phải cố gắng bảo vệ môi trường”. Trong giai đoạn 1961-1990 Hàn Quốc đã ban hành 15 đạo luật có liên quan đến vấn đề môi trường. Trong giai đoạn từ 1980 – 2008, số lượng các đạo luật liên quan đến môi trường của Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng, đến năm 2008 đã có 46 luật liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên. Bắt đầu từ năm 2008 đến nay, Hàn Quốc tiến hành sửa đổi một loạt các luật về bảo vệ môi trường. Nhưng sự thay đổi này chỉ nhằm siết chặt hơn các quy định về bảo vệ môi trường mà không làm thay đổi cấu trúc hệ thống pháp luật về bảo vệ mội trường của nước này. Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á ban hành các đạo luật về BVMT. Vào năm 1967, quốc gia này đã ban hành Luật Vật chất độc hại năm 1967 để quản lý chất thải. Đến Hiến pháp năm 1974, đã có quy định về BVMT được đưa vào như nguyên tắc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Năm 1975, Thái Lan đã ban hành Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia năm 1975 để cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp. Vào năm 1992, Thái Lan đã tiến hành sửa đổi, bổ sung các đạo luật có liên quan như Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng Môi trường Quốc gia năm 1992 đã có sự thay đổi lớn và quan trọng nhất đó là thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương trong việc tự lập kế hoạch môi trường để tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng khu vực; đồng thời, giảm áp lực quản lý hành chính nhà nước cho các cơ quan BVMT ở trung ương. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Liên bang Nga được đánh giá là tương đối phức tạp và chặt chẽ, đã đáp ứng, thậm chí vượt qua nhiều các tiêu chuẩn chung của thế giới. Tuy nhiên, quá trình thực thi lại gặp rất nhiều vướng mắc và không đáp ứng được kỳ vọng. Trong thời gian gần đây, để tạo sự thống nhất, tập trung những quy -2-
  6. Nghiên cứu khoa học định về BVMT, nước này đang tiến hành pháp điển hóa để cho ra đời Bộ luật Sinh thái. Bộ luật này là tổng hợp các quy định của 4 luật bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ không khí, Luật Chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật Kiểm định sinh thái. Tuy nhiên, đến nay, Bộ luật này vẫn chưa được thông qua. Bên cạnh đó, một dự luật khác cũng đang được soạn thảo và bàn luận là Luật về Chi trả cho tác động tiêu cực đến môi trường. 1.2. Tình hình ở Việt Nam Trước năm 1986, chính sách về bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm, kiểm soát suy thoái môi trường hầu như chưa được đề cập cụ thể. Trong ối cảnh tại thời điểm năm 1993, việc nhà nước ta sớm ban hành Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 gồm có 55 điều được chia làm 7 chương, quy định những vấn đề có tính cốt lõi nhất trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, qua hơn 12 năm thực hiện, đạo luật đã bộc lộ nhiều bất cập trước những bước p hát triển mới trong đời sống kinh tế, xã hội, đòi hỏi phải có sự sửa đổi toàn diện. Đáp ứng yêu cầu này, tại kỳ họp thứ 8 (Khóa XI), Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường mới (Luật Bảo vệ môi trường năm 2005), thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006. Cũng trong giai đoạn này, Nhà nước ta cũng ban hành hàng loạt đạo luật và Pháp lệnh quan trọng về tài nguyên và môi trường Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn có các đạo luật, pháp lệnh về bảo vệ các thành tố môi trường (còn gọi là các đạo luật, pháp lệnh về tài nguyên). Ngoài ra, quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường hoặc nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân còn nằm rải rác trong nhiều đạo luật khác. Bên cạnh đó, một số đạo luật , pháp lệnh còn quy định cụ thể việc xử lý vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường hay một số đạo luật, pháp lệnh có những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề tài chính trong bảo vệ môi trường. -3-
  7. Nghiên cứu khoa học II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vấn đề môi trường là một vấn đề đã và đang được quan tâm rất nhiều trên toàn thế giới. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm đó là do hành vi của con người. Việc tuyên truyền và trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường đến cộng đồng là một điều hết sức cần thiết nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết về pháp luật bảo vệ môi trường, làm thay đổi hành vi có tác động xấu đến môi trường Pháp luật về bảo vệ môi trường là một công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua , pháp luật về bảo vệ môi trường ở nư ớc ta từng bước đươc̣ xây dưṇ g và hoàn thiêṇ góp phần quan troṇ g vào việc điều chỉnh các quan hê ̣xa ̃ hôị liên quan trưc̣ tiếp tới liñ h vưc̣ môi trườ ng . Thưc̣ tiêñ đa ̃ cho thấy vi ṭ rí , vai trò của pháp luật đối với sự nghiệp b ảo vệ môi trường là công cụ đảm bảo thực hiện cho các biêṇ pháp bảo vê ̣môi trường khác . Tuy nhiên , hiêṇ tươṇ g vi phaṃ pháp luâṭ về bảo vê ̣ môi trường vâñ diêñ ra phổ biến với tính chất và mứ c đô ̣khác nhau ; môi trường ở nhiều nơi tiếp tục bị xuống cấp đến mức báo động . Việc xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường còn chậm , thực hiện chưa nghiêm , hiệu quả chưa cao . Thưc̣ traṇ g ô nhiêm̃ và suy thoái môi trường ở nước ta hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có lý do từ chính việc tuyên truyền phổ biến kiến thực về pháp luật bảo vệ môi trường chưa sâu rộng đến từng đối tượng cụ thể, đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ học sinh-sinh viên. Do vâỵ , viêc̣ Nghiên cứu và xây dựng nội dung chương trình “Tìm hiểu về pháp luật bảo vệ môi trường” sẽ góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ mô trường cảu các bạn học sinh –sinh viên. III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Nâng cao kiến thức về pháp luật bảo vệ môi trường cho sinh viên chuyên ngành môi trường nói riêng và toàn thể sinh viên nói chung IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Pháp luật về bảo vệ môi trường - Nội dung chương trình “Tìm hiểu về pháp luật bảo vệ môi trường” - Phần mềm mô phỏng cuộc thi V. CÁCH TIẾP CẬN -4-
  8. Nghiên cứu khoa học Tiến cận theo hướng nghiên cứu tài liệu, thu thập các tài liệu có liên quan, thống kê và xử lý cho demo VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU o Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp o Phương pháp thống kê o Phương pháp chuyên gia VII. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ tiến hành xây dựng các nội dung liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định xử phạt hành chính các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường -5-
  9. Nghiên cứu khoa học CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG I. Khái niệm Luật môi trường là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình sử dụng hoặc tác động đến một hay vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người II. Đối tƣợng điều chỉnh của Luật Môi trƣờng: là các quan hệ xã hội được luật môi trường điều chỉnh: - Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, tổ chức ( phương pháp mệnh lệnh - phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước về môi trường). + Quan hệ đánh giá tác động môi trường (ĐTM). + Thanh tra. + Xử lý vi phạm. - Quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau (do ý chí của các bên): + Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái hay sự cố MT + Giải quyết tranh chấp + Phối hợp đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường. + Hợp tác khắc phục thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường III. Quá trình xây dựng Luật BVMT 1. Giai đoạn trước 1986: - Luật môi trường chưa xuất hiện với tư cách là một ngành luật độc lập. - Chính phủ đã ban hành một số văn bản có liên quan đến vấn đề môi trường + Sắc lệnh 142/SL (21/12/1949) Quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng. + Nghị quyết 36/CP (11/3/1961) HĐCP về quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất. -6-
  10. Nghiên cứu khoa học + Chỉ thị 127/CP (24/5/1971) HĐCP về công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên. + Chỉ thị số 07/TTg ngày 16/1/1964 về thu tiền bán khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng. + Nghị quyết 183/CP (25/9/1966) về công tác trồng cây gây rừng. + Pháp lệnh bảo vệ rừng (11/9/1972). + HP80 - Đ36: các cơ quan nhà nước, các XN, Hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường sống. - Đặc điểm: + Các quy định của pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnh bảo vệ môi trường xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước chứ chưa nhằm trực tiếp vào việc bảo vệ các yếu tố của môi trường. + Các quy định về môi trường nằm rải rác trong các văn bản pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau, trong đó yếu tố môi trường là yếu tố phát sinh. + Các quy phạm pháp luật về môi trường thời kỳ này được ban hành chủ yếu bằng văn bản dưới luật. - Nguyên nhân: + Do hoàn cảnh lịch sử tập trung phát triển kinh tế, thoát khỏi khủng hoảng. + Trước 1986, các biến động lớn của thiên nhiên do hủy hoại môi trường chưa ở mức cao. + Hệ thống pháp luật Việt Nam trước 1986 chưa hoàn thiện. + Nội dung các quy định của pháp luật môi trường ở giai đoạn này chưa phản ánh và đáp ứng được đòi hỏi khách quan của hợp tác quốc tế về môi trường. 2. Giai đoạn 1986 – nay: - Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành đã đưa việc bảo vệ môi trường thành điều khoản riêng biệt. - Năm 1985 đề tài nghiên cứu soạn thảo văn bản về BVMT được thực hiện - Năm 1989, đưa ra dự thảo về “Luật bảo vệ tài nguyên thiân nhiên và môi trừơng” - Năm 1990, trình quốc hội dự thảo “Luật bảo vệ môi trường” -7-
  11. Nghiên cứu khoa học - 27/12/1993 Luật BVMT chính thức thông qua và có hiệu lực từ 10/01/1994 - Luật Đất đai 1993, Luật Dầu khí 1993 đều đưa việc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân - Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN lần thứ VII xác định bảo vệ môi trường là một mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước đến năm 2000. - Hiến pháp 1992 đưa bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ (Đ 17, 29). - Luật BVMT: 27/12/2005 (sửa đổi) - Hợp tác quốc tế về BVMT (VN tham gia các công ước quốc tế). - Đặc điểm: + Các quy định pháp luật về môi trường đã có nội dung cụ thể và trực tiếp hơn về vấn đề BVMT: Xác định cụ thể và chi tiết quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. + Các chính sách phát triển kinh tế xã hội đã gắn liền với bảo vệ môi trường. + Pháp luật về bảo vệ môi trường mang tính toàn diện và hệ thống hơn. + Các quy định pháp luật về môi trường đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường. Hiệu lực của các quy định pháp luật MT được nâng cao do việc nhà nước sử dụng nhiều văn bản pháp luật. IV. Luật BVMT quán triệt các nguyên tắc chính của hoạt động BVMT Tổng kết hoạt động BVMT trên thế giới trong thời gian qua, đặc biệt là từ sau năm 1972 tới nay, người ta đã nêu lên rất nhiều nguyên tắc , đều là những nguyên tắc cơ bản cần phải tuân thủ trong hoạt động BVMT. Luật BVMT đã lựa chọn và xác định những nguyên tắc chính của hoạt động BVMT, biến chúng thành những qui định của Luật như những sợi chỉ xuyên suốt các điều của Luật. Một số nguyên tắc chủ yếu của Luật BVMT : * Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành. - Quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản của con người (Được ghi trong tuyên ngôn dân quyền Pháp, tuyên ngôn độc lập của Mỹ, của Việt Nam (1945). - Tuyên bố của LHQ về môi trường đã đưa quyền con người được sống trong môi trường trong lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia. -8-
  12. Nghiên cứu khoa học - Tuyên bố Stockholm: Con người có quyền cơ bản quan tâm về sự phát triển lâu dài - Pháp luật và chính sách môi trườngcủa các quốc gia đều đưa nguyên tắc này lên hàng đầu. * Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý và bảo vệ môi trường:( Đ12- HP92, Đ3- Luật BVMT 2005). - Các chính sách về môi trường phải được ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau về môi trường để điều chỉnh các quan hệ xá hội tronh lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ. - Việc quản lý môi trường được thực hiện dưới sự điều hành của một cơ quan thống nhất. - Các tiêu chuẩn môi trường cần được xây dựng và áp dụng một cách thống nhất trong phạm vi cả nước. - Việc bảo vệ môi trường phải được coi là sự nghiệp của toàn dân. * Đảm bảo sự phát triển bền vững: - Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong chiến lược, chính sách phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, tổ chức. - Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh được tham nhũng và lãng phí những nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên - Phải coi đánh giá tác động môi trường là một bộ phận của dự án đầu tư. * Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa: - Luật môi trường coi phòng ngừa là nguyên tắc chủ yếu. - Đây là nguyên tắc hướng việc ban hành và áp dụng pháp luật vào sự ngăn chặn các hành vi có khả năng gây nguy hại cho môi trường. V. Cấu trúc và các nội dung chính của Luật BVMT 1. Luật bảo vệ môi trường năm 1993 Được quốc hội thông qua vào ngày 27/12/1993 và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/1/1994 là qui định pháp luật cao nhất của Nhà nước về môi trường. Luật có 7 chương và 55 điều. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 1993 là bộ luật khung của Nhà nước Việt Nam về các vấn đề BVMT, theo thời gian sẽ hoàn thiện và bổ sung bằng các qui định dưới luật của Bộ TN&MT và các cơ quan quản lý nhà nước khác. -9-
  13. Nghiên cứu khoa học Do được ban hành ở những thời điểm khác nhau và do những quan điểm khác nhau khi xây dựng luật, giữa Luật Môi trường và các bộ luật khác của mỗi quốc gia cũng như giữa các quốc gia khác nhau và với Luật quốc tế có thể tồn tại các khác biệt, thậm chí mâu thuẫn. Việc xem xét và khắc phục mâu thuẫn là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực thi luật và đàm phán hợp tác về MT giữa các quốc gia. 2. Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội Khoá XI chính thức thông qua tại kỳ họp thứ tám. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 là một bước phát triển về chất trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường, Luật đã bao quát được hầu hết các hoạt động bảo vệ môi trường, với các quy định chi tiết và cụ thể Bao gồm: 15 chương, 136 điều (tăng 8 chương, 79 điều so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993) Chương I. Những quy định chung: gồm 7 điều, qui định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc và chính sách của Nhà nước về BVMT, những hoạt động BVMT được khuyến khích, những hành vi bị nghiêm cấm trong BVMT Chương II. Tiêu chuẩn môi trường : gồm 6 điều, qui định về nguyên tắc xây dựng và áp dụng TCMT, nội dung và hệ thống TCMT quốc gia, yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng MT xung quanh, yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải, thẩm quyền ban hành và công nhận TCMT quốc gia. Chương III. Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường : gồm 14 điều chia làm 3 mục qui định về lập ĐTM chiến lược, ĐTM và việc lập bản cam kết BVMT Chương IV. Bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên : gồm 7 điều qui định về điều tra đánh giá, lập qui hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; BVMT trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch; năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường; khuyến khích xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường. -10-
  14. Nghiên cứu khoa học Chương V. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ : gồm 15 điều qui định về trách nhiệm BVMT của tổ chức cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ; BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề, bệnh viện và cơ sở y tế khác; BVMT trong hoạt động xây dựng, GTVT, nhập khẩu quá cảnh hàng hoá, nhập khẩu phế liệu, khoáng sản, du lịch, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và trong hoạt động mai táng; qui định biện pháp xử lý đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm MT. Chương VI. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư : gồm 5 điều, qui định về qui hoạch BVMT đô thị và khu dân cư; yêu cầu BVMT đối với đô thị, khu dân cư tập trung; BVMT nơi công cộng, trong hộ gia đình, tổ chức tự quản về BVMT. Chương VII. Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác : gồm 11 điều chia thành ba mục qui định về BVMT biển, nước sông và các nguồn nước khác. Chương VIII. Quản lý chất thải : gồm 20 điều chia thành năm mục, qui định chung về quản lý chất thải; qui định cụ thể về quản lý chất thải nguy hại; quản lý chất thải rắn thông thường; quản lý nước thải, quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ. Chương IX. Phòng ngừa, ứng phó sự cố, khắc phục và phục hồi MT : gồm 8 điều chia thành hai mục, qui định về phòng ngừa, ứng phó sự cố MT, khắc phục ô nhiễm và phục hồi MT. Chương X. Quan trắc, thông tin về môi trường : gồm 12 điều qui định về quan trắc MT, hệ thống quan trắc MT, qui hoạch hệ thống quan trắc MT, chương trình quan trắc MT; chỉ thị MT, báo cáo hiện trạng MT cấp tỉnh; báo cáo tình hình tác động MT của ngành, lĩnh vực, báo cáo mT quốc gia, thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về MT, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về MT, việc thực hiện dân chủ cơ sở về BVMT Chương XI. Nguồn lực bảo vệ môi trường : gồm 12 điều, qui định về việc tuyên truyền BVMT, giáo dục MT và đào tạo nguồn nhân lực BVMT; phát triển khoa học, công nghệ về BVMT, phát triển CNMT; xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về MT; nguồn tài chính BVMT; ngân sách nhà nước về BVMT, thuế MT, phí BVMT; ký quỹ cải tạo, phục hồi MT trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, quỹ BVMT; phát triển dịch vụ BVMT; chính sách ưu đãi hỗ trợ hoạt động BVMT. -11-
  15. Nghiên cứu khoa học Chương XII. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường : gồm 3 điều qui định về việc thực hiện điều ước quốc tế về MT, BVMT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc dân và toàn cầu hoá, mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT. Chương XIII. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể : gồm 4 điều qui định trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về BVMT; trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc VN và các tổ chức trong hoạt động BVMT. Chương XIV. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường : gồm 10 điều chia thành hai mục qui định về việc thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo về MT; bồi thường thiệt hại do ô nhiễm MT, suy thoái MT. Chương XV. Điều khoản thi hành : gồm 2 điều qui định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành luật. Nội dung của Luật BVMT sửa đổi 2005 chủ yếu gồm 03 nội dung chính: - Quy định hoạt động bảo vệ môi trường; - Chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; - Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường => Phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường 2005 bao quát hơn so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Các nội dung sửa đổi của Luật BVMT 2005 so với Luật BVMT 1993: Về tiêu chuẩn MT TCMT qui định giới hạn các chất, vi sinh vật và các yếu tố khác trong MT, trong chất thải hoặc nguồn thải, là căn cứ rất quan trọng để QLMT, phục vụ công tác quan trắc, đánh giá hiện trạng MT, quản lý chất thải, kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm MT. Luật BVMTVN 2005 qui định TCMT gồm : tiêu chuẩn về chất lượng MT xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải, đồng thời qui định nội dung mà TCMT cần phải thể hiện, trách nhiệm ban hành TCMT của nhà nước, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ TCMT (điều 8-13) Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với MT Luật BVMTVN 2005 có các qui định cụ thể : phải thực hiện đánh giá MT chiến lược đối với các dự án chiến lược, các qui hoạch và kế hoạch (điều 14) nhằm dự -12-
  16. Nghiên cứu khoa học báo các tác động xấu của quyết định mang tính chiến lược đối với MT, để có sự điều chỉnh hoặc có các giải pháp phòng ngừa cần thiết ngay từ khâu lập và phê duyệt chiến lược, qui hoạch, kế hoạch; qui định rõ và cụ thể hơn về ĐTM (điều 18) đối với dự án đầu tư nhằm phòng ngừa các tác động xấu đối với MT từ khâu phê duyệt, cấp phép đối với dự án đầu tư; qui định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khác phải các bản cam kết BVMT (điều 24); qui định các biện pháp quản lý phù hợp nhằm phòng ngừa các tác động xấu của việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu cũng như việc hàng hóa, phương tiện nước ngoài quá cảnh đối với MT trong nước. BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ Luật BVMT 2005 xác định trách nhiệm BVMT của tổ chức cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ; BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề, bệnh viện và cơ sở y tế khác; BVMT trong hoạt động xây dựng, GTVT, nhập khẩu quá cảnh hàng hoá, nhập khẩu phế liệu, khoáng sản, du lịch, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và trong hoạt động mai táng; qui định biện pháp xử lý đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm MT. Quản lý chất thải Luật BVMT 2005 qui định rõ và cụ thể về trách nhiệm, qui trình, biện pháp quản lý chất thải nhằm hạn chế các tác động xấu của chất thải đối với MT, nhất là chất thải nguy hại. Đồng thời bổ sung qui định về trách nhiệm, qui trình, biện pháp quản lý các loại chất thải rắn, lỏng, khí; kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ (điều 66); khuyến khích phân loại tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải để giảm khối lượng chất thải phải xử lý cũng như tận dụng chất thải để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của đời sống con người (điều 85). Luật cũng có những qui định chặt chẽ đối với việc quản lý chất thải nguy hại như qui định việc lập hồ sơ, đăng ký cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại, phân loại tại nguồn, thu gom, lưu trữ tạm thời, vận chuyển, xử lý, thải bỏ, chôn lập chất thải nguy hại (điều 70-76). Để tránh xảy ra sự cố MT trong quá trình quản lý chất thải nguy hại, Luật qui định : chỉ những tổ chức, cá nhân có đủ chuyên gia, năng lực, trang thiết bị và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép và mã số hoạt động mới được tham gia quản lý chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, Luật cũng qui định về chất lượng trang thiết -13-
  17. Nghiên cứu khoa học bị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại; tuyến đường, thời gian vận chuyển và việc chôn lấp chất thải nguy hại sau xử lý; việc xây dựng các khu xử lý tập trung đối vơi chất thải nguy hại phục vụ chung cho nhiều địa phương, cơ sở. Xã hội hoá hoạt động BVMT Luật BVMT 2005 nhấn mạnh việc xã hội hoá hoạt động BVMT thông qua việc qui định các nguyên tắc chung BVMT là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân (khoản 2, điều 4); những hành vi được khuyến khích, đồng thời giao cho chính phủ qui định chính sách khuyến khích, hỗ trợ, hình thức khen thưởng thích hợp (khoản 1, điều 5), lấy ý kiến cộng đồng dân cư khi thẩm định báo cáo định giá tác động MT (khoản 8, điều 20, khoản 6 điều 21, khoản 2 điều 22); tăng cường sự tham gia của các tổ chức cá nhân trong quản lý và BVMT; phát triển các loại hình dịch vụ MT, các hình thức tự quản về MT (điều 54); cung cấp, công khai thông tin, đối thoại về MT (điều 105) và nhiều qui định khác. Trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong BVMT Luật BVMT 2005 qui định : BVMT là công việc chung của Nhà nước và xã hội, có tính liên ngành, liên vùng rất cao. Luật đã qui định chi tiết trách nhiệm BVMT của Nhà nước(điều 5), của tổ chức, cá nhân (điều 6), thẩm quyền, trách nhiệm BVMT của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ (điều 121) của UBND các cấp (điều 122), của Mặt trận t63 quốc, các đoàn thể và cộng đồng dân cư (điều 124). Đồng thời qui định cơ quan chuyên môn, chuyên trách quản lý về BVMT ở Bộ, ngành, địa phương, tổng công ty, tập đoàn kinh tế, ban quản lý KCN, KCX, dịch vụ có chất thải nguy hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự cố MT (điều 123) Các chế tài cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực BVMT Luật BVMT 2005 đã đề ra nhiều chế tài nhằm nâng cao hiệu lực và bảo đảm tính khả thi của Luật như : qui định những hành vi nghiêm cấm và giao chính phủ qui định cụ thể việc xử phạt vi phạm hành chính (điều 7); qui định chỉ được phép phê duyệt, cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng, cấp phép khai thác khoáng sản sau khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo MT chiến lược hoặc thẩm định và phê duyệt ĐTM (khoản 6 đềiu 17, khoản 4 điều 22); chủ các dự án đầu tư chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ĐTM đã đưa ra quyết định phê duyệt tiến hành kiểm tra và lập biên bản xác -14-
  18. Nghiên cứu khoa học nhận là đã thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu của quyết định phe duyệt ĐTM (điểm D, khoản 1 đềiu 23). Luật cũng qui định chế tài về trách nhiệm khắc phục khi để xảy ra sự cố MT (điều 39,41,42,50,55,58,86,90); trách nhiệm phục hồi khi làm MT bị ô nhiễm, suy thóai (điều 93); nghĩa vụ nộp thuế MT, phí BVMT khi sử dụng các thành phần MT, xả thải ra MT (điều 112, 113); trách nhiệm ký quỹ cải tạo, phục hồi MT trong hoạt động khai thác tài nguyên (điều 114) -15-
  19. Nghiên cứu khoa học CHƢƠNG 2. NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH “TÌM HIỂU VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG” I. Câu hỏi trắc nghiệm 1) Theo luâṭ pháp hiện hành , Nghị định nào của chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước ? a. Nghị định số 34/CP b. Nghị định số 117/CP c. Nghị định số 121/CP d. Nghị định số 36/CP 2) Lĩnh vự c nào trong 4 lĩnh vực sau đây không thuộc ưu tiên để phát triển kinh tế bền vững ? a. Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững b. Điṇ h hướng quá trình đô thi ḥ óa c. Thưc̣ hiêṇ quá trình công nghiêp̣ hóa sac̣ h d. Phát triể n nông nghiêp̣ , nông thôn bền vững 3) Luật Đa dạng sinh học Việt Nam chính thức có hiệu lực vào ngày tháng năm nào? a. 01/07/2009 b. 01/07/2008 c. 01/06/2009 d. 01/06/2008 4) Hội nghị Stockholm về môi trường con người năm 1972 phản ánh a. Con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của môi trường b. Con người là trung tâm của vũ trụ c. Con người cần được sống hạnh phúc và lành mạnh, hòa hợp với thiên nhiên d. Sự thức tỉnh của nhân loại về vấn đề môi trường toàn cầu 5) Hiện nay, nồng độ khí CO2e tro ng khí quyển ở mức bao nhiêu? a. 370ppm b. 380ppm c. 390ppm d. 400ppm 6) Quốc gia nào đứng hàng đầu trong việc nhập khẩu gỗ và tiêu thụ đũa ăn nhiều nhất thế giới: a. Việt Nam b. Thái Lan c. Nhật Bản d. Trung Quốc 7) Ngày đa dạng sinh học Việt Nam là ngày: -16-
  20. Nghiên cứu khoa học a. 22 tháng 5 b. 26 tháng 12 c. 31 tháng 5 d. 24 tháng 12 8) Quá trình hình thành Luật Bảo vệ môi trường quốc tế đem lại những hiệu quả như thế nào? Chọn đáp án sai a. Xử lý ô nhiễm trên phạm vi toàn cầu. b. Bảo tồn các hệ sinh thái. c. Xây dựng qui chế quản lý d. Nâng cao chất lượng cuộc sống 9) Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? a. 05/08/2001 b. 11/11/2001 c. 05/08/2002 d. 11/11/2002 10) Lĩnh vực nào trong 4 lĩnh vực sau không thuộc ưu tiên để phát triển xa ̃ hôị bền vững ? a. Nâng cao chất lươṇ g giáo duc̣ b. Xóa đói giảm nghèo c. Thay đổi mô hình sản xuất theo hướ ng thân thiêṇ vớ i môi trườ ng d. Giảm mức tăng dân số 11) Các tiêu chí tham gia CDM. Chọn đáp án sai a. Thuộc các nước phát triển b. Tự nguyện tham gia vào CDM c. Thành lập cơ quan quốc gia về CDM d. Phê chuẩn nghị định thư Kyoto 12) Nghị định thư về vấn đề cắt giảm khí thải CO2 là? a. NĐT Montreal b. NĐT Kyoto c. NĐT Vienna d. NĐT Cites 13) Tìm đáp án sai ? Nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu là: a. Sự gia tăng các hoạt động tạo ra khí thải nhà kính b. Khai thác quá mức các hệ sinh thái rừng, biển, ven bờ, sinh khối c. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển d. Sự di chuyển của các đới khí hậu. 14) Trong nghị định thư Kyoto các quốc gia công nghiệp cam kết cắt giảm khí thải CO2 xuống ít nhất bao nhiêu % so với năm 1990? a. 1,5% b. 2% c. 3% d. 5% 15) Trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bvmt thuộc về UBND cấp ? a. UBND cấp xã b. UBND cấp huyện c. UBND cấp tỉnh d. Cả ba đều đúng 16) Vấn đề quốc tế quan trọng nào được đưa vào thảo luận tại Hội nghị Montreal? a. Y tế b. Động vật hoang dã c. Kinh tế d. Biến đổi khí hậu 17) Vườn quốc gia Cát Tiên nằm địa phận các tỉnh nào: -17-
  21. Nghiên cứu khoa học a. Đồng Nai, ĐắcNông, Lâm Đồng b. Bình Phước, Đắc Lắc, Đồng Nai c. Đắc Nông, Lâm Đồng, Đắc Lắc d. Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng 18) Các nguyên tắc chính của hoạt động BVMT trong Luật. Chọn đáp án sai a. Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành b. Nguyên tắc áp dụng công cụ kinh tế trong việc quản lý và bảo vệ môi trường c. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững d. Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa 19) Chủ đề thảo luận của Hội nghị thượng đỉnh LHQ về Biến đổi khí hậu 2009 gồm: a. Các mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính b. Kế hoạch kinh doanh carbon c. Cả hai điều đúng d, Cả hai điều sai 20) Yếu tố nào sau đây quyết định đến 3 yếu tố còn lại? a. Đói nghèo b. Chiến tranh c. Dân số d. Môi trường 21) Vào năm 2050, lộ trình giảm phát thải khí nhà kính tòan cầu là bao nhiêu %? a. 30% b. 40% c. 50% d. 80% 22) Việt Nam hiện nay có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận? a. 5 b.6 c. 7 d. 8 23) Để bảo vệ môi trường sống của chúng ta thì việc nào cần hơn cả? a. Cân bằng môi trường b. Xói đói, giảm nghèo c. Tăng sản lượng lương thực d. Tất cả 24) Nội dung về đảm bảo môi trường bền vững của Mục tiêu thiên niên kỉ là: a. Giảm thiểu sự phát thải của các khí nhà kính b. Điều kiện vệ sinh nước sạch c. Cả a và b đều đúng d. Cả a và b đều sai 25) Chỉ số HDI được xây dựng không dựa theo chỉ tiêu nào sau đây: a. Tỉ lệ % người lớn biết chữ b. Logarit của thu nhập bình quân đầu người tính theo USD ppp (purchasing power parities) c. Tốc độ gia tăng dân số -18-
  22. S K L 0 0 2 1 5 4