Luận văn Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy chế biến thực phẩm thịt chà bông (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy chế biến thực phẩm thịt chà bông (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_thiet_ke_che_tao_may_che_bien_thuc_pham.pdf

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy chế biến thực phẩm thịt chà bông (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀNG VÕ ANH TUẤN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THỊT CHÀ BÔNG NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY - 605204 S KC 0 0 4 1 1 4 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀNG VÕ ANH TUẤN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THỊT CHÀ BÔNG NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY - 605204 Hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH NGUYỄN HOÀNG Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀNG VÕ ANH TUẤN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THỊT CHÀ BÔNG NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ – 605204 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
  4. GIẤY QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI i
  5. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Học viện đóng kèm xác nhận này vào quyển LVTN) Họ và tên học viên: Hoàng Võ Anh Tuấn MSHV: 11085204032 Chuyên ngành: Công nghệ chế tạo máy Khóa: 2011 – 2013 Tên đề tài: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy chế biến thực phẩm thịt chà bông” Học viên đã hoàn thành LVTN theo đúng yêu cầu về nội dung và hình thức (theo qui định) của một luận văn thạc sĩ. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Giảng viên hướng dẫn (Ký & ghi rõ họ tên) ii
  6. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: HOÀNG VÕ ANH TUẤN Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 21/01/1986 Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh Quê quán: Hải Dương Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Giáo viên, Khoa cơ khí, Trường Trung cấp nghề số 22. Địa chỉ nhà riêng: 268 Hoàng Diệu II – Kp 5 – P. Linh Chiểu – Q. Thủ Đức. Điện thoại: 0937193153 E-mail: tuanhoangvoanh@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 2004 - 2006 Nơi học: Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM Ngành học: Khai thác và sửa chữa thiết bị cơ khí. 2. Đại học: Hệ đào tạo: Chính Quy Thời gian đào tạo: 2006 - 2010 Nơi học: Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM Ngành học: Công nghệ chế tạo máy III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Từ 12/2010 đến nay Trường TCN số 22 Giáo viên Ngày 10 tháng 10 năm 2013 Người khai ký tên Hoàng Võ Anh Tuấn iii
  7. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2013 Tác giả luận văn Hoàng Võ Anh Tuấn iv
  8. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực hiện thì luận văn: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy chế biến thực phẩm thịt chà bông ” của tôi đã hoàn thành. Ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi gặp phải một số khó khăn trong quá trình thực hiện. Nhờ có sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, bạn bè, gia đình tôi đã vượt qua và hoàn thành luận văn của mình. Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:  Thầy hướng dẫn khoa học TS Huỳnh Nguyễn Hoàng. Thầy đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và nhiệt tình hướng dẫn, định hướng, góp ý, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.  Ban giám hiệu, phòng sau đại học và quý thầy cô Khoa Cơ khí đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn.  Các anh, chị, bạn bè, trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn.  Gia đình, người thân đã ủng hộ về tinh thần, vật chất, và tạo điều kiện cho tôi trong suốt những năm học vừa qua. Thành phố Hồ Chí Minh, 10 tháng 10 năm 2013 Người thực hiện đề tài Hoàng Võ Anh Tuấn v
  9. TÓM TẮT Thịt chà bông (ruốc) là một loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam. Việc chế biến loại thực phẩm này ở qui mô nhỏ (cơ sở sản xuất, hộ gia đình) hiện tại được thực hiện thủ công với các dụng cụ thô sơ, an toàn vệ sinh thực phẩm kém. Luận văn nghiên cứu, đề xuất công nghệ và chế tạo máy chế biến thịt chà bông có giá thành rẻ, an toàn thực phẩm để đảm bảo phù hợp cho sản xuất qui mô nhỏ. Kết quả thử nghiệm cho thấy, máy hoạt động tốt, ổn định, kiểm nghiệm thịt chà bông đạt các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm. SUMMARY Shredded fried is a popular food in Vietnam. It is processed in small scale (medium and small food company, families) by hand made with rudimentary tools, food safety and hygiene is poor. Thesis: “Research on designing, proposing new technology and manufacturing of shredded fried machine, which is low prices and food safety, and hygiene is good for medium and small food company, families”. The result of testing is show that this machine worked well and stable. Moreover, testing of shredded fried had the requirements of food hygiene. vi
  10. MỤC LỤC GIẤY QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI i XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ii LÝ LỊCH KHOA HỌC iii LỜI CAM ĐOAN iv LỜI CẢM ƠN v TÓM TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU x DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH xi CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn 1 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3 2.1.Giới thiệu món thịt chà bông/ruốc 3 2.1.1. Giới thiệu 3 2.1.1. Đặc tính sản phẩm 3 2.1.3. Quy trình công nghệ chế biến 4 2.1.4. Phương thức chế biến thịt chà bông/ruốc 5 2.1.5. Phân loại thịt chà bông/ruốc 7 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 8 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 10 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO 13 3.1 Quy trình chế biến thịt chà bông 13 3.2. Phân tích và chọn phương án khả thi 13 3.3. Tiêu chí máy chế biến thực phẩm thịt chà bông 15 3.4. Phương án thiết kế 15 3.4.1. Sơ đồ khối 15 vii
  11. 3.4.2. Bộ phận cấp nhiệt và thùng chứa 16 3.4.3. Cánh đánh tơi, khuấy 18 3.5. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy làm thịt chà bông 20 3.5.1 Lựa chọn phương án thiết kế 20 3.5.2. Cấu tạo 20 3.5.3. Nguyên lý hoạt động 21 3.6. Tính toán thiết kế các bộ phận của máy 21 3.6.1. Tính toán thiết kế thùng chứa 21 3.6.2. Tính toán thiết kế bộ phận đánh tơi thịt 22 3.6.3. Tính toán thiết kế bộ phận làm bông và sấy 27 3.6.4. Thiết kế trục 32 3.6.5. Tính bền cánh 35 3.7. Thiết kế mạch điều khiển 41 3.8. Chế tạo 44 3.8.1. Chế tạo thùng chứa 44 3.8.2. Chế tạo bộ phận đánh, làm bông 49 3.8.3 Chế tạo ly hợp 51 3.8.4. Chế tạo khung 52 3.8.5. Tủ điện điều khiển 54 3.8.6. Tủ điều khiển 55 CHƯƠNG 4: CHẠY THỬ - KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ 56 4.1. Chạy thử - Kiểm tra – Đánh giá thực phẩm thịt heo chà bông 56 4.1.1. Chạy thử 56 4.1.2. Kiểm tra 62 4.1.3. Đánh giá 63 4.2 Hoàn chỉnh thiết kế 64 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - HƯỚNG PHÁT TRIỂN 65 5.1. Kết luận 65 5.2. Hướng phát triển 65 5.3. Kiến nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 viii
  12. PHỤ LỤC 1 68 PHỤ LỤC 2 69 PHỤ LỤC 3 70 ix
  13. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Bảng các loại thịt thường dùng để chế biến thịt chà bông/ruốc 7 Bảng 3.1 Thông số động cơ 23 Bảng 3.2 Các thông bộ truyền đai 25 Bảng 3.3 Thông số động cơ 28 Bảng 3.4 Vật liệu và cơ tính cánh bản 35 Bảng 3.5 Phản lực liên kết tại ngàm 35 Bảng 3.6 Kết quả phân tích 36 Bảng 3.7 Vật liệu và cơ tính cánh tròn 38 Bảng 3.8 Phản lực liên kết tại ngàm 38 Bảng 3.9 Kết quả phân tích 38 Bảng 3.10 Danh mục chi tiết chế tạo thùng chứa 48 Bảng 3.11 Danh mục chi tiết chế tạo Bộ phận đánh và đảo 50 Bảng 3.12 Danh mục chi tiết chế tạo ly hợp 52 Bảng 3.13 Danh mục chi tiết chế tạo khung máy 53 Bảng 4.1 Thông số máy 64 x
  14. DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Hình 2.1 Chà bông hay ruốc 3 Hình 2.2 Quy trình chế biến thực phẩm thịt chà bông 4 Hình 2.3 Máy xé thịt và sơ đồ nguyên lý 9 Hình 2.4 Máy làm chà bông và sơ đồ nguyên lý 10 Hình 2.5 Máy đánh tơi và sơ đồ nguyên lý 11 Hình 2.6 Quy mô công nghiệp 11 Hình 3.1 Quy trình chế biến thịt chà bông 13 Hình 3.2 Thịt nạc tươi 14 Hình 3.3 Thịt được sắt miếng 14 Hình 3.4 Thịt sau khi sơ chế 15 Hình 3.5 Sơ đồ khối máy làm thịt chà bông 15 Hình 3.6 Nhiệt điện trở hình tròn 16 Hình 3.7 Nhiệt điện trở dẹt 16 Hình 3.8 Thùng chứa đáy hình cầu 17 Hình 3.9 Thùng chứa đáy phẳng 17 Hình 3.10 Cánh dạng tròn 18 Hình 3.11 Cánh dạng bản 19 Hình 3.12 Turbin cánh thẳng và sơ đồ dòng chuyển động 19 Hình 3.13 Sơ đồ nguyên lý của máy làm thịt chà bông 20 Hình 3.14 Thùng chứa 21 Hình 3.15 Bộ truyền đai thang 24 Hình 3.16 Sơ đồ phân bố lực 33 Hình 3.17 Biểu đồ nội lực của trục 34 Hình 3.18 Trường ứng suất tương đương trong chi tiết 36 Hình 3.19 Trường ứng suất kéo trong chi tiết 37 Hình 3.20 Trường ứng suất nén trong chi tiết 37 Hình 3.21 Trường biến dạng của chi tiết 37 Hình 3.22 Trường hệ số an toàn của chi tiết 38 Hình 3.23 Trường ứng suất tương đương trong chi tiết 39 Hình 3.24 Trường ứng suất kéo trong chi tiết 40 Hình 3.25 Trường ứng suất nén trong chi tiết 40 Hình 3.26 Trường biến dạng của chi tiết 40 Hình 3.27 Trường hệ số an toàn của chi tiết 41 Hình 3.28 Sơ đồ khối của mạch điện 41 Hình 3.29 Sơ đồ mạch điều khiển 42 Hình 3.30 Sơ đồ mạch động lực 43 xi
  15. Hình 3.31 Thùng chứa 44 Hình 3.32 Nắp đạy 45 Hình 3.33 Nắp che nhiệt 46 Hình 3.34 Nắp thoát khí 47 Hình 3.35 Phễu thoát liệu 47 Hình 3.36 Tấm lấy liệu 48 Hình 3.37 Cánh bản 49 Hình 3.38 Cánh tròn 50 Hình 3.39 Trục truyền động 50 Hình 3.40 Ly hợp 51 Hình 3.41 Tay gạt ly hợp 52 Hình 3.42 Khung máy 53 Hình 3.43 Bệ gắn động cơ 53 Hình 3.44 Bảng điều khiển điện 54 Hình 3.45 Tủ điện điều khiển 55 Hình 3.46 Cầu dao điện 55 Hình 4.1 Thịt nạc heo 56 Hình 4.2 Muối 57 Hình 4.3 Đường 57 Hình 4.4 Nước mắm 58 Hình 4.5 Bột ngọt 59 Hình 4.6 Thịt heo sau khi sơ chế 60 Hình 4.7 Hình ảnh thịt chà bông heo sau thí nghiệm 1 61 Hình 4.8 Hình ảnh thịt chà bông heo sau thí nghiệm 2 61 Hình 4.9 Hình ảnh thịt chà bông heo sau thí nghiệm 3 62 Hình 4.10 Máy chế biến thực phẩm thịt chà bông 64 Hình Phụ lục 1. Máy đo độ ẩm Okaus model MB45 68 xii
  16. CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn “Mục tiêu chiến lược đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [15], với cốt lõi là các ngành công nghệ cao đặc biệt như công nghệ nano, công nghệ vật liệu, công nghệ kỹ thuật cơ khí. Với những công nghệ này đã và đang từng bước cách mạng hóa nền sản xuất xã hội. Việc ứng dụng rộng rãi công nghệ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống thiết yếu, ngày càng có ý nghĩa. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hầu hết mỗi gia đình đều sử dụng các thiết bị như tủ lạnh, tivi, máy giặt Bên cạnh đó cần những máy móc thiết bị phục vụ không chỉ cho nhu cầu hằng ngày mà còn tạo việc làm có thu nhập cho gia đình chẳng hạn như máy ép nước mía, máy gạt lúa Việt Nam là một nước nông nghiệp chiếm 80% là nông dân do đó việc chế biến sản phẩm từ nông nghiệp và chăn nuôi ở các hộ gia đình đang ngày càng mở rộng. Máy móc thiết bị chế biến gia súc là một trong những thế mạnh ở Việt Nam như máy làm chả lụa, máy làm xúc xích Trong thực tế việc sản xuất thịt chà bông đang là những trăn trở của các doanh nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất, đây là một mặt hàng được các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan ưa chuộng, để mặt hàng này đứng vững trên thị trường quốc tế cần phải lưu tâm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay các cơ sở sản xuất rất mất vệ sinh: sử dụng thịt đầu vào là loại thịt ôi thiu, khu vực sản xuất thì gần nhà vệ sinh, bụi bẩn dầu mỡ nhếch nhác, sản phẩm thì được phơi ngoài trời không được che chắn ruồi bọ Ngoài những doanh nghiệp với sản lượng lớn và các cơ sở sản xuất với sản lượng vừa thì việc người tiêu dùng tại Việt Nam rất thích làm tại nhà để phục vụ nhu cầu hằng ngày hay buôn bán nhỏ như bánh mì, xôi cũng cần được quan tâm. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu thiết kế chế tạo máy làm thịt chà bông là cần thiết. Với máy này sẽ đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời giúp 1
  17. những gia đình muốn tự làm chà bông có thể làm được trong phạm vi gia đình một cách thuận tiện và giảm chi phí. 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu, chế tạo máy chế biến thịt chà bông quy mô nhỏ phục vụ cho các cơ sở sản xuất thực phẩm. 1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Thịt chà bông. - Máy chế biến thực phẩm. - Các cơ cấu xay, sấy, trộn 1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Vì công nghệ chế biến thịt chà bông đòi hỏi rất nhiều thiết bị, trong luận văn này chỉ trình bày các nghiên cứu về thiết bị chế biến thịt chà bông từ khâu tạo sợi đến thành phẩm. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu phân tích lý thuyết: Thu thập tài liệu như sách, báo, tạp chí, thông tin từ internet để qua đó phân tích, xử lý thông tin có liên quan đến đề tài. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành chế tạo thử nghiệm máy chế biến thịt chà bông, đưa máy vào sản xuất thử nghiệm để đánh giá các thông số hoạt động và chất lượng thịt chà bông. Qua đó, hoàn chỉnh và hiệu chỉnh máy. 2
  18. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.Giới thiệu món thịt chà bông/ruốc 2.1.1. Giới thiệu Thịt chà bông hay “ruốc” theo tiếng của người miền Bắc được làm từ thịt heo, thịt gà hay cá là món ăn khá phổ biến trong bữa cơm hằng ngày của người Việt Nam. Ngoài ra thịt chà bông còn được sử dụng kèm với các loại thức ăn khác nhằm tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn như: món cơm cháy chà bông, chà bông bánh mì, sôi chà bông Hình 2.1 Chà bông hay ruốc 2.1.1. Đặc tính sản phẩm Theo cơ sở Đại Đồng Thuận, đặc tính của chà bông được xác định qua: - Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: + Màu vàng đều, bông tơi; + Độ ẩm ≤ 25% khối lượng; + Protein ≥ 35%. - Thành phần: Thịt nạc heo 98%, muối, đường, nước mắm, bọt ngọt, chất điều vị (621) vừa phải. - Độ nhiễm khuẩn: Giới hạn vi sinh vật trong thực phẩm không được phép vượt quá giới hạn được quy định sau:[13] + Tổng số vi sinh vật hiếm khí: 105(CFU/g) + Coliforms: 50(CFU/g) + Cl.perfringens: 102(CFU/g) + E.coli: không có (/g) + Samonella: không có (/25g) + S.aureus: 102 (/g) 3
  19. 2.1.3. Quy trình công nghệ chế biến Có nhiều quy trình chế biến thịt chà bông, qua nghiên cứu tại các cơ sở Văn Nam (Gò Vấp), Đại Đồng Thuận, Đức Linh người nghiên cứu đã lựa chọn hai quy trình chế biến thịt chà bông tiêu biểu sau: Quy trình 1: Cơ sở Đức Linh Quy trình 2: Cơ sở Văn Nam Thịt Thịt Lọc gân, mỡ, rửa Lọc gân, mỡ, rửa Cắt miếng Cắt miếng mỏng Ướp gia vị Ướp gia vị Hấp/Luộc Xên cạn nước Sấy cạn nước Đánh tơi Làm bông và sấy Đánh tơi Bao gói Sấy bảo quản Bao gói Thịt chà bông Thịt chà bông Hình 2.2 Quy trình chế biến thực phẩm thịt chà bông Quy trình 1: phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự đầu tư máy móc tốn kém, mất an toàn thực phẩm khi phải qua nhiều máy móc khác nhau, không phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ. 4
  20. Quy trình 2: các công đoạn được rút gọn, thích hợp với quy mô sản xuất nhỏ. Qua hai quy trình trên người nghiên cứu lựa chọn quy trình 2. 2.1.4. Phương thức chế biến thịt chà bông/ruốc Chà bông hiện nay được sử dụng rất rộng rãi, dùng chung với các món ăn thường ngày như cơm, bánh mì, sôi Sản phẩm này được chế biến theo nhiều phương thức với quy trình khác nhau như: làm thịt chà bông bằng tay và bằng máy. 2.1.4.1. Làm thịt chà bông bằng tay Chế biến bằng tay là một phương pháp chế biến, sơ chế thủ công truyền thống bao gồm việc giã thịt đều làm bằng tay, phương pháp này chỉ phù hợp với lượng thịt chà bông cần chế biến nhỏ. Quy trình làm chà bông bằng tay: Trình tự thực hiện: Bước 1: Thịt heo mua về rửa sạch, lóc bỏ mỡ và gân. Cắt theo sớ dài của thịt ra từng miếng dầy độ 2cm, dài 4cm. Bước 2: Thịt heo được ướp gia vị và cho vô nồi nấu vừa sôi. Khi nước rút vô thịt hết là được. Bước 3: Thịt vừa bớt nóng, lấy chày giã cho thịt tơi ra. 5
  21. Bước 4: Thịt sau khi giã thành sợi được cho lên chảo sấy cho khô. Bước 5: Thành phẩm sau cùng cho ra thau để nguội hẳn mới cho vào lọ để nơi khô ráo. Ưu điểm: Dễ thực hiện, dụng cụ đơn giản chỉ cần chày, cối, chảo và nồi. Nhược điểm: - Hiệu quả không cao; - Thực hiện lâu, không thực hiện được với số lượng lớn, mất nhiều thời gian; - Người thực hiện phải có đủ kiên nhẫn và sức khỏe; - Không đảm bảo an toàn vệ sinh. 2.1.4.2. Làm thịt chà bông bằng máy Quy trình làm thịt chà bông bằng máy: Bước 1: Thịt heo mua về rửa sạch, lóc bỏ mỡ và gân. Cắt theo sớ dài của thịt ra từng miếng dầy độ 2cm, dài 4cm. Bước 2: Thịt heo được ướp gia vị và cho vô nồi nấu vừa sôi. Khi nước rút vô thịt hết là được. Bước 3: Thịt vừa bớt nóng, cho vào máy. Thịt sẽ được đánh tơi, làm bông và sấy. 6