Luận văn Nghiên cứu đề xuất kết cấu máy và xác định các thông số làm việc của máy gọt trái xoài (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 4150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu đề xuất kết cấu máy và xác định các thông số làm việc của máy gọt trái xoài (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_de_xuat_ket_cau_may_va_xac_dinh_cac_thon.pdf

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu đề xuất kết cấu máy và xác định các thông số làm việc của máy gọt trái xoài (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ BÙI XUÂN HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KẾT CẤU MÁY VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ LÀM VIỆC CỦA MÁY GỌT TRÁI XOÀI NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ - 60520103 S K C0 0 4 4 7 8 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ BÙI XUÂN HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KẾT CẤU MÁY VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ LÀM VIỆC CỦA MÁY GỌT TRÁI XOÀI NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ - 60520103 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ BÙI XUÂN HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KẾT CẤU MÁY VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ LÀM VIỆC CỦA MÁY GỌT TRÁI XOÀI NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ - 6052013 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THIỆN NGÔN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
  4. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ BÙI XUÂN HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KẾT CẤU MÁY VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ LÀM VIỆC CỦA MÁY GỌT TRÁI XOÀI NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ - 6052013 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THIỆN NGÔN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014 i
  5. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ & tên: Bùi xuân Hùng Giới tính: Nam. Ngày, tháng, năm sinh: 10/05/1983 Nơi sinh: Hà Tĩnh. Quê quán:Hà Tĩnh Dân tộc: Kinh. Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu:Giáo viên Khoa Cơ Khí – Lắp Máy Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Ấp Long Khánh 2- Tam Phước – Biên Hòa – Đồng Nai. Điện thoại cơ quan: (+846) 16296204 Di động: 0987008313. Fax: E-mail: hunglilama2@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Đại học: Hệ đào tạo: Chính Quy Thời gian đào tạo từ 10/2003 đến 10/2008 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Ngành học: Kỹ Thuật Công Nghiệp Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 03/2008, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh B1 (Khung Châu Âu). ii
  6. III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Trường Cao Đẳng Nghề LILAMA2 Giảng viên Khoa Cơ Khí Từ 04/2008 đến nay. Địa chỉ: Km 32- QL51 – – Lắp Máy Long Phước – Long Thành – Đồng Nai . XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN Ngày 05 tháng 10 năm 2014 (Ký tên, đóng dấu) Bùi Xuân Hùng iii
  7. LỜI CAM ĐOAN Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất kết cấu máy và xác định các thông số làm việc của máy gọt trái xoài - GVHD: PGS.TS.Đặng Thiện Ngôn - Họ tên họcviên: Bùi Xuân Hùng - MSSV: 128520103010 Lớp: CKM12B - Số điện thoại liên lạc: 0987008313 - Lời cam kết: “Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Ký tên Bùi Xuân Hùng iv
  8. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn “Nghiên cứu đề xuất kết cấu máy và xác định các thông số làm việc của máy gọt trái xoài” tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của quý thầy, cô, gia đình và bạn bè. Vậy nay tôi: - Xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy PGS.TS.Đặng Thiện Ngôn đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức thực tế quan trọng và dẫn hướng cho quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệpcủa mình. Đồng thời đã cung cấp cho chúng em những tài liệu rất cần thiết liên quan đến đề tài. Thầy đã dành nhiều thời gian quí báu của mình để hướng dẫn tôi. - Tôi cũng không quên cám ơn đến quí thầy cô trong Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức nền tảng và cơ bản trong thời gian qua để tôi có những kiến thức quan trọng, vững chắc cho những lập luận của mình trong đề tài luận văn tốt nghiệp này. Một lần nữa, Tôi xin chân thành cảm ơn ! Học Viên Bùi Xuân Hùng v
  9. TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu đề xuất kết cấu máy và xác định các thông số làm việc của máy gọt trái xoài Gọt vỏ trái xoài chín để phục vụ việc chế biên các sản phẩm từ xoài ở Việt Nam hiện tại đang được thực hiện thủ công nên năng suất không cao do sử dụng sức người và các dụng cụ thủ công. Ở các nước Châu Âu có đưa ra thị trường máy gọt trái xoài qui mô công nghiệp năng suất rất lớn với giống Úc có hình dáng tròn, màu đỏ, thịt trái cứng chắc, ít xơ. Ở điều kiện Việt Nam, chưa thấy thể hiện rõ nhu cầu gọt vỏ trái xoài giống xoài cát Hoà Lộc. Tuy nhiên, nhu cầu về các loại thiết bị/máy gọt vỏ trái xoài quy mô nhỏ có nguồn cầu rất lớn, đặc biệt khi vào mùa vụ thu hoạch lúa, giúp các cơ sở sản xuất chủ động và đáp ứng được các yêu cầu về năng suất, an toàn vệ sinh thực phẩm. Luận văn đã triển khai nghiên cứu, đề xuất được công nghệ gọt vỏ trái xoài cát Hoà Lộc bằng máy, xác định được nguyên ký kết cấu máy, tính toán thiết kế toàn bộ máy. Máy đã được chế tạo thử nghiệm và các thí nghiệm xác định các thông số hoạt động, thông số hình học của dao cắt, đĩa cắt. Các kết quả hoạt động thử nghiệm cho thấy, máy có kết cấu đơn giản, khả năng điều chỉnh để gọt các loại xoài khác nhau dễ dàng, giá thành rẻ. Thiết kế máy gọt vỏ trái xoái hiện tại có thể triển khai sản xuất chế tạo và thương mại với qui mô lớn để đáp ứng nhu cầu chế biến xoài của các cơ sở sản xuất thực phẩm qui mô nhỏ và trung bình. vi
  10. ABSTRACT Research, Design, Manufacturing and Testing Mango Peeling Machine. Peel the mango in the consortium , manufacturing facility is usually done manually requires a lot of effort . Currently on the market there are a number of machines imported peeled the mango can meet the requirements peeled . However, these machines have the capacity to produce large and industrial scale. High price should not be applied to the consortium, perhaps a small manufacturing facility. The theme proposed operating principles, structures and manufacturing mango peel testing machine with a small capacity. Machine application of the principle of mango peeled sliced principle. Machine manufacturing operations meet the test specifications , materials fabrication using stainless steel 304 stainless steel to meet sanitary standards . Machine can deploy manufacturing and commercial large scale to meet the processing needs of the combined ginger , food production facilities small scale . vii
  11. MỤC LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LÝ LỊCH KHOA HỌC ii LỜI CAM ĐOAN iv LỜI CẢM ƠN v TÓM TẮT LUẬN VĂN vi MỤC LỤC viii DANH MỤC BẢNH BIỂU x DANH MỤC HÌNH ẢNH xi CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.5.Phương pháp nghiên cứu 3 1.6. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp 3 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN 4 2.1. Giới thiệu về cây xoài và trái xoài 4 2.2. Đặc tính của xoài 14 2.4. Các phương pháp gọt vỏ xoài 21 2.5 Lựa chọn nguyên lý thực hiện 26 CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 27 3.1. Khảo sát kích thước trái xoài 27 3.2. Số liệu khảo sát trái xoài 27 3.3 Xác định cơ lý tính của trái xoài 29 3.4 Các thông số hình học của dao 30 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP 36 4.1. Yêu cầu thiết kế 36 4.2. Phương hướng và giải pháp thực hiện 36 CHƢƠNG 5: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY THỬ NGHIỆM 41 5.1. Đĩa cắt, lưới dao 41 viii
  12. 5.2.Chế tạo miếng chêm dao 43 5.3. Chế tạo thanh lục giác 44 5.4. Chế tạo trục truyền 45 5.5. Chế tạo bích lắp chặn ổ lăn 46 5.6. Chế tạo tấm đỡ trục 47 5.7. Các cụm máy được lăp ghép 48 5.8. Chế tạo máy thử nghiệm 50 5.9. Thử nghiệm 51 CHƢƠNG 6: THIẾT KẾ HOÀN CHỈNH MÁY GỌT VỎ XOÀI 67 6.1. Các thông số thiết kế 67 6.2. Kết cấu máy 67 6.2. Các công việc tính toán. 68 6.3.Tính toán 68 6.4. Chế Tạo máy hoàn chỉnh 72 6.5 . Kết cấu máy hoàn chỉnh 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC I ix
  13. DANH MỤC BẢNH BIỂU Trang Bảng 2.1: Sản lượng xoài năm 2011 của một số nước trên thế giới [FAO] 10 Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng xoài ở một số tỉnh ĐBSCL và Đông Nam Bộ năm 2004 11 Bảng 3.1: Bảng kết quả khảo sát trái xoài tại chợ Bình Điền-Tp.HCM 28 Bảng 6.1 Bảng đánh giá hiệu quả máy 86 Bảng 1.1: Thành phần hóa học của các chủng loại Inox I Bảng 1.3: Bảng số liệu xoài tròn ở chợ đầu mối Bình Điền. IV x
  14. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Xoài cát Hòa Lộc 6 Hình 2.2: Xoài Cát Chu 7 Hình 2.3: Xoài tứ quý 7 Hình 2.4:Xoài Thái 8 Hình 2.5: Xoài Đài Loan 9 Hình 2.6: Bánh tráng xoài 15 Hình 2.7: Nước ép xoài 16 Hình 2.8: Xoài sấy 17 Hình 2.9: Mứt xoài 18 Hình 2.10: Xoài đông lạnh 19 Hình 2.11: Xoài ngâm 20 Hình 2.12:Gọt vỏ xoài bằng tay 21 Hình 2.13: Nguyên lý cắt lật 22 Hình 2.14: Cấu tạo đĩa cắt 23 Hình 2.15: Hình nguyên lý tiện 24 Hình 2.16: Cấu tạo lưỡi cắt 24 Hình 2.17: Nguyên lý cắt lột 25 Hình 2.18: Cấu tạo lưỡi cắt lột 26 Hình 3.1: Chợ Bình Điền 27 Hình 3.2: Đo xoài lấy số liệu 29 Hình 3.3: Thí nghiệm xác định lực cắt. 30 Hình 3.4: Góc cắt 32 Hình 3.5: Vận tốc dao cắt 33 Hình 3.6: Phân tích vận tốc điểm M ở cạnh sắc lưỡi dao khi cắt 33 Hình 3.7: Phân tích các lực tác động giữa lưỡi dao và vật cắt 34 Hình 4.1: Nguyên lý máy gọt vỏ trái xoài sử dụng bộ truyền đai 37 Hình 4.2: Cấu tạo đĩa cắt 37 Hình 4.3: Nguyên lý điều khiển bằng biến tần 39 Hình 4.4: Mô tả nguyên lý hoạt động của máy gọt vỏ xoài sử dụng 3 động cơ 40 Hình 5.1: Bản vẽ thiết kế đĩa cắt 41 xi
  15. Hình 5.2: Đĩa cắt 42 Hình 5.3: Bản vẽ thiết kế lưới dao 43 Hình 5.4: Lưỡi dao 43 Hình 5.5: Bản vẽ thiết kế miếng chêm dao 44 Hình 5.6: Miếng chêm dao 44 Hình 5.7: Bản vẽ thiết kế thanh lục giác 45 Hình 5.8: Thanh lục giác 45 Hình 5.9: Bản vẽ thiết kế trục truyền 46 Hình 5.10: Trục truyền 46 Hình 5.11: Bản vẽ thiết kế bích lắp chặn ổ lăn 47 Hình 5.12: Mặt bích 47 Hình 5.13: Bản vẽ thiết kế tấm đỡ trục 48 Hình 5.14: Tấm đỡ trục 48 Hình 5.15: Motor lắp với trục 49 Hình 5.16: Cụm máy lắp với khung. 50 Hình 5.17: Máy chế tạo thử nghiệm 50 Hình 5.18: Thùng chứa hình tam giác 51 Hình 5.19: Dao cắt chế tạo tư vật liệu lưỡi cưa CD 51 Hình 5.20: Thử nghiệm với n = 27 vòng/phút 52 Hình 5.21: Thử nghiệm với n = 310 vòng/phút 52 Hinh 5.22: Thử nghiệm với n = 340 vòng/phút 53 Hình 5.23: Thử nghiệm với n = 370 vòng/phút 53 Hình 5.24 Thử nghiệm với n = 420 vòng/phút 54 Hình 5.25:Thử nghiệm với n = 270 vòng/phút 55 Hình 5.26: Thử nghiệm với n = 310 vòng/phút 55 Hình 5.27: Thử nghiệm với n = 370 vòng/phút 56 Hình 5.29: Thử nghiệm với n = 460 vòng/phút 57 Hình 5.30: Hình dao hợp kim 58 Hình 5.31: Thử nghiệm với n = 270 vòng/phút 58 Hình 5.32: Thử nghiệm với n = 310 vòng/phút 59 Hình 5.33: Thử nghiệm với n = 340 vòng/phút 59 Hình 5.34: Thử nghiệm với n = 370 vòng/phút 60 xii
  16. Hình 5.35: Thử nghiệm với n = 420 vòng/phút 60 Hình 5.36: Thử nghiệm với n = 460 vòng/phút 61 Hình 6.1: Góc độ lưới dao 67 Hình 6.2:Mô hình kết cấu được thiết kế trên phân mềm pro/creo 2.0. 68 Hình 6.4: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D khung máy 3 trục 72 Hình 6.5: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D Tấm đỡ trục 73 Hình 6.6: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D khay thoát nước 73 Hình 6.7: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D bích 74 Hình 6.8: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D thanh lục giác 74 Hình 6.9: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D vỏ máy 75 Hình 6.10: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D vỏ máy 75 Hình 6.11: Hình chế tạo khung máy 76 Hình 6.12: Hình chế tạo tấm lắp trục 76 Hình 6.13: Hình chế tạo khay thoát nước 77 Hình 6.14: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D thùng ôvan 78 Hình 6.15: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D Tấm đáy 78 Hình 6.16: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D thùng máy 79 Hình 6.17: Hình chế tạo thùng ôvan 79 Hình 6.18: Hình chế tạo thùng máy 80 Hình 6.19: Hình chế tạo tấm đáy 80 Hình 6.20: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D Trục truyền 81 Hình 6.21: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D lưỡi cắt 82 Hình 6.22: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D miếng chêm dao 82 Hình 6.23: Bản vẽ chi tiết 2D – 3D đĩa cắt 83 Hình 6.24: Hình bộ đĩa cắt và trục. 83 Hình 6.25:Máy hoàn thiện 85 xiii
  17. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm trong nhiều lĩnh vực như: y tế, ẩm thực, dịch vụ .Trong đó ẩm thực là một trong những lĩnh vực khá là quan trọng trong việc mang lại sức khỏe tốt cho con người.Vì vậy, việc nghiên cứu các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, hoa qủa trong nông lâm sản là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.Hiện nay, trên thế giới và nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu xác định thành phần, cấu tạo của các chất có trong các loại thực phẩm, hoa quả .mang nhiều sức khỏe đến cho con người và kết quả đã đưa ra là có những chất có khả năng khoáng khuẩn, chống ung thư góp phần nâng cao sức khỏe cho con người.Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nước ta lại là nước sản xuất nông nghiệp là chính nên hệ thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Trong đó, có rất nhiều loại cây vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cho con người. Đó được xem như là nguồn tài nguyên sinh học vô cùng quý giá. Vì vậy, từ xưa đến nay con người đã khai thác nguồn tài nguyên này để làm thuốc chữa bệnh, dược phẩm, mỹ phẩm, hương liệu, thực phẩm dinh dưởng 1.1. Tính cấp thiết của đề tài - Trong đời sống hằng ngày, xoài là 1 loại cây hết sức quen thuộc với mỗi con người Việt Nam.Nó rất đa dạng và phong phú về chủng loại, nó cung cấp một sản lượng lớn hàng năm và góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế của một số vùng miền ở Việt Nam. Nó không những mọc hoang ở những vùng núi mà còn được trồng khá phổ biến ở nhiều vùng miền. - Hiện nay, ởbmột số tỉnh như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa có nhiều người dân trồng rất nhiều loại xoài như: xoài cát hòa lộc, xoài cát chu, xoài keo, xoài 3 mùa mưa, xoài cóc, xoài tứ quý, xoài đài loan, xoài thái . Người dân trồng 1 cách đại trà cung cấp cho nhu cầu thị hiếu tại địa phương và 1 số nơi và góp phần làm phong phú các mặt hàng nông sản được xuất khẩu ra thi trường nước ngoài. - Đặc biệt đối với xoài trong chế biến món ăn: bánh xoài, mức xoài, kẹo xoài, nước ép xoài, xoài đông lạnh . Và đặc biệt vào mùa tết đến gần thì nhu cầu thị hiếu về các sản phẩm xoài tăng cao. Nhưng hiện nay ở Việt Nam việc gọt vỏ xoài được thực hiện chủ yếu là dùng sức người, dẩn đến năng xuất thấp, đòi hỏi số lượng lao động nhiều, tốn thời gian, ảnh hưởng sức khỏe, giá thành cao. Nên vấn đề tự động hóa trong khâu gọt vỏ xoài là cấp thiết để giảm tải sức lao động cũng như tăng năng suất, hạ giá thành. Để góp phần nâng cao năng suất lao động và giảm thiếu tác hại của điều kiện lao động đến sức khỏe người lao động, đề tài“Nghiên cứu đề xuất kết cấu máy và xác định các thông số làm việc của máy gọt trái xoài” đã được lựa chọn triển khai, thực hiện tạiTrường Đại Học Sư Phạm Kỹ ThuậtThành phố Hồ Chí Minh. 1
  18. 1.2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài - Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự hòa nhập của nền kinh tế của khu vực và quốc tế nền công nghiệp nặng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Tự động hóa quá trình sản xuất ngày càng được sử dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó cùng với những ứng dụng tin học đã tạo cho quá trình sản xuất phát triển hoàn thiện bằng những máy móc hiện đại có năng suất cao, chất lượng tốt và đạt độ chính xác cao. Vì thế các thiết bị máy móc ngày càng được phổ biến và đa dạng hơn theo yêu cầu một cách nhanh gọn, vận hành đơn giản, giảm bớt sức lao động cho con người, giá cả hợp lý. Vì thế việc thiết kế máy gọt vỏ xoài có thể phục vụ cho các cơ sở sản xuất nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến sản phẩm xoài. - Đề tài được thực hiện đầy đủ các bước theo một trình tự của quy trình thiết kế chế tạo một sản phẩm mới. - Đồng thời đề tài cũng đáp ứng được một số nhu cầu của các cơ sở sản xuất, của thị trường và các doanh nghiệp để làm bánh xoài, kẹo, mứt, xoài đông lạnh, nước ép xoài - Hạn chế được số lượng lao động, tăng năng suất đảm bảo an toàn vệ sinh. - Góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế nước nhà. - So với bóc vỏ bằng tay thì máy bóc vỏ có những ưu điểm nổi bật: + Năng suất cao. + Giảm bớt số lượng lao động. + Đảm bảo an toàn thực phẩm. + Nhanh gọn, vận hành đơn giản. Giá thành hạ, giúp tăng lợi nhuận. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đề xuất công nghệ gọt vỏ, kết cấu máy gọt vỏ xoài. - Chế tạo thử nghiệm máy gọt vỏ xoài công suất nhỏ. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Xoài tròn và xoài dài chín ươm được trồng phổ biến và sản xuất công nhiệp. - Máy gọt vỏ các loại. - Máy gọt vỏ xoài công nghiệp. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Xoài cát Hòa Lộc,xoài cát chu. - Trái xoài tròn có kích thước chiều dài trung bình là 11 - 13 cm, chiều rộng là 8 – 9 cm; chiều dày là 6,5 – 8 cm. 2
  19. - Trái xoài dài có kích thước chiều dài trung bình là 13 – 15 cm, chiều rộng là 8 – 9 cm, chiều dày là 6,5 – 7,5 cm. - Thiết kế, chế tạo thự nghiệm máy gọt vỏ trái xoài, thí nghiệm xác định các thông số làm việc máy gọt vỏ trái xoài. 1.5.Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1.Cơ sở phương pháp luận - Dựa vào nhu cầu sử dụng xoài trong nước. - Dựa vào nhu cầu sử dụng máy gọt vỏ xoài để thay cho phương pháp thủ công. - Dựa vào khả năng công nghệ có thể chế tạo được máy gọt vỏ xoài. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu - Tiến hành thu thập tài liệu về xoài như: sách, tạp chí, video. - Tiến hành thu thập dữ liệu trực tiếp từ người nông dân, các tiểu thương ở các chợ, các cơ sơ sản xuất sản phẩm xoài. - Nghiên cứu các tài liệu và sử lý các số liệu có được trước đó. - Tính toán thiết kế. - Tiến hành chế tạo mô hình thử nghiệm. - Xử lý số liệu sau sau thử nghiệm và cải tiến. - Tiến hành chế tạo máy gọt vỏ xoài. - Đánh giá kết quả. - Rút kinh nghiệm. 1.6. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Chương 1: Giới thiệu. Chương 2:Tổngquan Chương 3:Cơ sở lý thuyết. Chương 4:Phương hướng và giải pháp. Chương 5: Thiết kế và chế tạo thử nghiệm. Chương 6:Xác định các thông số đầu vào và thiết kế hoàn thiện máy gọt vỏ xoài. 3
  20. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN 2.1. Giới thiệu về cây xoài và trái xoài 2.1.1. Khái quát về cây xoài a) Đặc điểm chung - Tên phổ thông: Xoài - Tên khoa học: Mangifera indica. - Họ thực vật: Anacardiaceae (Đào lộn hột) - Nguồn gốc xuất xứ : Ấn Độ và các nước nhiệt đới khác - Phân bố ở Viêṭ Nam: Rộng rãi - Chi Xoài (danh pháp khoa họcMangifera) thuộc họ Đào lộn hột (Anacadiaceae) còn có tên gọi là quả sài, là những loài cây ăn quả vùng nhiệt đới. - Các loài xoài có thể chia làm hai loại, một loại có nguồn gốc từ Ấn Độ còn loại kia có nguồn gốc từ Philippines và Đông Nam Á. Chủng loại Ấn Độ không chịu được điều kiện quá ẩm ướt, có chồi non màu đỏ, dễ bị nấm mốc sương, quả đơn phôi có màu sáng và hình dạng bình thường. Chủng loại Đông Nam Á chịu được điều kiện quá ẩm ướt, có chồi màu lục nhạt hay đỏ và kháng nấm mốc sương. Quả của chúng là đa phôi có màu lục nhạt và dài hình quả thận. - Trên thế giới hiện nay có 87 nước trồng xoài với diện tích khoảng 1,8 – 2,2 triệu hécta. Vùng Châu Á chiếm 2/3 diện tích trồng xoài trên thế giới, trong đó đứng đầu là Ấn Độ (chiếm gần 70% sản lượng xoài thế giới với 9,3 triệu tấn), Thái Lan, Pakistan, Philippin, và Miền Nam Trung Quốc, Zimbabuê, Ghinê, Cônggô, Nam Phi, Keynia, Modămbích, Mali, Ai Cập, Brazin, Mêhicô, Hoa kỳ. Ngoài ra, xoài còn được trồng ở vùng ven biển nước Úc. - Ở Việt Nam xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung là từ Bình Định trở vào nhiều nhất là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Tiền Giang (trên 6.000ha, trong đó đang cho trái 4.000ha), Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, - Quả xoài chín có màu vàng hấp dẫn, có vị chua ngọt, mùi thơm ngon được nhiều người ưa thích và được xem là một loại quả quí. Trái xoài chứa nhiều vitamin A, C, đường (15,4%), các acid hữu cơ nên xoài được sử dụng rộng rãi cả trái chín và trái già còn xanh. Xoài chín được ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô để tiêu thụ nội địahay xuất khẩu.  Đặc điểm sinh học: - Rễ: Phần lớn rễ phân bố ở tầng đất 0 – 50 cm ở những vùng có mực nước ngầm thấp hay đất cát rễ có thể ăn rất sâu (6 – 8m). Tuy nhiên, phần lớn rễ tập trung trong phạm vi cách gốc khoảng 2m. 4
  21. - Thân, tán cây: Xoài là loại cây ăn quả thân gỗ mọc rất khỏe. Ở những nơi trảng, chiều cao cây và tán cây có đường kính tương đương. Tán cây lớn hoặc nhỏ tùy theo giống. - Lá và cành: Một năm xoài có thể ra 3 – 4 đợt chồi tùy theo giống, tùy vào tuổi cây, thời tiết khí hậu và tình hình dinh dưỡng; cây con ra nhiều đợt chồi hơn so với cây đang cho quả; cây già rất khó ra chồi. Lá non sau 35 ngày mới chuyển xanh hoàn toàn, mỗi lần ra lá, cành xoài dài thêm 20 – 30 cm. - Hoa: Hoa ra từng chùm ở ngọn cành, chùm hoa dài khoảng 30 cm, có 200 – 400 hoa. Mỗi chùm thường có 2 loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đực. Tỉ lệ hoa đực và hoa lưỡng tính trên cây phụ thuộc vào giống và điều kiện khí hậu ở địa điểm trồng. Thường thì hoa lưỡng tính chiếm từ 1 – 36%. Xoài là cây thụ phấn chéo, thụ phấn nhờ côn trùng là chủ yếu. Thời gian tiếp nhận hạt phấn của nhụy rất ngắn, chỉ sau vài giờ. Ở xoài nhụy thường chín trước, thời gian tốt nhất để nhụy tiếp nhận hạt phấn là lúc mặt trời mọc, trong khi đó nhụy đựctung phấn chỉ vào khoảng 8 – 10 giờ sáng. Sự không trùng hợp này là nguyên nhân cản trở sự thụ phấn và thụ tinh của xoài.Những nguyên nhân khác làm xoài đậu quả kém là ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: vào thời gian hoa nở gặp mưa, lạnh, độ ẩm và nhiệt độ không khí cao. - Quả: Sau khi thụ tinh thì quả phát triển. Thời gian từ thụ tinh đến chín là 2 tháng đối với giống chín sớm, 2 – 3,5 tháng đối với giống chín trung bình, 4 tháng đối với giống chín muộn  Đặc điểm sinh lý, sinh thái: - Tốc độ sinh trưởng: Trung bình. - Phù hợp với: Cây ưa sáng, đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. b) Phân loại - Xoài Cát Hòa Lộc: Xuất phát từ Cái Bè (Tiền Giang), xoài có trái to, trọng lượng trái 400 – 600gr, thịt trái vàng, dẽ, thơm, ngọt, hạt dẹp, được coi là giống xoài có phẩm chất ngon. Thời gian từ trổ bông đến chín trung bình 3,5 – 4 tháng. 5
  22. S K L 0 0 2 1 5 4