Luận văn Nghiên cứu công nghệ và chế tạo máy tách cơm sầu riêng (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu công nghệ và chế tạo máy tách cơm sầu riêng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_cong_nghe_va_che_tao_may_tach_com_sau_ri.pdf

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu công nghệ và chế tạo máy tách cơm sầu riêng (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ QUANG TRUNG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ CHẾ TẠO MÁY TÁCH CƠM SẦU RIÊNG NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ - 605204 S KC 0 0 4 1 4 5 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ─────────── LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ QUANG TRUNG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ CHẾ TẠO MÁY TÁCH CƠM SẦU RIÊNG NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ - 605204 Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐẶNG THIỆN NGÔN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2013 i
  3. GIẤY QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ii
  4. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Họ và tên học viên: Lê Quang Trung MSHV: 11085204030 Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí Khóa: 2011- 2013 Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ và chế tạo máy tách cơm sầu riêng Học viên đã hoàn thành LVTN theo đúng yêu cầu về nội dung và hình thức (theo qui định) của một luận văn thạc sĩ. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20 Giảng viên hƣớng dẫn (Ký & ghi rõ học tên) iii
  5. LÝ LỊCH KHOA HỌC (Dùng cho nghiên cứu sinh & học viên cao học) I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ & tên: LÊ QUANG TRUNG Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 05/10/1974 Nơi sinh: Thanh Hóa Quê quán: Sóc Trăng Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 22 Phó Đức, Chính Phường Nguyễn Thái Bình, Quận I Điện thoại cơ quan: Điện thoại di động: 0909277944 Fax: E-mail: quangtrung@namsaigon.edu.vn II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ : 1995 đến 1997 Nơi học (trường, thành phố): Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM Ngành học: Cơ khí chế tạo máy. 2. Đại học: Hệ đào tạo: Chính Quy Thời gian đào tạo : 2002 đến 2006 Nơi học (trường, thành phố): Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM Ngành học: Kỹ thuật Cơ khí III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 2006 đến nay Trường TCKTNV Nam Sài Gòn Giáo viên iv
  6. LỜI CAM KẾT Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2013 Lê Quang Trung v
  7. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực hiện thì luận văn : ―Nghiên cứu công nghệ và chế tạo máy tách cơm sầu riêng ‖ của tôi đã hoàn thành. Ngoài sự nổ lực và cố gắng của bản thân, tôi gặp phải một số khó khăn trong quá trình thực hiện. Nhờ có sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, bạn bè, gia đình tôi đã hoàn thành luận văn của mình. Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: - Thầy hướng dẫn khoa học PGS. TS. Đặng Thiện Ngôn. Thầy đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và nhiệt tình hướng dẫn, định hướng, góp ý, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. - Ban giám hiệu, phòng sau đại học và quý thầy cô Khoa Cơ khí trường ĐHSPKT TPHCM , Ban giám hiệu và quý thầy cô Khoa Cơ khí xây dựng trường TCKTNV Nam Sài Gòn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn. - Các anh, chị, bạn bè, trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn. - Gia đình, người thân đã ủng hộ về tinh thần, vật chất, và tạo điều kiện cho tôi trong suốt những năm học vừa qua. Thành phố Hồ Chí Minh, 1 tháng 10 năm 2013 Lê Quang Trung vi
  8. TÓM TẮT Sầu riêng là 1 trong số 12 loại trái cây được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định là trái cây chủ lực của Việt Nam [7] và có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Công nghiệp chế biến thực phẩm hiện tại có nhu cầu rất lớn về cơm sầu riêng để sản xuất các loại bánh và hương liệu phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Để có được cơm sầu riêng, công đoạn tách vỏ, tách cơm hoàn toàn được thực hiện bằng tay với các thiết bị thủ công cho năng suất thấp, không đảm bảo an toàn sản xuất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đề tài đã triển khai khảo sát các loại sầu riêng được sử dụng cho công nghiệp chế biến thực phẩm, đề xuất qui trình công nghệ tách cơm sầu riêng. Với công nghệ đã đề xuất, máy tách cơm sầu riêng thử nghiệm đã được chế tạo và đưa vào hoạt động thử nghiệm. Máy tách cơm sầu riêng có cơ chế tách vỏ tự động và tách cơm bằng phương pháp ly tâm. Máy hoạt động ổn định, tách vỏ và cơm đạt yêu cầu thiết kế, các chi tiết chế tạo đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. SUMMARY Durian is one of 12 major fruits of The Ministry of Agriculture and Rural Development, Vietnam. The food processing industry has a large demand of flesh durian for domestic consumption and export. Tranditionally, durian shell peeling and seperating flesh is done manually with low productivity and unsafe conditions. This subject is to develop a automated equipment for durian shell peeling and seperating flesh and propose the processing technology using centrifugal seperator. The machine has satisfactory design, ensure food safety. The test run of shell peeling and separates flesh showed that the machine operated with high stability. vii
  9. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu 3 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN 4 2.1 Giới thiệu 4 2.1.1 Nguồn gốc – phân bố 5 2.1.2 Phân loại 5 2.1.3 Tình hình trồng sầu riêng trên thế giới 7 2.1.4 Tình hình trồng sầu riêng tại Việt Nam 8 2.2 Tình hình nghiên cứu 9 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 9 2.2.1.1 Thiết bị tách vỏ sầu riêng 9 2.2.1.2 Thiết bị tách cơm sầu riêng 9 2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 10 2.2.2.1 Thiết bị tách vỏ sầu riêng 10 2.2.2.2 Thiết bị tách cơm sầu riêng 12 CHƢƠNG 3: Ý TƢỞNG THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG ÁN 14 3.1 Phân tích đối tượng thiết kế 14 3.2 Sử dụng sầu riêng trong thực phẩm 15 3.3 Quy trình tách cơm sầu riêng thủ công 17 3.4 Phân tích và chọn phương án khả thi 18 3.4.1 Phân tích 18 3.4.2 Đề xuất quy trình công nghệ tách cơm sầu riêng bằng máy 18 3.4.3 Các yêu cầu về máy bóc vỏ 19 viii
  10. 3.4.4 Phương án thiết kế máy bóc vỏ 19 3.4.4.1 Phương án thiết kế bộ phận định vị và kẹp chặt 20 3.4.4.3 Phương án thiết kế bộ phận tách cơm sầu riêng 24 3.4.5 Lựa chọn phương án thiết kế máy bóc vỏ 26 CHƢƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY 27 4.1 Nguyên lý hoạt động 27 4.2 Các công việc tính toán và thiết kế 27 4.2.1 Tính toán và thiết kế bộ phận định vị và kẹp 28 4.2.2 Thiết kế mũi tách vỏ 32 4.2.3 Tính toán và thiết kê bộ phận tách cơm 32 4.2.3.2 Tính công suất động cơ 33 4.2.3.2 Tính trục 35 4.3 Thiết kế mạch điện 39 4.3.1 Yêu cầu thiết kế 39 4.3.2 Thiết kế mạch 39 4.3.2.1 Mạch điều khiển bộ phận kẹp và tách cơm sầu riêng 39 4.3.2.2 Mạch điện điều khiển bộ phận tách cơm 42 CHƢƠNG 5 : CHẾ TẠO VÀ KIỂM NGHIỆM 44 5.1 Chế tạo các bộ phận 44 5.1.1 Chế tạo cụm 1 bộ phận định vị và kẹp 44 5.1.2 Chế tạo cụm 2 bộ phận tách vỏ 45 5.1.3 Chế tạo cụm 3 bộ phận tách cơm 46 5.1.4 Chế tạo khung và hệ thống máng phễu khung 47 5.1.5 Tủ điện điều khiển 49 5.2 Thực nghiệm 50 5.2.1 Thử nghiệm khả năng tách vỏ và tách múi sầu riêng 50 5.2.2 Thực nghiệm xác định tốc độ vòng quay ảnh hưởng đến độ tách cơm. 52 5.2.3 Xử lý kết quả thực nghiệm quá trình bóc sạch cơm sầu riêng 56 5.2 Hoàn chỉnh thiết kế 61 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 ix
  11. 6.1 Kết luận 63 6.2 Kiến nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC x
  12. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Những giống sầu riêng phổ biến trên thế giới 5 Bảng 2.2 Những nước trồng nhiều sầu riêng nhiều nhất 7 Bảng 4.1 Các Thông số tính toán bộ phận tách vỏ 31 Bảng 4.2 Thông số động cơ 35 Bảng 5.1 Danh mục chi tiết chế tạo Bộ phận định vị và kẹp 45 Bảng 5.2 Danh mục chi tiết chế tạo bộ phận tách vỏ 45 Bảng 5.3 Bộ phận tách cơm 46 Bảng 5.4 Danh mục chi tiết chế tạo khung và hệ thống máng phễu 48 Bảng 5.5 Số liệu thử nghiệm tách vỏ 48 Bảng 5.6 Số liệu thử nghiệm tách múi 56 Bảng 5.7 Kết quả thực nghiệm giữa tốc độ vòng quay ảnh hưởng đến độ sạch cơm 57 Bảng 5.8 Các mức thực nghiệm 58 Bảng 5.9 Ma trận quy hoạch thực nghiệm 59 Bảng 5.10 Kết quả của 3 thí nghiệm làm thêm 59 Bảng 5.11 Các số liệu dùng để tính phương sai tương thích 59 Bảng 5.12 Các số liệu để tính hệ số xác định 60 Bảng 5.13 Bảng thông số máy 62 xi
  13. DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Hình 2.1: Cây sầu riêng 4 Hình 2.2: Một số giống sầu riêng được trồng ở Việt Nam 6 Hình 2.3: Tách sầu riêng thủ công 9 Hình 2.4: Máy tách cơm sầu riêng 10 Hình 2.5: Bản thiết kế máy tách vỏ sầu riêng 10 Hình 2.6: Máy tách vỏ bằng cơ khí 10 Hình 2.7: Máy tách vỏ bằng cơ khí và thủy lực 12 Hình 3.1: Kích thước sầu riêng 14 Hình 3.2: Một số hình ảnh về các sản phẩm từ sầu riêng 15 Hình 3.3: Quy trình chế biến sầu riêng 16 Hình 3.4 : Quy trình tách cơm sầu riêng thủ công 17 Hình 3.5: Các phần của quả sầu riêng 18 Hình 3.6: Công đoạn tách cơm sầu riêng 19 Hình 3.7: Sơ đồ khối máy tách cơm sầu riêng 19 Hình 3.8: Sơ đồ nguyên lý kẹp bằng chấu kẹp 20 Hình 3.9: Sơ đồ nguyên lý kẹp bằng khối V 21 Hình 3.10: Sơ đồ nguyên lý tách vỏ và tách múi bằng mũi côn nhọn 22 Hình 3.11: Sơ đồ nguyên lý tách vỏ và tách múi bằng tách bung 23 Hình 3.12: Sơ đồ nguyên lý tách cơm bằng ly tâm ngang 24 Hình 3.13: Sơ đồ nguyên lý tách cơm bằng ly tâm đứng 25 Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lý máy tách cơm sầu riêng phương án 1 27 Hình 4.2: Cơ cấu định vị và kẹp 28 Hình 4.3: Chấu kẹp 28 Hình 4.4: Sơ đồ tính toán độ mở tay kẹp 29 Hình 4.5: Cơ cấu trượt 29 Hình 4.6: Sơ đồ định vị và kẹp chặt khi tách sầu riêng 30 Hình 4.7: Bộ phận tách vỏ 32 Hình 4.8: Bộ phận tách cơm 32 Hình 4.9: Sơ đồ trục chính của máy ly tâm 36 xii
  14. Hình 4.10: Sơ đồ phân bố lực, biểu đồ mômen và kết cấu trục 37 Hình 4.11:Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ. 41 Hình 4.12: Sơ đồ mạch điện – khí nén điều khiển xy lanh 39 Hình 4.13: Sơ đồ mạch điều khiển động cơ 40 Hình 5.1: Bộ phận định vị và kẹp 45 Hình 5.2: Bộ phận tách vỏ 46 Hình 5.3: Bộ phận tách cơm 46 Hình 5.4: Khung máy 48 Hình 5.5: Máng Phễu 48 Hình 5.6: Bảng điều khiển điện 49 Hình 5.7: Tủ điện điều khiển 49 Hình 5.8: Cụm van điều khiển 49 Hình 5.9: Thiết bị thử nghiệm tách vỏ và múi sầu riêng 50 Hình 5.10: Kích thước quả sầu riêng 50 Hình 5.11: Sầu riêng sau khi định vị và kẹp 51 Hình 5.12: Sầu riêng được tách vỏ 51 Hình 5.13: Máy đo tốc độ vòng quay, biến tần, và động cơ 3 pha 53 Hình 5.14: Sơ đồ bố trí thực nghiệm 53 Hình 5.15: Kết quả thử nghiệm 1 54 Hình 5.16: Kết quả thử nghiệm 2 54 Hình 5.17: Kết quả thử nghiệm 3 54 Hình 5.18: Kết quả thử nghiệm 4 54 Hình 5.19: Kết quả thử nghiệm 5 55 Hình 5.20: Biểu đồ ảnh hưởng tốc độ quay đến độ sạch cơm trên hạt. 56 Hình 5.21: Sơ đồ máy hoàn chỉnh 61 Hình 5.22: Máy hoàn chỉnh 61 xiii
  15. CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Chế biến nông sản là một ngành sản xuất được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã không ngừng đầu tư công sức cho lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo ra các thiết bị phục vụ cho việc bảo quản và chế biến nông sản. Đây không chỉ là ngành sản xuất mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư mà nó góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện đời sống góp phần xoá đói gảm nghèo, giải quyết một số vấn đề xã hội. Hiện nay, ở nước ta điều kiện bảo quản và chế biến nông sản còn gặp nhiều khó khăn do thiếu các thiết bị, máy móc phù hợp. Ngoài ra, các thiết bị máy móc sẵn có trong nước chưa đáp ứng yêu cầu thực tế như năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chế biến không cao, gây lãng phí lớn về nguyên vật liệu, dẫn tới chi phí giá thành cao khó cạnh tranh được. Do vậy, hiện nay việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực chế biến nông sản rất được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề này còn gặp nhiều hạn chế , khó khăn do chưa được đầu tư đúng mức, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo ra các loại máy chế biến sau thu hoạch. Máy bóc tách vỏ các loại nông sản la một trong số các chủng loại máy chế biến sau thu hoạch quan trọng. Đó khâu ban đầu trong công đoạn chế biếncó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Trong công nghiệp chế biến, khâu bóc vỏ là khâu tốn nhiều công sức và nhiều lao động vì phải thực hiện công việc bóc tách bẳng tay có hiệu quả thấp, khó mở rộng đáp ứng nhu cầu sản xuất . Trong thời gian qua, một số công trình nghiên cứu được công bố cho thấy một số loại máy tách vỏ các loại hạt và củ quả đã chế tạo thành công như: máy tách hạt điều, hạt đậu, máy gọt vỏ khoai lang, giải phóng phần nào sức lao động cho công nhân trong các xưởng chế biến. Tuy nhiên, không phải bất cứ các loại vỏ nông sản nào cũng bóc bằng máy được vì chúng có hình dáng và tính chất khác nhau. Sầu riêng là một trong số các loại trái cây rất khó bóc vỏ để tách lấy hạt và cơm. Việc nghiên cứu, phát triển máy tách cơm sầu riêng hiện nay gần như chưa nghiên cứu nhiều trên thế 1
  16. giới, ở Việt Nam chưa tìm thấy công trình nào về vấn đề này. Việc nghiên cứu máy chuyên dùng để giải quyết vấn đề bóc vỏ, tách cơm sầu riêng là một hướng nghiên cứu trong định hướng chung và làm tăng giá trị gia tăng của trái sầu riêng, góp phần nâng cao đời sống của người dân. 1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài Hiện nay, nước ta có nhiều địa phương trồng sầu riêng với quy mô lớn cần được chế biến ở qui mô công nghiệp để thúc đẩy phát triển ngành sản xuất thực phẩm chế biến sẳn và hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến đa phần sầu riêng được bóc bằng tay với dụng cụ thô sơ có năng suất thấp, cần một số lượng lớn nhân công để bóc vỏ dẫn đến tăng giá thành sản phẩm nên khó cạnh tranh được trên thị trường. Đề tài khi thực hiện cho phép giải quyết: - Cơ khí hóa khâu bóc vỏ tự động hóa khâu tách cơm từ múi sầu riêng - Đưa ra thị trường máy tách cơm sầu riêng góp phần phát triển ngành cơ khí Việt Nam - Việc áp dụng cơ khí tự động hóa giúp quá trình chế biến sầu riêng đem lại hiệu quả cao về kinh tế, giải phóng được sức lao động và rút ngắn thời gian để bóc vỏ. - Máy tách cơm sầu riêng có thể sử dụng ở qui mô sản xuất nhỏ hoặc ở các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm. - Làm tăng giá trị gia tăng của trái sầu riêng qua chế biến, giúp tăng thu nhập và phát triển ngành trồng cây ăn quả. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đề tài được triển khai nghiên cứu hướng đến các mục tiêu sau: - Cơ khí hóa phần tách vỏ sầu riêng; - Tự động hóa phần tách cơm sầu riêng từ múi sầu riêng; - Thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh máy tách cơm sầu riêng. Máy tách cơm sầu riêng có các chi tiết, cơ cấu hoạt động đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng. 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: 2
  17. - Quả sầu riêng. - Cách thức tách vỏ và tách cơm sầu riêng. - Cơ cấu tách vỏ và máy ly tâm. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài này chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu về các cơ cấu tách vỏ, tách cơm sầu riêng. - Phần cấp liệu và thu liệu không được nghiên cứu và được chỉ định thực hiện bằng tay để có thể phù hợp với các cơ sở chế biến sầu riêng, các cơ sở chế biến thực phẩm qui mô nhỏ và các nhà hàng có nhu cầu sử dụng sầu riêng. Các thiết bị liên quan khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu phân tích lý thuyết: Thu thập tài liệu từ các nguồn báo chí, tạp chí, sách, từ internet có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Qua phân tích, xử lý thông tin thu được đề xuất qui trình tách vỏ và tách cơm sầu riêng. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành chế tạo thử nghiệm máy tách cơm sầu riêng, thử nghiệm hoạt động và hoàn chỉnh thiết kế. Kết cấu của đề tài gồm có 6 chương với các nội dung: - Chương 1: Mở đầu - Chương 2: Tổng quan - Chương 3: Ý tưởng thiết kế và phương án - Chương 4: Tính toán thiết kế máy - Chương 5: Chế tạo và đánh giá - Chương 6: Kết luận và kiến nghị - Phụ lục 3
  18. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1 Giới thiệu Cũng như hương vị của nó, thành phần dinh dưỡng cho thấy sầu riêng là một loại quả đặc biệt, giá trị calo, tỷ lệ cacbohydrat, protein, lipid, chất khoáng đều rất cao so với các quả khác tuy hàm lượng vitamin chỉ trung bình. Điều này cắt nghĩa phần nào nhận xét chung là về vị sầu riêng được đánh giá là ―siêu đẳng‖ duy chỉ có hương quá mạnh, người không quen khó chấp nhận. Hình 2.1: Cây sầu riêng Chính vì lẽ đó người dân vùng Đông Nam Á gọi sầu riêng là ―hoàng đế của các loại quả‖. Họ coi đó như là một ―tiên phẩm trần gian‖. Tidbury viết như sau :‖chắc chắn một khi người ta đã ngửi mùi sầu riêng thì không bao giờ quên nữa và không có người trung thực nào có thể cho là mình đã biết rõ nghề trồng cây ăn quả ở các vùng nhiệt đới ẩm nếu người đó chưa nếm sầu riêng‖. Rutxen Oalaxo trong cuốn ―Bán đảo Malaysia năm 1869‖ có lẽ là người đã mô tả hương vị sầu riêng 1 cách thú vị nhất "Cấu tạo và hương vị mùi sầu riêng thật khó tả, đó là 1 vị trứng, sầu riêng, sữa, gia vị thêm bằng hạt hạnh đào và lẫn trong đó thoang thoảng có vị kem phomat, sốt hành xơri lên men, mặc dù vậy nó vẫn hoàn mỹ và càng ăn người ta càng không muốn dừng lại. Thực sự sầu riêng là 1 cảm giác mới lạ, đáng cho người ta tiến hành 1 cuộc viễn du sang phương Đông‖ [10]. Sầu riêng có tên khoa học là Durio zibethinus, Durian (Anh), Thurian (Pháp) thuộc họ bombacaceae. Họ này bao gồm cây bao táp của vùng châu Phi (Adansonia digitata), cây hạt dẻ (Pachira aquataca), cây bombax (Bombax ellipticum), cây vải sồi tơ (Chorisia speciosa) và cây gỗ nhẹ (Ochroma pyramidale)[11]. Phân loại khoa học: 4
  19. Giới (Kingdom): Plantae Ngành (Division): Magnoliophyta Lớp (Class): Magnoliopsida Bộ (Ordo): Malvales Họ (Familia): Malvaceae(Bombacaceae) Chi (Genus): Durio Lồi (Species): D. zibethinus Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Malaysia - Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian). Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới gọi sầu riêng là Durian hoặc có ký ngữ khác nhưng phát âm tương tự như chữ Durian.Tuy nhiên, trong chi Durio chỉ có một loài là Durio zibethinus là phổ biến nhất [12]. 2.1.1 Nguồn gốc – phân bố Sầu riêng có nguồn gốc ở Đông Nam Á và mọc dại trong rừng Malaysia: Sumatra và Kalimantan. Chi durio gồm nhiều loài, không ít loài có cùi quanh hạt ăn được nhưng loài sầu riêng trồng hiện nay cùi dày và hương vị tốt thì không tìm thấy trong rừng do vậy người ta cho rằng sầu riêng đã được thuần hoá từ lâu, ở nước nào thì chưa rõ. Sầu riêng phân bố chủ yếu ở Indonesia (Nam Dương), Malaysia (Mã Lai) và Brunei, tuy nhiên có thể mọc ở mọi nơi có điều kiện khí hậu tương tự. Các vùng khác mà sầu riêng có thể mọc là Minđanao, Thái Lan, Philipin, Queensland ở Úc, Campuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Sri lanka và một phần của Hawaii [12]. Thái Lan là nước xuất khẩu chủ yếu sầu riêng. Ấn Độ, Srilanka và Brunei đều coi sầu riêng là cây có triển vọng nhưng chưa trồng nhiều. 2.1.2 Phân loại Có hơn 100 loại sầu riêng nhưng chỉ có một số trong chúng mang lại hiệu quả kinh tế. Các giống sầu riêng thường được trồng trên thế giới được liệt kê ở bảng 2.1. 5
  20. Bảng 2.1: Những giống sầu riêng phổ biến trên thế giới Tên thông Giống Nguồn gốc Đặc điểm thường D24 Bukit Merah Trái hình oval, kích thước trung bình, nặng Reservoir, khoảng 1-2,8 kg/trái. Vỏ có màu xanh đến Perak xanh nâu, gai nhọn và nhỏ. Thịt quả vàng, dày và ngọt D99 Kop Thái Lan Trái hình tròn, kích thước trung bình, nặng khoảng 1-2 kg/trái.vỏ màu xanh đến xanh nâu, gai ngắn, bén. Thịt quả dày, hơi vàng, mềm, ngọt D123 Cha-nee Thái Lan Trái hình oval, lớn, nặng 2-4 kg/trái. Vỏ có màu xanh đến nâu, gai lớn, thịt quả vàng đậm, dày, mềm,ngọt D145 Berseral Beserral Trái kích thước trung bình, nặng 1-2 kg/trái, Mek Kuantan hình tròn và hơi nhọn ở phần cuối. Gai dài, gần nhau. Vỏ màu xanh. Thịt quả vàng đậm, (Sầu riêng Pahang mềm và ngọt xanh) D158 Kan Yau Thái Lan Trái kích thước trung bình, nặng 2-4 kg/trái, hình oval, dài khoảng 15-17 cm. Vỏ màu xanh nâu. Thịt quả vàng đậm, ngọt D159 Gối vàng Thái Lan Trái lớn, nặng 4-6 kg/trái. Trái dài, hình oval và cong ở cuối. Gai màu nâu. Thịt quả vàng đậm, dày và ngọt D169 Kelantan Trái kích thước trung bình, nặng 1-2 kg/trái. Trái hình oval dài với vỏ màu xanh vàng, gai nhọn bén. Thịt quả vàng, dày, mềm, vị ngọt lịm 6
  21. CHA-NEE KRA-DUM-TONG MON-TONG KAN-YAO Hình 2.2: Một số giống sầu riêng được trồng ở Việt Nam[9] 2.1.3 Tình hình trồng sầu riêng trên thế giới Malaysia là nước có nhiều giống sầu riêng nhất nhưng một trong những cường quốc về xuất khẩu sầu riêng lại là Thái Lan. Với quy mô sản xuất công nghiệp, diện tích lớn, hiệu quả cao trước nay Thái Lan chỉ sản xuất để tiêu thụ trong nước nhưng nay đã xuất khẩu sang nhiều nước châu Á như : Singapor, HongKong và cả Pháp và Mỹ. Bảng 2.2: Những nước trồng nhiều sầu riêng nhiều nhất Nước Năm Diện tích trồng Diện tích có quả Sản lượng (ha) (ha) (tấn) Thái Lan 1991 95367 64146 539190 Malaysia 1992 61294 19001 384500 Indonesia 1992 36024 152501 Philippin 1987 2030 36713 Thái Lan sản xuất gần 500.000 tấn và Indonesia trên 150.000 tấn mỗi năm, là hai nước trồng nhiều sầu riêng nhất, nhưng chỉ có Thái Lan là có tổ chức xuất khẩu sầu riêng. Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng nhiều nhất thế giới, nhờ hầu hết các vườn chuyên canh đều trồng các giống lai 3n như: Mon-tong, Chanee, Kradom, Khan Yoa Các giống này đã lai tạo theo định hướng của nhu cầu xuất khẩu như hạt lép (100%), cơm ráo (có thể tách lấy múi), trái bảo quản và vận chuyển lâu hư, hương thơm trung bình (khách nước ngoài không thích mùi hương quá mạnh của sầu riêng), 7