Luận văn Nghiên cứu cô lập depside từ loài địa y Usnea aciculifera (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu cô lập depside từ loài địa y Usnea aciculifera (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_co_lap_depside_tu_loai_dia_y_usnea_acicu.pdf

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu cô lập depside từ loài địa y Usnea aciculifera (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU CÔ LẬP DEPSIDE TỪ LOÀI ĐỊA Y USNEA ACICULIFERA S K C 0 0 3 9 5 9 MÃ SỐ: T2015-64TĐ S KC 0 0 4 7 9 6 Tp. Hồ Chí Minh, 2015
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM NGHIÊN CỨU CÔ LẬP DEPSIDE TỪ LOÀI ĐỊA Y USNEA ACICULIFERA Mã số: T2015-64TĐ Chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Thị Ngà Thành viên đề tài: ThS. Phan Thị Anh Đào TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11/2015
  3. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. TS. Võ Thị Ngà 2. TS. Phan Thị Anh Đào
  4. MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt i Danh mục sơ đồ ii Danh mục hình ảnh ii Danh mục bảng biểu ii Danh mục phụ lục iii MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. MÔ TẢ THỰC VẬT 3 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC 4 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HÓA HỌC 5 1.3.1. Usnea alata Motyka 5 1.3.2. Usnea aliphatica Hale 6 1.3.3. Usnea angulata Ach 6 1.3.4. Usnea annulata Mull. Argo. 7 1.3.5. Usnea articulata (L.) Hoffm 7 1.3.6. Usnea baileyi (Stirt.) Zahlbr 7 1.3.7. Usnea campestris Sant 7 1.3.8. Usnea canariensis và Usnea hookeri 7 1.3.9. Usnea cavernosa Tuck 7 1.3.10. Usnea densirostra Taylor 8 1.3.11. Usnea diffracta Vain 8 1.3.12. Usnea emidotteries Rawat 8 1.3.13. Usnea hirta (L.) 8 1.3.14. Usnea longissima Ach 8
  5. 1.3.15. Usnea meridensis Keogh 9 1.3.16. Usnea rubrotincta Stirt 9 1.3.17. Usnea undulata Stirt 9 CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM 16 2.1. Hóa chất và thiết bị 16 2.2. Nguyên liệu 17 2.3. Điều chế các loại cao và cô lập hợp chất 17 2.4. Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào 17 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 19 3.1. Khảo sát cấu trúc hóa học của hợp chất US-12 19 3.2. Khảo sát cấu trúc hóa học của hợp chất Us-08 22 3.3. Khảo sát cấu trúc hóa học của hợp chất US-09 24 3.4. Khảo sát cấu trúc hóa học của hợp chất US-03 27 3.5. Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào 29 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 PHỤ LỤC 37
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2013 KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2015 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu cô lập depside từ loài địa y Usnea aciculifera Mã số: T2015-64TĐ. Chủ nhiệm đề tài: TS. VÕ THỊ NGÀ. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM. Thời gian thực hiện: 12 tháng từ 10/2014-10/2015. 2. Mục tiêu: Cô lập 4 hợp chất depside từ loài địa y Usnea aciculifera. Xác định cấu trúc hóa học của 4 hợp chất depside cô lập được. 3. Tính mới và sáng tạo: Việc nghiên cứu cô lập và xác định cấu trúc hóa học nhóm hợp chất depside nhằm cung cấp thêm thông tin về thành phần hóa học của loài địa y Usnea aciculifera nói riêng và chi Usnea nói chung. Những hợp chất barbatinic acid (US- 12), diffractaic acid (US-08), aciculiferin A (US-09) lần đầu tiên được biết có hiện diện trong loài địa y Usnea aciculifera Vain. Aciculiferin A (US-09), được cô lập lần đầu tiên trong tự nhiên. Hoạt tính ức chế tế bào ung thư của 3 depside barbatinic acid (US-12), diffractaic acid (US-08), aciculiferin A (US-09); cùng với hàm lượng cao của
  7. diffractaic acid (US-08) khoảng 1.5% trong loài địa y Usnea aciculifera cho thấy đây là nguồn dược liệu tiềm năng. 4. Kết quả nghiên cứu: Từ địa y Usnea aciculifera, sử dụng phương pháp trích ly ngâm dầm ở nhiệt độ phòng bằng methanol, cùng các phương pháp sắc ký cột pha thường, sắc ký lớp mỏng điều chế, chúng tôi đã cô lập được 4 hợp chất tinh khiết. Sử dụng các phương pháp hóa lý hiện đại như HR–ESI–MS, 1D và 2D–NMR và so sánh với các tài liệu tham khảo, chúng tôi đã xác định được cấu trúc hóa học của 4 hợp chất là barbatinic acid (US-12), diffractaic acid (US-08), aciculiferin A (US-09) và atranorin (US-03). Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào cho thấy các depside barbatinic acid (US-12), aciculiferin A (US-09), diffractaic acid (US-08) thể hiện hoạt tính ức chế 3 dòng tế bào ung thư HeLa (ung thư cổ tử cung), MCF–7 (ung thư vú) và NCI–H460 (ung thư phổi) tại nồng độ 100 μg/mL lần lượt với mức độ từ vừa đến mạnh. 5. Sản phẩm: Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên một bài báo thuộc tạp chí chuyên ngành quốc tế trong hệ thống SCIE Natural Product Communications: Tuong L Truong, Vo T Nga, Duong T Huy, Huynh B L Chi, Nguyen K P Phung (2014), “A New Depside from Usnea aciculifera Growing in Vietnam”, Natural Product Communications, 9(8), pp. 1179-1180. 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên ngành quốc tế trong hệ thống SCIE Natural Product Communications, nhằm cung cấp những thông tin về thành phần hóa học của chi Usnea, giúp những nhà nghiên cứu trên cùng lĩnh vực có định hướng trong việc nghiên cứu về hóa học trên những loài cùng chi. Bên cạnh đó, thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào cho thấy các depside barbatinic acid (US-12), diffractaic acid (US-08), aciculiferin A (US-09) thể hiện hoạt tính ức chế 3 dòng tế bào ung thư HeLa (ung thư cổ tử cung), MCF–7 (ung thư
  8. vú) và NCI–H460 (ung thư phổi) tại nồng độ 100 μg/mL lần lượt với mức độ từ vừa đến mạnh. Từ đây, mở ra các thông tin về hoạt tính sinh học của các depside giúp định hướng cho các nhà nghiên cứu tổng hợp có quan tâm; hoặc hướng đến khai thác sử dụng loài địa y này như nguồn dược liệu tiềm năng. Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài TS. Võ Thị Ngà TS. Võ Thị Ngà
  9. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Isolation of depsides from Usnea aciculifera Code number: T2015-64TĐ. Coordinator: Dr. VÕ THỊ NGÀ. Implementing institution: Ho Chi Minh City University of Technology and Education. Duration: from October 2014 to October 2015. 2. Objective(s): Extraction and isolation depsides from Usnea aciculifera. Elucidation the chemical structure of the isolated depsides. 3. Creativeness and innovativeness: The study on isolation and elucidation of depsides supplied the knowledge of chemical constituents of Usnea aciculifera as well as Usnea. It was the first time barbatinic acid and diffractaic acid isolated in the genus Usnea. And aciculiferin A was isolated for the first time from the nature. Three compounds were evaluated for their cytotoxic activity against HeLa, NCI-H460 and MCF-7 cell lines at the concentration of 100 g/mL. The depsides diffractaic acid (US-08), aciculiferin A (US-09) and barbatinic acid (US-12) respectively showed strong, good and moderate cytotoxic activity. There was a remarkable result that diffractaic acid (US-08) presented in high yield of around 1.5% comparing to the dried material of Usnea aciculifera and it possessed strong cytotoxic activity against three surveyed cancer cell lines. This species of lichen could be used as the potential medicinal resource.
  10. 4. Research results: Our chemical study on Usnea aciculifera lead to the isolation and the structure elucidation of four depsides, including barbatinic acid (US-12), diffractaic acid (US-08), aciculiferin A (US-09) and antranorin (US-03) by 1D and 2D NMR as well as HR-ESI-MS spectroscopic analysis. Barbatinic acid and diffractaic acid were isolated for the first time in the genus Usnea and aciculiferin A was isolated for the first time from the nature. Three compounds were evaluated for their cytotoxic activity against HeLa NCI-H460 and MCF-7 cell lines at the concentration of 100 g/mL. The depsides diffractaic acid (US-08), aciculiferin A (US-09) and barbatinic acid (US-12) respectively showed strong, good and moderate cytotoxic activity. 5. Products: The research result was published on Natural Product Communications: Tuong L Truong, Vo T Nga, Duong T Huy, Huynh B L Chi, Nguyen K P Phung (2014), “A New Depside from Usnea aciculifera Growing in Vietnam”, Natural Product Communications, 9(8), pp. 1179-1180. 6. Effects, transfer alternatives of research results and applicability: The result of this research was published on Natural Product Communications to share knowledge of Usnea genus for the researchers, who are studying on the same field. Furthermore, diffractaic acid (US-08), aciculiferin A (US-09) and barbatinic acid (US-12) respectively showed strong, good and moderate cytotoxic activity. This information could be usefull for the researchers who interested in synthesis of bioactivitive depsides. Besides, there was a remarkable result that diffractaic acid (US-08) presented in high yield of around 1.5% comparing to the dried material of Usnea aciculifera and it possessed strong cytotoxic activity against three surveyed cancer cell lines. This species of lichen could be used as the potential medicinal resource.
  11. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT COSY COrrelation SpectroscopY HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation HR–ESI–MS High Resolution ElectroSpray Ionization Mass Spectroscopy HSQC Heteronuclear Singlet Quantum Correlation J Hằng số ghép cặp M Khối lượng phân tử NMR Nuclear Magnetic Resonance ‘s singlet, mũi đơn SKC Sắc Ký Cột TLC Thin Layer Chromatography i
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1. Quy trình điều chế các loại cao và cô lập các hợp chất từ U. aciculifera 18 DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1a. Usnea aciculifera Vain (Parmeliaceae). 3 Hình 1.1b. Usnea aciculifera Vain (Parmeliaceae) trên cây thông. 4 Hình 3.1. Các tương quan HMBC chính trong US-12 19 Hình 3.2. Các tương quan HMBC chính trong US-12 và US-08 24 Hình 3.3. Các tương quan HMBC chính trong US-09 25 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Hoạt tính kháng khuẩn từ cao methanol của địa y Toninia candida và Usnea barbata và hợp chất cô lập được từ chúng 6 Bảng 3.1. So sánh số liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của US-12 và barbatinic acid 21 Bảng 3.2. So sánh số liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của US-08 và diffractaic acid 23 Bảng 3.3. So sánh số liệu phổ NMR của US-12, US-08 và US-09 26 Bảng 3.4. So sánh số liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của US-03 và atranorin 28 Bảng 3.5. Hiệu quả ức chế tế bào ung thư ở nồng độ 100g/mL của US-08, US-09 và US-12 29 ii
  13. DANH MỤC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1. Phổ 1H–NMR của US-12 37 Phụ lục 2. Phổ 13C–NMR của US-12 37 Phụ lục 3. Phổ HSQC–NMR của US-12 38 Phụ lục 4. Phổ HMBC–NMR của US-12 38 Phụ lục 5. Phổ 1H–NMR của US-08 39 Phụ lục 6. Phổ 13C–NMR của US-08 39 Phụ lục 7. Phổ HSQC–NMR của US-08 40 Phụ lục 8. Phổ HMBC–NMR của US-08 40 Phụ lục 9. Phổ HR–ESI–MS của US-08 41 Phụ lục 10. Phổ 1H–NMR của US-03 42 Phụ lục 11. Phổ 13C–NMR của US-03 42 Phụ lục 12. Phổ 1H–NMR của US-09 43 Phụ lục 13. Phổ 13C–NMR của US-09 43 Phụ lục 14. Phổ COSY-NMR của US-09 44 Phụ lục 15. Phổ HSQC–NMR của US-09 44 Phụ lục 16. Phổ HMBC–NMR của US-09 45 Phụ lục 17. Phổ FT-IR của US-09 45 Phụ lục 18. Phổ HR–ESI–MS của US-09 46 Ghi chú: Các số liệu trong báo cáo biểu diễn dấu thập phân bằng dấu chấm iii
  14. MỞ ĐẦU Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc: Những nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Usnea đã từng được thực hiện trên 17 loài, với 8 nhóm hợp chất đã được cô lập, bao gồm: nhóm hợp chất phenol đơn vòng, nhóm depside, nhóm depsidone, nhóm dibenzofuran, nhóm xanthone, nhóm acid béo, nhóm quinone và nhóm steroid. Riêng nhóm depside đã có 8 hợp chất được cô lập: lecanorin, lecanoric acid, evernic acid, barbatinic acid, 4-O-demethylbarbatic acid, diffractaic acid, squamatic acid và atranorin. Loài địa y Usnea aciculifera chưa từng được nghiên cứu về thành phần hóa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tính cấp thiết: Địa y là loài thực vật bậc thấp đặc biệt, thường do sự cộng sinh giữa nấm và tảo. Nhờ dạng sống cộng sinh này, địa y có thể sống được ở nhiều nơi như trên đất đá, thân cây, lá cây, trong những điều kiện môi trường khô hạn và khắc nghiệt. Ngay từ thời cổ đại, địa y đã được sử dụng làm dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, Bên cạnh đó, địa y còn có công dụng như chất chỉ thị môi trường, cho biết mức độ ô nhiễm môi trường trong vùng sinh sống của nó. Đến nay, với khoa học kỹ thuật hiện đại, những nghiên cứu đã làm sáng tỏ thành phần hóa học của địa y. Nhiều hợp chất đã được cô lập từ các loài địa y có tính kháng khuẩn, kháng virus, giảm đau, hạ sốt, kháng ung thư, đã minh chứng tác dụng chữa bệnh của các loài địa y. Hai nhóm hợp chất đặc trưng cho các loài địa y là các nhóm hợp chất depside và depsidone Loài địa y Usnea aciculifera Vain (Parmeliaceae) phân bố ở vùng cận nhiệt đới, nơi có nhiệt độ thấp, như Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam loài địa y này mọc phổ biến trên các cây thông vùng cao nguyên Lâm Đồng. Hiện chưa có nghiên cứu về hóa học và dược học nào được thực hiện trên loài địa y này. Những 1
  15. nghiên cứu về cô lập depside trên loài địa y Usnea aciculifera sẽ góp phần cung cấp thông tin thành phần hóa học của loài địa y Usnea aciculifera nói riêng và những hiểu biết về địa y nói chung. Bên cạnh đó việc thử nghiệm hoạt tính sinh học trên các hợp chất tinh khiết cô lập sẽ góp phần định hướng sử dụng địa y hoặc đưa ra ý tưởng tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học từ phòng thí nghiệm, từ đó phục vụ công nghiệp dược phẩm. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này được đưa ra là trích ly, cô lập và xác định cấu trúc hoá học của 4 hợp chất depside từ loài địa y Usnea aciculifera. Phƣơng pháp nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu : Cô lập 4 hợp chất depside từ loài địa y Usnea aciculifera bằng các phương pháp trích ly, sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng, sắc ký lớp mỏng điều chế. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất depside cô lập được bằng các phương pháp phổ nghiệm hiện đại như cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều, khối phổ, 2
  16. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 MÔ TẢ THỰC VẬT Tên khoa học: Usnea aciculifera Vain Họ: Parmeliaceae Mô tả thực vật (Hình 1.1): Usnea aciculifera được đặc trưng bởi tản cây bụi, rủ xuống, màu vàng nâu, phân đôi ở nhánh con, vết nứt hình vòng. Phân bố: Loài địa y Usnea aciculifera được phân bố trong vùng cận nhiệt đới đến các vùng ôn đới thấp hơn, được biết đến từ Nepal, Trung Quốc và Nhật Bản. Tại Ấn Độ, loài này được báo cáo hiện diện ở vùng Assam, Nagaland, Sikkim, Uttaranchal và những ngọn đồi phía Tây Bengal. Đây là loài mới ở phía Tây Ghats của Karnataka, hiếm xuất hiện và được tìm thấy trên vỏ cây. [24] Ở Việt Nam, loài địa y này mọc rất nhiều trên những cây thông tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Hình 1.1a: Usnea aciculifera Vain (Parmeliaceae) 3
  17. Hình 1.1b: Usnea aciculifera Vain (Parmeliaceae) trên cây thông 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC Địa y chứa rất nhiều các hợp chất bậc 2 đa dạng. Chúng có nhiều hoạt tính sinh học như: kháng sinh, kháng virus, kháng khối u, kháng khuẩn, chất chống oxy hóa, hạ sốt, giảm đau [1] Cao methanol từ Xanthoparmelia camtschadalis và Xanthoparmelia conspersa, có chứa các chất salazinic acid (26), stictic acid (25), (+) và (-) usnic acid (37, 38) bảo vệ tế bào hình sao của con người khỏi những tổn thương do hydro peroxide gây ra. Tế bào hình sao là những dòng đầu tiên của tế bào bảo vệ bộ não chống lại các độc tố thần kinh dễ phản ứng với hợp chất có oxy. Do đó salazinic acid (26), stictic acid (25), (+) và (-) usnic acid (37, 38) có thể làm tác nhân chống oxy hóa trong những rối loạn thoái hóa thần kinh liên quan đến sự tổn thương do oxy hóa (ví dụ như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson). [1] 4
  18. Các chất chiết xuất từ địa y được thử nghiệm có hoạt tính chống oxy hóa mạnh đối với các phương pháp đánh giá khả năng oxy hóa theo thử nghiệm in vitro. Các hoạt tính chống oxy hóa mạnh của các chất chiết xuất địa y được thử nghiệm có tương quan với hàm lượng cao của tổng lượng phenol. Trong hầu hết các địa y, các hợp chất phenol, bao gồm depside, depsidone và dibenzofuran là chất chống oxy hóa quan trọng vì khả năng loại bỏ gốc tự do như đơn nguyên tử oxy, superoxide và gốc hydroxyl. Các hợp chất cô lập được từ địa y như norstictic acid (24), (+) và (-) usnic acid (37, 38), thuộc vào hợp chất nhóm phenol, cũng đã thể hiện như một chất chống oxy hóa mạnh.[14] Các hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất chiết xuất từ địa y và các thành phần địa y chống lại các vi sinh vật thử nghiệm được thể hiện trong Bảng 1.1. Dịch chiết từ địa y Usnea barbata cho thấy hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm trung bình. Nó ức chế các vi sinh vật thử nghiệm ở nồng độ 0.125 – 12.5 mg/ml. Dịch chiết từ địa y Toninia candida ức chế tất cả các vi sinh vật thử nghiệm, nhưng ở nồng độ cao. Các hợp chất được cô lập từ địa y đã được chứng minh có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh. Hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất đã được tìm thấy trong usnic acid và có thể ức chế tất cả các loài vi khuẩn và nấm ở nồng độ rất thấp (Bảng 1.1). [3] 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HÓA HỌC Usnea là tên chung và tên khoa học của một số loài địa y trong họ Parmeliaceae. Thông thường có những loài mọc treo trên cành cây, giống như tóc màu xám và xanh lục. Đã có 17 loài địa y được nghiên cứu về thành phần hóa học. 1.3.1 Usnea alata Motyka Từ loài địa y mọc trên cây ở La Carbonera (ở độ cao 2500 mét), Bang Mérida, Venezuela, J. F. Keeton, M. F. Keogh (1973) [10] đã phân lập được (+) và (-) usnic acid (37, 38), norstictic acid (24), stictic acid (25) và caperatic acid (59). 5
  19. Bảng 1.1: Hoạt tính kháng khuẩn từ cao acetone của địa y Toninia candida và Usnea barbata và hợp chất cô lập được từ chúng [3] Thuốc Toninia Usnea Norstictic Usnic acid kháng Vi sinh vật candida barbata acid MIC* MIC* sinh (S, MIC* MIC* K) MIC* K.pneumoniae 3.12 0.25 0.25 0.0008 7.81 S. aureus 3.12 0.25 0.25 0.0008 7.81 A. flavus 6.25 0.50 0.50 0.25 31.25 A. fumigatus 6.25 0.125 0.25 0.0625 1.95 C. albicans 12.5 0.50 0.25 0.125 31.25 P.purpurescens 50 12.5 0.50 0.50 3.9 P. verrucosum 25 12.5 0.50 0.25 3.9 * Nồng độ tối thiểu ức chế (MIC), giá trị đã cho là mg/l đối với mẫu thử và μg/l đối với thuốc kháng sinh; Giá trị trung bình của ba lần lặp lại; Kháng sinh: K, ketoconazole (đối với nấm); S, streptomycin (đối với vi khuẩn).[3] 1.3.2 Usnea aliphatica Hale Từ một mảnh của tản Usnea aliphatica, lưu giữ tại phòng thu mẫu cây của Facultad de Farmacia of Universidad de los Andes, thu hái ở San Eusebio, Bang Merida, Venezuela (1977), M. F. Keogh, M. E. Zurita [11] đã cô lập được -(15- hydroxyhexadecyl)itaconic acid (58), (+) và (-) usnic acid (37, 38), norstictic acid (24) và salazinic acid (26). 1.3.3 Usnea angulata Ach Usnea angulata Ach subsp alata Mot được thu hái ở Cataratas de1 Iguazú, Tỉnh Misiones, Argentina. Từ loài này, M. E. Mendiondo và J. D. Coussio (1972) [13] đã cô lập usnic acid (37, 38) và norstictic acid (24). 6
  20. 1.3.4 Usnea annulata Mull. Argo. Usnea annulata (Mull. Argo.) được thu hái từ thung lũng sông Kamenushka Ussuriisk, Primorye Territory, Liên Bang Nga. Mẫu cây đã được gửi vào các phòng thu mẫu cây của Viện Sinh học và Thổ nhưỡng, Trung tâm Khoa học Viễn Đông (Liên Bang Nga), Viện Khoa học, Vladivostock, Liên Bang Nga, L. L. Strigina, V. N. Sviridov (1978) đã cô lập usnic acid (37, 38), 5 ,8 -Epidioxy-5 -ergosta-6,22- diene-3-ol (42). [22] 1.3.5 Usnea articulata (L.) Hoffm Từ loài Usnea articulata, M. F. Keogh và M. E. Zurita (1977) [11] đã cô lập được 2 hợp chất -orcinol depsidone là (7) và (8), cùng với 13 hợp chất đã được từng biết đến: stictic acid (25), norstictic acid (24), fumarprotocetraric acid (27), peristictic acid (35), cryptostictic acid (32), constictic acid (28), menegazziaic acid (34), barbatic acid (17), atranorin (21), methyl -orcinolcarboxylate (7), (+) và (-) usnic acid (37, 38). 1.3.6 Usnea baileyi (Stirt.) Zahlbr MF Keogh, ME Zurita (1977) [11] đã cô lập (+) và (-) usnic acid (37, 38) và salazinic acid (26) là thành phần chính, ngoài ra còn có norstictic acid (24), atranorin (21) và protocetraric acid (36). 1.3.7 Usnea campestris Sant Từ loài Usnea campestris, được thu hái ở Banloche, Tỉnh Rio Negro, Argentina, M. E. Mendiondo và J. D. Coussio (1972) [13] đã cô lập (+)-usnic acid (37). 1.3.8 Usnea canariensis và Usnea hookeri Từ 2 loài địa y Usnea canariensis và U. Hookeri, canarione (hay 5,8- dihydroxy-2-methyl-4H-naphtho[2,3β]-pyran-4,6,9(6H,9H)-trione (54) đã được cô lập bởi S. Huneck, G. Hofle (1977). [7] 1.3.9 Usnea cavernosa Tuck 7
  21. Từ loài này, P. A. Paranagama, A. L. Gunatilaka (2007) [16] đã cô lập hai heptaketide là 1-hydroxydehydroherbarin (57) và herbarin (56). 1.3.10 Usnea densirostra Taylor Từ loài địa y Usnea densirostra, được thu hái ở Sierra de Achala, Tỉnh Córdoba, Argentina, M. E. Mendiondo và J. D. Coussio (1972) [13] đã cô lập (+) và (-) usnic acid (37, 38), norstictic acid (24) và salazinic acid (26). 1.3.11 Usnea diffracta Vain Usnea diffracta, tên địa phương là ''Gao-Gua-Cao'', là một trong những bài thuốc dân gian quan trọng nhất được sử dụng bởi Yugu, người sống trong khu vực phía Bắc của Tỉnh Gansu, Trung Quốc. Một depsidone, diffractione A (29), cũng như sáu hợp chất phenolic được biết như: excelsione (33), atranol (1), orsellinic acid (2), methyl orsellinate (3), ethyl orsellinate (4), và lecanorin (14) được phân lập từ Usnea diffracta. [17] 1.3.12 Usnea emidotteries Rawat Bảy hợp chất: acid (+)-usnic acid (37), barbatic acid (17), ethyl 2-hydroxy-3- methoxy-4,6-dimethylbenzoate (11), ethyl 2,4-dihydroxy-3,6-dimethylbenzoate (10), 2-hydroxy-4-methoxy-3,6-dimethylbenzoic acid (9), diffractaic acid (19) và evernic acid (16) đã được cô lập từ Usnea emidotteries. [18] 1.3.13 Usnea hirta (L.) Từ loài này, T. Rezanka, K. Sigler (2007) [19] đã cô lập hirtusneanoside (40), một hợp chất O-deoxyglycoside mới của một dimer tetrahydroxanthone. 1.3.14 Usnea longissima Ach Từ loài này, một số nhóm nghiên cứu đã phân lập được : Longissiminone A (12), longissiminone B (13), glutinol (41). [20] (+) và (-) Usnic acid (37, 38), barbatic acid (17), diffractaic acid (19), 4-O- demethylbarbatic acid (18), evernic acid (16). [25] 8
  22. S K L 0 0 2 1 5 4