Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của cán dao giảm chấn lên độ bóng bề mặt chi tiết tiện lỗ (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của cán dao giảm chấn lên độ bóng bề mặt chi tiết tiện lỗ (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_nghien_cuu_anh_huong_cua_can_dao_giam_chan_len_do_b.pdf
Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của cán dao giảm chấn lên độ bóng bề mặt chi tiết tiện lỗ (Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN TRƯỜNG SINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁN DAO GIẢM CHẤN LÊN ĐỘ BÓNG BỀ MẶT CHI TIẾT TIỆN LỖ NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ – 605204 S K C0 0 4 7 2 9 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN TRƯỜNG SINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁN DAO GIẢM CHẤN LÊN ĐỘ BÓNG BỀ MẶT CHI TIẾT TIỆN LỖ NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ - 605204 Hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM SƠN MINH Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015
- LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ & tên: Nguyễn Trường Sinh Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 12/09/1990 Nơi sinh: Khánh Hòa Quê quán: Khánh Hòa Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 29 Đinh Củng Viên, P.Phước Long A, Q.9, TPHCM Điện thoại cơ quan: Điện thoại nhà riêng: Fax: E-mail: nts.spkt@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ / đến / Nơi học (trường, thành phố): Ngành học: 2. Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ 09/2008 đến 09/ 2012 Nơi học (trường, thành phố): Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM Ngành học: Công nghệ tự động Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Thiết kế - chế tạo bộ khuôn ép nhựa cho sản phẩm lọc lòng đỏ trứng. Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 07/2012 Tại : Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Sơn III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
- Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Công ty Maruei VietNam 07/2012 – Precision, Khu công nghiệp VSIP1 Nhân viên kỹ thuật sản xuất 07/2013 Thuận An, Bình Dương 07/2013 - Học cao học tại Đại Học Sư Phạm Học viên Nay Kỹ Thuật TP.HCM 02/2015 - Trường cao đẳng nghệ Kỹ Thuật Giáo Viên Nay Công Nghệ TP.HCM
- TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 24 tháng 10 năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên : NGUYỄN TRƯỜNG SINH Phái : Nam Ngày tháng năm sinh : 12/09/1990 Nơi sinh : Khánh Hòa Chuyên ngành : Kỹ thuật cơ khí MSHV : 138520103022 Khóa : 2013B Mã ngành : 605204 I. TÊN ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁN DAO GIẢM CHẤN LÊN ĐỘ BÓNG BỀ MẶT CHI TIẾT TIỆN LỖ II. NHIỆM VỤ : Khái quát lý thuyết về cắt gọt kim loại, CNC, độ nhám bề mặt chi tiết Tìm hiểu lý thuyết về rung động, nguyên nhân và cách khắc phục rung động khi gia công Thí nghiệm xác định độ nhám khi gia công với cán dao Silent tool và cán dao thường ở cùng một điều kiện cắt gọt Phân tích, so sánh số liệu để từ đó đánh giá ảnh hưởng của cán dao giảm chấn lên độ bóng bề mặt chi tiết i
- III. NGÀY GIAO ĐỀ TÀI : IV. NGÀY HOÀN THÀNH ĐỀ TÀI : V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS.PHẠM SƠN MINH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM KHOA BỘ MÔN QUẢN LÝ Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được hội đồng chuyên ngành thông qua Ngày 24 tháng 10 năm 2015 Phòng đào tạo sau đại học Khoa cơ khí chế tạo máy ii
- CÔNG TRÌNH ĐÃ HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Phạm Sơn Minh Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Huỳnh Nguyễn Hoàng Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS Phạm Huy Hoàng Luận văn được bảo vệ HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT Ngày 24 tháng 10 năm 2015 iii
- LỜI CẢM TẠ Qua quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: Thầy TS. Phạm Sơn Minh - thầy hướng dẫn thực hiện luận văn đã tận tình chỉ dạy, tạo điều kiện và động viên em trong suốt quá trình thực hiện. Quý thầy ở trung tâm công nghệ cao trường ĐHSPKT: thầy Trần Minh Thế Uyên, thầy Nguyễn Văn Sơn, thầy Huỳnh Đỗ Song Toàn đã tận tình giúp đỡ cũng như chỉ dẫn em trong quá trình làm thí nghiệm Quý thầy cô tham gia trong công tác giảng dạy và hướng dẫn em cũng như lớp cao học kỹ thuật cơ khí 2013B Quý thầy, cô giảng dạy tại khoa Cơ khí Chế tạo máy, phòng Đào tạo – bộ phận sau đại học – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ người thực hiện trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Kính gửi lời cảm tạ tới BGH trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho cho các học viên tại trường được học tập và nghiên cứu. Kính chúc Quý thầy, cô dồi dào sức khỏe. Học Viên Thực Hiện Nguyễn Trường Sinh iv
- TÓM TẮT Đề tài “ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁN DAO GIẢM CHẤN LÊN ĐỘ BÓNG BỀ MẶT CHI TIẾT TIỆN LỖ” được tiến hành nghiên cứu và thí nghiệm tại Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM. Sau quá trình nghiên cứu đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau : - Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về cắt gọt kim loại - Khái quát các khái niệm, kiến thức cơ bản về CNC - Khái niệm, định nghĩa và các phương pháp đo đạt đánh giá độ nhám chi tiết sau khi gia công - Tìm hiểu về rung động trong gia công, các nguyên nhân gây ra rung động trong gia công cơ khí cũng như hướng khắc phục và hạn chế sự ảnh hưởng của rung động trong gia công - Tiếp cận công nghệ mới : Công nghệ giảm chấn khá mới mẻ trong gia công cơ khí - Thí nghiệm đưa ra sự ảnh hưởng của cán dao giảm chấn lên độ bóng của chi tiết gia công và so sánh với cán dao thường trong điều kiện cắt gọt tương tự, đưa ra các chế độ cắt tối ưu để đạt được độ bóng bề mặt tốt nhất. Kết quả đạt được của công trình đã đánh giá được ảnh hưởng của công nghệ giảm chấn đến chất lượng bề mặt gia công Học viên Nguyễn Trường Sinh v
- SUMARY Thesis "RESEARCH THE EFFECTS OF SILENT TOOL TO THE QUALITY OF THE SURFACE OF BORING ITEMS" was conducted and experimented in Ho Chi Minh City University of Technology and Education. The research had addressed the following issues: - Systemize the basic theories of metal cutting - Overview the concepts and basic knowledge of CNC - Concepts, definitions and measurement methods to determine roughness after machining - Learn about the vibrations in machining, the cause of vibrations in mechanical processing as well as the solution to restrict the influence of vibration during machining - Access to new technology : Damping technology in mechanical processing. - Do experiments to give the results of the influence of silent tool on the product’s roughness after machining and compare with normal tool in similar cutting conditions, given the optimal cutting parameters to achieve best surface quality. The thesis’s outcomes can be able to assess the influence of damping technology on the quality of surface after machining by silent tool. Author Nguyen Truong Sinh vi
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2015 Học viên (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Trường Sinh vii
- DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1 : Máy tiện CNC 6 trục MAXXTURN 65 4 Hình 1.2 : Mảnh hợp kim được sử dụng làm thí nghiệm 4 Hình 2.1 : Hệ thống công nghệ 6 Hình 2.2 : Chuyển động cơ bản khi tiện 8 Hình 3.1: Mô hình cơ bản của máy tiện với 2 trục tọa độ và chiều của 10 trục tọa độ 10 Hình 3.2: Hình dạng một số loại mảnh dao 11 Hình 3.3: Hệ thống dao T-MAX P 12 Hình 3.4: Hệ thống dao T-MAX U 12 Hình 3.5: Hệ thống dao cắt đứt T-MAX Q 12 Hình 3.6: Hệ thống dao tiện ren T-MAX U 12 Hình 3.7: Tiện tinh mặt ngoài 13 Hình 3.8: Tiện tinh mặt trong 13 Hình 3.9: Hình ảnh của máy tiện 6 trục MAXXTURN 65 16 Hình 3.10: Bảng điều khiển và giao diện màn hình điều khiển của máy 16 Hình 3.11: Mâm cặp của máy 17 Hình 3.12: Ổ dao của máy, máy có thể chứa được 12 dao 17 Hình 3.13 : Thông số máy tiện EMCO MAXXTURN 65 18 Hình 4.1 : Bề mặt của chi tiết đã gia công sau khi được phóng đại 24 Hình 4.2 : Chiều cao nhấp nhô bề mặt 25 Hình 4.3 : Kí hiệu độ bóng theo Ra và Rz 25 Hình 4.4 : Thể hiện độ nhám trên bản vẽ 26 Hình 4.5 : Cách ghi một số bề mặt có chung cấp độ nhám 27 Hình 4.6: Thể hiện sự phân chia độ nhám trên cùng một bề mặt 28 Hình 4.7: Ký hiệu độ nhám của mặt răng, then hoa 28 Hình 4.8: Cách ghi độ nhám ren 28 viii
- Hình 5.1 : Ảnh hưởng chiều dày cắt a và bề rộng cắt b đến tần số dao động f và biên độ dao động A khi tiện. 41 Hình 5.2 : Ảnh hưởng của tốc độ cắt V và góc trước đến biên độ dao động A khi tiện. 41 Hình 5.3 : Ảnh hưởng của góc nghiêng chính đến tần số f và biên độ dao động A khi tiện 42 Hình 5.4 : Lẹo dao ổn định và lẹo dao chu kỳ 43 Hình 5.5 : Dạng lẹo dao và quan hệ giữa tốc độ cắt và chiều cao lẹo dao 44 Hình 5.6 : Rung động tự kích thích do hiệu ứng tái sinh 46 Hình 5.7 : Ảnh hưởng của góc đến chiều dày cắt 47 Hình 5.8a: Mô tả rung động tự kích thích không tái sinh 49 Hình 5.8b: Mô tả rung động tự kích thích không tái sinh 49 Hình 5.9 : Ảnh hưởng của hướng lực cắt đến rung động của máy 50 Hình 5.10 : Ảnh hưởng của độ mềm dẻo của phôi đến chiều sâu cắt tới hạn khi tiện 51 Hình 5.11 : Ảnh hưởng của b đến A 52 Hình 5.12 : Ảnh hưởng của S đến A 52 Hình 5.13 : Ảnh hưởng của V đến A. 23 Hình 5.14. Ảnh hưởng của V đến A 23 Hình 5.15. Ảnh hưởng của góc sau đến chiều sâu cắt tới hạn 53 Hình 5.16 : Sự phụ thuộc của chiều rộng cắt tới hạn vào góc điều chỉnh tới hạn đạt được là nhỏ nhất. 54 Hình 5.17 : Ảnh hưởng của góc nghiêng của quá trình cắt 55 Hình 5.18 : Sự phụ thuộc của chiều sâu cắt tới hạn vào thời gian cắt của dao. 56 Hình 5.19 : Ảnh hưởng của chiều sâu cắt và bán kính đỉnh dao đến hướng của lực cắt động lực học 57 Hình 5.20 : Ảnh hưởng của tốc độ cắt đến chiều rộng cắt tới hạn khi tiện 57 Hình 5.21 : Cán dao carbide 60 Hình 5.22 : Cán dao carbide cường lực 60 ix
- Hình 5.23 : Cán dao giảm chấn 61 Hình 5.24 : Mối liên hệ bán kính lưỡi dao và lực cắt 61 Hình 5.25 : Thoát phoi trong quá trình tiện lỗ 62 Hình 6.1: Cấu tạo cán dao giảm chấn 64 Hình 7.1 : Máy EMCO MAXXTURN-65 70 Hình 7.2: Mảnh insert TCMT 09 02 04-PF 70 Hình 7.3 : Thông số kích thước cán dao Silent tool 71 Hình 7.4 : Cán dao thường 71 Hình 7.5 : Gia công trên dao Silent tool 75 Hình 7.6 : Gia công trên dao thường 75 Hình 7.7 : Mẫu thép C45 sau khi gia công 75 Hình 7.8 : Thước cặp 76 Hình 7.9 : Máy đo độ nhám Mitutoyo SJ-301 và căn mẫu 76 Hình 7.10 : Đo độ nhám với máy đo Mitutoyo SJ-301 76 Hình 7.11: Kết quả độ nhám từ máy 77 Hình 7.12 : Ma trận đồ thị cho kết quả thí nghiệm trên thép C45 81 Hình 7.13 : Ma trận đồ thị cho kết quả thí nghiệm trên nhôm 6061 97 Hình 7.14 : Ma trận đồ thị cho kết quả thí nghiệm trên gang xám 113 Hình 7.15 : Chi tiết được cắt gọt ở tốc độ cao khi sử dụng cán giảm chấn và cán thường 114 x
- DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1 : Bảng thông số chi tiết của máy EMCO MAXXTURN 65 19 Bảng 4.1 : Các giá trị thông số độ nhám bề mặt (TCVN 2511 - 78) 29 Bảng 4.2 : Bảng độ chính xác gia công khi tiện 30 Bảng 7.1: Thành phần hóa học thép C45 68 Bảng 7.2 : Cơ tính của thép C45 68 Bảng 7.3 : Thành phần hóa học nhôm 6061 68 Bảng 7.4 : Thành phần hóa học gang xám 70 Bảng 7.5 : Chế độ cắt khuyến cáo của NSX cho mảnh TCMT 09 02 04-PF 71 Bảng 7.6 : Bảng chế độ cắt được chọn để thí nghiệm 72 Bảng 7.7 : Bảng thí nghiệm chi tiết 73 Bảng 7.8 : Kết quả thí nghiệm cho thép C45 77 Bảng 7.9 : Kết quả thí nghiệm cho nhôm 6061 79 Bảng 7.10 : Kết quả thí nghiệm cho gang xám 80 xi
- MỤC LỤC NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ I LỜI CẢM TẠ IV TÓM TẮT V SUMARY VI LỜI CAM ĐOAN VII DANH SÁCH CÁC HÌNH VIII DANH SÁCH CÁC BẢNG XI CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐÃ CÔNG BỐ. 2 1.3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI. 2 1.4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI. 3 1.4.1. Nhiệm vụ đề tài 3 1.4.2. Giới hạn đề tài 3 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CẮT GỌT KIM LOẠI 6 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG 6 2.2. CÁC CHUYỂN ĐỘNG CƠ BẢN KHI CẮT GỌT 7 CHƯƠNG 3 : CÔNG NGHỆ TIỆN NC/CNC VÀ MÁY TIỆN CNC 6 TRỤC MAXXTURN 65 10 3.1. CÔNG NGHỆ LẬP TRÌNH TIỆN NC/CNC [2]. 10 3.1.1. Cơ sở lập trình tiện 10 3.1.2. Máy tiện và hệ trục tọa độ máy tiện CNC 10 3.1.3. Dao tiện CNC 11
- 3.1.4. Công nghệ lập trình tiện NC 14 3.2. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TIỆN 6 TRỤC MAXXTURN 65 15 CHƯƠNG 4 : ĐỘ NHÁM BỀ MẶT CHI TIẾT MÁY 24 4.1. KHÁI NIỆM 24 4.2. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 24 4.3. KÝ HIỆU ĐỘ NHÁM 26 4.4. ẢNH HƯỞNG ĐỘ NHÁM ĐẾN KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT 31 4.5. PHƯƠNG PHAP DẠT DỘ BONG BỀ MẶT 33 4.6. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ BÓNG BỀ MẶT 33 CHƯƠNG 5 : RUNG ĐỘNG TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ – CÁC BIỆN PHÁP GIẢM RUNG ĐỘNG 35 5.1. RUNG ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CẮT 35 5.2. CÁC DẠNG RUNG ĐỘNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA RUNG ĐỘNG. 36 5.2.1. Rung động cưỡng bức 36 5.2.2. Rung động riêng. 38 5.2.3. Rung động tự kích thích. 38 5.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RUNG ĐỘNG TRONG GIA CÔNG 49 5.3.1. Vị trí tương đối giữa dao và phôi 49 5.3.2. Ảnh hưởng của độ mềm dẻo của phôi. 50 5.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện cắt đến rung động của quá trình cắt. 51 5.3.4. Ảnh hưởng của chiều rộng lớp cắt b 51 5.3.5. Ảnh hưởng của chiều dày cắt a 52 5.3.6. Ảnh hưởng của vận tốc cắt v 52 5.3.7. Ảnh hưởng của thông số hình học 53 5.3.8. Ảnh hưởng của tốc độ cắt 57 5.3.9. Ảnh hưởng của vật liệu 58 5.4. GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM RUNG ĐỘNG 58 5.4.1. Nhóm các giải pháp chung 58
- 5.4.2. Nhóm các giải pháp cụ thể liên quan trực tiếp đễn việc chọn cán dao và dao gia công lỗ 59 CHƯƠNG 6 : CÁN DAO GIẢM CHẤN (SILENT TOOL). CẤU TẠO VÀ KHẢ NĂNG GIẢM CHẤN 64 6.1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 64 6.2. KHẢ NĂNG CHỐNG RUNG ĐỘNG CỦA DAO GIẢM CHẤN 65 6.3. TÍNH ƯU VIỆT 65 5.4.3. Lợi ích 65 5.4.4. Tính năng 65 5.4.5. Ứng dụng 66 5.4.6. Lời khuyên 66 CHƯƠNG 7 : NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁN DAO GIẢM CHẤN ĐẾN ĐỘ BÓNG BỀ MẶT CHI TIẾT 67 7.1 QUY TRÌNH GIA CÔNG MẪU 67 7.2 ĐO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 76 7.3 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 77 7.4 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU THÔNG QUA BIỂU ĐỒ 81 CHƯƠNG 8 : KẾT LUẬN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA ĐỀ TÀI 116 8.1. KẾT LUẬN 116 8.2. KHUYẾN NGHỊ 116 TÀI LIÊU THAM KHẢO 117
- CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ lên chất lượng sản phẩm là không mấy xa lạ trong lĩnh vực cơ khí, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này mà dễ dàng nhận thấy nhất đó là những kiến thức cơ khí như công nghệ chế tạo máy mà chúng ta đang được học tập, lĩnh hội ngày nay cũng là những công trình nghiên cứu thử nghiệm hàng chục, hàng trăm lần đầy vất vả của những người đi trước và cơ khí có lẽ còn rất nhiều khía cạnh để cho thế hệ trẻ chúng ta tiếp tục khai thác, nghiên cứu để cống hiến những tri thức có giá trị cho thế hệ sau này. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gia công như hệ thống công nghệ, các yếu tố ngoại cảnh, vật liệu, tưới nguội có lẽ là một đề tài không dễ dàng gì kết thúc khi công nghệ ngày càng có sự thay đổi đáng kể về cả dao , máy móc, và vật liệu gia công cho nên đây là một đề tài có lẽ còn tốn rất nhiều công sức, giấy mực để nghiên cứu về nó. Nói đến chất lượng gia công không thể không đề cập đến độ bóng bề mặt mặt chi tiết và độ nhám là chỉ tiêu để đánh giá điều này. Đến thời điểm hiện tại đã có khá nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng các phương pháp cắt gọt, thông số cắt gọt, hệ thống công nghệ lên độ nhám bề mặt trong quá trình gia công trên máy vạn năng cũng như máy CNC. Tuy nhiên việc nghiên cứu ảnh hưởng của cán dao giảm chấn (một công nghệ mới trong gia công cắt gọt) đến độ bóng bề mặt chi tiết thì chưa có công trình nào nghiên cứu về nó, do công nghệ này chưa được phổ biến ở Việt Nam, do vậy việc khảo sát nó là rất cần thiết vì độ bóng bề mặt chi tiết cơ khí ngày càng đòi hỏi khắc khe nên việc sử dụng công nghệ giảm chấn trong tương lai là điều chắc chắn. Với gia công tiện lỗ trong thì để đạt độ bóng cao rất khó vì khi lỗ càng sâu thì cán dao tiện phải thay đổi, khi cán dao được gá dài thì độ cứng vững cũng từ đó giảm 1
- theo và từ đó độ rung động cũng sinh ra càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến độ bóng, nhám bề mặt gia công. Xuất phát từ nhu cầu như vậy người nghiên cứu chọn đề tài : “ Nghiên cứu ảnh hưởng của cán dao giảm chấn lên độ bóng bề mặt chi tiết tiện lỗ ” 1.2. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố. Nhìn chung đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đến chất lượng chi tiết mà cụ thể ở đây trong đề tài mà tôi đang thực hiện đó là ảnh hưởng của dao đến độ bóng bề mặt như: Đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt khi gia công trên máy phay CNC” của Trương Thị Ngọc Như – Đại Học Đà Nẵng Nghiên cứu xác định chế độ cắt cho máy phay CNC của viện cơ khí – Đại học bách khoa Hà Nội Bài báo: “Sự ảnh hưởng của bán kính dao đến chất lượng bề mặt gia công trên máy tiện CNC” của thạc sỹ Phạm Văn Bổng – ĐH Công Nghiệp Hà Nội Ngoài những đề tài nghiên cứu như vậy thì hầu hết các thử nghiệm với dao lên chất lượng bề mặt đều đã được thực hiện bởi các hãng dao tên tuổi trên thế giới như Mitsubishi, Kyocera, Tungaloy,Walter những thử nghiệm này hầu như được thực hiện trên các loại vật liệu tiêu chuẩn và trong điều kiện gia công khá hoàn hảo cho nên những kết quả nhận được khá lý tưởng và tất nhiên những nghiên cứu này cũng phục vụ cho mục đích thương mại của họ và các thông số đó ta dễ dàng bắt gặp trong các catologue của nhà sản xuất, trong các hội chợ thương mại biểu diễn công nghệ của họ. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về ảnh hưởng của cán dao giảm chấn lên độ bóng bề mặt chi tiết tiện lỗ được công bố. 1.3. Mục đích của đề tài. - Tiếp cận công nghệ mới của cán dao giảm chấn. 2
- - Nghiên cứu ảnh hưởng của dao giảm chấn lên độ bóng bề mặt chi tiết trên một số vật liệu phổ biến tại Việt Nam, và so sánh với cán dao bình thường 1.4. Nhiệm vụ của đề tài và giới hạn đề tài. 1.4.1. Nhiệm vụ đề tài Xuất phát từ tên đề tài và mục đích nêu trên thì hướng nghiên cứu bao gồm các nhiệm vụ sau: - Hệ thống lý thuyết về cắt gọt kim loại có liên quan, chất lượng bề mặt gia công và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công - Lý thuyết về sự rung động trong gia công bao gồm nguyên nhân gây ra sự rung động, rung động ảnh hưởng đến chất lượng gia công như thế nào và các giải pháp được đề xuất để giảm rung động - Lập quy trình thí nghiệm - Thí nghiệm : + Chuẩn bị phôi liệu đã gia công thô,2 loại cán dao (cán thường và cán giảm chấn) và mảnh insert cho mỗi cán dao. + Chuẩn bị máy móc, dao cụ và cắt thử để kiểm định hệ thống công nghệ có ổn không, dao đã gá tốt chưa ? + Tiến hành thí nghiệm cắt thử trên 3 loại vật liệu khác nhau cho 2 loại cán dao khác nhau (cán dao thường và cán dao giảm chấn) - Thu thập số liệu - Xử lý số liệu, lập biểu đồ và phân tích đánh giá kết quả 1.4.2. Giới hạn đề tài Do còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như trang thiết bị nên phạm vi nghiên cứu như sau : 3
- S K L 0 0 2 1 5 4