Luận văn Lựa chọn dụng cụ tự động cho nguyên công uốn kim loại tấm(Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Lựa chọn dụng cụ tự động cho nguyên công uốn kim loại tấm(Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_lua_chon_dung_cu_tu_dong_cho_nguyen_cong_uon_kim_lo.pdf
Nội dung text: Luận văn Lựa chọn dụng cụ tự động cho nguyên công uốn kim loại tấm(Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN ANH TRÍ LỰA CHỌN DỤNG CỤ TỰ ĐỘNG CHO NGUYÊN CÔNG UỐN KIM LOẠI TẤM S K C 0 0 3 9 5 9 NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY - 605204 S KC 0 0 3 9 9 4 Tp. Hồ Chí Minh, 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN ANH TRÍ LỰA CHỌN DỤNG CỤ TỰ ĐỘNG CHO NGUYÊN CÔNG UỐN KIM LOẠI TẤM NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY - 605204 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2013 (dòng 25) Tp. Hồ Chí Minh, tháng / (chữ thường, cỡ 13; ghi tháng năm bảo vệ)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN ANH TRÍ LỰA CHỌN DỤNG CỤ TỰ ĐỘNG CHO NGUYÊN CÔNG UỐN KIM LOẠI TẤM NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY - 605204 Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 / 2013 (dòng 25) Tp. Hồ Chí Minh, tháng / (chữ thường, cỡ 13; ghi tháng năm bảo vệ)
- LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC: Họ & tên: Nguyễn Anh Trí Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 12/02/1985 Nơi sinh: Tp.HCM Quê quán: Đồng Nai Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc:48/7A – Đường số 3 – Khu phố 6 – Phường Trường Thọ - Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0987765609 E-mail: anhtri120285@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ 2003 đến 2008 Nơi học (trường, thành phố): Đại học Sư phạm Kỹ thuật TpHCM Ngành học: Kỹ thuật công nghiệp Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Xây dựng mô hình tấm vỏ mỏng – Phân đoạn cơ bản tàu chở hàng 15000DWT – Quy trình công nghệ thi công phân đoạn – Kiểm tra chất lượng mối hàn phân đoạn. Người hướng dẫn: Trần Thế San III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 2008 Công ty IMECO Thủ Đức Thiết kế Trường Cao đẳng nghề Công nghệ 2009 - Nay Giảng viên khoa Cơ khí cao Đồng An i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Anh Trí ii
- CẢM TẠ Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện phó Viện cơ khí, Đại Học Bách Khoa Hà Nội, dù Cô rất bận rộn và xa cách về mặt địa lý nhưng Cô đã luôn tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành luận văn này. Em cũng xin kính gởi lời cảm ơn đến thầy Lê Hiếu Giang, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM đã tạo điều kiện cho em có thể tiếp cận hướng nghiên cứu mới. Con xin gửi lòng biết ơn chân thành nhất đến bố mẹ, chị, em gái và gia đình đã luôn bên cạnh, động viên con trong suốt thời gian này. Cuối cùng em xin cám ơn tất cả những người bạn đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. iii
- TÓM TẮT Ngày này những sản phẩm kim loại tấm đã được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Trong đó, chi tiết được tạo thành bằng cách uốn theo những đường uốn thẳng trên tấm kim loại phẳng đã được trải mẫu theo bản vẽ thiết kế tương ứng. Thiết kế quy trình công nghệ cho chi tiết uốn bao gồm các nhiệm vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau, như trải mẫu, tính toán các thông số gia công và lựa chọn dụng cụ, lập thứ tự uốn và xác định dung sai. Trong luận văn này, vấn đề về lựa chọn dụng cụ sẽ được đề cập đến. Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, độ phức tạp của chi tiết cũng như sự đa dạng của dụng cụ uốn cũng gia tăng đáng kể. Thực tế này đã gây khó khăn trong việc lựa chọn những dụng cụ thích hợp và không gây va đập cho các đường uốn dựa trên quá trình mô tả về chi tiết. Trong khi đó, mối quan hệ qua lại giữa lựa chọn dụng cụ và thứ tự uốn đã làm cho việc lựa chọn dụng cụ tự động trở thành một bài toán không dễ dàng. Luận văn đưa ra một hướng giải quyết nhằm làm giảm sự phức tạp của vấn đề như sau : lựa chọn dụng cụ sẽ được tiến hành theo hai bước, đó là tiền lựa chọn và lựa chọn tinh. Trong bước tiền lựa chọn, những dụng cụ sẽ được lựa chọn trước dựa trên việc phân tích hình dáng chi tiết cũng như hình dáng dụng cụ. Bằng cách phát hiện ra các đặc trưng hình học địa phương tồn tại trong chi tiết uốn, lượng hóa các đặc trưng hình học địa phương này để tìm ra những dụng cụ thích hợp, loại bỏ được những dụng cụ có thể gây ra va đập khi gia công những đặc trưng hình học địa phương đó. Mặc dù những dụng cụ được lựa chọn trước theo các trên cho phép tránh được hầu hết các va đập, nhưng những va đập phụ có thể xuất hiện vì dụng cụ được lựa chọn dựa trên các đặc trưng hình học địa phương chưa lường trước được những va đập gây ra dựa trên hình dạng tổng thể của chi tiết một cách tức thời trong suốt quá trình uốn. Vì thế bước lựa chọn tinh sẽ lọc lại các dụng cụ đã được lựa chọn trước bằng cách xem xét các thông tin phản hồi từ mỗi bước của thứ tự uốn. Trong suốt giai đoạn này, dữ liệu va đập giữa dụng cụ và chi tiết sẽ được ghi nhận iv
- lại và được xử lý để đưa ra thêm các yêu cầu bổ sung về thông số dụng cụ cho quá trình lựa chọn. Vì vậy sau bước này, những dụng cụ được lựa chọn sẽ tương thích với hình dạng tổng thể của chi tiết trong toàn bộ quá trình uốn. Trong luận văn, những thuật toán sẽ được đề xuất nhằm giúp phát hiện nhanh các đặc trưng hình học địa phương cũng như cách thức lượng hóa chúng. Đồng thời luận văn cũng sử dụng phần mềm MATLAB làm công cụ cho quá trình lựa chọn dụng cụ tự động. Chương trình MATLAB được thực hiện qua bốn bước : bước đầu tiên sẽ tìm ra các đặc trưng hình học địa phương tồn tại trong chi tiết; bước thứ hai sẽ lượng hóa các đặc trưng hình học địa phương đã được tìm ra ở bước thứ nhất, kết quả đưa ra là các dụng cụ thỏa mãn với từng loại đặc trưng hình học địa phương, giúp loại bỏ đi các dụng cụ không phù hợp, đây cũng là bước tiền lựa chọn; bước thứ ba sẽ tìm tọa độ các điểm dễ xảy ra va đập với một thứ tự uốn nhất định đã được lựa chọn trước; bước thứ tư sẽ lấy kết quả từ bước thứ hai và bước thứ ba để tiến hành lựa chọn tinh lần cuối, kết quả đưa ra là các dụng cụ thỏa mãn với tất cả các đường uốn và phù hợp với quá trình uốn được lựa chọn. v
- ABSTRACT Sheet metal products are widely used in various industries nowadays. Among those, bent parts are made by performing linear bends on the sheet metal blanks prepared arccording to the unfolding of the corresponding designs. Process planning for bent parts consists of closely related tasks, such as unfolding generation, operation parameters and tool selection, bend sequencing and tolerance verification. Aiming at an automated process planning (CAPP) for bent parts, the aspects of tool selection has been tackled in this study. Regarding the aspect of tool selection, due to the requirements in the industry, both part complexity and tool variety for bending have increased. This fact hinders a simple mapping between compatible and collision-free tools to bend lines merely based on part descriptions. Meanwhile, the interrelation between tool selection and bend sequencing makes automated tool selection a combinatorial problem. This research will give a strategy to downscale the problem complexity : tool selection will be executed by two steps : preselection and refined selection. In the first step, tools will be selected based on analyzing the part geometry and tool geometry. By detecting local details, and evaluating them to find the suitable tools, eliminate the tools can make collision. Even though the preselected tools allow avoiding most collisions, additional collisions often happen since the tools selected based on the local details cannot take into account the global geometry of the intermediate part during processing. The second step thus refines the preselected set by the data feedback from the bend sequencing module. During this procedure, the collision data between the tool and the part are recorded and processed to derive additional requirements for the tools. The tools used are therefore adjusted based on the global geometry of the part during bending. In this research, algorithms will be presented to help finding the local details quickly and evaluating them. In addition, this research uses MATLAB software for automated tool seletion. The MATLAB programs have four steps : in step one, local vi
- details residing in the part will be detected; in step two, these local details are evaluated to find the suitable tools with each local detail; in step three, the coordinate of collision points between part and tool will be calculated based on a certain bending sequence; step four is the refined selection step and the selected tool will adjust with global geometry of the part. vii
- MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC i LỜI CAM ĐOAN ii CẢM TẠ iii TÓM TẮT iv ABSTRACT vi MỤC LỤC viii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi DANH SÁCH CÁC HÌNH xii DANH SÁCH CÁC BẢNG xiv CHƢƠNG 1 1 TỔNG QUAN 1 1.1. Tổng quan chung về lĩnh vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã công bố. 1 1.1.1. Nguyên công uốn kim loại tấm 1 1.1.2. Lập kế hoạch sản xuất với sự trợ giúp của máy tính trong nguyên công uốn kim loại tấm 4 1.2. Mục tiêu của luận văn 15 1.3. Giới hạn luận văn 16 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 17 1.5. Kết cấu của luận văn 17 1.6. Tiểu kết chƣơng 1 18 CHƢƠNG 2 19 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 19 2.1. Điều kiện cứng trong việc lựa chọn dụng cụ. 19 2.1.1. Điều kiện công nghệ 19 2.1.2. Điều kiện hình học 25 2.2. Điều kiện mềm trong lựa chọn dụng cụ. 26 2.3. Vấn đề va đập trong nguyên công uốn kim loại tấm. 27 2.4. Các bƣớc chiến lƣợc trong việc lựa chọn dụng cụ. 28 2.5. Tiểu kết chƣơng 2. 29 CHƢƠNG 3 31 viii
- KHẢ NĂNG TRÁNH VA ĐẬP CỦA DỤNG CỤ TRONG NGUYÊN CÔNG UỐN KIM LOẠI TẤM 31 3.1. Các phƣơng thức xác định dụng cụ khả thi. 31 3.2. Không gian tiếp cận của dụng cụ. 36 3.3. Biên dạng dụng cụ tổng quát. 38 3.4. Các thông số của biên dạng C. 39 3.5. Tiểu kết chƣơng 3. 40 CHƢƠNG 4 41 ĐẶC TRƢNG HÌNH HỌC ĐỊA PHƢƠNG VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TRƢNG HÌNH HỌC ĐỊA PHƢƠNG 41 4.1. Định nghĩa đặc trƣng hình học địa phƣơng. 41 4.2. Mô tả và phân loại các đặc trƣng hình học địa phƣơng. 42 4.3. Các va đập tiềm tàng. 43 4.4. Xác định các đặc trƣng hình học địa phƣơng. 44 4.4.1. Xác định đặc trưng hình học địa phương U và Z 44 4.4.2. Xác định đặc trưng hình học địa phương Ω . 48 4.5. Tiểu kết chƣơng 4 49 CHƢƠNG 5 50 LỰA CHỌN DỤNG CỤ DỰA TRÊN VIỆC ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ CỦA CÁC ĐẶC TRƢNG HÌNH HỌC ĐỊA PHƢƠNG 50 5.1. Các kiểu va đập 50 5.1.1. Định nghĩa 50 5.1.2. Cơ sở cho việc nhận dạng kiểu va đập trong các giai đoạn khác nhau của việc lựa chọn dụng cụ 51 5.1.3. Xác định hướng va đập 51 5.1.4. Các kiểu va đập cho các đặc trưng hình học địa phương 54 5.2. Quá trình đánh giá 55 5.2.1. Các yếu tố đầu vào cho quá trình đánh giá 55 5.2.2. Quy trình đánh giá 57 5.2.3. Lưu đồ biểu diễn quá trình lựa chọn dụng cụ tổng quát 64 5.3. Tiểu kết chƣơng 5. 65 CHƢƠNG 6 66 TRIỂN KHAI THUẬT TOÁN 66 ix
- 6.1. Mô hình hóa các bƣớc trong chƣơng trình MATLAB 66 6.1.1. Xác định các đặc trưng hình học địa phương 66 6.1.2. Lượng hóa các đặc trưng hình học địa phương 70 6.1.3. Lựa chọn dụng cụ dựa vào thứ tự uốn đã được lựa chọn trước 75 6.2. Áp dụng phần mềm MATLAB giải các bài toán cụ thể 76 CHƢƠNG 7 127 KẾT LUẬN 128 7.1. Kết luận 128 7.2. Đề xuất 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO 131 PHỤ LỤC 138 Phụ lục 1 : Xác định các đặc trưng hình học địa phương U, Z, Ω 138 Phụ lục 2 : Lượng hóa các đặc trưng hình học địa phương tồn tại trong chi tiết 140 Phụ lục 3 : Xác định tọa độ các điểm va đập thực tế theo thứ tự uốn đã chọn 184 Phụ lục 4 : Lựa chọn dụng cụ theo thứ tự uốn đã chọn 191 Phụ lục 5 : Hình dạng và thông số các loại chày 281 Phụ lục 6 289 x
- DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Định nghĩa 2D Hai chiều 3D Ba chiều CAPP Lập kế hoạch sản xuất với sự trợ giúp của máy tính CAD Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính CAM Gia công với sự trợ giúp của máy tính CNC Điều khiển theo chương trình số xi
- DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 1.1: Phân loại các nguyên công trong dập tấm 1 Hình 1.2: Công dụng của các sản phẩm uốn kim loại tấm trong đời sống 2 Hình 1.3: Các giai đoạn uốn trên máy ép 4 Hình 1.4: Quy trình uốn và các bộ phận của máy uốn 4 Hình 1.5: Mô tả về dụng cụ theo [3] 10 Hình 1.6: Hệ thống lựa chọn dụng cụ theo [3] 12 Hình 1.7: Thông số dụng cụ theo [12] 14 Hình 2.1: Dụng cụ cơ bản của kỹ thuật tạo hình trên máy ép 22 Hình 2.2: Các thông số dụng cụ 24 Hình 2.3: Sự biến đổi của chi tiết trong quá trình uốn 29 Hình 3.1: Các biên dạng đặc biệt yêu cầu kỹ thuật uốn đáy 33 Hình 3.2: Các yêu cầu hình dạng cho việc lựa chọn chày 34 Hình 3.3: Các yêu cầu hình dạng cho việc lựa chọn cối 35 Hình 3.4: Không gian tiếp cận dụng cụ đơn lẻ 39 Hình 3.5: Biên dạng C của dụng cụ 40 Hình 3.6: Các thông số biên dạng C và cách phân tích 41 Hình 4.1: Các đặc trưng hình học địa phương cơ bản 45 Hình 5.1: Xác định hướng va đập 54 Hình 5.2: Chia mặt uốn thành các mặt phụ 54 Hình 5.3: Xác định hướng va đập 56 Hình 6.1: Nhập các thông số đầu vào cho bước xác định các đặc trưng hình học địa phương 91 Hình 6.2: Nhập các thông số đầu vào cho bước 2 92 Hình 6.3: Nhập các thông số đầu vào theo thứ tự uốn đã chọn trước 94 Hình 6.4: Các thông số đầu vào cho bước lựa chọn tinh 95 xii
- Hình 6.5: Nhập các thông số đầu vào cho bước xác định các đặc trưng hình học địa phương 107 Hình 6.6: Nhập các thông số đầu vào cho bước 2 108 Hình 6.7: Nhập các thông số đầu vào theo thứ tự uốn đã chọn trước 109 Hình 6.8: Các thông số đầu vào cho bước lựa chọn tinh 110 Hình 6.9: Nhập các thông số đầu vào cho bước xác định các đặc trưng hình học địa phương 120 Hình 6.10: Nhập các thông số đầu vào cho bước 2 123 Hình 6.11: Nhập các thông số đầu vào theo thứ tự uốn đã chọn trước 128 Hình 6.12: Các thông số đầu vào cho bước lựa chọn tinh 129 xiii
- DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 3.1: Cấu trúc của các quy tắc được sử dụng trong phương thức lựa chọn dụng cụ 36 Bảng 5.1: Các kiểu va đập cho các đặc trưng hình học địa phương 57 xiv
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan chung về lĩnh vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã công bố. 1.1.1. Nguyên công uốn kim loại tấm : Công nghệ gia công kim loại tấm hiện nay rất đa dạng, bao gồm nhiều hướng khác nhau như : gò, dập nguội, uốn Hình 1.1. Phân loại các nguyên công trong dập tấm. Trong số đó, Uốn kim loại tấm là một quá trình định hình kim loại, trong đó những tấm kim loại phẳng được uốn dọc theo những đường uốn để tạo thành những chi tiết ba chiều. Quá trình phức tạp này có thể tạo ra những biên dạng uốn đa dạng cả về hình dáng cũng như khối lượng chi tiết từ các mẫu nguyên được cắt ra từ tấm kim loại phẳng.Phôi dùng trong nguyên công uốn có thể là phôi thanh, phôi hình, nhưng phôi tấm và dải là phổ biến hơn cả. Các sản phẩm tạo thành từ uốn tấm ngày càng lớn và phức tạp được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: hàng không, điện, máy công cụ, điện lạnh, ôtô, Các chi tiết tạo thành từ kim loại tấm không những quan trọng về kết cấu mà còn ảnh hưởng đến độ thẩm mĩ của sản phẩm. 1
- Hình 1.2. Ứng dụng của các sản phẩm uốn kim loại tấm trong đời sống. Quá trình chuẩn bị phôi cho nguyên công uốn bao gồm việc tính toán trải mẫu từ chi tiết ban đầu và cắt mẫu đã được trải ra khỏi tấm kim loại phẳng. Dụng cụ được dùng trong nguyên công uốn bao gồm những cặp dụng cụ đực và cái thường được gọi là bộ dụng cụ (tool sets) : dụng cụ đực được gọi là chày, và dụng cụ cái được gọi là cối (khuôn). Tất cả những đường uốn trên phôi được uốn sử dụng các bộ dụng cụ theo một trật tự được gọi là thứ tự uốn. Kết quả, phôi sẽ dần dần chuyển thành hình dạng đã được thiết kế theo thứ tự uốn được áp dụng. Ngày nay, nguyên công uốn được thực hiện trên những máy móc chuyên dùng như máy ép trục khuỷu, máy ép thủy lực, máy uốn tấm nhiều trục, máy uốn profin chuyên dùng , sử dụng các kỹ thuật uốn khác nhau, như uốn ba điểm(air bending),uốn đáy(bottoming), uốn xoay (swivel bending) Trong đó, kỹ thuật uốn ba điểm và uốn đáy được tiến hành trên máy ép (press brakes) để tạo ra biên dạng của chi tiết. Máy ép thông thường có công suất từ 20 – 200 tấn dùng cho phôi có bề dày từ 1 – 4.5m. Những máy ép lớn hơn hoặc nhỏ hơn sẽ được dùng cho những sản 2
- phẩm đặc trưng riêng biệt. Khi sử dụng máy ép, thông thường chày được gắn trên phần chuyển động của máy, và cối (khuôn) được đặt trên bàn máy. Quá trình tạo hình bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, các dụng cụ được thiết lập riêng biệt và phôi được định vị giữa dụng cụ và cữ chặn để đảm bảo đường uốn được chính xác. Giai đoạn thứ hai, chuyển động của tấm đỡ chày sẽ nhấn sâu chày vào cối. Chuyển động này sẽ tạo ra các đường uốn trên phôi. Các giai đoạn khác nhau của quá trình uốn thực hiện trên máy ép được minh họa như hình 1.3. Mặc dù lịch sử của ngành gia công kim loại tấm đã ra đời từ thời kỳ đồ Đồng [2], nhưng với sự ra đời của các máy CNC đã tạo ra một sự thay đổi đáng kể về khả năng công nghệ. So với phương pháp uốn truyền thống, quy trình uốn kim loại tấm sử dụng máy ép CNC được trang bị nhiều loại dụng cụ cho phép gia công được các chi tiết phức tạp và nhỏ hơn với độ chính xác và năng suất cao hơn. Tuy nhiên, đối tượng của việc làm giảm thời gian gia công uốn cho các chi tiết kim loại tấm chính là việc làm giảm thời gian lập kế hoạch sản xuất. Vì độ phức tạp của các chi tiết ngày càng tăng và kích thước của đường uốn ngày càng nhỏ nên nhiệm vụ phải xây dựng được một quy trình gia công hợp lý đã tạo nên một áp lực không nhỏ đối với các nhà lập kế hoạch sản xuất. Do đó, thời gian cho bước lập kế hoạch sản xuất đã trở thành một thông số quan trọng trong việc tính toán thời gian gia công tại các nhà máy sản xuất. Vì vậy, những nỗ lực nhằm tự động hóa quá trình sản xuất đã được bắt đầu từ hàng thập kỷ trước. Những phần tiếp theo sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các thành tựu đạt được trong việc lập kế hoạch gia công với sự trợ giúp của máy tính (CAPP) của nguyên công uốn kim loại tấm. 3
- (a) Định vị trí của phôi (b) Định vị trí của chày (c) Uốn (d) Lấy chi tiết trên khuôn trên chi tiết Hình 1.3. Các giai đoạn uốn trên máy ép. Hình 1.4. Qui trình uốn và các bộ phận của máy uốn. 1.1.2. Lập kế hoạch sản xuất với sự trợ giúp của máy tính trong nguyên công uốn kim loại tấm : Cũng như những quá trình khác, lập kế hoạch sản xuất trong nguyên công uốn bao gồm bốn nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ đầu tiên là chuẩn bị phôi liệu, bao gồm 4