Luận văn Đặc điểm Mỹ thuật thời Trần

doc 40 trang phuongnguyen 5111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đặc điểm Mỹ thuật thời Trần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_van_dac_diem_my_thuat_thoi_tran.doc

Nội dung text: Luận văn Đặc điểm Mỹ thuật thời Trần

  1. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Luận văn Đề tài: Đặc điểm Mỹ thuật thời Trần SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 1
  2. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Mục lục 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3. Phương pháp nghiên cứu 4 4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4 5. Bố cục đề tài 5 NỘI DUNG 6 Chương I. Khái quát về thời Trần và mĩ thuật thời Trần 6 1.1. Khái quát về thời Trần 6 1.2. Khái quát về mĩ thuật thời Trần 8 Chương II. Những đặc điểm mĩ thuật thời Trần 10 2.1. Sự kế thừa những tinh hoa văn hóa thời Lý 10 2.2. Những thay đổi và sáng tạo trong mĩ thuật thời Trần 11 2.3. Những tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu của thời Trần 22 KẾT LUẬN 38 SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 2
  3. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam chúng ta luôn có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước trong suốt mấy nghìn năm nay. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, dân tộc ta đã tạo nên một nền mĩ thuật phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc dân tộc. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em trong đó mỗi dân tộc đều có những truyền thống văn hóa riêng. Kho tàng văn hóa truyền thống Việt Nam thể hiện sự đa dạng muôn hình muôn vẻ của các dân tộc cùng sống trên dải đất này. Trong kho tàng văn hoá đó phải kể đến sự đóng góp của các tác phẩm mĩ thuật đã và đang có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Vì vậy lịch sử nền mĩ thuật của nước ta rất đa dạng, phong phú qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn với những đặc trưng riêng, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng nền văn hoá, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc. Mĩ thuật Việt Nam đã phát triển qua bao thời kỳ. Mỗi thời kỳ là một mốc đánh dấu sự phát triển của lịch sử mĩ thuật và được thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa tiêu biểu của thời kì đó. Do đó mỗi một thời kỳ phát triển của mĩ thuật Việt Nam đều có những nét đặc trưng riêng, những bước phát triển mạnh mẽ trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của các thời kỳ trước để lại, đồng thời sáng tạo nó phù hợp với chặng đường phát triển của mình. Trong đó mĩ thuật thời Trần được đánh giá là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của mĩ thuật Việt Nam với những biến đổi lớn lao với nhiều thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội họa và nghệ thuật trang trí đồ gốm. Mĩ thuật thời kỳ này đã chứa đựng trong mình một bề dày văn hóa sâu sắc, có nhiều đóng góp quan trọng trong kho tàng văn hóa truyền thống Việt Nam. Tìm hiểu “Đặc điểm mĩ thuật thời Trần” là một đề tài luôn thôi thúc tôi tìm hiểu bởi việc tìm hiểu những đặc điểm cũng như thành tựu nổi bật SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 3
  4. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ của mĩ thuật thời kỳ này sẽ cho chúng ta thấy được giá trị cũng như phong cách nghệ thuật của ông cha ta bấy giờ. Qua đó còn nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu cũng như giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa đó. Đó là lý do tôi chọn đề tài này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu “đặc điểm mĩ thuật thời Trần”. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về các đặc điểm mĩ thuật thời Trần như: tìm hiểu về sự kế thừa những tinh hoa văn hóa thời Lý, những đổi thay và sáng tạo trong mĩ thuật thời Trần qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa của các tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu. 3. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống cấu trúc là chủ yếu. Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp; phương pháp so sánh đối chiếu; phương pháp thống kê lựa chọn để làm nổi bật những đặc điểm của mĩ thuật thời Trần. 4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Mĩ thuật thời Trần là đề tài luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở tất cả các khía cạnh: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, trang trí với nhiều công trình có quy mô lớn như: Trong cuốn “Lịch sử mĩ thuật Việt Nam" của tác giả Phạm Thị Chỉnh có viết về các đặc điểm của mĩ thuật thời Trần. Cuốn sách đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan, khái quát về lịch sử mĩ thuật Việt Nam nói chung và lịch sử mĩ thuật thời Trần nói riêng. Cuốn sách “Đại cương lịch sử Việt Nam” do Trương Hữu Quýnh chủ biên cùng các tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh đã nghiên cứu SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 4
  5. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ một cách tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Việt Nam. Trong cuốn sách, thời Trần được các tác giả chú ý tìm hiểu nhưng mang tính tổng quát, không đi sâu vào tìm hiểu mĩ thuật của thời kỳ này. Viện mĩ thuật Việt Nam cũng cho ra đời cuốn sách “Văn hóa Việt Nam nhìn từ mĩ thuật”. Tuy nhiên cuốn sách phân tích văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ mĩ thuật nên mang ý dàn trải, chung chung, không đi sâu phân tích thời kỳ nào, do đó còn nhiều hạn chế khi đi sâu tìm hiểu đặc điểm mĩ thuật thời Trần. Và còn nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm của mĩ thuật thời kì này. Những tác phẩm nghiên cứu trên phần nào đã tìm về cội nguồn của mĩ thuật dân tộc, đã phản ánh phần nào mĩ thuật Việt Nam nói chung và mĩ thuật thời Trần nói riêng trên những chặng đường lịch sử dân tộc. Tuy nhiên phần lớn các công trình chỉ đi sâu vào một khía cạnh nào đó của mĩ thuật thời Trần mà chưa có sự nghiên cứu toàn diện về các đặc điểm của mĩ thuật thời kỳ này. Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích của các nhà nghiên cứu tôi đã phát triển để hoàn thiện đề tài của mình. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, đề tài còn có phần mục lục và thư mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm hai chương chính: Chương I: Khái quát về thời Trần và mĩ thuật thời Trần Chương II: Những đặc điểm mĩ thuật thời Trần SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 5
  6. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ NỘI DUNG Chương I. Khái quát về thời Trần và mĩ thuật thời Trần 1.1. Khái quát về thời Trần 1.1.1. Sự thành lập triều Trần Nhà Lý phát triển thịnh trị vào đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127), sau đó bắt đầu đi vào con đường suy yếu. Lúc này quyền hành rơi vào tay những kẻ hại dân. Trước tình hình ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, góp phần làm lung lay ngai vàng nhà Lý. Khi nhà Lý suy yếu, nạn cát cứ lại xảy ra. Năm 1211, ba dòng họ phong kiến lớn đã nổi dậy. Đó là họ Đoàn ở Hải Dương, Hải Phòng; họ Trần ở Thái Bình, Nam Định và nam Hưng Yên; họ Nguyễn ở Hà Tây. Triều đình nhà Lý chỉ còn kiểm soát được Thăng Long và các vùng lân cận. Trong khi đó vua Lý Huệ Tông không có con trai. Năm 1225, ông đã nhường ngôi cho con gái thứ là Chiêu Thánh, còn mình là Thái Thượng Hoàng. Lúc này Lý Chiêu Hoàng mới có 7 tuổi. Vì vậy, mọi quyền hành của triều đình đều nằm trong tay viên quan Trần Thủ Độ. Dòng họ nhà Trần lúc này đã chiếm giữ một vị trí trọng yếu trong triều đình. Sau khi ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thánh Tông thì thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225. Triều Trần chính thức được thành lập, thực sự thay thế nhà Lý trên vũ đài chính trị, nắm quyền điều hành đất nước từ năm 1226 đến năm 1400. Nhà Trần đã thay thế nhà Lý và giữa hai triều đại này không có khoảng cách về thời gian. Vì vậy có thể thấy rằng, nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu văn hoá của nhà Lý. Mặc dù vậy, với 174 năm tồn tại xã hội thời Trần cũng có nhiều sự thay đổi. Hơn nữa về mặt nghệ thuật, giữa thời Lý và thời Trần lại có khoảng cách về thời gian, đó là vừa có sự kế thừa những tinh hoa văn hóa của thời Lý, vừa có sự giao lưu văn hóa rộng rãi và tinh thần thượng võ thời Trần phát triển mạnh qua ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 6
  7. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ nên đã làm cho nghệ thuật thời Trần có sự thay đổi và sáng tạo nhất là trong mĩ thuật. 1.1.2. Khái quát về xã hội thời Trần Năm 1225, triều Trần thay thế triều Lý. Nhà Trần tiếp tục công cuộc xây dựng mở mang nước Đại Việt về mọi mặt. Ý thức dân tộc ngày càng được khẳng định dưới triều Trần. Dưới thời Trần, bộ máy cai trị được củng cố, kiện toàn, quân đội được quan tâm xây dựng. Trong thời kì này, nông nghiệp, công thương nghiệp đạt nhiều tiến bộ; các cơ sở giáo dục như: Quốc học viện, Giảng võ đường được thành lập; văn hóa; khoa học; nghệ thuật phát triển mạnh: nhiều tác phẩm văn thơ, nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng ra đời. Đặc biệt chữ Nôm bắt đầu được sử dụng trong văn học. Những thành tựu đó đã nâng cao đời sống nhân dân, đưa văn minh Đại Việt lên tới đỉnh cao và tạo sức mạnh đánh bại 3 lần xâm lược của quân Mông Nguyên (1258, 1285, 1288) giữ vững độc lập, góp phần cùng thế giới chặn đứng sự bành trướng của đế quốc Mông Cổ. Chiến thắng quân Nguyên Mông đã một lần nữa khẳng định truyền thống yêu nước và ý chí của dân tộc ta. Đồng thời ý thức dân tộc ngày càng được khẳng định dưới triều Trần. Nho giáo tuy chưa phát triển mạnh như Phật giáo, nhưng với cơ sở từ thời Lý sang thời Trần, Nhà nước cũng rất chú trọng đến việc học hành, thi cử chọn nho sĩ có tài. Nhiều nhân tài được đào tạo trong thời Trần như Chu Văn An, Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh Năm 1232, Nhà nước cho mở khoa thi Thái học sinh để chọn nhân tài. Chữ Nôm ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn. Bên cạnh Nho giáo, Phật giáo vẫn được phát triển mạnh, kế tiếp truyền thống từ thời Lý. Mặt khác ở thời Trần còn có phái thiền do người Việt Nam sáng lập ra. Đó là phái Trúc Lâm với 3 vị tổ: Trần Nhân Tông - Pháp Loa và Huyền Quang. Phật giáo ngày càng hoà hợp và gần gũi với đời sống dân gian. Chùa tháp được xây dựng SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 7
  8. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ nhiều, trong các làng xã cũng có nhiều ngôi chùa chiền đẹp tuy quy mô không lớn như chùa thời Lý. Về kinh tế, Nhà nước chú trọng khuyến khích nông nghiệp phát triển. Quân đội nhà Trần vẫn được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông" để góp thêm lực lượng sản xuất nông nghiệp. Kinh tế thành thị cũng song song phát triển kéo theo sự thịnh vượng của kinh tế hàng hoá, giao thông Tất cả những điều đó đã góp phần làm cho Nhà nước phong kiến thời Trần ngày một vững mạnh hơn. Đồng thời uy tín và ảnh hưởng của nước ta ngày càng được nâng cao hơn sau chiến thắng quân Nguyên Mông. Mặt khác, trong xã hội Đại Việt thời đó cũng có nhiều sự thay đổi lớn. Chế độ nông nô, nô tì tan rã, dần dần biến các nông nô thành những người nông dân tự do. Nhà nước chú ý hơn tới việc "nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Tất cả những điều kiện xã hội đó đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển mĩ thuật thời Trần, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá nghệ thuật dân gian phát triển, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần có bước nhiều tiến bộ hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chiêm Thành. Cách trang trí hoa văn dựa trên nghệ thuật dân dụng, tất cả những điều đó đã tạo nên đặc điểm riêng biệt cho mĩ thuật thời Trần. 1.2. Khái quát về mĩ thuật thời Trần Mĩ thuật thời Trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý, nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn. Bên cạnh đó mĩ thuật thời Trần còn tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung, làm giàu hơn cho nền nghệ thuật dân tộc. Mĩ thuật thời Trần mang đậm tinh thần dân tộc ngày một rõ nét và là cơ sở, là nền móng tạo đà cho sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam các giai đoạn sau. SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 8
  9. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Đặc điểm phong cách nghệ thuật thời Trần: mĩ thuật thời Trần với đường nét phóng khoáng, khoẻ khoắn, giàu chất hiện thực hơn thời Lý. Bố cục có phần thưa thoáng đơn giản, cách tạo hình khỏe khoắn gần gũi với đời sống nhân dân lao động. Đề tài phong phú hơn thời Lý, đặc biệt là trên đồ gốm xuất hiện nhiều hình ảnh các con thú. Rồng còn nhiều nét của thời Lý nhưng đầu đã có sừng, chân 4 móng, khúc cuộn ở thân doãng hơn. Có thể nói rằng, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa thời Trần có bước tiến bộ, tinh xảo hơn so với thời Lý. Nếu phong cách mĩ thuật thời Lý bộc lộ rõ tính tư tưởng hoá, mẫu mực, đường nét mềm mại, nhịp nhàng, chau chuốt thì mĩ thuật thời Trần mang đậm nét hiện thực, sống động, đơn giản, có vẻ đẹp khỏe khoắn, phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, lòng tự hào và tự tôn dân tộc. Mĩ thuật thời Trần phát triển trên cơ sở, nền móng đã có từ thời Lý. Tuy vậy do điều kiện, hoàn cảnh xã hội khác nhau dẫn đến quan niệm thẩm mỹ khác nhau. Nếu mĩ thuật thời Lý đi theo hướng cách điệu cao, đường nét trau chuốt, tỉ mỉ thì mĩ thuật thời Trần lại chuyển sang hướng hiện thực, cách tạo hình đơn giản, khái quát và khoẻ khoắn hơn. Thời kì này nhiều công trình kiến trúc được xây dựng, về kiến trúc cung đình thì có tu bổ hoàng thành Thăng Long, xây dựng cung điện Thiên Trường và nhiều khu lăng mộ nổi tiếng. Về kiến trúc Phật giáo thì giai đoạn này nhiều chùa tháp cũng được xây dựng. Còn về lĩnh vực điêu khắc nổi bật nhất là các tượng tròn được tạc bằng đá, gỗ tượng bệ rồng thì có hình dáng khỏe khoắn hơn rồng thời Lý. Chạm khắc gỗ cũng phát triển với những cảnh nhạc công, người chim, rồng và bệ hoa sen, còn đồ gốm thì xương gốm dày thô và nặng hơn so với thời lý, gốm gia dụng phát triển mạnh, chế tác được gốm hoa nâu và gốm hoa lam, họa tiết trang trí sắc xảo hơn chú trọng với những họa tiết như hoa cúc, hoa sen và được cách điệu. SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 9
  10. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Như vậy có thể nói đây là giai đoạn mà mĩ thuật Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, vừa có sự kế thừa phát huy các giá trị mĩ thuật thời Lý, vừa có sự sáng tạo khác biệt để phù hợp với hoàn cảnh, xã hội đương thời qua đó thể hiện được sự dung dị, đôn hậu, chất phát, nói lên được sức mạnh, lòng tự hào của dân tộc Việt. Chương II. Những đặc điểm mĩ thuật thời Trần 2.1. Sự kế thừa những tinh hoa văn hóa thời Lý Nhà Trần là thời kì kế tiếp sau thời Lý. Vì vậy sau khi bắt đầu được thành lập, nhà Trần thừa hưởng toàn bộ gia sản văn hoá thời Lý nhất là về mặt kiến trúc. Các công trình kiến trúc từ thời Lý như tháp Báo Thiên, chùa Dạm, chùa Phật Tích vẫn còn tồn tại. Những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc từ thời Lý đã giữ một vai trò quan trọng, nó được xem là cơ sở, là nền móng cho mĩ thuật thời Trần phát triển. Mĩ thuật thời Trần đã có sự thay đổi về phong cách, cách thức thể hiện để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh văn hóa, xã hội mới. Sự thay đổi đó diễn ra trong một thời gian khá dài vừa có sự tiếp thu và tiếp biến qua thời gian của lịch sử. Sự chuyển biến về phong cách diễn ra từ từ trên cơ sở thừa kế những tinh hoa của văn hoá nghệ thuật thời Lý. Sự kế thừa này thể hiện rất rõ qua nhiều tác phẩm và hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, nhất là trong nghệ thuật chạm khắc trang trí, hội họa. Những đề tài, hình tượng nghệ thuật ít có sự thay đổi. Trong chạm khắc chúng ta gặp lại những nội dung đề tài quen thuộc: sóng nước, rồng, hoa sen, hoa văn tay mướp, phượng, người chim, mây, mặt trời Về hình thức thể hiện cũng có nhiều sự đồng nhất. Hoa văn sóng nước vẫn mang tinh thần hoa văn hình nấm, cao tầng như thời Lý. Hình rồng trên viên gạch ở chùa Hoa Yên (Yên Tử - Quảng Ninh) vẫn mang những nét điển hình của rồng thời Lý như sự đều đặn, uốn lượn nhịp nhàng và sự mềm mại của đường nét. Đề tài rồng được sử dụng trong các SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 10
  11. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ môtíp trong mĩ thuật thời Lý như rồng chầu vông sáng. Một số hoa văn hoa lá vẫn mang tính cách điệu cao như những hình lá dương xỉ trang trí trên bệ đá chùa tháp Phổ Minh (Nam Định). Nhìn chung những chạm khắc trang trí thời Trần vẫn mang phong cách mềm mại, nhẹ nhàng, bộc lộ trí tưởng tượng phong phú và tài năng sáng tạo của ông cha ta. Những nét tinh hoa của văn hoá tạo hình thời Lý vẫn trở lại trên các tác phẩm mĩ thuật thời Trần. Phải chăng đó không phải là đặc điểm của mĩ thuật thời Lý mà còn chính là đặc điểm mang tính dân tộc đậm đà của người Việt, mặc dù thời gian có thay đổi. Trên cở sở tinh hoa văn hoá thời Lý, mĩ thuật thời Trần lại phát triển trong điều kiện xã hội có nhiều biến thiên khác với thời Lý. Do đó bên cạnh việc kế thừa về văn hoá, nghệ thuật các nghệ nhân thời Trần còn sáng tạo nhiều công trình tác phẩm mĩ thuật đặc sắc và mang một phong cách riêng của thời kỳ này. Đó là những đặc điểm khác biệt mà qua quá trình vừa tiếp thu vừa sáng tạo của mĩ thuật thời Trần đã đạt được. Mặc dù vậy, những nét dân tộc vẫn được thể hiện rõ trong mĩ thuật thời kỳ này. Có thể nói rằng, mĩ thuật thời Trần đã mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc. 2.2. Những thay đổi và sáng tạo trong mĩ thuật thời Trần 2.2.1. Nghệ thuật kiến trúc Kiến trúc thời Trần lúc đầu được kế thừa thành tựu kiến trúc thời Lý do đó có nhiều điểm gần với kiến trúc thời Lý. Tuy vậy từ năm 1262 trở đi, với kiến trúc chùa, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc cùng với các tác phẩm chạm khắc trang trí trên các công trình đó đã bắt đầu bộc lộ phong cách mĩ thuật của thời kỳ này. Đó là sự thay đổi về vị trí, kiểu dáng các công trình kiến trúc, cách thể hiện các đề tài trang trí mang tính hiện thực phóng khoáng và thoáng đạt hơn. SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 11
  12. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Qua dấu vết còn lại của một số ngôi chùa thời Lý thì thấy các chùa thời Lý thường được xây dựng ở những nơi đất cao và có cảnh đẹp như ở chân núi, trên núi Vì vậy mặt bằng của các ngôi chùa thời Lý thường được trải dài trên ba bốn bậc cấp và cao dần. Sang thời Trần, các chùa tháp được phân bố rộng rãi hơn, bố cục mặt bằng chùa thời Trần cũng có nhiều kiểu. Như chùa Yên Tử, trung tâm của phái Trúc Lâm tam tổ được xây dựng trên núi, do đó phải bạt núi để xây dựng thành cụm chùa riêng theo từng cấp bậc. Lối kiến trúc này gần giống với lối kiến trúc của chùa Phật Tích, chùa Dạm thời Lý. Tuy vậy còn có thể có lối bố cục theo kiểu “nội công ngoại quốc” có nghĩa là ba tòa Tiền Đường, Thiên Hương, Thượng Điện được sắp sếp theo kiểu chữ công hành lang bao quanh giống như chữ quốc. Kiểu bố cục mặt bằng này sẽ gặp nhiều hơn trong kiến trúc các thời kỳ sau. Qua đó cho thấy có những thừa kế và sự sáng tạo trong phong cách mĩ thuật thời Trần. Cùng với kiến trúc thời Lý, kiến trúc thời Trần đã làm phong phú thêm, hoàn chỉnh thêm kiến trúc Phật giáo nói riêng và đóng góp cho kho tàng kiến trúc dân tộc nhiều công trình có giá trị cao. Tháp thời Trần được xây dựng theo kiểu tháp vuông 4 mặt, có nhiều tầng, nhỏ dần về phía ngọn. Tầng dưới cùng thường cao nhất có thể từ 2 đến 2,2m. Bề ngoài thường được trang trí bằng nhiều hình tượng. Tháp có hai loại thờ Phật, thờ tổ và tháp có đặt xá lị của các sư tổ (tháp mộ). Đứng ở dưới đất ngước nhìn lên, ngọn tháp như vươn tới trời cao. Cây tháp như nét nối giữa trời và đất. Từ đó, những điều cầu nguyện, những mong muốn sự tốt lành cho con người sẽ đến được với Đức Phật. Có thể vì lẽ đó, mà tháp thường đứng với kiến trúc chùa và có chiều cao hơn ngôi chùa rất nhiều. Căn cứ trên các ngôi tháp còn lại ở thời Trần như tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn thì chiều cao của tháp thường gần bằng hoặc bằng chu vi chân tháp (có nghĩa là tỷ lệ giữa các cạnh đáy và chiều cao xấp xỉ tỉ lệ 1/4). SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 12
  13. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Cùng với kiến trúc Phật giáo, trong thời Trần hai loại kiến trúc cung đình và kiến trúc lăng mộ cũng rất khá triển. Năm 1289, nhà Trần cho xây dựng lại kinh thành Thăng Long. So với thời Lý, kinh thành Thăng Long thời kỳ này được mở mang thêm nhiều đường phố, xây dựng thêm nhiều cung điện, lầu gác. Ngoài ra, ở vùng quê hương Nam Định còn xây dựng phủ Thiên Trường với quy mô tương đối lớn trong thời gian từ năm 1262 đến năm 1264. Ngày nay các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều dấu vết của khu cung điện đó. Ở đây có khu Trùng Quang to lớn và đẹp đẽ được Trần Nguyên Đán ví như cung điện nhà Hán. Ngoài ra còn có nhiều cung điện làm chỗ nghỉ và làm việc cho các vua, các Thái Thượng Hoàng. Nơi đây có trường học, chùa tháp Phổ Minh Tất cả các công trình đó làm cho phủ Thiên Trường trở thành nơi đô hội sầm uất, thịnh vượng của nhà Trần. Kiến trúc cung đình thời Trần có 3 công trình lớn như kinh thành Thăng Long, Phủ Tây Đô và Phủ Thiên Trường (Nam Định). Ngoài hai thể loại kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo, thời kỳ này đã bắt đầu có những kiến trúc lăng mộ của các vua hoặc quan lớn như: Trần Thủ Độ cũng được xây lăng ở Hưng Nhân (Thái Bình). Mặc dù vậy về kiểu dáng cũng chưa có gì đáng kể. Phần lớn các lăng ngày nay đã bị tàn phá, không còn được nguyên vẹn và việc xác định vị trí lăng rất khó. Có một số tài liệu nhắc đến khu lăng mộ của Trần Thủ Độ ở Thái Bình, lăng vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông ở An Sinh - Đông Triều - Quảng Ninh 2.2.2. Nghệ thuật điêu khắc Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn. Yếu tố tạo nên nét đặt trưng đó là sự giao lưu văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc chiến. Thời kỳ này điêu khắc vẫn gắn với kiến trúc, đi cùng kiến trúc và mang đặc điểm, phong cách phù hợp với kiến trúc. Đi với kiến SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 13
  14. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ trúc chùa tháp có tượng Phật, tượng thờ tượng rồng, tượng sấu. Với lăng mộ có tượng quan hầu, tượng thú, vừa mang tính trang trí cho lăng mộ vừa đóng vai trò là người canh gác giữ cho sự trang nghiêm, tĩnh lặng của ngôi mộ, tạo sự bình yên cho linh hồn người đã khuất. Nếu các bức tượng, phù điêu còn lại của thời Lý tập trung nhiều ở chùa Phật Tích, chùa Dạm thì ở thời Trần các tác phẩm tìm được tập trung ở các khu lăng mộ là chính. Tượng phật Thời Trần Chuông phổ minh Thời Tượng Phật bà nghìn Trần mắt, nghìn tay Tượng đất nung đầu chim Điêu khắc rồng thời Trần phượng thời Trần Bệ hoa sen Thời Trần Cửa thời Trần (tại Bảo Tê giác chùa Phật Tích tàng Nam Định) Phượng thời Trần SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 14
  15. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Rồng Thời Trần Bệ đá thời Trần Vũ điệu dâng hoa Các tác phẩm điêu khắc Thời Trần có giá trị mĩ thuật cao Các tác phẩm điêu khắc thời Trần chủ yếu sử dụng chất liệu là đá. Tượng Phật thì hầu như không tìm thấy tác phẩm nào, nhưng bệ đá hoa sen thì lại tìm được khá nhiều như bệ đá chùa Ngọc Đình (1374), chùa Bối Khê (1382) Những bệ đá hoa sen này có thể là bệ tượng Phật hoặc để bày đồ lễ và thường được đặt ở vị trí tôn nghiêm nhất trong chùa. Bệ đá hoa sen thường được thể hiện là một khối hình chữ nhật, phần trên cùng chạm hai lớp cánh sen, phần tiếp theo thu nhỏ lại, bốn góc tạo hình bốn con chim thần. Các mặt chia ô chạm rồng, mây, hoa lá, dưới cùng là đế bệ. Trong một số lăng mộ của vua quan thời Trần có những con vật gần gũi với đời sống người dân như con trâu, con chó, bên cạnh các đề tài chính thống khác như tứ linh Mặc dù vậy, ngay cả trong những pho tượng thể hiện đề tài chính thống vẫn bắt gặp những nét hình dân gian, chất hiện thực sống động và biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ. Trên các pho tượng thời Trần, trang trí hoa văn đơn giản và bớt đi nhiều so với thời Lý. Các tác phẩm điêu khắc thời Trần chủ yếu vẫn sử dụng những đề tài quen thuộc như: rồng, phượng, hoa lá, sóng nước, Tuy vậy cũng có một số thay đổi như đề tài thể hiện tổng hợp: đầu rồng, sừng tê, Hình tượng các cô tiên dâng hương, dâng hoa đều thể hiện trong hình thức nửa người nửa chim rất phong phú và sinh động. Hình tượng này gặp nhiều trong các trang trí ở chùa Thái Lạc. Mật độ hoa văn trang trí thoáng hơn, đường nét bớt đều SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 15
  16. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ đặn và phóng khoáng hơn. Ở một số nơi còn trang trí các đề tài đậm chất dân gian như tác phẩm “Dê, hoa lá” ở bệ tượng Phật chùa Bối Khê – Hà Tây. Hình tượng rồng mặc dù về cơ bản vẫn giữ nhiều nét kế thừa rồng thời Lý song trong cách biểu hiện lại có nhiều sự thay đổi. Các khúc uốn không còn đều đặn, thoăn thoắt mà khúc doãng, khúc mau tạo sự sống động và hiện thực cho con rồng thời Trần. Những nét mềm mại trong rồng thời Lý bớt đi nhiều, thay vào đó là nét khỏe khoắn, mập mạp và cứng cáp hơn. Một vài chi tiết như chân, móng, đầu rõ ràng, khúc chiết hơn. Hình rồng được chạm nổi trên bia và bệ đá, cả trên gạch rất nhiều, nhưng đã có nhiều tượng rồng được làm thành những cặp thành bậc cửa ở một số chùa và trước cung điện. Những cặp tượng rồng này hoàn toàn đúng nghĩa là tác phẩm tạo hình trong không gian ba chiều, vượt qua tính chất trang trí cho một vật phẩm khác như đế bia thời Lý, nó là tác phẩm điêu khắc độc lập tự thân tồn tại. Chạm khắc để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên ở thời Trần đã có nhiều bức chạm mang tính tổng hợp và có chủ đề, bố cục độc lập được coi như tác phẩm hoàn chỉnh: cảnh Dâng hoa - Tấu nhạc (chùa Thái Lạc, Hưng Yên), Vũ nữ múa (bệ đá chùa Hoa Long, Thanh Hóa), Rồng (chùa Dâu, Bắc Ninh), Những công trình tiêu biểu thời kỳ này gồm có những công trình chạm khắc trên gỗ đá như cánh cửa chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên), hổ đá trên lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình). Ngoài ra, còn có tượng trâu, ngựa ở lăng Trần Hiến Tông, Đặc biệt lăng Trần Thủ Độ được cho là tiêu biểu cho điêu khắc thời Trần. Bộ cửa gian giữa nhà Tiền đường chùa Phổ Minh gồm 4 cánh chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cùng với đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 16
  17. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ trên thành bậc gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần. Chùa Thái Lạc được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được nhiều di vật gỗ thời Trần như bộ vì nhà, các bức cốn, cột chạm nhạc công tấu nhạc, nữ thần chim (Kinnari), em bé nâng hoa sen, rồng, phượng, hoa lá So với thời Lý, thời Trần lại có khá nhiều biến cố: ba lần phải đương đầu đấu tranh sinh tử cùng với đế chế Mông Nguyên, bị tấn công từ phía Chiêm Thành, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra Về mặt tư tưởng, tôn giáo có sự chuyển dời trọng tâm từ Phật sang Nho giáo, các chùa chuyển dần về làng, dần dần được dân gian hoá. Do đó đã nảy sinh những nét mới trong mĩ thuật ở thời kỳ này. Bên cạnh xu hướng cổ điển có phần chững lại, xu hướng dân gian bình dị từ thời Lý có điều kiện thuận lợi để phát triển. Vẫn tiếp nhận dáng vẻ thon thả, mềm mại, uyển chuyển, mảng khối óng ả thời Lý, điêu khắc thời Trần đi sâu thể hiện nội lực qua những khối trục, mảng to mập, sức căng, đôi khi góc cạnh khúc chiết của đường nét tạo nên xu hướng thiên về vẻ đẹp hiện thực, khỏe khoắn, phóng khoáng. Nhìn chung điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chiêm Thành. Chân các bệ, cột thường có hình hoa sen. Cách trang trí hoa dựa trên nghệ thuật dân dụng. Có thể so sánh nhiều tác phẩm ở các thể loại nghệ thuật khác nhau để thấy được sự thay đổi trong cách sáng tạo, biến đổi của thời Trần dựa trên nền tảng, cơ sở là những tinh hoa văn hóa nghệ thuật từ thời Lý. Đặc điểm này bộc lộ rất rõ trong mọi lĩnh vực của mĩ thuật thời Trần. 2.2.3. Nghệ thuật hội họa Bên cạnh những tác phẩm chân dung mang tính chất lý tưởng như bức tranh chân dung 72 người học trò của Khổng Tử, thời Trần còn có bộ tranh chân dung của những người có công trong cuộc kháng chiến chống quan SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 17
  18. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Nguyên Mông. Những bức tranh đó được tập trung trong bộ “Trung hưng thực lục”. Trong đó ghi rõ tiểu sử, chép truyện và vẽ hình. Đây là bộ sách có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Tiếc là đến nay vẫn chưa tìm thấy tranh, mà chỉ lưu truyền những câu thơ vua ban khi tặng tranh. Những bài thơ đã chứng tỏ kiến trúc, điêu khắc cùng với hội họa thời Trần đã có sự phát triển mạnh mẽ. Cuối thế kỷ XIV, tình hình suy yếu của nhà Trần làm nảy sinh tư tưởng mưu đồ phản loạn, vì thế vua Trần đã cho chép tranh “tứ phụ” nêu gương bốn người có công giúp vua dựng nghiệp lớn là: Tô Hiến Thành, Chu Công, Hoắc Quang và Gia Cát Lượng. Năm 1394, vua ban tặng cho Hồ Quý Ly và mong ông sẽ noi gương của những trung thần này. Bộ tranh chân dung này có lẽ cũng được vẽ theo lối tượng trưng, mang tính lý tưởng hóa cao. Năm 1396, Nhà nước cho ban hành tiền giấy. Trên các đồng tiền có vẽ hình công, sóng nước, phượng, rồng, tùy giá trị tiền từ 10 đồng đến 1 quan tiền. Điều này phần nào cho biết về hình vẽ thời Trần. Ngoài ra qua thơ còn cho biết số tranh vẽ của thời kỳ này như bài: "Đề Đường Minh Hoàng dục mã đồ" trong Hoàng Việt thi văn tuyển (Hà Nội - 1957 trang 75). Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được nội dung đề tài của bức tranh và sự thông cảm của tác giả trước nổi khổ của nhân dân. Bài thơ vịnh tranh vẽ con Hạc vừa bay vừa quay đầu lại 2.2.4. Nghệ thuật trang trí đồ gốm thời Trần Cùng những phát hiện quan trọng về các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kỳ cũng được tìm thấy. Gốm thời Trần tìm được khá nhiều trong các hố khai quật và thường tìm thấy cùng với những đồ gốm trang trí kiến trúc cùng thời. Gốm thời kỳ này có rất nhiều loại, gồm các dòng gốm: men trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, hoa nâu và hoa lam. SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 18
  19. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Do phát triển kế thừa trực tiếp từ gốm thời Lý, nên các loại gốm thời Trần cơ bản có phong cách giống gốm thời Lý cả về hình dáng, màu men và hoa văn trang trí. Cũng chính vì đặc thù này nên việc phân biệt gốm thời Lý và gốm thời Trần là điều không dễ. Tuy nhiên, dựa vào kỹ thuật tạo chân đế, chúng ta bước đầu có thể phân biệt sự khác nhau giữa gốm Lý và gốm Trần. Nhìn chung, kỹ thuật tạo chân đế của gốm thời Trần thường không làm kỹ như gốm thời Lý. Về hoa văn trang trí, dù có cách bố cục hoa văn như thời Lý, nhưng về chi tiết gốm thời Trần không tinh xảo và cầu kỳ như gốm thời Lý. Đặc biệt đối với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang trí hoa văn khắc chìm, thời Trần còn phổ biến loại gốm có hoa văn in khuôn trong. Đây là hoa văn rất phát triển ở thời Trần và đa dạng hơn về hình mẫu so với gốm thời Lý. Bên cạnh sự phong phú các loại hình đồ gốm độc sắc (men trắng, men ngọc, men nâu) tại khu vực khai quật đã tìm được khá nhiều đồ gốm hoa nâu có chất lượng cao. Trong đó, đáng chú ý là chiếc thạp lớn có nắp trang trí SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 19
  20. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ hoa sen và những chiếc vò, chậu trang trí hoa văn dây lá. Đặc biệt, tại hố D5 còn tìm thấy một chiếc chậu trang trí hình bốn con chim đi kiếm mồi trong bốn tư thế khác nhau, xen giữa là cành lá sen và hoa sen nhỏ. Đây được xem là một trong những tiêu bản gốm hoa nâu thời Trần đặc sắc ở Việt Nam. Nét mới riêng biệt và rất đáng lưu ý về gốm thời Trần là sự xuất hiện dòng gốm hoa lam. Loại gốm này được tìm thấy khá nhiều trong các hố khai quật và phổ biến là bát, đĩa vẽ cành hoa cúc màu nâu sắt và xanh cobalt giống như những đồ gốm đã được xuất khẩu sang Đông Nam Á, Trung Đông và Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ XIV. Tại các hố ở khu D cũng tìm thấy chồng đĩa lớn vẽ cành hoa cúc cùng nhiều chồng dính của loại gốm men độc sắc trang trí văn mây hình khánh, chim phượng và hoa lá. Tư liệu này góp phần khẳng định thêm rằng, ngoài những dấu hiệu về lò gốm thời Lý nói trên khả năng ở đây còn có những lò gốm thời Trần. SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 20
  21. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Trong nghệ thuật gốm sứ thì gốm men ngọc được xem là đỉnh cao. Bát men ngọc thời Trần, với màu men xanh lục mát nhẹ, hình lá sen vô cùng bắt mắt, dáng vẻ tao nhã, bình dị, thanh thoát. Chiếc bát men ngọc có kích thước lớn, khoảng 30cm, miệng loe rộng, đáy rất nhỏ, thành bát xiên hơi cong lên miệng. Về tạo hình, gợi cho ta cảm giác một lá sen bánh tẻ đang sắp xòe ra, với hình lượn cong nhấp nhô, chạy bao vòng quanh miệng bát nổi gồ lên, điểm các sống lá đều, tạo ra các mảng hình sáng tối, nổi chìm, hiện lên một vẻ đẹp trang nhã, giản dị, mang phong cách trang trí Phật giáo. Trong lòng bát gốm, ba phần trang trí có bố cục phân chia rất chi li, tính toán khoảng cách hợp lý, từ thành miệng trang trí dải đường triện nét thanh đều đơn giản ở thành bát còn dựng chéo đứng, đến ngả dần vào lòng bát và một vòng tròn, trang trí đối xứng môtíp rồng mây đuổi nhau, dáng thân rồng uốn lượn uyển nhã, một chân trước duỗi ra giơ vuốt, một chân co lại phía sau. Hai chân sau choãi ra nâng cong uốn thân rồng, phía đuôi vút ra phía sau như trả lại nhịp điệu lượn cong của rồng trong không gian, nối tiếp đám mây bay bạt theo ngọn gió của đuôi rồng. Phần đầu rồng là một mảng lớn, tư thế vươn cao, há miệng mạnh mẽ, sau tai bờm rồng bay vút cao, uốn lượn nhịp điệu hòa cùng với vây lưng, thân rồng phía dưới, tạo ra một mảng môtíp rồng mây có bố cục khoáng đạt, chặt chẽ về mảng hình. Đôi rồng là môtíp trang trí chủ thể trong đồ án đăng đối không đều nhau hoàn toàn. Tiếp đến là hai vòng tròn kết thúc môtíp lưỡng long ở vòng thành bát để lại phần SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 21
  22. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ tâm tròn, đáy lòng bát được trang trí đôi cá với dong rêu, là loại môtíp rất phổ biến thời Lý Trần. Họa tiết đôi cá đuổi nhau, bố cục cân đối, đặt so le với trang trí rồng tạo ra một bố cục tổng thể chính phụ rất rõ ràng với bố cục mảng hình, đường nét sắc sảo, chắc khỏe. Những hoa văn trong lòng bát được diễn tả tinh tế, đường nét khắc điêu luyện, được in nổi bằng khuôn in. Đồ gốm sứ Lý - Trần trong lịch sử đã có bước phát triển rất cao, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc cung điện, hoa viên với những đầu rồng men ngọc to lớn tìm được ở Hoàng thành. Lịch sử nghệ thuật tạo hình, gốm sứ là thời kỳ phục hưng văn hóa của Đại Việt sau 10 thế kỷ bị xâm lược đã vươn lên chói sáng, mẫu mực và niềm tự hào của gốm Việt Nam. Có thể nói dưới thời Trần ở các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội họa cũng như nghệ thuật trang trí đồ gốm đều có bước phát triển mạnh so với thời Lý. Tuy nhiên, mĩ thuật cả hai thời Lý và Trần đều chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo. Do đó dù có khác nhau về phong cách thì mĩ thuật hai thời kỳ này vẫn có nét tương đồng, mang đậm nét mĩ thuật dân tộc. 2.3. Những tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu của thời Trần 2.3.1. Các tác phẩm kiến trúc tiêu biểu thời Trần 2.3.1.1. Kiến trúc cung đình thời Trần  Lăng Trần Thủ Độ ở Tam Đường (Thái Bình) Ở thời Trần bên cạnh các lăng vua, còn có lăng một số viên quan đóng góp nhiều cho triều đình, Trần Thủ Độ là một trong số đó. Trần Thủ Độ là thái sư triều Trần, ông là người uy dũng, quyết đoán, và có công dựng lên vương triều Trần, người có vai trò quan trọng trong SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 22
  23. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ chiến thắng chống quân xâm lược Mông Cổ (1258). Khu lăng mộ của ông được xây dựng vào năm 1264, lăng Trần Thủ Độ hiện còn lại tượng hổ và một tượng đã vỡ không rõ hình thù, có thể là tượng Huyền Vũ theo truyền thuyết, phỏng đoán lăng này có mặt bằng hình vuông, bốn hướng có 4 tượng: Bạch Hổ (Tây), Thanh Long (Đông), Huyền Vũ (Bắc), Chu Tước (Nam), theo đề tài tứ linh trong quan niệm cổ chỉ phương hướng. Lăng rộng đến hai mẫu, cây cối um tùm, khu vực lăng có các tượng hổ đá, dơi đá, chim đá và bình phong bằng đá, đặc biệt tượng hổ được cho là một tác phẩm nghệ thuật đẹp trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.  Đền An Sinh và lăng mộ nhà Trần Đền và lăng mộ nhà Trần thuộc xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nằm rải rác trong một khu đất rộng có bán kính 20km để thờ “Bát Vị Hoàng Đế” thời Trần. Đây là một trong những công trình tưởng niệm có giá trị lớn trong lịch sử Việt Nam, được trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Quần thể di tích gồm một đền và tám lăng mộ. Khu đền Sinh thuộc thôn Nghĩa Hưng là nơi thờ chung tám vị vua nhà Trần và lăng mộ của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Giản Định Đế. Lăng mộ Trần Anh Tông ở khu trại lốc, lăng Trần Minh Tông ở khu Khe Gạch, lăng Trần Hiến Tông ở khu Ao Bèo, Lăng Trần Dụ Tông ở khu Đống Tròn, lăng Trần Nghệ Tông ở khu Khe Nghệ. Ngoài việc xây dựng điện miếu ở mỗi lăng làm nơi thờ cúng, triều đình còn cho xây dựng ở khu đền Sinh nhiều tòa điện miếu lớn để làm nơi tế, SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 23
  24. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ lễ bái yết và cắt cử các quan về trông coi cẩn thận. Toàn bộ khu vực này trở thành thánh địa tôn nghiêm qua các triều Trần, Lê, Nguyễn. Đền Sinh gồm ba tòa nhà rộng, kết cấu hình chữ tam, Tiền đường thờ triều Trần, bái đường thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Hậu cung thờ tám vua Trần: Thái Tông, Chánh Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và hoàng đế hậu Trần là Giản Định Đế (Trần ngồi). Ở phía sau đền có 3 lăng các vua: Thái Tông, Thánh Tông và Giản Định Đế. Rải rác ở suốt dãy núi còn có lăng các vua Anh Tông, lăng vua Minh Tông, lăng vua Hiến Tông, lăng vua Dụ Tông, vua Nghệ Tông. Lăng vua Trần Hiến Tông ở xã An Sinh huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đây là lăng mộ vua Trần duy nhất có các tượng “người đá, ngựa đá, hổ đá, dê đá, trâu đá”. Trong lăng có một tượng quan hầu còn khá nguyên. Tượng cao 130 cm, đứng trên đế chữ nhật cạnh trước 39 cm cạnh bên 30 cm còn nổi trên đất 10cm. Tượng và bệ liền một khối đá dựng thẳng đứng, tất cả khuôn lại trong một trụ gọn gàng như kiểu tượng mồ Tây Nguyên, không có những chi tiết nhô ngang dễ gãy. Tượng được diễn tả một viên quan hầu cận đứng nghiêm, hai tay ép sát sườn rồi đưa ngang về trước bụng để nâng một vật như chiếc hộp trước ngực, nhưng bàn tay bị che khuất. Đầu tượng đội mũ bó sát thành băng ngang phía trên trán. Thân mặc áo dài quét đất, gấu áo hơi loe ra, phía trước để lộ hai bàn chân đi giầy, ống tay áo rộng thành khối vuông SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 24
  25. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ trước bụng, áo không có trang trí mà chỉ có nếp chảy xuôi, bốn cạnh thân nổi rõ. Như vậy toàn thân tượng cũng như các thành phần chính được quy về các khối hình học có góc cạnh rõ ràng, điều đó làm tăng tính khúc triết, khỏe khoắn, dứt khoát. Đầu tượng hơi dài, mặt thon thả, mắt, mũi, miệng đều sát thực và ở trạng thái đăm chiêu, bình thản. Trong không gian lăng mộ, giữa lũng hoang cạnh sườn núi, tượng quan hầu trang nghiêm và tĩnh lặng đến tuyệt đối, phảng phất một nỗi ưu tư.  Di tích cung điện thời Trần ở làng Tức Mạc Làng Tức Mạc ở phía bắc ngoại thành Nam Định, cách trung tâm thành phố 3km. Đây là quê hương của nhà Trần, nơi sinh ra Trần Hưng Đạo - vị anh hùng dân tộc. Cung điện thờ các vua Trần và Trần Hưng Đạo. Phía tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng Hoàng thì về nghỉ tại đó. Đã 700 năm trôi qua, khu cung điện không còn nữa, nay có đền Thiên Trường để thờ 14 vị vua Trần, đền Cổ Trạch thờ Trần Hưng Đạo, và chùa Phổ Minh với cây tháp Phổ Minh nổi tiếng. 2.3.1.2. Kiến trúc Phật giáo thời Trần  Chùa Phổ Minh (Phổ Minh Tự) Chùa Phổ Minh là một trong nhữmg công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Trần. Chùa được xây dựng từ thời Lý, sang thời Trần chùa được xây dựng mở mang hơn. Chùa Phổ Minh nằm trong vùng đất của Phủ Thiên Trường. Chùa được xây dựng vào năm 1262, ở phía tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Nhưng theo các minh văn trên bia, trên chuông thì ngôi chùa này đã có từ thời nhà Lý. Có thể chùa đã được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262 tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật thời Trần. SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 25
  26. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương. Tòa thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng lớn, xếp theo hình chữ “công” bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và hoa văn hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cũng như đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa Tiền đường, bộ cánh cừa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần trong chùa có bày tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (tượng nằm), tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc, một số tượng Phật đẹp lộng lẫy. Chuông lớn của chùa có khắc bản văn “Phổ Minh đỉnh tự” đúc năm 1796 – chùa vốn có một vạc lớn, sử sách coi là một trong bốn vật báu của Việt Nam.  Tháp Phổ Minh (Nam Định) Tháp Phổ Minh không những đẹp về tổng thể kiến trúc mà đi sâu vào chi tiết càng thể hiện tài năng kết hợp trang trí với kiến trúc của ông cha ta. Tháp Phổ Minh có 14 tầng, tầng dưới cùng cao nhất, các tầng trên thu nhỏ dần lên phía ngọn. Nhiều viên gạch xây tháp có khắc chữ: “Hưng long thập tam niên”. Các tầng trên đều được xây bằng gạch. Mặt ngoài gạch chạm hình rồng. Cây tháp vươn cao. Màu gạch đỏ nổi bật trên nền cây xanh và in SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 26
  27. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ bóng xuống mặt ao phía trước. Tất cả hòa hợp và tạo nên một tổng thể hài hòa, cân đối giữa kiến trúc do con người tạo nên và cảnh quan xung quanh. Tháp Phổ Minh không chỉ đẹp về tổng thể kiến trúc mà đi sâu tìm hiểu chi tiết ta càng ngạc nhiên trước tài năng kết hợp trang trí với kiến trúc của ông cha ta. Tầng dưới cùng được bắt đầu trang trí bằng hai lớp cánh sen ngửa và úp gợi cho ta cảm giác cây tháp được xây dựng trên một đoá sen. Quanh cửa tháp ở 4 hường, các chân cột góc của tầng dưới cùng được trang trí bằng mô típ hoa, lá, mây cách điệu rất sinh động. Ở đây còn kết hợp vẻ đẹp của kiến trúc đá (tầng dưới cùng) và kiến trúc gạch ở 13 tầng trên. Tháp Phổ Minh được xây dựng trên một sân nhỏ hình vuông có cạnh 8,7m, xung quanh có xây tường bao, mỗi hướng đều có cửa, thành bậc cửa đều chạm hình tượng rồng bằng đá hoặc đằp hình tượng sấu bằng vôi vữa. Tất cả các hình trang trí kết hợp với màu gạch đỏ nhân ánh sáng mặt trời, phản chiếu toả sáng, tạo cho tháp một vẻ đẹp riêng biệt. Đến nay chùa tháp Phổ Minh vẫn còn tồn tại, và trở thành di tích nghệ thuật tiêu biểu thời Trần.  Tháp Bình Sơn Tháp Bình Sơn còn gọi là tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then, là một ngôi tháp tương truyền có 15 tầng tuy hiện nay chỉ còn 11 tầng. Tháp được xây dựng từ thời Trần, nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 27
  28. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ (Chùa Then) thuộc thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý, Trần ở Việt Nam và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến nay. Tháp Bình Sơn với hình khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang trí điêu luyện, là di tích lịch sử và nghệ thuật có giá trị cao vào bậc nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Về hình dáng, tháp Bình Sơn gần giống với tháp Phổ Minh. Cũng là kiểu tháp cao nhiều tầng, bốn mặt, đáy vuông. Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng. Trước đây trên nóc tháp còn có hình búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao. Tháp hiện chỉ còn 11 tầng và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp bị bể, có tổng độ cao là 16,5m. Tháp cấu tạo theo mặt bằng hình vuông nhỏ dần phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45m cạnh của tầng thứ 11 là 1,55m. Toàn bộ phần còn lại của tháp, căn cứ vào thống kê phân loại trong tiến trình tháo dỡ phục dựng, cho thấy tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22m x 0,22m, một loại hình chữ nhật kích thước 0,45m x 0,22m. Tháp có kết cấu, cách xây dựng khá độc đáo, trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn, vách tháp gồm hai lớp. Thân của tháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch: gạch khẩu chịu lực có nhiều kích cỡ để trơn được sử dụng xây bệ, xây bên trong tháp và giật cấp làm mái phân tầng, phần lớn các viên gạch khẩu được cấu trúc SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 28
  29. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ có mộng chốt, tạo dáng khớp nhau theo từng lớp, từng tầng rồi mới nung rắn chắc để xây, bảo đảm liên kết tốt và khả năng chịu đựng lớn. Bên ngoài, có sự khác nhau giữa phần bệ và 11 tầng tháp, phần bệ được xây dựng 6 hàng gạch trơn, các hàng trên có hình trang trí hoa dây, con giống, ô trám. Xung quanh ốp một lớp gạch nung có kích thước không đều nhau. Mỗi cạnh đều có lỗ mộng hình thang. Hai lỗ của viên gạch cạnh nhau tạo thành hình mộng cá. Khi xây dựng, người ta đổ chì vào mộng cá. Cách xây dựng với kỹ thuật mộng cá chì là một phương pháp độc đáo được sử dụng ở thời Trần. Đáng chú ý ở tháp Bình Sơn là vẻ đẹp về màu sắc và hình trang trí. Toàn bộ mặt ngoài tháp được trang trí bằng hệ thống hoa văn phong phú như: rồng, sư tử, cánh hoa sen, hoa cúc bố cục thành dây Ngoài ra còn nhiều hình vẽ tay trên gạch ốp ngoài tháp rất hồn nhiên, tạo hình đơn giản như mặt người, hình voi thể hiện thẩm mỹ dân gian rõ nét. Nét vẽ rất phóng khoáng, thoải mái. Ở cửa ra vào tầng một có trang trí hình rồng rất gần với rồng thời Lý. Tuy vậy khúc uốn tự nhiên hơn. Đầu rồng không có đầy đủ các chi tiết như ở rồng thời Lý. Tháp có màu đỏ của gạch nung già. Trong đất làm gạch có nhiều thành phần, do đó tạo cho tháp có nhiều màu rất phong phú. Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là môt ngôi tháp, gọi là tháp xanh. Một hôm ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay. Ngày nay tháp Bình Sơn vẫn đứng một mình giữa vùng đồi càng làm tăng vẻ đẹp trong các kiến trúc nhiều tầng của người Việt cổ.  Chùa Dâu Chùa Dâu là ngôi chùa được đánh giá là xưa nhất Việt Nam. Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật Giáo Việt Nam. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (mây Pháp), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (mưa Pháp), chùa Tướng SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 29
  30. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ thờ Pháp Lôi (sấm Pháp), chùa Dàn thờ Pháp Diện (chớp Pháp), và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các Nữ thần. Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226. Đây là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962. Cũng như nhiều chùa chiền trên đất nước ta, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng bà Dâu, hay Nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán, gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang phật là một khối đá, tương truyền là em út của tứ Pháp. Bên trái của thượng điện có pho tượng Thiền sư tỳ ni Đa Lưu Chi. Tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội hoa sen, có thể có niên đại thế kỷ XIV. Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17m, nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 30
  31. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong Tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7m, tầng dưới có 4 cửa vòm, trong tháp treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33m cao 0,8m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.  Chùa Thái Lạc Chùa thuộc thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Pháp Vân (Thần mây) nên có tên gọi là Pháp Vân Tự, hay là chùa Pháp Vân được xây dựng từ thời Trần (1225 - 1400). Chùa được tu sửa vào các năm 1609, 1612, 1630 - 1636, 1691 - 1703. Kiến trúc hiện nay là kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm Tiền đường năm gian, ba gian Thượng điện, hai dãy hành lang mỗi bên chín gian, nhà tổ bảy gian. Chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ ở gian giữa tòa thượng điện, kiến trúc thời Trần, còn khá nguyên vẹn. Bộ vì kiến trúc kiểu giá chuông, dựa trên kết cấu 4 hàng chân cột. Trên bộ vì được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và trang trí. Trên các cốn, các đố của bộ vì và trẹn các cột, đấu có nhiều mảng chạm khắc lớn. Nếu nguyên vẹn, có khoảng 20 bức chạm nổi các đề tài khác nhau, hiện nay có 16 bức. Trên ván có bưng chạm tiên nữ đầu người mình chim. Trên thân cột trụ chạm hình các ông phỗng giơ tay đỡ bệ sen phía trên. Trên ván nong trang trí các đề tài tiên nữ. Nơi tiên nữ đang cưỡi phượng, người thổi tiêu, người kéo nhị. Nơi khác, tiên nữ đang thổi sáo, đánh đàn. Có cảnh tiên nữ đầu người mình chim đang giơ tay dâng hoa. Độc đáo hơn còn có cảnh chạm dàn nhạc ba người đang sử dụng những nhạc cụ dân tộc. Chùa Thái Lạc còn giữ được tượng Pháp Vân, ba bệ thờ và ba tấm bia đá ghi quá trình trùng tu tôn tạo chùa. Tất cả đều có niên đại thế kỷ XVI - SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 31
  32. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ XVII. Năm 1967, chùa được bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng. Ngoài các công trình kiến trúc tiêu biểu trên, trong kiến trúc tôn giáo thời Trần còn có hệ thống chùa là trung tâm phái Trúc Lâm Tam Tổ ở vùng Yên Tử (Quảng Ninh). Ngày nay, nơi đây đã trở thành một di tích văn hóa rất nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan. Như vậy, bên cạnh tôn giáo đạo Phật truyền từ nước ngoài vào, ở thời Trần có một hệ thống Phật giáo mang tinh thần dân gian, dân tộc rất phát triển. 2.3.2. Các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc thời Trần 2.3.2.1. Tượng ở lăng mộ  Tượng hổ lăng Trần Thủ Độ (Hưng Nhân – Thái Bình) Vì nóc thượng điện chùa Thái lạc Ở thời Trần, bên cạnh các lăng vua, còn có lăng một số viên quan đóng góp nhiều cho triều đình, Trần Thủ Độ là một trong số đó. Ông là người mưu lược cao sâu, khi nói về thời Trần mà không nhắc đến Trần Thủ Độ là một thiếu sót lớn. Lăng của ông được xây dựng từ năm 1264. Theo nhiều tư liệu, ở lăng Trần Thủ Độ có tượng tứ linh cuả trời. Đó là tứ linh chỉ phương hướng, hay nói cách khác đó là bốn vị thần chỉ phương hướng: Bạch Hổ ở Tây, Thanh Long ở phía Đông, Chu Tước ở phía Nam và Huyền Vũ ở phía Bắc. Trong Kiến văn tiểu lục Lê Quý Đôn đã xác nhận ở đây có tượng hổ, tượng chim, SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 32
  33. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ dơi và bình phong bằng đá. Tượng hổ là một trong những pho tượng còn nguyên vẹn tới nay. Tượng hổ có kích thước dài 1,43m cao 0,75m rộng 0,64m và được diễn tả trong tư thế nằm nghỉ ngơi, chân thu về phía trước, đầu ngẩng cao. Các nghệ sỹ thời Trần đã sáng tạo hổ với hình khối đơn giản, chọn lọc, đường nét khoẻ, dứt khoát. Khối đuôi được thể hiện thành khối chữ nhật, đường nét thẳng, sắc đã tạo thế vững chải cho hình tượng hổ. Tượng không lớn, tuy vậy bằng sự kết hợp tài tình các yếu tố khối, đường nét, dáng đã tạo vẻ ung dung, đường bệ và hoành tráng cho bức tượng. Cách thể hiện mang đậm tính chất dân tộc và tính cách của con người Việt Nam. Tượng hổ thể hiện sức mạnh, song đó là một sức mạnh tiềm ẩn dưới vẻ ngoài trầm lặng, hiền lành. Bằng dáng vẻ ung dung thư thái, sức mạnh dường như được tăng lên rất nhiều. Điều này càng cho thấy tài năng ông cha ta khi tìm một hình thức phù hợp để biểu hiện ý tưởng sáng tạo một cách sâu sắc nhất. Ngoài ra cùng với sự trau chuốt, nuột nà của hình khối và đường nét, những đường chải mượt tinh tế của bờm tóc, những đường vằn đều đặn trên ức đóng vai trò của những hoa văn trang trí càng khiến cho cái dũng mãnh của nó trở nên ung dung, đường bệ.  Tượng thú và quan hầu ở lăng Trần Hiến Tông (An Sinh – Đông Triều – Quảng Ninh) Lăng Trần Hiến Tông được xây dựng vào giữa thế kỷ XIV, ở đây tìm được một số tượng thú như: tượng trâu, tượng chó bằng đá và hai pho tượng quan hầu. SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 33
  34. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Tượng trâu, tượng chó đều được diễn tả trong tư thế nằm, đầu cúi. Toàn thân đặt trên bệ đá gắn thành một khối. Khối và đường nét đều thu gọn trong bố cục hình elíp hoặc hình chữ nhật (tượng trâu). Cả hai pho tượng kích thước đều nhỏ, tượng chó dài 0,54m, tượng trâu dài khoảng 1m. Hai pho tượng đều thể hiện con vật trong trạng thái tĩnh lặng. Song sự phong phú về đường nét, hình khối đã tăng hình ảnh động cho pho tượng. Hai pho tượng với hai cách tạo khối khác nhau nhưng đều chung một phong cách, một tinh thần biểu cảm: đó là sự đơn giản, chân thực, chặt chẽ. Ngay cả việc chọn con trâu, con chó đặt trong lăng vua cũng thể hiện tinh thần và phong cách mĩ thuật thời Trần. Nghệ thuật tạo hình mang theo quan niệm thẩm mỹ dân gian, bộc lộ ngay ở việc chọn nội dung đề tài sáng tác. Đề tài ở lăng Trần thủ Độ mang nặng tính chính thống, tuy cách thể hiện sống động chân thực đơn giản. Còn ở lăng Trần Hiến Tông tính chất dân gian bộc lộ cả nội dung và hình thức thể hiện. Ở đây ta bắt gặp cái đẹp khoẻ mạnh, thực thà khác hẳn vẻ đẹp mang tính khái quát cao như tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ. Cùng với tượng trâu, tượng chó còn có hai tượng quan hầu, lúc bắt đầu tìm được cả hai pho tượng đều mất đầu. Một trong hai pho tượng hiện còn (trừ đầu) cao 1,3m. Tượng được tạo ra từ một khối đá hình chữ nhật, tay bó vào thân tạo khối khoẻ, chắc chắn. Nói chung các tượng đều được thể hiện với khối tròn đóng kín, đường nét thẳng, dứt khoát. Tượng trong dáng đứng cân đối vững vàng, bố cục hướng vào điểm trung tâm. Những nếp áo sóng chạy dọc theo tay, thân đã phá vỡ ấn tượng về bề mặt rộng của mảng khối lớn và đó cũng là những nét trang trí cho bức tượng. Toàn bộ pho tượng trong thế tĩnh lặng, trang nghiêm rất phù hợp với không khí tĩnh mịch của ngôi mộ. 2.3.2.2. Một số bức chạm khắc tiêu biểu SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 34
  35. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ Những bức chạm khắc nổi tiêu biểu của thời Trần tập trung ở chùa Thái Lạc (Lạc Hồng – Văn Lâm – Hưng Yên), chùa Bối Khê, chùa Dâu, chùa Hoa Yên, Đề tại tập trung diễn tả là rồng, phượng, mây, sóng nước, hoa lá, chim muông, tiên dâng hương hoa.  Nhạc công cưỡi phượng chạm trên cốn ở tòa thượng điện chùa Thái Lạc Đây là một trong những bức chạm trên gỗ tiêu biểu của thời Trần. Tác phẩm thể hiện các nhạc công đang biểu diễn trên nhiều nhạc cụ như sáo, nhị, Toàn bộ bức chạm sử dụng những đường nét cong mềm mại. Khối nổi thay đổi phong phú giữa mảng người, chim và nền tọa hiệu quả ánh sáng rất sinh động. Hình tượng chim Vì nóc thượng điện chùa Tấu nhạc: đàn tranh và phượng được thể Thái Lạc sáo (gỗ, Thái Lạc – hiện rất to. khoẻ và Hưng Yên) đơn giản. Hình mây nấm linh chi xen kẽ làm nền cho các nhân vật tạo sự bay bổng cho các hình tượng. Sự thay đổi về mảng to, nhỏ rất phong phú. Các nghệ nhân đã rất chú ý đến tương quan giữa mảng và khoảng trống trên nền một cách cân đối. Đường nét phóng khoáng, thoáng hơn so với chạm nổi thời Lý. Độ nổi của hình tượng không cao, song các nghệ nhân đã tạo nhiều mảng vênh. Khi ánh sáng chiếu các hình tượng sẽ động hơn và nổi khối hơn. Tất cả toát lên vẻ đẹp cân đối, hài hoà của mảng, nét và khối hình. Bố cục SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 35
  36. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ hiện hình tượng con người thường không chú ý đến tạo dáng sống động cho hình tượng.  Bia chùa Hàn (xã Nhật Tân – Tứ Lộc – Hải Dương) Bia được làm bằng đá và có chiều cao là 1,50m, rộng 0,80m, được đặt trên lưng một tường rùa đá. Một mặt bia được khắc một bài văn dài, mặt kia có khắc chữ Phật lớn. Đây chính là một tác phẩm nghệ thuật. Chữ được quy trong khung chữ nhật, xung quanh là diềm bia được trang trí hình rồng. Mỗi con rồng bố cục trong hình nửa lá đề được sắp xếp nối tiếp nhau. Chính giữa trán bia chạm một hình mặt trời tỏa sáng, xung quanh là những bông hoa xen kẽ môtíp cỏ linh chi. Dưới chân là một hàng sóng nước cách điệu cao và gần với phong cách hoa văn sóng nước của thời Lý. Dưới chữ Phật là một nét ngang đậm như làm bệ cho chữ, tôn sự vững chắc, bề thế cho chữ. Đặc biệt ở hai góc dưới các nghệ nhân đã khắc một bên là lá phướn đang bay trên đầu một chú cò. Bên kia là hình quỷ đội đỉnh đang cháy, bước đi trên con đường gồ ghề. Toàn bộ tác phẩm "chữ" này được bố cục một cách chặt chẽ, song vẫn thoáng và nêu được quan niệm của nhà Phật về thế giới, vũ trụ và cách sống của con người, quan hệ nhân quả ở hiền gặp lành (hoặc ngược lại)  Hình chạm trên ngai gỗ chùa Thầy (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây ) Mảnh gỗ lưng ngai ở chùa Thầy được chạm một đề tài rất đặc biệt đó là sự kết hợp nhiều hình tượng. Hình chạm nằm trong bố cục gần lá đề hay vòng sáng. Dưới cùng chạm sóng nước nhiều lớp ẩn hiện nhấp nhô sống động. Nhô lên từ mặt nước là hai đầu rồng với bờm mềm mại bốc lên cao. Đó chính là hai chiếc rìu thổ, đầu rìu hình rồng. Chính SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 36
  37. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ giữa ngay hai sừng bắt chéo nhau ôm trọn những quả tròn xếp thành môtíp hoa văn chặt chẽ. Ngoài cùng là hai nhánh lá đối xứng ôm trọn lấy lưng ngai. Toàn bộ các hình tượng trên được chạm trên nền những tia sáng đều đặn. Tác phẩm chạm khắc trên lưng ngai chùa Thầy đã bộc lộ vẻ đẹp cân xứng, hài hoà. Một mặt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hình tượng nghệ thuật, giữa sự mềm mại nhẹ nhàng với đường nét khối dứt khoát, khoẻ khoắn đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp độc đáo. Mặt khác sự kết hợp giữa các hình ảnh tượng trưng đó còn biểu hiện một quan niệm, một biểu tượng cho vũ trụ, cho những quả, cây, vật thiêng, những thứ quý báu trong cả trời đất bao la. Những tác phẩm mĩ thuật của thời Trần còn nhiều. Qua các tác phẩm đó, phần nào cho thấy những đặc điểm riêng biệt của mĩ thuật thời Trần về kiến trúc, điêu khắc cũng như hội họa hay nghệ thuật trang trí đồ gốm. SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 37
  38. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm mĩ thuật thời Trần, chúng ta đã phần nào hiểu rõ được những thành tựu về các mặt kiến trúc, điêu khắc, hội họa của thời kì này. Trải qua gần 200 năm tồn tại, thời Trần đã đóng góp cho nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa Việt Nam Nam nhiều công trình, tác phẩm có giá trị còn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay. Mĩ thuật thời Trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý, nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn. Bên cạnh đó mĩ thuật thời Trần còn tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung, làm giàu hơn cho nền nghệ thuật dân tộc. Mĩ thuật thời Trần mang đậm tinh thần dân tộc và là cơ sở, là nền móng tạo đà cho sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam các giai đoạn sau. Mĩ thuật thời Trần ra đời và phát triển dựa trên cơ sở, trên nền tảng của những tinh hoa văn hóa mĩ thuật thời Lý. Tuy nhiên, trên bước đường phát triển của mình, mĩ thuật thời Trần đã có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện cũng như hoàn cảnh lịch sử của xã hội đương thời. Kết hợp những thành tựu cũ cùng với sự sáng tạo, đổi mới mĩ thuật thời Trần đã tạo được những dấu ấn, những đặc trưng riêng, không thể lẫn với các thời kỳ khác và giành được một vị trí, một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài của mĩ thuật Việt Nam. Qua đây chúng ta có thể cảm nhận được những giá trị và phong cách nghệ thuật của ông cha qua các thời kỳ lịch sử, nhất là ở thời kì nhà Trần. Thời kỳ sau tiếp thu, kế thừa tinh hoa của thời kỳ trước, đồng thời trên cơ sở đó phát triển phù hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời. SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 38
  39. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thị Chỉnh (2004), Lịch sử mĩ thuật Việt Nam, NXB Đại học sư phạm. 2. Nguyễn Đỗ Cung (1975), Việt Nam điêu khắc dân gian thế kỷ XVI- XVII-XVIII, NXB Ngoại văn. 3. Nguyễn Đức Nùng (chủ biên), Nguyễn Du Chi, Nguyễn Tiến Cảnh, Chu Quang Trứ, Nguyễn Bá Vân (1977), Mĩ thuật thời Trần, NXB Văn hóa. 4. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn cảnh Minh (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo Dục. 5. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1992), Điêu khắc cổ Việt Nam, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 6. Tống Trung Tín (1997), Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần (thế kỷ XI-XIV), NXB Khoa học Xã hội. 7. Chu Quang Trứ (2000), Mĩ thuật Lý Trần - Mĩ thuật Phật giáo, NXB Mĩ thuật. 8. Chu Quang Trứ, Trần Lâm Biền (1975), Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam, NXB Viện Nghệ thuật. 9. Viện mỹ thuật, Văn hóa Việt Nam nhìn từ mĩ thuật (2002), NXB Mĩ thuật. 10. http//www.google.com.vn SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 39
  40. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần GVHD: TH.S ĐÀM VĂN THỌ SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 40