Luận văn Cô lập một số hợp chất glycerol lipid từ cây xuân hoa đỏ, pseuderanthemum carruthersii (seem.) guill. var. atropurpureum (bull.) fosb., họ ô rô (acanthaceae)

pdf 22 trang phuongnguyen 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Cô lập một số hợp chất glycerol lipid từ cây xuân hoa đỏ, pseuderanthemum carruthersii (seem.) guill. var. atropurpureum (bull.) fosb., họ ô rô (acanthaceae)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_lap_mot_so_hop_chat_glycerol_lipid_tu_cay_xuan_hoa_do_pse.pdf

Nội dung text: Luận văn Cô lập một số hợp chất glycerol lipid từ cây xuân hoa đỏ, pseuderanthemum carruthersii (seem.) guill. var. atropurpureum (bull.) fosb., họ ô rô (acanthaceae)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM CÔ LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT GLYCEROL LIPID TỪ CÂY XUÂN HOA ÐỎ, PSEUDERANTHEMUM CARRUTHERSII (SEEM.)S K C 0 0 3 9 5 9 GUILL. VAR. ATROPURPUREUM (BULL.) FOSB., HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE) Mã số: T2013-45TÐ Chủ nhiệm đề tài: TS. VÕ THỊ NGÀ S KC 0 0 4 2 7 3 Tp. Hồ Chí Minh, 12/2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM CÔ LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT GLYCEROL LIPID TỪ CÂY XUÂN HOA ĐỎ, PSEUDERANTHEMUM CARRUTHERSII (SEEM.) GUILL. VAR. ATROPURPUREUM (BULL.) FOSB., HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE) Mã số: T2013-45TĐ Chủ nhiệm đề tài: TS. VÕ THỊ NGÀ TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12/2013
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM CÔ LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT GLYCEROL LIPID TỪ CÂY XUÂN HOA ĐỎ, PSEUDERANTHEMUM CARRUTHERSII (SEEM.) GUILL. VAR. ATROPURPUREUM (BULL.) FOSB., HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE) Mã số: T2013-45TĐ Chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Thị Ngà Thành viên đề tài: ThS. Phan Thị Anh Đào TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12/2013
  4. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. TS. Võ Thị Ngà 2. ThS. Phan Thị Anh Đào
  5. MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt i Danh mục sơ đồ ii Danh mục hình ảnh ii Danh mục bảng biểu ii Danh mục phụ lục iii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. MÔ TẢ THỰC VẬT 3 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC HỌC 4 1.2.1. Kinh nghiệm dân gian sử dụng cây P. palatiferum 4 1.2.2. Nghiên cứu in vitro về dược tính 6 1.2.3. Nghiên cứu in vivo về dược tính 7 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HÓA HỌC 9 1.3.1. Loài Eranthemum pulchellum 9 1.3.2. Loài Pseuderanthemum latifolium 9 1.3.3. Loài Pseuderanthemum palatiferum 9 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 13 2.1. TRÍCH LY VÀ CÔ LẬP HỢP CHẤT 13 2.1.1. Hóa chất và thiết bị 13 2.1.2. Nguyên liệu 14 2.1.3. Điều chế các loại cao 14 2.1.4. Cô lập các hợp chất hữu cơ từ cao petroleum ether (ĐL-P, 170g) 15 2.2. THỦY GIẢI HỢP CHẤT GLYCOGLYCEROLIPID 17
  6. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 19 3.1. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT XHX10 19 3.2. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT PSEU-PE-C 21 KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 PHỤ LỤC 30
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2013 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Cô lập một số hợp chất glycerol lipid từ cây Xuân hoa đỏ, Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill. var. atropurpureum (Bull.) Fosb., họ Ô rô (Acanthaceae) Mã số: T2013-45TĐ. Chủ nhiệm đề tài: TS. VÕ THỊ NGÀ. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM. Thời gian thực hiện: tháng 3/2013 - 12/2013. 2. Mục tiêu: Cô lập các hợp chất glycerol lipid từ cây Xuân hoa đỏ, Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill. var. atropurpureum (Bull.) Fosb., họ Ô rô (Acanthaceae). Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất glycerol lipid cô lập được. 3. Tính mới và sáng tạo: Nhóm hợp chất glycerol lipid cô lập từ cây P. carruthersii var. atropurpureum là lần đầu tiên được phát hiện có hiện diện trong loài này. Kết quả nghiên cứu đã góp phần bổ sung thêm kiến thức về hóa - thực vật của chi Pseuderanthemum, hiện có rất ít thông tin.
  8. 4. Kết quả nghiên cứu: Từ lá cây Xuân hoa đỏ, Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill. var. atropurpureum (Bull.) Fosb., sử dụng phương pháp trích ly ngâm dầm ở nhiệt độ phòng bằng methanol, cùng các phương pháp sắc ký cột pha thường, sắc ký lớp mỏng điều chế, chúng tôi đã cô lập được 2 hợp chất tinh khiết. Sử dụng các phương pháp hóa lý hiện đại như HR–ESI–MS, 1D và 2D–NMR và so sánh với các tài liệu tham khảo, chúng tôi đã xác định được cấu trúc hóa học của 2 hợp chất glycerol lipid, bao gồm docosatrienoylglycerol (XHX10) và 1,2–O–dihexadecanoyl–3–O– (6–amino–6–deoxy–α–D–glucopyranosyl)glycerol (Pseu-PE-C). 5. Sản phẩm: Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên một bài báo thuộc Journal of Engineering Technology and Education, National Kaohsiung University of Applied Sciences: Vo Thi Nga, Tran Thi Thanh Nhan, Nguyen Kim Phi Phung, Nguyen Ngoc Suong (2012), “Some fatty compounds from leaves of Pseuderanthemum carruthersii var. atropurpureum”, Journal of Engineering Technology and Education, National Kaohsiung University of Applied Sciences, 9, pp. 34-39. 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Journal of Engineering Technology and Education, National Kaohsiung University of Applied Sciences, nhằm cung cấp những thông tin về thành phần hóa học của chi Pseuderanthemum, giúp những nhà nghiên cứu trên cùng lĩnh vực có định hướng trong việc nghiên cứu về hóa học trên những cây cùng chi. Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài TS. Võ Thị Ngà TS. Võ Thị Ngà
  9. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Isolation of glycerol lipid from Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill. var. atropurpureum (Bull.) Fosb., Acanthaceae Code number: T2013-45TĐ. Coordinator: Dr. VÕ THỊ NGÀ. Implementing institution: University of Technical Education, HCM City. Duration: from March 2013 to December 2013. 2. Objective(s): Extraction and isolation glycerol lipid from Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill. var. atropurpureum (Bull.) Fosb., Acanthaceae. Elucidation the chemical structure of the isolated glycerol lipid. 3. Creativeness and innovativeness: It was the first time, glycerol lipid was isolated from P. carruthersii var. atropurpureum. The result of this research contributed to supply the knowledge of Pseuderanthemum, which has rare information. 4. Research results: From the leaves of Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill. var. atropurpureum (Bull.) Fosb., applying extraction with ethanol by maceration at room temperature, along with chromatographic methods, two pure compounds were isolated. Their chemical structures were elucidated as docosatrienoylglycerol (XHX10) and 1,2–O–dihexadecanoyl–3–O–(6–amino–6–deoxy–α–D– glucopyranosyl)glycerol (Pseu-PE-C), by HR–ESI–MS, 1D và 2D–NMR.
  10. 5. Products: The research result was published on Journal of Engineering Technology and Education, National Kaohsiung University of Applied Sciences: Vo Thi Nga, Tran Thi Thanh Nhan, Nguyen Kim Phi Phung, Nguyen Ngoc Suong (2012), “Some fatty compounds from leaves of Pseuderanthemum carruthersii var. atropurpureum”, Journal of Engineering Technology and Education, National Kaohsiung University of Applied Sciences, 9, pp. 34-39. 6. Effects, transfer alternatives of research results and applicability: The result of this research was published on Journal of Engineering Technology and Education, National Kaohsiung University of Applied Sciences to share knowledge of Pseuderanthemum genus for the researchers, who are studying on the same field.
  11. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ‘br broad, rộng COSY COrrelation SpectroscopY CTPT Công Thức Phân Tử ‘d doublet, mũi đôi dd Doublet of doublet, mũi đôi đôi DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer DMSO DiMethyl SulfOxide HIV Human Immunodeficiency Virus HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation HR–ESI–MS High Resolution ElectroSpray Ionization Mass Spectroscopy HSQC Heteronuclear Singlet Quantum Correlation J Hằng số ghép cặp ‘ m multiplet, mũi đa M Khối lượng phân tử NMR Nuclear Magnetic Resonance P. Pseuderanthemum Pđ Phân đoạn ‘s singlet, mũi đơn SKC Sắc Ký Cột SKLM Sắc Ký Lớp Mỏng ‘t triplet, mũi ba TLC Thin Layer Chromatography UV Ultra Violet, tử ngoại -i-
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1. Quy trình điều chế các loại cao và cô lập hợp chất từ lá cây Xuân hoa đỏ 18 DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1. Cây Xuân hoa đỏ 3 Hình 1.2. Cấu trúc hợp chất béo và các dẫn xuất có trong chi Pseuderanthemum 10 Hình 1.3. Cấu trúc các hợp chất steroid có trong chi Pseuderanthemum 11 Hình 1.4. Cấu trúc các hợp chất terpenoid có trong chi Pseuderanthemum 11 Hình 1.5. Cấu trúc các hợp chất lignan có trong chi Pseuderanthemum 12 Hình 1.6. Cấu trúc các hợp chất flavonoid có trong chi Pseuderanthemum 12 Hình 1.7. Cấu trúc các hợp chất chứa nitrogen có trong chi Pseuderanthemum 12 Hình 3.1. Một số tương quan HMBC trong XHX10 20 Hình 3.2. Một số tương quan HMBC trong Pseu-PE-C 22 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Khối lượng và thu suất của các loại cao từ lá cây Xuân hoa đỏ 15 Bảng 2.2. Kết quả sắc ký cột cao petroleum ether (ĐL.P, 170 g) 16 Bảng 2.3. Kết quả sắc ký cột phân đoạn ĐL.P.3 (4,8 g) 17 Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất XHX10 20 Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất Pseu-PE-C 24 -ii-
  13. DANH MỤC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1. Phổ 1H–NMR của XHX10 30 Phụ lục 2. Phổ 13C–NMR của XHX10 31 Phụ lục 3. Phổ 13C–DEPT–NMR của XHX10 32 Phụ lục 4. Phổ HMBC–NMR của XHX10 33 Phụ lục 5. Phổ HR–ESI–MS của XHX10 34 Phụ lục 6. Phổ 1H–NMR của Pseu-PE-C 35 Phụ lục 7. Phổ 13C–NMR của Pseu-PE-C 36 Phụ lục 8. Phổ 13C–DEPT–NMR của Pseu-PE-C 37 Phụ lục 9. Phổ COSY–NMR của Pseu-PE-C 38 Phụ lục 10. Phổ HSQC–NMR của Pseu-PE-C 39 Phụ lục 11. Phổ HMBC–NMR của Pseu-PE-C 40 Phụ lục 12. Phổ HR–ESI–MS của Pseu-PE-C 41 Phụ lục 13. Sắc ký đồ phần tan trong n-hexane sau khi thủy giải Pseu-PE-C 42 Phụ lục 14. Phổ MS của ester methyl của acid béo sau khi thủy giải Pseu-PE-C 43 -iii-
  14. MỞ ĐẦU Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: Nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên đã và đang đóng góp những thành tựu quý báu cho ngành hoá học cũng như ngành sinh học và y dược học. Sự kết hợp những chứng cứ khoa học từ lĩnh vực nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên và hoạt tính sinh học đã góp phần củng cố và phát triển các bài thuốc y học cổ truyền một cách thuyết phục nhất. Việt Nam có vị trí địa lý thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, là điều kiện phát triển hệ thực vật phong phú và đa dạng. Đây cũng chính là lý do nền y học cổ truyền của nước ta phát triển mạnh. Với vai trò nhà nghiên cứu về hóa học các hợp chất thiên nhiên, chúng tôi mong muốn được đóng góp vào sự phát triển chung này. Từ những năm 1980, người dân truyền miệng nhau rằng “cây Hoàn ngọc hay còn gọi là cây Xuân hoa, Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk., trị bách bệnh”. Những tác dụng về dược lý của cây Xuân hoa trên các bệnh về gan, hệ tiêu hóa, tim mạch, ung thư, viêm loét, [10] với những bài thuốc đơn giản mà hiệu nghiệm đã cuốn hút chúng tôi tìm hiểu về chi Pseuderanthemum. Sau khi tham khảo các tài liệu liên quan đến các loài cây thuộc chi Pseuderanthemum, chúng tôi nhận thấy rằng, trong số 10 loài cây thuộc chi Pseuderathemum hiện diện ở Việt Nam, chỉ có cây Xuân hoa, Pseuderathemum palatiferum, đang được quan tâm nghiên cứu sâu rộng về cả lĩnh vực hóa học lẫn lĩnh vực dược học, còn các cây khác chưa có tài liệu nào đề cập. Chúng tôi chọn cây Xuân hoa đỏ, Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill. var. atropurpureum (Bull.) Fosb., để khảo sát vì cây được sử dụng trong dân gian với đặc tính chữa lành vết thương, trị thương đòn tổn, [4] nhưng chưa được nghiên cứu về thành phần hóa học. Tính cấp thiết: Bước đầu nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học của cây Xuân hoa đỏ, chúng tôi đã cô lập được các nhóm hợp chất steroid, hợp chất chứa nitrogen, hợp -1-
  15. chất iridoid, hợp chất phenylethanoid và hợp chất lignan (đã được báo cáo trong các đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường trong những năm 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012). Trong quá trình nghiên cứu trích ly và cô lập hợp chất, chúng tôi đã nhận thấy hiện diện của nhóm hợp chất glycerol lipid từ lá cây Xuân hoa đỏ. Các hợp chất glycerol lipid được biết đến với tác dụng dẫn truyền thần kinh, khả năng kháng oxy hóa, tác dụng kháng khuẩn.[15],[22] Việc nghiên cứu cô lập và xác định cấu trúc hóa học nhóm hợp chất glycerol lipid nhằm làm sáng tỏ hóa thực vật chi Pseuderanthemum và nâng cao giá trị sử dụng của cây thuốc Xuân hoa đỏ. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này được đưa ra là trích ly, cô lập và xác định cấu trúc hoá học của các hợp chất glycerol lipid từ cây Xuân hoa đỏ. Phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu : Cô lập các hợp chất glycerol lipid từ lá cây Xuân hoa đỏ, Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill. var. atropurpureum (Bull.) Fosb., Họ Ô rô (Acanthaceae) bằng các phương pháp trích ly, sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng, sắc ký lớp mỏng điều chế. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất glycerol lipid cô lập được bằng các phương pháp phổ nghiệm hiện đại như cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều, khối phổ, -2-
  16. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. MÔ TẢ THỰC VẬT Họ Ô rô (Acanthaceae) là một họ thực vật hai lá mầm trong thực vật có hoa, chứa khoảng 250 chi và khoảng 2.700 loài. Theo Phạm Hoàng Hộ, [4] chi Pseuderanthemum có khoảng 196 loài. Ngoài tên Pseuderanthemum còn có tên Eranthemum. Ở Việt Nam, chi Pseuderanthemum có 9 loài và 2 thứ. Đề tài này khảo sát thành phần hóa học của cây Xuân hoa đỏ, nên chúng tôi chỉ trình bày mô tả thực vật của loài này. [1],[4] Tên khoa học: Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill. var. atropurpureum (Bull.) Fosb. Họ Ô rô (Acanthaceae) Tên thông thường : Xuân hoa đỏ, Ô rô đỏ, Nhớt tím. Tiểu–mộc cao 1–2 m, phân nhánh nhiều, không lông. Lá có phiến xoan bầu dục, mỏng, không lông, dài 7–10 cm, đỏ bầm có bớt đậm, đôi khi cũng thấy có màu vàng với bớt vàng đậm; cuống ngắn. Chùm ở ngọn; hoa trắng tâm hường, tai có đốm đỏ; tiểu–nhụy 2, thò. Cây ưa ẩm, đòi hỏi đất nhiều phân. Nhân giống bằng các chồi gốc vào mùa xuân. Ra hoa tháng 4–5, có quả tháng 6–7. Hình 1.1. Cây Xuân hoa đỏ lá đỏ -3-
  17. 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC HỌC Có rất ít thông tin về dược tính trên các loài thuộc chi Pseuderanthemum. Chỉ có ba loài có thông tin liên quan đến dược tính, đó là P. carruthersii var. atropurpureum, P. latifolium và P. palatiferum Trong đó chỉ có P. palatiferum đã được khảo sát dược tính bằng các phương pháp khoa học hiện đại. P. carruthersii var. atropurpureum: các bộ phận lá, rễ và hoa được sử dụng trong dân gian để trị lở miệng và làm lành vết thương. [1],[4] P. latifolium: được người dân ở Vân Nam, Trung Quốc sử dụng như thảo dược và là một loài có tiềm năng trong nhóm thực vật đang được một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc nghiên cứu sàng lọc khả năng chữa HIV. [23] P. palatiferum: cây được phát hiện tại Việt Nam từ những năm 1980, đã được sử dụng theo truyền miệng trong dân gian và đang được nghiên cứu. Sau đây là những thông tin chi tiết về dược tính của loài P. palatiferum. 1.2.1. Kinh nghiệm dân gian sử dụng cây P. palatiferum Cây Xuân hoa, P. palatiferum được trồng nhiều nơi như một cây thuốc gia đình. Theo Trần Công Khánh, [6] lá cây được dùng trong dân gian với các công dụng sau đây: Khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức. Chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu lỏng, lỵ, trị táo bón, đau bụng không rõ nguyên nhân. Chữa đau dạ dày, loét hành tá tràng, chảy máu đường ruột, viêm loét đại tràng, trĩ nội. Chữa viêm thận cấp và mạn, suy thận, đái ra máu, đái buốt, đái dắt. Chữa các bệnh u ở phổi, u xơ tuyến tiền liệt, làm giảm đau khi bị ung thư gan ở thời kỳ phát bệnh. Điều chỉnh huyết áp cho người bị huyết áp cao hoặc thấp. Chữa chấn thương, chảy máu, dập gãy cơ thể, chấn thương sọ não. -4-
  18. Năm 2005, bác sĩ Xuân Lục [10] đưa ra một số bài thuốc từ cây P. palatiferum như sau: Chữa các bệnh về đường tiêu hóa (đi lỏng, lỵ, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đau bụng không rõ nguyên nhân): ăn từ 7–9 lá, khoảng 2–3 lần/ngày cho đến khi khỏi, có thể nấu canh nhạt để ăn. Bệnh kèm theo chảy máu (chảy máu dạ dày, đường ruột, đái ra máu, phân ra máu kể cả đái buốt, đái rắt, ): ăn lá khi đói hoặc sắc nước lá đặc để uống, có thể nấu canh độ một bát nhỏ. Ăn 1–5 lần, máu sẽ cầm; nên ăn ngày 2 lần. Các bệnh ung thư thời kỳ phát bệnh: ăn lá xong, cơn đau giảm dần, người tỉnh táo, ăn ngủ tốt, có cảm giác như khỏi bệnh. Thử nghiệm qua một số bệnh ung thư dạ dày, gan, phổi, đều thấy có diễn biến tốt. Lượng lá dùng thường xuyên theo mức độ đau, thông thường ngày 2 lần, mỗi lần 3–7 lá, tùy theo hiệu quả giảm đau. Các bệnh u ở phổi, tiền liệt tuyến: liều dùng như trên, sau 1 tuần, các triệu chứng giảm hẳn, bệnh nhân ăn ngủ tốt. Riêng u xơ tiền liệt tuyến, ăn vào cuối tháng, khoảng 3 tháng liên tục. Các bệnh về gan (xơ gan cổ trướng, viêm gan, ): ăn lá tươi như trên ngày 2 lần khi đói. Bột lá khô cùng với bột Tam thất theo tỉ lệ 1:1 là thuốc trị xơ gan cổ trướng đặc hiệu. Bệnh về thận (viêm thận cấp hoặc mãn, suy thận, các hiện tượng nước đái đục, đái ra máu): điều trị như trên sau 1 tuần. Ăn 1 lần/ngày, nhưng nếu nước giải chỉ trong được nửa ngày thì tăng lên 2 lần/ngày. Trong thời gian nửa tháng, các triệu chứng bệnh giảm rõ rệt. Chữa viêm loét (loét dạ dày, hành tá tràng, đại tràng, trĩ nội ngoại, trực tràng, ): ăn lá tươi khi đói (tốt nhất là vào buổi sáng). Với các vết thương thuộc phạm vi dạ dày, chỉ cần ăn trong 1 tuần, tránh uống rượu mạnh. Khi chữa vết loét thuộc phần ruột, liều lượng cần nhiều hơn tùy theo nặng, nhẹ. Điều chỉnh huyết áp, ổn định thần kinh: khi biến đổi huyết áp (cao hay thấp) theo liều lượng trên, ăn xong chợp mắt nghỉ trong thời gian ngắn, huyết áp sẽ -5-
  19. trở lại bình thường; khi lên cơn rối loạn thần kinh thực vật, tùy theo mức độ để định liều lượng, có thể ăn vào buổi sáng giúp cơ thể ổn định trong ngày và đề phòng khi thời tiết thay đổi đột ngột. Chữa về chấn thương (các loại chấn thương, đặc biệt chấn thương sọ não, va đập, gãy dập xương hay bắp thịt): lá thuốc có tác dụng cầm máu, khôi phục các mô cơ bị dập, kháng viêm nhiễm, lá làm cả thuốc đắp và thuốc uống. Với vết thương kín, có thể nhai để đắp; vết thương hở, nên giã để đắp. 1.2.2. Nghiên cứu in vitro về dược tính 1.2.2.1. Hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm Năm 1998, Trần Công Khánh và cộng sự [7] đã thử tác dụng kháng vi sinh vật kiểm định (trong ống nghiệm) của cao đặc chiết từ lá cây P. palatiferum, kết quả cho thấy cao đặc có tác dụng kháng vi khuẩn Gram âm (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa), kháng vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes), nấm mốc (Aspergillus niger, Fusarium oxysporum, Pyricularia oryzae, Rhezoctonia solanii), nấm men (Saccharomyces cerevisiae, Candida albicans). Năm 2005, Phan Minh Giang và cộng sự [3] đã khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của cao ethyl acetate và n–butanol (ở nồng độ 10 mg/ml) từ lá cây P. palatiferum, các kết quả cho thấy cả hai loại cao trích đều thể hiện khả năng kháng các chủng vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus), Gram âm (Escherichia coli) và vi nấm (Candida albicans, Candida stellatoides), trong đó cao trích ethyl acetate có hoạt tính tốt hơn cao trích n–butanol. Kết quả cũng cho thấy cao trích ethyl acetate kháng tốt các chủng Salmonella typhi 158 (đường kính vòng vô khuẩn là 21,0 mm), Shigella flexneri (21,5 mm) và Escherichia coli (21,0 mm), đây là những vi khuẩn gây bệnh về đường ruột, tiêu chảy, viêm ruột, lỵ. Năm 2007, Trần Công Khánh và cộng sự [8] đã công bố dịch chiết n–hexane của rễ cây P. palatiferum có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định đối với chủng tụ cầu vàng Staphylococcus aureus với giá trị IC50 là 174,9 mg/ml. -6-
  20. 1.2.2.2. Hoạt tính kháng oxy hóa Năm 2005, Phan Minh Giang và cộng sự [3] đã nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa của các loại cao ethyl acetate và n–butanol từ lá cây P. palatiferum bằng phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các loại cao này lên độ hoạt động của enzyme peroxydase trong máu. Kết quả cho thấy cả hai loại cao ethyl acetate và n– butanol từ lá cây đều có tác dụng kháng oxy hóa. 1.2.3. Nghiên cứu in vivo về dược tính 1.2.3.1. Thử độc tính trên động vật thử nghiệm Năm 1999, Lê Thị Lan Oanh và cộng sự [11] đã khảo sát độ độc của dịch chiết lá P. palatiferum trên cá chọi. Kết quả cho thấy dịch chiết lá không độc với cá chọi vì với nồng độ 50% cá vẫn không chết sau 5 ngày. Kết quả kiểm nghiệm độc tính của lá khô cây P. palatiferum cũng đã được thực hiện tại Viện Kiểm nghiệm, Bộ Y tế, áp dụng trên thỏ và chuột thí nghiệm, cho thấy không có độc tính.[11] Năm 1999, Nguyễn Thị Minh Thu và các cộng sự [12] đã thử độc tính cấp diễn của cây P. palatiferum theo phương pháp của Behrens trên chuột nhắt trắng. Phương pháp được tiến hành với các nồng độ thuốc khác nhau, liên tục theo dõi diễn tiến hành vi của chuột từ khi đưa thuốc trực tiếp vào dạ dày. Kết quả cao đặc toàn phần lá cây không gây độc tính cấp diễn trên chuột, không có giá trị LD50, chuột sống hoàn toàn khỏe mạnh qua 48 giờ. Năm 2009, Peerawit Padee và cộng sự [19] đã thử nghiệm độc tính của cao trích ethanol 80% lá cây P. palatiferum cả in vitro lẫn in vivo. Kết quả thử nghiệm in vitro trên tế bào thận khỉ xanh châu Phi bằng phương pháp GFP (green fluorescent protein) cho thấy mẫu thử không độc ở nồng độ 50 g/ml, liều cao nhất có thể pha được. Với thử nghiệm in vivo, thử nghiệm với cao trích ethanol 80% được thực hiện trên chuột trưởng thành qua đường uống, với một liều duy nhất ở các nồng độ khác nhau, 500, 1.000, 1.500, và 2.000 mg mẫu cao trích/kg trọng lượng chuột. Kết quả cho thấy chuột không có dấu hiệu ngộ độc trong 24 giờ đầu và không chết qua 14 ngày thử nghiệm; không có sự khác biệt về thể trọng giữa nhóm chuột thử nghiệm -7-
  21. và nhóm chuột đối chứng. Với thử nghiệm in vivo trên chuột qua đường uống, mỗi ngày, trong 14 ngày, ở các nồng độ khác nhau, 250, 500, 1.000 mg mẫu cao trích/kg trọng lượng chuột, không có liều nào gây độc cho chuột. Các trị số hóa lý như creatinine, triglyceride, cholesterol tổng, protein tổng và albumin không có sự khác biệt giữa nhóm chuột thử nghiệm và nhóm chuột đối chứng. 1.2.3.2. Tác dụng bảo vệ tế bào gan Năm 1999, Nguyễn Thị Minh Thu [12] đã thử tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao đặc toàn phần lá cây P. palatiferum trên chuột nhắt trắng. Mô hình gây ngộ độc gan bằng tetrachlorometane. Kết quả như sau: ở liều gây độc gan 1,0 ml CCl4/kg thể trọng, chưa thấy có dấu hiệu bình phục của tế bào gan. Ở liều gây độc 0,5 ml CCl4/kg thể trọng, hàm lượng men gan có giảm nhưng chưa đáng kể, có dấu hiệu bình phục của tế bào gan. 1.2.3.3. Tác dụng trị tiêu chảy Năm 2006, Dieu HK. và cộng sự [16] đã xác định hiệu quả của bột lá P. palatiferum trong trị bệnh tiêu chảy heo con theo mẹ, so sánh với hai loại kháng sinh Coli–norgen và Cotrimxazol. Kết quả sau 3 ngày điều trị cho thấy bột lá khô (tỉ lệ khỏi bệnh / tỉ lệ tái phát: 92,86% / 7,14%) có tỉ lệ khỏi bệnh cao hơn và tỉ lệ tái phát thấp hơn so với kháng sinh Coli–norgen (90,48% / 9,52%) và Cotrimxazol (83,33% / 14,29%). 1.2.3.4. Hiệu quả ức chế enzyme acetylcholinesterase Năm 2010, Wararut Buncharoen và cộng sự [21] đã xác định hiệu quả ức chế enzyme acetylcholinesterase của dịch trích nước lá cây P. palatiferum trên chuột bạch. Chuột bạch đực được cho uống dịch trích nước lá cây ở các liều 0,3; 0,7 và 1,0 g/kg thể trọng trong 30 ngày. Hiệu quả ức chế enzyme acetylcholinesterase được đánh giá dựa trên tế bào máu đỏ, huyết thanh và não chuột. Kết quả cho thấy dịch trích có thể làm giảm sự tổng hợp enzyme acetylcholinesterase trong não chuột. Hiệu quả ức chế enzyme acetylcholinesterase của dịch trích nước lá cây P. palatiferum đã cho thấy tiềm năng chữa bệnh Alzheimer của cây thuốc này. -8-
  22. S K L 0 0 2 1 5 4