Luận án Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh

pdf 245 trang phuongnguyen 1880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_rui_ro_trong_kinh_doanh_ngoai_hoi_cua_cac_ng.pdf

Nội dung text: Luận án Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T Ư NG ĐẠ H C NGÂN HÀNG T . HỒ CHÍ MINH BÙI QUANG TÍN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ K NH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN2 HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T Ư NG ĐẠ H C NGÂN HÀNG T . HỒ CHÍ MINH BÙI QUANG TÍN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI THÀNH PH Ố HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ K NH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 NGƯ HƯỚNG DẪN KHOA H C: PGS.;TS. NGÔ HƯỚNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tác giả Luận án có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình, cụ thể: - Tôi tên là: Bùi Quang Tín - Sinh ngày: 20/10/1976 - Quê quán: Quãng Ngãi - Hiện công tác tại: Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM - Là Nghiên cứu sinh khóa 15 của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM - Đề tài: Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh - Người hướng dẫn: PGS.;TS. Ngô Hướng Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong Luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP.Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 06 năm 2013 Tác giả Bùi Quang Tín
  4. 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BTGĐ Ban Tổng Giám Đốc Công ty SJC Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn CSTT Chính sách tiền tệ HĐQT Hội đồng Quản trị HTXTD Hợp tác xã tín dụng KDNH Kinh doanh ngoại hối NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài NH NNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương NK Nhập khẩu RRHĐ Rủi ro hoạt động TCTD Tổ chức tín dụng Thông tư 07 Thông tư số 07/2012/TT- NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSC Tài sản Có TSCF Tài sản Có về ngoại tệ TSN Tài sản Nợ TSNF Tài sản Nợ về ngoại tệ TTLNH Thị trường liên ngân hàng TTNH Thị trường ngoại hối XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu VND Việt Nam đồng
  5. 5 TIẾNG NƯỚC NGOÀI ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CPI Chỉ số giá tiêu dùng Dealer Nhân viên kinh doanh Phòng Kinh doanh ngoại hối ĐongA Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á EXIMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam FED Quỹ dự trữ liên bang Mỹ GDP Tổng sản phẩm quốc nội HSBC Ngân hàng Thương mại Hồng Kông và Thượng Hải IMF Quỹ tiền tệ quốc tế Interpol Cảnh sát Quốc tế ISDA Hợp đồng khung pháp lý do Hiệp hội Quốc tế về Hoán đổi và Phái sinh thực hiện OTC Thị trường mua bán thứ cấp SACOMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín TCI Chỉ số tin cậy thương mại VCB.HCM Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh VIETTINBANK Ngân hàng Công Thương Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới AUD Đồng đôla Úc EUR Đồng tiền chung Châu Âu GBP Đồng Bảng Anh JPY Đồng Yên Nhật SGD Đồng Singapore USD Đồng đôla Mỹ
  6. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB 70 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của SACOMBANK 71 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của EXIMBANK 71 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của VIETA BANK 72 Bảng 2.5: Số lượng khách hàng và TCTD khác giao dịch kỳ hạn của Eximbank 87 Bảng 2.6: Giá trị giao dịch kỳ hạn với khách hàng và với TCTD khác của Eximbank87 Bảng 2.7: Số lượng khách hàng và TCTD khác giao dịch hoán đổi của Eximbank 87 Bảng 2.8: Giá trị giao dịch hoán đổi với khách hàng và với TCTD khác của Eximbank 88 Bảng 2.9: Giá trị giao dịch quyền chọn với TCTD khác của Eximbank 88 Bảng 2.10: Lời / Lỗ từ giao dịch phái sinh ngoại tệ của Eximbank 89 Bảng 2.11: Giá trị giao dịch quyền chọn vàng tại ACB 89 Bảng 3.1: Thống kê giá vàng SJC thực tế (từ 11/12/2009 – 16/06/2012) 183 Bảng 3.2: Bảng chi tiết tính toán VaR cho vàng (trạng thái trường) 131 Bảng 3.3: Bảng kết quả VaR cho vàng (trạng thái trường) 132 Bảng 3.4: Bảng chi tiết tính toán VaR cho vàng (trạng thái đoản) 133 Bảng 3.5: Bảng kết quả VaR cho vàng (trạng thái đoản) 133 Bảng 3.6: Thống kê giá CHF và các kết quả tính toán của tác giả 134 Bảng 3.7: Bảng phân tích trạng thái và kết quả VaR của CHF 136
  7. 7 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình lạm phát qua các năm 73 Biểu đồ 2.2: Thâm hụt/Thặng dư cán cân thương mại 74 Biểu đồ 2.3: Tỷ giá USD/VND bình quân năm từ năm 2007 đến năm 2012 77 Biểu đồ 2.4: Lãi/Lỗ thu nhập trong kinh doanh ngoại hối (ngoại tệ và vàng) tại Ngân hàng ACB 77 Biểu đồ 2.5: Lãi/Lỗ thu nhập trong kinh doanh ngoại hối (ngoại tệ và vàng) tại Ngân hàng EXIMBANK 78 Biểu đồ 2.6: Lãi/Lỗ thu nhập trong kinh doanh ngoại hối (ngoại tệ và vàng) tại Ngân hàng SACOMBANK 79 Biểu đồ 2.7: Lãi/Lỗ thu nhập trong kinh doanh ngoại hối (ngoại tệ và vàng) tại Ngân hàng Ngân hàng VIỆT Á 80 Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ đôla hóa (tín dụng bằng ngoại tệ/M2) 81 Biểu đồ 2.9: Giá vàng thế giới bình quân qua các năm 83 Biểu đồ 2.10: Giá vàng SJC bình quân qua các năm 84 Biểu đồ 3.1: Phân phối xác xuất chuẩn của daily return CHFUSD 135
  8. 8 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ KINH DOANH NGOẠI HỐI 1 1.1.1. . Quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế 1 1.1.2. . Thị trường ngoại hối 3 1.1.2.1. Khái niệm thị trường ngoại hối 3 1.1.2.2. Đặc điểm, chức năng của thị trường ngoại hối 4 1.1.2.3. Các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối 6 1.1.2.4. Xu hướng phát triển của thị trường ngoại hối trên thế giới 8 1.1.3. Kinh doanh ngoại hối 10 1.1.3.1. Khái niệm ngoại hối 10 1.1.3.2. Khái niệm kinh doanh ngoại hối và những vấn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối 11 1.1.3.3. Các loại giao dịch ngoại hối 14 Giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot) 14 Giao dịch ngoại hối kỳ hạn (Forward) 16 Giao dịch ngoại hối tương lai (Future) 18 Giao dịch ngoại hối hoán đổi (Swap) 19 Giao dịch ngoại hối quyền chọn (Option) 20
  9. 9 1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 22 1.2.1. Các nhân tố chung tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối 23 1.2.1.1. Các yếu tố bên ngoài 23 1.2.1.2. Các yếu tố bên trong 23 1.2.2. Các nhân tố riêng tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối 31 1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 33 1.3.1. Các tiêu chí định lượng 33 1.3.1.1. Phương pháp đo lường VaR 33 1.3.1.2. Phương pháp đo lường trạng thái ngoại tệ 34 1.3.2. Các tiêu chí định tính 34 1.4. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 35 1.4.1. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại 35 1.4.2. Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại 35 1.4.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại 35 1.4.2.2. Vai trò của quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối đối với Ngân hàng thương mại 36 1.4.2.3. Các phương pháp quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại 37 Sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại hối giao dịch qua đêm 37 Cân bằng trạng thái ngoại hối 40 Sử dụng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá 40 Sử dụng các công cụ phái sinh 43 Sử dụng công cụ VaR – Giá trị chịu rủi ro 47 1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại 52 1.4.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía các NHTM 52
  10. 10 1.4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài 54 1.5. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 55 1.5.1. Bài học thứ nhất về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cho các NHTM. 55 1.5.2. Bài học thứ hai về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cho các NHTM 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 64 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 66 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC NHTM CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 66 2.1.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại TP.HCM thời kỳ trước 1990 66 2.1.2. Nhu cầu hình thành các thể chế mới 68 2.1.3. Sự hình thành các Ngân hàng thương mại cổ phần 68 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM cổ phần tại TP.HCM 70 2.2. THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 72 2.2.1. Các nhân tố chung tác động đến rủi ro kinh doanh vàng và ngoại tệ 72 2.2.1.1 . Các yếu tố bên ngoài 72 2.2.1.2 .Các yếu tố bên trong 75 - Lạm phát 75 - Thâm hụt cán cân thương mại 78 - Tình trạng đôla hóa nền kinh tế 80 - Trạng thái ngoại tệ 81 - Cơ chế điều hành tỷ giá 82 - Các hợp đồng giao dịch phái sinh ngoại hối 87 2.2.2 Các nhân tố riêng tác động đến rủi ro kinh doanh vàng và ngoại tệ 90
  11. 11 2.3. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 94 2.3.1. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng 95 2.3.1.1. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng vật chất 95 2.3.1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản 101 2.3.1.3. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vàng 104 2.3.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 106 2.3.2.1. Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ 106 2.3.2.2. Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay 109 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 111 2.4.1. Thành tựu 111 2.4.2. Hạn chế 111 2.4.3. Nguyên nhân 112 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 113 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 115 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 115 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM117 3.2.1. Tổ chức lại hoạt động kinh doanh ngoại hối 117 3.2.2. Sử dụng công cụ hạn mức 120 3.2.3. Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá 122
  12. 12 3.2.4. Sử dụng công cụ lệnh 124 3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 125 3.3.1 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường trong hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối 125 3.3.1.1 . Thiết lập trạng thái ngoại hối hợp lý và phù hợp 125 3.3.1.2 . Sử dụng mô hình định lượng rủi ro VAR 129 3.3.1.3 . Sử dụng các sản phẩm phái sinh ngoại tệ 137 3.3.1.4 . Hạn chế các giao dịch trên thị trường không có nhu cầu thực 140 3.3.2 Các giải pháp khác từ phía các ngân hàng thương mại để hổ trợ cho việc tăng cường hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối 148 3.3.2.1 . Tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại 148 3.3.2.2 . Đầu tư công nghệ 148 3.3.2.3 . Phát triển nguồn nhân lực 149 3.4. CÁC KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG 150 3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan 150 3.4.1.1. Ổn định tình hình bên ngoài: kinh tế, chính trị và xã hội 150 3.4.1.2. Các chính sách vĩ mô cơ bản: lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, tình trạng đôla hóa nền kinh tế 152 3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 158 3.4.2.1.Chính sách tỷ giá USD/VND 158 3.4.2.2. Phát triển thị trường sản phẩm phái sinh 161 3.4.2.3. Chính sách đối với huy động và tín dụng ngoại tệ 163 3.4.2.4. Lập sàn giao dịch vàng, ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh mang tính quốc gia 164
  13. 13 3.4.2.5. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại tệ và kinh doanh vàng 169 3.4.2.6. Bình ổn thị trường ngoại tệ và thị trường vàng 170 3.4.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại tệ và vàng 173 3.4.2.8. Chính sách về rủi ro và kiểm soát 175 3.4.2.9. Chính sách kiều hối 176 3.4.2.10.Dự trữ ngoại hối 176 3.4.2.11. Trạng thái ngoại tệ 176 3.4.2.12. Hệ thống pháp luật 177 3.4.3. Kiến nghị với Hiệp hội Ngân hàng 177 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 178 KẾT LUẬN 179 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  14. 14 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Kể từ ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và đang trong tiến trình cải cách để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và song song là tiến trình tự do hóa nền kinh tế mà lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu chính là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Khi tự do hóa kinh tế, các ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động nhưng đồng thời cũng chịu thêm nhiều áp lực cạnh tranh cũng như rủi ro từ môi trường bên ngoài, trong khi không thể tiếp tục trông chờ vào chính sách bảo hộ của nhà nước. Tiến trình tự do hóa kinh tế tất yếu dẫn đến tự do hóa các dòng vốn, tự do hóa lãi suất và tự do hóa tỷ giá hối đoái. Từ trước tới nay, nhờ chính sách can thiệp của nhà nước đã giúp cho lãi suất và tỷ giá hối đoái rất ổn định, ngoại trừ một số thời điểm đặc biệt như khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997-1998. Thêm vào đó, hoạt động của các ngân hàng trong những năm trước đây chủ yếu tập trung vào khâu tín dụng, có những ngân hàng hoạt động kinh doanh tín dụng chiếm đến hơn 90%. Vì thế, vấn đề KDNH cũng như quản lý rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng trong KDNH chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức. Chỉ đến thời gian gần đây từ năm 2006-2010, khi thị trường chứng khoán sôi động, tỷ giá USD/VND tăng giảm nhanh, giá vàng biến động mạnh, tỷ trọng kinh doanh tín dụng giảm dần, nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện như đầu tư tài chính, kinh doanh vàng, v.vv áp lực cạnh tranh trên thị trường tăng cao thì các ngân hàng mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho KDNH và các giải pháp khác trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động KDNH. Về phía các Ngân hàng, hoạt động KDNH luôn được kỳ vọng đem lại nhiều lợi nhuận và rủi ro là thấp nhất. Trong khi đó, sự biến động của tỷ giá ngoại tệ và giá vàng là rất khó để dự đoán và có thể gây ra nhiều thiệt hại cho cả ngân hàng. Cho nên, việc tìm ra các giải pháp để phòng ngừa và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro ngoại hối cho hoạt động KDNH là thật sự cần thiết. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn
  15. 15 “QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TP.HCM” để làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ. 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Qua tìm hiểu trong thời gian vừa qua, tác giả nhận thấy các đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài này chỉ có các tác giả khác thực hiện ở cấp Thạc sỹ ở trong nước từ năm 2008 trở về trước, còn ở nước ngoài thì không tìm thấy có tác giả nào làm đề tài có liên quan mật thiết đến đề tài của tác giả đang nghiên cứu. Các đề tài trên được thực hiện từ năm 2008 về trước nên phần thực trạng không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Ngoài ra, ở chương các giải pháp của các đề tài cấp Thạc sỹ vẫn còn mang nặng tính lý thuyết hay khó áp dụng vào thực tiễn hoạt động của các NHTM cổ phần ở TP.HCM. Do đó, việc tìm ra giải pháp căn bản và khả thi nhất nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM tại TPHCM là việc làm vô cùng cần thiết, trong đó cần có một mô hình áp dụng được trong thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng nhằm giúp cho các đơn vị có liên quan trong ngân hàng sử dụng được bất cứ khi nào có nhu cầu kiểm soát và phòng ngừa rủi ro ngoại hối. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được 4 mục tiêu sau đây: Xác định những nguyên nhân của tồn tại trong quản lý rủi ro ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM. Đề ra các giải pháp để hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM. Đề ra các giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM. Kiến nghị những biện pháp nhằm hổ trợ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.
  16. 16 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng và các giải pháp trong việc tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM. Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, Luận án này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là các loại ngoại tệ mạnh (gồm có: USD, EUR, GBP, AUD, JPY, CAD, CHF, SGD) và vàng, tại vì đây là hai loại ngoại hối có doanh số giao dịch chủ yếu và lớn nhất hiện nay tại các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM, chiếm tỷ lệ trên 90% tổng doanh số giao dịch về kinh doanh ngoại hối. Khoảng thời gian nghiên cứu cho Luận án này là từ năm 2007 đến năm 2012. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 4.1. Tổng quan phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Là công trình nghiên cứu khoa học nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch, phương pháp VaR để thực hiện nghiên cứu và đối chiếu giữa chính sách quản lý của nhà nước với thực tế hoạt động của ngành ngân hàng, tham khảo các lý thuyết tài chính tiền tệ, ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đồng thời tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu, cũng như sử dụng các số liệu tham khảo từ các cơ quan hữu quan và các số liệu từ tài liệu nước ngoài. 4.2. Thu thập và phân tích dữ liệu 4.2.1. Thu thập dữ liệu: Nghiên cứu tập trung vào hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM nên dữ liệu lựa chọn được xác định trên các cơ sở sau: Dữ liệu thu thập chủ yếu dựa trên các nguồn chính thức như báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNN, NHTM cổ phần tại TP.HCM, từ các cơ quan thống kê, các tài liệu nước ngoài, và các báo cáo nội bộ của một số NHTM cổ phần tại TP.HCM, v.v Đây là các dữ liệu có thực, dễ kiểm tra.
  17. 17 Bên cạnh đó luận án có tham khảo các nguồn tư liệu từ nghị định của chính phủ, các văn bản hướng dẫn của NHNN, các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, các tài liệu của các nhà khoa học, các ý kiến của đồng nghiệp và những nhà quản lý ngân hàng. 4.2.2. Phân tích dữ liệu Dữ liệu thu thập sẽ thống kê, phân tích, tổng hợp, hiệu chỉnh và đánh giá; đồng thời sử dụng của bảng, biểu đồ và hình để minh họa làm tăng độ tin cậy trong nghiên cứu. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày ba chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 6. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối và gây ra rủi ro trong kinh doanh ngoại hối trong điều kiện hiện nay. Làm rõ những tồn tại trong quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM. Đề xuất các chính sách và giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM.
  18. 18 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ KINH DOANH NGOẠI HỐI 1.1.1. Quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế Trong lịch sử phát triển của thị trường ngoại hối, có giai đoạn chỉ có các ngân hàng lớn thực hiện các giao dịch ngoại hối. Sự hạn chế đó đã bị phá bỏ nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ, mạng Internet và đặc biệt là các phần mềm. Những yếu tố này làm cho tính thanh khoản của thị trường tăng lên còn chi phí thì giảm xuống. Dần dần, việc giao dịch kiếm lời đã phát triển bùng nổ khi tất cả mọi người đều có thể tham gia vào thị trường. Có ba lý do chính khiến các chủ thể trong nền kinh tế tham gia vào quan hệ ngoại hối: đầu tư, bảo vệ mình khỏi các rủi ro ngoại hối và đầu cơ. Nhưng lý do cuối cùng là động cơ chính của những người tham gia thị trường, bởi có đến 80- 90% các nhà kinh doanh hướng tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và giá vàng. Các đồng tiền và cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối cũng đồng thời được sử dụng trong các giao dịch tài chính với vai trò là phương tiện thanh toán. Chính các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện bởi các doanh nghiệp và tổ chức là đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế nói chung, cũng như hoạt động và sự ổn định thị trường ngoại hối nói riêng. TTNH là thị trường tài chính toàn cầu lớn nhất, không có một thị trường tài chính nào có thể so sánh với TTNH về quy mô, nhưng những thị trường tài chính khác có thể tác động đến TTNH. Ví dụ, thị trường trái phiếu Mỹ có thể tác động tới giá trị của đồng đôla cũng giống như thị trường chứng khoán Nhật tác động tới giá trị của đồng Yen Nhật. Từ đó các quan hệ ngoại hối bị tác động nhiều bởi các yếu tố
  19. 19 thay đổi của các thị trường khác trong nền kinh tế như thị trường hàng hóa, trái phiếu, chứng khoán, . Việc nhu cầu hàng hóa toàn cầu gia tăng đã kéo thị trường hàng hóa và TTNH gần nhau hơn. Mọi nền kinh tế trên thế giới đều phải nhập khẩu một số mặt hàng hóa để tiêu dùng, để mua những hàng hóa này, những nhà nhập khẩu phải đổi đồng tiền của họ ra đồng tiền của nước mà họ muốn nhập khẩu hàng hóa. Giao dịch này sẽ khiến nhu cầu về đồng tiền của nước xuất khẩu cao hơn và tăng giá trị cho đồng tiền đó. Giao dịch này cũng sẽ khiến cung tiền của nước nhập khẩu cao hơn và làm giảm giá trị của đồng tiền đó. Điển hình như trường hợp của ba nước xuất khẩu lớn: Úc, Canađa và NewZealand, ba đồng tiền lớn là đô Úc, đô Canada và đô New Zealand có mối quan hệ mật thiết với giá trị của hàng hóa. Khi giá của hàng hóa tăng, giá trị của những đồng tiền này cũng gia tăng và ngược lại. Mỗi đồng tiền trong nhóm trên bị tác động bởi rất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Ví dụ, đồng đôla Úc có mối liên hệ chặt chẽ với giá vàng, nếu giá vàng tăng thì giá trị của đồng đôla Úc cũng tăng theo và ngược lại. Bên cạnh việc bị tác động bởi thị trường hàng hoá, các quan hệ ngoại hối còn chịu sự ảnh hưởng của thị trường trái phiếu. Sau thị trường ngoại hối, thị trường trái phiếu là thị trường tài chính lớn thứ hai trên thế giới, các chính phủ, các tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân đều tham gia hoạt động trên thị trường trái phiếu. Mỗi thành phần này đều có chung một mục đích đó là tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của họ. Trái phiếu chính phủ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thị trường trái phiếu, các trái phiếu này là những tài khoản đầu tư có độ rủi ro gần như bằng không bởi chúng được đảm bảo bởi niềm tin của chính phủ các quốc gia, một số chính phủ trả lãi suất trên trái phiếu của họ cao hơn các chính phủ khác. Các nhà đầu tư quốc tế thu được lợi nhuận khi họ quyết định trái phiếu của chính phủ nào họ sẽ đầu tư. Các trái phiếu với lãi suất cao hơn sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn khi nền kinh tế của các trái phiếu đó phát triển ổn định. Những nhà đầu tư mong muốn mua trái phiếu chính phủ sẽ phải dùng tiền của chính phủ đó để mua, nếu các nhà đầu tư muốn mua trái phiếu của chính phủ
  20. 20 Mỹ, họ phải chuyển đổi sang đồng tiền của chính phủ Mỹ (đồng USD), điều này sẽ làm tăng nhu cầu của đồng đôla Mỹ và làm tăng giá trị của đồng đôla Mỹ. Cùng thời điểm đó, nguồn cung của các đồng tiền khác sẽ tăng và làm giảm giá trị của các đồng tiền đó. Hiểu biết chính phủ nào đưa lãi suất của trái phiếu cao hơn và trái phiếu nào đang tăng phổ biến sẽ giúp chúng ta biết được cặp đồng tiền nào nên mua và cặp nào nên bán. Cho nên, các quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế không phát sinh một cách độc lập, mà luôn chịu ảnh hưởng qua lại bởi rất nhiều yếu tố thị trường khác. Trên đây chỉ là hai yếu tố điển hình nêu lên sự tác động qua lại giữa các giao dịch ngoại hối trong TTNH với các thị trường khác như thị trường hàng hóa và trái phiếu. Ngoài ra, chúng ta có thể đề cập đến các thị trường khác và các chính sách khác như: thị trường chứng khoán, các chính sách chính trị, xã hội, kinh tế, cũng tác động đến các quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế. 1.1.2. Thị trường ngoại hối 1.1.2.1. Khái niệm thị trường ngoại hối Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa thương mại quốc tế và thương mại nội địa là thương mại quốc tế thường liên quan đến việc chuyển đổi các đồng tiền khác nhau của các quốc gia khác nhau, trong khi đó thương mại nội địa thường chỉ liên quan đến nội tệ. Một nhà nhập khẩu Mỹ thường được yêu cầu thanh toán cho nhà xuất khẩu Nhật bằng Yên Nhật, cho nhà xuất khẩu Đức bằng Euro, cho nhà xuất khẩu Anh bằng Bảng Anh, v.v Với lý do này, để thanh toán tiền hàng, nhà nhập khẩu Mỹ phải mua các ngoại tệ thích hợp, tức bán nội tệ trên thị trường. Nghĩa là, một trong hai bên mua hoặc bán phải liên quan đến mua bán đồng ngoại tệ. Giống như thương mại quốc tế, du lịch quốc tế, đầu tư quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế và các quan hệ tài chính quốc tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán các đồng tiền khác nhau trên thị trường. Theo Marc Levinson (2005), thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch các loại ngoại tệ phi tập trung và toàn cầu. [24]
  21. 21 Theo Investopedia, thị trường ngoại hối là thị trường toàn cầu giao dịch ngoại tệ suốt cả ngày và đêm. [29] Theo Nguyễn Văn Tiến (2006), hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market – FOREX hay viết tắt là TTNH). [9] Một cách tổng quát: Thị trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau. Theo tác giả, Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động chuyển đổi, mua bán tiền tệ của các nước khác nhau; là nơi thực hiện các giao dịch vàng liên tục và toàn cầu; là nơi diễn ra các hoạt động đầu tư, lưu chuyển tài chính quốc tế nhằm thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế; đồng thời cũng xác định được các điều kiện giao dịch. 1.1.2.2. Đặc điểm, chức năng của thị trường ngoại hối Đặc điểm của thị trường ngoại hối TTNH không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữu hình nhất định, mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau, do đó nó còn được gọi là thị trường không gian. Đây là thị trường toàn cầu hay thị trường “không ngủ”. Do có sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm. Thị trường bắt đầu hoạt động từ Úc, Nhật, Singapore, Hongkong, châu Âu, NewYork, và cứ như vậy, khi thị trường khu vực châu Á đóng cửa thì thị trường Châu Âu rồi đến châu Mỹ bắt đầu hoạt động theo một chu kỳ khép kín toàn cầu. Trung tâm của TTNH là TTLNH với các thành viên chủ yếu là các Ngân hàng thương mại (NHTM), các nhà môi giới ngoại hối và các Ngân hàng trung ương (NHTW). Doanh số giao dịch trên TTLNH chiếm tới 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu. Các nhóm thành viên tham gia thị trường duy trì quan hệ với nhau liên tục thông qua điện thoại, mạng vi tính, telex và fax. Do thông tin được truyền đi rất nhanh và hiệu quả, cho nên tuy các thành viên tham gia thị trường ở rất xa nhau nhưng họ vẫn có cảm giác là đang cùng hoạt động dưới một mái nhà chung.
  22. 22 Do thị trường có tính toàn cầu và hoạt động hiệu quả, cho nên các tỷ giá được yết trên các thị trường khác nhau nhưng hầu như là thống nhất với nhau và có độ chênh lệch không đáng kể. Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý và nhiều yếu tố khác. Thị trường ngoại hối hoạt động tích cực nhất là London, sau đó là New York, Tokyo, Singapore, Frankfurt , đây là thị trường lớn nhất và có doanh số giao dịch cao nhất. TTNH toàn cầu có tốc độ phát triển rất nhanh trong mấy thập kỷ qua, đặc biệt là từ cuối những năm 80 là do có những nguyên nhân chính sau: Sau khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods bị sụp đổ vào năm 1973, tỷ giá các đồng tiền trên thế giới được thả nổi và dao động mạnh đã buộc những nhà kinh doanh tiền tệ xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế phải tìm kiếm các biện pháp phòng chống rủi ro thông qua TTNH; mặt khác, họ cũng tranh thủ thời cơ tỷ giá biến động mạnh để hoạt động đầu cơ kiếm lời. Điều đó làm tăng nhu cầu giao dịch mua bán ngoại tệ, góp phần thúc đẩy TTNH phát triển nhanh chóng. Xu thế tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu, bao gồm cả các nước đang phát triển cũng đã và đang tích cực tham gia tiến trình hội nhập, là tiền đề để các nước tiến hành nới lỏng quy chế quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện cho chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn quốc tế được hiệu quả. Điều này tạo nên một TTNH quốc tế ngày càng rộng lớn với doanh số giao dịch ngày một cao. Tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã góp phần làm giảm chi phí giao dịch, tăng tốc độ thanh toán, góp phần tích cực thúc đẩy TTNH phát triển như ngày nay. Bên cạnh tăng nhanh doanh số giao dịch, TTNH quốc tế còn phát triển mạnh về chiều sâu, đó là tạo ra nhiều loại hình nghiệp vụ kinh doanh mới, phức tạp hơn, tinh vi hơn và cũng trở nên rủi ro hơn.
  23. 23 Chức năng của thị trường ngoại hối Chức năng cơ bản của TTNH là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các chức năng cơ bản của NHTM, đó là: nhằm thực hiện dịch vụ thanh toán cho các khách hàng trong các giao dịch thương mại quốc tế. Ví dụ: một khách hàng là công ty muốn nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài sẽ có nhu cầu ngoại hối nếu hóa đơn hàng hóa và dịch vụ được ghi bằng ngoại tệ; hoặc là nhà xuất khẩu có nhu cầu chuyển đổi ngoại hối thành nội tệ, nếu hóa đơn xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ được ghi bằng ngoại tệ. Các giao dịch ngoại hối nhằm giúp khách hàng là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu như trên là một trong những dịch vụ mà các NHTM luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng, và đồng thời cũng là dịch vụ mà các khách hàng luôn mong đợi từ phía Ngân hàng. Ngoài dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế, TTNH còn có một số chức năng khác, như: Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia. Thông qua hoạt động của TTNH, mà sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường. TTNH là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai và các loại hợp đồng phái sinh kết hợp khác. Thị trường ngoại hối là nơi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế và phù hợp với các mục tiêu chính trị đã được đề ra của Nhà nước. 1.1.2.3 . Các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối Ngân hàng trung ương: NHTW thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối, xây dựng và ban hành chính sách quản lý ngoại hối, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo có liên quan đến hoạt động ngoại hối. Do đó, NHTW là một chủ thể
  24. 24 tham gia trên TTNH với vai trò là nhà tổ chức, kiểm soát, điều hành và ổn định TTNH. Các ngân hàng thương mại: tham gia trên TTNH với tư cách vừa là nhà môi giới hay kinh doanh cho khách hàng, vừa là nhà đầu tư cho chính Ngân hàng của mình. Khi NHTM là nhà môi giới, các NHTM thực hiện chức năng KDNH hưởng phí dịch vụ từ khách hàng. Còn khi NHTM là nhà kinh doanh cho khách hàng, các ngân hàng thực hiện chức năng mua bán ngoại hối với khách hàng, ngân hàng có duy trì trạng thái ngoại hối và chấp nhận rủi ro. Khi ngân hàng kinh doanh cho chính danh mục ngoại hối của mình, các NHTM có thể thực hiện mua bán với khách hàng hay với các ngân hàng đối tác khác và có duy trì trạng thái ngoại hối cũng như chấp nhận rủi ro. Các nhà môi giới: là chủ thể trung gian trong các giao dịch trên TTNH. Chức năng của các nhà môi giới là cung cấp cho khách hàng của họ cơ hội giao dịch trên TTNH, ví dụ như đảm bảo việc thực hiện lệnh nhanh chóng và chính xác một cặp tiền tệ nào đó theo giá thị trường, hay giúp khách hàng mua/bán một số lượng vàng trong thời gian nhất định. Một công ty môi giới không thực hiện giao dịch trên TTNH để thu lợi nhuận trực tiếp cho mình bởi nó chỉ là đơn vị trung gian, không chịu các rủi ro về thay đổi tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng. Các nhà môi giới tìm kiếm lợi nhuận ngoài việc hưởng phí dịch vụ, họ còn có thể hưởng chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Các doanh nghiệp: tham gia chủ yếu trên TTNH là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Họ vừa là chủ thể cầu ngoại tệ, vừa là chủ thể cung ngoại tệ. Các doanh nghiệp thực hiện mua hay bán ngoại tệ nhằm thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu và giao dịch của họ thường được mua bán thông qua các NHTM. Các cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước khác: theo quy định của pháp luật, các chủ thể này không thể trực tiếp tham gia trên TTNH, các giao dịch của họ thường thực hiện qua các NHTM, việc giao dịch mua bán ngoại hối của họ phải theo đúng các điều kiện quy định của pháp luật.
  25. 25 Các định chế tài chính khác: gồm có các loại hình TCTD khác, Công ty bảo hiểm, Công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư: các chủ thể này có thể giao dịch cho chính mình hoặc thực hiện cho khách hàng trên TTNH nếu họ và khách hàng đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. 1.1.2.4. Xu hướng phát triển của thị trường ngoại hối trên thế giới Cho đến nay, quá trình toàn cầu hóa vẫn tiếp diễn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ ngày càng mạnh mẽ. Đồng thời, không có một lực lượng nào hay một thế lực nào có thể ngăn cản được xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Thương mại và đầu tư quốc tế vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ không ngừng tại nhiều quốc gia. Tại Mỹ và cũng như ở các nước khác, bên cạnh nguồn vốn đầu tư vào các dự án trong nước, các nhà đầu tư cũng có nhiều cơ hội tốt để chuyển hướng ra đầu tư ở nước ngoài. Thực tế cho thấy, xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài vào những đồng tiền và những quốc gia khác luôn gia tăng trong thời gian gần đây, điều này hàm ý rằng xu hướng tăng trưởng của TTNH trong tương lai là rõ ràng. Sự xuất hiện đồng Euro có ảnh hưởng làm thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư và cơ cấu dự trữ ngoại hối của các NHTW. Đồng thời, nó cũng có thể trở thành đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế và là đồng tiền để một số nước làm căn cứ neo tỷ giá của mình. Hiện nay, vai trò của USD trên TTNH và thị trường tài chính toàn cầu là quá lớn so với tỷ trọng kinh tế và thương mại của Mỹ so với toàn thế giới. Cụ thể là, nền kinh tế Mỹ chỉ chiếm khoảng 1/4 và ngoại thương chiếm khoảng 1/5 toàn thế giới, trong khi đó, USD chiếm tỷ trọng trong dự trữ tới 3/5 và USD cũng là một trong hai đồng tiền được sử dụng tới trên 80% trong các giao dịch ngoại hối toàn cầu. Vấn đề đặt ra là, liệu Euro có thể chia sẻ quyền lực với USD về các lĩnh vực như dùng làm đồng tiền dự trữ, đồng tiền sử dụng chính trong các giao dịch ngoại hối và là đồng tiền đầu tư quốc tế? Liệu các chính phủ có tăng tỷ lệ sử dụng Euro trong giao dịch, trong cơ cấu dự trữ và chuyển hướng can thiệp thông qua Euro? Cho đến nay, thì các câu trả lời vẫn chưa rõ ràng, một mặt, là do còn một số nước trong khối Cộng đồng chung Châu Âu vẫn chưa quyết định sử
  26. 26 dụng đồng tiền chung Euro (nhất là nước Anh); mặt khác, sau khi đồng Euro xuất hiện, giá trị không ổn định và luôn giảm giá so với USD. Sự phát triển của công nghệ sẽ tiếp tục làm thay đổi quá trình KDNH, làm phát sinh những khái niệm mới cũng như công nghệ mới. Sự chú ý sẽ tập trung vào ưu điểm của hệ thống khớp lệnh tự động - hệ thống môi giới điện tử. Đây là hệ thống máy tính điện tử có chức năng khớp lệnh giữa các nhà kinh doanh thành viên trên toàn thế giới. Hệ thống này đã phát triển và có ảnh hưởng mạnh đến quy trình giao dịch ngoại hối kể từ khi đưa vào hoạt động từ năm 1972. Doanh số giao dịch qua hệ thống khớp lệnh tự động chiếm 13% ở Mỹ và 11% ở Anh, và tỷ trọng này luôn có xu hướng tăng trưởng. Bộ phận có tốc độ tăng trưởng nhanh và có thị phần lớn được giao dịch trên thị trường, mà tại đó hệ thống giao dịch tự động là phổ biến, ví dụ, các giao dịch giao ngay có trị giá lớn đối với hai đồng tiền có độ thanh khoản cao và thường xuyên được giao dịch như cặp đồng tiền USD và EUR. Đối với cặp đồng tiền này, hệ thống khớp lệnh tự động có thể chào tỷ giá mua bán với chênh lệch giá rất hẹp, chỉ vào độ từ 1 đến 2 điểm, tức chỉ bằng khoảng 1/3 so với chênh lệch giá của phương pháp giao dịch truyền thống. Hiện nay, các công cụ phái sinh đang tiếp tục phát triển. Những hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn được đầu tư để hưởng chênh lệch giá đã trở nên phổ biến và được đưa vào giao dịch tại một số thị trường mới nổi. Xuất phát từ thực tế này, trong tương lai hoạt động “mua bán, thanh toán chênh lệch” (Foreign Exchange, Difference Settled - FXDS) sẽ ngày càng được mở rộng. Công cụ FXDS được sử dụng trước hết đối với các đồng tiền chính trong nghiệp vụ giao ngay cũng như kỳ hạn trong trường hợp những đối tác tham gia hợp đồng không muốn thanh toán toàn bộ hợp đồng, mà chỉ tiến hành thanh toán phần chênh lệch giữa tỷ giá hợp đồng và tỷ giá thị trường hiện hành. Tuy nhiên, để có thể đưa công cụ FXDS vào giao dịch một cách phổ biến tại các quốc gia, thì còn nhiều vấn đề về hoạt động và về pháp lý cần phải hoàn thiện. Một trong những hiệu ứng của FXDS là việc làm giảm doanh số thanh toán và giảm rủi ro trong thanh toán. Điều này có thể tạo động lực cho các Ngân hàng quốc tế trong việc hình thành một Ngân hàng Thanh toán bù trừ với
  27. 27 chức năng chuyên thực hiện việc thanh toán các giao dịch ngoại hối. 1.1.3. Kinh doanh ngoại hối 1.1.3.1. Khái niệm ngoại hối Khái niệm ngoại hối thường được hiểu theo luật định và tương đối thống nhất giữa các quốc gia. Theo Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11, ngày 13/12/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khái niệm ngoại hối được quy định tại Điều 4, khoản 1. Ngoại hối (foreign exchange) bao gồm các phương tiện tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế. [30] Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm: Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (bao gồm cả đồng tiền chung của các nước khác và Quyền rút vốn đặc biệt SDR). Ngoại tệ có thể là tiền xu, tiền giấy, tiền trên tài khoản, séc du lịch, tiền điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền. Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, như séc thương mại, chấp phiếu Ngân hàng, kỳ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác. Vàng tiêu chuẩn quốc tế: Đây là vàng được sử dụng với vai trò là tiền trong thanh toán quốc tế. Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ. Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường này, thì trước hết phải bán (chiết khấu) các giấy tờ có giá để nhận ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán trên TTNH. Như vậy, trên TTNH đối tượng mua bán bao gồm: Mua bán các đồng tiền khác nhau (trong mỗi giao dịch mua bán bao giờ cũng có ngoại tệ tham gia). Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế. Ngày nay, do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể tại các quốc gia, chính vì vậy khi nói đến TTNH người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các đồng tiền
  28. 28 khác nhau, hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là TTNH thường được hiểu theo nghĩa hẹp là thị trường mua bán ngoại tệ. 1.1.3.2. Khái niệm kinh doanh ngoại hối và những vấn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối Kinh doanh trên TTNH là một nghề rất khắt khe, đòi hỏi các chuyên viên phải có những nỗ lực thường xuyên để xác định những gì sẽ xảy ra trên thị trường và tỷ giá sẽ biến động theo hướng nào. Những giờ kinh doanh hình như dài ra, tính chất nghề nghiệp tạo ra công việc hầu như là 24/24 giờ mỗi ngày. Những cuộc giao dịch gọi đi và gọi đến ngay trong lúc nửa đêm là chuyện bình thường. Một số chuyên viên kinh doanh có sẵn các phương tiện như: màn hình Reuters, Telerate, hoặc Knight - Ridder, Do đó họ có thể nắm bắt được kịp thời những gì đang xảy ra trên thị trường. Họ có thể chuyên kinh doanh một cặp đồng tiền nhất định, nhưng nếu đồng tiền này luôn ổn định, ít biến động, dẫn đến các cơ hội kinh doanh có lãi lớn ít phát sinh, do đó họ có thể tìm kiếm các cơ hội kinh doanh thông qua các đồng tiền khác nhằm mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Hầu như đối với mỗi người đã từng kinh doanh trên TTNH, thì họ thường đã thực hiện ít nhất một vài những giao dịch lớn và đã gặt hái được lợi nhuận cao, được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch còn lại thì không được như vậy. Bên cạnh những giao dịch lớn thu lãi cao, thì cũng có những giao dịch thua lỗ nặng nề, nhưng rất ít người có thể biết được. Việc kinh doanh luôn có lãi mà không phát sinh lỗ trong một thời gian dài là rất khó đạt được. Đặc trưng của những nhà kinh doanh là cần có trạng thái tâm lý, trí tuệ tốt và tự tin rằng họ có thể kiếm được tiền thông qua các giao dịch. Trong mọi tình huống, diễn biến của thị trường là luôn luôn đúng, do đó, những nhà kinh doanh phải là người thực tế và có sự hiểu biết nhất định để thừa nhận những sai sót của mình. Họ phải sẵn sàng giảm các trạng thái ngoại hối đang thua lỗ trước khi khoản lỗ trở nên trầm trọng. Theo tác giả, kinh doanh ngoại hối là việc mua và bán các đơn vị tiền tệ khác nhau và vàng nhằm tìm kiếm chênh lệch giá hoặc hưởng phí.
  29. 29 Có ba phương pháp cơ bản để phát sinh lãi trong KDNH tại thị trường giao ngay: Lãi phát sinh từ việc tạo trạng thái ngoại hối: Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối và chờ cho thị trường biến động, sau đó thanh lý trạng thái ngoại hối với mục đích kiếm lời. Ví dụ, một chuyên viên A của phòng KDNH mua 5 triệu USD tại tỷ giá USD/SGD = 1,2540. Khi thị trường biến động đến mức USD/SGD = 1,2640, A bán số USD đã mua trước đó để lấy lãi. Lãi phát sinh sẽ là 0,0100 SGD/1USD, hay tổng số lãi thu được là 50.000 SGD. Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường khác nhau hoặc cùng trên một thị trường – Arbitrage: Ví dụ, tỷ giá mua của thị trường A là SGD/USD = 1,2540, nhà kinh doanh có thể bán 5 triệu USD tại tỷ giá 1,2541 ở thị trường B. Lãi phát sinh không chịu rủi ro là 0,0001 SGD/USD, tức tổng lãi là 500 SGD (0,0001 * 5.000.000 USD). Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra - Bid and Offer Spread: Chuyên viên KDNH tạo thị trường bằng cách yết tỷ giá hai chiều. Các thành viên tham gia thị trường khác giao dịch với họ thông qua tỷ giá hai chiều, và chênh lệch tỷ giá là lợi nhuận mà chuyên viên này thu được. Mô tả các phương pháp kiếm tiền như trên thật là đơn giản. Việc thực sự kiếm được tiền trên TTNH lại không đơn giản chút nào. Thông thường, kinh doanh giao ngay xảy ra trên thị trường có sự biến động nhanh nhất. Các trạng thái ngoại hối được tạo ra thường có kỳ hạn rất ngắn, do đó, nhà kinh doanh có thể ở trạng thái trường đối với một đồng tiền nào đó chỉ trong vòng một phút và sau đó lại ở trạng thái đoản cũng đối với chính đồng tiền này một phút sau đó. Nhà kinh doanh trên TTLNH luôn phải đối mặt với việc tạo giá suốt ngày cho những nhà kinh doanh khác. Nhà kinh doanh A muốn có trạng thái trường một đồng tiền nào đó, nhưng nếu những nhà kinh doanh khác lại gọi hỏi giá và chấp nhận mua đồng tiền này ở giá Offer, thì nhà kinh doanh A có thể tạm thời bị dồn vào trạng thái đoản đồng tiền này. Chỉ thông qua hoạt động mua vào thường xuyên,
  30. 30 thì nhà kinh doanh A mới có thể duy trì hoặc tạo ra được trạng thái trường như mong muốn với đồng tiền này. Nhiều phòng kinh doanh (dealing rooms) của các Ngân hàng hoạt động theo tổ chức, trong đó, nhà kinh doanh với vai trò lãnh đạo là người ra các quyết định chính. Bởi vì, nếu kinh doanh mà luôn phải có sự nhất trí tập thể, thì chỉ tốn thời gian và không tận dụng được các cơ hội sinh lời cao, do đó, nhà lãnh đạo kinh doanh chỉ ra quyết định trong những tình huống khi thị trường biến động rất nhanh. Những chuyên viên kinh doanh thông thường phải tự chịu trách nhiệm vể các quyết định giao dịch của mình; đồng thời họ cũng thường đảm nhận một hoặc một số đồng tiền để kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh chênh lệch giá, nhà kinh doanh tận dụng thời cơ chênh lệch giá giữa các thị trường hay giữa các nhà kinh doanh để thực hiện đồng thời việc mua rẻ và bán đắt nhằm kiếm lợi mà không hề chịu rủi ro. Những hoạt động kinh doanh như vậy có thể xuất hiện trên TTNH ở các hình thức khác nhau. Trong những năm qua, một nhà kinh doanh có thể mua ở London và bán với giá cao hơn ở Melbourne trong cùng một thời điểm. Kinh doanh chênh lệch giá dạng này không tồn tại được lâu trên thị trường giao ngay đối với các đồng tiền chính. Kinh doanh chênh lệch giá trên TTLNH hoặc thị trường tương lai có thể xuất hiện, nhưng chênh lệch giá là rất nhỏ. Có hai nguyên nhân chính làm cho các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá giảm xuống đáng kể, đó là: thứ nhất, các hệ thống viễn thông hoạt động cực kỳ hiệu quả, do đó, các cơ hội kinh doanh chênh lệch dễ dàng được xác định; thứ hai, các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá được nhiều nhà kinh doanh ráo riết tìm kiếm, và họ sẵn sàng chấp nhận cơ hội ngay cả khi chênh lệch giá là cực nhỏ. Những hệ thống vi tính tinh vi của các Ngân hàng luôn cảnh báo những nhà kinh doanh và bảo đảm rằng những độ lệch trong giá cả giữa các thị trường không thể tồn tại lâu. Để phòng ngừa rủi ro của những giao dịch đã diễn ra trong ngày mà trạng thái cuối ngày vẫn còn duy trì, vấn đề định giá cuối ngày cần thiết phải được tiến hành với tỷ giá từ nguồn ổn định tin tưởng. Trong khi các chuyên viên kinh doanh
  31. 31 có thể tự nạp tỷ giá để định giá cuối ngày trạng thái còn lại, nhưng họ không được đơn phương tự ý đặt ra mức tỷ giá theo ý của mình. Một rủi ro có thể phát sinh nếu cho phép những nhà kinh doanh tự mình xác định tỷ giá để định giá cuối ngày, bởi vì, như vậy họ có thể bằng cách nhân tạo che dấu được những khoản thua lỗ. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trường giao ngay, hoạt động kinh doanh trên thị trường kỳ hạn cũng diễn ra không kém phần sôi nổi. Khả năng dự đoán chính xác những thay đổi trên thị trường sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho nhà kinh doanh kỳ hạn. Các giao dịch tuần hoàn và mức chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra có thể phần nào làm cho kết quả kinh doanh được cải thiện, nhưng nếu lãi phát sinh chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ. Thông thường, kinh doanh kỳ hạn không có sự biến động mạnh như kinh doanh giao ngay. Các mức lãi suất thường không biến động cùng mức độ so với giá cả tiền tệ giao ngay. Trong những điều kiện kinh tế ổn định, các mức lãi suất có thể là rất ổn định, dẫn đến là các điểm kỳ hạn cũng biến động rất ít. Tuy nhiên, khi mức lãi suất biến động thì thường biến động theo một chiều tăng hoặc giảm và sau đó là bình ổn trở lại. Chúng không tăng lên nhanh chóng rồi sau đó lại giảm xuống cũng nhanh như là tỷ giá giao ngay. Kết quả là, nếu nhà kinh doanh không nắm bắt được cơ hội biến động của lãi suất hoặc có những dự tính sai lầm về hướng biến động của lãi suất, thì có ít cơ hội để khắc phục thua lỗ nặng nề của mình. 1.1.3.3. Các loại giao dịch ngoại hối Giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot) Giao dịch giao ngay được thống nhất trên thị trường quốc tế chỉ bao gồm việc mua bán các đồng tiền khác nhau và các loại vàng có tiêu chuẩn quốc tế có trên tài khoản Ngân hàng, và các bên mua bán tiến hành thanh toán ngay sau khi đã thỏa thuận. Khái niệm giao ngay ở đây thường là vào ngày làm việc thứ hai kể từ ngày ký kết hợp đồng. Đây chính là điểm đặc trưng để phân biệt giữa thị trường giao ngay với các thị trường khác. Tỷ giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên TTNH liên Ngân hàng. Thị trường giao ngay được biết đến như là thị trường rất sôi động, giao dịch với giá trị lớn và với tốc độ giao dịch nhanh nhằm tận
  32. 32 dụng những cơ hội chênh lệch tỷ giá dù là cực nhỏ. Trên TTNH có 5 nghiệp vụ kinh doanh phổ biến là: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn, trong đó, nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ gốc, bởi vì tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường, trong khi đó, 4 nghiệp vụ còn lại gọi là phái sinh, bởi vì tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng này không được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường, mà được bắt nguồn từ tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Theo nghĩa rộng, thị trường giao ngay bao gồm thị trường bán buôn (còn gọi là thị trường Interbank hay TTLNH) và thị trường bán lẻ. Nhưng do doanh số giao dịch trên TTLNH là chủ yếu, do đó, theo nghĩa hẹp người ta coi thị trường giao ngay chính là TTLNH. Thị trường liên Ngân hàng giao ngay là thị trường tài chính lớn nhất toàn cầu. Kể từ năm 1970 cho đến nay thì cứ hai năm doanh số giao dịch lại được nhân lên gần gấp đôi. TTNH lớn nhất là thị trường nước Anh, chiếm 27% doanh số giao dịch toàn cầu, tiếp sau là TTNH Mỹ, Nhật, Singapore (theo: Central Bank Survey of Foreign Exchange market Activity, BIS, Basle, Thụy sỹ). TTNH giao ngay là thị trường phi tập trung, không giao dịch trên sở giao dịch, bao gồm các NHTM, các công ty tài chính lớn, những nhà môi giới ngoại hối và cả NHTW, trong đó, các NHTM đóng vai trò chủ chốt. Các thành viên tham gia thị trường liên hệ với nhau bằng điện thoại, telex, mạng vi tính và hệ thống SWIFT. Các Ngân hàng và các nhà môi giới có mối liên hệ khăng khít, hoạt động của họ ở một số trung tâm tài chính lớn hầu như là 24 giờ/ngày nhằm nắm bắt kịp thời được mọi diễn biến của TTNH toàn cầu. Do tốc độ thông tin ngày nay rất nhanh, cho nên mọi sự kiện quan trọng diễn ra trên thế giới có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến TTNH toàn cầu cho dù các nhà kinh doanh ở rất xa nhau. Điều này đã làm cho hoạt động của TTNH trở nên hiệu quả, giống như toàn bộ các nhà kinh doanh đang hoạt động dưới một mái nhà chung. Những nhà kinh doanh không thể bỏ qua những thay đổi có tính đột biến trên một thị trường rất sôi động và có tính toàn cầu như TTNH. Thật vậy, những nhà kinh doanh tiền tệ là những người tạo thị trường luôn theo dõi màn hình vi tính để
  33. 33 nắm bắt những thông tin và giá cả mới nhất. Những thông tin này do các công ty chuyên nghiệp cung cấp như Dow Jones Telerate, Reuters và được truyền đi với tốc độ nhanh như cú gọi điện thoại hay sóng vô tuyến điện. Trên thế giới, TTNH giao ngay có hai cấp, đó là: Thị trường liên Ngân hàng trực tiếp giữa các Ngân hàng (thị trường liên Ngân hàng trực tiếp); và thị trường liên Ngân hàng gián tiếp thông qua môi giới (thị trường liên Ngân hàng gián tiếp). Trên TTLNH trực tiếp, các Ngân hàng giao dịch trực tiếp với nhau không thông qua môi giới và tất cả các Ngân hàng tham gia thị trường đều là những nhà tạo thị trường (market - makers). Điều này có nghĩa là, trên TTLNH, Ngân hàng này yết giá mua vào và bán ra trực tiếp cho Ngân hàng kia và ngược lại. Vì giao dịch giữa các Ngân hàng trên TTLNH không diễn ra trên sở giao dịch và các giao dịch được thực hiện một cách liên tục, nên thị trường này được biết đến như là thị trường phi tập trung, liên tục, đấu giá mở và giao dịch hai chiều. Trên TTLNH gián tiếp, các Ngân hàng đặt các lệnh giới hạn (limit orders) một chiều cho các nhà môi giới, ví dụ: một NHTM đặt một lệnh cho nhà môi giới để mua 10 triệu GBP tại tỷ giá 1 GBP = 1,5677 USD. Nhà môi giới ghi lệnh này vào sổ và cố gắng tìm cách đối chiếu lệnh mua GBP với các lệnh bán GBP từ các Ngân hàng khác. Trong khi các Ngân hàng tiến hành các giao dịch, một mặt là cho chính mình, mặt khác cho khách hàng, thì những nhà môi giới chỉ giao dịch duy nhất là cho khách hàng. Trong giao dịch nhà môi giới sẽ đưa ra tỷ giá tốt nhất cho khách hàng, tỷ giá này gọi là giá tay trong (inside spread). Thông qua hoạt động môi giới, nhà môi giới sẽ thu hoa hồng từ Ngân hàng mua và từ Ngân hàng bán. Do tính chất hoạt động, thị trường qua môi giới được biết đến như là thị trường: bán tập trung, liên tục, đặt lệnh có giới hạn, và thông qua phương thức đấu giá một chiều. Giao dịch ngoại hối kỳ hạn (Forward) Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá nhất định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Tỷ giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng nhưng áp dụng cho một thời điểm xác định trong tương lai.
  34. 34 Tỷ giá kỳ hạn (F) không phải là sự dự đoán mà nó là kết quả tính toán, là tổng đại số của các yếu tố sau: S: Tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký hợp đồng. Rt: Lãi suất của đồng tiền định giá (VNĐ) tính theo năm Rc: Lãi suất của đồng tiền yết giá (USD) tính theo năm t: Kỳ hạn của hợp đồng. Công thức áp dụng tính tỷ giá: (1 + Rt . t) F = S . (1 + Rc . t) Trong hợp đồng kỳ hạn, ngày giá trị trong giao dịch kỳ hạn là ngày xa hơn ngày giá trị giao ngay và được ấn định cụ thể trong tương lai. Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay. Về mặt nguyên tắc, thời hạn của hợp đồng kỳ hạn là tùy theo thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng kỳ hạn dùng để bảo hiểm rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế. Trong thực tế, các Ngân hàng còn sử dụng công cụ này để làm cân bằng trạng thái ngoại hối hay bảo toàn giá trị tài sản ngoại tệ mà Ngân hàng mình đang có trên thị trường quốc tế. Giao dịch kỳ hạn làm phát sinh rủi ro tín dụng, do vậy với giao dịch kỳ hạn, các NHTM thường phải yêu cầu các doanh nghiệp ký quỹ hoặc trừ vào hạn mức tín dụng. Ở thị trường kỳ hạn, các NHTM là các nhà tạo thị trường. Khi cung cấp các hợp đồng kỳ hạn cho doanh nghiệp, họ tạo ra các trạng thái ngoại hối, nghĩa là họ tiếp nhận sự chuyển dịch rủi ro ngoại hối từ phía các doanh nghiệp. Theo lý thuyết, các NHTM phải thực hiện các giao dịch đối ứng trên TTNH và thị trường tiền tệ để cân bằng các trạng thái ngoại hối và trạng thái luồng tiền. Khả năng cung cấp các hợp đồng kỳ hạn của các NHTM vì vậy phụ thuộc vào giới hạn trạng thái ngoại hối mở của các NHTM và độ sâu của các thị trường. Điều này có nghĩa là không phải lúc nào một NHTM cũng có thể đáp ứng các nhu cầu mua bán kỳ hạn cụ thể của khách hàng.
  35. 35 Giao dịch kỳ hạn có tính thanh khoản thấp, nó không thể hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận giữa hai đối tác, hơn nữa nghĩa vụ của các bên không thể chuyển giao cho bên thứ ba. Một điều đáng lưu ý khác là không có gì đảm bảo rằng sẽ không có một bên vỡ nợ hủy bỏ nghĩa vụ hợp đồng. Đặc biệt, điều này dễ xảy ra khi tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay có sự chênh lệch lớn vào thời điểm đến hạn nghĩa là sẽ có một bên lợi và một bên bất lợi nhiều. Giao dịch ngoại hối tương lai (Future) Giao dịch tương lai là các giao dịch trong đó người bán có nghĩa vụ giao một số tiền của một loại tiền tệ xác định hay một khối lượng vàng cho người mua vào một thời điểm xác định trong tương lai với một mức tỷ giá/giá được xác định và thỏa thuận ngay từ trước. Tuy nhiên, khác với hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về qui mô hợp đồng và thời hạn giao hàng, được mua bán ở sở giao dịch, tuân thủ quy trình thanh toán lãi/lỗ mỗi ngày. Hợp đồng tương lai là công cụ bảo hiểm rủi ro và đầu cơ rất hữu hiệu. Người ta thực hiện nghiệp vụ bán hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro khi đang hoặc sẽ sở hữu một lượng ngoại tệ hay vàng nhất định và muốn bán số ngoại tệ hay vàng đó tại một thời điểm trong tương lai. Ví dụ, một nhà xuất khẩu Mỹ biết rằng mình sẽ thu được tiền hàng bằng đồng Euro sau ba tháng nữa, và có thể bảo hiểm cho mình khỏi sự biến động bất lợi của tỷ giá bằng cách bán hợp đồng tương lai đối với đồng EUR. Nghiệp vụ mua hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro lại thường được thực hiện khi người ta phải mua một lượng ngoại tệ hay vàng nhất định ở một thời điểm trong tương lai và muốn ấn định giá mua ngay từ ngày hôm nay. Nghiệp vụ này ngoài việc giúp bảo hiểm người mua khỏi sự biến động tỷ giá/giá còn có tác dụng giúp tránh được việc phải trả tiền ngay nếu mua ngoại tệ hay vàng trên thị trường giao ngay. Hợp đồng tương lai cũng là công cụ được rất nhiều nhà đầu cơ sử dụng. Để kiếm được lợi nhuận từ sự biến động tỷ giá/giá hoặc để tránh tiếp tục bị thua lỗ, các nhà đầu tư có thể liên tục chuyển đổi vị thế của mình bằng cách thực hiện các giao dịch đối ứng trước khi hợp đồng đáo hạn. Hợp đồng tương lai còn được coi là công cụ giúp các nhà đầu tư nhận biết tín hiệu tỷ giá/giá trong tương lai. Giá hợp đồng
  36. 36 tương lai phản ánh dự đoán của thị trường về giá giao ngay trong tương lai. Trong một thị trường hiệu quả thì giá hợp đồng tương lai sẽ tiến tới bằng hoặc xấp xỉ gần bằng giá giao ngay khi hợp đồng đáo hạn. Vì thế, giá hợp đồng tương lai sẽ giúp các nhà sản xuất có được quyết định đúng đắn trong việc phân bổ nguồn lực. Hợp đồng tương lai có thể được chuyển nhượng và những khoản phụ trội trên tài khoản ký quỹ có thể được rút ra; và chúng ta có thể thoát ra khỏi trạng thái của hợp đồng bằng cách tiến hành một giao dịch đối ứng. Các khoản lãi phát sinh từ hợp đồng tương lai được nhận bằng tiền mặt và ngay trong ngày và chi phí giao dịch rất thấp. Tuy nhiên, cũng như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai khi đáo hạn đều phải được các bên chấp nhận và thanh toán. Như vậy, về nguyên lý thì những người nắm giữ các hợp đồng này khi đến hạn đều phải thanh lý với nhau. Điều này hàm ý, các đối tác không có bất cứ sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận và tiến hành thanh lý hợp đồng khi đáo hạn, kể cả trong trường hợp bất lợi cho họ. Giao dịch ngoại hối hoán đổi (Swap) Giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch) hay của cùng một lượng vàng này với một đồng tiền khác (chỉ có vàng và đồng tiền đó được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá/giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Giao dịch hoán đổi là nghiệp vụ hối đoái kép bao gồm 2 nghiệp vụ: hối đoái giao ngay và hối đoái có kỳ hạn, 2 nghiệp vụ này tiến hành cùng một lúc, cùng một lượng ngoại tệ hay vàng nhưng theo hai hướng ngược chiều nhau. Thông qua hợp đồng hoán đổi các bên tham gia có được ngoại tệ hay vàng mình mong muốn ở cùng tỷ giá/giá mà không phải mua bán thông qua Ngân hàng nên tránh được rủi ro do biến động tỷ giá/giá và chênh lệch giữa mua và bán. Giao dịch hoán đổi ngoại hối không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng, nhưng lại tạo ra độ lệch về mặt thời gian
  37. 37 (sự không cân xứng) về các luồng tiền xảy ra. Giao dịch hoán đổi ngoại hối bao gồm hai loại: Một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn (Spot – Forward Swap) Cả hai giao dịch đều là giao dịch kỳ hạn được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay, nhưng có ngày giá trị khác nhau (Forward – Forward Swap) Các giao dịch hoán đổi rất có giá trị đối với những nhà đầu tư và người đi vay bằng ngoại tệ. Ví dụ, một nhà đầu tư vào trái phiếu kho bạc nước ngoài có thể sử dụng giao dịch “hoán đổi giao ngay – kỳ hạn” để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Giá trị của giao dịch hoán đổi đối với các nhà đầu tư và đi vay quốc tế giúp giải thích tại sao giao dịch hoán đổi lại được ưa chuộng đến như vậy. Bên cạnh đó, các giao dịch hoán đổi cũng được các Ngân hàng sử dụng tích cực vào việc phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Bởi vì, với vai trò là nhà tạo thị trường, Ngân hàng thường sở hữu rất nhiều hợp đồng có các ngày giá trị khác nhau với các đồng tiền khác nhau. Tại một số ngày giá trị và với một số đồng tiền nhất định, Ngân hàng có thể ở trạng thái trường, tức là Ngân hàng đã cam kết mua vào nhiều hơn là bán ra. Tại những ngày giá trị khác và các đồng tiền khác, Ngân hàng lại ở trạng thái đoản, tức là Ngân hàng đã cam kết bán ra nhiều hơn là mua vào. Các giao dịch hoán đổi giúp các Ngân hàng giảm được rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, các Ngân hàng có thể sử dụng giao dịch hoán đổi tuần hoàn nhằm hoán đổi trạng thái dư thừa và thiếu hụt đối với từng loại ngoại tệ. Giao dịch ngoại hối quyền chọn (Option) Giao dịch quyền lựa chọn ngoại hối là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ hay vàng xác định ở một mức tỷ giá/giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ hay vàng trong hợp đồng theo tỷ giá/giá đã thỏa thuận trước. Không giống như các hợp đồng kỳ hạn và tương lai, hợp đồng quyền chọn ngoại hối cho phép người mua hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) mua
  38. 38 hoặc bán ngoại hối tại một mức tỷ giá/giá đã thỏa thuận trước (gọi là tỷ giá quyền chọn) trong tương lai. Một hợp đồng quyền chọn cho phép người mua quyền chọn có sự lựa chọn: Tiến hành thực hiện quyền chọn theo tỷ giá/giá cố định đã thỏa thuận từ trước, nếu người mua thấy rằng có lợi cho mình; Hoặc là, mặc nhiên để cho hợp đồng tự động hết hạn mà không tiến hành bất cứ một giao dịch nào, nếu người mua thấy rằng làm như vậy thì ít tốn kém hơn. Mặt khác, đối với người bán hợp đồng quyền chọn không có bất cứ sự lựa chọn nào khác, ngoài việc luôn sẵn sàng tiến hành thanh toán khi người mua tiến hành thực hiện quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn mua và chọn bán tiền tệ/vàng: Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ/vàng là hợp đồng, trong đó người mua hợp đồng có quyền mua một đồng tiền/vàng nhất định bằng một đồng tiền/vàng khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận từ trước, trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ/vàng là hợp đồng, trong đó người mua hợp đồng có quyền bán một đồng tiền/vàng nhất định để lấy một đồng tiền/vàng khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận từ trước, trong một khoảng thời gian nhất định. Quyền chọn kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu: Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép thực hiện quyền chọn vào những ngày làm việc hợp pháp trong thời gian hiệu lực của hợp đồng và trước khi hợp đồng đáo hạn. Việc thanh toán thực sự xảy ra sau khi tiến hành quyền chọn từ 1 đến 2 ngày làm việc giống như trường hợp ngày giá trị trong các giao dịch giao ngay. Quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ cho phép thực hiện quyền chọn tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. Việc thanh toán thực sự xảy ra sau khi hợp đồng
  39. 39 đến hạn từ một đến hai ngày làm việc giống như trường hợp ngày giá trị trong các giao dịch giao ngay. Những rủi ro đối với nghiệp vụ quyền chọn: Những rủi ro đối với người mua quyền chọn: Người mua quyền chọn sẽ phải đối mặt với rủi ro bị mất toàn bộ hay một phần khoản tiền phí đã chi để mua quyền chọn. Nếu người nắm giữ hợp đồng quyền chọn không bán lại quyền của mình trên thị trường thứ cấp và cũng không thực hiện nó trước khi đến hạn, anh ta sẽ mất toàn bộ số tiền phí mua quyền chọn. Những rủi ro đối với người bán quyền chọn: Người bán bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào bất kì thời điểm nào trong thời hạn hợp đồng mà người mua yêu cầu. Đồng thời họ luôn chịu rủi ro mất đi cơ hội kiếm lời khi tỷ giá giao ngay vào thời điểm hợp đồng đáo hạn tăng cao hơn tỷ giá thực hiện đối với bán quyền chọn. 1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Các nhân tố tác động đến rủi ro trong KDNH của các NHTM được chia ra làm hai nhóm, bao gồm nhóm các nhân tố tác động chung và nhóm các nhân tố tác động riêng: Nhóm các nhân tố tác động chung gồm nhóm các yếu tố tác động từ môi trường kinh tế - chính trị - xã hội của các nước trên thế giới gọi là nhóm các yếu tố bên ngoài và nhóm các yếu tố chủ yếu từ môi trường kinh tế trong nước gọi là các yếu tố bên trong. Nhóm các nhân tố tác động riêng là các yếu tố gây ra rủi ro cho KDNH của các NHTM xuất phát từ hoạt động của các ngân hàng, có hai nguyên nhân chính làm phát sinh các rủi ro này là: các ngân hàng mua bán ngoại tệ phục vụ cho khách hàng hay mua bán cho chính mình; các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng ngoại tệ.
  40. 40 1.2.1. Các nhân tố chung tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối 1.2.1.1 . Các yếu tố bên ngoài Đây là các yếu tố chủ yếu thuộc các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội của các nước trên thế giới có ảnh hưởng đến nền kinh tế của một Quốc gia nói chung và hoạt động KDNH nói riêng. Mức độ tác động này có thể tùy theo độ mở cửa của từng nền kinh tế khác nhau. Tuy nhiên qua các năm, mức độ ảnh hưởng của sự biến động của các nền kinh tế trên thế giới sẽ tác động ngay đến các hoạt động của nền kinh tế của một Quốc gia theo chính sách mở cửa của Quốc gia đó. 1.2.1.2 . Các yếu tố bên trong Đây là các yếu tố tác động từ nội tại của nền kinh tế ở một Quốc gia, trong đó chủ yếu bao gồm: lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, tình trạng đôla hóa nền kinh tế, trạng thái ngoại tệ, cơ chế điều hành tỷ giá và các hợp đồng giao dịch phái sinh ngoại hối. Lạm phát Quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ vòng, tác động qua lại lẫn nhau, không thể coi yếu tố này là nguyên nhân và yếu tố kia là kết quả. Điều đó có thể tạo ra các thiệt hại tài chính lớn hơn nhiều do “vòng xoáy” lạm phát - tỷ giá gây ra. Giá trị tiền đồng giảm sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu và tạo thêm áp lực lên CPI, rồi từ CPI lên cao trở lại sẽ gây áp lực mặt bằng lãi suất cao và làm tiền đồng thêm mất giá. Bên cạnh đó, mức chênh lệch lạm phát của hai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền. Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại. Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của hai đồng tiền PPP (Purchasing Power Parity Theory). Theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho
  41. 41 đồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại. Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá trong dài hạn. Việc nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không đáng tin cậy. Một nền kinh tế sẽ vận hành tốt và hiệu quả hơn khi xét về tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế, về việc làm, và về cải thiện đời sống nhân dân, nếu tỷ lệ lạm phát thấp và được duy trì ổn định ở mức đó. Bởi vì, kỳ vọng lạm phát sẽ khiến hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế trở nên không ổn định. Có thể nói, mọi động thái bất thường và bất hợp lý của chỉ số lạm phát đều để lại những hiệu quả tiêu cực cho nền kinh tế, tạo ra nhiều rủi ro cho các hoạt động trên thị trường ngoại hối. Lạm phát đồng nghĩa với đồng tiền giảm giá trị là những tin tức tiêu cực đối với hầu hết người dân, các tổ chức kinh tế. Lạm phát bóp méo giá cả, giảm độ tin cậy vào đồng tiền của Quốc gia đó, tăng cầu về ngoại tệ (đặc biệt là USD), không khuyến khích đầu tư, đầu tư vào vàng, hạn chế tăng trưởng kinh tế và tới cực điểm nó có thể gây ra những bất ổn về mặt xã hội và chính trị. Cho nên, lạm phát tại một Quốc gia tạo ra tỷ giá của USD hay một ngoại tệ khác với đồng tiền của Quốc gia đó thường có xu hướng tăng và nhu cầu đầu tư vào vàng nhằm làm nơi trú ẩn an toàn ngày càng tăng cao và làm cho giá vàng trong nước thường cao hơn giá vàng thế giới. Từ đó, những biến động trên dễ tạo ra nhiều rủi ro cho hoạt động KDNH của các NHTM, đặc biệt đối với một nền kinh tế chưa liên thông đầy đủ với các nền kinh tế trên thế giới như tại Việt nam. Thâm hụt cán cân thương mại Nhập siêu hay tình trạng thâm hụt cán cân thương mại là sự mất cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu trong điều kiện nhập khẩu vượt quá xuất khẩu. Nếu tình trạng này duy trì trong dài hạn và vượt quá mức độ cho phép có thể ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai và gây nên những biến động bất lợi đối với nền kinh tế như gia tăng tình trạng nợ quốc tế, hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến thu nhập và việc làm và ở mức trầm trọng hơn có thể gây nên khủng hoảng tài chính tiền tệ.
  42. 42 Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến với yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy sự yếu kém trong điều tiết kinh tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng. Cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với ngoại tệ. Khi một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, nghĩa là cung đồng tiền quốc gia đó có khuynh hướng vượt cầu trên thị trường ngoại hối nếu các yếu tố khác không thay đổi. Và như vậy có thể suy đoán rằng đồng tiền nội tệ của nước đó sẽ bị sức ép giảm giá so với các đồng tiền khác. Khi đồng tiền của một quốc gia giảm giá, sẽ làm tăng giá trị nhập khẩu tính bằng đồng tiền nước này. Với cùng một số tiền không đổi chi cho nhập khẩu, khi giá tăng thì khối lượng nhập khẩu sẽ phải giảm, tuy số lượng nhập khẩu giảm, nhưng giá trị nhập khẩu có thể tăng. Sau khi đồng tiền giảm giá, chi tiêu bằng đồng nội tệ cho nhập khẩu có thể tăng, song do giá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm đă kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, do đó không làm cho cán cân thương mại xấu đi. Như vậy, nhập siêu có tác động nhất định tới tỷ giá hối đoái, làm đồng tiền nội tệ của một nước có khuynh hướng giảm giá, tuy nhiên trong dài hạn sự giảm giá của đồng nội tệ không có tác động xấu tới cán cân thương mại, do có tác dụng kích thích sản xuất hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu. Ngoài ra, nhập siêu ở mức cao, kéo dài gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ, thể hiện qua các đặc điểm cụ thể sau: Thứ nhất, nhập khẩu lạm phát gây khó khăn cho việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường ngoại hối. Mặc dù vậy, cơ cấu đầu vào sản xuất theo nguồn của nước ta cho thấy nhập khẩu có tác động không nhỏ tới giá cả trong nước. Với
  43. 43 những đặc điểm như vậy, giá cả nhập khẩu sẽ tác động mạnh tới chi phí sản xuất của nhiều ngành sản xuất, gây áp lực tới giá bán và giá sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Trong điều kiện nhập khẩu chủ yếu phục vụ sản xuất hay nói cách khác là hỗ trợ tăng trưởng, việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát nhập khẩu trong trường hợp có dấu hiệu của nhập khẩu lạm phát nhằm ổn định giá cả và duy trì tăng trưởng là không dễ dàng. Thứ hai, nhập siêu gây bất ổn cán cân thanh toán tổng thể, từ đó tạo áp lực tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Thứ ba, nhập siêu tạo áp lực suy giảm dự trữ ngoại hối. Thứ tư, thâm hụt cán cân thương mại tạo ra sự giảm lòng tin của người dân vào đồng tiền của một Quốc gia, tăng cầu về USD hay một ngoại tệ khác và tăng đầu tư vào vàng nhằm bảo tồn giá trị. Với các đặc điểm trên, thâm hụt cán cân thương mại càng làm cho tỷ giá của USD hay một ngoại tệ khác với đồng tiền của Quốc gia đó và giá vàng trong nước thường biến động theo chiều hướng tăng; cuối cùng tạo ra nhiều rủi ro cho KDNH của các NHTM một khi cung cầu trên thị trường thay đổi. Tình trạng đôla hóa nền kinh tế Theo IMF, đôla hóa là tình trạng mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% tổng khối tiền tệ mở rộng (M2) bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. Đôla hóa được hiểu theo cách đơn giản nhất là ngoại tệ USD được sử dụng rộng rãi bên cạnh đồng nội tệ làm đồng tiền thanh toán trong các giao dịch thương mại. Điển hình như, IMF đã xếp Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đôla hóa không chính thức. Đôla hóa không chính thức là trường hợp đồng đôla được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế nhưng không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Đôla hóa tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đôla hóa có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân và các tổ chức kinh tế có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đôla Mỹ, làm cho cầu của đôla Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá.
  44. 44 Đối với quốc gia có tình trạng đôla hóa không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định, trong trường hợp có biến động, người dân và các tổ chức kinh tế bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Khi người dân giữ một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác hay còn gọi là hoạt động đầu cơ tỷ giá. Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho NHTW trong việc đặt mục tiêu cung tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng và hoạt động của thị trường ngoại hối. Ngoài ra, tình trạng đôla hóa còn gây áp lực tới việc NHTW can thiệp trên thị trường ngoại hối ngay cả khi tổng thể nền kinh tế không bị mất cân đối cung cầu ngoại tệ, tại vì các khu vực của nền kinh tế có xu hướng găm giữ ngoại tệ. Một nền kinh tế không có sự găm giữ ngoại tệ, NHTW chỉ bán ngoại tệ khi các khu vực trong nền kinh tế đã giao dịch với nhau nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại khác, ngay cả khi tổng thể nền kinh tế có dư cung ngoại tệ, NHNN vẫn phải bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Cũng giống như các phân tích trên, một khi nền kinh tế bị đôla hóa nặng nề, người dân ưa chuộng sử dụng USD hay một ngoại tệ mạnh khác trong các thanh toán hàng ngày, càng làm cho cầu USD hay một ngoại tệ mạnh khác tăng cao và họ mất niềm tin vào đồng tiền của Quốc gia mình. Cho nên, người dân có xu hướng tìm đến vàng và giảm dần niềm tin vào đồng tiền của Quốc gia mình. Từ các diễn biến như vậy trên thị trường ngoại hối, hoạt động KDNH rất dễ gặp rủi ro một khi giá vàng trên thị trường thế giới biến động mạnh và giá trị USD không duy trì được sức mạnh của mình. Trạng thái ngoại tệ Điển hình như tại Việt nam, theo Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 do NHNN ban hành quy định về trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trạng thái ngoại tệ là trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ đó được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái.
  45. 45 Thông tư cũng quy định một số nội dung mới so với các quy định trước đây về giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ như sau: Giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ được tính bằng tỷ lệ giữa tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc tổng trạng thái ngoại tệ âm chia cho vốn tự có của TCTD. Vốn tự có để tính giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của TCTD là vốn tự có của tháng liền kề trước kỳ báo cáo của TCTD. Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày của TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có và tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày của TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD, riêng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có vốn tự có từ 25 triệu đô la Mỹ trở xuống thì trạng thái ngoại tệ được quy định: tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày quy ra đô la Mỹ không được vượt quá 5 triệu đô la Mỹ và tổng trạng thái ngoaị tệ âm cuối ngày quy ra đô la Mỹ không được vượt quá 5 triệu đô la Mỹ. Đây cũng là một trong những công cụ để điều hành của NHNN. Càng co hẹp trạng thái ngoại tệ, càng hạn chế được khả năng đầu cơ ngoại tệ, hạn chế việc chuyển đổi các đồng tiền. Do vậy, với việc giảm trạng thái ngoại tệ trong quy định mới có thể khiến thị trường ngoại tệ biến động nhiều hơn trong thời gian tới và tạo ra nhiều biến động cho tỷ giá USD/VND. Mặt khác, việc các TCTD phải điều chỉnh lại trạng thái ngoại tệ theo hạn mức mới đồng nghĩa với việc tổ chức phải mua lại nếu đang ở trạng thái âm lớn hơn hạn mức. Nhu cầu mua lại có lẽ sẽ gây áp lực nhất định cho thị trường ngoại hối vì tình trạng chênh lệch lãi suất vay USD và VND thời gian qua đã khuyến khích hoạt động chuyển vốn, chẳng hạn bán USD ra để đổi sang VND nhằm cho vay. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh vàng thông qua việc mua bán vàng trên tài khoản vàng tại nước ngoài cũng có ảnh hưởng nhất định đến trạng thái ngoại tệ của các NHTM. Từ đó, trạng thái ngoại tệ này ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động KDNH của các ngân hàng. Cơ chế điều hành tỷ giá Kể từ năm 1999, khi Việt Nam có sự thay đổi lớn trong cơ chế tỷ giá, bảng phân loại cơ chế tỷ giá của IMF xếp Việt Nam vào nhóm cơ chế tỷ giá thả nổi với
  46. 46 mức phân định là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý không định trước (Managed floating with no predetermined for exchange rate) cùng với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore. Ở cùng thời gian này, Malaysia và Trung Quốc vẫn được xếp vào nhóm cố định truyền thống (Conventional pegged arrangement) tức là có cơ chế tỷ giá “cứng” hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối năm 2004 trở lại đây, IMF chuyển Việt Nam sang nhóm nước có cơ chế cố định truyền thống vì nhận định rằng kể từ tháng 8/2004, NHNN công bố sẽ không để tỷ giá USD/VND tăng quá 1%/năm. Có thể thấy, dưới góc nhìn của IMF, Việt Nam đã có sự chuyển đổi cơ chế tỷ giá theo hướng lùi về nhóm “cứng”. Với độ mở thương mại khá cao, sự thiếu ổn định của tỷ giá sẽ gây nên vấn đề nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Trong ngắn hạn và kể cả trung hạn, Việt Nam khó có thể chuyển sang trạng thái có độ mở thương mại thấp nên nếu dựa trên yếu tố này, điều đương nhiên là Việt Nam sẽ chưa thể lựa chọn cơ chế thả nổi. Tuy nhiên, nếu đeo đuổi cơ chế tỷ giá theo hướng cứng kém linh hoạt, Việt Nam sẽ đối mặt với áp lực điều chỉnh tỷ giá lớn “bất thường” (dù có thể không liên tục) khi nền kinh tế đối mặt với bất ổn trong cán cân thanh toán, vì duy trì tỷ giá cứng khá lâu. Kết quả là chính những lần điều chỉnh lớn “bất thường” như vậy sẽ làm gia tăng rủi ro tỷ giá, tăng chi phí giao dịch, tác động tiêu cực đến việc khuyến khích hoạt động thương mại và đầu tư, gây rối loại trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, với việc quy định tỷ giá USD/VND theo hướng thị trường và có điều tiết của NHNN dễ dàng tạo ra rủi ro tỷ giá như phân tích ở trên, đồng thời kéo theo rủi ro cho hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng với lý do là giá vàng trong nước được xác định dựa vào giá vàng thế giới, tỷ giá USD/VND và các chi phí khác, cho nên rủi ro tỷ giá cũng tất yếu gây nên rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng của ngân hàng. Các hợp đồng giao dịch phái sinh ngoại hối Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt
  47. 47 nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỷ giá, lãi suất, v.v Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi hay những sản phẩm phái sinh kết hợp. Mặc dù, xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là một công cụ phòng chống rủi ro nhưng cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiến lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Ngày nay, hoạt động kinh doanh của các NHTM trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết, bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống thì các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong đó, phải kể đến các giao dịch kinh doanh ngoại tệ với doanh số giao dịch lớn hơn nhiều so với trước đây. Đây là hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM, nhưng cũng chứa không ít rủi ro. Khi tham gia hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng nếu tỷ giá trên thị trường biến động. Để có thể hạn chế được rủi ro này, ngân hàng sẽ phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa, một trong những công cụ hữu hiệu phòng ngừa tỷ giá đó chính là các hợp đồng phái sinh tiền tệ. Các hợp đồng phái sinh tiền tệ cơ bản bao gồm: hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn và hợp đồng ngoại hối tương lai. Công cụ phổ biến nhất để kiểm soát rủi ro giao dịch ngoại hối là những hợp đồng tương lai, hoán đổi và quyền chọn tiền tệ. (Joel Bessis, 2011) Như vậy, công cụ phái sinh ngoại hối ra đời là để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tỷ giá biến động theo một biên độ lớn và ngẫu nhiên, phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro. Trên thị trường ngoại hối, bên cạnh việc phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ thì thị trường còn ẩn chứa các yếu tố đầu cơ và chênh lệch giá về ngoại tệ. Đây cũng là những yếu tố quan trọng trong việc làm cho tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối biến động một cách khó dự đoán. Chính vì sự không dự đoán trước được những thay đổi của tỷ giá trên thị trường các NHTM luôn có mong muốn bảo
  48. 48 hiểm rủi ro để chống lại những tổn thất có thể xảy ra đối với các dòng tiền ngoại tệ của mình. Ngược lại, một khi các NHTM không sử dụng các sản phẩm phái sinh cho các giao dịch ngoại hối thì đây là một trong các nguyên nhân gây ra rủi ro ngoại hối cho các ngân hàng. 1.2.2. Các nhân tố riêng tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối Có hai nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro trong KDNH tại các Ngân hàng, đó là: Các Ngân hàng mua bán ngoại tệ hay vàng phục vụ cho khách hàng và mua bán cho chính mình; Các Ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng ngoại tệ hay vàng. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại hối ròng (trường hoặc đoản) đối với hầu hết các NHTM hiện nay. Chúng ta thấy rằng, nếu tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn; chính vì vậy, theo nghĩa hẹp người ta thường xem rủi ro ngoại hối là rủi ro tỷ giá ngoại tệ hay rủi ro về giá vàng. Trong môi trường toàn cầu hóa tài chính - ngân hàng như ngày nay, nhà quản trị Ngân hàng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro ngoại hối, điều này cũng làm phát sinh nhiều nghiệp vụ mới (gọi là nghiệp vụ phái sinh) trong kinh doanh ngoại hối và được sử dụng tích cực vào việc phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Để xác định rủi ro ngoại hối, thông thường người ta sử dụng trạng thái ngoại tệ ròng áp dụng đối với ngoại tệ và mô hình VaR áp dụng đối với vàng. Như tại Việt nam, theo hướng dẫn của Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012, trạng thái ngoại tệ ròng của một TCTD được xác định bằng trạng thái nội bảng cộng với trạng thái ngoại bảng, hay là bằng chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ cộng với chênh lệch giữa mua vào và bán ra bằng ngoại tệ được ghi nhận ở ngoại bảng. Tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày của các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD, chi nhánh Ngân hàng
  49. 49 nước ngoài. Các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có vốn tự có từ hai mươi lăm triệu đô la Mỹ trở xuống được phép áp dụng mức giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ là tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày quy ra đô la Mỹ không được vượt quá năm triệu đô la Mỹ. Nếu trạng thái ròng của ngoại tệ lớn hơn 0, thì ta gọi là trạng thái trường, hay trạng thái dương; còn nếu nhỏ hơn 0 thì gọi là trạng thái đoản hay trạng thái âm. Rõ ràng là, để tránh được rủi ro ngoại hối đối với một ngoại tệ nhất định, tức để cho ngoại tệ này có trạng thái ròng bằng 0, thì Ngân hàng có thể tiến hành theo hai cách: Thứ nhất, đồng thời làm cân xứng giữa doanh số mua vào và doanh số bán ra được ghi nhận ở ngoại bảng và cân xứng giữa số dư tài sản có và số dư tài sản nợ đối với ngoại tệ này được ghi trong nội bảng; Thứ hai, làm cho trạng thái nội bảng và ngoại bảng ngược dấu với nhau. Về mặt logic, chúng ta cũng thấy rằng, để một Ngân hàng tránh được hoàn toàn rủi ro ngoại hối thì Ngân hàng này phải có trạng thái bằng 0 đối với tất cả các ngoại tệ, nhưng lúc đó lợi nhuận cho các giao dịch này cũng gần như không có. Như trên đã trình bày, chúng ta có thể lượng hóa được quy mô tiềm ẩn rủi ro ngoại hối bằng cách xác định trạng thái ròng nội bảng và ngoại bảng đối với từng ngoại tệ. Tuy nhiên, mức rủi ro đối với trạng thái của một ngoại tệ còn phụ thuộc vào mức độ biến động của tỷ giá. Chúng ta có thể viết: Lãi/lỗ đối với ngoại tệ (i) = Trạng thái ngoại hối ròng ngoại tệ (i) x Mức biến động tỷ giá của ngoại tệ (i) (Trong đó: i là một loại ngoại tệ) Ví dụ, một Ngân hàng có trạng thái ngoại hối trường ròng là 100 triệu USD và giả sử rằng sau một tuần tỷ giá giao ngay VND/USD tăng từ 1 USD = 20.520 VND lên 1 USD = 20.535 VND. Gọi St-1 là tỷ giá của USD trước khi thay đổi, tức là: St-1 = 20.520 Gọi St là tỷ giá của USD sau khi thay đổi, tức là: St = 20.535 Ta tính được tỷ lệ % thay đổi tỷ giá (% thay đổi giá trị của USD): 20.535 20.520 SStt 1100% 100% 0,10% 20.520 S t 1
  50. 50 Do USD có trạng thái trường, mà USD lại tăng giá nên Ngân hàng thu được lãi hối đoái quy VND là: 100 x (20.535 - 20.520) = 1.500 triệu VND Rõ ràng là, nếu Ngân hàng duy trì một trạng thái ngoại hối ròng với bất cứ ngoại tệ nào thì khi tỷ giá của đồng tiền này biến động càng lớn thì khả năng thu được lợi nhuận (hay lỗ) cũng càng lớn. 1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1. Các tiêu chí định lượng 1.3.1.1. Phương pháp đo lường VaR Một trong những phương pháp đo lường rủi ro trong hoạt động KDNH tại các NHTM phổ biến nhất hiện nay là sử dụng mô hình VaR. Mô hình sẽ được phân tích chi tiết trong mục 1.4.2.3 của chương 1 Luận án này. Mô hình này không những nêu ra các tiêu chí để đo lường về rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ gồm USD và bảy loại ngoại tệ mạnh khác đã được nêu trong phạm vi nghiên cứu cũng như hoạt động kinh doanh vàng theo công thức chung bên dưới: (các yếu tố trong công thức này sẽ được giải thích trong mục 1.4.2.3) Với việc sử dụng mô hình VaR, các nhà kinh doanh và quản trị ngân hàng xác định được một con số cụ thể về mức độ rủi ro của danh mục ngoại hối mà ngân hàng đang nắm giữ. Từ đó, các nhà quản trị ngân hàng xác định được mức độ rủi ro này có nằm trong phạm vi tổn thất cho phép của các lãnh đạo cao hơn trong ngân hàng hay không. Phương pháp này có thể được thực hiện trước, trong hay sau khi các dealer thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, việc thực hiện tính toán VaR trước khi thực hiện giao dịch ngoại hối sẽ tốt hơn cho việc quản trị ngân hàng.
  51. 51 1.3.1.2. Phương pháp đo lường trạng thái ngoại tệ Đây cũng là một trong những phương pháp đo lường định lượng phổ biến hiện nay trên thế giới về mức độ rủi ro của các giao dịch ngoại hối mà ngân hàng thực hiện. Các tiêu chí của công thức này được trình bày chi tiết trong Mục 1.2.2 của Luận án này. Lãi/lỗ đối với ngoại hối (i) = Trạng thái ngoại hối ròng (i) x Mức biến động tỷ giá của ngoại tệ (i) hay giá vàng Mức độ chính xác của việc sử dụng phương pháp này phụ thuộc rất lớn vào việc dự đoán mức độ biến động của tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng. Kết quả của công thức này là một con số cụ thể thể hiện mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh vàng hay ngoại tệ của ngân hàng. 1.3.2. Các tiêu chí định tính Các chỉ tiêu này bao gồm: mức độ sử dụng các công cụ phái sinh (mục 1.4.2.3), sử dụng các kỷ thuật dự đoán tỷ giá, hạn mức (mục 1.4.2.3), tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước (mục 1.2.1), các chính sách của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền (mục 1.2.1), v.v Mức độ thường xuyên sử dụng các công cụ trên trong việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động KDNH hay diễn biến tình hình trong và ngoài nước quyết định quan trọng đến mức độ rủi ro của KDNH tại các NHTM hiện nay. Do đó, việc ý thức được các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của các cấp lãnh đạo ngân hàng có tầm ảnh hưởng lớn đến rủi ro xảy ra là cao hay thấp đến kết quả lợi nhuận của ngân hàng; đồng thời việc phân tích và dự báo tình hình trong và ngoài nước cũng chi phối đến mức độ rủi ro trong hoạt động KDNH của ngân hàng.
  52. 52 1.4. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.4.1. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại Về bản chất, KDNH tự nó chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro quốc gia, thì KDNH còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro về tỷ giá ngoại tệ và giá vàng. Do tỷ giá ngoại tệ và giá vàng biến động thường xuyên và bất thường, nên rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động KDNH của các ngân hàng. Theo tác giả, rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ và giá vàng làm ảnh hưởng xấu đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng: (1) các ngân hàng giao dịch các đồng tiền nước ngoài, vàng nhằm phục vụ cho khách hàng và cho chính ngân hàng mình; (2) các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng các ngoại tệ. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại hối ròng (trường hoặc đoản) trong mua bán ngoại hối và trong cơ cấu tài sản bằng ngoại tệ. Nếu tỷ giá ngoại tệ và giá vàng biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn. Các nguyên nhân làm cho tỷ giá ngoại tệ và giá vàng biến động gây nên rủi ro trong KDNH tại các NHTM đã được trình bày và phân tích chi tiết ở mục 1.2 của Luận án này. 1.4.2. Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại 1.4.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối của NHTM Để kinh doanh ngoại tệ có lãi thì các NHTM phải tạo trạng thái ngoại hối mở và tỷ giá phải biến động. Muốn tránh hoàn toàn rủi ro tỷ giá thì nhà kinh doanh chỉ việc không tiến hành bất kỳ giao dịch ngoại hối nào hoặc nếu đã tạo trạng thái ngoại
  53. 53 hối thì tiến hành đóng trạng thái ngoại hối bằng các giao dịch đối ứng để làm cân bằng trạng thái. Tuy nhiên, là Dealer thì việc tạo trạng thái ngoại hối và hy vọng tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi là công việc hằng ngày của anh ta. Do đó, tỷ giá luôn biến động thất thường và không giới hạn làm cho cơ hội kiếm lãi trở nên thường xuyên và vô cùng hấp dẫn. Tiềm năng thu lãi và tiềm ẩn rủi ro trong KDNH là đồng hành với nhau. Lãi lỗ trong KDNH có thể phát sinh cùng với quy mô biến động tỷ giá, trong khi tỷ giá biến động là không giới hạn nên có thể làm cho lãi lỗ phát sinh là rất lớn. Điều này buộc ngân hàng phải có một cơ chế quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng một cách chặt chẽ. Rủi ro KDNH là một yếu tố khách quan, ngân hàng không thể loại trừ được tất cả mọi rủi ro có thể xảy ra khi tham gia giao dịch KDNH, mà ngân hàng chỉ có thể đưa ra các biện pháp và công cụ nhằm hạn chế sự xuất hiện của rủi ro. Cho nên, theo tác giả, quản lý rủi ro KDNH tại ngân hàng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra. Quy trình quản lý rủi ro thông thường gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và tài trợ rủi ro. 1.4.2.2. Vai trò của quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối đối với NHTM Một hệ thống quản lý rủi ro được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ giúp các Ngân hàng đứng vững và vượt qua những biến động lớn trong các giai đoạn khó khăn. Theo như phân tích ở mục 1.2 của Luận án này, các nhân tố gây nên rủi ro đối với hoạt động KDNH của các Ngân hàng là luôn hiện hữu, cho nên hoạt động quản trị rủi ro KDNH của các NHTM là một nội dung quan trọng và luôn cần thiết mà các cấp lãnh đạo và điều hành ngân hàng cần đặc biệt quan tâm. Quản trị rủi ro KDNH tốt giúp góp phần làm giảm thiểu chi phí hoạt động và hạn chế tổn thất cho các ngân hàng, từ đó sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận và giá trị cho cổ đông của ngân hàng.
  54. 54 Quản lý rủi ro KDNH hiệu quả góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ phá sản và gia tăng uy tín cho các NHTM. Qua đó, các NHTM góp phần tăng lòng tin nơi khách hàng và các đối tác trong và ngoài nước; đồng thời thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và bền vững cho đất nước. Quản lý rủi ro KDNH tốt giúp phát hiện kịp thời những nguyên nhân có thể gây nên rủi ro cho hoạt động KDNH, từ đó ngân hàng có những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp. Quá trình này giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của các quy định trong nước và các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống quản lý rủi ro KDNH hiệu quả giúp các NHTM có được các nhân tố tích cực sau trong quá trình hoạt động của ngân hàng như có sự giám sát và quản lý tích cực của Hội đồng quản trị và Ban điều hành; ban hành và triển khai đầy đủ các chính sách, quy trình quản lý rủi ro và các giới hạn rủi ro; thiết lập hệ thống thông tin quản lý rủi ro phù hợp; và thiết lập được hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ hoạt động phù hợp. Ngoài ra, việc thực hiện quản lý rủi ro KDNH một cách nghiêm túc giúp ngân hàng đảm bảo rằng vốn pháp định của ngân hàng không bị suy giảm và khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng đủ bù đắp tất cả các rủi ro mà có thể dẫn đến tổn thất cho ngân hàng tại mọi thời điểm. Bộ phận kiểm soát rủi ro thực hiện việc theo dõi, đo lường tất cả các rủi ro của ngân hàng và đánh giá mức độ đầy đủ của khả năng chịu đựng rủi ro. Nếu khả năng chịu đựng rủi ro là không đảm bảo, ngân hàng sẽ có các biện pháp xử lý kịp thời. 1.4.2.3. Các phương pháp quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại Trên thế giới, các Ngân hàng thường sử dụng các phương pháp sau đây để quản lý rủi ro trong hoạt động KDNH của Ngân hàng:
  55. 55 Sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại hối giao dịch qua đêm Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại hối tối đa mà mỗi nhóm, cá nhân KDNH được phép thực hiện. Tùy theo kinh nghiệm, trình độ, mục đích kinh doanh, năng lực tài chính và trang thiết bị mà hạn mức giữa các tổ chức, giữa các nhân viên kinh doanh là không giống nhau. Việc quản lý hạn mức kinh doanh tại một NHTM có thể căn cứ vào một số tiêu chí như sau: Hạn mức chung cho cả phòng kinh doanh, trên cơ sở đó phân bổ hạn mức cho từng nhà kinh doanh cụ thể. Nguyên tắc phân bổ hạn mức cho từng nhà kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên thị trường ngoại hối. Những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, có thâm niên, đã gặt hái được nhiều thành công thường là những nhà kinh doanh chính (chief dealer) được giao hạn mức cao hơn rất nhiều so với những nhân viên kinh doanh vừa vào nghề. Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh: Ngoài việc quy định tổng hạn mức chung, đối với những nhóm và cá nhân kinh doanh liên quan đến nhiều đồng tiền, thì việc quy định hạn mức kinh doanh đối với mỗi đồng tiền là cần thiết. Những đồng tiền ít biến động thì hạn mức có thể cao, còn những đồng tiền biến động mạnh thì hạn mức thấp hơn. Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể, ví dụ hạn mức cho từng nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi và quyền chọn. Phương pháp quản lý và đánh giá đối với một số trạng thái chính như sau:  Trạng thái giao ngay: Do đặc thù của thị trường giao ngay là chịu sự tác động bởi các yếu tố ngắn hạn lên tỷ giá. Những tin đồn, những cuộc giao dịch lớn, can thiệp của NHTW, những biến cố bất ngờ xảy ra, đều có thể ảnh hưởng nhanh chóng và mạnh mẽ lên sự biến động tỷ giá. Những biến động đến ngạc nhiên của tỷ giá chỉ diễn ra trong vài phút, do đó, nhà kinh doanh phải nhanh chóng và thường xuyên thay đổi trạng thái kinh doanh để chớp cơ hội kiếm lãi hoặc thoát khỏi rủi ro.
  56. 56 Tại bất kỳ thời điểm nào, nếu nhà kinh doanh duy trì trạng thái giao ngay (trạng thái mở) đều phải chịu rủi ro tỷ giá. Tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro càng lớn. Để quản lý tiềm năng thu lãi và tiềm ẩn lỗ vốn, người ta sử dụng kỹ thuật định giá cuối mỗi ngày giao dịch. Căn cứ vào trạng thái cuối ngày, từng nhà kinh doanh phải định giá kết quả kinh doanh của chính mình theo tỷ giá đóng cửa của ngày giao dịch. Kết quả này phải được báo cáo cho nhà kinh doanh chính và lãnh đạo phòng KDNH.  Trạng thái kỳ hạn Trên thị trường liên Ngân hàng, các giao dịch kỳ hạn thường thuộc loại Spot - Forward Swap, nghĩa là mỗi giao dịch gồm hai vế là: vế giao ngay áp dụng tỷ giá giao ngay, còn vế kỳ hạn áp dụng tỷ giá kỳ hạn, và hai vế có ngày giá trị khác nhau. Do đó, trạng thái ròng của giao dịch kỳ hạn phụ thuộc vào độ lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay. Tỷ giá kỳ hạn được hình thành trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Trong điều kiện bình thường, các mức lãi suất tiền tệ là ổn định, làm cho các điểm kỳ hạn biến động cũng ít. Lãi suất không tăng lên nhanh chóng rồi sau đó lại giảm xuống nhanh chóng giống như tỷ giá giao ngay. Do đó, nếu nhà kinh doanh dự tính sai lầm về hướng biến động của lãi suất, thì ít có cơ hội để khắc phục thua lỗ nặng nề trong tương lai. Kinh doanh kỳ hạn không thể có tốc độ nhanh như kinh doanh giao ngay. Nhà kinh doanh kỳ hạn không thể thay đổi thường xuyên trạng thái kỳ hạn, mà nó thường được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Cũng giống như giao ngay, trạng thái kỳ hạn ròng cuối ngày cũng có thể trường hoặc đoản, bao gồm các trạng thái của tất cả các hợp đồng còn hiệu lực và có các ngày giá trị khác nhau. Việc định giá kết quả kinh doanh kỳ hạn hằng ngày được tính theo phương pháp giả định rằng tất cả các hợp đồng kỳ hạn còn hiệu lực đều được thanh lý ngay lập tức theo tỷ giá kỳ hạn cuối ngày hôm đó áp dụng tương ứng cho từng kỳ hạn.
  57. 57 Ngoài việc định giá lại hằng ngày các trạng thái kỳ hạn, để quản lý rủi ro tỷ giá tốt hơn, các nhà kinh doanh kỳ hạn còn phải duy trì hạn mức cho từng kỳ hạn cụ thể theo quy tắc kỳ hạn càng dài hạn mức càng thấp. Để quản lý rủi ro các trạng thái kỳ hạn một cách vĩ mô, các NHTM còn áp dụng “Hạn mức rủi ro tỷ trọng của các trạng thái theo kỳ hạn”. Thông thường các trạng thái kỳ hạn thường có các kỳ hạn khác nhau, từ một ngày đến vài năm. Một trạng thái trường 12 triệu USD kỳ hạn 6 tháng sẽ có rủi ro nhiều hơn một trạng thái đoản cũng 12 triệu USD có kỳ hạn 1 tháng. Trong khi đó, về mặt hình thức thì trạng thái ngoại hối kỳ ngày hôm nay của nhà kinh doanh là bằng 0, nhưng rủi ro thực tế đối với hai trạng thái này là rất khác nhau. Cân bằng trạng thái ngoại hối Có hai nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro ngoại hối, đó là: Ngân hàng duy trì sự không cân bằng trạng thái ngoại hối: do Ngân hàng mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng và mua bán cho chính mình, và Ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng ngoại tệ. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại tệ ròng (trường hoặc đoản) đối với hầu hết các NHTM. Sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu Ngân hàng duy trì trạng thái trường (hoặc đoản) về ngoại tệ mà không có thay đổi về tỷ giá, Ngân hàng sẽ không gặp phải rủi ro hối đoái. Nếu tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn và ngược lại. Sử dụng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá Kinh doanh ngoại tệ đã từ lâu chắc chắn không chỉ là một nghiệp vụ chuyên biệt của các NHTM tại Việt Nam, mà còn trở thành một kênh đầu tư, kinh doanh kiếm lợi của một bộ phận không nhỏ tổ chức hay cá nhân trong nền kinh tế. Với tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, chắc chắn lĩnh vực này sẽ ngày càng phát triển mạnh thành một kênh đầu tư chính thức và quan trọng trong nền kinh tế, như đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản. Chúng ta có thể phần nào nhận biết mức độ phổ biến của kênh đầu tư này qua việc hầu hết các Ngân hàng có uy tín