Lớp vỏ cảnh quan và các đới cảnh quan

ppt 26 trang phuongnguyen 5351
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lớp vỏ cảnh quan và các đới cảnh quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptlop_vo_canh_quan_va_cac_doi_canh_quan.ppt

Nội dung text: Lớp vỏ cảnh quan và các đới cảnh quan

  1. Bài giảng Chương 4 : LỚP VỎ CẢNH QUAN VÀ CÁC ĐỚI CẢNH QUAN (LT: 5; BT-TH: 2) Trần Thị Hồng Sa Khoa: Địa lí – Địa chính 7/2/2021 1
  2. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM - Lớp vỏ cảnh quan (lớp vỏ địa lí) là lớp vỏ của Trái đất gồm có các lớp vỏ bộ phận (5 quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau. Độ dày của lớp này khoảng 40km. - Cảnh quan (thể tổng hợp địa lí tự nhiên) là sự kết hợp có quy luật của các thành phần địa lí nằm trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp và tạo thành một thể thống nhất rất hoàn chỉnh. Khí quyển Thổ Thủy nhưỡng quyển quyển Thạch Sinh 7/2/2021 quyển quyển 2
  3. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM - Vòng cảnh quan: Dựa vào cán cân bức xạ (R) mà Trái đất được chia thành các vòng cảnh quan (vòng đai địa lí): R = (Q + q) * (1 – A) – E (kcal/cm2/năm) Q : Bức xạ trực tiếp q : Bức xạ khuếch tán A : Albedo của bề mặt E : Bức xạ hữu hiệu của bề mặt Theo đó, R 75: vòng đai nhiệt đới 7/2/2021 3
  4. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM - Đới cảnh quan: Mỗi vòng cảnh quan có một hệ số tương quan nhiệt ẩm từ ẩm ướt đến khô hạn. Chỉ số khô hạn K quy định kiểu cảnh quan và các đới cảnh quan bộ phận. K 3,4: hoang mạc 7/2/2021 4
  5. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỚI CẢNH QUAN (TH) * Vòng đai lạnh Đới cảnh Đới hoang mạc Đới đài nguyên quan Cực Bắc Mĩ, Bắc Á, Đảo Grơnland, Phạm vi 1 phần Bắc Canada, Bắc Nga. Nam Cực KH: lạnh, t0 min – 60C  - 490C. KH: t0 min – 50C  - 350C, t0 max Khí hậu – Lượng mưa < 500 mm/năm, chủ yếu 50C130C. P = 200 – 700 mm/năm Thủy văn là tuyết TV: có nhiều ao hồ, đầm lấy TV: Rêu, Địa y, tảo hạ đẳng TV: Rêu, địa y, cây bụi nhỏ Sinh vật ĐV: Tuần lộc, Bò xạ, chồn Bắc cực, ĐV: Chồn, tuần lộc, sói, các loài gấu trắng, chim biển, chim cánh cụt gặm nhấm, vắng bò sát + lưỡng cư Đất bị glây và Potzon hóa yếu, sự Thổ Quá trình hình thành đất dạng phôi phân giải chất hữu cơ hạn chế  nhưỡng thai  Đất thô, mỏng lớp mùn thô, chua. 7/2/2021 5
  6. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỚI CẢNH QUAN (TH) * Vòng đai ôn hoà + Đới rừng Taiga - Phạm vi: Bắc Mĩ, Tây Âu, Vùng Xibia - KH - TV: Mùa đông lạnh, lượng mưa 400 – 600mm/năm; Bốc hơi ít, mạng lướt sông ngòi dày, nhiều đầm hồ. - SV: TV: Rừng taiga – rừng lá kim, lá nhỏ, có cấu trúc đơn giản như thông, tùng, bách, lãnh sam ĐV: sóc, chim cú, nai, hoẵng, hải li, linh miêu, gấu - Thổ nhưỡng: Quá trình rửa trôi Đất Potzon với tầng A2 màu tro nhạt. 7/2/2021 6
  7. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỚI CẢNH QUAN (TH) * Vòng đai ôn hoà + Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng - PV: Đông Hoa kì, Tây Âu, Viễn Đông, dọc bờ tây Châu Mĩ (350N) - KH-TV: Ôn đới hải dương ấm, ẩm, t0 min – 120C  + 50C, t0 max 160C210C. P = 500 – 1000 mm/năm. Sông ngòi dày đặc, nhiều đầm lầy. - SV: cây lá kim như thông, tùng, vân sam + cây lá rộng như phong, hồ, dẻ, hồ đào, dương ĐV: sóc, gấu, chồn, linh miêu, lợn rừng, hổ, bò rừng, hươu, các loại gà, chim - TN: Dưới rừng hỗn hợp (Đất Potzon,đất Potzon hóa – cỏ, đất potzon – lầy, than bùn); Dưới rừng lá rộng (Đất xám, nâu sẫm). Québec: sự pha trộn giữa rừng lá thông và rừng lá rộng vào mùa thu 7/2/2021 7
  8. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỚI CẢNH QUAN (TH) * Vòng đai ôn hoà + Đới thảo nguyên rừng và đới thảo nguyên - Đới thảo nguyên rừng PV: Tập trung thành dải ở trung tâm Bắc Mĩ, vùng tiếp giáp Á – Âu. KH: ấm và khô hơn, t0 min – 50C200C, t0 max 180C250C. P = 1000mm/năm. Dòng chảy nhỏ hơn, ít đầm lầy. TV: sồi, đoạn, tùng, thông, có sự xen kẽ khoảng rừng và khoảng đồng cỏ TN: Đất rừng màu nâu và đen, nơi khô hạn có sự tích lũy muối Đất Xonlonsak. - Đới thảo nguyên PV: Bắc Mĩ, Nga, Mông Cổ KH: nóng và khô hơn, thường xảy ra hạn hán, gió khô, bão bụi TV: cỏ. ĐV: các loài gặm nhấm (chuột, dúi), loài ăn cỏ (thỏ, hoẵng, sơn dương) Đất đen phổ biến 7/2/2021 8
  9. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỚI CẢNH QUAN (TH) * Vòng đai ôn hoà - Đới bán hoang mạc PV: Tây Á, vài Cn thuộc Bắc Mĩ, Nam Mĩ KH: Khô, P = 140 – 400mm/năm. Đất: nâu, hạt dẻ, xolonsak Sa mạc Gobi, khu vực tự trị Nội - Đới hoang mạc Mông của Trung Quốc. PV: Bắc Mĩ, Trung Á KH: khắc nghiệt, P ít 75 – 250mm/năm SV: TV ưa mặn, mọc trên cát hoặc trên đất hoàng thổ sét. ĐV: ngựa Tanpan, hổ, linh dương, lạc đà, thỏ rừng, chó rừng, rùa thảo nguyên, chuột lớn, rắn, thằn lằn, bọ hung 7/2/2021 9
  10. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỚI CẢNH QUAN (TH) * Vòng đai ôn hoà - Đới cảnh quan cận nhiệt KH: Mùa hạ ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới, mùa đông là khối khí ôn đới. Cảnh quan có sự chuyển tiếp: cảnh quan rừng Địa Trung Hải  cảnh quan rừng hỗn hợp cận nhiệt thường xanh  đới xavan cận nhiệt  đới nửa hoang mạc  hoang mạc cận nhiệt SV: Cây ôn đới (thông, sồi, dẻ )  cây nhiệt đới (Ngô đồng, dâu tằm ). Động vật có loài gặm nhấm, chuột, cá sấu, kanguru, đà điểu 7/2/2021 10
  11. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỚI CẢNH QUAN (TH) * Vòng đai nóng - Đới rừng nhiệt đới Phân bố: phía Đông Trung Mĩ, ĐNA, các đảo Châu Đại Dương KH-TV: nóng, ẩm. Lượng mưa 1000 – 2000mm/năm, sông nhiều nước Đất feralit đỏ vàng Cây thường xanh (họ đậu, họ Dâu tằm), dây leo, cây phụ sinh - Đới xavan nhiệt đới PB: Lục địa Phi, Nam Mĩ, Bắc Australia KH-TV: Biên độ nhiệt năm lớn, lượng mưa 100 – 500mm/năm. Có 2 mùa, mùa khô và mùa ẩm. Đất nâu đỏ, nâu xám, đất xám SV: giống thảo nguyên rừng Rừng chỉ có những loài cây gỗ thấp, ưa khô, mọc thưa thớt. ĐV có các loài ăn cỏ, gặm nhấm, bò sát, thú lớn 7/2/2021 11
  12. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỚI CẢNH QUAN (TH) * Vòng đai nóng - Đới hoang mạc và bán hoang mạc nhiệt đới Phân bố: Bắc Phi  Hồng Hải  Arabi, Nam SN Iran  hm Thar, hm Châu Úc, hm Clifornia, Atacama, Kalahari. KH: nóng, khô, lượng mưa 50 – 200mm/năm SV: Xương rồng, bụi gai, cỏ Họ Hòa Thảo. Đv có các loài móng guốc, sơn dương, linh cẩu. 7/2/2021 12
  13. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỚI CẢNH QUAN (TH) * Vòng đai nóng - Đới rừng xích đạo ẩm ướt Phân bố: lưu vực sông Amazon, CN Braxin, vịnh Ghine  lvs Cônggô, đảo Inđônêxia, Malacca. KH xích đạo, nóng ẩm quanh năm. Sông ngòi dày đặc Vỏ phong hóa sialit – ferit có độ dày lớn SV: Khối lượng 5000 tạ/ha Rừng có cấu trúc 4 – 5 tầng, đa dạng loài, nhiều loài có rễ bành và hoa mọc ở thân. ĐV phong phú. 7/2/2021 13
  14. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT 1. Tính thống nhất và hoàn chỉnh của Vỏ cảnh quan * Khái niệm: Đây là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ của các lớp vỏ địa lí. Vỏ cảnh quan là thể thống nhất và hoàn chỉnh về cấu trúc thành phần, không đồng nhất về lãnh thổ, phân dị thành các địa tổng thể với qui mô khác nhau. Mỗi địa tổng thể có đặc điểm: - Gồm nhiều thành phần và có mối quan hệ về vật chất và năng lượng. Từng thành phần không tồn tại và phát triển cô lập mà chịu ảnh hưởng của các thành phần khác  Khi 1 thành phần nào thay đổi sẽ dẫn đến những thay đổi của các thành phần khác  Thay đổi cảnh quan. - Có mối liên hệ với bên ngoài, nó là bộ phận của 1 hệ thống lớn hơn - Sự thống nhất nội hệ thống chỉ tương đối vì mỗi địa tổng thể có thể phân hóa thành những địa tổng thể nhỏ hơn  đặc tính cấu trúc bậc của hệ thống. 7/2/2021 14
  15. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT 1. Tính thống nhất và hoàn chỉnh của Vỏ cảnh quan * Nguyên nhân: Tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực  chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh. * Biểu hiện: Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. 7/2/2021 15
  16. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT • Ví dụ 1: Đầm lầy là vùng có địa hình trũng, nông, nước ngập hầu như quanh năm, thực vật chỉ có các loài ưa nước như sậy, súng, rong rêu còn động vật có tôm, cá, nhuyễn thể Theo thời gian, thực vật trong đầm lầy ngày càng mọc rậm rạp; sau khi chết đi, xác của chúng bị phân huỷ tại chỗ ngày càng nhiều, kết hợp với các vật liệu do nước mưa mang từ các vùng xung quanh đến làm cho đầm lầy bị lấp đầy dần. Khi không còn ngập nước nữa thì đầm lầy trở nên khô cạn. Các động vật sống ở dưới nước và phần lớn các thực vật ưa nước bị chết, đất rắn lại và biến đổi tính chất. • Ví dụ 2: Sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt sẽ làm chế độ dòng chảy thay đổi, làm tăng quá trình xói mòn, mặt khác làm thực vật phát triển mạnh, quá trình phá huỷ đá và hình thành đất nhanh hơn. • Ví dụ 3: Rừng bị phá huỷ dẫn đến khí hậu bị biến đổi, dòng chảy không ổn định, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, đất đai bị thoái hoá, sinh vật bị suy giảm dần dần. 7/2/2021 16
  17. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT • Ý nghĩa thực tiễn: - Hoạt động sống và sản xuất của con người  tác động vào quá trình phát triển tự nhiên của vở cảnh quan  Theo thời gian, có thể có những kết quả bất ngờ, trong đó có cả những kết quả không mong muốn. Như vậy, tác động của con người với tự nhiên  chuỗi phản ứng dây chuyền độc đáo với hàng loạt những thay đổi tự động. - Quy luật báo trước sự cần thiết phải ĐTM một cách tỉ mỉ trước khi sử dụng 1 lãnh thổ cho mục đích nào đó. 7/2/2021 17
  18. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT 2. Sự tuần hoàn vật chất và năng lượng của Vỏ cảnh quan * Khái niệm: Mỗi đối tượng vật chất đều chứa năng lượng – đó là khả năng sinh công trong quá trình vận động  Năng lượng là động lực của mọi quá trình, làm biến đổi vật chất từ dạng này sang dạng khác. Năng lượng đi vào cảnh quan từ 2 nguồn: - Năng lượng bên trong lòng đất - Năng lượng Mặt trời (nguồn năng lượng chính của mọi quá trình)  cung cấp nhiệt cho vật chất của các thành phần  động lực thúc đẩy sự trao đổi nhiệt khí quyển – thủy quyển  cân bằng nhiệt trên Trái đất và trả nhiệt dư thừa vào không gian. 7/2/2021 18
  19. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT 2. Sự tuần hoàn vật chất và năng lượng của Vỏ cảnh quan Vỏ cảnh quan có sự trao đổi vật chất của các nguyên tố hóa học, nhất là O2, H2, C, N Ở những qui mô khác nhau tạo nên các vòng tuần hoàn vật chất – năng lượng: Vòng tuần hoàn nước; vòng tuần hoàn đá, vòng tuần hoàn sinh vật, hải lưu, không khí VD: Tuần hoàn nước: bốc hơi  ngưng kết  giáng thủy - Nhận xét chung: • Các vòng tuần hoàn đều không khép kín mà theo dạng hình xoáy trôn ốc; • Trong quá trình tham gia vào vòng tuần hoàn, vật chất luôn bị biến đổi trạng thái, theo đó có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác trong các khâu trung gian của vòng tuần hoàn; • Các vòng tuần hoàn có sự liên kết, xâm nhập vào nhau. 7/2/2021 19
  20. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT 3. Quy luật địa đới * Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo về 2 cực). Nguyên nhân là do dạng hình cầu của Trái đất và bức xạ Mặt trời. * Biểu hiện: - Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái đất: Từ Bắc cực đến Nam cực có 7 vòng đai nhiệt sau: Vòng đai nóng: giữa 2 đường đẳng nhiệt năm +200C của 2 bán cầu Hai vòng đai ôn hòa: giữa các đường đẳng nhiệt năm +200C và đường đẳng nhiệt +100C của tháng nóng nhất. Hai vòng đai lạnh: giữa các đường đẳng nhiệt năm +100C và đường đẳng nhiệt 00C của tháng nóng nhất. Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 00C. 7/2/2021 20
  21. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT 3. Quy luật địa đới - Các đai khí áp và đới gió trên Trái đất. - Các đới khí hậu trên Trái đất - Các nhóm đất và các thảm thực vật 7/2/2021 21
  22. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT 4. Quy luật phi địa đới * Khái niệm: Quy luật phi địa đới là sự phân bố cảnh quan của đới ngang bị phân cách bởi độ lục địa hoặc đai cao tạo ra sự phức tạp của cảnh quan theo chiều kinh tuyến hoặc theo chiều cao. * Phạm vi biểu hiện: + Địa ô: Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều kinh tuyến. Nguyên nhân: Sự phân bố giữa lục địa và đại dương tạo điều kiện cho các khối khí từ hải dương xâm nhập vào lục địa với mức độ khác nhau. Từ đó làm cho khí hậu lục địa có sự phân hóa từ Đông sang Tây; Hướng sườn khác nhau của các dãy núi, đặc biệt là ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến; Thành phần và đặc điểm của đá và khoáng vật. Sự thay đổi kiểu thảm thực vật theo kinh độ là yếu tố chỉ thị biểu hiện rõ nhất của quy luật. 7/2/2021 22
  23. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT + Đai cao: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo độ cao địa hình. Nguyên nhân: Sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. Sự phân bố thành các vành đai của đất và thực vật theo độ cao địa hình là biểu hiện rõ nét nhất của quy luật. + Địa mạo – kiến tạo: Là tác động của quá trình địa mạo – kiến tạo phá vỡ các quy luật theo đới ngang (như sự nâng lên của 1 khối núi, quá trình bán bình nguyên ). Các pha biển tiến, biển thoái sẽ phân bố lại lục địa và đại dương. Vận động tạo núi hình thành nên các vành đai cảnh quan theo độ cao. Yếu tố địa mạo – kiến tạo là nguyên nhân chính gây ra tính phi địa đới. 7/2/2021 23
  24. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT 5. Tính nhịp điệu của Vỏ cảnh quan * Khái niệm: Nhịp điệu là sự lặp lại theo thời gian của tổng hợp các hiện tượng, mỗi lần lại phát triển theo cùng 1 hướng nhất định. * Biểu hiện: + Nhịp điệu ngày đêm: - Sự nóng lên của đá, đất vào ban ngày và lạnh đi vào ban đêm  tính nhịp điệu của quá trình phong hóa đá và hình thành đất. - Chênh lệch nhiệt  chênh lệch khí áp  gió đất và gió biển, gió thung lũng và gió núi. - Nhịp điệu ngày đêm trong đời sống sinh vật  đồng hồ sinh học. 7/2/2021 24
  25. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT + Nhịp điệu mùa: thể hiện ở sự thay đổi trong năm của các yếu tố khí hậu, thủy văn, các quá trình địa mạo, thổ nhưỡng, sự di cư của động vật biểu hiện tổng hợp ở sự thay đổi dạng ngoài của thực vật. Nhịp điệu mùa  ý nghĩa lớn trong hoạt động sống của con người về mặt sản xuất và sinh hoạt. + Nhịp điệu nội thế kỉ: là những nhịp điệu của các hiện tượng trong thiên nhiên diễn ra với thời gian vài chục năm. Rõ nhất là chu kì 11 năm trong khí quyển gây ra bởi sự hoạt động của Mặt trời và chu kì 19 năm gây ra bởi sự biến đổi của lực tạo nên thủy triều của Mặt trăng. + Nhịp điệu siêu thế kỉ: biểu hiện rõ nhất là chu kì 1800 năm, mỗi lần Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất cùng nằm trên một mặt phẳng và cùng 1 đường thẳng. Khi đó, khoảng cách giữa Mặt trời – Trái đất là gần nhất, lực hấp dẫn mạnh gây ra sự thay đổi lớn của sóng triều, theo đó là sự thay đổi của khí hậu. 7/2/2021 25
  26. III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT 7/2/2021 26