Liên kết giữa các cơ quan thông tin thư viện của các trường đại học và các viện nghiên cứu

pdf 5 trang phuongnguyen 2300
Bạn đang xem tài liệu "Liên kết giữa các cơ quan thông tin thư viện của các trường đại học và các viện nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflien_ket_giua_cac_co_quan_thong_tin_thu_vien_cua_cac_truong.pdf

Nội dung text: Liên kết giữa các cơ quan thông tin thư viện của các trường đại học và các viện nghiên cứu

  1. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 LIÊN KẾT GIỮA CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN THƯ VIỆN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU ThS. CHU TUYẾT LAN Giám đốc Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm- VASS 1. Mở đầu Liên kết giữa các thư viện là một xu thế rất phổ biến hiện nay. Ở nước ta, gần đây, vấn đề này đã từng được nêu ra và trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của toàn ngành. Sự liên kết này diễn ra trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo, giữa các cơ quan thông tin thư viện trực thuộc các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu/tổ chức R&D là rất rõ rệt. Có thể thấy, trên thực tế, xét từ mô hình hoạt động và mô hình tổ chức, đã xuất hiện sự đan xen, sự tích hợp giữa công tác nghiên cứu và đào tạo trên mọi phạm vi. Điều đó cũng thể hiện rõ sự phụ thuộc chặt chẽ giữa định hướng phát triển của các cơ quan thông tin thư viện này vào nhu cầu và định hướng phát triển của các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu. Xét về ý nghĩa, sự liên kết giữa các cơ quan thông tin thư viện được xem như là một trong số các phương tiện, công cụ để duy trì và thúc đẩy sự liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu và đào tạo, giữa hoạt động nghiên cứu và đào tạo. 2. Vấn đề liên kết giữa các thư viện nghiên cứu và các trường đại học Sự liên kết giữa các cơ quan thông tin thư viện là nhằm giúp các cơ quan này: - Nâng cao được năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin thông qua việc tận dụng hợp lý nhất năng lực hiện có của từng thành viên và việc mở rộng diện nguồn tin mà người dùng tin có thể khai thác; - Gia tăng được số lượng người dùng tin chức năng của mỗi cơ quan; - Nâng cao tính tiện lợi trong việc khai thác, sử dụng các nguồn/hệ thống thông tin thư viện đối với người dùng tin; - Nâng cao hiệu quả chi phí trong quá trình triển khai hoạt động của mỗi cơ quan thông tin thư viện Chính từ các mục đích đó mà quá trình liên kết, phối hợp giữa các cơ quan thông tin thư viện đã diễn ra với các nội dung và mức độ khác nhau. Sự khác nhau đó tuỳ thuộc vào nhiều nguyên nhân: nhận thức và quan điểm của đội ngũ cán bộ thông tin thư viện chuyên nghiệp, trình độ và khả năng về công nghệ, các vấn đề Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 85
  2. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 liên quan đến chính sách được các cơ quan này thực thi, quan điểm và hành vi trong việc khai thác, sử dụng thông tin của người dùng tin, vv Sự liên kết giữa các cơ quan thông tin thư viện được triển khai trên cơ sở những đòi hỏi khác biệt nhau. Nếu như do các yếu tổ địa lý - người dùng tin không có điều kiện trực tiếp khai thác, sử dụng các nguồn/hệ thống thông tin – thì các dịch vụ mượn liên thư viện, mượn từ xa được áp dụng. Nếu như do các yếu tố về tính chất liên ngành và sự tản mạn tin gây nên - người dùng tin quan tâm và cần khai thác đồng thời nguồn tin của một số nguồn/hệ thống khác nhau – thì lại làm xuất hiện mục lục liên hợp cũng như một loạt dịch vụ hỗ trợ khác, Ngoài ra, sự liên kết đó còn là cần thiết bởi nhu cầu liên kết giữa các hoạt động, các quá trình nghiên cứu và đào tạo. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể của yếu tố này thông qua phân tích trường hợp tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. - Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, đặc biệt là các cán bộ nghiên cứu có trình độ cao tham gia trực tiếp và ổn định vào hoạt động đào tạo (tại Viện và tại các trường đại học). Trong quá trình lao động phức hợp và khó tách biệt đó, nguồn thông tin mà họ cần đến và họ tạo ra - với tư cách người dùng tin và người tạo ra nguồn tin mà các cơ quan thông tin thư viện này mong muốn kiểm soát - là không thể tách biệt một cách rách rời, giản đơn. Và để làm tốt được điều đó (cung cấp thông tin phù hợp và kiểm soát được các nguồn tin cần thiết) các cơ quan thông tin thư viện không thể không liên kết ổn định và chặt chẽ với nhau. Trong hoạt động khoa học, thông tin là nguyên liệu cơ bản đồng thời lại là sản phẩm được tạo nên trong quá trình lao động. Do khoa học mang tính kế thừa, nên các nguồn thông tin trên có một quan hệ mật thiết, không tách rời: từ thông tin đầu vào, người ta tạo ra được các thông tin mới, sau đó, thông tin (cả mới và những thông tin đã có) lại được sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình nghiên cứu tiếp, để tạo ra thông tin mới, Do sự tham gia vào các hoạt động khác nhau (nghiên cứu – đào tạo), theo các chủ thể khác nhau (viện nghiên cứu- trường đại học) nên nếu không có sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin thư viện nêu trên, việc kiểm soát được nguồn tin, ngay chỉ đối với nguồn tin được một nhà khoa học tạo nên, là rất khó khăn. Đối với một cơ quan nghiên cứu hoặc đào tạo, nguồn tin này lại mang nhiều ý nghĩa và giá trị đặc biệt, phản ánh tiềm năng, các thành tựu đạt được, xu thế phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng khoa học. - Các nguồn thông tin được tạo nên từ hoạt động nghiên cứu và đào tạo có mối quan hệ khăng khít với nhau, tạo thành một hệ thống thống nhất phản ánh các tri thức về một lĩnh vực, đối tượng khoa học. Điều này được thể hiện thông qua mối quan hệ mật thiết giữa hệ thống các đề tài nghiên cứu khoa học - hệ thống các đề tài được phản ánh trong các luận án, luận văn khoa học - kỷ yếu các hội nghị, hội thảo khoa học - nguồn tư liệu có liên quan đặc trưng cho mỗi (mỗi nhóm) đối tượng, các tư liệu điều tra, sưu tầm, điền dã có trong hầu hết các niên luận, khoá luận của sinh viên đại học, - các tài liệu, tư liệu dịch, Để không tạo nên sự gián đoạn, sự cát cứ của các nguồn thông tin trên, để tạo nên sự liên thông và khả năng Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 86
  3. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin của hệ thống thông tin phức hợp trên, thì sự liên kết giữa các cơ quan thông tin thư viện đại học và các tổ chức R&D là không thể thay thế. Viện Nghiên cứu Hán Nôm được Chính phủ giao chức năng đào tạo sau đại học, trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ từ năm 1994, đến nay đã có nhiều sinh viên và nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án ThS. và TS. Khoa học Ngữ văn chuyên ngành Hán Nôm tại Viện. Hơn thế nữa, Viện là một tổ chức nghiên cứu đầu ngành của quốc gia và quốc tế về Hán Nôm, gồm những thư tịch và tài liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm kho văn hoá thành văn phong phú và giá trị nhất của nước ta trước khi có các văn bản ghi bằng chữ La-tinh. Viện cũng là một trung tâm bảo tồn và nghiên cứu khai thác di sản Hán Nôm lớn nhất ở Việt Nam. Đảm nhận những chức năng quan trọng đó, Viện đã tổ chức các hoạt động nghiên cứu trên cơ sở sưu tầm tư liệu Hán Nôm không những ở trong nước mà cả ở nước ngoài, đồng thời triển khai những chương trình, đề án, đề tài trọng điểm của quốc gia, các chương trình và đề án được tài trợ của các tổ chức quốc tế, liên quan đến di sản Hán Nôm; tiến hành công tác đào tạo trình độ cao đối với các nhà khoa học, trực tiếp tham gia giảng dạy bậc đại học và cao học tại các trường đại học trọng điểm của quốc gia, Các nhà nghiên cứu và cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh và sinh viên trong và ngoài nước đều thừa nhận: các nguồn tư liệu Hán Nôm (văn khắc Hán Nôm bao gồm: các bản rập văn bia, chuông khánh và biển gỗ, ), Kỷ yếu các Hội nghị, Hội thảo khoa học, cùng các bài nghiên cứu, các công trình khoa học và luận án, luận văn khoa học, là các nguồn thông tin bổ trợ lẫn nhau, cùng có khả năng đáp ứng những loại nhu cầu khác nhau của người dùng tin. Từ góc độ của người dùng tin, các loại khác nhau của nguồn tin này tạo nên một hệ thống thống nhất, không thể chia cắt. Như vậy, rõ ràng Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm rất cần sự liên kết với nhiều cơ quan khác, như Trung tâm Thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm học liệu Huế, và các Trung tâm nghiên cứu khác trong cả nước để phát huy một cách hiệu quả nhất giá trị của các vốn tài liệu truyền thống mà Viện đang bảo tồn và khai thác. Điều dễ thấy là đối với các cơ quan trên, thì sự liên kết với Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm sẽ tạo nên các lợi thế nhất định, trước hết là bảo đảm được sự thuận tiện và giản lược trong việc khai thác nguồn thư tịch quý hiếm của quốc gia và các nghiên cứu về chúng được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Về bản chất, dễ thấy đó không phải là một sự liên kết đơn phương, chỉ mang lại lợi ích cho một chủ thể nào đó, mà là mối liên kết đa chiều, mang lại ích lợi thiết thực cho tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình liên kết, hợp tác với nhau. Kết hợp hoạt động nghiên cứu và đào tạo là một xu thế mang tính tất yếu. Từ đó dẫn đến sự tham gia của các nhà khoa học vào hoạt động đào tạo, và ngược lại, sự tham gia của đội ngũ giảng viên-nghiên cứu viên của trường đại học vào công tác nghiên cứu. Các công tác nghiên cứu, đào tạo tại các trường đại học và tổ chức R&D sẽ ngày càng được gắn bó chặt chẽ với nhau hơn, bổ trợ cho nhau một Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 87
  4. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 cách toàn diện hơn. Điều đó cũng đã được xác định như một định hướng chiến lược nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học, tạo sự gắn bó giữa các nhiệm vụ thực tiễn của khoa học với nội dung đào tạo. Vì thế, sự liên kết giữa các cơ quan thông tin thư viện đại học và tổ chức R&D cũng cần phải mang tính lâu dài. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với một thực tế là, mỗi cơ quan thông tin thư viện, do chức năng mà mình đảm nhận sẽ quan tâm đến một/một số loại nguồn thông tin nhất định (chứ không phải và không thể là mọi nguồn thông tin). Sự liên kết giữa các cơ quan khác nhau sẽ giúp chúng có khả năng lấp đầy – bao quát được tất cả mọi loại nguồn tin mà người dùng tin cần đến. Mặt khác, một hệ thống trao đổi thông tin – mà thực chất sự liên kết giữa các cơ quan thông tin thư viện - sẽ góp phần vào việc liên kết giữa trường đại học với các tổ chức R&D một cách ổn định và toàn diện hơn, việc điều khiển sự liên kết đó được thực hiện trên một nền tảng vững chắc hơn. Một số giải pháp duy trì và thúc đẩy quá trình liên kết Để chuẩn bị cho quá trình hợp tác. liên kết, hoạt động TTTV ở mỗi trường đại học hoặc tổ chức R&D cần phải hướng đến việc tạo khả năng tương hợp lẫn nhau. Để làm được điều đó, cần chú trọng đến các yêu cầu sau: - Hệ thống SP, DV được tạo ra cần được thể hiện và bao gói dưới dạng có thể trao đổi được một cách dễ dàng, thuận tiện; được tạo lập và triển khai theo các quy trình và tiêu chuẩn thống nhất. Nhờ thế, khả năng tận dụng và chia sẻ nguồn lực mới được triển khai một cách căn bản. Trong tương lai gần, các cơ quan này phải cùng tham gia vào việc tạo lập một /một hệ thống sản phẩm phục vụ người dùng, bởi xét đến cùng, sự liên kết đó là nhằm hướng đến người dùng tin, vì quyền lợi của người dùng tin: Người dùng tin phải là người được thụ hưởng kết quả cơ bản của quá trình liên kết. - Phạm vi bao quát nguồn tin của mỗi cơ quan thông tin thư viện, một mặt cần phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình, mặt khác cần tính tới khả năng phối hợp các ưu thế của nhau, để các cơ quan này có độ bao quát nguồn tin ở mức rộng nhất và hợp lý nhất. Và điều này cần được triển khai một cách có hệ thống, lâu dài, trên một cơ sở thực tiễn đầy đủ. Từ đó, có thể thấy để duy trì và phát triển sự liên kết giữa các thư viện nghiên cứu và đại học, cần phải quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề có ý nghĩa then chốt sau: - Nghiên cứu, xây dựng và thực thi một hệ thống chính sách đồng bộ, nhằm tạo môi trường pháp lí cho việc chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình liên kết. - Nghiên cứu và xây dựng mô hình tổ chức và mô hình hoạt động của mỗi thành viên trên cơ sở cơ chế liên kết giữa các cơ quan một cách hợp lý. Xác lập các phân hệ, các hệ thống mà mỗi tổ chức thành viên đang và sẽ Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 88
  5. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 tham gia. Từ đó đề xuất các nguyên tắc chung mà các thành viên cần tuân thủ. - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về công nghệ và chính sách pháp lý cho quá trình truyền, trao đổi và sử dụng thông tin. - Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình hành động nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin trong các quá trình nghiên cứu, đào tạo nói riêng và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nói chung. 3. Kết luận. Liên kết giữa các thư viện nghiên cứu và các trường đại học cần được khẳng định là một xu thế tất yếu, một giải pháp có ý nghĩa lâu dài. Các hình thức, quy chế vận hành và thực thi sự liên kết có thể thay đổi, do bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên mục đích của sự liên kết thì tương đối ổn định: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các thành viên trong việc góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội, góp phần xây dựng một xã hội học thức, một xã hội được phát triển trên cơ sở nền kinh tế dựa trên thông tin và tri thức. Liên kết giữa các thư viện nghiên cứu và các trường đại học là nhằm để cho các cán bộ nghiên cứu, các giảng viên và sinh viên nhận được sự hỗ trợ và phục vụ ở mức cao nhất, và cũng là nhằm để cho hệ thống các thư viện này đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình đổi mới hệ thống nghiên cứu và đào tạo đang diễn ra những bước phát triển đột biến và hứa hẹn một tương lai tươi sáng với nhiều thành tựu mới. Tài liệu tham khảo chính 1. Viện Nghiên cứu Hán Nôm 30 năm xây dựng và phát triển 1970 – 2000. – H.: Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2000 2. Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và mô hình hoạt động của các Trung tâm thông tin thư viện đại học: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ./ Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Huy Chương.- H.: VNU. 2005. 146 tr. 3. Research Information Infrastructure Framework for Australian Higher Education The Final Report of the Higher Education Information Infrastructure Advisory Committee. http:// www.dcita.gov.au 4. Qiang Zhu. Hệ thống Thông tin thư viện đại học ở Trung Quốc. Hiện trạng và xu thế phát triển: Tư liệu dịch chưa xuất bản./ Thu Minh d. 5. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thông tin thư viện đại học./ Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh, Mai Hà // Thông tin & Tư liệu. 2004. số 3. Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 89