Lịch sử văn minh thế giới - Đoàn Trung

pdf 8 trang phuongnguyen 2180
Bạn đang xem tài liệu "Lịch sử văn minh thế giới - Đoàn Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflich_su_van_minh_the_gioi_doan_trung.pdf

Nội dung text: Lịch sử văn minh thế giới - Đoàn Trung

  1. Lịch sử văn minh thế giới - Đoàn Trung IV. Văn hoá Tây Âu thời phục hưng 4.1. Hoàn cảnh ra đời Văn hoá Tây Âu thế kỉ V - X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp, sự giao lưu trao đổi rất hạn chế, văn hoá vì vậy cũng phát triển không đáng kể. Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những giáo lí phong kiến lỗi thời, họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây Âu thời cổ đại. Họ tìm thấy trong nền văn hoá cổ đại những yếu tố phù hợp với mình, có lợi cho mình để đấu tranh chống lại những trói buộc của nền văn hoá trung cổ . Phong trào Văn hoá Phục hưng xuất hiện đầu tiên ở Ý, vì ở đây thế kỉ XIV đã xuất hiện các thành thị tự do như những quốc gia nhỏ. Quan hệ sản xuất tư bản đã chiếm địa vị chi phối đời sống văn hoá. Ý lại là trung tâm của đế quốc Rôma cổ đại, vì vậy ở đây còn giữ lại nhiều di sản văn hoá cổ đại của Hy Lạp - Rôma. Hơn ai hết, các nhà văn hoá Ý có điều kiện khôi phục lại nền văn hoá trước tiên khi có điều kiện. Từ Ý, phong trào lan sang Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức Tầng lớp giàu có ở các thành thị muốn thể hiện sự giàu sang của mình qua các dinh thự và các tác phẩm nghệ thuật, điều đó cũng tạo điều kiện cho các nhà văn hoá thể hiện tài năng. 4.2. Những thành tựu tiêu biểu:
  2. 4.2.1. Về văn học: Cả ba thể loại, thơ, kịch, tiểu thuyết trong nền văn học Phục hưng đều có những thành tựu quan trọng. Về thơ, có hai đại biểu là Đantê ( 1265-1324 ) và Pêtracca ( 1304 - 1374 ). Đantê là người mở đầu phong trào Văn hoá Phục hưng ở Ý. Ông xuất thân trong một gia đình kị sĩ suy tàn ở Plorencia. Ông đả kích các thầy tu lúc đó và cổ vũ cho sự thống nhất của đất nước Ý. Tác phẩm tiêu biểu của ông là Thần khúc và Cuộc đời mới. Pêtracca là một nhà thơ trữ tình Ý. Trong tác phẩm của mình, ông ca ngợi tình yêu lí tưởng, ca ngợi sắc đẹp, ca ngợi sự tự do tư tưởng và chống lại sự gò bó kinh điển. Về tiểu thuyết, có hai nhà văn nổi bật là Bôcaxiô ( Boccacio ), Rabơle ( F. Rabelais ) và Xecvantec (Cervantes). Boccacio là một nhà văn Ý, tác phẩm nổi tiếng của ông là tập truyện Mười ngày. Qua tác phẩm Mười ngày, ông chế diễu thói đạo đức giả, công kích cuộc sống khổ hạnh, cấm dục vì cho đó là trái tự nhiên. Ông cổ vũ cho cuộc sống vui vẻ, biết tận hưởng mọi lạc thú của cuộc sống. F. Rabơle là một nhà văn Pháp, ông có hiểu biết rộng rãi cả về khoa học tự nhiên, văn học, triết học và luật pháp. Tác phẩm trào phúng nổi tiếng của ông là cuộc đời không giá trị của Gargantua và Pantagruen. Migel de Cervantes là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Don Quyjote. Thông qua hình ảnh chàng hiệp sĩ lỗi thời Don Quyjote, Cervantes ám chỉ tấng lớp quí tộc Tây Ban Nha với những quan niệm danh dự cổ hủ và vẽ nên bức tranh một nước Tây Ban Nha quân chủ đang bị chìm đắm trong vũng lầy phong kiến lạc hậu. 4.2.2. Về kịch:
  3. Nhà viết kịch vĩ đại thời phục hưng là một người Anh có tên là W. Sếchpia. (William Shakespeare ). Ông đã viết tới 36 vở bi, hài kịch. Những vở kịch nổi tiếng ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới như Rômêô và Giuyliet, Hamlet, Vua Lia, Ôtenlô 4.2.3. Hội hoạ, điêu khắc: Nhà danh hoạ khổng lồ thời Phục hưng là Lêôna đơ Vanhxi ( Leonardo da Vinci), ông là một người Ý. Ông không những là một hoạ sĩ thiên tài mà còn là một con người thông thái trên nhiều lĩnh vực. Ông đã để lại những bức hoạ nổi tiếng như Bữa tiệc cuối cùng , Nàng Giôcôngđơ ( La Joconde ), Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Từ thế kỉ XV, ông đã đưa ra ý tưởng sử dụng cánh quạt đẩy nước cho thuyền thay mái chèo; vẽ ra nguyên tắc hoạt động của máy bay trực thăng, dù thoát hiểm nhưng những kĩ thuật hồi đó không cho phép ông thực hiện những ý tưởng của mình. Mikenlăngiơ (Michelangelo) ra đời ở Ý(1475-1564). Ông là một danh hoạ, một nhà điêu khắc nổi tiếng, đồng thời còn là một kiến trúc sư, một thi sĩ. Tác phẩm tiêu biểu của ông là bức hoạ Sáng tạo thế giới vẽ trên trần nhà thờ Xixtin gồm có 343 nhân vật. Còn bức Cuộc phán xét cuối cùng thì được vẽ trên tường nhà thờ Xixtin. Về điêu khắc, ông để lại nhiều bức tượng tiêu biểu như pho tượng Môidơ, Ngưòi nô lệ bị trói, đặc biệt là pho tượng Đavid. Pho tượng Đavid của Mikenlăngiơ được tạc trên đá cẩm thạch cao tới 5,3 mét. Đavid ở đây không phải là một chú bé chăn cừu mà là một chàng thanh niên đang độ tuổi mười tám đôi mươi, đang độ tuổi sung sức, với cơ bắp khoẻ mạnh, vầng trán thông minh, ánh mắt tự tin, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Mượn hình tượng Đavid, Mikenlăngiơ thể hiện sức sống đang lên của một lớp người đại diện cho một thời đại mới, thời đại cần những con người khổng lồ và đã sản sinh ra những con người khổng lồ . Nghệ thuật thời Phục hưng còn có sự đóng góp của những nghệ sĩ nổi tiếng khác như Raphaen ( Raffaello ), Giôtô (Giotto ), Bôtixeli
  4. ( Botticelli ) 4.2.4. Khoa học tự nhiên: Thời Phục hưng còn có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học dũng cảm, dám chống lại những suy nghĩ sai lầm nghìn đời đã được giới quyền lực đảm bảo, thừa nhận. N. Côpecnic ( Nikolai Kopernik - 1473 - 1543 ) là một giáo sĩ người Ba Lan. Qua nhiều năm nghiên cứu, ông đã đi tới một kết luận đáng sợ hồi đó là: Trái đất quay xung quanh Mặt trời chứ không phải là Mặt trời quay xung quanh Trái đất. Thuyết Mặt trời là trung tâm đó của ông vậy là trái hẳn với thuyết Trái đất là trung tâm đã được nhà thờ công nhận hàng nghìn năm. Điều phát hiện này được ông trình bày trong tác phẩm Bàn về sự vận hành của các thiên thể. Nhưng sợ bị kết tội, ông chưa dám công bố. Mãi tới khi cảm thấy sắp từ giã cõi đời ông mới công bố. Gioocđanô Brunô ( Giordano Bruno - 1548-1600 ), là một giáo sĩ trẻ người Ý. Ông tích cực hưởng ứng học thuyết của Côpecnic khi giáo hội cấm lưu hành. Không những thế, ông còn phát triển thêm tư tưởng của Côpecnic. Ông cho rằng Mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là trung tâm của Thái dương hệ. Trong vũ trụ, bên cạnh Mặt trời còn có nhiều hệ mặt trời khác. Đương nhiên thời đó, ông bị đưa ra toà án tôn giáo. Toà án hồi đó buộc ông phải công bố lại là đã bị quỉ ám thì sẽ tha tội chết nhưng ông thà chết chứ không chịu nói trái với niềm tin của mình. Cuối cùng, ông đã bị thiêu trên dàn lửa. Một nhà thiên văn học người Ý khác là Galilê ( Gallileo Gallilei - 1564-1642 ) tiếp tục phát triển quan điểm của Côpecnic và Brunô. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng phóng to gấp 30 lần để quan sát bầu trời. Ông đã chững minh là Mặt trăng có bề mặt gồ ghề chứ không phải là nhẵn bóng; Thiên hà là do vô số vì sao tạo thành. Ông đã giải thích hiện tượng sao chổi. Ông là cha đẻ của
  5. khoa học thực nghiêm, phát hiện ra định luật rơi tự do và dao động con lắc. Tiến xa hơn, nhà thiên văn học người Đức là Kêplơ ( Kepler - 1571-1630 ) đã phát minh ra ba qui luật quan trọng về sự vận hành của các hành tinh xung quanh Mặt trời. Ông đã chứng minh rằng quĩ đạo chuyển động của các hành tinh không phải là hình tròn mà là hình elíp, càng đến gần Mặt trời, vận tốc chuyển động càng tăng lên và càng xa Mặt trời thì vận tốc chuyển động càng chậm lại. Triết học cũng có những bước phát triển mới. Người mở đầu cho trường phái triết học duy vật thời Phục hưng là một người Anh, F. Baicơn ( Francis Bacon - 1561- 1626 ). Ông đề cao triết học duy vật Hy Lạp cổ đại, phê phán triết học duy tâm và triết học kinh viện. 4.3. Nội dung tư tưởng: Phong trào Văn hoá Phục hưng tuy danh nghĩa là phục hưng lại sự huy hoàng của văn hoá Hy-La cổ đại, nó có tiếp thu những yếu tố từ nền văn hoá Hy-La cổ đại, nhưng thực chất đây là một nền văn hoá hoàn toàn mới, dựa trên nền tảng kinh tế-xã hội mới và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên. Qua các tác phẩm của mình, các nhà văn hoá thời Phục hưng đã thể hiện những tư tưởng chính sau: • Phong trào văn hoá Phục hưng chống lại những quan niệm không hợp thời của giáo hội lúc bấy giờ cùng tầng lớp quí tộc phong kiến. Nhiều tác phẩm văn hoá đã công khai đả kích, châm biếm thói đạo đức giả, dốt nát của tầng lớp quí tộc, phong kiến. Các nhà văn hoá thời Phục hưng đấu tranh đòi văn hoá phải không bị kiểm soát bởi nhà thờ. • Nhiều tác phẩm công khai ca ngợi quyền được sống tự do phóng
  6. khoáng, quyền được hưởng thụ. Họ chủ trương văn hoá phát triển phải lấy mục đích vì hạnh phúc con người; đối tượng ca ngợi phải là con người Có thể nói tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa nhân văn (humannisme). • Phong trào Văn hoá Phục hưng còn ca ngợi tình yêu tổ quốc, tinh thần dân tộc và ý thức các tác phẩm văn hoá phải hướng về phục vụ tầng lớp bình dân. Vì vậy các tác phẩm văn hoá giai đoạn này phần nhiều không còn sử dụng chữ Latin mà sử dụng chữ viết riêng của mỗi dân tộc. • Nhiều nhà văn hoá thời Phục hưng đã dũng cảm chống lại những quan điểm phản khoa học của những thế lực cầm quyền đương thời, bất chấp sự đe doạ của những hình phạt, kể cả dàn thiêu. Các tác phẩm của họ đã giáng những đòn quyết liệt vào triết học kinh viện và chủ nghĩa duy tâm đương thời, làm lung lay quyền uy của các tăng lữ. • Phong trào Văn hoá Phục hưng là tấm gương phản chiếu sức sống mãnh liệt của xã hội phương Tây lúc đó và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. 4.4. Ý nghĩa: Phong trào Văn hoá Phục hưng là một cuộc cách mạng trên mặt trận văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên chống lại xã hội phong kiến, để chuẩn bị mở đường cho một cuộc cách mạng xã hội. Phong trào này đã đặt cơ sở, mở đường cho văn hoá Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo sau. Phong trào Văn hoá Phục hưng còn có nhiều đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hoá nhân loại.
  7. 5. Sự tiến bộ về kỹ thuật Trải qua một quá trình tích luỹ kinh nghiệm lâu dài, tới thế kỉ XIV - XVI về mặt kĩ thuật ở Tây Âu đã có những tiến bộ đáng kể, cụ thể trong lĩnh vực khai khoáng, luyện kim, hàng hải và chế tạo vũ khí. Thời trung đại, hầu như mọi việc đều làm bằng tay, năng lượng con người sử dụng lúc đó chỉ có sức gió và sức nước. Vì vậy, việc cải tiến nguồn nước thế kỉ XIV đóng một vai trò rất quan trọng. Lúc đầu, người ta đặt guồng nước cạnh sông để lợi dụng sức nước chảy quay guồng. Đương nhiên nhà máy cũng phải xây kề mép nước. Đến thế kỉ XIV, khi để quay guồng nước người ta đã biết làm những con kênh dẫn nước từ trên cao đổ vào các máng đặt trên guồng nước. Điều đó tạo ra năng lượng lớn hơn và nhà máy không nhất thiết phải kề các con sông tự nhiên và cũng sẽ an toàn hơn. Trong nghề khai khoáng, người ta cũng đã biết dùng máy bơm chuyển động do các guồng nước để hút nước từ các hầm lò lên. Các công đoạn rửa quặng, nghiền quặng cũng được cơ giới hoá. Nghề luyện kim cũng bắt đầu được cơ giới hoá nhờ sức nước. Nhiều lò nấu quặng cao tới 2 mét, 3 mét được thông gió nhờ quạt chạy bằng guồng nước, thay thế cho những lò nhỏ quạt tay hay lợi dụng gió tự nhiên trước kia. Búa máy sử dụng sức nước cũng bắt đầu được sử dụng. Máy khoan, máy mài cũng lần lượt ra đời. Ngành dệt cũng có những cải tiến. Một số xa kéo sợi được cải tiến, đạp bằng chân chứ không quay bằng tay như trước kia. Khung cửi nằm ngang cũng đã thay thế cho khung cửi đứng trước kia. Chủng loại, màu sắc hàng dệt cũng phong phú hơn. Kĩ thuật quân sự cũng có những bước tiến lớn nhờ kĩ thuật luyện kim. Nòng đại bác được đúc bằng thép dày hơn, lớn hơn. Đạn bằng gang đã thay thế đạn bằng đồng, bằng đá trước kia và còn nổ lần
  8. nữa khi chạm mục tiêu vì vậy có sức công phá lớn hơn. Tới thế kỉ XVI, súng bộ binh đã có qui lát thay thế cho dây dẫn lửa. Áo giáp, mũ trụ của kị sĩ trở nên mất tác dụng trước những vũ khí mới này. Điều này tất yếu dẫn tới những thay đổi trong chiến thuật quân sự. Trong ngành hàng hải, người ta cũng đã đóng được những con tàu đáy nhọn có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu đều có trang bị la bàn, thước phương vị để xác định vị trí trên biển. Giai đoạn này nghề làm đồng hồ cơ khí và nghề in cũng xuất hiện. Những tiến bộ về mặt kĩ thuật đã làm năng suất lao động tăng hẳn lên, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.