Lịch sử Ấn Độ

ppt 64 trang phuongnguyen 4430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch sử Ấn Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptlich_su_an_do.ppt

Nội dung text: Lịch sử Ấn Độ

  1. Bài 1 KHÁI QUÁT CHUNG
  2. Nếu bạn đến Ấn Độ một tuần, bạn sẽ viết được một quyển sách, bạn ở một tháng bạn sẽ viết được một bài báo, còn nếu bạn ở một năm thì sẽ không viết được gì về mảnh đất này cả. - Khuyết danh – - Với 30 tiết: Cưỡi ngựa xem hoa ➔ du ngoạn và thưởng thức.
  3. ◼ “Tự nguyện xâm nhập vào văn hóa Ấn Độ giống như tự nguyện nhảy xuống biển. Cả một đại dương văn hóa khiến cho ta càng bơi càng không thấy bờ. Trước Ấn Độ ta thấy mình thật nhỏ bé. Ở đó cái gì cũng to, người to tướng, đền đài cung điện thành quách cho đến cây trái đều to. Hình như người Ấn tư duy cái gì cũng lớn, cũng mang tính toàn cảnh bao quát. Lúc ko trầm tư mặc tưởng ù trì thì hành động cũng hoành tráng .Còn bí ẩn thì ko phải nói nhiều, tư tưởng Ấn Độ, tâm trạng Ấn Độ là thứ mà càng tìm hiểu lại càng ko hiểu nổi. Dường như vậy.” (Hồ Anh Thái, Namaskar! Xin chào Ấn Độ, NXB Văn nghệ, 2008)
  4. I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN HỌC II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ III. DÂN CƯ VÀ NGÔN NGỮ IV. NGUỒN CỦA LỊCH SỬ ẤN ĐỘ
  5. I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN HỌC ◼ 1. Ấn Độ là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại và ◼ 2. là một nền văn minh trường tồn: (Hồ Anh Thái, Namaskar! Xin chào Ấn Độ, NXB Văn nghệ, 2008): Ấn Độ là một bảo tàng sống. Hầu như rất nhiều phong tục tập quán có từ mấy nghìn năm được lưu giữ trọn vẹn cho đến tận bây giờ.
  6. ◼ Chẳng hạn, tấm sari của người thiếu nữ đang đi trên đường kia cũng chính là tấm sari của mấy nghìn năm trước. Cái dáng đi khoan thai, có phần hơi chậm rãi, đi mà như ngày rất dài, đời rất dài, cũng chính là dáng đi mấy nghìn năm của người Ấn Độ. ◼ Bao nhiêu ý kiến của các tổ chức phụ nữ, các đoàn thể yêu cầu cải tiến trang phục cho hợp với đời sống lao động hiện đại, nhưng hầu như rất ít được hưởng ứng Nhờ thế và nhờ nhiều điều như thế (sự bảo thủ), Ấn Độ luôn là một bảo tàng sống.
  7. ◼ Nhiều người Âu – Mỹ chọn Ấn Độ để nghiên cứu mà ko phải là Trung Quốc hay Ai Cập bởi Ấn Độ là nơi còn lưu giữ hầu như nguyên vẹn mọi thứ. Ko phải lưu giữ hiện vật chết trong bảo tàng, mà lưu giữ cả một đất nước, một xã hội sống động. ◼ Những cái nôi văn minh khác đều đã bị tàn phá ít nhiều bởi thiên tai và những cuộc cách mạng, bởi những biến động lịch sử. Riêng ở việc bảo tồn sống động này, liệu ta có phải biết ơn tính bảo thủ của người Ấn?
  8. ◼ 3. Sự hiểu biết của chúng ta về Ấn Độ còn hạn chế chưa tương xứng với vóc dáng của nó. ◼ Nguyễn Hiến Lê, “chúng ta thường tự hào là nhờ vị trí của giang sơn mà được tiếp thu cả hai nền văn minh Trung và Ấn, rồi lại do một đại biến cố của lịch sử, tiếp thu được nền văn minh phương Tây, như vậy là tổng hợp được 3 nền vm của nhân loại
  9. ◼ nhưng xét thực trạng thì phải công nhận rằng từ trước tới nay chúng ta tiếp thu của Trung Hoa mười mà của Ấn Độ chưa được một. Ngay đạo Phật cũng là Hoa hóa rồi mới truyền qua nước ta. Mãi tới vài chục năm nay mới có ít người qua Ấn học và vài vị lác đác viết được dăm ba bài báo hoặc một hai cuốn sách mỏng. Về lịch sử Ấn Độ, chưa có cuốn nào cả; về những trường ca vĩ đại và bất hủ của Ấn, chúng ta mới chỉ được nghe tên thôi: Mahabharata, Ramayana, Bhagavad Gita, chứ ko biết nội dung ra sao; ngay đến triết học và tôn giáo, chúng ta cũng chỉ biết có đạo Phật và Yoga, còn các kinh Veda và vô số triết thuyết nữa thì cả nước không biết được mấy chục người đã đọc qua. Nói gì tới âm nhạc, hội họa, kiến trúc, khoa học của Ấn! Chỉ tại từ xưa tới nay chúng ta toàn là học với ông thầy Trung Hoa rồi với ông thầy Pháp. Bây giờ tới lúc chúng ta phải biết tách ra khỏi các ông thầy đó mà tự học mới được.
  10. 4. Việc tìm hiểu về Ấn Độ giúp chúng ta hiểu hơn về chính bản thân mình, học được nhiều bài học. Will Durant: “Chúng ta sẽ ngạc nhiên nếu được biết tất cả các món nợ tinh thần của chúng ta đối với Ai Cập và phương Đông (trong đó có AĐ); nợ về các phát minh hữu ích cũng như về tổ chức chính trị, kinh tế, về khoa học, văn chương, triết học, tôn giáo. Hiện nay châu Á tràn trề một sinh lực mới, càng ngày càng mau đuổi kịp châu Âu và chúng ta có thể đoán trước rằng vấn đề quan trọng của thế kỷ 20 sẽ là sự xung đột giữa Đông và Tây; vậy thì viết sử mà có óc hẹp hòi, bắt đầu bằng sử Hi Lạp, chỉ chép vài hàng về sử châu Á thì là thiển cận, thiếu hiểu biết, hậu quả có thể tai hại. Tương lai ở phía Thái Bình Dương và chúng ta phải hướng cặp mắt và trí óc về phía đó”. (Viết năm 1935)
  11. ◼ Bài học từ Ấn Độ: “Chúng ta phải nhận rằng, mặc dầu có dãy Hymalaya ngăn cách, chúng ta cũng đã nhận được nhiều tặng phẩm quý báu của Ấn, như môn ngữ pháp, môn luận lý, triết học và ngụ ngôn, thuật thôi miên và chơi cờ, quý báu nhất là hệ thống thập tiến mà hiện nay chúng ta đều dùng.
  12. ◼ Nhưng ko nên coi đó là phần tinh túy nhất của tâm hồn Ấn, những cái đó chưa đáng kể gì, Ấn còn có thể tặng cho chúng ta được nhiều hơn nữa. Xung đột giữa Á và Âu càng tăng lên thì chúng ta càng phải nghiên cứu văn minh Ấn kỹ lưỡng hơn và dù muốn hay ko, thì cũng nên hiểu thấu đáo vài quan niệm cùng phương pháp của họ. ◼ Có lẽ bị phương Tây xâm lăng, cướp bóc một cách vô liêm sỉ, Ấn Độ để đáp lại, sẽ dạy cho chúng ta bài học khoan hồng cao thượng, dấu hiệu của một tâm hồn già dặn, dạy cho chúng ta có một tâm hồn thanh thản, thỏa mãn, dễ tiếp thu những ý mới; có một trí óc bình tĩnh hiểu được hết thảy, tha thứ cho hết thảy, sau cùng có một tấm lòng nhân từ thương yêu mọi sinh vật, chỉ tấm lòng đó mới đoàn kết mọi người với nhau được thôi”
  13. 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ◼ Một bán đảo mênh mông (xưa rộng chừng 5 triệu km2, nay hơn 3 triệu km2) ở Nam Á – đứng thứ 7 thế giới. ◼ Tên môn học “lịch sử AĐ” hay “lịch sử Nam Á” ◼ Bản đồ Ấn Độ; Ấn Độ và châu Á
  14. Địa hình: 3 phức hợp ◼ Vùng núi Hymalaya ◼ Miền đồng bằng Ấn – Hằng ◼ Cao nguyên Deccan
  15. Vùng núi Hymalaya ◼ Xứ sở của tuyết, nóc nhà thế giới ◼ Dài 2600 km, hơn 40 ngọn cao trên 7 km ◼ Bức tường thành tự nhiên đồ sộ, vững chắc, 1 pháo đài bảo vệ hùng mạnh của AĐ.
  16. ◼ “lâu đài tuyết trắng” hay “bông sen trắng vĩ đại” ◼ Tác động lớn đến tư duy của người Ấn. ◼ Nhiều ngọn núi cao trong trí tưởng tượng của họ đã trở thành nơi cư ngụ của thần linh.
  17. ◼ Từ xa xưa, dưới bóng rợp của Hymalaya đã mở ra những trường học giữa rừng sâu, nơi thầy trò thảo luận và suy tư về bí mật của nhân sinh và vũ trụ. ◼ Hymalaya ghi lại nhiều không kể xiết dấu chân của những con người từ bỏ gia đình, xã hội và cuộc sống trần tục để kiếm tìm và thực hiện cao vọng giải thoát - mục đích cao nhất.
  18. ◼ Thời gian trôi chảy, nhiều thế hệ đến rồi đi, nhưng Hymalaya mãi mãi vẫn giữ sự xa cách, thâm nghiêm, mãi mãi vẫn là một miền thần bí, siêu thực và khơi gợi tâm linh. ◼ Dãy núi định mệnh của Ấn Độ
  19. Miền đồng bằng Ấn – Hằng ◼ Sông Ấn: dài khoảng 2900 km, lưu lượng gấp 2 lần sông Nil ở Châu Phi, gấp 3 lần cả 2 con sông Tigre và Euphrate ở Tiểu Á cộng lại.
  20. ◼ Sông Hằng: khoảng 3090 km, là một trong 5 con sông lớn nhất thế giới.
  21. ◼ Đều bắt nguồn từ Hymalaya nhưng sông Ấn đổ ra biển Arab, sông Hằng đổ ra vịnh Bengal
  22. ◼ Tuy sông Ấn gắn bó sớm và chặt chẽ với lịch sử nhưng chính sông Hằng mới là con sông linh thánh, con sông đã nắm giữ trái tim Ấn Độ.
  23. ◼ Đối với đa số quần chúng, sông Hằng là sông Mẹ. Nước của sông là sữa trường sinh. ◼ Nước của sông, theo niềm tin Ấn Độ, có khả năng tự thanh lọc, vĩnh viễn trong trẻo, thiêng liêng => 1 người đến được sông Hằng, tắm trong làn nước sông Hằng, được chết bên bờ sông Hằng => được tẩy rửa khỏi mọi ô uế vật chất và tinh thần, đạt đến vĩnh phúc trong kiếp này và trong mai hậu.
  24. Cao nguyên Deccan ◼ Là phần còn lại ở phía Nam (Deccan – miền Nam), ngăn cách với miền Bắc bởi dãy Vindhya. ◼ Song song với 2 dải đồng bằng ven biển là 2 dãy núi Ghat Đông và Ghat Tây.
  25. Được so sánh với nhà bảo tàng của Ấn Độ, nơi lưu giữ dấu tích của những nền văn minh cổ xưa. Khung cảnh cao nguyên Deccan
  26. KHÍ HẬU ◼ Nhiều vùng khí hậu rất khác biệt (chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa) ◼ Phía Bắc: ôn đới ◼ Phía Nam: nhiệt đới điển hình ◼ Phía Đông và phía Tây: chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương
  27. ◼ Phía bắc, gần về phía Hymalaya, có thể cực lạnh, tuyết phủ quanh năm.
  28. ◼ Gần về miền Trung Ấn, tại Rajasthan, có thế có sa mạc cực nóng. ◼ W. Durant: cái nóng khủng khiếp của Ấn Độ khiến người ta chỉ biết đối phó bằng cách ngồi yên, không ham muốn gì cả, => tạo nên bản tính thụ động, ưa suy tư, mơ mộng hão huyền của dân tộc này.
  29. ◼ Hồ Anh Thái: Những ngày đầu ở Ấn Độ, tôi như chìm giữa một biển sương mù. Cái nóng làm cho người ta u mê, ý nghĩ chậm chạp, cử động chậm chạp, phản ứng chậm chạp.
  30. Ảnh hưởng của tự nhiên đến lịch sử Ấn ◼ Sự tương đối khép kín của văn hóa Ấn ◼ Thiên nhiên đa dạng => văn hóa đa dạng (Sách: Lịch sử nhìn từ quan điểm sinh thái học của Tadao Umesao, NXB Thế giới, 2007) (cuộc thám hiểm khoa học Karakoram-Hindu Kush do trường Đại học Kyoto tổ chức-1955;
  31. ◼ Tác động hai mặt: nói chung là một bà mẹ hiền, nhưng không hiếm khi là 1 mụ phù thủy. ◼ Mỗi khi thiên nhiên nổi giận => sức chống đỡ của con người trở nên hầu như vô nghĩa => bão lụt, hạn hán, động đất, tsunami, v.v hàng triệu người chết một lượt là thường.
  32. ◼ Đặc trưng trong tâm tính của người Ấn: trong ứng xử với thiên nhiên, vừa chấp nhận vừa chối bỏ (nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn) ◼ Sáng tác nhiều thần thoại về chiến công chinh phục tự nhiên, xây dựng nhiều công trình thủy nông vĩ đại. ◼ Kiên trì với quan niệm thế giới bên ngoài là phù du, tôn xưng và theo đuổi tinh thần khổ hạnh, khước từ, trầm tư, thiền định.
  33. III. DÂN CƯ VÀ NGÔN NGỮ DÂN CƯ ◼ Dân số: 1,1 tỉ = 1/6 dân số thế giới (1,111,205,474 ) ◼ Dân tộc thiểu số: hơn 2.000 dân tộc thiểu số ◼ 15–64 tuổi: 64.3% (nam 363,876,219/nữ 340,181,764)
  34. ◼ Về mặt nhân chủng, AĐ được coi là ‘triển lãm các tộc người trên toàn thế giới’: vừa đa dạng vừa phức tạp (Trung Hoa cũng nhiều dân tộc nhưng chủ yếu vẫn là Châu Á). Hai chủng tộc chính: ◼ Bản địa: Dravida ◼ Ngoại nhập: Arya
  35. ◼ Như vậy cả về tiêu chuẩn diện tích lãnh thổ và dân số, Ấn Độ là một trong những nước thực sự quan trọng của thế giới chúng ta.
  36. NGÔN NGỮ ◼ Sự không thuần nhất về chủng tộc dẫn đến sự đa dạng và phức tạp về ngôn ngữ. ◼ Chưa bao giờ thực sự có 1 ngôn ngữ chung. ◼ Sanskrit 1 thời phát triển mạnh mẽ, nhưng giới hạn trong giới trí thức, từ lâu đã trở thành tử ngữ. ◼ Sau độc lập, Hiến pháp AĐ công nhận 15 ngôn ngữ chính thức: Hindi, tiếng Anh, Bengali, Gurajati, Marathi, Punjab, Sanskrit, Urdu, v.v.
  37. ◼ => tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa, văn học Ấn. ◼ Đồng thời gây không ít phiền hà cho những vấn đề hành chính, chính trị, thương mại và thông tin của đất nước. (tiếng Anh và Bollywood là cầu nối mọi người dân Ấn)
  38. IV. NGUỒN CỦA LỊCH SỬ ẤN ĐỘ ◼ Văn học ◼ Khảo cổ học ◼ Ghi chép của người nước ngoài đặt chân đến Ấn Độ
  39. ◼ Thiếu sót lớn nhất của văn hóa Ấn: ác cảm của người Ấn đối với việc chép sử => chưa bao giờ thực sự viết sử 1 cách nghiêm túc. ◼ Thiếu cảm giác lịch sử (historical sense) – một sự thờ ơ đáng ngạc nhiên.
  40. Văn học ◼ Purana ◼ Kinh sách: Veda, Upanishad ◼ Sử thi: Ramayana; Mahabharata ◼ Tự truyện của các nhân vật lịch sử nổi tiếng: Pajatarangini của Kalhana; Harsha-charita của Banabhatta; v.v.
  41. Purana ◼ Purana – ‘ancient’- sách cổ, là tên gọi một thể loại văn học của người Hindu (phân biệt với văn học truyền miệng). Chủ đề chính của nó là lịch sử, truyền thống và tôn giáo. Nó thường được viết dưới hình thức những câu chuyện một người kể lại cho người khác.
  42. Veda ◼ Một di chúc nên thơ về phản ứng tập thể của một dân tộc trước những điều kỳ diệu và nỗI kinh hoàng của cuộc sống (Rabindranath Tagore) ◼ Veda – “hiểu biết”, là bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ, một trong những tài liệu sớm nhất của trí tuệ con người, tập hợp những tri thức thiêng liêng của con ngườI thời đại đó.
  43. Gồm 4 cuốn: ◼ Rig Veda: Tụng thi (cổ nhất, cơ bản nhất, có tính văn chương hơn tôn giáo, ca tụng những vị thần chủ yếu mà họ thờ phụng) ◼ Sama Veda: Ca vịnh ◼ Yajur Veda: Tế tự ◼ Atharva Veda: Thần chú
  44. Khảo cổ học ◼ Đồng xu: lưu giữ tên tuổi của vua và 1 số thông tin về mảnh đất họ trị vì ◼ Di tích lịch sử: minh chứng bất hủ về kỹ xảo tinh tế của người Ấn thời cổ, thể hiện sự giàu có và huy hoàng ở những mốc lịch sử khác nhau của Ấn. ◼ Văn tự cổ: rất q.trọng, cung cấp tên tuổi của vua, đôi khi có kèm cả niên đại và 1 số sự kiện q.trọng của lịch sử Ấn Độ.
  45. Ghi chép của người nước ngoài ◼ Văn tự của Darius (vua nước Ba Tư từ năm 522 đến 486 BC, trong kế hoạch mở rộng buôn bán thương mại, ông đã cử phái đoàn viễn chinh đi thám hiểm đến Kabul và sông Ấn, khám phá Ấn Độ Dương) ◼ Lịch sử của Herodotus (nhà sử học Hy Lạp (484-425 BC) và được coi là cha đẻ của sử học trong văn hóa phương tây; tác phẩm nổi tiếng “the Histories; được cho là sử gia đầu tiên đi vòng quanh thế giới 1 cách có hệ thống và viết tương đối chính xác về những gì ông nhìn thấy; miêu ta của ông về Ấn Độ là 1 trong những ghi chép đầu tiên của một người nứơc ngoài tại đây) ◼ Những người hộ tống Alexander khi ông đến xâm lược Ấn (trị vì từ 336-323 BC; là nhà quân sự tài ba, được cho là bất khả chiến bại)
  46. ◼ Tác phẩm được tham khảo nhiều nhất: Indica của Meghasthenes, sống trong triều Chandragupta Maurya. ◼ Tphẩm q.trọng khác: Địa lý Ấn Độ của Ptolemy (khoảng 130 AD) ◼ Periplus (peri-tiên nữ) of the Erythraean Sea: ghi chép các hoạt động buôn bán và hàng hải ở Ấn Độ của 1 tác giả vô danh người Hy Lạp đến AĐ vào nửa sau thế kỷ 1 SCN.
  47. ◼ Du khách Trung Quốc đến Ấn thỉnh kinh: ◼ Fa-hien (Pháp Hiển): thế kỷ 5-7 AD, viết cuốn “Phật Quốc ký”. ◼ Hiuen Tsang (Huyền Trang): thế kỷ 7 AD, viết “Đại đường Tây vực ký” ◼ I – Tsing: thế kỷ 7 AD: cũng có những ghi chép quý giá
  48. 1 số du khách khác ◼ Alberuri: du khách Hồi giáo, hộ tống vua Hồi giáo Mahmud, đã nghiên cứu cẩn thận về văn học, tôn giáo và các thiết chế xã hội của Ấn. ◼ Marco Polo: du khách phương Tây, đến Nam Ấn trên đường từ Trung Quốc đến Ba Tư (1292-1294), để lại những ghi chép thú vị về phong tục tập quán ở Nam Ấn.
  49. ◼ Bằng việc tận dụng những nguồn tư liệu trên, chúng ta có thể biết đến văn minh phát triển ở Ấn Độ từ khoảng năm 3000 TCN và phác họa được khung cảnh lịch sử chính trị ở Ấn từ khoảng thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 13 SCN. ◼ Tất nhiên, vẫn còn nhiều chi tiết cần bổ sung.
  50. Một vài vấn đề lưu ý trong nghiên cứu về Lịch sử Ấn Độ SỰ THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG ◼ Việc nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ (Nam Á) có thể ví như câu chuyện Thầy bói mù xem voi. ◼ Ai cũng biết AĐ rộng lớn, đa dạng nhưng để cảm nhận được sự đa dạng này lại là 1 vấn đề khác =>luôn phải đặt trong bối cảnh từng vùng, từng bang). ◼ Tadao Umesao: nếu đi sâu nghiên cứu từng địa phương, thu thập các huyền thoại và truyện dân gian, tôi sẽ ko bao giờ có thể thoát ra được.
  51. Sự đa dạng – vd về ngôn ngữ ◼ 15 ngôn ngữ quốc gia (trên 30 triệu người sử dụng), cùng với hàng trăm ngôn ngữ, phương ngữ khác. ◼ Hindi được coi là ngôn ngữ quốc gia, nhưng các trường ĐH lớn ở AĐ đều dùng tiếng Anh. ◼ Trong thư viện của các trường ĐH hay viện nghiên cứu lớn (Delhi, JNU, National Archive), sách nghiên cứu về AĐ bằng tiếng Hindi không nhiều. ◼ Trong khoa sử trường JNU, ngòai việc học bằng tiếng Anh, sv học LS cổ đại phải học thêm Sanskrit, Trung đại – Ba Tư và cận hiện đại – Bồ Đào Nha.
  52. ◼ Có 1 câu thành ngữ Ấn: “Bạn hãy đi 12 dặm và sẽ thấy ngôn ngữ đã khác rồi”
  53. Nghiên cứu của học giả Anh về Ấn Độ ◼ Nghiên cứu của thực dân Anh về lịch sử Ấn đặt nền móng cho các trường phái viết sử Nam Á cho đến bây giờ. ◼ Ban đầu họ tìm hiểu về đất nước con người AĐ nhằm cai trị và bóc lột hiệu quả hơn, nhưng đồng thời để lại cho chúng ta tư liệu quan trọng.
  54. Hai trường phái viết sử (cuối tk 18 đầu 19) ◼ Các nhà Đông Phương học: Sir William Jones (1746- 1794), Muhamedan Inheritance Law, 1792, Institute of Hindu Law, 1794).(Aryan theory and Oriental Despotism). ◼ Những người theo học thuyết vị lợi: James Mill, The history of British India. J.Mills đưa ra lý thuyết về lịch sử Ấn Độ tiến triển từ ba nền văn minh, đó là văn minh Hindu, Muslim và British. Hai thời kỳ đầu được miêu tả là lạc hậu, trì trệ và phi lịch sử.
  55. Quan điểm của 2 trường phái này: ◼ Xem xã hội AĐ đương thời là 1 xh suy thoái và cần được ‘cải cách’ hay ‘văn minh hóa’ – chỉ đánh giá cao văn minh cổ đại của AĐ. ◼ Lấy Châu Âu làm thước đo tiêu chuẩn, họ đặt sự nghiên cứu của mình trong phạm vi đối chiếu với nền văn hóa của họ. ◼ => phân cực Đông – Tây, tạo nên sự đối lập: thế giới tâm linh, cảm giác >< vật chất, lý trí, nhằm biện hộ cho sự xâm chiếm và thuộc địa hóa của thực dân Anh.
  56. Một số tác phẩm chính ◼ Lịch sử Ấn Độ, Alexander Dow, sĩ quan quân đội, dịch từ tiếng Ba Tư sang tiếng Anh vào năm 1768-1771. ◼ Dharmashastras – những đạo luật của người Hindu, hay sắc lệnh của các tu sĩ, (Dharmashastras as a Code of Gentoo Laws, or Ordinations of the Pundits), Halhead dịch từ tiếng Sanskrit sang tiếng Anh năm 1776.
  57. ◼ Ngoài ra, sự ra đời của 1 số tạp chí nghiên cứu về AĐ và việc thành lập Viện nghiên cứu Châu Á ở Bengal năm 1784 là những dấu mốc quan trọng cho sự nghiên cứu về đông phương của học giả Châu Âu. ◼ Hình ảnh về 1 AĐ huyền bí cũng được xây dựng do ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn Đức với những tên tuổi nổi tiếng: Gottfired Herder (1744-1803); Frederich Schlegel (1772- 1829), Friedrich Max Muller (1823-1900).
  58. ◼ Vicent Smith’s History of India, published in 1919. ◼ Smith tập trung nhiều hơn vào cái nhìn tổng thể có tính niên đại và biện luận về sự nổi lên và sụp đổ của các triều đại như là điều quan trọng cho việc nghiên cứu về lịch sử AĐ.
  59. ◼ Kosambi’s first book, An Introduction to the Study of Indian History, published in 1956, là một sự dịch chuyển lớn về mô hình. ◼ Ông dành ít sự miêu tả về niên đại bởi ông cho rằng niên đại cho một thời kỳ sớm như thế thì rất mơ hồ và không mấy ý nghĩa. ◼ Với ông, lịch sử là sự thể hiện trong trật tự niên đại những phát triển kế tiếp trong tư liệu và quan hệ sản xuất.
  60. ◼ Tác giả châu Á viết về Ấn Độ: Tadao Umesao (Lịch sử nhìn từ quan điểm sinh thái học) ◼ Sử gia Ấn Độ viết về Ấn Độ? Cũng bị phân nhóm: nhóm những người ca ngợi, nhóm những người chỉ trích, nhóm viết sử nhìn từ giới ưu tú, nhóm nhìn từ tầng lớp bình dân, sử học bình dân “subaltern studies” là một luồng sử mới phát triển mạnh mẽ những năm 80s ◼ Vấn đề cách tiếp cận lịch sử Ấn Độ
  61. ◼ Sách “Interpreting early India” by Romila Thapar, T. 89-114. ◼ Lịch sử Ấn Độ rất khác với lịch sử VN, TQ hay Nhật Bản .,➔ cần một cách tiếp cận khác, một lối tư duy khác. ◼ Nên tập trung vào giai đoạn nào, cổ-trung-hiện đại?