Lập trình vượt Firewall
Bạn đang xem tài liệu "Lập trình vượt Firewall", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- lap_trinh_vuot_firewall.ppt
Nội dung text: Lập trình vượt Firewall
- BÁO CÁO NHÓM 19 LẬP TRÌNH VƯỢT FIREWALL Giáo Viên Hướng Dẫn : Phạm Văn Hưởng Nhóm Sinh Viên : Trương Văn Trường Nguyễn Xuân Phao Phạm Văn Trọng LỚP AT4C- HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
- Nội Dung Báo Cáo Chương I: Tổng Quan Chương II: Các Phương Pháp Lập Trình Vượt firewall Chương III: Thực Nghiệm Các Phương Pháp Vượt Firewall Chương IV: DEMO
- Giới Thiệu ▪ Xây dựng nền tảng về công nghệ thông tin, cũng như phát triển các ứng dụng máy tính trong sản xuất, kinh doanh, khoa học, giáo dục, xã hội. ▪ Sử dụng các bức tường lửa (Firewall) để bảo vệ mạng nội bộ (Intranet), tránh sự tấn công. Lập Trình Vượt Firewall Phần I: Tổng Quan
- Firewall ▪ Firewall là hệ thống ngăn chặn việc truy nhập trái phép từ bên ngoài vào mạng cũng như những kết nối không hợp lệ từ bên trong ra. Firewall thực hiện việc lọc bỏ những địa chỉ không hợp lệ dựa theo các quy tắc hay chỉ tiêu định trước. Chức năng chính ▪ Chức năng chính của Firewall là kiểm soát luồng thông tin từ giữa Intranet và Internet. Thiết lập cơ chế điều khiển dòng thông tin giữa mạng bên trong (Intranet) và mạng Internet. Cụ thể là: - Cho phép hoặc cấm những dịch vụ truy nhập ra ngoài (từ Intranet ra Internet) - Cho phép hoặc cấm những dịch vụ phép truy nhập vào trong (từ Internet vào Intranet). - Kiểm soát địa chỉ truy nhập, cấm địa chỉ truy nhập. - Kiểm soát người sử dụng và việc truy nhập của người sử dụng. Kiểm soát nội dung thông tin lưu chuyển trên mạng. Lập Trình Vượt Firewall Phần I: Tổng Quan
- Nguyên lý ▪ Firewall kiểm tra toàn bộ đoạn dữ liệu để quyết định xem đoạn dữ liệu đó có thoả mãn một trong số các luật lệ của lọc packet hay không. Các luật lệ lọc packet này là dựa trên các thông tin ở đầu mỗi packet (packet header), dùng để cho phép truyền các packet đó ở trên mạng: - Địa chỉ IP nơi xuất phát ( IP Source address) - Địa chỉ IP nơi nhận (IP Destination address) - Những thủ tục truyền tin (TCP, UDP, ICMP, IP tunnel) - Cổng TCP/UDP nơi xuất phát (TCP/UDP source port) - Cổng TCP/UDP nơi nhận (TCP/UDP destination port) - Dạng thông báo ICMP ( ICMP message type) - Giao diện packet đến ( incomming interface of packet) - Giao diện packet đi ( outcomming interface of packet) ▪ Việc kiểm soát các cổng làm cho Firewall chỉ cho phép một số loại kết nối vào các loại máychủ hoặc những dịch vụ nào đó (Telnet, SMTP, FTP ) được phép chạy được trên hệ thống. Lập Trình Vượt Firewall Phần I: Tổng Quan
- Các dạng firewall Firewall cứng ▪ Là những firewall được tích hợp trên các thiết bị hoạt động ở tầng thấp (Tầng Network và tầng Transport). Firewall cứng không thể kiểm tra được nột dung của gói tin. ▪ Ví dụ Firewall cứng:NAT (Network Address Translate). Lập Trình Vượt Firewall Phần I: Tổng Quan
- Các dạng firewall Firewall mềm ▪ Phần mềm có chức năng firewall để cài trên máy tính, cũng có thể config được. Firewall mềm có thể lấy user trong domain controller để cấm hay cho phép user (ví dụ ISA). ▪ Các Firewall application cũng là mộ dạng Firewall mềm. Lập Trình Vượt Firewall Phần I: Tổng Quan
- Một số mô hình Firewall Packet-Filtering Router ▪ Internet firewall phổ biến nhất chỉ bao gồm một packet-filtering router đặt giữa mạng nội bộ và Internet. Một packet-filtering router có hai chức năng: chuyển tiếp truyền thông giữa hai mạng và sử dụng các quy luật về lọc gói để cho phép hay từ chối truyền thông. ▪ Nhược điểm : - Dễ bị tấn công vào các bộ lọc mà cấu hình không hoàn hảo, hoặc là bị tấn công ngầm dưới những dịch vụ đã được phép - Nếu một packet-filtering router do một sự cố nào đó ngừng hoạt động, tất cả hệ thống trên mạng nội bộ có thể bị tấn công. Lập Trình Vượt Firewall Phần I: Tổng Quan
- Mô hình Single-Homed Bastion Host ▪ Hệ thống này bao gồm một packet-filtering router và một bastion host .Những user nội bộ được thực hiện bằng cách đặt cấu hình bộ lọc của router sao cho chỉ chấp nhận những truyền thông nội bộ xuất phát từ bastion host. Lập Trình Vượt Firewall Phần I:Tổng Quan
- Mô hình Dual-Homed Bastion Host ▪ Hệ thống bao gồm hai packet-filtering router và một bastion host. Hệ có độ an toàn cao nhất vì nó cung cấp cả mức bảo mật network và application .Hệ thống chỉ cho phép bên ngoài truy nhập vào bastion host. Router trong cung cấp sự bảo vệ bằng cách điều khiển DMZ truy nhập mạng nội bộ bắt đầu từ bastion host.Những thông tin đi, router trong điều khiển mạng nội bộ truy nhập tới DMZ cho phép bên trong truy nhập bastionhost. Lập Trình Vượt Firewall Phần I: Tổng Quan
- Proxy Server ▪ Là một internet server làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin và kiểm soát tạo sự an toàn cho việc truy cập Internet. ▪ Bộ chương trình proxy được thiết kế cho một số cấu hình firewall, theo các dạng cơ bản: dual-home gateway, screened host gateway, và screened subnet gateway. Thành phần Bastion host trong Firewall, đóng vai trò như một người chuyển tiếp thông tin, ghi nhật ký truyền thông, và cung cấp các dịch vụ, đòi hỏi độ an toàn cao. Lập Trình Vượt Firewall Phần I: Tổng Quan
- CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP TRÌNH VƯỢT FIREWALL ▪ Vượt firewall là vượt qua sự truy cản của các chương trình bảo mật (Firewall) để có thể truy cập đến được đích mong. Lập Trình Vượt Firewall PhầnII:Phương Pháp Lập Trình Vượt Firewall
- Phương pháp HTTP Proxy ▪ Là phương pháp mà server sử dụng một cổng nào đó để trung chuyển các yêu cầu, các server này thường được gọi là web proxy server hay http proxy server. ▪ Khi các yêu cầu của client bị từ chối bởi người quản trị người sử dụng sử dụng các proxy server để chuyển tiếp các yêu cầu mà trong đó, proxy server là một địa chỉ được cho phép kết nối đến. Lập Trình Vượt Firewall PhầnII:Phương Pháp Lập Trình Vượt Firewall
- Phương pháp HTTP Tunneling ▪ Là một kỹ thuật đóng gói dữ liệu của các giao thức khác ( TCP/IP ) trong một gói tin HTTP để có thể vượt qua tường lửa được triển khai dưới hình thức client-server. Lập Trình Vượt Firewall Phần II:Phương Pháp Lập Trình Vượt Firewall
- Web base proxy ▪ Web-based Anonymous Proxy là 1 dạng khác của Web Proxy Server, nhưngđược xây dựng dưới dạng 1 trang web (tạm gọi là Web-based Proxy WBP) . ▪ Khi được các client yêu cầu, WBP sẽ lấy các thông tin (Resource) từ web server đích, sau đó xây dựng lại thành 1 trang web hoàn chỉnh rồi đẩytoàn bộ nội dung trang web hoàn chỉnh này về cho trình duyệt của Client. ▪ Trình duyệt phía Client sẽ nhận được trang web mình yêu cầu có đính kèm theo phần tiêu đề của WBP. Lập Trình Vượt Firewall Phần II:Phương Pháp Lập Trình Vượt Firewall
- Sử dụng phần mềm vượt tường lửa ▪ Dùng các phần mềm trên máy khách truy cập vào máy đích không bị sự ngăn cản của Firewall. ▪ Ví dụ : UltraSurf ProxySwitcherPro Proxifier Standard Edition Lập Trình Vượt Firewall Phần III:Thực Nghiệm Phương Pháp Vượt Firewall
- Những kết quả đạt được ▪ Tìm hiểu và triển khai thành công 2 phương pháp: HTTP Proxy Server và Web-based Proxy. ▪ Tìm hiểu sâu thêm về các phương pháp lập trình ứng dụng mạng dựa trên bộ thư viện Winsock của Windows. ▪ Tìm hiểu được phương pháp xây dựng và triển khai Service ứng dụng trên Windows ▪ Tìm hiểu cách xây dựng và triển khai ứng dụng Plugin cho trình duyệt Internet Explorer. ▪ Được hiểu được cách xây dựng và phát triển ứng dụng dựa trên môi trường COM (Component Object Model). Lập Trình Vượt Firewall Phần IV:Tổng Kết
- Hướng phát triển ▪ Nghiên cứu tiếp phương pháp http tunneling. ▪ Triển khai ứng dụng minh họa cho phương pháp http tunneling. ▪ Hoàn thiện hơn nữa Plug-in và Service để đạt hiệu quả tối ưu. ▪ Triển khai thành công module chống vượt Firewall bằng phương pháp HTTP Tunneling. ▪ Triển khai đề tài thành sản phẩm hoàn chỉnh để áp dụng vào thực tiễn. Lập Trình Vượt Firewall Phần IV:Tổng Kết
- Demo Demo Phương pháp HTTP Proxy Lập Trình Vượt Firewall Phần V: DEMO
- Lời Cảm Ơn ▪ Chúng em xin cảm ơn nhà trường nói chung và Khoa CNTT nói riêng đã đem lại cho chúng em nguồn kiến thức vô cùng quý giá để chúng em có đủ kiến thức hoàn thành đề tài cũng như làm hành trang bước vào đời. ▪ Chúng em xin cảm ơn các thầy cô thuộc bộ môn MMT, đặc biệt là thầy Phạm Văn Hưởng – giáo viên hướng dẫn của chúng em đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em mỗi khi chúng em có khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm báo cáo. ▪ Xin cảm ơn tất cả các bạn bè thân yêu đã động viên, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập cũng như làm đề tài.