Làm chủ nguồn tài chính của doanh nghiệp

pdf 140 trang phuongnguyen 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Làm chủ nguồn tài chính của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflam_chu_nguon_tai_chinh_cua_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Làm chủ nguồn tài chính của doanh nghiệp

  1. Làm chủ nguồn tài chính của doanh nghiệp
  2. Làm chủ nguồn tài chính của doanh nghiệp Để doanh nghiệp của bạn hoạt động thành công, bạn cần phải lập kế hoạch tài chính để kiểm tra vào theo dõi những hoạt động tài chính trong tháng. Để doanh nghiệp của bạn hoạt động thành công, bạn cần phải lập kế hoạch tài chính để kiểm tra vào theo dõi những hoạt động tài chính trong tháng. Làm chủ được nguồn tài chính của doanh nghiệp Dưới đây là 8 gợi ý, giúp bạn làm chủ được nguồn tài chính của doanh nghiệp mình. 1. Xem lại kế hoạch hàng tháng: Bạn hãy bỏ thời gian để chuẩn bị cho một bản kế hoạch tài chính tốt nhất bằng cách ngồi xem lại
  3. những kế hoạch tài chính hàng tháng. Gạch ra giấy những lãi lỗ từ những dự án của tháng trước, tìm ra những lỗ hổng tài chính nếu có để rút kinh nghiệm và cố gắng bù lấp vào tháng sau. 2. Lập kế hoạch tài chính: Ước lượng thu nhập và chi phí dự án của doanh nghiệp trong tháng. Nếu cần, bạn có thể sử dụng những phần mềm kế toán hoặc yêu cầu kế toán tính giúp. 3. Lợi nhuận giảm, không thể bù: Bạn sẽ phải so sánh, thẩm định mức lợi nhuận thấp hay cao của từng dự án để quyết định nên đầu tư vào dự án nào trong tháng đó. Đừng lựa chọn dự án quá nhỏ, đem lại lợi nhuận thấp so với các tháng khác. 4. Cân đối tài chính: Nếu thu nhập thấp hơn chi phí, hãy tăng hiệu quả bán hàng, bắt tay vào chiến lược marketing và tăng tốc toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tổng chi phí quá lớn, hãy tìm cách cắt giảm.
  4. 5. Xem xét trước khi sử dụng nguồn tài chính: Khi phải quyết định bất cứ chi phí nào, bao gồm chi phí marketing và chi phí cho các hoạt động kinh doanh, hãy thử đánh giá xem bạn có thể thu lại được vốn đầu tư không và thu lại trong bao lâu? Bạn đừng nghĩ sẽ tăng thu nhập bằng cách đẩy chi phí sang tháng sau, quý sau, hay năm sau. 6. Đừng ngại cho thuê tài chính: Các nhà hàng, đại lý phân phối không bao giờ hoạt động kinh doanh nếu không có nhân viên. Hầu hết các doanh nghiệp có thể kiếm thêm lợi nhuận từ việc cho thuê hay thỏa thuận hợp tác. Nếu là một doạnh nghiệp kinh doanh phần mềm, bạn có thể sẽ có thêm dịch vụ cho thuê phần mềm nữa đấy. 7. Tự trả lương cho bạn: Nếu doanh nghiệp là của bạn, hãy tự nhận cho mình một mức lương cơ bản hàng tháng. Mỗi tháng, bạn hãy đặt ra mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi thu nhập của doanh nghiệp không đạt chỉ tiêu, bạn sẽ có một khoản
  5. để bù vào. Nhớ viết hóa đơn hàng tháng cho những khoản bù đó, bạn sẽ thấy sẽ không cảm thấy xì trét mỗi khi nhìn vào bảng cân đối tài chính của doanh nghiệp hàng tháng, hay hàng quý. 8. Là lợi nhuận chứ không phải thu nhập: việc bạn đã mang về cho doanh nghiệp của mình bao nhiêu tiền một tháng sẽ không còn là vấn đề nếu chi phí bạn bỏ ra là tương đương hoặc cao hơn. Rất nhiều doanh nghiệp, dù có thu nhập rất cao nhưng vẫn phá sản bởi những lý do thế này. Hãy để ý.