Kỹ thuật viết phóng sự

pdf 32 trang phuongnguyen 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỹ thuật viết phóng sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfky_thuat_viet_phong_su.pdf

Nội dung text: Kỹ thuật viết phóng sự

  1. 2012 KỸ THUẬT VIẾT PHÓNG SỰ NHÀ BÁO NGỌC TRÂN LỚP TẬP HUẤN TẠI HỘI NHÀ BÁO KIÊN GIANG 24/12/2012
  2. LỚP TẬP HUẤN TẠI HỘI NHÀ BÁO KIÊN GIANG Từ ngày 24 - 26/12/2012 NGỌC TRÂN
  3. MỤC LỤC PHÓNG SỰ LÀ GÌ 5 Khái niệm: tin mềm (soft story, soft news), tin cứng (hard news) 6 Độ dài lý tưởng 6 Các yếu tố cấu thành căn bản 7 Dựng cảnh 7 Dựng không khí 7 Kể câu chuyện, sử dụng giai thoại 8 Không hư cấu 8 Luôn có mở bài, thân bài và kết thúc 8 Đúng đặc trưng của thể loại 8 Công thức 5W + 1H 9 Who (ai) = nhân vật 9 What (chuyện gì) = cốt truyện 9 Where (ở đâu) = bối cảnh 10 When (khi nào) = thứ tự thời gian 10 Why (tại sao) = động cơ hoặc nguyên nhân 10 How (như thế nào) = qui trình, chuyện đó xảy ra như thế nào 10 Qui tắc chung 11 Phải có dàn bài 11 Câu ngắn, đoạn ngắn 11 Đúng chính tả, ngữ pháp 11 Tôn trọng các quy định về viết lách của cơ quan 12 Tuân thủ quy trình biên tập 12 Một vài thủ thuật viết lách 12 Show, don’t tell (không kể lể dài dòng) 12 Nhiều chi tiết, ngửi, nếm, sờ mó, nghe, thấy 13 Văn phong phù hợp 13 Ngôn ngữ dễ hiểu 13 Không qua loa 13 Tránh nhàm chán 13 Học ở truyện cổ tích 14 Bốn cách viết chính 16 Thứ tự thời gian 16 Vị trí của cao trào 16 Cấu trúc thứ tự thời gian 16 Đồng hồ cát (và biến thể) 17 Vị trí của cao trào 17 Thực hiện bố cục đồng hồ cát 17
  4. Đồng hồ cát biến thể 18 Bố cục tâm điểm (DEE) 18 Ba phần của DEE 18 Bố cục chương, hồi 19 Thực hiện bố cục chương, hồi 19 THỰC HÀNH 19 Hướng dẫn 19 Đại diện nhóm trình bày đề tài 20 PHÂN TÍCH BÀI 22 Một phóng sự trên báo Tuổi Trẻ 22 ÔN LẠI 26 CHIA SẺ THÊM 28 Cần đầu tư thời gian 28 Kinh nghiệm đi thực tế 29 4
  5. PHÓNG SỰ LÀ GÌ Hai tiếng phóng sự nghe to tát nhưng về thực chất đó chỉ là thuật kể chuyện, kể chuyện nâng cao. Học viên và cô Huỳnh Ngọc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Kiên Giang. Phóng sự đơn giản là phóng cái sự mình biết. Phóng ra trên giấy, phóng ra trên sóng. Dùng máy quay phim, ghi hình, ghi âm Đương nhiên phải có thêm khả năng viết lách. Từ nhỏ tới lớn chúng ta đã nghe biết bao nhiêu chuyện. Con người ai cũng thích nghe kể chuyện. Ngày xửa ngày xưa, Hát ru cũng là kể chuyện. Từ tiểu học chúng ta đã được học văn kể chuyện. Lên trung học lại học tiếp, nhưng khi tới đại học lại quên mất. Hâu hết các bài báo đều có chuyện trong đó. Trừ tin tức là tin trực thuật thì tính cách chuyện kể ít hơn, nhưng vẫn khai thác thành truyện được. Có một ví dụ rất kinh điển về việc kể chuyện mà thoát chết, đó là truyện Ngàn lẻ một đêm. Hồi xưa có ông vua thù đàn bà đến nỗi mỗi đêm cho gọi một người hầu hạ, sáng mai đem ra chém. Nàng Scheherazade, con của tể tướng, tình nguyện vào cung hầu hạ vua, và kể chuyện, nhưng tới gần sáng lại ngưng. Nàng không nói gì thêm, không kể phần kết thúc, bảo mai mới cho vua nghe tiếp. 5
  6. Vua rất tò mò, vì thế hoãn việc chém đầu người phụ nữ đó. Cho tới ngàn lẻ một đêm sau thì vua cưới nàng làm vợ. Người ngồi trên ngôi báu cũng y như mình, thích nghe kể và chờ mong đoạn cuối. Chuyện bao giờ cũng có kết cục. Một là có hậu; hai là không. Từng đoạn từng đoạn thế nghe rất thích. Kể chuyện kỳ diệu như vậy đó. Nhà báo Mỹ Roger Tartarian từng nói: “Kể chuyện thì vui hơn”. Nhiều truyện cổ đã từ tập truyện đồ sộ Ngàn lẻ một đêm mà ra. Nếu các bạn đến nhà sách sẽ thấy bản dịch tiếng Việt của ông Phan Quang, một cây đại thụ của làng báo Việt Nam. Ông dịch rất công phu. Sách tái bản không dưới 20 lần, liên tục trong vài chục năm nay. Thậm chí có người đã đạo văn dịch của ông; ông từng phải đi kiện. Khái niệm: tin mềm (soft story, soft news), tin cứng (hard news) Giờ chúng ta hãy tìm hiểu về thuật kể chuyện. Kể chuyện nói chữ là trần thuật. Nhà báo viết tiếng Anh thì nói đó là tin mềm, bài mềm - soft news, soft story. Loại bài này giống ký sự, phóng sự Việt Nam. Một ví dụ: nhà đó trồng mười cây chuối, tự nhiên có cây trổ một nải chuối dài cả thước. Nhà báo đưa tin về sự kiện này, gọi là tin mềm. Nhưng Quốc hội họp để làm luật. Ví dụ luật cho phép hôn nhân đồng tính. Đây là tin cứng (hard news), tin phải phát liền. Cũng có thể biến nó thành tin mềm, nếu nhà báo miêu tả sự vui mừng của người đồng tính. Tin mềm, bài mềm không cần đưa ngay; chúng nhẹ nhàng, thậm chí nhiều khi chỉ để độc giả đọc giải trí. Chúng có thể đánh vào tình cảm, khiến họ xúc động, cảm thấy hạnh phúc và có khi cả sự đau khổ. Những bài đó gần với văn chương nhưng dựa trên sự thật, hoàn toàn không hư cấu. Tin mềm, bài mềm thường mang nhiều tình tiết, màu sắc; có thể dựa trên sự kiện lạ. Phú Quốc, chẳng hạn, có chuyện lạ tầm quốc tế: chó Phú Quốc sắp thi chó quốc tế vào cuối tháng này. Mời được Ủy ban Chó thế giới qua chấm giải là một người tên Dư Thanh Khiêm. Ông là giáo sư, hiệu trưởng của một trường tại Bruxelles (Bỉ). Ông chơi chó, sưu tầm bản đồ và sách cổ Việt Nam. Chó Phú Quốc có những điểm đặc biệt; từ thời Pháp thuộc đã được đưa đi thi chó quốc tế. Ông Khiêm cho biết mình đang đấu tranh để lấy lại tên cho chó Phú Quốc, đã bị ngườiThái Lan đăng ký như là giống chó của họ. Nhiều người cho rằng người Thái Lan còn lấy tên thương hiệu nước mắm Phú Quốc để bán ra thế giới. Thật ra tin đó không đúng. Một người Việt gốc Hoa, sau khi di cư qua Mỹ, đã đăng ký nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc. Nhiều khi, do mình chưa điều tra chưa kỹ, chưa rõ ràng nên nói không chính xác. Độ dài lý tưởng Tùy người viết và tòa soạn mà phóng sự dài hoặc ngắn. Trên các báo Pháp có loại phóng sự kể chuyện địa phương ngắn và súc tích, chỉ 600 chữ. Họ kể chuyện đội bóng kiểu cấp phường của mình, thành phóng sự rất độc đáo. Nhưng các nhà báo Việt Nam thì cho rằng phóng sự phải trên 1.000 chữ, hoặc dài hơn. 6
  7. Đối với Kiên Giang, có gì hay? Vừa rồi làm sân bay ở Phú Quốc, mình có thể tập trung vào một công nhân làm sân bay để kể lại chuyện này. Hoặc kể chuyện đó theo cách nhìn của một ông đốc công. Đấy là phóng sự. Vừa về địa danh, vừa về con người. Hẳn không thiếu những chuyện lạ trong việc làm sân bay, nếu hỏi sẽ biết được rất nhiều. Còn ngọc Phú Quốc, ngọc thật ngọc giả cũng có chuyện để viết. Tôi từng viết bài về ngọc sau một lần tới chỗ nuôi ngọc trai ở đảo. Bài dạng này gọi là phóng sự hay ký sự. Viết như thế các báo sẽ đăng. Nếu không thì sao? Mình có thể đăng trên Facebook hoặc Blog. Thuật kể chuyện áp dụng được cho nhiều loại bài. Những bài điều tra cũng hay dùng, như chuyện công an đi bắt quân gian. Những bài sâu về tin tức, tường thuật chi tiết, khi dùng thuật này sẽ luôn hấp dẫn độc giả. Hoặc những chuyện đầy kịch tính về bê bối doanh nghiệp. Chẳng hạn, chuyện bà Diệu Hiền ở Cần Thơ. Từ một người đàng hoàng, nhưng không biết làm ăn nên bị nợ nần, nông dân làm dữ (nhưng giờ nghe nói đã được hỗ trợ để trả hết nợ). Hoặc chuyện về công ty Mai Linh. Tại sao người ta lại quan tâm đến doanh nghiệp taxi này? Vì món nợ 500 tỉ với lãi suất 20% một năm. Nghĩa là mỗi năm phải trả lãi 100 tỉ đồng, chia ra mỗi tháng phải trả khoảng 8,3 tỉ. Mỗi ngày mở mắt ra là mất đứthơn 270 triệu. Tin tức là những mẩu tin từ 50 đến 150 chữ. Và ngày xưa viết rề rà, còn bây giờ thì “chuyện chi nói lẹ ra đi” ngay trên đầu bài. Ví dụ, hôm nay Hội Nhà báo Kiên Giang tổ chức lớp tập huấn, cần nói ngay về vấn đề gì. Nhưng bạn nào làm phóng sự về lớp này, hẳn sẽ viết theo kiểu kể chuyện. Các yếu tố cấu thành căn bản Ta kể một câu chuyện hầu cho mọi người hình dung về chuyện đó. Hình dung con người, sự vật sinh động, cụ thể là nghệ thuật của những người có nghề văn. Phải dựng cảnh, dựng lại không khí, khi kể chuyện. Trong truyện còn có truyện là những câu chuyện nhỏ. Và có thể rao trước sắp tới nói gì; hoặc hai, ba người có thể đối đáp với nhau trong bài phóng sự. Dựng cảnh Dựng cảnh là sao? Ví dụ trong phòng học có gì, mình mô tả lại: ánh sáng bên ngoài rọi vào, những người bạn đang ngồi chăm chú nghe giảng bài Tức làm sao nêu bật được bối cảnh căn phòng. Hồi nhỏ ta học làm văn kể chuyện có tả chó mèo, tả bạn mình. Bây giờ vẫn vậy. Nếu các bạn làm đúng như những gì đã được học hồi nhỏ, bao giờ cũng thành công. Nhưng đừng miêu tả ước lệ: người đó mắt sáng, mũi cao, má hồng Như thế là không đúng thực tế, tròn trịa quá. Người ta không thể giống nhau. Có nhà văn nói nhìn trăm cái cây nhưng thấy trăm cái cây khác nhau hết. Dựng không khí Nhân vật sống ở đâu? Trong một môi trường nhất định. Tức phải nói về môi trường sống, tương quan của họ với môi trường đó và những người xung quanh. Phóng sự rất gần với văn chương. Nhưng trong văn chương người đẹp là đẹp hoàn toàn. Nguyễn Du tả “Làn thu thủy nét xuân sơn. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Phải bậc kỳ tài mới tả được như thế. Nhưng đó là ước lệ, con người đâu có tròn trịa như vậy. Nguyễn Du tả một người con gái lý 7
  8. tưởng “ Kiều càng sắc sảo mặn mà. So bề tài sắc lại là phần hơn”. Tức dùng hình ảnh và so sánh nhiều. Nhưng văn báo của mình thì không nên ước lệ, mà đi vào lối sáo mòn. Kể câu chuyện, sử dụng giai thoại Xung quanh nhân vật luôn có những câu chuyện, giai thoại. Chuyện về cuộc đời mỗi người, cắt lát ra để viết, mang tính cá nhân. Ta viết hồi ký về cuộc đời để sau này con cháu đọc. Ở bên Tây cũng vậy. Nhiều người giỏi nhưng không viết văn hay thì sao. Bên đó có dịch vụ viết thuê quảng cáo trên Internet. Có những người nghề của họ là viết mướn, không cần ký tên, chỉ lấy tiền. Họ cũng có niềm hãnh diện: giúp người khác viết truyện. Tiền thuê không đắt, từ 500 đô đến 1.000 đô. Họ đăng trên Internet: ông bà muốn viết tiểu sử thì tôi giúp. Thứ nhất đề nghị ông bà sưu tập hình ảnh từ nhỏ tới lớn, văn bản thư từ chuẩn bị sẵn. Nghiên cứu những câu hỏi tôi sẽ hỏi. Tôi để máy ghi âm, hỏi ông bà trả lời. Họ làm khoảng mấy tiếng đồng hồ và vài ba lần như thế. Sau đó đem về viết rồi đem cho người thuê coi, trao đổi rồi viết lại, viết thêm. Đấy cũng là phóng sự, ký sự một cuộc đời. Không hư cấu Ta cần xây dựng truyện xung quanh một hình ảnh chủ đạo với nhân vật chính, có thể là bản thân mình. Hồi xưa có lối văn sáo: tôi sinh ra dưới một ngôi sao xấu, rồi cuộc đời tôi thế này, thế này Đấy là văn chương rỗng, thực tế không như vậy. Đối với báo chí, truyện không hư cấu mới thuyết phục được độc giả. Viết báo khác với viết văn. Nhà văn luôn dựa vào một nguyên mẫu rồi thêm mắm dặm muối. Người đó không đẹp thì lấy cái đẹp của người khác đắp vào. Đó là văn hư cấu. Còn văn của mình là văn sự thật. Dĩ nhiên không thiếu nhà báo lý tưởng hóa nhân vật của mình, đọc vào thấy giả. Nhân vật có xấu có tốt sao lại nhìn thấy toàn cái tốt? Ví dụ chuyện nghèo và học giỏi: đã nghèo là nghèo mạt rệp, nhà dột từ trên dột xuống. Họ cũng nghèo thật nhưng không đến nỗi vậy. Làm lụng vất vả áo quần không có mà mặc. Có một cái khố giống hai cha con Chữ Đồng Tử, cha mặc thì con không, nhưng nhờ con không mặc nên cưới được công chúa Tiên Dung. Việt Nam nhiều truyện hay như thế. Nào là Sơn Tinh Thủy Tinh, chuyện trả nỏ thần, ăn khế trả vàng Mở ngoặc: các bạn muốn viết phóng sự, ký sự hay, cũng nên đọc lại những truyện đó. Luôn có mở bài, thân bài và kết thúc Bài tin không có kết luận, không “tóm lại là ”. Còn kể chuyện luôn có mở bài, thân bài và kết thúc, muốn tóm lại là cũng được. Nói chung, phóng sự là phóng cái sự ra, trình bày chuyện đó, ít bình luận, ít phân tích. Bài điều tra thì vừa chỉ ra, vừa phân tích, chứng minh cho độc giả thấy. Còn phóng sự không cần chứng minh, mà chỉ kể chuyện. “Mua vui cũng được một vài trống canh” như Nguyễn Du nói. Trên thực tế, ông “mua vui” đã 200 năm nay rồi. Đúng đặc trưng của thể loại Tại sao lại phân thể loại? Vì mỗi thể loại giải quyết một thứ. Thứ nhất, thể loại tin tức. Tin trực thuật là “chuyện chi nói lẹ ra đi”. Quốc hội ra luật, ta nói về luật đó và dành vài câu để nhờ chuyên gia phân tích thêm. Nhưng muốn viết 8
  9. một bài điều tra về luật đó, phải chứng minh nó đúng hay sai. Tức ý của người viết thể hiện rất rõ trong bài. Đối với phóng sự thì “cái tôi” tuy có, nhưng phải rất ít. Không cần khoe: tôi đi, tôi thấy, tôi tới, tôi bắt tay, chào hỏi Chỉ cần miêu tả và kể thật hay như một người nghệ sĩ đứng bên cánh gà giật dây các nhân vật trên sân khấu. Làm như thế bài của các bạn sẽ hay hơn. Nghề của chúng ta là đi, đứng, hỏi, quan sát để viết, sao lại phải khoe? Cái tôi phải rất mờ nhạt, đấy mới là phóng sự báo chí. Phóng sự văn chương như “Tôi kéo xe” của Tam Lang lại khác. Thời đó – năm 1935, khác bây giờ. Thời đó viết phóng sự là phóng sự văn chương. Còn giờ là phóng sự hiện đại, cái tôi rất mờ nhạt. Cũng không cần phân tích gì nhiều, nhưng vẫn làm cho nhân vật nói lên được những gì tác giả muốn nói. Thể loại phải ra thể loại, nếu pha trộn thì đâu còn thể loại nữa. Vì thế phóng sự phải ra phóng sự, phóng cái sự ra; sinh sự chút đỉnh cũng được. Sinh sự nhiều là bài điều tra, bài phân tích, bài bình luận. Người ta nói viết hay là nhằm vào một chỗ và làm cho chỗ đó thật đẹp hoặc thật xấu; nếu trộn lẫn nhiều thể loại với nhau lại thành ra dở. Mà đã nói tới nghề văn thì phải có chữ nghĩa, có sáng tạo. Bài phóng sự cần súc tích, đầy hình ảnh và nhiều thứ hay, tương đối khó cắt. Nhưng dù mở bài, thân bài, kết thúc đều rất khó cắt, người biên tập giỏi vẫn làm được. Báo viết hoặc đài truyền hình luôn có khung về thời lượng phát sóng hoặc khuôn khổ bài. Có những người viết bài đến 5.000 chữ. Viết thế chỉ đưa lên Blog riêng là được, chứ báo nào đăng cho nổi. Lúc đó biên tập viên làm gì? Họ cắt xuống còn 1.000 chữ. Một bài báo không bao giờ có thể hoàn chỉnh cho dù người viết rất chuyên nghiệp. Nhiều người là tiến sĩ gửi bài mà không cho cắt, trong đó đầy lỗi ngữ pháp. Lúc đó thường tòa soạn phải điều đình, không được thì đành “cảm ơn”. Tôi từng viết bài “Trong khi chờ bóng xẹp” phân tích tại sao không nên cứu bất động sản. Bài dài năm trang vì có nhiều ý, nhưng khi duyệt bị cắt, chỉ còn lại ba trang. Đẫu là bài chuyên đề, đưa ra hình bìa , vẽ cái quả bong bóng xẹp. Là người làm báo chuyên nghiệp, mình phải chấp nhận việc đó. Công thức 5W + 1H Who (ai) = nhân vật Khi viết phóng sự, ta dùng công thức 5W + 1H, giống như khi viết tin. Phóng sự, ký sự, truyện kể luôn có nhân vật - who. What (chuyện gì) = cốt truyện Chuyện xảy ra với nhân vật là cốt truyện hoặc hành động, hồi tiểu học đã được học rồi, tức what. Ví dụ truyện Tấm Cám. Ngày xưa có gia đình nọ, cha mất sớm, dì ghẻ cùng con gái tên Cám nhiều lần hãm hại con chồng là Tấm. Cuối cùng Tấm được làm hoàng hậu; mẹ con Cám thì phải trả giá cho tội ác của mình. Đó là cốt truyện, không có nó khó diễn thành truyện. Có người đã viết lại truyện này, đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10: Tấm chỉ giết Cám, không muối mắm Cám gửi cho dì ghẻ ăn, tức mức độ độc ác thấp hơn. 9
  10. Ở Hollywood, khi ai đó đem kịch bản tới cho nhà làm phim thì sẽ được đề nghị cho biết cốt truyện. Đôi khi, nó rất đơn giản, ngắn gọn trong một câu. Ví dụ: rắn đang hoành hành gây chết người trên máy bay, hoặc phim về cá mập: cá mập xuất hiện trong vịnh ăn thịt người. Phim Mỹ hấp dẫn vì truyện là hư cấu, cũng có thể dựa trên nguyên mẫu thật, rồi dùng thêm kỹ xảo điện ảnh. Họ tìm tòi, tìm những cách thể hiện sao cho thật lôi cuốn. Nhưng hồn cốt của loại phim đó đều nằm ở câu chuyện. Trong đó có nhân vật, bối cảnh Nhân vật trong bộ phim Hàm cá mập là cá mập hung dữ; con người chỉ đóng vai phụ. Trong mỗi một con người đều có hai phần: phần con và phần người. Phần người xem ra lại ít hơn phần con. Những loại phim nói trên luôn đánh vào phần con. Xem cá mập ăn thịt người khác thì cảm thấy thích. Hoặc chuyện đánh nhau, đánh người khác nhiều người bu lại coi; đừng đánh mình là được. Hoặc xe tông, cũng tới xem. Phim Hollywood của Mỹ giải quyết vấn đề cực kỳ giỏi. Họ có những bậc thầy trong nghề cầm bút viết được nên những truyện hay. Phóng sự, về thực chất là một dạng kịch bản được xây dựng trước rồi viết ra. Khi làm phim hoặc chương trình truyền hình, chúng ta cũng luôn viết kịch bản trước. Chắc chắn những bạn làm đài truyền hình đều biết phải có kịch bản. Trình cho lãnh đạo là trình kịch bản. Thường còn phải nói sơ cốt truyện cho ông hoặc bà, cô ấy biết. Where (ở đâu) = bối cảnh Một câu chuyện luôn xảy ra ở một địa điểm cụ thể, trong một không gian nhất định. Đó là where. Tất nhiên có những chuyện không gian trải dài, xảy ra ở những nơi khác nhau, chẳng hạn, ở Kiên Giang và TP.HCM. When (khi nào) = thứ tự thời gian Đối với when thì thời gian cô đọng vẫn tốt hơn, cho dù có những câu chuyện kéo dài theo năm tháng. Why (tại sao) = động cơ hoặc nguyên nhân Rồi đến lý do chuyện xảy ra, tức động cơ, nguyên nhân - why. Ví dụ một vụ án giết người có động cơ là thù oán, ghen tuông, nhưng nhiều khi lại do ngộ sát, không có động cơ rõ rệt. Giống như công an, mình cũng phải đi tìm nguyên nhân. How (như thế nào) = qui trình, chuyện đó xảy ra như thế nào Thường có hai cách kể chuyện chính: tuần tự nhi tiến hoặc cắt lát. Nếu bạn kể hay, báo nào cũng đăng. Kể hay đây tức là kể như thế nào - how - cho hay. Bởi có nhiều chuyện hấp dẫn nhưng người viết không biết cách kể. Ví dụ gặp ông Dư Thanh Khiêm, người đang muốn thúc đẩy, đưa chó Phú Quốc lên lại tầm thế giới, nghe ông kể chuyện rất là hay. Nhưng về lại không biết kể cái gì. Như thế rất uổng. Ngoài chuyện mê chó Phú Quốc, ông còn mê sưu tầm sách cổ Việt Nam và cả bản đồ cổ như bản đồ Trường Sa, Hoàng Sa xưa. 10
  11. Qui tắc chung Phải có dàn bài Khi viết về việc gì, chuyện gì, trước hết bạn phải có dàn bài. Hồi nhỏ đi học thầy cô bắt làm dàn bài, giờ lớn lên lười không làm nữa. Mình viết gì cũng phải có cấu trúc, có dàn bài chi tiết thì bài mới không bị lộn xộn và mới có thể hay được. Viết quanh năm suốt tháng thì ý tưởng sẽ đến lúc phải cạn. Vậy bạn nên dựa vào dàn bài mà thực hiện bài vở. Hầu hết các nhà văn giỏi đều làm dàn bài rất công phu, từ đó mới viết tiểu sử nhân vật A thế nào, nhân vật B ra sao Dĩ nhiên người có văn tài đặt bút viết là có tác phẩm hay. Thật ra, họ đã chuẩn bị, nghiền ngẫm trong đầu chứ không phải tự nhiên mà có thể nhả ngọc phun châu. Nguyên tắc căn bản của người viết chuyên nghiệp là bao giờ cũng làm dàn bài, để viết bài dễ hơn, không bị rối, không bị khựng. Nhưng cũng có một số người chuyên nghiệp không làm dàn bài, nhưng chuyên nghiệp lỡ cỡ như chúng ta thì đều cần làm dàn bài hết. Làm dàn bài là phải có ý chính, như một cái cây, từ đó dẫn ra nhiều ý phụ. Ý phụ có cấp một, ý phụ cấp hai, tựa những cành lá. Tất cả đều có khuôn khổ, phân đoạn như hồi nhỏ các bạn đã được học. Câu ngắn, đoạn ngắn Giờ chúng ta hãy thảo luận về quy tắc hành văn. Viết tiếng Việt hoặc bất cứ thứ tiếng nào cũng nên chú trọng viết câu ngắn, đoạn ngắn, đừng dây cà ra dây muống. Những người viết câu 100 chữ thường bị sai ngữ pháp. Nên ngắn gọn cả về mặt ý: mỗi câu một ý hoặc hai ý, nếu phức tạp lắm thì ba ý. Đương nhiên, không nên viết kiểu thơ con cóc: “Con cóc trong hang. Con cóc ngồi đó. Con cóc nhảy ra ”. Nên viết: “Ngày xửa ngày xưa có con cóc tía sống với vợ con trong hang. Ngày nọ, cóc con đi học đến tối chưa thấy về, cóc cha sốt ruột quá, tìm đến trường tiểu học cách nhà mình hơn hai cây số để tìm con”. Nhưng đừng nói: “Cóc cha là con cóc to lớn, ngày kia phải đi tìm con và con của nó cũng to như nó ” Làm thế câu văn sẽ lộn xộn, dễ trật ngữ pháp. Đáng tiếc là hiện nay nhiều người viết kiểu như vậy. Các biên tập viên phải ra sức sửa lỗi cho họ. Rất mệt. Không ít người học ngành báo chí nhưng không viết đúng tiếng Việt. Học văn, tiếng Việt từ tiểu học thì không thể nói rằng việc viết đúng tiếng Việt là do năng khiếu. Đúng chính tả, ngữ pháp Các bạn cần lưu ý thêm: viết tiếng Việt phải đúng chính tả, ngữ pháp. Thầy giáo có cái tài là hay dọa học trò. Chuyện rất đơn giản thì biến thành phức tạp. Rồi từ phức tạp, dạy lại cho thành đơn giản. Nghe nói “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, các bạn có ấn tượng là khó, chứ thật ra tiếng Việt là một trong những loại ngôn ngữ dễ nhất trên thế giới đầy ngôn ngữ phức tạp này. 11
  12. Tôn trọng các quy định về viết lách của cơ quan Viết lách trong báo chí cũng luôn phải theo các quy định do từng tờ báo lập ra. Có báo cho viết Hoa Kỳ, đô la Mỹ; có tờ buộc viết Mỹ, USD. Tuân thủ quy trình biên tập Nếu biết trân trọng nghề nghiệp của mình thì các bạn phải tuân thủ quy trình biên tập. Khi viết xong, dứt khoát phải tự sửa trước rồi gởi bài cho người khác xem lại để tránh sai sót. Ở bên Tây, một dịch phẩm sau khi xong phải đưa cho hai người coi lại: biên tập viên sơ cấp, biên tập viên cao cấp. Sau đó còn gửi cho ba biên tập viên thượng thặng về lĩnh vực đó soát xét lần nữa, rồi mới xuất bản. Một vài thủ thuật viết lách Show, don’t tell (không kể lể dài dòng) Khi kể chuyện, mình nên chỉ cho bạn đọc thấy nhân vật, ít kể lể, gọi là “show, don’t tell”. Thay vì nói đó là một người cao lớn, ta sẽ nói ông ấy cao 1,7m. Hãy để cho nhân vật tự thể hiện. Hoặc về ông Khiêm, ta viết ông luôn tìm tòi chó đẹp và đang nuôi hai con chó Phú Quốc, như thế chứng tỏ ông rất yêu chó. Đó cũng là kỹ thuật của nhà văn. Đôi khi phải trích nguồn, nhưng không cần trích nhiều. Tôi có anh bạn nhà báo Pháp tên là François Simon. Anh viết phóng sự rất hay. Một số bài của anh được đưa vào sách giáo khoa báo chí. Cái vui là anh viết phóng sự về tôi nữa. Trước đây, tôi thi đậu tú tài Pháp nhưng chỉ nhận chứng chỉ tạm, chưa kịp lấy bằng chính thức vì trường Pháp đóng cửa. Nhiều năm sau đó, khi đi tu nghiệp bên Pháp và thực tập tại một toà báo ở Rennes, tình cờ, tôi được biết Sở học chánh của Thành phố quản lý tất cả các trường Pháp ở châu Á. Ở đấy, họ lưu hồ sơ rất kỹ. Tôi đến hỏi về việc lấy bằng và gặp một phụ nữ có cái tên rất phù hợp: Letardif, tức “trễ nải”. Vừa nghe trình bày xong, bà nói ngay: - Trời ơi! Ông ơi, chúng tôi đã chờ ông ba chục năm nay rồi. Bằng cấp của ông vẫn ở đây. Tại sao không viết thơ để chúng tôi gởi qua? - Tôi đâu có biết, tôi phân trần. - Thôi được rồi. Ba bữa nữa ông tới. Ba hôm sau, cùng anh François, một người bạn ở báo Tuổi Trẻ và một phóng viên ảnh, tôi quay trở lại. Bà Letardif nói vài lời đại ý chúc mừng, rồi trao bằng. Anh François về viết bài phóng sự ngắn sáu trăm chữ, kèm hình do phóng viên ảnh đi theo chụp. Thế là tôi nổi tiếng được một ngày ở cái thành phố Rennes nhỏ đó. Ngày hôm sau, khi tôi ra đường thì có người nhận ra: - Monsieur le bachelier! Họ chào tôi như vậy. 12
  13. Họ đọc báo, thấy hình, nên họ đã nhận ra ông tú tài ba mươi năm sau mới đi lãnh bằng. Nhiều chi tiết, ngửi, nếm, sờ mó, nghe, thấy Cần quan sát nguyên mẫu, tức nhân vật của mình để tìm thông tin chi tiết. Ta quan sát bàn tay, khuôn mặt, cách ăn mặc, tìm những chi tiết về giác quan: ngửi, nếm sờ, giống như nhà văn với nhân vật của họ. Đương nhiên không nên sờ tay chân hay dùng lưỡi nếm người nhân vật. Nhưng nhân vật xức nước hoa gì mà mình không biết thì cứ hỏi. Lắng nghe không thôi chưa đủ, mà còn phải dùng cả các giác quan của mình để tìm hiểu nhân vật; nói chung là phải quan sát cho kỹ. Nhiều người nhìn nhưng không thấy gì cả. Văn phong phù hợp Các bạn cũng phải lựa chọn văn phong phù hợp, thậm chí phải tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hoá thì mới viết hay được. Gần đây, có lẽ các bạn đã thấy xuất hiện một số “thảm họa dịch thuật”. Việc này là do người dịch, ngoài việc chưa đủ trình độ còn không hiểu rõ phong tục, tập quán, văn hóa của người bản xứ, nên đã vấp phải những lỗi rất ngờ ngệch, không thể chấp nhận được. Ngôn ngữ dễ hiểu Bây giờ, trên các tờ báo Việt Nam có một loại văn rất bí hiểm. Đó là văn kinh tế. Những bài báo về kinh tế khiến đa số người đọc cảm thấy rất khó hiểu. Tại sao vậy? Vì tác giả đã lạm dụng thuật ngữ kinh tế. Các bạn nên nói về các lĩnh vực chuyên môn bằng ngôn ngữ đời thường, gần gũi, đơn giản, không nhất thiết phải dùng thuật ngữ của chuyên gia. Một bài viết mà độc giả không hiểu sẽ mất đi hiệu quả truyền thông. Không qua loa Muốn kể chuyện hay ta phải chịu khó, phải dụng công, sửa tới sửa lui bài; không thể qua loa. Hễ đã làm nghề báo thì luôn phải chịu khó, chịu cực. Nghề này là nghề của những người - dùng chữ của nhà văn Lê Đạt - “phu chữ” có lẽ cũng không sai. Chúng ta đều là phu phen hết. Tránh nhàm chán Có những truyện của nhà văn nước ngoài dày 500, 700 trang. Đó là loại truyện “livre de poche” khổ nhỏ bằng nửa cuốn tập. Và họ viết không chỉ một cuốn, mà mười mấy cuốn. Đúng là họ gánh chữ quanh năm suốt tháng. Có lẽ không phải vì danh vọng và giàu sang, mà chắc phải yêu thích ghê gớm mới gánh được. Có một nhà văn mới của Mỹ là John Grisham. Ông đã viết gần hai mươi tác phẩm, và mỗi tác phẩm luôn dày từ 500, 700 trang. Ông là luật sư, chuyển nghề. Ông kể chuyện giới luật sư và tội phạm cực kỳ hay. Nhiều tác phẩm của ông đã được dựng thành phim, chẳng hạn, cuốn “Hãng luật” (The Firm). Đây là truyện kể về một luật sư tốt nghiệp thủ khoa trường Luật Harvard được một hãng luật nhận vào làm, được cho nhà, cho xe. Anh chuyên nghiên cứu cách 13
  14. lách thuế cho các doanh nghiệp mà hãng luật này tư vấn. Sau đó anh khám phá ra rằng hãng chuyên giúp đỡ cho Mafia. Rồi FBI đã móc nối để anh làm tay trong, tuồn tài liệu mật ra cho họ. Cuối cùng, lãnh đạo hãng luật bị bắt còn nhân vật chính thì trốn đi. Cốt chuyện như vậy thật đơn giản nhưng truyện lại dày gần 500 trang. Đây chính là một phóng sự dài với nhiều nhân vật. Những truyện của Grisham đều rất lôi cuốn. Một số đã được dịch lậu ra ra tiếng Việt. Một ví dụ khác: nữ văn sĩ Anna Moi, Việt kiều ở Pháp. Cô về Việt Nam từ hơn 20 năm nay. Tự nhiên ngày nọ cô nhận thấy mình thích viết văn. Cô viết bằng tiếng Pháp và kể truyện Việt Nam, trong đó có truyện tù Côn Đảo. Hai nhà xuất bản lớn ở Pháp là Gallimard, Flammarion đã in sách của cô. Báo Tuổi Trẻ cũng từng viết về cô. Hiện Anna Moi không ở TP.HCM nữa mà ở Hội An, được chừng năm năm rồi. Cô vẫn viết đều. Học ở truyện cổ tích Phóng sự gần với văn chương, chỉ khác chỗ mình viết về người thật việc thật. Muốn viết phóng sự cho hay cũng cần học cách kể truyện cổ tích. Ví dụ truyện “Ăn khế trả vàng” có cốt truyện, câu chuyện và ý nghĩa luân lý: tham lam thì chết. Bây giờ nhiều người chết vì cố tình hoặc vô ý tham lam. Ông bà mình nói “tham thì thâm”. Chúng ta hãy thử đọc lại truyện cổ tích, hoặc truyện cổ tích viết lại cũng được. Ví dụ: truyện Tấm Cám thời hiện đại. Trong một ngôi biệt thự bên hồ Tây, Hà Nội có cô gái mồ côi cha, sống chung với hai mẹ con người dì ghẻ. Cô tên Tấm, em tên Cám. Cám và mẹ đi xe hơi Mercedes (hoặc Rolls-Royce) đời mới nhất. Còn Tấm thì phải ì ạch với chiếc xe đạp cà tàng. Tuy cũng được cho đi học, nhưng thời gian còn lại Tấm phải đầu tắt, mặt tối làm tất cả việc nhà. Vậy mà cô vẫn thường xuyên bị dì ghẻ mắng nhiếc. Thế nhưng, cuối cùng cuộc đời đảo ngược. Tấm lấy được anh chồng giàu sang và sống một cuộc đời hạnh phúc. Chồng cô là giám đốc, làm ăn rất giỏi ở Kiên Giang. Trong khi hai mẹ con dì ghẻ từ sung sướng lại trở thành người giúp việc trong gia đình của cô con ghẻ. Tấm là người nghèo khổ nhưng sống tốt, tất nhiên được hưởng phước. Nếu các bạn viết bài kể chuyện hay thì sẽ được nhiều báo chọn đăng. Việt Nam có vô vàn những câu chuyện hấp dẫn như Tấm Cám, Ăn khế trả vàng, Cây tre trăm đốt. Do chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên dân ta cũng rất thích truyện Tàu, trong đó có Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng, Thủy Hử, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài. Truyện của họ nhiều đến nỗi các hãng phim ở Hồng Kông, Đài Loan khai thác hoài mà không hết. 14
  15. Tượng Nguyễn Trung Trực trước cửa đền thờ Ông. Rạch Giá cũng có truyện. Như truyện anh hùng Nguyễn Trung Trực chỉ huy đánh tàu Esperance, đã được dựng thành phim. Tàu Esperance được phục dựng kiểu mô hình để đóng phim về Nguyễn Trung Trực. Ta có thể kể về Ông trên tư cách một người dân Kiên Giang thời hiện đại nhìn về quá khứ. Quan trọng là cách kể. Nhiều câu chuyện lưu truyền ngàn đời, giờ mỗi người kể một kiểu mà vẫn hay. Ở bên Tây, thỉnh thoảng những truyện hoặc phim cũ lại được làm lại với tình tiết khác. Ví dụ truyện về James Bond nổi tiếng đến nỗi hiện một nhà văn khác là Sebastian Faulks đã viết tiếp về “Điệp viên 007” theo phong cách của tác giả Ian Fleming, người chết nghẻo cù đum từ hồi nẫm rồi (năm 1964). Phim về James Bond cứ tiếp tục được tung ra các rạp. Và bộ phim mới nhất về điệp viên Anh này là “Skyfall”, do Neal Purvis và Robert Wade viết và John Logan viết lại thành kịch bản. Người ta vẫn thích nghe, xem nhân vật huyền thoại ấy. Năm 2014 còn có một bộ phim khác về nhân vật này, tên là “James Bond 24”. 15
  16. Bốn cách viết chính Hãy trở lại với thuật kể chuyện. Chúng ta có bốn cách kể : theo thứ tự thời gian; đồng hồ cát, đồng hồ cát biến thể; bố cục tâm điểm; bố cục theo chương, hồi. Thứ tự thời gian Trong bốn cách kể chuyện, kể theo thứ tự thời gian là đơn giản, dễ hiểu và dễ viết nhất. Ai kể cũng được. Chúng ta cứ lần lượt kể theo thứ tự từ đầu đến cuối: khởi đầu nhè nhẹ, từ từ dẫn đến đoạn gay cấn, rồi mở gút kết thúc. Thậm chí ngày mai các bạn sẽ làm như vậy là chính. Các truyện cổ tích đều viết theo thứ tự thời gian. Ví dụ truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”: một hôm cô bé quàng khăn đỏ đi tới nhà bà. Bà đã bị sói ăn thịt. Sói lại giả làm bà, để hòng ăn thịt cô bé tiếp. Một ví dụ khác: Có một bà bán dưa, một hôm, vứt vỏ dưa ra giữa đường. Sau đó, có một chiếc xe gắn máy Air Blade 125cc đời mới, trị giá bốn mươi tám triệu, chạy tới đụng vỏ dưa, té xuống. Đôi nam, nữ ngồi trên xe đang cười hớn hở, bỗng dưng tắt thở. Câu chuyện được thể hiện tuần tự theo thời gian: khoảng bảy giờ, bà bán dưa bày hàng ra. Bà bán được một lúc. Bảy giờ rưỡi, khách mua dưa ăn, bà quăng vỏ ra đường. Tám giờ, một đôi nam nữ đi xe Air Blade chạy ngang, đụng vỏ dưa. Tám giờ một giây đôi nam nữ té xe. Vài người chạy tới coi. Tám giờ rưỡi, nạn nhân được chở vô nhà thương. Chín giờ, họ qua đời. Vị trí của cao trào Cao trào thường là ý chính, điều muốn nói. Khi kể chuyện thì phải luôn luôn dẫn dắt tình tiết đến cao trào. Cao trào thường nằm ở gần cuối bài. Cấu trúc thứ tự thời gian Kể lại sự kiện từ đầu đến cuối có thể được biểu diễn bằng hình tháp xuôi. Nhiều nhà báo không học chính quy cũng thường viết bài tin theo kiểu này. Đúng ra, viết tin phải theo hình tháp ngược, không nên theo hình tháp xuôi. Tức là chuyện chi nói lẹ ra đi, không nên tới cuối cùng mới biết chuyện. Nhưng đặc trưng của cách viết theo thứ tự thời gian là diễn giải theo hình tháp xuôi. Ví dụ, truyện “Ăn khế trả vàng”: ngày xưa rồi tới chuyện người em giàu có, người anh chết. Nếu viết theo hình tháp ngược thì viết người anh chết, người em sống và giàu có. Sau đó, kể ngược lại. Không cần phải kể từ đầu tới cuối, mà chỉ lấy những đoạn chính: người anh chết. Người em sống giàu có. Người anh vì tham lam, đã ôm quá nhiều vàng. Do chở nặng, chim bay không nổi, nên đã hất ông xuống biển. Người em thiệt thà, lấy đúng túi ba gang mà đựng, nên trở về an toàn, sau đó trở nên giàu có. Các bạn có thể kể ngược lại thêm chút nữa: gia đình nọ có hai anh em. Khi cha mẹ chết, người em được cây khế, còn người anh lấy cái nhà to, v.v. Đây mới chính là hình tháp ngược, nhưng diễn giải như thế câu chuyện sẽ không hấp dẫn. 16
  17. Đồng hồ cát (và biến thể) Cách viết theo kiểu đồng hồ cát thường được dùng để kể những câu chuyện có kịch tính cao. Các nhà báo phương Tây sử dụng cách viết này rất nhiều. Những bài báo hay, nổi tiếng đều viết theo lối đồng hồ cát. Họ còn dùng cách này cho những bài nội dung khó, để cho dễ hiểu. Kiểu này giống hai cái tam giác đối đầu nhau. Hình tháp ngược nằm ở trên đối ngược với hình tháp xuôi bên dưới Đặc biệt, tờ báo về kinh tế, thương mại nổi tiếng Wall Street Journal, được cho là “kinh thánh của giới kinh doanh”, luôn luôn dùng cách viết đồng hồ cát cho hầu hết các bài dài. Tại sao? Vì viết về kinh tế thương mại thường rất khó và khô khan. Họ viết kiểu này để người đọc cảm thấy hấp dẫn, dễ hiểu. Tòa soạn Wall Street Journal thường mở những lớp dạy chuyên đề về viết phóng sự theo kiểu đồng hồ cát dành cho phóng viên. Đồng hồ cát là cách kể chuyện tự nhiên nhất. Cách này rất phù hợp với bài chân dung hoặc bài viết về những vấn đề liên quan, xoay quanh một sự kiện sắp diễn ra. Ví dụ: trước ngày lễ về anh hùng Nguyễn Trung Trực, có thể viết một bài phóng sự, kể chuyện một thanh niên muốn tìm hiểu về Ông. Hoặc như hôm nay là Noel, vài ngày trước, các bạn có thể viết về một người sùng đạo. Người này nghĩ về lễ Noel, mường tượng ra ngày lễ mình sẽ làm những gì. Vị trí của cao trào Ý chính, kết cục của câu chuyện, kịch tính cao độ, chuyện kỳ lạ, chuyện mới nhất phải được đưa đưa ngay lên, gần đầu bài. Nói chung, phải đưa phần tin trực thuật lên trên. Làm thế để thỏa mãn những độc giả muốn biết thông tin nhanh. Thực hiện bố cục đồng hồ cát Để viết theo kiểu này, ta viết theo hình tháp ngược trước. Rồi đến đoạn chuyển mạch. Sau đó ta kể lại câu chuyện theo hình tháp xuôi. Tức tường thuật sự kiện vừa nêu theo thứ tự thời gian: giờ một, giờ hai, giờ ba. Các bạn cần dùng câu chuyển mạch để kết nối ý chính được viết theo hình tháp ngược với phần diễn giải theo hình tháp xuôi. Ví dụ: Trận đấu diễn tiến như sau; Các nhân chứng đã cho biết chuyện sau đây; Nạn nhân đã kể lại sự việc sau; Cảnh sát cho biết chuyện xảy ra như thế này. Chuyển mạch, không cần liên tục trích nguồn ở các đoạn sau, nhưng đừng quên trích nguồn khi đổi người nói. Khi chứng kiến sự kiện, không cần trích nguồn. Ta có thể mường tượng như thế này: khi viết về bóng đá, chẳng hạn, chuyện đầu tiên cần nói là tỷ số. Sau đó, từ từ kể lại diễn tiến của trận đấu. Với kiểu này ta cũng đưa ý chính lên đầu, rồi làm một đoạn chuyển mạch, kể diễn tiến câu chuyện; đôi khi phải trích nguồn, nhưng không cần trích nhiều. Kể chuyện công an đi bắt quân gian, viết theo kiểu này thì rất phù hợp. 17
  18. Đồng hồ cát biến thể Đối với đồng hồ cát biến thể, ta sẽ tóm tắt tin chính ở phần đầu, nhưng một chút xíu thôi, không cần viết ra hết tin trực thuật. Sau đó kể lại sự kiện theo thứ tự thời gian, theo hình tháp xuôi. Không có các đoạn diễn giải kiểu hình tháp ngược. Không cần cả đoạn chuyển mạch. Bố cục tâm điểm (DEE) Bây giờ, ta tìm hiểu cách viết theo bố cục tâm điểm. Đây là thủ pháp của nhà văn. Họ viết cái nhỏ để nói cái lớn, viết một phần để nói tổng thể, viết một người nhưng nói được thân phận hàng triệu người. Các tác phẩm đoạt giải Nobel văn chương, chẳng hạn của tác giả Cao Hành Kiện hoặc Hemingway, đều viết về thân phận của cả nhân loại, chứ không phải con người địa phương. Hoặc Truyện Kiều của Nguyễn Du, tại sao được lưu truyền muôn đời? Vì tác phẩm nói lên được thân phận con người xuyên thời gian, đối với Việt Nam mình: chuyện nàng Kiều truân chuyên, trắc trở; anh hùng Từ Hải chết đứng Những hình tượng người Việt Nam thời nào cũng thích cả. Viết theo bố cục tâm điểm là cách viết quan tâm đến con người, áp dụng vào phóng sự thì tuyệt vời. Đây là lối viết trần thuật, có miêu tả, nhưng có thêm phần giải thích và đánh giá. Các bạn lưu ý: phải khép góc, chỉ nói một vấn đề thôi. Nói nhiều vấn đề quá, bài viết sẽ lan man, không bật được ý chính. Bố cục DEE nguyên mẫu cũng là của báo Mỹ. D có nghĩa là Description: miêu tả; E là Explanation: giải thích; E là Evaluation: thẩm định. Bố cục này thường được dùng để viết điều tra. Áp dụng cho phóng sự cũng được, nhưng phải dụng công cao hơn, phải có công phu, quan sát, phỏng vấn và thu thập tư liệu. Tư liệu bây giờ các bạn thu thập rất dễ nhờ Google, nhưng luôn phải thẩm định. Ba phần của DEE DEE gồm có ba phần: mở bài, thân bài và kết luận. Kết luận thường là quay lại với nhân vật chính ở đầu bài, hoặc với hình ảnh đã đưa ra ở đầu bài. Phần khởi, tức mởi bài, ta sẽ đưa ra một giai thoại về nhân vật, để người này nói. “Thời hàn vi, tôi chạy xe ôm, bán báo dạo ngoài đường .”. Qua đó cho thấy nhân vật là một người thủa hàn vi đã rất chịu cực, chịu khó. Hoặc miêu tả nơi chốn. Phải làm sao cho thấy cảnh nghèo của ông ta và bây giờ ông ta ở biệt thự bên Phú Mỹ Hưng. Miêu tả đối chọi, nhưng phải có ý nghĩa, làm nổi bật chuyện thành đạt của ông ta. Cũng cần dùng câu chuyển mạch. Ví dụ: “Bây giờ ông ấy là doanh nhân thành đạt, chuyên giúp đỡ nông dân ”. Trong phần thân bài, chúng ta sẽ trình bày, làm rõ vấn đề chính. Thông tin cần được sắp xếp theo tầm quan trọng giảm dần. Sau đó phải đưa thêm ý kiến chuyên gia vào. 18
  19. Ở phần kết luận, chúng ta quay trở lại nhân vật mình giới thiệu ban đầu. Nhà văn kết luận bằng nhiều kiểu: họ nói về nhân vật: “ ngồi trong một quán cà phê, đôi mắt nhìn xa xăm ”. Hoặc “Sau đấy, đã tìm ra được người yêu của mình và hai người sống đời hạnh phúc”. Viết theo bố cục tâm điểm, bạn cần tập trung vào cá nhân, chuyển qua một vấn đề lớn hơn liên quan tới cá nhân đó, rồi diễn giải ra. Sau đó, đưa ý kiến chuyên gia hoặc của chính bạn nhằm thẩm định vấn đề đã nêu. Để kết thúc, bạn nên quay lại với nhân vật hoặc hình ảnh của phần mở đầu. Bố cục chương, hồi Bố cục chương, hồi thường dùng cho những bài diễn cảm dài, bài tường thuật sâu, bài điều tra công phu, là cách viết của những người muốn thách thức với chính mình. Nó luôn được độc giả tán thưởng Thực hiện bố cục chương, hồi Bố cục chương, hồi giống như viết truyện: có chương, có hồi, chuyển mạch qua phần thứ 2, thứ 3, thứ 4 Cấu trúc chương, hồi cũng có phần mở đầu, thân bài, rồi cú hậu, tức kết luận. Thông tin được chia thành cụm, giống chương của sách, hồi của kịch. Mỗi cụm là một phần riêng biệt, nội dung tương đối trọn vẹn, có phần khởi và phần kết thúc hấp dẫn thúc đẩy độc giả đọc tiếp. Mỗi cụm được nối với nhau một cách hợp lý. Có phần khởi hấp dẫn; có đoạn hạt nhân. Giống các bố cục trần thuật khác, bài phải có ý nghĩa và ý chính rõ ràng Đặc biệt, bạn phải luôn luôn làm dàn bài, như vậy bài sẽ có cấu trúc. Viết theo bố cục thì người đọc thấy dễ chịu; nếu không, bài sẽ lộn xộn, rối rắm, khó hiểu. THỰC HÀNH Hướng dẫn Bây giờ thì đến thực hành; các bạn chia nhóm ra. Mỗi nhóm bốn người, suy nghĩ một đề tài; có thể đi chung để săn tin. Nhưng mỗi người phải tự thể hiện đề tài đó, viết một bài mới nộp qua email. Không được lấy bài cũ ra nộp. Làm nghề báo là phải đi, gặp, nhìn, suy nghĩ, rồi về viết. Suốt ngày chỉ tơ tưởng tới chuyện đó thôi. Các bạn luôn phải viết, rồi sẽ được bổ sung, nói ưu điểm và nhược điểm của từng người. Từ đó các bạn sẽ làm được tốt. 19
  20. Nước uống miễn phí ven đường cũng là đề tài. Có thể viết một bài phóng sự, đề tài quen thuộc cũng được, sáu trăm chữ; tối đa là một ngàn chữ. Viết càng cô đọng càng tốt nhưng không viết bừa. Tất cả các bài đều có thể được đưa lên Blog hoặc Facebook. Các bạn nên lập một trang Facebook cho lớp này. Thời gian biểu của chúng ta sẽ như sau: sáng nay, đại diện nhóm trình bày đề tài. Chiều nay, đi làm bài. Chiều mai, hai giờ quay lại lớp sửa bài. Ngày mốt, nguyên ngày, cũng chỉ dành để sửa bài. Trong khi làm bài có những thuận lợi, khó khăn gì thì báo liền. Đại diện nhóm trình bày đề tài GV : Làm phóng sự về lớp này cũng được. Giờ ai trình bày? SV : Nhóm em dự định viết phóng sự Nỗi lo ngày Tết. GV : Nỗi lo ngày Tết, đó mới chỉ là đề tài thôi. Vậy chủ đề là gì? SV : Chúng em tập trung phản ánh những người lao động nghèo khó phải lo cơm, áo, gạo, tiền, và cả quần áo cho con em, vì sắp tới Tết rồi. GV : Cũng mới chỉ là đề tài thôi, còn chủ đề nữa. Các bạn phải khép góc lại. Đề tài là người nghèo; chủ đề, nỗi lo ngày Tết. Cần thêm cách nhìn của mình về nỗi lo của họ. Họ phải tập trung lo cái gì. SV : Nhóm em sẽ xoáy sâu vô những người không có nhà, phải ở trọ. GV : À, nỗi lo ngày Tết của người ở trọ, khép góc lại chút xíu rồi. Giờ mình phải mường tượng ra, nỗi lo đó như thế nào. Có thể sai, có thể đúng, chưa biết. Nhưng phải mường tượng ra trước. Và chỉ tập trung vào một người thôi. 20
  21. Học viên trao đổi, thảo luận đề tài với giảng viên. SV : Chúng em mỗi bạn tìm ra một người, có thể là người bán vé số hoặc bán khoai chẳng hạn, rồi kể về cuộc sống, thu nhập hằng ngày của họ. GV : Phải chọn một trong hai trường hợp. Nỗi lo của những người ở trọ không biết rằng Tết tới có được ăn Tết hay không. Đấy là góc nhìn. Những người này không biết mình có đón Tết được hay không. Hoặc người bán vé số, bán khoai. Chủ đề của mình là người nghèo đón Tết với nỗi lo không biết có Tết cho mình và gia đình mình hay không. Ý chính cũng ở đấy. Còn lại là vấn đề thể hiện: phải ra chữ. Khi gặp nhân vật thì nhớ chụp hình. Chụp đơn giản thôi, nhưng muốn cho công phu vẫn được. Đổi đề tài cũng không sao. Các bạn cử ra tổ trưởng để làm công tác điều khiển. Rồi, đến nhóm này. SV : Đề tài của nhóm em là thợ hồ, và chủ đề là nữ thợ hồ. Nhóm em sẽ chọn một tấm gương nữ thợ hồ điển hình, rồi đặc tả, tập trung vào một người để làm nhân vật chính trụ xuyên suốt trong bài. Mở đầu bài viết có thể là hình ảnh những ngôi nhà mới khang trang mọc lên khi Tết đến, với sự góp sức của những người thợ xây. Trong đó đặc biệt có công sức của một người nữ mà làm thợ hồ. Sẽ đặc tả về nhà của người nữ thợ hồ này, công việc hằng ngày của cô: bước ra khỏi nhà, làm việc như thế nào, mồ hôi ra như thế nào, về nhà với gia đình con cái ra sao. Kết lại là sự trăn trở: không biết đến bao giờ mới có ngôi nhà đẹp như những ngôi nhà do tay mình góp phần xây nên. GV : Đó là công thức cổ điển. Đề tài có, chủ đề có, nhưng ý chính là gì? SV : Ý chính là nói lên ước mơ có ngôi nhà và những khó khăn cực nhọc của một người phụ nữ làm nghề thợ hồ. GV : Điều bạn vừa nói thành chi tiết mất rồi nhưng thể hiện góc nhìn của mình về ước mơ đó cũng được. Nãy giờ các bạn chỉ trình bày đề tài cổ điển. Nhưng vấn đề đối với phóng sự là viết hay, nếu không đâu có ra phóng sự. Chiều nay các bạn cần họp nhau làm dàn bài chi tiết, nêu lên góc nhìn về đề tài đó. Người thợ hồ ước mơ về một ngôi nhà và không biết lúc nào có được. Quanh năm 21
  22. suốt tháng đi xây cho người ta mà phận mình phải đi ở thuê Trình bày chi tiết ra. Nhưng nhân vật đã có chưa hay mới nghĩ ra? SV : Dạ, nhân vật có rồi nhưng không biết có điển hình không, nhóm em định tìm thêm vài người nữa. GV : Ừ, tùy các bạn. Nhưng đừng pha trộn, chỉ dùng một thân phận để nói lên nhiều thân phận trong nghề thợ hồ. Nói về lương, tiền của họ, đủ thứ vì sao không mua nhà được, Viết từ 600 chữ tới 800 chữ, có sự so sánh sơ sơ mới hay. Ăn thua ở công phu của các bạn, phỏng vấn được khá thì có thể viết dài. Gặp người nói ít thì chịu thua thôi. Họ là thợ hồ, nhiều hồi không thể hiện được hết ý của họ nên phải cẩn thận. Có thêm tư liệu về nghề xây dựng ở Kiên Giang thì đưa thêm vào vài nét; đừng dùng quá nhiều. SV : Em có ý kiến: thành phẩm của em một là báo in, hai là truyền hình. Thầy có thể cho tụi em đêm nay để chuẩn bị, sáng mai thầy chỉnh sửa bài ghi hình của em, bài được dàn dựng như một phóng sự riêng. GV : Phóng sự truyền hình được quá đi chứ, làm dàn bài rồi gặp lại tôi vào sáng mai. Các nhóm kia muốn kỹ - gặp tôi sáng mai - cũng được. Ghi hình luôn thì quá tốt, có thể dùng máy của cá nhân, rồi đưa lên Youtube và Facebook. PHÂN TÍCH BÀI Một phóng sự trên báo Tuổi Trẻ nguoi-linh.html 22
  23. Sáng nay, Tuổi Trẻ có bài “Chuyện gia đình một người lính”, ở mục phóng sự. Trong đó, thứ nhất, tác giả dùng một box riêng để giải thích những thuật ngữ về bệnh máu không đông Hemophilia. Thứ nhì, đặt tít “Chuyện gia đình một người lính”, như vậy hơi mơ hồ, tạm chấp nhận vậy. Lý ra cần phải sửa cái tít này. Tuy chưa coi nội dung, nhưng chắc chắn không nên để tít như thế. Bên dưới tít là phần chapô: “Phải mất hơn 10km đường rất xấu từ đồn biên phòng Cô Ba ra thị trấn Bảo Lạc, rồi đi hơn 100km từ thị trấn về thành phố Cao Bằng để chuyển tiếp một chuyến xe nữa về Thái Bình, ”. Tiếp theo: “ , trung úy Nguyễn Khả Nghĩa mới được gặp mặt hai đứa con trai bệnh tật của mình”. Tác giả cho bạn đọc biết trước thông tin sẽ nói về bệnh tình của con anh lính này. Nhưng chapô này quá dài do cách hành văn đảo ngược trạng ngữ. Rồi tác giả vô một đoạn: “Chặng đường này rất quen với Nghĩa gần 10 năm nay, từ khi cậu con trai lớn của anh bị phát hiện mắc chứng bệnh máu không đông bẩm sinh Hemophilia, rồi đứa con trai thứ hai của anh ra đời cũng mắc bệnh giống anh trai.” Tác giả viết một đoạn, rồi mới đến intertitre “Hậu phương không yên”. Các em chú ý, intertitre, tức tít giữa, đặt ở giữa, không nằm ngay sau chapô. Cách đây mười năm người ta thường để intertitre ngay lên trên, sau chapô ; giờ vẫn có báo làm kiểu này. Sau này, hầu hết báo cũng đã thay đổi cách viết. Tin chính, ý chính được tóm tắt ngay, tức chuyện chi nói lẹ ra đi ở chapô đối với bài dài. “Hậu phương không yên Ngày 18-12-2012, chị Đào Thị Hường, giáo viên ở Tiền Hải, Thái Bình, vợ trung úy Nghĩa, lại dẫn hai con trai lên Viện Huyết học - truyền máu trung ương.” Đoạn này ta nên bỏ bớt liệt kê “ở Tiền Hải, Thái Bình”, có thể đặt ở chỗ khác. “Mới đầu tháng, mẹ con chị vừa ở đây về. Chứng bệnh máu không đông khiến chị phải giữ gìn bọn trẻ kiểu “nâng trứng, hứng hoa”: không để con đi bộ quá 100m, nếu không cháu sẽ đau đớn; không để con đùa nghịch, bị ngã, bị trầy xước dù chỉ một vết nhỏ, nếu không cháu sẽ chảy máu không thể cầm.” Câu này quá dài do kết nối bằng dấu chấm phẩy. Ta có thể thay chấm phẩy bằng dấu chấm “ nếu không cháu sẽ đau đớn. Chị không để con đùa nghịch, ”. “Người phụ nữ này vừa đi dạy học, chăm sóc hai con, vừa lo mọi việc từ giỗ chạp, cưới hỏi, họ hàng, nội trợ trong nhà.” Câu này cũng tạm được, nhưng các bạn nên hạn chế dùng từ lặp “vừa đi dạy học, , vừa lo mọi việc”. 23
  24. “Nhưng biết làm sao được, chồng chị, anh Nguyễn Khả Nghĩa là bộ đội biên phòng ở tận đồn Cô Ba, Cao Bằng, một năm được ưu tiên lắm chỉ về nhà vài lần phép.” Cụm từ “Nhưng biết làm sao được” không cần thiết, nên bỏ. Phải chú ý sửa từng li, từng tí thì bài mới sắc sảo. “Mối tình đẹp giữa anh bộ đội Nghĩa và cô giáo Hường nảy nở sau khi họ gặp gỡ trên chuyến xe đi Cao Bằng năm 2000. Hai năm sau, một đám cưới giản dị được tổ chức với phong cách nhà binh, khách mời có rất nhiều anh bộ đội quân hàm xanh.” Không cần cụm từ “phong cách nhà binh” nữa vì mời toàn lính, người đọc biết rồi. Ta nên nói ít thôi, để cho câu chuyện tự bộc lộ. “Sau đó nữa là một cậu con trai, bé Nguyễn Khả Trọng Anh ra đời, hạnh phúc thật chả ai bằng dù lúc ấy cô giáo Hường mới ra trường lương chưa đến 500.000 đồng, cộng với lương của anh bộ đội mới qua hàng lính trơn, vợ chồng đưa nhau đi sinh con mà chỉ có vỏn vẹn 700.000 đồng trong túi.” Câu này dài và có khả năng bị lộn xộn vì quá nhiều ý. Trong một câu chỉ nên chứa tối đa ba ý. Tốt nhất, ta nên viết mỗi câu một hoặc hai ý, hãn hữu lắm mới dùng câu ba ý. “Vậy mà bé ra đời hôm trước, hôm sau đã phải chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương tận Hà Nội vì mắc chứng bệnh máu không đông Hemophilia. Người có căn bệnh này phải gắn bó với bệnh viện suốt đời.” Từ “gắn bó” ở đây dùng chưa sát nghĩa. “Gắn bó” dùng để nói chuyện có tính chất tình cảm, còn trong trường hợp này là họ bị buộc phải gắn. Ví dụ, bạn gắn bó với mảnh đất quê hương. Tức khi có tình cảm với quê hương, bạn mới gắn bó. Còn nếu như bạn bị buộc phải gắn với cái gì đó vì nghèo quá, đi đâu cũng không được thì không dùng từ “gắn bó” được. Các bạn phải chắc lọc từ ngữ, dùng cho thật đắt. Tiếng Việt rất phong phú, phải dụng chữ cho hay. “Từ Cao Bằng, Nghĩa quyết định chuyển vợ con về Thái Bình với ông bà ngoại, chỉ còn anh ở lại với đồn biên phòng. Một đứa con ốm đau, tháng nào cũng phải đi bệnh viện đã là quá sức với họ. Năm 2008, sau nhiều đắn đo họ sinh thêm một đứa con là Nguyễn Khả Nhật Khánh, nhưng mới 6 tháng tuổi bé lại phát bệnh, cũng là chứng máu không đông Hemophilia.” Đoạn này nên bỏ bớt chữ “Hemophilia”. Ta nên hạn chế dùng các danh từ khoa học, từ tiếng La Tinh vì khó hiểu. “Cháu ra đời vợ chồng tôi chưa kịp ăn mừng đã phải đón nhận hung tin.” “ đón nhận hung tin ” là tin dữ bay về - hình ảnh rất cũ, mà chưa chắc nhân vật đã nói vậy. Các bạn không nên dùng hình ảnh quá xưa cũ. “Lương tôi mỗi tháng hơn 3 triệu đồng, chồng là lính biên phòng không dám tiêu gì, gửi hết cho vợ khoảng 10 triệu nữa. Nếu con đi viện một tháng một lần thì tạm đủ, còn tháng nào đi viện hai lần là phải đi vay” - cô giáo Hường buồn bã tâm sự.” 24
  25. Đoạn này kể như vậy, người đọc đã thấy thương cảm rồi, không cần thêm từ “buồn bã”. Chỉ cần nói “cô giáo Hường tâm sự” là đủ. Không nên nói thay tâm trạng của nhân vật, không nên dùng từ mang sắc thái biểu cảm nhiều quá, mà chỉ nên dùng hình ảnh, miêu tả, hãy để cho nhân vật tự bộc lộ. “10 năm đau khổ Mười năm nay hai vợ chồng trung úy Nghĩa lay lắt, quay quắt với việc lo cho hai con đi lọc máu hằng tháng.” Ý này chắc đúng. “Thời gian cứ trôi qua một cách vô tình, ” Câu này thừa, vì đó là điều hiển nhiên, ai cũng biết, không nên dùng vì sáo rỗng. “ , người mẹ tần tảo, mệt nhọc ngày này sang tháng khác bồng hai con trên quãng đường ngót trăm cây số từ Thái Bình về Hà Nội để duy trì sức khỏe cho các cháu.” Các bạn phải chú ý, không đứng góc nhìn lộn xộn, vừa mới nói “con”, rồi lại nói “cháu”. Với góc nhìn của tác giả thì là “cháu”. Còn bà mẹ nhìn thì phải là “con”. Biên tập như thế chưa sạch vì đó là lỗi đơn giản, không khó phát hiện. “Người bố ở xa chỉ biết dõi theo ba mẹ con qua sóng điện thoại với cõi lòng tan nát khi nghe tiếng rên rỉ đau đớn vì bệnh tật của các con mình.” Ý này chắc là đúng. “Anh Bế Xuân Chiến, chính trị viên đồn biên phòng Cô Ba, sau khi về thăm nhà trung úy Nghĩa, đã không ngờ người đồng đội của mình lại khó khăn đến thế. Anh Chiến kể: “Năm 2007, anh Nghĩa mới về công tác ở đội vận động quần chúng đồn Cô Ba. Trước đây anh ấy ở tỉnh, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn quá nên xin lên biên giới để được hưởng lương cao hơn một chút, đỡ đần thêm cho vợ con ở nhà.” “Nhưng mỗi lần anh ấy về quê, chúng tôi vẫn vận động anh em góp thêm chút gì đó giúp các cháu. Nhưng bây giờ gặp hai cháu rồi, mới thấy những gì đã góp cho gia đình Nghĩa quả là ít ỏi”. “Nhà báo Tạ Hoài Phương, phóng viên Đài phát thanh truyền hình Cao Bằng, cho biết đồn Cô Ba là một trong những đồn biên phòng khó khăn nhất của huyện Bảo Lạc, mà Bảo Lạc là huyện khó khăn nhất của tỉnh Cao Bằng. Mùa này sương mù suốt ngày đêm, nước sạch rất thiếu nhưng có nước giặt quần áo thì phải hong lửa mới có thể khô được. Các anh bộ đội vẫn đang ở nhà tạm. Hoài Phương nói: “Mới đây khi đến đồn Cô Ba, biết các con anh Nghĩa đang ở bệnh viện, chúng tôi đã gọi điện cho hai cháu rồi bật loa to cho cả đồn cùng nghe. Hôm ấy cả đồn đã ứa nước mắt cảm thương hoàn cảnh gia đình anh Nghĩa, chị Hường”. Kết thúc bài như vậy cũng được, có hành động, có hình ảnh : mở loa cho cả đồn nghe qua điện thoại. 25
  26. Bài này khá hay, có yếu tố kể, hình ảnh nhiều, nhưng còn vài lỗi lặt vặt. Chẻ sợi tóc ra làm tư như thế để các bạn học, chứ trên thực tế, muốn hoàn chỉnh, không tì vết thì cũng hiếm. Chúng ta không quá cầu toàn, nhưng phải theo những tiêu chuẩn, nếu không thì không thể làm báo hay được. Ví dụ, tiêu chuẩn một bài phóng sự thì phải khác bài bình luận. Trong bài này, tác giả đã rất khéo léo, hạn chế cái tôi trần thuật. Tác giả ít xuất hiện, để cho những nhân vật của mình bộc lộ, khiến người đọc cảm thấy thương cảm đối với gia đình này. Đây là chuyện người thật, việc thật và ít sáo rỗng. Trong bài, chỉ có hai cái intertitre “Hậu phương không yên” và “10 năm đau khổ” đặt ở giữa. Đây là một bài về mặt trình bày là đẹp, cân đối, có hình vợ chồng, hai đứa con thật to ở giữa và chú thích: “Gia đình anh Nguyễn Khả Nghĩa, bé Nguyễn Khả Trọng Anh, Nguyễn Khả Nhật Khánh và chị Đào Thị Hường (từ trái sang)”. Cô Lan Anh là một phóng viên nổi tiếng của báo Tuổi Trẻ, chuyên viết về y tế, nên cô rất khéo léo khi viết về gia đình này. Đây còn là câu chuyện điển hình về căn bệnh máu không đông. Các bạn phải phấn đấu viết được như thế và nên đọc các bài phóng sự của báo Tuổi Trẻ, vì họ chăm chút cho loại bài này. Ở Tuổi Trẻ có một anh viết phóng sự rất hay. Anh để nhân vật nhảy múa là chính ; anh chỉ đứng bên cánh gà giật dây. Phóng sự có hai trường phái: trường phái tôi ; và trường phái không tôi. Hiện nay, dường như trường phái không tôi đang thắng thế. ÔN LẠI Bây giờ, chúng ta sẽ ôn lại cách viết bài. Đây là cách chung nhất, tổng quát, dùng cho tất cả các thể loại, chứ không cứ gì phóng sự. Cả nhà buôn bán hàng hoa: đề tài đấy. 26
  27. Để triển khai một bài viết, thứ nhất ta cần có đề tài. Thứ hai, có chủ đề về đề tài đó. Thứ ba, có ý chính về chủ đề đó. Thứ tư, có những ý phụ gắn với ý chính. Sau cùng, có kết luận. Y như làm kịch bản, nhưng kịch bản thì chi tiết hơn. Đề tài là gì? Có thể bất cứ chuyện gì mình quan tâm. Ví dụ: nuôi trồng thủy sản, đêm Noel Chủ đề của đề tài là gì? Ví dụ: nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang để xuất khẩu, nhưng đề tài là nuôi trồng thủy sản. Còn ý chính của chủ đề? Đó là chủ đề được phát triển ra một cách tóm tắt với góc nhìn của người viết. Ví dụ, nếu nói nuôi trồng thủy sản thì quá rộng, ta sẽ gom chủ đề này vào một ý chính: việc nuôi tôm xuất khẩu của công ty X năm nay bị thất bại vì thị trường không có; Mỹ không mua tôm nữa do khủng hoảng kinh tế kéo dài. Như vậy, sẽ thể hiện được rõ góc nhìn về một công ty nuôi tôm xuất qua Mỹ, nhưng bán không được. Rồi nói thêm lý do: khủng hoảng kinh tế kéo dài. Chỉ cần xoáy sâu vào chuyện đó thôi, không nói lan man sang chuyện khác. Đó là ý chính. Để triển khai ý chính, ta phải có những ý phụ. Thường nên có khoảng ba hoặc bốn ý phụ. Từ mỗi ý phụ đó, ta lại khai triển ra những ý nhỏ nữa - cũng ba đến bốn ý. Như vậy ta có ý phụ cấp một và ý phụ cấp hai. Thậm chí có thể cả ý phụ cấp ba hoặc bốn đối với những bài công phu. Các bạn cứ hình dung cây thư mục của máy tính. Từ thư mục gốc, có nhiều thư mục con; trong thư mục con lại có những thư mục nhánh nhỏ nữa. Hãy trở lại với ví dụ nuôi trồng thuỷ sản. Từ ý chính về công ty X, ta có thể miêu tả sơ nét về ông giám đốc. Rồi đưa ra ý phụ, nói chuyện hiện nay công ty của ông ấy không bán được tôm. Và tới ý phụ phân tích tại sao Mỹ không mua tôm. Tiếp đến, nói ông ấy làm gì để giải quyết chuyện không bán được tôm. Như vậy ta đã có ba ý phụ: thứ nhất, bán tôm không được. Thứ nhì, tại sao bán tôm không được, vì Mỹ bị khủng hoảng kinh tế. Thứ ba, cách ông ta bán tôm tồn đọng. Rồi kết thúc bằng một hình ảnh, kiểu văn học, có thể như sau: Ông ta cặm cụi vào nhà máy, coi công nhân đóng gói từng mẻ tôm chờ một ngày mai tươi sáng hơn. Đó chính là phóng sự về một công ty nuôi tôm, thông qua hình ảnh ông giám đốc. Ta cũng có thể viết về công ty đó, vấn đề đó nhưng thông qua thân phận một công nhân. Ý chính của bài vẫn là công ty X bán tôm không được. Trước hết, ta giới thiệu một chị công nhân, một tuần chỉ làm việc được ba ngày. Cần miêu tả một chút về cuộc sống cơ cực, phải về quê làm thêm. Tiếp đến, chuyển qua nói về nhà máy tôm đông lạnh thiếu việc làm. Cũng miêu tả rồi tìm thêm số liệu đưa vào. Nêu lý do công ty này xuất khẩu nhưng không có đơn hàng. Vì xuất chủ yếu qua Mỹ, mà nước này lại đang bị khủng hoảng kinh tế. Có thể tìm đọc tư liệu để phân tích tại sao kinh tế Mỹ lại suy sụp. Cũng có thể luận thêm một chút về quy luật bàn tay vô hình - tức quy luật cung cầu - điều khiển nền kinh tế. Và cả chuyện “buôn tài không bằng dài vốn”. Thế thì nhà máy nói trên, do không bán được tôm qua Mỹ nên có khả 27
  28. năng sẽ phá sản, ảnh hưởng xấu tới công nhân. Mình nói về một công nhân, nhưng qua đó nói lên được thân phận của hàng trăm công nhân không có việc, cuộc sống gặp khó khăn. Trong phần kết luận, ta đề cập đến việc cô công nhân vùng vẫy như thế nào trong cuộc mưu sinh hoặc nhìn về tương lai như thế nào. Có thể cô ấy sẽ nói: “Tương lai tôi, chắc phải rời nhà máy. Trở về với đồng ruộng quê nhà. Kiên Giang là mảnh đất màu mỡ có tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôi sẽ về sống với cha mẹ và kiếm một người chồng, có thể chân lấm tay bùn nhưng chắc ăn”. Chấm hết. Các bạn cứ kết luận theo kiểu nhà văn, đừng nói “Tóm lại là ”, “khổ quá ”. Muốn nói nỗi khổ của người ta phải thông qua câu chuyện, sự miêu tả, chỉ cho độc giả thấy là đủ. CHIA SẺ THÊM Cần đầu tư thời gian Vẫn biết các bạn không có đủ thời gian, chỉ viết tới đó, rồi phải làm việc khác. Kể cả những bài làm hằng ngày, có lẽ cũng làm chỉ tới đó thôi. Do vội quá. Hai người bán dạo này, có ai tìm hiểu cuộc sống của họ? Nhưng nên đầu tư thời gian cho những bài có chiều sâu; một tháng viết một bài. Ngoài công việc hằng ngày, các bạn có thể tư duy một đề tài nào đó, làm dàn bài chi tiết, gửi cho tôi để trao đổi, để được hướng dẫn. Rồi viết suốt một tháng. Viết xong, thậm chí các bạn quay lại đó, trao đổi với nhân vật, xem mình có viết đúng không. Như thế mới có những tác phẩm sâu ; cứ chạy theo thời sự, sẽ không có tác phẩm để đời. Muốn có bài viết hay thì phải công phu, dụng công rất cao, không làm qua loa. Và bài phải có nhiều chi tiết. Phải nghe, thấy và phải quan sát. Theo một nhà văn, trăm cái cây đâu có cây nào giống cây nào. Mỗi cây có cuộc sống riêng, tuy ở cạnh nhau, nhưng không giống nhau. 28
  29. Show, don't tell là kỹ thuật của nhà báo quốc tế, có nghĩa chỉ cho người ta thấy bằng hình ảnh, bằng miêu tả, không kể lể, hoặc kể lể ít thôi. Ví dụ, bài phóng sự về chuyện gia đình một người lính. Người viết đâu có nói, “Trời, tội quá, thương quá, ”. Nhưng mình đọc, thấy rất là thương. Đó là cái tài của người viết. Cũng không cần cái tôi trần thuật, kiểu “tôi đi, tôi đứng, tôi ngồi, tôi nói chuyện ” Chỉ cho thấy tức là mình đã đứng đó để nhìn, cần gì cái tôi trần thuật. Không ngó thấy sao viết được. Độc giả sẽ biết mình có mặt ở đó. Đưa cái tôi vào còn hơi có vẻ khoe khoang nữa. Về thuật kể chuyện, chúng ta cần học truyện cổ tích. Loại truyện này có kết cấu, cốt chuyện rất hay và luôn có ý nghĩa. Những bài phóng sự cũng đều phải có ý nghĩa. Về truyện cổ tích thì truyện "Ăn khế trả vàng", chẳng hạn, rõ ràng có ý nghĩa luân lý: Sự tham lam sẽ dẫn đến cái chết. Còn bài gia đình anh lính thì có ý nghĩa gì? Tình mẫu tử, tình phụ tử, thương con đến độ thay vì sống an nhàn, nhân vật chính xin lên núi, làm lính biên phòng để hưởng lương cao, có thêm tiền chữa bệnh cho con. Giờ nhắc lại cách hành văn. Thứ nhất, là phải viết đúng chính tả. Thứ nhì, đúng ngữ pháp. Với bất kỳ cấu trúc nào, đều phải viết cho đúng tiếng Việt. Cũng không viết trạng ngữ quá dài. Và nên theo thứ tự chủ ngữ trước, vị ngữ sau; nếu có trạng ngữ ngắn thì để ở trước; dài một chút thì để ở cuối câu. Đó là nguyên tắc của tất cả những cái người ta viết mà dễ đọc nhất trên cuộc đời này. Tiếng Anh cũng thế, mà tiếng Pháp cũng vậy. Người ta dùng thứ tự chủ ngữ - vị ngữ. Đừng nói tiếng Việt của ta khác; nhiều thứ giống y hệt hai thứ tiếng này. Những người nói khác là vì tự ái dân tộc, tự tôn, bởi thế mà gây khó hiểu. Nhiều khi chúng ta học ngữ pháp tiếng Việt không nổi là vì vậy. Các bạn nên viết câu ngắn, đoạn ngắn, tức phải đa dạng. Ví dụ, viết câu mười chữ, tiếp đến câu mười lăm chữ. Rồi xuống một câu mười chữ, lên một câu hai mươi lăm chữ. Thậm chí có lúc lên ba chục chữ, rồi xuống mười chữ, sau đó lên lại hai chục chữ, rồi xuống mười lăm chữ, Đa dạng hoá câu văn, để độc giả đỡ bị nhàm chán. Kinh nghiệm đi thực tế Có một kinh nghiệm về đi thực tế: cầm theo máy ghi âm. Trong khi quan sát, thấy gì thì đọc ngay, đọc đại vào máy - đừng ghi tay, rồi về dàn xếp, viết lại. Phỏng vấn cả nhân vật nữa với máy. Tuy công phu, nhưng chắc chắn sẽ giúp các bạn ghi được nhanh và ít bỏ sót chi tiết. Cần phỏng vấn nhân vật thật kỹ dựa trên dàn bài. Rồi bám vào dàn bài đó viết ra. Khi thấy chưa đạt thì sửa. Nhưng bài phải luôn luôn có cấu trúc, có thứ tự, lớp lang. 29
  30. Và bà Phạm Thị Soi, một người làm ăn rất giỏi. Khi viết phóng sự phải viết về người thật, việc thật, có tên, có tuổi, không viết khái quát như trong văn học. Các bạn muốn làm dàn bài theo kiểu gì cũng được, tuỳ ý, miễn phải có lô gíc. Khi phỏng vấn, không chỉ tập trung phỏng vấn nhân vật chính, mà còn cả những người xung quanh nữa, để họ nói về chuyện đó. Công phu như thế, bài mới hấp dẫn. Hãy lên tàu làm một chuyến đi và viết. 30
  31. Làm nhà báo có tâm thì cuộc đời gắn chặt, cần mẫn với việc đi, suy nghĩ và viết. Nếu quá chú trọng tới những chuyện khác như tiền tài, danh vọng, khó có thể trở thành nhà báo giỏi được. Giống như con tằm nhả tơ, các bạn cứ viết và viết thôi. Còn việc tòa soạn có dùng sản phẩm của mình hay không thì cũng không nên quan tâm nhiều. Vì bây giờ có một số cách dùng bài. Có những bài tôi viết, nhưng báo không đăng, nên đã gởi cho bạn bè. Ví dụ, năm ngoái tôi đi mổ mắt và kể lại chuyện này qua bài “Tôi đi mổ mắt”. Kể từ tâm trạng lo sợ như thế nào, chuyện được bảo hiểm ra sao, đến kỹ thuật mổ mắt hiện đại, rồi đến cả phong cách phục vụ của y tá và bác sĩ. Kể hết, thành một bài dài, dịch luôn ra tiếng Anh. Không báo nào nhận đăng. Thì tôi cứ xem như đã kể một kỷ niệm, làm phóng sự về chuyện của mình, và gởi cho bạn bè đọc cho vui. Tôi miêu tả tỉ mỉ: ngồi, nghe, nhớ rõ âm thanh xè xè của cái máy laser. Họ chích kim vô mắt, hút cái cườm ra tán v.v Các bạn lưu ý, khi viết phóng sự nên thêm chi tiết, màu sắc. Ví dụ: ngồi trong phòng mổ thì thấy phòng đó như thế nào; ông bác sĩ mặc đồ gì, Việc miêu tả chi tiết sẽ giúp bài của chúng ta sinh động, hay và xác thực hơn. Cứ mỗi tháng các bạn nên viết một bài ký sự, phóng sự. Làm dàn bài gửi tôi xem trước để được hướng dẫn. Ai đồng ý thì tôi tình nguyện giúp, không đòi hỏi chi hết, đừng ngại. Nhưng mà phải chịu bị phê bình theo kiểu chuyện chi nói lẹ ra đi. Vậy thôi. Anh Trần Hồng Phúc, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Kiên Giang, và giảng viên. 31
  32. Sách sắp xuất bản: Nghiệp vụ Biên tập Tường thuật Kinh tế - Vài nét về giảng viên Thương mại Nhà báo Ngọc Trân là cố vấn biên tập tạp chí Nhịp cầu Đầu tư, giảng viên thỉnh giảng Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Ông cũng thường xuyên được các hội nhà báo mời thực hiện các lớp viết tin thời sự, viết bài kinh tế, kỹ thuật phóng sự, Sách đang biên soạn: nghiệp vụ biên tập Ông từng làm việc cho báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn; tu nghiệp Phóng sự kiểu Tây tại Đại học Báo chí Lille và thực tập ở nhật báo Ouest Viết lách dành cho Mọi France. Ông được Hội Nhà báo TP.HCM trao giải nhất Phóng người sự - Điều tra; Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng Huy Nhiếp ảnh và Xử lý Ảnh chương vì Sự nghiệp Báo chí. báo chí (cùng phóng viên ảnh Hoàng Thạch Vân) Liên lạc với giảng viên qua ngngoctran@gmail. com hoặc 0913964545 32