Kỹ thuật nhiếp ảnh

pdf 14 trang phuongnguyen 2570
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ thuật nhiếp ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfky_thuat_nhiep_anh.pdf

Nội dung text: Kỹ thuật nhiếp ảnh

  1. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH MÁY ẢNH CƠ Exposure: sự phơi sáng Bản chất của việc chụp ảnh là sự phơi sáng. Khi chụp ảnh, ống kính sẽ mở ra cho ánh sáng vào phim hay sensor (của máy ảnh số) như vậy chất lượng bức ảnh tùy thuộc vào lượng ánh sáng truyền qua ống kính vào phim hay sensor, nếu ánh sáng nhiều quá thì hình sẽ bị trắng xóa, còn ngược lại, nếu ánh sáng quá ít thì hình đen thùi lùi. Nghệ thuật chụp ảnh là làm sao cho ánh sáng vừa đủ để ảnh chất lượng. Thực chất ra chất lượng ảnh phụ thuộc vào lựơng ánh sáng mà phim hay sensor bắt được, như vậy ngoài việc phụ thuộc lượng ánh sáng qua ống kính, nó còn phụ thuộc vào độ nhạy sáng của phim hay của sensor. Đối với phim, độ nhạy sáng thường được ký hiệu bằng chữ ASA. Do vậy chúng ta có các loại phim 50ASA, 100ASA, 200ASA, 400ASA, 800ASA, 1600ASA Con s ố càng cao thì độ nhạy sáng càng cao. Nếu bạn nào chụp bằng máy hình compact du lịch thông thường thì do chất lượng ống kích có hạn, cứ phang phim 200ASA chụp cho nó chất lượng. Đối với máy số thì độ nhạy sáng được ký hiệu bằng chữ ISO và cũng có các giá trị như phim. Anh em nhà mình thường là dùng máy PnS nên thường chỉ có các giá trị ISO là 50, 100, 200 và 400. Ngoại trừ đồng chí nào có quả DSLR Nikon D70 thì có ISO lên tới 3200. Lưu ý một điều là độ nhạy sáng càng cao thì độ nhiễu (noise) cũng càng cao nên chỉ dùng ISO cao khi chụp với điều kiện ánh sáng yếu hoặc tốc độ chụp quá nhanh. Apeture: Độ mở ống kính Một ống kính máy chụp hình có một màn sập, được ghép bằng nhiều là thép tạo thành một lỗ tròn, đại khái là thế, Nymph cũng chẳng rõ số lượng lá thép đó là bao nhiêu lá, nhưng mục đích của những là thép đó là làm cho chúng ta có th ể thay đổi đường kính của cái lỗ nhận ánh sáng đó. Như vậy rõ ràng là nếu cái lỗ đó càng to thì lượng ánh sáng vào càng nhiều và ngược lại. Người ta gọi đó là độ mở ống kính. Tương ứng với mỗi độ mở ống kính đó người ta có một trị số như sau: 1 , 1.4 , 2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16 , 32 các trị số này gọi là các F-Stop hay là khẩu độ. Đối với mỗi ống kính sẽ có một tiêu cự là f, như vậy đường kính của lỗ nhận ánh sáng đó sẽ là f/khẩu độ, khẩu độ càng lớn thì đường kính càng nhỏ. Thông thường trong máy ảnh người ta không ghi là f/2 hay là f/2.8 mà người ta thường ghi là f2, f2.8, f4 do vậy mọi người để ý là nếu chúng ta nói rằng chúng ta tăng độ mở ống kính có nghĩa là chúng ta đang giảm khẩu độ. Chẳng hạn như trên dãy số trên thì f1 là độ mở ống kính lớn nhất và f32 là độ mở ống kính nhỏ nhất. Thường nếu các bạn chụp ảnh bằng máy số dạng compact point and shoot thì nó có các trị số từ f2 đến f11, hoặc có máy thì chỉ đến f5.6 thôi. Nếu chúng ta tăng hay giảm một đơn vị khẩu độ có nghĩa là chúng ta tăng hay giảm lượng ánh sáng vào ống kính gấp đôi, ví dụ như lượng ánh sáng vào máy với f2 sẽ gấp đôi lượng ánh sáng vào máy với f2.8, và lượng ánh sáng vào máy khi .8 sẽ gấp đôi khi f4. Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 1 -
  2. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu Shutter Speed: tốc độ chụp Hình dung thế này, cái cửa sập đó nó mở ra xong nó đóng lại ngay lập tức thì rõ ràng là lượng ánh sáng nhận được ít hơn so với nó mở ra một chút rồi nó mới sập lại. Như vậy tốc độ chụp chính là thời gian mở của cửa sập, được tính bằng đơn vị bằng giây, thường thì trong máy họ chia sẵn cho chúng ta các giá trị để sao cho với mỗi hai tốc độ chụp sát nhau thì lượng sáng vào máy là gấp đôi, cũng có thể có máy có các giá trị không gấp đôi như thế, nhưng mà cái này cũng dễ hiểu nên anh chị em sẽ tự biết thôi hehe. Tốc độ chụp ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ảnh, trong trường hợp chụp các vật thể chuyển động thì thường phải để tốc độ chụp nhanh vì khi chuyển động sẽ làm nhòe hình. Còn chụp buổi tối phải để tốc độ thấp để lượng ánh sáng vào đủ, nếu không thì hình đen thui mất. Chúng ta đã đi qua được một vài khái niệm cơ bản nhất, hôm nay tiếp tục với một khái niệm hết sức quan trọng trong chụp hình, đó là độ sâu trường ảnh DOF (Depth Of Field) (có tài liệu tiếng Việt thì gọi là VAR: có nghĩa là Vùng Ảnh Rõ, tốt nhất chúng ta dùng từ DOF cho nó chuẩn hehe). DOF: Độ sâu trường ảnh Nói nôm na thế này, DOF có thể hiểu được là khoảng rõ nét của hình ảnh. Khi bạn lấy nét vào chủ thể thì có một khoảng không gian trước và sau chủ thể cũng rõ nét, khoảng này gọi là DOF. Khi bạn chụp ảnh phong cảnh, thường là ảnh có chiều sâu nên bạn cần các vật thể ở xa cũng rõ nét mà vật thể ở gần cũng rõ nét, có nghĩa là bạn cần làm sao để DOF lớn. Ngược lại, khi bạn chụp chân dung thì thường chỉ cần chủ thể rõ nét, còn các vật thể phía sau làm phông nền sẽ mờ đi, như vậy phải làm sao cho DOF mỏng thôi. DOF chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng yếu tố cơ bản nhất là độ mở ống kính. Nếu độ mở ống kính càng lớn thì DOF càng mỏng và ngược lại. Do vậy, nếu bạn cần chụp với DOF mỏng (chụp chân dung chẳng hạn) thì cứ cho độ mở ống kính to hết cỡ vào cho nó mỏng, còn nếu chụp phong cảnh thì bóp độ mở ống kính nhỏ lại. Nhắc lại một chút bên trên là trong dãy số của các máy Point and Shoot (từ sau này viết tắt thành PnS cho nó gọn " class="inlineimg" border="0" />) khi đ ộ mở ống kính là f2 thì thường là độ mở lớn nhất, còn f8 là độ mở nhỏ nhất. Mình sẽ bổ sung hình minh họa cho phần này sau. Khi muốn mở ống kính lớn để lấy DOF mỏng trong chụp ảnh chân dung, rất có thể có những điều kiện ánh sáng mạnh sẽ làm cho hình bị dư sáng (Over Exposure) nên trong nh ững trường hợp này người ta phải dùng thêm các kính lọc để giảm lượng ánh sáng vào máy. Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 2 -
  3. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu Trên đây mình đã lướt qua các kiến thức cơ bản nhất trong kỹ thuật chụp ảnh. Đựa vào đó mong rằng các bạn sẽ có khả năng làm chủ cái mình hình của mình tốt hơn. Tiếp theo đây mình xin nói thêm về một số điều khác liên quan. Trước hết là về một số ký hiệu thông thường trên máy ảnh số để các bạn biết và sử dụng đúng mực. Bạn nào biết rồi thì thôi, bạn nào chưa biết thì bây giờ biết hehe Mà các ký hiệu này cũng giới hạn trong các máy PnS thôi nhé, các máy DSLR thì mình chưa sử dụng nên chưa biết các ký hiệu này, ai biết bổ sung thêm. Các chế độ chụp: - Auto: cái này thì khỏi nói, giơ lên và bụp, máy tự set hết tất cả các thông số. User chỉ có thể chình được việc có bật flash hay không hoặc hẹn giờ chup (self-timer) - Program (ký hiệu trên máy: P) : đây là chế độ chup mà máy sẽ tự động thiết lập thông số cho độ mở ống kính và tốc độ chụp, các thông số còn lại người sử dụng có thể tự chọn - Aperture-Priority (ký hiệu trên máy: Av hoặc A): đây là chế độ chụp ưu tiên độ mở ống kính, người sử dụng có thể tự chọn độ mở ống kính theo mục đích chọn DOF, máy sẽ tự chỉnh thời gian chụp sao cho phù hợp với độ mở ống kính đó. - Shutter speed- Priority (ký hiệu trên máy: S hoặc Tv): Đây là chế độ cho phép người sử dụng tự chọn tốc độ chụp, máy sẽ tự chọn độ mở ống kính phù hợp với tốc độ chụp đó. - Manual (ký hiệu trên máy: M): Chế độ này thì cũng miễn bàn luôn, mình tự làm tất cả mọi chuyện, set up tất cả các thông số và bụp. Các tip khi chụp ảnh: - Trước hết là nguyên tắc quen thuộc nhất: nguyên tắc 1/3 (Rule of Thirds). Đây là một nguyên tắc "nằm lòng" của người chụp ảnh. Cơ bản là bạn chia tưởng tượng cái màn ảnh thành ba phần theo chiều ngang và ba phần theo chiều dọc (bằng hai đường kẻ ngang và hai đường kẻ dọc) như cái bàn cờ tic tac toe 9 ô vậy thôi. Như vậy chúng ta sẽ có hai đường ngang (thường dùng trong chụp landscape) và hai đường dọc (thường dùng trong chụp chân dung) và 4 cái giao điểm. Khi chụp ảnh, hãy đặt các chủ thể cần chụp vào các đường này và các đối tượng hay điểm nhấn của bức ảnh hãy đặt vào vị trí của các giao điểm. Hình dưới đây chụp không theo nguyên tắc 1/3, đường chân trời nằm giữa ảnh nên có vẻ như không gian bị bó hẹp lại và thiếu chiều sâu: Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 3 -
  4. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu Hình này sau khi crop lại, đường chân trời nằm ở 1/3 bên dưới, không gian dường như rộng hơn: Khi chụp phong cảnh thường để đường chân trời năm ở 1/3 trên hoặc 1/3 dưới tùy theo mục đích chụp của tác giả, ngoài ra cũng nên chú ý đến các vật thể nằm trong hình cũng nên theo nguyên tắc 1/3 này: Chụp hoa hay chụp chân dung cũng vậy: Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 4 -
  5. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu Về super CCD và các công nghệ khác Cmos,CCD của các dòng máy khác Fuji. Về căn bản thì màu sắc trong photo cấu thành từ 3 màu cơ bản tạo ánh sáng trắng: red, blue, green Trên sensor, việc sắp xếp các màu sắc sao cho khoa học nhất và cho ảnh sắc net nhất phụ thuộc vào sự gần nhau của các màu này về phần này thì Fuji đang đi đầu với công nghệ Super CCD, super CCDHR CCD, Cmos ( hình như phần nhiều dành cho Canon, Nikon gì đó thì phải. Ở các công nghệ này các điểm màu được sắp xếp theo hình caro như hình dưới: Với Fuji thì các điểm màu gần nhau hơn do được sắp xếp đan xen lẫn nhau, qua đó hiệu qủa về màu sắc cũng có phần nét hơn Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 5 -
  6. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu Sự phơi sáng, khẩu độ, tốc độ: Để dễ hình dung, ta có thể liên hệ đến việc mở robinê nước vào ly sao cho vừa đủ đầy ly sẽ tương đương với việc mở khẩu độ sao cho chụp hình đúng sáng. Khi đó xem hình sau ta sẽ thấy nếu nước mở ít (khẩu độ nhỏ) thì sẽ mất nhiều thời gian (tốc độ chậm) để có thể đầy ly nước và tương tự là mở nước mạnh (khẩu độ lớn) thì thời gian cần sẽ ít hơn (tốc độ nhanh). Tốc độ và khẩu độ có thể biểu diễn theo các hình dưới đây: Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 6 -
  7. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu Cứ 1 bước nhảy ở thang bậc trên được gọi là 1 khẩu. Đối với các máy hình đời mới thì ta có thể tăng giảm theo từng 1/2 hay 1/3 khẩu. Để dễ hình dung thì ta hãy coi ví dụ sau: vào ngày trời nắng đẹp, với tốc độ 1/125 và khẩu độ f16 bạn sẽ có 1 tấm ảnh đúng sáng. Và bạn có thể tăng/giảm ở khẩu độ & tốc độ sao cho việc bù trừ đúng thì bạn cũng sẽ có 1 tấm ảnh đúng sáng. Hãy xem hình minh họa ở dưới! Ngoài ra có 1 link sau các bạn có thể vào tham khảo. Đây là web của Canon để hướng dẫn người dùng tập sử dụng máy DSLR. Nhưng cho dù bạn dùng bất cứ máy nào thì cũng sẽ có thể tìm thấy nhiều thông tin bổ ích ở đây: === Chụp hoa cỏ hay vật gì nho nhỏ thì để chế độ Macro, nó có biểu tượng là hình bông hoa đó. Khi chụp chế độ này thì DOF rất mỏng, nghĩa là nền đằng sau sẽ mờ. Ví dụ như tấm này: Mỗi một chiếc máy ảnh đều có menu cài đặt. Trước khi thực hiện các bước cài đặt, việc đầu tiên là chọn chế độ chụp. Thông thường những loại máy đời mới dù "xịn" hay không thì đều cần phải chọn kích cỡ và chất lượng ảnh. Có những loại máy dùng ký hiệu là các dấu sao, càng nhiều sao chất lượng hình càng đẹp. Còn lại các dòng máy khác hiển thị bằng chữ (S, M, L) hoặc số cỡ ảnh (pixel), số càng to sẽ cho ra tấm ảnh đẹp hơn, có thể in ảnh khổ lớn. Chỉnh ISO : Giống như khi chụp bằng máy ảnh truyền thống, bạn phải mua phim có đội nhậy phù hợp với điều kiện ánh sáng thì với máy ảnh số cũng vậy, bạn nên để ISO ( độ nhậy bắt sáng) làm sao vừa dễ chụp, vừa đẹp. Độ nhậy cao dễ dàng chụp trong điều kiện trời sẩm tối, đêm, hay trong nhà, nhưng sẽ gây hiện tượng rạn ảnh, vỡ hạt. Như vậy, bạn nên để ISO 200 cho trời nắng và 400 đối với trời sầm. Với 800 hoặc 1600 chỉ nên dùng trong trường hợp bất đắc dĩ hay về buổi đêm mà không phát đèn ch ớp. Trên nút điều khiển thường có 2 tới 3 chế độ lấy ánh sáng giúp bạn chọn theo ý muốn : Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 7 -
  8. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu Vị trí A (Aperture), không dùng đèn Flash: Cố định khẩu độ, tự động tốc độ. Bảng khẩu độ trên tất cả các máy có các con số f2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22 mm. S ố càng cao thì cửa điều sáng đóng càng nhỏ sẽ cho độ nét ảnh càng sâu. Chẳng hạn khi bạn chụp một hàng dài người mà máy ảnh gần người đầu tiên nhất, máy ảnh đóng f22 mm, ảnh sẽ nét rất sâu từ người đầu tiên cho đến người cuối cùng (với điều kiện ống kính không zoom tiêu cự lớn hơn 50 mm). Nếu để f4 hoặc f2.8 mm thì ảnh chỉ nét được khoảng 1 đến 2 người đầu tiên. Tùy theo các con số trên mà độ nét nông, sâu cũng như lưu lượng ánh sáng vào ảnh thay đổi. Để chế độ A này khi chụp chỉ phù hợp với nguồn sáng mạnh, khoảng 8h sáng đến 6h chiều mùa hè (không áp dụng khi chụp trong nhà). Nếu bạn cố tình để chế độ này khi chụp ảnh trong nhà hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu, tốc độ màn trập sẽ tự động hạ xuống gây nên hiện tượng rung tay, ảnh nhòe nét trừ phi camera được đặt lên chân máy hoặc vật cứng. Vị trí S (Speed), không dùng Flash: Cố định tốc độ, tự động khẩu độ. Chế độ này các thợ ảnh chuyên nghiệp thường ít dùng vì rất khó chụp đối với máy ảnh số có độ nhạy ánh sáng cao. Các con số tốc độ trên máy thường là từ 2" (2 giây) đến 1/2000" (một phần 2000 giây). Để đảm bảo cho một tấm hình không bị mất nét khi chụp, ánh sáng ngoài trời không sầm sì, một người hoặc vật đang chuyển động hoặc di chuyển với tốc độ nhanh bạn nên để tốc độ từ 1/125'' cho đến 1/2000'' (số càng to thì tốc độ đóng mở màn trập càng nhanh, ánh sáng vào càng yếu). Không như camera du lịch, các dòng máy chuyên nghiệp tốc độ nhanh có thể lên tới 1/4000'', chậm là 32". Tuy nhiên tốc độ càng cao, độ nét sâu của hình ảnh càng giảm. Vị trí Auto (Automatic): Chế độ này tự động hoàn toàn cả tốc độ lẫn khẩu độ. Trong điều kiện ánh sáng yếu, máy sẽ tự động phát đèn Flash cho bạn đảm bảo một bức ảnh chuẩn sáng. Nhược điểm của chế độ này là ảnh chỉ sáng được những vị trí nào mà đèn với tới. Thông thường, những tấm ảnh dùng đèn flash, hậu cảnh bị tối trừ khi bạn chụp trong điều kiện trời thật sáng và nắng. Cái hay của chụp flash ngay cả khi có nắng là các điểm khất của mặt người được chụp như hốc mắt, hốc mũi, vùng cổ không bị tối. Đèn flash sẽ làm cân bằng sáng trên toàn khuôn mặt. Hình ảnh được chụp từ các loại máy du lịch với đèn flash tự động có thể sẽ xấu hơn so với các thợ chuyên nghiệp bởi các đèn phát sáng tháo rời có chế độ Manual (chọn mức xả nhẹ, trung bình hoặc phát hết năng lượng). Trong bất kỳ tình trạng ánh sáng nào, các nhiếp ảnh gia sẽ dùng chế độ xả đèn hợp lý vừa đủ sáng mà lại không tối hậu cảnh, góc cạnh trên mặt hài hòa mà không bị bệt hay bị "lốp" sáng. Vị trí M (Manual): Chọn tốc độ, khẩu độ theo ý muốn. Để dùng được chức năng này đối với máy ảnh số ngay cả các phóng viên ảnh, thợ chuyên nghiệp cũng phải rất lúng túng khi sử dụng, có khi không ai dám dùng. Tăng m ột khẩu độ hay giảm một tốc độ chỉ cần chỉnh sai một con số tấm ảnh có thể thiếu sáng hoặc dư sáng đến mức tội nghiệp. Có khi phải chỉnh đổi tốc độ đến ba bốn lần mới chụp được tấm ảnh vừa sáng. Xử lý ảnh bằng Photoshop sau khi chụp Thông thường, sau khi chụp bằng chế độ tự động, đổ ảnh từ card vào máy tính sẽ thấy ảnh hơi tối đen. Bạn phải cần đến một chiếc máy tính có cài sẵn phần mềm Photoshop để Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 8 -
  9. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu xử lý chúng. Chỉnh sửa những tấm hình đó sao cho đẹp mỗi người một thủ thuật riêng. Sau đây là một bí quyết nhỏ cho bạn tham khảo. Các thao tác chỉnh sửa sau khi mở một tấm hình vừa chụp : Open\Image\Adjustment\Curves (tốt hơn bạn bấm tổ hợp Ctrl+M cho nó sang ) Ở bảng Curves, bạn có thể kéo dây căng chéo sao cho vừa độ sáng ảnh hoặc đánh số vào phần "Input", "Output". Image\Adjustment\Autocolor. (hoặc tổ hợp Ctrl + Shift+B) Đây là phần tự động chỉnh màu phù hợp. Phần này thao tác xong mà bạn thấy màu xấu hơn có nghĩa là màu đã chuẩn bạn hãy bấm Ctr + Z hoãn lại. Chưa xong, bạn cần chỉnh contrast bằng cách : Image\Adjustment\Brightness/Contrast. Kéo thanh contrast lên khoảng 10 đến 12, nếu chưa thấy ổn có thể tăng thêm chút nữa. Bạn sẽ thấy độ tương phản cao hơn, màu đẹp hơn. Image\Adjustment\Color Balance. Phương pháp chỉnh màu dư trên ảnh. Nếu hình thiên về màu đỏ, bạn hãy tăng màu xanh hoặc giảm chính màu đó đi. Image\Adjustment\Saturation. Ở bảng công cụ này bạn kéo thanh Saturation lên hoặc đánh một con số hợp lý mà không nhiều quá. Lúc này màu sẽ tươi hơn, rực rỡ hơn, bạn đã có một tấm ảnh tuyệt hảo. Image\Adjustment\Selective Color Cuối cùng bạn chỉnh những màu riêng biệt theo ý muốn. Cần triệt tiêu hay thêm màu gì click vào màu đó rồi chỉnh. Bạn sẽ được tấm hình như ý. Đây là bài viết được lấy từ nguồn Số hóa, nhưng theo tôi, một bức ảnh khi chuyển vào PTS để xử lý, bạn nên sử dụng ngay tô hợp Ctrl+Shift+L (AutoConstrat) và Ctrl+Shift+B (Auto Color) ta sẽ tối ưu được độ tương phản và màu sắc chuẩn của tấm ảnh mà ta vừa chụp, rồi sau đó mới tiến hành một trong các bước điều chỉnh như trên để được môt tấm hình vừa ý mình nhất. Nói về máy ảnh số thì tất nhiên là có nút chuyển chế độ chụp Black&White (trắng đen) theo tôi, bạn cứ chup ảnh màu và khi đưa vào PTS bạn chọn Image\Adjustment\ Desaturate hoặc bấm tổ hợp Ctrl + Shift + U hoặc chuyển chế ảnh sang Grayscale bằng cách chọn Image\mode\Grayscale. MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỖ Như chúng ta đã biết, RAW - là định dạng ảnh kỹ thuật số (KTS) chứa dữ liệu gốc khi máy bắt ảnh và dữ liệu thô này chưa hề qua một công đoạn xử lý nào - đã ngày càng trở nên phổ biến do chất lượng hình cao hơn hẳn cũng như những triển vọng ứng dụng trong Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 9 -
  10. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu tương lai. Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một chuẩn mực chung nào cho định dạng này, vì RAW của từng hãng chế tạo máy ảnh hoàn toàn khác nhau, thậm chí khác nhau cả ở 2 kiểu máy ảnh cùng hãng chế tạo. Từ thực tế trên, tập đoàn Adobe Systems Incorporated trong tháng 9 năm 2004 v ừa qua đã không che giấu tham vọng “thống nhất mọi định dạng RAW” khi công bố một định dạng chung cho mọi loại RAW: âm bản kỹ thuật số (DNG - Digital Negative), và Adobe cũng đã “hào phóng” cung cấp miễn phí phần mềm Adobe DNG Converter để chuyển đổi tất cả định dạng RAW sang định dạng mới DNG. Âm bản KTS là gì? Theo thuật ngữ truyền thống của nhiếp ảnh, nếu JPEG được xem như là tấm ảnh đã tráng rọi (rửa) hoàn chỉnh, thì chất liệu gốc để tạo ra tấm ảnh ấy chính là “âm bản”. Mỗi lần bạn xử lý cùng một chất liệu thô này nhưng lại áp dụng các xác lập khác nhau cho giải thuật cân bằng trắng, đặc tả màu, sắc, hiệu chỉnh gamma, giảm hạt, làm bén chi tiết hay bất kỳ một trong nhiều thuộc tính khác của RAW thì bạn lại có một ảnh hoàn toàn khác. Chỉ với phần mềm chuyên biệt bạn mới có thể thâm nhập được các thông số quí giá trong RAW, tương tự như việc bạn có thể in từ 1 tấm film duy nhất ra nhiều kiểu ảnh khác nhau, với những hiệu ứng khác nhau vậy. Một lý do khác đó là nhu cầu hết sức cấp thiết cho ảnh số: việc tồn trữ lâu dài, có hệ thống các ảnh chụp dạng RAW cho các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Không giống như JPEG và TIFF, RAW chỉ chứa các dữ liệu “nguyên chất”. Thế nhưng với các định dạng RAW hiện nay, vốn chỉ gắn liền với từng loại máy ảnh, hay từng nhà chế tạo, người chụp ảnh không thể nào lưu trữ theo hệ thống được. Và không có gì để đảm bảo là định dang RAW hôm nay sẽ còn được hỗ trợ sau 10, 20 năm nữa, hay liệu hãng chế tạo máy ảnh sẽ Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 10 -
  11. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu còn sản xuất kiểu máy này nữa không? Adobe đã cam kết với người dùng là định dạng RAW mới .DNG sẽ giúp người chụp ảnh có khả năng lưu trữ toàn vẹn ảnh gốc của mình một cách dài lâu, cho cả các thế hệ mai sau. Định dạng .DNG cũng sẽ được tích hợp trong mọi phần mềm xử lý đồ họa của Adobe (Photoshop CS, Elements, ) và d ĩ nhiên trong các lưu đồ làm việc, hiệu chỉnh ảnh dành cho các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp. “Định dạng RAW rất quan trọng cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và Photoshop vẫn đang đứng ở vị trí tiền tiêu để tích hợp các tập tin dạng RAW vào trong lưu đồ hiệu chỉnh ảnh số,” đó là tuyên bố của Phó chủ tịch, phụ trách bộ phận sản phẩm về video và ảnh KTS của Adobe. “Việc phát hành Camera Raw plug-in mới nhất có hỗ trợ định dạng .DNG là một bước phát triển có ý nghĩa nhằm giúp cho việc lưu trữ ảnh dạng RAW cho tương lai cũng như việc hỗ trợ mạnh hơn cho các lưu đồ làm việc cho giới ảnh nhà nghề, vốn luôn đánh giá cao phương pháp ki ểm soát hình ảnh một cách chính xác.” Bạn có thể tải xuống plug in mới nhất (Camera Raw 2.3 – hỗ trợ thêm nhiều kiểu máy ảnh) cho Photoshop CS hoàn toàn mi ễn phí tại Ai được hưởng lợi? Dĩ nhiên là tập đoàn Adobe. Tuy nhiên, chính cộng đồng ảnh KTS sẽ hưởng lợi nhiều nhất, khi có được một công ty phần mềm thứ ba, độc lập với các nhà chế tạo máy ảnh, phát triển các ứng dụng cho một định dạng RAW thống nhất. Adobe, tập đoàn hàng đầu về xử lý ảnh KTS với khả năng, tài chính hùng mạnh đã và đang hỗ trợ cho trên 60 định dạng RAW khác nhau. Ngoài ra, các công ty v ừa và nhỏ khác cũng có thể góp phần phát triển cho định dạng chung .DNG thay vì phải chạy theo hàng chục loại RAW thay đổi liên tục. Adobe khuyến cáo người dùng vẫn lưu giữ định dạng RAW nguyên gốc có chứa các siêu dữ liệu của hãng chế tạo máy ảnh. Tóm lại, có thể còn có một số ý kiến hoài nghi về khả năng “thống nhất” RAW về một mối của Adobe, có thể một số nhà viết phần mềm vẫn còn phân vân liệu có nên gia nhập cuộc chơi đầy cạnh tranh về DNG với gã khổng lồ Adobe hay không, nhưng dù sao v ới .DNG, người tiêu dùng và nhất là giới nhiếp ảnh “bán và chuyên nghiệp” cũng có thêm cơ hội, công cụ tốt để khai thác mọi tiềm năng của ảnh KTS. Nếu là người chơi ảnh số thì chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với các định dạng ghi ảnh như JPG (khá thông dụng), TIFF Những định dạng này sử dụng kỹ thuật 'nén có mất dữ liệu' (lossy compression) nên một phần thông tin ảnh sẽ được lược bỏ để giảm dung lượng tập tin. Nhưng với định dạng RAW thì khác. Tên RAW không ph ải ghép từ các ký tự đầu, mà chính xác mang nghĩa còn thô nguyên gốc (raw). RAW cũng là tên chung cho nhiều định dạng tập tin ảnh riêng của các nhà sản xuất như .CRW, .CR2 của Canon; .ORF của Olympus,; .MRW của Minolta hay .NEF của Nikon. RAW là gì ? Có thể nói tập tin RAW chứa toàn bộ dữ liệu mà bộ cảm biến trong các máy ảnh số ghi Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 11 -
  12. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu được khi chụp. Mỗi hãng có một phương pháp mã hóa dữ liệu bộ cảm ứng thành tập tin ảnh 'thô' khác nhau nhưng trong t ất cả trường hợp, thông tin trong tập tin raw đều được giữ nguyên gốc. Máy ảnh số sử dụng nhiều công nghệ khác nhau để xử lý, chuyển đổi thông tin nhưng hầu như mọi máy cho phép chụp RAW đều sử dụng bộ cảm biến dạng 'tranh ghép' (mosaic sensor); còn gọi là cảm biến dạng mảng lọc màu (color filter array CFA) dạng 2 chiều. Trong đó, mỗi ô đơn vị biểu diễn một điểm ảnh (pixel) trên tấm ảnh. Nhưng tế bào cảm quang chỉ có nhiệm vụ qui đổi lượng photon ánh sáng tiếp nhận được thành tín hiệu điện nên thông tin mà tập tin thô nhận được từ mảng lọc màu chỉ là dạng sắc độ xám (grayscale). Làm thế nào máy ảnh chuyển thành ảnh màu RGB? Ngoại trừ một số máy ảnh thế hệ mới sử dụng bộ cảm biến Foveon ('Công nghệ Foveon X3 của Sigma' (TGVT A , số 5/2002, Tr.46) có khả năng ghi nhận độc lập ba màu RGB. Hầu hết cảm biến ảnh CCD và CMOS hiện này đều đặt trên mảng tế bào cảm ứng kính lọc màu đỏ, lục, lam và tạo ra hàng triệu tế bào màu nhỏ, xếp xen kẻ nhau theo một trật tự nhất định. Lượng màu lục luôn gấp đôi vì mắt người nhạy với màu lục hơn. Không chỉ có dữ liệu ghi nhận thông tin điểm ảnh, tập tin RAW còn chứa dữ liệu dạng metadata của bức ảnh chụp. Metadata, về mặt ngữ nghĩa là 'dữ liệu về dữ liệu' (siêu dữ liệu), được máy ảnh tạo ra mỗi khi chụp. Trong metadata, cả hai định dạng JPEG và RAW đều có phần EXIF (Exchangeable Image Format -định dạng ảnh có thể trao đổi) chứa những thông tin về thao tác chụp ảnh như kiểu máy ảnh, số sêri của máy, tốc độ, khẩu độ, tiêu cự, chế độ flash Ngoài mỗi giá trị trong thang xám của từng điểm ảnh, đa số định dạng RAW còn chứa một vòng giải mã (decoder ring) trong metadata để chuyển thông tin sắp xếp các bộ lọc màu trong cảm biến cho bộ chuyển đổi (RAW converter). Nhờ đó, bộ chuyển đổi raw có thể chuyển ảnh từ dạng ghi thô thang độ xám thành một ảnh màu bằng cách 'điều chế' nội suy các màu bị thiếu từ các điểm ảnh lận cận với những thuật toán chuyển màu đặc trưng riêng của từng hãng máy ảnh. Tiến trình này được gọi là 'rã ghép' (demosaicing), nhiệm vụ chủ chốt của bộ chuyển dạng, nhưng chưa phải là đã hoàn tất. Quá trình chuyển dạng RAW có thêm các bước sau: • Cân bằng trắng (white balance) mà bạn xác lập trên máy ảnh số khi chụp không có bất kỳ tác động nào lên điểm ảnh khi chụp ở chế độ RAW; thông tin này chỉ được ghi vào nhận trong metadata. Nhiều bộ chuyển dùng thông tin này để gọi chế độ cân bằng trắng mặc định nhưng có một số tự phân tích lại ảnh để chọn cân bằng trắng tối ưu. • Diễn giải thước đo màu (colorimetric interpretation). M ỗi điểm ảnh trong tập tin RAW lưu một bộ trị số biểu diễn độ no màu đỏ, lục, lam. Thế nhưng đỏ, lục, lam lại hết sức 'mơ hồ'! Bởi hỏi 100 người thì nhận được đến 100 màu đỏ khác nhau. Có nhiều bộ lọc màu được sử dụng trên các máy ảnh nên bộ chuyển dạng RAW phải gán màu chính xác với thước màu qui ước; ví dụ, thước CIE YXZ được thiết lập theo khả năng cảm nhận màu của con người. Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 12 -
  13. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu • Hiệu chỉnh gamma. Ảnh lưu theo dạng RAW có gamma tuyến tính (lir gamma) rất khác với sắc độ trên film nên bộ chuyển dạng RAW phải hiệu chỉnh gamma cho phù hợp với khả năng cảm nhận mắt người. • Các bộ chuyển dạng RAW sử dụng nhiều giải thuật khác nhau để làm giảm hạt, chống răng cưa, bén chi tiết v.v JPEG khác RAW ra sao? Khi bạn chụp ảnh với định dạng JPEG thì bộ chuyển dạng RAW trong máy ảnh số sẽ thực thi tất cả các bước trên để biến ảnh thô thành ảnh màu và nén lại theo chuẩn nén JPEG. Một số máy ảnh cho phép người dùng chọn thông số như thang độ màu (sRGB, Adobe RGB), độ bén, độ tương phản. Đây là công việc nhiêu khê nếu bạn cứ phải thay đổi thông số liên tục từ ảnh này sang ảnh khác nên rất nhiều bạn giao phó luôn cho máy ảnh. JPEG không dành nhiều khả năng chỉnh sửa và do nén thông tin nên khi chỉnh, bạn dễ làm sai lệch các yếu tố khác; trong đó có màu da. Thế nhưng khi chụp với định dạng RAW bạn có được sự kiểm soát gần như toàn bộ khả năng diễn giải từ các thông tin ảnh. Khi chụp RAW, máy ảnh chỉ chi phối duy nhất đến ISO, tốc độ trập và khẩu độ. Mọi thứ còn lại đều nằm dưới sự kiểm soát của bạn. Ví dụ, bạn có thể cân chỉnh lại cân bằng trắng, độ phân bố màu, sắc độ, độ bén, mịn hạt của các chi tiết, Thậm chí, bạn có thể cân chỉnh lại độ bù sáng. Hầu hết các máy ảnh chụp RAW đều ghi nhận được 12 bit màu (tương đương 4.096 s ắc độ màu) cho mỗi điểm ảnh; trong khi, JPEG giới hạn 8 bit cho mỗi kênh. Vì thế khi chụp JPEG, bộ chuyển dạng của máy ảnh để loại bỏ khá nhiều thông tin có ích. Tương quan giữa định dạng JPEG và RAW cũng tương tự film âm bản màu với phim slide. JPEG giống film slide vì ghi nhận chính xác ngay lúc chụp và hạn chế trong khả năng chỉnh sửa về sau. RAW thì giống film âm bản vì cho phép chỉnh sửa độ no màu, cân bằng màu sau khi chụp. RAW còn ẩn tàng nhiều tiềm năng lớn căn cứ theo những cải tiến bộ chuyển dạng của các nhà sản xuất máy ảnh số. Ảnh kỹ thuật số đã không còn trong thời kỳ non trẻ nữa, nhưng vẫn chưa đến tuổi trưởng thành. Định dạng JPEG hiện nay là khá phổ biến, tiện dụng, thế nhưng không gian sáng tạo trên JPEG rất khiêm tốn. Mười năm tới sẽ có những thay đổi hết sức quan trọng về bộ lọc màu và định dạng RAW sẽ cho bạn cho bạn khai thác triệt để mọi tiềm năng của ảnh dạng thô. Nhiều người đã gọi định dạng RAW là định dạng ảnh số của tương lai. ƯU ĐIỂM CỦA RAW Tại sao nhiều nhiếp ảnh gia chỉ thích RAW mà không hề quan tâm đến JPG hay TIFF? Có 3 nguyên nhân chính: • Chỉ có định dạng RAW mới hỗ trợ 12 bit màu • Chỉ có các phần mềm chuyển đổi RAW trên máy tính mới cho phép áp dụng các giải thuật chuyển đổi ảnh màu phúc tạp. • Chỉ với RAW bạn mới tự do thay đổi các thông số chụp (cân bằng trắng, khử hạt, làm bén chi tiết, level, curve, bù sáng ) để đạt đến một hiệu quả sau cùng cao nhất. SO SÁNH RAW VÀ DNG Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 13 -
  14. KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu Vận hành độc lập Với từng định dạng RAW riêng hiện hành, các chương trình phần mềm muốn xử lý phải biết các thông tin đặc biệt về loại máy ảnh đã chụp bức ảnh đó. Cứ mỗi kiểu máy ảnh mới tung ra thị trường, công ty phần mềm lại phải cập nhật định dạng RAW mới. Nhưng với .DNG thì siêu dữ liệu (metadata) công khai nên các trình x ử lý kèm theo như Adobe Camera Raw plug-in không còn cần các thông tin riêng của máy ảnh để giải mã nữa. Khả năng lưu trữ Các nhà chế tạo máy ảnh thường bỏ rơi đứa con RAW của mình sau chỉ vài năm khi không còn sản xuất kiểu máy ảnh đó nữa. Và nếu không còn được phần mềm chuyên dùng của hãng chế tạo hỗ trợ thì ảnh đã lưu trữ dưới dạng RAW đó vô giá trị. Với .DNG thì khác, do công khai nên trong tương lai sẽ có nhiều phần mềm đọc được định dạng này. Tương thích với TIFF DNG là phiên bản tiếp nối định dạng TIFF 6.0 và cũng tương thích với chuẩn TIFF-EP, nghĩa là người dùng có 1 tập tin RAW cùng lúc đáp ứng cả chuẩn của DNG lẫn TIFF-EP. Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng - 14 -