Kỹ thuật an toàn và môi trường

ppt 50 trang phuongnguyen 7830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỹ thuật an toàn và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptky_thuat_an_toan_va_moi_truong.ppt

Nội dung text: Kỹ thuật an toàn và môi trường

  1. KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG Nha Trang, ngày 2 tháng 11 năm 2009
  2. NHÓM 4 ▪ GVHD: HỒ ĐỨC TUẤN ▪ SVTH: TRƯƠNG ĐÌNH THÔNG ▪ TRẦN DUY VINH ▪ PHẠM TRUNG TÍN ▪ NGUYỄN VĂN PHÊ ▪ LƯƠNG NGỌC THÀNH ▪ NGUYỄN ĐỨC TÀI ▪ ĐOÀN HOÀNG ĐẶNG ĐẠT.
  3. LỜI NÓI ĐẦU ▪ Cùng với công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kỹ thuật lạnh đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Tủ lạnh, máy kem, máy đá, máy điều hòa nhiệt độ đã trở nên quen thuộc trong đới sống hàng ngày. Các máy và thiết bị lạnh phục vụ cho các ngành chế biến thực phẩm, bia, rượu, thuốc lá, điện tử, y tế, du lịch cũng đang phát huy tác dụng thúc đẩy sự phát triển mạnh nền kinh tế. ▪ Song song với sự phát triển nền kỹ thuật lạnh như vậy. Có những cái nhìn phản diện và nhiều cuộc tranh luận nóng bỏng về hiện tại và tương lai phát triển trong nghành lạnh và điều hòa không khí đối với môi chất lạnh. ▪ Bên cạnh đó cần phải có sự hỗ trợ về kỹ thuật, giáo dục và huấn luyện cho sự vận hành an tòan với môi chất lạnh, giới thiệu những công trình mẫu và hiện đại hóa những nhà máy hiện hữu . ▪ Môi chất lạnh phải đi đôi với giải pháp tòan diện cho khí hậu và tầng ozone. Vì vậy khi sử dụng chúng cần phải biết được nguyên nhân, tác nhân gây ôi nhiêm. Đồng thời có những biện pháp khắc phục cùng những đề xuất giúp cho vấn đề khí hậu và môi trường được cải thiện hơn. Dưới đây là chuyên đề nghiên cưứ về một vài môi chất làm lạnh cùng với những hậu quả của chúng đối với môi trường và tầng ozone.
  4. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO MÔI CHẤT LÀM LẠNH GÂY RA . ❖ NỘI DUNG GỒM CÓ: 1. Đặt vấn đề. 2. khái niệm và phân loại. 3. Phạm vi nghiên cưứ. 4. Nội dung. ➢ Các yếu tố gây ra ôi nhiễm. Nguyên nhân. ➢ Tác hại của ONMC lạnh và cơ chế hình thành. ➢ Biện pháp khắc phục. ➢ Kết luận và đề xuất của nhóm. ➢ Tài liệu tham khảo.
  5. I. Đặt vấn đề. ▪ Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu thường được hiểu như hiện tượng nóng lên toàn cầu. ▪ Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu bao gồm những thay đổi các yếu tố nội tại của trái đất, những biến đổi ngoài các yếu tố nội tại, ảnh hưởng do các hoạt động của con người. ▪ Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
  6. ▪ Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. ▪ Sau đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm sóng, ô nhiễm do môi chất làm lạnh gây ra, Trong đó ô nhiễm do môi chất làm lạnh gây ra ảnh hưởng rất lớn đến tầng ozone . ▪ Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozone trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozone ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozone ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.
  7. ▪ Lỗ thủng tầng ozone
  8. CÁC HÌNH ẢNH VỀ LỖ THỦNG TẦNG OZONE
  9. ở Indonesia năm 1997
  10. ▪ Hình ảnh của tầng OZONE qua nhiều giai đoạn:
  11. ▪ Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng môi chất lạnh trong tủ lạnh,máy điều hòa ở trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozone trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozone. ▪ Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoá chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozone. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng ozone bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra.
  12. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHÍ FREON
  13. II. KHÁI NiỆM VÀ PHÂN LOẠI 1. Khái niệm và phân loại ôi nhiễm môi trường. ❖ Trước hết chúng ta cần phải hiểu được nguyên nhân nào gây ra ôi nhiễm môi trường và hậu quả như thế nào? ▪ ÔNMT là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm những tiêu chuẩn của môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực,giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ quản lý môi trường. ▪ Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ôi nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học do con người và cách quản lý của con người đã và đang gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. ▪ Hậu quả: núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão, hoặc các hoạt động do con người thực hiện trong công nghiệp ,giao thông vận tải và trong sinh hoạt đều bị ảnh hưởng.
  14. a. Ô nhiễm không khí : là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu. Hay sự biến đổi trong thành phần không khí làm cho không khí không sạch hoặc tỏa mùi có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa . Tác nhân gây ÔNKK: có thể ở thể rắn, (bụi, mụi than), hình thức giọt (sương mù sunphat) hay ở thể khí (SO2,CO)
  15. ❖Tác nhân gây ô nhiễm không khí. ➢ Các loại oxyt NOX, CO2, CO, SO các khí halogen gồm flo, clo . ➢ Các loại bụi nặng: đất, đá. ➢ Nhiệt. ➢ Tiếng ồn. ➢ Các khí quanh hóa. Những chất ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển là: CO2, SO2, N2O, CO, CFC.
  16. ❖.Phân loại nguồn gây ô nhiễm. ➢ Nguồn ô nhiễm thiên nhiên: đất ,cát, sa mạc ➢ Nguồn ô nhiễm nhân tạo : ô nhiễm không khí do công nghiệp.,nguồn thải từ hệ thống thông gió có lượng chất thải cao.nguồn ô nhiễm do sinh hoạt chủ yếu:từ đun nấu,lò sưởi .khí độc chính là CO và CO2.
  17. b. Tầng ozone: Được biết, khi tầng ozone mỏng đi, nhiều tia tử ngoại sẽ đến được bề mặt trái đất, gây hại cho sức khỏe con người bằng việc gây ra các bệnh: ung thư da, đục thủy tinh thể, làm suy yếu hệ miễn dịch và nghiêm trọng hơn nó sẽ phá hủy sự sống trên trái đất. • Trong tầng bình lưu có một lớp khí quyển tập trung phần lớn phân tử ozone (ở độ cao 20-25km) được gọi là tầng ozone. Nơi này có tính năng hấp thụ các tia cực tím từ bức xạ mặt trời, bảo vệ Trái đất khỏi các tác động có hại của tia cực tím nên được ví như là một mái nhà của Trái đất. Con người sử dụng R-12 hay một vài môi chất khác và phát thải vào khí quyển. Chất này khi lên đến tầng bình lưu, dưới tác động của ánh sáng mặt trời sẽ bị phân hủy và tạo nên nguyên tử clo tự do, sẽ tác động và phá hủy phân tử ozone ở tầng bình lưu.
  18. • Nếu tầng ozone bị suy giảm sẽ dẫn đến việc tăng bức xạ cực tím tới Trái đất, hậu quả có thể là làm trầm trọng thêm những biến đổi khí hậu, phá hủy chuỗi liên kết sinh học trên Trái đất, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đục thủy tinh thể, ung thư da ở người, làm giảm tuổi thọ các loại vật liệu Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.
  19. 2. Khái niệm môi chất lạnh ❖ Môi chất lạnh là chất môi giới sử dụng trong chu trình nhiệt động để hấp thụ nhiệt của môi trường làm lạnh có nhiệt độ thấp và tải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn. ❖ Phân loại - Môi chất lạnh hưữ cơ: được hình thành từ các hyđrocacbon. Môi chất lạnh hữư cơ gồm các nhóm: - CFC: môi chất lạnh cấm sử dụng gồm R11, R12, R13. - HCFC: môi chất lạnh quá độ gồm R22, R23. - HFC: môi chất lạnh tương lai R134a. - HC: môi chất lạnh tự nhiên. - Môi chất lạnh vô cơ: hình thành từ các chất vô cơ như NH3, cacbonic CO2.
  20. Môi chất ứng với từng giai đoạn
  21. III. Phạm vi nghiên cứư. ➢ Vấn đề gây ô nhiễm môi trường của môi chất lạnh. ➢ Tình hình sử dụng và vấn đề ô nhiễm của CFC trong nganh điều hòa không khí và đời sống từ trước năm 2000. ➢ Và tại sao ngày nay HCFC (thí dụ R22) là refrigerant dùng rất phổ biến ( gần như 70% ) ở các nhà máy đông lạnh ( khoảng 25% 70% ), ở các nhà máy đông lạnh ( khoảng 25% dùng NH3 ), còn CFC ( R12, R11 ) chỉ dùng trong tủ lạnh nhỏ.
  22. IV. Nội dung. 1. Các yếu tố gây ô nhiễm. Nguyên nhân. a. CFC: là các chất gây nguy hiểm nhất kể cả đối với tầng ozone và hiệu ứng nhà kính. Thành phần hóa học chỉ gồm flo, clo và carbon như freôn11, 12, 13, 113 các chất này đứng đầu danh sách bị cấm. Các chất này đồng thời được gọi là các chất phá hủy ozone ODS Một trong những vấn đề quan trọng của kỹ thuật làm lạnh là phải tìm được tác nhân phù hợp với từng loại thiết bị. CFC - CloFloCacbon đã và đang là một tác nhân lạnh rất phổ biến vì nó không độc hại với con người, không gây cháy nổ Tùy theo công thức hóa học mà chúng có nhiều tên gọi khác nhau như fron 11, fron 12 (ký hiệu là R) R11:CFCl3, R12:CFCl2, R13:CFCl, R21:CHFCl2, R22:CHF2Cl.
  23. b. HCFC Là chất ít nguy hiểm hơn. Ngoài thành phần clo, flo chúng còn chứa 1 hay nhiều nguyên tử hiđro.chính thành phần hiđro làm cho chúng bị phân hủy nhanh và khả năng phá hủy ozone giảm. Tuy nhiên các chất này cũng gây ra hiệu ứng nhà kính cao. C. HFC Là các chất không phá hủy tầng ozone, nhưng vẫn gây hiệu ứng nhà kính. Được coi là môi chất lạnh tương lai.
  24. Vậy tại sao cả thế gới nghiêm cấm việc chế tạo và sử dụng CFC? Một lý do thật đơn giản: Nhược điểm của CFC hoặc HCFC là rất nhẹ, có thể tồn tại trong khí quyển đến 100 năm. Trong thời gian này, chúng tồn tại ở tầng bình lưu và bị phân giải bởi ánh sáng mặt trời, tạo ra Clorin, chất này phá hủy tầng ozone(O3). Nguy hiểm hơn 1 phân tử clorin có khả năng phá hủy hàng ngàn phân tử ozone. Tầng ozone bảo vệ hành tinh của chúng ta khỏi bị bức xạ tia cực tím. Khi tầng ozone bị mỏng đi thì khả năng ung thư da và đục mắt tăng lên, năng suất cây trồng giảm đi. Hiện nay ở Nam Cực tầng ozone bị phá hủy nghiêm trọng và ngày càng lan rộng ra phía bắc. Nghị định Montreal, các nước phải chấm dứt sản xuất CFC và loại dần đến năm 2010
  25. 2. Tác hại và cơ chế gây ô nhiễm của CFC. Đại diện là R12 a. Tính chất R12 ➢ Môi chất lạnh R12 có công thức hóa học CCl2F2 là chất khí không màu, có mùi thơm rất nhẹ, nặng hơn không khí khoảng 4 lần ở 30oC, có nhiệt độ sôi là -28,9oC ở áp suất khí quyển. R12 là môi chất lạnh an toàn cao và có tính chất nhiệt động tốt hơn so với R22, được sử dụng trong tủ lạnh gia đình, máy điều hòa không khí cho ô tô. Tuy nhiên R12 là một freôn có mức độ phá hủy tầng ozone và hiệu ứng lồng kính lớn.
  26. ➢ R-12 là một loại hóa chất nhân tạo, được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị làm lạnh (tủ lạnh các loại, tủ đá, tủ trữ đông, điều hòa không khí ) như một chất dẫn lạnh. R-12 thuộc nhóm chất CFC (chlorofluorocarbon), có tên hóa học là dichlorodifluoromethane, và còn được gọi là gas lạnh R-12. Công thức hóa học của loại gas lạnh này: CF2Cl2. Đây là một chất có chứa nguyên tử clo và có liên kết hóa học rất bền vững, có thể tồn tại trong khí quyển đến 120 năm. ➢ Con người sử dụng R-12 và phát thải vào khí quyển. Chất này khi lên đến tầng bình lưu, dưới tác động của ánh sáng mặt trời sẽ bị phân hủy và tạo nên nguyên tử clo tự do, sẽ tác động và phá hủy phân tử ozone ở tầng bình lưu.
  27. ❖ Tính chất hóa học của R12 ❑ Không ăn mòn kim loại đen, màu. ❑ Phân hủy ở nhiệt độ 540-565oC khi có chất xúc tác, đến 760oC phân hủy hoàn toàn. Khi gặp ngọn lửa hở, tia lửa điện phân hủy thành clo và phosgen COCl2 rất độc. Bởi vậy không nên sử dụng bếp, lò sưởi điện trong phòng sữa chữa và lắp đặt máy lạnh R12
  28. ❖ Tính chất sinh lý ❑ Không hại đối với cơ thể sống. Với nồng độ lớn hơn 30% trong không khí chỉ gây ngạt thở do thiếu dưỡng khí. Tuy các chất clo và phosgen rất độc nhưng dễ phòng tránh do chúng có mùi đặc trưng rất khó chịu. ❑ Không ảnh hưởng xấu đến thực phẩm bảo quản
  29. ▪ - Khí R12 không màu, không mùi. Khi nồng độ chất khí này trong không khí là 20%, con người sẽ không cảm nhận thấy, nếu tăng lên 80%, con người sẽ ngạt thở và chết. Khí R12 không cháy, không nổ, tính chất hoá học ổn định, vì vậy nó được chọn làm chất làm lạnh cho tủ lạnh. Nhưng R12 có khả năng thẩm thấu rất mạnh, dễ lọt ra ngoài qua những khe hở cực nhỏ. Do không màu, không mùi nên khi R12 lọt ra ngoài không thể phát hiện được.
  30. b. Cơ chế gây ô nhiễm của R12 ▪ - R12 có công thức hóa học là CCL2F2 Đây là một chất có chứa nguyên tử clo và có liên kết hóa học rất bền vững, có thể tồn tại trong khí quyển đến 120 năm. Chính nguyên tử clo là tác nhân gây thủng tầng ozone và gây hiệu ứng nhà kính. ▪ - khi lọt ra khí quyển, nguyên tử clo sẽ phá vỡ kết cấu tầng ozone trên khí quyển, khiến tầng ozon bị loãng, thậm chí bị thủng, các tia tử ngoại, sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất phá hoạt điều kiện môi trường sinh tồn của loài người.
  31. ▪ - Cơ chế: CCL2F2 bị phân giải bởi tia cực tím trong tầng bình lưu, tạo ra gốc Clo tự do C-F2-Cl2 UV C-F2-Cl + Cl (gốc Clo tự do). Gốc Clo tự do phản ứng với ozone ở màng ozone, làm giảm nồng độ ozone đồng nghĩa với việc loại trừ màng ngăn chặn tia cựa tím Cl + O3 = OCl + O2.
  32. Sơ đồ phản ứng.
  33. Hình biểu diễn phản ứng.
  34. Mô tả quá trình CFC thoát ra môi trường.
  35. - Quan trọng nhất là các nguyên tử CLO được tạo thành như thế sẽ trở thành chất xúc tác hủy diệt các phân tử ozone trong một chu kỳ khép kín. Trong chu kỳ này, một nguyên tử CLO tác dụng với phân tử ozone lấy đi một nguyên tử ôxy (tạo thành ClO) và để lại một phân tử ôxy bình thường. Tiếp theo, một ôxy nguyên tử tự do sẽ lấy đi ôxy từ ClO và kết quả cuối cùng là một phân tử ôxy và một nguyên tử CLO, bắt đầu lại chu kỳ. Một nguyên tử clo đơn độc sẽ phân hủy ozone mãi mãi nếu như không có các phản ứng khác mang nguyên tử clo ra khỏi chu kỳ này bằng cách tạo nên các nguồn chứa khác như axít clohydric và clo nitrat (ClONO2).
  36. ▪ - Khả năng làm suy giảm tầng ozone của chất khí khác nhau được biểu diễn bằng trị số ODP (ozone depletion potential). ODP được tính bằng cách lấy thương số của khả năng phân hủy ozone của một CFC với khả năng phân hủy ozone của R12 (ở cùng một thể tích). Ví dụ methyl chlorine có trị số ODP là 0,1 nghĩa là ở cùng một thể tích methyl chlorine có khả năng phân hủy ozone bằng 1/10 khả năng phân hủy ozone của R12. ▪ - Hít một lượng lớn R12 trong thời gian ngắn ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh của con người. Dẫn đến chóng mặt và nhịp tim bất thường.
  37. 3. Biện pháp khắc phục - Hiện nay để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do môi chất lạnh gây ra các nhà khoa học đã dần loại bỏ nguyên tử clo, flo trong môi chất lạnh và thay thế vào đó là nguyên tử hidro. Chính thành phần hiđro làm cho chúng bị phân hủy nhanh, giảm khả năng phá hủy tầng ozone. - Các nhà khoa học đang có xu hướng quay về với các môi chất tự nhiên như hiđro cacbon, amoniac, cacbon.
  38. Ví dụ như: Thiết bị lạnh công nghiệp : Chuyển đổi sang môi chất tự nhiên. Tủ lạnh gia đình: Chuyển đổi qua môi chất lạnh tự nhiên Thiết bị lạnh thương nghiệp: Chuyển sang môi chất HFC. Máy điều hoà ôtô: Hãng Toyota đã sử dụng máy điều hoà dùng C02.
  39. - Xu hướng phát triển máy nén lạnh trên thế giới thời gian qua định hướng theo 2 chủ đề chính là: Chuyển đổi môi chất lạnh từ CFC và HCFC sang các môi chất lạnh tự nhiên như HC và C02 cả trong máy lạnh và điều hoà không khí. Tăng hiệu quả máy nén tiết kiểm năng lượng đáp ứng nghị định thư Tokyo về giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
  40. - Không sản xuất, lưư thông và sử dụng môi chất thuộc nhóm CFC. - Các nước đang phát triển cố gắng thay thế loại bỏ các hệ thống sử dụng môi chất thuộc nhóm CFC. - Khi sửa chữa bảo dưỡng hệ thống lạnh cần thu lại các môi chất không nên xả bỏ. Vì xả bỏ sẽ gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. - Các nước phát triển viện trợ giúp các nước đang phát triển loại bỏ môi chất CFC.
  41. - Để hạn chế lượng khí thải do hiệu ứng nhà kính, thực hiện nghị định thư Kyoto, ở Pháp, những điều luật mới cần được đưa ra để áp dụng với những kỹ thuật viên máy lạnh. Có thể người ta sẽ ban hành một chứng chỉ nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp để xác minh kỹ thuật viên đó có năng lực và được trang bị đồ nghề thích hợp. - Trong thập niên 1990, phần lớn việc sử dụng Freon đã bị loại bỏ do các tác động tiêu cực mà các cloroflorocacbon và các hydrocloroflorocacbon gây ra đối với tầng ozone của khí quyển.
  42. 4. Kết luận ▪ Ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề nóng bỏng. Với nền công nghiệp phát triển hiện nay có quá nhiều nhân tố gây ô nhiễm môi trường, trong đó môi chất lạnh cũng là một tác nhân chính. Vì vậy cần tìm kiếm một loại môi chất mới thân thiện với môi trường. Đồng thời phải loại bỏ gấp các nhóm môi chất lạnh gây thủng tầng ozone.
  43. ▪ Hiện nay các môi chất lạnh frêôn là tác nhân chính gây phá hủy tầng ozone. Hiện tượng giảm lượng ozone trong trong tầng bình lưu. Từ năm 1979 cho đến năm 1990 lượng ozone trong tầng bình lưu đã suy giảm vào khoảng 5%. Vì lớp ozone ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua khí quyển Trái đất, sự suy giảm ozone đang được quan sát thấy : lỗ thủng tầng ozone trong khí quyển Trái đất ở vùng Nam Cực tháng 9 năm 2000, là lỗ thủng lớn nhất đã từng quan sát được Diện tích lỗ thủng tháng 9 năm 2000 là 11,4 triệu dặm vuông. Lỗ thủng lớn thứ 2 hình thành năm 2003 và bao phủ 11,1 triệu dặm vuông. Những lỗ thủng tầng ozone lớn này che phủ toàn bộ phần Nam và đỉnh phía Nam của Nam Mỹ để dễ hình dung, diện tích bao phủ to gấp ba lần diện tích nước Mỹ không kể Alaska, hoặc Châu Úc. Và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một mối quan tâm trên toàn cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các các hợp chất cácbon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozone khác như tetraclorit cácbon, các hợp chất của brômbrôm (halonhalon) và methylchloroform.
  44. Ở Nam Mỹ
  45. 5. Đề xuất nhóm. ▪ Là những sinh viên cơ điện lạnh, sẽ được học về môi chất lạnh nên sẽ biết được tác hại của nó.Vì vậy chúng em cảm thấy nên tuyên truyền giới thiệu sự nguy hiểm của môi chất lạnh đến môi trường cho nhiều người không biết để họ có ý thức trong việc sử dụng hệ thống lạnh. ▪ Xin viện trợ để đổi mới hệ thống cũ đang sử dụng môi chất CFC. ▪ Trong vấn đề học ở các cấp cần có những bài tìm hiểu, bài thảo luận về môi trường nhiều hơn.
  46. TÀI LIỆU THAM KHẢO ❖ Tài liệu nước ngoài: ▪ Catherine Hildbrand, Philippedind, Michel Pons, Plorion Buchter, A new solar powered adsorption refrigerator with high performance, Switzerland, 2002. ▪ F. Lemmini, A. Errougani, F. Bentayed, Experimentation of an adsorptive solar refrigerator in Rabat, Department of physis Rabat, Maroc, 2002. ▪ Ph. Grenier, J. Jguilleminot, F.Meunier, M.Pons, Solar powered solid adsorption coldstore, Journal of solar energy engineering, Vol 110, 1988. ▪ Peter E.Liley, Ph.D., D.I.C, Physical and Chemical Data, School of Mechenical Engineering Purdue University (section 2), 2002.
  47. ❖ Tài liệu trong nước. ▪ Nguyễn Đức lợi, Phạm Văn Tùy. Môi chất lạnh. Nhà xuất bản Giáo dục, 1998 (in lần 2) ▪ Lê Chí Hiệp, Máy lạnh hấp thụ trong kỹ thuật điều hoà không khí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. ▪ Hoàng Dương Hùng, Nghiên cứu nâng cao hiệu quả của thiết bị thu năng lượng mặt trời để cấp nhiệt và điều hoà không khí, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, 2002. ▪ Trần Ngọc Lân, Nghiên cứu ứng dụng năng lưọng mặt trời để làm lạnh, Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật, 2006.
  48. ❖ Một số tài liệu khác. ▪ www.carrier.com ▪ www.tranne.com ▪ www.daikin.com ▪ www.reetech.com.vn