Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

pdf 11 trang phuongnguyen 1960
Bạn đang xem tài liệu "Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_doanh_trong_nen_kinh_te_thi_truong.pdf

Nội dung text: Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

  1. Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Như chúng ta đã thấy, sự thành công của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào việc thỏa mãn khách hàng bằng cách sản xuất những sản phẩm mà họ muốn, và bán các hàng hóa và dịch vụ với giá cả có thể cạnh trạnh được với các doanh nghiệp khác. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải giải đáp một cách cẩn thận một trong những vấn đề quan trọng nhất mà mọi cơ chế kinh tế phải đối mặt: đó là làm thế nào để một xã hội có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả nhất? Trong nền kinh tế thị trường, điều đó có nghĩa là làm sao đạt được giá trị đầu ra tối đa từ các yếu tố đầu vào mà các nhà sản xuất sử dụng. Sản xuất xe đạp Hãy xét trường hợp một công ty đang nghiên cứu sản xuất và bán xe đạp. Trước khi bắt đầu một công việc kinh doanh như vậy, bất kỳ doanh nghiệp hoặc công ty nào cũng phải cân nhắc hàng loạt các vấn đề. Trước tiên, tiềm năng và bản chất nhu cầu của khách hàng đối với loại xe đạp mới này là gì? Liệu có một thị trường lớn, duy nhất cho các xe đạp thông thường không? Hay là thị trường xe đạp được chia thành nhiều thị trường nhỏ hơn, hay thị trường ngách, cho các loại xe đạp đặc biệt dành cho trẻ em, các loại xe đạp đua hoặc xe đạp leo núi chuyên dụng? Một xu hướng mới, như sự xuất hiện xu hướng bất ngờ của cái gọi là “xe đạp biểu diễn” mà những người khéo léo có thể dùng để biểu diễn nhào lộn, cũng có thể hấp dẫn các nhà sản xuất mới – những người thấy có cơ hội để kiếm lợi nhuận.
  2. Mặt khác, các nhà cung cấp tiềm năng có thể đơn giản cảm thấy rằng họ chỉ cần phát triển những kỹ thuật sản xuất cải tiến đối với loại xe đạp thông thường, hoặc sản xuất với giá nhân công thấp hơn là các công ty có thể bán với giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mà vẫn có lợi nhuận. Không chỉ có rất nhiều loại xe đạp để sản xuất, mà còn có rất nhiều cách để sản xuất ra chúng – từ việc sử dụng một dây chuyền lắp ráp tự động hiện đại để sắp xếp hàng ngàn các bộ phận giống nhau và lắp thành xe đạp, tới việc sử dụng nhiều lao động hơn và ít máy móc hơn để thiết kế và sản xuất các loại xe đạp chuyên dụng. Một lần nữa, công ty đưa ra các quyết định trong cơ chế thị trường phải cân nhắc một số loại giá khác nhau để có thể tăng hay giảm tùy theo phản ứng của người mua và bán sản phẩm đó. Ví dụ, giá cả của các yếu tố đầu vào mà các công ty phải trả tất nhiên là đóng một vai trò lớn trong việc xác định bao nhiêu thép, nhôm, lao động, máy móc và các nguyên liệu khác mà công ty sẽ sử dụng để sản xuất xe đạp của mình. Nếu giá thép tăng lên và giá nhôm giảm xuống, rất nhiều công ty xe đạp sẽ tìm cách sử dụng nhiều nhôm hơn và ít thép đi. Tương tự, nếu lương của công nhân tăng mạnh, các công ty sẽ thấy nên tìm cách sử dụng máy hoặc vốn nhiều hơn và sử dụng ít lao động hơn. Ví dụ, công ty có thể quyết định mua nhiều máy nâng hàng hơn và giảm nhân công trong việc vận chuyển nguyên vật liệu trong các nhà kho. Hoặc công ty có thể sử dụng nhiều máy móc hơn để hàn những mối hàn thông thường và lặp lại ở xe đạp của mình và do đó thuê ít công nhân hàn hơn. (Kết quả là số công nhân trong các nhà máy sản xuất máy hàn để sử dụng trong các nhà máy sản xuất xe đạp sẽ tăng lên). Bất kỳ công việc kinh doanh mạo hiểm nào như vậy đều kéo theo nhiều yếu tố may rủi: mẫu thiết kế xe đạp mới có thể thất bại trong việc hấp dẫn khách hàng, hoặc chi phí sản xuất có thể cao đến mức không ngờ, khiến giá các mặt hàng xe đạp của công ty đó không được thị trường chấp nhận. Các công ty phải hoàn toàn
  3. lãnh chịu các rủi ro thất bại – và thu được những thành quả kinh tế nếu họ có kế hoạch tốt và công việc kinh doanh xe đạp của họ thành công. Sự cân nhắc giữa rủi ro và thắng lợi của các cá nhân và các công ty tư nhân cho thấy vai trò quan trọng của chính phủ trong mọi nền kinh tế thị trường, đó là bảo vệ quyền sở hữu tài sản tư nhân và thực thi luật pháp về hợp đồng. Quyền sở hữu phải được xác định rõ trong luật pháp, và các chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư phải được đối xử như nhau theo luật và các quy định thương mại dù họ là công dân của nước đó hay người nước ngoài. Chỉ khi nào quyền tự do sở hữu không sợ bị chính quyền đe dọa tước đoạt, hay bị các nhóm thế lực bóc lột, thì các cá nhân và các công ty mới sẵn sàng chịu rủi ro về tiền bạc để đầu tư vào việc kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh. Ngoài ra, họ cũng phải chắc chắn rằng hệ thống luật pháp của nhà nước sẽ giải quyết mọi tranh chấp hợp đồng trên một cách công bằng và nhất quán. Tóm lại, mọi doanh nghiệp, dù là trong nước hay của nước ngoài, đều phải sẵn sàng đương đầu với những bất ổn của nền kinh tế trong việc kinh doanh của mình – nhưng không thể bị đương đầu với sự bất trắc về luật pháp hoặc chính trị đối với tính hợp pháp của doanh nghiệp của họ. Cạnh tranh và năng suất Việc một công ty thực hiện các điều chỉnh khi giá cả các yếu tố đầu vào thay đổi là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sản xuất có hiệu quả và cạnh tranh với các công ty khác sản xuất các sản phẩm tương tự. Các công ty không giảm được chi phí sản xuất của mình có thể cố gắng tính giá cao hơn cho các sản phẩm của mình; nhưng điều này sẽ không thực hiện được nếu các công ty khác có thể sản
  4. xuất hàng hóa với chất lượng tương tự với chi phí lại thấp hơn và bán chúng với giá thấp hơn. Người tiêu dùng sẽ có lợi từ sự cạnh tranh giữa các công ty vì họ mua được sản phẩm tốt hơn với giá thấp hơn. Và nếu phần lớn các hàng hóa và dịch vụ mà họ mua đều được làm ra trong các thị trường mang tính cạnh tranh ở mức độ cao, thì ngân sách của họ sẽ cho phép họ mua nhiều sản phẩm hơn với cùng một khoản thu nhập mà họ kiếm được. Tuy nhiên, thậm chí trong các thị trường cạnh tranh, không phải tất cả các công ty đều chọn sử dụng những nguyên liệu hoặc phương thức sản xuất hoàn toàn giống nhau. Trong rất nhiều trường hợp, các phương thức sản xuất phản ánh những loại xe đạp khác nhau hoặc các sản phẩm khác mà họ lựa chọn sản xuất. Ví dụ, công ty sản xuất xe đạp trẻ em đơn giản hoặc xe đạp cho người lớn để đi làm hàng ngày sẽ có nhiều khả năng muốn sản xuất một số lượng lớn các xe đạp giống nhau và lắp ráp chúng với những nguyên vật liệu được tiêu chuẩn hóa và bằng phương pháp lắp ráp theo dây chuyền. Bằng cách này, họ có thể giữ chi phí sản xuất và giá cả ở mức rất thấp. Mặt khác, các công ty chuyên sản xuất xe đạp đua chuyên dụng có nhiều khả năng sử dụng nhân công và các dụng cụ thiết kế đặc biệt nhiều hơn và các kim loại đắt tiền hơn, nhưng ít sử dụng máy dập và dây chuyền lắp ráp để làm các bộ phận giống nhau. Không có gì ngạc nhiên khi giá của xe đạp chuyên dụng luôn cao hơn giá của xe được sản xuất hàng loạt ở các nhà máy lớn. Tất nhiên, lý tưởng nhất là mọi người đều muốn thấy tất cả những thứ mà họ mua đều phải trải qua cạnh tranh gay gắt – do đó giá bán giảm xuống – nhưng lại không muốn có nhiều cạnh tranh của những người khác trong công việc mà họ làm để có được thu nhập – do đó lương bổng của họ vẫn giữ ở mức cao. Nói một cách tổng quát hơn thì mọi người dường như đều thích tiền lương cao và chi phí sản xuất thấp (kể cả chi phí lao động là phần lớn nhất trong chi tiêu của hầu hết các công ty), bởi điều này có nghĩa là mọi người sẽ có thể mua được nhiều hàng
  5. hóa và dịch vụ hơn. Nhưng không một cơ chế kinh tế nào có thể đảm bảo cùng lúc tiền lương cao và giá cả thấp vì tiền lương của công nhân đại diện cho phần chi phí lao động của công ty trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ mà nó sản xuất ra. Nói cách khác chừng nào các chi phí khác và số cầu không thay đổi thì việc nâng tiền lương của mọi người chỉ đơn thuần làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, theo thời gian, có nhiều cách để người lao động và các công ty vượt qua sự bế tắc này – đó là, có thu nhập và lợi nhuận cao hơn mà không phải tăng giá bán sản phẩm cho người tiêu dùng và do đó tránh nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh loại ra khỏi thị trường. Câu trả lời là tăng năng suất, hay mức sản lượng mà một ngành công nghiệp hoặc một công ty có được từ mỗi công nhân hoặc mỗi đơn vị yếu tố đầu vào được sử dụng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ. Để tăng năng suất, người lao động và các công ty phải phát triển các sản phẩm mới cho thị trường, hoặc sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp hơn hoặc với chất lượng tốt hơn. Tóm lại, các sản phẩm của họ phải mới hơn, tốt hơn và rẻ hơn. Mức sản xuất cao hơn biện minh được cho mức lương và mức sống cao hơn. Năng suất cao hơn có nghĩa là sản lượng của mỗi công nhân sẽ cao hơn, từ đó biến thành sự thịnh vượng hơn, điều này có thể được chia thành tiền lương cao hơn và mức sống tốt hơn. Cắt giảm chi phí và sản xuất hiệu quả hơn là những cách để làm tăng năng suất; nhưng trong các nền kinh tế dựa trên công nghệ hiện đại, nghiên cứu và đổi mới lại mang tính quyết định đối với sự ổn định về năng suất và tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia và thế giới. Những công nghệ tiến bộ trong máy tính, viễn thông và mã di truyền sinh học là kết quả của các nghiên cứu, thí nghiệm và thử nghiệm khoa học. Những tiến bộ này diễn ra liên tục trong nền kinh tế thị trường khi các công ty muốn tìm cách phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới, hoặc sản xuất ra những sản phẩm hiện tại một cách hiệu quả hơn. Kết quả là các
  6. công việc mới đem lại nhiều cơ hội và mang lại sự thịnh vượng cho tất cả mọi người. Đây cũng là cách mà tất cả những người lao động và các doanh nghiệp trong một quốc gia có thể nâng cao vị thế cạnh tranh của họ trong nền kinh tế thế giới, để nâng cao mức sống vật chất của họ qua thời gian. Thương mại quốc tế có thể đóng góp một phần quan trọng vào việc tăng năng suất và thúc đẩy sự thịnh vượng sự thịnh vượng. Hãy nghĩ về việc Robert và Maria đi chợ mua cam. Robert là một người thợ chế tạo máy lành nghề và có kinh nghiệm trong công việc của anh ta. Giả sử rằng thay vì làm việc cả ngày như một người thợ máy, Robert phải dành một phần thời gian của mình để trồng cam – và người chủ vườn, là người trồng cam và các cây trồng khác, phải dành thời gian để sản xuất ra các máy công cụ. Tất nhiên là cả hai không thể làm công việc phụ hiệu quả và năng suất như làm công việc chính. Kết quả có thể dự đoán được là sẽ có ít cam hơn và máy công cụ có chất lượng thấp hơn cho tất cả mọi người. Như vậy hai người sẽ cùng có lợi hơn khi họ mua và bán cho nhau và chuyên sâu vào sản xuất những thứ mà họ có thể làm tốt nhất và hiệu quả nhất, cũng vậy các khu vực và quốc gia cũng sẽ giàu lên khi chuyên môn hóa sản xuất và tự do thương mại với nhau. Khi các quốc gia trao đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất hiệu quả với chi phí thấp, người dân ở tất cả các nước tham gia vào quá trình này sẽ được hưởng lợi ích nhiều hơn. Những lập luận phổ biến nhất biện minh cho việc phải có các chính sách hạn chế tự do thương mại – thường là bằng hình thức đánh thuế đối với hàng nhập khẩu hoặc hạn chế số lượng nhập khẩu – cho rằng bảo vệ công ăn việc làm trong một số ngành công nghiệp là việc làm tốt cho một nước vì công nhân và chủ doanh nghiệp trong các ngành này sẽ có thu nhập cao và lợi nhuận cao hơn, và chi tiêu phần lớn số tiền đó ở trong nước. Lập luận này có một phần đúng nhưng đó mới chỉ là một phần của câu chuyện. Bảo hộ một số nhà sản xuất và người lao động cũng có nghĩa là giá cả đối với hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất ra sẽ cao hơn.
  7. Điều này bất lợi cho người tiêu dùng và cho những người sản xuất khác đang sử dụng những sản phẩm đó làm yếu tố sản xuất đầu vào và đối với các công ty khi thấy doanh thu bán hàng giảm xuống vì một số khách hàng của họ phải trả nhiều tiền hơn cho những sản phẩm được bảo hộ. NĂNG SUẤT: YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐỂ NÂNG CAO MỨC SỐNG Mức sống vật chất trong một quốc gia chủ yếu được xác định bằng lượng hàng hóa và dịch vụ mà người dân trong nước đó có thể sản xuất và tiêu dùng. Đó là lý do vì sao các thước đo năng suất lao động cơ bản trong một quốc gia – sản lượng hàng hóa và dịch vụ do một người lao động tạo ra – rất quan trọng: năng suất càng tăng nhanh thì mức sống vật chất cũng tăng nhanh hơn. Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ tăng năng suất hàng năm ở một số quốc gia công nghiệp hàng đầu trong nửa thế kỷ qua. Khi thoáng nhìn các con số có vẻ bé nhỏ nhưng sự khác biệt có thể rất quan trọng qua thời gian. Ví dụ, tỷ lệ tăng ổn định hàng năm ở mức 3% sẽ làm tăng gấp đôi lượng hàng hóa và dịch vụ đối với người tiêu dùng (tính trên đầu người) trong khoảng 24 năm, trong khi tỷ lệ tăng năng suất ở mức 2% đòi hỏi phải mất 36 năm để làm tăng gấp đôi mức sản lượng nói trên, và với mức tăng năng suất 4% chỉ cần 18 năm để làm việc đó. Đó là những sự khác biệt đủ lớn để người dân nhận biết được, đặc biệt khi mức tăng trưởng ở một số nước lại nhanh so với các nước khác. Năm 2002, Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng năng suất cao nhất trong 15 năm là 6,4% trong khi mức sống của người dân Hoa Kỳ vẫn cao hơn ở các nước khác được nêu trong bảng dưới đây. Sự thật là các nước khác đã và đang tăng trưởng nhanh hơn và sắp bắt kịp mức năng suất trung bình ở Hoa Kỳ. Cách thức đuổi kịp, hay hội tụ,
  8. không có gì khác thường. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã tự bắt kịp và vượt qua các nước giàu hơn trong các thế kỷ trước, mặc dù năng suất và mức sống tiếp tục tăng lên ở các quốc gia như Anh và Pháp. Nói khái quát hơn thì các nước nghèo thường có thể bắt kịp với các nước giàu bằng cách bắt chước các sản phẩm và công nghệ được phát triển ở các nước công nghiệp hóa cao hơn, đôi khi sử dụng chính những sản phẩm và hàng hóa đó mà có lợi hơn vì giá nhân công rẻ hơn hoặc có phương thức sản xuất hiệu quả hơn. Trong một vài thập kỷ, những hoàn cảnh đặc biệt có thể ảnh hưởng đến năng suất. Ví dụ, trong những năm 1950, nhiều quốc gia có tên trong bảng dưới đây nhanh chóng tái thiết nền kinh tế của mình từ đống đổ nát sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, tuy rằng sự tăng trưởng kinh tế mau chóng đó không phải toàn diện. Có nhiều nhân tố khác dẫn đến sự sụt giảm mức tăng trưởng trong giai đoạn sau năm 1973 ở tất cả các nước trong bảng dưới đây cũng như ở hầu hết các nước công nghiệp khác. Một lý do là sự tăng giá dầu thô đột ngột bởi các thành viên trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) – đặc biệt là vào năm 1973 và 1979 – làm cho nhiều nhà máy và công nghệ sử dụng các nhiên liệu từ dầu mỏ trở thành lỗi thời hoặc ít nhất là kém hiệu quả. Với số thiết bị có hiệu quả giảm xuống, công nhân không thể sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ – dẫn đến giảm năng suất lao động và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Những năm 1970 cũng là khoảng thời gian khi hai bộ phận dân cư – thanh thiếu niên và phụ nữ vốn trước đây ít khi hoặc không bao giờ phải lao động – bắt đầu tìm việc làm với số lượng chưa từng thấy ở rất nhiều nước trong số này. Giống như phần lớn những người lần đầu tiên đi làm, mức năng suất của hai nhóm này lúc đầu thấp hơn những người lao động có kinh nghiệm, làm cho năng suất lao động và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tạm thời giảm xuống.
  9. Vấn đề quan trọng nhất vẫn bỏ ngỏ, làm thế nào để năng suất tăng nhanh hơn? Các nhà nghiên cứu đã xác định một vài điều quan trọng cần phải làm, bao gồm đầu tư tốt hơn cho giáo dục và đào tạo công nhân, và tư liệu sản xuất để làm tăng sản lượng và hiệu quả. Nhưng lịch sử cho thấy, nhân tố lớn nhất giúp tăng năng suất trong thế kỷ qua chính là tiến bộ công nghệ. Sự đột phá đó diễn ra cùng với chi tiêu của tư nhân và chính phủ dành cho nghiên cứu và phát triển và thông qua các khoản đầu tư để ứng dụng những phát minh mới trong các phòng thí nghiệm vào sản xuất. Do đó, chi tiêu cho đầu tư và các khoản tiết kiệm cá nhân cần thiết để hỗ trợ nghiên cứu công nghệ có ý nghĩa căn bản đối với vấn đề tăng năng suất. Chi tiêu nhiều hơn cho các dự án nghiên cứu và phát triển không đảm bảo sẽ có những bước đột phá mới có tính cách mạng như những gì đã tạo ra các sản phẩm và ngành công nghiệp mới trong khoảng thời gian từ 100 đến 150 năm qua, bao gồm ô-tô, máy bay, điện thoại, vệ tinh truyền thông, tia la-de, máy tính, chất dẻo và các vật liệu tổng hợp khác, chất kháng sinh và kỹ thuật tách gien. Tuy nhiên, các cơ chế kinh tế nuôi dưỡng một môi trường thuận lợi cho việc phát triển các công nghệ mới và nhanh chóng ứng dụng các công nghệ này vào sản xuất sẽ có lợi thế lớn trong cuộc chạy đua tăng năng suất trên toàn cầu. TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG BÌNH QUÂN HÀNG NĂM SẢN LƯỢNG CÔNG NGHIỆP TÍNH THEO GIỜ CÔNG LAO ĐỘNG ‘60- ‘73- ‘79- ‘85- ‘90- 2000- Nước 1950-60 ‘95-’00 2001-02 ’73 ’79 ’85 ’90 ’95 01
  10. Hoa Kỳ 2,0 3,2 1,4 3,5 2,4 3,3 4,5 0,4r 6,4 Canada 3,8 4,5 2,1 3,6 0,5 3,8 1,1 -2,0 1,5 Nhật 9,5 10,3 5,5 3,5 4,3 3,3 4,1 -1,6 5,2 Bản Bỉ – 6,9 6,2 6,9 2,2 3,2 3,3 1,2 6,3 Đan 2,8 6,4 4,2 2,4 0,7 – – – – Mạch Pháp 2,8 6,5 5,0 5,1 3,3r 4,0 4,7r 4,1r 2,7 Đức1 7,4 5,8 4,3 2,1 2,1 3,3 2,4 1,4 2,3 Italia 5,7 7,3 3,3 3,5 1,9 2,4 0,9 1,7 -1,4 Hàn – – – – 8,2 9,7 11,0r -0,8r 7,2 Quốc Hà Lan 4,7 7,4 5,5 4,6r 2,2r 3,5r 2,5r -0,3r 0,5 3,4 6,4 2,6 3,1 1,9 5,7 7,8 0,9r 7,6 Thụy
  11. Điển Anh 2,1 4,3 1,1 4,4 4,6 3,6r 2,5r 2,6r 0,4 r: đã cập nhật –: không có thông tin 1: số liệu cho các năm trước 1991 là của Tây Đức cũ Nguồn: - Số liệu cho các năm từ 1950 đến 1970: "Bảng so sánh quốc tế về xu hướng của giá nhân công và hiệu quả sản xuất, năm 1986", ấn phẩm của Bộ Lao động Hoa Kỳ, trang 87-237. - Số liệu cho các năm từ 1979 đến 2002: "Bảng so sánh quốc tế về xu hướng của giá nhân công và hiệu quả sản xuất, năm 2002", Cơ quan Thống kê về Lao động của Hoa Kỳ, http:// www.bls.gov/news.release/prod4.toc.htm.