Kiến thức y học về chăm sóc bé

pdf 7 trang phuongnguyen 2800
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức y học về chăm sóc bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkien_thuc_y_hoc_ve_cham_soc_be.pdf

Nội dung text: Kiến thức y học về chăm sóc bé

  1. Kiến thức y học về chăm sóc bé: 7 lưu ý giúp bé ngủ ngon Trẻ lớn lên trong giấc ngủ, vì vậy một giấc ngủ ngon và chất lượng sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Hình thành thói quen cho trẻ Hình thành thói quen trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Điều này có nghĩa là bạn hãy cho bé đi ngủ đúng giờ quy định và đừng bao giờ phá vỡ “luật” này. Nhiệt độ phòng thích hợp
  2. Đây cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ ngon giấc. Nhiệt độ không quá nóng hay không quá lạnh sẽ rất thích hợp đối với bé để có một giấc ngủ ngon. Cắt giảm thời gian ngủ ngày Nếu trẻ được ngủ ngày quá nhiều sẽ khiến trẻ quấy khóc và khó ngủ vào bạn đêm. Chính vì thế bạn không nên để trẻ ngủ ngày nhiều. Phòng ngủ của bé phải yên tĩnh Giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh của trẻ trong lúc ngủ, điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng vì chúng sẽ làm cho giấc ngủ của bé không sâu và dễ thức giấc. Không nên cho bé ăn quá no Bên cạnh những yếu tố trên bạn cũng cần lưu ý các kích thích khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu trên giấc ngủ. Dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi Sau bữa ăn tối, hãy dành cho trẻ thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Nên nhớ rằng, càng hoạt động nhiều trước khi đi ngủ, càng khiến cho trẻ khó ngủ hơn hay trong giấc ngủ trẻ thường bị giật mình. Tránh các chất kích thích
  3. Các chất kích thích chính là “thủ phạm” gây rối loạn giấc ngủ của bé vì thế bạn tuyệt đối không cho bé sử dụng đồ uống có chứa caffeincách giờ đi ngủ khoảng 6 tiếng. Dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch toàn diện ở trẻ Dinh dưỡng đúng sẽ giúp tăng cường miễn dịch ở trẻ Dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã ghi nhận, dinh dưỡng có những tác dụng rất tích cực lên hệ miễn dịch, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các nhóm bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ Mối tương quan giữa dinh dưỡng và hệ miễn dịch Trước tình trạng nguy cơ bệnh tật ngày càng xảy ra nhiều ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi tác động của ô nhiễm môi trường, không khí, vệ sinh thực phẩm không đảm bảo các nhà chuyên môn về dinh dưỡng và nhi khoa cho rằng, việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể trẻ là hết sức cần thiết để giúp trẻ tự chống chọi lại với bệnh tật. Muốn vậy, các bà mẹ cần biết trẻ tiếp nhận được miễn dịch từ đâu. Về vấn đề này, bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) cho biết: "Trẻ nhỏ có được miễn dịch từ hai nguồn chính, đó là: kháng thể được mẹ truyền sang từ lúc trẻ còn là bào thai và trong thời gian bú mẹ qua sữa mẹ. Tuy nhiên, nguồn kháng thể tiếp nhận từ sữa mẹ sẽ giảm dần
  4. sau tháng thứ 6, sau đó cơ thể trẻ phải tự củng cố hệ miễn dịch từ những dưỡng chất mà trẻ nhận được hằng ngày. Lúc này đây, chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đem lại khả năng miễn dịch tốt cho trẻ". Như đã đề cập trong những bài viết trước, các nhà chuyên môn luôn nhấn mạnh: "Hệ miễn dịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ, đặc biệt ở những năm đầu đời. Vì nhờ miễn dịch tốt mà nhiều trẻ không mắc một số bệnh thường gặp như: bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, và các bệnh nhiễm trùng khác Và nếu có mắc bệnh thì những trẻ có miễn dịch tốt cũng dễ "lướt" qua, mau khỏi bệnh hơn so với những trẻ miễn dịch kém, trẻ bị suy dinh dưỡng". Dẫn chứng về việc này, bác sĩ Bùi Quốc Thắng - giảng viên chính bộ môn Nhi (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) nói: "Nếu được chăm sóc tốt, dinh dưỡng đầy đủ, chữa trị đúng cách thì những trẻ dưới 5 tuổi (đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi) mắc bệnh tiêu chảy - loại bệnh thường gặp ở lứa tuổi này sẽ sớm hết bệnh, không xảy ra những biến chứng xấu". Còn bác sĩ Trần Anh Tuấn thì nói: "Dưới 12 tháng, là thời điểm trẻ mắc bệnh lắt nhắt nhiều nhất, đây cũng là lứa tuổi trẻ nhập viện nhiều nhất bởi mắc các bệnh về hô hấp. Còn trong lúc nằm viện, dinh dưỡng cũng hết sức cần thiết, nhằm giúp trẻ mau khỏi bệnh". Sau trị liệu, nếu dinh dưỡng kém, trẻ dễ bị tái phát bệnh hơn. Tăng miễn dịch bằng cách nào? Theo các nhà chuyên môn, việc tăng cường hệ miễn dịch toàn diện cho trẻ là bằng nhiều con đường, nhưng chung quy chế độ dinh dưỡng là chính yếu.
  5. Chẳng hạn như: sau khi sinh, cần cho trẻ bú mẹ sớm; trong thời gian cho con bú, người mẹ cần ăn uống đa dạng, dùng đều đặn sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Trong giai đoạn trẻ ăn dặm thì người mẹ cần biết chọn lựa nguồn thức ăn bổ sung đảm bảo những dưỡng chất giúp hệ miễn dịch phát triển tốt. Với trẻ dưới 3 tuổi (lứa tuổi đang hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của bộ não lẫn hệ miễn dịch) thì cần chú trọng nguồn sữa bổ sung. Trong giai đoạn đầu đời, sữa là nguồn thực phẩm chính đối với trẻ, vì sữa cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch như: DHA, ARA, Prebiotic, vitamine A, E, C và các khoáng chất sắt, kẽm với một hàm lượng cân đối. Một số nghiên cứu khoa học tại Canada và Mỹ đã cho thấy, nếu cung cấp sớm DHA, ARA với hàm lượng đạt mức khuyến cáo trong chế độ ăn của trẻ sẽ hỗ trợ khả năng cân bằng đáp ứng miễn dịch, từ đó giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp trong 3 năm đầu đời. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả như cam, dâu, nho ; cho trẻ ngủ đủ giấc vì nếu trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sâu thì trẻ sẽ khỏe mạnh, ít mắc bệnh và phát triển thể chất tốt hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ được vận động, vui chơi khám phá thế giới xung quanh để kích thích sự phát triển của trí não cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Chăm sóc trẻ khi mọc răng Xin tư vấn dùm em với! Bé nhà em được 5 tháng và cháu đang mọc răng. Cháu bị tiêu chảy 3 ngày rồi, cháu đi phân có bọt và đi 4-6 làn trong ngày. Cháu không có biểu hiện sốt và quấy khóc, và vẫn bú mẹ bình thường. Em đã cho cháu
  6. uống Antibio ngày 2 lần mỗi lần nửa gói nhưng cháu vẫn không khỏi. Xin tư vấn giúp em nên làm thế nào để cháu mau khỏi bệnh. Em xin cảm ơn! (Hà Thị Quỳnh) Trả lời: Khi mọc răng, trẻ có thể biểu hiện một vài rối loạn trong cơ thể, ví dụ: trẻ mệt mỏi, rất quấy, hay khóc, ít ngủ, dễ kích động khi mọc răng , bứt rứt khó chịu và hay làm nũng cha mẹ. Một số trẻ hay chảy nhiều nước miếng và hay gặm thứ gì đó cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi còn kèm theo đi ngoài phân lỏng. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bạn cần đưa bé đi khám, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng các loại men tiêu hoá. Antibio không phải là men tiêu hóa, đây là chế phẩm vi sinh chứa vi khuẩn lành tính được sử dụng khi bị loạn khuẩn ruột (ruột có sự mất cân bằng về vi khuẩn, thiếu hụt loại vi khuẩn có lợi). Do đó thuốc được dùng điều trị bệnh tiêu chảy cấp do virut hoặc cho những bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài Ngoài ra, nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt tới 38,50C trở lên và đau nhiều, có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg / kg
  7. cân nặng, cứ 4-6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc. Cùng với sốt nhẹ, trẻ chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng hay chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước. Lưu ý: Mọc răng không làm cho trẻ ốm, thường trẻ có thể nóng nhẹ hay đi tướt trong 1-2 ngày, nếu trẻ sốt cao, nôn ói hay tiêu chảy không bao giờ là do mọc răng cả, bạn cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay để được khám bệnh. Hãy mang trẻ đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong nhiều ngày và trẻ có nguy cơ sụt cân.