Kiểm tra giữa học kỳ II môn học Cơ sở công nghệ tạo sợi vải - Năm học 2012-2013 (Có đáp án)

pdf 4 trang phuongnguyen 3790
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kỳ II môn học Cơ sở công nghệ tạo sợi vải - Năm học 2012-2013 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_hoc_co_so_cong_nghe_tao_soi_vai.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa học kỳ II môn học Cơ sở công nghệ tạo sợi vải - Năm học 2012-2013 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN KỸ THUẬT DỆT MAY ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN HỌC CƠ SỞ CÔNG NGHỆ TẠO SỢI VẢI  CÂU 1: Trong Hình 1, sinh viên hãy cho biết tên của các chi tiết đã được đánh số, chiều chuyển động của các chi tiết 2, 4, 5, 6? (1 điểm) TRẢ LỜI: 1 – Trục cấp 5 – Thùng lớn 2 – Mui chải 6 – Thùng con 3 – Bàn cấp liệu 7 – Bộ phận cuộn cúi 4 – Trục gai 8 – Thùng cúi 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN KỸ THUẬT DỆT MAY CÂU 2: Trong quá trình chải thô có hai hoạt động chính diễn ra giữa các chi tiết tham gia thao tác chải. Sinh viên hãy cho biết đó là hai hoạt động gì. Dựa vào đó, sinh viên hãy cho biết quan hệ tương đối về tốc độ, chiều chuyển động giữa hai chi tiết? (1 điểm) (Sinh viên trả lời ngay trên hình) Nhanh Nhanh Chậm Chậm Hoạt động chải xơ Hoạt động trao xơ CÂU 3: Sinh viên hãy cho biết quy trình sản xuất sợi bông (cotton) chải kỹ và sợi len (wool) chải kỹ bao gồm các công đoạn chính nào? (1 điểm) (Dùng mũi tên để diễn tả trình tự của các công đoạn) TRẢ LỜI: Quy trình sản xuất sợi bông chải kỹ: Xé tơi và làm sạch Pha trộn Chải thô Ghép Chải kỹ Tạo sợi thô Tạo sợi con. Quy trình sản xuất sợi len chải kỹ: Chuẩn bị xơ Chải thô Kéo dãn bằng băng kim Chải kỹ Ghép Tạo sợi thô Tạo sợi con 2
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN KỸ THUẬT DỆT MAY CÂU 4: Xơ len có một khuyết điểm gì khi được giặt và sấy trong môi trường nước nóng (400C – 600C). Sinh viên hãy cho biết hiện tượng đó và giải thích vì sao? (1 điểm) TRẢ LỜI: Xơ len khi được giặt sấy trong môi trường nước nóng sẽ bị co lại và trở nên chai cứng. Nguyên nhân: Trong môi trường nước nóng, các vẩy trên xơ len sẽ mở ra, đồng thời khi giặt, thao tác vò, chà sát làm cho các xơ len trượt vào nhau. Vì các vảy đang mở nên các vảy này sẽ đan xen vào nhau. Khi nhiệt độ giặt giảm xuống, các vảy sẽ trở về trạng thái ban đầu, khép lại và giữ chặt lấy nhau, làm cho các xơ không thể trở về vị trí ban đầu. Chính vì điều này mà len trở nên chai cứng và co rút lại. CÂU 5: Hãy nêu ra ít nhất năm ưu điểm của xơ đay (0.5 điểm) TRẢ LỜI:  Chống tĩnh điện  Có khả năng chống dẫn điện  Dẫn nhiệt chậm (thermal conductivity)  Độ hồi ẩm tốt (13.75%)  Không gây kích ứng da  Thân thiện môi trường  Rẻ  Bền kéo cao  Thoải mái, thông thoáng CÂU 6: Sinh viên hãy vẽ mặt cắt ngang của tơ tằm. Trong quá trình kéo sợi đũi, thành phần nào của tơ tằm cần phải được loại bỏ đi, tại sao? Sinh viên cho biết các phương pháp để thực hiện là các phương pháp nào? (1.5 điểm) TRẢ LỜI: Sinh viên cần chỉ ra hai thành phần chính là vỏ keo sericin và lõi fibroin. Trong kéo sợi đũi, thành phần keo sericin phải được loại bỏ vì keo này làm các xơ bị dính, bệt vào nhau gây khó khăn cho việc phân tách. Các phương pháp loại bỏ: vi sinh, hóa sinh hoặc kết hợp cả hai. 3
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN KỸ THUẬT DỆT MAY CÂU 7: Sinh viên hãy cho biết trong hệ kéo sợi đũi có bao nhiêu cấp sợi (độ mảnh) có thể được sản xuất? Mỗi cấp có miền giá trị là bao nhiêu? (1 điểm) TRẢ LỜI: Các cấp sợi trong kéo sợi đũi: Mảnh: 140 – 300 Nm Trung bình: 100 – 140 Nm Thô: 20 – 40 Nm (thường < 36 Nm) CÂU 8: Sinh viên hãy cho biết điểm khác nhau giữa ba phương pháp kéo sợi ướt, kéo sợi khô và kéo sợi nóng chảy? (1 điểm) TRẢ LỜI Kéo sợi nóng chảy Kéo sợi ướt Kéo sợi khô Dùng dung dịch nóng chảy Dùng dung dịch hòa tan Dùng dung dịch hòa tan Dùng khí lạnh để làm đặc sợi Dùng dung môi để làm đặc sợi Dùng khí nóng để làm đặc sợi Cấu trúc polymer gần như Cấu trúc polymer thay đổi Cấu trúc polymer thay đổi không thay đổi nhiều nhiều CÂU 9: Giữa phương pháp kéo sợi hóa học/sơ cấp và phương pháp kéo sợi cơ khí/dệt/thứ cấp có một công đoạn tương đồng nhau về bản chất, sinh viên hãy cho biết đó là công đoạn nào, phân tích để thấy sự tương đồng của công đoạn này giữa hai phương pháp? (2 điểm) TRẢ LỜI: Công đoạn được đề cập ở đây chính là công đoạn kéo giãn. Với kéo sợi hóa học, polymer vừa được đùn ép ra chỉ là khối polymer gồm các phân tử hỗn độn, do đó công đoạn kéo giãn giúp các phân tử được duỗi thẳng, song song để tạo độ bền cho sợi. Với kéo sợi thứ cấp, để duỗi thẳng các xơ có đầu móc, bị gấp, cải thiện sự sắp xếp song song dọc trục sợi, cúi sẽ được kéo giãn. Khi kéo giãn cúi, các xơ sẽ trượt lên nhau, chính ma sát giữa các xơ giúp các xơ duỗi thẳng và sắp xếp song song dọc trục. Càng nhiều xơ song song, không đầu móc thì khả năng tạo sợi có độ bền cao càng lớn. 4