Khóa luận Tiến trình xây dựng thư viện điện tử tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

pdf 92 trang phuongnguyen 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tiến trình xây dựng thư viện điện tử tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tien_trinh_xay_dung_thu_vien_dien_tu_tai_truong_da.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tiến trình xây dựng thư viện điện tử tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

  1. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN  NGUYỄN MẠNH THẮNG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: THƯ VIỆN – THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TH.S TRẦN THỊ TRÀ VI TP.HCM, THÁNG 6 NĂM 2013
  2. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu khoa học là một hoạt động rất khó, đòi hỏi đầu tư nhiều về chất xám, thời gian, công sức, Nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ nhiều người thì một cá nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại khi nghiên cứu và khó có thể nghiên cứu thành công. Trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài: “Tiến trình xây dựng Thư viện điện tử tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM” tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của quý Thầy/ Cô, Ban Lãnh đạo Thư viện, gia đình và bạn bè. Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến: 1. Trường Đại Học Văn Hóa TP.HCM, Khoa Thư Viện – Thông Tin và quý Thầy, Cô giảng viên của trường đã tạo điều kiện cho tác giả được học tập, rèn luyện và lĩnh hội tri thức trong suốt thời gian tác giả theo học tại trường. 2. Thạc sĩ Trần Thị Trà Vi – người hướng dẫn khoa học. Trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện nội dung đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ dạy, tư vấn rất tận tình của cô. 3. Ban Lãnh đạo Thư viện và toàn thể cán bộ thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã nhiệt tình cung cấp thông tin, số liệu về Thư viện cho tác giả. Tác giả cũng chân thành cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của người dùng tin Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã giúp đỡ tác giả hoàn thành cuộc điều tra xã hội học về nhu cầu khai thác và sử dụng thư viện điện tử. 4. Gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ tinh thần và vật chất để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức của tác giả về đề tài còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của Hội đồng chấm khóa luận, quý Thầy, Cô và tất cả mọi người quan tâm đến đề tài này. Tác giả xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, tháng 6 năm 2013 Tác giả Nguyễn Mạnh Thắng
  3. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng DANH MỤC CÁC TỪ/ CỤM TỪ VIẾT TẮT AACR2 Anglo-American Cataloguing Rules, Second Edition ALU Arithmetic Logic Unit CĐ Cao đẳng CU Control Unit CSDL Cơ sở dữ liệu DDC Dewey Decimal Classification ĐH Đại học H. Hà Nội LAN Local Area Network LIBOL Library Online MARC Machine-Readable Cataloging OPAC Online Public Access Catalog PDF Portable Document Format RAM Random Access Memory ROM Read Only Memory TC Trung cấp TP. Thành phố TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TS. Tiến sĩ VTLS Visionary Technology in Library Solutions WAN Wide Area Network
  4. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay, cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ và những thành tựu của nó đang góp phần làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành công cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực hoạt động như: ứng dụng trong công tác quản lý, nghiên cứu, hỗ trợ công tác chuyên môn và trao đổi thông tin Đặc biệt, nó càng trở nên quan trọng đối với các ngành liên quan tới tri thức, thông tin, tư liệu trong đó có hoạt động thư viện. Thư viện là một thiết chế không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thời kỳ phát triển mạnh của nền kinh tế tri thức. Công tác Thông Tin - Thư Viện có một tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu sắc tới lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 đã đề ra phương hướng: Cùng hòa nhịp vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan điểm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi. Như vậy, những định hướng lớn cho tương lai phát triển của ngành Giáo dục đã nhấn mạnh đến đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Lối dạy mới tập trung vào việc làm sao cho học trò hoạt động tư duy càng nhiều càng tốt, Thầy chỉ là người tổ chức, trọng tài cho các nhóm làm việc, học sinh tranh luận chất vấn nhau, nếu
  5. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng có điểm tranh cãi chưa ngã ngũ thì Thầy giáo sẽ là người giúp học sinh giải quyết. Đó là kiểu dạy lấy người dạy làm trung tâm, kiểu học lấy việc tự học có hướng dẫn làm chính. Muốn "dạy thật, học thật" phải có sự thay đổi mang tính hệ thống từ các cấp quản lý Giáo dục, đội ngũ giáo viên và học sinh - trong đó cần thiết phải xây dựng các thư viện trở thành "Giảng đường thứ hai" của mỗi nhà trường. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới Giáo dục - hình thành tri thức đời thường cho toàn thể mọi người, hệ thống thư viện nói chung và thư viện các trường Đại học nói riêng phải được đầu tư phát triển để tạo môi trường cho mọi người tự học, học từ xa, học liên tục, học suốt đời. Thư viện Đại học phải là trung tâm chuyển giao tri thức bằng công nghệ thông tin. Đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển ngành Thư viện trong cả nước. Cán bộ Thông tin Thư viện không chỉ là người giữ sách, không chỉ là người trông coi thiết bị thư viện, mà phải là những cán bộ có chuyên ngành, có bản lĩnh và đủ lương tâm để trở thành những trợ giảng đắc lực cho giáo viên và là người định hướng cho học sinh, sinh viên trong việc tìm thông tin. Phải đưa các thư viện vào hoạt động phục vụ theo mô hình thư viện mở, thư viện thân thiện, lấy người học làm trung tâm, định hướng hội nhập thư viện trường học khu vực và quốc tế. Thư viện điện tử đang là hình mẫu phát triển của các thư viện trên thế giới hiện nay nhằm tiếp nhận những thời cơ và đáp ứng những thách thức từ xu thế phát triển của thời đại – xu thế hình thành một xã hội thông tin toàn cầu. Vấn đề xây dựng thư viện điện tử ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước chỉ đạo thực hiện. Nhiều cơ quan Thư viện – Thông tin nước ta đang xúc tiến cho việc thực hiện này. Thư viện điện tử làm thay đổi phương thức hoạt động nghiệp vụ cũng như công tác phục vụ bạn đọc trong các cơ quan Thư viện - Thông tin. Thư viện điện tử, có khả năng phục vụ đa dạng, chia sẻ thông tin rộng khắp cả về không gian và thời gian, không hạn chế đối tượng, số lượng và khối
  6. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng lượng phục vụ, phương thức khai thác thông tin nhanh chóng, thuận lợi, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, rút ngắn quá trình tìm kiếm, cung cấp thông tin một cách thuận tiện và đạt hiệu quả cao nhất. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM là trường đầu ngành trong hệ thống Sư phạm Kỹ thuật Việt Nam, tiếp cận, áp dụng những phương pháp và phương tiện giảng dạy mới. Trường đào tạo và bồi dưỡng những nhà giáo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có lý thuyết vững, kỹ năng thực hành cao, nghiệp vụ sư phạm giỏi; cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành tốt, phù hợp với thực tế sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Là một thiết chế văn hóa giáo dục của nhà trường, Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại hình tài liệu có sẵn. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã từng bước hiện đại hóa để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng phục vụ tất cả các đối tượng người dùng tin. Đặc biệt là Thư viện đang tiến hành xây dựng thư viện điện tử để đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng tin và yêu cầu đào tạo theo tín chỉ của nhà trường. Sau một thời gian xây dựng, Thư viện đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thư viện điện tử, cán bộ thư viện đã gặp không ít khó khăn và trở ngại. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình xây dựng và chất lượng các hoạt động của Thư viện. Đó là lí do tác giả chọn đề tài: “Tiến trình xây dựng Thư viện điện tử tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM” để nghiên cứu nhằm khảo sát về thực trạng tiến trình xây dựng Thư viện điện tử tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển thư viện điện tử đáp ứng chiến lược đào tạo của trường trong tương lai.
  7. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Từ trước đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về thư viện điện tử như: 1. Xây dựng và phát triển Thư viện điện tử trường Đại học Duy Tân: khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thư viện Thông tin trường Đại học Văn Hóa TP.HCM/ Nguyễn Thị Hảo.- TP.HCM: Đại học Văn Hóa TP.HCM, 2011.- 74tr.; 27cm Đánh giá thực trạng các hoạt động và tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Thông tin - Thư viện của Thư viện trường Đại học Duy Tân. Từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng và phát triển Thư viện điện tử trường Đại học Duy Tân nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường. 2. Xây dựng Thư viện điện tử tại trường Chính trị tỉnh Bình Phước: khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thư viện Thông tin trường Đại học Văn Hóa TP.HCM/ Đàm Thị Kim Hương.- TP.HCM: Đại học Văn Hóa TP.HCM, 2009.- 58tr.; 27cm Nghiên cứu những vấn đề chung về thư viện điện tử, đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng Thư viện điện tử tại trường Chính trị tỉnh Bình Phước. Từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng Thư viện điện tử trường Chính trị tỉnh Bình Phước. 3. Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại Thư viện Quân Đội: khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thư viện Thông tin trường Đại học Văn Hóa Hà Nội/ Mạc Thùy Dương.- H.: Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2003.- 99tr.; 27cm Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Quân Đội, đối tượng phục vụ và nhu cầu thông tin của bạn đọc trong lĩnh vực thông tin khoa học. Khảo sát và phân tích thực trạng của việc xây dựng và khai thác các nguồn lực thông tin
  8. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng điện tử tại Thư viện Quân Đội. Từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác hiệu quả các nguồn lực thông tin điện tử của Thư viện Quân Đội. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó không đề cập đến vấn đề: “Tiến trình xây dựng Thư viện điện tử tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM”. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tiến trình xây dựng thư viện điện tử 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi không gian: Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Phạm vi thời gian: từ năm 2010 - nay. 5. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Khảo sát tiến trình xây dựng Thư viện điện tử tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM - Đánh giá những kết quả đạt được sau một thời gian triển khai dự án xây dựng Thư viện điện tử tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM - Đưa ra giải pháp để phát triển Thư viện điện tử tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu
  9. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng 7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận chia làm 3 chương: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
  10. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ 1. Các khái niệm liên quan đến thư viện điện tử 1.1 Tài liệu điện tử Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn đã sản sinh ra một loại hình tài liệu mới. Đó là tài liệu điện tử. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về tài liệu điện tử, như:“Tài liệu điện tử là tài liệu được tạo lập ở dạng thông điệp dữ liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc được số hóa từ tài liệu trên các vật mang tin khác.” [10, tr.87] “Tài liệu điện tử là vật mang tin được tạo lập ở dạng mà thông tin trong đó được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc là vật mang tin mà thông tin trong đó được tạo lập bằng việc biến đổi các loại hình thông tin trên các vật mang tin khác sang thông tin số.” [10, tr.87] “Tài liệu điện tử là một thành phần cơ bản của thư viện điện tử. Tài liệu điện tử bao gồm các tài liệu thông tin và các cơ sở dữ liệu được xuất hiện trên màn hình máy tính, cho phép người dùng tin có thể truy cập và sử dụng các nguồn thông tin và tài liệu từ màn hình máy tính thông qua các mạng máy tính.” [1, tr.81] Đặc điểm của tài liệu điện tử: thông tin của tài liệu điện tử được trình bày dưới dạng “điện tử - số” và kết quả là chúng ta chỉ có thể cảm nhận được nó
  11. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng nhờ sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật và chương trình tương thích. Mặc dù vậy, tài liệu điện tử đang thực hiện chính các chức năng và có giá trị đích thực như tài liệu truyền thống. Đặc trưng của tài liệu điện tử là: tính nguyên vẹn logic. Cấu trúc thực thể (vật lý) của một tài liệu điện tử không hề hiện diện và thường rất xa lạ với người dùng tin. Bởi vì, tài liệu điện tử không phụ thuộc vào bất kỳ sự ghi tin vật lý cụ thể nào. Khi mà cấu trúc vật lý của một tài liệu điện tử thay đổi và không hề hiện hữu thì nó không thể có cùng một vai trò như tài liệu truyền thống. Vì vậy, cần phải có một cấu trúc logic để có thể nhận diện hoặc phân biệt ranh giới từng tài liệu và trình diễn các phần tử cấu trúc nội tại. Cấu trúc logic như vậy của một tài liệu điện tử thường là cấu trúc mà người tạo lập tài liệu tạo ra trên màn hình máy tính. Để có thể được coi là hoàn chỉnh và xác thực thì tài liệu, bằng cách nào đó, phải giữ được cấu trúc đó và hệ thống máy tính phải tái tạo được cấu trúc đó khi chuyển đổi tài liệu trở lại dạng mà con người có thể đọc được. Cấu trúc logic của một tài liệu điện tử được biểu diễn và được lưu lại dưới dạng các ký hiệu hay dữ liệu (ký tự thập phân). Chính vì vậy, dấu hiệu nguyên vẹn logic phải được chú ý khi nhận dạng tài liệu điện tử trong những trường hợp với các cơ sở dữ liệu, với các tài liệu kiểu siêu văn bản, bảng biểu, đa phương tiện. Ưu điểm của việc sử dụng tài liệu điện tử:  Vào bất cứ thời gian nào, ở bất cứ nơi đâu, tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được tài liệu điện tử thông qua hệ thống mạng máy tính;  Dễ dàng thực hiện, kiểm tra sự tiếp cận và đưa vào những thông tin sửa đổi;  Thông tin được phát tán nhanh chóng và hiệu quả, tạo điều kiện dễ dàng khi kiểm tra các bản in hay bản sao tài liệu bằng giấy;  Hạn chế rào cản về không gian và thời gian khi người dùng tin tiếp cận, khai thác tài liệu, thông tin;
  12. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng  Có thể loại bỏ các tài liệu đã hết hạn sử dụng một cách đơn giản và hiệu quả;  Có khả năng chia sẻ thông tin: Nguồn tin điện tử cho phép nhiều người sử dụng cùng một tài liệu trong cùng một thời điểm;  Sử dụng tài liệu điện tử mang lại sự bình đẳng, công bằng trong việc tiếp cận thông tin của người dùng tin;  Thông tin có trong tài liệu điện tử luôn được cập nhật (up to date) nhanh chóng và tức thời;  Tài liệu điện tử tạo điều kiện cho người dùng tin có khả năng, cơ hội liên hệ, tiếp cận, trao đổi với tác giả của tài liệu, tạo ra một kênh thông tin phản hồi giữa người dùng tin và người sáng tạo ra thông tin;  Có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi tìm kiếm: Người dùng tin có thể tra tìm tài liệu điện tử theo nhiều dấu hiệu, phương pháp, chiến lược, toán tử, khác nhau (khả năng đa truy cập), giúp mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi tìm kiếm, rút ngắn thời gian, công sức tra cứu của người dùng tin nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và hiệu quả;  1.2 Tự động hóa thư viện “Tự động hóa thư viện là việc ứng dụng công nghệ thông tin – tri thức vào các hoạt động và dịch vụ của thư viện. Các chức năng có thể được tự động hóa là bất kỳ hay tất cả các chức năng sau: bổ sung, biên mục, truy cập công cộng (OPAC và WebPAC), đánh chỉ mục và tóm tắt, lưu thông, quản lý các ấn phẩm liên tục, và dịch vụ tham khảo.” [14, tr.17] Hay: “Tự động hóa thư viện là quá trình ứng dụng công nghệ máy tính và công nghệ viễn thông trong mọi hoạt động của thư viện.” [1, tr.81] Những ưu điểm của một hệ thống thư viện tự động hóa:
  13. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng • Không có sự trùng lắp các biểu ghi vì cơ sở dữ liệu thư mục có thể được hiển thị trước khi các biểu ghi mới được nhập vào; • Các sai sót được giảm thiểu vì biểu ghi được nhập vào chỉ một lần; • Nhân viên thư viện và bạn đọc có thể xem tình trạng của tài liệu từ OPAC hoặc WebPAC; • Nhân viên thư viện sử dụng cùng tập tin chủ cho biên mục, lưu thông, truy cập mục lục trực tuyến và các dịch vụ khác khi cần. Các thư viện tự động hóa theo phương thức và quy mô khác nhau nhưng đồng bộ trong nghiệp vụ. Sử dụng mã vạch (bar code) trong khâu quản lý; sử dụng MARC format và subject headings trong biên mục (cataloging). Tổ chức online catalog. Ngày nay, vai trò của các thư viện trường Đại học và các Hiệp hội Thư viện rất quan trọng trong việc đồng nhất hóa công tác nghiệp vụ nói chung và đồng bộ hóa công tác tự động hóa thư viện nói riêng. 1.3 Phần mềm quản trị thư viện điện tử “Phần mềm thư viện thực chất là một qui trình nghiệp vụ thư viện đã được tin học hoá ở mức độ tự động nhằm giúp cho các hoạt động của thư viện trở nên thân thiện, nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Hay nói một cách khác: phần mềm thư viện là mô phóng quá trình nghiệp vụ thư viện của một thư viện truyền thống nhưng đã được nâng lên mức độ tự động nhờ ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin.”[13, tr.83] Phần mềm thư viện là một hệ thống các phần mềm (các Modulle) mà trong mỗi một Modulle thực hiện một chức năng hoạt động nghiệp vụ của một thư viện truyền thống. Tuy nhiên, điểm khác biệt của phần mềm thư viện so với thư viện truyền thống là ở chỗ các Modulle trong phần mềm thư viện có nhiệm vụ thực hiện các chức năng riêng của mình nhưng các Modulle lại có sự liên kết logic chặt chẽ với nhau, chia sẻ tài nguyên cho nhau trong một hệ thống hoàn
  14. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng chỉnh. Điều này được kiểm chứng khi một tài liệu mới được nhập vào thư viện, sau khi đã biên mục xong và được cán bộ nghiệp vụ cho phép lưu thông thì bạn đọc đã có thể tra cứu và mượn đọc được ngay. Một kiểm chứng khác khi cuốn tài liệu đã được đưa vào lưu thông thì tất cả các thông tin về cuốn tài liệu đó như: Nhan đề; Tác giả; Năm xuất bản; Số trang; Số xếp giá; sẽ đồng thời được sử dụng trong các Modulle Mượn trả, Modulle quản lý Kho, OPAC, Các thông tin đó cũng được kết xuất ra trong các báo cáo dưới dạng Excel; Word hay Html. Chính vì những ưu điểm đặc biệt này mà những nhà cung cấp còn gọi phần mềm thư viện là phần mềm thư viện tích hợp. “Hệ quản trị thư viện tích hợp là phần mềm có khả năng thực hiện toàn diện các chức năng quản lý thư viện, bao gồm: theo dõi việc bổ sung tài liệu, biên mục tự động, tìm tin tự động hay từ xa, quản lý bạn đọc, quản lý lưu thông tài liệu, quản lý kho, trao đổi thông tin thư mục với các đơn vị khác.” [11, tr.86] Hiện nay, các thư viện của Việt Nam đang dùng một số phần mềm thư viện mà chủ yếu là của các công ty trong nước xây dựng và phát triển. Các phần mềm thư viện này đều là những phần mềm thư viện thương mại có bản quyền như phần mềm thư viện ILIB của CMC; LIBOL của Tinh Vân; Vebrary của Lạc Việt; VnLib của VnEworld Một số thư viện lớn có khả năng tài chính thì đang dùng phần mềm VTLS - đây là phần mềm thư viện của nước ngoài đã được Việt hóa. 1.4 Thư viện điện tử (electronic library) Việc sử dụng máy tính điện tử, sự kết nối các máy tính thành mạng trong hoạt động thông tin thư viện trên thế giới đã dẫn đến sự xuất hiện các loại thư viện mới, hiện đại như: thư viện điện tử, thư viện đa phương tiện, thư viện số, thư viện ảo. Thư viện điện tử là một khái niệm chưa có định nghĩa thống nhất và thường dùng lẫn lộn với các khái niệm như: “thư viện số”, “thư viện đa phương tiện”, “thư viện ảo”,
  15. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về thư viện điện tử như: Thư viện điện tử là công cụ và mạng cung cấp dịch vụ thông tin và thông tin tư liệu lưu trữ những địa điểm khác nhau bằng hình thức điện tử. Thư viện điện tử là một kho thông tin số hóa, được cấu trúc sao cho dễ dàng truy cập thông qua các mạng máy tính hay các mạng Viễn thông quốc tế. Theo Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam: “Thư viện điện tử là thư viện có các quá trình cơ bản về nghiệp vụ dựa trên cơ sở máy tính và các phương tiện hỗ trợ khác. Dấu hiệu đặc trưng của thư viện điện tử là sử dụng phổ biến các phương tiện điện tử trong lưu giữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin. Tuy nhiên, trong thư viện điện tử, sách truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại cùng với các ấn phẩm điện tử nên vẫn cần sự trợ giúp của cán bộ thư viện trong mọi hoạt động chuyên môn.” Theo TS. Đoàn Phan Tân: “Thư viện điện tử là một hệ thống thông tin tự động hóa mà ở đó người ta có thể thu thập, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến các tài liệu dưới dạng số hóa thông qua các phương tiện của công nghệ thông tin và truyền thông” [2, tr.81] Theo TS. Bùi Loan Thùy, và TS. Lê Văn Viết: “Thư viện điện tử là thư viện có vốn tài liệu dưới dạng điện tử (các CSDL, đĩa quang CD-ROM, các nguồn online), là nơi sử dụng máy tính và công nghệ thông tin vào hầu hết các hoạt động thông tin thư viện, nơi cung cấp các dịch vụ điện tử và các xuất bản phẩm điện tử đối với người dùng tin.” [1, tr.81] Thư viện điện tử được định nghĩa là “một môi trường gồm các tài liệu dưới dạng điện tử, được cấu trúc nhằm cung cấp một số lượng lớn thông tin thông qua các mạng máy tính hoặc các mạng viễn thông quốc tế.” [1, tr.81] Một số đặc trưng của thư viện điện tử:  Kho tài liệu số hoá của thư viện điện tử là các tập hợp nguồn tin số hoá có lựa chọn và được quản lý;
  16. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng  Về mặt kết cấu: thư viện điện tử được xác lập như là một “Sơ đồ” trên màn hình để cung cấp cho người dùng tin cách thức tiếp cận đến các nguồn tin số hoá của thư viện một cách lâu dài và có tổ chức;  Thư viện điện tử được quản lý bởi một hệ quản trị thư viện tích hợp;  Phải được kết nối mạng: mạng cục bộ và Wifi;  Cung cấp và tạo điều kiện cho người dùng tin sử dụng các dịch vụ điện tử như: yêu cầu gia hạn mượn qua mạng, tìm tin trong các cơ sở dữ liệu, truy nhập và khai thác các nguồn tin tại chỗ và với tới các nguồn tin ở nơi khác Nói tóm lại, thư viện điện tử là tập hợp các ấn phẩm thông tin, các cơ sở dữ liệu, các sản phẩm điện tử khác nhau được liên kết bởi một hệ thống catalog điện tử chung, hoạt động trên cơ sở các phương tiện kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo việc truy cập tới các nguồn tài nguyên thông tin này cho mọi người dùng tin. Có thể nói không ai có thể phủ nhận chức năng, nhiệm vụ của các thư viện truyền thống trong việc góp phần to lớn cho công tác giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường cũng như ngoài xã hội, nhưng để tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa cho hoạt động này thì cần thiết phải hiện đại hóa hoạt động thư viện – thông tin nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. 1.5 Thư viện đa phương tiện (multimedia) “Thư viện đa phương tiện là thư viện lưu trữ và khai thác, sử dụng tất cả các vật mang tin truyền thống và hiện đại: sách, báo, băng từ, video, đĩa Compact, CD-ROM, vi phim, phần mềm máy tính, ” [1, tr.81] Về cơ bản việc quản lý và tổ chức thư viện đa phương tiện giống thư viện truyền thống. Trong thư viện này sử dụng máy tính và nhiều loại máy móc khác. Mặc dù các hoạt động chính của công tác thư viện đã được tự động hóa nhưng
  17. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng việc tra cứu tìm tin phục vụ bạn đọc vẫn tiến hành theo phương pháp thủ công cùng với các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Trong thư viện đa phương tiện có thể thành lập trung tâm thông tin hoặc bộ phận thông tin. Trung tâm này làm nhiệm vụ thu thập một cách linh hoạt thông tin về các lĩnh vực tri thức khác nhau từ các nguồn lực thông tin khác nhau và phân bố chúng trên các trang Web – Server của mình. 1.6 Thư viện số (digital library) “Thư viện số là thư viện chứa đựng các thông tin và tri thức được lưu trữ dưới dạng điện tử số trên các phương tiện khác nhau: bộ nhớ điện tử, đĩa quang, đĩa từ. Như vậy tại thư viện số không thể tìm thấy bất kỳ một cuốn truyền thống nào nhưng lại tìm thấy đủ các dạng tài liệu số hóa bao gồm cả dữ liệu dạng text, tranh ảnh, âm thanh, phim.” [1, tr.81] Việc tiếp cận đối với thông tin số phải thông qua một máy đọc đa phương tiện, thông tin được tiếp cận từ xa qua Modem hoặc mạng truyền thông tự động. Điểm mạnh nhất của thư viện số là có thể tiếp cận thông tin dễ dàng, nhanh chóng với giá rẻ và có khả năng cung cấp một số lượng không hạn chế các bản sao với một nút bấm. Theo Liên Hiệp Thư Viện Số Hoa Kỳ:“Thư viện số là các cơ quan/ tổ chức có các nguồn lực kể cả các nguồn lực chuyên hóa, để lựa chọn, cấu trúc, cung cấp việc truy cập đến, diễn giải, phổ biến, bảo quản sự vẹn toàn, đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài của sưu tập các công trình số hóa mà chúng ở dạng sẵn sàng để sử dụng một cách kinh tế cho một hoặc một số cộng đồng nhất định.” [1, tr.81] Các đặc tính của thư viện số:  Là các cơ quan/ tổ chức thực sự chứ không phải là ảo trên mạng.  Tập hợp, lưu trữ các sưu tập tài liệu số bao gồm cả các tư liệu tồn tại bên ngoài biên giới vật lý và hành chính của thư viện.
  18. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng  Tài liệu số dễ bị thay đổi, dễ bị thay thế và bị mất. Công tác bảo quản tài liệu số tiến hành trong điều kiện môi trường điện tử phân tán và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin nên rất phức tạp và khó khăn.  Cung cấp các dịch vụ truy cập đến tài liệu số không phụ thuộc vào loại hình và khổ mẫu của chúng.  Các hoạt động của thư viện số phụ thuộc hoàn toàn vào máy tính và hệ thống mạng. Phục vụ bạn đọc khai thác thư viện thông qua mạng máy tính.  Đòi hỏi cán bộ thư viện có kỹ năng cao về tin học và hệ thống. 1.7 Thư viện ảo (virtual library) Theo các chuyên gia Nga – Mỹ thì thư viện ảo là một tập hợp các nguồn lực thông tin mà việc tiếp cận với nó phải thông qua mạng máy tính toàn cầu. Nhiệm vụ của các thư viện ảo là đảm bảo việc tiếp cận tới dữ liệu thuộc bất cứ loại hình nào thông qua các giao diện hai chiều hay ba chiều cùng với các thiết bị ngoại vi. Vốn tài liệu của thư viện ảo đều được lưu trữ trong các bộ nhớ của máy tính. Cán bộ thư viện trong thư viện ảo sẽ đóng vai trò chính trong việc tạo lập và quản lý, chủ yếu là mô tả, làm tóm tắt và tìm tài liệu ảo. Hệ thống thư viện ảo dựa trên công nghệ hiện thực ảo mà dạng đơn giản nhất của nó là gặp mặt từ xa. Như vậy, thư viện ảo đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia mạnh và các thư viện muốn trở thành thành viên của thư viện ảo phải được hiện đại hóa theo chuẩn quốc tế. 2. Những thành phần cơ bản của thư viện điện tử 2.1 Nguồn lực thông tin điện tử Nguồn lực thông tin thể hiện tiềm lực và sức mạnh của mỗi thư viện. Nguồn lực thông tin điện tử càng phong phú, đa dạng thì khả năng đáp ứng nhu
  19. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng cầu thông tin của người dùng tin càng lớn và thư viện càng có sức hút trong thị trường tin học hóa tư liệu. Nếu một thư viện, cơ quan thông tin có cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm quản trị thư viện tốt, hiện đại nhưng nội dung nguồn lực thông tin điện tử thiếu phong phú, không đảm bảo chất lượng thì sẽ không thu hút, không đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin, không thu được phí dịch vụ để tái đầu tư cho hệ thống, Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phức tạp của người dùng tin, các thư viện, cơ quan thông tin luôn cố gắng xây dựng, tổ chức nguồn lực thông tin điện tử trong thư viện ngày càng phong phú, đa dạng, đảm bảo khả năng truy cập, tra cứu, khai thác thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. “Nguồn lực thông tin điện tử bao gồm các tài liệu như sách điện tử, báo điện tử, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu và các phần mềm, các chương trình chạy trên máy tính, các trang web, tức là tất cả những gì có thể đọc được, truy cập được thông qua máy tính hay mạng máy tính điện tử.” [20, tr.84] Hay: “Nguồn lực thông tin điện tử là tất cả các loại tài liệu được số hóa, được quét bằng các phương tiện điện tử và được tìm kiếm, khai thác, sử dụng một cách dễ dàng dưới các dạng thức thông dụng như PDF, HTML, TXT.” [2, tr.84] Tài liệu điện tử là một thành phần cơ bản của nguồn lực thông tin thư viện điện tử. Tài liệu điện tử bao gồm các tài liệu thông tin và các cơ sở dữ liệu được xuất hiện trên màn hình máy tính, cho phép người dùng tin có thể truy cập và sử dụng các nguồn thông tin và tài liệu từ màn hình máy tính thông qua các mạng máy tính. Các nguồn tài liệu điện tử bao gồm:  Báo, tạp chí điện tử: Báo, tạp chí điện tử được ấn hành trên mạng Internet, thư viện có thể đặt mua như báo, tạp chí in và sẽ được cấp quyền login vào để truy cập nội dung.  Văn bản điện tử (sách, tài liệu, chính văn dưới dạng điện tử)
  20. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng  Tài liệu tra cứu, tham khảo điện tử (bách khoa toàn thư, từ điển, sách hướng dẫn, )  Các cơ sở dữ liệu, CD-ROM và băng từ: CD-ROM thường chứa những cơ sở dữ liệu chuyên ngành được phục vụ riêng lẻ hay trên mạng máy tính  Tài liệu online: có rất nhiều trên mạng Internet do những trường Đại học, cơ sở thông tin và công ty tư nhân xây dựng,  Nguồn Internet  Các nguồn thư mục điện tử, mục lục các cơ sở dữ liệu, các cơ sở dữ liệu theo chủ đề và tra cứu thông tin  Các nguồn hướng dẫn tra cứu, truy cập tài liệu điện tử  Thông tin trên các trang Web Server (ở dạng trang gốc)  Các phần mềm máy tính, phần mềm hệ thống, phần mềm tiện ích, phần mềm ứng dụng,  Các tài liệu điện tử khác: multimedia, OPAC, cơ sở dữ liệu thương mại, Nguồn lực thông tin điện tử ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin giúp cho các thư viện, cơ quan thông tin đưa ra những sản phẩm, dịch vụ và phương pháp quản trị thông tin hữu hiệu. Đồng thời tạo ra những cơ hội khó tưởng tượng được cho việc truy cập thông tin và chia sẻ nguồn lực thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thư viện điện tử hay thư viện số. 2.2 Cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở hạ tầng thông tin là thành phần cơ bản cấu thành hệ thống thư viện điện tử. Một thư viện có cơ sở hạ tầng thông tin tốt, các trang thiết bị hiện đại sẽ giúp cán bộ thư viện hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả, khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến trong công việc; cung cấp cho người dùng
  21. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng tin những dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của họ, tạo uy tín đối với người dùng tin và xã hội. Hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm hai phần: phần cứng và phần mềm. Phần cứng (Hardware) Thuật ngữ phần cứng chỉ các thành phần vật lý của máy tính như: con chuột, bàn phím, màn hình, Sơ đồ tổng quát của phần cứng máy tính: INPUT UNIT PROCESSING UNIT OUTPUT UNIT (KHỐI NHẬP) (KHỐI XỬ LÝ) (KHỐI XUẤT) STORAGE UNIT (KHỐI LƯU TRỮ)  Khối nhập có thể là: bàn phím, chuột, microphone, máy quét,  Khối xuất: màn hình, loa, máy in, máy fax,  Khối lưu trữ (còn gọi là bộ nhớ) có 2 loại: o Bộ nhớ trong: Rom (bộ nhớ chỉ đọc) và Ram (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, có thể đọc, ghi) o Bộ nhớ ngoài: đĩa cứng, đĩa CD, DVD,  Khối xử lý: thành phần chính của khối xử lý là CPU (central processing unit).
  22. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng CPU có 2 phần: CU có chức năng điều khiển, điều phối toàn bộ hoạt động của máy tính và ALU có chức năng thực hiện các phép tính số học và logic. Nguyên tắc hoạt động: nhiệm vụ của máy tính là xử lý thông tin, khối nhập có nhiệm vụ đưa thông tin cần xử lý vào cho khối xử lý. Khối xử lý tác động lên thông tin cần xử lý, trong quá trình đó có thể sinh ra những kết quả trung gian, những kết quả này được đưa vào khối lưu trữ, nếu cần thì bộ xử lý có thể lấy kết quả này từ khối lưu trữ để xử lý tiếp, sau khi xử lý xong, kết quả cuối cùng có thể được đưa ra khối xuất để quan sát, đánh giá, hoặc lại được đưa vào khối lưu trữ để cất giữ. Trong hoạt động thư viện, phần cứng là tất cả các thiết bị máy móc phục vụ cho hệ thống thông tin tự động hóa của thư viện. Bao gồm: Hệ thống máy chủ và máy trạm: máy chủ quản trị mạng; máy chủ cơ sở dữ liệu; máy chủ email; proxy; máy trạm làm việc cập nhật, khai thác thông tin như: máy trạm tra cứu thông tin, máy trạm phục vụ, Các thiết bị hỗ trợ an toàn thông tin Các thiết bị ngoại vi Thiết bị hỗ trợ chuyên dụng cho thư viện điện tử Mạng máy tính (computer network): là một hệ thống gồm nhiều máy tính và các thiết bị ngoại vi được kết nối với nhau để chia sẻ tài nguyên, dữ liệu. + Phân loại mạng máy tính: phân loại theo quy mô có 2 loại: mạng WAN (mạng diện rộng) và mạng LAN (mạng cục bộ). + Ngoài ra còn có mạng Internet: mạng Internet được công bố chính thức vào năm 1995 và là mạng máy tính lớn nhất thế giới. Đây là
  23. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng một hệ thống gồm các mạng thông tin máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới theo giao thức TCP/IP thông qua các hệ thống kênh truyền thông. Phần mềm (Software) Phần mềm gồm những loại sau:  Hệ điều hành (operating system) “Hệ điều hành là một chương trình đặc biệt được nạp tự động khi khởi động máy tính có chức năng điều khiển và quản lý máy chạy, làm nhiệm vụ trung gian ghép nối giữa máy tính và người sử dụng, cung cấp các phương tiện giúp người sử dụng tác động đến phần cứng, thực hiện các chương trình đã đưa vào máy.” [4, tr.81] Phân loại hệ điều hành: 03 loại - Hệ điều hành đơn chương: là hệ điều hành tại một thời điểm chỉ điều khiển một chương trình. Ví dụ: hệ điều hành PC-DOS, MS-DOS, - Hệ điều hành đa chương: là hệ điều hành có thể điều khiển nhiều chương trình cùng một lúc như: hệ điều hành OS/2, LINUX, WINDOWS, - Hệ điều hành mạng: là hệ điều hành quản lý mạng máy tính như: UNIX, WINDOWS NT,  Các ngôn ngữ lập trình: các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay là: PASCAL, C, C++, JAVA,  Phần mềm ứng dụng: Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu: WINWORD, EXCEL, ACCESS, NC, Hiện nay, ở Việt Nam có một số phần mềm tiêu biểu được ứng dụng tại các thư viện, trung tâm thông tin như: phần mềm ILIB của CMC; LIBOL của Tinh Vân; Vebrary của Lạc Việt; VnLib của VnEworld,
  24. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng 2.3 Cán bộ thư viện điện tử Cán bộ thư viện được xem như là “linh hồn của thư viện”, là “hoa tiêu trên đại dương tri thức”. Cán bộ thư viện không chỉ là cầu nối giữa tài liệu và người dùng tin mà còn là cầu nối giữa tài liệu với tài liệu, giữa tài liệu với cơ sở vật chất và cầu nối cơ sở vật chất với người dùng tin. Sự phát triển của công nghệ thông tin, xã hội thông tin đòi hỏi người cán bộ thư viện ngày nay phải có những hiểu biết, kỹ năng mới so với môi trường thư viện truyền thống. Cán bộ Thông tin - Thư viện điện tử phải là những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý Thông tin - Tư liệu, quản lý tri thức với các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và trình độ tin học, ngoại ngữ đủ để đảm đương công việc. Để có thể đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng và phức tạp của người dùng tin, cán bộ thư viện phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản của một người cán bộ thư viện điện tử như: Về phẩm chất: Ngoài những phẩm chất cơ bản của một người cán bộ thư viện làm việc trong môi trường thư viện truyền thống cần có như: có tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, có tính kỷ luật cao, hòa đồng, thân thiện với mọi người, có khả năng làm việc theo nhóm, Người cán bộ thư viện điện tử cần có thêm những phẩm chất như sau: năng động, sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt, có hoài bão, có khả năng tự học tập và nghiên cứu. Có khả năng quản lý các cơ quan thông tin, thư viện đặc biệt là về vấn đề kinh tế và công nghệ. Có năng lực đánh giá và khả năng tổ chức lao động khoa học. Về kiến thức: Có tầm hiểu biết rộng; có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc; am hiểu về lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là về vấn đề quản trị mạng. Trước hết, người cán bộ thư viện sau khi tốt nghiệp từ các trường Đại học thư viện phải
  25. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng được trang bị đầy đủ kiến thức phân tích hệ thống, các hệ thống tự động hóa, tính năng và giá cả tất cả các máy móc thiết bị tự động cùng danh sách các nhà thầu cung cấp thiết bị và phần mềm. Đồng thời, một người cán bộ thư viện điện tử phải có hiểu biết về lĩnh vực luật pháp, đặc biệt là vấn đề luật bản quyền, luật sở hữu trí tuệ, luật công nghệ thông tin, và có khả năng nắm bắt những chính sách mới của Đảng, Nhà Nước về thư viện. Về kỹ năng: Một trong những đặc trưng của thư viện điện tử là sự tồn tại của một khối lượng lớn thông tin dưới dạng số, là việc sử dụng trực tiếp mạng Internet để truy cập và lấy thông tin. Cán bộ thư viện điện tử cần có khả năng quản trị một khối lượng lớn dữ liệu số, tổ chức và cung cấp khả năng truy cập thông tin cho người dùng tin. Để làm được điều này, yêu cầu cán bộ thư viện phải có kiến thức, kỹ năng về thiết kế, quản lý hệ thống mạng thông tin; kỹ năng thu thập và xử lý tài liệu trực tuyến; kỹ năng khai thác dữ liệu và tri thức. Đặc biệt, cán bộ thư viện điện tử phải có kỹ năng chọn lọc, đánh giá, tái cấu trúc và tổ chức thông tin. Kỹ năng phát hiện, xác định và kiến tạo nhu cầu tin. Đồng thời cán bộ thư viện phải am hiểu và có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị, công nghệ đa phương tiện hiện đại hỗ trợ cho việc tìm và phổ biến thông tin. Hiện tại có rất nhiều kỹ thuật tìm tin, gồm cả tìm siêu dữ liệu và tìm tin văn bản. Điều này đòi hỏi cán bộ thư viện phải có kỹ năng phân tích, tìm kiếm, thu thập, xử lý, khai thác và chọn lọc thông tin. Bên cạnh đó, cán bộ thư viện điện tử phải có khả năng biên mục, phân loại, đóng gói, lưu trữ và bảo quản thông tin để có thể phổ biến thông tin phù hợp với nhu cầu của người dùng tin. Đặc biệt, cán bộ thư viện điện tử phải có năng lực tư vấn và cung ứng thông tin cho người dùng tin.
  26. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng 2.4 Người dùng tin Người dùng tin là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên thư viện và là đối tượng phục vụ của công tác Thư viện - Thông tin. Có thể nói, mọi hoạt động của các cơ quan thông tin thư viện đều hướng tới mục đích cuối cùng là phục vụ và thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin. Dù là thư viện truyền thống hay thư viện điện tử thì người dùng tin luôn luôn là cơ sở, là tiêu chí để định hướng các hoạt động của mọi cơ quan Thư viện - Thông tin. So với thư viện truyền thống, khi sử dụng thư viện điện tử, người dùng tin không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, có thể truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi và ở bất cứ nơi đâu thông qua một máy tính có kết nối mạng. Chính vì vậy, để có thể sử dụng và khai thác tốt các sản phẩm và dịch vụ có trong thư viện điện tử, yêu cầu người dùng tin phải có trình độ, kiến thức về nhiều lĩnh vực, mà đặc biệt là kiến thức về tin học và ngoại ngữ. Trước hết, người dùng tin phải có kỹ năng, kiến thức về tin học, đặc biệt là kỹ năng tìm và tra cứu thông tin thì mới có thể tìm được những thông tin phù hợp với nhu cầu của họ. Đồng thời, người dùng tin phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị và công cụ hỗ trợ tìm tin như: máy tính, smart phone, đầu đọc đa phương tiện, Ngoài ra, người dùng tin cũng cần phải không ngừng học tập, rèn luyện để sử dụng thông thạo một ngoại ngữ trở lên, như vậy mới có thể truy cập vào nguồn tài nguyên thông tin của nhiều thư viện khác trên thế giới. 3. Ưu thế của thư viện điện tử so với thư viện truyền thống 3.1 Ưu thế về nguồn tài nguyên So với thư viện truyền thống, thư viện điện tử tạo ra sự thuận tiện cho người dùng tin trong việc tiếp cận và sử dụng tài liệu: Với thao tác rất đơn giản, chỉ cần ấn nút bàn phím, máy tính sẽ hiện ra tệp ở dạng toàn văn bất kỳ tài liệu nào được chọn trong mục lục điện tử theo yêu cầu của người sử dụng thư viện.
  27. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Nếu có nhu cầu sao chụp tài liệu, người dùng tin có thể sao chụp ra đĩa, USB hoặc in ra bằng máy in; Thư viện điện tử có khả năng thông tin nhanh chóng, tức thời các loại tài liệu qua hệ thống mạng máy tính, đặc biệt là tài liệu khoa học kỹ thuật quý, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin, đặc biệt là đối tượng bạn đọc nghiên cứu; Mật độ thông tin trong tài liệu điện tử cao, dung lượng lớn mà chỉ chiếm một diện tích nhỏ trong không gian của thư viện, giúp tiết kiệm diện tích kho và dễ dàng trong công tác vận chuyển; Tài liệu điện tử có dung tích chứa lớn gấp vài trăm lần so với các xuất bản phẩm bằng giấy; khả năng lưu trữ dữ liệu trên các vật mang tin từ tính, quang học cao với thời gian lâu dài; Kỹ thuật đa phương tiện có thể lưu trữ không chỉ văn bản mà cả âm thanh, hình ảnh, biểu đồ, thông tin tĩnh và động trong cùng một tài liệu; Thông tin trong tài liệu điện tử được cập nhật kịp thời và nhanh chóng; Đối với các loại cơ sở dữ liệu trực tuyến, thư viện có thể mua quyền sử dụng và truy cập trực tiếp vào máy chủ của nhà xuất bản hoặc công ty kinh doanh, xuất bản phẩm, 3.2 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật Kiến trúc thư viện hiện đại, đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ. Trụ sở, trang thiết bị thư viện tiện nghi, chuyên dụng, đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp. Thư viện điện tử được trang bị nhiều máy tính có cấu hình mạnh, tốc độ truy cập Internet nhanh, hệ thống Wifi phủ sóng mạnh đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin, tài liệu của người dùng tin. So với thư viện truyền thống, thư viện điện tử được quan tâm đầu tư nhiều hơn về hệ thống trang thiết bị lưu trữ thông tin, thiết bị khai thác tài liệu nghe nhìn, thiết bị an toàn – an ninh, thiết bị in và sao chụp tài liệu,
  28. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Thư viện điện tử cho phép truy cập, khai thác thông tin bằng máy tính nên có thể tích hợp và liên kết cơ sở dữ liệu của thư viện với các cơ quan, tổ chức khác nhau, cho phép nhiều người dùng tin ở bất cứ nơi nào có thể sử dụng cùng một tài liệu trong cùng một thời điểm. Việc xây dựng mạng và phát triển liên kết mạng sẽ tạo điều kiện cho người dùng tin có thể tiếp cận tới các nguồn tin của thư viện ở bất kỳ máy tính nào có kết nối mạng. Cách tổ chức này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thư viện, như: giảm chi phí đầu tư mua máy tính, giảm chi phí cho các phòng tra cứu của thư viện, giảm chi phí mở rộng diện tích các phòng phục vụ, các kho lưu trữ, bảo quản tài liệu, do số lượng người dùng tin phải đến tận thư viện để tra cứu ít đi. 3.3 Về kỹ thuật nghiệp vụ Cán bộ thư viện và người dùng tin có thể tra tìm tài liệu hay thông tin bằng nhiều dấu hiệu, kỹ năng khác nhau, giúp mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi tìm kiếm, từ đó nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng của hoạt động tra cứu thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của quá trình xử lý nghiệp vụ giúp cán bộ thư viện giải quyết một cách hiệu quả những công việc đòi hỏi tính chính xác cao về kỹ thuật như: biên mục, phân loại tài liệu, 3.4 Về tổ chức, quản lý Cán bộ thư viện dễ dàng quản lý, kiểm tra việc truy xuất, khai thác nguồn tài nguyên của người dùng tin; Có được những thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để phục vụ cho việc quản lý, điều hành và ra quyết định; Thư viện điện tử giúp cho lãnh đạo thư viện nắm bắt và quản lý các nguồn tài nguyên (nhân sự, vốn tài liệu, cơ sở vật chất, ) tốt hơn, hiệu quả hơn;
  29. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Hạn chế được nhiều trường hợp nhập thông tin thừa hoặc thông tin trùng, nhất là trong quá trình biên mục, tăng nhanh tốc độ xử lý các thông tin liên quan đến hành chính; Dễ dàng có được các báo cáo, thống kê của thư viện với nội dung chi tiết và được cập nhật nhanh chóng, chính xác; Quá trình thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý thư viện diễn ra nhanh chóng, dễ dàng. 3.5 Về năng suất lao động Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của thư viện giúp nâng cao năng suất và hiệu quả lao động của cán bộ thư viện và người dùng tin. Thư viện điện tử phục vụ tài liệu của nhiều thư viện ở cả trong và ngoài nước, phục vụ 24/24 giờ, phục vụ đa phương tiện, giúp cho người dùng tin không bị hạn chế về không gian và thời gian khi tiếp cận, sử dụng tài liệu, từ đó làm tăng năng suất và hiệu quả lao động của người dùng tin. Khi làm việc, cán bộ thư viện ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình xử lý nghiệp vụ và các quy trình phục vụ bạn đọc giúp giải quyết mọi công việc một cách nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Đồng thời, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cho cán bộ thư viện. Có thể nói, thư viện điện tử đã tạo ra sự thay đổi về chất vai trò của cán bộ thư viện. Cán bộ thư viện sẽ trở thành người cung cấp thông tin có định hướng, là những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thông tin – tư liệu, quản lý tri thức với các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và trình độ tin học, ngoại ngữ đủ để đảm đương công việc.
  30. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng 4. Vấn đề bản quyền và bảo quản tài liệu trong thư viện điện tử 4.1 Vấn đề bản quyền Trong một thư viện truyền thống, quyền sở hữu tài liệu là quan trọng; nhưng trong lĩnh vực lưu hành tài nguyên điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền tác giả hay bản quyền là quan trọng hơn. Về vấn đề bản quyền, tài liệu được chia làm hai loại:  Tài liệu nằm ngoài bản quyền (Out-of-copyright) + Tài liệu xuất bản bởi Chính phủ: văn bản pháp quy, số liệu thống kê, tài liệu thuộc lĩnh vực Tư pháp, Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam: Chương I, Mục 1, Điều 15 “Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả: 1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin. 2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực Tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. 3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu” + Tài liệu đã thuộc về công chúng (Public domain): tài liệu có bản quyền nhưng đã hết thời gian bảo hộ. Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005: Điều 27, khoản (a), (b) “ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết”.  Tài liệu được bảo vệ theo luật bản quyền Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005: Điều 25: Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, khoản (a): Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  31. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng của cá nhân, (d) “Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu”.  Việc số hoá tài liệu cho thư viện điện tử là không vi phạm bản quyền nếu: - Tài liệu nằm ngoài bản quyền - Tài liệu được bảo hộ bản quyền nhưng số hoá để sử dụng với mục đích phi thương mại trong phạm vi hạn chế của thư viện, trường học, Viện nghiên cứu. Bản thân việc số hoá tài liệu không vi phạm bản quyền, việc vi phạm hay không phụ thuộc vào mục đích sử dụng (chẳng hạn dùng với mục đích thương mại làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nắm giữ bản quyền là vi phạm) và phạm vi sử dụng (ví dụ nếu phổ biến rộng rãi ra công chúng, ngoài phạm vi thư viện là vi phạm).  Để tránh vi phạm bản quyền, khi xây dựng thư viện điện tử phải xem xét những vấn đề sau: – Nếu tác phẩm được số hoá ở trong miền (domain) công cộng thì chúng ta không phải xin phép ai hết. – Nếu tài liệu được tặng cho cơ sở của ta để số hoá và người tặng có bản quyền, thì chúng ta tiến hành số hoá, tuy nhiên cần phải yêu cầu người tặng cung cấp cho mình quyền được số hoá – có thể bằng một mẫu giấy có ghi "quyền sử dụng tác phẩm với bất kỳ mục đích chung của cơ sở, dưới bất kỳ phương tiện nào". -Nếu ta muốn số hoá tài liệu mà không rơi vào hai trường hợp trên thì ta phải cân nhắc thử việc số hoá của chúng ta có phải là một việc làm có lợi ích chung mà không xâm phạm quyền lợi của người khác. Đây là một điều khó về mặt pháp lý. Cuối cùng nếu chúng ta không chắc chắn với điều cân nhắc trên thì ta phải tiến hành xin phép để được cấp phép thực hiện số hoá. Tóm lại, để tiến hành xây dựng thư viện điện tử, chúng ta phải lưu ý đến vấn đề bản quyền. Những người thực hiện phải cam kết hiểu biết đầy đủ về bản quyền
  32. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng và nhận thức sâu sắc rằng giấy phép là rất cần thiết để chuyển đổi tài liệu không thuộc trong miền công cộng. 4.2 Bảo quản và lưu trữ tài liệu điện tử Hiện nay giải pháp số hóa, lưu trữ, và bảo quản dưới các định dạng điện tử như PDF (Portable Document Format) hay theo tiêu chuẩn ISO 19005-1: 2005 - PDF/A, TIFF, JPEG, HTML hoặc XML đang ngày càng phổ biến ở các thư viện và cơ quan lưu trữ trên thế giới. Đặc biệt định dạng PDF thực tế đang trở thành một định dạng điện tử tiêu chuẩn quốc tế trong lưu trữ dữ liệu số (Born digital) và số hóa (digitalized) ở các thư viện trên thế giới. Khả năng bảo quản bằng định dạng điện tử PDF (PDF Preserving) PDF bản chất là một định dạng dữ liệu, PDF được cam kết hỗ trợ lâu dài cả về công cụ hiển thị, in ấn và di trú dữ liệu khi cần thiết. PDF được sử dụng rộng rãi như là một tiêu chuẩn quốc tế trong việc xuất bản và phân phối tài liệu và nội dung điện tử của hầu hết các nhà xuất bản và chính phủ trên thế giới. Về di trú dữ liệu là định dạng PDF, thì hiện nay chưa có bất cứ một định dạng nào khác hội tụ đủ tất cả các tính năng như PDF để có thể phát triển các công cụ biên dịch tiêu chuẩn. Trong khi đó chúng ta có thể di trú hai phần quan trọng của một tài liệu PDF: phần hình ảnh trang tài liệu và (đối với nhiều loại tệp tin PDF) phần văn bản (text – phần chữ). Với hai phần quan trọng này đủ cho các dạng bảo quản mà một thư viện đòi hỏi. Hiện nay về mặt kỹ thuật đã có nhiều công cụ phần mềm để chuyển đổi định dạng PDF sang các định dạng khác để dễ dàng sử dụng như .txt, .doc, HTML hoặc XML và tạo khả năng siêu dữ liệu. Khả năng lưu trữ (Archiving): Những kỹ thuật bảo quản nhất định, như kiểm tra tính toàn vẹn và sao lưu (backup) là cần thiết để bảo quản các dạng thông tin số. Ngoài các đòi hỏi cơ bản, các thư viện và cơ quan lưu trữ cần xác định ba điểm để bảo quản tin cậy tài liệu dưới định dạng PDF để chúng chắc chắn được sử dụng lại vĩnh viễn:
  33. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng * Điểm thứ nhất: Xác định chính xác những gì mà một thư viện cam kết bảo quản: Cam kết 1: + Hình ảnh tĩnh của trang tài liệu PDF Cam kết 2: + Hình ảnh tĩnh với sự lặp lại chính xác phông chữ nguyên bản gốc + Phần văn bản chữ được mã hóa trong tài liệu PDF + Cấu trúc bảng nội dung (Table of content structure) được mã hóa trong tài liệu PDF Cam kết 3: + Đảm bảo được những thuộc tính động, bám sát nguyên bản gốc, hay phụ trợ khác của một tài liệu PDF. Các thuộc tính cụ thể như nối kết siêu dữ liệu Web thông thường, có khả năng bảo quản nếu tài liệu đó được xác định được bảo quản. * Điểm thứ 2: Cần đạt được sự kiểm soát chất lượng trên mỗi tài liệu PDF, đảm bảo thông số kỹ thuật của định dạng. (Vd: Dạng mã hóa, sử dụng chữ nhúng (watermark) và khả năng mã hóa nội dung, ) nhằm đáp ứng các yêu cầu và hướng dẫn lưu trữ của một tổ chức. + Đối với các tệp tin PDF có sự mã hóa văn bản được bảo quản thì tất cả phần văn bản nên được mã hóa như các ký tự sử dụng các bộ ký tự tiêu chuẩn. Bộ ký tự Unicode thường được sử dụng cho các tài liệu đa ngôn ngữ hay những tài liệu không viết bằng các ngôn ngữ Châu Âu. Việc mã hóa trang và văn bản nên được sắp xếp theo trật tự logic đọc của ngôn ngữ đó.
  34. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng + Nếu có thể, nên tránh cho phép nhúng chữ viết vào trong văn bản, nhất là nếu nó ảnh hưởng đến trạng thái nguyên bản của trang tài liệu - Tài liệu nên được biên tập ở dạng không mật hóa bằng mật khẩu - Tài liệu nên sử dụng phiên bản PDF được lưu trữ rộng rãi nhất và được hỗ trợ bởi phần mềm của bên thứ ba. * Điểm thứ ba: Công cụ và thủ tục di trú dữ liệu PDF sang các định dạng khác. Hiện có một số công cụ phần mềm dùng để tách phần văn bản và hình ảnh của các tệp tin PDF cũng như nó có thể được sử dụng để di trú dữ liệu. Có một số công cụ có thể xử lý tự động không cần có sự tương tác với con người. Ví dụ phần mềm miễn phí Ghostscript cho phép di trú hình ảnh và phần mềm Pstotext hoặc Prescript dùng cho di trú văn bản. Ngoài ra cũng có những phần mềm chuyển đổi thương mại khác. Hiện nay, chúng ta hoàn toàn có đủ tin cậy vào những phương pháp như sao lưu, kiểm tra tính toàn vẹn, ánh xạ và di trú dữ liệu. Hơn thế nữa, nhiều giải pháp công nghệ và kỹ thuật lưu trữ, bảo quản số, và khôi phục dữ liệu nhị phân (binary data) hay những tệp tin nhị phân (binary files) kết hợp trên vi phim (Microfilm/Microfiche) đang được phát triển cho việc bảo quản nội dụng số nhằm tránh sự tác động của sự lỗ thời và phát triển của công nghệ phần cứng, phần mềm cũng như sự lỗ thời hoặc phân hủy của phương tiện lưu trữ nội dung số theo thời gian. Tóm lại, với những kỹ thuật thích hợp thì đối với các tổ chức sưu tập các tài liệu PDF hoàn toàn có thể bảo quản và lưu trữ vĩnh viễn thậm chí ngay cả khi có sự phát triển các tiêu chuẩn định dạng kế thừa khác trong ngành công nghệ máy tính tương lai.
  35. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM 1. Tổng quan về Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 1.1 Sơ lược về trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên cơ sở Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật - thành lập ngày 05/10/1962. Ngày 21/9/1972, Trường được đổi tên thành Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ Thủ Đức và được nâng cấp thành Trường Đại học Giáo dục Thủ Đức vào năm 1974. Ngày 27/10/1976, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức trên cơ sở Trường Đại học Giáo dục Thủ Đức. Năm 1984, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức hợp nhất với Trường Trung học Công nghiệp Thủ Đức và đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh. Năm 1991, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh sát nhập thêm Trường Sư phạm Kỹ thuật 5 và phát triển cho đến ngày nay. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Kỹ thuật cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường Phổ thông Trung học. Đào tạo đội ngũ Kỹ sư Công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động kỹ thuật thích ứng với thị trường lao động.
  36. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất trên các lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp và khoa học công nghệ. Quan hệ hợp tác với các cơ sở khoa học và đào tạo giáo viên Kỹ thuật ở nước ngoài 1.1.3 Các ngành nghề đào tạo Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đem đến cho người học nhiều sự lựa chọn bởi đa dạng các bậc học, các loại hình đào tạo và sự phong phú về ngành nghề đào tạo. Hiện nay, trường có 13 khoa với trên 25.000 học sinh, sinh viên đang theo học ở 5 trình độ: Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Chuyên nghiệp và Công nhân Kỹ thuật; gồm các loại hình đào tạo: Chính quy, Không chính quy. Trường đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cho phép tuyển sinh trình độ Thạc sĩ từ năm 1992. Tiếp tục phát huy thế mạnh truyền thống về các ngành Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Trường đã mở thêm nhiều ngành mới, đến nay đã có 7 ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ: Công Nghệ Chế Tạo Máy; Cơ Học Máy; Khai Thác và Bảo Trì Ô Tô, Máy Kéo, Thiết Bị; Mạng và Nhà Máy Điện; Lý Luận và Phương Pháp Giảng Dạy Kỹ Thuật; Kỹ Thuật Điện Tử; Sư Phạm Nghề Quốc Tế (Hợp tác với Đại học Otto Von Guericke, Cộng Hòa Liên Bang Đức). Đi cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh đã tiếp cận thực tế để mở rộng đào tạo 30 ngành đào tạo trình độ đại học như: Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử, Truyền Thông; Công Nghệ Kỹ Thuật Điện, Điện Tử; Công Nghệ Chế Tạo Máy; Kỹ Thuật Công Nghiệp; Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Điện Tử; Sư Phạm Kỹ Thuật Điện Tử, Truyền Thông; Sư Phạm Kỹ Thuật Điện, Điện Tử; Sư Phạm Kỹ Thuật Cơ Khí;
  37. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng 5 ngành đào tạo trình độ Cao đẳng: 1. Kỹ Thuật Điện - Điện Tử 2. Điện Công Nghiệp 3. Cơ Khí Chế Tạo Máy 4. Cơ Khí Động Lực 5. Công Nghệ May Vừa đào tạo nhân lực cho xã hội, vừa để có một môi trường thực hành giảng dạy Kỹ thuật cho sinh viên hệ Đại học, Cao đẳng, Trường còn quan tâm phát triển đào tạo trình độ Trung cấp Chuyên nghiệp và Dạy nghề. 7 ngành đào tạo trình độ Trung cấp Chuyên nghiệp: 1. Điện Công Nghiệp và Dân Dụng 2. Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử 3. Nhiệt Công Nghiệp (Nhiệt - Điện Lạnh) 4. Công Nghệ May 5. Cơ Khí Ô Tô 6. Khai Thác và Sửa Chữa Thiết Bị Cơ Khí 7. Kế Toán – Tin Học Các nghề đào tạo trình độ Công Nhân Kỹ Thuật (bậc 3/7): 1. Điện Công Nghiệp và Dân Dụng 2. Điện Tử 3. Cơ Khí (Tiện, Phay, Bào) 4. Sửa Chữa Ô Tô 5. Cơ Điện Lạnh 6. May Công Nghiệp
  38. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng 1.1.4 Cơ sở vật chất Ngoài cơ sở chính tại số 01 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức với diện tích trên 17 ha, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh còn có một cơ sở rộng trên 4,5 ha tại số 484 Lê Văn Việt, quận 9, TP.Hồ Chí Minh. Hiện Trường đang xây dựng dự án mở thêm phân hiệu tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) với diện tích trên 80 ha. Trường có những tiện ích học tập khá tốt, môi trường học tập khuyến khích sự sáng tạo, để mỗi sinh viên đều có cơ hội được nghiên cứu và thực hành. Hiện Trường có 72 Xưởng thực hành (diện tích 12.708m2) và 20 Phòng thí nghiệm (diện tích 1.908 m2). Số máy tính đã được trang bị là 1.517 máy, trong đó: 1.098 máy dùng vào việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, 419 máy dùng trong công tác quản lý và điều hành. Trường hiện có trên 175 phòng học với tổng diện tích là 26.728 m2; Trung tâm Công Nghệ Cao đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng với diện tích trên 5.000 m2. Hiện nay, nhà trường đang sử dụng Tòa nhà Trung tâm với diện tích sử dụng trên 30.000 m2, Nhà học Đa năng trên 4000 m2, Khối nhà D, Khối B, C, ký túc xá 1.2 Giới thiệu khái quát về Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh được thành lập sau ngày đất nước thống nhất (27/10/1976) trên cơ sở Thư viện Đại học Giáo dục trực thuộc Viện Đại học Thủ Đức. Với diện tích ban đầu là: 760,5m2 và 4 cán bộ thư viện. Hình thức phục vụ bạn đọc là mượn về nhà. Hệ thống kho sách của Thư viện chưa được tổ chức, phân loại theo một phương pháp khoa học nào.
  39. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Năm 1890, nhà trường bổ sung thêm 8 cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Thư viện. Hệ thống kho sách được tổ chức, phân loại theo khung phân loại BBK và sử dụng hệ thống tra cứu mục lục để phục vụ bạn đọc. Đến năm 1997, nhà trường mở rộng diện tích Thư viện từ 760.5 m2 lên 1521 m2. Đồng thời, Thư viện đã tổ chức được Phòng Đọc tự chọn và kho sách của Thư viện ngày càng gia tăng về số lượng cũng như phong phú hơn về môn loại tri thức. Hiện nay, được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu Trường cùng với đội ngũ cán bộ thư viện trẻ, có chuyên môn nghiệp vụ và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, Thư viện ngày càng đáp ứng hiệu quả nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy của sinh viên, giảng viên, trong trường. Thư viện đang trong quá trình chuyển đổi thư viện truyền thống sang thư viện điện tử và thư viện số để có thể hòa nhập vào hệ thống thư viện hiện đại trong cả nước. 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ Là một thiết chế văn hóa giáo dục của nhà trường, Thư viện có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại hình tài liệu có sẵn. Cụ thể như sau:  Giúp Hiệu trưởng tổ chức, xây dựng và quản lý vốn tư liệu văn hoá, khoa học, kỹ thuật, phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học.  Cung cấp các loại hình giáo trình, sách, báo, tạp chí, tài liệu khoa học kỹ thuật, khoa học giáo dục và các loại sách khác phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất.
  40. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng  Xây dựng và đưa vào khai thác cổng thông tin thư viện điện tử nhằm hiện đại hóa và đa dạng hóa các hình thức đáp ứng nhu cầu thông tin tư liệu.  Phát triển các sản phẩm thông tin thư viện theo yêu cầu của độc giả phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, học tập và đưa ra ứng dụng thực tiễn; chủ động tư vấn, xây dựng và phát triển hoạt động hỗ trợ độc giả.  Liên kết với các thư viện trong và ngoài nước để đẩy mạnh quá trình trao đổi tư liệu, kiến thức khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của toàn trường. 1.2.3 Cơ cấu tổ chức Thư viện thuộc sự quản lý trực tiếp của Ban Giám Hiệu nhà trường. Căn cứ vào đối tượng phục vụ và nguồn nhân lực, Thư viện được tổ chức thành các bộ phận chức năng sau: Trưởng Thư Viện Phó trưởng Thư Phó trưởng Thư Viện phụ trách Viện phụ trách Công nghệ Thông Công tác Phục vụ tin Cán bộ Cán bộ Cán bộ Cán bộ thư Cán bộ Cán bộ thư thư viện thư viện viện phòng thư viện viện phòng thư viện phòng phòng phòng Kỹ Thuật phòng Đọc Cộng Học Liệu Đọc Mượn - Đồng Giữ Cặp Nghiệp Vụ Trả Điện Tử
  41. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng 1.2.4 Cơ sở vật chất Được sự quan tâm đầu tư của nhà trường, Thư viện luôn có được những ưu tiên và thuận lợi trong trang bị cơ sở vật chất để góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ. Cơ sở hạ tầng: Thư viện được bố trí tại khu vực trung tâm, thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng của đông đảo độc giả là giảng viên, cán bộ, công nhân viên và sinh viên trong toàn trường. Với diện tích phục vụ 1500 m2, tại khu vực nhà A4, Thư viện có ưu thế cao trong quá trình cung cấp thông tin, kiến thức, hỗ trợ độc giả trong việc học tập và tự nghiên cứu. Hạ tầng của Thư viện được bố trí ở một tầng trệt và một tầng lầu, với sự quy hoạch phục vụ những mục đích khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình phục vụ độc giả. . Khu vực tầng trệt bao gồm các phòng: - Phòng đọc - Phòng đọc cộng đồng - Phòng kỹ thuật nghiệp vụ - Phòng học liệu điện tử - Phòng giữ cặp - Phòng bổ sung - Phòng dịch vụ thông tin . Khu vực lầu 1 gồm: phòng mượn, phòng giáo trình và khu vực kho lưu. Chuyên phục vụ cho quá trình mượn trả tài liệu. Trang thiết bị: Trang thiết bị trong Thư viện cũng được nhà trường đầu tư với tiêu chuẩn cao. Hệ thống trang thiết bị trong Thư viện bao gồm:
  42. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng - Hệ thống server chuyên dụng -Hệ thống mạng và các thiết bị phụ trợ -Hệ thống máy tính phục vụ công tác và máy tính tra cứu dành cho độc giả -Hệ thống cổng từ phòng đọc - Sách vở tư liệu, báo tạp chí dạng in và điện tử - Hệ thống kho và kệ chứa Trong công tác mua sắm các trang thiết bị, Thư viện đã bổ sung phần lớn trang thiết bị phục vụ cho việc tin học hóa như: - Phần mềm quản lý thư viện: Phần mềm quản lý thư viện LIBOL 5.0 - Trang thiết bị tin học: 02 máy chủ, 58 máy trạm, 3 máy in laze, 1 máy in kim, 10 máy đọc bacode (mã vạch), 02 máy quét scaner, 3 đầu đọc và ghi đĩa CD, 1 máy in thẻ thư viện (thẻ nhựa). - Trang thiết bị và bảo quản: 1 máy photocopy, 1 máy hút bụi, 6 máy lạnh, thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị chống sét, Sự phát triển về cơ sở vật chất và trang thiết bị đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời, tạo ra môi trường học tập, nghiên cứu và giải trí lý tưởng cho người dùng tin. 1.2.5 Nguồn nhân lực Với khối lượng sinh viên toàn trường như hiện nay, nguồn nhân lực tại Thư viện cũng đang chịu một áp lực công việc khá lớn và luôn hoạt động một cách tích cực nhằm cung cấp thông tin và phục vụ độc giả đạt hiệu quả như mong muốn.
  43. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Theo số liệu thống kê tính đến ngày 15/11/2012, Thư viện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật có đội ngũ nhân sự gồm 17 người và 01 cộng tác viên: Tên phòng Số lượng Trình độ Chuyên môn Tin học Tiếng Cán bộ Văn hóa Nghiệp vụ Anh Văn phòng điều 03 12/12 02 ĐH, 01TC 01 kỹ sư, 01B, 02B hành 01 văn phòng Phòng nghiệp vụ 03 12/12 02 ĐH, 02CĐ 02B, 01 văn 02B phòng Phòng đọc 03 12/12 01ĐH, 02 CĐ 01B, 02 văn 01B phòng Phòng học liệu 02 12/12 01ĐH, 01 CĐ 01B, 01 văn 02B điện tử phòng Phòng mượn và 06 12/12 04ĐH, 02CĐ 06B 06B giáo trình Phòng giữ cặp 01 12/12 01CĐ 01B 01B 1.2.6 Nguồn lực thông tin Với chức năng là một thiết chế trong hoạt động đào tạo của nhà trường, nguồn lực thông tin trong Thư viện đóng một vai trò then chốt trong hoạt độg học tập và nghiên cứu của tập thể cán bộ, giảng viên sinh viên, học viên trong toàn trường. Nguồn lực thông tin trong Thư viện bao gồm tư liệu in truyền thống và tài liệu điện tử được chia sẻ trên mạng Internet. Việc xây dựng chiến lược bổ sung tư liệu thư viện đóng vai trò then chốt trong quá trình hoạt động của Thư viện.  Tư liệu in: Bao gồm các loại tài liệu đang được bổ sung tại Thư viện:
  44. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng STT Loại hình tài liệu Nhan đề Số lượng 1 Sách tham khảo 30.794 119.263 2 Giáo trình và tài liệu học tập 855 279.402 3 Công trình nghiên cứu khoa học 2.669 2.669 4 Đồ án tốt nghiệp 2.749 2.749 5 Luận văn, luận án 1.554 1.554 6 Bài trích báo, tạp chí 585 biểu ghi 585 biểu ghi 7 Báo tạp chí 253 253  Tư liệu điện tử: Nguồn tài nguyên điện tử được sưu tầm, tổ chức và phục vụ tại Thư viện gồm: các CSDL trực tuyến dạng có phí và miễn phí; tài liệu, sách điện tử đã download về thư viện; giáo trình, bài giảng do nhà trường biên soạn; nguồn học liệu điện tử Loại Website Lượt Ghi chú STT hình thư truycập viện /ngày 1 Công ty TNHH Tài liệu trực Thư viện 4.500 tuyến VINA số (VDOC) tài trợ 1 năm sử dụng 2 Thư viện 500 .như trên số 3 Bản tin 4.000 Thư viện xây thư viện dựng 4 Học liệu Tài trợ điện tử
  45. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng 1.2.7 Người dùng tin Phục vụ bạn đọc là mục đích cuối cùng của tất các thư viện. Đối tượng phục vụ của Thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM bao gồm những nhóm sau: - Cán bộ, công nhân viên, giảng viên trong Trường - Sinh viên, học viên tất cả các hệ đào tạo của Trường - Nhóm độc giả ngoài Trường (phục vụ có tính phí dịch vụ). Việc cải tiến phương pháp giảng dạy và mở rộng quy mô đào tạo của nhà trường đã làm cho số lượng sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, cán bộ và giảng viên trong Trường sử dụng Thư viện ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê ngày 15/11/2012 số lượng bạn đọc của Thư viện là: Năm học Nhóm bạn đọc Số lượng Sinh viên 16.740 2012 – 2013 Cán bộ 728 Học viên cao học 570 Nghiên cứu sinh 9 1.2.8 Các hoạt động của Thư viện 1.2.8.1 Hoạt động phát triển nguồn lực thông tin Hoạt động bổ sung là một trong những hoạt động chính của Thư viện, giúp cho nguồn tài nguyên thông tin ngày càng phong phú, đa dạng và đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin. Một trong những yêu cầu của công tác bổ sung tài liệu là phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Thư viện và đáp ứng được nhu cầu người dùng tin. Vì vậy, Thư viện luôn quan tâm chu đáo đến đối
  46. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng tượng bạn đọc để nắm bắt được chính xác những nhu cầu thông tin của họ, lấy đó làm cơ sở bổ sung tài liệu. Công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện luôn được tiến hành một cách thường xuyên và kịp thời, kinh phí mỗi năm giành cho công tác bổ sung tài liệu Thư viện là 1,2 tỷ Việt Nam đồng. Nguồn bổ sung chủ yếu là mua: 90%, tặng biếu 10%. Thư viện thường bổ sung những tài liệu về khoa học kỹ thuật chiếm 70%, khoa học xã hội – chính trị 20%, khác 10 %. Thư viện thường xuyên bổ sung tài liệu thông qua các nhà cung cấp, nhà xuất bản ở trong và ngoài nước, Ngoài ra, Thư viện còn nhận được sự tài trợ từ Quỹ Châu Á và một số tổ chức, doanh nghiệp cá nhân khác. 1.2.8.2 Hoạt động xử lý tài liệu Về xử lý hình thức tài liệu: Thư viện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh tiến hành mô tả tài liệu theo tiêu chuẩn Quốc tế AACR2 và biên mục đọc máy theo biểu ghi MARC21. Công việc biên mục trên máy được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả cao. Thư viện đã tuân thủ các quy tắc mô tả tài liệu theo chuẩn quốc gia và quốc tế nên việc chia sẻ các dữ liệu biên mục sẽ thuận lợi hơn. Về xử lý nội dung tài liệu: Trong công tác xử lý nội dung tài liệu thì phân loại tài liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Phân loại tài liệu đúng với nội dung môn ngành tri thức mà nó đề cập đến thì mới phản ánh đúng vị trí khi tài liệu được sắp xếp lên giá; giúp bạn đọc tìm thấy tài liệu một cách dễ dàng và chính xác hơn. Hiện nay, Thư viện đang sử dụng khung phân loại thập phân Dewey (DDC) để phân loại tài liệu; các quy tắc, chỉ dẫn trong khung phân loại được cán bộ thư viện tuân thủ nghiêm túc và triệt để. Thư viện đang sử dụng bộ đề mục chủ đề do Thư viện Quốc Hội Mỹ biên soạn để định chủ đề, từ khóa cho tài liệu.
  47. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Các khâu xử lý khác như: đóng dấu, in và dán nhãn, mã vạch, nhập tài liệu vào sổ đăng kí, nhập thông tin tài liệu vào máy tính, được cán bộ thư viện thực hiện theo đúng quy trình đường đi của tài liệu và các nguyên tắc kỹ thuật nghiệp vụ thư viện. 1.2.8.3 Tổ chức kho và bảo quản tài liệu Thư viện tổ chức kho theo hình thức phục vụ là kho mở, sắp xếp tài liệu theo môn loại tri thức dựa trên bảng phân loại DDC kết hợp với mã hóa Cutter. Hiện nay, Thư viện tổ chức vốn tài liệu thành hai kho chính, gồm: Kho Đọc: tài liệu của phòng Đọc bao gồm nhiều lĩnh vực tri thức, với tổng số tài liệu hiện nay là 43.364 bản, được sắp xếp theo khung phân loại DDC. Tài liệu ở phòng Đọc được chia làm nhiều khu vực khác nhau, theo từng loại hình tài liệu: - Tài liệu Tiếng Việt (sách Việt văn) chiếm phần lớn diện tích phòng với nội dung phong phú đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực như: Khoa học Kỹ thuật, Khoa học Tự nhiên và Cơ bản, Khoa học Xã hội, Kinh tế, Văn học, nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của bạn đọc. - Sách Ngoại văn: là tài liệu do giảng viên trong Trường đi du học mang về biếu tặng Thư viện hay được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau như Quỹ Châu Á, còn lại là Thư viện tự bổ sung. - Khu vực Tài liệu tra cứu, tham khảo bao gồm: Từ điển các loại, Tiêu chuẩn kỹ thuật, giúp cho bạn đọc tra cứu về những Tiêu chuẩn bắt buộc phải có trong các ngành Kỹ thuật hay tra cứu các Từ vựng chuyên ngành, Từ điển Tiếng Việt - Khu vực Báo – Tạp chí đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung như: Báo ngày (báo An ninh, Quân đội Nhân dân, Giáo dục, ), Báo - tạp chí tuần hay tháng (Ôtô – xe máy, Tin học, Viễn thông, ) hay các báo - tạp chí
  48. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng phục vụ cho chuyên ngành Kỹ thuật nữ công (Thời trang & cuộc sống, Thời trang trẻ, ) không chỉ hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu mà còn giúp bạn đọc giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. - Khu Luận văn, Luận án, Đề tài nghiên cứu khoa học, Báo cáo, phục vụ đối tượng bạn đọc là sinh viên đang làm đề tài tốt nghiệp và cán bộ giảng viên nghiên cứu, tham khảo. Kho Mượn - Trả: Phòng mượn có 2 loại hình tài liệu: giáo trình (gồm 4 dãy) được tổ chức ở phía trong, tài liệu tham khảo (4 dãy) ở phía ngoài. Kho giáo trình với một khối lượng lớn, cung cấp đầy đủ tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập theo các chuyên ngành đào tạo của nhà trường. Tài liệu trong kho giáo trình có ký hiệu là GT giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt với tài liệu thuộc kho sách tham khảo có ký hiệu là SKV. Thư viện chưa quan tâm nhiều đến công tác bảo quản tài liệu, cán bộ thư viện chỉ thực hiện việc gia cố, sửa chữa những tài liệu bị hư hỏng nhẹ. 1.2.8.4 Hoạt động phục vụ người dùng tin Phục vụ người dùng tin là hoạt động cuối cùng trong dây chuyền thông tin tư liệu. Đây là mục đích cuối cùng của tất cả các hoạt động diễn ra trong Thư viện. Hiện nay, Thư viện phục vụ bạn đọc theo hình thức kho mở, bạn đọc có thể đọc tài liệu tại phòng đọc tại chỗ hay mượn về nhà theo thời gian quy định của Thư viện. Phương châm phục vụ của Thư viện: “Đồng hành cùng độc giả, khám phá và chinh phục thế giới tri thức”. Lịch làm việc của Thư viện: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần: Sáng: 07g00 - 11g30
  49. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Chiều: 13g00 - 16g30 Thời gian phục vụ tại Thư viện: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần: Sáng: 07g15 - 11g15 Chiều: 13g00 - 16g15 Chiều thứ Năm Thư viện làm công tác nghiệp vụ nên không phục vụ bạn đọc. Vào đầu mỗi năm học, Thư viện có tổ chức hoạt động tư vấn, hướng dẫn người dùng tin về nội quy, sản phẩm, dịch vụ, hoạt động của Thư viện và kỹ năng tra cứu tài liệu. Hoạt động giới thiệu tài liệu mới, trưng bày và triển lãm tài liệu theo chủ đề chưa được tiến hành thường xuyên và chưa thu hút được sự quan tâm của bạn đọc. Phòng đọc và mượn của Thư viện được trang bị hệ thống máy tính dùng để tra cứu tài liệu, giúp bạn đọc rút ngắn thời gian tìm tài liệu trong kho. Khu vực đọc sách có hệ thống Wifi giúp bạn đọc có thể mang theo Laptop truy cập đến các Website hữu ích phục vụ học tập và nghiên cứu. Bên cạnh việc cung cấp tài liệu, Thư viện còn có thêm các dịch vụ cung cấp thông tin trọn gói như : Cung cấp tài liệu làm Luận văn, tiểu luận, chuyên đề, bài tập Lập danh mục “Tài liệu tham khảo”. Dịch tài liệu (Anh-Việt, Việt-Anh): Tài liệu, Bảng điểm, Bằng tốt nghiệp, Hồ sơ xin việc, In ấn tài liệu, In màu. Ghi đĩa CD-ROM/DVD. Photo tài liệu.
  50. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Số hóa tài liệu (Scan, chuyển dạng tài liệu). Phát hành thẻ học tiếng Anh trực tuyến Hellochao.vn. Phát hành thẻ sử dụng tài liệu trực tuyến Tailieu.vn. Phát hành thẻ số hóa tài liệu. Ngoài ra, Thư viện còn có hoạt động tiếp nhận sách tặng từ bạn đọc: bạn đọc có thể luân chuyển, trao đổi, ký tặng những tư liệu đã qua sử dụng. Tạo điều kiện cho các thành viên khác, có cơ hội tiếp nhận những tư liệu của mình và mở ra cơ hội để bản thân tiếp cận những tư liệu của người khác, theo tinh thần “một người vì mọi người - mọi người vì một người”. Hành động này còn mang ý nghĩa thiết thực hơn nữa là chia sẻ nhằm làm tăng giá trị kiến thức của những tư liệu học tập bởi giá trị của tư liệu phụ thuộc vào lượng kiến thức được chuyển giao mà không bị giới hạn bởi giá trị vật chất. 2. Tiến trình xây dựng mô hình Thư viện điện tử tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 2.1 Đánh giá khả năng xây dựng Thư viện điện tử của trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 2.1.1 Thuận lợi Về nguồn lực thông tin: Nguồn lực thông tin của Thư viện nhìn chung đã phát triển theo đúng định hướng, đáp ứng được một phần nhu cầu tin của người dùng tin trong giai đoạn hiện tại. Về cơ sở vật chất: Thư viện luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và ưu tiên đầu tư kinh phí từ phía nhà trường để mở rộng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, thay thế trang thiết bị phục vụ người dùng tin. Trang thiết bị trong Thư viện khá đầy đủ và hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành Thư viện. Về đội ngũ cán bộ thư viện: Hiện nay, Thư viện có 17 nhân viên và 01 cộng tác viên. Đa số cán bộ thư viện đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ tin học. Với số lượng
  51. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng nguồn nhân lực như thế này có thể đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng khi Thư viện tiến hành xây dựng mô hình thư viện điện tử. Về người dùng tin: đội ngũ người dùng tin của Thư viện có trình độ học vấn, chuyên môn và đã được hướng dẫn, đào tạo nên họ có kiến thức cơ bản về tin học, có kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin. 2.1.2 Khó khăn Về tài chính: kinh phí để bổ sung vốn tài liệu điện tử và đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Thư viện còn thiếu thốn và hạn chế. Về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin: Cơ sở vật chất tuy được đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Hệ thống kho, trang thiết bị chứa tài liệu, trang thiết bị phục vụ bạn đọc còn thiếu thốn; trang thiết bị phục vụ cho việc khai thác tài liệu nghe nhìn chưa được quan tâm đầu tư. Về nguồn nhân lực: Trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin của cán bộ thư viện còn hạn chế và chưa đồng đều. Về phía người dùng tin: Kỹ năng tra cứu, khai thác và sử dụng thông tin còn yếu và chưa hiệu quả. Về việc lựa chọn các nguồn tin điện tử và vấn đề xác định giá trị của chúng: Việc lựa chọn thông tin điện tử để phục vụ người dùng là một thách thức lớn đối với những người làm công tác Thông tin – Thư viện nói chung và đội ngũ cán bộ Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM nói riêng. Phương thức/thủ tục truy cập các nguồn tin điện tử: đây là thách thức đòi hỏi Thư viện phải hướng đến việc đơn giản hoá tối đa các thủ tục tìm kiếm thông tin trong hệ thống, nhất là khi công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh. Các vấn đề về giao ước và bản quyền: Thư viện phải đề ra chính sách bảo vệ quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ trong khi triển khai một hệ thống thông tin có tính mở cực kỳ sâu sắc. Xác định nhóm người dùng: Thư viện phải phân định các nhóm người dùng khác nhau để có chính sách phục vụ hợp lý, trong khi đó đối tượng phục vụ của Thư viện lại rất phong phú và đa dạng. Quản lý dữ liệu và đo lường tính hiệu quả của hệ thống: Đây là việc làm thường xuyên và liên tục, tuy nhiên lại không đơn giản khi hệ thống được mở rộng và mức độ phức tạp lên cao. Mức độ phát triển của hệ thống phụ thuộc khá nhiều vào vấn đề này.
  52. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng 2.2 Quy trình xây dựng Thư viện điện tử tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Gồm có các bước sau: Bước 1: Khảo sát nhu cầu người sử dụng Bước 2: Đánh giá tiềm năng Bước 3: Phác thảo chiến lược Bước 4: Lập dự án xây dựng thư viện điện tử 3. Kết quả đạt được sau một thời gian triển khai dự án như sau: 3.1 Về nguồn lực thông tin điện tử Thư viện đã xây dựng được các bộ sưu tập tài liệu điện tử phù hợp với các ngành đào tạo hiện nay của Trường trên cổng thông tin Thư viện: và cổng Thư viện số: (kết hợp với Tailieu.vn để triển khai và xây dựng). Bộ sưu tập này sẽ được cán bộ thư viện tiếp tục xây dựng, phát triển và hoàn thiện. Website Thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật được thiết kế và đưa vào sử dụng tháng 10 năm 2011. Số lượng tài liệu đã đăng lên Website là 5.587 tài liệu, số lượt truy cập là: 3.766.541 lượt. Tài liệu thư viện số hiện có tại Thư viện: Biểu mẫu – sổ tay: 107 tài liệu; Công nghệ chế tạo máy: 484 tài liệu; Công nghệ thông tin: 887 tài liệu; Điện – Điện tử - Viễn thông: 387 tài liệu; Những bộ sưu tập nổi bật trên Website Thư viện số trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã xây dựng được: Bộ sưu tập Ngoại ngữ gồm 06 tài liệu, Bộ sưu tập Tự động hóa - Robot gồm 08 tài liệu, Bộ sưu tập Điện tử Viễn thông gồm 10 tài liệu. Ngoài ra, Thư viện cũng đã liên kết với nguồn tài nguyên số của các Trung tâm Thông tin Thư viện như: Cao Đẳng Kinh tế Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Đại học Phạm Văn Đồng, Đại học Tài Chính – Kế Toán, Khoa Du Lịch Đại học Huế, Đại học Duy Tân Đà Nẵng, Đại học Công Nghiệp, Bên cạnh đó, Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM còn được chia sẻ nguồn tài nguyên số vô cùng phong phú và bổ ích (gần 850.000 tài liệu) từ trang Tailieu.vn, góp phần đưa số khách trực tuyến của Website Thư viện tăng lên một cách đáng kể.
  53. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Các cơ sở dữ liệu toàn văn do Thư viện trường liên kết bên ngoài: Các CSDL điện tử truy cập miễn phí:  MIT Open Course Ware (Nguồn học liệu MIT)  Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (gọi tắt là VINAREN) (Vietnam Research and Education Network) Bộ sưu tập tài nguyên điện tử do Trung tâm Thông tin Thư viện Đại Học Kỹ Thuật Công nghệ TP.HCM chia sẻ Bộ sưu tập CSDL trực tuyến: Bao gồm một danh sách trên 700 tạp chí khoa học điện tử miễn phí tại: Thư viện đã xây dựng được cơ sở dữ liệu trên phần mềm thư viện số Greenstone với 07 bộ sưu tập số phục vụ cho Hội nghị Quốc tế về Công nghệ xanh và phát triển bền vững. Ngoài ra, thông qua phần mềm mã nguồn mở Dspace, Thư viện đã xây dựng được 1.362 tài liệu tham khảo và 192 tài liệu nội bộ. 3.2 Về tổ chức và quản lý thư viện điện tử Thư viện đã ứng dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp LIBOL 5.0 có chỉnh sửa, tùy biến các phân hệ để quản lý toàn bộ hoạt động của Thư viện. Xây dựng và quản lý tốt nguồn tài nguyên Thư viện và đáp ứng được phần nào nhu cầu thông tin của các đối tượng bạn đọc. Cán bộ thư viện dễ dàng nắm bắt, quản lý và kiểm tra tình hình truy xuất, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên Thư viện của người dùng tin. 3.3 Thực trạng khai thác và sử dụng thư viện điện tử của người dùng tin Số lượng người dùng tin truy cập vào trang Web của Thư viện là rất lớn: chỉ tính từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013 đã có tổng cộng: 647.623 lượt truy cập, chứng tỏ nhu cầu thông tin của người dùng tin rất cao. Kết quả điều tra xã hội học cho biết đánh giá của người dùng tin về Thư viện điện tử trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM như sau: người dùng tin của Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã sẵn sàng sử dụng loại hình thư viện điện tử để truy cập, tra cứu thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu, quản lý và giảng dạy. Tuy nhiên, thực trạng việc truy cập, khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin điện tử của người dùng tin chưa cao, chưa hiệu quả. Thư viện cần phát triển và đa dạng hóa các hoạt động Marketing để quảng bá hình ảnh, các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ thông tin, nguồn lực thông tin của Thư viện tới người dùng tin.
  54. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng 4. Nhận xét, đánh giá 4.1 Ưu điểm  Thư viện đã xây dựng được nguồn lực thông tin điện tử để phục vụ người dùng tin, trong đó có nguồn tài nguyên thông tin về lĩnh vực Khoa học – Kỹ thuật tương đối phong phú.  Nguồn lực thông tin truyền thống ngày càng được mở rộng, khối lượng tài liệu tương đối lớn. Tài liệu chuyên ngành được chú trọng phát triển.  Nguồn lực thông tin điện tử đã tạo cho Thư viện nhiều cơ hội để mở rộng khả năng hợp tác, chia sẻ với các thư viện, cơ quan thông tin ở trong và ngoài nước.  Thư viện đã tạo lập được các cơ sở dữ liệu có đầy đủ yếu tố mô tả thư mục và chỉ dẫn thư mục tới tài liệu gốc giúp người dùng tin tra cứu và khai thác dễ dàng, nhanh chóng.  Thư viện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của Thư viện và đạt được một số kết quả.  Thư viện được nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thông tin, tạo ra môi trường học tập, giải trí lý tưởng cho người dùng tin.  Thư viện đã có những sản phẩm và dịch vụ thông tin điện tử đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dùng tin, 4.2 Hạn chế Về Website của Thư viện: Giao diện các trang Web của Thư viện còn đơn điệu, chưa thân thiện với người dùng tin. Phần giới thiệu, quảng bá về Thư viện, nội dung từng tài liệu, bộ sưu tập tài liệu số của Thư viện còn sơ sài, đơn điệu, văn phong và hình thức trình bày cứng nhắc, Về nguồn lực thông tin điện tử: Nguồn lực thông tin điện tử của Thư viện vẫn chưa thực sự phong phú, đa dạng, còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng nên chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin. Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị Thư viện thiếu tính chuyên dụng và tiện nghi. Hệ thống mạng hay xảy ra sự cố gây khó khăn và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của cán bộ thư viện và người dùng tin. Về đội ngũ cán bộ thư viện: Thư viện có tất cả 17 cán bộ thư viện nhưng chỉ có 01 kỹ sư tin học nên chưa đáp ứng được một số công việc yêu cầu kiến
  55. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng thức chuyên sâu về công nghệ thông tin trong quá trình xây dựng và tổ chức, quản lý thư viện điện tử. Về phần mềm thư viện: Thư viện đang sử dụng phần mềm LIBOL phiên bản 5.0 nên khả năng tích hợp để quản lý thư viện điện tử còn hạn chế. Việc tích hợp giữa các phần mềm mã nguồn mở như: Greenstore, Dspace với phần mềm quản lý Thư viện Libol không đơn giản dẫn đến không thể quản lý tập trung. Việc cài đặt phần mềm khá phức tạp, khó tùy biến trong khi số cán bộ thư viện am hiểu về phần mềm mã nguồn mở lại rất ít. Về phía người dùng tin: Hệ quản trị thư viện tích hợp LIBOL có rất nhiều tính năng hữu ích, tuy nhiên người dùng tin vẫn chưa khai thác, sử dụng một cách hiệu quả và triệt để. Bên cạnh đó, người dùng tin cũng chưa khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên điện tử mà Thư viện đã xây dựng. Công tác bổ sung tài liệu được tiến hành thường xuyên nhưng vẫn chưa thỏa mãn tối đa nhu cầu của người dùng tin. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin của Thư viện chưa phong phú, chưa đa dạng và chất lượng chưa cao. 4.3 Nguyên nhân của những hạn chế Kinh phí đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị khai thác nguồn lực thông tin điện tử của Thư viện còn thiếu thốn và hạn chế. Công tác bảo trì, bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị của Thư viện chưa được lên kế hoạch cụ thể và tiến hành thường xuyên. Kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ thư viện còn hạn chế nên chưa làm chủ được công nghệ, chưa khai thác được tất cả các tính năng, ưu thế của phần mềm quản lý thư viện và hệ thống trang thiết bị. Sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện chưa đa dạng, phong phú và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin. Công tác đào tạo, hướng dẫn người dùng tin được tiến hành thường xuyên nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao. Việc hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin của Thư viện Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM với các thư viện trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, trở ngại do gặp phải rào cản về mặt thủ tục hành chính, chưa thống nhất về chuẩn biên mục, phần mềm quản trị thư viện chưa được sử dụng hiệu quả và đồng bộ giữa các trường, các thư viện.
  56. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM 1. Định hướng phát triển của trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 1.1 Phấn đấu trở thành một trong tốp 10 trường Đại học hàng đầu của Việt Nam theo các tiêu chí kiểm định chất lượng trường Đại học Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh là:  Nâng số lượng giảng viên lên 940 người, trong đó, số giảng viên có trình độ trên Đại học đạt trên 85%; Xây dựng, trang bị thêm một hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đảm bảo đào tạo chất lượng cao với lưu lượng 20.000 sinh viên học sinh; quản lý điều hành Nhà trường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.  Phấn đấu trở thành một trong tốp 10 trường Đại học hàng đầu của Việt Nam theo các tiêu chí kiểm định chất lượng trường Đại học, trên một số mặt ngang tầm với những trường có uy tín của các nước trong khu vực.  Trở thành một trường đa lĩnh vực.  Sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp và phát huy được năng lực của mình một cách tối đa để cống hiến cho xã hội.  Chương trình đào tạo có tính thích ứng cao, bằng cấp của Trường được công nhận một cách rộng rãi trong khu vực và thế giới.  Tạo được ảnh hưởng tích cực đến đời sống tinh thần và vật chất của xã hội, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam.
  57. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng 1.2 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và trở thành địa chỉ tin cậy trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ Chính sách chất lượng của Trường: “Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học nhằm mang đến cho người học những điều kiện tốt nhất để phát huy tiềm năng sáng tạo, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng đáp ứng nhu cầu xã hội”. Là trường đầu ngành trong hệ thống Sư phạm Kỹ thuật Việt Nam, tiếp cận, áp dụng những phương pháp và phương tiện giảng dạy mới, Trường đào tạo và bồi dưỡng những nhà giáo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có lý thuyết vững, kỹ năng thực hành cao, nghiệp vụ sư phạm giỏi; cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành tốt, phù hợp với thực tế sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Là Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Trường là một đơn vị tham mưu tin cậy cho Nhà nước trong việc hoạch định các chính sách liên quan, là chỗ dựa tin cậy cho các cơ sở đào tạo trong việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học. Việc đào tạo đa cấp, đa loại hình và ngành nghề đã tạo cho Trường một môi trường hoàn toàn chủ động từ việc nghiên cứu đến vận dụng. Mô hình này cũng tạo điều kiện cho người học được “học tập suốt đời” theo hình thức đào tạo liên thông (từ Công nhân Kỹ thuật lên các bậc cao hơn); được chọn lựa địa điểm học tại Trường hoặc tại các địa phương một cách kinh tế và hiệu quả nhất. Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Đó chính là định hướng và phương châm đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh trong suốt quá trình hình thành và phát triển gần nửa thế kỷ qua. Trường đã và đang đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ nhân lực không những chuyên sâu về kiến thức mà còn thuần thục về tay nghề. Đó là một đội ngũ nhân lực “vừa hồng vừa chuyên”; là đội ngũ có thể đứng trên rất nhiều “mặt trận”
  58. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng như: trên bục giảng, trên công trường, trong các nhà máy trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Kết quả đạt được là rất nhiều người trong hơn 400 thạc sĩ, 30.000 kỹ sư, 2.000 kỹ thuật viên và Công nhân Kỹ thuật cao được đào tạo từ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh hiện đang nắm giữ những cương vị chủ chốt trong các nhà trường, doanh nghiệp. 2. Chiến lược phát triển của Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM giai đoạn 2012-2020 2.1 Mục tiêu Để đáp ứng được nhu cầu phát triển và quy mô đào tạo của nhà trường cũng như thỏa mãn nhu cầu và khả năng khai thác của bạn đọc trong thời gian tới, Thư viện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2012 – 2020 với những mục tiêu cơ bản như sau: - Xây dựng và phát triển Thư viện ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM thành một thư viện hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ của mọi thành phần độc giả. - Xây dựng Thư viện ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM có hạ tầng trang thiết bị hiện đại, có công nghệ tiên tiến và có hoạt động dịch vụ đa dạng nhằm mang đến cho bạn đọc những điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. - Phát triển Thư viện ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM có nguồn lực thông tin phong phú về chủng loại, đa dạng về nội dung, phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường. - Phát triển Thư viện ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM thành một hạt nhân nòng cốt trong hệ thống thư viện các trường ĐH trên địa bàn để chia sẻ và khai thác nguồn tài nguyên thông tin, phục vụ nhu cầu của bạn đọc.
  59. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng - Xây dựng Thư viện ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM thành một thư viện có đội ngũ cán bộ có trình độ và kỹ năng phù hợp với đòi hỏi của xã hội. - Có quy mô và năng lực đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và đào tạo của nhà trường. - Có khả năng cung ứng những sản phẩm thông tin phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội. Là một trong những đầu mối quan trọng trong hệ thống liên kết các thư viện. - Phấn đấu thành thư viện kiểu mẫu và triển khai các hoạt động tập huấn, đào tạo ngắn hạn về thư viện. - Xây dựng môi trường học tập ngoài giảng đường thiết thực, hữu ích, đạt hiệu quả. - Cụ thể, chiến lược phát triển Thư viện bao gồm 4 nhóm nội dung cơ bản như sau: 2.2 Chiến lược hoạt động - Phục vụ nhu cầu tra cứu, học tập, nghiên cứu, giảng dạy của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường. - Phục vụ nhu cầu nghiên cứu ứng dụng và triển khai cho nhóm bạn đọc ngoài trường. - Triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong công tác đào tạo: hội thảo, hội nghị truyền hình - Phục vụ nhu cầu học tập kết hợp với thư giãn - Đảm nhận một số dịch vụ tăng nguồn thu: hợp đồng số hóa tài liệu cho các đơn vị ngoài trường, cung cấp thông tin theo gói và dịch vụ tham khảo. - Hình thành thư viện điện tử kiểu mẫu, triển khai một số hoạt động tập huấn chuyên môn, đào tạo ngắn hạn về thư viện.
  60. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng - Số hóa nguồn tài nguyên nội sinh (luận án cao học, các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm, các công trình nghiên cứu của thầy và trò nhà trường), xử lý, quản lý tài nguyên số hóa, tổ chức khai thác, phục vụ nguồn tài nguyên số. 2.3 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Đối với đội ngũ cán bộ Thư viện, mục tiêu phát triển nhân sự đến năm 2017 có đội ngũ cán bộ gồm 20 người. Trong đó dự kiến cơ cấu về trình độ như sau: Thạc sĩ: 3 Đại học: 10 Cao đẳng: 7 Về chuyên môn: Thư viện: 15 Công Nghệ Thông Tin: 5 Đối với thành phần bạn đọc: Độc giả trong trường chiếm tỉ lệ: 90% Độc giả ngoài trường chiếm tỉ lệ: 10% 2.4 Chiến lược phát triển nguồn lực thông tin tư liệu Tài liệu in: chiếm tỉ lệ đa số trong nguồn lực thông tin tư liệu của Thư viện với 75% nguồn tài liệu, trong đó phân bổ theo chuyên ngành như sau: Tài liệu khoa học kỹ thuật: 60% Khoa học tư nhiên và cơ bản: 20% Khoa học xã hội, chính trị và kinh tế: 15% Văn học và ngôn ngữ: 5% Theo loại hình tài liệu, gồm có: Sách và các ấn phẩm chuyên khảo: 90% Báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ: 10%
  61. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Tài liệu điện tử và tài liệu đa phương tiện: Ebook: 60% Online database: 20% Offline database: 10% Tài liệu nghe nhìn: 10% Trong đó phân bổ theo các nhóm ngành như sau: Nhóm ngành Cơ khí chế tạo máy: 15% Nhóm ngành Cơ khí động lực: 14% Nhóm ngành Điện - Điện tử: 12% Nhóm ngành Xây dựng và Cơ học ứng dụng: 10% Nhóm ngành Công nghệ Thông tin: 8% Nhóm ngành In và Truyền thông: 8% Nhóm ngành Công nghệ hóa học và Thực phẩm: 6% Nhóm ngành Sư phạm kỹ thuật: 6% Nhóm ngành Công nghệ may và Thời trang: 4% Nhóm ngành Kinh tế: 4% Nhóm ngành Khoa học cơ bản: 4% Nhóm ngành Ngoại Ngữ: 4% 2.5 Chiến lược xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng Về cơ cấu tổ chức: Phòng server Phòng máy tra cứu cho sinh viên (80 – 100 pc) Phòng tra cứu multimedia: TV, video, CD, DVD-ROM Phòng hội thảo chuyên đề Phòng hội nghị truyền hình Phòng xử lý, số hóa tài liệu
  62. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Sảnh thư giãn, truy cập mở Khu vực đọc tại chỗ Khu vực mượn và nhận trả tài liệu Phòng dịch vụ thông tin tư liệu và tham khảo Phòng xử lý tài liệu Về hệ thống hạ tầng trang thiết bị: Hệ thống máy chủ Hệ thống máy tra cứu Hệ thống thiết bị multimedia Hệ thống thiết bị truy cập cầm tay Hệ thống số hóa và xử lý tài liệu điện tử Hệ thống dữ liệu, cơ sở dữ liệu Hệ thống an ninh, kiểm soát, giám sát người dùng 3. Dự báo về sự phát triển lực lượng người dùng tin và nhu cầu thông tin của người dùng tin tại Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 3.1 Sự phát triển lực lượng người dùng tin Người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh là toàn thể cán bộ, công nhân viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên các ngành đào tạo chính quy, từ xa, tại chức và một số lượng nhỏ người dùng tin là bạn đọc ngoài nhà trường Theo số liệu thống kê (15/11/2012) số lượng bạn đọc của Thư viện cụ thể như sau:
  63. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng Lượt bạn đọc và lượt mượn qua các năm Năm Lượt bạn đọc Lượt tài liệu mượn 2008 209924 442244 2009 212141 440166 2010 214340 400444 2011 218625 428237 2012 231048 414792 2013 9890 11360 Tỷ lệ cấp thẻ cho bạn đọc qua các năm Năm Số thẻ 2008 - 2009 4018 2009 - 2010 4200 2010 - 2011 3998 2011 - 2012 4889 2012 - 2013 6290 Trong những năm qua, việc cải tiến phương pháp giảng dạy và mở rộng quy mô đào tạo của nhà trường đã làm cho số lượng sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, cán bộ và giảng viên ngày càng tăng. Nhờ đó mà số lượng bạn đọc của Thư viện cũng tăng lên đáng kể. Qua thống kê, phân tích đặc điểm người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, có thể chia đối tượng người dùng tin thành 3 nhóm chính như sau: - Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý
  64. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng - Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu - Sinh viên và học viên 3.2 Nhu cầu của người dùng tin Nhu cầu đọc: là thái độ nhận thức hoặc cảm thụ của người đọc đối với hoạt động đọc như đối với hoạt động cần thiết của cuộc sống mà nhờ đó nhu cầu giao tiếp, nhận thức, thẩm mỹ được thỏa mãn. Nhu cầu đọc là nhân tố quan trọng nhất của hoạt động đọc, là nguyên nhân đầu tiên dấn đến hoạt động đọc. Nhu cầu đọc tập trung khả năng nhận thức của con người về một đối tượng cụ thể, nhờ đó hoạt động đọc đạt được hiệu quả tốt hơn. Việc nắm bắt được đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của người dùng tin có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động Thông tin Thư viện, thông qua việc nắm bắt được nhu cầu tin của người dùng tin mà Thư viện có thể đáp ứng một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác những nhu cầu thông tin đó. Đây là nhiệm vụ hàng đầu của các thư viện nói chung và Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM nói riêng: 3.2.1 Đặc điểm người dùng tin  Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý: Cán bộ lãnh đạo, quản lý là người trực tiếp ra quyết định để giải quyết các công việc của cơ quan. Cán bộ lãnh đạo có chức vụ, cấp bậc càng cao thì ảnh hưởng của quyết định càng lớn. Chất lượng của các quyết định phụ thuộc rất lớn vào nguồn thông tin mà người ra quyết định thu thập được. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM hiện có 698 cán bộ, viên chức, với số lượng cán bộ như vậy, nhu cầu thu thập, khai thác thông tin rất lớn. Nhóm đối tượng này có cường độ lao động cao, có quỹ thời gian không ổn định, chiếm số lượng khá lớn, có chức vụ từ cấp phó phòng, khoa, ban trở lên. Cán bộ lãnh đạo, quản lý có công việc chủ yếu là tham gia vào công tác quản lý theo
  65. Khóa luận tốt nghiệp Đại học/ Nguyễn Mạnh Thắng chuyên môn bổ nhiệm công tác và nhiều người là cán bộ quản lý kiêm giảng dạy. Đây là đội ngũ cán bộ quan trọng thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhà trường.  Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy: Trường hiện có 538 giảng viên, trong đó số cán bộ, viên chức có trình độ trên Đại học đạt gần 60%, trên 100 giảng viên của trường tích cực nghiên cứu khoa học và phát huy mạnh mẽ việc áp dụng nhiều phương pháp giảng daỵ tiên tiến theo hướng tích cực hóa người học. Đây là lực lượng quyết định quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Cán bộ nghiên cứu, giảng viên vừa là người sử dụng thông tin, đồng thời cũng là người tái tạo thông tin. Đây là những người dùng tin hiểu được nguồn tin và loại thông tin mà họ cần và có khả năng tự xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới. Giảng viên của trường là những người có trình độ học vấn, có quỹ thời gian tương đối ổn định để thu thập, chọn lựa thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy của họ.  Sinh viên và học viên Đa số sinh viên là những người có tuổi đời còn trẻ, có trình độ học vấn và trình độ ngoại ngữ, tin học. Sinh viên là đối tượng người dùng tin có quỹ thời gian không ổn định, ngoài thời gian học tập ở trường thì họ còn tham giavào các hoạt động ngoại khóa khác. Học viên cao học và sinh viên năm cuối là những giảng viên Đại học, cán bộ quản lý, cử nhân, trong tương lai. Đây là những bạn đọc tích cực nhất của Thư viện và có nhu cầu thông tin cao. Họ sử dụng Thư viện để tìm kiếm, tham khảo tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu khoa học, làm luận văn, đồ án, luận án tốt nghiệp.