Khóa luận Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_mo_cua_thi_truong_bao_hiem_cua_mot_so_nuoc_trong_k.pdf
Nội dung text: Khóa luận Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Đặng Thanh Phong Lớp : Anh 13 Khóa : 41D - KTNT Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Xuân Nữ Hà Nội, 11/2006
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Thương mại và trường ĐH Ngoại thương (2003), Kỷ yếu hội thảo khoa học Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Bộ tài chính (2005), Nhìn lại một năm thực hiện chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội. 3. Hồ Sĩ Sà (2000), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội. 4. Hoàng Văn Châu (2006), Giáo trình bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại, NXB Thống kê, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Định (2003), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội. 7. Tập đoàn tài chính Bảo Việt (2005 – 2006), Tạp chí Bảo hiểm, Hà Nội. 8. Trung tâm Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (2006), Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Hà Nội. 9. Trường ĐH Ngoại thương (2004), Kỷ yếu hội thảo khoa học Thương mại quốc tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 10. Viện khoa học xã hội Việt Nam (06/2006), Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Hà Nội. 11. Viện khoa học xã hội Việt Nam (08/2006), Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Hà Nội. 12. Viện khoa học tài chính (04/2005), Đánh giá tác động của việc mở cửa thị trường đối với ngành bảo hiểm Việt Nam và giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội.
- II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 1. Asian Insurance Review (06/2005), Bancassurance – Making it work. But for whom? 2. Jerome Yeatman (1999), International textbook on insurance, Paris National Insurance University, France. 3. Sivam Subamaniam (2004), Challenges facing regulators, insurers and banks in the bancassurance arena, Hongkong. 4. Jorn F. Kristensen and Ang Yew-Lee (2006), The Singapore insurance market, Singapore. III. CÁC TRANG WEB 1. 2. 3. www.celent.com/ /20030731/ITSpendingIns.htm 4. 5. 6. 7. 8. 9. www.taiwanratings.com/ /sld013.htm 10.
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ những năm 90 của thế kỷ trước, khái niệm hội nhập và mở cửa đã trở thành một khái niệm quen thuộc, phổ biến trong mọi ngành nghề cũng như mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Thế nhưng bài toán hội nhập và mở cửa như thế nào, ở mức độ ra sao vẫn chưa bao giờ có một lời giải xác đáng. Khi Việt Nam đang nỗ lực đàm phán để kết thúc quá trình gia nhập WTO thì cũng là lúc chúng ta phải tính đến một kịch bản mới cho nền kinh tế – kịch bản hậu WTO. Giờ đây, thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới đã được xác định, hiện thực hoá quá trình hội nhập không còn là điều trong tưởng tượng nữa. Dù muốn hay không chúng ta cũng phải tiến hành mở cửa sâu sắc hơn nền kinh tế của mình. Lĩnh vực bảo hiểm là một lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế. Bảo hiểm không chỉ có tác dụng hạn chế hậu quả gây ra bởi rủi ro đối với cá nhân hay tổ chức, nó còn đóng vai trò đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cả một ngành nghề, một lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Với chính sách mở cửa được đánh giá là thông thoáng hơn các nước láng giềng, trong gần 10 năm qua thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chứng kiến sự tham gia của rất nhiều các nhà bảo hiểm tên tuổi trên thế giới như Prudential, Manulife, Great Eastern, ACE, Préveire ; phí bảo hiểm liên tục tăng cùng với con số hợp đồng được ký mới cũng gia tăng nhanh chóng qua các năm. Tuy nhiên, song song với những thành tựu đạt được từ quá trình mở cửa, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập: bất cập về quy mô thị trường, về năng lực hoạt động, khả năng tài chính Tham gia vào một sân chơi lớn, bình đẳng hơn nhưng cũng khó khăn hơn, điều thiết yếu đặt ra đối với chúng ta là phải trang bị cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu đồng thời xây dựng những định hướng rõ ràng để có thể hội nhập và mở cửa một cách thành công. Đặng Thanh Phong 1 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Việc tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm, chính sách cũng như đường lối của các nước trong khu vực, những nước có những đặc điểm kinh tế xã hội tương đồng với chúng ta là một việc làm vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là việc làm nhằm tìm hiểu rõ hơn về thị trường bảo hiểm các nước đồng thời cũng là quá trình đi tìm lời giải cho bài toán hội nhập của thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Từ những yêu cầu thiết thực đó em đã lựa chọn đề tài “Mở cửa thị trường bảo hiểm ở một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”. Đề tài nêu lên những kinh nghiệm và bài học quý báu của các nước có thể áp dụng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay và trong những năm tới khi thị trường bảo hiểm Việt Nam đã hội nhập đầy đủ. 2. Mục đích nghiên cứu Khoá luận đi sâu nghiên cứu các kinh nghiệm và chính sách mở cửa thị trường bảo hiểm của các nước trong khu vực bao gồm những nước điển hình như Trung Quốc, Thái Lan và Singapore. Từ đó, dựa trên những chính sách và chủ trương của Nhà nước xuất phát từ nội tại nền kinh tế, khoá luận đưa ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình mở cửa của thị trường bảo hiểm Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu Với mục đích như vậy, khoá luận tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển thị trường bảo hiểm tại các nước, thực trạng thị trường bảo hiểm hiện nay và chính sách mở cửa của những nước này trên cơ sở nghiên cứu và chọn lọc những đặc điểm sáng tạo nổi bật của các nước có thể áp dụng với tình hình cụ thể của Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là bảo hiểm và thị trường bảo hiểm. Đi vào chi tiết, khoá luận tìm hiểu những đặc điểm và hội nhập Đặng Thanh Phong 2 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam của thị trường bảo hiểm các nước trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Thái Lan và Singapore. - Về phạm vi nghiên cứu: Khoá luận giới hạn trong phạm vi thị trường bảo hiểm một số nước trong khu vực, những kinh nghiệm và bài học trong quá trình mở cửa của những nước này. Tuy nhiên để có được cái nhìn toàn cảnh và nhằm đưa ra những bài học có ý nghĩa thực tiễn đối với thị trường bảo hiểm trong nước, khoá luận cũng xem xét vấn đề trên bình diện thị trường bảo hiểm thế giới và thực trạng của thị trường bảo hiểm Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp chuyên gia, - Phương pháp nghiên cứu tại bàn bao gồm tập hợp số liệu và phân tích, thu thập tài liệu, quan sát và đánh giá. - Phương pháp tư duy lô-gic Trong quá trình nghiên cứu, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Thạc sỹ Nguyễn Xuân Nữ, người đã tận tâm giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Đặng Thanh Phong 3 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VÀ THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM 1. Định nghĩa bảo hiểm Bảo hiểm là một lĩnh vực ra đời sau của thị trường tài chính nhưng nó đã phát triển với tốc độ rất nhanh chóng. Có nhiều nghiên cứu về bảo hiểm và do đó các định nghĩa về bảo hiểm cũng rất đa dạng, tập trung xem xét trên những khía cạnh khác nhau. Có một số định nghĩa về bảo hiểm như: “Bảo hiểm là một phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng khả năng gặp một loại rủi ro nào đó đóng góp tạo nên”. Định nghĩa này mới chỉ đề cập đến phương pháp lập quỹ dự trữ bảo hiểm, mà chưa rõ phương thức sử dụng nó. Một định nghĩa khác đơn giản hơn xét trên khía cạnh tổn thất và bồi thường tổn thất: “Bảo hiểm là việc cam kết hoàn trả tiền trong trường hợp tổn thất xảy ra cho một cá nhân hay tổ chức đã dự phòng thảm hoạ xảy ra và trả tiền trước đó cho công ty bảo hiểm” Theo khía cạnh luật pháp và kinh tế học, bảo hiểm là một dạng kiểm soát rủi ro trước hết được dùng để bảo đảm đối với những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại về tài chính. Một cách chính xác, bảo hiểm được định nghĩa là việc chuyển nguy cơ rủi ro từ một chủ thể sang một chủ thể khác tương ứng theo mức phí xác định hợp lý. Và, một cách chung nhất và mang tính bản chất nhất, có thể định nghĩa bảo hiểm như sau: “Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường (theo quy luật thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba”. Điều này có Đặng Thanh Phong 4 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm. 2. Những nguyên tắc của bảo hiểm 2.1 Nguyên tắc số đông bù số ít Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể thiếu được trong bất kỳ một nghiệp vụ bảo hiểm nào, theo đó hậu quả rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy. Theo nguyên tắc này, càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm tích tụ được càng lớn, việc chi trả càng trở nên dễ dàng hơn, rủi ro được san sẻ cho nhiều người hơn. Thông thường, một sản phẩm bảo hiểm chỉ có thể được triển khai khi có nhiều nhu cầu về cùng một loại bảo đảm nào đó. 2.2 Rủi ro có thể được bảo hiểm Nguyên tắc này đảm bảo cho các công ty bảo hiểm những điều kiện cần thiết để không bị bồi thường những rủi ro không phải do hành động bất ngờ không lường trước được xảy ra. Chẳng hạn, những rủi ro do cố ý của người được bảo hiểm hoặc những rủi ro gần như chắc chắn xảy ra, ví dụ như một chiếc thuyền đi biển đã cũ, tuổi tàu già và không đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cần thiết. Như vậy, các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy ra thì bị từ chối bảo hiểm. Thêm vào đó, nguyên nhân gây ra rủi ro có thể được bảo hiểm phải là nguyên nhân khách quan, không cố ý. Để đảm bảo nguyên tắc này, trong đơn bảo hiểm luôn có các rủi ro loại trừ tuỳ thuộc vào từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau. Đối với các rủi ro được Đặng Thanh Phong 5 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nhận bảo hiểm lại có thể xem xét để phân loại, sắp xếp theo từng mức độ khác nhau nếu cần thiết và áp dụng mức phí thích hợp. 2.3 Phân tán rủi ro Khi nhận bảo hiểm từ người tham gia bảo hiểm nghĩa là công ty bảo hiểm đã tự mình ràng buộc trách nhiệm đối với những tổn thất và hư hại xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các công ty bảo hiểm với tiềm lực tài chính chưa mạnh, quỹ bảo hiểm chưa nhiều trong khi giá trị bảo hiểm lại lớn mà trong điều kiện kinh tế thị trường, các công ty không thể từ chối khách hàng của mình. Điều này dẫn đến việc họ phải phân tán rủi ro để tự bảo hiểm cho hoạt động của chính mình. Phân tán rủi ro có thể thực hiện qua hai hình thức: đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm. Về mục đích, hai phương thức này đều giống nhau song về hình thức lại khác nhau. Đồng bảo hiểm là hình thức nhiều nhà bảo hiểm cùng nhận bảo hiểm cho một rủi ro có giá trị lớn. Trong khi đó, tái bảo hiểm là hình thức một công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm cho một loại rủi ro nhất định sau đó nhượng bớt một phần rủi ro cho một hoặc nhiều nhà bảo hiểm khác. 2.4 Trung thực tuyệt đối Nguyên tắc trung thực tuyệt đối áp dụng cho cả hai bên tham gia trong hợp đồng bảo hiểm, đó là người mua – bên tham gia bảo hiểm và người bán – công ty nhận bảo hiểm. Đối với công ty bảo hiểm, họ phải đảm bảo đưa ra những điều kiện hợp đồng phù hợp, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên. Khi xảy ra tổn thất, quyền lợi của người được bảo hiểm, việc thanh toán số tiền bảo hiểm, các thủ tục giải quyết có nhanh chóng và thuận lợi hay không là tuỳ thuộc vào tính “trung thực tuyệt đối” của người bán sản phẩm bảo hiểm. Ngược lại, đối với người tham gia bảo hiểm, anh ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho công ty bảo hiểm trong việc xác minh đối tượng bảo hiểm để Đặng Thanh Phong 6 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam làm điều kiện cần thiết cho việc xây dựng hợp đồng bảo hiểm. Trung thực tuyệt đối trong khai báo và giám định khi tổn thất xảy ra. Nói tóm lại, trung thực tuyệt đối là điều kiện bắt buộc của cả người bán và người mua trong hợp đồng bảo hiểm, không những thế nó còn thể hiện thiện chí của các bên tham gia – một điều hết sức cần thiết trong kinh doanh. 2.5 Quyền lợi có thể được bảo hiểm Nhằm tránh việc trục lợi từ các hợp đồng bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, trong bất kỳ mọi trường hợp người tham gia bảo hiểm phải có mối quan hệ với đối tượng được bảo hiểm và được pháp luật công nhận. Mối quan hệ này có thể thể hiện bằng quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền tài sản hay nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. 3. Tác dụng của bảo hiểm Là đứa con sinh sau đẻ muộn trong thị trường tài chính nhưng thị trường bảo hiểm đã có tốc độ phát triển nhanh chóng trong những thập niên qua. Trên thế giới, doanh thu từ bảo hiểm ngày càng chiếm thị phần lớn hơn trong GDP của các nước. Không phải ngẫu nhiên bảo hiểm lại có thể được ưu ái như vậy, nó có một chỗ đứng thiết thực không chỉ trong nền kinh tế mà cả trong đời sống chính trị, xã hội của một quốc gia. - Trước hết, bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước những tổn thất xảy ra. Rủi ro do thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập, sản xuất kinh doanh của các cá nhân và đơn vị. Tổn thất đó được bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường về tài chính để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Tác dụng này phù hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông tham gia. - Bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho các cá nhân, doanh nghiệp. Đặng Thanh Phong 7 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - Bảo hiểm góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách Nhà nước. Với quỹ huy động từ sự tham gia của các thành viên, công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời sống, nhà nước do đó giảm được một phần ngân sách trợ giúp. Mặt khác, hoạt động bảo hiểm nhất là bảo hiểm thương mại có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua thuế và các khoản đóng góp khác. - Bảo hiểm là một phương thức huy động vốn, là một công cụ trên thị trường tài chính. Bảo hiểm thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế xã hội. - Bảo hiểm còn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm. - Bảo hiểm thu hút một số lượng lao động nhất định của xã hội, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội. - Cuối cùng, bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức kinh tế xã hội, giúp họ yên tâm và ổn định trong cuộc sống, sinh hoạt và trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, bảo hiểm chính là cánh tay vịn cho nền kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. II. THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM 1. Khái niệm thị trƣờng bảo hiểm Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Nền sản xuất hàng hoá tạo điều kiện cho sự ra đời của thị trường và ngược lại, thị trường thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển. Quan niệm chung nhất về thị trường là “thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh gắn liền với một không gian nhất định” [5]. Đặng Thanh Phong 8 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Trong thị trường diễn ra hành vi cơ bản là mua và bán. Thông qua mua và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ, người mua tìm được cái mình cần và người bán bán được cái mình có với giá cả được thoả thuận một cách tự do. Như vậy, thị trường bảo hiểm có thể hiểu đơn giản là nơi mua và bán các sản phẩm bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt; là loại sản phẩm vô hình không thể cảm nhận được hình dáng, màu sắc, kích thước, quy mô Sản phẩm bảo hiểm còn đặc biệt ở chỗ nó không được bảo hộ bản quyền, do vậy một sản phẩm bảo hiểm của công ty này cũng giống như một loại hình bảo hiểm ở công ty khác, sản phẩm bảo hiểm ở nước này cũng tương tự như sản phẩm bảo hiểm ở một nước khác. Trên thị trường bảo hiểm, người ta bỏ tiền mua cái mà người ta không mong đợi sự kiện bảo hiểm đó sẽ đến với mình để được bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Tham gia thị trường bảo hiểm có người mua, tức khách hàng, người bán và các tổ chức trung gian – những người môi giới bảo hiểm. Người mua có thể là cá nhân hay tổ chức sở hữu tài sản hay có trách nhiệm dân sự trước pháp luật, tính mạng hoặc thân thể có thể gặp rủi ro không lường trước được. Việc chống lại rủi ro là không thể do vậy người ta tìm cách hạn chế hậu quả của rủi ro đó bằng cách mua bảo hiểm cho những rủi ro có thể xảy ra. Khách hàng gồm có khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng – khách hàng tương lai. Khách hàng hiện tại là khách hàng đang tham gia quá trình mua và sử dụng một dịch vụ bảo hiểm nào đó. Khách hàng tiềm năng là khách hàng có thể sẽ mua và sử dụng sản phẩm đó trong tương lai. Người bán là các doanh nghiệp bảo hiểm. Theo tính chất sở hữu, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chia thành nhiều loại như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp liên doanh ; theo quy mô tổ chức có thể chia thành tổng công ty, công ty ; hoặc theo loại hình kinh doanh có thể chia doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm dầu khí Các tổ chức trung gian đóng vai trò là cầu nối giữa người mua với người bán. Tổ Đặng Thanh Phong 9 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam chức trung gian gồm các công ty môi giới hoặc các đại lý bảo hiểm. Hình thức tổ chức và đặc trưng của các công ty này có thể khác nhau. 2. Những đặc trƣng cơ bản của thị trƣờng bảo hiểm 2.1 Những đặc trưng chung Cũng giống như các thị trường khác, thị trường bảo hiểm có những đặc trưng chung của các thị trường thông thường đó là: 2.1.1 Vận động của thị trường bảo hiểm tuân theo quy luật giá trị Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Giá bảo hiểm thực chất là phí bảo hiểm. Đó chính là số tiền mà người mua phải trả cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm về một dịch vụ bảo hiểm nào đó trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên. Việc thoả thuận phí bảo hiểm trên cơ sở bình đẳng và tự do giữa hai bên nên có thể coi đó là giá chấp nhận của thị trường. Phí bảo hiểm bao gồm phí thuần và phụ phí (hay phí hoạt động trong bảo hiểm nhân thọ). Phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở số tiền bảo hiểm (số tiền người mua chấp nhận với người bán đưa ra) nhân với tỷ lệ phí bảo hiểm (r). Trong thị trường bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm có giá trị càng lớn chẳng hạn một toà nhà, một con tàu chuyên chở hàng hoá có giá trị cao thì phí bảo hiểm sẽ càng lớn. Ngược lại, một đối tượng bảo hiểm có giá trị thấp hơn thì phí bảo hiểm tương ứng sẽ nhỏ. 2.1.2 Thị trường bảo hiểm biến động theo quy luật cung cầu Cung về bảo hiểm do các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện. Các doanh nghiệp bảo hiểm xuất hiện ngày càng nhiều, trong khi các sản Đặng Thanh Phong 10 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam phẩm bảo hiểm cũng luôn đa dạng theo nhu cầu của xã hội. Cung các sản phẩm bảo hiểm luôn phát triển phụ thuộc vào quá trình phát triển của xã hội, quá trình này ngày càng phụ thuộc mạnh mẽ vào sự phát triển của khoa học công nghệ, của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá. Cầu về bảo hiểm của dân cư, của các tổ chức kinh tế, xã hội cũng không ngừng tăng lên. Đối với các tổ chức và các doanh nghiệp, việc đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng. Nó ngày càng trở nên thiết yếu và có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp nhất là khi cạnh tranh và xu hướng hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Đối với các cá nhân, khi đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu đảm bảo an toàn càng trở nên quan trọng. Chính vì thế, nhu cầu về các sản phẩm bảo hiểm cũng không ngừng gia tăng. Sự biến động của cung và cầu làm cho thị trường bảo hiểm luôn biến động. Gia tăng của cầu dẫn đến gia tăng của cung, và dẫn đến giá cả giảm xuống điều chỉnh ngược lại lượng cung. 2.1.3 Thị trường bảo hiểm tuân theo quy luật cạnh tranh Khái niệm thị trường gắn liền với khái niệm cạnh tranh và đào thải. Cũng giống như các thị trường khác, cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm diễn ra gay gắt. Đặc biệt, khi mà các sản phẩm bảo hiểm không được bảo hộ bản quyền, các sản phẩm bảo hiểm tương đối giống nhau thì cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm lại càng khó khăn hơn. Việc cá biệt hóa sản phẩm, việc chiếm lĩnh thị phần trong phân đoạn khách hàng mục tiêu chỉ còn có thể thực hiện được thông qua giảm giá, quảng cáo, các hình thức khuyến mãi Cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến phá sản hoặc liên kết. Liên kết thường diễn ra giữa các doanh nghiệp có tiềm lực yếu do quy mô nhỏ hoặc mới xuất hiện trên thị trường. Xu hướng sáp nhập và mua lại cũng là hệ quả của quá trình cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm. Đặng Thanh Phong 11 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Tuy nhiên, liên kết hay sáp nhập không chỉ là tất yếu mà còn là nhu cầu của thị trường bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm cần có lượng vốn đủ lớn để có thể đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm gia tăng cả về số lượng cũng như quy mô của thị trường. Các hoạt động tài chính do các công ty bảo hiểm tiến hành cũng cần một khối lượng vốn lớn để chuyên nghiệp hoá nghiệp vụ này tại các công ty bảo hiểm. 2.2 Những đặc trưng riêng Ngoài các đặc trưng chung cơ bản trên, thị trường bảo hiểm còn có những đặc điểm rất riêng so với các thị trường khác. 2.2.1 Thị trường bảo hiểm là nơi trao đổi một loại hàng hoá đặc biệt Những người mua và người bán tham gia mua và bán thứ hàng hoá mà người ta không hề mong đợi nó xảy ra, đó là rủi ro. Người mua không mong nó xảy ra vì nó làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Anh ta trả tiền cho công ty kinh doanh bảo hiểm để đổi lấy sự an tâm và mong muốn được đảm bảo trước một rủi ro không lường trước được trong tương lai. Cũng như vậy, người bán không mong muốn rủi ro xảy ra vì anh ta phải trả tiền bồi thường, phải tiến hành các hoạt động xác minh, giám định. Tuy nhiên, chính những rủi ro, những sự bấp bênh, tai nạn và thảm họa ấy lại chính là cơ sở để hình thành thị trường bảo hiểm, là cơ sở cho hoạt động của hàng nghìn hãng kinh doanh bảo hiểm lớn nhỏ hiện nay. Ngoài ra, hàng hoá mua bán trên thị trường bảo hiểm là loại hàng hoá không có bản quyền và không được bảo hộ bản quyền. Chính vì thế, các sản phẩm bảo hiểm của các công ty khác nhau thường giống nhau về các điều khoản, chế độ bồi thường, trách nhiệm và nghĩa vụ Tóm lại, hàng hoá lưu thông trên thị trường này có những đặc điểm rất khác biệt so với những hàng hoá thông thường khác. Việc xác định tính chất và đặc điểm của sản phẩm giúp xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, các Đặng Thanh Phong 12 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam phương thức tiếp cận khách hàng, đồng thời có các chiến lược về giá cả, về sản phẩm cho phù hợp. 2.2.2 Thị trường bảo hiểm là thị trường dịch vụ tài chính và có liên quan mật thiết với nguồn vốn xã hội Mặc dù kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là rủi ro, song thị trường bảo hiểm lại là một thị trường dịch vụ tài chính. Các hoạt động mua bán bảo hiểm, những thăng trầm của thị trường luôn đồng nghĩa với việc nguồn cung cầu vốn trên thị trường nhiều hay ít, mức đầu tư của xã hội lớn hay nhỏ. Hoạt động kinh doanh của những người bán – các hãng bảo hiểm là thu phí từ một số lượng lớn người tham gia bảo hiểm, việc kinh doanh và thu phí này dẫn đến tập trung một số lượng vốn lớn trong tay các hãng bảo hiểm, nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, các hãng bảo hiểm dùng nguồn vốn này tiến hành đầu tư trở lại nền kinh tế chẳng hạn như mua cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư vào các dự án để thu lợi nhuận. Tại Việt Nam, các hoạt động này ngày càng được các doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng, cải thiện và đang nhận được sự quan tâm đúng mức. Thông qua hoạt động đa dạng hoá đầu tư, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thu được nhiều kết quả quan trọng từ đầu tư tài chính; hoạt động đầu tư tài chính từ đó tạo nên phần lớn lợi nhuận cho các doanh nghiệp bảo hiểm và trở thành xương sống nâng đỡ cho các doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Đồng thời, hoạt động này cũng là một trong những nguồn cung vốn quan trọng cho nền kinh tế. Hình 1: Cơ cấu đầu tƣ của các doanh nghiệp bảo hiểm theo danh mục đầu tƣ 2003 – 2004 (đơn vị: tỷ đồng) Đặng Thanh Phong 13 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 25000 Bất động sản, 2.140 cho vay, uỷ thác đầu tư 20000 832 Cổ phiếu, trái 15000 1.183 phiếu doanh 439 nghiệp 20.030 10000 12.980 Gửi tiền tại các tổ chức tín 5000 dụng, trái phiếu chính phủ 0 2003 2004 Nguồn: Tổng quan thị trường Bảo hiểm Việt Nam năm 2004 – Bộ tài chính Chính vì có đặc điểm này, một số loại hình bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm an sinh giáo dục vừa mang tính chất là một sản phẩm bảo hiểm vừa mang tính chất là một hình thức tiết kiệm và huy động tiết kiệm trong dân chúng. Tỷ lệ phí bảo hiểm do đó cũng thường gắn bó trực tiếp với tỷ lệ lãi suất ngân hàng và mức lạm phát của nền kinh tế. Một hệ quả quan trọng nữa, chính vì thị trường bảo hiểm là thị trường dịch vụ tài chính và có ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế xã hội nên cho dù ở bất cứ đâu, nó cũng chịu sự kiểm tra, kiểm soát rất chặt chẽ của Nhà nước. Nhà nước thường can thiệp khá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Các cơ quan chuyên trách trong chính phủ xét duyệt biểu phí, xác định giới hạn trách nhiệm bảo hiểm phải bồi thường trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, quyết định hình thức tham gia – bắt buộc hay tự nguyện. Chỉ có ở thị trường bảo hiểm, người mua mới bị bắt buộc mua – tham gia bảo hiểm. Cũng chính vì lẽ này, các nước thường rất thận trọng và tính toán kỹ trong quá trình hội nhập thị trường bảo hiểm của mình. 3. Phân loại thị trƣờng bảo hiểm Đặng Thanh Phong 14 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Cách thức và tiêu chí phân loại luôn luôn gắn liền với mục đích nghiên cứu; phân loại thị trường bảo hiểm cũng vậy. Trong mỗi một thị trường chung lại có những thị trường riêng. Chẳng hạn, khi chúng ta nói đến thị trường bảo hiểm Bắc Mỹ, thì Bắc Mỹ là một thị trường bảo hiểm so với thị trường bảo hiểm Tây Âu, Đông Bắc Á Tuy nhiên, trong thị trường bảo hiểm Bắc Mỹ lại bao gồm nhiều thị trường nhỏ như thị trường bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thương mại 3.1 Phân loại theo tiêu chí địa lý Cách phân loại thị trường Bắc Mỹ, thị trường Tây Âu, Đông Bắc Á như trên là phân loại theo khu vực địa lý. Tại mỗi khu vực có thể phân loại ở cấp nhỏ hơn nữa như thị trường bảo hiểm Hoa Kỳ, thị trường bảo hiểm Canada, thị trường bảo hiểm Đức, Nhật Bằng cách phân loại này, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể xác định các đơn vị thị trường mục tiêu cho mình vì suy cho cùng, mỗi khu vực thị trường phân chia theo khu vực địa lý đều có những đặc điểm tương đồng nhất định về tâm lý, nhân khẩu, về thói quen tiêu dùng hay về thu nhập. 3.2 Phân loại theo đặc điểm sản phẩm Các sản phẩm bảo hiểm vô cùng phong phú và đa dạng, các sản phẩm này phát triển từng ngày theo yêu cầu cũng như trình độ phát triển của đời sống xã hội. Theo đó, chúng ta có thể phân loại thành thị trường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm thương mại, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Việc phân loại này nhằm mục đích xem xét sâu hơn các khía cạnh của từng thị trường trên cơ sở phân tích kỹ hơn đặc điểm của sản phẩm, thói quen tiêu dùng, và các biện pháp thúc đẩy cầu của thị trường, giúp các hãng kinh doanh bảo hiểm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Đặng Thanh Phong 15 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Trong khuôn khổ của khóa luận này, chỉ xin tập trung nghiên cứu thị trường bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm thương mại – hai loại hình sản phẩm có ảnh hưởng lớn và sâu sắc nhất tới nền kinh tế và có liên quan chặt chẽ với khái niệm thị trường và mở cửa thị trường như được đề cập trong tên đề tài. 3.2 Phân loại theo nhân khẩu học Phân chia thị trường theo nhân khẩu học là phương pháp tiên tiến và tổng hợp. Nó dựa trên một loạt các yếu tố về giới, tuổi, quy mô gia đình, chu kỳ sống, thu nhập, trình độ văn hóa, tôn giáo, dân tộc Những tiêu chí này có liên quan trực tiếp tới việc xác định các đối tượng khách hàng tham gia thị trường bảo hiểm, có thể là khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại hay khách hàng tương lai Thông qua phương pháp phân loại theo nhân khẩu học, các hãng bảo hiểm có thể đề ra những chính sách nhất định nhằm lôi kéo họ tham gia vào thị trường của mình. Ngoài các tiêu chí trên, thị trường bảo hiểm cũng có thể phân loại theo tâm lý, theo hành vi người tiêu dùng III. XU HƢỚNG HỘI NHẬP CỦA NGÀNH BẢO HIỂM TRONG NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU HOÁ CỦA THẾ GIỚI 1. Tính tất yếu của hội nhập ngành bảo hiểm Trước hết, xu thế hoà bình, hội nhập, hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi thiết yếu, các nước đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế và thực hiện chính sách mở cửa. Các nền kinh tế ngày càng gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Các thể chế đa phương thế giới và khu vực có vai trò ngày càng tăng. Toàn cầu hóa chính là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Trong hoàn cảnh đó, lĩnh vực dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi mỗi quốc Đặng Thanh Phong 16 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam gia, chính phủ và mỗi ngành của nền kinh tế quốc dân phải có những điều chỉnh thích hợp, theo hướng từng bước hoà nhập vào khuôn khổ pháp lý, cơ cấu tổ chức, trình độ phát triển của thế giới và khu vực. Chính vì thế, các nước đang phải xây dựng cho mình những chính sách kinh tế, tài chính phù hợp và hợp lý, cho phép thúc đẩy sự tự do hoá dịch vụ tài chính để sao cho theo kịp với nhịp độ hợp tác và hội nhập của khu vực cũng như thế giới. Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ở thế kỷ trước và công nghệ sinh học dự kiến sẽ xảy ra trong thế kỷ này là hai động lực chính dẫn đến những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế chính trị loài người. Các nước gắn kết lại gần nhau hơn dẫn tới hình thành các mạng liên kết toàn cầu. Những thành tựu do những tiến bộ khoa học đó mang lại đã thúc đẩy hơn nữa quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành bảo hiểm với những đặc trưng của mình cũng không thể đứng ngoài xu thế này. Thứ ba, trong bối cảnh các nước đều ưu tiên cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, xuất phát từ đòi hỏi khách quan trong nội tại nền kinh tế của mình, hội nhập trong ngành bảo hiểm rất đáng được quan tâm chú ý trong hội nhập dịch vụ tài chính nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, tranh thủ công nghệ và kinh nghiệm của nước ngoài tạo bước đột phá phát triển cho các doanh nghiệp trong nước. Thứ tư, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là ngành dịch vụ mang tính quốc tế sâu sắc. Điều đó xuất phát từ bản chất bảo hiểm theo nguyên tắc phân bổ rủi ro trong số đông, không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà có thể di chuyển giữa nhiều nước với nhau, có liên quan đến quyền lợi của các tổ chức và cá nhân thuộc nhiều quốc gia khác nhau, điển hình như trong bảo hiểm xuất nhập khẩu, tái bảo hiểm. Thứ năm, thế giới ngày nay đang đứng trước những nguy cơ lớn mang tính toàn cầu như khủng bố, thiên tai, bệnh dịch Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân cũng như tính mạng của con người luôn luôn Đặng Thanh Phong 17 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam bị đe doạ. Vấn đề đặt ra không chỉ là thách thức đối với một cá nhân, một doanh nghiệp hay một quốc gia riêng lẻ mà là vấn đề của toàn nhân loại. Đối phó với rủi ro nhằm đảm bảo ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Mở cửa và hội nhập ngành bảo hiểm toàn cầu sẽ giúp các nước có một sức mạnh lớn hơn trong đối phó với rủi ro và duy trì khả năng phát triển ổn định của mình. 2. Bức tranh hội nhập ngành bảo hiểm trên toàn thế giới 2.1 Bức tranh bảo hiểm toàn cầu Trải qua giai đoạn phát triển đầy thuận lợi từ 1994 – 2000, thị trường bảo hiểm thế giới bước sang những năm đầu của thế kỷ 21 chứng kiến một bức tranh ảm đạm và chuyển sang một trong những thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử với cột mốc đánh dấu là ngày 11 tháng 9 năm 2001. Theo công ty tái bảo hiểm Thuỵ Sỹ (SWISS RE), bảo hiểm nhân thọ vốn là thế mạnh ở các nước phát triển công nghiệp, nhưng bước vào thiên niên kỷ mới, sau vụ khủng bố kinh hoàng của lịch sử loài người đã làm cho doanh thu bảo hiểm nhân thọ ở các nền kinh tế phát triển giảm 2,4% so với năm 2000, sang năm 2002, đã tăng được 1,9% nhưng tình hình tài chính của các công ty bảo hiểm nhân thọ vẫn gặp khó khăn, nhất là ở những nước đầu tư vốn bảo hiểm nhàn rỗi vào mua cổ phiếu. Lãi suất bảo lãnh các hợp đồng bảo hiểm thấp hơn lãi suất thực thu trên thị trường tài chính; hợp đồng bảo hiểm có lãi suất bảo lãnh chiếm phần lớn các hợp đồng đầu tư, thị trường bảo hiểm bão hoà. Tình trạng này đã khiến các công ty bảo hiểm buộc phải huỷ bỏ nhiều dự án đầu tư mua cổ phiếu, giải phóng vốn tồn đọng, làm giảm vốn tự có. Theo dự báo của SWISS RE, mặc dù doanh thu bảo hiểm nhân thọ trên thế giới có thể tăng nhưng tình hình tài chính của nhiều công ty bảo hiểm vẫn còn căng thẳng vì lãi suất vẫn thấp như trước đây, chưa đạt đến mức cần thiết để ổn định tài chính. Ngoài ra còn vì các công ty bảo hiểm buộc phải huỷ bỏ Đặng Thanh Phong 18 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam các phương án đầu tư vào mua trái phiếu những công ty đang trên bờ phá sản hay bị bê bối về tài chính. Trong nhiều trường hợp để hoàn thành được các nghĩa vụ của mình, công ty bảo hiểm không còn cách lựa chọn nào khác ngoài cắt giảm hoa hồng giành cho các hợp đồng bảo hiểm cũ. Cũng như trước đây, thị trường bảo hiểm nhân thọ lớn nhất thế giới chính là thị trường Bắc Mỹ. Năm 2002, doanh thu bảo hiểm nhân thọ ở thị trường này tăng 6,3%. Riêng ở Mỹ tăng 6,7% so với 1,5% năm 2001. Sở dĩ ở Mỹ tăng nhanh như vậy chủ yếu vì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thu nhập được bảo lãnh (bảo hiểm nhân thọ đa năng, bảo hiểm suốt đời niêm liên nhân thọ) rất được ưa chuộng. Còn ở Canada, doanh thu bảo hiểm nhân thọ năm 2002 tăng thấp hơn năm 2001 vì nhu cầu bảo hiểm hưu bổng giảm. Hiện nay, dự đoán về đầu tư tăng vì thị trường tài chính thế giới đang được cải thiện, lãi suất các hợp đồng bảo hiểm tăng, doanh thu bảo hiểm nhân thọ cũng tăng, nhưng vẫn duy trì ở mức thấp. Tại Tây Âu, doanh thu bảo hiểm nhân thọ năm 2001 bị giảm 6,1%, năm 2002 tăng 1,2%. Tăng như vậy chủ yếu do Đức, thị trường bảo hiểm lớn nhất châu Âu và Tây Ban Nha tiến hành tư nhân hoá đầu tư hệ thống đảm bảo hưu bổng và Italia sửa đổi luật thuế đã ảnh hưởng tích cực đến việc tăng doanh thu này. Mặc dù vậy, vốn cổ phần cơ bản của các công ty bảo hiểm nhân thọ Tây Âu vẫn bị giảm vì lãi suất các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thấp, hơn nữa các hợp đồng này lại chiếm phần lớn so với các lĩnh vực đầu tư khác và vì thị trường tài chính đang trong tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, năm 2003 bảo hiểm Tây Âu bắt đầu phục hưng trở lại mặc dù doanh thu vẫn chưa cao, chủ yếu do Anh, nước có thị trường bảo hiểm nhân thọ lớn nhất châu Âu lại gặp khó khăn mới do thị trường trái phiếu được hưởng lợi nhuận bị phá sản. Tại châu Á, bảo hiểm bành trướng rất nhanh cùng với sự phát triển kinh tế của lục địa này và quá trình tự do hoá kinh tế đang diễn ra tại phần lớn các Đặng Thanh Phong 19 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nước có nền kinh tế chỉ huy tập trung. Trong thập kỷ qua, doanh thu bảo hiểm hàng năm tăng trung bình 15%. Nhật Bản chính là thị trường bảo hiểm nhân thọ lớn nhất và thuộc loại phát triển mạnh, tuy nhiên doanh thu bảo hiểm loại này giảm 2,3% vào năm 2002. Tháng 6/2003 Nhật ban hành luật cho phép các công ty bảo hiểm chứng minh được mình đang gặp khó khăn về tài chính thì được giảm lợi nhuận bảo lãnh của mình. Thế nhưng, không có gì đảm bảo chắc chắn rằng luật này có thể giải quyết tình trạng tỉ suất thu nhập thực tế về đầu tư thấp hơn lợi nhuận bảo lãnh cho khách mua bảo hiểm. Trong trường hợp này Công ty bảo hiểm có thể bị mất tín nhiệm với khách hàng bởi vì họ hiểu rằng tài chính của công ty bảo hiểm là tài sản của cả xã hội. Người mua bảo hiểm luôn muốn tìm sự bảo vệ cho mình ở những công ty bảo hiểm làm ăn phát đạt, không có vấn đề về tài chính. Năm 2005, thị trường bảo hiểm nhân thọ Bắc Mỹ vẫn ở vị trí dẫn đầu, đạt doanh thu là 1.050 tỷ USD, sau đó là thị trường Tây Âu, đạt 826 tỷ USD, Nhật – 446 tỷ, Đông Nam Á 167 tỷ USD, châu Đại Dương – 37 tỷ USD. Bình quân doanh thu bảo hiểm nhân thọ ở các nước phát triển tương đương 5,4% GDP của các nước này. Tuy nhiên ở đây có một tình trạng trái ngược nhau, nếu doanh thu bảo hiểm thực tế ở Mỹ, Đức và Italia tăng thì ngược lại, ở Nhật, Anh và Pháp lại bị giảm. Bình quân chỉ tiêu đầu người bảo hiểm nhân thọ ở các nước công nghiệp là 1450 USD, cao nhất là Thuỵ Sỹ với mức 3.100 USD, sau đó là Nhật – 2.764 USD và Anh 2.679 USD. Đặng Thanh Phong 20 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Bảng 1: Những thị trƣờng bảo hiểm hàng đầu thế giới, 2005 (Phí bảo hiểm thuần, đơn vị: triệu đô la Mỹ) Tổng phí bảo hiểm Phần Phí bảo trăm so Phí bảo Thay đổi Xếp hiểm phi Tổng phí với phí Quốc gia hiểm qua các hạng nhân bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ năm thọ(1) toàn thế giới 1 Mỹ (2) $625.838 $517.074 $1.142.912 3,0% 33,36% 2 Nhật (3) 100.523 375.958 476.481 -3,7 13,91 3 Anh 100.629 199.612 300.241 2,8 8,76 4 Pháp 68.162 154.058 222.220 11,2 6,49 5 Đức 107.026 90.225 197.251 3,4 5,76 6 Ý 47.453 91.740 139.194 8,4 4,06 7 Hàn Quốc (3) 24.085 58.848 82.933 20,5 2,42 8 Canada (4) 44.267 34.456 78.723 12,6 2,30 9 Hà Lan (5) 29.159 31.914 61.073 1,9 1,78 10 Tây Ban Nha 34.757 25.518 60.275 7,6 1,76 (1) Bao gồm cả bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm y tế. (2) Phí bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm cả trợ cấp của chính phủ; phí bảo hiểm nhân thọ gồm cả chi phí dự tính bảo hiêm hưu trí. (3) Ngày 1 tháng 4, 2005 – 31 tháng 3 năm 2006 (4) Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính theo phí thuần. (5) Phí bảo hiểm phi nhân thọ là tổng mức phí bao gồm cả một phần nhỏ phí tái bảo hiểm. Nguồn: Swiss Re, sigma, Số 5/2006 Về bảo hiểm phi nhân thọ. Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, tình hình tương đối thuận lợi hơn so với bảo hiểm nhân thọ. Năm 2001 bảo hiểm nhân thọ ở các nước bị giảm 2,4% thì ngược lại, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ tăng từ 5% năm 2001 lên 9,2% trong năm 2002 (mức tăng cao nhất trong 20 năm qua). Thị trường phi nhân thọ đã chuyển từ phát triển thiếu ổn định sang ổn định, đặc biệt ở Mỹ và Anh. Đặng Thanh Phong 21 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Do hoạt động đầu tư của các Công ty bảo hiểm bị giảm sút, cho nên mức vốn cổ phần của các Công ty bảo hiểm bị giảm mạnh. Báo cáo của SWISS RE cho biết, chỉ riêng đầu tư vào cổ phiếu, chưa tính đến thiệt hại về Trung tâm thương mại thế giới (WTC) bị sụp đổ ngày 11/09/2001, sơ bộ ngành bảo hiểm ở các nước phát triển từ cuối năm 2000 đến tháng 9/2002 đã bị thiệt hại lên đến 140 tỷ USD. Tổng số vốn của bảo hiểm nhân thọ khoảng 25% cổ phiếu. Cũng như trong bảo hiểm nhân thọ, Bắc Mỹ vẫn là thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất và có nhiều khả năng thanh khoản. Ở Bắc Mỹ, nhờ tăng phí bảo hiểm phi nhân thọ cho nên doanh thu loại này tăng 6% năm 2001, năm 2002 tăng 11,4%, ở Canada tăng cao hơn ở Mỹ, tương ứng là 11,1% và 16,2%. Tuy vậy, tình hình tài chính của các công ty bảo hiểm vẫn không được cải thiện là bao nhiêu do phải bổ sung dự trữ bảo hiểm bị thiếu hụt ở thời gian trước để lại. Năm 2001, lần đầu tiên trong vòng 100 năm, ngành bảo hiểm Mỹ bị lỗ thuần tuý. Riêng vụ khủng bố 11/09/2001 làm Mỹ bị lỗ khoảng 40 – 50 tỷ USD, cao hơn 2 lần vụ tổn thất do cơn bão Entria gây ra (20,2 tỷ USD) và trận động đất ở Northbritge (16,7 tỷ USD). Khoảng 40% tổn thất này do các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Bắc Mỹ gánh chịu, còn 50% do các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm châu Âu gánh chịu, trong đó phần lớn trách nhiệm thuộc về các công ty tái bảo hiểm. Ở thị trường bảo hiểm Tây Âu, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ năm 2002 tăng 7,3% so với 6,8% năm 2001, đặc biệt tăng mạnh ở Anh – tăng 10,8%, trong đó thị trường bảo hiểm quốc tế Luân Đôn tăng 17,4%, nhờ tăng phí bảo hiểm, đặc biệt ở các loại bảo hiểm thương mại và bảo hiểm bắt buộc chủ sử dụng lao động làm thuê. Ở Tây Ban Nha và Thuỵ Điển, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ cũng tăng 2 con số; ở Đức, Áo và Thuỵ Sỹ tăng khoảng 3%. Ở Luc-xam-bua tăng Đặng Thanh Phong 22 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 2,3%. Chỉ có ở Pháp ngành bảo hiểm phi nhân thọ bị lỗ lớn do vụ nổ nhà máy phân đạm, liên tiếp bị thiệt hại về giông bão, lũ lụt ở trung tâm châu Âu. Nói chung, trong những năm đầu thế kỷ XXI, ngành bảo hiểm phi nhân thọ ở Tây Âu đạt kết quả khiêm tốn, nhưng cho phép hy vọng rằng, tương lai vẫn giữ được khuynh hướng phát triển ngày càng tốt hơn. Ngành bảo hiểm phi nhân thọ ở Nhật là ít thành đạt hơn cả. Năm 2002 doanh thu chỉ tăng 1,8%, chủ yếu nhờ tăng doanh thu về bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới ôtô. Nếu không kể yếu tố này, toàn ngành chỉ tăng 0,7%. Trong thời gian khó khăn này, ngành bảo hiểm ở Nhật đã chọn lối thoát cho mình là giảm chi phí quản lý, giải thể các đại lý bảo hiểm có doanh thu thấp. Do vậy, số đại lý bảo hiểm từ 32,9% giảm còn 5,6% năm 2002. Trái ngược với bức tranh ảm đạm của các nền kinh tế phát triển, thị trường bảo hiểm của các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi đang cho thấy những dấu hiệu đáng hy vọng. Xu hướng của những thị trường này đang hết sức khả quan. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, nhu cầu bảo hiểm tại các nước này đang gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế đang tiếp tục khởi sắc. Tiêu biểu là thị trường khu vực Đông Nam Á, tiếp theo là Mỹ La tinh và khu vực Caribbean, sau đó là các vùng Đông và Trung Âu, châu Phi, Trung Đông và Trung Á. Có thể nói rằng, những thay đổi có tính chu kỳ trên thị trường bảo hiểm thế giới đang diễn ra theo dạng sóng. Giá cả, khả năng đầu tư, tình hình vốn cũng như tình hình kinh tế xã hội đang làm trầm trọng thêm tình hình suy thoái, nhưng lại làm cho sự phát triển chu kỳ cao hơn, và quyết định các xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm. Nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng mặt khác lại đòi hỏi phải đưa ra các loại dịch vụ bảo hiểm mới, phải tạo ra các công cụ tài chính mới. Tình hình trên thị trường bảo hiểm thế giới hiện nay cũng cho thấy rằng, muốn đảm bảo doanh thu, các công ty bảo hiểm phải cải thiện được các Đặng Thanh Phong 23 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam kết quả bảo hiểm và đầu tư. Triển vọng cải thiện nhanh các kết quả đầu tư là đáng nghi ngờ. Vì bước vào thế kỷ XXI, thị trường tài chính thế giới bị suy giảm, còn thu nhập đầu tư vào trái phiếu chính phủ chỉ là 5%. Ở Nhật, chưa được 2% vì lạm phát thực thế và ước tính chỉ đạt khoảng 1-2%; đây đó có nơi 4-6%, nghĩa là không cao, do vậy, triển vọng ngắn hạn thì thị trường cổ phiếu vẫn chưa khả quan. Biến động tỉ suất thu nhập đầu tư vẫn phụ thuộc vào tình hình thay đổi lãi suất vì rằng, các nhà bảo hiểm như thông lệ vẫn đầu tư vào cổ phiếu dài hạn. Ví dụ, thời hạn trung bình trái phiếu các công ty bảo hiểm Mỹ mua là 9 năm (ở năm 2000). Họ thích giữ trái phiếu này đến ngày đáo hạn, không bỏ vào lưu hành hàng năm. Tình trạng vỡ nợ mới đây của một số công ty tài chính lớn (như Enron, Kmar, World come ) buộc các công ty phải đánh giá lại rủi ro dưới dạng tiềm tàng. Do nâng giá và vỡ nợ nhiều, một số công ty bảo hiểm đã giảm hợp đồng bảo hiểm rủi ro tín dụng. Nhưng đối với những công ty có kinh nghiệm đánh giá loại rủi ro này và có vốn cho phép cung ứng cho loại dịch vụ này thì vẫn tiếp tục chấp nhận bảo hiểm rủi ro tín dụng. Những công ty tăng được số lượng hợp đồng bảo hiểm rủi ro tín dụng thì cũng tăng được thị phần trái phiếu công ty trong tổng hợp đồng bảo hiểm. Chẳng hạn ở Mỹ, trong 10 năm qua thị phần trái phiếu công ty trong tổng số hợp đồng bảo hiểm từ 26% tăng lên 40%. Qua đó, có thể thấy rằng, thị trường bảo hiểm thế giới đang trải qua thời kỳ khó khăn. Bức tranh của thị trường bảo hiểm toàn cầu là những mảng sáng tối khác nhau. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, ở mỗi giai đoạn của chu kỳ phát triển thị trường bảo hiểm, khuynh hướng phát triển này lại có những thay đổi. Nó chẳng những phụ thuộc vào qui mô vốn và khả năng tiếp cận thị trường của các công ty bảo hiểm, mà còn phụ thuộc vào thị trường chi phối nguồn vốn ấy. 2.1. Hội nhập của các thị trường bảo hiểm trên toàn cầu Đặng Thanh Phong 24 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Những diễn biến trên thị trường bảo hiểm thế giới trong những năm qua đã khiến cho các nước phải tính tới một kịch bản mới cho mình. Không chỉ các nước có nền kinh tế phát triển mà ngay cả các nước đang phát triển cũng coi hội nhập và mở cửa thị trường bảo hiểm là tấm bình phong hiệu quả để đối phó trước rủi ro. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ở từng nước và từng khu vực, tốc độ cũng như mức độ hội nhập là khác nhau, các nước tiến hành mở cửa thị trường của mình đến đâu và bằng những biện pháp nào. Châu Âu vốn là cái nôi của bảo hiểm hiện đại và vẫn là một thị trường lớn tầm cỡ thế giới với tốc độ phát triển nhanh, nhất là ngành bảo hiểm Nhân thọ và Tiết kiệm. Ba thị trường chính của Âu châu là Đức, Anh và Pháp. Thị trường bảo hiểm của một số nước Tây Âu khác từ lâu đã có sự năng động vượt qua biên giới quốc gia như Thuỵ Sỹ, Hà Lan, Ý, Thuỵ Điển, Luxembourg. Thị trường các nước Nam Âu, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, có tốc độ phát triển nhanh nhất và tốc độ hội nhập mạnh mẽ. Trong khi đó, các nước Đông Âu đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế nhà nước sang nền kinh tế tự do hơn, có những chuyển biến sâu sắc, tăng trưởng mạnh và rất sôi động. Dưới một mái nhà chung là Liên minh châu Âu, các nước (gồm 25 nước tính đến thời điểm này) đang tích cực triển khai một thị trường bảo hiểm chung mặc dù hiện tại vẫn còn có những vấn đề chưa thống nhất. Trong vòng 30 năm trở lại đây, thị trường bảo hiểm châu Âu đã có những tiến triển sâu sắc, chủ yếu theo hướng hội nhập và mở cửa hơn giữa các nước trong liên minh và giữa liên minh với thế giới bên ngoài. Không chỉ phát triển rất ổn định mà tất cả các luật bảo hiểm quốc gia cũng biến đổi sâu sắc dưới tác động bền bỉ của giới lãnh đạo liên minh châu Âu (EU). Thậm chí những nước không nằm trong số 25 nước thành viên EU cũng hầu như thông qua luật bảo hiểm được soạn thảo dựa trên các nguyên tắc của Chỉ thị châu Âu liên quan đến thị trường bảo hiểm. Lý do là một số trong những nước này Đặng Thanh Phong 25 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam đang tích cực chuẩn bị những điều kiện pháp lý và những cơ sở cần thiết cho quá trình gia nhập EU. Một lý do nữa có thể kể đến là Hiệp ước Bruxelles cho phép thực hiện các nguyên tắc và phương pháp kiểm soát tự do mang tính phù hợp hơn với lợi ích của đối tượng người được bảo hiểm và các công ty bảo hiểm, đồng thời cho phép các thị trường này phát triển hài hoà. Với việc thiết lập thị trường bảo hiểm chung của cả 25 thành viên trong toàn liên minh, EU được coi là khu vực có mức độ hội nhập cao về lĩnh vực bảo hiểm. Với mục tiêu thống nhất lĩnh vực bảo hiểm theo tinh thần Hiệp ước Rome, các nước thành viên đã áp dụng 3 nguyên tắc tự do cơ bản là: tự do thành lập, tự do cung cấp dịch vụ và tự do lưu chuyển vốn. Theo đó, bất kỳ một công ty bảo hiểm nào có quốc tịch tại một trong số các nước thành viên EU đều được phép: - Mở chi nhánh hay đại lý trên lãnh thổ của một nước thành viên khác, nếu công ty đó thoả mãn các điều kiện áp dụng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm của nước chủ nhà (đảm bảo quy tắc NT – quy tắc đối xử quốc gia). - Tiến hành các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nước thành viên kia mà không cần phải thông qua một sự hiện diện thương mại dưới bất kỳ hình thức nào tại lãnh thổ đó. Từ năm 1973 đến nay, các nước thành viên EU đã từng bước ban hành những văn bản pháp luật để áp dụng thống nhất về điều kiện gia nhập thị trường bảo hiểm, công nhận quyền kiểm tra, giám sát về bảo hiểm trên lãnh thổ của mỗi nước thành viên, áp dụng một giấy phép duy nhất Những văn bản pháp luật về bảo hiểm mà EU ban hành là mối quan tâm chính của không chỉ ngành bảo hiểm các quốc gia thành viên mà còn có ảnh hưởng lớn tới ngành bảo hiểm thế giới. Để chuẩn bị cho quá trình mở cửa hội nhập ngành bảo hiểm sâu sắc hơn, EU đã ban hành một loạt các văn bản điều chỉnh. Đặng Thanh Phong 26 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Một trong số những văn bản đó là Bản chỉ thị về trung gian bảo hiểm được ban hành mới đây. Bản chỉ thị này là một sáng kiến của các nước châu Âu nhằm tạo một môi trường chung thống nhất cho các nhà trung gian bảo hiểm. Các quốc gia thành viên được phép đưa ra lộ trình áp dụng nó vào luật quốc gia của mình cho đến ngày 11 tháng 4 năm 2005, tuy nhiên mới chỉ có duy nhất 7 nước đảm bảo đúng thời hạn áp dụng chỉ thị này đó là Áo, Cộng hoà Séc, Đan Mạch, Hungary, Ireland, Lithuania và Anh. Tại một số nước khác, quá trình áp dụng cũng đã được tiến hành trong năm 2005 như Pháp, Đức, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan Việc ban hành chỉ thị này vào luật pháp từng quốc gia đã gây những xáo trộn lớn trong thị trường bảo hiểm các nước, tuy nhiên nó đảm bảo cho quá trình hội nhập diễn ra nhanh chóng. Uỷ ban điều tra cạnh tranh của EU dự kiến cũng sẽ tiến hành hoạt động với ngành bảo hiểm của liên minh này. Quá trình điều tra dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay để xác định các điều kiện của các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm, trong đó có cả hoạt động trung gian bảo hiểm và tái bảo hiểm. Mục đích chính là xác định các điều kiện cần thiết để gia nhập thị trường, giữa những người môi giới bảo hiểm, các nhà trung gian bảo hiểm hay tái bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm có tồn tại những điều khoản tương xứng hay không; và vai trò của các hiệp hội bảo hiểm, các thoả thuận hợp tác bảo hiểm, các mối hợp tác theo chiều ngang khác liên quan đến bảo hiểm cũng như các chủ thể tham gia thị trường tái bảo hiểm. Bản chỉ thị của châu Âu về tái bảo hiểm. Việc thông qua bản chỉ thị dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian tới và quá trình áp dụng sẽ được tiến hành vào năm 2007. Bản chỉ thị sẽ đặt nền móng cho một thị trường thống nhất của các nhà tái bảo trên toàn lãnh thổ châu Âu. Quy định về Khả năng thanh khoản II Mặc dù quá trình thực hiện quy định này dự kiến không sớm hơn năm 2010 song các quyết định về những phương pháp chung để thực hiện sẽ được Đặng Thanh Phong 27 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam chính thức đề xuất trong phiên họp của các Hội đồng Bộ trưởng EU cuối năm nay. Uỷ ban châu Âu về bảo hiểm và các chế độ giám sát tiền lương hưu đã thực hiện một nghiên cứu chuẩn bị cho quá trình triển khai Quy định này về các điều kiện tài chính ràng buộc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Một nghiên cứu tương tự về ngành bảo hiểm nói chung cũng sẽ được tiến hành vào cuối năm nay. Hướng dẫn của IAIS về giới hạn tái bảo hiểm Một sáng kiến nữa của EU dự kiến sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực bảo hiểm trên toàn châu Âu là Bản hướng dẫn của Hiệp hội quốc tế các nhà giám sát bảo hiểm (IAIS) về giới hạn mức tái bảo hiểm. Bản chỉ thị được đưa ra do những biến cố diễn ra gần đây trên thị trường nước Mỹ, đặc biệt là khi các công ty không lường trước được những rủi ro về tài chính mắc phải khi tiến hành nhận tái bảo hiểm. Nhờ những biện pháp mở cửa thận trọng và mang tính triệt để, với những bước đi hợp lý, dưới sự lãnh đạo của uỷ ban Châu Âu, các nước trong liên minh đã tiến hành mở cửa mang tính thống nhất cao. Cho đến nay, có thể nói, trên thị trường bảo hiểm EU hầu như không có trở ngại pháp lý nào đáng kể về gia nhập thị trường và đối xử quốc gia. Ngoài ra, thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài của các tập đoàn tài chính – bảo hiểm đa quốc gia, các công ty bảo hiểm châu Âu đã và đang chiếm lĩnh thị phần ngày càng tăng tại các châu lục khác, đặc biệt là các thị trường mới nổi như châu Á, châu Mỹ La tinh và các quốc gia thuộc khu vực Carribean. Thị trường bảo hiểm châu Âu cũng được đặc trưng bởi thị trường của các tập đoàn lớn. Một số cái tên tiêu biểu như Allianz (Đức), Commercial Union, Prudential (Anh), Swiss Life (Thuỵ Sỹ), Aegon (Hà Lan) Bắc Mỹ bị thống trị bởi thị trường Hoa Kỳ, được đặc trưng bởi sức mạnh của cơ quan lập pháp và quản lý hành chính phục vụ cho nhà nước Liên bang, thông qua hệ thống tư pháp vừa không tính xa được vừa hào phóng đối Đặng Thanh Phong 28 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam với những nạn nhân có khả năng trả tiền cho một luật sư giỏi, và thông qua một tổ chức xã hội dành một phần đáng kể cho các công ty bảo hiểm tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm rủi ro. Thị trường bảo hiểm Hoa Kỳ trong suốt thời gian dài là một thị trường lớn nhất thế giới. Mức độ tăng trưởng của thị trường này vẫn tiếp tục, nhưng thị phần của nó trên toàn bộ thị trường thế giới giảm đều đặn, do các thị trường khác năng động hơn, nhất là ở châu Á và châu Âu. Ngày nay, doanh thu hàng năm của toàn bộ các công ty bảo hiểm của EU gần bằng doanh thu của các công ty bảo hiểm Hoa Kỳ và căn cứ vào tỷ giá hối đoái khá giao động giữa đồng Đôla và đồng Yên, có lúc Hoa Kỳ phải nhường vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm thế giới cho Nhật Bản. Ngày nay, Hoa Kỳ nhìn chung có một thị trường bảo hiểm ở qui mô đáng kể, nhưng tỷ trọng tương đối của thị trường Hoa Kỳ trên thế giới đã giảm và mật độ cũng như tỷ trọng của bảo hiểm trong GDP cao hơn ở một số nước khác. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế xã hội và chính trị của Hoa Kỳ hoàn toàn có lợi cho sự phát triển của ngành bảo hiểm, chủ yếu do nước này đã tạo dựng được một cơ chế thị trường chặt chẽ và tiến hành mở cửa thị trường một cách có kiểm soát: - Thứ nhất, theo nguyên tắc, Nhà nước càng ít can thiệp trong các hoạt động kinh doanh càng tốt, điều này tạo thuận lợi cho việc tăng đối tượng có khả năng bảo hiểm được. Ở các thị trường khác, các công trình như: hệ thống thuỷ lợi, cầu, đường sắt ít khi được bảo hiểm như ở Hoa Kỳ vì các công trình này thường do Nhà nước sở hữu. - Khác với trường hợp của nhiều thị trường, việc bảo vệ công dân chống lại các rủi ro về tuổi già, bệnh tật, tai nạn lao động đa phần thuộc bảo hiểm tư nhân. Các tổ chức Nhà nước trong lĩnh vực này không được tính trong tổng doanh thu hoạt động của các công ty bảo hiểm. Đặng Thanh Phong 29 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - Sự bành trướng quốc tế của nền kinh tế Hoa Kỳ và của các doanh nghiệp đa quốc gia lớn của Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho việc thành lập một số tập đoàn bảo hiểm lớn của Hoa Kỳ và các công ty môi giới lớn có mặt ở phần lớn các thị trường bảo hiểm trên thế giới. Vì vậy, sức mạnh của thị trường bảo hiểm Hoa Kỳ không chỉ dựa vào phát triển mạnh mẽ của thị trường trong nước mà còn dựa vào sự có mặt đông đủ của các doanh nghiệp bảo hiểm ở nhiều nơi trên thị trường thế giới. Mặc dù được coi là tấm gương tốt nhất của chủ nghĩa tự do kinh tế mà Hoa Kỳ hăng say truyền bá trên khắp hành tinh, nhưng về lĩnh vực bảo hiểm, Hoa Kỳ đã tổ chức một thị trường cực kỳ có quy tắc và được kiểm soát chặt chẽ. Bảo hiểm là một lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mỗi bang trong số 50 bang, đến nỗi một công ty bảo hiểm muốn hoạt động trên khắp đất nước phải tuân thủ theo 50 luật khác nhau, cộng với luật của Nhà nước liên bang, của Washington và Porto Rico và phải có 51 giấy phép riêng biệt của 50 cơ quan hành chính liên bang cộng với của Washington, đôi khi, phải thêm cả giấy phép của Porto Rico. Tất nhiên, điều này không làm đơn giản hoá công tác quản lý của các tập đoàn hoạt động trên quy mô quốc gia. Những hạn chế ngặt nghèo về nguồn gốc của vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo hiểm, từ lâu đã ngăn cấm các ngân hàng sở hữu hoặc kiểm soát các công ty bảo hiểm hoặc hành nghề bảo hiểm. Các nhà chức trách chịu trách nhiệm cấp phép luôn tỏ ra lo lắng và ngăn cấm nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm ở Hoa Kỳ. Trong quá khứ, thái độ này đã hạn chế hoạt động của các tập đoàn lớn của nước ngoài. Thị trường bảo hiểm Canada nhìn chung vừa giống thị trường bảo hiểm Hoa Kỳ (cơ cấu liên bang được củng cố bởi chủ nghĩa đặc thù mang tính văn hoá của Quebec, tổ chức kinh tế và xã hội) vừa giống thị trường bảo hiểm Anh, một số công ty bảo hiểm lớn của Canada có xuất xứ từ Anh (sự nổi trội Đặng Thanh Phong 30 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam của nghề môi giới trong hoạt động phân phối, các phương thức ký kết hợp đồng của thị trường London). Tỷ trọng các công ty nước ngoài xấp xỉ 60% trong ngành bảo hiểm thiệt hại, chủ yếu từ Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan, Pháp và Thuỵ Sỹ, nhưng trong ngành bảo hiểm nhân thọ tỷ trọng vốn nước ngoài bị hạn chế ở mức 1/3. Chính quyền địa phương rất ghen tỵ với đặc quyền của các công ty bảo hiểm nước ngoài và không do dự đưa ra các biện pháp hạn chế kể cả những biện pháp mang tính hành chính như thành lập quỹ Nhà nước độc quyền quản lý bảo hiểm tai nạn thân thể trong ngành xe cơ giới ở Québec và Ontario. Như vậy, nhìn chung ở cả hai thị trường lớn và mang tiếng cởi mở nhất thế giới này, thị trường bảo hiểm lại được kiểm soát một cách chặt chẽ, hạn chế tối đa sự can thiệp của nước ngoài vào thị trường. Có thể thấy rằng, thị trường bảo hiểm không chỉ chịu sự quản lý của các tiểu bang lớn nhỏ mà còn của luật pháp liên bang khiến các công ty bảo hiểm nước ngoài cũng khó có khả năng thâm nhập vào thị trường. Sự hội nhập của thị trường Hoa Kỳ cũng như của Canada vào thị trường bảo hiểm thế giới chủ yếu thông qua các công ty đa quốc gia đầu tư vào những nước khác. Đảo Bécmuđa là thuộc địa của Anh, về mặt địa lý cũng như kinh tế Bécmuđa gần với Bắc Mỹ hơn châu Âu. Tất nhiên, thị trường bảo hiểm trực tiếp rất nhỏ bé trên quần đảo chỉ có 70 000 dân. Thế nhưng, quần đảo này đã trở thành vị trí bảo hiểm có tầm quan trọng trên thế giới, nhờ có các ưu đãi về thuế dành cho các nhà đầu tư, từ đó, nó trở thành nơi ưa thích nhất để các tập đoàn công nghiệp và tài chính của Hoa Kỳ (và trong phạm vi nhỏ là các thị trường châu Âu) đặt trụ sở của các công ty tự bảo hiểm và tái bảo hiểm. Từ vài năm trở lại đây, các công ty vùng Bécmuđa không còn tự bằng lòng bảo hiểm các rủi ro của công ty mẹ. Một số công ty trong số này đang tìm cách tham gia vào thị trường thế giới trong một số loại hình bảo hiểm nhất định để cạnh tranh với các nơi truyền thống hơn. Mỗi khi khả năng của các Đặng Thanh Phong 31 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam công ty bảo hiểm Hoa Kỳ hoặc châu Âu giảm sút, việc đầu tư vào các rủi ro trở nên khó khăn hơn đối với nhà công nghiệp hoặc môi giới và khi các công ty bảo hiểm truyền thống từ chối bảo hiểm hoặc chỉ bảo hiểm với những điều kiện bị khách hàng cho là quá bất lợi thì người ta hỗ trợ cho việc thành lập ở Bécmuđa những công ty mới với số vốn đáng kể, chuyên kinh doanh trong hoạt động bảo hiểm cho các rủi ro rất cao này. Chẳng hạn, các công ty của xứ Bécmuđa đã chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trên thị trường quốc tế về bảo hiểm và tái bảo hiểm tài chính, rủi ro thiên tai, rủi ro trách nhiệm dân sự của các doanh nghiệp và nghề nghiệp tự do. Số công ty bảo hiểm và/hoặc tái bảo hiểm ở Bécmuđa vượt quá con số 1500. Vốn tự có của các công ty này là trên 30 tỷ đôla Mỹ và doanh thu hàng năm trên 25 tỷ đôla Mỹ. Một số điểm kinh doanh bảo hiểm cùng chung lãi và cùng chia sẻ chi phí giữa các thành viên cũng được quản lý từ Bécmuđa. Việc này đã củng cố vai trò vị trí của các công ty này trên thị trường bảo hiểm quốc tế. Các hòn đảo khác ở Trung Mỹ hoặc Carribe cũng thông qua một số luật có tính chất khuyến khích nhằm thu hút trụ sở của các công ty tự bảo hiểm hoặc công ty đa quốc gia đến đây, trong đó có vùng Bahamas, các quần đảo Turks, Caicos, và Cayman. Tất cả các xứ này đều thành công trong việc thu hút định cư ở đây một số công ty tự bảo hiểm. Như vậy có thể thấy, hội nhập ngành bảo hiểm của một số quần đảo thuộc khu vực Bắc Mỹ và vùng Carribe cũng là một tấm gương đáng để học hỏi. Các quốc gia này đều có những cách thức riêng trong việc hình thành cũng như quản lý cơ chế hoạt động của ngành bảo hiểm, tất cả đều cho thấy thành công với mô hình thị trường cởi mở của mình. Các nước ở châu Á ngoại trừ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan vẫn là những thị trường mới nổi trong lĩnh vực bảo hiểm, tuy nhiên có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Tại hai nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ, Đặng Thanh Phong 32 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam thị trường bảo hiểm vẫn do Nhà nước quản lý và thuộc trong số những nước có tỷ trọng của bảo hiểm trong GDP thấp nhất thế giới. Sự tích cực của hai nước này trong thời gian vừa qua trong việc đưa ngành bảo hiểm hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới là một trong những nỗ lực nhằm sớm khắc phục sự tụt hậu tương đối của họ. Nhật Bản là thị trường lớn nhất trong ngành bảo hiểm nhân thọ và ngay cả trong tất cả các ngành bảo hiểm khác, khi đồng Yên Nhật lên giá so với đồng Đôla cho phép thị trường này vượt thị trường Hoa Kỳ. Đó là một thị trường tập trung và được bảo hộ. Sức mạnh tài chính làm cho thị trường bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Nếu như doanh thu bảo hiểm của châu Á vượt doanh thu bảo hiểm của Hoa Kỳ hay của châu Âu, thì về cơ bản là nhờ có Nhật Bản. Chỉ riêng nước này chiếm 85% thị trường châu Á. Điều này có nghĩa là các thị trường khác vẫn còn hạn chế, mặc dù nhiều thị trường trong số này cũng tỏ ra năng động gần như của Nhật Bản. Nhìn chung, các thị trường châu Á tương đối tập trung. Nếu như Singapore và Hồng Kông cạnh tranh nhau để khống chế hoạt động quốc tế của các công ty bảo hiểm ở châu Á, rất sẵn sàng thu hút vốn, thậm chí là vốn của nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm và số lượng các công ty bảo hiểm hoạt động ở đây khá lớn mặc dù trên những lãnh thổ rất nhỏ bé, thì phần lớn các thị trường khác chỉ có một số lượng nhỏ các công ty được chấp nhận. Tại một số nước đông dân nhất, từ lâu bảo hiểm do nhà nước độc quyền như Công ty bảo hiểm nhân dân Trung Quốc (PICC) ở Trung Quốc hay Bảo Việt ở Việt Nam. Thị trường Ấn Độ rộng lớn chỉ có 3 công ty khai thác, cả ba đều có vốn của Nhà nước. Thậm chí cả các nước có nền kinh tế thị trường cũng hạn chế cạnh tranh ở một số ít các công ty nhằm tăng cường sức mạnh tài chính của các công ty bảo hiểm trong nước. Nhiều trở ngại về chính trị, văn hoá, lập pháp hay hành chính đã hạn chế vai trò của các công ty bảo Đặng Thanh Phong 33 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiểm nước ngoài. Thậm chí ở các nước mà về nguyên tắc, các công ty này được phép hoạt động thì chúng cũng chỉ đóng vai trò thứ yếu. Đó là trường hợp của Nhật Bản, thị trường bảo hiểm lớn nhất thế giới, có 27 công ty bảo hiểm Nhân thọ và 25 công ty bảo hiểm Phi nhân thọ, tất cả các công ty này đều có vốn nhà nước. Chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài (3 nhân thọ, 25 phi nhân thọ) bị giảm xuống còn 3% thị trường. Chỉ riêng Nippon Life, tập đoàn bảo hiểm đứng đầu thế giới, chiếm 20% thị trường bảo hiểm Nhân thọ, trong khi đó, Tokyo Marine&Fire chiếm 20% thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Tại Malaysia, với một thị trường trong thời gian dài đã bị khống chế bởi các tập đoàn bảo hiểm Anh, chính phủ buộc các công ty bảo hiểm được chấp nhận ở nước này phải có đa số vốn nằm trong tay các cổ đông là người Malaysia. Hiện tại, cơ cấu thị trường bảo hiểm châu Á đang phát triển theo chiều hướng mở cửa hơn. Chẳng hạn, Trung Quốc và Việt Nam đang có những bước tiến lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường mình, phá vỡ tình trạng độc quyền kéo dài nhiều năm của bảo hiểm nhà nước. Đặng Thanh Phong 34 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam CHƢƠNG II KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU VỰC TRONG VIỆC MỞ CỬA THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM I. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC Trong quá trình tự do hoá thương mại và dịch vụ tài chính phù hợp với các cam kết song phương và đa phương với EU, Hoa Kỳ, và đặc biệt là với các thành viên trong tổ chức thương mại thế giới chuẩn bị cho quá trình gia nhập của Việt Nam tới đây, bảo hiểm được coi là vấn đề then chốt. Cũng trải qua một quá trình đàm phán lâu dài trước khi chính thức gia nhập WTO, cơ cấu kinh tế, điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam chính là những lý do để chúng ta có thể coi mở cửa ngành bảo hiểm ở Trung Quốc là một bài học bổ ích. 1. Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng bảo hiểm Trung Quốc 1.1 Kinh doanh bảo hiểm trước năm 1980 Trước năm 1949, kinh doanh bảo hiểm về cơ bản do các công ty nước ngoài kiểm soát. Sau năm 1949, Chính phủ đã thành lập Công ty Bảo hiểm Trung Quốc (PICC) và điều tiết hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua việc xây dựng hệ thống bảo hiểm bắt buộc trong nước. Cho đến năm 1952, kinh doanh bảo hiểm trong nước phát triển vững chắc với 3000 văn phòng đại lý rộng khắp Trung Quốc và số nhân viên lên tới 34.000 người. Từ 1953 đến 1979, kinh doanh bảo hiểm trong nước cơ bản đã tạm ngừng, chỉ các công ty bảo hiểm nước ngoài còn hoạt động. Thực tế trên xuất phát từ suy nghĩ cho rằng bảo hiểm không còn cần thiết ở Trung Quốc, do Chính phủ đứng ra bù lỗ cho mọi tổn thất và tài sản cá nhân đều không được tính giá trị để tính bảo hiểm. Từ khi bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế vào năm 1979, các doanh nghiệp đã quan tâm đến trách nhiệm, lợi ích cũng như những thiệt hại của Đặng Thanh Phong 35 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam mình, người Trung Quốc đã ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của bảo hiểm. 1.2 Hoạt động bảo hiểm sau năm 1980 Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nền kinh tế, vào năm 1980, PICC bắt đầu hoạt động trở lại. Giờ đây nó đang trên đà phát triển toàn diện tuân theo chính sách kinh doanh tự do theo cơ chế thị trường nhằm phục vụ sản xuất và toàn thể nhân dân. PICC cung cấp rất nhiều hình thức bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm tài sản doanh nghiệp, bảo hiểm tài sản gia đình và bảo hiểm nhân thọ. Ngoài ra còn một số hình thức bảo hiểm nông nghiệp như: bảo hiểm mùa màng, bảo hiểm nguyên vật liệu, công cụ máy móc, bảo hiểm tài sản nhà nông và gia súc chăn nuôi, gia súc cho sữa và lợn thịt nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế nông thôn. Nhằm giảm rủi ro và sự thiếu ổn định cuộc sống của các xã viên hợp tác xã, bên cạnh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm ngành nghề, PICC còn cung cấp bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế. Có trên 200 loại hình bảo hiểm được mở rộng từ các doanh nghiệp cho đến các hộ gia đình, bao gồm bảo hiểm cho các phương tiện gắn máy, phương tiện vận tải, mùa màng, ươm giống, nuôi trồng thuỷ sản, sản phẩm, xây dựng và cơ khí lắp đặt, nhân thọ, hưu trí, tai nạn cá nhân và các loại hình bảo hiểm khác. “Luật bảo hiểm” ban hành năm 1985 cũng như Uỷ ban Quản lý giám sát Bảo hiểm Trung Quốc thành lập vào năm 1988 đã đặt chỗ dựa pháp lý và điều lệ vận hành cho sự hoạt động của thị trường bảo hiểm lúc này đã phát triển ở tầm cao mới. 1.3 Thị trường bảo hiểm giai đoạn 1995 – 1996 đến nay Tháng 9 năm 1995 Tập đoàn PICC được Hội đồng Nhà nước chính thức chấp nhận thành lập có trụ sở tại Bắc Kinh với số vốn đăng ký là 20 tỷ NDT. Ba công ty con hoạt động dưới sự kiểm soát của Tập đoàn PICC đó là Công ty TNHH bảo hiểm (tài sản) nhân dân Trung Quốc; Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Nhân dân Trung Quốc; Công ty TNHH Bảo hiểm (tái bảo Đặng Thanh Phong 36 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiểm) nhân dân Trung Quốc. Tập đoàn PICC và ba chi nhánh trực thuộc đã đăng ký hoạt động như những đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập. Tập đoàn bảo hiểm PICC là công ty mẹ, lãnh đạo quản lý và điều hành toàn bộ ba công ty con. Các hoạt động phi bảo hiểm và các chi nhánh, văn phòng và các đại diện ở nước ngoài chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ công ty mẹ. Tập đoàn PICC báo cáo trực tiếp lên Hội đồng Nhà nước và hoạt động dưới sự chỉ đạo, quản lý, phối hợp, giám sát và kiểm tra của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc phù hợp theo những quy định của pháp luật. Thị trường bảo hiểm Trung Quốc vẫn kéo dài tình trạng độc quyền sau đó. Các mục tiêu của Tập đoàn PICC là tham gia tất cả các hoạt động khác nhau phù hợp với luật lệ và các chính sách của nhà nước, nhằm duy trì hay phát triển giá trị tài sản quốc gia; đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành bảo hiểm. Các hoạt động của Tập đoàn được mở rộng ra phạm vi được phép thành lập các công ty con, những giao dịch thông qua các công ty con để thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm các loại cùng với các hoạt động khác được Hội đồng Nhà nước thông qua. PICC cũng có chức năng giải quyết các vấn đề của ngành bảo hiểm dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Vào năm 1995, tổng số tiền đóng bảo hiểm của thị trường bảo hiểm quốc gia đạt khoảng 37 tỷ USD, chiếm 0,34% thị phần và đứng hàng thứ 21 thế giới. Tỷ trọng của bảo hiểm so với GDP là 1,17% đứng hàng thứ 66 trên thế giới. Bảo hiểm tài sản chiếm 0,8% và bảo hiểm nhân thọ chiếm 0,37%. Giá trị bảo hiểm trên đầu người đạt 6,1 USD (bảo hiểm tài sản là 4,2 USD, bảo hiểm nhân thọ là 1,9 USD) đứng hàng thứ 76 trên thế giới. Vào cuối năm 1995, Trung Quốc có 305.000 doanh nghiệp nhà nước, với tổng tài sản cố định khoảng 10.484,3 tỷ nhân dân tệ. Năm 1995, theo con số thống kê gần 35% doanh nghiệp lớn của Nhà nước và gần 45% các doanh nghiệp vừa đã được bảo hiểm giá trị tài sản. Đặng Thanh Phong 37 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Năm 1996, tổng giá trị tiền bảo hiểm trên thị trường vào khoảng 75,6 tỷ nhân dân tệ (chưa kể tái bảo hiểm), tăng 22,8% so với năm 1995. Giá trị bảo hiểm tài sản khoảng 44,5 tỷ nhân dân tệ, tăng 59,8% so với năm 1995. Tổng số tiền bảo hiểm đạt tới 15 664,5 tỷ nhân dân tệ vào năm 1996. Tổng giá trị bảo hiểm của tập đoàn PICC khi ấy khoảng 56,8 tỷ nhân dân tệ (không tính tái bảo hiểm) năm 1996. PICC bảo hiểm tài sản với giá trị đạt 35,6 tỷ, giá trị bảo hiểm nhân thọ đạt 21,1 tỷ nhân dân tệ, tập đoàn PICC chiếm 73% thị phần. Tính đến đầu năm 2006 Trung Quốc đã có 82 công ty bảo hiểm, trong đó có 41 công ty bảo hiểm liên doanh với nước ngoài và gần 400 chi nhánh bảo hiểm khác nhau. Doanh thu từ bảo hiểm của các doanh nghiệp chiếm 3,9% thị phần ở Trung Quốc1. Các loại hình bảo hiểm muôn hình muôn vẻ, như bảo hiểm dưỡng lão, bảo hiểm thương tật bất ngờ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tài sản Có hơn 30 công ty kinh doanh bảo hiểm có vốn nước ngoài được phép hành nghề tại Trung Quốc và nhiều hơn nữa số công ty đang chờ đợi tiến vào thị trường bảo hiểm Trung Quốc. Thu nhập bảo hiểm của các công ty bảo hiểm Trung Quốc và có vốn nước ngoài trong năm 2003 là 388 tỷ NDT, tăng 27,1% so với năm 2002. Kinh doanh bảo hiểm của Trung Quốc phát triển nhanh chóng nhờ việc gia tăng số lượng các công ty liên doanh liên kết có vốn nước ngoài, thương mại bù trừ, việc khai thác dầu ngoài khơi và xuất khẩu lao động. Hiện Trung Quốc có hơn 30 hình thức bảo hiểm. Các hình thức bảo hiểm chính như Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, bảo hiểm tàu thuyền, máy bay và ôtô, bảo hiểm khai thác dầu ngoài khơi, bảo hiểm trong trường hợp có thiệt hại hoặc rủi ro cho phía thứ ba, bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia hợp đồng, bảo hiểm đền bù, bảo hiểm tài sản cho các liên doanh bao 1 Nguồn: www.nhandan.com.vn Đặng Thanh Phong 38 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam gồm máy móc bị hỏng hóc, công việc kinh doanh bị gián đoạn và tai nạn cá nhân Một số công ty bảo hiểm nước ngoài và liên doanh bảo hiểm với nước ngoài gồm có: - Chi nhánh công ty Bảo hiểm quốc tế Mỹ tại Thượng Hải - Chi nhánh công ty Bảo hiểm quốc tế Mỹ tại Quảng Châu - Chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế Mỹ tại Quảng Châu - Công ty TNHH Bảo hiểm hoả hoạn và đường thủy Tokyo, chi nhánh Thượng Hải - Công ty TNHH Bảo hiểm Winterthur, chi nhánh tại Thượng Hải - Công ty TNHH Bảo hiểm Minh An (Hồng Kông), chi nhánh ở Thẩm Trấn. - Công ty TNHH Bảo hiểm Minh An (Hồng Kông), chi nhánh ở Hải Khẩu. - Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Trung Hồng. 2. Kinh nghiệm mở cửa thị trƣờng bảo hiểm của Trung Quốc Ngành công nghiệp bảo hiểm của Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình 10% tới 15% trong những năm qua. Chỉ riêng trong năm 2001, tổng doanh thu phí bảo hiểm đã đạt mức hơn 20 tỷ USD năm 2001. Cho đến năm 2005, Chính phủ Trung Quốc dự kiến doanh thu từ thu phí bảo hiểm đạt 33,82 tỷ USD, tương đương 2,3% GDP với tỷ lệ phí bảo hiểm bình quân/đầu người sẽ là 27,78 USD, Tuy nhiên, cho dù tốc độ tăng trưởng mạnh như vậy, ngành công nghiệp bảo hiểm của Trung Quốc vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ nền kinh tế với mức đóng góp chưa tới 3% GDP so với 11% ở Nhật và 8% ở Mỹ. Số liệu năm 2000 cho thấy, đã có 17 công ty bảo hiểm nước ngoài được phép kinh doanh bảo hiểm tại thị trường Trung Quốc, trong khi đó đã có 89 công ty mở văn phòng đại diện và chuẩn bị chờ được phép hoạt động kinh Đặng Thanh Phong 39 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam doanh trên thị trường này. Tuy nhiên, theo cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO, bắt đầu từ năm 2005, các tập đoàn bảo hiểm nhân thọ đã có thể bắt đầu hoạt động tại thị trường hơn 1,2 tỷ dân này. Trước mắt, Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ cho phép thêm 7 công ty bảo hiểm của châu Âu, 2 công ty bảo hiểm của Nhật, một công ty bảo hiểm của Hàn Quốc và 3 công ty bảo hiểm của Mỹ được hoạt động tại đây. Cũng giống như Việt Nam, thị trường bảo hiểm Trung Quốc đặc trưng bởi quy mô thị trường nhỏ bé, số lượng sản phẩm bảo hiểm không đa dạng và hấp dẫn, chi phí giao dịch cao, trong khi đại bộ phận dân chúng vẫn còn trong tình trạng hiểu biết sơ khai về thị trường bảo hiểm và vai trò của nó đặc biệt là trong lĩnh vực luật pháp. Một hạn chế không nhỏ nữa của thị trường bảo hiểm Trung Quốc đó là thị trường tài chính vốn là chất xúc tác cho thị trường bảo hiểm cũng còn kém phát triển, làm hạn chế các công cụ đầu tư cho thị trường bảo hiểm. Khi đàm phán gia nhập WTO, lĩnh vực tài chính – ngân hàng trong đó có bảo hiểm là một trong những lĩnh vực mà WTO đòi hỏi Trung Quốc phải mở cửa mạnh nhất. Nguyên nhân là vì Trung Quốc hầu như vẫn duy trì chế độ độc quyền hoặc các ngân hàng nhà nước, công ty bảo hiểm nhà nước chi phối toàn bộ thị trường. Trên lý thuyết, các cam kết này được thể hiện như sau đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào thị trường bảo hiểm Trung Quốc: Về hình thức kinh doanh: Ngay sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở nước ngoài sẽ được thành lập các chi nhánh hoặc liên doanh ở Trung Quốc. Các công ty nước ngoài sẽ được phép nắm giữ không quá 51% cổ phần ở các liên doanh. Sau 2 năm hoạt động, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ được thiết lập các chi nhánh 100% vốn của mình ở Trung Quốc. Có nghĩa là sẽ không còn các hạn chế đối với việc thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ của nước ngoài ở Đặng Thanh Phong 40 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Trung Quốc kể từ năm này. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ có quyền được chọn đối tác liên doanh độc lập. Năm năm sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép thiết lập các công ty con độc lập ở các khu vực khác. Với việc bãi bỏ dần các hạn chế về địa lý, các công ty bảo hiểm nước ngoài sau khi đã được cấp giấy phép sẽ được phép thành lập các chi nhánh của riêng mình ở Trung Quốc. Về giới hạn địa lý: Ngay sau khi gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ của nước ngoài sẽ được phép cung cấp các dịch vụ ở Thượng Hải, Quảng Châu, Đại Liên, Thâm Quyến và Foshan. Hai năm sau khi gia nhập, hoạt động của các doanh nghiệp này sẽ được phép mở rộng ở Bắc Kinh, Vũ Hán, Chengdu, Chongquing, Fuzhou, Suzhou, Xiamen, Ninh Ba, Shenyang và Thiên Kinh. Tất cả các hạn chế về địa bàn kinh doanh sẽ phải bãi bỏ hoàn toàn sau 5 năm gia nhập WTO (tức là năm 2007). Về lĩnh vực kinh doanh: Ngay sau khi gia nhập, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ được phép tham gia mọi dịch vụ “bảo hiểm thông thường” và các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại trên quy mô lớn mà không có hạn chế nào về mặt địa lý. Các doanh nghiệp này cũng được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho tất cả các khách hàng của Trung Quốc cũng như nước ngoài. Ngay sau khi gia nhập, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sẽ được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cá nhân (không phải là nhóm) cho tất cả các công dân Trung Quốc cũng như nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Trung Quốc. Hai năm sau khi gia nhập, các doanh nghiệp này sẽ được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm y tế, nhóm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm thanh toán hàng năm cho mọi đối tượng sinh sống ở Trung Quốc. Về lĩnh vực tái bảo hiểm, ngay sau khi gia nhập, các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép cung cấp các sản phẩm tái bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ thông qua các hình thức chi nhánh công ty, công ty liên doanh hay công ty tư doanh. Không có Đặng Thanh Phong 41 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hạn chế nào về số lượng giấy phép kinh doanh cũng như hạn chế về địa bàn kinh doanh đối với dịch vụ tái bảo hiểm. Cấp giấy phép kinh doanh: Ngay sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ cam kết bãi bỏ các hạn chế đối với số lượng giấy phép cung cấp cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ phải thoả mãn các điều kiện sau đây trước khi được cấp giấy phép hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc: phải có lịch sử hoạt động trên 30 năm tính đến ngày xin cấp phép, mở văn phòng đại diện ở Trung Quốc trong vòng 2 năm liên tiếp và có ít nhất là 5 tỷ USD tổng giá trị tài sản vào năm trước khi nộp đơn xin kinh doanh ở thị trường bảo hiểm Trung Quốc. Bảo hiểm thương mại ở quy mô lớn: Bảo hiểm thương mại trên quy mô lớn chỉ việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp lớn. Tiêu chuẩn của các dịch vụ “lớn” này là: tổng mức phí bảo hiểm hằng năm mà các doanh nghiệp này phải trả khi Trung Quốc gia nhập WTO là trên 800.000 NDT. Một năm sau khi gia nhập WTO, tổng mức phí bảo hiểm hàng năm mà các doanh nghiệp này phải trả là trên 600.000 NDT, với tổng mức đầu tư của các doanh nghiệp này là trên 180 triệu NDT. Sau hai năm gia nhập, tổng mức phí bảo hiểm hàng năm mà các doanh nghiệp này phải trả là trên 400.000 NDT, với tổng mức đầu tư của các doanh nghiệp này là trên 150 triệu NDT. Lĩnh vực pháp lý của bảo hiểm: Trung Quốc cam kết mức 20% tái bảo hiểm bắt buộc mà các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải nộp cho Công ty tái bảo hiểm Trung Quốc sẽ không thay đổi ngay sau khi nước này gia nhập WTO, mức tái bảo hiểm bắt buộc sẽ giảm xuống còn 15% một năm sau đó, sau hai năm và ba năm, mức tái bảo hiểm sẽ giảm xuống tương ứng còn 10% và 5% để sau bốn năm mức tái bảo hiểm sẽ được bãi bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được phép tiến hành bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe, phương tiện giao thông công cộng, Đặng Thanh Phong 42 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam vận chuyển hành khách đối với người thứ ba, cũng như không được phép tiến hành các dịch vụ pháp lý về bảo hiểm khác. Đối với dịch vụ môi giới bảo hiểm thông thường: Cơ chế đối xử công bằng sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, các hạn chế mang tính địa lý đối với việc mở rộng hoạt động các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cũng sẽ được áp dụng cho các công ty môi giới bảo hiểm. Cụ thể là, ngay sau khi gia nhập, các công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép hoạt động ở Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu, Đại Liên, Foshan. Sau đó hai năm, các công ty này sẽ được hoạt động tại mười thành phố nữa và sau ba năm, hạn chế về địa lý sẽ được bãi bỏ. Đối với việc đánh giá năng lực để cấp giấy phép cho các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Ngoài các điều kiện như có lịch sử 30 năm hoạt động và duy trì hoạt động của văn phòng đại diện tại Trung Quốc trong vòng 2 năm liên tiếp Theo hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ, Chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra các cam kết đối với các dịch vụ vận chuyển quốc tế và các phương pháp dịch vụ bảo hiểm khác như: Trừ các hoạt động vận tải biển quốc tế, vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng đường hàng không, tái bảo hiểm, bảo hiểm thương mại trên quy mô lớn và dịch vụ môi giới tái bảo hiểm, chính phủ Trung Quốc không đưa ra bất kỳ một cam kết nào đối với (cơ chế bảo hiểm dành cho) vận chuyển qua biên giới, tiêu thụ ngoài lãnh thổ; Trừ việc không cam kết đối với dịch vụ môi giới bảo hiểm, không có giới hạn nào được đưa ra đối với loại hình khác; Trừ cam kết về mức độ bảo hiểm trong công nghiệp, đối với luồng di chuyển con người tự nhiên, chưa có cam kết thêm nào Đặng Thanh Phong 43 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam được chính phủ Trung Quốc đưa ra. Như vậy có thể thấy những điều kiện cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm của Trung Quốc là hết sức rõ ràng, cởi mở và ít ràng buộc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện những cam kết này, về phía Trung Quốc với chính sách đối ngoại khôn khéo của mình đang cố tình trì hoãn cho các tập đoàn trong nước có thời gian để chuẩn bị và chiếm lĩnh thị trường trước khi các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình tại đây. Cho đến nay, sau hơn bốn năm gia nhập WTO, Trung Quốc đang làm vỡ mộng các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới muốn thâm nhập vào thị trường khổng lồ này. Mặc dù có thể nói, Trung Quốc đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện của WTO, thậm chí một vài điều kiện còn được hoàn thành sớm thời hạn nhưng đó chỉ là những điều kiện có lợi cho Trung Quốc. Không riêng gì thị trường bảo hiểm, mà ở các thị trường khác như thị trường ôtô, công nghệ cao mở cửa của Trung Quốc vẫn chỉ là hy vọng đối với các tập đoàn đa quốc gia. Mục tiêu của các chiến dịch trì hoãn này là các tập đoàn bảo hiểm của nước ngoài chỉ có thể bắt đầu hoạt động của mình khi thị trường bảo hiểm đã hoàn toàn bị chi phối bởi các tập đoàn trong nước. Chẳng hạn, một trong số các điều kiện đối với các doanh nghiệp muốn được cấp giấy phép hoạt động là phải có số vốn 5 tỷ USD vào năm trước khi nộp đơn xin giấy phép, bản thân đây đã là một điều kiện hết sức khó khăn, nhưng nếu doanh nghiệp nào muốn kinh doanh bằng nhân dân tệ, phía Trung Quốc yêu cầu số vốn pháp định này tăng lên gấp nhiều lần. Như vậy chẳng có gì khó hiểu khi Đặng Thanh Phong 44 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam các chẳng có nhiều doanh nghiệp dám đơn thương độc mã tham gia vào thị trường này. Trong khi đó, nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, Uỷ ban quản lý bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) đã và đang ráo riết tập trung xử lý các vấn đề vướng mắc nhất đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nội địa. Đó là hạn chế và loại bỏ dần các thủ tục trong kinh doanh. CIRC cũng đang trong quá trình tái cơ cấu lại ngành bảo hiểm trong nước nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp bảo hiểm nội địa trong những năm tiếp theo. Các bước đi cụ thể được vạch ra gồm: - Thiết lập thêm các công ty bảo hiểm trong nước và cho phép các công ty bảo hiểm nội địa hiện tại được mở rộng địa bàn hoạt động của mình sang nhiều thành phố khác. - Thành lập các liên minh giữa các công ty bảo hiểm và các ngân hàng thương mại trong nước, bắt đầu với công ty bảo hiểm lớn nhất nước – Công ty Bảo hiểm tài sản Trung Quốc (CPIC) và ngân hàng thương mại lớn nhất nước – Ngân hàng thương mại Trung Quốc. Cùng với nhau, liên minh bảo hiểm – ngân hàng này cung cấp các dịch vụ bổ trợ của mình cho khách hàng của nhau. - Tổ chức khoá đào tạo nhằm nâng cao năng lực, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm của Trung Quốc cạnh tranh được với các đối tác nước ngoài, cung cấp thêm nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành bảo hiểm và thuê các chuyên gia bảo hiểm nước ngoài đóng vai trò tư vấn cho các công ty bảo hiểm trong nước; tăng tỷ trọng phần nắm giữ của các công ty bảo hiểm trong nước trong các quỹ đầu tư cổ phiếu - Xiết chặt hơn nữa việc thực thi các khung pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm đối với cả các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước nhằm củng cố một môi trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch hơn trên thị trường. Đặng Thanh Phong 45 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Tóm lại, mở cửa thị trường bảo hiểm của Trung Quốc mà điển hình là trong khuôn khổ WTO là một quá trình lâu dài, có chọn lọc và được tiến hành theo một lộ trình có tính toán từ trước. Thị trường tài chính trong đó có thị trường bảo hiểm vẫn bị chính phủ khống chế và kiểm soát chặt chẽ, mức độ mở cửa cho các tập đoàn nước ngoài vẫn còn hạn chế, đó chính là những đặc điểm nổi bật trong bức tranh hội nhập ngành bảo hiểm hiện nay ở Trung Quốc. II. KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN Là một nước gần gũi với Việt Nam, tham gia vào quá trình hội nhập từ rất sớm (là một trong 5 nước sáng lập viên ASEAN, tham gia tổ chức thương mại thế giới năm 1995) thị trường bảo hiểm Thái Lan hiện đứng thứ 34 thế giới và có mật độ bảo hiểm trên đầu người khá cao trong khu vực (92 USD/người)2. Mặc dù liên tục có những biến động lớn không chỉ về kinh tế mà liên tục còn có những bất ổn về chính trị, song vượt lên trên những bất lợi đó, bảo hiểm Thái Lan vẫn đứng vị trí cao trong khu vực, đóng một vai trò quan trọng trong bức tranh chung của toàn cầu. Những thành tựu của Thái Lan trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành bảo hiểm nói riêng thông qua hội nhập chắc chắn sẽ mang lại những bài học quý báu cho Việt Nam. 1. Vài nét về thị trƣờng bảo hiểm Thái Lan Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, ngành bảo hiểm Thái Lan đã trải qua những thay đổi to lớn. Trước năm 1997, ngành này phần lớn là đóng cửa, chỉ có một số lượng ít các doanh nghiệp nước ngoài. Sau năm 1997, để đối phó lại với khủng hoảng, các nhà hoạch định chính sách ngành bảo hiểm Thái Lan đã tích cực khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế. Mặt khác, do nhu cầu cần phải củng cố vị thế của các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước, chính phủ Thái Lan nghĩ đến việc kêu gọi đầu tư vào lĩnh 2 Số liệu từ báo cáo của Swiss Re, Axiss Australia www.axiss.gov.au Đặng Thanh Phong 4 6 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam vực bảo hiểm. Khi Thái Lan vượt qua khủng hoảng cũng là lúc ngành bảo hiểm trải qua một thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Xu hướng này vẫn đang còn tiếp tục tiếp diễn khi nhận thức của người dân về sự cần thiết của bảo hiểm cũng ngày một tăng lên. Ngành bảo hiểm của Thái Lan đã trải qua thời kỳ phát triển huy hoàng trong giai đoạn những năm đầu đến giữa thập kỷ 90. Do tốc độ tăng trưởng mạnh của ngành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm xe gắn máy, với tốc độ tăng trưởng trung bình 25% một năm trong những năm từ 1992 đến 1996, số lượng các doanh nghiệp cũng theo đó tăng lên. Sau sáu năm phát triển với tốc độ hai con số, cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra và đã làm đảo ngược lại bức tranh tươi sáng của ngành bảo hiểm Thái Lan với hai năm thua lỗ là năm 1998 và 1999. Tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng đã đẩy nhanh quá trình cải cách ngành bảo hiểm vốn đóng cửa trong một thời gian dài. Để đổi lấy viện trợ của WTO và các tổ chức quốc tế khác, Thái Lan buộc phải cam kết mở rộng cánh cửa của ngành bảo hiểm của mình hơn. Sau khủng hoảng, ngành bảo hiểm Thái Lan đã có một cuộc bứt phá ngoạn mục với mức phí liên tục tăng qua các năm kể từ năm 2000 bất chấp những tác động tiêu cực của sự kiện 11/09/2001 lên ngành bảo hiểm toàn cầu. Cho đến cuối năm 2004, tổng mức phí thu được đã đạt bằng mức trước khủng hoảng và hiện vẫn đang tăng đều đặn cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Với sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, ngành bảo hiểm Thái Lan đã bước đầu hoàn thiện với một loạt các sản phẩm xuất hiện đồng thời cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng được nâng cao. Nhìn chung, ngành bảo hiểm Thái Lan có đặc điểm là có sự chia sẻ thị phần của một số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa với hơn một nửa trong tổng số 77 công ty chỉ chiếm 1% thị phần. Điều này đã khiến cạnh tranh trở lên gay gắt và dẫn đến tình trạng quá đông các doanh nghiệp bảo hiểm trong nền kinh tế. Đặng Thanh Phong 47 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Tình trạng này vẫn còn là một thách thức đối với Cục Bảo hiểm Thái Lan – cơ quan quản lý chuyên môn trong lĩnh vực bảo hiểm, trong việc hợp nhất các doanh nghiệp nhỏ lẻ thành các doanh nghiệp cỡ vừa. Dự kiến, quá trình này sẽ diễn ra từng phần mà trước mắt là việc thông qua Luật điều chỉnh Luật bảo hiểm yêu cầu số vốn tối thiểu đối với các doanh nghiệp bảo hiểm từ mức 30 triệu Bath hiện tại tăng lên 300 triệu Bath. Tình trạng thiếu những kiến thức và kinh nghiệm trong việc tái bảo hiểm cũng là một thách thức không nhỏ đối với ngành bảo hiểm Thái hiện nay, khi mà phần lớn các hợp đồng tái bảo hiểm phải phụ thuộc vào các công ty nước ngoài và dòng lợi nhuận tái bảo hiểm theo đó cũng chảy ra khỏi Thái Lan. Hiện chỉ có duy nhất một công ty tái bảo hiểm đang hoạt động tại đây. Hiện tại, những cái tên nổi tiếng trên thị trường bảo hiểm Thái Lan gồm có Aetna, Allianz, AXA, ACE, New York Life và Zurich. Các doanh nghiệp bảo hiểm toàn cầu này tham gia thị trường Thái Lan bằng các dự án liên doanh với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, chiếm giữ số vốn 25% - lượng cổ phần tối thiểu mà luật pháp cho phép. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, số vốn mà nước ngoài chiếm giữ có khi lên đến 49%. Ngành bảo hiểm phi nhân thọ của Thái Lan cũng chứng kiến những thăng trầm lớn khi trải qua cuộc khủng hoảng năm 1997. Điển hình là vụ phá sản của tập đoàn tài chính phi nhân thọ lớn nhất nước Rattanakosin một năm sau đó. Lợi nhuận của tập đoàn này chủ yếu xuất phát từ bảo hiểm ôtô. Khi đó, cũng giống như rất nhiều những công ty bảo hiểm khác, Rattanakosin nhanh chóng mở rộng thị trường bảo hiểm ôtô của mình để thu về tiền mặt và sau đó tái đầu tư vào bất động sản, khoản đầu tư này sau đó bị thua lỗ do thị trường bất động sản chỉ là thị trường bong bóng. Theo một nghiên cứu được tiến hành từ năm 1997 đến năm 2001, do tỉ suất thua lỗ của ngành bảo hiểm phi nhân thọ rất cao nên ngành này đã không được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý nhiều lắm. Đặng Thanh Phong 48 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Mức thua lỗ trung bình trong thời kỳ này là 58,67% tổng thu phí bảo hiểm, trong đó bảo hiểm ôtô chiếm phần trăm lớn nhất 74,39%, sau đó là bảo hiểm y tế 69,93%; bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm cháy và các loại bảo hiểm khác. Hình 2: Phí bảo hiểm phi nhân thọ và tăng trƣởng phí bảo hiểm phi nhân thọ qua các năm của Thái Lan millionTriệu bath baht 80,000 20% 13.87% 71,160 70,000 12.93% 15% 62,627 13.63% 60,000 57,657 6.17% 10% 54,998 48,475 48,701 50,000 45,869 5% 40,000 0% 30,000 (5%) (5.77%) (5.38%) 20,000 (10%) 10,000 (15.93%) (15%) 0 (20%) 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 DIRECTPhí BH PREMIUM thuần DIRECTTăng PREMIUMtrưởng ph GROWTHí BH thuần Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế Thái Lan năm 2004 Hiện nay, theo số liệu của ngành bảo hiểm Thái Lan, có dưới 20 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tiềm lực tài chính đủ mạnh, và điều này tất yếu sẽ dẫn đến những cuộc mua lại và sát nhập mới. Các công ty luôn được cảnh báo phải mở rộng danh mục đầu tư cũng như đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm của mình, không chỉ tập trung ở một ngành bảo hiểm, chẳng hạn như ngành bảo hiểm ôtô. Hình 3: Tỷ lệ phí bảo hiểm qua các năm của Thái Lan Đặng Thanh Phong 49 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 100% 16.20% 18.82% 15.94% 17.72% 23.13% 26.83% 27.33% 90% 80% 70% 60% 62.60% 57.73% 62.25% 61.12% 58.15% 55.41% 58.46% 50% 40% 30% 4.83% 20% 4.57% 4.63% 4.94% 4.54% 4.27% 4.39% 10% 16.63% 18.61% 17.18% 16.23% 14.18% 13.50% 9.81% 0% YearNăm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 FIRECháy MARINEHàng hải AUTOMOBILEBH ôtô MISCELLANEOUSBH khác Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế Thái Lan năm 2003 Môi trường thể chế và luật pháp Lĩnh vực bảo hiểm nói chung và ngành bảo hiểm nhân thọ nói riêng được điều chỉnh bằng hai điều luật riêng đó là Luật bảo hiểm tránh tổn thất năm 1992 và Luật bảo hiểm nhân thọ cũng được ban hành năm 1992. Cơ cấu luật pháp cũng tương tự đối với hai loại hình kinh doanh bảo hiểm này. Luật này cũng điều chỉnh cả hai mối quan hệ hợp đồng giữa người bảo hiểm và khách hàng cũng như các quy định của ngành bảo hiểm. Bảo hiểm ở Thái Lan do Cục bảo hiểm điều hành, dưới quyền quản lý của Bộ Thương mại Thái Lan. Cơ quan này có nhiệm vụ kiểm soát tình hình tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, đặc biệt là việc đáp ứng đầy đủ các quy định của luật về mức vốn yêu cầu. Bên cạnh việc đưa ra đề xuất tăng mức vốn đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Cục bảo hiểm Thái trong vài năm trở lại đây còn tiến hành áp dụng các chế độ theo dõi sát sao các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cục bảo hiểm Thái Lan cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành này nói chung do cơ quan này trực tiếp điều chỉnh số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm, loại hình sản phẩm và ngay cả từ ngữ Đặng Thanh Phong 50 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong hợp đồng bảo hiểm cũng như mức phí mà các doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra đối với khách hàng của mình. Những rào cản cho quá trình phát triển của thị trường hiện nay Bên cạnh việc cần thiết phải củng cố lại thị trường bảo hiểm, vẫn còn một vài thách thức khác cho sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm Thái Lan như: . Những hạn chế về nhận thức của đông đảo xã hội về vai trò của bảo hiểm . Sự phụ thuộc quá mức của thị trường bảo hiểm đối với lĩnh vực bảo hiểm xe gắn máy, lĩnh vực chiếm hơn 40% doanh thu phí bảo hiểm. . Những hạn chế về mặt quản lý doanh nghiệp, quản trị rủi ro cũng như các hệ thống điều hành trong doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. . Mức độ phát triển không tương xứng trong việc bán sản phẩm bảo hiểm và giải quyết bồi thường, khiếu nại. . Những trở ngại về mặt thể chế ảnh hưởng tới sự phát triển của các kênh phân phối mới (chẳng hạn như bancassurance). . Nhu cầu nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. . Đầu tư ít vào công nghệ thông tin. 2. Kinh nghiệm của Thái Lan trong mở cửa thị trƣờng bảo hiểm Mở cửa thị trường bảo hiểm Thái Lan hầu như chỉ bắt đầu sau khủng hoảng tài chính năm 1997. Một trong những biện pháp được chính phủ Thái Lan thực thi sau đó nhằm tránh những vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai là đưa ra những chính sách điều chỉnh ngành bảo hiểm trong đó tích cực khuyến khích các nhà bảo hiểm nước ngoài đầu tư vào Thái Lan. Đầu tư nước Đặng Thanh Phong 51 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT
- Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ngoài đồng nghĩa với việc dòng vốn sẽ chảy vào ngành bảo hiểm đang bị tổn thương nghiêm trọng và các kiến thức cũng như kinh nghiệm sẽ tăng lên. Tuy nhiên, cánh cửa của Thái Lan cũng không hoàn toàn để mở. Đầu tư nước ngoài vào ngành bảo hiểm chỉ nhận được một sự “chào đón dè dặt”, vẫn còn những hạn chế trong việc tham gia thị trường chứng khoán. Luật pháp quy định, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được chiếm 25% cổ phiếu của các công ty bảo hiểm trong nước, họ cũng có thể được kiểm soát nhiều hơn tuy nhiên phải thông qua một loạt các thoả thuận về quản lý hay các cơ chế chia sẻ cổ phần phức tạp khác. Tổ chức thương mại thế giới đã đề ra thời hạn năm 2020 cho Thái Lan hội nhập đầy đủ và mở cửa ngành bảo hiểm của mình. Mặc dù các nước lớn như Mỹ, Úc và Nhật ra sức gây sức ép đòi nới lỏng hạn chế đối với việc sở hữu vốn nhưng mức hạn chế 25% đề ra ban đầu vẫn chưa được tăng lên. Nhận thấy nhu cầu cần thiết phải tăng cường sức mạnh của ngành bảo hiểm về sức mạnh về tài chính đồng thời chuẩn bị cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có đủ năng lực trước khi hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, Cục bảo hiểm (DOI) của Thái Lan đã lên kế hoạch năm năm (2001- 2006) cho ngành bảo hiểm nhằm từng bước hội nhập. Các biện pháp được áp dụng bao gồm: a) Mở rộng danh sách các công ty bảo hiểm nước ngoài được phép đầu tư vào ngành bảo hiểm trong nước trong đó có cả các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Những dịch vụ hỗ trợ này chỉ có thể được phép khi đáp ứng đầy đủ với những điều kiện nhất định và theo quy định của luật pháp; đảm bảo việc thành lập quỹ dự phòng rủi ro tài chính; tài khoản tài chính và bồi thường cũng như các điều kiện về công nghệ thông tin. b) Sửa đổi các quy định liên quan đến việc định giá tài sản và nợ của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Đặng Thanh Phong 52 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT