Khóa luận Điều khiển và giám sát mô hình cân và đóng gói sản phẩm (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Điều khiển và giám sát mô hình cân và đóng gói sản phẩm (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_dieu_khien_va_giam_sat_mo_hinh_can_va_dong_goi_san.pdf

Nội dung text: Khóa luận Điều khiển và giám sát mô hình cân và đóng gói sản phẩm (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT MÔ HÌNH CÂN VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM GVHD: ThS. TẠ VĂN PHƯƠNG SVTH: TRẦN TRUNG MSSV: 11151083 SVTH: VŨ THỊ MAI THẢO MSSV: 11151069 S K L 0 0 3 9 0 1 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT MÔ HÌNH CÂN VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM SVTH: TRẦN TRUNG MSSV: 11151083 VŨ THỊ MAI THẢO MSSV: 11151069 Khóa: 2011 - 2015 Ngành: CNKT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA GVHD: TH.S TẠ VĂN PHƯƠNG
  3. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2015 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: Th.S Tạ Văn Phương Sinh viên thực hiện: Trần Trung MSSV: 11151083 Vũ Thị Mai Thảo MSSV: 11151069 Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Hệ: Đại học chính quy Niên khóa: 2011 - 2015 1. Tên đề tài: Điều khiển và giám sát mô hình cân và đóng gói sản phẩm 2. Nhiệm vụ và nội dung: - Ứng dụng PLC CompactLogix L32E của hãng Rockwell Automation vào điều khiển mô hình. - Sử dụng phần mềm giám sát FactoryTalk và HMI để giám sát quá trình hoạt động của hệ thống. 3. Ngày giao nhiệm vụ: 4. .Ngày hoàn thành: Tp.HCM, ngày .tháng .năm 2015 Tp.HCM, ngày .tháng . năm 2015 Giáo viên hướng dẫn Chủ nhiệm ngành Th.S Tạ Văn Phương
  4. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc BẢNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Giáo viên hướng dẫn: Th.S Tạ Văn Phương Sinh viên thực hiện: Trần Trung MSSV: 11151083 Vũ Thị Mai Thảo MSSV: 11151069 Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Tên đề tài: Điều khiển và giám sát mô hình cân và đóng gói sản phẩm NHẬN XÉT 1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện: 2. Ưu điểm: 3. Khuyết điểm: 4. Đề nghị cho bảo vệ hay không? 5. Đánh giá loại:
  5. 6. Điểm: .(Bằng chữ: ) Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Giáo viên hướng dẫn CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc BẢNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Giáo viên phản biện : TS. Lê Chí Kiên Sinh viên thực hiện : Trần Trung MSSV: 11151083 Vũ Thị Mai Thảo MSSV: 11151069 Ngành: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Tên đề tài: Điều khiển và giám sát mô hình cân và đóng gói sản phẩm NHẬN XÉT 1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện: 2. Ưu điểm: 3. Khuyết điểm: 4. Đề nghị cho bảo vệ hay không? 5. Đánh giá loại:
  6. 6. Điểm: .(Bằng chữ: ) Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Giáo viên phản biện
  7. LỜI CẢM ƠN Nhóm thực hiện xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô giảng dạy tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Điện - Điện Tử đã giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản tạo tiền đề quan trọng cho nhóm thực hiện đồ án này. Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn TS. Tạ Văn Phương đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ kiến thức trong suốt quá trình thực hiện đồ án để nhóm có thể hoàn thành đề tài này. Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giảng dạy tại phòng thí nghiệm Rockwell Automation đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu và thử nghiệm tại phòng thí nghiệm. Cảm ơn các bạn đã cùng nhóm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình nhóm mình thực hiện đồ án môn học. Nhóm thực hiện: Trần Trung Vũ Thị Mai Thảo i | T r a n g
  8. LỜI NÓI ĐẦU Ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước đang phát triển hiện nay trên thế giới đều hướng đến việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật nên việc áp dụng các thành tựu của nó vào trong quá trình sản xuất từ lâu đã không còn xa lạ với con người. Chính vì thế trong công nghiệp, tự động điều khiển đóng một vai trò rất quan trọng, nâng dần tính hiện đại hóa của công nghiệp đẩy nền công nghiệp từ thô sơ lên một nền đại công nghiệp mà đỉnh cao của nó là sự tự động hóa một cách hoàn toàn. Nhờ việc ứng dụng công nghệ tự động trong công nghiệp mà sức lao động của con người giảm đi rất nhiều nhờ đó mà năng suất lao động được tăng lên rất nhiều. Con người ít phải quan tâm đến các vấn đề phụ như nhấn nút, canh thời gian hoạt động Và một người có thể làm công việc của nhiều người. Sau hơn bốn năm học tập ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh, được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô cùng những nhu cầu thiết thực ngoài thực tế nên đồ án tốt nghiệp này chúng em quyết định chọn đề tài: “ Điều khiển và giám sát mô hình cân và đóng gói sản phẩm”. Ngoài việc hoàn thành đồ án tốt nghiệp, sinh viên được trải nghiệp thực tế, những kiến thức học được từ ghế nhà trường sẽ giúp cho sinh viên hoàn thành những sản phẩm công nghiệp sau này. Trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, do đó kích thích sinh viên tư duy để tìm ra những giải pháp tối ưu và trao đổi thảo luận lẫn nhau, từ đó hình thành thói quen hợp tác làm việc nhóm và cách giải quyết vấn đề hiệu quả. ii | T r a n g
  9. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. DẪN NHẬP i 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu đề tài 2 1.3. Giới hạn đề tài 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Nội dung đề tài 3 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM TRONG MÔ HÌNH 4 2.1. PLC Allen – Bradley 4 2.2. Cảm biến Loadcell 7 2.2.1. Giới thiệu Loadcell 7 2.2.2. Cấu tạo loadcell 8 2.2.3. Nguyên lý hoạt động 10 2.2.4. Thông số kỹ thuật cần quan tâm 11 2.2.5. Một số loại loadcell trong thực tế 11 2.2.6. Lựa chọn Loadcell 12 2.2.6.1. Loadcell CZL601 12 2.2.6.2. Một số thông số của Loadcell CZL601 13 2.3. Đầu cân (Indicator) 14 2.3.1. Giới thiệu đầu cân 14 2.3.2. Một số loại đầu cân thực tế 14 2.3.3. Lựa chọn đầu cân 17 2.3.3.1. Đầu cân EX 2002 Dingo – EXCELL 17 2.3.3.2. Tính năng của đầu cân EX 2002 Dingo – EXCELL 17 2.3.3.3. Chức năng các phím trên đầu cân 18 2.3.3.4. Chức năng các chân kết nối 19 2.3.3.5. Cấu trúc dữ liệu 20 iii | T r a n g
  10. 2.4. Hệ thống khí nén 22 2.4.1. Khái niệm 22 2.4.2. Các thành phần của một hệ thống điều khiển khí nén 23 2.4.2.1. Máy nén khí 23 2.4.2.2. Đường ống dẫn khí 23 2.4.2.3. Van khí nén 23 2.4.2.3.1. Các kiểu tác động 26 2.4.2.3.2. Lựa chọn van khí nén 26 2.4.2.4. Cylinder 28 2.4.2.4.1. Cylinder đẩy 28 2.4.2.4.2. Cylinder xoay 900 29 2.4.2.4.3. Cylinder dẫn hướng 29 2.5. Động cơ ( động cơ kéo) 29 2.6. Cơ cấu băng tải 30 2.7. Cảm biến đo nhiệt độ - Cảm biến PT100 30 2.8. Bộ điều chỉnh nhiệt độ PID kép – Selec PID500 31 2.8.1. Thuật toán PID 31 2.8.2. Chức năng của bộ điều chỉnh nhiệt độ Selec PID500 32 2.8.3. Một số thông số kỹ thuật 33 2.8.4. Chức năng đèn hiển thị 34 2.8.5. Sơ đồ kết nối chân của Selec PID500 35 2.9. Màn hình PanelView 600 Touch 36 2.10. Giới thiệu mạng truyền thông 37 2.10.1. Mạng DeviceNet 38 2.10.2. Mạng ControlNet 40 2.10.3. Mạng Ethernet/IP 41 2.11. Phần mềm Rslogix5000 41 2.11.1. Đặc điểm của phần mềm 42 CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG 43 iv | T r a n g
  11. 3.1. Sơ đồ khối của hệ thống 43 3.2. Yêu cầu về mặt kết cấu 44 3.3. Giới thiệu mô hình 44 3.4. Sơ đồ nối dây PLC 45 3.4.1. Sơ đồ kết nối ngõ vào 45 3.4.2. Sơ đồ kết nối ngõ ra 46 3.5. Cấp nguồn cho các thiết bị 48 3.6. Sơ đồ mạch động lực 49 3.6.1. Mạch Opto cách ly 49 3.6.1.1. Mạch cấp 220VAC 49 3.6.1.2. Mạch cấp 24VDC 50 3.7. Sơ đồ kết nối đầu cân với loadcell và PLC 51 CHƢƠNG 4. LƢU ĐỒ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG 53 4.1. Yêu cầu điều khiển 53 4.2. Lưu đồ chính của hệ thống 54 4.3. Chương trình điều khiển trên PLC CompactLogix L32E 55 4.4. Lựa chọn và thiết kế giao diện giám sát 55 4.4.1. Lựa chọn phần mềm giám sát 55 4.4.2. Yêu cầu công nghệ 56 4.4.3. Thiết kế giao diện giám sát 56 4.5. Giao diện điều khiển HMI 57 4.5.1. Giao diện đăng nhập 57 4.5.2. Giao diện điều khiển 58 4.5.3. Giao diện cài đặt khối lượng 59 4.5.4. Giao diện cảnh báo lỗi 60 CHƢƠNG 5. KẾT QUẢ 61 5.1. Kết quả thiết kế mô hình 61 5.1.1. Phần khung mô hình 62 5.1.2. Phần bồn chứa 62 v | T r a n g
  12. 5.1.3. Phần van đóng mở điều khiển xylanh 62 5.1.4. Cảm biến loadcell 62 5.1.5. Tủ điều khiển 62 5.3. Sản phẩm cân khi kết hợp phần cứng và màn hình giám sát 63 5.4. Sai số sau quá trình cân định lượng 64 CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN 65 6.1. Kết luận 65 6.2. Hướng phát triển cho mô hình và liên kết dữ liệu trong tương lai 65 6.2.1. Liên kết dữ liệu 65 6.2.2. Mô hình 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 vi | T r a n g
  13. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Định lượng gián đoạn 1 Hình 2.1. Hình dạng thông thường của Loadcell 8 Hình 2.2. Cấu tạo của Loadcell 8 Hình 2.3. Sơ đồ dây Loadcell 9 Hình 2.4. Vỏ bảo vệ dây Loadcell 9 Hình 2.5. Loadcell Keli ZSC tải trọng lớn 11 Hình 2.6. Loadcell AmCells tải trọng nhỏ 12 Hình 2.7. Hình dạng thực tế loadcell CZL601 – 3kg 12 Hình 2.8. Sơ đồ chân của loadcell CZL601 13 Hình 2.9. Đầu cân YH – T3 15 Hình 2.10. Đầu cân EX 2002 Dingo – EXCELL 15 Hình 2.11. Đầu cân CKW55 – OHAUS 16 Hình 2.12. Đầu cân KINGBIRD – METTLER TOLETO 16 Hình 2.13. Đầu cân EX 2002 Dingo – EXCELL 17 Hình 2.14. Giao diện mặt trước của đầu cân 18 Hình 2.15. Mặt sau của đầu cân EX 2002 Dingo – EXCELL 19 Hình 2.16. Sơ đồ hệ thống điều khiển khí nén 22 Hình 2.17. Hình dạng van đảo chiều 5/2 24 Hình 2.18. Ký hiệu Van đảo chiều 24 Hình 2.19. Cách kí hiệu trên van đảo chiều 5/2 25 Hình 2.20. Hình ảnh cấu tạo các van 25 Hình 2.21. Van AirTac 4V210 – 08 26 Hình 2.22. Van TPC DS3130 27 Hình 2.23. Van SMC SY3120-5LZ- M5 27 Hình 2.24. Van SMC VZ1120 28 Hình 2.25. Cylinder đẩy 28 vii | T r a n g
  14. 0 Hình 2.26. Cylinder xoay 90 29 Hình 2.27. Cylinder dẫn hướng 29 Hình 2.28. Động cơ kéo băng tải 30 Hình 2.29. Một số mô hình dùng băng tải 30 Hình 3.31. Bộ điều chỉnh nhiệt độ Selec PID500 32 Hình 2.33. Mặt trước Selec PID500 34 Hình 2.34. Sơ đồ kết nối các chân của Selec PID500 35 Hình 2.35. Sơ đồ kết nối với cảm biến PT100 36 Hình 2.36. Sơ đồ kết nối với tải 36 Hình 2.37. Tổng quan ba cấp mạng của Rockwell Automation 38 Hình 2.38. Mạng DeviceNet của Rockwell Automation 39 Hình 2.39. Mạng ControlNet trong hệ thống 3 lớp mạng 40 Hình 2.40. Mạng EtherNet/IP của Rockwell Automation 41 Hình 3.1. Sơ đồ tổng quát của hệ thống 43 Hình 3.2. Sơ đồ kết nối ngõ vào 46 Hình 3.3. Sơ đồ kết nối ngõ ra 47 Hình 3.4. Sơ đồ mạch in mạch Opto MOC 3230 49 Hình 3.5. Mạch Opto Moc 3230 49 Hình 3.6. Sơ đồ mạch in mạch Opto Pc817 50 Hình 3.7. Mạch Opto Pc817 50 Hình 3.8. Sơ đồ kết nối đầu cân và loadcell 51 Hình 3.9. Giao tiếp chuẩn RS-232 giữa đầu cân và PLC 52 Hình 4.1. Lưu đồ chính của hệ thống 54 Hình 4.4. Giao diện điều khiển và giám sát của FactoryTalk 57 Hình 4.5. Giao diện đăng nhập 58 Hình 4.6. Giao diện điều khiển 59 Hình 4.7. Giao diện cái đặt khối lượng 59 Hình 4.8. Màn hình cảnh báo lỗi 60 Hình 5.1. Mô hình hoàn chỉnh của hệ thống 61 viii | T r a n g
  15. Hình 5.2. Tủ điều khiển của hệ thống 63 Hình 5.3. Màn hình giám sát đang hoạt động 64 ix | T r a n g
  16. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các module của bộ CompactLogix L32E 5 Bảng 2.2. Thông số kỹ thuật của loadcel CZL601 – 3kg 13 Bảng 2.3. Chi tiết của màn hình 18 Bảng 2.4. Chức năng các chân kết nối 20 Bảng 2.5. Chức năng 8 bit của byte 0 20 Bảng 2.6. Cấu trúc dữ liệu đầu cân EX 2002 Dingo – EXCELL 21 Bảng 2.7. Bảng mã ASCII của Frame dữ liệu 21 Bảng 2.9. Một số thông số của PT100 31 Bảng 2.10. Thông số kỹ thuật Của Selec PID500 33 Bảng 2.11. Ý nghĩa các đèn hiển thị 35 Bảng 2.12. Thông số kỹ thuật màn hình HMI PanelView 600 TouchScreen 37 Bảng 3.1. Ý nghĩa các thiết bị ngõ vào 46 Bảng 3.2. Ý nghĩa các thiết bị ngõ ra 47 Bảng 3.3. Cấp điện áp của các thiết bị 48 Bảng 5.1. Bảng sai số các lần cân 64 x | T r a n g
  17. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PLC Programmable Logic Controller HMI Human Machine Interface SCADA Supervisory Control And Data Acquisition CTHT Công tắc hành trình ĐX Đèn xanh ĐV Đèn vàng START Nút nhấn START STOP Nút nhấn STOP AC Alternative Current DC Direct Current xi | T r a n g
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 1. DẪN NHẬP 1.1. Đặt vấn đề Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, khâu định lượng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhằm xác định chính xác khối lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm. Các thiết bị định lượng có mặt hầu hết tại các công đoạn của quá trình sản xuất: cung ứng tồn trữ nguyên vật liệu, cấp liệu cho từng giai đoạn công nghệ, định lượng và đóng gói sản phẩm. Do tính hiệu quả về kinh tế và phạm vi ứng dụng rộng của hệ thống cân định lượng và đóng gói sản phẩm dạng hạt nên việc thiết kế, điều khiển và giám sát giúp cho sinh viên sớm tiếp cận hệ thống này mang tính cần thiết và thực tiễn cao. Hiện nay, tại một số cơ sở sản xuất việc định lượng và đóng gói sản phẩm dạng hạt còn thực hiện theo phương pháp thủ công, tính hiệu quả không cao và thiếu chính xác, việc thay thế các thiết bị vi điều khiển, PLC vào quá trình sản xuất là hết sức cần thiết. Sau khi tìm hiểu về quá trình cân và công nghệ của các công ty thực tiễn, nhóm nhận thấy các thiết bị và phần mềm của hãng Rockwell Automation trực thuộc tập đoàn Allen Bradley là một trong những nhà cung cấp các hệ thống tự động đáng tin cậy nhất của các công ty hiện nay với các ưu điểm vượt bật như: Các dòng PLC với khả năng xử lý chính xác các tín hiệu ngõ vào, thời gian tác động nhanh, thuật toán điều khiển đơn giản; màn hình HMI PanelView 600 và phần mềm giám sát FactoryTalk với các tính năng ưu việt, giao diện dễ thiết lập, điều khiển và hiển thị tất cả các thông tin cần thiết thu thập được từ PLC, trên cơ sở đó giám sát toàn bộ hoạt động của mọi hệ thống. Hình 1.1. Định lượng gián đoạn Hình 1.2. Định lượng liên tục 1 | T r a n g
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.2. Mục tiêu đề tài - Điều khiển và giám sát hệ thống cân định lượng và đóng gói sản phẩm dựa trên công nghệ đang có trên thực tiễn. Hệ thống có thể cân hầu hết các sản phẩm dạng hạt. - Mô hình được thiết kế sử dụng PLC Compact Logix L32E, màn hình HMI Panel View 600 và phần mềm giám sát FactoryTalk View Studio của hãng Rockwell Automation vào điều khiển quá trình cân định lượng và đóng gói sản phẩm theo đúng yêu cầu của người sử dụng, với độ chính xác cao và thời gian đáp ứng nhanh nhất. - Ngoài ra giao diện SCADA phải được thiết kế trực quan, dễ sử dụng với các chức năng điều khiển, giám sát hoạt động của hệ thống, nhập số liệu trực tiếp trên giao diện, cảnh báo lỗi với các biểu tượng tương ứng trên mô hình. 1.3. Giới hạn đề tài - Theo mô hình thiết kế, hệ thống cân định lượng các sản phẩm dạng hạt tiêu biểu là gạo và đậu với khối lượng 200g. Giới hạn đo chính xác là ±10g. - Điều khiển và giám sát thiết bị trên HMI Panel View 600 và FactoryTalk. Hiển thị khối lượng nguyên liệu thực tại. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Bước 1: Tìm hiểu về các mô hình cân định lượng sản phẩm dạng hạt. Tìm hiểu về Loadcell, cấu tạo và nguyên lý hoạt động. Tìm hiểu về đầu cân EX 2002 Dingo. Tìm hiểu về PLC Rockwell và tập lệnh. Tìm hiểu về phần cứng. Thiết kế tủ điện. Thiết kế giao diện điều khiển giám sát trên HMI và trên máy tính. Viết chương trình điều khiển cho PLC. - Bước 2: Sắp xếp lại các thiết bị cho hợp lí. - Bước 3: Kết nối PLC và đầu cân. - Bước 4: Lập trình cho hệ thống cân, giao tiếp với giao diện HMI. - Bước 5: Hiển thị kết quả cân trên giao diện HMI. 2 | T r a n g
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.5. Nội dung đề tài - Chương 2. Cơ sở lý thuyết Chương này trình bày việc lựa chọn các thiết bị phần cứng và phần mềm sử dụng trong hệ thống, các sơ đồ nguyên lý và các lý thuyết cơ sở khi sử dụng các thiết bị đó. - Chương 3. Mô tả hệ thống Trên cơ sở lý thuyết của chương 2, nội dung chính của chương 3 trình bày các yêu cầu thiết kế phần cứng, phương pháp lựa chọn các thiết bị ngõ vào ra hệ thống, sơ đồ kết nối phần cứng giúp người vận hành hiểu rõ về cấu trúc của toàn hệ thống. - Chương 4. Lưu đồ điều khiển và giám sát hệ thống Chương 4 trình bày chủ yếu về lưu đồ giải thuật điều khiển của hệ thống cân định lượng và đóng gói sản phẩm và việc thiết kế phần giám sát hệ thống. - Chương 5. Kết quả Nội dung của chương 5 sẽ trình bày kết quả đạt được sau khi kết hợp hoạt động giữa phần cứng và phần mềm giám sát. Kết quả được trình bày một cách đầy đủ thông qua hình ảnh và bảng số liệu. - Chương 6. Kết luận và hướng phát triển Nhận xét đánh giá kết quả nhận được sau khi hoàn thành đề tài, từ đó đưa ra các phương án phát triển và hoàn thiện về mô hình cũng như giao diện điều khiển giám sát nhằm tiến tới tối ưu hệ thống trong tương lai, đó chính là nội dung và nhiệm vụ của chương này. 3 | T r a n g
  21. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM TRONG MÔ HÌNH 2.1. PLC Allen – Bradley PLC sử dụng trong mô hình là PLC Allen – Bradley của hãng Rockwell Automation. - Phần cứng Allen – Bradley: Programmable controller. HMI ( Human machine interface ). I/O v v. - Phần mềm Rockwell: RSLOGIX 500: Phần mềm lập trình cho PLC. RSLOGIX 5000: Phần mềm lập trình cho PLC. RSLINX: sử dụng để kết nối giữa máy tính và logix controller RSLOGIX EMULATE 5000: Phần mềm mô phỏng chương trình. Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay PLC được sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau trên thế giới như Siemens, Schneider, ABB, Panasonic, Rockwell Automation, Dựa vào sự tích hợp thông tin để thúc đẩy hiệu quả và năng suất, Rockwell Automation với giải pháp sản xuất, thông minh, an toàn, bền vững sẽ thay thế các công nghệ cũ rời rạc bằng hệ thống tích hợp, giàu thông tin cho nhà máy và mạng lưới cung cấp – hệ thống kiến trúc tích hợp TM. Các giải pháp dựa trên Kiến Trúc Tích Hợp của Rockwell Automation được thiết kế cho: - Tối ưu hóa nhà máy sản xuất. - Thúc đẩy hiệu năng của các nhà máy sản xuất. - Thúc đẩy sản xuất bền vững. Dựa vào các yếu tố trên PLC được lựa chọn trong đề tài là PLC 1769- CompactLogix là giải pháp điều khiển cho những hệ thống trung bình và nhỏ, những ứng dụng yêu cầu Input, Output, kết nối mạng, điều khiển sự chuyển động. Bảng 2.1 trình bày về một số đặc tính kỹ thuật của bộ PLC CompactLogix L32E dùng cho mô hình. 4 | T r a n g