Khảo sát và đánh giá khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở Đồng bằng sông Cửu Long

pdf 9 trang phuongnguyen 1330
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát và đánh giá khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở Đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhao_sat_va_danh_gia_kha_nang_tu_cung_cap_phu_tung_dong_co_o.pdf

Nội dung text: Khảo sát và đánh giá khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở Đồng bằng sông Cửu Long

  1. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ CUNG CẤP PHỤ TÙNG ĐỘNG CƠ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỦU LONG (SURVEY AND EVALUATION THE ABILITY TO PROVIDE ENGINE PARTS IN THE MEKONG DELTA) PGS.TS. Nguyễn Lê Ninh, KS. Nguyễn Đức Thông Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bài báo này đánh giá khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở Đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và hiện trường để khảo sát thực trạng phụ tùng động cơ tại vùng. Nội dung phát triển công nghiệp chế tạo và sản xuất phụ tùng động cơ gắn với phát triển vùng địa phương, xác định mối quan hệ giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế tạo và sản xuất phụ tùng động cơ trên địa bàn; xác định những thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quá trình phát triển công nghiệp chế tạo và sản xuất phụ tùng động cơ trên địa bàn. Từ kết quả khảo sát đến phân tích và đánh giá, đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp chế tạo và sản xuất phụ tùng động cơ trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL trong quá trình công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế. ABSTRACT The paper evaluates the ability to supply engine parts in the Mekong Delta, using the methods of the theory and field to survey the situation of engine parts in the region. Development manufacturing and production of engine parts associated with the development of the local area, to determine the relationship between comparative advantage and competitive one; analysis and assessment of the situation of industrial development manufacture and production of engine parts in the area; identify successes, constraints and causes limitations in the process of developing manufacturing and production of engine parts in the area. From the survey results analysis and review, suggestions and mainly solutions to develop the manufacturing and production of engine parts on the provinces of the region Mekong Delta in the process of industrialization and international integration. 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, trong khuôn khổ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đề ra những chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp về chế tạo và sản xuất, kinh doanh các loại ô tô, máy kéo và phụ tùng của chúng. Theo đó ngành công nghiệp về sản xuất và chế tạo, buôn bán ô tô, máy kéo nói chung, phụ tùng động cơ nói riêng ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 1
  2. đã đạt được một số thành tựu, góp phần quan trọng để nền kinh tế của cả vùng giữ được mức tăng trưởng khá, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh, phát triển Khoa học kỹ thuật từng bước hội nhập quốc tế. Ngành cơ khí chế tạo, sản xuất và kinh doanh phụ tùng động cơ một số tỉnh thành trong vùng có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng thiếu bền vững; Khoảng cách trình độ phát triển giữa các tỉnh trong vùng có xu hướng tăng, nhiều nơi còn rất khó khăn như: Bến Tre, Hậu giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Đồng Tháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên, một phần do những bất cập trong hoạch định chính sách và tổ chức quản lý phát triển công nghiệp chế tạo và sản xuất, kinh doanh phụ tùng động cơ của các tỉnh trong vùng, nhưng chủ yếu là do những yếu kém trong xác định chiến lược phát triển công nghiệp chế tạo và xuất nhập khẩu phụ tùng động cơ. Từ những thất bại của các chính sách ban đầu như chính sách nội địa hóa phụ tùng, sẽ rút ra được những bài học từ góc độ lợi thế so sánh, đánh giá xác định lợi thế, bất lợi thế để đề ra định hướng và các giải pháp phát huy lợi thế trong phát triển ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng của các tỉnh trong vùng. Đề tài nghiên cứu nhằm “Đánh giá khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ ở ĐBSCL”. 2. Các loại phụ tùng động cơ hay xảy ra hư hỏng [1][2][3][4] - Xy - lanh (Cylinder liner) - Pít - tông (Piston) - Thanh truyền (Connecting rod) - Xéc - măng (Piston ring) - Bạc lót, bạc đỡ (Bearing bush, ball bearing) - Trục cam (Cast camshaft) - Trục khuỷu (Cast crank) - Xu - páp và các bộ phận đi kèm đồng bộ (Valve and dependence list of valve) như: đế xu – páp, ống dẫn hướng, lò xo, khóa chân, con đội, đũa đẩy - Bugi (Plug) - Ổ lăn, ổ trượt (Shaft bearing, sleeve bearing) - Bánh răng (Gear or pinion) - Các loại lò xo (Soring or spring) 3. Khảo sát và đánh giá khả năng cung cấp phụ tùng động cơ của vùng ĐBSCL  Thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN): - Dây chuyền thiết bị sản xuất: 22 % DN còn sử dụng dây chuyền thiết bị nội địa tức lạc hậu, 78 % DN sử dụng dây chuyền thiết bị nhập khẩu tức tiên tiến và hiện đại. Chứng tỏ DN sử dụng dây chuyền thiết bị từ tiên tiến, hiện đại và điều này nói lên được Khoa học Kỹ thuật của Việt Nam còn kém phát triển nên phải nhập dây chuyền thiết bị mà không tự nghiên cứu chế tạo và sản xuất dây chuyền thiết bị cho mình. - Nguồn nguyên vật liệu: 15 % DN sử dụng nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước, 85 % DN sử dụng nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất là nhập khẩu. Chứng tỏ 2
  3. nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất phụ tùng chủ yếu là nhập khẩu. Điều này cũng thể hiện Khoa học Kỹ thuật của Việt Nam còn kém phát triển nên không sản xuất được nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, trong khi tài nguyên khoáng sản của Việt Nam vô cùng dồi dào. Tình hình đã phản ánh thực tế là “xuất thô và nhập tinh” ở Việt Nam. - Chất lượng phụ tùng động cơ: 100 % DN sản xuất phụ tùng động cơ đạt chất lượng qua ý kiến người tiêu dùng. Chứng tỏ phụ tùng động cơ sản xuất tại vùng được người tiêu dùng chấp nhận, là sản phẩm đạt chất lượng không thua kém hàng nhập khẩu như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc - Giá cả phụ tùng động cơ: 40 % DN có giá cả phụ tùng động cơ trong vùng vẫn còn cao hơn so với nước ngoài cùng chủng loại và 20 % DN có giá cả phụ tùng động cơ trong vùng thấp hơn. Chứng tỏ phụ tùng động cơ sản xuất tại vùng có hoặc có chất lượng, hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu, chi phí sản xuất cao, thuế cao Và chi phí sản xuất cao là yếu tố chính giá khiến giá cả phụ tùng động cơ trong vùng cao. - Thị trường tiêu thụ: 79 % DN sản xuất phụ tùng động cơ tiêu thụ trong nước và 21 % DN sản xuất phụ tùng động cơ để xuất khẩu, chủ yếu các nước lân cận và một số nước Châu Á với các loại phụ tùng như: Bugi các loại, xu – páp, bạc lót, bulong, đai ốc Tỉ lệ về thị trường trong nước cao gần 4 lần so với ngoài nước, lý do là chất lượng, giá cả chênh lệch, tình hình xuất khẩu khó khăn Chứng tỏ phụ tùng động cơ chủ yếu tiêu thụ trong nước. Phụ tùng động cơ sản xuất tại vùng có sự tin dùng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Mặt khác, nó phản ánh được thị trường rộng lớn để các DN yên tâm sản xuất. - Tác động của tình hình hiện nay đến việc xuất khẩu phụ tụng động cơ: 100% DN xuất khẩu phụ tùng động cơ không bị tác động bởi tình hình hiện nay. Trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, các DN trong vùng xuất khẩu mạnh hơn vì khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến các nước nhập khẩu phụ tùng của vùng nhưng không nhiều. Chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của DN sẽ ổn định bởi sự biến động của thị trường, kinh tế, xã hội và nhiều mặt liên quan khác. - Công nghệ sản xuất: 30 % DN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, 30 % là trung bình, 40 % DN là tiên tiến và không có DN nào có công nghệ sản xuất hiện đại. Vậy công nghệ sản xuất của các DN trong vùng đạt mức trung bình. Điều này phản ánh khả năng cạnh tranh của các DN tại vùng là không cao so với các công ty nước ngoài có công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại về tất cả các mặt như giá cả, chất lượng, thị trường tiêu thụ - Trình độ đội ngũ công nhân viên: Trình độ đội ngũ công nhân viên theo các DN đều đạt, tỉ lệ 100 %. Với nhiều tiêu chí như: hiệu quả làm việc, năng suất lao động, tỉ lệ thành phẩm và phế phẩm, khả năng sáng tạo Chứng tỏ tay nghề hay khả năng làm việc của đội ngũ công nhân viên là không thua kém gì với các công ty nước ngoài.  Tác động của tình hình kinh tế, xã hội đến các phương diện hoạt động sản xuất kinh doanh phụ tùng động cơ của DN: - Chi phí đầu vào: tình hình kinh tế (KT), xã hội (XH) không tác động đến tất cả các DN, hoạt động kinh doanh với chi phí đầu vào đều đạt với 100 % DN. Chứng tỏ chi phí đầu tư vào sản xuất sản phẩm là không đáng lo ngại với các DN. Tuy nhiên, theo nhận định 3
  4. chung của các DN thì vẫn có các DN vừa và nhỏ chịu tác động của tình hình KT, XH nên chi phí đầu tư vào sản xuất sản phẩm sẽ gặp trở ngại hơn. - Tình hình tiêu thụ sản phẩm (đầu ra): tình hình KT, XH không tác động đến tất cả các DN, hoạt động kinh doanh với tiêu thụ sản phẩm đều đạt với 100 % DN. Chứng tỏ tình hình tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) là không đáng lo ngại với các DN. Tuy nhiên, theo đánh giá thị trường thì vẫn có các DN chịu tác động của tình hình KT, XH là sự biến động kinh tế, lạm phát, chính sách, nhu cầu xã hội ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm (đầu ra). - Kế hoạch sản xuất: tình hình KT, XH không tác động đến tất cả các DN, hoạt động kinh doanh với kế hoạch sản xuất đều đạt với 100 % DN. Chứng tỏ kế hoạch sản xuất đã được các DN đặt ra cho dù tình hình KT, XH có hay không tác động đến DN. Tuy nhiên, theo các DN thì kế hoạch sản xuất sẽ có thay đổi khi tình hình KT, XH thay đổi mạnh. - Tình trạng lao động: tình hình KT, XH không tác động đến tất cả các DN, hoạt động kinh doanh với tình trạng lao động đều đạt với 100 % DN. Chứng tỏ tình trạng lao động là không đáng lo ngại với các DN, đội ngũ công nhân viên và tuyển dụng nhân sự sẽ không khó khăn với sự tác động bởi tình hình KT, XH. - Mở rộng thị trường: Tình hình KT, XH có tác động đến tất cả các DN, hoạt động kinh doanh với việc mở rộng thị trường đạt với 80 % DN, chỉ 20 % DN bị tác động bởi tình hình KT, XH. Chứng tỏ việc mở rộng thị trường là không đáng lo ngại với các DN. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố chịu sự tác động tình hình KT, XH như: sự rủi ro, lạm phát, chính sách thuế, tâm lý người sử dụng mà DN là người quyết định có nên mở rộng thị trường không. - Đầu tư cho nghiên cứu phát triển: tình hình KT, XH không tác động đến tất cả các DN, hoạt động kinh doanh với việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển đều đạt với 100 % DN. Chứng tỏ việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển là không đáng lo ngại với các DN, vì đây chính là điều tất yếu để DN phát triển và tồn tại, là yếu tố tiên phong để phát triển DN trong tương lai. - Mạng lưới phân phối: tình hình KT, XH không tác động đến tất cả các DN, hoạt động kinh doanh với mạng lưới phân phối đều đạt với 100 % DN. Chứng tỏ mạng lưới phân phối là không đáng lo ngại với các DN. Tuy nhiên, mạng lưới phân phối rộng hay hẹp, mạnh hay yếu còn tùy vào DN là lớn hay nhỏ và có muốn mở rộng mạng lưới phân phối của mình không, vì đây cũng là yếu tố quan trọng để phát triển DN. - Phát triển sản phẩm mới: tình hình KT, XH có tác động đến tất cả các DN, hoạt động kinh doanh với việc phát triển sản phẩm mới là gặp khó khăn và trở ngại với 60 % DN. Tuy nhiên, vẫn có 40 % DN phát triển sản phẩm mới là bình thường. Điều này chứng tỏ việc phát triển sản phẩm mới còn tùy vào phương hướng và khả năng phát triển của DN và nhu cầu của thị trường.  Những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị của DN trong quá trình sản xuất kinh doanh phụ tùng động cơ: 4
  5. - Vốn: cũng giống như chi phí đầu tư vào sản xuất sản phẩm, tất cả DN đều gặp thuận lợi về vốn đầu tư sản xuất ban đầu với 100 % DN và sẽ gặp khó khăn hơn với DN vừa và nhỏ. - Cơ sở hạ tầng: tất cả DN đều gặp thuận lợi về cơ sở hạ tầng để sản xuất kinh doanh với 100 % DN. - Nguồn nhân lực: tất cả DN đều gặp thuận lợi về nguồn nhân lực để sản xuất kinh doanh với 100 % DN, đội ngũ công nhân viên và tuyển dụng nhân sự sẽ không khó khăn. - Tìm kiếm khách hàng: có 60 % DN gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng và 40 % DN gặp thuận lợi trong việc tìm kiếm khách hàng để sản xuất kinh doanh. Chứng tỏ việc tìm kiếm khách hàng để sản xuất kinh doanh đối với các DN là trở ngại và kéo theo là sự ảnh hưởng về mặt sản xuất và kinh doanh lâu dài của DN. - Đầu tư và đổi mới công nghệ: có 50 % DN gặp khó khăn về đầu tư và đổi mới công nghệ và 50 % DN gặp thuận lợi. Chứng tỏ việc đầu tư và đổi mới công nghệ còn tùy thuộc vào DN có muốn đầu tư và đổi mới công nghệ không, vì không đầu tư và đổi mới công nghệ để sản xuất kinh doanh đối với các DN sẽ là trở ngại và kéo theo là sự ảnh hưởng về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lâu dài của DN. - Tham nhũng: tất cả DN đều gặp thuận lợi về vấn đề tham nhũng là không có tham nhũng với 100 % DN, đó là cơ sở rất quan trọng để sản xuất kinh doanh với việc mạnh dạn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, theo một số DN thì nếu quản lý vấn đề nhân sự không tốt sẽ có thất thoát về tài chính, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của DN. - Môi trường pháp lý: có 70 % DN gặp khó khăn về môi trường pháp lý và 30 % DN gặp thuận lợi. Chứng tỏ môi trường pháp lý đã ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất kinh doanh đối với các DN, là mặt trở ngại về tâm lý cũng như sự mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều mặt đến sản xuất và kinh doanh lâu dài của DN. - Cạnh tranh với các công ty trong và ngoài nước: tất cả DN đều gặp thuận lợi về vấn đề cạnh tranh với các công ty trong và ngoài nước với 100 % DN, sự cạnh tranh được đánh giá qua nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm, số lượng, giá cả, thị trường đó là cơ sở rất quan trọng để sản xuất và kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, thực tế giá cả phụ tùng trong vùng vẫn còn cao hơn so với thị trường nên việc cạnh tranh với các công ty trong và ngoài nước sẽ gặp khó khăn hơn. - Quan hệ với nhà cung cấp: tất cả DN đều gặp thuận lợi về vấn đề quan hệ với nhà cung cấp với 100 % DN. Quan hệ với nhà cung cấp tốt sẽ tạo điều kiện tốt nhất để sản xuất và kinh doanh, quảng bá thương hiệu, dễ dàng mở rộng thị trường tiêu thụ, chủ động trong sản xuất Đó là cơ sở rất quan trọng để sản xuất và kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, theo một số DN thì nhà cung cấp cũng rất “khó tính”, trong đó có một số điều khoản mà nhà cung cấp đưa ra không hợp lý nhưng các DN vẫn phải chấp nhận để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Sự biến động giá cả, lạm phát, bất động sản: có 60 % DN gặp khó khăn về sự biến động giá cả, lạm phát, bất động sản và 40 % DN gặp thuận lợi. Chứng tỏ sự biến động giá cả, 5
  6. lạm phát, bất động sản đã ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất kinh doanh đối với các DN, là trở ngại về mặt tâm lý, đây là yếu tố khách quan và cả chủ quan do tình hình trong và ngoài nước. Vì vậy đây là yếu tố không tránh khỏi của các DN. Tuy nhiên, sự biến động giá cả, lạm phát, bất động sản phần lớn do Nhà nước quản lý và quy định, một phần là do thị trường. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều mặt đến sản xuất và kinh doanh của DN. 4. Định hướng và giải pháp phát triển ngành sản xuất và kinh doanh phụ tùng động cơ của vùng ĐBSCL  Định hướng sản xuất, kinh doanh phụ tùng động cơ của DN thời gian tới: - Triển vọng phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay so với các năm trước: 80 % DN đánh giá về triển vọng phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay so với các năm trước là tăng trưởng và 20 % DN là giữ ồn định. Tuy nhiên không có DN nào nghĩ là triển vọng phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay so với các năm trước là sụt giảm hay tăng trưởng mạnh. Vậy triển vọng phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay so với các năm trước sẽ là tăng trưởng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để các DN tin tưởng và hi vọng để phát triển DN của mình theo sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà. - Định hướng kinh doanh của DN trong những năm tới: 80 % DN định hướng kinh doanh trong những năm tới là giữ nguyên quy mô sản xuất kinh doanh và 20 % DN là mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên không có DN nào nghĩ là sẽ đóng cửa DN, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh hay chuyển đổi loại hình kinh doanh. Vậy định hướng kinh doanh của DN trong những năm tới phần lớn sẽ là giữ nguyên quy mô sản xuất kinh doanh và một số DN sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Đây là định hướng kinh doanh tốt của các DN và điều đó nói lên rằng sự tin tưởng và hi vọng để phát triển DN của mình trong những năm tới là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, đây là ý kiến chủ quan của DN, còn nhiều yếu tố khách quan tác động vào định hướng kinh doanh của DN như: thị trường, sự biến động giá cả, lạm phát, bất động sản, chính sách nhà nước sẽ làm thay đổi định hướng kinh doanh của DN. - DN ưu tiên chú trọng yếu tố nào để phát triển: 70 % DN cải tiến công nghệ sản suất. 70 % DN đầu tư mua sắm thiết bị mới. 40 % DN quảng bá thương hiệu của sản phẩm và DN. 30 % DN nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. 30 % DN đào tạo nâng cao trình độ tay nghề công nhân. 30 % DN đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ quản lý. 30 % DN phát triển thị trường mới. Vậy đa số các DN chú trọng cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, quảng bá thương hiệu của sản phẩm và DN, chưa cần thiết chú trọng các yếu tố nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề công nhân và đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và không chú trọng nghiên cứu phát triển thị trường mới. Vậy các DN gặp khó khăn trong việc phát triển thị trường mới và thị trường mới mà các DN thường hướng đến trước hết là các DN trong và ngoài nước, là các nhà phân phối sản phẩm và sau đó là đến với người sử dụng.  Giải pháp phát triển ngành sản xuất và kinh doanh phụ tùng động cơ của vùng ĐBSCL: - Giải pháp chung: 6
  7. Khắc phục những khó khăn đã tồn tại lâu nay như: chính sách nhà nước, thuế, đầu tư, công nghệ lạc hậu, lòng tin người dùng Phát huy thế mạnh hiện có của DN như: cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ, nguồn nhân lực Cần nhiều chính sách ưu đãi đối với ngành từ nhà nước, kêu gọi đầu tư lâu dài, hợp tác kinh doanh và phát triển DN theo hướng bền vững. Giữ vững định hướng phát triển DN. - Giải pháp thực tiển: Đổi mới công nghệ sản xuất: nhập và tự phát triển công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại. Cần nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng chủng loại phổ biến và chất lượng. Cần nổ lực tìm kiếm khách hàng. Nhà nước phải tạo môi trường pháp lý thuận lợi. Đa dạng hoá sản phẩm phụ tùng động cơ dễ hỏng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Giảm giá thành sản phẩm. Cải tiến và nâng cao mẫu mã sản phẩm với công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, công tác tiếp thị. Phát triển và đổi mới các yếu tố đầu vào và đầu ra. - Đề xuất: Cần phải hình thành chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất phụ tùng của nhà nước. Cần phải có một cơ quan trong nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, triển khai một cách tổng thể hoạt động công nghiệp sản xuất và chế tạo phụ tùng động cơ. Nếu là DN nhà nước mà hoạt động có hiệu quả thì cần được khuyến khích chuyển hoá sản xuất từ phương thức tích hợp theo chiều dọc là sản xuất đại trà kém chất lượng sang hướng chuyên môn hoá. Cần phải thúc đẩy và hỗ trợ các DN tư nhân, DN liên doanh (đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo phụ tùng) tiếp cận nguồn tài chính và công nghệ. Phải đầu tư dây chuyền, thiết bị, máy móc với công nghệ cao. Phát triển nguồn nhân lực, phổ biến thông tin DN. Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc quản lý tốt chất lượng, chi phí và thời gian phân phối phụ tùng động cơ đạt yêu cầu xuất khẩu và giá thành. Cải thiện hệ thống kiểm soát chất lượng, cải tiến năng lực của các nhà cung ứng. Tận dụng vốn và công nghệ nước ngoài. 7
  8. 5. Kết luận Bài báo này đã phản ánh được tình hình thực tế của các DN sản xuất và chế tạo phụ tùng động cơ trên địa bàn, góp phần đánh giá được thực trạng phụ tùng động cơ, khả năng tự cung cấp phụ tùng động cơ cho vùng, cả nước và xuất khẩu, từ đó có thể đánh giá tương đối phần nào tình hình phụ tùng động cơ trong cả nước. Nếu các cơ sở, DN hoặc công ty trên địa bàn không sản xuất được sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ, phù hợp nhu cầu xã hội thì sự tồn tại của họ ở thị trường Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn và không thể tránh được việc bị loại bỏ khỏi thương trường là điều hiển nhiên. Định hướng phát triển công nghiệp ô tô trong vùng và Việt Nam nói chung, trong đó ngành sản xuất phụ tùng nên tập trung vào hoạt động chế tạo và sản xuất phụ tùng động cơ trước, trong đó chú ý đến xuất khẩu dưới các cơ cấu hiện hành trong chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN. Các DN trong vùng ĐBSCL, phần lớn là ở TP.Hồ Chí Minh, sau đó là Cần Thơ, An Giang và các tỉnh lân cận như Đồng Nai và Bình Dương nên chú trọng cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư mua dây chuyền trang thiết bị hiện đại, nghiên cứu phát triển sảm phẩm mới và nên quãng bá thương hiệu của mình. Vì vậy điều vùng ĐBSCL đã, đang và sẽ làm là: - ĐBSCL đã và đang thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước. - Phải vượt qua suy thoái kinh tế, các rào cản phát sinh để giữ vững vai trò tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, trong đó chú trọng ngành công nghiệp ô tô và sản xuất phụ tùng là chính. - Để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, công nghiệp phụ trợ phải đi trước, tạo nên cơ sở hạ tầng cung cấp sản phẩm đầu vào cho các ngành công nghiệp lắp ráp, sản xuất phụ tùng động cơ. - Các DN trong vùng đã nắm bắt được những điều mình cần biết và vận dụng, khắc phục những sai lầm để giữ vững và phát triển DN mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] P. Orlov, Fundamentals of Machine Design (vol. 1-5), NXB Mir Moscow, 1980. [2] Thomas Johansson, Engine design, Master of Science Programme Ergonomic Design & Production Engineering, 2006. [3] Hồ Thanh Giảng – Hồ Thị Thu Nga, Công nghệ chế tạo phụ tùng Ô tô, Máy kéo, NXB Giao thông vận tải 2001. [4] Nguyễn Trọng Hiệp, Chi Tiết Máy (tập 1&2), NXB Giáo Dục 2003. 8
  9. BÀI BÁO KHOA HỌC THỰC HIỆN CÔNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ Bài báo khoa học của học viên có xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ĐỂ CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2016-2017 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.