Khái quát chung về thuế và pháp luật thuế Việt Nam

ppt 50 trang phuongnguyen 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khái quát chung về thuế và pháp luật thuế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkhai_quat_chung_ve_thue_va_phap_luat_thue_viet_nam.ppt

Nội dung text: Khái quát chung về thuế và pháp luật thuế Việt Nam

  1. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT NAM 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT NAM 1
  2. 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế 1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế 1.3. Phân loại thuế 1.4. Vai trò của thuế 2
  3. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế Yêu cầu: ⚫ Làm rõ nguồn gốc ra đời của thuế ⚫ Khái quát quá trình phát triển của thuế ⚫ Xu hướng phát triển của thuế trong xã hội hiện đại (nền KTTT phát triển) 3
  4. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế 1.1.1. Nguồn gốc ra đời của thuế Thuế ra đời gắn liền với sự ra đời của Nhà nước: NN ra đời  phát sinh nhu cầu chi tiêu  NN ban hành pháp luật quy định người dân có nghĩa vụ phải nộp tiền cho NN để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình  Đó chính là thuế. 4
  5. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế 1.1.2. Khái quát quá trình phát triển của thuế Quá trình phát triển của thuế gắn liền với quá trình phát triển của Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa: ❖ Thời kỳ chiếm hữu nô lệ ❖ Thời kỳ phong kiến ❖ Thời kỳ tư bản chủ nghĩa ❖ Giai đoạn toàn cầu hóa kinh tế thế giới 5
  6. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế 1.1.3. Xu hướng phát triển của thuế Thứ nhất, hình thức thu thuế thay đổi linh hoạt phù hợp với các điều kiện kinh tế-xã hội trong mỗi giai đoạn. Thứ hai, thuế ngày càng đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức. 6
  7. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế 1.1.3. Xu hướng phát triển của thuế Thứ ba, vai trò của thuế ngày càng mở rộng Thứ tư, mức độ nhận thức về thuế ngày càng cao hơn đối với cả Nhà nước và người nộp thuế. Thứ năm, chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực thuế ngày càng bị giới hạn. 7
  8. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế 1.2.1. Các quan điểm khác nhau về thuế 1.2.2. Khái niệm thuế 1.2.3. Đặc điểm của thuế 8
  9. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế 1.2.1. Các quan điểm khác nhau về thuế a) Học thuyết khế ước của Epiquya, Rousseou b) Học thuyết tương đẳng củaVoltaire, Motesquies c) Học thuyết quyền lực nhà nước 9
  10. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế 1.2.2. Khái niệm thuế Thuế là khoản đóng góp mà Nhà nước buộc các cá nhân, tổ chức phải nộp vào quỹ NSNN nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp. 10
  11. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế 1.2.3. Đặc điểm của thuế ⚫ Thuế là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử và gắn liền với nhà nước. ⚫ Thuế do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định (mang tính bắt buộc và tính cưỡng chế cao). ⚫ Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp. 11
  12. Phân biệt Thuế, Phí, Lệ phí? Tiêu chí Thuế Phí, Lệ phí phân biệt Luật, Pháp lệnh về thuế do QH, Điều chỉnh bởi các VB dưới Cơ sở UBTVQH ban hành luật do UBTVQH, CP, BTC, pháp lý  tính cưỡng chế rất cao HĐND cấp tỉnh ban hành Vai trò trong Là khoản thu chủ yếu, chiếm Là khoản thu chủ yếu trang thu NSNN trên 90% tổng thu NSNN trải chi phí phát sinh trong các hoạt động cụ thể. Không mang tính đối giá và Mang tính đối giá và hoàn trả Tính chất hoàn trả trực tiếp. trực tiếp. Áp dụng thống nhất trong Mang tính địa phương, áp Phạm vi phạm vi cả nước. dụng với những nhóm chủ áp dụng thể cụ thể. 12
  13. 1.3. Phân loại thuế 1.3.1. Căn cứ vào phương thức thu thuế Thuế trực thu: Là loại thuế thu trực tiếp vào thu nhập của người chịu thuế  người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế. Ví dụ: thuế thu nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế nhà, đất (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế sử dụng đất nông nghiệp. 14
  14. 1.3. Phân loại thuế 1.3.1. Căn cứ vào phương thức thu thuế Thuế gián thu: Là những loại thuế thu gián tiếp vào thu nhập của người chịu thuế thông qua giá cả của HH-DV. Tiền thuế là một bộ phận trong giá cả của HH-DV. Ví dụ: thuế XK-thuế NK; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường (01/01/2012). Người nộp thuế và người chịu thuế là 2 chủ thể khác nhau: ⚫ Người chịu thuế là người tiêu dùng HH-DV. ⚫ Người nộp thuế là người sản xuất, nhập khẩu HH, kinh doanh HH-DV (các chủ thể kinh doanh) 15
  15. 1.3. Phân loại thuế 1.3.2. Căn cứ vào đối tượng chịu thuế Thuế đối với hàng hóa, dịch vụ: Còn gọi là thuế tiêu dùng vì đánh vào thu nhập của người tiêu dùng thông qua hành vi tiêu dùng HH-DV của họ, gồm: • Thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu • Thuế giá trị gia tăng • Thuế tiêu thụ đặc biệt • Thuế bảo vệ môi trường (xăng, dầu, túi nilông, thuốc diệt cỏ, ,có hiệu lực từ 01/01/2012) 16
  16. 1.3. Phân loại thuế 1.3.2. Căn cứ vào đối tượng chịu thuế - Thuế thu vào thu nhập: • Thuế thu nhập doanh nghiệp • Thuế thu nhập cá nhân (từ ngày 31/12/2008 trở về trước là thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao) - Thuế đánh vào hành vi sử dụng một số tài sản thuộc sở hữu Nhà nước: • Thuế nhà, đất (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp,có hiệu lực từ 01/01/2012) • Thuế sử dụng đất nông nghiệp • Thuế tài nguyên 17
  17. 1.4. Vai trò của thuế 1.4.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu và thường xuyên của ngân sách nhà nước 1.4.2. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế 1.4.3. Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. 18
  18. 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ 2.1. Khái niệm pháp luật thuế 2.2. Nội dung cơ bản của một sắc thuế 2.3. Quan hệ pháp luật thuế 19
  19. 2.1. Khái niệm pháp luật thuế 2.1.1. Khái niệm pháp luật thuế 2.1.2. Nội dung điều chỉnh của PL thuế 2.1.3. Yêu cầu đối với Hệ thống PL thuế 2.1.4. Nguyên tắc xây dựng Hệ thống pháp luật thuế 20
  20. 2.1. Khái niệm pháp luật thuế (tt) 2.1.1. Khái niệm pháp luật thuế ⚫ Pháp luật thuế là một bộ phận cấu thành của pháp luật NSNN. ⚫ Bao gồm: ⚫ Pháp luật quốc gia? ⚫ Pháp luật quốc tế? 21
  21. 2.1. Khái niệm pháp luật thuế (tt) 2.1.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế ⚫ Xác lập nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân đối với NN: Ai phải nộp thuế? ⚫ Xác lập cách thức điều tiết thuế: Số tiền thuế phải nộp là bao nhiêu? ⚫ Xác định trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ thuế: Trình tự, thủ tục nộp thuế, quyết toán thuế? ⚫ Xác lập các biện pháp xử phạt và khen thưởng. 22
  22. 2.1. Khái niệm pháp luật thuế (tt) 2.1.3. Nguyên tắc xây dựng HTPL thuế Thứ nhất, nguyên tắc công bằng: ⚫ Công bằng theo chiều ngang ⚫ Công bằng theo chiều dọc 23
  23. 2.1. Khái niệm pháp luật thuế (tt) 2.1.3. Nguyên tắc xây dựng HTPL thuế Thứ hai, nguyên tắc hiệu quả: ⚫ Phải đảm bảo nguồn thu ổn định, chủ yếu cho NSNN. ⚫ Phát huy tối đa các vai trò của thuế. ⚫ Chi phí hành thu thuế là thấp nhất. ⚫ Loại bỏ hiện tượng trốn thuế, gian lận về thuế. 24
  24. 2.1. Khái niệm pháp luật thuế (tt) 2.1.3. Nguyên tắc xây dựng HTPL thuế Thứ ba, n.tắc không đánh trùng thuế Nội dung: một đối tượng chịu thuế sẽ không phải chịu hai hoặc nhiều lần kê khai nộp thuế trong cùng một loại thuế. (Tuy nhiên, một đối tượng có thể là đối tượng chịu thuế của hai hoặc nhiều loại thuế khác nhau). 25
  25. 2.1. Khái niệm pháp luật thuế (tt) 2.1.3. Nguyên tắc xây dựng HTPL thuế Thứ tư, nguyên tắc đơn giản và rõ ràng: ☺ Lý do? ☺ Người dân: dễ hiểu, dễ thực hiện ☺ Cơ quan quản lý thuế: dễ thu, dễ kiểm tra, dễ phát hiện vi phạm. 26
  26. 2.2. Nội dung cơ bản của một sắc thuế 2.2.1. Tên gọi của sắc thuế 2.2.2. Đối tượng chịu thuế 2.2.3. Đối tượng nộp thuế 2.2.4. Căn cứ tính thuế 2.2.5. Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế 2.2.6. Chế độ hoàn thuế và truy thu thuế 2.2.7. Chế độ miễn, giảm thuế 2.2.8. Chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm 27
  27. 2.2.1. Tên gọi của sắc thuế Mỗi sắc thuế đều có một tên gọi riêng, ngắn gọn và dễ nhớ, đựơc xác định căn cứ vào đối tượng tác động của thuế hoặc phạm vi áp dụng sắc thuế đó. 28
  28. 2.2.2. Đối tượng chịu thuế ⚫ Là khái niệm nhằm xác định phạm vi áp dụng của một sắc thuế, tức chỉ rõ loại thuế đó sẽ thu trên cơ sở những HH, DV, thu nhập, tài sản hay những lợi ích vật chất cụ thể. 29
  29. 2.2.3. Đối tượng nộp thuế ⚫ Là các tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế, và theo quy định của đạo luật thuế thì các tổ chức, cá nhân này có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. ⚫ Cá nhân, tổ chức sẽ trở thành đối tượng nộp thuế khi và chỉ khi: ☺ Tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế của một sắc thuế; ☺ Hành vi này đựơc đạo luật thuế quy định là phải chịu thuế. 30
  30. 2.2.3. Đối tượng nộp thuế ⚫ Khái niệm “đối tượng nộp thuế” không đồng nhất với khái niệm “người nộp thuế”. ⚫ Khoản 1 Điều 2 Luật quản lý thuế 2006, người nộp thuế gồm: 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của PL về thuế (chính là đối tượng nộp thuế); 2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc NSNN do CQ thuế quản lý thu theo quy định của PL (nộp phí, lệ phí, các khoản tiền phạt vào NSNN ); 3. Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế (đại lý thuế, đại lý hải quan, các TCTD bão lãnh nghĩa vụ nộp thuế thay cho đối tượng nộp thuế). 31
  31. 2.2.4. Căn cứ tính thuế ⚫ Căn cứ tính thuế là tập hợp các QPPL quy định cách thức xác định số tiền thuế cụ thể mà ĐTNT phải nộp vào NSNN. ⚫ Căn cứ tính thuế gồm: (1) Cơ sở tính thuế; (2) Thuế suất ⚫ Dựa vào căn cứ tính thuế: ⚫ ĐTNT tự tính được số tiền thuế phải nộp. ⚫ CQ thuế kiểm tra, giám sát hoạt động kê khai, nộp thuế của ĐTNT, xác định có hay không HVVP nghĩa vụ nộp thuế, hành vi trốn thuế. 32
  32. 2.2.4. Căn cứ tính thuế a) Cơ sở tính thuế: Là nguồn vật chất để căn cứ vào đó tính ra số tiền thuế mà ĐTNT phải nộp. Cơ sở tính thuế được xác định theo từng loại thuế, căn cứ vào quy định của từng đạo luật thuế cụ thể. 33
  33. 2.2.4. Căn cứ tính thuế a) Cơ sở tính thuế: Đối với thuế trực thu: cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế 34
  34. 2.2.4. Căn cứ tính thuế a) Cơ sở tính thuế: Đối với thuế gián thu: cơ sở tính thuế là giá trị của HH, DV được tính bằng tiền (hay còn gọi là giá tính thuế) 35
  35. 2.2.4. Căn cứ tính thuế b) Thuế suất Thuế suất là số tiền phải thu tính trên một đơn vị tính thuế. Có 2 loại thuế suất: ⚫ Thuế suất bằng số tuyệt đối: thuế tuyệt đối ⚫ Thuế suất bằng số tương đối: thuế suất tỷ lệ % 36
  36. b) Thuế suất Thuế suất bằng số tuyệt đối (thuế tuyệt đối): Là mức thuế được ấn định bằng một số tiền tuyệt đối, không đổi trên một đơn vị tính thuế. Ví dụ: ??? 37
  37. b) Thuế suất Thuế suất bằng số tương đối (thuế suất tỷ lệ %): tức mức thuế suất đựơc xác định bằng tỷ lệ % trên mỗi đơn vị tính thuế. Thuế suất tỷ lệ gồm 2 loại : ⚫ Thuế suất tỷ lệ cố định ⚫ Thuế suất tỷ lệ lũy tiến 38
  38. Thuế suất tỷ lệ cố định: ⚫ Là loại thuế suất tỷ lệ, mà mức thuế suất (tỷ lệ %) không thay đổi khi giá trị tính thuế thay đổi. ⚫ Ví dụ: Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế TNDN (25%); Thuế GTGT (0%, 5%, 10%), Thuế XK-thuế NK, Thuế tài nguyên, 40
  39. Thuế suất tỷ lệ lũy tiến: ⚫ Là loại thuế suất tỷ lệ, mức thuế suất (tỷ lệ %) tăng dần cùng với sự gia tăng của giá trị tính thuế. ⚫ Thuế suất tỷ lệ lũy tiến có 2 hình thức: ⚫ Thuế suất luỹ tiến từng phần: ⚫ Thuế suất luỹ tiến toàn phần 41
  40. Thuế suất luỹ tiến từng phần: Mức thuế suất (%) tăng dần theo từng phần tăng lên của đối tượng tính thuế. ⚫ Ví dụ: Thuế Thu nhập cá nhân
  41. Thuế suất lũy tiến toàn phần: ⚫ Mức thuế suất % áp dụng cho toàn bộ đối tượng tính thuế sẽ tăng khi đối tượng tính thuế tăng. ⚫ Nhận xét: ??? 43
  42. 2.2.5. Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế ⚫ Cơ sở pháp lý: ⚫ Luật Quản lý thuế 29/11/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành ⚫ Các Luật thuế và các văn bản hướng dẫn  Không phải là nội dung bắt buộc của các đạo luật thuế 44
  43. 2.2.6.Chế độ hoàn thuế và truy thu thuế a) Hoàn thuế: ⚫ Chương VII Luật Quản lý thuế ⚫ Hoàn thuế là việc CQ thuế trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền mà ĐTNT đã nộp trước đó. 45
  44. 2.2.6. Chế độ hoàn thuế và truy thu thuế b) Truy thu thuế: ⚫ Là một quyết định hành chính của CQ thuế, yêu cầu ĐTNT phải nộp số thuế còn thiếu vào NSNN. ⚫ Các trường hợp phải truy thu thuế? ⚫ Phân biệt: truy thu thuế và quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế? 46
  45. 2.2.7. Chế độ miễn, giảm thuế ⚫ Mục 1 Chương VIII Luật Quản lý thuế ⚫ Chế độ miễn, giảm thuế quy định về điều kiện miễn, giảm thuế, nếu các ĐTNT thoả mãn các điều kiện này sẽ được CQNN có thẩm quyền xem xét, cho phép giảm hoặc miễn trừ số thuế phải nộp trong một thời hạn nhất định 47
  46. 2.2.8. Chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm Nội dung: ⚫ Quy định về HVVP PL thuế; ⚫ Hình thức xử lý vi phạm; ⚫ Thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm ⚫ Quy định về các trường hợp khen thưởng, điều kiện khen thưởng, thẩm quyền ra quyết định khen thưởng. 48
  47. 2.3. Quan hệ pháp luật thuế 2.3.1. Khái niệm và đặc điểm 2.3.2. Chủ thể tham gia quan hệ PL thuế 2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể 49
  48. Kết thúc lý thuyết Chương 1 Thảo luận: Theo đề cương thảo luận!!! 50