Iải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập

pdf 28 trang phuongnguyen 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Iải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfiai_quyet_hanh_vi_cua_hoc_sinh_khuyet_tat_trong_lop_hoc_hoa.pdf

Nội dung text: Iải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập

  1. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập GIẢI QUYẾT HÀNH VI TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP hành vi của trẻ ) nói lên điều gì ? “TÀI LIỆU CẦN CÓ CỦA GIÁO VIÊN” Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 1
  2. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập PHẦN 1: CÁC VẤN ĐỀ VỀ VẬN ĐỘNG Khả năng học và chú ý của học sinh phụ thuộc vào khả năng tổng hợp và tổ chức thông tin thu nhận từ các giác quan. Chúng ta đều quen thuộc với năm giác quan cơ bản là thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Nhưng có những giác quan khác không nhiều người biết đến trong đó có giác quan vận động và giác quan cảm nhận các cơ. Nếu học sinh không thể tổ chức các thông tin thu nhận từ các giác quan, sẽ có sự ùn tắc trong não trẻ, làm học sinh khó tập trung và học tập. Để học có chất lượng, các giác quan của chúng ta phải làm việc một cách nhịp nhàng với nhau. Học sinh khuyết tật thường có vấn đề về hiểu thông tin thu nhận từ môi trường và thậm chí từ chính cơ thể mình. Trẻ kém nhạy cảm thường giải quyết bằng cách có những vận động mạnh và sờ khắp để thu nhận thêm thông tin. Chúng có thể tìm kích thích liên tục hoặc các cảm giác mạnh hơn và lâu hơn bằng cách có những hoạt động quậy phá hoặc hoạt động luôn chân luôn tay. Một số hành vi thường thấy ở những trẻ này là: Tăng động hoặc tay chân bồn chồn, khi chúng đang tìm kiếm cảm giác Kém nhạy cảm với tiếp xúc ở da hoặc chỗ đau, hoặc đụng chạm vào người khác quá nhiều hoặc quá mạnh (với người ngoài thì trẻ như vậy có vẻ quá xấn sổ) Có những hoạt động không an toàn, như trèo quá cao, hoặc sử dụng những thiết bị một cách tùy tiện Rất thích các âm thanh thật to như là nghe đài hay TV> HÀNH VI: CHẠY RA KHỎI CHỖ NGỒI Một số học sinh có nhu cầu nhiều hơn trẻ thường phải được chạy quanh người khác. Chúng thường kiếm cớ để ra khỏi chỗ ngồi và chạy lòng vòng. Chúng có thể cần gọt bút chì mỗi tiếng vài lần, hoặc đi vệ sinh hoặc đi uống nước. Hoặc chúng có thể đi vòng quanh phòng học, giả vờ là đi tìm sách hoặc xem các bạn khác đang làm gì. Chúng có thể có hành vi không được dễ chịu với người khác lắm như là nhảy lên nhảy xuống, chạy gấp gáp, hoặc dậm chân. Tuy nhiên, nhưng học sinh ưa hoạt động này có thể chỉ đơn giản là đang cố thỏa mãn nhu cầu tìm cảm giác của mình. GIẢI PHÁP Giao việc vặt cho học sinh làm khi bạn ra khỏi lớp. Khi giáo viên bắt đầu thấy học sinh có biểu hiện bồn chồn không yên, giáo viên có thể sai học sinh mang thư cho giáo viên khác (tốt nhất là ở phòng khác hoặc tòa nhà khác) Thư trong phong bì không có gì quan trọng cả và bạn cần dặn trước giáo viên kia là sẽ thỉnh thoảng có học sinh như vậy mang thư kiểu vậy đến. Nên khi giáo viên kia thấy học sinh sang thì cứ nhận thư và tiếp tục việc của mình Hoặc có thể giao cho học sinh một công việc chân tay gì đó. Như mang sách từ góc này sang góc khác phòng học, dọn lại ngăn bàn, sắp xếp bài làm. Như vậy vừa làm được việc vừa thỏa mãn nhu cầu tìm cảm giác của học sinh. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 2
  3. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Tùy theo độ tuổi của học sinh và theo tham khảo ý kiến của trị liệu viên về phục hồi chức năng, có thể cho trẻ mang vật nặng hoặc áo nặng để tạo áp lực sâu lên cơ thể trẻ, giúp trẻ bình tĩnh lại Nếu có nhân viên trực ở sân chơi, có thể cho trẻ ra sân chơi xả đôi chút. HÀNH VI: ÔM GHÌ, TỰA NGƯỜI VÀO BẠN, ĐẨY BẠN Học sinh với các nhu cầu về cảm giác có thể cảm thấy có nhu cầu cần tựa vào người khác hoặc đẩy bạn hay đẩy đồ. Đây là các cố gắng để đáp ứng nhu cầu, trẻ có thể ôm ghì bạn tại thời điểm không phù hợp, hoặc cố gắng đẩy bàn học hay dậm chân trong khi đi. Đây còn gọi là đi tìm cảm giác áp lực sâu. Học sinh sử dụng hành vi này để cảm nhận “mặt đất” hoặc để tự trấn an. GIẢI PHÁP - Cũng như với nhiều các vấn đề về giác quan khác, cho trẻ tạm nghỉ và cho trẻ hoạt động đi lại sẽ rất có ích cho trẻ. Cho trẻ làm các việc vặt mà trẻ đã quen thuộc như đi đưa giấy hay đi đưa sách và kết hợp với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về giác quan của trẻ - hướng dẫn trẻ cách làm đúng. - ở độ tuổi phù hợp, cho trẻ mặc áo nặng (loại áo có thêm các vật để tăng độ nặng của áo) để tạo ra cảm giác áp lực sâu mà trẻ đang tìm kiếm. - Khuyến khích trẻ sử dụng các bài tập thể chất như móc tay, đẩy tay. - Nhắc nhở trẻ về các nguyên tắc xã hội – giữ khoảng cách với người khác. Một vài giáo viên sử dụng khái niệm: xung quanh mỗi người có một vòng bong bóng mà ta không nhìn thấy (có một vài người, vòng bong bóng này lớn hơn những người khác) - Sử dụng lời nói: đưa trẻ vật gì đó để trẻ nhai như kẹo cao su, kẹo cứng cũng giúp trẻ tự điều chỉnh bản thân. PHẦN 2: HÀNH VI NÉ TRÁNH VÀ LẶP ĐI LẶP LẠI Ở phần trước chúng ta đã đề cập đến các yếu tố quan sát được đối với các học sinh có hệ giác quan kém nhạy cảm. Ở phần này, chúng ta đề cập đến những vấn đề được nhìn thấy ở trẻ có sự nhạy cảm thái quá. Trẻ có hệ xúc giác loại phòng vệ thường quá nhạy cảm với tiếp xúc ngoài da, điều này đã được khám phá bởi bác sỹ, chuyên gia phục hồi chức năng, Jean Ayers vào những năm 1960. Hệ thống thần kinh của những trẻ này cảm nhận quá mạnh và trẻ cảm thấy như thể ngay lập tức chúng bị oanh tạc bởi thông tin. Kết quả là trẻ thường có phản ứng “đấu tranh sinh tồn hay là bỏ chạy” đối với cảm giác – một trạng thái được gọi là “cảm giác phòng ngự”. Trẻ có thể sẽ cố tránh hoặc làm giảm thiểu các cảm giác bằng cách né tránh bị động chạm hoặc né tránh đặc biệt trong việc mặc quần áo và ăn các loại thức ăn. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 3
  4. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Các hoạt động đơn giản để giúp trẻ sẵn sàng đến trường – chải đầu, đánh răng, gội đầu, cắt móng tay – có thể làm cho gia đình trẻ kiệt sức vì trẻ có thể có những phản ứng phòng vệ bằng cách chống đối hoặc nổi cáu. Một vài trẻ khác có thể khăng khăng đòi mặc chỉ những quần áo với chất liệu nhất định, tất cả nhãn mác trên áo quần phải tháo bỏ, hoặc có thể chỉ ăn một vài món ăn nhất định bởi vì trẻ chỉ chấp nhận thức ăn có độ dai ròn nhất định. Tương tác xã hội có thể đặc biệt hạn chế bởi vì trẻ thu mình hoặc trẻ trở nên gây hấn/ tấn công lại khi bị động chạm theo cách trẻ không mong muốn. Những trẻ này có thể: - Phản ứng với việc bị động chạm vào người bằng việc tấn công lại hoặc thu mình - Sợ các hoạt động cần di chuyển nhiều và sợ độ cao, hoặc bị say khi phải di chuyển hoặc ở trên độ cao - Cảm giác rất khó chịu và không sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay thử những điều mới - Cảm giác khó chịu khi ở môi trường có tiếng ồn hoặc đông người như ở sân chơi, phòng ăn, lớp học hoặc khi tập trung toàn trường. - Ăn uống rất kén, chỉ ăn một vài loại thức ăn nhất định và/hoặc quá nhạy cảm với mùi thức ăn. Chúng ta mỗi người có một hệ giác quan khác biệt. Một vài người trong chúng ta bị phân tán hoặc bị quá tải bởi tiếng ồn lớn, sự hỗn loạn thị giác, hoặc khi ai đó đứng quá gần. Thỉnh thoảng chúng ta bị buồn ngủ khi ngồi một chỗ trong khoảng thời gian quá lâu, như trong lúc nghe giảng bài. Chúng ta có thể gõ bút chì, dậm chân hay cho một mẩu kẹo cao su vào mồm một cách vô thức. Điều khác biệt giữa chúng ta và trẻ khuyết tật hay trẻ khiếm khuyết hệ thần kinh trung ương là mức độ mất tập trung của trẻ bộc lộ ra bên ngoài cao hơn rất nhiều so với chúng ta bộc lộ ra, và trẻ lại thường sử dụng những chiến lược/ cách thức không phù hợp trong trường học. Hành vi: Né tránh tiếp xúc cơ thể hoặc các hoạt động bày bừa. Mai khi ở mẫu giáo tỏ ra là đứa trẻ ngoan trong lớp. Trong một giờ mỹ thuật, giáo viên nói là lớp sẽ vẽ bằng ngón tay. Khi cô giáo yêu cầu Ann cho tay vào lọ mầu, Ann từ chối. Khi cô giáo cố cầm tay Ann và ấn vào màu vẽ, Ann bất ngờ tức giận – đánh, đá và cào. Chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng Jean Ayers đã phát hiện ra hệ xúc giác loại phòng thủ, hoặc quá nhạy cảm với tiếp xúc ngoài da vào những năm 1960. Một trẻ với hệ giác quan loại phòng thủ thường có hệ thống Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 4
  5. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập thần kinh quá dễ bị khuấy động, không phân biệt được có những thông tin đầu vào không nguy hiểm, khiến cơ thể trẻ rơi ngay vào trạng thái “đấu tranh sống còn”. Các hành vi thường thấy ở trẻ có hệ xúc giác loại phòng ngự là gây hấn, tấn công bạn, né tránh, rút lui và gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Các phản ứng cảm xúc hay hành vi của học sinh đối với các tiếp xúc cơ thể nhất định có thể quá tiêu cực hay quá đà. Cùng những kích thích đó, những người khác lại không cảm thấy khó chịu gì. Học sinh với hệ xúc giác loại phòng thủ có thể không thích được ôm, sợ một số động chạm (nhẹ hay mạnh), hoặc cho tay vào hồ dính hoặc mầu sơn. Giải pháp - Khuyến khích nhưng không ép trẻ phải tham gia - Cần linh hoạt tìm những giải pháp thay thế. Cho phép trẻ sử dụng keo dính hay băng dính thay vì hồ thông thường, hoặc dùng bút lông để vẽ thay vì dùng ngón tay. Tránh thúc ép trẻ; vì khi bị thúc ép, trẻ có thể bị “quá tải” và có phản ứng bạo lực hay sợ hãi. - Nếu trẻ khó chấp nhận các tiếp xúc cơ thể, cho trẻ ngồi ở vị trí đầu hoặc cuối dãy bàn, nơi trẻ giảm tối đa các tiếp xúc động chạm với các bạn khác. Đối với trẻ nhỏ, cho trẻ ngồi cạnh những bạn có tính cách điềm đạm. - Khuyến khích & củng cố để trẻ có những cố gắng vượt bậc khi tham gia, làm tăng khả năng chấp nhận cho hệ xúc giác qua thời gian. Hành vi: Bịt tai John đang ngồi học ở bàn trong lớp học thì chuông báo cháy kêu và tắt. John thét lên, bịt hai tai, và chạy ra khỏi phòng. Những hành vi tiêu cực (như là sợ hãi, rút lui, v.v ) đối với các âm thanh và tiếng ồn có thể là do trẻ có hệ thính giác loại phòng thủ. Một vài trẻ rất sợ hãi âm thanh phát ra từ máy hút bụi, máy cắt cỏ, máy sấy tóc, tiếng quét lá, máy dọn đường, còi báo động hay tiếng xả nước toilet. Đôi khi cha mẹ phải đợi khi trẻ không có đó mới dám dùng các thiết bị này. Vậy làm thế nào để trẻ đối mặt với bao nhiêu âm thanh ở trường học, như tiếng báo cháy, tiếng trống trường hay chuông báo, những thông báo trên loa và âm nhạc? Vài học sinh biểu hiện sự khó chịu bằng cách vẩy tay cạnh tai, khó chịu và khóc. Tuy nhiên, ta có thể tiến hành các bước để giúp trẻ bớt căng thẳng trong các tình huống này. Giải pháp Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 5
  6. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập - Nếu có thể thì báo trước cho trẻ sắp có tiếng động nào đó. Ví dụ, mọi giáo viên đều biết trước khi nào thì có tiếng trống hay tiếng chuông báo. Khi trẻ đã có sự báo trước hợp lý, nỗi sợ hãi hay bối rối do nghe thấy tiếng ồn sẽ được giảm đi, hoặc loại bỏ. - Nếu có thể (đối với trẻ nhỏ), sử dụng nút bịt tai hay dùng tai nghe có thể giúp trẻ làm việc độc lập và không bị phân tán bởi môi trường xung quanh. - Nếu trẻ gặp khó khăn đối với tiếng ồn ở giờ ăn trưa hoặc ở giờ tập trung, xem xét việc cho phép trẻ có chương trình thay thế. Ví dụ cho phép trẻ ăn ở văn phòng hay phòng RSP sẽ giúp làm giảm áp lực lên trẻ. Thường thì chỉ cần trẻ biết có lựa chọn khác là trẻ đã bớt áp lực. - Nghĩ trước việc cho trẻ làm khi có tiếng ồn. Ví dụ, khi tiếng trống bắt đầu hoặc khi chuông báo bắt đầu, nếu học sinh biết chính xác mình sẽ làm gì, học sinh sẽ có một nhiệm vụ cần phải hoàn thành. Vì vậy, trong khi bận rộn với công việc, tâm trí của trẻ sẽ không còn căng thẳng và rơi vào trạng thái “tìm đường thoát thân”. - Nếu hàng ngày, tiếng ồn náo nhiệt của lớp học càng trở nên khó khăn đối với trẻ, cho phép trẻ có thời gian nghỉ tách khỏi tiếng ồn. Có thể thực hiện theo nhiều cách, ví dụ: cho trẻ sử dụng tai nghe khi dùng máy tính, sử dụng nút bịt tai khi đọc. Điều quan trọng là cho phép trẻ có “không gian yên lặng” trong những thời gian này. Hành vi: Trốn hoặc bỏ chạy khi thất vọng Một học sinh nhìn vào hộp đồ ăn của mình, thấy thiếu một cái gì đó, trẻ chạy ra ngoài khóc. Học sinh trốn hay bỏ chạy khi trẻ thất vọng là đang thể hiện phản ứng “tìm đường thoát thân”. Những học sinh này có thể phản ứng với các sự kiện tưởng như rất bình thường do cuộc sống của trẻ là như vậy và trẻ gặp những khó khăn nhất định mà người ngoài chưa hiểu. Khi bị rối trí, kém khả năng giải quyết vấn đề, và dồn nén cảm xúc có thể gây ra phản ứng này. Điều này thường xảy ra khi trẻ đối mặt với những điều trẻ không mong muốn, hoặc với tính huống ngoài mong đợi của trẻ. Khi có tình huống xảy ra, học sinh có thể có biểu hiện khác thường hơn so với trẻ khác. Trẻ đủ thông minh để biết nguyên tắc trong lớp, nhưng trẻ không muốn tuân theo nguyên tắc do tình huống xảy ra ngoài mong đợi của trẻ. Tình huống này đối với chúng ta có thể rất bình thường và không quan trọng, nhưng đối với trẻ tình huống này lại rất khó khăn. Đừng nhận định hành vi theo ý kiến chủ quan cá nhân mình, hành vi của trẻ thường là phản ứng vì nhận được quá nhiều kích thích. Phản ứng đầu tiên bạn nên làm là đưa trẻ ra chỗ khác nơi trẻ cảm thấy an toàn, để trẻ có thể “định thần” lại. Chỉ sau khi trẻ có đủ thời gian tự trấn tĩnh lại, trẻ mới Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 6
  7. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập có khả năng giao tiếp và nói ra sự căng thẳng/ nỗi niềm của trẻ. Cố gắng ép trẻ giao tiếp khi trẻ đang bị quá tải sẽ càng làm mọi việc trầm trọng hơn. Giải pháp - Cho trẻ ở một mình có thể giúp trẻ lấy lại tinh thần. Không ép trẻ vào nơi đông người cho đến khi trẻ sẵn sàng quay lại. Cho phép trẻ có thời gian không tham gia cùng mọi người (trẻ vào văn phòng, thư viện, phòng tập hoặc bất cứ phòng nào được cho là “không gian an toàn” đối với trẻ) cho đến khi trẻ cảm thấy thoải mái hơn. - Cố gắng giúp học sinh “cháy hết” cơn xúc cảm do một sự kiện nào đó gây ra. Cho trẻ đi bộ hay cho trẻ ngồi xích đu có thể giúp trẻ. - Dùng những quy ước hoặc câu chuyện đã chọn lọc từ trước để giúp trẻ quay lại nhịp sinh hoạt. Khuyến khích trẻ làm theo kế hoạch đã định trước khi nào trẻ lại có những cảm giác tương tự. - Cố gắng tìm ra và dự đoán bao giờ tình huống như thế sẽ xảy ra. Theo kinh nghiệm, ví dụ bạn thấy rằng sự hỗn loạn trong giờ diễn tập cứu hỏa sẽ làm trẻ có phản ứng như vậy, bạn cần giúp trẻ có chuẩn bị cho sự kiện như vậy. - Trên hết, đứng để bụng hành vi của trẻ. Khi trẻ căng thẳng, trẻ có thể nói ra những điều không phù hợp mà thực sự trẻ không có ý đó. Hành vi: Nằm gục xuống hoặc “đóng cửa với thế giới bên ngoài” Một học sinh có thể tự thu mình, cô lập bản thân bằng cách nằm gục xuống hoặc đơn giản hơn là bằng cách “khép kín” bản thân. Trẻ có thể tự cô lập bản thân bằng cách tách riêng hoặc đọc sách ở thời điểm không phù hợp, hoặc bằng ngôn ngữ cơ thể - quay lưng lại với người khác. Đối với những trẻ chọn cách “tìm đường thoát thân” để đối phó với căng thẳng, trẻ có thể chọn cách tự tách riêng mình ra khỏi các bạn cùng lớp vì trẻ thiếu các kỹ năng xã hội. Nếu trẻ không có đủ khả năng để khởi đầu một câu chuyện, hội thoại hay kết bạn, “chọn” cách cô lập bản thân thường mang lại cho trẻ cảm giác thoải mái hơn. Những học sinh này thường làm việc rất chăm chỉ, không chỉ trong học tập, mà cả trong việc cố gồng đỡ các giác quan của mình, cố gắng ghi nhớ tất cả các “nguyên tắc” xã hội và phải học cách làm việc cùng với trẻ khác. Giải pháp Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 7
  8. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập - Nếu học sinh nằm gục xuống hoặc dường như rơi vào trạng thái “khép kín” trong lớp học, hãy cho trẻ thêm thời gian để trẻ tự điều chỉnh bản thân. Sau đó bạn có thể tiếp cận trẻ và đưa trẻ trở lại cùng cả lớp. - Hãy nhớ rằng để trẻ một mình sẽ giúp trẻ tự hồi phục. Cho phép trẻ không tham gia hoạt động (văn phòng hoặc thư viện nơi có người để ý đến trẻ là nơi giúp trẻ thoát khỏi vấn đề khó khăn của trẻ hiện tại) cho đến khi trẻ sẵn sàng tham gia lại hoạt động. - Nếu trẻ đang tự cô lập bản thân vì trẻ không biết phải nói gì hoặc làm gì trong tình huống xã hội, trẻ có thể phải học qua câu chuyện xã hội để hiểu các nguyên tắc xã hội giúp trẻ tương tác với người khác. Hãy trao đổi với chuyên gia ngôn ngữ hoặc chuyên gia giáo dục đặc biệt để tìm hiểu về câu chuyện xã hội. PHẦN BA: KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THEO NỀ NẾP LỚP VÀ GIỜ HỌC Có nhiều lý do làm giảm năng suất học tập của học sinh. Trẻ mệt, đói, chán có thể khó theo kịp nề nếp lớp và bài học. Tuy nhiên trẻ tự kỷ (và các học sinh khuyết tật khác), có thể bị ảnh hưởng bời nhiều vấn đề khác nữa. Vấn đề của bản thân: không ai hiểu trẻ, không hiểu người khác, không có đủ thông tin, không có đủ kỹ năng để làm một bài tập, không có lựa chọn, sợ làm sai, sợ bị sửa sai, sợ bị từ chối, ngắt lời, bị muộn, hoặc bị quên lãng; sợ bị trêu trọc, khiển trách, hoặc bị bỏ rơi. Các vấn đề khách quan: thay đổi môi trường hoặc lịch sinh hoạt: những thay đổi nhỏ về lịch, thay đổi địa điểm, giáo viên hoặc những người làm ở trường vắng mặt hoặc đến muộn, trẻ mong chờ một sự kiện hoặc một hoạt động, hoãn một sự kiện hoặc hoạt động, hoặc phải đợi lâu quá. Những nhân tố từ môi trường làm trẻ rối trí: đám đông, tiếng ồn, quá nhiều hoạt động, quá nhiều thứ trước mắt, không đủ diện tích, hoặc bị mất vật gì quý giá Vấn đề về khả năng tổ chức, sắp xếp: dù trí thông minh cao hay thấp, nhiều trẻ khuyết tật có khó khăn trong việc tổ chức sắp xếp. Ngay cả học sinh có điểm số tốt vẫn có thẻ không nhớ mang bút chì đến lớp, hoặc quên thời hạn phải nộp bài. Các vấn đề về rối loạn cảm giác: học sinh có thể khó điều tiết các cơ quan, hoặc ngồi yên và tập trung làm bài Đừng coi hành vi không thích hợp của trẻ là nhằm vào cá nhân mình: trẻ tự kỷ, khuyết tật nói chung, không phải là những đứa trẻ mưu mô, ác ý cố tình làm cho người khác khó chịu. Rất hiếm khi chúng đủ khả năng để có mưu mô. Thường thì các hành vi không thích hợp của trẻ là do trẻ cố vượt qua những thứ trẻ cảm Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 8
  9. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập thấy rối trí, khó nắm bắt, hoặc đáng sợ. Hầu hết các học sinh này cảm thấy vô cùng khó hiểu phản ứng của người khác, và có khả năng giải quyết vấn đề rất kém. HÀNH VI: KHÓ KHĂN KHI XẾP HÀNG Nam đang học lớp ba với kết quả học tương đối tốt. Tuy nhiên khi chuông reo và hết giờ ra chơi, đáng lẽ phải xếp hàng cùng với cả lớp thì em lại chạy ra sân chơi. Tại sao vậy? Hầu hết trẻ bình thường đều hiểu rằng, vào giờ ra chơi, khi chuông reo, thì đó là tín hiệu cả lớp phải xếp hàng. Đôi khi lúc đó có đến 50 hoặc 100 học sinh cùng đổ xô đi tìm chỗ để xếp hàng đúng quy định. Với một số học sinh, điều này có thể là ác mộng. Chúng sẽ lập tức bị quá tải bởi tiếng ồn do chuông và đám đông học sinh xung quanh gây ra. Nếu ta có vài bước chuẩn bị đơn giản thì có thể làm trẻ bớt khó khăn, tuy không thể loại bỏ tất cả các khó khăn, nhưng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng. GIẢI PHÁP Ta có thể nhắc học sinh là sắp sửa phải xếp hàng, như vậy sẽ làm trẻ khỏi ngạc nhiên hoặc làm trẻ cảm giác lịch cố định của mình bị phá vỡ. Nếu học sinh biết trước là khoảng 2 phút nữa mình sẽ phải xếp hàng, thì cảm giác hỗn loạn mà học sinh vẫn trải qua trước đó có thể giảm. Ta có thể nhờ nhân viên trực ở sân chơi làm việc này. Giao hẹn học sinh đứng ở một vị trí cố định trong hàng. Như vậy trẻ sẽ có kế hoạch trước để làm theo. Một số giáo viên phản ánh lại là tốt nhất là cho học sinh này đứng ở vị trí đầu hoặc cuối hàng. Như vậy thay vì có quá bạn ở trước và sau, học sinh sẽ chỉ có một bạn đứng cạnh thôi. Có giáo viên phản ánh lại là tốt nhất cho học sinh này đứng ở hàng thứ ba. Như vậy các học sinh khác sẽ không tỵ nạnh là không bao giờ được đứng đầu và sẵn lòng để trẻ đó đứng trong hàng hơn. HÀNH VI: MÃI KHÔNG CHỊU LÀM BÀI Nhẽ ra phải làm bài tập trên lớp được giao thì học sinh lại cứ ngồi đọc sách. Chuyện này có thể diễn ra 5 lần thậm chí hơn thế trong ngày. Tại sao? Trẻ khuyết tật hay tự kỷ thường gặp khó khăn về giải quyết vấn đề, tư duy trìu tượng và khái niệm, cũng như tổ chức. Những học sinh này vẫn có thể làm được bài tập nhưng cần giáo viên hướng dẫn thêm. GIẢI PHÁP Bạn có thể cần giải thích thêm cho học sinh. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 9
  10. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Lưu ý, những học sinh này có khó khăn về những ý tưởng trìu tượng và các mối liên hệ tương quan. Bạn có thể phải đơn giản hóa câu hỏi. Giảm số lượng các phương án lựa chọn để học sinh cân nhắc giữa ít lựa chọn hơn. Ví dụ, nếu bài tập là hãy viết về “Những gì tôi đã làm mùa hè vừa qua”, bạn có thể đổi thành chủ đề gì đó cụ thể hơn, ví dụ, “Hãy kể lại giờ học bơi mùa hè vừa rồi của em”. Tất nhiên là với điều kiện bạn có thông tin riêng về học sinh. Vì thế bạn nên trao đổi liên lạc chặt chẽ với gia đình trẻ. Dùng gợi ý trực quan: Tùy theo bài tập, bạn có thể bảo cả lớp động não nghĩ ra các ý tưởng và viết ý tưởng của mình lên bảng hoặc cho học sinh đó dùng sơ đồ tổ chức. Như vậy học sinh đó sẽ có thể nhìn được mình có những ý tưởng nào có thể lựa chọn , và như vậy cũng giúp được cho cả lớp. Vì nhiều trẻ khuyết tật có khó khăn về chuẩn bị sẵn sàng làm bài, bạn hãy giúp trẻ cùng chuẩn bị làm bài. Hãy hỏi học sinh các câu cụ thể như “Để làm bài ta cần chuẩn bị những gì nhỉ?” (bút chì, giấy, v.v ) và “Sau đó ta làm gì trước tiên?”. Đứng gần trẻ cũng là một cách hữu ích trong trường hợp này. Một số học sinh chỉ cần cô gõ nhẹ nhắc nhở là sẽ bắt đầu làm bài. Sau khi hướng dẫn cả lớp làm bài, nên đi lại gần học sinh đặc biệt để bạn có thể hỏi và trả lời câu hỏi thắc mắc của học sinh đó. Cho cả lớp cùng động não nghĩ câu trả lời để giới hạn lại những lựa chọn có thể là câu trả lời. HÀNH VI: KHÓ THAM GIA HOẠT ĐỘNG NHÓM NHỎ Học sinh khuyết tật có thể khó tham gia các hoạt động nhóm nhỏ. Bạn có thể có học sinh không chịu tham gia vào hoạt động vòng tròn, hoặc chỉ muốn ngồi xa các bạn khác. Kể cả trong nhóm nhỏ, hoặc khi ghép đôi với học sinh khác, trẻ này có thể không chịu nói, hoặc đòi ngồi với người khác. Như đã nói ở trên, vì học sinh này có vấn đề về khả năng sắp xếp, giải quyết vấn đề, và/hoặc các vấn đề rối loạn cảm giác, bạn có thể giúp trẻ chuẩn bị sẵn sang thì trẻ sẽ chịu hợp tác hơn. GIẢI PHÁP Tránh không để học sinh tự chọn thành viên cho nhóm mình. Vì như vậy không những lớp sẽ nhốn nháo, mà còn có nghĩa là học sinh khuyết tật sẽ phải tự tiếp cận các bạn và để chủ động bắt chuyện, điều này làm trẻ căng thẳng. Hơn nữa, những trẻ này thường không nhóm nào chịu thu nhận, lại càng làm cho trẻ cảm thấy xa cách tủi thân hơn. Cân nhắc xem xếp trẻ khuyết tật vào nhóm nào thì sẽ giảm bớt những khó khăn của trẻ. Chọn những nhóm có những trẻ cán bộ lớp và biết hướng dẫn mà không hối Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 10
  11. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập thúc hay bỏ qua trẻ khuyết tật. Khuyến khích tất cả thành viên của nhóm có tham gia đóng góp ý kiến trước khi chuyển sang phần việc khác. Định ra mục tiêu cho từng nhóm và những hướng dẫn trước khi chia nhóm. Ví dụ: phân vai trò và trách nhiệm, ví dụ ai là người ghi chép, ai là người báo cáo lại, v.v Như vậy học sinh sẽ biết hướng đến công việc của mình để cố hoàn thành trước khi cả lớp trở nên ồn ào khi chia nhóm nhỏ hơn. HÀNH VI: CHẬT VẬT LÀM BÀI TẬP Nhiều cha mẹ cho biết việc làm bài tập về nhà là cả vấn đề. Cha mẹ thường nói bài tập nhẽ ra chỉ làm mất 30 phút thì trẻ làm lâu gấp 3 lần – và cha mẹ phải ngồi kè kè bên cạnh suốt thời gian làm bài. Có nhiều cách lý giải điều này. Có thể là do một số học sinh thiếu kỹ năng sắp xếp tổ chức, Học sinh cảm thấy lo lắng khi nghĩ đến chuyện phải làm bài và vì thế không thể sắp xếp chuẩn bị và tập trung đầu óc vào bài. Hoặc có thể là học sinh bị dập khuôn: chỉ làm bài ở trường, ở nhà chỉ chơi. Hoặc có thể học sinh nghĩ ra việc khác và không hiểu sao phải bỏ việc đó để làm bài tập. Có học sinh thì cảm thấy mình đã nắm được khái niệm rồi, không cần thiết phải luyện làm bài nữa. GIẢI PHÁP Hãy hỏi cha mẹ xem họ có lịch làm bài tập nghiêm túc ở nhà không. Ví dụ, làm bài tập ở một nơi và vào một giờ nhất định trong ngày. Xếp thứ tự ưu tiên các bài cần làm. Nếu cha mẹ cần giới hạn số lượng bài tập về nhà, bài nào sẽ là quan trọng nhất? Cho trẻ tập viết 5 lần hay là chỉ 2 lần để còn thì giờ làm toán? Nếu là bài tập toán, nếu cấu trúc bài cho phép, có thể chỉ cho trẻ làm các bài tập đánh số chẵn hoặc lẻ chứ không cần làm toàn bộ trang, hoặc là vừa đủ để trẻ nắm được vấn đề là được. Hãy phối hợp với cha mẹ, quy định thời gian làm bài tập ở nhà. Nếu trẻ phải làm bài trong 30 phút, thì đề nghị bố mẹ đặt giờ 30 phút khi cho trẻ làm bài. Miễn là trẻ làm được bài, trong thời gian quy định, thì sau đó ta có thể coi là trẻ đã làm xong bài. HÀNH VI: LÀM MẤT ĐỒ DÙNG HỌC TẬP VÀ QUÊN KHÔNG LÀM BÀI Vì học sinh thường hay có khiếm khuyết về khả năng chuẩn bị lên kế hoạch, trẻ sẽ thường quên không nghĩ xem phải làm thế nào để làm xong bài tập hoặc làm gì với những đồ dùng đã dùng xong. Thường khi làm xong bài hay dùng xong đồ, trẻ sẽ nhét chúng vào ngăn bàn hoặc vào balô và học Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 11
  12. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập tiếp. Đến lúc cần dùng đến những thứ này, thì học sinh không thể tìm ra chúng. Những học sinh này luôn tìm bút và tìm bài mà không nghe bạn giảng và luôn phải đuổi theo bài. Chúng có thể nhỡ bài tập hoặc bài giao trên lớp – không phải vì không làm được bài , mà bởi vì tìm không ra phần bài học. GIẢI PHÁP Dạy cả lớp cách tổ chức sắp xếp bài học và đồ dùng. Đừng tự cho là học sinh nào cũng biết chỗ để bài làm Nhắc học sinh sau mỗi giờ học phải cất bài làm của mình và các đồ dùng khác vào đúng chỗ. Quan trọng hơn thế, đừng chuyển sang bài tiếp theo nếu bạn chưa thấy học sinh để mọi thứ đúng chỗ. Nghe thì có vẻ lằng nhằng, nhưng khi bạn đã dạy cho trẻ làm thành thói quen rồi, bạn sẽ thấy mình sử dụng chiêu này với không ít học sinh. Hàng ngày, gọi riêng học sinh ra và bảo học sinh giở ba lô đưa bài làm ở nhà cho cô. Làm như vậy cũng là một cách nhắc nhở học sinh. Nên có một chỗ cố định để những đồ dùng như hộp bút, v.v Cuối ngày, nhờ một bạn cùng tiến hoặc giáo viên trợ giảng giúp học sinh kiểm tra xem đã sắp xếp đồ dùng và bài làm đúng chỗ chưa trước khi về nhà. Yêu cầu cha mẹ ở nhà cũng tập cho con nếp như vậy để trẻ đến lớp sẽ luồn để bài làm và đồ dùng học tập đúng chỗ. Khi giao bài tập phải viết lên bảng và cho học sinh chép xuống và lưu vào đúng chỗ của mình. Như vậy khi về nhà cha mẹ mới dễ dàng giúp con làm nốt bài. Giáo viên có thể copy lại những phần cô trình bày trên lớp cho bố mẹ biết và liên lạc với nhà trường về con mình. Nếu học sinh luôn bị mất bài làm, cần lên kế hoạch. Lên danh sách những học sinh mà trẻ đó có thể gọi. Một số giáo viên cho bài tập lên internet. HÀNH VI: BÀN VÀ CẶP LUÔN BỪA BỘN, LỘN XỘN Chúng ta lại được thấy khi trẻ kém kỹ năng sắp xếp tổ chức thì sẽ ảnh hưởng đến học tập như thế nào GIẢI PHÁP Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 12
  13. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Dạy và qui ước với cả lớp cách sắp xếp công việc và để đồ dùng học tập. Có những giờ nhất định thường kỳ cho cả lớp sắp xếp bàn và cặp của mình. Cô cần nêu rõ tiêu chí trẻ phải thực hiện được. Quy định một nơi cố định để đồ dùng học tập. Bạn có thể dán tranh hay nhãn đề nơi nào để cái gì. Làm càng đơn giản càng tốt. Nếu bạn quy định mỗi ngăn cặp để một môn mà trẻ vẫn lẫn thì cần đơn giản hơn nữa. Dùng 1 cặp có 2 ngăn thôi, một ngăn để bài làm xong rồi, và ngăn kia là bài phải nộp. Lập một hệ thống theo dõi kiểm tra với các bạn và với cha mẹ để các ngăn cặp này luôn trật tự hàng ngày. Cho trẻ chủ động tích cực tham gia vào quá trình lên kế hoạch tổ chức. Chúng ta thường tổ chức sao cho tiện lợi cho mình, mà quên mất phải làm sao để tiện cho trẻ. Nếu đó là ý tưởng của chính trẻ, thì trẻ sẽ dễ làm và nhớ hơn. HÀNH VI: VIẾT CHỮ XẤU Một số học sinh có kỹ năng vận động tinh và sắp xếp chuẩn bị kém. Chúng có thể viết ấn bút quá đậm hoặc quá mờ. Ngoài ra chúng có thể chật vật với việc viết đúng dòng và đúng khoảng cách. Những vấn đề về giác quan và khả năng sắp xếp này đều ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Một số học sinh thì chỉ quan tâm đến việc làm xong bài mà không quan tâm đến việc trình bày bài cho trật tự. Việc trẻ vội làm cho xong thường dẫn đến chuyện viết rất ẩu khó đọc, nhưng đó không nhất thiết là do trẻ không thể viết đẹp. GIẢI PHÁP Cho học sinh được nhai kẹo cao su trong giờ tập viết. Cảm nhận và nhịp điệu của động tác nhai có thể làm trẻ bình tĩnh lại đến mức có thể tập trung vào kết quả. Cho học sinh thêm thời gian để làm xong bài tập viết. Nếu học sinh biết không bị áp lực về mặt thời gian, học sinh có thể thư giãn hơn và làm bài được đúng yêu cầu. Tìm hiểu xem có giải pháp nào thay thế cho cách viết thông thường không. Có thể cho học sinh thử dùng đồ của Calcuscribe hoặc Alphasmart. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 13
  14. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Cho học sinh dùng bút chì và bút loại đằm tay, hoặc bút sáp nét to hơn. Có thể cho học sinh có vấn đề về vận động tinh sử dụng những thứ này. Để giúp trẻ viết chữ đúng kích cỡ và đều tay, hãy kẻ những đường hướng dẫn trên giấy bằng bút đánh đấu, hoặc dùng giấy loại có dòng kẻ in nổi lên để tạo ranh giới ngang và dọc rõ ràng. Vở loại thường hay có dòng kẻ mờ chưa đủ tạo ranh giới cho học sinh này. Cho phép học sinh được nghỉ tay khi hết một dòng để giúp học sinh tập trung hơn. Tập trung vào chất lượng hơn số lượng Cho trẻ luyện tập thêm về vận động, đồ chữ và chép lại hình và chữ. HÀNH VI: KHÔNG TUÂN THEO LUẬT Ở SÂN CHƠI Với các học sinh khác, sân chơi có thể là nơi thư giãn và vui nhộn nhưng với học sinh khuyết tật, đó có thể là quãng thời gian tồi tệ nhất trong ngày. Với học sinh bị rối loạn cảm giác chẳng hạn. Học sinh này đã cố gắng trụ được cả buổi học và giờ đến giờ chơi. Cơ thể của trẻ rất thèm cảm giác áp lực sâu – là cảm giác trẻ có được khi nhảy , đu đưa, và leo trèo. Cơ thể của trẻ đòi hỏi rất nhiều cảm giác này và trẻ không sẵn lòng để chung thiết bị chơi với hàng trăm trẻ khác. Những học sinh này sẽ bất chấp mọi luật chơi để tìm đủ cảm giác cho cơ thể. Chúng có thể bị kích thích quá mức và không chịu dừng chơi hoặc bỏ chạy đi nơi khác. Một số học sinh khác phá vỡ luật chơi vì lý do chưa biết hòa đồng. Những học sinh này thường có kỹ năng vận động kém khiến chúng khó có thể chơi các trò đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ Chúng trở nên cáu bẳn vì rất muốn tham gia chơi cùng mà không biết chơi. Chúng có thể thơ thẩn ở một chỗ được coi là vi phạm luật chơi, để được yên thân một mình. Hành động này có thể là thiếu tôn trọng trong mắt người khác. Chúng có vẻ như biết luật chơi nhưng cố tình lờ đi. Trẻ tự kỷ thường thích những gì theo quy định. Chúng thích những gì có mô hình và lịch trình. Khi chúng vi phạm là dấu hiệu chúng có thể bị quá tải hoặc đang cố thỏa mãn nhu cầu nào đó ví dụ về cảm giác. Hoặc chúng trốn tránh một tình huống bằng cách bỏ chạy. Geraldine Robertson, một người tự kỷ, kể lại “Họ nói tôi sẽ có bạn chơi, nhưng sân chơi như một ác mộng toàn tiếng ồn, đánh nhau, bạn nằm, bạn lừa phỉnh, và mọi người làm quá nhanh – ai cũng biết cần làm gì trừ tôi”. Còn tôi phải quan sát, tham gia và làm theo và tôi chạy bao giờ theo kịp. Tôi chẳng thể nhận biết được ai thực sự là bạn cả” (theo trang web của Tony Attwood www.tonyattwood.com.au) GIẢI PHÁP Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 14
  15. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Có thể viết chuyện kể cho trẻ giờ chơi sẽ có những gì diễn ra hoặc cho trẻ biết lịch trình của giờ chơi. Ví dụ, Giờ ra chơi: hầu như ngày nào chúng tôi cũng được ra chơi 3 lần. Một lần vào buổi sáng, một lần sau giờ ăn trưa, và một lần vào buổi chiều. Có lúc ra chơi ở sân chơi. Có rất nhiều trẻ chơi trên các thiết bị chơi. Mọi người phải tuân theo quy định của sân chơi để giữ an toàn. Khi chuông reo, thì có nghĩa là phải xếp hàng và chuẩn bị vào lớp. Em sẽ cố gắng vào hàng nhanh chóng khi có chuông. Như vậy sẽ làm cô vui. Tôi sẽ cố gắng đứng yên trong hàng. Mọi người sẽ tự hào vì tôi. Hướng dẫn trẻ hoặc rủ trẻ chơi trò khác nếu trẻ thích ở một mình hoặc chỉ trong nhóm nhỏ hơn. Có thể cho trẻ tình nguyện lau bàn của lớp mình hoặc lớp khác. Cử một bạn cùng lớp hoặc trợ giảng kèm học sinh trong giờ chơi Định ra một người hoặc một nơi an toàn mà trẻ muốn tìm đến khi cần. HÀNH VI: VẤN ĐỀ TRONG GIỜ ĂN TRƯA Một số học sinh có thể phản ứng quá nhạy hoặc quá trơ với âm thanh, với vật trong miệng mình. Một số học sinh chỉ chịu ăn thức ăn một loại thôi. Nhà ăn ở trường có thể là quá ngợp với cả người không có vấn đề về cảm giác. Vậy hãy thử hình dung với học sinh nhạy cảm với âm thanh, mùi và những gì nhìn thấy thì sẽ thế nào. Học sinh bị nhạy cảm với mùi có thể ném thức ăn đi. Học sinh có thể ăn rơi vãi vì kỹ năng vận động tinh còn chưa tốt, hoặc có vấn đề về cảm giác. Học sinh có thể thích dùng tay để ăn vì không thích mùi vị và cảm giác của thìa ở trong mồm mình. Hoặc học sinh không cảm nhận được thìa trong mồm. Một số học sinh vận động còn kém nên sử dụng thìa cũng kém. Cũng giống như giờ chơi, nhẽ ra là thời gian thư giãn. Học sinh bình thường khác thường trò chuyện khi ăn. Vừa ăn và vừa nói chuyện trong nhà ăn của trường có thể là cả vấn đề với những học sinh này. Chúng có thể thích ăn ở một nơi yên tĩnh, biệt lập hơn. GIẢI PHÁP Bố mẹ cần biết thực đơn ở trường để xem có cần phải gửi thức ăn riêng cho con đến trường không Làm việc cùng với nhóm can thiệp để xem ngoài nhà ăn của trường có nơi nào học sinh này có thể ngồi ăn được không. Ví dụ ngồi ở cuối nhà ăn hoặc trong phòng làm việc chẳng hạn. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 15
  16. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập HÀNH VI: KHÔNG CHĂM CHÚ VÀO BÀI, HOẶC KHÔNG LÀM THEO CHỈ DẪN Về sự tập trung thì có nhiều vấn đề liên quan. Ví dụ, nếu học sinh không nhìn bạn thì không hẳn là học sinh không chú ý đến những điều bạn nói. Một số học sinh vừa bị Giảm tập trung chú ý vừa có thêm khuyết tật khác, chúng sẽ thực sự có vấn đề với việc tập trung vào bài làm. Tuy nhiên, dù nhiều học sinh không bị Giảm tập trung chú ý có thể tập trung, chúng lại có khó khăn trong việc điều tiết và đổi hướng chú ý cho phù hợp. Đó có thể là những học sinh xem chừng có vẻ mất tập trung sau giờ chơi và mãi mới tập trung trở lại giờ học. Đó có thể là học sinh thích đọc xong một cuốn sách hơn là bắt đầu vào bài mới. Đó thường là những học sinh chăm chú vào thứ gì khác – có thể là dòn suy nghĩ của riêng chúng hoặc cố làm xong nốt bài tập trước đó – và rất khó có thể chuyển sang chú ý thứ mới. Một số học sinh kiểu này trông có vẻ như đang lơ mơ. Những học sinh này có thể đang bị quá tải thông tin, yếu về xử lý âm thanh (khiến cho việc làm theo chỉ dẫn khó khăn), hoặc chúng có những động lực khác các học sinh bình thường khác. Sao lãng chú ý để đi theo dòng suy nghĩ của mình làm chúng thích thú hơn là được điểm cao. Hoặc học sinh đang có vướng mắc không biết phải nói gì hay làm gì tiếp theo, hoặc không biết cách nhờ người khác giúp. GIẢI PHÁP Với học sinh bị quá kích động vì môi trường xung quanh, hãy cho trẻ một nơi yên tĩnh để trẻ định thần lại. Cho trẻ gợi ý trực quan. Có thể viết chỉ dẫn hoặc vẽ minh họa chỉ dẫn. Giúp trẻ đổi hướng chú ý bằng cách dùng tín hiệu, sờ vào người trẻ, nhờ bạn nhắc, hoặc hỏi trẻ. Giúp trẻ chuẩn bị cho bài tập. Hãy hỏi trẻ “Con sẽ cần những đồ dùng gì nào?” và “Tiếp theo con làm gì nào?” và chia bài tập thành các phần nhỏ có thể kiểm soát được. Tập giới hạn những suy nghĩ ám ảnh đeo đẳng. Hạn định cho học sinh được nói lặp đi lặp lại trong bao lâu Khi cần, có thể cho học sinh ăn những thứ giòn, dai hoặc uống nước bằng ống hút để giúp trẻ tập trung và sắp xếp tốt hơn. Có thể cho trẻ hoạt động với tay để giúp điều tiết trạng thái tinh thần, chú ý và tập trung. Hãy thử cho trẻ cầm bóng để bóp trong tay, bóng Koosh, ghim giấy,v.v Cho trẻ ngồi ở bàn đầu lớp để trẻ khỏi mất tập trung. Làm cho trẻ một vật làm ám hiệu hoặc viết sẵn một câu để nhắc trẻ nói khi trẻ cần giúp đỡ. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 16
  17. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Cho trẻ học những quãng ngắn và nghỉ nhiều hơn. Tìm cách khen thưởng khuyến khích khi trẻ tập trung chú ý. Có thể thưởng bằng hiện vật (kẹo, stickers), bằng cách hình thức tuyên dương (khen ngợi, ôm). Bạn thậm chí có thể cho trẻ được chơi một đồ chơi yêu thích của trẻ, đi bộ, ngồi xích đu, hoặc thậm chí cho ngồi một mình một lúc. HÀNH VI: KHÔNG NHỜ NGƯỜI KHÁC GIÚP Chắc chúng ta cũng khó hình dung tại sao học sinh cần trợ giúp lại có khó khăn trong việc nói nhờ người khác giúp. Một số học sinh khuyết tật rất không thích thu hút sự chú ý về mình. Tuy nhiên, việc này đôi khi làm cản trở tiến bộ của chúng trong học tập. Những trẻ này có thể thực sự cần giúp đỡ, nhưng vì khiếm khuyết về khả năng giải quyết vấn đề, chúng cứ lẩn quẩn không biết thoát ra. Chúng có thể cứ yên lặng để không ai chú ý đến, hoặc chúng không có đủ kỹ năng giao tiếp để tự chủ động nhờ người khác giúp. GIẢI PHÁP Giáo viên giỏi thường sẽ tìm cách bắt chuyện với học sinh có vướng mắc một cách tự nhiên. Điều này đặc biệt quan trọng với những học sinh khuyết tật. Hãy thường xuyên hỏi lại học sinh khi bạn nghĩ là học sinh đang có vướng mắc, như vậy bạn đã làm giảm bớt gánh nặng phải chủ động hỏi giúp. Làm cho trẻ một vật để ra hiệu. Ví dụ, ta có thể có giao ước với trẻ là nếu trẻ để tờ giấy ở một góc nào đó trên bàn thì có nghĩa là trẻ cần giúp đỡ. Một số học sinh cảm thấy dễ bắt đầu hỏi người khác giúp hơn khi dùng thứ tín hiệu phi ngôn ngữ như vậy. Cần dạy học sinh nên nhờ người khác giúp như thế nào và khi nào. Nhóm can thiệp riêng cho trẻ có thể tạo ra hướng dẫn riêng hoặc viết chuyện dạy trẻ cách nhờ người khác giúp đỡ. HÀNH VI: KHI CHUYỂN GIỜ VÀ SỰ CỨNG NHẮC DẬP KHUÔN Một trong những đặc điểm thường thấy nhất ở trẻ tự kỷ và trẻ có hành vi bất tuân là sự dập khuôn cứng nhắc. Khi chúng di chuyển chẳng hạn, chúng sẽ đòi chỉ đi theo một hướng và bỏ qua các hướng khác. Đó có thể là học sinh không chịu chuyển sang hoạt động tiếp theo cho đến khi đã làm xong hoạt động trước đó. Điều này làm cho học sinh rất khó khăn trong việc chuyển giờ. Đó có thể là học sinh rất khó chịu nếu bị đổi chỗ ngồi hoặc đồ đạc trong nhà bị sắp xếp lại. Những học sinh này thích mọi thứ theo lịch và ghét những gì Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 17
  18. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập ngoài dự định. Chúng đòi mọi việc phải diễn ra ngày nào cũng giống ngày nào, và sẽ rất khó chịu hoặc cáu nếu có thay đổi. GIẢI PHÁP Thường thì dùng lịch trực quan sẽ rất hữu ích trong những tình huống này. Chỉ cần cho học sinh biết trước các hoạt động trong ngày gồm những hoạt động nào sau hoạt động nào đôi khi cũng đủ để giúp học sinh chuyển giờ ổn thỏa. Nhắc học sinh trước khi sắp chuyển giờ hoặc có thay đổi lịch. Nếu học sinh biết tiếp là đến việc gì vài phút trước đó, học sinh sẽ dễ chuẩn bị tinh thần cho thay đổi đó hơn. Hay điều chỉnh khối lượng công việc đòi hỏi học sinh phải làm được. Nếu học sinh khó có thể hoàn thành bài làm trong thời gian hạn định, học sinh sẽ khó có thể tạm bỏ lại bài đang làm dở để làm sang bài tiếp. Nếu ta cho trẻ làm ít hơn thì sẽ có thể giải quyết được vấn đề này. Nhắc học sinh từ đầu giờ học về những thay đổi có thể xảy ra trong lịch học. Nếu có thể, hãy để cho trẻ làm hết bài đang làm dở rồi mới làm tiếp sang bài khác. Có thể có vài học sinh trong lớp cùng ở trong tình trạng này. PHẦN BỐN: CÁC VẤN ĐỀ VỀ CẢM XÚC VÀ XÃ HỘI Các nghiên cứu và quan sát rõ ràng đã cho thấy các học sinh với những khuyết tật mà chúng ta đang thảo luận thường có xu hướng ít được chấp nhận bởi các bạn bè cùng lứa. Chúng thường xử sự lúng túng và không phù hợp trong các tình huống trong xã hội, và thiếu nhận thức về xã hội. TS Stephen M Edelson đã phân loại các vấn đề xã hội vào 3 nhóm: né tránh xã hội, thờ ơ xã hội, và lúng túng xã hội (từ Trung tâm Nghiên cứu Tự kỷ, www.autism.org). Né tránh giao lưu Các cá nhân né tránh hầu như toàn bộ các hình thức tương tác xã hội. Khi ai đó cố gắng tương tác với các em, sự đáp ứng phổ biến hơn là không phản ứng gì cả, hay bỏ đi/chạy. Trong nhiều năm, loại phản ứng với môi trường xã hội này của các em được cho là biểu hiện rằng các em không thích hay sợ mọi người. Một lý thuyết khác, dựa trên các cuộc phỏng vấn với các người lớn bị tự kỷ, cho rằng vấn đề này có thể là do sự quá nhạy cảm của các cảm giác kích thích nhất định. Ví dụ như một số cho rằng giọng nói của bố mẹ họ làm đau tai họ, một số lại tả rằng mùi nước hoa từ cha mẹ rất khó chịu đối với họ, và một số khác lại mô tả bản thân bị đau khi bị chạm vào người. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 18
  19. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Thờ ơ với xã hội Các em được cho là “thờ ơ xã hội” không tìm kiếm sự tương tác xã hội với những người khác (trừ phi các em cần cái gì đó), hay chủ động né tránh các tình huống xã hội. Các em có vẻ không bận tâm khi ở cùng với mọi người, nhưng cũng chính trong lúc này, các em không bận tâm đến chính bản thân các em. Một lý thuyết cho là các cá nhân này không thu được “khoái cảm sinh hóa” khi ở cùng với mọi người. Lúng túng khi giao lưu Các em có thể rất cố gắng để có bạn bè, nhưng các em không thể duy trì tình bạn. Vấn đề này phổ biến trong nhiều học sinh khuyết tật. Hiện có hai trường phái lý thuyết. Một là các học sinh này đã bị từ chối quá nhiều đến mức các em không thể rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thành công. Trường phái lý thuyết còn lại là có một sự khác biệt về thần kinh gây cản trở đến cảm nhận và hiểu xã hội, ví dụ như các em thiếu tính qua lại, tương tác và có kỹ năng giao tiếp kém. Nhiều học sinh không học được các kỹ năng xã hội và phép tắc xã hội qua việc quan sát những người khác, và các em thường thiếu nhận thức thông thường khi ra quyết định xã hội. Nhóm này là phổ biến nhất. Hành vi: Nói tục hay nói những điều không phù hợp Bởi vì các em không có khả năng tiếp nhận ý nghĩ và quan điểm của người khác, và cũng như kém khả năng hiểu những cử chỉ và sắc thái trong giao tiếp hàng ngày, những cá nhân khuyết tật có thể không đáp ứng hay có thể không đáp ứng phù hợp. Điều này đặc biệt đúng với các học sinh với Rối loạn Cảm nhận Ngôn ngữ Phi Lời nói hay các rối loạn trong phổ tự kỷ. Điều này không phải là kết quả của việc không quan tâm, mà đúng hơn là không phản ứng với những cái mà các em không “thấy”. Sẽ là không phải hiếm trường hợp những học sinh này nói những câu như “Ở đây thối quá” hay hỏi một học sinh khác “Tại sao bạn lại kỳ quặc vậy?”. Học sinh có thể sửa lại giáo viên và các bạn cùng lớp mà không để ý đến cảm giác của người khác. Vấn đề không phù hợp xã hội là một vấn đề khó có thể giải quyết. Trong lĩnh vực này, cần lập kế hoạch từ trước trong chương trình giáo dục cá nhân. Giải pháp Khuyến khích các học sinh như vậy không nên có những phát biểu cá nhân. Điều này thường đòi hỏi các bạn cùng lớp phải hiểu được khuyết tật của em. Cần có sự hợp tác giữa cha mẹ và nhóm xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân. Nếu các học sinh biết trước rằng họ sẽ thỉnh thoảng phải nghe những phát biểu như vậy từ một em bị tự kỷ, các bạn cùng lớp này sẽ ít có khả năng phản ứng thái quá với các em tự kỷ. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 19
  20. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Ngay lập tức sau khi xảy ra sự cố, giải thích cho học sinh bị tự kỷ tại sao phát biểu của các em là không phù hợp, và cung cấp các phương án để giải quyết các tình huống tương tự trong tương lai. Điều này đòi hỏi học sinh nhận được một số tư vấn để em có thể trông đợi sẽ được dạy dỗ bởi giáo viên của các em theo thời gian, khi cần thiết. Xem xét việc nhờ một bạn cùng lứa giúp đỡ dạy cho học sinh các kỹ năng giao tiếp phù hợp. Bạn cùng lứa thường là một người được xem như người dẫn dắt và có thể sử dụng làm hình mẫu cho học sinh bị khuyết tật. Một lần nữa, sự hợp tác giữa gia đình và nhóm xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân là cần thiết để thực hiện điều này. Cần lưu ý là khi các học sinh với Rối loạn Cảm nhận Ngôn ngữ Phi Lời nói có thể vô tình đưa ra những nhận xét không phù hợp với các bạn cùng lứa, các em cũng có thể phản ứng thái quá với những nhận xét về bản thân các em. Một em có thể tự nhiên có một câu hỏi cho học sinh bị khuyết tật ví dụ như “Bạn đã cắt tóc chưa?”. Tuy nhiên điều này có thể được diễn giải bởi em bị tự kỷ là người khác đang chế nhạo mình. Em có thể phản ứng là cảm thấy xấu hổ hoặc bị tổn thương, điều này càng dẫn đến cảm giác bị cô lập. Hành vi: Vấn đề trang phục Một số học sinh có thể có các vấn đề cảm giác liên quan đến trang phục. Một em có hệ xúc giác nhạy cảm có thể mặc các trang phục rộng và nhiều túi. Các học sinh này cũng có thể ghét đi giày và tất (vớ). Ngoài ra, bởi vì các vấn đề vận động, các học sinh có thể gặp khó khăn khi thắt chặt thắt lưng, buộc dây giày, hoặc thậm chí kéo quần lên hay cài khóa áo – làm cho việc đi vệ sinh trở thành một vấn đề. Một học sinh bị chứng tự ám ảnh hay quá ám ảnh thậm chí có thể muốn mặc cùng một bộ trang phục mọi ngày. Giải pháp Nếu các cấn đề có ảnh hưởng đến hoạt động tại trường học, trao đổi với các cha me để xem gia đình có thể làm được gì tại nhà. Cùng với nhau, các bạn có thể nghĩ ra giải pháp như dùng giày có miếng dính thay vì giày buộc dây. Hỏi trực tiếp học sinh về điều gì làm các em cảm thấy thoải mái hoặc không thoải mái và trao đổi điều này với các cha mẹ. Học sinh nào có những khó khăn như vậy có thể được nhận các liệu pháp điều hòa cảm giác để giải quyết các khó khăn. Nếu học sinh đang được tiếp nhận liệu pháp điều hòa cảm giác, cần đảm bảo rằng các vấn đề như trên đây cần được giải quyết. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 20
  21. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Hành vi: Khó khăn trong việc tiếp nhận sự phê bình Các học sinh có thể gặp khó khăn khi bị phê bình hay bị sửa lỗi. Một giả thuyết cho rằng việc bị sửa lỗi gây ra sự mất bình tĩnh, và qua đó dẫn đến một phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, các học sinh này thường thiếu kỹ năng kiềm chế. Một giả thuyết khác liên quan đến xu hướng ưa thích sự hoàn hảo tuyệt đối của các học sinh này. Trong việc cố gắng kiểm soát môi trường xung quanh của các em, một số các học sinh thích mình luôn là người đúng. Cách chúng ta điều chỉnh cách tiếp cận đối với các học sinh bị tự kỷ có thể mang lại sự thay đổi trong cách các em tiếp nhận sự phê bình. Giải pháp Đối với giáo viên, giữ một giọng nói bình tĩnh và bình thản là quan trọng. Việc khen ngợi, mặc dù là hoàn toàn phù hợp, cũng không nên làm quá. Học sinh sẽ hiểu được nội dung lời nói, nhưng có thể không hiểu được nguyên nhân của những câu nói ẩn chứa quá nhiều cung bậc tình cảm. Cố gắng cho các em cơ hội. Trẻ bị tự kỷ có thể phản ứng thái quá khi được nhận xét là “sai”. Xem ví dụ dưới đây: Giáo viên: Mike: 7 x 8 bằng mấy - Mike: 63 Giáo viên: gần đúng rồi, em sẽ đúng nếu tôi hỏi là “7 x 9 bằng mấy”, em có muốn thử lại không? Nếu em đặc biệt nhạy cảm, có thể bạn nên thử viết những phê bình ra giấy thay vì nói trên lớp. Học sinh có thể sẽ xử lý nội dung mà bạn cần truyền đạt bởi vì khi nội dung được viết ra, nó sẽ ít gây ra cảm xúc mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, bằng cách viết, bạn cũng thường phê bình ngắn gọn và đi ngay vào đề. Khuyến khích các bạn trong lớp dự kiến trước các phản ứng bất ngờ mà các học sinh bị khuyết tật có thể tạo ra. Khuyến khích các bạn này có ứng xử ổn định và phù hợp. Một lần nữa, việc này có thể đòi hỏi sự hợp tác giữa gia đình và nhóm xây dựng chương trình giáo dục cá nhân. Hành vi: Khó khăn trong việc ra quyết định Mặc dù nhiều học sinh khuyết tật trong lớp học thông thường có trí tuệ trung bình hoặc hơn trung bình, các em có thể thiếu các kỹ năng suy nghĩ cấp cao và hiểu sâu. Các học sinh này có xu hướng chỉ hiểu nghĩa đen. Suy nghĩ của các em rất cụ thể, và các kỹ năng lý luận trừu tượng và giải quyết vấn đề của các em thì yếu kém. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 21
  22. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Giải pháp Nếu bài học có tính trừu tượng, đưa ra các thông tin bổ sung và đơn giản nó. Các học sinh này thường không hiểu được các sắc thái biểu cảm, đa nghĩa, và các vấn đề về quan hệ. Giao cho học sinh các câu hỏi mang tính lựa chọn phương án thay vì câu hỏi một chiều. Các câu hỏi một chiều đòi hỏi nhiều về sự xây dựng, tổ chức và ghi nhớ từ ngữ. (Gợi ý: các học sinh này có thể làm tốt hơn nếu số phương án lựa chọn được giảm bớt.) Hành vi: Nói quá nhiều Nói quá nhiều có thể thể hiện dưới hai dạng. Thứ nhất là học sinh kể cho cho bạn tất cả những gì mà em đó biết về một chủ đề cụ thể. Những học sinh này chỉ tập trung hoặc bị ám ảnh với một ý tưởng hay chủ đề nhất định. Bởi vì các em thường không hiểu được các quy tắc xã hội, và thiếu nhận thức về cảm xúc và sự chú ý của người khác, các em cho rằng mọi người cũng thích thú với nội dung chủ đề như các em. Các học sinh này gặp khó khăn trong việc đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác, do đó các em không nhận thấy các dấu hiệu của người khác cho thấy họ chán hay bực dọc. Các em như là nói “vào” bạn chứ không phải “với” bạn, đưa ra các thông tin một chiều thay vì duy trì một cuộc đối thoại mang tính trao đổi. Đôi lúc, trong nỗ lực để thảo luận các chủ đề yêu thích, các em nói quá nhiều và thường xuyên hay bị đứt quãng. Một số trong những học sinh này còn thực sự tin rằng giáo viên đang nói riêng với họ chứ không phải là với cả lớp – mặc dù có đến hai mươi học sinh khác đang có mặt xung quanh. Dạng thứ hai thường được diễn giải như là “tìm kiếm sự chú ý” của học sinh. Em biết là em được mong đợi tham gia vào thảo luận, nhưng cách duy nhất em có thể làm điều này là theo các khái niệm và chủ đề của cá nhân em. Em có thể không theo kịp với chủ đề do người khác điều khiển. Cả hai trường hợp đều bắt nguồn từ việc các em thiếu hiểu biết về các quy tắc mà đa số mọi người đều hiểu rõ. Thật không may rằng những học sinh này có thể bị người khác cho là đang cố tỏ ra mình là người “biết tất cả”. Giải pháp Phải cụ thể và đặt ra các chỉ dẫn chi tiết. Nói với học sinh là em có vấn đề với các ranh giới là chưa đủ. Ranh giới được định nghĩa là sự phù hợp về khoảng cách vật lý, tiếp xúc vật lý, chủ đề nằm ngoài thảo luận,v.v. Xác định điều gì được và không được với các em. Nhắc nhở em định kỳ về các quy tắc – nhất là khi nhận thấy em đó đang phá vỡ chúng. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 22
  23. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Không cho phép học sinh giữ độc quyền thảo luận trong lớp học. Cho em biết là tất cả học sinh đều có quyền được nói hay đặt câu hỏi, và em sẽ có các cơ hội khác sau khi mọi người đã được lắng nghe. Một sự nhắc nhở nhẹ nhàng về điều này thường thì đã là đủ. Xắp xếp cho một học sinh khác thường xuyên khơi gợi trò truyện với học sinh bị tự kỷ nếu em gặp khó khăn trong việc tham gia với các bạn khác. Điều này sẽ cung cấp các cơ hội cho em rèn luyện. Xây dựng thời gian biểu khi nào học sinh bị tự kỷ có thể nói về chủ đề yêu thích của mình và sử dụng cơ hội này như một phần thưởng. Cho phép em có 5 phút thời gian trao đổi với giáo viên hay với người lớn khác. Hành vi: Làm ồn, tự nói một mình, hay phát âm không phù hợp/cử chỉ kỳ quặc Trong giờ giải lao, Jacob không cố gắng chơi đùa với các bạn khác. Thay vào đó, em dường như chỉ thích đi dạo một mình, nói chuyện và cười với chính bản thân. Hành vi này làm cho em trông rất kỳ quặc, và một số đứa trẻ bắt đầu chế giễu em và gọi em là “điên”. Jacob nghe thấy điều này, nhưng vẫn tiếp tục hành vi kỳ quặc của mình. Tại sao? Học sinh bị tự kỷ phát ra các tiếng động hay âm thanh không phù hợp thường đang cố gắng làm át những tiếng ồn hay sự việc khác có tiềm năng gây ra căng thẳng cho họ. Giải pháp Nếu học sinh phát ra tiếng ồn trong lớp học khi các bạn khác đang làm các hoạt động cho phép trao đổi, có thể có khả năng cho phép học sinh bị tự kỷ tiếp tục. Điều này có thể thực hiện được khi học sinh tự kỷ đang có đóng góp và vẫn bám theo công việc được giao. Nhắc nhở bằng lời nói. Cung cấp cho học sinh một vật làm giảm căng thẳng chẳng hạn như một quả bóng cao su để bóp như là một cách thay thế. Hướng dẫn cho các học sinh khác trong lớp dự đoán được những hành vi như vậy của học sinh tự kỷ. Nếu những bạn khác được dạy về các đặc tính của học sinh bị tự kỷ, chúng sẽ ít bị bất ngờ hơn. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 23
  24. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Hành vi: Gây gián đoạn Một số học sinh tự kỷ luôn tuân thủ các quy tắc một cách cứng nhắc đến nỗi khi chúng cảm thấy có ai đó hoặc việc gì đang “phá vỡ quy tắc”, các em bị ám ảnh về việc sửa lại cho đúng. Ví dụ như, một giáo viên viết sai ngày tháng trên bảng hoặc một lỗi lầm có thể không hiểu được tại sao học sinh bị tự kỷ lại nhảy lên nhảy xuống tại chỗ ngồi với cánh tay giơ cao. Em đang cố gắng để thu hút sự chú ý của giáo viên ngay lập tức, và không thể “chờ đợi”. Em quá ám ảnh với chhuyện sửa lại lỗi đến mức em không thể tập trung cho đến khi lỗi đã được sửa. Đây cũng là một hành vi nữa mà có thể làm cho học sinh bị tự kỷ thể hiện như là một người “biết tất cả”. Giải pháp Không để bụng chuyện phải sửa lỗi. Đối với những học sinh này, sửa lỗi giáo viên đơn giản là đưa thế giới của các em trở lại đúng trật tự. Phải cụ thể và đặt ra các chỉ dẫn chi tiết. Nói với học sinh là em có vấn đề với các ranh giới là chưa đủ. Ranh giới được định nghĩa là sự phù hợp về khoảng cách vật lý, tiếp xúc vật lý, chủ đề nằm ngoài thảo luận,v.v. Xác định điều gì được và không được cho em. Nhắc nhở em thường xuyên về các giới hạn – nhất là khi nhận thấy em đó đang phá vỡ chúng. Sắp xếp với học sinh rằng em đó sẽ có thời gian sau khi lớp học kết thúc để trao đổi về các lỗi mà em quan sát thấy. Điều này sẽ tạo cho em đó một “lối ra” trong khi không làm gián đoạn lớp học. HÀNH VI: CƯỜI QUÁ NHIỀU HOẶC NGỚ NGẨN Một số trẻ khuyết tật không thể điều tiết được cơ thể và cảm xúc của mình – chúng có khó khăn kiểm soát việc cần bộc lộ cảm xúc đến đâu. Ví dụ, khi giáo viên khiển trách một bạn khác, học sinh khuyết tật có thể cười không kiềm chế được. Cười xả phanh có thể có tác dụng xả stress rất tốt khiến trẻ không nhận ra được là hành vi của mình không thích hợp. GIẢI PHÁP Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 24
  25. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Cách hiệu quả nhất để giải quyết hành vi này là nhắc trẻ bằng lời hoặc bằng trực quan. Ngay khi trẻ bắt đầu có hành vi này, hãy đứng gần trẻ và nhắc trẻ cách bộc lộ cảm xúc như thế nào cho thích hợp. Cho trẻ cách bộc lộ khác thay thế. Nếu học sinh đã đủ lớn và có kỹ năng, hãy yêu cầu học sinh viết ra những gì làm học sinh thấy buồn cười và nộp lại cho cô như một bản nhật ký Nếu nhắc không hiệu quả, hãy cho học sinh làm việc gì đó trong phòng, để học sinh tập trung vào công việc. Nếu có thể, cho học sinh tới “nơi an toàn” của mình để bộc lộ hết và giải thích cái gì học sinh thấy buồn cười. Hãy nhớ là, sẽ có lúc chúng ta nửa muốn học sinh dừng hành vi, nửa muốn thỏa mãn ý muốn của học sinh. Không phải lúc nào ta cũng dễ quyết định nên theo cách nào. HÀNH VI: HẦU NHƯ HOẶC KHÔNG GIAO TIẾP MẮT Chúng tôi cho cả hành vi này vào trong chương này là vì các nhà giáo dục thường xem việc không giao tiếp mắt như là một dấu hiệu của việc học sinh “có vấn đề”. Xã hội thường xem hành vi không giao tiếp mắt như một dấu hiệu là người đó không lắng nghe hoặc không đáng tin cậy. Tuy nhiên, nhiều học sinh tự kỷ nhất định không chịu giao tiếp mắt với người khác mặc dù đã được nhắc. Vì có trẻ còn bị tập trung kém, trẻ thậm chí còn không nhìn xem người khác đang chỉ hay nhìn vào đâu. Những người tự kỷ trường thành cho biết việc không giao tiếp mắt là do một vài yếu tố. Yếu tố thứ nhất là một số người không “đọc được” ngôn ngữ cơ thể hay biểu hiện nét mặt và vì thế, không thấy có lý do gì phải nhìn người khác. Yếu tố thứ hai là, nhìn vào mặt người khác là quá tải với họ; họ không thể tập trung vào việc nghe người đó nói trong khi nhìn mặt họ. Mick nói “Tôi nhìn đồ vật. Nó giúp tôi nghĩ. Tôi có thể tập trung hơn nếu tôi nhìn một bức tường trắng, nhưng mọi người lại nghĩ là tôi đang phớt lờ họ” (trích từ trang website của Tony Attwood, www.tonyattwood.com.au) GIẢI PHÁP Tiếp tục nhắc học sinh nhưng không bắt học sinh phải giao tiếp mắt. Việc này có thể lợi bất cập hại. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 25
  26. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Thỉnh thoảng nhắc trẻ giao tiếp mắt thế nào là phù hợp trong khi nói chuyện. Khen ngợi trẻ khi trẻ nhớ làm việc này. Ví dụ “Cô thích con nhìn cô như vậy. Như thế cô mới biết là con đang lắng nghe cô nói” Có thể dạy những học sinh này cần nhìn người khác khi nào và như thế nào. Nhóm can thiệp cho trẻ có thể lấy đây là một mục tiêu can thiệp. HÀNH VI: NGỬI MÙI NGƯỜI HOẶC VẬT Đôi khi, những học sinh có vấn đề về điều hòa cảm giác có thể tìm cách để thỏa mãn cảm giác của mình bằng cách ngửi hoặc nếm. Những học sinh này có thể liếm những vật kim loại hoặc ngửi một bạn học để thỏa mãn cảm giác của mình, và có thể không nhận ra làm như vậy là không thích hợp. GIẢI PHÁP Cố gắng đoán trước bao giờ thì học sinh sẽ có hành vi như vậy. Cha mẹ thường thấy con làm như vậy ở nhà. Hãy yêu cầu họ báo cho bạn biết về hành vi này. Nhắc học sinh là đôi khi ngửi người và vật là hành vi không thích hợp. Tất nhiên có những lúc làm như vậy được ví dụ như gửi hoa, v.v Cho học sinh được dùng những thiết bị cung cấp cảm giác mà dễ được mọi người chấp nhận hơn. (xem phụ lục B có các gợi ý) HÀNH VI: NÓI TO Bạn có thể để ý là có những học sinh bạn dạy có vấn đề là nói quá nhanh hoặc quá to. Những học sinh này có thể ít ý thức được những âm thanh do chúng tạo ra khiến người khác cảm thấy thế nào. Cường độ âm thanh có thể là vấn độ khó giải thích cho trẻ vì nó là khái niệm trìu tượng và lại có tính tương đối nữa. GIẢI PHÁP Hãy ra hiệu cho trẻ biết. Bạn có thể dùng cách ra hiệu phổ biến nhất là xịt “im lặng” (để tay trỏ lên môi và nói “xi ị t”), hoặc một cách ra hiệu khác do cả hai quy ước với nhau. Nhắc trẻ bằng thứ trực quan như thẻ danh mục để học sinh có thể để trước mặt như là lời nhắc. Nếu trẻ giảm cường độ của giọng nói, bạn nên khen thưởng học sinh, “tốt lắm, cô thích giọng nhẹ nhàng của con” hoặc cách khen khác. Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 26
  27. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Nếu đó vẫn là vấn đề, hãy phối hợp bàn với các thành viên khác trong nhóm can thiệp. Trị liệu viên ngôn ngữ có thể có những gợi ý khác. HÀNH VI: NỔI KHÙNG Việc học sinh nổi nóng là vấn đề khó nhất mà giáo viên phải đương đầu. Nó sẽ càng khó nếu đó là học sinh tự kỷ, bởi vì khi trẻ đã vượt qua ngưỡng không thể quay đầu lại được, trẻ sẽ không chịu làm theo chỉ dẫn. GIẢI PHÁP Cố gắng dự đoán trước được những tình huống học sinh có thể có hành vi như vậy. Nếu có thể, lập tức chấm dứt những hành vi trêu trọc hoặc bắt nạt. Nếu bạn có thể dự đoán được bao giờ việc này xảy ra, có thể giao cho học sinh một việc có chủ đích để trẻ tạm quên đi vấn đề. Nếu trẻ đã nổi khùng rồi, hãy cho trẻ lựa chọn chứ không ra lệnh bắt buộc. Khi trẻ đã nổi khùng ăn vạ và khó tiếp cận, thì cho trẻ được lựa chọn thường hiệu quả hơn là buộc chúng phải nghe theo mệnh lệnh. Ví dụ, bạn có thể nói “Nam, con có thể hoặc là ngồi yên hoặc đi lấy nước uống đi” Sử dụng kỹ thuật giúp trẻ bình tĩnh đã nói đến ở phụ lục C. Lưu ý, khi học sinh tự kỷ bắt đầu có tâm trạng xúc động mạnh hoặc stress, học sinh không thể diễn tả cho bạn biết cái mình muốn trong khoảng vài giờ sau đó. Có lúc học sinh có thể viết ra được cái mình muốn trước khi chúng nói ra được bằng lời – nhưng nhớ tránh bắt trẻ trả lời. Nếu tình trạng nổi xung liên tục tiếp diễn, cần bàn với nhà trường và các chuyên gia tâm lý để có kế hoạch chỉnh sửa hành vi cho học sinh. PHỤ LỤC A: HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT TRONG GIỜ NGHỈ – GIAO BÀI TẬP CÓ MỤC TIÊU Giao cho học sinh làm việc vặt hoặc cho phép học sinh đi ra ngoài và uống nước hoặc đi vệ sinh Hướng dẫn học sinh làm một công việc chân tay trong lớp. Ví dụ: phát bài, dập ghim giấy, cất sách, balô, hoặc các thiết bị chơi, lau bảng, đục lỗ giấy, hoặc phân loại các bài tập vào các file tài liệu hoặc hộp đựng. Cho trẻ ngồi một chỗ khác chỗ thường ngồi để có lúc trẻ sẽ ra đó ngồi cho thay đổi. Cho trẻ tập những bài tập sức bền như xiết chặt tay, chống đẩy trên tường Cho trẻ vào khu vui chơi có mục đích cụ thể, như đu xà, nhảy giang tay dạng chân, ngồi xích đu hoặc trèo lên thiết bị ở sân chơi. Cho học sinh nhún nhảy hoặc chống đẩy trên bóng trị liệu Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 27
  28. Giải quyết hành vi của học sinh khuyết tật trong lớp học hòa nhập Cho học sinh đứng lên bàn để giúp trẻ tập trung tỉnh tảo sau khi ngồi bàn quá lâu PHỤ LỤC B: NHỮNG THIẾT BỊ CUNG CẤP CẢM GIÁC CHO TRẺ Bóng để bóp (nhỏ, cầm tay, nhồi gel hoặc cát để cung cấp phản hồi cảm giác). Bóng Koosh cũng được. Vật để học sinh mân mê có thể dùng để khống chế học sinh lớn. Hình xoắn rối hoặc các đồ chơi nhỏ bằng nhựa có thể vặn xoắn khác để học sinh uốn theo ý mình. Những vấn dễ nắn này thường cung cấp đủ cảm giác cho như cầu của trẻ. Ghế xoay Các vật nặng như tạ, gối, chăn, áo vét nặng, thú nhồi bông, theo sự chỉ dẫn của chuyên viên phục hồi chức năng. Bóng nhún trị liệu Các thứ cho trẻ nhai Thức ăn giòn Thức ăn có vị chua Bình nước PHỤ LỤC C: KỸ THUẬT GIÚP TRẺ BÌNH TĨNH LẠI Dẫn trẻ đến một chỗ yên tĩnh đã định trước. Tạm để trẻ một mình sẽ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh. Học sinh cần có thời gian như vậy để cơ thể là đầu óc bình tĩnh trở lại. Dẫn trẻ ra góc có âm nhạc, đó có thể là góc lớp hoặc chỉ là chiếc Ipod. Hướng dẫn trẻ thở sâu (hít vài hơi rồi giữ và đếm đến năm rồi mới thở ra). Xem bản đầy đủ ở trang www.vuicungcon.com hoặc liên hệ vuicungcon@gmail.com 28