Hướng dẫn sử dụng Pinnacle Studio Plus 9 và bản cập nhật
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn sử dụng Pinnacle Studio Plus 9 và bản cập nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_su_dung_pinnacle_studio_plus_9_va_ban_cap_nhat.pdf
Nội dung text: Hướng dẫn sử dụng Pinnacle Studio Plus 9 và bản cập nhật
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PINNACLE STUDIO PLUS 9 VÀ BẢN CẬP NHẬT Pinnacle Studio 15 HD Ultimate Collection (năm 2011) - Các thuật ngữ dựng phim HD - Bảng phím tắt sử dụng nhanh phần mềm
- Lời nói đầu Là phần mềm dựng phim khá chuyên nghiệp nhưng sử dụng đơn giản kể cả cho giới làm phim nghiệp dư. Pinnacle Studio được thiết kế như là phần mềm dựng phim gia đình. Tuy nhiên phiên bản 15 (năm 2011) ra đời đã bổ sung đáng kể nhiều chức năng, hiệu ứng , kỹ xảo phim chuyên nghiệp , đẹp mắt cũng có thể giành cho làm phim chuyên nghiệp. Tài liệu này gồm hai phần : Phần I : Sưu tầm 20 bài học cơ bản để dựng phim cho người bắt đầu (của tác giả Trương Hữu Đức từ trang web vvvw.thuvien-it.net ). Đây là bộ bài viết chi tiết , tỉ mỉ cho người mới bắt đầu. Minh họa ở phiên bản 9.0 trở về trước (ra đời khoảng năm 2002 gì đó). Mặc dù vậy việc biên tập , sử dụng biên tập phim ở Phiên bản 15 (năm 2011) cũng gần tương tự mà thôi đó là thực hiện 3 bước để biên tập phim nhưng đã phần nào cải tiến những khuyết điểm phiền hà các phiên bản trước , đồng thời ở phiên bản HD 15 người dùng chỉ làm công việc “kéo – thả” mà thôi! (những điểm khác sẽ trình bày sau). Nhanh –gọn – dễ sử dụng –chuyên nghiệp là những gì tôi muốn nói đến chương trình này. Phần II : Nêu những suy nghĩ của bản thân khi sử dụng chương trình và những nét chính về phiên bản mới Pinnacle Studio 15 HD Ultimate Collection . Các thuật ngữ (từ điển) về các quy trình , nội dung có liên quan , sử dụng trong phiên bản HD 15 này , các thuật ngữ này cũng là tư liệu để chúng ta có thể thêm nhiều kiến thức liên quan đến định dạng , chất lượng của một PHIM. Sau cùng là bảng phím tắt thông dụng dùng trong chương trình HD 15 này. Là tài liệu sưu tầm từ nhiều nguồn , với mong muốn ngày càng nhiều người hiểu và tiếp cận , làm chủ với CNTT , thỏa sức sáng tạo , đáp ứng niềm say mê của bản thân. Mong bạn đọc đón nhận , chia sẽ và thông cảm cho nhiều sai sót có ở trong tài liệu này (ví dụ ở phần II của tài liệu này)
- PHẦN I – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PINNACLE STUDIO PLUS V 9 Bài 1: Yêu cầu phần cứng, cài đặt phần mềm, tải bản vá lổi, nâng cấp Studio Plus Để bắt đầu sử dụng Pinnacle studio Plus trước hết chúng ta cần tìm hiểu các yêu cầu thiết bị phần cứng của Ứng dụng này. Ảnh: vvvw.thuvien-it.net Mục lục: I. Các thuật ngữ: II. Yêu cầu phần cứng, phần mềm: 1. Cấu hình hệ thống 2. Yêu cầu phần mềm III. Cài đặt chương trình, tải bản vá lổi, nâng cấp. 1. Cài đặt chương trình 2. Tải bản vá lổi, nâng cấp IV. Mô hình họat động, thiết bị, chuẩn file hỗ trợ của Studio. 1. Mô hình họat động của Studio 2. Thiết bị thâu phim PCI a. IEEE 1394 Card và Analog Video capture Card b. Pinnacle Card 3. AGP Card 4. Chuẩn file hổ trợ I-Các thuật ngữ: CPU= Central Processing Unit: Bộ xử lý trung tâm, bộ vi xử lý. Hyper Threading Technology=Công nghệ siêu phân luồng, cho phép 1 CPU họat động như 2CPU khi được kích họat để xử lý đồng thời nhiều thao tác cùng lúc. MB= Megabyte=1024Kb x 1024 bytes-theo định nghĩa của Windows. Còn theo các nhà sản xuất thì 1 MB=1000kb. AGP= Accelerated Graphics Port: Cổng đồ họa gia tốc. Phương thức kết nối trực tiếp giữa chip hệ thống và chip đồ họa. Nhờ tốc độ cao gấp 2 lần PCI chip, nên tuy mắc tiền nhưng AGP được dùng phổ biến trong công việc xử lý đồ họa 3 chiều. HDD=Hard Drive: dĩa cứng. RPM: Roundup Per Minute: số vòng quay trên 1 phút. Tốc độ vòng quay càng cao, tốc độ đọc/ghi càng nhanh.
- MB/s: Tốc độ đọc ghi tính bằng Megabyte/giây. Analog Video Capture Card: Thiết bị thu phim được quay bằng kỹ thuật tỷ biến. Thiết bị này họat động như một bộ phận chuyển hóan phim và âm thanh(dùng phương pháp PCM) từ Analog sang phim Digital, chất lượng không cao. Digital Video Capture Card hay IEEE 1394= Institute of Electrical and Electronic Engineers: sản phẩm của nhóm Kỹ sư thuộc viện Điện điện tử Hoa Kỳ chuyên phát triển các thiết bị chuẩn về truyền số liệu. Đây là thiết bị dùng để thu phim được quay bằng Kỹ thuật số. Thiết bị nay họat động như một bộ phận thu nhận các tín hiệu hình và âm thanh từ máy quay Digital vào dĩa cứng máy tính. Chất lượng cao nhất. PCM= Pulse Code Modulation: Thiết bị điều biến Mã xung, dùng để chuyển tín hiệu analog ở đầu vào và cho ra tín hiệu Digital chất lượng âm thanh cao hơn. DVD/CD Writer: Ổ ghi được dĩa DVD và CD. AVI =Audio Video Interleave: Đọc là "Ây-Vi-Ai" Một chuẩn File Hình ảnh xen Âm thanh của Microsoft trong môi trường Windows. MPEG= Moving Picture Experts Group: Một họ file phim ảnh nén thuộc chuẩn ISO. Cho ra các phim có chất lượng hơn hẳn các định dạng khác. Chuẩn hiện nay của MPEG là: MPEG-1, MPEG-2 và MPEG-4. MPEG-1 có độ phân giải 320x240 pixels, tốc độ 30 ảnh trên giây. MPEG-2 có độ phân giải 720 x 480 và 1280 x 720 pixels, tốc độ 60 ảnh trên giây, âm thanh chất lượng CD- Chuẩn này được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. MPEG-4 là một chuẩn nén đồ họa và phim ảnh. Dùng cho các đường truyền có băng thông hẹp. Có thể trộn text, họa hình và đồ họa vào file. Chưa được ứng dụng rộng rãi. FPS=fps=Frame per seconds: Số hình hiển thị trong một giây. VCR= Video Cassette Recoder: Máy ghi băng hình, hay còn gọi là : Video Cassette Player: Đầu chiếu băng hình NTSC=National Television Standard Committee : Ủy ban quốc gia về tiêu chuẩn truyền hình của Hoa kỳ. Chịu trách nhiệm thiết lập các hệ chuẩn cho phim ảnh. PAL= Phase Alternative Line: Một chuẩn phim ảnh của Châu Âu. VHS= Video Home System: Hệ phim ảnh gia đình, là các băng video cassette chiếu trên các đầu VCR. thuật ngữ được dùng đầu tiên nhất là :Vertical Helical Scan. VCD= Video Compact Disc: Dĩa CD phim. SVCD = Super Video CD: Dĩa CD phim chất lượng cao DVD=Digital Versatile Disc= Digital Video Disk: Dĩa phim DVD số. II-Yêu cầu về phần cứng, phần mềm: 1-Cấu hình hệ thống: Máy quay phim Analog hoặc Digital Mini Camcoder-Nếu có. Pentium 4 hoặc cao hơn, hỗ trợ siêu phân luồng càng tốt. Bộ nhớ tốt nhất là 512MB hoặc cao hơn. Card màn hình 64MB hoặc cao hơn. Dĩa cứng phải còn trống ít nhất 25GB. Vòng quay 7200 RPM, tốc độ đọc/ghi tối thiểu 5BM/s. Lấy ví dụ: Một giờ phim = 60phútx 60 giây= 3600giây. Mỗi một giây cần 3.6MB. Như vậy, 3600x 3.6MB=12,960 MB(12.7GB). Khi tạo một dĩa phim cần một khỏang trống tương tự. Analog Video Capture Card-để lấy phim từ đầu chiếu VCR.
- Digital Video Capture Card- hay Card IEEE1394 để lấy phim từ máy Digital Camcorder. Ổ ghi DVD/CD writer-Để burn phim ra dĩa. 2-Yêu cầu phần mềm: Hệ điều hành : Windows 2000, Windows XP service pack 1, 2. Windows XP service pack 2 recommended. Bản Pinnacle Studio 8.7 hoặc Bản Pinnalce Studio 9.1 hoặc Bản Pinnacle Studio Plus. III-Cài đặt chương trình, tải bản vá lỗi, nâng cấp: 1-Cài đặt chương trình: a-Từ bản gốc: Phiên bản Studio 8: Đơn giản chỉ cần đưa dĩa vào và nhập số serial sau đó cứ bấm I agree, Next và Ok cho đến khi hòan tất. Phiên bản Studio 9 và Plus: Tương tự các buớc trên nhưng số serial là 25 chữ chia đều trong 5 ô. b-Bản nâng cấp: Từ 8 lên 9: Đưa dĩa Studio 9 vào ổ CD, hệ thống đọc >trả dĩa 9 ra, bấm Shift đưa dĩa 8 vào >hệ thống đọc >trả dĩa 8 ra >Đưa dĩa 9 vào > nạp số serial dĩa 8 > nạp số serial dĩa 9.( để ý yêu cầu bấm phím shift lúc nào). Sau khi cài xong chương trình trên dĩa CD 1. Khởi động lại hệ thống đưa dĩa DVD bonus NTSC gồm các đọan phim nền vào và Click OK. Từ 8 qua Plus: Cài Studio từ 8 lên 9. Sau đó cài Studio Plus vào 9 > Được Studio 9 Plus. 2-Tải bản vá lổi và nâng cấp: Studio 8.7 nâng cấp lên 8.10.4 bằng cách download va cài đặt 8.10.4 tại: Địa Chỉ Này. Sau đó tải bản nâng cấp 8.12.7. Studio 9 và Plus tải bản vá lổi 9.35 hoặc bản mới nhất 9.4.3 tại : Địa Chỉ Này. IV-Mô Hình Họat Động, Thiết Bị, Chuẩn file hỗ trợ của Pinnacle Studio: 1-Mô hình họat động của Pinnacle Studio-Hình 1.
- Mô Hình Pinnacle Studio-Hình 1 Theo mô hình đó, Pinnacle xử lý phim qua 3 bước cơ bản: Bước 1: Lấy phim từ các nguồn dĩa, máy quay digital hoặc từ đầu VCR đưa vào dĩa cứng. Bước 2: Biên tập bao gồm, cắt, xén, tách, gộp, chèn kỹ xảo, lồng tiếng,lồng nhạc làm phụ đề, làm thực đơn cho từng đọan, tăng/giảm tốc độ cảnh Bước 3: Cho ra phim dưới các định dạng: Dĩa: VCD, SVCD, DVD. Các file phim AVI, MPEG 2-Thiết bị thâu phim: a-PCI Card-IEEE 1394 và AVC: Ta có thể dùng 2 card PCI bên dưới để lấy Phim. Card IEEE 1394 dùng để lấy phim từ máy Digital. Và Card Analog Video Capture ddùng để lấy phim từ VCR/DVD player. Cả 2 Card này đều được gắn vào PCI slot trên Motherboard và install driver theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Card IEEE1394 để capture phim DV Card AV để lấy phim Analog
- b-Card đa năng của Pinnacle: Card đa năng của Pinnacle. Với Card đa năng của Pinnacle ta có thể dùng cho 2 công việc Capture phim dạng Analog và capture phim dạng Digital. Đây là card tiện lợi cho máy với ít PCI slot, ví dụ Micro Motherboard chẳng hạn. 3-AGP Video Capture Card:-ATI và Nvidia Card: Mô hình cơ bản ATI-NVIDIA. Ngòai ra hai Card PCI trên ta cũng có thể dùng 1 Card tích hợp đó là AGP analog video capture vừa là thiết bị đồ họa cho máy tính vừa là công cụ nhập xuất các dạng phim analog. Kỹ thuật mới, bộ nhớ cao, tốc độ xử lý gấp đôi, hỗ trợ 2D, 3D rendering, họat động nhanh, kết quả tin cậy, NVIDIA và ATI hiện là hai sản phẩm được ưa chuộng rộng rãi. 4-Định dạng hỗ trợ: Pinnacle Studio hỗ trợ 2 dạng file phim ảnh chính đó là .AVI và .MPEG-1, MPEG-2. So với Ulead Video Studio, đây là một điểm yếu của Pinnacle. HẾT BÀI 1.
- Bài 2: Thâu Phim Vào Studio Plus Từ Windows Desktop, Click vào biểu tượng Studio, bỏ qua Launch Guided Tour, chờ cho chương trình khởi động hòan tất- Click Capture như hình 1. Nếu không có Digital Camcorder kết nối thì ta nhận được 1 thông báo lỗi. Sẽ đề cập đến ở mục 2. Click OK. Ảnh: vvvw.thuvien-it.net I. Các thuật ngữ: II. Thâu phim: 1. Analog Video Capture a. Chuẩn bị về phần cứng b. Khởi động pinnacle c. Làm việc với capture source d. Làm việc với capture format 1. AVI format 2. MPEG Format 2. Bắt đầu thâu phim 3. Digital Video Capture-Thâu phim qua IEEE-1394 I-Các thuật ngữ: Free=số megabytes còn trống Used=Số megabytes đã sử dụng This disk can store approximately : Dĩa này có thể chứa khỏang AVI capture= Thâu phim theo định dạng file AVI. MPEG capture= Thâu phim theo định dạng file MPEG. User defined quality: Chất lượng phim do người dùng thiết lập. Settings= Các thiết lập Capture format: Định dạng thâu phim. Presets=Default: Mặc nhiên Compression= Nén. Audio settings= Các thiết lập của âm thanh. Include audio= Thâu phim có âm thanh. Framerate: Mức khung ảnh. Là số ảnh trong một giây. Capture devices= Thiết bị thâu phim TV standard= Chuẩn truyền hình. Mặc nhiên là NTSC. Aspect ratio= Tỷ lệ co, hệ số co. Khi thay đổi kích thước của chiều ngang của ảnh thì chiều dọc cũng thay đổi theo đó VCR Input= Nguồn vào từ VCR Scence detection during video capture= Dò tìm cảnh trong quá trình thâu.
- Capture preview= Xem khi thâu Data rate= Mức dữ liệu. Tốc độ đọc ghi dĩa cứng. DV full-quality capture= Thâu phim Digital với chất lượng cao nhất. Capable of capturing= Đủ khả năng thâu High quality: Chất lượng cao. Với MPEG file > tương đương chất lượng DVD, với AVI file >tương đương Best. Medium quality: Chất lượng trung bình. Với MPEG file >tương đương chất lượng SVCD, với AVI file > tương đương Better. Low quality: Chất lượng thấp. Với MPEG file > tương đương chất lượng VCD, với AVI file > tương đương Good. Resolution = Độ phân giải màn hình. Trong đây là chọn chất lượng cao hay thấp cho phim, khi chiếu ra mịn hay không. Độ phân giải càng cao, độ mịn càng cao >Dung lượng chiếm trên dĩa hay file phim càng lớn. II-Thâu phim: 1-Thâu phim từ Đầu chiếu VCR/DVD player với PCI/AGV Analog Capture Card: a-Chuẩn bị về phần cứng: Card PCI/AGP đã được ráp vào slot PCI hoặc AGP trên motherboard. Cài đặt các phần mềm điều khiển driver của các Card này. Gắn đầu ra từ VCR/DVD player vào đầu vào của AGP/PCI Adapter. Gắn dây line-in vào đầu vào của Audio line-in trên sound card. Vào Start > Control panel > Sound and Audio Devices > Advanced > Options > Properties > Recording. Dưới Show the following volume controls: Chỉ Click chọn Line-in, bỏ chọn các mục còn lại > OK Capture Video. b-Khởi động Pinnacle Studio Plus: Từ Windows Desktop, Click vào biểu tượng Studio, bỏ qua Launch Guided Tour, chờ cho chương trình khởi động hòan tất- Click Capture như hình 1. Nếu không có Digital Camcorder kết nối thì ta nhận được 1 thông báo lỗi. Sẽ đề cập đến ở mục 2. Click OK. c-Làm việc với Capture Source-Analog Capture Device: Ngay khi tắt Cảnh báo lổi không có DV kết nối ta có Hộp thọai capture như bên dưới:Hình 1a, 1b.
- H1a-DV capture. H1b-Analog capture Một trong hai hình trên là ví dụ tùy thuộc vào việc gắn thiết bị của bạn. Bạn hãy click vào nút setting, hộp thọai Pinnacle Studio Plus Setup Options mở ra-Hình 2:
- H2-Hộp thọai Pinnacle Studio Plus setup Bạn click vào Capture source, thay vì chọn DV camcorder, bạn click chọn thiết bị PCI/AGP capture mà bạn đã gắn vào Motherboard vào. Ví dụ trong bài này là card AGP Nvidia FX GeForce. Tại cửa sổ capture devices: . Click vào mủi tên xuống, chọn thiết bị Nvidia WDM Video Capture (universal). Cũng trong cửa sổ Pinnacle Studio Plus Setup Options bạn click vào cửa sổ nhỏ Data rate: ở góc dưới bên phải. Click test data rate. Khi có thông báo: Drive (C:\) is capable of Click Ok. Nhớ rằng dĩa cứng phải có tốc độ đọc/ghi là >5MB/second. Nếu không đạt bạn nên chọn ổ dĩa khác bằng cách click vào folder bên phải Drive (C:/). Chọn dĩa khác trong hộp thọai select folder and default name for captured video, chọn ổ dĩa mới và tên của file muốn thâu, xong click OK. Một số chọn lựa khác trong hộp thọai Capture source: Chọn Capture preview là vừa coi vừa thâu. Scene detect: Tìm kiếm để phân đọan các chuyển cảnh. Chọn Automatic based on video content: Tự động dò tùy vào nội dung phim. Chọn Create new scene every seconds: Chuyển cảnh sau mỗi 10 giây. Chọn: No auto detection, press spacebar to create scene: Không tự dò, nhấn phím space trên bàn phím để chia cảnh. d-Làm việc với Capture Format: d1-AVI Format:
- H3-Định dạng Thâu Phim-Capture Format-AVI. Trong hộp thọai này ta thấy định dạng mặc nhiên Studio Plus chọn là file AVI. Khi Click vào user-defined quality bạn thấy File AVI cung cấp 3 chất lượng phim: Đó là: Good, Better, Best. Thông thường, bạn nên chọn Best để có chất lượng cao nhất, cho ra DVD. Bạn cũng có thể chọn Custom, tức là user-defined quality, chất lượng do người sử dụng ấn định. Khi bạn chọn định dạng này, bạn cần hiểu thêm về công cụ nén-compression tools, thiết lập kích thước khung hình, mức khung hình. Hệ thống cần phải cài thêm một số chương trình nén như Ligos Indeo hoặc Media Encoder Rắc rối, phải không? Tốt hơn hết, nên chọn Best. OK, như vậy, bạn đã thiết lập được: Capture Source-Device là : Analog Video Capture Card. Capture Format là: file AVI d2-MPEG Format:
- H4-Định dạng Thâu Phim-Capture Format-MPEG Cũng trong hộp thọai Capture Format. Tại cửa sổ Presets, bạn click mủi tên xuống , Click chọn MPEG Bạn được hộp thọai MPEG Format với 3 định dạng như sau: MPEG cho 3 chất lượng phim là High quality >DVD, Medium quality >SVCD và Low Quality > VCD. Thông thường bạn nên chọn High quality nếu bạn muốn burn phim ra dĩa DVD. Ngược lại để có Video CD, bạn chọn 2 chất lượng còn lại. Nhớ rằng dù chất lượng thâu vào cao, nhưng khi Make Movie-Bài 5., bạn vẫn có thể chọn chất lượng phim thấp. Tốt hơn hết, bạn cứ thâu phim ở đầu vào bằng chất lượng cao nhất-High quality. Bạn cũng có thể dùng Custom để chọn, khi đó bạn có thể chọn file MPEG-1 hay 2. Độ phân giải là 320x240 hay 720x480 pixels. Tuy vậy, cũng như AVI file, nếu không có công cụ nén và chương trình encode hữu hiệu, bạn không nên tự chọn làm gì. Chỉ mất thì giờ và rắc rối. Do vậy chọn thâu High quality là giải pháp tốt nhất. Click OK để trở về lại màn hình của Pinnacle Studio Plus. Bây giờ chúng ta đang ở hộp thọai AVI capture, click vào: ta được thanh điều khiển Audio. Bạn có thể tăng hay giảm Audio tùy ý. Như vậy, đến đây bạn đã nắm được: 1. Chọn thiết bị thâu phim là Analog video Capture Card 2. Chọn Capture format là AVI hay MPEG file > chọn được chất lương cho file. 3. Check Include audio trong file AVI, MPEG. 4. Tự ấn định chất lượng phim cho file. 5. Kiểm tra tốc độ đọc ghi trên dĩa 6. Chọn dò tìm chuyển cảnh.
- 2-Bắt đầu thâu phim: H5-Capture video 1. Bật đầu VCR/DVD với phim muốn thâu đã nạp trong hộc Tape hoặc VCD/DVD. 2. Mở loa máy tính để nghe tín hiệu Audio. 3. Bấm nút Play trên VCR/DVD và xem ở màn hình Preview của Studio Plus có hình vào không. Bấm Stop/Rewind lại từ đầu. 4. Sau khi mọi thứ đã sẵn sàng. Bấm nút Start Capture như hình 1b-ở trên. Một hộp thọai Capture video xuất hiện như bên cạnh. Enter name: Nhập vào tên file của phim. Nếu muốn chọn lưu ở dĩa khác thì click vào biểu tượng folder bên cạnh. 5. Nếu muốn thâu bao nhiêu phút thì có thể nhập phút và giây vào ô Stop capture after: Xong, bấm đồng thời Play trên VCR/DVD player và Start capture trên hộp thọai bên cạnh. Thâu thử một đọan và tắt. Dùng chương trình Windows Media player để play file AVI hay MPEG vừa thâu. Xem chất lượng, âm thanh. Nếu OK thì thâu tiếp. Giải quyết vấn đề: 1. Không có audio: Kiểm tra dây line-in gắn đúng vào đầu vào line-in trên Sound Card. Kiểm tra xem Recording properties đã được chọn là Line-in chưa. Lesson 1 và Phần II-Lesson 2. 2. Không có hình: Kiểm tra lại dây Analog Vàng Trắng Đỏ gắn đúng vị trị của Adapter không. 3. Hình bị rớt-Drop frames: Lổi dĩa cứng và Capture Card. Về dĩa cứng: trước hết chạy chương trình Defragment trong Windows. Vào Start/Programs/Accessories/System tools/Disk Defragmenter. Về Capture Card: Tải phiên bản updates driver mới nhất. Lưu ý: Trong quá trình thâu phim tuyệt đối không chạy bất cứ một chương trình nào. 3-Thâu phim với IEEE 1394:
- H6-Capture video a-Yêu cầu: 1. Card IEEE 1394 hoặc card đa năng của Pinnacle đã được gắn vào slot PCI trên Motherboard. 2. Dây truyền tín hiệu đã được nối từ Digital Video Camcorder vào đầu vào của IEEE 1394. b-Khởi động Pinnacle và chọn Capture: theo hình bên dưới: Chúng ta sẽ có được hình H6-Capture Video bằng IEEE1394. Trường hợp không có hình này là do chúng ta vẫn còn chọn thiết bị PCI/AGP Analog video capture card trong hộp thọai Pinnacle Studio Plus setup Options/ Capture soucre/ Capture devices. Bạn vào lại hộp thọai này từ Settings/Chọn Capture Source tại Capture Devices chọn DV camcorder Click OK. Sau đó bạn trở về lại màn hình của Pinnacle, lúc này bạn sẽ thấy trên màn hình như sau: Hình 7a, 7b H7a-Camcorder
- H7b-DV full-quality capture Việc thiết lập các định dạng phim ảnh cũng tương tự như Analog Capture. Để có phim chất lượng cao nhất, tốt hơn hết bạn nên để chế độ mặc nhiên là DV full quality capture. Khác với Analog bạn phải điều khiển thiết bị nhập phim như bấm nút PLAY ở đầu máy, Pinnalce studio điều khiển các nút PLAY/REWIND/FAST FORWARD trên Camcorder như hình 7a. Các thao tác như nhập tên, ổ dĩa lưu phim cũng giống như thâu Analog. Click Start Capture/ Nhập tên file phim/Folder lưu phim/thời gian tắt và Click OK >quy trình thâu phim DV từ máy camcorder sang dĩa cứng đang tiến hành. Như vậy, trong bài này, bạn đã nắm được: 1. Thâu phim qua Analog Card 2. Thâu phim qua Digital Card 3. Thiết lập định dạng phim. 4. Thiết lập được Audio. 5. Nắm được môt vài cách giải quyết sự cố với Pinnacle
- Bài 3: Tìm Hiểu Giao Diện Studio-Phần 1 Trong Studio các file biên tập phim được lưu giữ với đuôi .stu. Đây không phải là file phim ảnh mà chỉ là file tạm. Điểm hay của Studio là không thay đổi giá trị của các files phim hoặc ảnh gốc khi biên tập phim mà chỉ mượn tạm thời các files này để làm việc. Do đó, việc cắt xén, thay đổi các files trong môi trường Studio không ảnh hưởng đến các files gốc trên dĩa cứng. Tuy nhiên, khi bạn di dời hay thay đổi tên dĩa cứng chứa các file phim ảnh gốc thì điều gì sẽ xảy ra? I-Các thuật ngữ: Project: đề án, công trình. Ở đây hiểu đại khái là Một cuốn phim được biên tập. Auxilary: Phụ, bổ trợ. Trong Studio đây là các files tạm thời ghi lại công việc biên tập phim Cut, Copy, Paste : Cắt, sao, Dán. Trong các chương trình biên tập, các lệnh này được thực hiện kèm với phím Ctrl. Select: Chọn. Ctrl-A. Storyboard: Bảng tóm tắt nội dung phim. Trong Studio khi ở chế độ Storyboard, ta chỉ xem được các cảnh và hiệu ứng chuyển cảnh mà không thể biên tập được nhiều track khác. Timeline: Vạch thời gian. Trong Studio, khi ở chế độ Timeline, ta vừa xem được như Storyboard, vừa có thể chỉnh sửa, biên tập phim với tất cả các chức năng biên tập. Edit list: Với danh sách biên tập hay Text view: xem ở dạng chữ. Ta có thể biết được thuộc tính của từng cảnh trong phim. Scence View: Xem theo cảnh Comment view: Xem cảnh kèm theo chi tiết. Transition: chuyển cảnh. Transition Effect: Hiệu ứng chuyển cảnh Combine: kết hợp, gộp lại=Merge. Split: tách, chia nhỏ ra. Toolbox: Hộp công cụ Grab: Chụp, chộp. Grab a frame: Chụp một hình trong phim. Overlay: Phủ lên, cái này che lên cái kia. Video Overlay Effect: hiệu ứng lồng phim vào phim. Video Effect: hiệu ứng phim Sound Effect: hiệu ứng âm thanh II-Tìm hiểu Thanh thực đơn: Sau khi khởi động và vào Studio Plus, để ý trên cùng của màn hình có thanh thực đơn như sau: 1-Thực đơn File: Click chuột vào File, ta có thực đơn file như hình bên dưới-H1-Thực đơn File. Với các chức năng chính như mô tả bên phải:
- H1-Thực đơn File. New: Mở một Project mới. Bấm giữ phím Ctrl, bấm N Open: Mở một Project đã tạo ra và lưu lại trước đó. Bấm giữ phím Ctrl, bấm O Save: Lưu giữ Project vào dĩa. Bấm giữ phím Ctrl, bấm S Save As: Lưu project vào dĩa với một tên khác. Export project: Xuất project Delete Auxilary files: Xóa các files tạm thời khi biên tập phim. File MOVIE-1được lưu lại trước đó. File MOVIE-2 được lưu lại trước đó. File MOVIE-3 được lưu lại trước đó. File MOVIE-4 được lưu lại trước đó. Thóat thực đơn file. Trong Studio các file biên tập phim được lưu giữ với đuôi .stu. Đây không phải là file phim ảnh mà chỉ là file tạm. Điểm hay của Studio là không thay đổi giá trị của các files phim hoặc ảnh gốc khi biên tập phim mà chỉ mượn tạm thời các files này để làm việc. Do đó, việc cắt xén, thay đổi các files trong môi trường Studio không ảnh hưởng đến các files gốc trên dĩa cứng. Tuy nhiên, khi bạn di dời hay thay đổi tên dĩa cứng chứa các file phim ảnh gốc thì điều gì sẽ xảy ra? Bạn mở file .stu mà bạn đã dày công chỉnh sửa, bất ngờ studio không tìm thấy các files cần thiết cho phim và yêu cầu bạn lùng tìm các files gốc đó, vậy bạn phải làm sao? Cách thủ công là bạn cứ chỉ đường dẫn đến từng đọan phim hay ảnh Nhưng nếu cuốn phim chứa chừng 100 ảnh thì mỏi cả tay. Đừng vội nản, với Administrative tools của Windows XP, bạn sẽ giải quyết vấn đề một cách mau lẹ. Hãy vào Admistrative Tools trong Control Panel để thay đổi tên của dĩa cứng trùng với tên đường dẫn đến các files phim ảnh gốc. Các bước như sau: Từ Windows Desktop >Click Start >Control Panel, double click chọn Administrative tools > Cửa sổ administrative tools mở ra. Tìm Computer management, double click >Cửa sổ Computer management mở ra. Bên tay trái, phía dưới folder Storage, click lên Disk Management. Trong cửa sổ bên phải, click lên dĩa cần thay đổi tên. Trên thanh thực đơn, tìm và click lên Action chọn All tasks >Click chọn Change Drive letter and paths , Hộp thọai Change Drive letter and paths for (drive:). Click > Hộp thọai Change Drive or Path xuất hiện với ô hiển thị ổ dĩa cần change bên cạnh, ví dụ : , Click vào mủi tên xuống và chọn đúng tên dĩa chứa các file phim ảnh gốc, xong click OK, OK. cho đến khi hòan tất với Administrative tools. Vậy bạn đã thiết lập lại tên của dĩa cứng mà studio yêu cầu. Đến đây, bạn nắm được phần nào về chức năng của thực đơn files. Để đi sâu vào chi tiết, tôi sẽ đề cập đến trong các bài Biên tập phim tiếp theo.
- Bây giờ bạn click vào Edit để đi qua thực đơn Edit. 2-Thực đơn Edit: H2-Thực đơn Edit. Undo: Hủy một thao tác. Bấm và giữ phím Ctrl, bấm phím Z. Redo: Lấy lại một thao tác. Bấm và giữ phím Ctrl, bấm phím Y. Select all: Chọn tất cả các cảnh trong phim. Bấm và giữ phím Ctrl, bấm phím A. Delete: Xóa một chọn lựa. Phím Delete. Ctr-Delete: Xóa một chọn lựa. Xóa khỏang trống. Cut: Cắt một chọn lựa. Bấm và giữ phím Ctrl, bấm phím X Copy: Copy một chọn lựa. Bấm và giữ phím Ctrl, bấm phím C Paste: Dán một chọn lựa, đã được Copy hoặc cắt vào vị trí mới. Bấm và giữ phím Ctrl, bấm phím V Undo và Redo có thể hiểu như là một công cụ ghi nhớ các thao tác bạn thực hiện trong quá trình biên tập phim. Đôi khi vì một lý do nào đó mà ta vô tình xóa đi đọan phim hay. Nhờ công cụ Undo, chúng ta có thể dễ dàng phục hồi lại đọan phim đó. Muốn Cắt, Sao, Dán, trước hết ta phải chọn những phần cần thực hiện các lệnh tương ứng. Để chọn hết, ta dùng Ctrl-A, chọn một cảnh thì Click chuột lên cảnh đó. Chọn nhiều cảnh thì: Click chuột lên cảnh đầu tiên, bấm giữ phím Shift và Click chuột lên cảnh cuối cùng. Tất cả các cảnh chọn lựa đều có màu xanh. Sau khi chọn xong, nếu muốn cắt bỏ thì bấm Ctrl-X. Muốn Copy thì bấm Ctrl-C. Xong click chuột tại vị trí cần Chép ra và bấm Ctrl-V để dán. Chúng ta sẽ làm quen với các lệnh trong thực đơn edit trong quá trình thực hành biên tập phim. Bây giờ hãy tiếp tục khám phá thực đơn View. 3-Thực đơn View: H3-Thực đơn
- View Capture: Thâu phim vào máy vi tính Edit : Biên tập phim Make Movie : Làm phim. Storyboard : Bảng thứ tự nội dung phim Timeline : Khu vực viên tập phim. Edit list hay Text view: Bản liệt kê từng cảnh, tên của cảnh. Scene view: Coi các đọan phim tóm tắt Comment view: Coi các đọan phim chi tiết Theo đó, ngòai việc kích họat các chức năng từ ngòai màn hình Studio, ta cũng có thể gọi chúng từ menu View. Hãy click vào Album. 4-Thực đơn Album: Captured video: Các phim đã thâu. Transition: Hiệu ứng chuyển cảnh Titles: Tiêu đề cho phim. Photos: Làm việc với hình ảnh Sound effects: Hiệu ứng âm thanh Disc menu: Làm việc với thực đơn của dĩa. Combine scenes: Liên kết các đọan phim. Spit Scene: Tách đọan phim làm hai Subdivide Scene: Chia nhỏ đọan phim. Detect Sence by :Dò tìm cảnh theo nội dung phim. Detect Scenes by : Dò tìm cảnh theo thời điểm bấm máy. Set thumbnails: Đặt cảnh đầu tiên cho từng chương. Find Scene in project: Tìm cảnh trong project. Aspect ratio 4:3: Tỷ lệ màn hình 4:3. Aspect ratio 4:3: Tỷ lệ màn hình 16:9. Black Bacground: Chọn nền màu đen CheckerBoard Background: Nền ca rô. Select scene by name: Chọn đọan phim theo tên. Các chức năng trên đây cũng có thể được gọi từ ngòai màn hình H4-Thực đơn Album Studio, hoặc trong các hộp thọai liên quan. 5-Thực đơn toolbox:
- Modify clip properties: Vào hộp thọai thay đổi các thuộc tính của clip. Create title: tạo tiêu đề Set Munu links: Đặt liên kết cho thực đơn Grab Video Frame: Lấy hình trong phim Create SmartMovie: Tạo đọan phim phim thông minh Add video Overlay effects: Thêm hiệu ứng lồng phim trên phim. Add video Effects: Thêm hiệu ứng phim ảnh Change Volume: Thay đổi âm lượng Record Voice-over: Ghi âm tiếng nói lên phim Add CD music: Thêm nhạc nền từ dĩa CD Generate SmartSound© Music : Thêm nhạc thông minh Add Audio Effects: Thêm hiệu ứng âm thanh H5-Thực đơn Toolbox Menu Toolbar là thực đơn quan trọng mà chúng ta cần nhớ và nắm vững cách sử dụng để ứng dụng vào việc biên tập phim đạt hiệu quả. Ứng dụng của Studio là nhiều, hiệu quả tùy thuộc vào trí tưởng tượng của chúng ta. Hãy Click: Make Movie. 6-Thực đơn Setup: Capture Source: Nguồn thâu phim. Capture Format: Định dạng thâu phim. Edit: Biên tập phim. CD, Voice-over and Surround: Lồng nhạc, tiếng. Make Tape: Tạo băng phim. Make AVI: Tạo file AVI. Make MPEG: Tạo file MPEG. Make Realvideo File: Tạo RM file. Make WindowsMedia File: Tạo File Wmf. Make Disc: Tạo dĩa phim VCD, SVCD, DVD. H6-Thực đơn Setup Đây cũng là một thực đơn quan trọng trong việc cho ra sản phẩm cuối cùng từ quá trình biên tập công phu của bạn. 7-Thực đơn Help:
- Một số các hiệu ứng cao cấp và ứng dụng khác không kèm theo trong chương trình Studio Plus. Bạn phải liên lạc với Pinnacle để mua. Khi đó, bạn mua các Activation keys. Để tránh việc vi phạm bản quyền, Activation key hay thay đổi mỗi khi bạn cài mới chương trình. Lúc đó bạn phải cần tới My Passport và liên lạc Pinnacle để được key mới. Đến đây, bạn đã nắm được các khái niệm cũng như ứng dụng của từng chức năng trong mỗi thực đơn của Studio Plus. Việc gọi một chức năng, tuy vậy không chỉ từ menubar, mà còn có thể từ màn hình Studio Plus. Storyboard là gì, Timeline là gì? Bao nhiêu tracks để biên tập phim trong Studio ? Chương 2 sẽ giúp bạn nắm vững giao diện Studio để có thể đi vào phần Biên tập phim một cách hiệu quả. HẾT BÀI 3. Bài 4: Tìm Hiểu Giao Diện Studio-Phần 2 Khi khởi động Studio và vào trình Edit, ta thấy bên trái có một dãy biểu tượng đứng như hình bên. Mỗi biểu tượng tượng trưng cho một chức năng truy cập nhanh của Menu Album. I-Các thuật ngữ: Always show Overlay track: Luôn mở track lồng phim. Chỉ có trong Studio Plus. Riple: Nhân 3 lần. Zoom in: Mở lớn lên Zoom out: Thu nhỏ lại Entire Movie: Xem tòan bộ cuốn phim trong khung timeline II-Thực Đơn Album-Các biểu tượng minh họa: 1-Ý nghĩa các biểu tượng: Khi khởi động Studio và vào trình Edit, ta thấy bên trái có một dãy biểu tượng đứng như hình bên. Mỗi biểu tượng tượng trưng cho một chức năng truy cập nhanh của Menu Album. Captured Movie: Click vào biểu tượng này để mở nhanh các file phim với Folder bên cạnh Transition: Click vào biểu tượng này để mở các hiệu ứng chuyển cảnh Title: Click vào biểu tượng này để mở các Tiêu đề cho phim Picture: Click vào biểu tượng này để lấy ảnh chèn vào phim hoặc kỹ xảo ảnh động. Sound : Click vào biểu tượng này để mở các file âm thanh như mp3, Wav, lồng nhạc Menu: Click vào biểu tượng này để lấy các Menu cho cuốn phim 2-Khám phá các ứng dụng: Album. a-Lấy phim đã được thu vào dĩa cứng: biểu tượng
- Click vào biểu tượng này ta được hộp thọai các phim đã được thâu. Để mở một phim, click vào biểu tượng folder bên cạnh. Hộp thọai Open mở ra. Tìm đường dẫn chứa file phim cần mở (.AVI hoặc MPEG) >Click OK. Phim được nạp vào sẽ tự động phân các cảnh theo thời điểm bấm máy. Điều này hết sức tiện lợi trong việc chọn các đọan cần thiết cho cuốn phim cần biên tập, chỉnh sửa. Bạn hãy thử tìm và mở file Photoshoot nằm trong folder share video như hình bên cạnh. Đây là 2 file cơ bản cho các bài thực hành 4 và 5. Cách nạp phim vào Photoshoot. timeline hay storyboard của Studio theo cơ chế Kéo- nhả (drag and drop). Click chuột trái vào phim cần nạp, bấm giữ chuột và kéo đến vị trí cần náp và nhả chuột ra. b-Lấy hiệu ứng chuyển cảnh: biểu tượng Khi click vào biểu tượng này, bạn vào được các bộ hiệu ứng chuyển cảnh, đóng vai trò như đọan chuyển tiếp từ cảnh này sang cảnh kia. Studio Plus cho phép chúng ta sử dụng bộ chuyển cảnh đơn giản như Standard transition, Alpha Magic và thêm một bộ hiệu ứng cao cấp là Hollywood FX for Studio. Ngòai ra còn rất nhiều hiệu ứng đẹp mắt khác như multitransition chuyển nhiều cảnh cùng một lúc, Wedding dùng cho phim cưới Các hiệu ứng này đang bị khóa bởi hình mờ, do vậy muốn dùng cho phim bạn phải mua. Khi muốn mua một bộ hiệu Hollywood FX transition. ứng, bạn click vào hiệu ứng đó và chọn Click Here to Unlock bên tay phải. Bạn sẽ được link đến một trang khác để thanh tóan. Trong bài thực hành kế tiếp chúng ta sẽ dùng 3 hiệu ứng kèm theo trong chương trình nói trên. Hiệu ứng Hollywood FX đóng vai trò như một file phim chuyển cảnh. Nên ta có thể dùng Hollywood FX Editor thay đổi các giá trị để tạo cho mình một hiệu ứng riêng. Hãy thử mở tất cả các hiệu ứng chuyển cảnh và click lên từng cái để xem công dụng trong màn hình bên tay phải. c-Lấy tiêu đề: biểu tượng Click vào biểu tượng này bạn sẽ thấy một số tiêu đề đã được định dạng sẵn bởi Studio. Ngòai ra, bạn cũng có thể tạo cho cuốn phim những tiêu đề như ý. Chúng ta sẽ đề cập đến trong các bài tiếp theo. Bây giờ bạn hãy click vào biểu tượng kế tiếp.
- d-Lấy hình ảnh: biểu tượng Để nạp hình ảnh vào phim bạn click vào biểu tượng này ở thanh bên phải. Khi đó hộp thọai Picture mở ra, bạn hãy tìm đường dẫn đến Ngăn lưu trữ ảnh(folder) và click chọn ảnh để đưa vào, như ví dụ bên cạnh là các ảnh đang nằm trong folder sample picture. Trong Pinnacle khi một ảnh hay một đọan phim đã được chọn, bên trên góc của chúng sẽ có một dấu v màu xanh lá cây. Cách nạp ảnh cũng như Sample pictures. cách nạp phim theo cơ chế Kéo-nhả. Muốn biết Studio hỗ trợ các định dạng ảnh nào, bạn hãy click chuột chọn folder bên phải, hộp thọai Open mở ra. Click vào mủi tên xuống tại dòng Files of type. Mặc nhiên là Graphics files. Để ảnh có chất lượng cao cho các phim DVD, bạn nên dùng định dạng jpg hoặc wmf. e- Lấy nhạc: biểu tượng Khi click vào biểu tượng này, folder sound effects chứa các files âm thanh mẫu mở ra. Trong đây có rất nhiều files wav của những âm thanh đặc trưng như tiếng xe, tiếng máy bay, chim hót bạn hãy mở từng folder con và click lên file để nghe tiếng âm thanh, và làm quen để chọn âm thanh cần thiết cho phim sau này. Để mở các files MP3, bạn hãy click vào biểu tượng folder bên phải, hộp thọai Open mở ra. Tìm đường dẫn đến ngăn lưu trữ chứa files và Sound Effects. click chọn lên một files. Studio sẽ tự động nạp hết các files MP3 vào cửa sổ Sound này. Nếu vì một lý do nào đó mà Studio không hỗ trợ MP3, bạn phải chuyển chúng sang Wav files. Khi đó bạn cần dùng một chương trình Audio Convert. Ví dụ như Audio Converter hay công cụ Convert trong Musicmatch (Tôi sẽ trình bày cách sử dụng các phần mềm này khi thời gian cho phép). e- Lấy Thực đơn cho phim: biểu tượng Đây là một số thực đơn mẫu của Studio. Chúng ta có thể thay đổi hoặc hỉnh sửa để phù hợp với nội dung cuốn phim. Ngòai ra Studio còn nhiều thực đơn khác nhưng muốn dùng bạn phải mua Activation Keys. Tạo một thực đơn tức là tạo một bảng các chương (chapter) trong một cuốn phim để người xem Standard Menu.
- có thể coi từng đọan chính mà không cần thiết phải rewind hoặc fast forward. Mỗi một chapter sẽ tương ứng với độ dài của từng đọan. III-Ý nghĩa các biểu tượng khác: Trong quá trình biên tập, muốn xem đọan phim vừa chỉnh sửa click vào nút Play trên hình bên phải. Với mủi tên chéo lên là dùng để phóng to đọan phim cần xem. Biểu tượng DVD là dùng để xem theo kiểu các Playback. nút trên Remote control. Nằm trên góc phải có biểu tượng là công cụ Undo, Redo, Help và Activation Keys. Phía dưới Playback có biểu tượng theo thứ tự từ trái sang là công cụ dùng để tách một đọan phim tại vị trí của thanh điều khiển, và xóa một đọan phim hay ảnh khi đã được click chọn. Bên cạnh của biểu tượng này là biểu tượng là công cụ chuyển chế độ xem từ storyboard sang timeline hoặc textview. Theo thứ tự từ trái sang phải là : Storyboard, Timeline, TextView. Trong 3 cách biên tập phim thì Timeline được dùng nhiều nhất vì tại đó, chúng ta có thể làm việc với tất cả các track trong chương trình. Hãy tìm hiểu Timeline. IV-Khám Phá Timeline: 1-Storyboard: StoryBoard View. Trước hết, bằng cách click vào biểu tượng captured video, bạn tìm và mở file phim Photoshoot. Sau khi mở xong, chọn một đọan, click chuột lên đó, kéo và nhả tại vị trí chuột
- các đọan phim như hình bên phải. Để ý rằng trong khung biên tập storyboard, bạn chỉ có thể thấy được các cảnh của mỗi đọan phim mà thôi. Làm thế nào để biên tập được. Hãy click sang Timeline. 2-Timeline: Trong ví dụ như hình bên phải không phải là hình của các đọan phim mà bạn vừa nạp vào, nhưng dựa vào các đọan phim mẫu đó, bạn hiểu được ứng dụng của từng track và làm quen dần dần. Như hình bên, Studio cung cấp 2 track phim. Một là track phim chính. Hai là track Phim Overlay. Phim của 2 track này đều có âm thanh kèm theo tại rãnh hình micro với vạch xanh. Chúng ta có thể tắt các rãnh âm thanh này và lồng vào âm thanh nền khác. Bên dưới là track chứa Tiêu đề, Thực đơn hay ảnh. Cả 3 track Phim chính, Phim overlay, Ảnh đều có thể chèn Hiệu ứng chuyển cảnh. Như vậy, trong một đọan phim, cảnh chính, cảnh overlay và hình có thể chuyển động cùng một lúc. Đây chính là ưu đểm của Studio Plus. TimeLine. Phía dưới cùng là 2 track âm thanh. Có thể cùng một lúc nạp 2 files âm thanh chồng lên nhau(nhạc nổi, nhạc chìm). Ngòai ra, chúng ta có thể thu lời thọai của chính mình vào phim. Như vậy, ở trạng thái Timeline view, chúng ta thấy Studio Plus có 5 track cơ bản bao gồm: 2 track Phim, 1 track title và 2 track audio. Đến đây, chúng ta đã làm quen được một số tính năng cơ bản của Studio Plus. Và trong 3 bài vừa qua, bạn đã nắm được các nội dung sau đây: Các thiết bị và chương trình cần thiết để thâu phim và biên tập phim. Thiết lập các định dạng trong Studio Plus Hiểu được vai trò của từng thực đơn, từng biểu tượng và ứng dụng các track biên tập. HẾT BÀI 4. Bài 5: Khám Phá Album Menu-Làm việc với Storyboard Trước khi bắt đầu biên tập phim chúng ta hãy thiết lập một số thông số mặt nhiên trong thực đơn EDIT. Từ Menu bar bạn click Setup >Edit. Hộp thọai Edit xuất hiện như bên phải-H1. HỘP THỌAI EDIT VÀ SOUND
- I-CÁC THUẬT NGỮ: Duration: khỏang thời gian. Fade: Mờ dần, biến mất dần. Đây là khỏang thời gian chuyển từ cảnh A sang cảnh B. Still: Ảnh tĩnh. Trong Edit, đây là độ dài thời gian của một cảnh tĩnh được chiếu qua. Volume fade: Âm thanh nhỏ dần. Thumbnail: Ô hình nhỏ, biểu tượng cho một chức năng, công cụ. Rip :Tách nhạc từ dĩa CD thành MP3. Optimize: Tối ưu. Trong render đây là chọn lựa việc vừa xem vừa biên dịch phim. II-THIẾT LẬP HỘP THỌAI EDIT MOVIE: H1-Thực đơn Edit. Trước khi bắt đầu biên tập phim chúng ta hãy thiết lập một số thông số mặt nhiên trong thực đơn EDIT. Từ Menu bar bạn click Setup >Edit. Hộp thọai Edit xuất hiện như hình trên-H1. Trong thực đơn Edit này, để ý ô đầu tiên Default durations: có tác dụng thay đổi độ dài thời gian cho 1 hiệu ứng, cảnh tĩnh hoặc tựa đề và âm thanh. Do hiệu ứng được chèn giữa 2 ảnh, nên tổng độ dài thời gian của 2 ảnh phải lớn độ dài thời gian của hiệu ứng. Trường hợp ngược lại, hiệu ứng sẽ che khuất đi 2 ảnh đó. Bạn hãy click lên transitions duration để đổi lại lại 3 giây. Lưu ý: khỏang thời gian càng lớn thì việc chuyển cảnh càng xảy ra chậm. Kế bên là Titles/Stills:(Tựa, phụ đề, ảnh tĩnh) bạn chọn 5 giây.Với Volume fade thì bạn chọn 2 giây. Giữ nguyên storyboard thumbnails. Với ô bên dưới Auto-save: Tự động lưu project, bạn nên chọn 60 giây. Giữ nguyên mặc định của rendering. Tại folder for Auxilary files, bạn nên để mặc định hoặc bạn click để thay đổi đường dẫn của thư mục cho các files tạm thời này.Giữ nguyên mặc định của Ask if chapter should be created. (Hỏi trong trường hợp có tạo chương cho cuốn phim).
- III-THIẾT LẬP ÂM THANH, LỒNG TIẾNG, SURROUND SOUND: H2-Hộp thọai CD, Voice, Sound. Trong hộp thọai này Studio cung cấp 2 dạng âm thanh cơ bản là CD và Voice recording. Nhưng như đã nói ở bài trước, Studio hỗ trợ cả dạng MP3 và WAV files. Do vậy, với các bạn không có chương trình tách nhạc .cda thành MP3 mà phải sử dụng CD làm nhạc nền thì đành phải dùng CD. Thế nhưng, cái bất tiện của CD là khi bạn sử dụng quá nhiều bài hát khác nhau cho 1 bộ phim thì bạn phải liên tục khai báo nguồn nhạc nền. Tốt hơn hết, bạn phải rip các bản nhạc này thành MP3 và lưu vào một folder nào đó để sử dụng cho cuốn phim. Hãy dùng Musicmatch, hoặc Riverpast Audio Converter để làm công việc này. Bạn chọn drive cho hộc CD, như ví dụ bên là ổ E. Để thu được tiếng của mình bạn cần dùng Microphone mini RCA jack và cắm vào phía sau lổ nhỏ Recording bên cạnh Line-in trên Sound Card. Hết Bài 5
- Bài 6: Thực Hành Phim Mẫu-Khám Phá Album Menu Click chọn My Computer bên tay trái >Double click Shared Documents trong hộp Look in > Double Click chọn Shared video >Ta có 2 file movies là Chroma Key và Photoshoot. Để ý bên dưới Files of Types chỉ là AVI, MPEG1 và 2 là hai dạng cơ bản mà Studio Plus hỗ trợ >Double click lên Photoshoot. THỰC HÀNH VỚI FILE PHIM MẪU PHOTOSHOOT-KHÁM PHÁ ALBUM MENU BAR: I-Nạp phim vào StoryBoard: Trong Studio Edit, từ thanh thực đơn Album, click vào biểu tượng để mở mục Captured video, click vào hộp thọai Open xuất hiện như bên dưới. H3-Hộp thọai Open Click chọn My Computer bên tay trái >Double click Shared Documents trong hộp Look in > Double Click chọn Shared video >Ta có 2 file movies là Chroma Key và Photoshoot. Để ý bên dưới Files of Types chỉ là AVI, MPEG1 và 2 là hai dạng cơ bản mà Studio Plus hỗ trợ >Double click lên Photoshoot. Các cảnh trong đọan phim photoshoot được nạp vào như hình bên dưới-H4-Photoshoot Sample Movie. Hãy click chọn biểu tượng StoryBoard, nằm bên dưới Playback như đã học trong bài 3-chương 2. Trong môi trường Storyboard, nạp cảnh từ phim photoshoot bằng cách click chọn cảnh, bấm giữ chuột và kéo xuống ô thứ nhất, nhả chuột như hình bên dưới:
- H4-Nạp phim vào Storyboard. Ta được các phim đã nạp vào như hình 5. Bấm nút Playback bên màn hình hiển thị-Preview để xem các đọan phim vừa nạp vào trình diễn ra sao. H5-Storyboard View 2-Nạp Hiệu ứng chuyển cảnh vào Storyboard: H6-Nạp hiệu ứng vào phim trong Storyboard. Click chọn biểu tượng , hộp các hiệu ứng mở ra, bạn tìm chọn Standard Transition. Click vào một hiệu ứng, bấm giữ chuột, kéo hiệu ứng đặt ngay đọan đầu của phim(khi có 1 thanh sánh xanh lá cây dựng đứng) nhả chuột ra(Hình 6). Tiếp tục kéo và nhả một số hiệu ứng vào giữa 2 đọan phim cho đến khi được như hình bên dưới:-H7. H7-Hiệu ứng đã được nạp. Sau khi nạp được một số hiệu ứng rồi, bạn bấm nút Playback, bạn thấy rõ sự khác nhau giữa một đọan
- phim không có hiệu ứng chuyển cảnh và một đọan phim kỹ xảo chuyển cảnh. Đẹp hơn và uyển chuyển hơn, phải không?. Bạn có thể xóa bằng cách click chuột chọn hiệu ứng, nhấn phím delete. Trong bài kế tiếp bạn sẽ nắm cách chèn tiêu đề, ảnh và lấy ảnh vào StoryBoard. Hết bài 6. Bài 7: Menu Album-Làm việc với StoryBoard-Tiếp I-Nạp tiêu đề vào đoạn phim trong Storyboard: Trong bài trước, bạn đã học cách nạp một số hiệu ứng căn bản vào đoạn phim trong StoryBoard. Cũng với bài thực hành trước đó, Bạn xóa đi hiệu ứng đầu tiên trong đoạn phim. Rồi click vào biểu tượng để mở hộp tựa đề. Click Chọn Fourth of July giữ và kéo đến phía trước cảnh 1 trong phim (tại vị trí có 1 thanh sáng xanh lá cây dựng đứng) nhả chuột ra. Tựa đề(tiêu đề, title) đã được nạp như hình dưới H-8 H8-Tựa đã được nạp. II-Nạp ảnh vào đoạn phim trong Storyboard: Click vào biểu tượng để mở hộp chứa ảnh. Click để mở hộp thọai chứa ảnh, tìm đến ngăn lưu trữ ảnh và click chọn ảnh cần nạp.Trong ví dụ dưới đây là ảnh trong folder sample pictures. Click chọn ảnh giữ và kéo đến phía sau tựa đề (tại vị trí có 1 thanh sáng xanh lá cây dựng đứng) nhả chuột ra. Ảnh được nạp vào như Hình-9 H9-Ảnh đã được nạp. OK, đến đây bạn hãy click thực đơn File >chọn Save >hộp thọai Save as mở ra, bạn gõ vào tên project là: movie1. Rồi click lên nút Save. Xong. III-Lấy(Chụp) 1 ảnh bất kỳ trong đọan phim: Di chuyển thanh điều khiển trong đọan phim đến ảnh ưa thích trong cảnh trên màn hình Playback. Click thực đơn Toolbox trên thành công cụ Chọn Grab Video Frame-Hình-10
- H10-Lấy ảnh từ phim. Sử dụng thanh đều khiển trên công cụ Playback để di chuyển đến ảnh cần Grab. Click Grab >ảnh được lấy vào trong hộp thọai Grab a frame như hình 10. Tại đây bạn có thể đưa ảnh vào phim bằng cách Click Add to movie, hoặc Save to Disk. Hộp thọai Save as mở ra. Tìm thư mục cần lưu ảnh, gõ vào tên của ảnh, chọn định dạng ảnh tại Save as type nên chọn là JPG. Mặc nhiên Studio chọn là *.BMP Click OK. Ảnh được lưu vào dĩa cứng. Như vậy, đến đây bạn đã nắm được 5 ứng dụng cơ bản của thanh công cụ Album đó là: Lấy và Nạp phim đã thâu vào StoryBoard view. Nạp Hiệu ứng chuyển cảnh cho các đọan phim. Nạp Tựa đề cho phim. Nạp ảnh vào phim. Lấy 1 ảnh bất kỳ trong đoạn phim. Hai ứng dụng còn lại trên thanh công cụ của thực đơn Album chúng ta sẽ tìm hiểu trong các bài sau. Chương kế tiếp sẽ biên tập phim trong Timeline và tạo tựa đề, kỹ xảo cho phim. Nhiều thú vị đang chờ bạn Hết bài 7 Bài 8-Khám Phá TimeLine-Kỹ thuật tách gộp đoạn phim. Trong chương trước, chúng ta chỉ mới biết cách nạp phim, hiệu ứng, tựa đề và ảnh cho phim thông qua StoryBoard. Bằng cách đó, bạn không thấy được 1 đọan phim dài bao nhiêu, làm thế nào để cắt bớt những đọan không cần thiết, chuyển cảnh thật nhanh xóa bỏ âm thanh phim gốc, làm sao tạo tựa đề tiếng Việt với những font chữ như ý, Bài này và các bài kế tiếp sẽ hướng dẫn bạn tất cả những kỹ thuật đó. Trong chương trước, chúng ta chỉ mới biết cách nạp phim, hiệu ứng, tựa đề và ảnh cho phim. Tuy vậy, bạn không thấy được 1 đọan phim dài bao nhiêu, làm thế nào để cắt bớt những đọan không cần thiết, chuyển cảnh thật nhanh xóa bỏ âm thanh phim gốc, làm sao tạo tựa đề tiếng Việt với những font chữ như ý, Bài này sẽ hướng dẫn bạn tất cả những kỹ thuật đó.
- Hãy Xem đoạn phim mẫu này Phim mẫu- Cần Windows Media Player để xem. Đọan phim này sử dụng hiệu ứng HFX Flying Windows vào đề có sẵn trong Studio Plus, dùng Title là Fourth of July và Edit lại. Nhạc gốc của phim đã được tắt, thay vào là 2 đọan Smartsound có trong Studio, 1 là Power up và 2 là Nightlife(Crusing) Trong bài này chúng ta sẽ thực hành các nội dung sau đây: Nạp phim vào Timeline. Nạp Tựa đề trong Timeline. Nạp Ảnh vào Timeline. Điều chỉnh thước chia thời gian. Gộp các đọan phim. Nạp Kỹ xảo chuyển cảnh-transition. Điều chỉnh thời gian cho transition. Tăng giảm độ dài của tựa đề. Tăng giảm độ dài của ảnh. Cắt phim. Lấy lại đọan vừa cắt. Tắt âm thanh gốc của đọan phim. 1-Yêu Cầu: Biết vị trí của tab chuyển qua lại giữa Storyboard View, Timeline View, Text View. Đã quen thuộc với cách mở các cửa sổ Captured Movie, Transition, Title, Photo trong bài 7. Biết cách Drag and Drop-Kéo và nhả phim, nạp hiệu ứng, tựa đề và ảnh vào Storyboard- Cũng với cách kéo nhả tương tự trong Timeline view. Có một số font VNI được cài trong máy.
- Có chương trình Hỗ trợ gõ dấu tiếng Việt. 2-Khởi động và vào Timeline: Khởi động Studio, mở một Project mới. Chuyển chế độ Xem từ StoryBoard sang timeline bằng cách bấm vào tab nằm bên dưới cửa sổ Preview và Playback keys. II-LÀM VIỆC VỚI TIMELINE: Thực hành với Photoshoot. H1-Nạp Phim, Tựa đề, Ảnh . 1-Nạp phim vào Timeline: Mở cửa sổ Captured Movies bằng cách click , Click . Trong hộp thọai Open, tìm đường dẫn đến phim Photoshoot.avi Click chọn. Cửa sổ Phim Photoshoot mở ra. Drag và drop các đọan phim vào Timeline View như Hình 1. 2-Nạp Tựa đề vào Timeline: Mở cửa sổ title bằng cách click vào biểu tượng . Tìm và click kéo chọn Fourth of July như hình 1. 3-Nạp Ảnh vào Timeline: Mở cửa sổ photo bằng cách click vào biểu tượng . Click tìm sample pictures và nạp vào ảnh như hình 1. Đến đây, chúng ta thấy rằng, thước chia khỏang cách 1 giây trên thanh sáng màu vàng quá nhỏ. Hãy điều chỉnh lại khỏang cách này. 4-Điều chỉnh thước chia thời gian:
- Có hai cách mở lớn, thu nhỏ thước thời gian cho đoạn phim: Cách 1: Chia tự động. Đặt chuột tại vị trí thanh sáng vàng sao cho chuột có hình và click chuột bên phải. Cửa sổ Zoom in, Zoom out mở ra. Như hình bên cạnh. Khi chọn Zoom in là nới rộng thước chia giây, Zoom out là thu hẹp lại. H2-Cửa sổ Chọn 1 giây là một khung trong timeline từ trái qua phải tương đương 1 giây Zoom. Chọn Entire Movie là tòan bộ cuốn phim trong khung Như vậy, trong bài thực hành này, chúng ta chọn Zoom là 30 giây. Vì tổng thời gian đọan phim đang biên tập là 28giây. Cách 1: Chia tùy chọn. Đặt chuột tại vị trí thanh sáng vàng sao cho chuột có hình . Bấm và giữ chuột trái rồi kéo ra hay thu hẹp theo ý muốn. Sau khi điều chỉnh thước chia thời gian ta được khung timeline mới như Hình 3. H3-Timeline sau khi điều chỉnh thước chia thời gian. Bạn hãy click nút Play để chiếu thử đọan phim này và để ý rằng, có nhiều đọan liên tiếp không chuyển cảnh mà vẫn được chia nhỏ ra thành từng đọan ngắn. Điều này mất công cho chúng ta khi chèn hiệu ứng vào. Vì vậy, ta phải gộp chúng lại. 5-Gộp hai hay nhiều đọan phim lại thành một đọan: Cách làm như sau: Click chuột lên đọan đầu tiên, bấm giữ phím Shift, click chuột lên các đọan cần gộp. Các đọan phim được chọn được highlight màu nền xanh. Click chuột bên pải. Một cửa sổ Clip properties mở ra. Di chuyển chuột xuống và chọn Combine Clips. Như vậy các đọan đã được gộp lại. H2-Kết hợp 2 đọan thành 1 Thực hành gộp 2 đọan đầu của Photoshoot là cảnh thành phố. Sau khi đọan. gộp xong, bạn sẽ được kết quả như hình bên dưới: Hình 4.
- H4-Timeline sau khi gộp 2 đọan phim lại. Lưu kết quả vừa làm được vào Studio với tên tập tin tùy chọn Hết bài 8 Bài 9: Nạp kỹ xảo, Quản lý âm thanh của đoạn phim. Trong bài này, bạn sẽ nắm các nạp kỹ xảo, cắt tỉa phim, tăng giảm độ dài của tựa đề, ảnh quản lý âm thanh gốc của đoạn phim. Bạn mở lại File Phim mẫu của bài 8 để tiếp tục cho bài thực hành này. Trong bài này, bạn sẽ nắm các nạp kỹ xảo, quản lý âm thanh gốc của đoạn phim. Bạn mở lại File Phim mẫu của bài 8 để tiếp tục cho bài thực hành này. 1-Nạp Transition(Kỹ xảo chuyển cánh) vào Timeline: Điều chỉnh thời gian cho transition. Mở cửa sổ Transition bằng cách click vào biểu tượng . Drag and drop một số hiệu ứng vào giữ các đọan phim. Các transition có độ dài thời gian lớn hơn so với đọan phim nên che khuất lên đọan phim. Bạn hãy điều chỉnh bằng cách click chọn transition cần điều chỉnh. Chuột lúc đó có hình bàn tay. Di chuyển chuột đến vị trí biên phải hay trái của transition, tùy vào ảnh hưởng của chúng đối với đọan phim nào. Khi đó chuột sẽ có hình , bấm giữ chuột và thu nhỏ lại thì bạn sẽ thấy đọan phim lộ dần ra. Như vậy. Khi tăng độ lớn của transition thì thời gian chuyển cảnh xảy ra càng chậm và ngược lại. sau khi điều chỉnh xong, bạn được kết quả như hình bên dưới. Hình 5. H5-Timeline với transition đã được nạp và điều chỉnh. 2-Tăng giảm độ dài của tựa đề: Click chuột trái vào tựa đề Fourth of July. Chuột lúc đó có hình bàn tay. Đưa chuột đến biên ngòai nơi tiếp giáp với ảnh kế tiếp. >chuột sẽ có hình . Bấm giữ chuột và kéo qua phải hoặc trái để tăng, giảm thời gian cho cảnh. 3-Tăng giảm độ dài của ảnh: Click chuột trái vào ảnh kế tựa đề. Chuột lúc đó có hình bàn tay. Đưa chuột đến biên ngòai >chuột sẽ có hình . Bấm giữ chuột và kéo qua phải hoặc trái để tăng, giảm thời gian cho cảnh.
- 4-Cắt độ dài của đọan phim: Click chuột trái lên đọan phim cần cắt. Đặt chuột tại vị trí biên nơi tiếp giáp với đọan phim kế tiếp. Chuột sẽ có hình mủi tên màu xanh qua phải(nếu đặt ở biên trái), qua trái(nếu đặt ở biên phải). Bấm giữ chuột và kéo theo chiều mủi tên để cắt phim. 5-Lấy lại đọan vừa cắt: Click chuột trái lên đọan phim đã cắt. Đặt chuột tại vị trí biên đã cắt trước đó. Chuột sẽ có hình . Bấm giữ chuột và kéo ngược hướng với hướng đã cắt. Đọan phim sẽ được phục hồi lại phần đã cắt. Lưu ý: Bạn thực hành với việc nạp một số hiệu ứng, ảnh và title sau đó tăng giảm độ dài thời gian. Rồi thực hành cắt, phục hồi đọan cắt để thao tác được nhanh chóng. 6-Tắt âm thanh gốc của đọan phim: Thao tác: Chọn tòan bộ các đọan phim cần tắt âm thanh bằng cách Click lên đọan đầu tiên, bấm giữ phím Shift, click chuột lên các đọan kế tiếp cần chọn tắt âm thanh. Tất cả các đọan đều có màu xanh highlight. Để ý ngay bên dưới các đoạn có một vạch màu xanh. Đó là Vạch âm thanh. Đặt chuột ngay tại điểm đầu của vạch âm thanh sao cho chuột có hình mủi tên chéo lên theo sau là hình của Micro. Bấm giữ chuột và kéo xuống đụng đến lằn bên duới trong khung âm thanh. Bất cứ chổ nào vẫn còn vạch âm thanh nhô lên thì cũng thao tác tương tự như trên để kéo hết chúng xuống. Bây giờ bấm play thì không còn âm thanh nữa. Kết quả sau khi tắt âm thanh như Hình 6. H6-Tắt âm thanh của phim gốc. Để phục hồi lại âm thanh vừa bị tắt bạn đặt chuột vào vị trí vạch âm thanh cần phục hồi và kéo chúng lên. Càng kéo lên cao, âm lượng càng lớn. Muốn tắt, mở âm thanh của một đọan. Bạn click chuột lên vạch âm thanh tại vị trí cần tắt, một chấm màu xanh hình vuông sẽ đánh dấu lên đó. Bạn tiếp tục click chuột lên vạch âm thanh tại một vị trí nơi âm thanh tắt kết thúc, cũng một chấm xanh hình vuông xuất hiện. Bây giờ bạn chỉ việc đặt chuột và kéo tại vị trí bất kỳ giữa 2 chấm xanh xuống để tắt và nâng lên để mở âm thanh. Hình bên dưới là một ví dụ: hÌNH 7.
- H7-Tắt, mở từng đọan âm thanh của phim gốc. Đến đây bạn đã nắm được tất cả các kỹ thuật căn bản xử lý đọan phim, tựa, ảnh, hiệu ứng, và âm thanh của đọan phim. Bạn hãy thực hành thật nhiều lần để làm quen với các thao tác. Từ đây, chúng ta sẽ không được hướng dẫn các thao tác này nữa mà khi nói, cắt đọan phim, gộp đọan phim thì bạn biết các bước tiến hành ra sao. Chúng ta sẽ đi tiếp qua bài 10. Tạo tựa đề trong Timeline. Hết bài 9 Bài 10-Tạo tựa đề Tiếng Việt trong Studio Plus Studio Plus hỗ trợ Font chữ tiếng Việt để tạo tựa đề, phụ đề Việt NGữ. Để làm được trước hết bạn phải cài đặt một số Font chữ tiếng Việt vào Windows. Bộ Font tốt để dùnng trong Phim là các Font VNI và nếu có thể bạn nên tìm bộ Font Thư Pháp. Sau đó bạn phải tải và cài đặt một chương trình hỗ trợ gõ dấu tiếng Việt. Trong bài thực hành này tôi sử dụng Font VNI và bộ gõ Unikey của tác giả Phạm Kim Long. Tham khảo trong Thư mục Help của Thư Viện về việc tải cài đặt và sử dụng Unikey và phương pháp nạp dấu tiếng Việt. Studio Plus hỗ trợ Font chữ tiếng Việt để tạo tựa đề, phụ đề Việt NGữ. Để làm được trước hết bạn phải cài đặt một số Font chữ tiếng Việt vào Windows. Bộ Font tốt để dùnng trong Phim là các Font VNI và nếu có thể bạn nên tìm bộ Font Thư Pháp. Sau đó bạn phải tải và cài đặt một chương trình hỗ trợ gõ dấu tiếng Việt. Trong bài thực hành này tôi sử dụng Font VNI và bộ gõ Unikey của tác giả Phạm Kim Long. Tham khảo trong Thư mục Help của Thư Viện về việc tải cài đặt và sử dụng Unikey và phương pháp nạp dấu tiếng Việt. 1-Tìm hiểu hộp thọai Editing Title. Khởi động Studio Plus và mở đoạn phim mả bạn đã thực hành trong bài 9. Double Click vào tựa đề Fourth of July, Hộp Biên tập title mở ra như hình bên dưới-Hình 1.
- H1-Hộp thoại Editing Title. Chúng ta tìm hiểu từng phần trong hộp biên tập tựa đề này: 1-Độ dài thời gian cho tựa đề Bên trên góc phải trong hộp thoại Editing Title này có tab là nơi bạn có thể điều chỉnh thời gian dài hay ngắn cho tựa đề. 2-Editing Title: Trình diễn kiễu chữ chạy của tựa đề: Hình 8a. Đây là hộp điều khiển kiểu trình diễn cho tựa đề. Theo thứ tự từ trái sang: Chức năng 1: Tựa đề ở dạng tĩnh. Chức năng 2: Tựa đề ở dạng chạy từ dưới lên. H8a-Editing Title Chức năng 3: Tựa đề ở dạng chạy từ phải qua trái . Box. Chức năng 4: Thêm bảng điều khiển từng chương cho cuốn phim. Bạn hãy Click vào chức năng 2, Click OK bên dưới góc phải để trở về màn lại màn hình Timeline view. Click nút Play, bạn sẽ thấy các dòng chữ được chạy từ dưới lên. Thực hành tương tự với chức năng 3. Xong, bạn trở lại hộp thọai Biên tập tựa đề này. Chúng ta khai thác tiếp tục. 3-Hộp điều khiển font chữ: Hình 8b. Theo thứ tự từ trái sang : 1-B: Đậm, 2- I :Nghiêng, 3- U: H8b-Hộp điều khiển kiểu chữ. Gạch dưới, 4-Canh biên, nới rộng thu hẹp khỏang cách chữ. 5-Chọn Font chữ. 6-Chọn kích thước chữ. Thực hành: Từ trong màn hình Editing Title với title là Fourth of July, bạn click lên dòng chữ này, click lên viền bao xung quanh sao cho các chấm vàng điều khiển hiển thị. Click lên B, I U ta thấy các chữ trong viền ảnh hưởng theo đó. Tương tự, bạn có thể chọn kiểu chữ mới, chọn kích thước chữ bên cạnh tab chọn kiểu chữ với nút tăng giảm. Như vậy, khi muốn thay đổi kiểu trình diễn của Tựa Đề điều trước tiên là bạn phải làm nổi phần Tựa Đề muốn thay đổi lên, hoặc làm nổi bằng cách click chuột và kéo chọn, hoặc bằng cách trên. Click chọn lại tựa đề, chọn lại kiểu chữ theo ý bạn và gõ vào My First Movie. 4-Chọn mặt chữ của tựa đề, Nền dưới tựa đề, hình, nút điều khiển chapter-Hình 8c. Theo thứ tự từ trên xuống, mỗi nút có chức năng như sau:
- � Lấy mặt chữ cho tựa đề � Lấy hình nền cho tựa đề � Lấy hình cho tựa đề � Lấy nút điều khiển cho thực đơn Chapter-Khi ở chế độ tĩnh H8c- Looks. e-Chọn mặt chữ của tựa đề: Mặc nhiên, Studio chọn chế độ 1-Mặt chữ của tựa đề ở-chế độ Standard. Bên phía tay phải của bạn là một dãy các kiểu trình diễn mặt chữ, cuộn thanh cuộn xuống dưới bạn sẽ thấy có nhiều hơn. Để thay đổi mặt chữ của tựa đề, bạn phải làm nổi hay chọn tựa đề như đã nói ở trên. Hãy tô chọn chữ :Fourth Of July rồi gõ vào lại là : My First Movie với font chữ mà bạn ưa thích. Hightlight lại tựa đề mới này và Double Click vào mặt chữ bên phải. Lúc đó một ô với 8 màu chữ mở ra, bạn chọn màu ưa H8d-Standard Looks. H8e-Thay đổi thích và click lên ô đó. Bạn sẽ được tựa đề với mặt chữ look-My first như mong muốn. Hình bên dưới là một ví dụ-Hình 8e. Movie 1. 5-Tự tạo tựa đề riêng: Bây giờ, thử tạo mặt chữ do bạn chọn xem sao. Bạn Click vào Custom ngay bên phải tab Standard. Như hình bên cạnh. Tiếp theo click tô đậm tựa đề hoặc làm nổi viền xung quanh chữ(với các nút vàng điều khiển). Trong Custom Menu này, tại Face >Click vòng tròn đầu tiên > Click ô màu, chọn màu trắng. Phía dước có chữ A mờ có tác dụng làm mờ chữ. Thử kéo lên 3. Tại Edge, click chọn ô tròn đầu tiên >Click chọn màu đỏ. > Phía dưới có chữ A lớn là tăng giảm độ đậm cho viền. Kéo thanh điều khiển lên 5. Phía dưới chữ A lớn có chữ A mờ là tăng giảm độ mờ của viền, kéo thanh điều khiển chọn 5. Cuối cùng là chức năng shadow làm nổi chữ. Click chọn vòng tròn đầu tiên với màu chọn là Xanh. Kéo thanh điều khiển chọn độ lớn của phần nổi là 5. H8f-Custom title. Như vậy bạn được tựa đề như hình bên dưới: Hình 8f. H8f-My first Cứ mỗi lần thay đổi như Movie- vậy, bạn thấy được sự thay đổi trong ô tựa đề. Custom. 6-Tạo tựa đề tiếng Việt:
- Pinnacle Studio Plus hỗ trợ các font chữ và bộ gõ tiếng Việt. Bộ gõ mà tôi sử dụng là Unikey. Rất hiệu quả, bạn nên tải và cài đặt bộ gõ này, kèm với một số font tiếng Việt hoặc Thư Pháp đẹp mắt để tạo tựa đề phim hấp dẫn hơn. Như một ví dụ bên phải Hình H8g-Tựa đề 5g. Tựa đề này sử dụng font VNI-Ariston, nền là hình nền có sẵn của Studio. Để làm tiếng Việt. được tựa này, bạn cần nắm được cách chèn hình nền vào tựa đề. Hãy click chuột vào thumbnail thứ nhì trên thanh công cụ Looks như hình 8c. 7-Chèn hình nền vào tựa đề: Mặc nhiên, khi bạn click chuột vào thumbnail này thì cửa sổ các ảnh nền của Studio được nạp vào. Muốn dùng ảnh nền nào thì bạn chỉ việc double click chuột lên đó. Bạn cũng có thể sử dụng nền của bạn cho tựa đề bằng cách click vào khi đó cửa sổ Open mở ra, chỉ đường dẫn đến folder chứa ảnh nền và click lên 1 ảnh. Studio sẽ tự động nạp hết tất cả các ảnh trong folder đó vào cửa sổ ảnh nền này. Khi bạn muốn trở về lại ảnh nền của Studio thì cũng làm tương tự. Vậy, folder ảnh nền của Studio nằm ở đâu? Đây là đường dẫn : Từ dĩa C:\ > vào Program Files > vào Pinnacle > Vào Studio > vào backgrounds . H8h-Chèn ảnh vào tựa đề. OK, như vậy đến đây bạn có thể làm được tựa như hình 8g. Và một chức năng nữa mà chúng ta cũng phải khám phá trong thanh công cụ Looks này là : Lấy ảnh vào tựa đề. Lưu ý rằng, ảnh nền-background khác với ảnh . Bởi vì, nếu dùng ảnh nền thì phim nền sẽ bị che khuất, còn dùng ảnh với chu vi nhỏ thì có thể vừa xem được phim nền, vừa xem được ảnh. Và đặc biệt, dùng ảnh làm nền cho Menu của phim cũng là một điều thú vị. 8-Chèn ảnh vào tựa đề: Khi click chuột vào thumbnail cửa sổ các ảnh sẽ được mở ra. Mặc nhiên là My pictures. Bạn có thể click vào để mở các ảnh tùy thích. Muốn chọn ảnh đưa vào tựa đề thì double click lên ảnh. Khi đó ảnh nạp vào sẽ nằm che trên Tựa đề. Để đưa ảnh ra phía sau click chọn tựa đề và bấm Ctrl-X : cắt, rồi bấm lại Ctrl-V: Dán. Mẹo là: Cắt ở sau và dán ra ở trước. 9-Những ứng dụng còn lại bên dưới tựa đề: Theo thứ tự từ trái qua: 1-Dịch chuyển một chọn lựa trong cửa sổ tựa đề. 2-Mở một ô để nhập Text mới trong tựa đề. 3, 4-Vẽ vòng tròn hoặc hình vuông góc theo font face trong tựa đề. Vòng tròn hoặc vuông này có thể là xuyên suốt nếu bạn đã khám phá hết tất cả các Font face hoặc Looks. : Mở rộng hay thu hẹp khỏang cách giữa các ký tự. : Canh tựa đề vào đúng vị trí. : cắt, dán, sao chép.
- Hoàn tất, đến đây thì bạn đã nắm được tất cả các kỹ thuật để tạo một tự đề cho cuốn phim. Kiểm tra lại bạn đã nắm được những gì cho công việc biên tập: Biết chèn kỹ xảo, ảnh, xử lý đọan phim, cắt bỏ .v.v. Biết tắt, mở âm thanh gốc và tạo tựa đề, chữ chạy .v.v. Hết Bài 10 Bài 11-Lồng nhạc-âm thanh vào phim. Studio Plus cho phép bạn nạp 3 định dạng Filesâm thanh vào phim ở các tracks âm thanh bên dưới TimeLine. Đó là: File nhạc .cda được trích từ CD, Files MP3 và file .wav. Thêm vào đó, chương trình cung cấp sẵn một số File âm thanh đặc biệt như tiếng chim hót, tiếng máy bay, súng bắn âm thanh Smartsound cho phép bạn lồng các đoạn nhạc thật hay và tắt tự động cho các đoạn vào phim, đoạn kết Ngoài ra, Studio còn có công cụ ghi âm thanh vào đoạn phim từ Microphone. Bài học này sẽ hướng dẫn bạn cách lồng một File âm thanh MP3 và phim và thu âm sử dụng Microphone. Studio Plus cho phép bạn nạp 3 định dạng Filesâm thanh vào phim ở các tracks âm thanh bên dưới TimeLine. Đó là: File nhạc .cda được trích từ CD, Files MP3 và file .wav. Thêm vào đó, chương trình cung cấp sẵn một số File âm thanh đặc biệt như tiếng chim hót, tiếng máy bay, súng bắn âm thanh Smartsound cho phép bạn lồng các đoạn nhạc thật hay và tắt tự động cho các đoạn vào phim, đoạn kết Ngoài ra, Studio còn có công cụ ghi âm thanh vào đoạn phim từ Microphone. Bài học này sẽ hướng dẫn bạn cách lồng một File âm thanh MP3 và phim và thu âm sử dụng Microphone. Xem hình minh họa dưới:
- 1-Lồng nhạc vào phim: Trở lại với cửa sổ Timeline view sau khi bạn đã tạo được tựa đề như ý trong bài 10. Để ý bên dưới có hai rãnh âm thanh với 2 biểu tượng là cái loa và khóa nhạc . a-Lồng nhạc MP3: H1-Lồng nhạc MP3 vào phim. Click vào tab trên thanh công cụ Album. Cửa sổ Sound effect mở ra với các folder chứa những âm thanh mẫu của Studio. Click để mở hộp thọai Open. Tìm đường dẫn đến các files MP3 và click chọn files nhạc cần lồng vào như vì dụ hình bên cạnh Hình 2-1. Click chọn bài nhạc cần đưa vào rãnh âm thanh. Bấm giữ chuột và kéo xuống đặt ngay vào rãnh. Bài hát đã được đưa vào. Có thể tăng giảm âm lượng của bài hát bằng các kỹ thuật như đã nắm trong phần tắt mở nhạc nền. Riêng việc cắt ngắn những đọan nhạc không cần thiết để vừa với đọan phim thì thao tác như sau: click chọn bản nhạc trên rãnh âm thanh. Đặt chuột tại vị trí đầu hay cuối bản nhạc khi chuột có hình mủi tên > hoặc < thì bấm giữ và kéo theo hướng cần cắt. Để kéo cả bài hát đặt tại vị trí mong muốn thì click chuột chọn bài hát. Khi đó chuột có hình bàn tay. Bấm giữ và kéo đến vị trí cần đặt bài hát và nhả ra. Lưu ý: Cả hai rãnh âm thanh đều có thể dùng để nạp MP3. b-Thâu âm vào phim: Double click lên rãnh âm thanh với biểu tượng . Khi đó cửa sổ Recording xuất hiện như hình bên dưới. H2-Thâu âm vào phim. Bạn cần chuẩn bị Microphone đã được gắn vào Mic-in trên Sound Card và thuộc tính recording/Mic- in đã được chọn trong Sound and Audio Properties (Trong Control Panel của Windows- Xem lại các bài trước về âm thanh). Sau khi kiểm tra xong thì bạn bấm nút record để thâu âm vào phim. 3-Lồng nhạc từ CD: Cũng trên hình 2-2, click vào biểu tượng tròn như CD để mở chức năng rip nhạc từ CD của Studio. Khi đó bạn phải có CD ở trong ổ CD/DVD, nạp tên của CD ví dụ : nhacxuan. Rồi chọn track âm thanh cho phim. Trong trường hợp Studio không hiển thị dĩa CD là do bạn chưa chọn Drvie cho dĩa. Bạn vào SetupClick CD Voice-over and Surround. Hộp thọai Pinnacle Studio Plus Setup Options mở ra. Bạn click chọn Drive bên dưới ô Input Source chọn đúng ổ CD cho dĩa, ví dụ E. Click OK. Trong cửa sổ
- nạp file CD như hình bên dưới có dãy nút điều khiển nghe bản nhạc và thanh kéo để cắt đọan nhạc. Bạn có thể nghe, rồi điều khiển cắt ngắn đọan nhạc hợp với đọan phim, xong Click Add to Movie H3-Rip nhạc từ CD vào phim. Để cho tiện, bạn nên rip các bản nhạc này thành MP3, vì như đã nói, một cuốn phim sẽ có nhiều bài hát trên nhiều CD, việc nạp từng bài hát của từng CD vào phim là công việc phiền tóai. Hãy sử dụng một công cụ rip CD to MP3. Tham khảo bài: SỬ DỤNG MUSICMATCH JUKEBOX TẠO ALBUM NHẠC. 2-Lấy Smartsound của Studio: Cũng trên hình 2-2, click vào biểu tượng khóa nhạc bên dưới biểu tượng CD. Hộp thọai Smartsound mở ra. Bạn chỉnh lại Duration trên góc phải là 1 phút. Rồi chọn một bản nhạc mẫu, click Review để nghe. Nếu thích thì bạn Highlight đọan phim cần chèn bản nhạc này vào và Click Add to Movie. . HÌnh bên dưới là hộp thọai Smart Sound. Có rất nhiều đọan nhạc vào phim và kết thúc phim hay, chúng ta nên tìm hiểu để áp dụng cho dĩa phim thêm hấp dẫn. Xem hình dưới: H2-4 H2-4-Add Smartsound vào phim. Lưu ý: Khi một track âm thanh được nạp vào rãnh âm thanh, bạn có thể cắt bớt, giảm âm lượng như chúng ta đã làm với việc Xóa âm thanh nền của phim gốc. Ở đây, bạn có đến 2 rãnh âm thanh. Do vậy, lợi thế là bạn có thể để một đọan nhạc ở rãnh trên và đọan kia ở rãnh dưới sao cho hai đọan nối tiếp nhau và không có thời gian ngưng. Ngòai ra, bạn cũng có thể tăng dần hạ dần âm thanh ở đầu vào/ra bằng cách làm bằng tay như Hình 7 Hoặc Click Setup > Edit chọn Volume fade với số giây do bạn chọn.
- Đến đây, về cơ bản, bạn đã có thể tạo được một cuốn phim hay một slide show cho mình từ những gì đã học. Nhưng đây mới chỉ là những cái rất cơ bản của một chương trình biên tập phim mà thôi. Sẽ còn rất nhiều thú vị đang chờ bạn. Hết bài 11. Bài 12: Tạo Tựa Đề Cao Cấp-Ứng Dụng Phim Nền Trong các bài trước, chúng ta đã nắm được cách tạo tiêu đề. Chương này chúng ta tiếp tục khám phá các ứng dụng cao cấp của tựa đề và sử dụng rãnh biên tập phim thứ 2. Ảnh: vvvw.thuvien-it.net Đọan phim này sử dụng hiệu ứng Cao cấp Hollywood FX có sẵn trong Studio Plus, tạo một số Custom Title. Phim nền là đọan phim của Studio. Nhạc gốc của phim đã được tắt, thay vào là đọan Smartsound có trong Studio-Bayou Bash-Solo. Bạn đừng để ý đến hình ảnh trong phim bị giựt. Khi burn ra DVD thì rất smooth. Trong bài trước, chúng ta đã nắm được cách tạo tiêu đề. Chương này chúng ta tiếp tục khám phá các
- ứng dụng cao cấp của tựa đề và sử dụng rãnh biên tập phim thứ 2. Trước hết, bạn hãy xem đọan phim mẫu bên cạnh. Để nắm được nội dung như nói trên, bài học này sẽ hướng dẫn bạn từng bước để tạo đọan phim mẫu theo hình bên dưới. Hình 1. 1. Tạo track phim nền. 2. Tạo tựa đề và đặt vào Overlay track. 3. Tạo tựa đề tại Title Track: 4. Lồng nhạc nền cho đọan phim. Hình 1: Kỹ xảo tựa đề 1: Hình 1: Title 2- Tựa đề cao cấp. CÁC BƯỚC ĐỂ THEO: 1-Tạo track phim nền: Bước 1: Khởi động Pinnacle Studio Plus. Bước 2: Nạp 2 file phim nền: Click biểu tượng trên thanh công cụ Album trong cửa sổ EDIT. Click biểu tượng mở Folder nằm bên phía tay phải. Cửa sổ Open mở ra. Click chọn dĩa (C:\), chọn Program Files, Chọn Pinnacle, chọn Studio 9, chọn Motion Background . Các files phim nền của Studio mở ra trong cửa sổ Open. Tìm và Click chọn file: Family School-Play, Click Open. Các Files phim này được đưa vào cửa sổ Camera của Studio. Dùng phương pháp kéo nhả (Drag and Drop) để kéo đọan phim vào track 1. Sau đó click vào mủi tên , cửa sổ các đọan phim mở ra như hình bên dưới:
- Hình 2: Cửa sổ phim nền. Tìm chọn Family Birthday 2 Main.mpg, rồi cũng kéo nhả để nạp vào phim. Tắt âm thanh của phim nền: Click lên đọan phim. Click lên vạch xanh bên dưới. Bấm giữ chuột và kéo hết xuống. Xem lại bài xử lý Âm thanh gốc. Bước 3: Nạp hiệu ứng: Mở cửa sổ hiệu ứng . Tìm bộ hiệu ứng HFX Peel Curves and Waves Chọn hiệu ứng nằm cuối dãy thứ 2. Rồi cũng Drag và Drop vào đầu đọan phim nền 1. Làm tương tự với hiệu ứng thứ 2 nằm trong bộ hiệu ứng Standard Transitions. Điều chỉnh lại thước thời gian và độ dài của hiệu ứng theo ý của bạn. Bước 4: Mở rãnh biên tập số 2: Click Tool Box, chọn Add Video Overlay Effects. Cửa sổ Picture in picture mở ra click chọn, Apply to new Clips, như hình dưới: Hình 3. Hình 4: Picture in picture tool. Như vậy sau khi nạp phim nền, nạp hiệu ứng, điều chỉnh thước thời gian, ta đã làm xong phần phim nền như hình 5. Hình 5: Hòan chỉnh phim nền và hiệu ứng cho track 1. 2-Tạo tựa đề cho Overlay track: Lưu ý rằng track bên dưới track 1 gọi là Video Overlay track. Track này dùng cho công cụ Picture in Picture và Chroma Key và chỉ dùng cho video file thôi. Vậy làm thế nào để đưa Title vào đây được? Dể thôi, chúng ta có thể tạo title ở track Title rồi dùng chức năng kéo nhả để đặt Title này vào track Overlay ở trên. Hãy Click chuột vào một vị trí nào đó trên Title Track Cửa sổ Editing Title mở ra, gõ vào Title đầu tiên cho đọan phim. Xong kéo đọan phim đó lên và nhả vào track 2 (Overlay track).
- Để làm được title 2, bạn cũng tiến hành như bước 1. Nhưng để vẽ được vòng tròn, làm theo các bước như hình bên dưới : Hình 6: Vẽ vòng tròn. Trước tiên chọn kiểu chữ hiển thị trong suốt(xem hình trên), sau đó chọn biểu tượng vòng tròn bên dưới để vẽ một vòng tròn xung quanh chiếc bánh sinh nhật. Phía dưới bạn có thể gõ vào nội dung nào mà bạn thích. Xong Click OK Sau đó cũng dùng phương pháp kéo nhả và kéo Title 2 này đặt lên bên dưới tráck phim chứa hình chiếc bánh sinh nhật, bạn có thể đặt bất cứ vị trí nào mà bạn muốn Title hình tròn mới tạo ra sẽ xuất hiện ở đọan nào trong phim. Sau khi nạp các hiệu ứng chuyển cảnh cho Title 1 và 2, bạn hòan tất được Track Title Overlay trên Video Overlay, như hình bên dưới hình 7. Hình 7: Hòan chỉnh track 1 và 2 title. Như vậy, đến đây bạn đã hòan chỉnh được 2 track. Track phim nền và Track title overlay. Chúng ta tiếp tục tạo Title 2 ở track Title như hình 1 của bài học. 3-Tạo tựa đề Title Track: Phần tạo tựa đề này cũng giống như tạo tựa đề vừa rồi. Ở đây để có được các hiệu ứng, kiểu chữ như đọan phim mẫu: Đọan 1: Dùng kiểu chữ Happy Easter bằng cách mở hộp Title trên thanh công cụ Album.
- Dùng hiệu ứng HFX Peel Curves and Waves chọn hiệu ứng cuối cùng ở hàng 1. Đọan 2: Dùng kiểu chữ có trong Editing Title. Dùng hiệu ứng chuyển cảnh HFX Flying Windows. Đọan 3: Dùng kiểu chữ có sẵn trong Editing Title Điều chỉnh sao cho khung chữ nằm bên cạnh của hình vòng tròn và chiếc bánh. Để Chữ chạy được từ dưới lên: Click chọn Editing Roll nằm ngay bên dưới Editing Title với mủi tên lên. Đến đây, bạn đã hòan chỉnh được: -Phim nền. -Overlay Title track. -Title track. Xem hình bên dưới: Hình 8 Hình 8: Hòan chỉnh track 1, 2 và 2 title. 4-Lồng nhạc nền cho phim. Click vào rãnh bên cạnh biểu tượng khóa nhạc . Cửa sổ nhạc nền Smart sound mở ra. Trong cửa sổ Style click chọn World. Trong cửa sổ Song chọn Bayou Bash, trong cửa sổ Version chọn Solos. Trên góc phải Duration chọn 37 giây. Click Preview để nghe. Xong Click Add to Movie. Như hình bên dưới: Hình 9.
- Hình 9:Add Smartsound Menu. OK, như vậy đọan nhạc đã được nạp vào phim. Điều chỉnh giảm âm ở đầu cuối, bạn được đọan phim hòan chỉnh như giới thiệu. Hình 1. Trong chương kế tiếp chúng ta sẽ đề cập đến Một vấn đề cơ bản của xử lý hiệu ứng đó là : Làm thế nào để hiệu ứng không bị răn cưa. Thay đổi chiều bay của hiệu ứng và nhiều ứng dụng khác. Mời bạn tiếp tục theo dõi. Hết Bài 12.
- Bài 13: Biên Tập Hiệu Ứng HOLLYWOOD FX Một ứng dụng hết sức quan trọng trong xử lý kỹ xảo là công cụ FX Editor. Chương trình này có những ứng dụng hết sức đặc biệt, với khả năng giới hạn, tôi chỉ đề cập đến những xử lý đơn giản. Muốn trở thành nhà biên tập phim chuyên nghiệp, bạn nên dùng phần mềm này kết hợp với Liquid Edition Pro và Pinnacle Title Deko. Ảnh: vvvw.thuvien-it.net Để ý rằng, khi nạp hiệu ứng chuyển cảnh có sẵn trong Studio mà không biên tập lại, hiệu ứng chỉ thể hiện được khả năng vốn có của nó. Ngòai ra, bạn sẽ thấy các đường răng cưa xuất hiện phía biên của ảnh hoặc đọan phim có kỹ xảo. Tạo hiệu ứng mới từ hiệu ứng vốn có, làm quen với FX Editor chính là nội dung của bài học này. Yêu cầu: Bạn phải có chương trình Hollywood FX Editor Pro 5 trở lên. Có gần như đầy đủ các hiệu ứng đi kèm trong Studio. (Đã được activated). Dưới đây là 2 đọan phim mẫu, ở đây, chúng ta không đề cập đến cách làm 2 đọan phim này. Chỉ để ý đến sự khác nhau của chúng.
- Cả hai đọan phim trên đều sử dụng các hiệu ứng giống nhau. Sự khác nhau đó là do FX Editor đã biên tập lại. Bạn có thấy sự khác nhau nào trong 2 đọan phim không? Hãy xem chúng được tạo như thế nào. Hình 1 Hình 1-Sample Clip 1 Để thực hành, bạn hãy tạo một đọan phim tương tự như đọan phim mẫu này. Dĩ nhiên, bạn sẽ phải dùng hình khác hoặc phim khác để thay thế. Phim nền thì tìm trong Motion Background của Studio. Sau khi tạo được đọan phim với các hiệu ứng tương tự. Bạn Click chuột vào hiệu ứng đầu tiên, hộp thọai Edit mở ra phía trên như hình 2:
- Hình 2-Edit transition Click vào Edit, chương trình tự động khởi động Hollywood FX Editor với một cửa sổ khác như hình 3: Hình 3- Giao diện Hollywood FX Editor. Trước hết chúng ta để ý đến cửa sổ điều khiển, kéo hết thanh cuộn xuống bên dưới ta được cửa sổ điều khiển hiệu ứng như sau:
- Hình 4-Cửa sổ Điều khiển và tạo mới hiệu ứng. Trong cửa sổ này, bạn xem hết các chức năng của từng nút điều khiển, thử xoay rồi bấm nút Play bến dưới để xem, sau đó thêm các hiệu ứng khác, rồi chuyển chế độ Chống răng cưa -Antiliasing sang Video. Ok, thực hành để xem sự thay đổi và nếu được bạn Click OK để chọn cho đọan phim. Nếu muốn lưu lại như một hiệu ứng mới, bạn có thể click File/Save as trên thanh thực đơn của FX Editor. Thử hết tất cả các nút điều khiển và điểu chỉnh các con số để thấy sự thay đổi cho đến khi ưng ý. Muốn điều khiểu đường bay bằng biểu đồ, bạn Click vào nút chuyển đổi giữa hiệu ứng và biểu đồ điều khiển xoay. Khi đó, biểu đồ xuất hiện như hình 5. Hình 5- Biểu đồ điều khiển. Bạn Click vào điểm đầu trên biểu đồ, sau đó click bất cừ đâu để chọn kiểu xoay, rồi Click Play để xem sự thay đổi. Ngòai ra bạn cũng có thể sử dụng nút điều khiển bên phải để chọn hướng quay ngay trong khung hình- như Hình 3 bằng cáck Click lên một nút lệnh, rồi Click vào khung hình. Khi đó bạn sẽ có
- được một đường viền màu vàng bao quanh. Như hình dưới- Hình 6: Hình 6- Sử dụng nút điều khiển để xoay hiệu ứng. Trong các nút điều khiển này, bạn có thể xoay, di chuyển, phóng to, thu nhỏ ảnh Hãy thực hành để thấy được sự thay đổi Trên đây là những gì căn bản nhất tôi có thể giúp bạn. Để khám phá hết các chức năng của chương trình, bạn nên tìm hiểu thêm trong trình help, hoặc tìm đọc các tài liệu về sử dụng FX EDITOR. Tôi nghĩ một số sách hướng dẫn sử dụng ADobe Premiere có đề cập đến phần mềm này vì FX không phải chỉ dành riêng cho Studio. Ngòai ra, bạn nên tham gia vào diễn đàn của Hollywood FX để trao đổi. Trên công cụ Search của Browser, gõ vào: hollywood fx forum, có nhiều diễn đàn, bạn click chọn. Một điểm lưu ý cuối cùng: Bản Basic có trong Studio có kèm chức năng chống răng cưa, trails, motion blur , là một số kỹ thuật giúp cuốn phim bạn tương đối hòan chỉnh. Hết Bài 13. Bài 14: Công Cụ PICTURE IN PICTURE và PICTURE ANIMATION. Bài thực hành bên dưới sẽ hướng dẫn bạn làm đọan phim Sample Movie 2. Phim nền, phim Overlay hay Picture in Picture có sẵn trong Studio. Bạn chuẩn bị một số hình ảnh để trình diễn cho Công cụ Pan and Zoom. Trước khi bắt đầu làm quen hai công cụ này, hãy xem 2 đọan phim mẫu bên dưới:
- Đọan phim 1 sử dụng công cụ Picture In Picture cho khung hình nhỏ ở dưới góc phải, thêm vào đó là các kỹ xảo biểu diễn Title. Đọan phim 2 là kết hợp của Picture-In-Picture và Picture Animation hay công cụ Pan and Zoom. Bài thực hành bên dưới s4 hướng dẫn bạn làm đọan phim Sample Movie 2. Phim nền, phim Overlay hay Picture in Picture có sẵn trong Studio. Bạn chuẩn bị một số hình ảnh để trình diễn cho Công cụ Pan and Zoom. Hãy xem đọan phim Sample Movie 2 được làm nhu thế nào: Hình 1.
- Hình 1- Tạo track phim nền, track phim overlay và title, photos track. Các bước thực hiện Bước 1: Tạo Track phim nền-Background Track: Từ cửa sổ EDIT của Studio, Click biểu tượng , Click ở bên tay phải. Cửa sổ Open mở ra. Tìm chọn : Dĩa C:\ > Program Files > chọn Pinnacle > Studio > Motion Background. Click lên Extreme Sports Surfing Sub.mpg rồi Click Open. File phim đã được mang vào cửa sổ EDIT. Dùng chức năng Kéo Nhả để mang đọan phim này vào Track 1. Cắt bớt độ dài của đọan 2. Thêm kỹ xảo chuyển cảnh, ta được track phim nền như hình 2 bên dưới: Hình 2-Phim nền. Bước 2: Tạo Track Video Overlay Click trở lại biểu tượng Camera để mở cửa sổ phim nền, Bấm vào nút mủi tên xuống và chọn lần lượt các đọan phim: Wedding 1, Wedding 2, Sportbaseboard, Chrismas, Family Birthday 2Main, Family Birthday 2 Sub, General 60' 1.mpg, Cinema. Điều chỉnh độ dài của từng đọan sao cho hợp với độ dài phim nền, ta được đọan Video Overlay track như hình 3:
- Hình 2-Overlay video trơn. Click thử nút Play, bạn thấy đọan Video Overlay che lên phim nền khi thanh chiếu đi qua chúng. Bây giờ hãy khởi động công cụ Picture In Picture để thiết lập lại ảnh hưởng này. Bước 3: Áp dụng Picture-In-Picture lên các đọan phim Overlay Click chọn đọan phim đầu tiên trên track Overlay: Click ToolBox chọn Add Video Overlay Effects. Cửa sổ Picture in Picture mở ra như hình bên dưới: Hình 3. Hình 3-Công cụ Picture-In-Picture Trong cửa sổ này, bạn có thể dùng chuột để di chuyển đọan phim đến vị trí cần đặt ở cửa sổ hiển thị bên trái. Hoặc có thể bấm vào Preset để chọn các vị trí thiết định sẵn trong Studio. Như ví dụ trong bài này là góc dưới bên phải. Vậy bạn Click chuột và kéo đọan phim về góc dưới bên phải. Xong, bạn Click chuột chọn nút Picture-In-Picture. Để chọn màu cho khung chứa đọan phim, bạn click vào ô vuông nhỏ màu trắng bên dưới Border. Khi đó một bảng màu mở ra, Click chọn màu >Click OK. Bạn có thể chọn độ rộng cho khung bằng cách điều chỉnh thanh trượt bên dưới Width, Bạn cũng có thể thay đổi Transparent, sự mềm mại cho khung Phía bên phải Border là Shadow cho phép bạn chọn khung nổi bên dưới. Bạn cũng có thể chọn màu bằng các click vào ô vuông nhỏ, rồi chọn màu. Ngòai ra có thể chọn khỏang cách giữ khung chính và khung nổi bằng cách điều chỉnh thanh trượt bên dưới Distance. Để tạo 4 góc tròn, bạn Click chọn Round Corners. Xong, Bạn Click chọn ô nhỏ Picture-In-Picture. Và Click nút tắt ở góc phải trên của cửa sổ Picture In Picture. Trở về cửa sổ Edit, bạn click Play sẽ thấy rằng đọan phim này không che khuất phim nền nữa mà chỉ nằm ở góc phải bên dưới. Bạn tiếp tục Picture-In-Picture cho tất cả các đọan còn lại. Rồi sau đó thêm hiệu ứng chuyển cảnh. Bạn được Đọan phim Background và Overlay video như hình 4:
- Hình 4-Video Track 1 và 2-Done Hãy Click Play để xem đọan phim mới tạo ra, bạn thấy được sự khác nhau giữa đọan không có hiệu ứng và đọan có hiệu ứng Picture-In-Picture. Nhưng còn những hình ảnh chuyển động trong Photo track thì sao. Làm thế nào để chúng hiển thị như trong đoạn phim ví dụ. Hãy đi tiếp qua bước 4. Bước 4: Di chuyển, phóng to, thu nhỏ ảnh-Photo, Title track: Xem hình dưới: Hình 5-Nạp hình vào Photo track Sử dụng công cụ Drag and Drop để nạp một số hình vào track này. Sau đó tạo một tựa đề theo ý bạn. Vì công cụ Pan-Zoom chỉ dùng cho Photo chứ không cho title do đó bạn Double click chuột trái lên Hình đầu tiên > cửa sổ các hiệu ứng phim ảnh mở ra. Click vào biểu tượng hình cái Kéo. Cửa sổ Pan and Zoom mở ra như hình dưới H6-Pan Zoom. Hình 6-Công cụ Pan và Zoom Click chọn Animate from Start to end Click chọn nút Set Start > Dùng chuột kéo hình đặt tại vị trí mà hình sẽ xuất hiện trước. Sau đó điều khiển thanh trượt Zoom để phóng to hay thu nhỏ ảnh. Rồi Click chọn nút Set End Rồi kéo hình đến vị trí hiển thị sau. Cũng có thể phóng to thu nhỏ bằng cách điều chỉnh thanh truợt Zoom. Làm tương tự với tất cả các cảnh còn lại trong đọan phim. Lưu ý: Để các hiệu ứng liên kết với nhau chặt chẻ, nên đặt các hình gần với nhau. Ví dụ: Cuối cùng của hình kia sẽ là bắt đầu của hình này và vị trị cũng nhu kích thước xem xem nhau để không bị hiện tuợng hình này chưa mất, hình kia đã mở ra. Tiếp tục hòan tất việc thiết lập Pan and Zoom cho các hình còn lại. Click nút X để tắt cửa sổ Pan- Zoom. Sau đó tiến hành việc nạp kỹ xảo vào giữa các hình. Hãy chọn một vài kỹ xảo chưa được
- activated để xem khả năng trình diễn của chúng. Xong, Click Play để xem lại đọan phim vừa tạo ra. Nếu các hình không trình diễn uyển chuyển, làm lại cho đến khi tương đối. Ở đây, tôi chỉ giúp bạn phần kỹ thuật sử dụng. Đọan phim đẹp hay không còn tùy thuộc vào năng khiếu và kỹ thuật quay phim của bạn. Bước 5: Nạp nhạc vào phim. Bạn có thể sử dụng nhạc của phim nền hoặc có thể lấy nhạc của bạn hoặc dùng Smart sound của Studio. Trong đọan phim mẫu trên, nhạc nền là đọan Dance Club (in motion). Đến đây bạn đã đi được hơn nữa đọan đường của Studio. Không dừng lại ở đó, Studio còn cho phép bạn tạo những đọan phim trắng đen, tăng giảm tốc độ, điều chỉnh các đọan nhạc kém chất lượng trở nên tốt hơn, công cụ Chroma Keyer giúp tạo các đọan kỹ xảo bay lượn trên không nếu bạn muốn trở thành Tề Thiên Đại Thánh (Cần đầu tư thêm một số thiết bị khác) và ứng dụng khác nữa. Trước khi trở thành Biên tập viên phim ảnh gia đình và bán chuyên nghiệp, cho ra dĩa DVD đầu tay đầy kỹ xảo và hấp dẫn( dĩ nhiên bạn cần có khiếu và kỹ năng quay phim nữa chứ không chỉ có kỹ xảo thôi), bạn sẽ phải hòan tất bài 15, 16, 17. Những Bài này sẽ bao trùm tất cả những gì còn lại nhưng không kém phần quan trọng của Studio. Hết bài 14 BÀI 15: Hiệu Ứng Phim và Âm Thanh Trước khi đi vào phần thực hành, hãy xem 2 đọan phim mẫu bên dưới. Đọan phim 1 không sử dụng kỹ xảo trên đọan phim và âm thanh. Đọan phim 2 được nạp một số kỹ xảo cho đọan phim như hiệu ứng nhanh chậm, đen trắng, màu, chiếu sáng Trước khi đi vào phần thực hành, hãy xem 2 đọan phim mẫu bên dưới. Đọan phim 1 không sử dụng kỹ xảo trên đọan phim và âm thanh. Đọan phim 2 được nạp một số kỹ xảo cho đọan phim như hiệu ứng nhanh chậm, đen trắng, màu, chiếu sáng và hiệu ứng cho âm thanh. Bạn có thể tự tạo ra đọan phim nhiều kỹ xảo cộng với hiệu ứng phim trong bài học này để cuốn phim của bạn trở nên hòan chỉnh và đẹp mắt hơn.
- Hãy xem chúng được tạo như thế nào Hình 1 và 2. Đọan phim mẫu 1 là đọan phim đơn giản bạn có thể tạo ra dễ dàng. Đọan phim mẫu 2 chính là nội dung của bài học. Hình 1: Cách tạo đọan phim 1.
- Hình 2-Cách tạo đọan phim 2. Để thực hành, trước hết bạn phải tạo một đọan phim tương tự như đọan phim mẫu 1. Tắt nhạc nền và lồng vào một đọan nhạc khác từ Studio SmartSound hoặc của riêng bạn. Các đọan phim nằm trong Share document/Photoshoot.mpg. Có một vài đọan được lập lại để bạn thấy được sự khác nhau khi có ảnh hưởng của hiệu ứng lên đọan phim đó. Sau khi hòan tất nạp phim, hiệu ứng chuyển cảnh(điều chỉnh chỉ khỏang 1/2 giây) và nhạc nền cho phim, bạn click nút Play để xem. Xong, chúng ta đi qua phần kế tiếp, nạp hiệu ứng cho từng đọan phim. Các bước để theo: Bước 1: Nạp hiệu ứng điều chỉnh độ sáng. Click chuột lên đọan phim hình thành phố thứ 2, Click Toolbox Chọn Add Video Effects, cửa sổ Video Effects mở ra như hình bên dưới: Hình 3. Hình 3: Cửa sổ Video Effects. Chúng ta sẽ từng bước khám phá các hiệu ứng mà Studio Plus cung cấp miễn phí như hình trên: Đầu tiên bạn Click chuột vào hiệu ứng Cleaning Efffects và ở cửa sổ nhỏ bên phải, chúng ta có 3 hiệu ứng là:
- Auto Color Correcttion: Sửa màu tự động. Tăng/giảm độ sáng. Noise reduction: Giảm tạp âm. Stabilize: Đứng phim. Double Click chuột chọn Auto color correction, Hiệu ứng đã được nạp vào đọan phim và bên cửa sổ trái xuất hiện một thanh điều khiển cho phép bạn tăng hay giảm ảnh hưởng của hiệu ứng này như hình bên dưới: Hình 4. Hình 4: Điều chỉnh độ sáng bằng cách kéo thanh trượt. Trong cửa sổ Add Video Effect, bạn có thể: 1. Bỏ hiệu ứng đã nạp: Nếu muốn xóa bỏ ảnh hưởng của một hiệu ứng, bạn chỉ việc click chọn đọan phim cần bỏ hiệu ứng, khi hiệu ứng xuất hiện bên cửa sổ trái với dấu chọn v, bạn click vào biểu tượng thùng rác(bỏ hiệu ứng) bên cạnh Add New Effect-như hình 3. 2. Nạp thêm hiệu ứng mới: Để chèn thêm hiệu ứng mới vào đọan phim, bạn click chuột chọn đọan phim, Click Add New Effect và chọn hiệu ứng ở cửa sổ Category, xong double click chọn một trong các hiệu ứng trong cửa sổ Effect tương ứng bên tay phải. Ngòai ra, khi ở trong timeline view, nếu muốn thực hiện các thao tác trên, bạn phải đi từ Toolbox và chọn Add Video Effect. Thực hành tương tự như nạp hiệu ứng Auto Color Correction với 2 hiệu ứng còn lại tùy theo nhu cầu của cuốn phim. Khi bạn Click nút thóat X ở góc phải trên cửa sổ Add Video Effect và trở về với đọan phim trong Timeline View, bạn thấy trên đọan phim có hiển thị một biểu tượng giống như cái chổ quét. Đó là biểu tượng cho biết rằng đọan phim đang được sử dụng hiệu ứng Auto Color Correction. Bước 2: Nạp hiệu ứng nhanh chậm. Tùy theo cho phép của Studio mà chúng ta có thể thiết lập ảnh hưởng của hiệu ứng lên một khỏang thời gian nào đó trong một đọan phim liên tục. Chức năng nhanh chậm không cho phép chúng ta làm được điều này. Vậy làm thế nào để biểu diễn một đọan phim liên tục (không chuyển cảnh, không nhảy cảnh) từ tốc độ bình thường sang chậm lại hoặc nhanh lên. Ví dụ: Một chiếc xe đang di chuyển với tốc độ nhanh bổng nhiên chậm lại Chúng ta có thể dùng một mẹo nhỏ như sau: Click lên đọan phim 4, để ý đọan phim này dài khỏang 5 giây. Bây giờ, 2 giây đầu chúng ta sẽ cho đi chậm bằng 1/2 tốc độc thuờng, 3 giây sau cho đi nhanh gấp 2 lần tốc độ thường. Ok, di chuyển thanh trượt đến đến 2 giây đầu của đọan phim, Click chuột bên phải, một cửa sổ Các thuộc tính của đọan phim mở ra, di chuyển chuột chọn Split clips. Như vậy đọan phim đã được chia ra 2 clips nhỏ: 1 clip 2 giây và 1 clip 3 giây. Click chuột lên Clip 2 giây, mở hộp thọai Add Video Effect. Tìm chọn Time Effects, click vào cửa sổ Preset bên tay phải, chọn Half Speed. Khi đó hiệu ứng đã được nạp vào đọan
- phim này như hình bên dưới: Hình 5: Giảm tốc độ phim xuống 1/2. Bạn cũng có thể dùng chuột dịch chuyển thanh trượt để thay đổi tốc độ mặc nhiên này. Cũng trong cửa sổ này, bạn click chuột lên Clip 3 giây. Và chọn trong Preset là Double speed như hình dưới: Hình 6. Hình 6: Tăng tốc độ phim lên 2 lần. Ok, như vậy hiệu ứng chậm đã nạp vào clip 1 và hiệu ứng nhanh vào clip 2. Mỗi một đọan phim hiển thị một biểu tượng chiếc đồng hồ nhỏ ở góc trái. Chờ cho chương trình hòan tất việc nạp hiệu ứng, Click nút Play để xem thử. Bước 3: Nạp hiệu ứng Old Film-Phim cũ: trong đọan kế tiếp. Click chọn đọan phim kế tiếp, Click chọn Add New Effect từ cửa sổ Video Effect hoặc phải mở lại từ Toolbox. Chọn Style Effects, chọn Old Film, cửa sổ Old Film mở ra như hình dưới: Hình 7: Phim cũ-đen trắng. Click chọn Black and White, ngòai ra bạn có thể chọn các phong cách khác trong cửa sổ này cho cuốn phim. Bước 4: Nạp hiệu ứng Pan and Zoom: Hiệu ứng lướt và phóng to thu nhỏ. Click chọn đọan phim kế tiếp, như bạn thấy trong khi xem đọan phim mẫu cảnh trong phim này vừa di chuyển vừa phóng to ra lần. Đó là nhờ hiệu ứng Pan và Zoom. Trong cửa sổ Add Video Effects, Click chọn Fun Effects, Ở cửa sổ bên cạnh Click chọn Pan and Zoom, cửa sổ mở ra như hình dưới Hình 8:
- Hình 8: Hiệu ứng Pan và Zoom. Như hình trên, bạn có thể chọn kiểu Pan and Zoom mặc định tại Preset, hoặc bạn cũng có thể tùy chọn. Khi Pan và Zoom một cảnh hoặc 1 ảnh trong phim, cần phải có 2 vị trí: Vị trí xuất phát(Start), trong vị trí này điều chỉnh kích thước Zoom, vị trí ngang (horizontal position) và vị trí đứng (vertical Position). Chọn tương tự cho Vị trí kết thúc (End ). Bước 5: Hiệu ứng đen trắng trong Color Effects. Với đọan kế tiếp, bạn có thể sử dụng Black and White trong Color Effects. Trong hiệu ứng màu còn có nhiều hiệu ứng khác, nên khai thác. . Hình 9: Hiệu ứng đen trắng trong Color Effects. Bước 6: Hiệu ứng chiếu sáng Lens Flare trong Fun Effects. Đọan phim kế tiếp sử dụng hiệu ứng Lens Flare trong Fun Effects. Khi Click chọn hiệu ứng này, một cửa sổ mở ra như hình bên dưới-Hình 10. Hình 10: Hiệu ứng Lens flare trong Fun effects. Bạn có thể đặt các thuộc tính cho flare theo hình vẽ trên. Dùng chuột click nút điều chỉnh thời gian để thiết lập bắt đầu và kết thúc cho một hiệu ứng flare. Bước 7: Kết hợp nhiều hiệu ứng trong một đọan phim. Đọan phim cuối cùng là kết hợp của nhiều hiệu ứng cùng một lúc. Bạn có thể khám phá hết các hiệu ứng và tìm xem những hiệu ứng này nằm ở đâu như hình bên dưới H11. Hình 11: Kết hợp nhiều hiệu ứng trong một đọan phim .
- Đến đây, cơ bản bạn đã nắm được các hiệu ứng ảnh hưởng lên đọan phim, phần kế tiếp chúng ta sẽ khai thác các hiệu ứng của âm thanh. Hãy đi qua bước 8. Bước 8:Hiệu ứng âm thanh-Audio Effects. Studio cho phép bạn điều chỉnh tần số âm thanh, chọn các thiết định có thể giảm tiếng rè, tiếng ồn, thêm echo, tăng giảm bass, treble. Trong đọan phim mẫu số 2, do âm thanh là đọan smartsound chất lượng cao nên chúng ta không thấy được sự thay đổi khi áp dụng hiệu ứng để đọan nhạc trở nên hay hơn. Bạn có thể chọn một bản nhạc chất lượng kém và nạp vào track âm thanh. Khi double Click chuột lên đọan âm thanh, cửa sổ âm thanh mở ra, click vào biểu tượng cuối cùng, giống như hình cái jack cắm điện, cửa sổ hiệu ứng âm thanh mở ra như hình dưới-Hình 12. Hình 12: Hiệu ứng âm thanh . Hiệu ứng Studio Audio Effect > Noise reduction dùng để giảm tạp âm trong đọan phim. Bạn có thể dùng chức năng này khi đọan phim được quay ngọai cảnh và thu âm trực tiếp. Phần kế tiếp chúng ta khai thác là hiệu ứng VST (Virtual Studio Technology). KHi chọn VST, trong cửa sổ bên phải là các hiệu ứng tương ứng. Khi chọn Equalizer (Bộ cân bằng âm thanh), một cửa sổ các nút điều chỉnh mở ra như hình bên dưới: Hình 13: Hiệu ứng Equalizer . Ở phần này bạn nên tự điều chỉnh để có kết quả âm thanh theo ý muốn. Có rất nhiều hiệu ứng âm thanh trong này, một hiệu ứng cuối cùng rất hiệu quả nữa đó là Reverb: tạo âm echo, tạo âm dội. Hiệu ứng này cho phép chọn âm thanh có tiếng dội lại, hoặc du dương trầm bổng tùy theo sự điều chỉnh của bạn click vào Reverb, bạn được cửa sổ như bên dưới:-Hình 14
- Hình 14: Hiệu ứng Reverb . Trong đọan phim mẫu, đọan nhạc thứ 3 sử dụng hiệu ứng này. Bạn cũng có thể thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi đọan. Như vậy đến đây, chúng ta đã hòan tất được phần hiệu ứng phim và âm thanh. phần hướng dẫn chỉ đi tổng quát về kỹ thuật. Kết quả còn tùy thuộc vào sự kiên trì và năng khiếu phim ảnh, âm thanh của bạn. Hết Bài 15 Bài 16: Công Cụ CHROMAKEY và MY SMARTMOVIE Chroma key là hiệu ứng sử dụng màn hình màu xanh làm nền phía sau của đối tượng tại thời điểm quay phim. Sau đó dùng một nền khác gọi là tiền cảnh, đặt trước đọan phim này trong rãnh biên tập, và dùng Chroma key thay nền này vào nền của đọan phim gốc. Kỹ thuật được sử dụng rộng rãi cho phép tiền cảnh xuất hiện dù rằng thực tế nó không hiện diện, và thường là không thể hiện diện đựợc khi quang cảnh được quay. I-Chromakey là gì? Chroma key là hiệu ứng sử dụng màn hình màu xanh làm nền phía sau của đối tượng tại thời điểm quay phim. Sau đó dùng một nền khác gọi là tiền cảnh, đặt trước đọan phim này trong rãnh biên tập, và dùng Chroma key thay nền này vào nền của đọan phim gốc. Kỹ thuật được sử dụng rộng rãi cho phép tiền cảnh xuất hiện dù rằng thực tế nó không hiện diện, và thường là không thể hiện diện đựợc khi quang cảnh được quay. Khi một diễn viên nhảy vào trong một ngọn núi lửa, hay đánh với một con gián khổng lồ, hoặc giải cứu phi hành đòan với cảnh bước đi trong không gian, khả năng chromakey hoặc một kỹ thuật liên quan đã được sử dụng. Trong Picture in Picture and Chromakey của Studio, Công cụ Chroma key tạo một "mặt nạ", trong đó phần trong suốt là màu đen, và phần hiển thị chính của đọan phim là màu trắng. Những nút điều khiển còn lại xác định chính xác chổ nào của họat cảnh sẽ là phần trong suốt của mặt nạ bằng cách thiết lập màu chủ chốt và các thuộc tính liên quan, đó là: 1. Transparency: Nền trong suốt. 2. Presets: Mặc định. 3. Color tolerance: Dung sai màu. 4. Saturation minimum: Độ bão hòa màu nhỏ nhất. 5. Softness: Sự mềm mại.
- 6. Spill suppression: Khử tiếng ồn và vân răn cưa. Hãy xem hai đọan phim mẫu bên dưới: Dưới đây là đọan thọai mà cô Eren nói trong phim. Đọan thọai này do chúng tôi nghe và viết lại nên có thể có lổi. Bạn nào nghe hay hơn và chính xác hơn có thể bổ sung. Hi, I'm Eren. You may recognize me from Pinnacle Studio Family of Video Editing Products. I'd like to take just a moment to tell you about one of the amazing new features that we've added to Pinnacle Studio Plus, Chromakey. Chroma is referred to as a green screen effect. Chromakey is one of those
- video effects that you see everyday but may never even realize. With Chromakey you are able to select any color from a video clip and remove it from iamge and effect creating a hole wherever the color's used to be. A new photograph or video clip can be placed behind the original clip so that it is visible through this hole. The most common use of this effect is on nightly news during the weather segment. The weather person is able to stand in front of simple green wall and point at different parts of the country and a virtual map behind them. Here take a look, right now I'm standing in front of a simple green wall. To try the chromakey effect just drag this clip to studio overlay track, put the clip you want to play behind me on studio main video track. Open the ovelay tools and with a few clicks of the mouse you will have created a chromakey effect. Enjoy. Bản dịch tiếng Việt: Chào bạn, tôi là Eren. Bạn có thể nhận ra tôi trong các sản phẩm biên tập phim thuộc gia đình Pinnacle. Tôi muốn mất một chút thì giờ để nói cho bạn về một đặc tính mới đáng ngạc nhiên mà chúng tôi thêm vào trong chương trình Pinnacle Studio Plus- Chromakey. Chroma được xem là một hiệu ứng màn hình xanh. Chromakey là một trong số các hiệu ứng bạn thấy hằng ngày nhưng ngay cả chưa bao giờ nhận ra. Với chroma key bạn có thể chọn bất cứ màu nào trong đọan phim và xóa nó khỏi ảnh và hiệu ứng sẽ tạo ra khỏang trống nơi màu đã xóa. Một bức ảnh hoặc đọan phim(làm nền) có thể được đặt phía sau đọan phim gốc để nó có thể được nhìn thấy xuyên qua khỏang trống (trên đọan phim gốc). Hiệu ứng này được sử dụng phổ biến nhất trên các đọan tin thời tiết hằng đêm. Người đọc tin thời tiết có thể đứng trước bức tường màu xanh và chỉ lên các vùng khác nhau và một một bản đồ ảo nằm sau chúng. Hãy xem đây, bây giờ tôi đang đứng trước một bức vách màu xanh. Để dùng hiệu ứng Chromakey chỉ cần kéo clip này vào Track overlay(bạn biết track này nằm đâu). Đặt một clip bạn muốn vào phía sau tôi trên track chính của phim. Mở công cụ Overlay và với một vài cái click chuột, bạn sẽ tạo được hiệu ứng Chromakey. Hãy thưởng thức. Hình bên dưới là cách tạo ra 2 đọan này. Hình 1-Đọan phim mẫu 1.
- Hình 2-Đọan phim mẫu 2. II-Tạo đọan Chromakey: Cả hai đọan đều dùng phim mẫu Chromakey nằm trong folder Shared Document. Trước hết bạn hãy nạp đọan Chromakey vào Studio và tạo ra đọan phim 1. Bạn không cần thiết phải gõ lại bản dịch phụ đề tiếng Việt. Sau khi hòan tất đọan phim 1. Click Play và bạn xem thử các nền phía sau trên rãnh phim chính, rãnh số 1, có hiển thị hay bị che khuất? Chúng ta Lưu bằng Save as ra thành 1 file nữa để thực hành trên đọan phim 2. Bây giờ, thực hành công cụ Chromakey trên đọan phim này. Click chọn đọan phim đầu tiên, click ToolBox>, > Add Video Overlay Effect, cửa sổ Video Overlay mở ra, Click chọn Chromakey. Cửa sổ Chromakey mở ra như hình minh họa bên dưới: Hình 3-Công cụ Chromakey. Trong cửa sổ Chromakey, bạn cần nắm một số khái niệm sau đây: Transparency: Bằng cách kéo thanh trượt để tăng hay giảm transparent. Khi tăng, transparent có tác dụng làm mờ đối tượng chính của phim gốc và hiển thị rõ phim nền phía sau. Presets: Studio Plus cung cấp 2 định dạng sẵn là “Green screen key” and “Blue screen key”. Đây là 2 màu chuẩn nếu bạn muốn sử dụng hiệu ứng Chromakey cho phim. Key color: Chọn màu cần xóa trên đối tượng. Color tolerance: Kéo thanh trượt này để điều khiển phạm vi màu mà key color sẽ được thay thế. Saturation minimum: Bão hòa màu là lượng sắc có trong màu. Một điểm ảnh bảo hòa zero không có màu, khi đó nó có thể là đen hay trắng. Chroma key làm việc hữu hiệu nhất khi màu nền là một màu bão hòa cao nhất. Softness: Điều khiển mật độ của clip dưới để tạo đọan phim được mềm mại hơn.
- Spill suppression: Khử tiếng ồn và vân răng cưa. Enable chroma keying: Tắt mở hiệu ứng Chroma key lên đọan phim. Apply to new clips: Cho phép hiệu ứng chmakey ảnh hưởng lên một số đọan phim. Nắm được các khái niệm trên, bạn có thể điều chỉnh thanh trượt để có được đọan chroma như mong muốn. Hình trên là một ví dụ cho đọan phim mẫu 2. Bạn có thể thực hành bằng cách chromakey cho các đọan còn lại sao cho có kết quả như mong muốn, xong Click Play để xem lại đọan phim, và quan sát xem màu xanh có lấn chiếm vào object hay không? Hoặc bên ngòai object có còn nhiều viền xanh không? Tiếp tục điều chỉnh thanh trượt trên các chọn lựa cho đến khi đạt. Để tạo được đọan phim hiệu ứng màn hình xanh, nên dùng một màn màu xanh hoặc vách màu xanh đủ độ sáng và không có bóng phía sau. Nên quay ngòai trời càng tốt. (đã thấy một số người làm như vậy) III-Tạo Đọan SmartMovie: Để tạo đọan phim SmartMovie, trước hết bạn hãy tạo một đọan phim, tắt âm thanh gốc. Không cần thêm hiệu ứng, sau đó bạn click Toolbox, chọn Create Smartmovie, cửa sổ smartmovie mở ra như hình dưới: Hình 4-tạo Smart movie. Thực hiện: Chọn một dạng phim tại: Music Video style, click chuột vào mủi tên xuống và chọn. Nạp tựa đề cho đọan phim tại dòng Title. Nạp kết thúc cho đọan phim như đạo diễn, hay quay phim tại dòng Closing Credits. Phải nạp một đọan nhạc vào phim, độ dài đọan nhạc bằng 1/2 độ dài đọan phim. Và cuối cùng Click chuột vào Create Smartmovie để tạo đọan phim. Tuy đây là ứng dụng cải tiến của Studio Plus, nhưng thiết nghĩ không được dùng nhiều nên tài liệu không đề cập chi tiết. Wow, như vậy chúng ta đã đi một đọan đường khá dài. Trước khi trở thành một nhà biên tập phim gia đình và rất có thể, bạn muốn mở một dịch vụ quay phim bán chuyên nghiệp, cho ra sản phẩm dĩa DVD phim, bạn còn một Bài nữa. Bài này có thể không quan trọng với bạn, nhưng cũng cần phải khai thác.
- Đó là Tạo bảng phân chương cho dĩa phim. Chương này chủ yếu đi về lý thuyết do khó có thể embed một đọan phim dài làm ví dụ. Mời bạn tiếp tục theo dõi. Hết Bài 16 Bài 17: Tạo Bảng Phân Chương Cho Cuốn Phim. Bảng phân chương hay bảng thực đơn được tạo ra cho dĩa phim nhằm giúp người sử dụng dễ dàng tìm đến từng nội dung trong phim mà không cần phải dùng phím Fast Forward để tìm đọan phim xem dang dở. Thư viện IT đã hòan tất tài liệu ULEAD DVD MOVIE FACTORY SE, một chương trình tạo bảng phân chương cho dĩa phim và Burn ra DVD, VCD, SVCD với những đọan phim đã được biên tập. Bảng phân chương hay bảng thực đơn được tạo ra cho dĩa phim nhằm giúp người sử dụng dễ dàng tìm đến từng nội dung trong phim mà không cần phải dùng phím Fast Forward để tìm đọan phim xem dang dở. Thư viện IT đã hòan tất tài liệu ULEAD DVD MOVIE FACTORY SE, một chương trình tạo bảng phân chương cho dĩa phim và Burn ra DVD, VCD, SVCD với những đọan phim đã được biên tập. Pinnacle Studio Plus, hỗ trợ với Standard Menus cho phép bạn tạo các bảng phân chương cao cấp và chuyên nghiệp hơn. Và dưới đây là nội dung bài học giúp bạn nắm được ứng dụng này. I-BIÊN TẬP TỰA ĐỀ: Trước hết để thực hành bạn cần tạo một đọan phim dài khỏang 4 phút. Trong cửa sổ Edit của Studio Plus, click chuột để đặt thanh điều khiển đến ngay đầu đọan phim. Click vào biểu tượng thứ 6, nằm cuối cùng trên thanh công cụ Album bên phía tay trái, cửa sổ các tựa đề phân chương được nạp vào như hình bên dưới: Hình 1. Hình 1-Thực đơn bảng phân chương. Trong cửa sổ này bạn Click và chọn Corporate New Product theo vị trí như hình minh họa trên. Bấm giữ chuột và kéo xuống đặt vào ngay đầu đọan phim. Studio Plus hiểu bạn đang chuẩn bị tạo bảng phân chương cho cuốn phim nên một cửa sổ nhỏ mở ra và hỏi bạn như sau:-Hình 2.