Hướng dẫn sử dụng Adobe Photoshop 7.0

pdf 464 trang phuongnguyen 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn sử dụng Adobe Photoshop 7.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_adobe_photoshop_7_0.pdf

Nội dung text: Hướng dẫn sử dụng Adobe Photoshop 7.0

  1. Adobe Photoshop 7.0 Ebook được làm bởi Khi bạn làm việc với Adobe Photoshop và Adobe ImageReady, bạn sẽ thấy rằng thường thì có rất nhiều cách để hoàn thành một tác phẩm. Để tận dụng hết được những tính năng xử lý tuyệt vời của hai chương trình này, trước hết bạn phải học cách để sử dụng nó. "As you work with Adobe Photoshop and Adobe ImageReady, you’ll discover that there is often more than one way to accomplish the same task. To make the best use of the extensive editing capabilities in these programs, you first must learn how to use it" (Laurie Macana) Photoshop là một trong những công cụ xử lý ảnh mạnh nhất và tiện dụng nhất hiện nay. Công dụng của nó rất vô cùng và rộng lớn. Đối với những nhiếp ảnh gia thì Photoshop có thể tăng hiệu ứng của bức ảnh, sửa chữa những khiếm khuyết không đáng có của bức ảnh và hơn thế nữa người ta có thể dùng Photoshop để tạo lên hẳn một template cho website của mình, hoặc làm ra những thanh di chuyển, những hình đồ hoạ độc đáo. Tuy nhiên để tạo ra được những thứ đó thì trước hết bạn nên biết được những điều cơ bản, hiểu rõ tính năng của từng hiệu ứng, nắm rõ chức năng của từng công cụ sẽ giúp bạn có những tác phẩm như mong muốn. Cuốn sách này được dịch lại từ cuốn "Photoshop 7.0 - Classroom in the book" của tác giả Laurie Macana. Bạn có thể download phiên bản tiếng Anh cũng có trên trang chủ để tham khảo bản gốc và thông báo cho chúng tôi những chỗ mà bạn nghĩ cần được sửa đổi. Trong bản dich này chúng tôi để nguyên tác tiếng Anh những công cụ trong Photoshop vì thứ nhất nếu dịch ra tiếng Việt thì rất "khó nghe" và thứ hai là chúng ta không có bản Photoshop Việt hoá, cho nên nếu dich ra tiếng Việt sẽ làm các bạn lẫn lộn giữa các công cụ khi thực hành. Trong quá trình dịch chúng tôi tự ý cắt đi những phần không quan trọng hoặc không thực sự cần thiết
  2. dựa trên kinh nghiệm sự dụng PTS của mình. Hơn nữa chúng tôi cũng thêm bớt một vài chỗ để hợp với văn phong của người Việt, và đặc biệt có những chố chúng tôi thêm vào những kinh nghiệm do trong quá trình làm việc với PTS chúng tôi đúc kết lại. Cuốn sách bao gồm 18 chương với những hướng dẫn cơ bản nhất từ môi trường làm việc, các công cụ cho đến những kiến thức về tạo web bằng Photoshop cũng như việc xuất bản in ấn. Hầu hết ở mỗi chương khi đề cập đến các công cụ hoặc những thuật ngữ chuyên ngành chúng tôi để chèn biểu tượng của công cụ đó hoặc thuật ngữ đó ngay bên cạnh để bạn tiện theo dõi hơn. Nếu bạn là người mới làm quen với Photoshop, chúng tôi khuyên bạn nên kiên nhẫn đọc từ chương 1 đến chương 17 để nắm bắt những điều căn bản nhất. Trong trường hợp bạn là người đã quen với Photoshop nhưng muốn tham khảo, thì bạn có thể tra cứu đền phần mình cần để xem. Cuốn sách có bố cục chặt chẽ từ đầu đến cuối, nhưng nếu bạn chọn cách tra cứu thì vẫn hoàn toàn có thể vì mỗi chương chúng tôi đều có những chú thích hoặc diễn giải ở những chương khác. Bạn có thể tham khảo thêm 3 phụ lục: Khái quát về các Filter trong Photoshop, Các lệnh gõ tắt trong Photoshop và Các chế độ hoà trộn của Photoshop để giúp bạn tối ưu hoá khả năng sử dụng Photoshop của mình. Chúng tôi xin thay mặt Bàn Tay Đen gửi lời cảm ơn chân thành tới 3 bạn SFONE, Tồ và Matdo đã góp công dịch cuốn sách này. Do trình độ hạn chế nên chúng tôi không tránh khỏi những sai sót trong khi chuyển dịch. Chúng tôi rất biết ơn những ai đóng góp ý kiến sửa chữa hoặc phê bình để chúng tôi hoàn thành nó một cách tốt hơn. Điều cuối cùng chúng tôi mong muốn ở các bạn là khi bạn muốn download về máy để xem offline, in ra giấy để dùng với mục đích học tập hoặc phi thương mại thì các bạn cứ tự nhiên, vì
  3. mọi thứ trong này đều FREE. Nhưng khi bạn muốn phát hành lại cuốn sách này ở website khác thì mong các bạn ghi rõ nguồn là © Bá Tước Monte Cristo - Final Fantasy và www.bantayden.com. Nếu được như vậy chúng tôi sẽ rất biết ơn và cảm kích vì đó cũng là một lời cám ơn chân thành nhất dành cho chúng tôi. Chúc các bạn thành công và có những bài học bổ ích. Khởi động Adobe Photoshop và mở một tài liệu Môi trường làm việc của Adobe Photoshop và Adobe ImageReady bao gồm những menu lệnh nằm trên cùng màn hỉnh của bạn với rất nhiều công cụ và Palette để chỉnh sửa và thêm các thành tố cho file hình. Bạn có thể thêm lệnh và các Filter vào menu bằng cách cài đặt một phần mềm thứ ba được biết đến như là các Plug-in Trong phần này bạn sẽ làm quen với môi trường làm việc của Adobe Photoshop (PTS) và mở một file trong PTS. Cả PTS và ImageReady (IR) đều tương thích với hình bitmap, hình kỹ thuật số. Trong PTS, bạn cũng có thể làm việc với hình Vector, một dạng hình được tạo bởi các đường thẳng mà nó giữ nguyên độ nét khi bạn định lại kích thước. Với IR bạn có thể tạo những hình động, rollover. Bạn có thể tạo một tác phẩm hoàn toàn bằng PTS hoặc IR, hoặc bạn có thể nhập hình vào bằng cách scan, phim âm bản và những hình đồ hoạc khác, thậm chí những đoạn video clip và những tác phẩm đồ hoạ được tạo bởi những phần mềm đồ hoạ khác. Bạn có thể nhập những hình ảnh kỹ thuật số được chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số. Sử dụng công cụ Cùng với PTS và IR cung cấp một hệ thống những công cụ để tạo ra những tác phẩm đồ hoạ tinh tế dùng cho các ứng dựng web hoặc in ấn. IR bao gồm rất nhiều cộng cụ có chức năng tương tự như trong PTS. Tìm công cụ trong môi trường làm việc. Môi trường làm việc mặc định của PTS và IR bao gồm thanh Menu ở trên cùng của màn hình, một hộp công cụ ở bên trái, một thành menu tuỳ biến (Option Bar) ở dưới thành Menu chính,
  4. những palette, một hoặc vài cửa sổ chứa hình xuất hiện dọc theo bên phải môi trường làm việc. Trong IR, có thêm một Palette nữa xuất hiện ở phần bên dưới phía trái của môi trường làm việc. Tất cả những công cụ được đặt ở hộp công cụ (Tool Box) nhưng cũng có thể được điều khiển bằng những tuỳ biến bạn chọn trên thanh Option Bar, và trong vài trường hợp, có thể ở một Palette nào đó. A: Thanh Menu chính B: Option Bar (Thanh menu tuỳ biến) C: Tool Box (Hộp công cụ) D: Thanh thông tin E: Cửa sổ tài liệu F&G: Palette Chọn công cụ trong Hộp công cụ Hộp công cụ bao gồm Selection Tool, Painting và những công cụ chỉnh sửa, Nền trước - Nền sau, và những chế độ hiển thị. Phần này sẽ đề cập đến hộp công cụ và chỉ cho bạn cách chọn
  5. một công cụ bất kỳ. Khi bạn đọc hết tất cả chương, bạn sẽ học được chức năng của từng công cụ. 1. Để chọn một công cụ, bạn nhấp chuột vào công cụ đó ở hộp công cụ, hoặc bạn có thể dùng phím tắt trên bàn phím. Ví dụ bạn muốn sử dụng lệnh gõ tắt để chọn Zoom Tool, nhấn phím Z. Sau đó bạn nhấn chữ M để chuyển về Marquee Tool. Những công cụ được chọn sẽ luôn hiển thị cho đến khi bạn chọn một công cụ khác. Nếu bạn không biết lệnh gõ tắt của một công cụ nào đó, hãy di chuột lên trên công cụ đó cho đến khi một dòng chữ nhỏ xuất hiện chỉ cho bạn biết tên và lệnh gõ tắt của công cụ đó. Tất cả những lệnh gõ tắt được liệt kê trong phần phụ lục này. • PTS và IR sử dụng những lệnh gõ tắt giống nhau trừ những lệnh sau: A, P, Q và Y • Trong PTS khi bạn nhấn A, bạn sẽ có Selection Tool; trong IR nhấn A sẽ ẩn hoặc hiện Image Map • Trong PTS khi bạn nhấn Q sẽ hoán đổi chế độ Quick Mask và chế độ tiêu chuẩn; Trong IR nhấn Q sẽ ẩn hoặc hiện Slice • Trong PTS khi bạn nhấn Y để chọn History Brush; trong IR nhấn Y để xem trước hiệu ứng Rollover Một vài nút công cụ trong hộp công cụ có một hình tam giác nhỏ ở dưới cùng bên phải, điều đó có nghĩa rằng có một vài công cụ nữa được ẩn ở dưới công cụ đang được chọn
  6. Chọn những công cụ ẩn bằng những phương pháp sau: • Giữ chuột trái vào một nút trên công cụ mà có tam giác nhỏ như là Rectangular Marquee (Rect Marq) sẽ có một cửa sổ hiện ra chứa những công cụ ẩn sau nó. Kéo chuột đến công cụ mà bạn muốn dùng và thả chuột để chọn nó. • Giữ phím Alt và nhấp chuột vào hộp công cụ để lần lượt hoán đổi vị trí của những công cụ ẩn cho đến khi công cụ mà bạn muốn hiện ra. • Nhấn phím Shift + lệnh gõ tắt cho đến khi công cụ bạn cần xuất hiện Hình dưới là bản tổng quan về các công cụ trong PTS. Nhấp vào hình để xem hình đầy đủ Hình dưới là tổng quan về các công cụ trong IR. Nhấp vào hình để xem hình đầy đủ Sử dụng thanh công cụ tuỳ biến. Hầu hết các công cụ đều có những tuỳ biến được hiển thị trên thanh tuỳ biến (Option Bar). Thanh tuỳ biến công cụ là một dạng menu chữ và thay đổi khi những công cụ khác nhau được chọn. Có một vài công cụ dùng chung thanh tuỳ biến như là chế độ Paint và Opacity, và một vài công cụ thì chỉ có một thanh tuỳ biến như là Auto Erase định dạng cho Pencil.
  7. Bạn có thể di chuyển thanh tuỳ biến tới bât cứ chỗ nào trong môi trường làm việc. Trong PTS, bạn cũng có thể đặt nó ở dưới hoặc trên cùng của màn hình. Thanh tuỳ biến công cụ của PTS bao gồm một Palette Well để chứa các palette mà không phải đóng hẳn chúng lại. Palette Well chỉ hiển thị khi mà môi trường làm việc của bạn lơn hơn 800x600 Px. Những bước sau chỉ cho bạn sự tương tác giữa công cụ và thành tuỳ biến công cụ 1. Để thấy tuỳ biến của một công cụ, chọn công cụ đó ví dụ như là Rect Marq và chú ý những thay đổi trên thanh tuỳ biến. Chú ý: Nếu thanh tuỳ biến công cụ không hiển thị, mở Window > đánh dấu vào Option. 2. Chọn một công cụ khác trong hộp công cụ và chú ý những thay đổi trên thanh tuỳ biến 3. Để di chuyển thành tuỳ biến công cụ, kéo cạnh bên trái của nó đến một ví trí mới. Trong PTS, cạnh bên trái có dạng hình chấm chấm khi bạn đặt nó ở dưới thanh Menu chính hoặc một vị trí bất kỳ. Chú ý: Trong PTS và IR bạn có thể nhấp đúp vào vạch chấm chấm đó ở phía tận cùng bên trái để đóng nó lại, như thế thì bạn sẽ chỉ thấy một ô vuông nhỏ ở vị trí đó. Nhấp đúp thêm lần nữa để mở nó ra.
  8. 4. Sau khi bạn chọn tuỳ biến cho một công cụ, những tuỳ biến này sẽ giữ nguyên cho đến khi bạn thay đổi nó, thậm chí khi bạn chọn công cụ khác thì tuỳ biến đã chọn vẫn không thay đổi với công cụ trước. Bạn có thể dễ dàng trả lại chế độ thiết lập mặc định của nó bằng cách 5. Nhấp vào công cụ trên thanh tuỳ biến công cụ để mở một palette ra, sau đó mở Palette Menu và chọn Reset Tool. Sau đó nhấp chuột vào một vùng bất kỳ ở vùng làm việc để đóng nó lại. Bạn cũng có thể Reset All Tool trong menu này để trả lại thiết lập mặc định của tất cả các tool. Điền vào giá trị Một vài thanh tuỳ biến công cụ, Palette và hộp thoại cho phép bạn điề giá trị vào. Có rất nhiều cách để điền một giá trị vào: Dùng thanh trượt, chỉnh góc, mũi tên và cả hộp thoại chữ. Khi bạn thực hành ở các chương sau, khi ai đó nói là bạn hãy điền giá trị vào có nghĩa rằng họ đang đề cập đến những giá trị sau. Bạn có thể trực tiếp điền giá trị bằng cách gõ số vào tất cả các trường giá trị sau. A: Hộp thoại chữ B: Thanh Trượt C: Mũi tên len và xuống D: Chỉnh bằng góc
  9. Bỏ vài phút để thực hành với những giá trị trên cho đến khi nào bạn thấy thành thục thì thôi! Hiển thị hình ảnh Bạn có thể xem các chế độ hiển thị ảnh ở các mức phóng đại khác nhau từ 0.29% trong PTS và 12.5% trong IR đến 1600% ở mức cực đại. PTS thể hiện mức phóng đại này ở thanh tiêu đề của cửa sổ hiện thời. Khi bạn sử dụng bất cứ công cụ View hoặc lệnh gì bạn sẽ thay đổi chế độ hiển thị của file ảnh, chứ không phải chiều hoặc kích thước của ảnh. Sử dụng View Menu Để mở rộng hoặc giảm tầm quan sát của một file hình sử dụng View Menu, bạn hãy làm theo những bước sau • Chọn View > Zoom In để phóng lớn hình • Chọn View > Zoom Out để thu nhỏ hình. • Chọn View > Fit on Screen. File ảnh sẽ mở rộng và phủ đầy màn hình. Chú ý: Bạn cũng có thể nhấp đúp vào Hand Tool ở hộp công cụ để mở ảnh phủ đầy màn hình. Mỗi khi bạn chọn lệnh Zoom, tầm quan sát của hình sẽ bị định lại kích thước. Tỉ lệ phần trăm độ lớn của file hình được thể hiện trên thanh Tiêu đề (Title Bar) và ở góc dưới bên trái của cửa sổ hiện hành.
  10. Sử dụng công cụ Zoom Thêm vào lệnh View, bạn có thể sử dụng công cụ Zoom để phóng đại hoạc thu nhỏ tầm quan sát của file hình. 1. Chọn Zoom Tool và di chuyển con trỏ lên một file hình bất kỳ. Chú ý rằng dấu cộng xuất hiện ở trung tâm của Zoom Tool 2. Đặt Zoom Tool lên trên file hình và nhấn chuột một lần để phóng đại file hình lên một tỉ lệ phần trăm khác. 3. Với Zoom Tool đang được chọn và đặt ở vị trí trên tấm hình, giữ phím Alt. Một dấu trừ sẽ hiện ra ở trung tâm của Zoom Tool 4. Nhấp chuột một lần, độ phóng đại của file hình sẽ được giảm xuống một tỉ lện phần trăm thấp hơn. 5. Bạn cũng có thể vẽ một vùng lựa chọn bao quanh file hình bằng cách sử dụng Zoom Tool. Vùng lựa chọn mà bạn vẽ bằng Zoom Tool đó sẽ định dạng tỉe lệ phần trăm sẽ được phóng đại. Vùng lựa chọn càng nhỏ thì tỉ lệ phóng đại càng lớn.
  11. Chú ý: Bạn có thể vẽ vùng lựa chọn bằng Zoom-in Tool để phóng lớn tầm quan sát của file hình, nhưng bạn không thể vẽ vùng lựa chọn bằng Zoom-out để giảm tầm quan sát của file hình đó. Bạn có thể dử dụng Zoom Tool để nhanh chóng trả loại 100% view dù bạn ở bất cứ độ phóng đại nào. 6. Ở hộp công cụ nhấp đúp vào nút Zoom Tool để trả lại file hình về chế độ hiển thị 100% Bởi vì Zoom Tool rất hay được dùng trong quá trình sử lý ảnh để tăng hoặc giảm tầm quan sát của hình, bạn có thể chọn Zoom Tool bằng lệnh gõ tắt mà không cần phải bỏ chọn công cụ hiện hành. Ví dụ bạn đang dùng Rect Marq mà bạn muốn chọn Zoom Tool, thì bạn không cần phải bỏ chọn Rect Marq mà chỉ cần dùng phím tắt. 7. Chọn một công cụ bất kỳ như là Hand Tool 8. Sử dụng lệnh gõ tắt để tạm thời chọn Zoom-in bằng cách nhấn phím Spacebar-Ctrl (Spacebar = Phím cách). Khi bạn thấy nó hiện lên dấu cộng thì nhấp chuột trái để phóng đại tấm hình. 9. Nhấn Space-Alt để chọn Zoom-out. Kéo một tấm hình Nếu bạn có một file hình quá lớn và nó nằm không vừa với cửa sổ của bạn, bạn phải dùng Hand Tool để kéo những vùng không nhìn thấy ra để sử lý. Nếu file hình đó nằm vừa vặn với cửa sổ làm việc thì Hand Tool không có tác dụng gì khi bạn kéo nó.
  12. 1. Nhấp chuột vào góc phía dưới bên phải của cửa sổ hiện hành để giảm kích thước của cửa sổ sao cho chỉ để lại một phần nhỏ của file ảnh. 2. Chọn Hand Tool và kéo bạn thử kéo với những hướng khác nhau để xem được những vùng bị ẩn. Khi bạn kéo file ảnh sẽ di chuyển cùng với con trỏ. Giống như Zoom Tool, bạn có thể chọn Hand Tool bằng lệnh gõ tắt mà không cần bỏ đi công cụ hiện hành 3. Chọn bất cứ cộng cụ nào khác Hand Tool 4. Giữ phím Spacebar để chọn Hand Tool từ bàn phím. Kéo để định vị lại file hình. 5. Nhấp đúp vào Zoom Tool để trả lại độ phóng đại là 100% của file hình Chú ý: Để trả lại cửa sổ hiện hành về chế độ hiển thị 100%, đánh dấu vào hộp kiểm Resize Windows to Fit trên thanh tuỳ biến Zoom Tool và nhấn vào nút Actual Pixel Size. Sử dụng Navigator Palette Navigator Palette cho phép bạn di chuyển hình tại những độ phóng đại khác nhau mà không cần kéo hoặc định lại kích thước của file hình ở cửa sổ hiển thị. IR không có Navigator Palette. 1. Nếu bạn không thấy Navigator Palette, chọn Window > Show Navigator để hiển thị nó. 2. Trong Navigator Palette, kéo thanh trượt về phía phải khoảng 300% để phóng đại tầm quan sát của file hình. Khi bạn kéo thanh trượt để tăng mức độ phóng đại, ô vuông màu đỏ bao quanh cửa sổ Navigator sẽ nhỏ dần lại. 3. Ở Navigator Palette, đặt con trỏ vào trong ô vuông màu đỏ đó. Con trỏ sẽ biến thành bàn tay.
  13. 4. Kéo bàn tay để kéo ô vuông màu đỏ đến những vùng khác nhau của file hình. Ở trong cửa sổ hiển thị file hình (cửa sổ làm việc), chú ý đến vùng nhìn thấy được của file hình cũng thay đổi khi bạn kéo trong Navigator Palette. Bạn cũng có thể vẽ một vùng lựa chọn ở Navigator Palette để xác định vùng của tầm hình mà bạn muốn xem. 5. Với con trỏ vẫn đang được đặt ở Navigator Palette, giữ phím Ctrl và vẽ một vùng lựa chọn trên file hình. Vùng lựa chọn càng nhỏ, thì độ phóng đại ở cửa sổ hiển thị ảnh càng lớn. Sử dụng Thanh Thông Tin (Info Bar) Trong PTS, thanh thông tin được đặt ở cạnh dưới của cửa sổ chính. Vùng này thể hiện độ lớn hiện tại của tài liệu, một trường điền giá trị, một menu thông tin chữ về công cụ đang được chọn. Trong IR, thanh thông tin xuất hiện ở cạnh dưới của cửa sổ chứa hình ảnh. Bạn có thể nhấp chuột vào mũi tên ở thanh thông tin sẽ có một cửa sổ hiện ra với những thông tin về các hạng mục khác nhau. Những lựa chọn của bạn trên thanh menu xác định những thông tin gì sẽ xuất hiện bên cạnh mũi tên trên thanh thông tin. Chú ý: Menu hiện ra trên thanh thông tin sẽ không hiện ra nếu cửa sổ đó quá nhỏ.
  14. Ở mặc định, kích thước của tấm hình sẽ xuất hiện trên thanh thông tin. Giá trị đầu tiên là kích thước của file hình nếu lưu lại dưới dạng hình phẳng mà không có các layer, giá trị thứ hai là giá trị nếu lưu lại với các layer. Làm việc với các Palette: Palette giúp bạn điều khiển và chỉnh sửa hình ảnh. Bởi mặc định, những pallete được đặt vào một nhóm. Để ẩn hoặc hiện một Palette mà bạn đang làm việc, chọn tên Palette đó ở nút Window trên menu chính Window > [ Tên Palette]. Dấu tick màu đen xuất hiện trên Menu trước tên nào là Palette tương ứng được hiện ở môi trường làm việc. Nếu không có dấu tick có nghĩa là Palette bị đóng hoạc ẩn đằng sau những palette trong nhóm Palette của nó. Thay đổi chế độ thể hiện Palette: Bạn có thể tổ chức lại vùng làm việc bằng rất nhiều cách. Hãy thử thao tác với vài kỹ thuất sau: - Để ẩn hết tất cả các Palette, hộp công cụ, và thanh tuỳ biến công cụ, nhấn phím Tab. Sau đó nhấn phím Tab lần nữa để mở nó. - Để ẩn hoạc hiện duy nhất Palette thôi mà không ảnh hưởng đến hộp công cụ hoạc thanh tuỳ biến công cụ nhấn Shift-Tab - Để hiện một Palette lên trên nhóm của Palette đó nhấn vào thẻ có tên Palette đó.
  15. - Để di chuyển tất cả nhóm Palette, kéo thanh tiêu đề đến một vị trí mới. - Tách một Palette ra khỏi nhóm của nó, kéo Palette đó ra ngoài nhóm đó. - Để di chuyển một Palette sang một nhóm khác, kéo Palette trong nhóm palette đó và bạn sẽ thấy một hình chấm chấm xuất hiện bao, thả nó vào một nhóm Palette mới. - Để đặt một Palette trong Palette Well ở trên thanh tuỳ biến, kéo Palette đó và thả nó vào Palette Well.
  16. Chú ý: Những palette để ở Palette Well sẽ là những Palette ẩn. Nhấp chuột vào thanh tiêu đề của palette đó để tạm thời hiển thị nội dung của palette đó cho đến khi bạn nhấp chuột vào một vùng bất kỳ ở vùng làm việc để đóng nó lại. Sử dụng Palette Menu: Hầu hết các Palette kể cả những Palette hiện ra (Pop-up), Picker, và một số hộp thoại đều có menu đính kèm với lệnh, nó ảnh hưởng đên những lựa chọn có sẵn hoạc những lựa chọn liên quan cho Palette đó hoặc hộp thoại đó. Những menu này đôi khi được gọi là Menu bay ra (Fly- out menu) bởi vì cái cách mà nó được mở ở trên các Palette. Nhưng cuốn sách này sẽ gọi những menu này là Palette Menu. Để hiện Palette Menu, nhấp chuột vào nút có hình mũi tên đen ở góc trên bên phải của palette đó. Bạn có thể di chuyển con trỏ đến lệnh mà bạn muốn chọn. Mở và đóng một Palette Bạn cũng có thể định lại kích thước của Palette để nhìn thấy nhiều hơn hoặc ít hơn nội dung của nó, bằng cách kéo hoặc thay đổi kích thướ hiển thị. - Thay đổi chiều cao của Palette, kéo cạnh dưới bên phải - Để tra lại chế độ mặc định kích thước của Palette, nhấp vào nút Minimize/ Maximize.
  17. Chú ý: Bạn không thể định kích thước của Palette Info, Color, Character và Paragraph Palette trong PTS hoặc Optimize, Info, Color, Layer Options, Character, Paragraph, Slice, và Image Map Palette trong IR. - Để thu nhỏ một nhóm các Palette thành thanh tiêu đề, Alt-Click vào hộp Minimize/ Maximize. Hoặc nhấp đúp vào thẻ Palette. Để ý rằng những thẻ cho các Palette trong nhóm Palette và các nút cho các Palette Menu vẫn được hiển thị sau khi bạn đóng palette. Đặt vị trí cho Palette và các hộp thoai: Vị tí của những palette mở và những hộp thoại có thể di chuyển được được lưu lại như mặc định khi bạn thoát khỏi PTS. Tuy nhiên bạn luôn luôn có thể quay lại với những vị trí mặc định của Palette bất cứ lúc nào. - Để trả lại vị trí mặc định cho các Palette chọn Window > Workspace > Reset Palette Location - Để PTS luôn khởi động với những Palette và hộp thoại mặc đinh chọn Edit > Preferences > General, và bỏ chọn hộp thoại Save Palette Locations. Những thay đổi sẽ được thiết lập sau khi bạn khởi động lại PTS hoặc IR. Sử dụng Menu ngữ cảnh: (Context Menu) Thêm vào menu hiển thị ở trên cùng của màn hình, menu ngữ cảnh hiển thị những lệnh tương ứng với những công cụ hiện hành, vùng lựa chọn hoặc Palette.
  18. - Để hiển thị menu ngữ cảnh, di chuột lên trên file ảnh hoặc trên file một thứ gì đó trên vùng làm việc và nhấn chuột phải. - Để thực hành với lệnh này bạn chọn Eye Dropper Tool di chuyển nó lên trên file hình, và nhấn chuột phải. Một menu ngữ cảnh sẽ xuất hiện, cho bạn những tuỳ chọn để thiết lập cho Eyd Dropper, bao gồm cả menu Palette với một vài tuỳ chọn thêm. Bạn cũng có thể có tuỳ chọn này bằng cách click chuột vào mũi tên tuỳ chọn Brush trên thành Option Bar. Chuyển sang ImageReady Khi bạn chuyển sang IR cho phép sử dụng đầy đủ những tính của cả 2 chương trình khi làm việc với tác phẩm đồ hoạ hoặc cho các ứng dụng web và những công việc khác. 1. Trong hộp công cụ ở PTS nhấn vào nút Jump To IR ( ). File hình của bạn sẽ được chuyển sang IR. Bạn có thể nhảy qua lại giữ PTS và IR để chỉnh sửa, mà không cần phải đóng chương trình nào hết. Thêm nữa, bạn có thể nhảy từ IR sang những ứng dụng đồ hoạ khác và những ứng dụng thiết kế web bằng ngông ngữ HTML được cài đặt trong hệ thống của bạn. 2. Ở IR, nhấn vào nút Jump to PTS ( ) ở trong hộp công cụ để quay lại PTS hoặc chọn File > Jump to > Adobe Photoshop 7.0
  19. Mỗi lần bạn nhảy từ PTS sang IR hoặc ngược lại file hình của bạn sẽ tự động cập nhật những thay đổi gần nhất và bạn có thể nhận ra nó ở History Palette. Bạn sẽ học cách sử dụng History Palette ở những bài sau. Hoặc click vào đây để xem. 3. Đóng một file. Bây giờ bạn đã quen thuộc với vùng làm việc cơ bản của PTS, bạn đã sẵn sàng để khám phá tính năng File Browser hoặc bắt đầu học cách để tạo hoặc chỉnh sửa hình ảnh. Một khi bạn đã biết những điều cơ bản, bạn có thể học cuốn sách này từ đầu đến cuối hoặc nhảy sang những phần nào bạn thích. Ôn lại những kiến thức đã học: 1. Miêu tả 2 cách để xem một file hình? 2. Bạn làm cách gì để chọn công cụ trong PTS hoặc IR 3. Bạn di chuyển từ PTS sang IR và ngược lại như thế nào? Đáp án: 1. Bạn có thể chọn lệnh từ View menu để Zoom-in hoặc Zoom-out, hoặc phủ đầy màn hình, bạn cũng có thể sử dụng công cụ Zoom để nhấp và kéo trên một file hình để phóng to hoặc thu nhỏ tầm quan sát. Thêm nữa, bạn có thể dùng lệnh gõ tắt để phóng to hoặc thu nhỏ chế độ hiển thị của file hình. Bạn cũng có thể sử dụng Navigator Palette để kéo một file hình hoặc thay đổi độ lớn của nó mà không cần sử dụng cửa sổ hiện hành. 2. Để chọn một công cụ, bạn có thể chọn công cụ từ hộp công cụ hoặc nhấn những tổ hợp phím tắt, bạn có thể sử dụng kết hợp tổ hợp phím để thay đổi lần lượt theo thứ tự những công cụ cùng nhóm. Bạn có thể giữ chuột trái vào một công cụ bất kỳ trên hộp công cụ để mở một menu hiện ra có chữa những công cụ ẩn.
  20. 3. Bạn có thể nhấp chuột vào nút Jump To ở hộp công cụ hoặc chọn File > Jump To để nhảy qua lại giữ PTS và IR File Browser là một tính năng độc đáo được bổ sung vào Photoshop từ phiên bản 7.0 trở lên. Với File Browser bạn có tiết kiệm rất nhiều thời gian khi làm việc với Photoshop như: tạo một thư mục mới, đặt lại tên cho một files, di chuyển file và xoá dữ liệu từ ổ cứng. Nhưng tính năng độc đáo nhất của File Browser là khả năng hiển thị thumbnail và thông tin về những file chưa được mở. Bạn sẽ thấy nó hữu ích vô cùng khi bạn chỉ muốn tìm và mở một file cụ thể nào đó. Bạn thậm chí có thể chuyển hướng được một hình từ File Browser Ở bài học này bạn sẽ học được những cách sau: • Mở, đóng và định vị File Browser • Xác định và định lại kích cỡ của 4 cột trong File Browser • Xoá, đặt lại tên và đặt lại tên cho nhiều file một lúc từ File Browser • Thiết lập hệ thống phân cấp lên từng tệp tin và sắp xếp tệp tin theo cấp đã phân • Đổi chiều của hình ảnh mà không cần phải mở nó ra trong Photoshop. Chú ý: File Browser không có trong IR cho nên bạn phải làm ở Photoshop. Bắt đầu Trong bài học này bạn sẽ trở lên quen thuộc với một tính năng mới của Photoshop 7.0 là File Browser. File Browser trông giống những palette khác trong Photoshop cả về chức năng lẫn hình thức. Nó cũng bao hàm một số chức năng với những thư mục bình thương như Window Explorer. Nhưng hơn hẳn những Photoshop palette và Window Explorer, nó có những tính năng và giao diện duy nhất mà không có ở đâu hết. 1. Khởi động Photoshop 2. Chọn File > Browser để mở Photoshop File Browser ra.
  21. 3. File Browser (FB) sẽ mở ra ở Palette Well trên góc trên bên phải của vùng làm việc. Kéo FB ra giữa vùng làm việc để tách nó ra khỏi Palette Well. 4. Định lại kích cỡ của FB bằng cách kéo cạnh dưới bên phải hoặc nhấp vào nút Maximize (ở phía tận cùng bên phải của thanh tiêu đề FB). Nếu bạn nhấp vào nút Maximum, FB sẽ phủ toàn bộ vùng làm việc. Khám phá chức năng của File Browser (FB): Để bắt đầu bạn sẽ học cách xác định những vùng khác nhau của FB và chức năng của chúng. Chú ý đến 4 cột của FB, 3 ở góc trái và một ở góc phải của cửa sổ. A. Navigation (“tree”) B. Preview pane C. Information (metadata) pane D. Palette menu button E. Address display F. Thumbnails pane 1. Ở cửa sổ góc trên bên trái, nhấp chuột vào dấu cộng để mở rộng cây thư mục ra và tìm đến file ảnh nào đó bạn thích. Ở ô bên phải của FB, những thumbnail xuất hiện chỉ ra nội dung của file hình.
  22. 2. Tại dưới cùng của FB, nhấp chuột vào mũi tên đằng sau chữ Large with Rank để hiển thị một menu hiện ra, sau đó bạn thử chọn một vài lệnh khác nhau, từng cái một. • Chức năng Small, Medium và Large thay đổi kích thước của thumbnail • Chức năng Detail hiển thị những thông tin thêm về file hình Bạn sẽ làm việc với chức năng Large with Rank ở phần sau của bài học này, bây giờ bạn hãy chọn Medium hoặc Large. 3. Di chuyển con trỏ vào vị trí cột hàng dọc mà phân chia ô bên phải và ô bên trái của FB, khi nào bạn thấy nó biến thành mũi tên màu đen 2 đầu thì kéo để định lại kích thước của ô đó. 4. Nhấp vào nút Toggle Expand View ở dưới cùng của FB để ẩn hết tất cả 3 ô cửa sổ bên trái. Sau đó nhấp lại vào nút đó để hiện lại 3 ô vừa ẩn
  23. 5. Ở FB Palette menu (nhấp vào mũi tên màu đen ở góc trên bên phải để mở menu) chọn Dock to Palette Well Chú ý: Nếu độ phân giải màn hình của bạn là 800 x 600 Px hoặc nhỏ hơn, Palette Well sẽ không hiện ra mà thay vào đó bạn phải nhấp chuột vào nút Close trên FB hoặc chọn File > Close 6. Ở trong Palette Well, kéo thẻ FB ra giữa vùng làm việc hoặc nếu FB không xuất hiện trên Palette Well bạn vào File > Browser Xem trước và mở một file hình Tiếp đến, bạn sẽ học cách sử dụng FB để mở một hình trong Photoshop. Trước khi bắt đầu, bạn phải mở FB và chọn file hình bạn muốn mở ở ô cửa sổ Navigation. 1. Trong ô cửa sổ hiển thị Thumbnail, chọn một hình bất kỳ trong nhóm hình của bạn. Một hình xem trước sẽ hiện ra ở giữ ô Xem Trước. Khung bên dưới sẽ hiện ra thông tin về file hình đó.
  24. 2. Di chuyển con trỏ đến vị trí ở giữa của ổ trên và ô giữa và kéo lên phía trên để gia tăng chiều cao của ô giữa. Hình xem trước sẽ tự động định lại kích cỡ đến khi nó phủ toàn bộ vùng trống của ô Xem Trước (Preview) 3. Ở ô phía dưới bên trái, kéo thanh cuộn để xem lại thông tin. FB sẽ hiển thị những thông tin chi biết về file hình, bao gồm định dạng của hình, độ lớn bằng Px, kích thước của hình và độ nén. Bởi vì những hình này được chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số cho nên thông tin hiển thị bao gồm ngày chụp, độ sáng và độ phân giải. Để xem thông tin dưới dạng EXIF, chọn EXIF từ menu hiện ra ở góc bên trái dưới ô Thông Tin 4. Với tấm hình đầu tiên được chọn, nhấn Enter hoặc nhấp đúp vào file hình ở ô Xem Trước hoặc ô Thumbnail. File hình sẽ được mở trong Photoshop
  25. Để mở một lúc nhiều files từ FB, chọn những file cần mở ở ô thumbnail và nhấn Enter. Bạn có thể chọn nhiều file bằng cách thường làm với hệ điều hành của bạn: Nhấp và Shift-Click để chọn những file gần kề, hoặc chọn chúng bằng cách kéo con trỏ qua thumbnail của hình mà bạn muốn chọn bằng phím Ctrl-Click để chọn những file hình cách nhau. 5. Chọn File > Close để đóng hình của bạn lại 6. Nếu cần thiết, mở lại FB bằng cách nhấn vào thẻ FB trong Palette Well hoặc chọn File > Browser Chú ý: Nếu bạn mở FB trong cửa sổ của nó, nó sẽ hiện cho đến khi bạn nhấp chuột vào một vùng bất kỳ trên vùng làm việc. Nếu bạn mở nó trong Palette Well, mà không kéo nó ra thành một cửa sổ chính, FB sẽ tự động đóng lại khi bạn nhấp chuột vào vùng bất kỳ. 7. Chọn một file hình bất kỳ nào đó rồi nhấp vào nút Delete File ở góc dưới bên phải trên FB. Khi một thông báo xuất hiện hỏi bạn có chắc là muốn xoá không! hà hà! quyền sinh sát thuộc về bạn!
  26. Quan trọng: Kéo một file từ FB đến nút Delete File sẽ xoá file đó từ ổ cứng chữ không chỉ ở Photoshop. Đặt lại tên file trong FB Bạn đã biết cách xoá một file từ FB, và bây giờ bạn sẽ học cách đặt lại tên cho một file từ FB. Có hai lợi ích để đặt lại tên file trong FB. Thứ nhất, nó sẽ dễ dàng hơn khi bạn chọn tên cho file bởi vì bạn có thể nhìn thấy hình đó như thế nào mà không cần phải mở nó ra trong Photoshop. Thứ hai và có lẽ là quan trọng nhất bạn có thể đặt tên một lúc cho nhiều file 1. Nhấp chuột vào mũi tên cạnh nút Vieư By ở dưới cùng của FB để mở một menu hiện ra và chọn Large 2. Trong ô hiển thị Thumbnail, chọn thumbnail thứ nhất. Sau đó nhấp vào tên của file đó để bôi đen nó, sau đó đặt tên là BTD. 3. Nhấn phím Tab để chọn thumbnail kế tiếp và gõ BTD2. 4. Bỏ chọn thumbnail bằng cách chọn một vùng trắng ở ô Thumbnail. Bây giờ không có một thumbnail được chọn và ở ô Xem Trước sẽ trống rỗng. 5. Trong FB, nhấp chuột phải để mở một menu ngữ cảnh, và chọn Batch Rename. (nếu FB không được đặt ở Palette Well, bạn có thể nhấp vào mũi tên để mở Palette Menu, sau đó chọn Batch Rename. 6. Trong hộp thoại Batch Rename chọn những thiết lập sau: • Dưới Destination Folder, chọn Rename In The Same Folder • Dưới File Naming, gõ BTD để thay tên mặc định là "Document Name" • Nhấn phím Tab để nhẩy sáng hộp văn bản kế tiếp, và chọn 2 Digit Serial Number từ menu thả xuống.
  27. • Nhấn Tab để chuyển sang ô kế tiếp và chọn chữ extension từ menu thả xuống chứ không phải là "EXTENTION" • Đánh dấu vào hộp kiểm Compatibility để cho hệ điều hành của bạn hoặc của người khác có thể dùng được. 7. Nhấn Ok để đóng hộp thoại Batch Rename lại. File đó sẽ được đặt lại tên và số file sẽ tương ứng với file mà bạn đã chọn bao gồm BTD và BTD2 mà bạn đã đặt tên trước đây. 8. Hurra! bạn đã thấy cái hay của FB chưa? nói rồi mà không tin! thay vì ngôi đặt tên từng chú một thì nay chỉ cần một cú nhấp chuột! hà hà! Thông tin thêm về Batch Rename Lệnh Batch Rename hoạt động khác biệt dựa trên cái gì được chọn hoặc không được chọn khi bạn chọn lệnh: • Nếu không có thumbnail nào được chọn, thì tên mà bạn chọn trong hộp thoại Batch Rename sẽ áp dụng cho tất cả những file trong thư mục được chọn
  28. • Nếu một vài chứ không phải toàn bộ thumbnail được chọn, lệnh đó sẽ chỉ đặt lại tên cho duy nhất file được chọn • Nếu chỉ một file được chọn, lệnh Batch Rename sẽ không hiển thị (những ô văn bản và trong Palette menu sẽ mờ đi) Xếp hạng và phân loại hình ảnh trong File Browser FB có chức nắng xếp hạng mà bạn có thể dùng để nhóm và phân loại thumbnail. Cách này cho bạn một lựa chọn nữa để phân loại hình ảnh thay vì làm bằng cách thông thường là nhấp chuột phải và chọn File Name của Window. 1. Trong menu hiện ra View By ở dưới cùng của FB, chọn Large With Rank Bạn sẽ nhận thấy có sự xuất hiện của một chữ Rank ở dưới mỗi file hình của bạn. Một gạch nối ở ngay cạnh chữ Rank chỉ ra rằng chưa có Rank nào được thiết lập. Xem hình trên. 2. Chọn một file bất kỳ và nhấp vào gạnh nối đó, sau đó gõ vào chữ BTD. Sau đó nhấn phím Tab và gõ tiếp BTD lần nữa ở file hình kế tiếp.
  29. 3. Tại dưới cùng của FB, nhấp vào mũi tên bên phải để mở menu Sort By và chọn Rank Bây giờ hai file BTD sẽ là hai file được hiện ra ở trên cùng của ô hiển thị Thumbnail, bởi vì 2 ảnh đó là 2 ảnh duy nhất được xếp hạng. Chú ý: Tính năng Sort By Rank phân loại theo thứ tự số của những tên rank khác nhau. Khi bạn áp dụng Rank vào file của bạn, chọn tên rank thì nó sẽ bắt đầu theo trật tự Alphabe mà bạn đã thiết lập. Có thể sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi thiết lập xếp hạng theo A, B, C hơn là sử dụng những từ miêu tả cho Rank. Bạn có thể xếp hạng file theo giá trị số. Thiêt lập Rank trong Batch Cũng tương tự như bạn Batch Rename, bạn cũng có thể thiết lập Rank bằng Batch
  30. 1. Trong ô Thumbnail, Ctrl-Click và một vài Thumbnail để chọn nó. (Bạn nên chọn ngẫu nhiên vài tấm hình, hoặc theo một tiêu chí của riêng bạn như là chất lượng của hình, xấu đẹp ) 2. Nhấp chuột phải vào một trong những Thumbnail để mở menu ngữ cảnh và chọn Rank A 3. Sử dụng kỹ năng tương tự như bước 2, chọn một vài thumbnail và xếp hạng cho nó là loại B. Và loại C cho những File còn lại 4. Trong menu Sort By ở dưới cùng của FB, chọn Rank một lần nữa. Bây giờ Thumbnail sẽ xuất hiện theo trật tự mà bạn xếp loại Xoay hình ảnh trong File Browser (FB) Một tính năng khác của FB vượt trội hơn hẳn khả năng của Window là nó có thể xoay hướng của thumbnail. Không giống như Rename, tính năng này không thay đổi file thật sự cho đến khi bạn mở nó ra. Khi bạn mở một thumbnail đã được xoay hướng, Photoshop sẽ tự động xoay hình đó theo hướng mà bạn đã chỉ định trong FB. .1. Ctrl-Click để chọn khoảng 3 thumbnail bất kỳ trên FB của bạn 2. Nhấp chuột vào nút Rotate ở phía dưới bên phải của FB
  31. 3. Khi một thông báo hiện ra bạn chọn OK. Sau khi nhấp OK 3 file ảnh bạn chọn sẽ được xoay theo chiều kim đồng hồ trong ô Thumbnail. Nếu bạn chọn một trong những thumbnail đó, hình ảnh của nó sẽ xuất hiện trong ô Xem Trước cũng là hình được xoay. Nút Rotate sẽ xoay hình của bạn theo chiều kim đồng hồ, mặc dù bạn cũng có thể xoay hình ngược chiều kim đồng hồ bằng cách nhấn vào nút Rotate 3 lần hoặc giữ phím Alt và nhấp chuột, bạn sẽ sử dụng một kỹ năng khác với tấm hình tiếp theo. 4. Chọn một hình bất kỳ và nhấp chuột phải vào thumbnail đó để mở menu ngữ cảnh và chọn Rotate 90° CCW. 5. Chọn Ok để đóng thông báo lại. File hình của bạn sẽ được xoay ngược chiều kim đồng hồ. 6. Với file hình vừa được xoay đựơc chọn, nhần Enter. File hình sẽ được mở ra trong cửa sổ làm việc và được xoay theo hướng đã định trước. Okie! vậy là bạn đã biết hết những tính năng của FB. Khi bạn học hết những bài trong cuốn sách này bạn sẽ còn có nhiều cơ hội để dùng FB mà những tính năng của nó sẽ vô cùng hữu ích. Ôn lại kiến thức đã học 1. Miêu tả 2 cách để mở FB như là mở một cửa sổ
  32. 2. Nêu những điểm giống nhau của FB và chế độ hiển thị thư mục của Window 3. Miêu tả cách sử xoay ảnh trong FB Đáp án: 1. Bạn có thể mở FB bằng cách chọn File > Browser hoặc, nếu vùng làm việc của bạn lớn hơn 800 x 600 Px, bằng cách kéo FB ra khỏi Palette Well. 2. Bạn có thể dùng FB hoặc chế độ hiển thị thư mục của Window như là Window Explore để đặt tên lại cho file, xoá file từ ổ cứng, di chuyển file và thư mục từ một vị trí này đến vị trí khác hoặc tạo một thư mục mới. 3. Bạn có thể nhấp chuột vào nút Rotate ở góc dưới bên phải của FB để xoay hướng của file hình được chọn. Mỗi lần nhấp chuột bạn sẽ xoay hình đi 90º theo chiều kim đồng hồ. Bạn có thể nhấp chuột phải vào một thumbnail bất kỳ để mở menu ngữ cảnh và chọn một trong những lệnh xoay như là: 180º, 90º CW hoặc 90º CCW PTS và IR bao gồm rất nhiều công cụ và lệnh cho phép bạn tăng chất lượng của hình ảnh. Chương này sẽ từng bước hướng dẫn bạn bạn đi suốt quá trình định dạng lại file hình, chỉnh sửa để có được những tấm hình như ý. Trong chương này bạn sẽ học được những điều sau: • Chọn độ phân giải thích hợp cho một tấm hình sca • Crop một tấm hình để có kích thước thích hợp • Điều chỉnh tông màu của tấm hình • Loại bỏ những màu không thích hợp bằng Auto Color.
  33. • Điều chỉnh độ Saturation và Brighness của một vùng nhất định trên một tấm hình sử dụng công cụ Sponge và Dodge • Thiết lập bộ lọc Unsharp Mask để hoàn thiện quá trình chỉnh sửa • Lưu một file dưới định dạng của PTS để bạn có thể dùng nó và những việc căn chỉnh Chương này sẽ sử dụng PTS nhưng cách sử dụng những chức năng tương tự sẽ được đề cập khi cần thiết trong IR Chiến lược xử lý ảnh Bạn có thể chỉnh sửa một tấm hình trông như được chụp bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm. Bạn có thể sửa những sai sót của chất lượng màu và tông màu được tạo ra trong quá trình chụp hình hoặc scan hình. Bạn cũng có thể chỉnh sửa những thiếu sót trong bố cục của bức tranh và làm rõ toàn cảnh một tấm hình. PTS cung cấp một bộ công cụ chỉnh sửa màu sắc toàn diện để điều chỉnh tông màu của những tấm hình riêng lẻ. IR có bộ công cụ xử lý màu cơ bản hơn bao gồm Levels, Auto Levels, Brightness/ Contrast, Hue/ Saturation, Destuarion, Invert, Variations và bộ lọc Unsharp Mask. Nhưng bước cơ bản để xử lý ảnh: Có 6 bước cơ bạn trong việc xử lý ảnh - Kiểm tra chất lượng scan và chắc chắn rằng độ phân giải thích hợp với cách mà bạn sẽ dùng tấm hình - Crop một tấm hình để có kích cỡ và hướng thích hợp - Điều chỉnh độ tương phả và tông màu của bức ảnh - Loại bỏ những màu không cần thiết
  34. - Điều chỉnh màu và tông màu của một vùng nhất định trong tấm hình để tạo độ bóng, Midtones, Shadow và Desaturate. - Làm rõ toàn bố cục của bức tranh Thường thì bạn nên theo thứ tự như trên khi xử lý một tấm hình. Nếu không kết quả của một bước có thể tạo ra những thay đổi không mong đợi ở một phần của hình ảnh, làm cho bạn phải mất thời gian làm lại một bước nào đó. Điều chỉnh các bước tiến hành cho mục đích của bạn Những kỹ năng sửa chữa ảnh mà bạn thiết lập cho một tấm hình phụ thuộc vào cách mà bạn sẽ dùng nó. Bức hình đó sẽ là hình trắng đen để in trên báo hoặc một tấm hình đầy màu sắc để dùng trên internet ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ từ độ phân giải khi bạn scan cho đến tông màu và độ chỉnh sửa màu mà tấm hình đó yêu cầu. PTS hỗ trợ chế độ màu CMYK để in hình, hoặc RGB và một vài chế độ khác. IR chỉ hỗ trợ duy nhất chế độ RGB sử dụng cho màn hình vi tính. Để minh hoạ cho một ứng dụng của xử lý hình, chương này sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh sửa một tấm hình được dùng để in trong chế độ bốn màu. Dùng trong ứng dụng web: In ra giấy và dùng cho màn hình vi tính Mặc dù bạn có thể tạo ra những xuất bản phẩm cho cả hai mục đích là in ra giấy hoặc dùng cho
  35. màn hình, bạn hãy nhớ rằng giấy và màn hình vi tính rất khác biệt. Luôn luôn để ý đến điểm này khi bạn tạo một xuất bản phẩm cho mục đích của mình. - Chữ có thể nhỏ và vẫn rõ ràng trên giấy, bởi vì những chấm in mực trên giấy thì nhỏ hơn nhiều là những chấm được tạo ra bởi các tia trên máy tính. Cho nên tránh những dòng chữ nhỏ và chi tiết quá nhỏ khi hiện thị trên màn hình. Điều này có nghĩa rằng sẽ khó khăn hơn nhiều để sử dụng định dạng đa hàng cột một cách hiệu quả trên màn hình vi tính. - Có rất nhiều loại màn hình máy tính và bạn không thể chắc rằng khách đến thăm trang web của bạn sẽ dùng loại màn hình có độ phân giải nào. Bạn nên thiết kế hình phù hợp với loại máy có độ phân giải nhỏ nhất khoảng 800 x 600 Px. Ngược lại, khi bạn in trên giấy, bạn biết rõ được kích thước của nó và thiết kế hình phù hợp với khổ giấy đó. - Độ lớn của màn hình máy tính được tính theo là chiều ngang, trong khi hầu hết những trang in ấn, độ lớn lại tính theo chiều dài. Yếu tố này ảnh hưởng sâu sắc đến cách dàn trang của bạn. Độ phân giải và kích thước hình Bước đầu tiên để chỉnh sửa một tấm hình trong PTS là bạn phải đảm bảo rằng nó đang ở độ phân giải phù hợp. Thuật ngữ "độ phân giải" có nghĩa rằng hàng loạt những hình vuông nhỏ được biết đến như là các đơn vị Pixel, nó thể hiện lên một tấm hình và tạo ra những chi tiết. Độ phân giải được xác định bởi kích thước Pixel, hoặc những giá trị Px tính theo chiều cao hay chiều rộng của file hình.
  36. Thể hiện dưới dạng Pixel Những kiểu của độ phân giải: Trong đồ hoạ máy tính, có nhiều loại độ phần giải: Những Px trên một đơn vị chiều dài của file ảnh được gọi là Độ phân giải hình ảnh (Image resolution), thường được tính bằng Px/Inch. Một file hình có độ phân giải cáo thì có nhiều Px hơn và dĩ nhiên là có dung lượng lớn hơn một file hình với cùng kích thước nhưng với độ phân giải thấp hơn. Hình ảnh trong PTS có thể thay đổi từ hình có độ phân giải cao là (300 PPI hoạc cao hơn) đến hình có độ phân giải thấp là (72 PPI hoặc 96 PPI). Trong khi hình ảnh trong IR được cố định là 72 PPI. Những Px trên một đơn vị chiều dài ở màn hình máy tính là "độ phân giải màn hình", thường được tính bằng những dấu chấm trên một inch (dpi). Pixel hình ảnh được chuyển trực tiếp thành Px của màn hình. Trong PTS, nếu độ phân giải của hình cao hơn độ phân giải của màn hình, file hình sẽ xuất hiện lớn hơn trên màn hình hơn là kích thước khi được in ra. Ví dụ, khi bạn xem hình 1 x 1 Inch, 144 ppi trên màn hình 72-dpi, file hình sẽ phủ 2 x 2 inch của màn hình. Những file hình trong IR có độ phân giải cố định là 72 ppi và hiển thị trên độ phân giải của màn hình. Chú ý: Bạn biết 100% view có nghĩa là gì không? nó có nghĩa rằng khi bạn làm việc trên mà hình tại giá trị là 100% thì 1Px của hình = 1 Px của màn hình. Nếu độ phân giải của hình không
  37. giống với độ phân giải của máy tính, thì kích thước trên màn hình có thể to hơn hoặc nhỏ hơn kích thước của file hình khi được in ra. Nhưng chấm mực trên một inch được tạo bởi bộ định hình hoặc máy in Laser sẽ là độ phân giải đầu ra (output resolution). Dĩ nhiên, một máy in và hình có độ phân giải cao kết hợp với nhau sẽ cho ra kết quả tốt nhất. Độ phân giải thích hợp cho một tấm hình in ra được xác định bởi cả hai độ phân giải của máy in và tần số của màn hình (Screen Frequency) hoặc lpi (lines per inch) hoặc màn hình bán sắc được sử dụng để sao chép hình ảnh. Bạn hãy nhớ rằng hình có độ phân giải càng cao, thì dung lượng của nó càng lớn và sẽ mất nhiều thơi gian hơn để load trên mạng Chỉnh ngay ngắn và Crop một hình Trong phần này bạn sẽ dùng công cụ Crop để cắt và định tỉ lệ cho một tấm hình sao cho nó ăn khớp với vị trí cần đặt. Bạn có thể sử dụng công cụ crop hoặc lệnh crop để cắt nó. Bạn có thể quyết định khi nào thì xoá, ẩn hoặc loại bỏ vùng nằm ngoài vùng lựa chọn. Trong IR, lựa chọn ẩn rất cần thiết khi bạn tạo những hình động với những thành phần di chuyển từ những vùng không nhìn thấy sang vùng thấy được. 1. Ở hộp công cụ chọn Crop Tool ( ). Sau đó trên thanh Tuỳ biến gõ vào giá trị bằng Inch với tỉ lệ tương ứng là Width: 2 và Height: 3 Chú ý: Nếu bạn đang làm việc trong IR, chọn lựa chọn Fixed Size trên thanh tuỳ biến trước khi điền giá trị vào.
  38. 2. Vẽ một vùng lựa chọn bao quanh hình của bạn. Đừng bận tâm đến việc bạn có bao quanh hết phần chính của hình không, vì bạn có thể điều chỉnh sau này. Khi bạn kéo, vùng lựa chọn sẽ duy trì tỉ lệ 2/3 như bạn đã định dạng cho nó. Trên thanh tuỳ biến công cụ, một vùng tối mờ bao phủ lấy vùng bạn sẽ loại bỏ, và thanh tuỳ biến hiển thị lựa chọn cho vùng bao phủ đó. 3. Trên thanh tuỳ biến công cụ, bỏ đánh dấu ở hộp kiểm Perspective (nếu có) 4. Trên cửa sổ chứa hình bạn di con trỏ ra ngoài vùng lựa chọn, nó sẽ biến thành một mũi tên cong hai đầu . Xoay nó theo chiều kim đồng hồ để chuyển hướng vùng lựa chọn cho đến khi nó song song với hai cạnh đáy của cửa sổ. 5. Đặt con trỏ vào bên trong vùng lựa chọn, và kéo vùng lựa chọn cho đến khi nó bao quanh hết những chi tiết của bức tranh sao cho sau khi cắt sẽ có một kEết quả đẹp nhất. Nếu bạn muốn thay đổi độ lớn của vùng lựa chọn, kéo một trong những ô vuông trên đường chấm chấm. 6. Nhấn Enter để thiếp lập vùng lựa chọn. Bức ảnh của bạn đã được cắt và hình vừa được cắt sẽ phủ đầy cửa sổ hiện hành, ngay ngắn, chỉnh lại kích cỡ, và cắt đẹp đẽ theo những gì bạn thiết lập.
  39. Trong PTS và IR bạn có thể vào Image > Trim, lệnh này sẽ bỏ đi đường biên bao quanh viền file hình của bạn dựa trên độ trong suốt và màu của đường biên. 7. Vào File > Save để lưu lại tác phẩm của bạn Điều chỉnh tông màu Tông màu của một hình ảnh thể hiện độ tương phản hoặc chi tiết trên một tấm hình và được xác định bởi mức phân chia đồng đều của các đơn vị Px. Sắp đặt từ những Px tối nhất (màu đen) đến Px sáng nhất (Trắng). Bây giờ bạn sẽ học cách chỉnh sửa màu của một tấm hình bằng lệnh Levels 1. Vào Image > Adjusment > Levels để mở hộp thoại Levels 2. Đánh dấu vào hộp kiểm Preview (nếu chưa). Ở giữa của hộp thoại bạn sẽ thấy ba hình tam giác nhỏ được đặt ở dưới biểu đồ. Ba hình này thể hiện những vùng sau: Shadow (tam giác màu đen), Higlight (Tam giác màu trắng) và Midtone hoặc Gamma (Tam giác màu xám). Nếu màu của tấm hình của bạn hoàn toàn nằm trong phạm vi của tông màu sáng, đồ thị sẽ mở rộng hết chiều dài của biểu đồ, từ tam giác đen đến trắng. Ngược lại đồ thị sẽ tụ lại vào giữa, chỉ ra rằng không có màu nào quá sáng và quá tối.
  40. Bạn có thể điều chỉnh điểm trắng và đen của tấm hình để mở rộng tông màu của nó và sau đó thì điều chỉnh Midtones. 3. Kéo tam giác phía bên trái sang bên phải rồi để ý sự thay đổi ở trường Input Levels và hình ảnh cũng thay đổi theo 4. Hãy thử với nút bên phải và kéo nó sang bên trái và để ý những thay đổi trên trường Input Level và những thay đổi mà nó mang lại cho tấm hình. 5. Tiếp tục thử với tam giác ở giữa và để ý những thay đổi. 6. Khi bạn ưng ý với kết quả thì nhấn OK để chấp nhận. 7. Vào Image > Histogram để xem một biểu đồ mới. Tông màu bây giờ mở rộng và bao phủ hoàn toàn phạm vi của biểu đồ. Nhấp Ok để đóng lại và lưu lại tác phẩm của mình
  41. Chú ý: IR không có lệnh Histogram. Nếu bạn muốn điều chỉnh và xem biểu đồ thì dùng lệnh Levels thay thế Auto Contrast Bạn cũng có thể điều chỉnh độ tương phản (Highlight và Shadow) và toàn bộ màu sắc của hình tự động bằng cách sử dụng lệnh Image > Adjustments> Auto Contrast. Điều chỉnh độ tương phản thay đổi những pixel tối nhất và sáng nhất trong tấm hình thành đen và trắng. Cách sắp sếp lại này gây ra những vùng sáng sẽ sáng hơn và những vùng tôi thì tối hơn và có thể cải thiện chất lượng hình ảnh hoặc những hình có tông màu kề nhau Lệnh Auto Contract rút ngắn những Px trắng và đen xuống 0.5%. Nó bỏ qua 0.5% ban đầu những Px quá sáng hoặc quá tối của một tấm hình. Sự rút ngắn giá trị của màu này đảm bảo giá trị của trắng đen là những vùng tiêu biểu của nội dung tấm hình hơn là những giá trị pixel cực đại. ở bài tập sau bạn sẽ không dùng đến lệnh Auto Contrast, nhưng đó là lệnh bạn nên biết và bạn có thể dùng vào những việc riêng của bạn Loại bỏ những màu không cân bằng: Một vài tấm hình bao gồm những màu không cân bằng gây ra bởi quá trình scan hoặc đã có sẵn trên hình gốc. Hình cửa sổ dưới đây có một chút màu xanh không cân bằng. Bạn sẽ sử dụng Auto Color trong PTS để sửanó. (Trong IR không có lệnh Auto Color cho nên bạn phải làm trong PTS) Chú ý: Để nhìn được những vùng màu không cân bằng trên màn hình vi tính, bạn cần có màn hình màu là 24-bit, ở màn hình 256 màu (8 bit) thì những vùng này khó phát thấy hoặc thậm chí không thể nhìn thấy được. 1. Chọn Image > Adjustment > Auto Color. Và bạn sẽ thấy màu xanh đó biến mất.
  42. 2. Lưu file hình của bạn lại Vài điều về Auto Contrast: Lệnh Auto Contrast điều chỉnh độ tương phản và màu của hình bằng cách tìm những hình ảnh thật hơn là Shadow, Midtones và Highlight. Nó trung hoà Midtone và rút ngắn những Px trắng và đen dựa trên những giá trị thiệt lập trong hộp thoại Auto Correction. Thiết lập tuỳ biến Auto Correction (PTS) Hộp thoại Auto Correction cho phép bạn tự động điều chỉnh tông màu toàn diện của tấm hình, định rõ phần trăm rút ngắn, và quy định giá trị màu cho những vùng tối, Midtones và Highlight. Bạn có thể áp dụng những thiết lập trong quá trình sử dụng hộp thoại Level hoặc Curves. Bạn cũng có thể lưu lại những thiết lập này để sau này dùng tới. Để mở hộp thoại Auto Correction Option, nhấp chuột vào Options trong hộp thoại Levels hoặc Curves Thay thế màu của hình. Với lệnh Replace Color bạn có thể tạm thời tạo ra Mask dựa trên một mầu cụ thể nào đó và sau đó thì thay thế màu này. (Mask sẽ cô lập một vùng của tấm hình, cho nên những thay đổi gì chỉ tác động lên vùng được lựa chọn mà không ảnh hưởng gì đến những vùng khác). Hộp thoại Replace Color bao gồm lựa chọn để điều chỉnh những thành tô Hue, Saturation và Lightness của vùng lựa chọn. Hue là màu sắc; Saturation là mức thuần khiết của màu và Lightness là mức độ của màu trắng và đen trong hình. Bạn sẽ dùng lệnh Replace Color để thay đổi màu của bức tường ở phía trên của tấm hình. Lệnh Replace Color khôgn có trong IR 1. Chọn Rect Marq ( ) và vẽ một vùng lựa chọn xung quanh bức tường màu xanh tại phía trên của tấm hình. Đừng quan tâm đến việc vẽ một vùng lựa chọn hoàn hảo, nhưng bạn chỉ cần để ý là vùng lựa chọn phải bao quanh hết vùng tường màu xanh.
  43. 2. Chọn Image > Adjustmnet > Replace Color để mở hộp thoại Replace Color. Bởi mặc định, vùng lựa chọn của hộp thoại Replace Color xuất hiện một hình vuông đen thể hiện vùng lựa chọn hiện tại. Chú ý đến biểu tượng của 3 công cụ Eyedropper trong hộp thoại Replace Color. Cái thứ nhất chọn một màu đơn, cái kế tiếp chọn một màu thêm vào và thêm màu đó vào vùng lựa chọn, cái cuối cùng chọn những màu mà bị loại bỏ bởi vùng lựa chọn. A: Chọn màu đơn B: Màu thêm vào C: Bớt đi 3. Chọn cái thứ nhất (A) công cụ Eyedropper ( ) trong hộp thoại Replace Color và nhấp vào một vùng bất kỳ trên bức tường xanh để tô tất cả vùng lựa chọn với màu đó.
  44. 4. Trong hộp thoại Replace Color, chọn công cụ Eyedropper-plus ( ) và kéo sang những vùng khác nhau của của bức tường xanh cho đến khi tất cà hình của bức tường được highlight bằng màu trắng trong hộp thoại 5 Điều chỉnh mức dung sai của Mask bằng cách kéo thanh trượt Fuzziness hoặc gõ vào giá trị là 80 Fuzziness điều khiển mức độ của những màu liên quan có trong Mask.
  45. 6. Nếu có một vùng trắng nào đó của Mask xuất hiện trong hộp thoại Replace Color thì đó không phài là phần của bức hình, chọn Eyedropper-Minus và nhấp vào vùng màu đen xung quanh vùng lựa chọn ở trong hộp thoại Replace Color để loại bỏ hầu hết những vùng trắng. 7. Trong vùng Transform của hộp thoại Replace Color, kéo thanh trượt Hue xuống còn -40, Saturation: -45 và Lightness: 0 Khi bạn thay đổi giá trị, màu của bức tường sẽ thay đổi ở Hue, Saturation và Lightnes cho nên bức tường bây giờ sẽ thành màu xanh lá cây. 8. Nhấn Ok để thiết lập thay đổi. 9. Chọn Select > Deselect và chọn File > Save Điều chỉnh Lightness với công cụ Dodge Bạn sẽ dùng Dodge Tool để làm sáng những vùng Highlight và làm xuất hiện những chi tiết của chiếc màn gió đằng sau cửa sổ. Công cụ Dodge dựa trên biện pháp cổ điển của thợ chụp ành bằng cách giữ lại anh sáng trong khi để để lộ sáng một vùng của tấm hình. 1. Trong hộp công cụ chọn Dodge Tool ( ), trong IR công cụ Dodge được ẩn đằng sau công cụ Clone Stamp ( )
  46. 2. Trên thanh tuỳ biến công cụ, thiết lập thông số như hình dưới 3. Sử dụng Dodge và kéo công cụ đó lướt qua màn gió để làm xuất hiện những chi tiết của nó. Bạn có thể dùng lệnh undo hoặc History Palette để quay lại thao tác trước nếu bạn không vừa ý với những thay đổi vừa tạo. Điều chỉnh Saturation với công cụ Sponge Bây giờ bạn sẽ dùng công cụ Sponge để tô đậm màu của đỏ của tường gạch. Công cụ Sponge rất hữu ích cho việc thay đổi độ đâm tinh tế cho một vùng cụ thể nào đó. 1. Chọn công cụ Sponge, được ẩn ở dưới công cụ Dodge. 2. Trên thanh tuỳ biến công cụ, thiết lập những thông số như hình sau
  47. 3. Kéo công cụ Sponge qua lại trên hoa và lá để tăng màu cho nó. Bạn càng kéo nhiều thì màu càng trở lên đậm hơn Áp dụng bộ lọc Unsharp Mask Bước cuối cùng bạn dùng để chỉnh sửa một tấm hình là bằng cách sử dụng bộ lọc Unsharp Mask. Công dụng của nó dùng để điều chỉnh độ tương phản của những tiểu tiết và tạo cho người xem có cảm giác bức ảnh đẹp hơn nhiều. 1. Chọn Filter > Sharpen > Unsharp Mask 2. Trong hộp thoại Unsharp Mask, đánh dấu vào hộp kiểm Preview (nếu chưa). Bạn có thể kéo trong cửa sổ xem trước ở hộp thoại Unsharp Mask để thấy những vùng khác nhau của tấm hình hoặc sử dụng dấu (+) và dấu (-) ở dưới thumbnail zoom in và out
  48. 3 Kéo thanh trượt Amount cho đến khi bạn hài lòng với độ nét. Nếu bạn thử với những thông số khác nhau, bạn có thể tắt hoặc mở hộp kiểm Preview để quan sát những thay đổi tác động đến tấm hình như thế nào. Hoặc bạn có thể nhấp vào tấm hình trong hộp thoại để tắt hoặc bật filter. Nếu tấm hình của bạn quá lớn, sử dụng màn hình trong hộp thoại có thể sẽ hiệu quả hơn bởi vì chỉ một vùng nhỏ được kéo lại 4 Kéo thanh trượt Radius để xác định số Px bao quanh viền, những Px này sẽ tác động đến Sharpening. Độ phân giải càng cao, thì giá trị Radius cũng nên để cao. 5. Bạn có thể điều chỉnh thanh trượt Threshold. Giá trị mặc định của nó là 0 Px làm nét cho tất cả các Px trên tấm hình. 6. Nhấp Ok để thiết lập Unsharp Mask
  49. Làm nét một tấm hình Unsharp Mask hay còn được gọi là USM, là một kỹ xảo phim ảnh tổng hợp cổ điển sử dụng để làm nét những đường viền của một tấm hình. Filter USM chỉnh sửa những vùng bị mờ xuất hiện khi chụp ảnh, scan hoặc in ấn. Nó rất hữu ích cho những tấm hình dùng cho in ấn hoặc cho ứng dụng web. Filter USM định vị những Px có sự khác biệt với những Px xung quanh bằng thanh trượt Threshold bạn điều chỉnh và tăng độ tương phản của Px bằng thanh trượt Amount. Hơn nữa, thanh trượt Radius cho phép bạn cụ thể hoá một vùng mà ở đó những Px sẽ được so sanh. Hiệu ứng mang lại từ Filter USM thì rõ ràng hơn rất nhiều trên màn hình hơn là những tác phẩm in ấn với độ phân giải cao. Nếu mục đích của bạn là in ấn, thì bạn hãy thử nghiên cứu những thông số của hộp thoại USM để tìm ra thông số nào làm bạn hài lòng nhất. Lưu hình để in màu: (Đỏ - Xanh - Vàng - Đen) Trước khi bạn lưu những hình ảnh trong PTS để dùng cho việc in màu, bạn phải đổi chế độ của hình sang CMYK để khi bạn in ra mới có kết quả như mong muốn. Bạn có thể dùng lệnh Mode để thay đổi chế độ màu. Việc này chỉ có thể tiến hành trong PTS. IR không có tính năng in ấn và chỉ sử dụng duy nhất một chế độ RGB để hiện thị trên màn hình máy tính. 1. Chọn Image > Mode > CMYK Color 2. Chọn File > Save As 3. Trong hộp thoại Save As chọn TIFF từ menu thả xuống 4. Nhấn Save 5. Trong hộp thoại TIFF, lựa chọn dạng đúng của Byte Order cho hệ thống của bạn và nhấn OK Tấm hình của bạn bây giờ đã được chỉnh sửa và sẵn sàng cho những mục đích của bạn
  50. Ôn lại những kiến thức đã học: 1. Độ phân giải có nghĩa là gì? 2. Bạn sử dụng công cụ Crop như thể nào trong việc chỉnh sửa ảnh? 3. Làm cách gì để điều chỉnh tông màu của một tấm hình? 4. Saturation là gì? và bạn điều chỉnh nó bằng cách nào? 5. Tại sao bạn lại dùng Filter Unsharp Mask? Đáp án: 1. Thuật ngữ Độ phân giải nói đến những Px tạo lên một hình ảnh và những chi tiết của nó. Có 3 loại độ phân giải khác nhau: Độ phân giải hình ảnh được tính bằgn Px per Inch (ppi); độ phân giải màn hình được tính bằng Dots per Inch (dpi) và Độ phân giải in ấn tính bằng những chấm mực trên một inch (ink dots per inch) 2. Bạn có thể dùng công cụ Crop để cắt, định lại kích cỡ và làm ngay ngắn một tấm hình 3. Bạn có thể dùng 3 tam giác Trắng, Đen và Xám dưới lệnh Level để điều chỉnh trung điểm và nơi nào có những điểm tối nhất và sáng nhất để mở rộng tông màu 4. Saturation là độ mạnh hoặc tình thuần khiết của một tấm hình. Bạn có thể tăng Saturation ở một vùng nhất định của một tấm hình bằng công cụ Sponge 5. Filter USM điều chỉnh độ tương phản chi tiết của những đương viền và tạo một cảm giác tập trung cho bức hình
  51. Học cách để chọn một vùng nhất định của tấm hình là một điều rất quan trọng mà bạn phải học. Một khi bạn đã tạo được một vùng lựa chọn, chỉ có duy nhất vùng lựa chọn sẽ được chỉnh sửa. Những vùng nằm ngoài vùng lựa chọn sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thao tác của bạn Trong chương này bạn sẽ học được những kỹ năng sau: - Chọn một vùng của tấm hình bằng cách sử dụng nhiều công cụ khác nhau - Định vị lại vùng lựa chọn. - Bỏ một vùng lựa chọn - Xoay chuyển vùng lựa chọn - Sử dụng nhiều công cụ lựa chọn để tạo ra những vùng lựa chọn phức tạp - Cắt một tấm hình - Xoá vùng lựa chọn Bắt đầu: 1. Khởi động PTS. 2. Chọn File > Open và mở một file hình bất kỳ trên đĩa cứng của bạn.
  52. Thực tập với việc tạo một vùng lựa chọn Trong bài học này bạn sẽ thực tập với việc tạo một vùng lựa chọn trước khi bạn bắt đầu làm việc thực sự với file ví dụ của bạn. Bằng cách làm việc với những công cụ trong phần thực hành, bạn sẽ nắm bắt được những điểm cơ bản của các công cụ và cách sử dụng nó. Bạn cũng sẽ học cách chọn và di chuyển là một giai đoạn hai bước. Trong PTS, bạn trước tiên chọn một vùng của tấm hình mà bạn muốn để di chuyển nó với một trong những công cụ lựa chọn. Sau khi bạn chọn nó, bạn có thể sử dụng một công cụ khác để di cuyển những Px đó đến một vị trí khác. Tổng quát về những công cụ lựa chọn Trong PTS bạn có thể tạo một vùng lựa chọn dựa trên kích thước, hình dạng và màu. Bằng cách sử dụng bốn loại công cụ cơ bản: Marquee, Lasso, Magic Wand và Pen Tool. Bạn cũng có thể sử dụng Magic Eraser để tạo vùng lựa chọn cũng tương tự khi bạn dùng Magic Wand. Chú ý: Trong bài học này, bạn sẽ chỉ sử dụng Marquee, Lasso, Magic Wand và Move Tool. Bạn sẽ học về Pen Tool ở chương sau. Chương này chỉ dành để nói về Pen Tool A. Marquee tool B. Move tool C. Lasso tool D. Magic wand tool
  53. Công cụ Marquee (Marq) và Lasso là những công cụ hàm chứa công cụ ẩn đằng sau nó. Bạn có thể chọn công cụ ẩn bằng cách giữ chuột vào biểu tượng công cụ đang hiển thị và kéo con trỏ đến công cụ mà bạn muốn chọn trong menu hiện ra. Để tạo một vùng lựa chọn xung quanh vùng mà bạn muống chọn. Hình dạng của vùng lựa chọn phụ thuộc vào công cụ mà bạn tạo ra nó. Vùng lựa chọn hình học: Bạn sử dụng công cụ Rectangular Marq ( ) để chọn một vùng hình vuông trên tấm hình. Công cụ Elliptical Marq ( ) để tạo một vùng hình tròn. Công cụ Single row Marq ( ) và Single colum Marq cho phép bạn chọn một vùng lựa chọn có chiều dài hoặc chiều rộng bằng 1 px. Chú ý: Nếu bạn có thể tạo một dạng khác của Rectangular Marq bằng cách sử dụng công cụ Crop ( ). Bạn sẽ có cơ hội để sử dụng công cụ Crop ở phần sau của chương này. Vùng lựa chọn tự do: Bạn có thể kéo công cụ Lasso ( ) xung quanh một vùng để tạo một vùng lựa chọn tự do. Sử dụng Polygonsal Lasso ( ) cho phép bạn tạo một đường thẳng xung quanh vùng bạn muốn chọn. Công cụ Magnetic Lasso ( ) trong PTS có tính năng tương tự với công cụ Lasso, nhưng đường lựa chọn của bạn sẽ dính vào viền của đối tượng lựa chọn khi bạn dùng Magnetic Lasso. Vùng lựa chọn dựa trên màu sắc: Công cụ Magic Wand ( ) chọn những vùng của một tấm hình dựa trên những điểm tương đồng về màu sắc của những Px gần kề. Công cụ này rất hữu dụng để chọn một hình đơn mà không cần phải tô theo đường viền phức tạp của hình đó. IR bao gồm những công cụ Marq cơ bản như: Lasso, Polygonsal Lasso và Magic Wand có tính năng tượng tự như trong PTS. Để tiện dụng hơn cho người sử dụng trong khi làm việc với những hình thông dụng, IR bổ sung thêm một công cụ lựa chọn nữa đó là Rounded - Rectangular Marq ( ).
  54. Chọn và bỏ chọn một vùng trên hình ảnh Bạn sẽ thực hành những kỹ năng lựa chọn bằgn cách sử dụng công cụ Rectangular Marquee (Rect Marq), 1. Chọn File > Open và mở một file nào mà bạn thích. 2. Trong hộp côgn cụ chọn Rect Marq ( ) nếu nó chưa được chọn. 3. Kéo một hình từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải theo hình mũi tên đỏ để tạo một vùng lựa chọn hình vuông Bạn có thể di chuyển biên của vùng lựa chọn khi bạn đã vẽ nó. 4. Đặt con trỏ vào bất cứ chỗ nào trong vùng lựa chọn. Con trỏ sẽ biến thành mũi tên màu đen với một biểu tượng nhỏ bên cạnh nó ( ), nhưng con trỏ sẽ lại biến hình một lần nữa khi bạn bắt đầu kéo. 5. Kéo vùng lựa chọn dịch sang bên phải. Bằng cách này bạn đã thay đổi vị trí của vùng lựa chọn, nó không ảnh hưởng đến hình của vùng lựa chọn, nó cũng không di chuyển những Px của tấm hình mà tấm hình vẫn còn "gin" như lúc mới mở!
  55. Chú ý: Định vị lại một vùng lựa chọn có thể áp dụng với tất cả những công cụ Marq như: Lasso và Magic Wand 6. Chọn Edit > Deselect hoặc bạn có thể bỏ chọn bằng cách nhấp chuột vào một vùng bất kỳ nằm ngoài vùng lựa chọn. Định vị lại một vùng lựa chọn trong khi đang tạo: Bạn đã học ở bài trước cách di chuyển một vùng lựa chọn trước khi bạn thả chuôt ra, nhưng bạn không thể thay đổi kích thước hoặc hình dáng của vùng lựa chọn. Trong phân này bạn sẽ sử dụng Elipt Marq để chọn hình Oval màu đen và học cách điều chỉnh vị trí của vùng lựa chọn khi bạn tạo nó. 1. Chọn Zoom Tool ( ) và nhấp vào hình Oval màu đen bên phải của cửa sổ chứa hình ảnh để Zoom nó với 100% View. 2. Chọn công cụ Ellipt Marq ( ) được ẩn dưới công cụ Rect Marq 3. Di chuyển con trỏ lên trên hình Oval và kéo một đường chéo qua hình Oval để tạo một vùng lựa chọn, nhưng đừng thả chuột vội. Bạn cũng không cần bận tâm nếu vùng lựa chọn của bạn không bao hết hình Oval đó.
  56. Nếu bạn không nghe lời tui mà lại thả chuột ra thì coi như hỏng! không làm tiếp được nữa đâu! he he! đùa thôi! nếu thế thì bạn vẽ lại một hình khác và lần nay thì nhớ nhé! Thông thường khi bạn vẽ một hình mới thì vùng lựa chọn mới sẽ thay thế cho cái cũ. 4. Vẫn giữ chuột, nhưng giữ phím Space Bar (phím cách) trên bàn phím và kéo vùng lựa chọn. Vùng lựa chọn sẽ di chuyển khi bạn kéo. 5. Thả phím Space Bar ra (nhưng không phải chuột đâu nhé!) và tiếp tục kéo, hãy cố gắng sao cho vùng lựa chọn bao phủ lấy hình Oval nhé! Nếu cần bạn có thể nhấn phím Space Bar xuống lần nữa và kéo để di chuyển vùng lựa chọn vào vị trí bao quanh hình Oval. 6. Khi vùng lựa chọn được đặt và chỉnh kích cỡ đúng vị trí, thả chuột. Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng trong tương lai khi bạn làm những bài thực hành trên trang chủ yêu cần phải tạo một vùng lựa chọn bao quanh một hình khác.
  57. Di chuyển nội dung của vùng lựa chọn Bây giờ bạn đã biết đôi chút về tạo một vùng lựa chọn, bây giờ bạn có thể tạo một vùng lựa chọn để mang lại những thay đổi cho tấm hình của bạn. Trong phần trước, bạn đã tạo một vùng lựa chọn với những công cụ khác nhau và sử dụng kết hợp với các tổ hợp phím để giúp bạn tạo chúng, nhưng bạn chưa tạo ra thay đổi gì cho tấm hình cả. Một lý do cơ bản để tạo một vùng lựa chọn là di chuyển những Px nằm trong nó đến một vùng khác của tấm hình. Trong phần kế tiếp này, bạn sẽ có cơ hội để thực tập thêm. Nhưng trước tiên bạn phải tạo một vùng lựa chọn. Chọn từ tâm của hình Đôi khi sẽ dễ dàng hơn để tạo một vùng lựa chọn Tròn hay vuông bằng cách vẽ từ tâm của đối tượng ra phía ngoài. Sử dụng cách này bạn sẽ tạo một vùng lựa chọn cho hình cầu. 1. Trong hộp công cụ chọn Zoom Tool và phóng hình cầu lên khoảng 300%. 2. Trong hộp công cụ chọn Ellipt Marq 3. Di chuyển con trỏ vào gần tâm của hình cầu. Bạn có thể sử dụng trục đỡ của hình cầu và đường xích đạo để xác định tâm của nó. 4. Nhâp và kéo nhưng không thả chuột, giữ phím Alt và tiếp tục kéo vùng lựa chọn ra đến ngoài của hình cầu. Để ý rằng vùng lựa chọn được đặt ở tâm thông qua điểm khởi đầu. Bạn có thể nhần phím Shift trong khi bạn tạo vùng lựa chọn để cho hình elip của bạn là một hình tròn tuyệt đối. Nếu bạn giữ phím Shift trong khi sử dụng Rect Marq bạn sẽ tạo được một hình vuông tuyệt đối. 5. Khi bạn đã hoàn toàn lựa chọn hình cầu đó, thả chuột và thả phím Alt và cả phím Shift nếu bạn dùng nó. ĐỪNG bỏ chọn bởi vì chúng ta sẽ dùng vùng lựa chọn này cho phần sau.
  58. Nếu cần thiết, điều chỉnh vùng lựac họn bằng cách sử dụng một trong những cách bạn đã học trước đây. Nếu bạn chẳng may bỏ phím Alt trước khi bạn thả chuột thì bạn phải làm lại lần nữa! cái tật táy máy mãi không bỏ được! Di chuyển và thay đổi những Px của vùng lựa chọn Bây giờ bạn sẽ sử dụng công cụ Move để di chuyển hình cầu sang phía trên bên phải của hình. Sau đó bạn sẽ tạo ra một thay đổi hoàn toàn bằng cách thay đổi màu của hình cầu với một hiệu ứng đẹp mắt. Trước khi bắt đầu, bạn phải xem xem hình cầu còn được chọn hay không. Nếu không thì bạn phải làm lại thoai! 1. Chọn View > Fit on Screen để điều chỉnh độ phóng đại như thế tấm hình sẽ phủ đầy cửa sổ. 2. Trong hộp công cụ chọn Move Tool ( ). Để ý rằng hình cầu vẫn đang được chọn. 3. Đăt con trỏ vào trong vùng lựa chọn. Con trỏ sẽ biến thành mũi tên với một biểu tượng hình chiếc kéo ( ) để chỉ ra rằng nếu kéo vùng lựa chọn sẽ cắt nó ra khỏi vị trí hiện tại và di chuyển nó đến một vị trí mới.
  59. 4. Kéo hình cầu lên trên gần với góc phải của hình. Nếu bạn muốn điều chỉnh vị trí sau khi dừng kéo, đơn giản là kéo lại lần nữa. Hình cầu vẫn được chọn trong suốt quá trình thao tác. 5. Chọn Image > Adjustments > Invert. Màu sắc của hình cầu sẽ bị nghịch đảo, cho nên bây giờ nó là mầu âm bản của hình gốc. 6. Lưu lại hình nếu bạn muốn! he he! theo tôi chắc cũng chẳng cần! he he. Nhưng đừng bỏ chọn! chúng ta cần nó cho phần sau. Di chuyển và cùng một lúc nhân đôi Tiếp đến bạn sẽ di chuyển và nhân đôi vùng lựa chọn cùng một lúc. Nếu hình cẩu của bạn không được chọn nữa, bạn phải chọn nó với những kỹ năng đã học 1. Sử dụng Move Tool và giữ phím Alt và sau đó đặt con trỏ vào trong vùng lựa chọn. Con trỏ sẽ biến thành mũi tên kép trắng và đen chỉ ra rằng khi bạn di chuyển vùng lựa chọn nó sẽ copy một hình tương tự. 2. Tiếp tục giữ phím Alt và kéo một hình nhân đổi của hình cầu xuống bên phải. Bạn có thể đặt hình cầu nằm đè lên một phần của hình gốc. Thả chuột và bỏ giữ phím Alt, nhưng đừng bỏ chọn ở hình cầu vừa được nhân đôi.
  60. 3. Chọn Edit > Transform > Scale để hiển thị một vùng bao quanh vùng lựa chọn 4. Giữ phím Shift và kéo một góc nào đó để phóng lớn hình cầu sao cho nó to hơn hình gốc một chút. Sau đó nhấn Enter để xác nhận thay đổi và ẩn vùng bao quanh. Chú ý là vùng lựa chọn cũng được định lại kích thước và hình cầu được nhân đôi vẫn được chọn! thế mới đau! 5. Giữ phím Shift-Alt và kéo hình cầu vừa được copy xuống phía dưới bên phải. Giữ phím Shift và di chuyển vùng lựa chọn để di chuyển nó theo một đường thẳng hoặc một góc nghiêng 45º. 6. Lập lại bước 3 và 4 cho hình cầu thứ 3, nhưng tạo cho nó với độ lơn gấp đôi hình gốc. 7. Khi bạn hài lòng với kích thước và vị trí của nó chọn Select > Deselect. Di chuyển với lệnh gõ tắt Tiếp đến bạn sẽ chọn hình Oval màu đen và di chuyển nó vào cuốn sách sử dụng lệnh gõ tắt. Lệnh gõ tắt cho phép bạn tạm thời chọn Move Tool mà không phải chọn nó từ hộp công cụ 1. Chọn Elipt Marq
  61. 2. Kéo một vùng lựa chọn bao quanh hình oval sử dụng những cách bạn đã chọn. 3. Với công cụ Ellipt Marq vẫn đang được chọn, giữ phím Ctrl và di chuyển con trỏ vào trong vùng lựa chọn. Biểu tượng chiếc kéo xuất hiện với con trỏ chỉ ra rằng vùng lựa chọn sẽ bị cắt từ vị trí hiện tại. 4. Kéo hình Oval vào cuốn sách để nó nằm ở vị trí gần tâm (bạn sẽ dùng một kỹ thuật khác để di chuyển hình Oval vào vị trí chính xác mà bạn muốn. Đừng bỏ chọn. Di chuyển với phím mũi tên trên bàn phím Bạn có thể tạo những hiệu đính nhỏ đến vùng lựac họn bằng cách sử dụng phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển hình Oval tịnh tiến với tỉ lệ là 1 hoặc 10 Px một lần nhấn. Khi công cụ lựa chọn của bạn đang được chọn trong hộp công cụ, phím mũi tên di chuyển vùng lựa chọn chứ không phải nội dung trong đó. Khi công cụ Move được chọn, phím mũi tên sẽ di chuyển vùng lựa chọn và nội dung của nó. Trước khi bắt đầu bạn phải chắc rằng hình Oval vẫn đang được chọn. 1. Trong hộp công cụ chọn Move Tool và nhấn phím mũi tên ( ) trên bàn phím một vài lần để di chuyển hình Oval lên trên. Chú ý mỗi lần bạn nhấn phím mũi tên hình Oval sẽ di chuyển 1 Px tương ứng. Hãy thực hành với phím mũi tên để hiểu rõ hơn nó tác động đến vùng lựa chọn như thế nào.
  62. 2. Giữ phím Shift và nhấn phím mũi tên. Bạn có thấy vùng lựa chọn được di chuyển 10 Px một lúc không? đôi khi đường biên bao quanh vùng lựa chọn có thể làm bạn phân tâm khi xử lý ảnh. Bạn có thể tạm thời dấu đường biên đi mà không phải là bỏ chọn và sau đó lại hiện vùng lựa chọn sau khi bạn đã hoàn thành công việc xử lý. 3. Chọn View > Show > Selection Edges hoặc View > Extras. Vùng lựa chọn xung quanh hình Oval sẽ biến mất. Chú ý: đôi khi tôi dùng lệnh này và quên mất là mình đã chọn, cho nên khi tôi vẽ hoặc làm một cái gì đó bên ngoài thì không được! tưởng làm sao! he he! chỉ việc lập lại bước 3 để hiện lại vùng lựa chọn thôi! 4. Sử dụng phím mũi tên để di chuyển hình Oval cho đến khi nó được đặt ở vị trí mà bạn muốn. Sau đó chọn View > Show > Selection Edges hoặc View > Extras Copy vùng lựa chọn hoặc layer Bạn có thể sử dụng Move Tool để copy vùng lựa chọn khi bạn kéo chúng trong tấm hình, hoặc bạn có thể copy và di chuyển vùng lựa chọn sử dụng lệnh Copy, Copy Merge, Cut và Paste. Kéo với Move tool tiết kiệm được bộ nhớ bởi vì không phải sử dụng đến Clipboard như lệnh Copy, Copy Merge, Cut và Paste. PTS và IR bao gồm một số lệnh cắt và dán sau: - Lệnh Copy sẽ sao chép vùng lựa chọn trên layer hiện hành
  63. - Lệnh Copy Merge sẽ copy gộp tất cả những layer nhìn thấy được trong vùng lựa chọn - Lệnh Paste dán một vùng cắt hoặc sao chép vùng lựa chọn voà một phần khác của tấm hình hoặc vào một tấm hình khác - Lệnh Paste Into dán một vùng cắt hoặc một vùng lựa chọn nằm trong một vùng lựa chọn khác vào cùng một tấm hình hoặc một tấm hình khác. Vùng lựa chọn nguồn được dán lên một layer mới, và vùng lựa chọn đích được biến thành một layer mask Bạn nên nhớ rằng khi một vùng lựa chọn hoặc một layer được dán vào những hình ảnh có độ phân giải khác nhau, vùng được dán vẫn giữ nguyên kích thước Px của nó. Nó có thể làm cho tỉ lệ của vùng được dán có kích thước lớn hơn tấm hình mới. Sử dụng lệnh Image Size để làm cho kích thước của file nguồn và file đích có cùng độ phân giải. Tạo vùng lựa chọn với công cụ Magic Wand Công cụ Magic Wand lựa chọn những Px gần kề nhau trong một tấm hình dựa trên những điểm tương đồng về màu sắc. Bạn sẽ sử dụng công cụ này để chọn số 5 trong hình 1. Chọn công cụ Magic Wand ( ). Thanh tuỳ biến công cụ bao gồm những thiết lập mà bạn có thể thay đổi để tạo cho cùng một công cụ nhưng có tính năng khác nhau. Trong thanh tuỳ biến của công cụ Magic Want, thông sô Tolerance điều chỉnh những điểm tương đồng về màu trong vùng lựa chọn khi bạn nhấp chuột. Giá trị mặc định là 32, chỉ ra rằng có 32 tông màu sáng và 32 tông màu tối sẽ được chọn. 2. Trong thanh tuỳ biến công cụ, điền giá trị 79 vào Tolerance để tăng giá trị của những tông màu giống nhau sẽ được chọn.
  64. 3. Sử dụng Magic Wand, nhấp vào mặt trước của của số 5. Nó sẽ chọn gần hết số 5 4. Để chọn những vùng còn lại của số "5", giữ phím shift bạn sẽ thấy một dấu công xuất hiện với con trỏ là Magic Wand, chỉ ra rằng nếu bạn nhấp vào bất cứ vào chỗ nào trên tấm hình cũng sẽ thêm vào vùng lựa chọn. Sau đó click vào một vào một vùng chưa được chọn nào đó của số 5 Chú ý: Khi bạn sử dụng những công cụ lựa chọn khác như là công cụ Marquee và Lasso, bạn cũng có thể sử dụng phím Shift để thêm vào vùng lựa chọn. Ở phần sau của chương này bạn sẽ học cách bớt đi một vùng lựa chọn 5. Tiếp tục thêm vào vùng lựa chọn cho đến khi tất cả những vùng màu xanh được chọn. Nếu bạn không may chọn một vùng ngoài số 5 bạn có thể vào Edit > Undo để thử lại lần nữa. 6. Khi toàn bộ số 5 đã được chọn, giữ phím Ctrl và kéo số 5 lên phía trên bên trái của tấm hình. 7. Select > Deselect
  65. Tạo vùng lựa chọn với công cụ Lasso Bạn có thể sử dụng công cụ Lasso để tạo vùng lựa chọn mà yêu cầu những đường thẳng và những đường tự do. Trong bài học này bạn sẽ dùng công cụ Lasso để chọn chiếc bút mày. Bạn có lẽ phải thực tập một chút để làm quen với cách sử dụng công cụ Lasso trong khi thay đổi giữa những đường thẳng và vùng lựa chọn tự do. Nếu bạn bị lỗi khi tạo vùng lựa chọn thì hãy bỏ chọn và làm lại. 1. Chọn Lasso Tool ( ) và bắt đầu từ điểm phía dưới bên trái của tấm hình, kéo nó xung quanh quản bút, và đi theo đường viền của chiếc bút càng chính xác càng tốt. Bạn đừng thả chuột ra nhé! giữ chẹt nó lại cho phê! 2. Giữ phím Alt và thả chuột con trỏ của bạn sẽ biến thành Polygonsal Lasso ( ) 3. Bắt đầu nhấp chuột từ nắp bút và ở khúc lượn của chiếc bút để thêm những điểm neo, sử dụng những đường ngắn hoặc dài để hợp với đường viền của chiếc bút. Nhớ giữ phím Alt trong suốt quá trình chọn nhé
  66. 4. Khi bạn chọn đến đoạn cong của chiếc ngòi bút, giữ chuột trái và thả phím Alt ra cho nó thở một xí!. Con trỏ sẽ trở lại thành công cụ Lasso! phù! tưởng mất! 5. Kéo thật cẩn thận xung quanh ngòi bút và vẫn giữ chuột trái. 6. Khi bạn đã chọn được hết ngòi bút và đến phần thân bút, bạn lại giữ phím Alt xuống lần nữa, đồng thời thả chuột trái và bắt đầu nhấp chuột dọc theo phía dưới của chiếc bút. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bạn quay lại điểm xuất phát. 7. Đến gần khúc cuối bạn phải nhấp chuột chính xác vào điểm bắt đầu để đóng vùng lựa chọn lại, nhả phím Alt để nó thở được roài, và sau đó thả chuột trái không nó chết bẹp mất. Chiếc bút đã hoàn toàn được chọn. Biến đổi vùng lựa chọn (Transform Selection) Đến bây giờ bạn đã có thể di chuyển vùng được lựa chọn và nghịc đảo lại màu của vùng lựa chọn. Nhưng còn rất nhiều thứ mà bạn có thể làm với vùng lựa chọn. Trong phần này bạn sẽ học cách biến đổi vùng lựa chọn. 1. Giữ Ctrl và kéo vùng lựa chọn của chiếc bút xuống dưới một xí. 2. Chọn Edit > Transform > Rotate. Chiếc bút và vùng lựa chọn sẽ được bao bọc bởi một đường chấm chấm và con trỏ biến thành mũi tên hai đầu ( ) 3. Di chuyển con trỏ ra ngoài vùng chấm chấm đó và kéo để xoay chiếc bút theo hướng nào bạn thích. Sau đó nhấn Enter để thiết lập thay đổi. 4. Nếu cần bạn có thể chọn Move Tool và kéo để thay đổi vị trí của chiếc bút. Khi bạn đã hài lòng với vị trí của chiếc bút chọn Select > Deselect
  67. Lựa chọn bằng công cụ Magnetic Lasso Bạn có thể sử dụng Magnetic Lasso trong PTS để tạo một vùng lựa chọn tự do với những hình có độ tương phản cao giữa viền và nền. Khi bạn tạo vùng lựa chọn với Magnetic Lasso, đường lựa chọn sẽ tự động dính vào mép của đối tượng khi bạn di chuyển. Bạn cũng có thể điều khiển hướng của nó trong khi chọn bằng cách thỉnh thoảng nhấp chuột một cái để khoá những điểm lựa chọn lại. Trong IR cũng có công cụ Magnetic Lasso) Bây giờ bnạ sẽ dùng công cụ Magnetic Lasso để chọn chiếc khoá. 1. Chọn Magnetic Lasso ( ) được ẩn dưới công cụ Lasso ( ). 2. Nhấp chuột một lần vào viền của chiếc khoá, và bắt đầu men theo viền của chiếc khoá bằng cách di chuyển con trỏ Magnetic Lasso dọc theo đường biên, cố gằng đặt con trỏ càng gần đối tượng càng tốt. Cho dù bạn không giữ chuột xuống nhưng nó vẫn dính vào đường biên và tự động thêm những điểm neo. Nếu bạn nghĩ công cụ không bám gần vào đối tượng do độ tương phản không cao, bạn có thể tự đặt điểm neo trên đường biên của đối tượng bằng cách nhấp chuột. Bạn có thể thêm bao nhiêu điểm neo tuỳ thích. Bạn cũng có thể loại bỏ điểm neo và quay lại với vị trí trước đó bằng cách nhấn phím Delete.
  68. 3. Khi bạn di chuyển đến phía bên trái của chiếc khoá, và quay lại điểm bắt đầu thì bạn nhấp đúp chuột để đóng vùng lựa chọn lại. 4. Nhấp đúp vào Hand Tool để cho tấm hình phủ đầy màn hình. 5. Chọn Move Tool và kéo cái khoá đến điểm giữa của hình Oval màu đen ở giữa của cuốn sách. 6. Chọn Select > Deselect. Làm mềm mại đường biên của vùng lựa chọn Bạn có thể làm mềm mại đường biên của vùng lựa chọn bằng chức nắng anti-aliasing và Feathering.
  69. Anti-aliasing: Làm mềm những đường răng cưa của vùng lựa chọn bằng cách làm mờ khoảng màu giao nhau giữa px của đường biên và của hình nền. Bởi vì chỉ có duy nhất những Px của đường biên thay đổi chứ không ảnh hưởng đến những chi tiết khác của tấm hình. Anti-aliasing rất hữu dụng khi bạn dùng để cắt, copy và dán vùng lựa chọn để ghép hình. Những công cụ có thể sử dụng anti-aliasing là: Lasso, Polygonsal Lasso, Magnetic Lasso, Rounded rectangle marquee, elliptical marquee và Magic Wand. (chọn một công cụ trên để hiện thị thanh tuỳ biến công cụ) Bạn phải đánh dấu vào hộp kiểm Anti-aliasing trước khi sử dụng những công cụ này. Một khi vùng lựa chọn được tạo, bạn không thể thêm chức năng Anti-aliasing. Feathering: Làm mờ đường biên bằgn cách thiết lập một vùng giao nhau giữa vùng lựa chọn và những Px bao quanh nó. Những phần bị mờ này sẽ làm mất đi một chút chi tiết ở đường biên của đối tượng. Bạn có thể thiết lập feathering cho những công cụ marquee, lasso, polygonal lasso hoặc magnetic lasso khi bạn đang sử dụng công cụ hoặc bạn có thể thêm giá trị feathering cho một công cụ hiện hành. Bạn sẽ thấy hiệu ứng Feathering xuất hiện khi bạn di chuyển, cắt hoặc copy vùng lựa chọn. - Để sử dụng Anti-Aliasing, chọn công cụ Lasso, polygonal lasso, magnetic lasso, rounded rectangle marquee (ImageReady), elliptical marquee hoặc magic wand tool. Chọn Anti-aliasing trên thanh tuỳ biến công cụ. - Để thiết lập vùng feather cho đường viền của vùng lựa chọn, chọn bất kỳ một công cụ Lasso nào hoặc Marquee. Điền giá trị Feather vào thanh tuỳ biến công cụ. Giá trị này quyết định độ rộng của vùng feather và có thể điền vào với giá trị từ 1 - 250 Kết hợp nhiều công cụ lựa chọn. Như bạn đã biết công cụ Wand tạo vùng lựa chọn dựa trên sự tương đồng về màu. Nếu một vật nào đó bạn muốn chọn mà có độ tương phản cao với nền, nó có thể rất dễ dàng khi sử dụng
  70. Wand Tool để tách đối tượng đó ra khỏi nền. Bây giờ bạn sẽ học cách sử dụng công cụ Rect Marq kết hợp với công cụ Magic Wand để chọn bông hoa sau: 1. Chọn công cụ Rect Marq ( ) ẩn đằng sau công cụ Ellipt Marq ( ) 2. Kéo một vùng lựa chọn xung quanh bông hoa. Sao cho vùng lựa chọn của bạn bao quanh cả một vùng trắng của bông hoa nữa. Bạn sẽ bỏ vùng trắng đi để tách riêng bông hoa ra ngoài 3. Chọn công cụ Magic Wand và trên thanh tuỳ biến điền giá trị Tolerance là 32 Chú ý: Nếu bạn để giá trị là 70, Magic Wand sẽ chọn cả một số vùng màu hồng nhạt và màu xám nhạt của cánh hoa, bởi vì vùng phủ bóng này có màu gần tương đồng với màu của vùng lựa chọn là màu trắng cho nên nó sẽ bao gồm trong đó. 4. Giữ phím Alt một dấu trừ sẽ xuất hiện cùng với công cụ Magic Wand 5. Nhấp vào bất kỳ một vùng trắng nào đó xung quanh bông hoa. Bây giờ tất cả những vùng trắng đã được chọn và bạn có một bông hoa hơi bị đỉnh.
  71. Cắt hình và xoá nó trong vùng lựa chọn Để hoàn thành tác phẩm này, bạn sẽ cắt một tấm hình đến một kích cỡ cuối cùng và xoa đi những chi tiết của nền còn dư lại khi bạn di chuyển vùng lựa chọn. Ở cả PTS và IR, bạn có thể sử dụng cả 2 công cụ cắt hoặc lệnh cắt (Crop) để cắt một tấm hình. Trong IR, sử dụng lệnh Crop hoặc công cụ Crop để cắt một tấm hình. Trong Image Ready (IR) sử dụng lệnh Crop hoặc công cụ Crop với thiết lập là Hide để tạo những yếu tố động được di chuyển từ một vùng không nhìn thấy vào vùng nhìn thấy được. 1. Chọn công cụ Crop ( ) hoặc nhấn C để đổi từ công cụ hiện hành thành công cụ Crop. 2. Di chuyển con trỏ vào trong tấm hình, kéo một đường chéo từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải để tạo một vùng lựa chọn. Sau khi bạn kéo xong, nhìn vào thanh tuỳ biến công cụ và bỏ đánh dấu ở hộp kiểm Perspective (nếu đánh dấu) 3. Điều chỉnh vùng crop nếu cần. - Nếu bạn cần định lại vị trí của vùng cắt, đặt con trỏ vào trong vùng đó va kéo. - Nếu bạn muốn định lại kích ỡ thì đặt nó ra gần mép ngoài và kéo 4. Khi vùng cắt đã ở vị trí như bạn muốn, nhấn Enter để thiết lập vùng cắt
  72. Vùng cắt này có thể bao gồm một chút màu xám của hình nền mà bạn chọn để di chuyển. 5. Kéo vùng lựa chọn xunh quanh vùng mà có một vài những điểm chấm xám, cẩn thận đừng để những chi tiết của đối tượng bị dính vào vùng lựa chọn 6. Trong hộp công cụ chọn Eraser Tool ( ) và đặt màu nền trước và sau là đen và trắng. 7. Dùng Eraser để tẩy những vùng xám nằng trong vùng lựa chọn đi. Để tẩy với nét lớn, chọn một brush có kích thước lớn trên thành tuỳ biến công cụ. Bởi vì tất cả những vùng lựa chọn của tấm hình đã được bảo vệ, cho nên bạn không sợ lỡ tay xử nhầm em nào đâu! 8. Chọn một vùng khác với những mẩu còn thừa lại và xoá nó đi. Cứ tiếp tục chọn và xoa cho đến khi nào sạch như chùi thì thoai! Câu hỏi ôn tập: 1. Một khi bạn đã tạo một vùng lựa chọn, vùng hình ảnh nào sẽ được xử lý? 2. Bạn làm cách gì để thêm hoặc bớt một vùng lựa chọn 3. Bạn làm cách gì để di chuyển một vùng lựac họn khi bạn đang vẽ nó
  73. 4. Khi bạn đang vẽ một vùng lựa chọn bằng công cụ Lasso, bạn làm cách gì để đóng vùng lựa chọn lại? 5. Làm thế nào để công cụ Magic Wand xác định những vùng của hình ảnh nó sẽ chọn? Tolerance nghĩa là gì và nó tác động thế nào tác vùng lựa chọn? Đáp án: 1. Chỉ có những vùng nằm trong vùng lựa chọn mới có thể được sửa đổi 2. Để thêm vào vùng lựa chọn, giữ phím Shift và kéo vào vùng lựa chọn hiện hành. Để bớt đi từ vùng lựa chọn, giữ phím Alt và kéo vào vùng lựa chọn hiện hành. 3. Vẫn giữ nguyên chuột trái, giữ phím cách (Spacebar) và kéo để định lại vị trí cho vùng lựa chọn. 4. Để đóng lại vùng lựa chọn bằng công cụ Lasso, nhấp đúp vào điểm bắt đầu khi bạn đã tạo một vòng xung quanh đối tượng. Nếu bạn kết thúc điểm lựa chọn ở một chỗ khác chứ không phải là điểm bắt đầu. Nó sẽ tạo ra một đường cắt ngang nối liền điểm xuất phát và điểm bạn kết thúc. 5. Công cụ Magic Wand chọn nhưng pixel gần kề nhau dựa trên những điểm tương đồng về màu sắc. Tolerance có nghĩa rằng nó xác định bao nhiêu tông màu mà công cụ Magic Wand sẽ chọn. Giá trị của Tolerance càng lớn, công cụ Magic Wand sẽ lựa chọn nhiều tông màu hơn. Trong chương này bạn sẽ học và làm về: • Sắp xếp hình ảnh trên layer.
  74. • Tạo layer mới. • Ẩn hoặc hiện một layer • Chọn layer • Loại bỏ chi tiết hoặc hình ảnh trên layer. • Sắp xếp lại layer để thay đổi theo trình tự sắp xếp trong hình. • Áp dụng các chế độ hoà trộn cho layer • Kết nối layer để làm việc cùng 1 lúc. • Áp dụng Gradient cho layer. • Thêm text và layer effect cho layer • Tạo một bản lưu của tài liệu với một layer đã được flatten. Bắt đầu 1- Mở PTS lên. 2- Chọn File > Open và mở một file hình bất kỳ 3- Một khi bạn xem xong rồi, có thể để nguyên vậy hoặc đóng nó lại mà kô cần Save/Change gì hết. Về layers Mỗi file trong PhotoShop bao gồm 1 hoặc nhiều layer. Khi bạn mở một file mới, theo mặc định nó sẽ là layer background, layer này có thể chứa một màu nào đó hoặc một hình ảnh mà có thể nhìn thấy qua vùng trong suốt của layer nằm trên nó. Bạn có thể xem vào thao tác các layer với Layers palette. Những layer mới sẽ là hình trong suốt cho đến khi bạn thêm nội dung hoặc các Pixel hình ảnh vào. Làm việc với layer cũng tương tự như bạn vẽ trên một cuốn sách nhiều trang. Mỗi trang giấy có thể được chỉnh sửa, thay đổi vị trí, xóa bỏ mà kô ảnh hưởng đến những trang khác. Khi các trang giấy được sắp xếp chồng lên nhau, toàn bộ bức vẽ sẽ hiện lên.
  75. Xem thông tin trên Layers palette. Bây giờ bạn sẽ mở file và bắt đầu bài học bằng cách làm việc với bức ảnh như bạn học về Layers Palette và Layer Options. Layer Pallete thể hiện tất cả layers với tên layer và những chi tiết khác của tấm hình trên mỗi layer. Bạn có thể dùng Layers Palette để giấu, xem, di chuyển vị trí, đổi tên và xóa và merge các layer. Thumbnail của từng layer sẽ tự động update khi bạn chỉnh sửa một layer. 1.Chọn File > Open, mở file một file bất kỳ 2. Nếu như Layers pallete kô tự động xuất hiện thì chọn Window > Layer. Có 3 layer trong Layers Palette: Statue, Doorway và Background. Layer nền sẽ có màu xanh chỉ ra rằng bạn đang làm việc trên layer đó. Sẽ có 3 biểu tượng nhỏ xuất hiện trên layer nền: Hình chiếc khoá ( ) xuất hiện ở bên phải của layer, hình con mắt ( ) và hình cây cọ ( ). Hai hình này không có ở trên 2 layer còn lại. 3 Chọn File > Open, mở file Door.psd trong thư mục Lesson05 Layer Palette sẽ thay đổi bởi vì layer bạn đang làm việc đã thay đổi. Chỉ có mỗi 1 layer trên hình Door.psd: layer 1 Về layer nền. Khi bạn mở một tài liệu mới với màu nền trắng hoặc một màu khác, layer dưới cùng của Layer Pallette sẽ được đặt tên là Background. Một file hình chỉ có thể có một layer Background. Bạn
  76. không thể thay đổi vị trí của layer background, chế độ hoà trộn hoặc mức Opacity của nó. Tuy nhiên bạn có thể nâng layer nền thành một layer bình thường. Khi bạn mở một tài liệu với nền trong suốt, thì tài liệu đó sẽ không có layer Background. Layer cuối cùng trong Layer Pallete không bị "khoá cứng" như layer background, nó cho phép bạn di chuyển layer đó đến bất cứ nơi nào trong Layer Palette, bạn cũng có thể thay đổi chế độ hoà trộn và mức Opacity của nó. Để nâng layer background thành một layer thông thường: 1. Nhấp đúp vào layer Background trong Layer Pallete, hoặc chọn Layer > New > Layer Background 2. Lựa chọn tuỳ biến layer như bạn muón. 3. Click OK. Để chuyển layer thành layer nền: 1. Chọn layer trong Layer Palette 2. Chọn Layer > New > Background From Layer Chú ý: Bạn không thể tạo một layer Background chỉ bằng cách đặt lại tên cho nó mà bạn phải dùng lệnh Background From Layer. Tạo một layer mới cũng có thể đơn giản như kéo một tấm hình từ một tài liệu này sang một tài liệu khác. Trước khi bạn bắt đầu bạn hãy mở 2 file hình bất kỳ ra trước. Việc trước tiên bạn nên làm là đổi tên của nó thành một tên dễ nhớ hơn. 1. Trong Layer Palette, nhấp đúp vào Layer 1 và gõ Door. 2. Nếu cần, kéo 2 layer Door.psd và Start.psd sang gần nhau để bạn có thể nhìn thấy một phần của tấm hình. Sau đó chọn hình Door.psd để layer đó sẽ là layer làm việc. 3. Trông hộp công cụ chọn Move Tool ( ) và đặt nó ở trong tài liều Door.psd. 4. Kéo file Door.psd sang file Start.psd. Khi bạn kéo nó sang Start.psd con trỏ sẽ thay đổi thành một mũi tên trắng với một dấu cộng trong hình vuông nhỏ. (Nếu bạn giữ phím Shift khi kéo
  77. một hình ảnh từ tài liệu này sang tài liệu khác, layer được kéo sẽ tự động căn chỉnh nó vào trung tâm của hình mà nó được kéo đến) 5. Khi bạn thả chuột, hình cánh cửa sẽ xuất hiện trên hình cánh đồng của file Start.psd. 6. Đóng file Door.psd lại, và kô cần phải lưu lại thông tin. Trong layer Palette bạn chú ý layer cánh cửa xuất hiện trên một layer riêng biệt và có cùng tên với tên ở file gốc - Door Chú ý: Nếu bạn muốn mở rộng Layer Palette, nhấp vào nút Minimize/ Maximize hoặc định lại kích thước của Layer Palette trên đỉnh của nó hoặc kéo xuống từ góc dưới bên phải.
  78. Kéo một tấm hình từ cửa sổ này sang cửa sổ khác chỉ di chuyển một layer đang được chọn. Bạn cũng có thể kéo một layer từ layer Palette của một tài liệu sang hình ảnh của một tài liệu khác. Xem từng layer riêng lẻ: Trên layer Palette hiện thời thể hiện tài liệu đang chứa tổng cộng 3 layer kể cả layer Door, một vài trong số đó có thể thấy được và một vài thì bị ẩn. Biểu tượng con mắt ( ) ở phía bên trái của layer palette chỉ ra rằng layer đó đang được chọn. Bạn có thể ẩn hoặc hiện một layer bằng cách nhấp vào biểu tượng này. 1. Nhấp vào layer con mắt trên layer Door để ẩn hình cánh cửa đi. 2. Nhấp lại lần nữa để hiện nó. Cứ để nguyên "hiện trường" của các layer khác dù cho nó ẩn hoặc hiện. Chọn và di chuyển một vài Px từ một layer: Chú ý rằng khi bạn di chuyển hình cánh cửa sang hình ngôi vườn, bạn cũng có thể di chuyển vùng trắng bao quanh cánh cửa. Vùng màu trắng này che phủ một phần của hình ngôi vườn, bởi vì layer cánh cửa nằm trên hình ngôi vườn. Bây giờ bạn sẽ sử dụng Eraser để tẩy những vùng trắng xunh quanh cánh cửa. 1. Nhấp chuột chọn layer Door. Để chọn layer, nhấp vào tên của layer đó trên Layer Palette. Layer đó sẽ được tô màu xanh (trên layer Palette), và một hình chiếc cọ ( ) xuất hiện về phía bên trái của biểu tượng con mắt chỉ ra rằng đây là layer đang được chọn.
  79. 2. Để vùng màu trắng hiển thị rõ ràng hơn, bạn ẩn layer vườn đi bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng con mắt ( ) ở bên trái của Background layer. Hình ngôi vườn sẽ biến mất, và hình cánh cửa hiện lên trên một hình kẻ caro. Vùng kẻ caro này thể hiện vùng trong suốt của layer hiện hành. 3. Chọn công cụ Magic Eraser ( ) ẩn đằng sau công cụ Eraser ( ). Bạn có thể thiết lập mức Tolerance của công cụ Magic Eraser. Nếu mức Tolerance quá thấp, công cụ Magic Eraser sẽ để lại một ít vệt trắng xung quanh cánh cửa. Nếu mức Tolerance quá cao, công cụ này sẽ xoá đi một vài chi tiết của cánh cửa. 4. Trên thanh tuỳ biến công cụ, điền các giá trị khác nhau cho Tolerance ở đây chúng ta dùng 22 và sau đó nhấp vào vùng trắng xung quanh cánh cửa.
  80. Bạn để ý rằng vùng kẻ caro đã thay cho vùng màu trắng, chỉ ra rằng vùng này đã trở thành "tòng phạm", cả lũ trở thành trong suốt. 5. Hiện layer Background bằng cách nhấn vào biểu tượng con mắt. Hình ngôi vườn sẽ hiện ra đằng sau hình cánh cửa. Sắp xếp lại các layer. Thứ tự của các layer của một hình được sắp xếp gọi là thứ tự sắp xếp. Thứ tự sắp xếp của các layer xác định hình ảnh đó sẽ được xem như thế nào bạn có thể thay đổi thứ tự thứ tự của layer để hình trong layer đó hiện hoặc ẩn trước hoặc sau một hình khác. Bây giờ bạn sẽ sắp xếp lại các layers sao cho layer cánh cửa nằm trên cùng của các hình khác. 1. Nhấp vào con mắt cạnh hai layer cánh cuar và layer tượng để hiển thị nó. Bạn sẽ thấy một phần của layer cánh cửa bị che khuất bởi layer cổng gạch.
  81. Trên layer Palette, kéo layer Door lên trên layer Doorway. Layer Door di chuyển lên trên một mức theo thứ tự sắp xếp, và hình cánh cửa xuất hiện trên hình cổng gạch. Thay đổi chế độ hoà trộn và mức Opacity của một layer. Hình cánh cửa bây giờ che phủ tất cả những hình nào nằm dưới nó. Bạn có thể giảm mức Opacity của layer cánh cửa để nhìn thấy những layer nằm dưới nó. Bạn cũng có thể áp dụng những chế độ hòa trộn khác nhau cho layer, nó tác động đến hình cánh cửa sẽ hoà trộn với những layer nằm dưới nó như thế nào. Hiện tại chế độ hoà trộn là Normal. 1. Chọn layer Door, nhấp chuột vào mũi tên cạnh hộp Opacity trên layer Palette và kéo thanh trượt xuống còn 50%. Hình cánh cửa sẽ mờ đi một nửa, và bạn có thể nhìn được layer nằm dưới đó. Những thay đổi này chỉ tác động đến duy nhất layer cánh cửa. Hình bức tượng và ngôi vườn vẫn "bình chân như vại". 2. Ở bên trái của hộp thoại Opacity là các chế độ hoà trộn, nhấn vào mũi tên và từ menu thả xuống bạn chọn Luminosity 3. Điều chỉnh lại mức Opacity của layer đó thành 90%
  82. 4. Chọn File > Save để lưu lại những gì bạn đã làm nếu cần. He! tôi nghĩ chắc chẳng cần! Liên kết các layer với nhau: Một cách hiệu quả để làm việc với vài layer là liên kết hai hoặc nhiều layer với nhau. Bằng cách này bạn có thể di chuyển hoặc Transform chúng cùng một lúc nhưng vẫn giữ được vị trí của từng layer. Trong phần này bạn sẽ liên kết hai hình cánh của và cổng gạch với nhau, sau đó thì di chuyển và định dạng nó. 1. Chọn Move Tool và kéo cánh cửa sang bên trái vào vị trí như hình dưới. 2. Trên layer Palette chọn layer Door nhấp chuột vào ô vuông bên cạnh layer Doorway như hình được khoanh tròn ở dưới. Một biểu tượng mắt xích xuất hiện chỉ ra rằng layer được liên kết với layer Doorway. (Layer hiện hành hoặc layer được chọn sẽ không xuất hiện biểu tượng mắt xích khi bạn tạo liên kết layer)
  83. 3. Vẫn sử dụng công cụ Move Tool, kéo layer Doorway sang bên trái của cửa sổ hình sao cho mép trái chạm vào cạnh của tài liệu như hình dưới. Bạn sẽ nhận thấy cánh cửa và cổng gạch di chuyển cùng với nhau. 4. Chọn layer Doorway trên Layer Palette, sau đó vào Edit > Free Trasform. Một vùng bao quanh sẽ xuất hiện xung quanh hình ảnh của layer được link. Giữ phím Shift và kéo một góc của vung bao quanh sang bên phải để định dạng lại cánh cửa và cổng gạch to hơn một chút.
  84. 6. Nếu cần, đặt con trỏ vào giữa vùng bao quanh và kéo để định vị lại hai tấm hình. 7. Nhấn Enter để thiết lập vùng Transform Thêm hiệu ứng Gradient cho một layer Tiếp theo bạn sẽ tạo một layer mới trên cùng các layer khác, việc thêm một layer mới tương tự như việc bạn thêm một trang giấy khác lên trên hình mình đang vẽ vậy. Sau đó bạn sẽ thêm một vùng bán trong suốt bằng công cụ Gradient, layer này sẽ tác động đến tất cả những layer trong layer Palette nằm dưới nó. Trong IR không có công cụ Gradient, bạn có thể áp dụng Gradient/ Pattern từ layer Palette. 1. Trong layer Palette, chọn layer Background. 2. Chọn nút New Layer ( ) ở dưới cùng của Layer Palette. Một layer mới được tạo và theo mặc định được đặt tên là Layer 1, xuất hiện ở giữa layer Background và layer Doorway.
  85. Chú ý: Bạn có thể tạo một layer mới bằng cách chọn New Layer trong Layer Palette Menu. 3. Nhấp đúp vào layer Layer 1 và gõ chữ Gradient để đặt tên cho nó. Bây giờ bạn có thể áp dụng Gradient cho layer này. Gradient là một vùng giao thoa giữa 2 hoặc nhiều màu. Bạn điều chỉnh độ giao thoa bằng cách sử dụng công cụ Gradient. 4. Trong hộp công cụ chọn Gradient ( ). 5. Trên thanh tuỳ biến công cụ, chọn loại Linear Gradient ( ) và nhấp chuột vào ô vuông màu để mở rộng vùng chọn màu. Chọn loại Foreground to Transparent và nhấp chuột vào một vùng bất kỳ để đóng hộp thoại chọn màu lại. Để xác định tên của những loại gradient khác nhau, rê chuột qua những thumbnail đó cho đến khi một dòng chữ hiện lên, đó là tên của Gradient nó. Hoặc bạn có thể mở Gradient Menu để chọn Small List hoặc Large List. 6. Chọn Swatch Palette để hiển thị nó lên trên những Palette khác, và chọn một màu bất kỳ bạn muốn.
  86. 7. Với layer Gradient đang được chọn trên layer Palette, kéo gradient từ bên mép trái sang mép phải của hình. (Bạn nên giữ phím Shift trong khi kéo để gradient được thành một đường thẳng). Gradient sẽ che phủ toàn bộ layer, bắt đầu từ màu bạn chọn và nhạt dần cho đến khi trong suốt, và tác động đến layer ngôi vườn nằm dưới nó. Bởi vì layer gradient đã che khuất một phần của ngôi vườn, bây giờ bạn có thể làm cho sáng lên bằng cách thay đổi độ Opacity của nó. 8. Trên layer Palette hạ mức Opacity của layer Gradient xuống còn 60%. Ngôi vườn sẽ được nhìn thấy qua layer Gradient. Chú ý: Nếu bạn thử cách này trong IR, những tác động của Gradient/ Pattern sẽ không xuất hiện nếu bạn xem nó trong PTS. Tuy nhiên, hiệu ứng Gradient vẫn được giữ trong bức ảnh. Một biểu tượng nhắc sẽ xuất hiện trong PTS để chỉ cho bạn biết layer đó có chứa hiệu ứng Gradient. Hiệu ứng Pattern hoặc Gradient không thay đổi được trong PTS nếu bạn không Rasterize layer chứa hiệu ứng đó. Thêm chữ: Bây giờ bạn sẽ gõ thêm chữ vào tấm hình. Bạn có thể viết chữ với công cụ Type. Công cụ này sẽ tự động tạo một layer mới và hiển thị chữ trên đó. Bạn sẽ chỉnh sửa chữ và thêm những hiệu ứng vào cho nó. (Trong IR cũng có tính năng viết chữ nhưng nó sử dụng Palette để hiển thị tuỳ biến công cụ type chứ không phải là hộp thoại như trong PTS) 1. Trong layer Palette nhấp chuột chọn layer bức tượng để chọn nó 2. Trong hộp công cụ, nhấn vào nút màu mặc định nền trước nền sau ( ) ở gần phía dưới cùng của hộp công cụ để đổi lại màu nền trước thành đen. Đây sẽ là màu của layer chữ. Chú ý: Nếu bạn quyết định đổi màu của chữ sau khi gõ, bạn có thể thay đổi nó bằng cách bôi đen chữ đó bằng công cụ Type và sử dụng Color Swatch trên thanh tuỳ biến công cụ.
  87. 3. Trong hộp công cụ chọn công cụ Type (T). Sau đó ở trên thanh tuỳ biến công cụ thiết lập những thông số sau cho công cụ Type, xem hình: - Chọn Font là Adobe Garamond - Chọn kiểu chữ là Regular - Điền vào độ lớn của font là 60 point - Chọn Crisp từ menu Anti-Aliasing. - Chọn chế độ căn chỉnh là Center Text 4. Nhấp vào bất cứ chỗ nào trên tài liệu đang được mở. Bạn sẽ thấy trên layer palette xuất hiện một layer mới và có biểu tượng chữ T cạnh tên của layer đó, chỉ ra rằng đây là layer chữ. 5. Gõ chữ gì bạn muốn và nhấn Enter để xuống hàng sau đó gõ thêm chữ nữa ví dụ BTD chẳng hạn. Chữ bạn vừa gõ sẽ xuất hiện trên một layer mới và ở chính điểm ban đầu bạn click chuột. Bây giờ bạn cần định vị lại chữ cho cân đôi với tấm hình.
  88. 6. Chọn Move Tool ( ) và kéo chữ bạn vừa gõ vào giữa hình đến bất cứ nơi nào bạn cho là đẹp. Tuy nhiên chữ của bạn hiện giờ rất khó đọc vì nó cùng màu tối với hình nền, nhưng chúng ta sẽ khử nó ngay bây giờ. Bạn cũng có thể nhận ra rằng tên của layer đó đổi thành chữ mà bạn vừa gõ. Thêm Layer Style: Bạn có thể áp dụng nhiều hiệu ứng cho một layer như: Shadow, glow, bevel, emboss hoặc những kỹ xảo khác từ những layer style đã làm trước trong PTS. Những style này rất dễ sử dụng và được liên kết trực tiếp với layer do bạn chỉ định. Các layer style được thao tác khác nhau trong PTS và IR. Trong PTS bạn sử dụng hộp thoại Layer Style để thêm hiệu ứng. Trong IR, bạn sử dụng Layer Option/ Style cùng với tên của hiệu ứng bạn muốn thêm vào.
  89. Những hiệu ứng đơn có thể được tạm thời ẩn đi bằng cách nhấp vào biểu tượng con mắt ( ) trong Layer Palette hoặc bạn cũng có thể copy layer style từ layer này sang layer khác bằng cách kéo nó đến layer bạn muốn áp dụng hiệu ứng tương tự. Bây giờ bạn sẽ thêm hiệu ứng Outer Glow cho chữ của mình và tô layer chữ với một Pattern. Trước tiên bắt đầu với Glow. 1. Với layer chữ đang được chọn, vào Layer > Layer Style > Outer Glow. Chú ý: Bạn cũng có thể mở hộp thoại layer style bằng cách nhấn vào nút Add A Layer Style ( ) ở đuới cuối cùng của Layer Palette và chọn một layer style bất kỳ trên menu hiện ra. 2. Trong hộp thoại Layer Style, đánh dấu vào hộp kiểm Preview và di chuyển hộp thoại sang một bên để bạn có thể nhìn thấy hiệu ứng tác động lên chữ của bạn như thế nào. 3. Ở vùng Element của hộp thoại Outer Glow, điền giá trị là 10 cho Spread và 10 cho Size.
  90. 4. Ở cột bên trái của hộp thoại bạn đánh dấu vào hộp kiểm Stroke, bạn sẽ thấy rằng ở cột bên phải nó vẫn thể hiện những tuỳ biến của Outer Glow. Nhấp chuột vào chữ Stroke để hiên thị tuỳ biến của Stroke. Ở vùng bên phải bạn điền những giá trị sau: - Ở vùng Structure của hộp thoại điền giá trị là 1 cho Size, Outside - Ở vùng Fill Type bạn nhấp vào ô màu để mở hộp thoại chọn màu. Sau đó chọn màu vàng của tôi là (R=255, G=255, and B=0). Đóng hộp thoại chọn màu nhưng vẫn để hộp thoại Outer Glow. - Ở cột bên trái nhấp chuột vào chữ Pattern Overlay. - Nhấp chuột vào mũi tên màu đen để hiển thị danh sách các pattern và chọn Wood. Nhấp chuột vào một vùng bất kỳ để đóng hộp menu pattern. Bạn có thể rê chuột lên các thumbnail để hiển thị tên của pattern đó. - Trong ô Scale điền giá trị là 200. 5. Nhấp Ok để thiết lập lựa chọn và đóng hộp thoại Layer Style. Bây giờ dưới layer chữ của bạn sẽ có thêm 3 dòng mang những thông tin khác nhau. Dòng thứ nhất chỉ ra là layer này mang hiệu ứng. Ba dòng còn lại được đặt tên theo những style bạn áp dung lần lượt là: Outer Glow, Pattern Overlay và Stroke. Có thêm một biểu tượng nữa cho layer style ( ) xuất hiện bên cạnh 3 tên của những style kía. Một biểu tượng tương tự và một dấu mũi
  91. tên cũng xuất hiện ở bên phải của layer chữ. Để ẩn những layer style này nhấn vào nút mũi tên để đóng danh sách các style. Chỉnh sửa chữ đã gõ: Những layer style bạn đã áp dụng sẽ tự động thay đổi nếu bạn thay đổi những chi tiết của layer đó. Bạn có thể chỉnh sửa chữ mà bạn đã gõ và quan sát những tác động của style đến những thay đổi của bạn. 1. Trong layer Palette chọn layer chữ. 2. Trong hộp công cụ chọn công cụ Type (T) 3. Trên thanh tuỳ biến công cụ, thay đổi kích thước Font từ 60 thành 72 Point. Mặc dùng bạn không cần bôi đen layer chữ như thường làm trong trình MS Word, nhưng tất cả chữ trên layer đó đã trở thành 72 point. 4. Sử dụng công cụ Type và chọn một chữ cuối cùng trên layer chữ của bạn. 5. Thay đổi chữ đó thành chữ gì bạn muốn ví dụ từ BTD thành BT Xanh. Ke ke! Khi bạn thay đổi thì những định dạng và style vẫn giữ nguyên mà không thay đổi.
  92. 6. Trên thanh tuỳ biến công cụ, nhấp chuột vào nút Commit Any Current Edit ( ) để thiết lập những thay đổi và chuyển sang chế độ chỉnh sửa bình thường. Flatten và lưu lại tài liệu: Khi bạn đã chỉnh sửa hết các layer trong file hình của mình, bạn có thể tạo một bản sao của tài liệu với một layer được flatten. Flatten một file có nghĩa là no sẽ gộp hết những layer của tài liệu đó thành một hình nền, và giảm dung lượng của file một cách đáng kể. Tuy nhiên bạn không nên flatten hình ảnh cho đến khi bạn đã hài lòng với những thay đổi của mình. Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên giữ một bản sao của file hình với một layer khác phòng trường hợp bạn lại muốn thay đổi gì. Để thấy được những thay đổi của Flatten, bạn hãy để ý đến dung lượng của file trên thanh thông tin tại phía dưới của cửa sổ hoặc cửa sổ của tài liệu đang làm việc.