Hướng dẫn một số kỹ thuật trong Microsoft Power Point

doc 39 trang phuongnguyen 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn một số kỹ thuật trong Microsoft Power Point", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_mot_so_ky_thuat_trong_microsoft_power_point.doc

Nội dung text: Hướng dẫn một số kỹ thuật trong Microsoft Power Point

  1. HƯỚNG DẪN MỘT SỐ KỸ THUẬT TRONG MICROSOFT POWER POINT Một số lời cùng trao đổi: Để phục vụ tốt cho các buổi tập huấn về sử dụng Microsoft Powerpoint vào công tác soạn giảng. Tôi xin ghi lại các kinh nghiệm của bản thân thành tài liệu này. Nó không phải là việc làm mang tính thương mại hay mang tính thiết kế giáo trình mà chỉ đơn thuần là chia sẻ kinh nghiệm với các thầy cô. Vì vậy với những kinh nghiệm này không thể nói là đã hoàn thiện, đã đầy đủ cho nên các thầy cô có thể tham khảo thêm ở các tài liệu khác trong quá trình nghiên cứu nhằm tăng kỹ năng cho mình về Power Point. Tất nhiên một thao tác, một bước làm có thể có các cách thự hiện khác nhau, tuy nhiên vì đây không phải là giáo trình nên tôi chỉ viết ra các kiểu thao tác mà tôi đã từng sử dụng. Hệ thống của các kỹ năng cũng cố gắng trình bày theo một thứ tự để các thầy cô tiện theo dõi. Gồm có các chuyên đề sau: Chuyên đề 1. Làm quen với Microsoft Power Point. Chuyên đề 2: Các kỹ thuật cơ bản về slide trong Microsoft Power Point. Chuyên đề 3: Các kỹ thuật nâng cao. Chyên đề 4: Một số lưu ý khi sử dụng Microsoft Power Point vào soạn giảng. Liên Đầm, Tháng 3 năm 2009 DAC Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 1
  2. Microsoft Power Point là phần mềm đa phương tiện trong bộ Office. Nó có khả năng chuyển tải các thông tin một cách đa dạng và phong phú như dạng tex, dạng Sound, dạng Clip, Flash Và các tính năng đặc biệt khác. I. Khởi động Microsoft Power Point. Nhấn vào nút Start / chọn All Programs / Chọn Microsoft office / Chọn Microsoft Power Point. Chương trình sẽ mở ra như sau: Hình 1 II. Lưu một file Power point. Chọn file / Save / chọn vị trí lưu/ Đặt tên cho file/ nhấn save. Xem hình: Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 2
  3. Nhấn vào đây để chọn lưu file Hình 2 Sau đó hộp thoại tiếp theo sẽ là: 1. Kích vào đây để chọn nơi (ổ đĩa, thư mục) lưu file. 3. Sau đó 2. Nhập tên file vào đây. nhấn vào đây để lưu Hình 3 III. Mở một file Power point có sẵn. Vào file / chọn open ( Xem hình dưới đây). 1. Chọn open để mở 2. Vào đây tìm nơi chứa file cần mở 3. Sau khi đã tìm thấy file thì nhấn vào đây để mở Hình 4 Hình 5 IV. Làm quen với các công cụ, cửa sổ trong Power point. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 3
  4. Vùng menu Thanh tiêu đề Slide thao tác (các slide sẽ hiển thị ở đây) Các cửa sổ Khu vực chức năng (sẽ Slide hiện phụ Thanh tác vụ hiện thị các chức năng hành theo các thao tác.) Hình 6 - Là menu chứa các thao tác mở, lưu, đóng, tạo mới, in., xem trang in, điều chỉnh size cho trang. - Là nơi chứa các lệnh tao tác cắt (cut), copy, dán (paste), dlete (xóa), undo (hồi phục). - Là me nu chứa các dòng lệnh thực hiện thao tác chọn chế độ xem, chế độ hiển thị màn hình, tìm kiếm thanh công cụ, lệnh chiếu, lệnh ghi tiêu đề phụ chú cho slide, xem - Là menu chứa các lệnh thực hiện thao tác thêm slide mới, nhân đôi slide, chèn âm thanh, clip, biểu đồ, tranh ảnh, bảng biểu, viết ghi chú cho slide, tạo số trang cho slide, tạo liên kết. - Là menu chứa các dòng lệnh thực hiện thao tác về font chữ, size chữ, kiểu chữ, màu sắc cho chữ, chọn kiểu giao diện slide, màu nền cho slide. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 4
  5. - Là menu chứa các lệnh thực hiện thao tác cài đặt nâng cao vào hệ thống chương trình. (thông thường khi soạn thảo chúng ta không sử dụng chức năng này vì các thiết lập cần thiết đã được người cài đặt thiết lập sẵn. - Là menu thực hiện các lệnh về hiệu ứng, cài đặt hiệu ứng, trình chiếu. Đây là phần khái quát sơ lược về Power Point mà tôi đã cố gắng thu gọn lại và thể hiện một cách rõ nhất có thể làm được. Theo quan điểm là muốn biết các thao tác cụ thể thì phải nắm được chức năng chính của các thanh menu. (Lưu ý là các chức năng này đều tương tự với các phần mềm khác như Microsoft Word, hay Microsoft Excel.) Các lệnh cụ thể trong từng thao tác, tôi sẽ hướng dẫn khi thực hiện các bước trong phần sau. Bài tập 1: Mở chương trình Microsoft office Power Point và đóng. Bài tập 2: Mở chương trình Microsoft office Power Point và thực hiện thao tác lưu file với tên là baitap1 trong My document. Bài tập 3: Mở chương trình Microsoft office Power Point và thực hiện thao tác mở tập tin vừa lưu trước đó. Chúc các thầy cô thành công. Các kỹ thuật về slide bao gồm các nội dung sau. (các thầy cô nên đi theo trình tự để có thể ghi nhớ một cách dễ dàng. Đặt tài liệu trước máy tính và thực hiện các thao tác theo hướng dẫn, nếu thao tác nào chưa thực hiện được, các thầy cô có thể ghi lại và tìm hiểu thêm sau). I. Một bài giảng thông thường thì có hơn 1 slide, vì vậy khi soạn thảo sẻ cần thêm slide vào, các bước thực hiện như sau. Vào (Insert) sau đó chọn New slide (hoặc từ chương trình đang thực hiện, nhấn đồng thời hai phím nóng (phím tắt) là Ctrl và phím M (Cách viết này sau đây sẽ viết Ctrl+M ) Xong thao tác này, bên phần slide thao tác ( xem lại hình 6 để thấy phần nào là slide thao tác) sẽ thấy có 2 slide có ghi thứ tự: 1, 2. Nếu khi đã thiết kế xong một slide, muốn có thêm một slide mới nhưng giống với slide đã thiết kế thì vào Chọn Duplicate Slide (nếu không thấy dòng lệnh này xuất hiện trong thì có thể clik chuột vào mũi tên cuối danh sách thả xuống để cho nó xuất hiện. Xem hình 7. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 5
  6. Thêm một slide mới Mũi tên này (tức là trong menu vẫn còn lệnh nhưng tạm ẩn. kích vào nó để các dòng lệnh thả ra hết) Nhân đôi 1 slide tương tự như slide có sẵn. Hình 7 Hình 8. Mẹo nhỏ: Thông thường, khi soạn giáo án, chúng ta đã có ý tưởng thiết kế dàn bài. Tức là thiết kế các mục cho bài học. Ví dụ một giáo án sẽ có dàn bài như sau. 1. Bài thứ tiết thứ Tên bài (Nhấn enter) 2. Kiểm tra bài cũ (Nhấn enter) 3. Nội dung 1 của bài học. (Nhấn enter) 4. Nội dung 2 của bài học. (Nhấn enter) 5. Củng cố bài học. (Nhấn enter) 6. Dặn dò học sinh. Như vậy chúng ta hình dung sẽ có tối thiểu là 6 slide sẽ phải dùng (tất nhiên có thể có hơn 6 slide ) và đây là dàn bài. Để thiết kế dàn bài này một cách nhanh chóng và đúng trình tự. Có thể thực hiện như sau. Gõ dàn bài này lên một trang word (trình soạn thảo văn bản Microsoft Word) Sau đó vào menu ở word, chọn Send to, chọn Microsoft office Power point (Hình 9 và 10) và hệ thống sẽ chuyển các ý chính này sang Microsoft office Power point với mỗi nội dung là 1 slide. Sau đó từ các slide được tạo này, chúng ta có thể thực hiện các thao tác thiết kế tiếp theo. Lưu ý: Muốn một nội dung được chuyển sang 1 slide thì sau dấu chấm hết của nội dung đó phải xuống dòng bằng phím enter. Các thao tác này đều thực hiện trên word Hình 9 và 10 Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 6
  7. II. Delete, Copy và paste một slide. Ngoài cách nhân bản slide nêu trên, chúng ta có thể thực hiện copy một slide. Thao tác như sau. (Nhìn vào hình 6 để thấy lại vùng slide thao tác). Trong vùng đó sẽ hiện slide hiện có. Muốn thực hiện copy slide nào thì clik chuột vào nó sau đó vào chọn lệnh copy, đặt con trỏ chuột vào vị trí muốn dán (paste) bên vùng slide thao tác (sẽ thấy con trỏ chuột nhấp nháy trong vùng đó) vào lại và chọn lệnh paste. Như vậy đã thực hiện xong thao tác copy slide. (Phím nóng để thực hiện copy là Ctrl+C, để paste là Ctrl+V) Muốn xóa slide chỉ việc nhấp chuột vào slide cần xóa bên vùng slde thao tác, vào , chọn delete hoặc nhấn phím delete trên bàn phím, slide đó sẽ bị xóa. III. Tạo ghi chú và tiêu đề cho slide. Vào Chọn Header and Footer. (Hình 11), hộp thoại như hình 12 sẽ xuất hiện. Tại hình 12 này clik chọn hộp kiểm Slide number để đánh số slide. Trong vùng Footer gõ ghi chú vào (ví dụ gõ tên giáo viên hoặc tên giáo án) Xong các thao Hình 11 tác này nhấn Apply to all nếu muốn Ghi chú vào đây áp dụng cho tất cả các slide. Hình 12 IV. Tạo nền cho slide. Trong Microsoft Power Point (sau đây viết tắt là PPT) có tích hợp sẵn các nền cho slide. Việc chọn lựa các nền cho slide có thể giúp bài trình chiếu có nhiều màu sắc hơn. Cách tiến hành. Clik chuột vào đây Vào chọn Slide Design, nếu chọn màu nền (Xem hình 13) lúc này khu vực này. (sẽ xuất hiện chức năng (xem lại hình 6 để thấy hình 15 khu vực chức năng) sẽ xuất hiện các kiều nền cho slide (hình 14) Có thể lựa chọn hình nền bằng 2 cách Hình 13 và 14 Cách 1 là áp dụng một kiểu nền cho tất cả slide hiện có. Hoặc cách 2 là chỉ áp dụng cho 1 slide được chọn. Thực hiện chọn nền: Clik chọn slide cần chèn nền. (clik bên vùng slide thao tác) sau đó clik vào mũi tên bên phải của nền muốn chọn. lúc này sẽ xuất hiện các lệnh như hình 15. Chọn Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 7
  8. Apply to all slide nếu muốn chọn và áp dụng cho tất cả các slide chung một kiểu nền, hoặc chọn Apply to Selected Slides nếu chỉ áp dụng cho một slide được chọn. V. Tạo giao diện cho slide. Trong PPT, nó có thể cho phép tích hợp các kênh chương trình khác nhau như video, biểu đồ, tranh ảnh nên nó có các giao diện khác nhau để thực hiện các thao tác chèn video, biểu đồ, tranh ảnh. Thực hiện như sau: Hình 15 Vào menu chọn Slide Layout ( hình 16). Lúc này ở khu vực chức năng sẽ xuất hiện các giao diện để chọn. (hình 17). Có thể chọn lựa các kiểu giao diện tùy nhu cầu sử dụng và thiết kế. (Có thể giới thiệu sơ qua các chức năng của giao diện như hình 18. Biểu đồ Bảng biểu Clip Hình 16 Hình 17 Hình 18 Tranh Media ảnh Cách thực hiện chọn giao diện cũng như cách thực hiện chọn hình nền trên đây. Mẹo nhỏ: Có thể nên dùng giao diện trắng mà không cần chọn giao diện vì khi sử dụng giao diện trắng chúng ta vẫn có thể thực hiện các thao tác chèn bằng lệnh chèn một cách bình thường. Lưu ý: Nếu slide trắng hoặc thiếu text box để nhập văn bản thì cũng có thể tạo thêm text box bằng cách chọn text box để vẽ thêm và nhập văn bản trên slide. VI. Cách chọn font chữ, cỡ chữ, Kiểu chữ. Để chọn font, size, Color cho chữ thì chọn chữ cần thay đổi (Bôi đen) sau đó vào menu , chọn Font và hộp thoại hình 19 sẽ xuất hiện. Thực hiện các thao tác thay đổi như trong hộp thoại này. (Mục Font là kiểu chữ, Font Style là kiểu nghiêng, đậm, gạch chân; size là kích thước chữ (Thông thường một giáo án trình chiếu chúng ta nên chọn size từ 24 đến 30 là phù hợp.); mục Color là chọn màu. Thực hiện xong, nhấn ok. Lưu ý thêm khi chọn màu: Nếu kích vào mũi tên dưới chữ color mà thấy ít màu, chưa có màu cần chọn thì kích chọn More color Hình 19 Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 8
  9. (Hình 20) Lúc này sẽ xuất hiệm một khối màu, có thể clik chuột vào vùng nào nếu chọn. Xong nhấn ok. Hình 20 VII. Các kỹ thuật về hiệu ứng trình chiếu. Các kỹ thuật về hiệu ứng và trình chiếu đơn giản đều được đặt trong menu . Hiệu ứng trong PPT rất đa dạng. Tuy nhiên một bài trình chiếu thì không nên sử dụng một cách thái quá. Chỉ nên sử dụng một vài kiểu và áp dụng cho tất cả slide như nhau. Nếu không làm như vậy sẽ dễ gây phân tán sự tập trung của học sinh, làm cho học sinh mãi mê chú ý vào các hiệu ứng mà quên mất việc tập trung vào tiếp thu bài. Tìm hiểu lựa chọn lệnh hiệu ứng Animation Schemes. Vào . Chọn Animation Schemes (xem hình 21) và khu vực chức năng sẽ xuất hiện danh sách các hiệu ứng cho chúng ta chọn (Xem hình 22) Các thầy cô có thể tự khám phá các kiểu hiệu ứng này. Hình 22 T ìm hiểu hiệu ứng Custom Animation Hình 21 (Tôi thường dùng kiểu hiệu ứng này.) Vào , chọn Custom Animation. Hộp thoại hình 23 sẽ xuất hiện. Lúc này chúng ta thực hiện các thao tác chọn hiệu ứng cho các text box . Xem trên hình 23 vì chúng ta chưa chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng, do vậy tất cả các lệnh đều chìm mà không cho thao tác. Muốn các lệnh này hiện lên để thao tác thì phài clik chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng. Ở đây đang nói về hiệu ứng cho chữ trong text box, vì vậy chúng ta clik chọn text box chứa văn bản để tạo hiệu ứng cho nó. Lưu ý: Để nội dung bài giảng xuất hiện theo thứ tự thì khi chọn đối tượng để thiết lập hiệu ứng cũng phải theo thứ tự, nếu không thì nội dung sẽ xuất hiện lộn xộn khi trình chiếu. Sau khi clik chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng thì hình 23 sẽ trở Hình 23 thành hình 24. (Nút Add Effect đã bật sáng). Tiếp theo là clik chuột vào Add Effect các lệnh xuất hiện tiếp theo như hình 25. Các lệnh đó lần lượt có tác dụng như chú thích. Đây là 1 text box trên 1 slide được chọn để tạo hiệu ứng Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 9
  10. Nhấn mạnh Thoát khỏi Theo đường H 24 Hình 25 Sau khi vào , chọn Custom Animation, chọn đối tượng cần hiệu ứng, chọn Add Effect lúc này Có thể chọn các kiểu hiệu ứng khác nhau phù hợp với từng ý tưởng và mục đích của người thiết kế. Có thể làm tiếp bước sau đây để có thể chọn được hiệu ứng phù hợp. Ví dụ tôi chọn kiểu Entrance thì trỏ chuột vào Entrance, một danh sách hiệu ứng được thả ra, chọn More Effects như hình 26. Lúc này lại xuất hiện một hôp thoại như hình 27. Có thể lựa chọn một trong các hiệu ứng phía ngoài slide Hình 26 sẽ thực hiện hiệu ứng đó. Hình 26 Nhấn ok nếu đã chọn. Các thầy cô có thể khám phá thêm các hiệu ứng trong bảng này. Và làm tương tự với các kiểu Emphasis. Exit, Motion Paths. Hình 27 VIII. Thủ thuật Trình chiếu. Muốn trình chiếu file PPT thì vào menu , chọn View Show hoặc nhấn phím nóng F5 trên bàn phím. Muốn thoát khỏi chế độ trình chiếu thì kích phải chuột lên màn hình trình chiếu, chọn End Show hoặc nhấn phím nóng ESC trên bàn phím. Trong quá trình trình chiếu, nếu muốn di chuyển sang một slide khác mà không theo thứ tự (Bởi theo nguyên tắc thì chương trình sẽ chiếu từ slide 1 đến hết theo thứ tự) Ở đây tôi lấy ví dụ đang chiếu slide 1 mà muốn sang slide 3 (bỏ qua slide 2) thì kích phải chuột lên màn hình trình chiếu. Một hộp thoại như hình 28 sẽ xuất hiện, chọn Go to Slide và chọn slide muốn chuyển đến. Chương trình sẽ chạy sang slide đó. Cũng trên hộp thoại này (Hình 28) còn có chức Hình 28 Hình 29 năng tạo bút vẽ để nhấn mạnh, khoanh vùng những nội dung cần thiết Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 10
  11. khi trình chiếu. Kích phải chuột lên màn hình trình chiếu. Chọn lệnh Pointer Option sau đó sẽ dẫn sang một dãy các lệnh chọn bút (hình 29), chỉ việc chọn màu bút rồi dùng chuột điều khiển nó khi trình chiếu. Đây là kết quả. (hình 30 – chụp trên màn hình trình chiếu có sử dụng bút nhấn mạnh, đường viền xung quanh chữ là do bút này vẽ lên khi trình chiếu). Lưu ý là ở chế độ trình chiếu với con chuột trở thành chiếc bút thì khi kích chuột, các slide tiếp theo sẽ không xuất hiện vì vậy sau khi dùng bút xong cần phải thoát nó để con trỏ chuột trở lại bình thường. Thực hiện thao tác này bằng cách kích phải chuột lên màn hình trình chiếu và Hình 30 chọn lại Pointer Option sau đó chọn Arrow. Một lưu ý khác: khi sử dụng việc này thì sau khi trình chiếu, tắt chế độ trình chiếu, chương trình sẽ xuất hiện một hộp thoại như hình 31. Chúng ta chọn Hình 31 Discard để không lưu lại các đường vẽ vừa thực hiện. Các thầy cô cố gắng thực hiện các thao tác cơ bản này và soạn thử một giáo án cho một tiết dạy. Ở đây là các thao tác cơ bản nhất cần phải thực hện được. Và nếu chỉ mới thực hiện được các thao tác này thì việc sử dụng giáo án trình chiếu cũng chưa có hiệu quả gì khác so với giáo án truyền thống. Những điều mang lại sự khác biệt sẽ nói tiếp ở phần nâng cao dưới đây. I. Chèn âm thanh vào Slide. Thực hiện các bước sau: Vào Insert, chọn Movies and Sounds (hình 32), Chọn tiếp Sound from File (hình 33) Một hộp thoại xuất hiện (hình 34) trong hộp thoại này chúng ta tìm file nhạc có sẵn trong máy để chèn. Sau khi chọn được file nhạc, nhấn ok. Hình 33 Hình 30 Sau khi nhấn ok chấp nhận chọn file nhạc, chương trình sẽ xuất hiện một thông báo, trong thông Hình 32 Hình 34 Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 11
  12. Báo (Hình 35) này chọn Automatically để file nhạc tự động chạy. Như vậy, chúng ta đã thực hiện xong việc chèn file nhạc cho slide Nếu chèn như vậy thì khi trình chiếu, nhạc chỉ phát trong 1 slide được chèn. Vậy làm thế nào để nhạc có thể phát trong các slide tiếp theo hoặc tất cả các slide? Làm như sau: Kích phải chuột lên biểu tượng chiếc Hình 35 loa. Xuất hiện một menu như hình 36.Tại menu này, chọn Custom Animation. Lúc này bên phần khu vực chức năng sẽ xuất hiện như hình 37. Bài bản nhạc tôi chọn là bài hát “Chị tôi” vì vậy trong list có dòng chữ “chị tôi”, dòng này là hiệu ứng của bản nhạc. (các dòng khác là các hiệu ứng của các text box khác – không đụng tới các dòng này nếu không muốn chỉnh sửa gì thêm). Kích vào mũi tên phía sau dòng “chi toi.MP3” thì xuất hiện tiếp hình 38. Hình 36 Hình 37 Tại hình 38, chọn Effect Options. Hình 38 Và sẽ xuất hiện tiếp hộp thoại hình 39. Tại hộp thoại này chọn nút kiểm After (như tôi đã chọn trong hình) sau đó chọn số slide muốn cho âm thanh phát khi trình chiếu. (Muốn âm thanh phát trong bao nhiêu slide thì chọn bấy nhiêu slide). Như vậy là xong phần chèn và thiết lập cho âm thanh. Nếu muốn ẩn hình chiếc loa trên màn hình khi trình chiếu thì trên hộp thoại hình 39, chọn thẻ Sound Settings và chọn dấu kiểm Hide Sound icon during Slide Show. Như vậy khi chiếu, màn hình sẽ không xuất hiện hình chiếc loa nữa. Hình 39 Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 12
  13. II. Chèn đoạn video clip (phim) vào slide. Cách 1: Thực hiện thao tác tương tự như chèn âm thanh. Đến hình 33, thay vì chọn Sound cho âm thanh thì chọn Movie from file để chèn clip. Thực hiện xong bước này thì một hộp thoại như hình 34 sẽ xuất hiện. Bây giờ có thể tìm file video clip đển chèn. Chọn xong file cần chèn rồi, nhấn ok. Một hộp thoại như hình 35 cũng xuất hiện, chọn Automatically. Cách 2: (với cách này, có thể thực hiện việc điều chỉnh âm thanh, hình ảnh của clip và khi trình chiếu sẽ chuyên nghiệp hơn – đó là ý chủ quan của tôi). Bước 1. Vào View, chọn Toolbars. (hình 40) chọn tiếp Control Toolbox (hình 41). Một hộp thoại như hình 42 xuất hiện. Tiếp theo, kích vào More controls (biểu tượng chiếc búa và chiếc Cơlê) Hình 40 Hình 41 More Hình 42 Sau khi chọn More Controls, một danh sách các lệnh controls thả xuống, chọn lệnh Windows Media Player. Chọn xong, con trỏ chuột lúc này chuyển thành dấu cộng. Thực hiện thao tác nhấn giữ chuột và vẽ một ô vuông trên slide muốn chèn clip. Sau khi vẽ xong, giao diện của slide sẽ có dạng như hình 43. Xong thao tác này thì biểu tượng bàn tay trên hình 42 sẽ bật sáng, kích vào đó (hoặc kích phải chuột lên màn hình chiếu phim ở hình 43 , chọn Properties. ) Cả hai thao tác này đều đưa đến hộp thoại như hình 44. Sau khi hộp thoại hình 44 xuất hiện, kích chuột vào lệnh (Custom) Khi kích vào Custom thì bên kia sẽ xuất hiện dấu ba chấm ( ) Kích chuột vào đây Dấu 3 chấm sẽ Hình 43 xuất hiện ở đây. Kích chuột vào đây để sang bước Sau khi kích chuột vào dấu 3 chấm ( ) thì một hộptiếp thoại theo khác sẽ xuất hiện như hình 45. Hình 44 Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 13
  14. Tại hình 45 này. Nhấn chọn Browse. Một hộp thoại tiếp theo (như hình 34) xuất hiện, tại hộp thoại đó chúng ta thực hiện chọn phim cần chèn, sau khi tìm xong phim, nhấn chọn và ok. Trở về bảng tại hình 45, nhấn ok nếu không muốn chỉnh sửa thêm gì. Như vậy lúc này trên slide đã có một đoạn clip. Bật thử phím F5 xem thế nào? Bật chế độ trình chiếu, đoạn phim sẽ tự động bật lên. Tại đây có thể chỉnh to nhỏ âm thanh, chỉnh tạm dừng, hoặc thôi chiếu phim như đang chạy chương trình chiếu phim thực sự vậy. Hình 45 III. Chèn hình ảnh làm nền cho slide hoặc hình ảnh minh họa cho nội dung bài dạy Thực tế, trong PPT vốn đã có các nền như đã nói ở trên, tuy nhiên chúng ta có thể tạo ra nững nền mang đăng trưng riêng biệt phù hợp với nội dung, ý thích, phong cách từng người thiết kế. Các thao tác thực hiện như sau: Vào Insert chọn Picture ( hình 46) chọn tiếp From File (biểu tượng ngọn núi) (hình 47) Một hộp thoại như hình 34 xuất hiện, ở tại hộp thoại này, tìm và chọn hình ảnh muốn chèn. Chọn xong, nhấn insert để hoàn tất việc chèn hình. Có thể thực hiện các thao tác này bằng lối tắt trên cửa sổ công cụ nơi biểu tượng ngọn núi này. Hoặc có cách khác là dùng lệnh copy và paste bằng cách mở hình ảnh, chọn hình muốn chèn, kích phải chuột lên hình đó, Hình 46 và 47 chọn copy, trở lại chương trình PPT đang soạn thảo, chọn slide cần chèn hình, nhấn phải chuột, chọn paste. Căn chỉnh hình ảnh vừa chèn bằng cách kéo và rê chuột. có thể kéo phủ kín slide nếu muốn đặt hình đó như một hình nền, hoặc có thể kéo hình giãn ra theo ý muốn. Thêm một lưu ý khác là nếu chèn hình lên slide thì các text box chứa nội dung văn bản bị che khuất. Muốn các Textbox này hiện lên trên hình thì kích phải chuột vào hình, chọn Order, chọn tiếp Send to Back thì chữ trong text box sẽ trở lại phía trên hình. Lưu ý: Tất cả các nội dung trên slide phải nằm trong vùng soạn thảo cho phép của slide, nếu vượt ra ngoài vùng thì khi chiếu sẽ không hiển thị đầy đủ, hoặc bị lệch. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 14
  15. IV. Chèn một box để gõ văn bản khi trình chiếu? (gõ văn bản trong lúc trình chiếu) Trong PPT, khi thực hiện trình chiếu tức là khi phần soạn thảo đã xem như hoàn thành. Tuy nhiên có những trường hợp nên để lại và nhập văn bản trong lúc trình chiếu. Ví dụ trong trường hợp cho học sinh thảo luận và cho các nhóm học sinh trả lời, vì ý kiến của học sinh có thể nhiều và GV cần ghi lại nó để đối chiếu với các nhóm khác. Không cần đến bảng đen, không cần phải mở một chương trình soạn thảo văn bản mà chúng ta có thể thực hiện điều này ngay khi đang trình chiếu. Cách thực hiện như sau: B1: Chọn View \ Toolbars \ Control Toolbox (như các bước chèn video clip) B2: Trong hộp Control Toolbox, (hình 42 và 49 là hộp control tolbox) click chọn nút Text Box (là nút có chữ ab| ). Khi đó trỏ chuột biến thành dấu CỘNG (+) B3: Vẽ 1 ô vuông ( khi trình chiếu thì có thể nhập được văn bản vào ô này) Xong! Tuy nhiên, để có thể gõ được nhiều dòng, Enter xuống dòng được thì thực hiện tiếp B4: Chọn ô vuông vừa vẽ, click chọn nút Propeties trong hộp Contron Toolbox. B5: Trong hộp thoại Properties + Mục EnterKey Beha, đổi giá trị fale thành TRUE + Mục Multiline, đổi giá trị false thành TRUE Bước 2 chọn vào đây Sau khi vẽ xong (bước 3) thì Thực hiện bước 4, bước 5 theo hướng dẫn tại hình 48 Check box Chọn true ở đây Option Button Hình 48 Hình 49 Và Chọn true ở đây V.Chèn và thiết kế kiểu bài tập trắc nghiệm. Trên một slide. Thiết kế một text box cho việc gõ nội dung câu hỏi. (hình bên) Các box thiết kế câu trả lời thì làm theo thao tác sau. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 15
  16. Bước 1,2,3 như thực hiện thao tác chèn clip cách 2. Tại control toolbox chọn nút checkbox hoặc nút Option button (xem hình 49) và vẽ ô (nếu là 4 đáp án thì chọn vẽ 4 lần). Sau khi vẽ xong, nó như hình bên. Tiếp theo là viết nội dung đáp án thay thế cho chữ check box, thực hiện bằng cách bôi đen dòng chữ này và gõ đáp án đè lên. Các đáp án khác làm tương tự. Làm theo cách này, phía trước mỗi đáp án đều có một hộp kiểm để đánh dấu vào đó khi chọn lựa. (còn cách thiết kế khác, tuy nhiên sẽ hướng dẫn trong phần liên kết.) V. Chèn một bảng tính vào slide. Phần này đối với một số bộ môn thì không cần thiết, tuy nhiên một lúc nào đó cần đến thì cũng có thể biết để sử dụng. Bảng tính ở đây là phần office Microsoft Excel. Khi nó được chèn vào PPT thì nó vẫn thực hiện được đầy đủ các thao tác như đang thực hiện trong Excel trong lúc PPT vẫn đang trình chiếu. Thực hiện bước 1, 2, 3 như cách chèn video clip cách 2. Bước 4, vào more controls chọn Microsoft office Spreadsheet 11.0. Sau đó con trỏ chuột chuyển sang dấu cộng, kích và giữ chuột, kéo vẽ một vùng trên slide. Thả chuột, lúc này trên slide xuất hiện 1 bảng tính. Khi trình chiếu có thể đặt control vào vùng bảng tính này để tính toán như trên Excel. Lưu ý: khi trình chiếu các thao tác III, IV, V trên đây, nếu muốn chuyển slide thì phải kích chuột ra khỏi vùng thiết kế thì mới chuyển được. (Ví dụ đang chiếu phần bảng tính và đang thực hiện phép tính mà kích chuột thì không thể chuyển sang slide tiếp theo. Vì vậy phải kích chuột ra ngoài vùng bảng tính để kích chuột trình chiếu slide khác sau nó.) Một file PPT có thể có nhiều slide và ngoài cách liên kết tự nhiên của nó (liên kết theo thứ tự định sẵn) thì nó có thể liên kết với nhau bằng các thiết lập khác. Cao hơn nữa là 1 file độc lập có thể liên kết tới 1 file khác và trình chiếu liên tiếp một cách bình thường. I. Liên kết giữa các slide trong cùng 1 file có nhiều slide. Ví dụ tôi có 1 file mang tên là giaoannguvan1.ppt. Trong file này có 15 slide. Trong quá trình trình chiếu, tôi muốn slide 15 chiếu xong thì quay về chiếu slide 2 để củng cố bài học cho học sinh. Làm theo các bước sau: Tại slide thứ 15. Chọn AutoShapes (biểu tượng như thế này phía cửa sổ phụ - xem lại hình 6 để biết vùng cửa sổ phụ).Trong AutoShapes chọn Action Buttons, (hình 50) trong Action Buttons chọn biểu tượng hình vuông trắng (hoặc một biểu tượng khác tùy ý thích), con trỏ chuột lúc này trở thành dâú cộng, kích và giữ kéo vẽ một ô vuông nhỏ bên dưới slide (bởi nó là một nút điều khiển nên không cần vẽ lớn quá). Sau khi vẽ xong, thả chuột thì một hộp thoại tự động xuất hiện có dạng như hình 51. Kích chọn hộp kiểm tại Hyperlink to, sau đó trong vùng chọn sẽ bật sáng, lúc này làm theo hướng dẫn tại hình 51. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 16
  17. 1. Đánh dấu chọn nút này Hyperlink to 2. Kích chuột vào đây. Chọn slide Hình 51 Hình 50 Sau khi chọn Slide theo hướng dẫn tại hình 51, một hộp thoại sẽ xuất hiện (hình 52). Tại hộp này kích chọn slide muốn liên kết đến ví dụ là slide câu hỏi (hoặc bất kỳ slide nào muốn), xong nhấn ok. Bảng này tắt, nhấn tiếp ok tại bảng hình 51. Như vậy khi trình chiếu, đến slide 15, muốn quay về slide câu hỏi thì chỉ việc bấm chuột vào nút liên kết này, nó dẽ lập tức trở về slide câu hỏi Hình 52 II. Liên kết 2 file ppt độc lập lại với nhau. Ví dụ, tôi có 2 file giáo án. 1 file là bài giảng tiết 1, 1 file là bài giảng tiết 2. Khi thực hiện dạy tiết 2 vì muốn kiểm tra lại hoặc tích hợp với kiến thức đã học nhưng không muốn soạn lại vì tốn thời gian. Tôi có thể dùng cách liên kết file để đến với giáo án tiết 1 khi đang dạy tiết 2 mà không cần nhiều thao tác tắt mở. Mở file giaoantiet2.ppt. (là file đang soạn thảo) chọn slide cần liên kết với file khác. Ví dụ tôi có slide kiểm tra bài cũ, tại slide này tôi muốn liên kết với file giaoantiet1.ppt. Thực hiện: Vào AutoShapes, chọn Action Buttons (xem lại hình 50), thực hiện vẽ như cách liên kết ở trên đã trình bày. Sau khi vẽ xong, một hộp thoại như hình 51 cũng tự động xuất hiện. Tại hộp này, Kích chọn hộp kiểm tại Hyperlink to, sau đó trong vùng chọn sẽ bật sáng, lúc này làm theo hướng dẫn tại hình 51. Tuy nhiên thay vì chọn slide (như thao tác chèn slide) thì chọn Other File hoặc Other Power point Presentation. Sau khi chọn 1 trong 2 cách này thì một hộp thoại như hình 34 xuất hiện để thực hiện việc tìm kiếm file liên kết. Sau khi tìm thấy file liên kết thì kích chọn. nhấn ok. Nhấn tiếp ok. Khi trình chiếu. đến slide đã liên kết ấy, kích vào nút liên kết thì chương trình sẽ tự Hình 53 Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 17
  18. động chạy sang file đó. Lưu ý: Trên nút liên kết chúng ta có thể viết chữ để tránh nhầm lẫn (một khi trong slide có nhiều liên kết thì việc viết tên cho nút liên kết trở nên cần thiết). Làm theo cách sau: kích phải chuột lên nút liên kết, chọn add text, con trỏ sẽ xuất hiện trong vùng cần gõ chữ. Chúng ta gõ nội dung vào, xong nhấp chuột ra khỏi vùng gõ là được. Từ những thao tác này, tôi không soạn bài tập nữa. mà trong các thao tác, bản thân nó là một bài tập, các thầy cô cố gắng thực hiện theo từng bước và thực hiện nhiều lần để ghi nhớ. III. Liên kết 2 text box trong cùng 1 slide lại với nhau. Mục đích của việc làm này là để tạo ra kiểu bài tập có đáp án kèm theo. Đáp án sẽ được viết trên 1 text box, câu hỏi sẻ viết trên 1 text box khác của cùng 1 slide. Khi trình chiếu nếu kích chuột thì đáp án vẫn không xuất hiện, nó chỉ xuất hiện khi kích vào nút liên kết (nút liên kết này tạm đặt tên là “đáp án”). Cách làm này tránh được việc kích nhầm chuột khi mới đưa câu hỏi, học sinh chưa kịp trả lời mà đáp án đã xuất hiện. Thực hiện như sau: Trên 1 slide, thiết kế 2 text box. Text box 1 dùng để viết câu hỏi, text box 2 dùng để viết câu trả lời. Sau khi đã nhập xong nội dung câu hỏi (tôi soạn câu hỏi ví dụ: “Chiến là ai?”) và câu trả lời (soạn ví dụ: “ không ai cả”) tiếp theo là chọn hiệu ứng cho các box này. (hiệu ứng custom Animation). Bước tiếp theo là vào AutoShapes, chọn Action Buttions (Hình 50), vẽ một nút như thao tác liên kết đã trình bày trước đây. Sau khi vẽ xong, một hộp thoại tự động xuất hiện. Hủy hộp thoại này bằng cách nhấn nút cancel hoặc dấu X trên khung. Bên vùng chức năng lúc này thấy như hình 54 Bước tiếp theo làm theo hường dẫn tại hình 54 Kích chuột vào mũi tên phía sau: “trả lời: không ai cả” này Sau đó chọn Effect Options như bên hình 55 Chọn vào đây. Hộp thoại hình 56 xuất hiện Hình 55 Hình 54 Tại hình 56, chọn thẻ Timing. Trong thẻ timing này kích vào nút 2 mũi tên ở dòng Triggers, xuất hiện 2 dòng với 2 nút kiểm là Animate as pars of clik sequence và Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 18
  19. dòng Start effect on clik of. Chọn dòng thứ 2 như trong hình. Kích chuột vào mũi tên như trong hình, chọn Action buttion: Custom 3. Xong nhấn ok. Việc làm này sẽ dẫn đến kết quả là khi trình chiếu, nhấn vào nút “trả lời” thì mục đáp án mới xuất hiện, còn không nhấn nút “trả lời” thì đáp án sẽ không thể xuất hiện. Hình 56 IV. Tạo một siêu lên kết với một chương trình khác hoạt động độc lập và song song với ppt khi trình chiếu. Cách này có thể tiết kiệm thời gian khi trình chiếu. Nếu khi chèn một file nào đó vào ppt làm cho ppt bị quá tải do dung lượng file lớn thì có thể dùng siêu liên kết theo kiểu họat động độc lập này. Nó có thể liên kết để mở bất cứ một chương trình nào có trên máy (với điều kiện các chương trình đó hoạt động bình thường) như là chương trình nghe nhạc, chương trình excel, word, xem hình, truy cập website Thực hiện theo các bước sau: Trên slide muốn liên kết đi, vào AutoShapes, chọn Action Buttions (Hình 50), vẽ một nút như thao tác liên kết đã trình bày trước đây. Sau khi vẽ xong, một hộp thoại tự động xuất hiện. Trên hộp thoại này (hình 51) chọn Other file. Sau đó hộp thoại dùng để tìm kiếm đối tượng cần liên kết xuất hiện (hình 34). thực hiện chọn 1 file muốn liên kết. nhất ok. Muốn liên kết đến một website để truy cập website khi đang trình chiếu thì cũng thực hiện theo các thao tác như trên. Tuy nhên đến hộp thoại như hình 51 thì chọn URL, chọn xong thì bảng như hình 57 xuất hiện. gõ địa chỉ website muốn liên kết vào và nhấn ok. Gõ địa chỉ web muốn liên kết vào đây. Hình 57 Lưu ý quan trọng: sau khi thực hiện liên kết các slide trong cùng 1 file: Khi thực hiện liên kết slide. Tức là để từ slide 1 đến slide 3 chẳng hạn thì từ slide 3 cũng phải tạo 1 liên kết để có thể chuyển về slide 1 hoặc 2 và tiếp tục công việc trình chiếu. Bởi nếu không thì chương trình sẽ trình chiếu tiếp slide 4 mà không tự động trở về slide 1 hoặc slide 2. (cách thực hiện như trên – liên kết các slide trong một file). Mặt khác, khi chúng ta dùng liên kết để đi từ slide 1 đến slide 3 thì sau khi trở về lại slide 1, chúng ta tiếp tục trình chiếu và chương trình lại chiếu tiếp slide 3 – điều này sẽ làm mất dụng ý của người thiết kế. Do vậy chúng ta sẽ chọn ẩn slide 3. Làm bằng cách sau: Bên Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 19
  20. slide thao tác, kích chọn slide 3 (là slide muốn ẩn trong lúc trình chiếu) Vào Slide Show, chọn hide slide là xong. Có thể vẽ vấn đề này thành sơ đồ như sau: Từ slide 1 -> slide 2 -> slide 3 (theo quy luật bình thường) không cần liên kết. Từ slide 1 -> slide 3 -> slide 1-> slide 2 -> slide 4 (Như thế thì phải liên kết từ 1 đến 3 và ngược lại, cùng với nó thì ẩn slide 3 để có thể đi theo thứ tự 1-3-1-2-4). Lưu ý: Với cách tạo liên kết này thì khi thực hiện trình chiếu, chọn nút mở liên kết thì đối tượng được liên kết sẽ hoạt động độc lập chứ không phụ thuộc vào ppt nữa. Vì vậy việc chiếu ppt vẫn tiến hành bình thường, các chương trình liên kết vẫn hoạt động bình thường. Muốn tắt nó thì nhấn vào chương trình đó để tắt. nếu muốn tắt nhưng không thấy trên màn hình để tắt thì nhấn đồng thời hai phím nóng là Ctrl+ESC, lúc đó thanh tác vụ hiện ra, kích phải chuột vào chương trình cần đóng và chọn close. V. Chèn liên kết một file flash vào ppt. 1.Cách 1: Ưu điểm: Sử dụng được trên hầu hết các phiên bản Powerpoint. Nhược điểm: Phải đặt file Flash trong cùng thư mục với bài Powerpoint và cách làm khá phức tạp. Khi cần chèn Flash vào file trình diễn của Hình 58 mình, thầy cô có thể dùng một phần mềm hỗ trợ hay vào Insert →Object. Nhưng nếu máy đang sử dụng không có phần mềm hỗ trợ, hơn nữa Object Flash không sử dụng được (do cài đặt thiếu) thì sao ? Đừng lo lắng, PowerPoint còn có công cụ khác giúp chúng ta thực hiện việc đó. Phần viết này sẽ hướng dẫn các thầy cô cách thực hiện (áp dụng trên hầu hết các phiên bản office thông dụng). 1. Trước hết là mở file PowerPoint cần chèn Flash. Có thể tạo một Slide mới để chứa file Flash bằng cách vào Insert → New Slide.(đây là bước tạo slide mới) 2. Vào menu View → Toolbar → Control Toolbox. (các bước này đều giống với cách 2 trong việc chèn video clip đã hướng dẫn ở trên).Trong hộp thoại Control Toolbox, nhấn vào biểu tượng More Controls → gõ phím S → kéo thanh trượt xuống một tý để chọn mục Shockware Flash Object → kéo vẽ một hình chữ nhật để chứa file Flash. Lúc này màn hình chứa slide sẽ như thế này (hình 58). 3. Click chuột phải lên hình chữ nhật vừa vẽ → chọn Properties → click vào chữ Custom → click tiếp vào dấu ( ) vừa xuất hiện phía sau chữ Custom. 4. Copy đường dẫn của file Flash và Paste vào ô Movie URL → rồi nhấn OK. Tiếp tục, đóng các cửa sổ vừa thao tác. Để lấy được đường dẫn của file Flash, làm như sau: Mở Explorer → tìm đến thư mục chứa file Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 20
  21. Flash →Click chuột phải lên file Flash muốn chèn, chọn Properties → Copy đường dẫn trong mục Location →chuyển qua file PowerPoint, Paste vào ô Movie URL trong của sổ Property Pages (nếu không thấy cửa sổ này, thu nhỏ cửa sổ PowerPoint bằng cách Click nút -) → trở lại cửa sổ Properties của file Flash, copy tiếp tên file và Paste vào ô Movie URL → rồi gõ thêm “.swf”. 5. Bây giờ, thầy cô có thể nhấn Shift + F5 để kiểm tra. có thể đều chỉnh kích cỡ của hình chữ nhật chứa file Flash như một hình bình thường bằng cách: đưa chuột vào các góc khi thấy các mũi tên điều chỉnh xuất hiện thì nhấn chuột trái và kéo để thay đổi kích cỡ. Lưu ý: Nếu mang bài PowerPoint có chèn file Flash thì phải đặt file Flash này cùng thư mục với file PowerPoint (*.ppt) trước khi thực hiện 5 bước trên. Theo kinh nghiệm, tôi khuyên nên tập hợp các hình ảnh, âm thanh, film, file Flash, và file PowerPoint chính đặt trong cùng một thư mục (khi mang qua máy khác, như thế chỉ cần chép thư mục chứa bài trình diễn đó là an toàn). Nếu file Flash không tự chạy khi trình diễn thì hãy click chuột phải lên file Flash và chọn Play. (Cách làm này khá phức tạp và máy tính thông thường hay bị lỗi ở thao tác này cũng có thể do khi cài đặt, các chương trình chưa được cài đặt hoàn thiện vì vậy để làm theo được các bước như cách này quả là khó.). 2. Cách 2: Sử dụng phần mềm miễn phí Swiff Point Player (Cách này sử dụng nhanh và không khó – tuy nhiên phải cài đặt tiện ích Swiff Point Player. Nhược điểm: Dung lượng file Powerpoint khá lớn (do chứa cả file Flash) và nếu sử dụng file này tại những máy chưa cài Swiff Point Player thì chúng ta phải cài đặt phần mềm này vào máy đó. a). Cài đặt: Tải phần mềm từ địa chỉ: hoặc liên hệ soạn giả. Kích đúp chuột vào file SwiffPointPlayer20.exe → chương trình hỏi This will install Swiff Point Player. Do you wish to continue ? → bạn click Yes. Tiếp tục click Next → check vào ô I accept the agreement → clickNext → Next → Next → Install → bỏ dấu check của mục Display Help Page (recommended) → clickFinish. b). Sử dụng: Trong bài Powerpoint, vào menu Insert → chọn Flash Movie → chọn file muốn đưa vào bài và nhấn Insert. Thầy cô có thể thay đổi kích thước của file Flash bằng cách kéo các nút điều chỉnh. V. Chèn (nhúng) violet vào ppt. Một trong những ưu điểm của Violet so với các phần mềm soạn bài giảng khác đó là khả năng nhúng vào một số phần mềm soạn bài giảng khác, đặc biệt là với Powerpoint (Một phần mềm khá phổ biến). Nhúng Violet vào Powerpoint là cách hiện nội dung của các trang Violet ngay trên trang màn hình của Powerpoint, bên cạnh các nội dung Powerpoint khác. Ví dụ thầy cô có thể dùng Violet để tạo ra các bài tập (trắc nghiệm, ô chữ, kéo thả, ), sau đó nhập bài tập này vào trang slide của một bài giảng Powerpoint có sẵn Cách làm như sau: Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 21
  22. Ở đây tôi tạo ra một bài tập trắc nghiệm trên Violet như sau: (bước này thực hiện trên violet) Câu hỏi:? Văn bản “Những ngôi sao xa xôi” được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể là ai? Ngôi thứ ba, người kể là Lê Minh Khuê. Ngôi thứ nhất, người kể là Nho. Ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định Sau khi đã tạo xong bài tập trắc nghiệm, nhấn phím F8 và chọn giao diện trắng (thực chất là không có giao diện). Rồi đóng gói dưới dạng HTML (thực chất là tạo ra file Player.swf). - Sau khi đã đóng gói, thầy cô tiến hành chạy Microsoft Powerpoint. Có thể mở một file PPT có sẵn, hoặc tạo một file PPT mới nhưng phải save lại ngay. (Ở đây tôi mở một file PPT có sẵn - Đó là file bài giảng “ Những ngôi sao xa xôi” môn Ngữ văn 9 ). Đây là một bài giảng đã tương đối hoàn chỉnh nhưng chưa có bài tập nên tôi sẽ sử dụng một bài tập trắc nghiệm được làm trên Violet. Để đơn giản, ta nên copy (hoặc save) file PPT này vào thư mục chứa thư mục đóng gói của bài giảng Violet. Ví dụ, Violet đóng gói ra “D:\Bai giang\Bai1\Package-trac nghiem” thì file PPT sẽ được đặt vào “D:\BaiGiang\ Bai1”. (cùng đường dẫn). Trên giao diện Powerpoint, đưa chuột đến vùng thanh công cụ, nhấn phải chuột, chọn Control Toolbox. Khi thanh công cụ Control Toolbox xuất hiện click vào nút More Controls ở góc dưới bên phải. (giống cách chien2 video clip đã hướng dẫn trên đây). Lúc này, một menu thả hiện ra, chọn dòng Shockwave Flash Object. Khi đó, con trỏ chuột có hình chữ thập, kéo chuột để tạo một hình chữ nhật với hai đường chéo.(Như hình 57) Click phải chuột vào vùng hình chữ nhật vừa tạo, chọn Properties. Bảng thuộc tính (Properties) sẽ xuất hiện. Lần lượt chọn và chỉnh 2 thuộc tính Base và Movie như sau: Base: là thư mục chứa gói sản phẩm, chú ý phải dùng đường dẫn tương đối so với file PPT. Như ví dụ trước, với file Powerpoint đặt tại D:\BaiGiang\Bai1, còn Violet đóng gói ra thư mục D:\Bai giang\Bai1\Package-trac nghiem, thì ta sẽ đặt Base là Package-trac nghiem. Movie: là tên đầy đủ (gồm cả đường dẫn) của file Player.swf được Violet sinh ra trong gói sản phẩm, chính là bằng thuộc tính Base cộng thêm \Player.swf. Ví dụ Package- tracnghiem\Player.swf.( Trong quá trình nhập đường dẫn ngừơi dùng nên dùng thao tác Copy/ Paste để đảm bảo sự chính xác, tránh việc nhập sai đường dẫn, dẫn đến việc không thực hiện được.) Khi đã hoàn tất, chạy trang Powerpoint đó để xem kết quả và Save lại. Sau khi đã đóng gói, có thể sửa lại nội dung của trang Violet đã được nhúng vào PPT ở file Violet là PPT sẽ tự cập nhật. Chú ý: Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 22
  23. Ta có thể nhập nhiều bài tập Violet vào nhiều slide khác nhau của Powerpoint bằng cách đóng gói các bài tập đó ra nhiều thư mục khác nhau. Để cho dễ quản lý thì nên đặt các thư mục đóng gói này nằm trong thư mục chứa file PPT. Lưu ý quan trọng: Khi thực hiện các liên kết thì không được di chuyển các file đi sang thư mục hoặc ổ đĩa khác, vì làm như vậy khi trình chiếu, đường dẫn bị lỗi, các liên kết sẽ bị gãy và không thực hiện được lệnh. Nếu file liên kết thiết kế trên một máy khác và khi trình chiếu trên một máy khác thì các liên kết này sẽ không thực hiện được. Do vậy nên tạo ra một thư mục, trong thư mục đó chứa tất cả các dữ liệu liên quan, khi chép vào USB đen đi trình chiếu thì chép nguyên thư mục này. Và tất nhiên, nếu vậy thì phải tạo ra thư mục này trước khi tạo ra các liên kết. VI. Chèn bảng biểu vào slide. Chèn bảng như thế này: Vào ppt? Tại cửa sổ trên vùng cửa sổ chính, chọn Insert Table biểu tượng này và dùng chuột rê dọc, ngang cho đến khi đủ số hàng, số cột thì thả chuột. Trên slide sẽ xuất hiện một table. Nếu trên vùng cửa sổ không thấy thì vào menu Insert chọn Insert Table sau đó thực hiện nhập số dòng, số cột theo yêu cầu, nhấn ok. Hình 59 là hộp thoại Insert Table. Number of Columns là số cột, Number of rows là số dòng, nhập vào trong ô rồi nhấn ok. Hình 59 Nếu muốn các nội dung trong từng ô xuất hiện không cùng lúc khi trình chiếu, Thì mỗi ô nên chèn một textbox và viết nội dung vào các text box đó, sau đó chọn hiệu ứng cho từng text box. Kết quả như hình 60, mỗi ô một textbox và một hiệu hứng độc lập. VII. Chèn biểu đồ hình cây vào Slide. Trong menu Insert chọn Picture sau đó một dãy lệnh thả ra như hình 61. Chọn Organization Chart. Sau khi chọn xong, một biểu đồ dạng cây được tạo như hình 62 trên slide, đi kèm với nó là một dãy thanh công cụ mới như hình 63 Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 23
  24. Hình 60 Hình 61 Nhập nội dung vào trong các ô vuông. Nếu muốn xóa bớt ô hoặc chèn thêm ô, thay đổi định dạng thì Sử dụng các công cụ tại hình 63 để thực hiện. Hình 63 Muốn bỏ bớt một ô (hình 62 là 4 ô kể cả ô chính) thì kích chuột vào ô đó sẽ thấy xuất hiện 8 nút xung quanh viền của ô. Nhấn phím delete trên bàn phím, ô đó sẽ bị xóa. Muốn thêm một ô nữa cùng Hình 62 cấp (ngang hàng) với 3 ô dưới thì kích chọn ô chính, sau đó vào lệnh Insert Shapes (trên menu hình 63). Bây giờ chiều ngang sẽ là 4 ô cùng cấp. Muốn thêm một ô có cấp nhỏ hơn ba ô? Chọn ô muốn thêm, sau đó vào lệnh Insert Shapes (trên menu hình 63). Bây giờ sẽ có 3 cấp. Cấp 1 = 1 ô, cấp 2 = 3 ô, cấp 4 = 1 ô. Hình 64 Minh họa ở hình số 64. Muốn đổi kiểu sơ đồ thì kích chọn ô chính (ô cấp 1) sau đó vào lệnh Layout trên menu ở hình 63 VIII. Chèn WordArt vào slide. Trên vùng cửa sổ phụ, sẽ nhìn thấy biểu tượng WordArt như thế này , (nếu không thấy xuất hiện thì vào Insert chọn Picture, chọn WordArt (xem lại hình 61). Kích vào đó sẽ xuất hiện một hộp thoại, trong đó có thể chọn các kiểu chữ bóng khác nhau. Chọn một kiểu và nhấn ok, lúc này trên màn hình xuất hiện một hộp thoại mới với dòng chữ Your Text Here , gõ nội dung đè lên dòng này, chọn size chữ, font chữ nếu cần và nhấn ok. Sau đó màn hình sẽ xuất hiện dòng chữ mới tạo – kèm với nó là một dãy menu mới như ở hình 65. Có thể điều chỉnh nó bằng cách kéo giãn, thu nhỏ bằng các lệnh tại bảng menu như hình 65. Giải thích các chức năng của từng cửa sổ trong menu hình 65 như bên dưới đây. Làm thêm 1 WordArt Thay hoặc sửa nội dung vừa gõ Thay hoặc sửa Màu và kiểu WodrArt size Các định dạng thêm IX. Chèn một biểu đồ vào slide. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 24
  25. Hình 65 Vào Insert, chọn Chart. Một biểu đồ như hình 66 xuất hiện và kèm theo nó là một bảng tựa như bảng tính Excel (hình 67). Dùng bảng tính này để thay đổi thuộc tính của biểu đồ như số cột, tên các cột biểu thị, chú thích Hình 66 và 67 Tại hình 67 b là các thuộc tính đã được thay đổi. (thử nhìn vào và so sánh với hình 67.) Tại biểu đồ như hình 66, có thể thay đổi thêm các thuộc tính của nó bằng cách nháy phải chuột vào biểu đồ. Sau đó chọn chart Type (hình 68), một hộp thoại hiện ra như hình 69. Hình 67 b Tại đây, có thể tùy biến các kiểu biểu đồ từ hình cột thành hình quạt, hình lines chọn kiểu thích hợ, sau đó chọn ok. Tại biểu đồ hình 66, vẫn có thể tùy biến thêm nữa như chọn nền, chữ, màu sắc cho biểu đồ bằng cách kích phải chuột vào biểu đồ, chọn Format Chart Area (xem hình 68). Lưu ý khi kích chuột phải vào biểu đồ: Phải chọn vị trí phía ngoài các cột Hình 68 và các dòng kẻ của biểu đồ - tức là kích vào biểu đồ nhưng là vào vùng trắng của nó). Khi chọn Format Chart Area thì một hộp thoại như hình 70. Tại đây có thể chỉnh cho màu của biểu đồ, nền biểu đồ; thậm chí có thể phối màu cho nó bằng nút Fill Effests. Kích vào Fill Effests thì một hộp thoại tiếp theo sẽ xuất hiện, trong hộp thoại này chỉ việc chọn và xem, nếu chọn xong, thấy hợp ý thì ok. Ra bảng Format Chart Areakích ok tiếp. Lúc này chúng ta sẽ có Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 25
  26. Hình 69 một biểu đồ như ý. Tại bên trong biểu đồ, chúng ta cũng có thể chỉnh thêm các tùy biến như biến biểu đồ thành dạng 3D (không gian 3 chiều), màu nền bên trong biểu đồ bằng cách kích phải chuột vào vùng nền trong của biểu đồ Sau khi kích thì một menu như hình 71 xuất hiện. chọn Format Walls để Hình 71 chỉnh màu, chọn 3-D View để chỉnh chế độ xem. Nếu chọn Format Walls thì một hộp thoại tương tự như hình 69 xuất hiện, thực hiện các thao tác chọn màu tương tự (tất nhiên là lúc này chọn nàu cho bên trong). Hình 70 Khi chọn 3-D View thì một hộp thoại xuất hiện, kích liên tiếp từ 3 đến 5 nhát chuột vào các mũi tên trong hộp thoại này thì biểu đồ sẽ tự quay, khi biểu đồ quay đến một góc thích hợp thì nhấn apply và ok. Nếu người thiết kế có năng khiếu vẽ thì có thể sáng tạo cho mình một kiểu giao diện slide độc đáo mà chẳng cần đến hình nền. Bởi trong PPT vẫn tích hợp khả năng vẽ của AutoShapes một cách đầy đủ các chức năng, các kiểu vẽ. Thử vào AutoShapes thử nghiệm xem sao. Hấu hết các chức năng vẽ đều tập trung tại AutoShapes, ngoài ra, có thể dùng chương trình Paint để vẽ và chèn hình. Tuy nhiên với AutoShapes thì có lẽ là đủ để các thầy cô khám phá. Khi thực hiện vẽ ở AutoShapes có thể định dạng hình bằng cách nháy dúp vào hình vừa vẽ, hoặc kích phải chuột, chọn Format Object để chỉnh sửa đường viền của hình, màu nền cho hình, màu viền, kiều viền, độ dày nét vẽ hoặc có thể chọn đối tượng vừa vẽ để thay đổi luôn định dạng của nó (ví dụ từ hình tròn sang hình vuông) thì dùng tiếp công cụ thứ hai là Draw Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 26
  27. . Ở Draw, có thể thiết lập các kiểu hình ảnh, kiểu hiển thị, thay đổi các thiết lập khác như thay đổi độ đạm nhạt, đánh bóng, di chuyển . Phần này có thể các thầy cô tìm tòi thêm, sẽ rất thú vị nếu sau khi tìm hiều khái quát, các thầy cô có thể vễ cho mình những hình ảnh thật sinh động. Hình ảnh 73 chụp từ office 2007, tuy nhiên nó cũng tương tự như hình trên khi mở ra. Ở Autoshapes có đầy đủ các kiểu vẽ. Và hình 74 là các lệnh của Draw. Hình 74 Hình 73 Xử lí một số tình huống phát sinh khi thiết kế. 1. Các slide bị đảo lộn thứ tự. Ví dụ đáng lẽ slide đang mang số 3 phải là slide 5 mới theo thứ tự đúng? Giải quyết: Xem trong phần slide thao tác (hình 6). Nhấn chuột vào slide mang số 3, giữ chuột, kéo đến sau slide mang số 4 và thả. Bây giờ slide mang số 3 đã trở thành slide mang số 5. Nếu muốn chuyển slide khác thì cứ làm tương tự. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 27
  28. 2. Khi trình chiếu, đáng lí slide 2 chưa cần xuất hiện, nhưng lỡ bấm chuột và nó đã “chạy” ra rồi! Phải làm sao? Cách giải quyết nhanh nhất là nhấn phím mũi tên trở lên trên bàn phím cho đến khi tới slide hiện hành. 3. Trong một text box chỉ muốn có 1 hiệu ứng. nhưng khi thiết kế bị thừa, muốn xóa bỏ nó? Giải quyết: trên slide có box thừa hiệu ứng. kích vào box đó, nhìn sang vùng chức năng sẽ thấy các hiệu ứng của nó được đánh số. các hiệu ứng nào thừa thì kích chuột vào và nhấn phím delete trên bàn phím. 4. Trong cùng một slide, các hiệu ứng lộn xộn không theo thứ tự. Ví dụ thứ tự phải là tiêu đề ra trước, đến các nội dung con nhưng khi thiết kế bị nhầm, nội dung con ra trước, tiêu đề ra sau! Phải làm sao? Giải quyết: Kích chọn các box có hiệu ứng trên slide, sẽ thấy số thứ tự của các hiệu ứng. Nếu thấy bất hợp lí về số thứ tự thì sửa. Ví dụ trong slide có 5 box và 5 hiệu ứng. Hiệu ứng cho box thứ 5 lại mang số 4 và muốn chuyển nó xuống hiệu ứng số 5 thì kích vào hiệu ứng của nó, nhìn sang vùng chức năng thấy có 2 mũi tên màu xanh một mũi tên chỉ lên, một mũi tên chỉ xuống, nếu muốn di chuyển xuống thì chọn mũi tên xuống và ngược lại. Minh họa: cho vấn đề này: Số thứ tự hiệu ứng Kích không phù hợp vào đây Vào mũi tên để di chuyển lên hoặc xuống 5. Giáo án soạn trên PPT thì in thế nào? In được và có cách in sau đây là thông dụng nhất. Vào file, chọn Print, hộp thoại xuất hiện như hình minh họa dưới đây. Chọn Print what Trong hộp bên dưới, chọn Handouts, bên hộp Slide per page chọn số slide xuất hiện trên 1 trang in (thông thường là chọn 6). Nhấn ok. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 28
  29. Hiện nay, công nghệ mạng phát triển nhanh chóng vì vậy các thông tin, thư từ, tài liệu cũng được chia sẽ một cách nhanh chóng thông qua hệ thống mail như yahoo mail hoặc gmail. Yahoo mail hay gmail đều có các chức năng trò chuyện trực tuyến, trao đổi chia sẽ hình ảnh, tài liệu Ngoài ra hệ thống mail còn là một địa chỉ để có thể thông qua đó tham gia các chương trình từ mạng máy tính internet. Ví dụ như để đăng nhập vào một website, mua bán qua mạng Để tạo được một hộp thư (hay còn gọi là mail) của google thì làm theo các bước sau đây. Việc này hoàn toàn miễn phí. Bước 1: Mở Internet. Nhập địa chỉ gmail.com vào addrees.(www.gmail.com), nhấn enter. Bước 2: Sau khi nhấn enter thì một trang mở ra, nó như thế này (hình 1*) Bước 3: Chọn Sign up For Gmail. Bước 3: Chọn vào đây. Hình 1* Sau đó một trang khác như hình 2*. Tại hình này, kích chọn ngôn ngữ. Vào Change Languege lúc này một danh sách các ngôn ngữ thả xuống, kéo xuống phía dưới, chọn Tiếng Việt. Sau khi chọn xong, giao diện như hình 2* vẫn không thay đổi gì mà chỉ thay đổi về ngôn ngữ thôi. Từ hình đó, nhập đầy đủa các thông tin theo yêu cầu. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 29
  30. Nhập lần lượt các thông tin vào trang như hình 3* Nhập họ Nhập tên đăng Vào đây chọn ngôn ngữ Hình 2* Nhập tên Hìnhnhập, 2* nó sau này sẽ là địa chỉ mail của mình. Gõ mật khẩu vào đây. Mật khẩu và Kiểm tra xem địa chỉ mail tên đăng nhập phải nhớ để sau này của mình có được chấp mới mở thư được nhận không Hình 3*a Mục nhập lại mật khẩu: là nhập lại các kỳ tự hoặc con số đã nhập ở ô trên vào ô dưới một lần nữa. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 30
  31. Mục: Chọn một câu hỏi: Tác dụng của mục này là để bảo mật, khi mình quên mật khẩu, hệ thống sẽ hỏi lại câu hỏi này và người dùng phải trả lời trùng với câu trả lới lúc đăng ký thí mới cho đăng nhập vào hệ thống. (Hình 3*a là một phần, phần tiếp theo tại hình 3*b.) Tại hình 3*b này, tiếp tục nhập các thông số cần thết. Trả lời: là trả lời cho câu hỏi trên: Ví dụ: Hỏi thể thư viện của tôi? Trả lời 1111. Email phụ có thể không cần thiết phải nhập. Nhập những từ này Vào đây Mục Location: để mặc định. Mục xác minh từ: Là gõ các từ được viết một cách lộn xộn phía trên vào.(mục đích của việc này là tránh tình trạng người không biết vô tình tạo gmail). Xong, kích chọn : Tôi chấp nhận. Hãy tạo tài khoản của tôi. Và một bảng thông báo như hình 4* xuất hiện. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 31 Hình 3*b
  32. Hình 4* Tại trang thông báo như hình 4*, kích chọn “tôi đã sẵn sàng, cho tôi xem tài khoản của tôi”. Sau đó, một trang mới như hình 5* mở ra. Đó chính là hộp thư mới tạo. Trong này có thể đọc thư, gửi thư, gửi tin, Vào đây để soạn thư Đây là tên của hộp thư (chính là địa chỉ mail) Vùng này hiển thị thư gửi đến Hình 5* Khi kích vào soạn thư thì chương trình sẽ hiện trang như hình 6*. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 32
  33. Đây là nơi gõ địa chỉ nhận thư. (lưu ý, địa chỉ phải có dạng xxx@gmail.com hoặc xxx@yahoo.com Chủ đề của thư. Ví dụ: hỏi thăm Nếu trong thư muốn gửi thêm tài Hình 6* liệu (tập tin) thì chọn đây để chọn và gửi. Nhấn vào đây để gửi thư đi Vùng soạn thư. Lưu ý: Nếu máy tính của một người dùng thì có thể đóng chương trình bằng cách thông thường (lệnh Close) Tuy nhiên nếu máy dùng chung thì để đảm bảo tính bảo mật, khi thoát phải thoát theo trình tự bằng cách chọn lệnh “đăng xuất”. và thoát ra theo trình tự chương trình. Khi muốn mở để soạn thư, chỉ việc thực hiện lại bước 1, bước và nhập địa chỉ thư vào dòng địa chỉ (Usename) , nhập mật khẩu (pasword), enter. Để có thể tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến, tin tức, tài liệu với nhau qua mạng thì ngoài việc tạo cho mình một hộp thư thì cũng cần tham gia một số website nào đó để phục vụ công tác của mình. Vớ người kinh doanh thì có thể tham gia các diễn đàn doanh nghiệp, với gv thì có thể tham gia các diễn đàn cho giáo viên Một số trang có thể cho phép giáo viên đăng ký thành viên và tham gia thảo luận, trao đổi thông tin, tài nguyên hiện có như: www.violet.vn. Từ trang này có thể liên kết đến các trang www.baigiang.violet.vn, www.tulieu.violet.vn, www.giaoan.violet.vn, www.dethi.violet.vn, www.lophoc.violet.vn Trang www.dayhocintel.org, dayhoctructuyen.org Và rất nhiều các trang khác. Các website cho phép đăng ký thành viên là các website có thể trao đổi theo kiểu diễn đàn thảo luận vì vậy trên các web này thông thường đều có chức năng đăng ký thành viên. Khi truy cập vào web, sẽ tìm thấy một vị trí nào đó ghi chữ “ghi danh”,hoặc “đăng ký” thì đó là nơi để thực hiện việc đăng ký thành viên. Ở đây, tôi lấy ví dụ đăng ký thành viên của violet.vn. Cách làm như sau: Bước 1: Mở internet. Gõ địa chỉ web là violet.vn vào addres. Nhấn Enter. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 33
  34. Bước 2. Trang violet mở ra, tìm sẽ thấy một dòng ghi chữ đăng ký thành viên tại đây. Như hình dưới.(hình 7*) Kích vào đó. Hình 7* Sau đó hệ thống sẽ chuyển sang trang khác như hình dưới. (hình 8*) Hình 8* Nhập các thông tin cần thiết theo hường dẫn trong hình. Nhập xong, chọn nút: đăng ký. Nếu thành công thì chương trình sẽ mở ra như hình 9*. Tại hình 9* này có thể kích nút “Nhấn vào đây để tiếp tục” để vào thư viện violet. Để vào, phải nhập lại mật khẩu 1 lần nữa. bước này lại có một thông báo mà trong đó cóp yêu cầu xác thực hoặc nhờ người xác thực. Phần này chỉ việc kích chọn nút gửi thư nhờ xác thực. (thực ra phần này hơi nhiều công đoạn nhưng hoàn toàn bằng tiếng việt, không khó). Sau đó tắt website này để thực hiện giai đoạn xác thực. Xác thực là công việc quan trọng để có thể trở thành thành viên chính thức. Để xác thực thì mở hộp thư của mình. (Hộp thư là địa chỉ Email khi đăng ký). Tại hộp thư, sẽ thấy một thư do violet gửi tới. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 34
  35. Hình 9*. Mở Email (Email khi đăng ký) sẽ thấy có 1 thư, trong thư này có một hướng dẫn bằng tiếng Việt yêu cầu kích vào 1 đường dẫn. Từ đường dẫn này sẽ dẫn vào lại violet, đăng nhập lại bằng tên và mật khẩu lúc đăng ký. Vào đây nhìn trên trang violet sẽ xuất hiện câu: “Xin chào thầy (cô) ” là đã thành công. Là thành viên của trang này, sẽ được tải về 90 tư liệu tương đương với 90 điểm, dùng hết 90 điểm mà không đưa tư liệu nào lên thì không được tải thêm. Đây là nguyên tắc đảm bảo sự chia sẽ tài nguyên qua mạng. Để tìm tư liệu mà không chắc chắn tư liệu đó ở địa chỉ nào, chúng ta tìm bằng google. Vào Internet, gõ Google.com.vn vào addrees. Nhấn Enter. Trang google.com.vn mở ra. Tại đây sẽ có một khung gõ nội dung tìm kiếm. Để tìm kiếm nội dung nào thì gõ nội dung đó vào. Ví dụ tôi tìm nội dung là “tư liệu về thuế máu của Nguyễn ái Quốc” thì có 2 cách tìm. Cách thứ nhất là tìm trong phạm vi hẹp: Gõ nội dung và đặt trong dầu ngoặc kép. Cách tìm này chỉ cho ra nội dung có trong dấu ngoặc kép. Cách thứ 2, tìm trong phạm vi rộng: Gõ nội dung, không đặt trong dấu ngoặc kép. Với cách này thì thông tin sẽ nhiều nhưng tìm mất nhiều thời gian. Nếu muốn tìm hình ảnh thì trên trang google.com.vn, chọn “hình ảnh” thì nội dung tìm kiếm sẽ đưa ra các kết quả là hình ảnh. Sử dụng kết quả tìm kiếm như thế nào? Khi tìm thấy một tư liệu quý, chúng ta nên nhìn lên thanh addrees xem địa chỉ chúng ta đang ở là web nào, điều này có lợi cho sau này muốn tìm kiếm tiếp sẽ gõ địa chỉ này vào mà không mất công qua bước google. Hơn nữa nó cũng giúp chúng ta bổ sung thêm các địa chỉ web hay. Nếu nội dung là một văn bản có file đính kèm thì có thể tải về máy, hoặc có thể chọn vùng văn bản (bôi đen) và copy bình thường như trong word. Mở word và dán (pates) vào đó, lưu lại như word. Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 35
  36. Nếu nội dung là hình ảnh thì kích phải chuột lên văn bản muốn chọn, chọn save picture as sau đó hệ thống sẽ mặc định vị trí lưu ảnh (thường là My doc cument, my picture) nếu không dùng chương trình hỗ trợ tải file. Nếu nội dung là một chương trình cài đặt thì mở liên kết từ kết quả tìm kiếm, tải về và cài đặt. (phần này nếu chưa thực sự quen thì không nên làm, vì nếu tải và cài đặt một phần nào đó không phù hợp với máy sẽ dẫn đến lỗi hoặc hỏng máy. Cảnh báo: Trong quá trình tải tư liệu, một số trang sẽ có vi rut, nếu hệ thống tự kiểm tra virut thì để hệ thống tự kiểm tra, khi có thông báo không có virut thì mới tải. Đặc biệt không nên kích vào các liên kết khi không biết chắc liên kết đó đưa chúng ta đi đến đâu vì làm như thế sẽ rất dễ nhiễm virut cho máy tính. www.thcsliendam.com là website đã được thành lập từ tháng 3 năm 2008. Đến tháng 3 – 2009 đã thực hiện đăng ký lại host và tên miền. Hiện nay, nhờ sự giúp dỡ của một số thầy cô ở tỉnh khác và thầy Cảnh web của trường đã mở thêm các trang như trang tin tức, trang diễn đàn thảo luận, trang cho học sinh làm bài trắc nghiệm và hộp thư điện tử của trường. Khi vào Internet, gõ thcsliendam.com vào addrees. Nhấn Enter. Hệ thống sẽ mở ra trang như hình 10*. Hình 10*. Kích vào các dòng: Muốn sang thì , Thầy cũ chùm thơ , hệ thống sẽ dẩn đến một số bài thơ. Kích vào “trang tin tức” hệ thống chuyển sang trang tin tức. Kích vào “Diễn đàn thảo luận”, hệ thống đưa ta vào diễn đàn. Kích vào “Hộp thư nội bộ” hệ thống sẽ đưa đến hộp thư (chỉ vào đây khi đã đăng ký hộp thư – hoặc liên hệ với Chiến, Cảnh để tạo hộp thư có dạng xxx.@thcsliendam.com. (giống kiểu xxx@gmail.com) Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 36
  37. Trang tin tức như sau: Hình 11* Tại trang này có thể đọc tin, kế hoạch như trên trang đã thể hiện rõ. Từ trang này, muốn về lại diễn đàn thì chọn “diễn đàn thảo luận”, Muốn về lại trang chủ thì chọn “trang chủ”. Tại diễn đàn thảo luận, chúng ta có thể trao đổi các thông tin, các kinh nghiệm, tài nguyên với các thành viên khác ở khắp nơi kể cả các nước khác trên thế giới. Tại trang chính, nếu vào “trắc nghiệm trực tuyến”, hệ thống sẽ dẫn đến một trang như hình 13* Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 37
  38. Hình 12* Tại trang trắc nghiệm trực tuyến này, muốn vào bên trong để xem đề, xem điểm của học sinh làm thì phải thực hiện đăng ký thành viên. Lưu ý là thành viên ở trang này độc lập với trang diễn đàn. Hình 13* Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 38
  39. Thứ nhất: Giáo án trình chiếu không thể thay thế giáo án truyền thống, tuy nhiên nó cũng có thế mạnh của nó. Như trên đã nói, nếu một GATC mà không sử dụng được các chức năng đặc biệt của nó thì có lẽ tác dụng cũng sẽ không như mong đợi. Vì vậy thiết kế GATC và lựa chọn tiết dạy sử dụng GATC nên đúng lúc. Một giờ dạy có thể vừa kết hợp cả GATC và cả bảng đen với giáo án truyền thống có lẽ vẫn nên dùng. Thêm nữa là việc chuẩn bị thế nào cho tiết dạy sử dụng GATC? Bởi nó có nhiều liên quan: máy tính, máy chiếu, điện Nếu không chuẩn bị tốt thì sẽ rất bị động. ví dụ cúp điện, máy hỏng, file hỏng thì làm thế nào? Lớp học thì vẫn phải học, không thể nghỉ. Vì vậy tốt nhất là phải chuẩn bị tốt các phương án cho tiết dạy. Soạn bài ở nhà với một máy tính khác, cho dù các bộ office đều như nhau đi chăng nữa thì khi đưa lên một máy khác để trình chiếu thì cũng phải nên xem trước để tránh những tình huống bất ngờ xảy ra. Thứ hai: Theo tôi nghĩ, bây giờ chúng ta nên và rất nên tìm hiểu về các kỹ thuật thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin cho mục đích dạy học. Một số người cho rằng khó thì không thể học được, nhưng công việc của chúng ta làm là trong một khoảng thời gian dài. Một người ra trường lúc 24 tuổi thì phải công tác cho đến lúc nghỉ là hơn 20 năm. Vậy thử nghĩ xem thời gian còn lại của mỗi người là bao nhiêu năm trong khi lĩnh vực công nghệ thông tin thì phát triển và thay đổi từng ngày từng giờ? Việc tìm hiểu CNTT &TT là tìm hiểu chức năng, các công dụng của máy tính, công nghệ mạng, cách sử dụng và điều quan trọng nữa là tìm kiếm thêm các thông tin cho nghề nghiệp của mình. Thứ ba: Việc ứng dụng CNTT &TT (công nghệ thông tin và truyền thông) vào công tác quản lý và dạy học là chủ trương của Bộ Giáo dục, vì vậy không có lí do gì để có thể làm chậm lại việc tiếp cận và tìm hiểu về nó. Trường đang thực hiện thí điểm việc soạn giáo án bằng PPT vì vậy các thầy cô nên mạnh dạn thử bởi một khi đã thành cuộc vận động cùng thực hiện mà không thực hiện thì cũng coi như bị lạc hậu rồi. Và một số điều cuối cùng: Việc tổ chức tập huấn có kế hoạch từ đầu năm và dự tính thực hiện trong học kỳ 1, nhưng công tác phổ cập kéo dài, mất nhiều thời gian, vì vậy ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên trường cũng đã tổ chức được các buổi tập huấn mà theo tôi nghĩ thì đã rất chi tiết rồi. Nhưng vì một số thầy cô tuổi cao khó thích ứng ngay trong các buổi tập huấn và có khả năng không thể tiếp cận đầy đủ các kỹ năng được trình bày trong các buổi tập huấn. Tôi viết những kinh nghiệm này hi vọng phần nào đó giúp đỡ các thầy cô khi không trực tiếp giúp được. Tất nhiên như lúc đầu đã nói, nó là kinh nghiệm nên có thể các thao tác, các phương thức vẫn chưa thực sự chuẩn xác vì vậy trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì thắc mắc thì các thầy cô vui lòng trao đổi lại. Liên Đầm, tháng 3 năm 2009 Tài liệu biên soạn cho GV trường THCS Liên Đầm. 39