Hướng dẫn đánh giá các dự án thử nghiệm

pdf 33 trang phuongnguyen 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn đánh giá các dự án thử nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhuong_dan_danh_gia_cac_du_an_thu_nghiem.pdf

Nội dung text: Hướng dẫn đánh giá các dự án thử nghiệm

  1. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CÁC DỰ ÁN THỬ NGHIỆM
  2. Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về Tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường HƯỚNG DẪN Đánh giá các dự án thử nghiệm Dự án thử nghiệm SEMLA 2006-2007
  3. MỤC LỤC I) GIỚI THIỆU 2 II) HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THỬ NGHIỆM THEO TỪNG BƯỚC 2 III) ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 7 IV) PHỤ LỤC 8 A. VÍ DỤ hướng dẫn về đánh giá HƯƠNG ƯỚC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG 8 B. VÍ DỤ hướng dẫn về Đánh giá dự án thí điểm QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP 14 C. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC Ở HÀ GIANG 16
  4. Strengthening Environmental Management and Land Administration Programme Ministry of Natural Resources and Environment, 83 Nguyen Chi Thanh, Hanoi, Vietnam Hướng dẫn đánh giá dự án thử nghiệm I) GIỚI THIỆU Thuật ngữ “Đánh giá“ có nghĩa là xem xét hoặc đo lường để biết việc thực hiện một công việc nào đó tốt đến mức độ nào – nghĩa là mức thành công của công việc đó. Có thể có rất nhiều lý do để tiến hành đánh giá. Lý do thường thấy nhất là vì các nhà tài trợ hoặc người đóng thuế của họ muốn biết tiền của họ được sử dụng như thế nào. Tuy nhiên, cũng có nhiều cơ quan thường xuyên tự tiến hành đánh giá hoạt động của mình để rút ra các bài học cho tương lai. Trong Chương trình SEMLA, các dự án thử nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Đây là các mô hình thí điểm áp dụng và triển khai các chính sách và luật pháp tại địa phương. Các mô hình thí điểm sẽ chỉ ra các nội dung thiếu nhất quán trong các quy định của pháp luật, các lĩnh vực cần cải thiện v.v và các bài học kinh nghiệm từ các tỉnh tham gia thử nghiệm cần được chia sẻ và phản hồi lên cấp trung ương, cấp hoạch định chính sách. Một kết quả đầu ra quan trọng của các dự án thử nghiệm là báo cáo đánh giá. Báo cáo này sẽ bao gồm các đề xuất để nhân rộng mô hình và đề xuất về cải thiện chính sách nếu có. Do vậy, chúng ta cần xem xét một cách cẩn trọng các nội dung sau: - Chúng ta đã đạt được điều chúng ta mong muốn chưa? Trong những lĩnh vực nào? - Đâu là các yếu tố chính để bảo đảm quá trình triển khai thành công? - Lẽ ra công việc có thể được thực hiện tốt hơn bằng cách nào? Đâu là các yếu điểm và đâu là các lĩnh vực cần được cải thiện? Báo cáo đánh giá cũng cần đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau: 1. Đâu là kết quả và bài học kinh nghiệm chính sau thời gian triển khai? 2. Đâu là các điểm chính của dự án mà chúng ta muốn nhân rộng? 3. Đâu là các nội dung cần điều chỉnh trước khi nhân rộng? II) HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THỬ NGHIỆM THEO TỪNG BƯỚC 2
  5. Bước 1: Xác định khuôn khổ đánh giá Cần thống nhất về các bước và phương pháp luận sẽ áp dụng, bao gồm: a) Mục đích đánh giá b) Các câu hỏi và chỉ số sẽ sử dụng c) Thu thập thông tin d) Tổ chức đánh giá Bước này có thể được thực hiện thông qua một cuộc họp hoặc hội thảo nhỏ bao gồm cán bộ SEMLA, tư vấn tỉnh, cán bộ từ các bộ phận có liên quan của Sở TNMT và các cán bộ triển khai tại cấp huyện/xã. Bước này chỉ cần 5 - 10 người là đủ. Mục đích tiến hành đánh giá: Mục đích tiến hành đánh giá cần phải rõ ràng. Chúng ta muốn biết về điều gì? Mục đích đánh giá cần tập trung vào việc đánh giá quy trình và kết quả của dự án/mô hình và thu thập bài học kinh nghiệm để nhân rộng trong tương lai hoặc để đề xuất điều chỉnh chính sách. Các câu hỏi điều tra và chỉ số sẽ sử dụng: Các câu hỏi điều tra thể hiện các nội dung sẽ được đánh giá, và là các câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đưa ra câu trả lời trong báo cáo đánh giá. Chúng ta cần tập trung vào các nội dung sau: • Tính “Hiệu quả (Effectiveness)”: Dự án đã đạt được mục tiêu của nó ở mức nào? Dự án có có đạt được kết quả đặt ra ban đầu không? • Tính “Hiệu năng (Efficiency)”: Thể hiện các kết quả đầu ra của dự án trong mối liên hệ với nguồn lực đầu vào: liệu có thể đạt được cùng các kết quả đó mà chỉ cần sử dụng ít nguồn lực hơn không (tài chính, con người, thời gian)? • Kết quả đầu ra (output): Dự án có đạt được các kết quả đầu ra đặt ra ban đầu không? Chất lượng của chúng như thế nào? • Tác động (Impact): Đâu là các tác động tích cực của dự án? Có tác động nào tiêu cực không? • Tính bền vững (sustainability): mức độ sẵn sàng và khả năng các đối tác và cộng đồng tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa các kết quả đã đạt được trong mô hình. Có thể chúng ta sẽ phải xem xét lại xem mục tiêu, mục đích của dự án thí điểm là gì. Các chỉ số là các đơn vị đo giúp chúng ta đo lường hoặc mô tả kết quả và các quy trình triển khai. Các chỉ số cũng sẽ giúp xác định được trọng tâm trong quá trình thu thập dữ liệu và thông qua đó giúp ta dễ dàng hơn trong việc phân tích ở các bước sau. Các câu hỏi điều tra và chỉ số đề xuất cho các dự án thử nghiệm về hương ước môi trường và quy hoạch sử dụng đất lồng ghép được nêu trong phần phụ lục. 3
  6. Thu thập thông tin: Có nhiều phương pháp thu thập số liệu. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào ba phương pháp chính sau: 1. Phỏng vấn bán tự do (câu hỏi được chuẩn bị sẵn) dành cho các bên có liên quan 2. Điều tra bằng phiếu câu hỏi 3. Nghiên cứu số liệu giám sát và các số liệu sẵn có khác. Sự khác biệt giữa các phương pháp định tính và định lượng có thể được xem là sự “đo lường các kết quả” hoặc “mô tả quy trình thực hiện”. Hai phương pháp này đều có tầm quan trọng như nhau và việc sử dụng kết hợp cả hai phương pháp này thường cho kết quả tốt. Tuy nhiên, hãy tự đặt câu hỏi rằng: có cần tiến hành một điều tra định lượng không hay là bạn có thể thu thập đủ thông tin chỉ cần qua phỏng vấn và thảo luận với các đối tượng chủ chốt có liên quan. Phản ánh của các cán bộ thực thi sẽ là một trong các nguồn thông tin quan trọng nhất mà bạn cần có. Tuy nhiên, mỗi người có thể có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, do vậy, điều quan trọng là cần thực hiện kiểm tra chéo/kiểm tra lại và hiệu chỉnh cân bằng các nguồn thông tin, ví dụ: bằng cách phỏng vấn nhiều người ở các lĩnh vực hoặc cấp làm việc khác nhau. Các đối tượng có thể phù hợp để tiến hành phỏng vấn là: - Cán bộ và tư vấn của Chương trình SEMLA - Các cơ quan cấp tỉnh, Sở TNMT - Cơ quan cấp huyện - Cơ quan cấp xã - Trưởng thôn/khu phố - Các nhóm dân cư, các đối tượng hưởng lợi từ các dự án đầu tư tại địa phương v.v Các nguồn thông tin khác có thể là: - Biên bản cuộc họp - Sổ sách ghi chép, theo dõi - Báo cáo giám sát dự án thử nghiệm hàng tháng - Những điều quan sát được - Phiếu câu hỏi, điều tra - Hội thảo Tổ chức: Cần thành lập một nhóm đánh giá. Nhóm này cần có một người làm nhóm trưởng nhóm và 2 – 3 thành viên. Có thể sẽ cần huy động lực lượng bổ sung để thực hiện việc thu thập dữ liệu. Kế hoạch thời gian cho hoạt động đánh giá cũng cần được xây dựng. 4
  7. Bước 2: Nghiên cứu các thông tin sẵn có Nhiệm vụ # 1. Thu thập và nghiên cứu các thông tin sẵn có – như thông tin hiện trạng hoặc các thông tin đã điều tra, các biên bản cuộc họp, các báo cáo v.v , và xem xét xem các thông tin này có thể dùng để trả lời cho những câu hỏi nào. Nhiệm vụ # 2. Lập một danh sách các loại thông tin còn thiếu. Thông thường, để bảo đảm độ chính xác, bạn cần có thông tin từ hai nguồn trở lên. Bước 3: Xây dựng phiếu câu hỏi, lựa chọn mẫu đánh giá Tới bước này, bạn đã biết rằng thông tin nào đã có và thông tin nào cần phải thu thập. Bạn cần lập một danh sách các cá nhân có thể đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi bạn cần. Hãy lựa chọn phương pháp thu thập thông tin phù hợp nhất. Liệu bạn có cần phải tiến hành một cuộc điều tra định lượng để đo lường tỷ lệ phần trăm hay bạn có thể thu thập đủ thông tin (đáng tin cậy) chỉ cần qua phỏng vấn và thảo luận với các nhóm đối tượng? Hãy chuẩn bị một bộ câu hỏi cho từng nhóm đối tượng mà bạn đã xác định được. Nên hạn chế số lượng câu hỏi và tập trung vào phần trả lời các câu hỏi điều tra là chính. Đề nghị tham khảo các ví dụ nêu trong phần Phụ lục. Bước 4: Thu thập thông tin qua phỏng vấn/điều tra Lưu ý: Điều quan trọng là việc thu thập thông tin phải chọn lọc và tập trung, nếu không bạn sẽ thu về quá nhiều thông tin tản mạn. Bước 5: Phân tích thông tin thu được và viết báo cáo dự thảo Phân tích thông tin thu được là phần khó nhất trong quá trình đánh giá. Công việc này sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu mục đích, câu hỏi và chỉ số đánh giá được xác định rõ ràng ngay từ ban đầu. Kết quả phỏng vấn sẽ phải được diễn giải lại, tốt nhất là trên máy tính. Công việc này chiếm nhiều thời gian và do vậy các cuộc phỏng vấn cần được thực hiện ngắn gọn. Hãy tổ chức và tóm tắt lại toàn bộ các câu trả theo từng vấn đề cụ thể: Tiến hành so sánh, tìm các điểm tương đồng và khác biệt lớn. Tìm cách rút ra các kết luận chính từ câu trả lời của phần lớn đối tượng được hỏi; tuy nhiên, cũng tìm cách lý giải cho các câu trả lời khác biệt so với phần lớn các câu trả lời khác. Kết luận đưa ra nên được dựa trên các mục đích đánh giá và dựa trên các ý kiến trả lời cho các câu hỏi điều tra chính. Bạn phải thể hiện rõ được lý do tại sao bạn đưa các kết luận đó, thông qua các phân tich của mình. Mẫu đề cương báo cáo đánh giá được nêu tại phần Phụ lục. 5
  8. Bước 6: Tổ chức hội thảo để trình bày dự thảo báo cáo đánh giá Dự thảo báo cáo đánh giá nên được trình bày tại một hội thảo có đại diện của Sở TNMT, các cơ quan thực hiện, tư vấn v.v tham dự. Các thành phần này có nhất trí với nội dung báo cáo hay không? Các phát hiện có trùng với ý kiến chung về dự án hay không? Các nội dung quan trọng có được thể hiện trong báo cáo không? Bước 7: Sửa đổi báo cáo dự thảo và trình báo cáo để phê duyệt 6
  9. III) ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ Báo cáo đánh giá nên được thực hiện ngắn gọn, giới hạn từ 10 đến 15 trang. 1. Giới thiệu • Bối cảnh (dự án thử nghiệm phù hợp như thế nào đối với Chương trình SEMLA và đối với việc xây dựng chính sách, pháp luật của Việt nam) 2. Phương pháp luận • Mục tiêu và trọng tâm đánh giá • Thời gian và địa điểm tiến hành đánh giá • Phương pháp và các chỉ số sử dụng trong đánh giá • Mẫu đánh giá (các đối tượng nào được lựa chọn để phỏng vấn, điều tra; việc chọn mẫu được thưc hiện như thế nào) 3. Mô tả dự án • Mục tiêu của dự án thử nghiệm • Các hoạt động và nội dung của dự án • Quá trình triển khai dự án • Vai trò của các bên liên quan (SEMLA, Sở TNNT, Bộ TNMT, cấp huyện, cấp xã, các nhóm có lợi ích liên quan ở địa phương, v.v ) 4. Phân tích thông tin thu được 5. Các bài học kinh nghiệm 6. Các ý kiến đề xuất Một số ví dụ về các câu hỏi để phản ánh các ý kiến đề xuất: - Bằng cách nào để tạo thêm sự quan tâm (của các bên có liên quan) đối với hương ước môi trường? - Bằng cách nào để tăng cường việc triển khai? - Bằng cách nào để cải thiện công tác giám sát? 7. Kết luận Tối đa là 1-2 trang. Phụ lục Danh mục các cuộc phỏng vấn đã thực hiện Mẫu phiếu điều tra, tài liệu hướng dẫn phỏng vấn 7
  10. IV) PHỤ LỤC A. VÍ DỤ hướng dẫn về đánh giá HƯƠNG ƯỚC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG Mục tiêu đánh giá : 1. Đánh giá sự hiệu quả của dự án/mô hình về các mặt sau: a) cải thiện các điều kiện sống và môi trường b) nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường 2. Thu thập các bài học cho việc nhân rộng mô hình trong tương lai Các câu hỏi có thể sử dụng: Dự án xây dựng các hương ước môi trường địa phương nên được đánh giá trong khoảng 6 tháng sau khi các hương ước được áp dụng là lý tưởng nhất. Nếu dự án được đánh giá quá sớm thì ta sẽ không thể thấy được bất kỳ tác động nào. Nếu dự án được đánh giá quá muộn thì mọi người đã quên mất quy trình để xây dựng hương ước (tất nhiên chúng ta hi vọng không phải là nội dung hương ước). Chúng ta cần hiểu các quá trình, việc triển khai và những thay đổi có thể có cùng những ảnh hưởng có thể xảy ra với tư cách là kết quả của dự án: Quy trình và việc triển khai • Quy trình xây dựng hương ước đã có sự tham gia của các nhóm cộng đồng khác nhau ở mức độ nào và bằng hình thức nào ? Có nhóm nào không tham gia không? • Dự án được giới thiệu đến xã và các phường như thế nào? • Cộng đồng có đủ thông tin về quy trình và các vấn đề môi trường v.v để chủ động tham gia vào quá trình không ? Việc này được thực hiện như thế nào? • Hương ước đã được xúc tiến triển khai như thế nào? • Hương ước đã được thực hiện như thế nào? • Vai trò của các bên liên quan là gì (Sở TNMT, xã, trưởng thôn và các hộ gia đình) trong việc triển khai và giám sát các hương ước? • Đã có những khó khăn gì? Đã tìm được những giải pháp nào để khắc phục khó khăn? Tác động/kết quả • Đã thấy được những thay đổi nào và đã có những thay đổi nào cho dự án thí điểm? - trong môi trường sống? - trong kiến thức và thái độ của người dân ? - trong hành vi cư xử của người dân? • Có những tác động ảnh hưởng nào đến các cá nhân, hộ gia đình và cấp cộng đồng? • Có những tác động nào đến môi trường? • Dự án có dẫn đến bất kỳ hiệu quả sản phẩm phụ hay sáng kiến nào khác không? 8
  11. Chỉ số: • Số phường đã áp dụng hương ước môi trường nông thôn • Số (hoặc tỷ lệ phần trăm) người (hộ gia đình) trong các phường thí điểm đồng ý tuân theo hương ước • Số (hoặc tỷ lệ phần trăm) người trong các phường biết là hương ước có tồn tại • Số (hoặc tỷ lệ phần trăm) người biết lý do tại sao cần xây dựng hương ước. • Số (hoặc tỷ lệ phần trăm) người trong phường có thể đề cập đến ít nhất hai điều trong hương ước. • Số (hoặc tỷ lệ phần trăm) người nghĩ rằng bảo vệ môi trường là việc quan trọng và các hương ước có thể đóng góp vào việc này. • Số (hoặc tỷ lệ phần trăm) người nghĩ rằng các hương ước đã có tác động tích cực đến phường. • Sự gia tăng (hoặc "nhận thức của việc gia tăng của các bên liên quan ") trong nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân • Sự gia tăng trong nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường • Những ví dụ cụ thể về những cải thiện trong môi trường sống từ việc thực hiện dự án • Những ví dụ về các hoạt động được khởi xướng hoặc các biện pháp thực hiện bởi người dân trong phường được lựa chọn để bảo vệ môi trường từ việc thực hiện các hương ước địa phương . Bài học thu được: • Qúa trình nào cần được tăng cường trong tương lai? • Những yếu tố quan trọng nhất cho việc thay đổi là gì? • Làm thế nào quá trình có thể được thực hiện mà có sự tham gia nhiều hơn ? • Đâu là những khả năng và các điều kiện cần thiết cho sự bền vững ? • Những vấn đề liên quan đến chính sách/pháp lý ? 9
  12. Phác thảo Phiếu điều tra – dành cho các thành viên cộng đồng Thông tin cá nhân Nam Nữ Tuổi: 18-29 30-45 45-60 trên 60 Nghề nghiệp: Phường: Q1.Bạn có biết nếu phường của bạn đã áp dụng các hương ước đặc biệt để bảo vệ môi trường? Có, phường đã có hương ước môi trường Không, phường không có hương ước Tôi không biết nào như vậy Q2. Bạn đã lấy thông tin về hương ước môi trường trong phường của bạn như thế nào? Họp trong phường Ai đó cho tôi biết Họp trong xã Tôi nghe trên đài Tôi đọc thông báo Khác Q3. Bạn có được tham gia xây dựng các hương ước không? Bằng cách nào? _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Q4. Bạn có thể nêu ít nhất hai trong số các quy định không?? Một trong số các quy định nói về: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Quy định khác nói về: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Q5. Bảo vệ môi trường có nghĩa là Không vứt rác bừa bãi Tiết kiệm nước Tôi không biết Tuân thủ theo các quy định về bảo vệ rừng Không dùng thuốc bảo vệ thực vật Tất cả những bất hợp pháp điều trên Q6. Bạn có cho rằng bảo vệ môi trường là quan trọng không? 10
  13. Có, rất quan trọng Có, khá quan trọng Không, không thực sự quan Tôi không biết trọng Q7.Bạn có cho rằng đã có những thay đổi tích cực trong phường từ khi thực hiện hương ước môi trường không? Có những thay đổi rất tích Có một số thay đổi tích cực Không, không có thay Tôi không biết cực đổi Q8. Nếu có, bạn có thể nêu một trong số những thay đổi này không? _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Q9. Bạn có ý kiến đánh giá nào thêm về hương ước môi trường không? _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Xin cám ơn! 11
  14. Hướng dẫn phỏng vấn – cho các trưởng khu, đại diện các hội THÔNG TIN CÁ NHÂN: Nam Nữ Đại diện Xã Phường Hội phụ nữ Hội Nông dân Đoàn Thanh niên Hội cựu chiến binh Xã Phường: Câu hỏi chung: Q1. Vai trò của bạn trong dự án thí điểm là gì? Trả lời: Q2. Bạn có được tham gia xây dựng các hương ước không? Bằng cách nào? Trả lời: Q3. Vai trò của bạn trong việc thực hiện những hương ước này là gì? Trả lời: Q4. Làm thế nào để thúc đẩy việc thực thi các hương ước trong phường? Trả lời: Q5.Bạn có cho rằng người dân biết về các hương ước không? Trả lời: 12
  15. Q6. Bạn có cho rằng người dân chấp hành các nội dung của hương ước không? (nếu không, vì sao?) Trả lời: Q7. Bạn có cho rằng hương ước môi trường đã có những ảnh hưởng tích cực đến môi trường trong phường không (cho ví dụ)? Trả lời: Q8. Bạn có thể cho biết những thay đổi cụ thể nào từ việc thực hiện các hương ước? - trong nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường? - trong hành vi của người dân đối với môi trường? Trả lời: Q9. Có những khó khăn gì khi triển khai các hương ước? Trả lời: Q10. Theo bạn, có thể làm gì để tăng cường thực thi các hương ước? Trả lời: 13
  16. B. VÍ DỤ hướng dẫn về Đánh giá dự án thí điểm QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ: 1. Đánh giá hiệu quả của (phương pháp) mô hình về: - Lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy hoạch sử dụng đất - Việc nâng cao kỹ năng và kiến thức về các vấn đề môi trường cần xem xét và lồng ghép khi thực hiện Qui hoạch sử dụng đất cho các cán bộ ngành tài nguyên môi trường - Nâng cao nhận thức cho các bên liên quan và tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình qui hoạch sử dụng đất 2. Thu thập các bài học và kinh nghiệm cho việc nhân rộng mô hình trong tương lai CÁC CHỈ SỐ VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Các chỉ số: Qui hoạch sử dụng đất lồng ghép: Chúng ta cần các thông tin chính sau: • Những yếu tốt môi trường nào đã được lồng ghép trong mô hình QHSDĐ và lồng ghép như thế nào? • Năng lực của các cán bộ môi trường và cán bộ qui hoạch đã được nâng lên ở mức độ nào? • Đâu là những cải thiện/thay đổi của mô hình QHSDĐ có lồng ghép so với QHSDĐ truyền thống? • Đâu là những khó khăn và vướng mắc khi thực hiện mô hình này? Các chỉ số đề xuất: • Mức độ các vấn đề môi trường được xem xét trong QHSDĐ • Các bước của QHSDĐ mà các vấn đề môi trường được lồng ghép • Các bước của QHSDĐ mà các bên liên quan bên ngoài đã tham gia (các ngành khác, các doanh nghiệp tư nhân, người dân) • Sự hợp tác giữa nhóm đánh giá môi trường và nhóm thực hiện QHSDĐ • Mức độ các số liệu kinh tế xã hội thu thập đã được sử dụng cho việc phân tích và ra quyết định phân bổ đất cho các mục đích khác nhau • Mức độ các lý lẽ phân tích (lý giải) trong báo cáo QHSDĐ liên quan đến việc phân bố đất cho các mục đích sử dụng đất khác nhau • Số lượng cán bộ tham gia QHSDĐ có lồng ghép • Số lượng cán bộ được đào tạo cho mục đích QHSDĐ có lồng ghép • Các cải thiện của QHSDĐ có lồng ghép so với QHSDĐ truyền thống (các yếu tố môi trường, sự tham gia của người dân) • Các đề xuất thay đổi hoặc chỉnh sửa hướng dẫn QHSDĐ? Thông tư 30? 14
  17. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Những thay đổi nào có thể quan sát được và đóng góp cho dự án thử nghiệm? - Trong các yếu tố môi trường đã được xem xét và lồng ghép? - Trong kiến thức của cán bộ? - Trong kỹ năng của cán bộ? - Trong nhận thức của người dân và sự đóng góp của họ cho QHSDĐ có lồng ghép? • Dự án có đưa ra được những hiệu quả phụ trợ nào? Hay những sáng kiến nào khác không? • Những bước nào của QHSDĐ có lồng ghép cần phải cải thiện/tăng cường trong tương lai? • Đâu là những yếu tố quan trọng nhất cho sự thay đổi? • Làm thế nào để QHSDĐ có lồng ghép mang tính tham gia tốt hơn? • Đâu là những cơ hội cho sự bền vững (nhân rộng mô hình)? NGUỒN THÔNG TIN Các nguồn thông tin thường bao gồm - Báo cáo QHSDĐ có lồng ghép - Các bản đồ qui hoạch - Báo cáo giám sát dự án thử nghiệm - Báo cáo các chuyến làm việc hiện trường của tư vấn - Kết quả phỏng vấn - Kết quả thảo luận nhóm - Câu hỏi điều tra - Hội thảo 15
  18. C. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC Ở HÀ GIANG 16
  19. Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về Tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường Khuyến khích cộng đồng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường Kinh nghiệm Và các bài học từ Ngọc Đường Dự án thử nghiệm SEMLA 1/2007
  20. Sản xuất bởi SEMLA Chương trình tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường In
  21. TÓM TẮT Trong năm 2005 xã Ngọc Đường ở Hà Giang nhận được sự hỗ trợ của Chương trình SEMLA để xây dựng hương ước bảo vệ môi trường và dự án mô hình vệ sinh nông thôn. "Xây dựng hương ước môi trường nông thôn và mô hình vệ sinh môi trường góp phần cải thiện môi trường nông thôn” là một trong những dự án thử nghiệm đầu tiên của chương trình SEMLA được thực hiện. Thông qua một chuỗi các cuộc họp và hội thảo ở xã và 9 thôn, người dân địa phương đã bàn bạc với các lãnh đạo xã và Sở Tài nguyên và Môi trường để xác định những vấn đề môi trường quan trọng nhất và để xây dựng một bộ các hương ước môi trường. Xã Ngọc Đường nằm ở phía Đông Bắc thị xã Hà Giang. Dấn số (đến tháng 5 năm 2005) là 5,155 người với 1,279 hộ. Ở Ngọc Phần thứ 2 của dự án là xây dựng mô hình vệ sinh nông Đường có 13 dân tộc sinh sống phần lớn là người Tày và người thôn bao gồm nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, Dao. bể nước và bể biogas. Ban chỉ đạo dự án cấp xã gồm các thành phần liên quan khác nhau tham gia trong quá trình lập kế hoạch và thực Tóm tắt dự án: hiện khẳng định rằng hương ước môi trường và mô hình vệ sinh nông thôn là phù hợp với phong tục tập quán ở Tên dự án: Xây dựng hương ước môi trường nông thôn địa phương cũng như các yêu cầu về pháp luật và khoa và xây dựng mô hình điểm vệ sinh học. Thời gian thực hiện: tháng 5 đến tháng 12 năm 2005 Địa điểm: Xã Ngọc Đường, tỉnh Hà Giang Kết quả đánh giá dự án cho thấy rằng giá trị thực tế của mô hình vệ sinh nông thôn và việc xây dựng hương ước Mục tiêu: đã đóng góp vào việc nâng cao nhận thức cho người dân a) Nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường của người ở Ngọc Đường về sức khỏe, vệ sinh và bảo vệ môi dân, ý thức về bảo vệ môi trường sống trong cộng đồng trường. dân cư khu vực nông thôn. Dự án thử nghiệm này là một kinh nghiệm khuyến khích b) Chất thải nông thôn được kiểm soát và xử lý, chất cho chương trình SEMLA – như một ví dụ để hiểu được lượng môi trường sống được cải thiện làm thế nào cộng đồng có thể tham gia vào việc bảo vệ môi trường và đưa ra quyết định ở cấp cơ sở, đồng thời Các chính sách và luật pháp liên quan: đóng góp quan trọng cho một môi trường sống khỏe hơn - Nghị quyết 41-NQ/TW của bộ chính trị ngày và tốt đẹp hơn. 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; - Luật bảo vệ môi trường 2003; - Chỉ thị số 24-1998/CT-TTg của chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước làng, xóm, phường, ; - Qui định bảo vệ môi trường của Hà Giang; - Qui định về đời sống văn hóa; các tiêu chuẩn xây dựng thôn, xóm, làng văn hóa ở Hà Giang; - Hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn
  22. 1. GIỚI THIỆU thôn” là một dự án gồm 2 phần chính. 1.1 Bối cảnh Phần 1 là xây dựng hương ước môi trường nông thôn. Báo cáo này dựa trên mô hình thí điểm ở xã Ngọc Hoạt động này đã được thực hiện với sự tham gia tích Đường, tỉnh Hà Giang. Dự án được thực hiện trong năm cực của người dân địa phương thông qua quá trình ra 2005 và đánh giá 1 năm sau đó. Bên cạnh các hoạt động quyết định, tiến hành và giám sát. nâng cao nhận thức cộng đồng, sự tham gia của trường tiểu học đã tăng cường tính hiệu quả của dự án. Các dự Phần 2 là xây dựng các mô hình vệ sinh môi trường ở hộ án tương tự về xây dựng hương ước bảo vệ môi trường dân với mục tiêu thu gom và xử lý chất thải nhằm hạn dựa vào cộng đồng đã được đề xuất ở các tỉnh khác của chế ô nhiễm và cải thiện vệ sinh môi trường như một mô chương trình SEMLA như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định hình phát triển bền vững nông thôn. và Phú Yên. Mục tiêu của cả 2 phần này là hỗ trợ việc thực hiện lồng Xã Ngọc Đường là một điểm trọng tâm cho phát triển ghép chiến lược bảo vệ môi trường với kế hoạch phát kinh tế xã hội của thị xã Hà Giang. Điều này cũng đồng triển kinh tế xã hội. Hoạt động đã được lên kế hoạch với nghĩa với việc lượng rác thải xả ra ở đây lớn và gây áp nỗ lực nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực lực cho việc xử lý và quản lý trên địa bàn. dân cư và bảo vệ tài nguyên môi trường và cảnh quan đô thị. Với nỗ lực hạn chế ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn, Ban quản lý chương trình SEMLA Hà Giang đã Dự án này phản ánh tầm quan trọng của sự tham gia của chọn xã Ngọc Đường để thực hiện thử nghiệm dưới dự cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường. Quá trình án hợp phần “Phòng chống, quản lý và phục hồi ô tham gia của cộng đồng được xem như là một giải pháp nhiễm”. cho việc tăng cường nhận thức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với môi trường ở địa phương. “Xây dựng hương ước môi trường nông thôn và mô hình vệ sinh môi trường góp phần cải thiện môi trường nông Giới thiệu mô hình nhà tắm vệ sinh ở xã Ngọc Đường
  23. 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN phụ nữ, bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch hội nông dân xã, 2.1 Phương pháp phường, trưởng các thôn bản và tổ trưởng tổ dân cư làm uỷ viên để điều phối các nội dung hoạt động trên địa bàn Dự án bắt đầu từ tháng 5 năm 2005 và hoàn thành vào xã. tháng 12 năm 2005. Dự án có 2 mục tiêu chính: Trách nhiệm được phân công như sau: • Nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường của người dân, ý thức về bảo vệ môi trường sống Sở Tài nguyên và Môi trường: trong cộng đồng dân cư khu vực nông thôn; • Đảm bảo cấp đủ kinh phí dự án đúng yêu cầu và • Chất thải nông thôn được kiểm soát và xử lý, thời gian, cung cấp tài liệu và kỹ thuật tập huấn chất lượng môi trường sống được cải thiện. kỹ thuật để xây dựng các công trình vệ sinh. • Hỗ trợ cho nhân dân xây dựng các công trình Sự tham gia của Ban chỉ đạo dự án cấp xã bao gồm các thu gom xử lý chất thải, gọi chung là các công bên liên quan là phương án chính được áp dụng trong trình vệ sinh: quá trình lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá dự án. Tất • Hỗ trợ xây dựng nhà tắm 2 m2 cho 55 hộ gia cả các ý kiến và nhu cầu đều được thảo luận một cách đình. công khai và cởi mở với các bên. • Hỗ trợ xây dựng Bể nước 4 m3 cho 55 hộ gia đình. Điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công dự án là 3 mỗi hộ gia đình và mỗi xóm cần tham gia tích cực vào • Hỗ trợ xây dựng Hố ủ phân 4m cho 55 hộ gia việc xác định và xây dựng hương ước. Bên cạnh đó, các đình. phong tục tập quán cần được cân nhắc để xây dựng mô • Hỗ trợ xây dựng Hố xí 2 ngăn cho 55 hộ gia hình vệ sinh phù hợp với điều kiện ở địa phương. đình. • Hỗ trợ xây dựng Bể kín xử lý phân gia súc 3 Ngay từ bước đánh giá ban đầu để xây dựng dự án, (BểBiogas) có dung tích 15 m được cho 20 hộ phòng quản lý môi trường của Sở Hà Giang đã thu thập gia đình. những thông tin thông qua một vài phương pháp sau: • Khảo sát thực địa và tư vấn cho dân về vị trí xây dựng các công trình đảm bảo vệ sinh môi Số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, hướng dẫn, qui trường và phù hợp với điều kiện thực tế từng hộ định/chính sách, kiến thức bản địa liên quan đến vệ sinh gia đình. môi trường và xây dựng làng văn hóa ở khu vực nông • Tổ chức mở lớp tập huấn kỹ thuật xây dựng, thôn. vận hành, khai thác sử dụng các công trình đạt hiệu quả sử dụng cho 55 hộ gia đình thuộc thôn Điều tra: Điều tra thực tế nhằm xác định hiện trạng điều Tà vải, 33 hộ gia đình thuộc tổ 9 xã Ngọc kiện vệ sinh môi trường của các thôn và hộ gia đình. Đường và 5 hộ tổ 10, 11 hộ thôn Quyết Thắng phường Ngọc Hà thị xã Hà Giang. Tư vấn cộng đồng: Tổ chức hội thảo để xây dựng • Giám sát và hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình hương ước bảo vệ môi trường, tập huấn kỹ thuật xây nhân dân tổ chức xây dựng các công trình, dựng các công trình vệ sinh nông thôn. • Nghiệm thu các công trình xây dựng. • Tư vấn xây dựng Hương ước tổ chức hội thảo, ký kết hương ước bảo vệ môi trường của 8 thôn 2.2 Tổ chức thực hiện xã Ngọc Đường và 1 thôn phường Ngọc Hà Ban quản lý chương trình SEMLA Hà Giang giao cho Ban chỉ đạo phường xã: phòng Quản lý môi trường của Sở TNMT chịu trách nhiệm chính hợp tác với các cơ quan có liên quan và Ủy • Tổ chức triển khai phổ biến nội dung dự án để ban nhân dân xã Ngọc Đường để tổ chức thực hiện hoạt mọi người dân được biết và tham gia thực hiện. động này. • Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các cuộc hội thảo xây dựng Hương ước, ký kết Phòng quản lý môi trường đã tổ chức các cuộc họp nhằm hương ước bảo vệ môi trường phù hợp với điều thảo luận và nhất trí về nội dung các hoạt động đồng thời kiện thực tế của từng thôn bản. giao trách nhiệm thực hiện cụ thể các hoạt động với Ủy ban xã Ngọc Đường. • Đôn đốc các hộ gia đình đăng ký thực hiện dự án tổ chức thực hiện xây dựng các công trình UBND xã Ngọc Đường và phường Ngọc Hà thành lập đảm bảo chất lượng đúng tiến độ và thời gian. ban chỉ đạo dự án của xã để thực hiện các hoạt động với • Kết hợp cùng cán bộ Sở khảo sát thực địa và tư thành phần do các ông chủ tịch xã, phường làm trưởng vấn cho nhân dân về vị trí xây dựng các công ban, các ông phó chủ tịch làm phó ban, các ông chủ tịch trình vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường. UBMTTQ, Chủ tịch hội cựu chiến binh, Chủ tịch hội • Tiếp nhận kinh phí từ dự án Ban quản lý
  24. chương trình dự án SEMLA tỉnh Hà Giang, tổ chức mua nguyên vật liệu, cung cấp cho các hộ 2.3 Mô hình vệ sinh môi trường tham gia dự án đảm bảo đúng chủng loại, số cho các hộ gia đình lượng, chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật. • Giám sát các hộ gia đình xây dựng các công Mô hình vệ sinh bao gồm nhà vệ sinh, chuồng trại chăn trình theo đúng bản vẽ kỹ thuật. nuôi, bể nước và bể biogas. • Tham gia cùng Ban quản lý chương trình dự án SEMLA tỉnh Hà Giang nghiệm thu các công Các bước: trình xây dựng 1. Lựa chọn hộ: Để tiến hành xây dựng các công Các trưởng thôn bản: trình về sinh môi trường cho các hộ, Phòng Quản lý môi trường đã phối hợp với Ủy ban xã • Vận động bà con nhân dân tham gia các cuộc Ngọc Đường chọn những hộ gia đình phù hợp. hội thảo xây dựng Hương ước, ký kết hương 2. Điều tra hiện trường: Cán bộ Phòng Quản lý ước bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện Môi trường, Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ thực tế của thôn mình. sinh môi trường nông thôn, UBND xã Ngọc • Tổ chức họp thôn lập danh sách lựa chọn các hộ Đường và trưởng thôn bản tiến hành khảo sát gia đình đăng ký thực hiện dự án xây dựng các thực địa tại các hộ gia đình, tư vấn về địa điểm công trình vệ sinh (Nhà tắm, bể nước, hố ủ xây dựng các công trình vệ sinh (nhà vệ sinh, phân, hố xí hai ngăn, bể Biogas). chuồng trại, bể nước, bể Biogas, hố ủ phân ) • Đôn đốc các hộ gia đình thực hiện xây dựng các phù hợp với môi trường và điều kiện của từng công trình vệ sinh đảm bảo chất lượng đúng tiến hộ gia đình độ và thời gian 3. Thiết kế xây dựng: Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn căn cứ kết quả khảo sát tiến hành thiết kế xây dựng và hướng dẫn sử dụng các công trình vệ sinh phù hợp với điều kiện thực tế của xã Ngọc Đường 4. Cung cấp nguyên vật liệu: Việc cung ứng vật liệu được tiến hành thông qua hợp đồng cung cấp vật liệu với đơn vị cung ứng và vật liệu được cung cấp đến từng hộ dân 5. Tập huấn: Tiến hành tập huấn kỹ thuật xây dựng, sử dụng các công trình vệ sinh cho các hộ dân tham gia. 6. Giám sát: Trong quá trình các hộ dân xây dựng các công trình cán bộ Phòng QLMT, Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn, UBND xã Ngọc Đường thường xuyên kiểm tra đôn đốc và hướng dẫn các hộ dân xây dựng các công trình đúng thiết kế kỹ thuật Bể biogas đang được xây dựng 2.4 Hương ước bảo vệ môi trường Bản Hương ước bảo vệ môi trường của thôn gồm có 4 chương, 10 điều quy định cụ thể về vệ sinh nhà ở, thôn xóm; quản lý chất thải, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích tăng trưởng cây trồng; quy định về bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học; có kèm theo quy định về khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, công minh. Để triển khai xây dựng hương ước bảo vệ môi trường cho các thôn theo mẫu thống nhất nhưng phải phù hợp với điều kiện đặc thù của từng thôn Về nguyên tắc, các hương ước bảo vệ môi trường cho các thôn theo mẫu thống nhất nhưng phải có điều chỉnh để phù hợp với đặc thù của từng thôn – chủ yếu là phục vụ cho mục đích thôn bản khỏe, sạch đẹp và văn minh. Chuồng trại chăn nuôi ở xa nhà ở Các bước: 1. Xây dựng hương ước mẫu: Phòng Quản lý Môi trường đã phối hợp với Ngành văn hoá và các tổ
  25. chức đoàn thể của tỉnh Hà Giang, Thị xã Hà môi trường và thiết lập ban điều hành hương Giang, UBND xã Ngọc Đường, trưởng các thôn ước của các thôn. Đây là bước cuối cùng để bản, tổ dân tiến hành họp thảo luận xây dựng dự hoàn thành việc xây dựng hương ước bảo vệ thảo mẫu nội dung bản Hương ước bảo vệ môi môi trường ở thôn. trường. Sau đó hội thảo đã được tổ chức để thống nhất nội dung của bản hương ước mẫu. Sau khi tiến hành thực hiện tại Thôn Tài Vải đạt kết quả 2. Hội thảo tại thôn: Sau khi hoàn thiện mẫu và được người dân hưởng ứng tham gia Ban Chương hương ước Bảo vệ môi trường.Tổ chức hội nghị trình tiếp tục thực hiện tại 8 thôn khác của xã Ngọc xây dựng hương ước bảo vệ môi trường điểm Đường. tại thôn Tà Vải với sự tham gia của đại diện các hộ dân trong thôn, UBND xã Ngọc Đường và các tổ chức đoàn thể của Thị xã Hà Giang, Xã 2.5 Nâng cao nhận thức Ngọc Đường. Mục đích của hội thảo này nhằm thu thập nhận xét và ý kiến cho bản thảo hương Quá trình xây dựng hương ước có sự tham gia và xác ước. định mô hình vệ sinh môi trường nông thôn đã đóng một vai trò quan trọng cho việc nâng cao nhận thức. 3. Chỉnh sửa bản thảo: Sau hội thảo, bản thảo Thêm vào đó, Sở TNMT Hà Giang quyết định tiếp tục hương ước mẫu được chỉnh sửa dựa trên các hỗ trợ xã Ngọc Đường nâng cao nhận thức về hương ước đóng góp từ hội thảo và hoàn thiện cho phù hợp và đồng thời hướng đến một nhóm mục tiêu ưu tiên trong với điều kiện của thôn. chiến lược nâng cao nhận thức cộng đồng là học sinh phổ thông. 4. Thông qua và ký: Tổ chức hội nghị thông qua Dự án đã xây dựng một cuốn sách nhỏ đặc biệt nhằm hương ước và tiến hành ký cam kết thực hiện hướng dẫn các giáo viên và tăng cường hiểu biết của học hương ước giữa người dân và trưởng thôn Tà sinh phổ thông về bảo vệ môi trường, rác thải, vệ sinh, Vải với sự chứng kiến của UBND xã. Đồng nguồn nước và đa dạng sinh học. thời tại hội nghị này, Tà Vải được chọn là thôn Tháng 1 năm 2007, 50 học sinh khoảng từ 9 đến 11 tuổi thực hiện hương ước. ở trường tiểu học Ngọc Đường đã tham gia vào một cuộc thi vẽ. Các bức vẽ này sau đó được sử dụng trong các áp 5. Tuyên truyền: Ủy ban nhân dân xã Ngọc Đường phích truyền thông về hương ước môi trường. đã ra quyết định tuyên truyền hương ước bảo vệ
  26. 3. KẾT QUẢ "Dự án đã giúp người dân có cơ hội tìm hiểu và hiểu biết được tương đối đầy đủ những vấn đề quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân trong lĩnh vực này. Có thể nói dự án đã góp phần thực sự nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường " Kết luận từ báo cáo đánh giá dự án nhà”. Trong những tác động quan trọng nhất mà các 3.1 Đầu ra lãnh đạo thôn bản đề cập đến là việc tăng cường năng lực cho các hộ được hưởng lợi, những người đã được tập Các đầu ra chính: huấn kỹ thuật để xây dựng các công trình vệ sinh. Các ● Hương ước bảo vệ môi trường cho 9 thôn của xã Ngọc lợi ích khác như hố ủ phân có thể đóng góp vào giảm Đường được xây dựng và ký kết. thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, hạn chế phá rừng, tiết ● Công trình vệ sinh nông thôn cho 83 hộ gia đình, bao kiệm thời gian cho người dân, và mô hình này cũng có gồm nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, bể nước và 20 thể khuyến khích người dân phát triển ở các thôn xã bể biogas cho các hộ chăn nuôi đã đi vào hoạt động hiệu khác. quả cụ thể là hạn chế được ô nhiễm môi trường tại hộ gia đình. Vấn đề nâng cao nhận thức, nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và về những hậu quả xấu của việc sử Các đầu ra khác: dụng thuốc trừ sâu và chặt phá rừng nói riêng, cũng được ● Báo cáo đánh giá nhấn mạnh. Một vài trưởng thôn đã để cập đến các tín ● Tài liệu giáo dục cho nhà trường hiệu của việc thay đổi hành vi như: “Người dân không ● Bộ 5 poster giải thích hương ước và trình bày các bản còn ném chai đựng thuốc trừ sâu ra sông suối và cũng vẽ của học sinh bớt đi sự chặt phá rừng”. Nói chung, những người hưởng lợi trực tiếp đều cho rằng 3.2 Kết quả đánh giá mô hình sẽ khuyến khích những gia đình khác cải thiện công trình vệ sinh, đồng thời đánh giá cũng chỉ ra rằng Ban quản lý chương trình tỉnh Hà Giang tiến hành đánh những gia đình không được hưởng lợi trực tiếp từ mô giá dự án vào tháng 9 năm 2006. Mục tiêu là tác động hình cũng được nhận đầy đủ thông tin về dự án. của dự án nên để các bên liên quan trực tiếp tự đánh giá. Ba bộ câu hỏi đã được xây dựng: một cho người dân nói Hầu hết những người được phỏng vấn đều có thể kể ra chung, một cho các gia đình hưởng lợi từ mô hình vệ những đặc điểm chính của mô hình (nhà vệ sinh, nhà sinh nông thôn và một cho các trưởng thôn bản. Tổng số tắm, bể nước, bể biogas, và hố ủ phân). 4 trong 5 người có 27 người tham gia vào đánh giá, trong đó 20 người là đã đến thăm mô hình nhiều lần trong khi đó chỉ 1 người những người dân, người hưởng lợi ở Tà Vải và Bản Tùy là chưa thấy mô hình. Tất cả những người này đều trả lời cùng với các trưởng thôn Thái Hà, Sơn Hà, Tà Vải, chủ rằng họ có kế hoạch xây dựng các mô hình vệ sinh tương tịch, phó chủ tịch xã Ngọc Đường, và hội trưởng hội phụ tự. nữ xã Ngọc Đường. Điểm khó khăn chính mà những người được hỏi đều đưa Các công trình vệ sinh ra là mức sống và thu nhập của người dân tại Ngọc Đường còn thấp, do đó khó để có tiền đầu tư cho việc Theo đánh giá, các mô hình vệ sinh đáp ứng được nhu xây dựng các công trình vệ sinh. Một khó khăn khác, cầu của người dân và phù hợp với phong tục tập quán địa được các trưởng thôn đề cập, là mức độ nhận thức và phương. Đã khuyến khích được sự quan tâm tham gia trình độ học vấn của người dân ở địa phương còn chưa của các cấp chính quyền và hỗ trợ thực hiện các chính cao. sách trung ương và địa phương. Các gia đình hưởng lợi đã đưa ra nhiều thay đổi tích cực: môi trường sống sạch hơn, vệ sinh hơn, và nhà vệ sinh 2 ngăn giảm được mùi hôi thối. Các công trình vệ sinh mới tiện lợi hơn, một trong những người được điều tra trả lời rằng kinh tế gia đình đã được cải thiện nhờ sử dụng bể biogas và giảm chi phí cho việc mua dầu. Một số người dân và các trưởng thôn bản được phỏng vấn đều đề cập đến những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe (‘giảm bệnh tật’, ‘ít ruồi muỗi hơn’) và không gây ô nhiễm môi trường. Những người này cũng đề cập đến việc thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường và vệ sinh sức khỏe: “Điều này giúp người dân hiểu rõ hơn và sâu hơn về môi trường”, “Không chăn giữ gia súc dưới sàn Giới thiệu bếp ga đốt từ nguồn bể biogas
  27. Hương ước môi trường • Phong cảnh xung quanh bao gồm cả đường sá đều sạch đẹp hơn Các trưởng thôn được phỏng vấn đều cho rằng hương • Trâu bò không giữ ở dưới sàn nhà hoặc thả rông ước môi trường đã được phổ biến rộng rãi và nhận thức trong thôn rõ trong nhân dân và cơ bản người dân đã tuân thủ các • Rừng và cây cối được bảo vệ điều qui định trong hương ước. • Người dân có nhận thức tốt hơn về bảo vệ môi trường và không xả rác bừa bãi Những người dân được hỏi đều khẳng định đã nghe về hương ước thông qua các cuộc họp thôn xóm và có thể Các trưởng thôn đều đồng ý với những nhận định này và đề cập đến ít nhất 2 điều trong bản hương ước như “vệ cho rằng hiện tượng săn bắn chim và động vật đã giảm nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, ăn chín, uống sôi” “không xuống, người dân trong thôn đã chọn một ngày vào cuối được phép vứt bữa bãi các lọ đựng thuốc trừ sâu ra kênh, mỗi tháng để tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm. rạch, sông, suối” hoặc là hương ước đề cập đến bảo vệ nguồn nước và bảo vệ rừng. Cái khó khăn chính mà các trưởng thôn đều đề cập là người dân ở Ngọc Đường còn nghèo và trình độ còn Hương ước được xem như là “rất quan trọng” đối với tất chưa cao. Nhận thức của họ về các vấn đề vệ sinh và môi cả những người được phỏng vấn, họ khẳng đinh rằng đã trường còn thấp do đó các đóng góp và nhận xét của họ có những thay đổi tích cực trong các thôn của họ. Các trong các cuộc họp và hội thảo còn hạn chế. thay đổi được nêu lên là: • Nhà cửa sạch sẽ hơn Phỏng vấn một trong những hộ gia đình được hưởng lợi trực tiếp từ mô hình vệ sinh nông thôn
  28. 4. BÀI HỌC Bài học ở đây được rút ra dựa vào việc giám sát dự án và thông qua những nhận định đánh giá của những người thực hiện cũng như những người hưởng lợi từ dự án. ● Minh bạch và công bằng trong quá trình thực hiện để Các chính sách liên quan: đón nhận được sự ủng hộ và tham gia của người dân Dự án thí điểm ở Ngọc Đường, Hà Giang nhằm nổ lực ● Sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng áp dụng chính sách quốc gia vào thực tế cuộc sống và hương ước là rất cần thiết để đạt được sự cam kết của họ trình diễn phương pháp thực hiện trong thực tế. cho việc thực hiện các qui định Dự án có mối quan hệ trực tiếp với Chỉ thị số ● Mỗi người dân cần cảm thấy phải có trách nhiệm của 24/1998/CT-TTg về việc xây dựng và thực hiện hương chính mình đối với hương ước ước, qui ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Chỉ thị về hương ước và qui ước làng xã xây dựng dựa trên truyền thống lâu đời của địa phương. Các khó khăn và vướng mắc: Hương ước qui ước này có thể được áp dụng cho nhiều lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực nội dung đặc biệt ● Kiến thức về phương pháp luận của những người thực được đề cập đó là bảo vệ môi trường sống, rừng và hiện dự án hơi hạn chế, đặc biệt trong việc xác định nguồn nước. Hương ước môi trường ở xã Ngọc Đường phương pháp và tiêu chí để đánh giá thành quả đạt được được xây dựng và thông qua phù hợp với Chỉ thị - với các qui trình có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, dân ● Trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế khó khăn và sự chủ và minh bạch. Như được hướng dẫn trong qui định, khác nhau về tập tục giữa các nhóm mục tiêu các trưởng thôn và tổ chức quần chúng là lãnh đạo trong tiến trình xây dựng hương ước. Các bài học khác: Các qui định và chính sách gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận ● Quá trình xây dựng hương ước môi trường đã đóng thức về bảo vệ môi trường. Đây cũng là nhiệm vụ đầu góp quan trong cho việc nâng cao nhận thức của người tiên được nêu ra trong Quyết định 34/2005/QD-TTg, dân ở thôn về bảo vệ môi trường, sức khỏe và vệ sinh hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị (2004) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công ● Người dân địa phương rất nhiệt tình với mô hình vệ nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Dự án ở Ngọc sinh môi trường nông thôn, họ đã đóng góp thời gian và Đường cho thấy làm thế nào để kết hợp thực hiện hoạt công sức cho việc xây dựng động này với những hoạt động khác. Phương tiện truyền thông địa phương đã đóng một vai trò năng động trong ● Mô hình vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần cải việc phổ biến các hoạt động và lợi ích của dự án cho thiện môi trường sống và điều kiện kinh tế cho các hộ cộng đồng. được hưởng lợi Sự tham gia của các học sinh phổ thông vào các hoạt ● Bể biogas, sản xuất nhiên liệu (gas) từ việc xử lý phân động nâng cao nhận thức cũng đã góp phần vào hoàn chăn nuôi gia súc thay vì dùng các nhiên liệu truyền thành nhiệm vụ này. thống như dầu, củi hay than đã góp phần vào việc hạn chế chặt củi phá rừng Ứng dụng quan trọng nhất của Quyết định là nhiệm vụ số 5: " Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, ● Mô hình ủ phân đã giúp giảm thiểu việc sử dụng phân xây dựng và phát triển các điển hình tiên tiến trong hoạt hóa học. Điều này góp phần hạn chế ô nhiễm nguồn động bảo vệ môi trường” và " Chú trọng xây dựng và nước và tăng khả năng an toàn thực phẩm thực hiện hương ước, quy định, cam kết bảo vệ môi trường; phát triển các mô hình cộng đồng dân cư tự quản ● Mô hình vệ sinh nông thôn thể hiện giá trị một cách rất trong hoạt động bảo vệ môi trường" nhãn quan cho khu vực nông thôn, nơi mà người dân có trình độ dân trí chưa cao và nhận thức còn hạn chế. Những mô hình này chỉ cho những người khác thấy rằng Các nhân tố thành công của việc rất nhiều vấn đề môi trường có thể giải quyết một cách rất hiệu quả về mặt kinh tế (ít tốn kém) thực hiện: ● Sở TNMT và lãnh đạo xã đã phối hợp với trường tiểu ● Sự phối hợp chặt chẽ của các bên có liên quan trong học của địa phương để khuyến khích học sinh tham gia quá trình thực hiện (Sở TNMT, Ủy ban nhân dân xã) và tích cực vào công tác vì một môi trường sạch đẹp hơn việc phân chia trách nhiệm rõ ràng ● Các mô hình này đóng vai trò vận động, khuyến khích ● Coi trọng các kiến thức bản địa, phong tục tập quán địa người dân địa phương nhân rộng mô hình phương cũng như kiến thức khoa học và qui định của pháp luật
  29. Trái: Chủ tịch xã Ngọc Đường với các học sinh đạt giải trong cuộc thi vẽ. Trên bên phải: Phó giám đốc sở TNMT nói chuyện với các em học sinh về hương ước môi trường. Dưới bên phải: Các em học sinh tham gia cuộc thi vẽ tranh. Người dân tham gia đánh giá dự án
  30. 6. ĐỀ XUẤT Những đề xuất sau đây tập trung vào việc làm thế nào để cải thiện mô hình, tăng cường những ảnh hưởng tốt và đảm bảo tính bền vững. tế về thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị Đề xuất nhân rộng: (2004) về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị ● Mô hình thử nghiệm về sự tham gia của cộng động vào 24/1998/CT-TTg về việc xây dựng và thực hiện hương công tác hỗ trợ và bảo vệ môi trường này cần được nhân ước, qui ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư rộng trên toàn tỉnh ● Các cơ quan và các ngành liên quan nên tham gia vào ● Việc nhân rộng mô hình nên được điều chỉnh linh hoạt công tác truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng và phù hợp với điều kiện và phong tục tập quán từng địa về vệ sinh môi trường. Cũng cần lập kế hoạch ngân sách phương cho các hoạt động này để hỗ trợ việc tăng cường ảnh hưởng của hương ước môi trường. ● Trong tương lai, nên tăng cường ngân sách cho các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng ● Cần thiết phải tiếp tục công tác tuyên truyền thông tin, nếu không người dân sẽ lãng quên về hương ước. Hoạt ● Các cán bộ Sở TNMT nên được tập huấn về phương động này có thể thực hiện thông qua loa truyền thanh, áp pháp luận và cách tiếp cận về đánh giá dự án phích, và băng rôn khẩu hiệu về nội dung hương ước. Đồng thời thường xuyên thảo luận và khuyến khích Đề xuất cho các nhà lập chính người dân tham gia giám sát việc thực hiện hương ước. sách: ● Việc phối hợp tốt giữa Sở TNMT và cán bộ địa phương để giám sát việc thực hiện và khuyến khích sự ● Kinh nghiệm của dự án ở Ngọc Đường nên được tham gia của người dân nên được tiếp tục. quảng bá rộng rãi trên toàn quốc như một mô hình thực
  31. PHỤ LỤC: Hương ước mẫu Hương ước bảo vệ môi trường thôn Tà Vải Chương I - Không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã Những quy định chung được Nhà nước cấm sử dụng; - Thực hiện 4 đúng: Điều 1: Mọi hoạt động sinh hoạt sản xuất kinh doanh + Sử dụng thuốc đúng; của các đơn vị kinh tế tập thể, cá nhân, hộ gia đình, + Phun đúng thời điểm; gọi chung là tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa + Dùng đúng liều lượng; bàn thôn Tà Vải đều phải chấp hành nghiêm chỉnh + Phun đúng kỹ thuật; Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ rừng, chấp hành - Cấm rửa dụng cụ phun thuốc bảo vệ thực vật ở các Hương ước bảo vệ môi trường của thôn. Tự mình bảo nguồn nước sông, suối, kênh mương, ao hồ; vệ môi trường thôn, chấp hành sự điều hành của - Không sử dụng phân tươi tưới rau, cây trồng; trưởng thôn xóm. Thực hiện tốt Hương ước là một - Các loại phân chuồng phải được ủ hoai mới đem sử trong các tiêu trí được công nhận gia đình văn hoá, dụng cho cây trồng; làng văn hoá. - Các loại phân đạm, kali và phân hoá học khác phải được bảo quản và sử dụng đúng kỹ thuật hướng dẫn; Điều 2: Nhân dân trong thôn Tà Vải từ già đến trẻ được sống trong môi trường trong lành, sạch đẹp Điều 6: Quy định về bảo vệ rừng và đa dạng sinh học đồng thời được hưởng những lợi ích do môi trường - Mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải tích cực của mình đem lại. - Được tiếp nhận các thông tin kiến tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng thuộc địa phận thức, Pháp luật môi trường và tham gia xác định các quản lý của mình; vấn đề môi trường, xác định các biện pháp, cách thức - Mọi cá nhân và hộ gia đình không được tự ý khai cụ thể để giải quyết các vấn đề về môi trường nhằm thác gỗ, vầu, nứa. Việc khai thác tỉa thưa gỗ, vầu, nứa bảo vệ môi trường sống trong lành. và các sản phẩm khác (mật ong, cây thuốc) phải được sự nhất trí của cơ quan có thẩm quyền; Chương II - Mọi cá nhân, hộ gia đình phải tích cực tham gia Những quy định chung ngăn chặn chặt phá rừng, dùng lửa đốt bừa bãi trong rừng làm cháy rừng; Điều 3: Các quy định về vệ sinh nhà ở - Không chặt hạ cây tươi để làm củi; - Nhà ở phải gọn gàng, sạch sẽ; - Nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt các loài chim, thú - Ăn chín uống sôi; rừng, trăn rắn ; - Phải có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh; - Không mua bán, môi giới và kinh doanh, tàng trữ sử - Sử dụng các nguồn nước sinh hoạt đảm bảo hợp vệ dụng chim, thú rừng, trăn, rắn sinh. Mỗi hộ gia đình phải có rãnh thoát nước, không - Không dùng thuốc độc, thuốc nổ, xung điện và các để nước tồn đọng và chảy tràn sang nhà bên cạnh. phương tiện có hại khác để đánh bắt cá và các loại - Cá nhân, hộ gia đình, tập thể không được gây tiếng động vật thuỷ sinh trong tự nhiên ồn làm ảnh hưởng đến người khác, đám cưới, đám ma phải giữ vệ sinh chung. Khi có người chết không Chương iii được để quá 48 tiếng, việc kèn trống, tang lễ chỉ thực Khen thưởng kỷ luật hiện đến lúc 23 giờ (trừ trường hợp người chết sau 23 giờ), hạn chế việc đốt vàng mã; Điều 7: Khen thưởng Tổ chức, hộ gia đình, Cá nhân chấp hành tốt các quy Điều 4: Quy định về quản lý chất thải định của Hương ước bảo vệ môi trường, vệ sinh môi - Chuồng trâu, chuồng lợn phải đảm bảo khoảng cách trường nếu phát hiện sớm, báo cáo kịp thời các dấu 10 (m) trở lên ; hiệu vi phạm môi trường thì được: - Hộ gia đình phải có hố ủ rác, hố ủ phân hợp vệ sinh; - Được xem xét công nhận là gia đình văn hoá và - Các loại giấy, nilon, đồ nhựa thải, sắt, thuỷ tinh phải tuyên dương khen thưởng; được thu gom để tái chế, tái sử dụng; - Thưởng 50% số tiền nộp phạt của lỗi vi phạm bị - Cấm việc vất xác động vật chết nơi công cộng, phát hiện cho người khai báo và phải giữ bí mật cho đường đi, sông suối, mương nước, ao hồ và ruộng người khai báo; vườn . , phải chôn lấp đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh môi trường; Điều 8: Kỷ luật - Các chất thải nguy hại, các loại bao gói, chai lọ - Tổ chức, hộ gia đình, Cá nhân vi phạm điều 4 của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kim tiêm, bông Hương ước thì tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà xử phạt hành băng, vỏ bao bì đã sử dụng phải được thu gom riêng chính, nếu tái phạm mà gây hậu quả xấu phải truy chôn lấp nơi an toàn xa nguồn nước theo quy định; cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt tại thôn như sau: + Vi phạm lần thứ nhất: Phạt 10.000 (đồng) Điều 5: Quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, và thông báo trước toàn thôn; phân bón, chất tăng trưởng cây trồng + Vi phạm lần hai: Phạt 20.000 - 30.000 (đồng);
  32. + Phạt bổ sung: Buộc làm vệ sinh, thu dọn Chương 4 xác súc vật đem chôn đúng nơi quy định đảm bảo Điều khoản thi hành hợp vệ sinh; - Vi phạm điều 6 của Hương ước thì phạt tiền từ Điều 9: Hương ước thôn Tà Vải do ban vận động 50.000 - 100.000 (đồng) và tịch thu phương tiện báo xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư trực tiếp điều cáo lên cấp trên xử lý; hành; - Nhận được giấy mời hoặc giấy báo của trưởng thôn - Hương ước này chỉ có giá trị trong thôn và sẽ được đến làm việc mà không có mặt phạt 5.000 (đồng): xem xét, sửa đổi bổ xung hàng năm tại hội nghị thôn Không thực hiện các yêu cầu của trưởng thôn và ban khi xét thấy các điều không còn phù hợp thực tế nữa; điều hành Hương ước thôn. Để khắc phục các lỗi vi phạm về vệ sinh môi trường thì bị phạt 10.000(đồng) Điều 10: Bản Hương ước này được nhân dân trong đến 30.000 (đồng) một lần. thôn bàn bạc, góp ý và thống nhất thông qua cấp uỷ, - Việc xử phạt vi phạm có thể được thực hiện bằng UBND xã và các cơ quan đoàn thể trong xã. hiện vật quy ra giá trị bằng tiền ( Thưởng 50% cho Hương ước bảo vệ môi trường thôn Tà Vải xã Ngọc người khai báo, 30% tiền phạt sẽ dành cho Ban vận Đường được toàn dân trong thôn xây dựng và kèm động xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, 20% theo Quyết định số: 13/QĐ-UB ngày 05 tháng 07 tiền phạt sung quỹ thôn ); năm 2005 của UBND xã Ngọc Đường. Toàn dân thôn Tà Vải phải nghiêm túc thực hiện.
  33. Chương trình SEMLA hỗ trợ Bộ TN&MT xây dựng và lồng ghép 2 lĩnh vực quản lý đất đai và môi trường ở Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là nâng cao năng lực cho các cấp từ trung ương đến địa phương thông qua các hoạt động phòng chống, quản lý và phục hồi ô nhiễm đồng thời cung cấp các dịch vụ công bằng và hiệu quả về đăng ký đất đai, thông tin đất đai, qui hoạch sử dụng đất và định giá đất. www.semla.org.vn MONRE