Hướng dẫn chụp máy ảnh số
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn chụp máy ảnh số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_chup_may_anh_so.doc
Nội dung text: Hướng dẫn chụp máy ảnh số
- MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Hướng dẫn chụp máy ảnh số 6 Bạn tìm hiểu cơ cấu hoạt động, những tính năng hỗ trợ máy cho phép 6 Phân tích ánh sáng tại chỗ đối tượng cần chụp 6 6 yếu tố căn bản trong bố cục ảnh 6 Bảo quản máy ảnh số 13 Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục 22 Các vấn đề được đề cập trong buôỉ hội thảo 26 Phân nhóm 28 Các yếu tố 29 Tìm hiểu về bố cục ảnh 29 Hiệu quả của các loại bố cục 31 Bí quyết 31
- Hướng dẫn chụp máy ảnh số Bạn tìm hiểu cơ cấu hoạt động, những tính năng hỗ trợ máy cho phép Rồi đọc các bài chia sẻ kỹ thuật của mọi người Rồi chụp thật nhiều 1. Làm chủ máy 2. Nắm vững bố cục 3. Cân đối ánh sáng 4. Định hướng chủ đề 5. Chọn đối tượng chụp hoặc khoảnh khắc 6. Chụp và post lên, anh em góp ý Với mình, phân tích ánh sáng là quan trọng nhất. Có những tấm cần xử lý hiện đại của số hóa Bạn học thật kỹ cách phân bố bố cục cho một tấm ảnh. Phân tích ánh sáng tại chỗ đối tượng cần chụp Từ đó, chọn khẩu độ, tốc độ, ISO, ánh sáng tự nhiên, ánh sáng chính ánh sáng phụ và chủ ý rồi bắn 6 yếu tố căn bản trong bố cục ảnh Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.
- Bố cục ảnh so sánh kích thước (toà nhà với ôtô). Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng. Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khuôn hình để chọn lọc những yếu tố xây dựng lên bức ảnh. Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong khuôn hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm. Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục. Khi đánh giá một bức ảnh, người ta xem xét nó trên những yếu tố căn bản về nội dung, màu sắc, trạng thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục được nhấn mạnh trong khi các yếu tố khác bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh. Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố cục bức ảnh. Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp xếp các đối tượng trong khuôn hình.
- Tiết tấu tạo bởi hiệu ứng quang học. 1 - Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường. Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được “vê” tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo.
- Phản ánh chiều sâu không gian. 2 -Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh. Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó. Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa. Vật thể làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.
- Điểm nhấn màu. 3 - Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng n trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính. Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình). Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển. Thậm chí, những tay máy cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh. Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược lại và tạo nên hiệu quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.
- Bố cục đường dẫn. 4 - Đặc tính về cân bằng và trạng thái Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ quy tắc này. Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động - một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh. 5 - Chụm vào tản ra Việc sử dụng hình tròn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự
- chú ý vào giữa tâm của nó. Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan sát của người xem ảnh. Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn Đi liền với kỹ thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc. Tận dụng nét lượn chữ S. 6 - Phản ánh chiều sâu không gian Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu không gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán. Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng):
- - Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh. - Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao. - Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh. - Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh. Bảo quản máy ảnh số "Của bền tại người". Để bảo quản máy ảnh số quan trọng nhất là cách sử dụng và nhiệt độ nơi cất giữ máy. Bạn muốn những chiếc camera của mình được tốt và bền nhất thì hãy tham khảo những mẹo nhỏ sau đây. BenQ DC S40. Bất kỳ là một đồ vật điện tử gì trong đó có máy ảnh người sử dụng không nên bật lên, tắt đi liên tục. Với máy ảnh số làm như vậy dễ bị hỏng bộ cảm biến hoặc cháy màn hình. Không nên bấm liên tục nhiều lần dễ gây hại cho máy, màn hình cũng bị ảnh hưởng và có thể "xịt" bất cứ lúc nào. Trong máy có nhiều thiết bị điện tử cho nên phải có chế độ bảo bảo trì, bảo quản chu đáo. Những nơi có độ ẩm cao không nên dùng máy ảnh kỹ thuật số, hoặc dùng xong thì phải đem sấy ngay và cho vào hộp chống ẩm. Khi đi đâu về bạn không nên cất máy ở những nơi có độ ẩm cao, hoặc không có ánh sáng mặt trời. Trường hợp khi máy ảnh của bạn vừa dính nước mưa, bạn có thể sấy chiếc camera yêu quý của mình bằng cách đặt lên nóc màn hình máy vi tính đang dùng, hoặc dùng máy sấy tóc với khoảng cách xa trên 40 cm vì để gần sẽ quá
- nóng không tốt cho ống kính. Tủ đựng máy ảnh chống ẩm dùng điện. Ảnh: Hoàng Hà. Bạn cũng có thể dễ dàng mua hộp đựng máy ở các hiệu bán máy ảnh. Các hộp này thường làm bằng nhựa trong và kín, bên trong có sẵn các gói thuốc chống ẩm. 'Xịn' hơn bạn có thể mua tủ chứa máy ảnh có cắm điện sấy. Giá cho loại nhỏ nhất 1,2 lít vào khoảng 1,1 triệu đồng một chiếc. Các tủ này do Trung Quốc sản xuất, có hiển thị độ ẩm nhiệt độ phòng và có nút chỉnh các chức năng. Theo kinh nghiệm của một số nhiếp ảnh gia thì tủ để máy bằng gang này có thể chỉnh độ ẩm bên trong, nơi cất giữ máy cho phù hợp. Họ thường để chừng 50 đến 55% cho mùa hè, 40 đến 45% với mùa đông. Nếu không có điều kiện mua tủ hoặc hộp trên, bạn có thể tự làm lấy bằng cách rang gạo cho vào hộp sắt hoặc thùng xốp. Gạo rang có tác dụng hút ẩm rất tốt. Đây là cách mà nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng Đinh Đăng Định thường làm từ xa xưa. Dù có chủ quan đến mấy bạn cũng không nên cho camera vào tủ quần áo vì đây là nơi nhả hơi nước sẽ làm ẩm máy ảnh. Để đọc ảnh số trên máy tính thường có hai cách :
- Cách 1: Truyền qua dây dẫn từ máy ảnh đến máy tính. Cách 2: Rút thẻ nhớ ra cắm vào ổ đọc đã kết nối với máy tính. Với thẻ nhớ Compact Flash ( CF) phổ biến, khi load ảnh ra máy tính bạn nên dùng dây cáp, hạn chế dùng ổ đọc card đối với loại này. Card CF có các lỗ cắm tiếp xúc các chân đồng cực nhỏ trong máy, rút ra cắm vào nhiều lần dẫn đến các "que" này nhanh cong vênh và có thể gẫy. Hoặc lắp không đúng dễ làm cho nó bị xước dẫn đến giảm độ bền. Các loại thẻ khác như MS, SD, xD, MMC load ra máy tính bằng cả hai cách trên đều tốt. Tuy nhiên, các thẻ này mỏng, dễ gãy bạn nên nhẹ tay khi sử dụng. Lưu ý đàn ông không nên để trong ví giắt túi quần sau vì nó rất dễ gãy trong khi bạn đứng lên, ngồi xuống. Ống kính của bạn hay bị mờ, có vết vân tay hoặc bụi. Đừng lo lắng, bạn cứ chụp bình thường, bởi không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hình ảnh. Khi rảnh tay bạn hãy lau. Cách tốt nhất bạn nên mua bộ giấy lau ống kính chuyên dụng tại các cửa hàng ảnh, gồm nước rửa, giấy lau, bình xịt bụi. Để quá trình lau ống kính không bị xước, trước hết bạn hãy bơm bụi thật mạnh bằng quả xịt. Sau đó nhỏ dầu lau, thoa đều trên mặt ống kính rồi từ từ xe vài tờ giấy lau di theo đường tròn từ trong ra ngoài nhiều lần cho đến khi khô. Thao tác cuối cùng là xịt bụi lần nữa để các mẩu vụn của giấy bay đi. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc lau rửa ống kính này vì làm nhiều lần sẽ không tốt cho chất lượng ảnh. Những kinh nghiệm nhỏ để chụp ảnh chân dung -Có lẽ ảnh chân dung là một trong những “trường phái” sơ khai nhất của nhiếp ảnh. Ảnh chân dung gắn liền với cuộc sống của con người, đơn giản nhất có thể là tấm ảnh chứng minh nhân dân, hộ chiếu hay cao hơn nữa là những bức ảnh nghệ thuật chụp trong studio Nhưng để có một bức chân dung tốt, bắt được thần thái đặc trưng nào đó của nhân vật, chơi ánh sáng mà ta có thể bất chợt gặp và ghi lại đâu đó trong cuộc sống, hay gần gũi hơn nữa là chính những người thân của mình, thì đó lại là vấn đề hoàn toàn khác chỉ khi ta luôn sẵn sàng, một cái thú của dân nghiền chụp ảnh. Tôi là phóng viên hay đi phỏng vấn và bắt buộc phải chụp nhân vật của mình nên tôi cũng có chút kinh nghiệm về thể loại ảnh chân dung, xin phép
- được chia sẻ cùng các bạn một chút kinh nghiệm. Nếu có thiếu xót, sai lệch xin các bạn cứ thẳng thắn góp ý. Ảnh minh họa trong bài là ảnh do tôi chụp, sử dụng máy ảnh Kỹ thuật số DSLR Canon 10D, 1D mk2. Chọn ống kính thích hợp : -Phần lớn các nhiếp ảnh gia đều sử dụng với ống kính có tiêu cự từ 50 mm trở lên để chụp ảnh chân dung. Nhưng trong vài thập kỷ gần đây, ảnh hưởng từ trào lưu phong cách ảnh báo chí hiện đại nhiều phóng viên thường sử dụng cả ống kính góc rộng (16-24-28-35 mm) để ghi lại hình nhân vật. -Lý do : Với ống kính có tiêu cự từ 50mm hoặc dài hơn thì ảnh rất tròn trịa, tiêu cự này sát với góc nhìn của mắt người nên nhân vật trong ảnh nhìn rất “thật “ mắt chứ ko bị méo mó, các phóng viên sử dụng hiệu ứng méo của các ống kính góc rộng để “nhấn nhá” nhằm mục đích báo chí. Thiết lập chế độ chụp ảnh : -Theo thói quen, tôi mặc định trên máy ở chế độ AV (khống chế khẩu độ ống kính, khống chế độ sâu của ảnh). Khẩu độ tôi ưa chuộng hơn cả là f/2.8 và f/5.6 với điều kiện ánh sáng tự nhiên. -Chọn ISO thích hợp với ánh sáng khi chụp. Tôi thường để ISO khá cao ISO 640- 1000 vì tôi thích chụp trong điều kiện ánh sáng tối – khi đó ánh sáng trong ảnh có mảng khối sẽ “hấp dẫn” hơn một bức chân dung no sáng. Một lý do nữa là khi đặt ISO cao đồng nghĩa với tốc độ chớp khoảnh khắc nhanh hơn, có thể trong may mắn ta bắt được thần thái của nhân vật. -Nếu chụp trong ánh sáng tối nên trừ khẩu độ trên thân máy từ 2/3 step tới 1 2/3 step. (Với các loại máy ảnh KTS) Chọn nhân vật : -Nếu không phải là người thân của bạn, hãy chọn cho mình nhân vật nào bạn thích gương mặt họ nhất, có thể vì cô ta xinh, cậu bé đó láu lỉnh, cô bé kia có đôi mắt đẹp XYZ, bất kể lý do gì tạo cho bạn có Hứng thú nhất. Nên có trao đổi, trò chuyện với nhau trước khi chụp để tạo ra ánh mắt “gần gũi” nhất có thể chứ không phải là một ánh mắt xa lạ trong ảnh. (trừ những tình huống đặc biệt khác như khoảnh khắc, không muốn can thiệp vào nội dung ) Có lẽ tôi hơi dài dòng quá. Sau đây, tôi xin chia sẻ với các bạn những bức ảnh và cả bối cảnh khi chụp,
- Cô bé này đứng bán hàng lưu niệm trên Sapa, tôi thấy cô ta có ánh mắt rất lạ nên cố gắng đứng bắt chuyện nhưng lại không hiểu lẫn nhau vì cố bé không hiểu tiếng Kinh. Sau một hồi dường như nhận ra tôi không có ý định mua hàng nên cô bé đứng thổi chiếc kèn môi một cách rất tự nhiên. Tôi giơ máy lên chụp và cô ta vẫn giữ nguyên tư thế rất tự nhiên. Tôi chụp 3 shots nhưng bức này tôi thích hơn cả. Máy ảnh Canon EOS 10D, ống kính fix 35mm @f/2.2, s 1/125s, -1 EV, ISO 400
- Bức ảnh này tôi chụp bên trong một nhà người Mèo ở Đồng Văn-Hà Giang khi họ đang làm lễ tạ ơn Trời Đất. Cũng lại bất đồng ngôn ngữ nên tôi cứ ngồi một góc nhà chụp thoải mái vì họ rất dễ tính, nhà tối om chỉ có ánh sáng từ chiếc đèn dầu tên tôi phải sử dụng đèn flash. Ống kính tại tiêu cự 16mm, f/2.8, tốc độ 1/60s (ở chế độ Manual). Đèn flash - 2EV. Tôi chọn chụp vì thấy đây là một phong tục rất lạ mắt đối với người Kinh.
- Bức này chụp ngẫu nhiên trên đường đi ở Đồng Văn-Hà Giang vì tôi thấy hai mẹ con rất tình cảm. Cậu bé vừa mới ngủ dậy khóc búa xua, thấy khách lạ nín bặt nên mắt vẫn còn õng nước. Ảnh crop vuông. Ống kính 24mm, f/2.8, ISO 640, tốc độ 1/30, - 2/3 EV.
- Tôi vào nhà bà cụ này chơi cũng vừa lúc cụ gánh lá cho gia súc vừa trở về nhà. Tôi thấy cái gánh lá bắt ánh sáng từ cửa sổ vào rất hấp dẫn nên nhờ cụ ngồi xuống để chụp. Ảnh crop vuông. Ống kính 24mm @f/2.8, ISO 1000, -1 1/3 EV, ánh sáng tự nhiên.
- Bức này tôi chụp trong một lần đứng trú mưa thấy trẻ con đùa nghịch vui quá. Giống tôi hồi bé nên móc máy ra chụp từ xa, sử dụng ống tele 200mm, f/2.8, ISO 400, -1/3 EV.
- Hai cậu bé con nhà ngư dân truyền thống. tôi đi nhờ thuyền trên biển Nghệ An, Tôi thích thú sự nghịch ngợm những trò không giống ai của cậu bé này. Bức này tôi chụp không ngắm mà để máy sát dưới lòng thuyền và bấm may rủi . Ống kính 12mm , f/8.0, ISO 200, + 2/3 EV vì ngược sáng. Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục Ai trong chúng ta cũng đều thích cái đẹp và hơn thế nữa chúng ta đều muốn mình tạo ra cái đẹp. Và một tác phẩm ưng ý, một tác phẩm đẹp là ước muốn không chỉ của các nhiếp ảnh gia mà của mọi người khi cầm máy ảnh để chụp ảnh. Để trở thành một nhiếp ảnh gia với các bức ảnh để đời quả lá khó, nhưng để có
- được những bức ảnh đẹp thì cũng không khó lắm nếu ta nắm được các nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản nhất. Xin giới thiệu với các bạn bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh. Các nhiếp ảnh gia, nhà báo trước khi có những tấm ảnh đẹp, để đời thì chắc chắn trong đầu họ cái bố cụ này đã nằm sẵn từ lúc nào. Mời bác bạn xem tấm hình sau:
- Quan sát hình trên ta thấy: Hai dòng kẻ dọc và ngang chia hình thành 3 phần bằng nhau và gặp nhau tại 4 điểm. Trong nhiếp ảnh ta gọi 4 đường đó là 4 đường mạnh và 4 điểm đó là 4 điểm mạnh. Hai đường nằm ngang còn gọi là hai đường chân trời. Trong khi chụp hình người chụp phải cố gắng đưa chủ đề cần chụp vào gần hoặc trùng các đường mạnh, điểm mạnh trên. Đây là bố cục căn bản nhất, bất cứ người chụp ảnh nào cũng cần phải ghi nhớ trong đầu để mỗi khi nhìn, ngắm chụp đều lôi ra để áp dụng. Và dĩ nhiên là trong cả hội họa, điện ảnh, kiến trúc thì đây cũng là bố cục cơ bản nhất.
- ví dụ: Ngoài ra ta còn gọi hai đường ngang là hai đường chân trời. Khi chụp ảnh phong cảnh có đường chân trời thì ta đặt đường chân trời nằm gần hoặc ngay tại hai đường trên tùy ý đồ thể hiện của ta. Ví dụ: Khi muốn thể hiện sự bao la của bầu trời, thì ta chọn đường dưới là đường chân trời.
- ___ Các vấn đề được đề cập trong buôỉ hội thảo Các loại máy: Film và số: các loại máy như compact, SLR, giới thiệu nhiều đầy đủ vì thông số kĩ thuật của từng máy
- o dSLR hay Compact?: được hay mất (chất lượng ảnh, tốc độ thực thi ) Đặc điểm kĩ thuật: o Điểm ảnh: độ phân giải (hiện nay quan niệm việc máy càng nhiều chấm chụp càng đẹp đã không còn) o ISO: độ nhạy sáng (càng cao, độ nhiễu (noise/range) càng tao o Zoom và góc mở . Zoom quang và số (từ 3X trở lên, góc mở 28 mm, >50 gọi là tele) . Góc mở wide normal tele o Độ mở của ống kính / khẩu độ o Khoảng bắt sáng (dynamic range) (khoảng cách để máy ảnh nhận được ánh sáng) - những ảnh độ tương phản cao chỉ có những máy lớn mới có thể bắt sáng tốt Thiết lập chế độ chụp o Chụp tự động o Các chế độ đặt sẵn o Chế độ program (exp, cân bằng trắng) o Chế độ ưu tiên khẩu độ, tốc độ o Chỉnh tay (Manual) o Kích cỡ ảnh và mức độ nén o Cân bằng trắng (white balance) o Độ phơi sáng / bù sáng EV o Độ sắc nét và bão hòa (máy ảnh của từng hãng tự đặt chế độ, hoặc tùy chỉnh) o Đo khoảng cách, đo sáng (AF, metering) o Hẹn giờ chụp (Self-time) o Chụp liên tiếp Các tính năng nâng cao o Chống rung o Xác định khuôn mặt o Chụp liên tiếp o Kĩ thuật chụp o Giữ chắc máy (nên có chân, ) o Bấm 1 nửa (lấy nét và đo sáng, tái bố cục), sau đó mới bấm chụp o Sử dụng đèn Flash hợp lý (khi nào dùng? VD: càng sáng phải lên đèn) o Zoom (phóng to, thu nhỏ), zoom giúp cho khoảng nét hẹp lại, đằng sau mờ o Chế độ đặc biệt o Hiểu máy ảnh của mình
- Giá thành Chất lượng chụp Pin lâu Phân nhóm Superzoom (Panasonic FZ, TZ, Canon Powershot SX1, S2-3-4-5, Casio EX- P, Fujifilm S6000/S9000, Sony Cyber-Shot H-Series ) Prosumer (Canon G, Olympus C8080, Sony F Series, Sony R1, ) Casual (Canon A, Nikon P, Manasonic FX, TZ
- Fashion (Sony IXUS, Nikon S, ) Dòng chuyên nghiệp (SLR, ) Các yếu tố Thương hiệu o Casio - siêu mỏng o Canon - phổ biến, đa dạng, chất lượng o Panisonic, Leica o Olympus Các thông số o Độ phân giải (càng cao càng tốt? bao nhiêu là đủ) o ISO (nhiễu? Khả năng chụp? Khi bạn ko thể dùng đèn flash? làm sao để biết) o Chống rung (Canon IS, Sony Steady shot, Nikon VR) . 3 chế độ: CCD Shift, lens shift, ISO boost . Cần tính năng: zoom range lớn 6X, nhu cầu? . Các lưu ý khác: pin tiêu hao nhiều, nên chọn chế độ chỉ có tác dụng khi chụp, khi gắn máy trên chân, nên tắt chế độ này. (Nếu bật hình ra sẽ không nét) o Zoom: góc rộng - tele hay bao nhiêu là vừa o LCD càng lớn càng tốt (nhưng LCD không phải là thước đo thật khi xem trên máy tính hay khi in ra ảnh) o Chế độ flash (Show sync, 2nd curtain Lời khuyên o Độ phân giải từ 6~8 megapixel là đủ o ISO (Sony Cyber-shot như 3200 có đủ chụp sáng? Bạn hãy xem xét kĩ trước khi lựa chọn o Zoom càng dài, nguy cơ rung càng cao Tìm hiểu về bố cục ảnh Nguyên tắc bố cục 1/3
- Các khái niệm: điểm mạnh và đường mạnh -> tạo nên sự chú ý Bố cục đường chéo (tạo cảm giác về chiều sâu) Bí quyết: chọn lọc những cái cần để chụp, không nên canh hình người ở giữa Những điều cần tránh khi chụp ảnh Chủ đề lạc lõng vì bối cảnh quá rộng, nên tập trung vào đúng chủ đề Chú ý đến đường chân trời của bức ảnh. Đừng để đường chân trời cắt ngang đầu chủ đề Tránh nghiêng máy, vì dễ làm lệch đường chân trời Chủ đề bị "mọc sừng" Đừng tham chụp cận cảnh (close-up, macro) Tránh chụp ngược sáng nếu không có đèn flash Thay đổi góc chụp thuận sáng (nếu có thể)
- Đừng để bất cứ vậy gì che ống kính khi chụp ảnh Chú ý những vật trên đều chủ đề Hiệu quả của các loại bố cục Ảnh khung ngang cho ta cảm giác về chiều rộng Ảnh khung ngang đứng cho ta cảm giác về chiều sâu của cạnh vật Ảnh chụp từ trên cao xuống cho ta cảm giác sự nhỏ bé, đáng yêu của chủ đề Góc máy thấp tạo cho ta cảm giác về chiều cao của chủ đề Chú ý góc máy chụo để tránh cho chủ đề ko bị biến dạng Hãy chú ý đề phòng thị sai (như trong máy ảnh minh họa bên dưới) Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy ảnh tự động Chụp nghiêng máy Dư sáng, nhiều chủ thể Chụp quá giới hạn đèn flash Lạc đề Ngược sáng Để dư thành phần trong một bức ảnh không tạo thẩm mỹ Bí quyết Chú ý các hướng chiếu sáng Chụp thuận sáng cho độ chi tiết và màu sắc hài hòa Chếch sáng, cẩn thận trong việc sắp xếp chủ đề. Tạo ánh sáng tự nhiên nổi bật. Chụp ngược sáng: ánh sáng đèn từ phía sau chủ đề rọi trực tiếp vào ống kính của bạn. Sử dụng đèn flash để chiếu sáng cho chủ đề của bạn Đề phòng rác trong ảnh