Hợp đồng trong xuất nhập khẩu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hợp đồng trong xuất nhập khẩu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- hop_dong_trong_xuat_nhap_khau.pdf
Nội dung text: Hợp đồng trong xuất nhập khẩu
- 1 HỢP ĐỒNG TRONG XUẤT NHẬP KHẨU 1
- 2 Bài 1: ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- INCOTERMS 2000 I. Giới thiệu chung về Incoterms 2000 1. Mục đích: Incoterms là một hệ thống trọn vẹn các quy tắc quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành để giải thích các điều kiện thương mại thường được sử dụng rộng rãi nhất trong ngoại thương. Như vậy có thể tránh được sự thiếu nhất quán trong việc giải thích những điều kiện này ở các nước khác nhau hoặc ít nhất có thể giảm một mức đáng kể. 2. Cấu trúc 2.1. Nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải và nơi giao hàng Incoterms 2000 được chia ra thành 4 nhóm: Nhóm E- Xuất phát: người bán chỉ có nghĩa vụ chuẩn bị hàng sẵn sàng cho người mua tại cơ sở của mình Nhóm F- Cước chuyên chở chính chưa trả: người bán phải giao hàng cho phương tiện vận chuyển do người mua chỉ định Nhóm C- Cước chuyên chở chính đã trả: người bán phải ký hợp đồng vận tải mà không chịu rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa hay những chi phí phát sinh do các trường hợp xảy ra sau khi bốc hàng và gửi hàng Nhóm D- Đến: người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro cần thiết để đưa hàng hoá đến nơi đến Bảng 1: Nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải và nơi giao hàng Thứ tự Điều kiện Nhóm Nghĩa vụ ký Nơi giao hợp đồng hàng vận tải EXW E FAS FOB F FCA 2
- 3 CFR CPT C CIF CIP DAF DES DEQ D DDU DDP 2.2. Phương thức vận tải Phương thức vận tải đường biển và Mọi phương thức vận tải đường thủy nội địa FAS EXW FOB FCA CFR CPT CIF CIP DES DAF DEQ DDU DDP II. Nội dung các điều kiện thương mại quốc tế 2000 1. EXW- Ex work ( named place)- Giao tại xưởng ( nơi qui định) Người bán giao hàng, chưa được thông quan xuất khẩu và cũng chưa được bốc lên bất cứ phương tiện vận tải nào đến nhận hàng, khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán ( xưởng, nhà máy, kho, v.v ). 2. FCA- Free carrier ( named place)- Giao cho người chuyên chở ( nơi qui định) Người bán giao hàng, đã thông quan xuất khẩu, cho người chuyên chở do người mua chỉ định tại nơi qui định. Nếu giao hàng tại cơ sở của người bán, thì người bán chịu 3
- 4 trách nhiệm bốc hàng. Nếu giao hàng tại bất cứ địa điểm nào khác, thì người bán không chịu trách nhiệm dỡ hàng. 3. FAS- Free alongside ship ( named port of shipment)- Giao dọc mạn tàu ( cảng bốc hàng qui định) Người bán giao hàng khi hàng đã được đặt dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng. Người mua phải chịu mọi chi phí và rủi ro của hàng hóa kể từ thời điểm đó. 4. FOB- Free on board ( named port of shipment)- Giao trên tàu ( cảng bốc hàng qui định). Người bán giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng qui định. Người mua phải chịu mọi chi phí và rủi ro về hàng hóa kể từ điểm đó. Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu thì nên sử dụng điều kiện FCA. Nghĩa vụ của người bán: - Trả các chi phí về việc kiểm tra hàng hóa (như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm) cần thiết cho mục đích giao hàng. - Chịu phí tổn để cung cấp bao bì (trừ khi theo tập quán của ngành buôn bán hữu quan hàng hóa mà hợp đồng mô tả được gửi không có bao bì) cần thiết cho việc chuyên chở hàng hóa, khi những chi tiết liên quan đến việc chuyên chở (ví dụ như phương thức, nơi đến) được báo cho người bán biết trước khi ký hợp đồng mua bán. Bao bì phải được ghi ký mã hiệu thích hợp. - Giao hàng lên tàu do người mua chỉ định vào ngày hoặc trong thời hạn đã thỏa thuận tại cảng bốc hàng qui định và theo tập quán tại cảng. - Thông báo thích hợp cho người mua là hàng đã được giao. - Chịu phí tổn để cung cấp cho người mua bằng chứng thường lệ về việc giao hàng. Trừ khi chứng từ đó là chứng từ vận tải, theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và phí tổn, người bán phải giúp đỡ người mua để lấy được một chứng từ về hợp đồng vận tải. Nghĩa vụ của người mua: - Trả các phí tổn về bất cứ việc kiểm tra nào trước khi gửi hàng, trừ khi việc kiểm tra đó theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu. - Chịu phí tổn để ký hợp đồng chuyên chở hàng hóa từ cảng bốc hàng qui định. Thông báo thích hợp cho người bán về tên tàu, địa điểm bốc hàng và thời gian giao hàng mong muốn. - Chịu mọi rủi ro và chi phí về hàng hóa: + kể từ khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng qui định; và + phát sinh do không thông báo thích hợp, hoặc do con tàu chỉ định không đến đúng hạn, hoặc không thể nhận hàng, hoặc đình chỉ việc nhận hàng trước thời gian được thông báo, kể từ ngày thỏa thuận hoặc ngày hết hạn của thời gian thỏa thuận cho việc giao hàng, tuy nhiên, với điều kiện là hàng hóa đã được cá biệt hóa một cách thích hợp, tức là được tách hẳn hoặc được phân biệt bằng một cách nào khác đó là hàng của hợp đồng. 4
- 5 5. CFR- Cost and freight ( named port of destination)- Tiền hàng và cước phí ( cảng đến qui định). Người bán giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Người bán phải trả các phí tổn và cước phí cần thiết để đưa hàng tới cảng đến qui định, NHƯNG rủi ro về hàng hóa, cũng như bất cứ chi phí phát sinh nào do những tình huống xảy ra sau khi giao hàng, được chuyển từ người bán sang người mua. Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu, nên sử dụng điều kiện CPT. Người bán phải chịu phí tổn ký hợp đồng theo những điều kiện thông thường để chuyên chở hàng hóa đến cảng đến qui định theo tuyến đường thường lệ bằng một con tàu đi biển (hoặc tàu thủy nội địa tùy từng trường hợp) thuộc loại thường sử dụng để chuyên chở hàng hóa được mô tả trong hợp đồng. Người bán phải chịu phí tổn để cung cấp cho người mua không chậm trễ chứng từ vận tải thường lệ đến cảng đến đã thỏa thuận. Khi một chứng từ vận tải như vậy được phát hành làm nhiều bản chính, một bộ đầy đủ các bản chính phải được xuất trình cho người mua. 6. CIF- Cost, insurance and freight ( named port of destination)- Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí ( cảng đến qui định). Người bán giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Người bán phải trả các phí tổn và cước phí cần thiết để đưa hàng tới cảng đến qui định, NHƯNG rủi ro về hàng hóa cũng như bất cứ chi phí phát sinh nào do những tình huống có thể xảy ra sau khi giao hàng, được chuyển từ người bán sang người mua. Người bán CIF còn phải mua bảo hiểm đường biển để người mua tránh được những rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Người mua cần chú ý rằng người bán được đòi hỏi mua bảo hiểm chỉ ở mức tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm ở mức cao hơn, người mua cần thỏa thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mua bảo hiểm bổ sung. Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu, nên sử dụng điều kiện CIP. Người bán phải chịu phí tổn mua bảo hiểm như thoả thuận trong hợp đồng với những điều kiện, mà người mua hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích bảo hiểm đối với hàng hoá, có quyền trực tiếp đòi bảo hiểm bồi thường, và cung cấp cho người mua một đơn bảo hiểm hoặc bằng chứng khác về hợp đồng bảo hiểm. Bảo hiểm phải được mua ở một người bảo hiểm hay một công ty bảo hiểm có tín nhiệm và, trừ khi có qui định khác, phải phù hợp với mức bảo hiểm tối thiểu theo các điều kiện bảo hiểm hàng hoá (của Hội những người bảo hiểm London) hoặc những điều kiện tương tự. Thời hạn bảo hiểm phải phù hợp với việc giao nhận hàng và di chuyển rủi ro. Nếu người mua yêu cầu, do người mua chịu phí tổn, người bán phải cung cấp cho người mua bảo hiểm rủi ro chiến tranh, đình công, bạo động và dân biến nếu có thể được. Bảo hiểm tối thiểu bao gồm giá hàng qui định trong hợp đồng cộng 10% (tức là 110%) và phải được thể hiện bằng đồng tiền của hợp đồng. 5
- 6 7. CPT- Carriage paid to ( named place of destination )- Cước phí trả tới ( nơi đến qui định) Người bán giao hàng cho người chuyên chở do người bán chỉ định và phải trả cước phí chuyên chở cần thiết để đưa hàng đến nơi đến qui định. Người mua phải chịu mọi rủi ro và bất cứ phí tổn nào khác phát sinh sau khi hàng đã được giao như vậy. 8. CIP- Carriage and insurance paid to ( named place of destination)- Cước phí và phí bảo hiểm trả tới ( nơi đến qui định). Người bán giao hàng cho người chuyên chở do người bán chỉ định và phải trả cước phí chuyên chở cần thiết để đưa hàng đến nơi đến qui định. Người mua phải chịu mọi rủi ro và bất cứ phí tổn nào phát sinh sau khi hàng đã được giao như vậy. Tuy nhiên, người bán CIP còn phải mua bảo hiểm để người mua tránh được những rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Người mua cần chú ý rằng người bán được đòi hỏi mua bảo hiểm chỉ ở mức tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm ở mức cao hơn, người mua cần thỏa thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mua bảo hiểm bổ sung. 9. DAF- Delivered at frontier ( named place)- Giao tại biên giới ( nơi qui định). Người bán giao hàng khi hàng, đã thông quan xuất khẩu, nhưng chưa thông quan nhập khẩu, được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chở đến nơi đến, tại nơi biên giới qui định, nhưng trước "biên giới hải quan"của nước tiếp giáp. Từ "biên giới" có thể sử dụng cho mọi loại biên giới, kể cả biên giới của nước xuất khẩu. Vì vậy phải xác định rõ biên giới được nói tới bằng cách chỉ đích danh địa điểm giao hàng. Tuy nhiên, nếu các bên muốn người bán chịu trách nhiệm, rủi ro và phí tổn dỡ hàng từ phương tiện vận tải chở đến biên giới, điều đó cần qui định rõ trong hợp đồng mua bán. Điều kiện này có thể được sử dụng mọi phương thức vận chuyển khi hàng được giao tại biên giới đất liền. Khi việc giao hàng được thực hiện tại cảng đến, trên tàu hoặc trên cầu cảng (cầu tàu), nên sử dụng điều kiện DES hoặc DEQ. 10. DES -Delivered ex ship ( named port of destination)- Giao tại tàu ( cảng đến qui định). Người bán giao hàng khi hàng, chưa thông quan nhập khẩu, được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên tàu tại cảng đến qui định. Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro để chở hàng đến cảng đến qui định trước khi dỡ hàng. Nếu các bên muốn người bán chịu phí tổn và rủi ro trong việc dỡ hàng, nên sử dụng điều kiện DEQ. Điều kiện này chỉ được sử dụng khi hàng hóa được giao trên tàu tại cảng đến bằng đường biển hay đường thủy nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức. Người bán phải chịu phí tổn cung cấp cho người mua lệnh giao hàng và/hoặc chứng từ vận tải thông thường để người mua có quyền nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đến. 11. DEQ- Delivered ex quay ( named port of destination)- Giao tại cầu cảng ( cảng đến qui định). 6
- 7 Người bán giao hàng khi hàng, chưa thông quan nhập khẩu, được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên cầu cảng (cầu tàu) tại cảng đến qui định. Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro để chở hàng đến cảng đến qui định và phí dỡ hàng lên cầu cảng (cầu tàu). Điều kiện DEQ đòi hỏi người mua phải thông quan hàng nhập khẩu và trả tất cả các thứ thuế và lệ phí cho việc nhập khẩu. Nếu các bên muốn nghĩa vụ của người bán phải chịu toàn bộ hoặc một phần chi phí có thể phải trả khi nhập khẩu hàng hóa, điều đó cần được qui định rõ trong hợp đồng mua bán. Điều kiện này chỉ được sử dụng khi hàng hóa được giao khi dỡ hàng từ tàu lên cầu cảng (cầu tàu) tại cảng đến bằng đường biển hay đường thủy nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức. Tuy nhiên nếu các bên muốn nghĩa vụ của người bán phải chịu rủi ro và phí tổn trong việc vận chuyển hàng hóa từ cầu cảng đến địa điểm khác (kho, bãi, bến, ) ở trong hoặc ở ngoài cảng, nên sử dụng điều kiện DDU hoặc DDP. 12. DDU- Delivered duty unpaid ( named place of destination)-Giao hàng chưa thông quan ( Nơi đến qui định). Người bán giao hàng, chưa thông quan nhập khẩu và chưa được dỡ từ bất cứ phương tiện vận tải nào chở đến, cho người mua tại nơi đến qui định. Người bán phải chịu các phí tổn và rủi ro liên quan đến việc chuyên chở hàng tới nơi đến đó, trừ các thứ “duty” (thuật ngữ bao hàm trách nhiệm để thực hiện thủ tục hải quan, và các khoản thuế và lệ phí hải quan khác) để nhập khẩu vào nước đến, nếu có. Người mua phải chịu khoản “duty” như vậy cũng như bất cứ chi phí và rủi ro nào xảy ra do người mua không kịp thời làm thủ tục nhập khẩu. Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận chuyển nhưng khi việc giao hàng được thực hiện tại cảng đến trên tàu hoặc trên cầu cảng (cầu tàu), nên sử dụng điều kiện DES hoặc DEQ. 13. DDP- Delivered duty paid ( named place of destination)- Giao hàng đã thông quan ( Nơi đến qui định). Người bán giao hàng, đã thông quan nhập khẩu, và chưa được dỡ từ bất cứ phương tiện vận tải nào chở đến, cho người mua tại nơi đến qui định. Người bán phải chịu các phí tổn và rủi ro liên quan đến việc chuyên chở hàng tới nơi đến đó, kể cả các thứ “duty” (thuật ngữ bao hàm trách nhiệm để thực hiện thủ tục hải quan, và các khoản thuế và lệ phí hải quan khác) để nhập khẩu hàng hóa ở nước đến, nếu có. Nếu các bên muốn người mua phải chịu mọi rủi ro và chi phí nhập khẩu, nên sử dụng điều kiện DDU. Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận chuyển nhưng khi việc giao hàng được thực hiện tại cảng đến trên tàu hoặc trên cầu cảng (cầu tàu), nên sử dụng điều kiện DES hoặc DEQ. III. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng 1. Hợp đồng cần dẫn chiếu đến Incoterms hiện hành. Bộ Luật Thương mại thống nhất (UCC) của Mỹ dẫn chiếu theo những định nghĩa trong ngoại thương của Mỹ năm 1941. 7
- 8 2. Incoterms chỉ giới hạn đối với những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán liên quan đến việc giao hàng (với ý nghĩa “hàng hoá hữu hình”). 3. Qui định trong hợp đồng những vấn đề mà Incoterms không đề cập. 4. Cần có những qui định cụ thể trong hợp đồng để ràng buộc nghĩa vụ của khách hàng 5. Sử dụng điều kiện FCA, CPT, CIP thay cho FOB, CFR, CIF khi nơi giao hàng không phải là lan can tàu tại cảng bốc hàng 6. Hợp đồng mua bán theo các điều kiện thuộc nhóm C, giống như nhóm F, thuộc loại “hợp đồng gửi hàng” chứ không phải là “hợp đồng hàng đến” ở nhóm D. 7. Không nên bổ sung những thuật ngữ vào Incoterms để nói rõ hơn quy định của điều kiện đó. 8. Sử dụng đúng ký hiệu viết tắt trong Incoterms 9. Người bán và người mua phải thông tin đầy đủ cho nhau về những tập quán trong ngành buôn bán và tại khu vực khi hai bên đàm phán hợp đồng. 10. Sử dụng những điều kiện, theo đó giành được quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm 8
- 9 Bài 2: HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG I. Những điều trình bày ( Representations) Số của hợp đồng; Ngày tháng và nơi ký kết; Tên và địa chỉ của các bên; Người đại diện cho các bên; Những định nghĩa dùng trong hợp đồng; Các tài liệu của hợp đồng; Căn cứ để ký kết, II. Các điều kiện của hợp đồng (Terms of contract) Căn cứ vào cách biểu hiện của điều kiện: - Những điều kiện rõ ràng (Express terms): được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng. - Những điều kiện ngụ ý (Implied terms): được suy ra từ những điều kiện rõ ràng. Căn cứ vào tầm quan trọng của điều kiện: - Những điều kiện cơ bản (Conditions): Nếu một bên vi phạm thì bên kia có quyền hủy hợp đồng. - Những điều kiện thứ yếu (Warranties): Nếu một bên vi phạm thì phía bên kia vẫn không có quyền hủy hợp đồng mà chỉ có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Sau đây là một số điều kiện hay được qui định trong hợp đồng mua bán ngoại thương. 1. Tên hàng hóa (Name of goods/ Commodity/ Description): Điều kiện tên hàng hoá tuy chỉ để xác định sơ bộ đối tượng mua bán nhưng nó là một điều kiện cơ bản của hợp đồng . Để qui định tên hàng hoá có thể qui định tên thông thường của hàng hóa kèm với tên khoa học, tên nơi sản xuất, tên nhà sản xuất, qui cách chủ yếu, công dụng, hay mã số của hàng hóa. 2. Qui cách/ phẩm chất (Specification/ Quality): Điều kiện qui cách phẩm chất sẽ xác định cụ thể đối tượng mua bán, nó làm cơ sở để xác định giá cả và để người mua kiểm tra nghĩa vụ giao hàng của người bán. Mẫu hàng (Sample): Căn cứ vào phẩm chất của một số ít hàng hoá được lấy làm đại diện để đánh giá cho phẩm chất của toàn bộ lô hàng. Trong hợp đồng cần dẫn chiếu đến mẫu một cách cụ thể. Tiêu chuẩn (Standard): Cần tìm hiểu nội dung, cơ quan ban hành, số và năm ban hành tiêu chuẩn. Có thể thay đổi nội dung tiêu chuẩn nếu cần thiết. Nhãn hiệu thương mại (Trade mark):Chỉ sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký tại thị trường mua bán; Ghi kèm năm sản xuất, đợt sản xuất ra hàng hóa; Chú ý đến các nhãn hiệu khác tương tự với nhãn hiệu sử dụng. Tài liệu kỹ thuật: Khi mua bán hàng hoá là máy móc thiết bị, cần lưu ý: Nghiên cứu kỹ nội dung tài liệu kỹ thuật trước khi ký hợp đồng; Gắn tài liệu kỹ thuật với hợp đồng. Kiểm tra trước khi gửi hàng: Người mua được quyền kiểm tra phẩm chất của hàng hóa trước khi ký kết hợp đồng hoặc sau khi ký kết hợp đồng nhưng trước khi gửi hàng. Người mua chỉ có quyền khiếu nại về phẩm chất hàng hóa nếu chứng minh 9
- 10 được: hàng hóa có ẩn tỳ (latent defect); hoặc hàng hóa chưa được cá biệt hóa khi kiểm tra. Mô tả: hàm lượng của những chất trong hàng hóa, chỉ số năng suất, dung trọng, kích cỡ, màu sắc, mùi vị của hàng hóa 3. Số lượng (Quantity) 3.1. Đơn vị tính số lượng Trong buôn bán quốc tế có rất nhiều đơn vị tính số lượng có cùng tên gọi nhưng nội dung lại rất khác nhau trong những nghành buôn bán khác nhau. Bên cạnh đó người ta cũng sử dụng nhiều hệ thống đo lường đồng thời trong buôn bán quốc tế. Ví dụ: 1MT= 1000 Kg ( Hệ Pháp) 1LT = 1016,047Kg ( Hệ Anh) 1ST = 907,184Kg ( Hệ Mỹ) Vì vậy khi qui định đơn vị tính số lượng cần phải tìm hiểu kỹ nội dung của nó và qui định một cách cụ thể trong hợp đồng. 3.2. Địa điểm xác định số lượng Nếu số lượng hàng hoá được xác định tại địa điểm đi, người mua sẽ phải chịu rủi ro về số lượng hàng hoá trong chuyên chở, nếu số lượng hàng hoá được xác định tại địa điểm đến, người bán sẽ phải chịu rủi ro về số lượng hàng hoá trong quá trình chuyên chở. 3.3. Phương pháp qui định số lượng 3.3.1. Qui định chính xác Các bên qui định chính xác một số lượng cụ thể hàng hóa khi mua bán một số ít hàng hóa. 3.3.2. Qui định khoảng chừng Khi mua bán một số lượng lớn hàng hóa, các bên qui định một khoảng số lượng cho phép được giao, khoảng cho phép đó được gọi là "dung sai"(Tolerance). Khi sử dụng phương pháp này các bên cần thỏa thuận những nội dung: - Mức dung sai: +/_; more/ less; from. . . to. . . ; about; approximate, - Bên được quyền chọn dung sai: do người bán chọn, do người mua chọn - Giá của dung sai được tính : theo giá hợp đồng, theo giá thị trường 3.4. Phương pháp qui định trọng lượng * Trọng lượng tịnh- Net weight Là trọng lượng của bản thân hàng hóa Sử dụng khi giá trị bao bì và giá trị hàng hóa khác xa nhau, hoặc khi trọng lượng của bao bì chiếm một tỷ trọng đáng kể so với trọng lượng của hàng hóa * Trọng lượng cả bì- Gross weight Là trọng lượng của hàng hóa tính cả bao bì đóng gói 10
- 11 Sử dụng khi giá trị bao bì và giá trị hàng hóa tương đương nhau, hoặc khi trọng lượng của bao bì chiếm một tỷ trọng nhỏ không đáng kể so với trọng lượng hàng hóa. Muốn thể hiện việc sử dụng trọng lượng cả bì, cần qui định rõ trong hợp đồng là "Cả bì coi như tịnh" (Gross weight for net). 4. Bao bì (Packing) Cung cấp bao bì - Người bán cung cấp bao bì cùng với hàng hóa. - Người bán cung cấp bao bì, sau đó người mua phải trả lại cho người bán. - Người mua cung cấp bao bì cho người bán đóng gói hàng hóa. Chi phí về bao bì - Được tính gộp trong giá hàng: giá hàng đã bao gồm cả những chi phí về bao bì - Được tính riêng với giá hàng: có thể tính theo chi phí thực tế, hoặc theo một mức phần trăm nhất định của giá hàng, hoặc giá bao bì được tính như giá hàng. Chất lượng bao bì - Qui định cụ thể: Người mua nên sử dụng đối với hàng hóa quen thuộc. - Qui định chung chung: Người mua nên sử dụng đối với hàng hóa chưa quen thuộc. 5. Ký mã hiệu (Marking) Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng hình vẽ, bằng chữ, bằng số được ghi trên bao bì của hàng hóa để hướng dẫn việc giao nhận vận chuyển và bảo quản hàng hóa, và còn để cá biệt hóa hàng hóa. 6. Giao hàng (Delivery) o Điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERM ) o Thời hạn giao hàng: Thời hạn giao hàng là thời gian mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình tại địa điểm giao hàng qui định o Thông báo giao hàng: Bên phải thông báo; Thời hạn thông báo; Phương tiện thông báo; Nội dung thông báo. o Các qui định khác: Gửi hàng từng phần- Partial shipment; Chuyển tải- Transhipment; Chứng từ đến chậm- Stale document; Chứng từ của bên thứ ba- Third party document 7. Vận tải (Transportation) Phương tiện vận tải; Hành trình chuyên chở; Thời gian phương tiện vận tải đến; Chi phí bốc, dỡ, san xếp hàng; Tốc độ bốc dỡ; Thưởng phạt bốc dỡ. 8. Bảo hiểm (Insurance) Công ty bảo hiểm; Điều kiện bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm; Phí bảo hiểm. 9. Giá cả (Price) Đồng tiền tính giá: qui định rõ tên gọi và tên nước có đồng tiền đó Đơn vị tính giá : phải phù hợp với đơn vị tính số lượng. 11
- 12 Đơn giá : * Giá không thay đổi: có thể được qui định vào lúc ký kết hợp đồng hoặc được qui định căn cứ vào giá thị trường của hàng hóa lúc giao hàng * Giá thay đổi : - Theo sự biến động của giá thị trường: giá của hợp đồng sẽ được điều chỉnh lại nếu giá thị trường lúc giao hàng biến động vượt quá một mức độ qui định. - Theo sự biến động của chi phí sản xuất: giá hàng hoá được điều chỉnh theo sự biến động của giá nguyên vật liệu và giá nhân công. M S 1 1 P1 P0 a b c M 0 S 0 Po : Giá cơ sở trong hợp đồng P1: Giá đã được điều chỉnh a: Tỉ trọng của chi phí cố định trong giá (%) b: Tỉ trọng của chi phí về nguyên vật liệu trong giá (%) c: Tỉ trọng của chi phí về nhân công trong giá (%) a+ b+ c = 100% Mo: Giá nguyên vật liệu ở thời kỳ ký kết hợp đồng M1: Giá nguyên vật liệu ở thời kỳ thỏa thuận So: Giá nhân công ở thời kỳ ký kết hợp đồng S1: Giá nhân công ở thời kỳ thỏa thuận Tổng trị giá: được ghi bằng số và chữ Giảm giá * Giảm giá số lượng (Quantity discount) - Theo số lượng hàng hóa trong một lần mua bán: chỉ sử dụng khi mua bán một mặt hàng nhất định - Theo trị giá hàng hóa trong một lần mua bán hay trong một thời gian nhất định: thường sử dụng khi mua bán nhiều mặt hàng khác nhau. * Giảm giá thời vụ (Seasonal discount) Khi người mua mua hàng vào lúc thời vụ sử dụng đã kết thúc. * Giảm giá do trả tiền sớm (Cash discount) Cho việc trả tiền của người mua sớm hơn thời hạn đã thỏa thuận * Giảm giá thương mại (Trade discount) Theo sự phân loại khách hàng của người bán, không cần căn cứ vào số lượng hay trị giá của từng đơn đặt hàng * Giảm giá riêng lẻ (Individual discount) 12
- 13 Được biểu hiện bằng một mức phần trăm nhất định so với giá của hợp đồng. * Giảm giá chuỗi (Series discount) Một chuỗi nhiều giảm giá riêng lẻ khác nhau. Các chi phí được tính gộp trong giá - Cước phí vận chuyển,bốc dỡ,san xếp hàng hóa . - Phí bảo hiểm. - Chi phí bao bì, vật liệu chèn lót . - Chi phí về phụ tùng thay thế. - Chi phí về đào tạo, 10. Thanh toán (Payment) 10.1. Đồng tiền thanh toán: Cần qui định rõ tên của đồng tiền và nước có đồng tiền đó 10.2. Địa điểm thanh toán: Nếu địa điểm thanh toán ở nước người bán, người bán sẽ thu tiền về nhanh hơn. Nếu địa điểm thanh toán ở nước người mua, người mua sẽ đỡ bị đọng vốn. 10.3. Thời hạn thanh toán - Thanh toán trước khi: Người mua cấp tín dụng cho người bán, hoặc người mua đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng . - Thanh toán ngay khi: người bán đã sẵn sàng giao hàng/ giao hàng/ xuất trình bộ chứng từ gửi hàng/ hàng hóa đến nơi. - Thanh toán sau khi: Người bán cấp tín dụng cho người mua hoặc người mua muốn kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán tiền hàng. 10.4. Bộ chứng từ thanh toán: Là những chứng từ mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng hay người mua để được thanh toán tiền. 10.5. Phương thức thanh toán 10.5.1. Chuyển tiền (Remittance/ Transfer). - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer- T/ T): Thời gian thu tiền về nhanh nhưng chi phí chuyển tiền cao - Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer- M/ T): Chi phí thấp hơn nhưng thời gian thu tiền về chậm. 10.5.2. Ghi sổ (Open account) Người bán mở một tài khoản để ghi các khoản tiền hàng giao cho người mua, người mua phải căn cứ vào số tiền hình thành trên tài khoản đó để thanh toán cho người bán một cách định kỳ. 10.5.3. Nhờ thu (Collection) Các qui tắc thống nhất về nhờ thu (URC 522) định nghĩa: a."Nhờ thu" có nghĩa là các ngân hàng tiếp nhận chứng từ như đã định nghĩa ở điều 2 (b) theo đúng các chỉ thị nhận được để: 13
- 14 1. Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, hoặc 2. Giao chứng từ để được thanh toán (Documents against payment- D/P) và/hoặc chấp nhận thanh toán (Documents against acceptance- D/A), hoặc 3. Giao chứng từ theo các điều kiện khác đặt ra b. "Chứng từ" là chứng từ tài chính và/ hoặc chứng từ thương mại 1. Chứng từ tài chính bao gồm hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại chứng từ tương tự khác dùng để thu tiền 2. Chứng từ thương mại gồm có hóa đơn, chứng từ vận chuyển, chứng từ về quyền sở hữu hoặc bất kỳ một chứng từ tương tự nào khác miễn là không phải là chứng từ tài chính c. Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection) có nghĩa là nhờ thu các chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại d. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) có nghĩa là nhờ thu: 1. Chứng từ tài chính kèm theo chứng từ thương mại 2. Chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính 10.5.4. Trả tiền mặt đổi chứng từ (CAD- Cash Against Document) Là phương thức thanh toán mà trong đó người mua yêu cầu ngân hàng nước người bán mở tài khoản ký thác (trust account) để thanh toán tiền cho người bán khi người bán xuất trình đầy đủ những chứng từ mà người mua yêu cầu. Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán. 10.5.5. Tín dụng chứng từ (Documentary credit) Tập quán và thực tiễn thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 500) định nghĩa: Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà theo đó một ngân hàng (ngân hàng mở) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu) hoặc thay mặt cho chính nó - phải thực hiện việc trả tiền cho hoặc theo lệnh của một bên thứ ba (người hưởng lợi, hoặc phải chấp nhận hay trả tiền cho hối phiếu do người hưởng lợi ký phát, hoặc - ủy quyền cho ngân hàng khác thực hiện việc thanh toán như vậy, hoặc phải chấp nhận hay trả tiền cho những hối phiếu như vậy, hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác chiết khấu, khi các chứng từ qui định được trao, với điều kiện là các điều kiện của tín dụng đều được phù hợp. Tính chất của thư tín dụng: hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Các loại thư tín dụng thông dụng: - Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C): không thể bị sửa đổi, hủy bỏ hay bổ sung trong suốt thời hạn hiệu lực của nó khi chưa có sự đồng ý của các bên. - Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C): được một ngân hàng thứ hai (ngoài ngân hàng mở) đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. 14
- 15 - Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): cho phép người hưởng lợi có quyền ra lệnh cho ngân hàng trả tiền phải trả một số tiền nhất định cho một hoặc một số người hưởng lợi tiếp theo. - Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): chỉ có hiệu lực khi có một thư tín dụng khác đối ứng với nó đã được mở ra. - Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): được mở ra dựa trên cơ sở một thư tín dụng khác gọi là thư tín dụng gốc, người hưởng lợi của thư tín dụng gốc chính là người yêu cầu mở thư tín dụng giáp lưng - Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): sau khi đã sử dụng hết kim nghạch hoặc hết thời hạn hiệu lực, nó lại tự động có hiệu lực trở lại trong một số lần tuần hoàn nhất định 10.6. Điều kiện đảm bảo tiền tệ: Là điều kiện để đảm bảo trị giá của hợp đồng không thay đổi khi đồng tiền thanh toán có sự biến động về giá trị. Người ta có thể đảm bảo theo giá vàng, hay theo một ngoại tệ khác, hay theo một rổ ngoại tệ, hay theo chỉ số giá cả, 11. Kiểm tra (Inspection) Thời gian và địa điểm kiểm tra: Nơi sản xuất ra hàng hóa; Cảng bốc hàng; Cảng dỡ hàng; Nơi người mua sử dụng hàng hóa Người kiểm tra có thể là: Người sản xuất; Người bán; Người mua; Tổ chức trung gian (Vinacotrol, SGS, OMIC, ) Phương pháp kiểm tra: - Kiểm tra toàn bộ hàng hóa: thường dùng khi mua bán với một số lượng ít hàng hoá - Kiểm tra đại diện: thường dùng khi mua bán với một số lượng lớn hàng hoá Phí tổn kiểm tra: Có thể thỏa thuận do người bán chịu hoặc người mua chịu hoặc cả hai bên cùng chịu Phương pháp xác định trọng lượng: - Cân hàng: Việc xác định trọng lượng bằng cách cân thực tế - Trọng lượng lý thuyết (Theoretical weight): Là trọng lượng hàng hóa được tính toán dựa trên cơ sở lý thuyết chứ không dựa trên kết quả cân thực tế. + Dựa vào trọng lượng riêng, thể tích mỗi đơn vị hàng hóa và số lượng các đơn vị hàng hóa: Sử dụng đối với những hàng hóa có qui cách kích thước cố định như sắt thép, tôn, máy móc + Dựa vào mớn nước của tàu lúc trước và sau khi bốc/ dỡ hàng: khi hàng hóa có giá trị thấp và số lượng hàng hóa lớn. + Dựa vào dung tích hàng hóa: Thường sử dụng đối với hàng lỏng đựng trong bể chứa. + Dựa vào độ ẩm của hàng hóa (Trọng lượng thương mại- Commercial weight): Thường sử dụng đối với hàng hoá có độ ẩm dễ thay đổi và hàng hoá có giá trị cao 12. Bảo hành (Warranty) 15
- 16 Bảo hành là sự đảm bảo của người bán đối với người mua về chất lượng hàng hóa Thời hạn bảo hành: - Thời hạn bảo hành có thể là một khoảng thời gian tính từ: ngày sản xuất; ngày gửi hàng; ngày hàng đến; ngày người mua tiêu thụ; ngày bắt đầu sử dụng hàng hóa. - Thời hạn bảo hành có thể tính theo một mức độ sử dụng hàng hóa nhất định - Thời hạn bảo hành có thể kéo dài khi: người bán chậm giao tài liệu kỹ thuật hoặc phải khắc phục hay thay thế những bộ phận hư hỏng trong thời hạn bảo hành. Phạm vi bảo hành: thiết kế sản phẩm, nguyên vật liệu chế tạo, trình độ tay nghề chế tạo, Phạm vi không được bảo hành: hư hỏng do người mua gây ra; bộ phận chóng hao mòn; hao mòn tự nhiên của hàng hóa; khuyết điểm hoặc sự không phù hợp của hàng hóa mà người mua không thể không biết khi ký kết hợp đồng. Trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành: sửa chữa, thay thế, chịu chi phí, giảm giá, nhận lại hàng và trả lại tiền. 13. Khiếu nại (Claim) Là biện pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên bằng con đường thương lượng trực tiếp. Thể thức khiếu nại:Hình thức bằng văn bản; Đơn khiếu nại đầy đủ; Hồ sơ khiếu nại đầy đủ các chứng từ ; Khiếu nại được gửi đúng thời hạn. Thời hạn khiếu nại: được tính từ ngày gửi hàng, hoặc từ ngày hàng đến hoặc tính theo thời hạn bảo hành. Thời hạn giải quyết khiếu nại: có thể tính từ khi gửi đơn khiếu nại hoặc từ khi nhận được đơn khiếu nại. 14. Chế tài (Sanction) Là hình thức trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng đối với bên kia. Thực hiện thực sự: Bên vi phạm vẫn phải thực hiện đúng với nghĩa vụ của mình đã được qui định trong hợp đồng. Phạt: Bên vi phạm phải nộp cho bên bị vi phạm một số tiền đã được qui định. Thiệt hại tính trước: Nếu có thể đoán trước những thiệt hại một cách chính xác, hợp đồng thường qui định khoản bồi thường toàn bộ những thiệt hại tính trước. Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm phải nộp cho bên bị vi phạm một số tiền theo mức thiệt hại xảy ra. Hủy hợp đồng 15. Trường hợp bất khả kháng (Force majeure) Những tiêu chuẩn xem xét: mang tính khách quan, trong lúc thực hiện nghĩa vụ, không thể lường trước,không thể khắc phục nổi, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ . Liệt kê sự kiện: được xem và không được xem là Bất khả kháng. 16
- 17 Thời hạn tối đa cho phép đình chỉ nghĩa vụ: Nếu quá thời hạn này thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ. Nghĩa vụ của bên gặp phải trường hợp bất khả kháng: Thông báo ngay cho phía bên kia biết khi xảy ra và chấm dứt, lấy giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền, chứng minh về trường hợp bất khả kháng. 16. Trọng tài (Arbitration) Là biện pháp dùng người thứ ba để giải quyết tranh chấp khi tranh chấp không thể giải quyết được bằng con đường thương lượng và các bên cũng không muốn tòa án xét xử. Hội đồng trọng tài: - Trọng tài có tổ chức: là một tổ chức hoạt động thường xuyên, được thành lập để chuyên giải quyết những tranh chấp xảy ra trong buôn bán, có trụ sở riêng, có đội ngũ trọng tài viên riêng và có qui chế xét xử riêng. - Trọng tài Ad hoc: được thành lập chỉ để xét xử một vụ tranh chấp nhất định rồi giải thể. Phí trọng tài: Thường do bên thua kiện chịu. Phán quyết của trọng tài: Có giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên. 17. Các điều kiện khác Thể thức thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng; Hiệu lực của hợp đồng; Cấm chuyển nhượng quyền lợi và nghĩa vụ cho bên thứ ba; Cấm tái xuất hàng hóa; Ngôn ngữ của hợp đồng; Luật áp dụng III. Chữ ký của các bên Phải ký chữ ký đầy đủ và bằng bút mực, không ký chữ ký tắt và bằng bút chì hay bút bi. Bên soạn thảo ra hợp đồng ký vào bên phải, phía bên kia ký chấp nhận vào bên trái. 17
- 18 Bài 3: VẬN TẢI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN I/ Các phương thức thuê tàu 1. Thuê tàu chợ Tàu chợ (Liner) hay còn gọi là tàu chạy định kỳ (Regular) là tàu kinh doanh thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định và theo một lịch trình đã định trước. Thuê tàu chợ còn gọi là lưu cước tàu chợ (Booking Shipping Space), người chủ hàng thông qua môi giới hoặc tự mình đứng ra yêu cầu chủ tàu dành cho thuê một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này qua cảng khác. Mối quan hệ giữa người thuê tàu và người chuyên chở được điều chỉnh bằng Vận đơn đường biển (B/L- Bill of lading). Đặc điểm: Số lượng hàng hóa không lớn, thường là hàng khô và có bao bì; Tuyến đường được biết trước; Thời gian và lịch trình tàu chạy được công bố trước; Cước phí tàu chợ được qui định sẵn trong biểu cước (Freight tarift) bao gồm cả tiền bốc, dỡ hàng hóa; Các điều kiện chuyên chở được qui định sẵn trong B/L. Ưu điểm: Số lượng hàng hóa không hạn chế; Việc bốc dỡ do chủ tàu đảm nhiệm nên đơn giản thủ tục; Việc tính toán điều kiện giao nhận trong mua bán dễ dàng; Thuận tiện cho chủ hàng trong việc lưu cước. Nhược điểm: Cước thuê tàu chợ thường cao; Người thuê tàu chợ thường không được tự do thỏa thuận các điều kiện chuyên chở; Phụ thuộc vào tuyến đường. 2.Thuê tàu chuyến Tàu chạy rông (Tramp) hay còn gọi là tàu không định kỳ (Irregular) là tàu kinh doanh chuyên chở hàng hóa không theo một lịch trình, một tuyến đường nhất định. Nó thường hoạt động chuyên chở trong một khu vực địa lý nhất định và theo yêu cầu của người thuê tàu. Thuê tàu chuyến là chủ tàu (ship owner) cho người thuê tàu (chaterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu chạy rông để chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và được hưởng tiền cước theo thỏa thuận. Mối quan hệ giữa người chủ tàu là người cho thuê (Charter) và chủ hàng là người thuê (Charterer) được điều chỉnh bằng hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party- C/P). Các hình thức thuê tàu chuyến: - Thuê chuyến một: thuê tàu để chuyên chở một chuyến hàng hóa giữa các cảng nhất định. - Thuê chuyến khứ hồi: thuê tàu để chuyên chở hàng hóa cả chuyến đi lẫn chuyến về theo hợp đồng. - Thuê liên tục: có thể là thuê chuyến một liên tục hoặc khứ hồi liên tục. Đặc điểm: Khối lượng hàng hóa chuyên chở lớn; Hai bên đàm phán với nhau về điều kiện chuyên chở và giá cước để ký hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P); Thường thông qua môi giới (chater broker). Ưu điểm: Tính linh hoạt cao; Giá cước rẻ hơn tàu chợ; Người thuê tàu được tự do thỏa thuận các điều kiện ghi trong hợp đồng; Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh. 18
- 19 Nhược điểm: Kỹ thuật thuê tàu, ký hợp đồng rất phức tạp; Giá cước biến động thường xuyên và rất mạnh. 3. Thuê tàu định hạn Chủ tàu cho người thuê tàu thuê con tàu để sử dụng vào mục đích chuyên chở hàng hoá hoặc cho thuê lại trong một thời gian nhất định, chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng chiếc tàu cho người thuê và bảo đảm “khả năng đi biển” của chiếc tàu trong suốt thời gian thuê. Còn người thuê tàu có trách nhiệm trả tiền thuê và chịu trách nhiệm về việc kinh doanh khai thác tàu, sau khi hết thời gian thuê phải trả cho chủ tàu trong tình trạng kỹ thuật tốt tại cảng và trong thời hạn qui định. Trong nghiệp vụ thuê tàu định hạn cũng sử dụng nhiều mẫu hợp đồng do các tổ chức hàng hải quốc tế soạn thảo. II. Vận đơn đường biển (Bill of lading- B/L) Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã nhận hàng hóa để chuyên chở. Trong chuyên chở hàng hóa bằng tàu chợ, vận đơn đường biển điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng (Shipper) với người chuyên chở (Carrier), và cả mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng (Consignee). Các chức năng của vận đơn: - Là biên lai nhận hàng để chuyên chở - Là chứng từ về quyền sở hữu đối với hàng hóa ghi trong vận đơn. - Là bằng chứng của hợp đồng vận tải. Các loại vận đơn: Phân theo tình trạng bốc hàng: - Vận đơn đã bốc hàng (Shipped on board B/L- shipped B/L): thể hiện hàng đã thực sự được bốc lên tàu. - Vận đơn nhận hàng để bốc (Received for shipment B/L): được cấp trước khi hàng được bốc lên tàu, nó không thể hiện được là hàng đã thực sự được bốc lên tàu. Phân theo người nhận hàng: - Vận đơn đích danh- (Straight B/L): ghi đích danh người nhận và chỉ người đó mới có quyền nhận hàng. - Vận đơn theo lệnh-(B/L to order): hàng phải được giao theo lệnh của một người nhất định ghi trong mục người nhận hàng . - Vận đơn xuất trình-(B/L to bearer ): không ghi tên người nhận, ai có vận đơn mang đến xuất trình thì được nhận hàng. Phân theo chất lượng chứng từ: - Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): người chuyên chở không ghi nhận xét gì xấu về tình trạng của hàng hóa hay bao bì - Vận đơn không hoàn hảo (Unclean, Dirty, Fault, Claused B/L): người chuyên chở ghi nhận xét về tình trạng hàng hóa hay bao bì không tốt 19
- 20 Phân theo người phát hành vận đơn: - Vận đơn chủ (MB/L- Master B/L): do hãng tàu cấp cho người giao nhận. - Vận đơn thứ cấp (HB/L- House B/L): do người giao nhận cấp cho người gửi hàng. Phân theo hành trình chuyên chở: - Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): được cấp cho lô hàng đi thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ, không chuyển tải qua cảng nào khác. - Vận đơn suốt (Through B/L): được cấp cho lô hàng chuyên chở qua nhiều cung đoạn, hàng được chuyển tải từ cung đoạn này sang cung đoạn khác. III. Hợp đồng thuê tàu chuyến Tên chủ tàu và người thuê tàu Điều khoản về tàu Thời gian tàu đến cảng bốc hàng (Laydays) Tàu được coi là tàu đến cảng (arrived ship) khi: - Tàu đã cập cầu cảng ở cảng hoặc qui định đã đến vùng thương mại của cảng qui định trong C/P . - Đã hoàn thành mọi thủ tục để bốc dỡ. - Đã trao Thông đạt sẵn sàng- NOR (Notice of readiness) cho người được ghi trong C/P . Hàng hóa Cảng bốc dỡ Cước phí - Đơn vị tính cước: tính theo trọng lượng hoặc theo thể tích - Thanh toán cước: Cước trả trước; Cước trả sau; Cước trả trước một phần, trả sau một phần. Chi phí bốc dỡ: - Điều kiện tàu chợ- Liner terms: Người chuyên chở chịu toàn bộ chi phí bốc dỡ và san xếp hàng trong hầm tàu giống như trong thuê tàu chợ. - Điều kiện miễn phí bốc hàng- F.I (Free in): Người chuyên chở không chịu phí bốc hàng, nhưng phải chịu chi phí dỡ hàng tại cảng đến. - Điều kiện miễn phí dỡ hàng- F.O (Free out): Người chuyên chở không chịu phí dỡ hàng, nhưng phải chịu chi phí bốc hàng lên tàu tại cảng bốc. - Điều kiện miễn phí bốc và xếp/san hàng- F.I.S./ T.( Free in stowed/ trimmed): Người chuyên chở không chịu phí bốc, xếp hoặc san hàng trong hầm tàu. - Điều kiện miễn phí bốc và dỡ hàng- F.I.O.( Free in and out): Người chuyên chở không chịu phí bốc và dỡ hàng. - Điều kiện miễn phí bốc, dỡ và xếp/san hàng- F.I.O.S./ T.( Free in and out stowed/ trimmed): Người chuyên chở không chịu phí bốc, dỡ và xếp/san hàng 20
- 21 Thời gian bốc dỡ (hay tốc độ bốc dỡ): Qui định chung chung: theo tập quán của cảng (COP-Custom of port) hay theo mức bốc dỡ nhanh thường lệ (CQD -Customary quick despatch) Qui định cụ thể: - Khái niệm về ngày: + Ngày (Day): được tính từ 0 h đến 24 h , kể cả chủ nhật và ngày lễ + Ngày làm việc (Working day): là ngày làm việc thông thường tại cảng được tính từ 0 h đến 24 h, không tính ngày chủ nhật và ngày lễ. + Ngày làm việc 24 tiếng (Working day of 24 hours): cứ đủ 24 tiếng làm việc được tính là một ngày, cho dù 24 tiếng đó được làm trong nhiều ngày trên lịch. + Ngày làm việc thời tiết cho phép (Weather working day): là ngày 24 tiếng làm việc với điều kiện thời tiết không xấu . - Cách tính ngày: + Tính cả chủ nhật và ngày lễ- S.H.INC. (Sundays and Holidays included) + Không tính chủ nhật và ngày lễ- S.H.EX. (Sundays and Holidays excepted) - Không tính chủ nhật và ngày lễ cho dù có làm- S.H.EX.E.U. (Sundays and Holidays excepted even if used) + Không tính chủ nhật và ngày lễ trừ khi có làm- S.H.EX.U.U. (Sundays and Holidays excepted unless used) Thưởng phạt bốc dỡ - Thưởng (Despatch money): Nếu bốc dỡ nhanh hơn qui định. - Phạt (Demurrage): Nếu bốc dỡ chậm hơn qui định, thường gấp đôi mức thưởng Trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở . 21
- 22 Bài 4 : BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG NGOẠI THƯƠNG I. Khái niệm Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra với điều kiện đã mua bảo hiểm cho đối tượng đó và đã nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm II. Các loại rủi ro, tổn thất trong bảo hiểm 1. Rủi ro (Risk) Rủi ro là những đe dọa nguy hiểm không lường trước được, là nguyên nhân gây nên tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Rủi ro thông thường: Là những rủi ro được bảo hiểm trong những điều kiện bảo hiểm thông thường. Nó bao gồm: Mắc cạn; Chìm đắm; Cháy; Đâm va; Vứt hàng xuống biển; Tàu mất tích; Các rủi ro khác như hấp hơi, nóng, lây hại, vỡ, chảy, rỉ, rách, lây bẩn, mất cắp, mất trộm và không giao hàng,thiếu hụt. Rủi ro phải bảo hiểm riêng: Là những rủi ro loại trừ nhưng vẫn có thể được bảo hiểm riêng bằng cách mua bổ sung. Gồm Có 2 loại rủi ro chính: - Rủi ro chiến tranh (War- W) - Rủi ro đình công, bạo động dân biến (Strike, Riots, Civil commotion- SRCC) Rủi ro loại trừ :Là những rủi ro không được bảo hiểm, bao gồm: Buôn lậu; Nội tỳ của hàng hóa; Hành động xấu cố ý hay lầm lỗi của người bảo hiểm; Chậm trễ, thị trường xuống giá, thay đổi tỷ giá hối đoái; Chủ tàu mất khả năng tài chính; Tàu đi chệch hướng; Tàu không đủ khả năng đi biển; Bao bì không đúng quy cách. 2. Tổn thất (Loss/ Average) Tổn thất là những mất mát, hư hại của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây nên Tổn thất bộ phận (Partial Loss): Là tổn thất một phần đối tượng bảo hiểm. Tổn thất toàn bộ (Total Loss): Là sự mất mát hư hại toàn bộ giá trị hay giá trị sử dụng của đối tượng bảo hiểm - Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual Total Loss): Đối tượng bảo hiểm bị phá hủy hoàn toàn hay bị hư hại nghiêm trọng không còn là vật phẩm như cũ hay người được bảo hiểm bị tước hẳn quyền sở hữu đối với hàng hoá. - Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss): Hàng hóa bảo hiểm bị tổn thất mà xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc khi ước tính chi phí sửa chữa hàng hỏng và chi phí gửi tiếp hàng đến cảng đến có thể vượt quá trị giá của nó. Khi xảy ra tổn thất toàn bộ ước tính, người được bảo hiểm có thể được bồi thường toàn bộ nếu họ từ bỏ đối tượng bảo hiểm. Tổn thất riêng (Particular average): Tổn thất riêng là tổn thất chỉ liên quan đến quyền lợi riêng của người chủ của đối tượng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát. 22
- 23 Tổn thất chung (General average): Tổn thất chung là " tổn thất do hậu quả của sự hy sinh hoặc chi phí phát sinh một cách hữu ý và khác thường nhằm mục đích bảo đảm an toàn chung của tàu và hàng hoá". III. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa 1. Điều kiện C- Miễn tổn thất riêng (F.P.A- Free from particular average) Người bảo hiểm có trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa đối với những trường hợp sau: - Tổn thất toàn phần do hiểm họa hàng hải và những tai nạn đặc biệt ví dụ như động đất - Tổn thất toàn phần trong khi bốc hàng, chuyển tải hoặc dỡ hàng. - Đóng góp vào tổn thất chung. - Phí bốc lên bờ, phí lưu kho và những chi phí đặc biệt phát sinh do hiểm họa đã được bảo hiểm - Tổn thất từng phần xảy ra do kết quả của những tai họa riêng biệt. Ví dụ: mắc cạn, đắm hay cháy tàu 2. Điều kiện B- Có tổn thất riêng (W.A- With particular average) Theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm bảo hiểm tất cả những tổn thất hoặc tổn hại về hàng hóa như điều kiện F.P.A. Ngoài ra, nó còn bao gồm tổn thất riêng nhưng phải có tính chất rủi ro bất ngờ. Nó thường bao gồm một mức miễn bồi thường được khấu trừ hay không được khấu trừ. 3. Điều kiện A- Mọi rủi ro (A.R- All Risks) Điều kiện này có phạm vi bảo hiểm rộng hơn điều kiện W.A. Nó bảo hiểm mọi rủi ro về mất mát hay hư hại hàng hóa được bảo hiểm trừ trường hợp hàng bị mất mát hư hỏng do chậm trễ hay nội tỳ. 4. Điều kiện bảo hiểm chiến tranh, đình công, nổi loạn, khởi nghĩa Đây là những điều kiện bảo hiểm bổ sung vào các điều kiện bảo hiểm chính nêu trên IV. Hợp đồng bảo hiểm 1. Các loại hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng/ Đơn bảo hiểm chuyến (Voyage Contract/ Policy): là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng từ một địa điểm này đến một địa điểm khác ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với tổn thất của hàng hóa trong phạm vi một chuyến theo điều khoản từ kho đến kho. Hợp đồng/ Đơn bảo hiểm bao (Open Contract/ Policy): là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng bảo hiểm này thông thường có hiệu lực 1 năm. Sau đó, hai bên có thể thỏa thuận tái tục hàng năm. 2. Nội dung hợp đồng bảo hiểm Giá trị bảo hiểm (Insured Value): Giá trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng bảo hiểm cộng với cước phí, phí bảo hiểm và những chi phí có liên quan khác. 23
- 24 Trong buôn bán, khi mua bảo hiểm người ta thường yêu cầu bảo hiểm luôn cả một khoản lãi dự tính, khi đó giá trị bảo hiểm bao gồm luôn cả khoản lãi dự tính này (thông thường là 10%) Số tiền bảo hiểm (Insured Amount): là số tiền mà người được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, đó là giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm đối với mỗi tai nạn và phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền đó. Phí bảo hiểm (Insurance Premium): số tiền người yêu cầu bảo hiểm đóng cho công ty bảo hiểm. Thời gian bảo hiểm có hiệu lực (Duration of Cover): là phạm vi của hành trình vận chuyển được bảo hiểm. Nó thường từ nơi xuất phát đến địa điểm cuối cùng theo qui định của hợp đồng. Trong trường hợp lưu kho hàng hóa dọc đường, thời hạn tối đa thường là 60 ngày (có khi chỉ là 30 ngày). 24
- 25 Bài 5: MỘT SỐ HỢP ĐỒNG KHÁC TRONG NGOẠI THƯƠNG 1. Hợp đồng buôn bán đối ứng (Counter trade) 1.1. Các hình thức Đổi hàng (Barter): Các bên trao đổi với nhau những hàng hóa có giá trị tương đương. Mua đối ứng (Counter purchase): Người bán cam kết sẽ mua lại hàng của người mua hoặc của người do người mua chỉ định, hoặc thỏa thuận một bên thứ ba sẽ mua hàng của họ. Mua lại sản phẩm (Buy- back): Người bán thỏa thuận sẽ mua lại những sản phẩm do hàng hóa mà mình bán sản xuất ra. 1.2. Yêu cầu cân bằng Cân bằng về hàng hóa. Cân bằng về giá cả. Cân bằng về điều kiện giao hàng Cân bằng về thời gian giao hàng 1.3. Các biện pháp đảm bảo thực hiện Ràng buộc bán hàng - Dùng yếu tố giá cả - Dùng người thứ ba khống chế chứng từ sở hữu hàng hóa - Thư tín dụng dự phòng - Phạt, bồi thường mọi thiệt hại * Ràng buộc mua hàng - Thư tín dụng đối ứng -Thư tín dụng dự phòng - Mở một tài khoản riêng để theo dõi việc giao hàng 2. Hợp đồng tái xuất khẩu (Re- exportation) 2.1. Khái niệm Là việc xuất khẩu hàng hóa trước đây đã nhập khẩu vào trong nước mà chưa được qua chế biến. 2.2. Yêu cầu Hàng hóa : - Đặc điểm về cung cầu - Qui cách phẩm chất 25
- 26 - Bao bì, ký mã hiệu. - Số lượng Giao hàng: - Thời hạn giao hàng - Điều kiện giao hàng Giá cả Thanh toán - Thời hạn thanh toán. - Phương thức thanh toán - Bộ chứng từ Khiếu nại 3. Hợp đồng đại lý (Agent) 3.1. Khái niệm Đại lý (Agent) là một người được một người khác (gọi là người ủy thác- Principal) trao cho quyền đại diện hoặc thay mặt trong mối quan hệ với một người thứ ba. - Đại lý độc quyền (Sole/Exclusive Agent): Là người đại lý duy nhất của người uỷ thác trên một thị trường nhất định. - Đại lý đảm bảo thanh toán (Del credere Agent): Là người đại lý đứng ra đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng mà mình giới thiệu. 3.3. Hợp đồng đại lý Tên và địa chỉ các bên: Bên ủy thác và bên đại lý Hàng hóa: Danh mục những hàng hoá mà người ủy thác giao cho người đại lý mua hoặc bán Khu vực hoạt động của đại lý: Nếu là đại lý độc quyền, người ủy thác phải bảo vệ khu vực cho đại lý hoạt động Giá cả mua bán: Giá tối thiểu để không ảnh hưởng đến lợi nhuận, giá tối đa để không ảnh hưởng đến mức tiêu thụ cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Tiền thù lao và các chi phí: Thù lao tính theo một số tiền cố định hay theo tỉ lệ % trị giá hàng hoá hay theo mức chênh lệch giữa giá qui định và giá thực hiện. Chi phí nào người ủy thác chịu, chi phí nào đại lý chịu Nghĩa vụ của đại lý: Cần mẫn hợp lý; Thông báo mọi tình hình cơ bản cho người ủy thác; Không nhận đút lót và kiếm những lợi nhuận bí mật; Không để lộ những thông tin bí mật của người ủy thác; Thanh toán cho người ủy thác tiền hàng; Không cạnh tranh với người ủy thác; Đảm bảo mức tiêu thụ tối thiểu - Đại lý độc quyền (Sole/Exclusive Agent): Là người đại lý duy nhất của người uỷ thác trên một thị trường nhất định. - Đại lý đảm bảo thanh toán (Del credere Agent): Là người đại lý đứng ra đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng mà mình giới thiệu. 26
- 27 Nghĩa vụ của người ủy thác: Cung cấp hàng hoá đầy đu;, Thanh toán tiền thù lao; các chi phí cho người đại lý Thể thức thay đổi, hủy bỏ, kéo dài hợp đồng Giải quyết tranh chấp:Trọng tài; Phạt; Khiếu nại; 4. Gia công (Processing) 4.1. Khái niệm Là một phương thức buôn bán trong đómột bên (gọi là bên giao gia công) cung cấp nguyên vật liệu (hoặc bán thành phẩm) cho một bên khác (gọi là bên nhận gia công) để sản xuất ra thành phẩm (hoặc bán thành phẩm) và giao trở lại cho bên giao gia công. 4.2. Các hình thức gia công Mức độ gia công - Từ nguyên vật liệu gia công thành thành phẩm - Từ nguyên vật liệu gia công thành bán thành phẩm - Từ bán thành phẩm gia công thành thành phẩm Cung cấp nguyên vật liệu - Bên giao gia công cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu - Bên giao gia công chỉ cung cấp những nguyên vật liệu chính, bên nhận gia công đóng góp một số nguyên vật liệu phụ Trả tiền nguyên vật liệu - Bên nhận gia công không phải trả tiền nguyên vật liệu cho bên giao gia công - Bên nhận gia công phải trả tiền nguyên vật liệu cho bên giao gia công Giá gia công - Giá khoán: Nếu bên nhận gia công chi phí thấp sẽ có lãi, còn chi phí cao sẽ bị lỗ - Giá theo chi phí thực tế: Bên nhận gia công luôn có lãi. 4.3. Hợp đồng gia công Tên và địa chỉ các bên Nguyên vật liệu: tên nguyên vật liệu, qui cách phẩm chất, số lượng, mức tiêu hao, thời hạn giao hàng Thành phẩm Giá gia công Thanh toán + Thư tín dụng đối ứng + Thư tín dụng giáp lưng + Thư tín dụng không hủy ngang + Thư tín dụng dự phòng 27
- 28 + Chuyển tiền Nghiệm thu Giải quyết tranh chấp 28