Hội thảo thư viện toàn quốc thư viện đại học và cao đẳng

pdf 159 trang phuongnguyen 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hội thảo thư viện toàn quốc thư viện đại học và cao đẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoi_thao_thu_vien_toan_quoc_thu_vien_dai_hoc_va_cao_dang.pdf

Nội dung text: Hội thảo thư viện toàn quốc thư viện đại học và cao đẳng

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ THƯ VIỆN HỘI THẢO THƯ VIỆN TOÀN QUỐC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG (Tháng 6 – 2016) Huế, ngày 03 tháng 06 năm 2016
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong Văn kiện đại hội XII, Đảng ta đƣa ra đƣờng lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đƣờng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nƣớc nhà “dạy ngƣời, dạy chữ, dạy nghề”. Cốt lõi của sự đổi mới giáo dục là đổi mới phƣơng pháp, nâng cao khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức của mọi ngƣời. Muốn dạy tốt, học tốt và nghiên cứu đạt chất lƣợng phải có sự thay đổi mang tính hệ thống. Bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBGD, đổi mới chƣơng trình giáo dục và đào tạo, xây dựng các thƣ viện trở thành “ giảng đƣờng thứ hai” cũng là yêu cầu quan trọng đƣợc đặt ra. Một giải pháp quan trọng đƣợc nêu trong dự thảo, đó là: Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của ngƣời học. Trên cơ sở xác định đúng, trúng mục tiêu đổi mới giáo dục, đào tạo, công khai mục tiêu, chuẩn “đầu vào”, “đầu ra” của từng bậc học, môn học, chƣơng trình, ngành và chuyên ngành đào tạo, thì việc tiếp theo là đổi mới chƣơng trình khung các môn học và nội dung của nó theo hƣớng phát triển mạnh năng lực và phẩm chất ngƣời học, bảo đảm hài hòa đức, trí, thể, mỹ; thực hiện tốt phƣơng châm mới: Dạy ngƣời, dạy chữ và dạy nghề (trƣớc đây là dạy chữ, dạy ngƣời, dạy nghề). Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam từng bƣớc chuyển sang nền kinh tế tri thức. Để thực hiện đối mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học, việc đảm bảo thông tin và tri thức cho ngƣời dạy và ngƣời học trong các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm cả ĐH, CĐ) có một ý nghĩa quan trọng. Điều này càng trở nên thiết yếu hơn khi giáo dục đại học Việt Nam đã và đang triển khai mạnh mẽ từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Trong những năm qua các Trung tâm TT-TV, Trung tâm học liệu, thƣ viện (gọi chung là thƣ viện) của các trƣờng ĐH, CĐ đã không ngừng đổi mới phƣơng thức hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trƣờng ĐH, CĐ. Nhiều thƣ viện đã chuyển mình từ thƣ viện truyền thống sang thƣ viện hiện đại, ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để phát huy vai trò của thƣ viện là nơi cung cấp thông tin, tri thức, học liệu dƣới dạng in và dạng số cho CBGD, SV, HV ở mọi nơi, mọi lúc, không hạn chế về không gian và thời gian. Mục đích của hội thảo này nhằm xác định những cơ hội, thách thức và những yêu cầu thực tế đang đặt ra với các thƣ viện đại học, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn từ các thƣ viện đã đƣợc đầu tƣ bài bản, có hiệu quả trong tiến trình xây dựng thƣ viện điện tử, thƣ viện số, gặp gỡ các đối tác để hỗ trợ, tƣ vấn các giải pháp công nghệ để
  3. xây dựng thƣ viện theo hƣớng hiện đại, có đầy đủ các chuẩn nghiệp vụ quốc tế Từ đó, xây dựng đƣợc những phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể nhằm đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động thƣ viện ĐH, CĐ trong những năm sắp đến. Thông qua hội thảo, hy vọng các đại biểu sẽ có những tham luận, thảo luận, trao đổi sôi nổi, nhiệt tình. Hội thảo cũng mở ra cơ hội giới thiệu, tiếp cận với một số công nghệ, giải pháp có hiệu quả và phù hợp với khả năng tài chính, hạ tầng kỹ thuật của các thƣ viện ĐH, CĐ. Hội thảo đƣợc tổ chức vào ngày 3, 4 tháng 6 năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thừa Thiên Huế, là một trong những hoạt động chào mừng ngày thành lập trƣờng. BTC Hội thảo trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ và chia sẻ khó khăn trong việc hỗ trợ BTC hội thảo từ các đơn vị, phòng ban trong nhà trƣờng. BTC Hội thảo đã nhận đƣợc hỗ trợ tích cực và trân trọng cảm ơn các đối tác đã tài trợ để tổ chức thành công hội thảo này. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn sự tích cực cộng tác của các Công ty CP Thông tin và Công nghệ số - IDT Hà Nội; Công ty CP Phần mềm Quản lý Hiện Đại Hà Nội; Công ty Cổ phần Tích hợp và Tƣ vấn công nghệ D&L Hà Nội; Công ty VDOC – Tp Hồ Chí Minh, Công ty CIDIMEX; Công ty Ebook - Nhà xuất bản Trẻ - Tp Hồ Chí Minh; Sách Web -NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh và các đơn vị khác. Chúc hội thảo thành công tốt đẹp! Chúc các đối tác phát triển bền vững trong sự nghiệp của mình! Chúc các thƣ viện ĐH, CĐ luôn gắn kết chặt chẽ với nhau và mang lại hiệu quả cao nhất cho ngƣời dùng tin thƣ viện! Chúc nhà trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thừa Thiên Huế gặt hái đƣợc nhiều thắng lợi với chiến lƣợc phát triển của mình! BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN –THƢ VIỆN THƢ VIỆN GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Nguyễn Minh Hiệp, BA., MS. 1 PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM TỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN Bùi Thị Thanh Diệu 8 LỰA CHỌN PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ XÂY DỰNG BỘ SƢU TẬP SỐ VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ COPYRIGHT VÀ COPYLEFT Đoàn Quang Hiếu 16 SỬ DỤNG HIỆU QUẢ WEBSITE VÀ MẠNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG HƢỚNG DẪN NGƢỜI DÙNG TIN Nguyễn Thị Hồng Nhung 23 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN, TRAO ĐỔI TÀI NGUYÊN ĐIỆN TỬ CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Tôn Quang Đăng 29 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LAI Lê Trƣờng Giang 33 GIẢI PHÁP PHẦN MỀM THƢ VIỆN TỔNG THỂ KIPOS VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN Nguyễn Hồng Vinh - Phùng Thị Ngân 38
  5. GIỚI THIỆU THƢ VIỆN DI ĐỘNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH THƢ VIỆN ĐH SPKT TP. HCM Thƣ viện ĐHSP Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh . 44 XÂY DỰNG THƢ VIỆN HIỆN ĐẠI THEO HƢỚNG LEARNING COMMONS – KHÔNG GIAN HỌC TẬP CHUNG Lƣơng Thị Thắm 50 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG QUẢN LÝ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA THƢ VIỆN Dƣơng Đình Hòa 57 PHẦN II TÀI NGUYÊN THÔNG TIN – ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI DÙNG TIN THƢ VIỆN GIẢI PHÁP THƢ VIỆN SỐ DLIB: MỘT SÁNG KIẾN VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ CHO THƢ VIỆN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG TẠI VIỆT NAM Hứa Văn Thành 68 QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TẠI CÁC THƢ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM ThS. Dƣơng Thị Chính Lâm - CN. Nguyễn Thị Thu 80 TÀI LIỆU NỘI SINH – NGUỒN TIN VÔ GIÁ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TS. Huỳnh Mẫn Đạt 86 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỤC LỤC TRỰC TUYẾN TẠI THƢ VIỆN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ThS. Quản Thị Hoa 92 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI LIỆU SỐ PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC SỐ Ở THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Thƣ viện ĐH SPKT TP. HCM 96
  6. ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỂ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ NHẰM HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN VẬT LÍ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ThS. Nguyễn Văn Cần (Phòng GD&ĐT thị xã Hƣơng Thủy) 107 ThS. Nguyễn Thị Ánh Hà (THPT Nguyễn Trƣờng Tộ) 107 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI DÙNG TIN ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG CĐSP TT HUẾ Hứa Văn Thành 111 Trần Thái 111 Đỗ Thị Bích Thuận 111 PHẦN III KIẾN THỨC THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN –THƢ VIỆN TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ ThS. Phạm Thị Thanh Thủy 127 HVCH. Tôn Nữ Hoàng Trang 127 CN. Nguyễn Phƣớc Thành 127 VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC THÔNG TIN ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC ThS. Trần Dƣơng 135 TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƢ LIỆU TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI DÙNG TIN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ThS.GVC Trần Công Lƣợng 142 PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG NHÀ TRƢỜNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC Phạm Trọng Thủy 145
  7. PHẦN I CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN –THƯ VIỆN
  8. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” THƢ VIỆN GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN MINH HIỆP, BA., MS. QUAN ĐIỂM “THƯ VIỆN GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN” ĐỐI VỚI THƯ VIỆN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG VIỆT NAM. Từ 3-5/11/1997, tôi tham dự “Hội thảo về tài nguyên thông tin thƣ viện đại học cho vốn tri thức Đông Nam Á – Colloquium on Academic Library Information Resources for Southeast Asian Scholarship” tại Thƣ viện ĐH Malaya, Malaysia. Trong phần kết luận, Hội thảo đã đúc kết một ý tƣởng mang tính đột phá: “Nhờ gắn liền với công nghệ thông tin mà thƣ viện thế giới nói chung và thƣ viện đại học nói riêng đang phát triển với một tốc độ nhanh chƣa từng thấy”. Cũng đã có một đúc kết tƣơng tự nhƣ vậy tại cuộc Hội thảo “Quản lý thƣ viện đại học trong tƣơng lai – The Future of the Academic Library Management” của Hội đồng Anh tại ĐH East Anglia, Norwich, Anh Quốc từ 22-24/3/1998. Có ba đại biểu Việt Nam tham dự là TS. Mai Hà từ Hà Nội, ThS. Diệp Kim Chi từ Cần Thơ và tôi từ TP. HCM. Sau đó tại cuộc Hội thảo "Tăng cƣờng các dịch vụ thông tin thƣ viện thông qua sự hợp tác toàn cầu của OCLC" của Câu lạc bộ Thƣ viện tại Thƣ viện ĐH Khoa học Tự nhiên vào ngày 24/01/2002, Ông Andrew H. Wang, Giám đốc điều hành OCLC (Online Computer Library Center) khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng đã nói: "Hoạt động thƣ viện là luôn hƣớng về phía trƣớc, WEB là công nghệ hiện nay và phía trƣớc của ngành thông tin - thƣ viện". nhằm nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của Công nghệ Thông tin (CNTT) đối với hoạt động Thông tin – Thƣ viện (TT-TV). Tuy nhiên, mặc dù có nhiều cố gắng, tại thời điểm đó trong công việc điều hành Câu lạc bộ Thƣ viện và về sau là Liên hiệp Thƣ viện Đại học Phía Nam (FESAL), chúng tôi không thể chia sẻ ý tƣởng quá mới mẻ này với đại đa số đồng nghiệp trong nƣớc. Trong khi đó thật là thú vị khi trao đổi ý tƣởng này với Cô Gaynor Mumphur, vị giám đốc Hồi đồng Anh đầu tiên tại TP. HCM. Cô Mumphur cho tôi biết rằng, trong mùa hè 1996, Hội đồng Anh Hà Nội đã tổ chức hai khóa tập huấn “Phát triển chƣơng trình giảng dạy quản lý thông tin tại Việt Nam” do bà Margaret K. Willis, Trƣởng Khoa Thông tin học của Trƣờng Quản lý Thông tin thuộc Trƣờng ĐH Tin học thuộc ĐH Brighton giảng dạy tại Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia ở Hà Nội và Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ TP. HCM. Theo cô Mumphur, hai khóa học đó dƣờng nhƣ không đạt đƣợc kết quả mong muốn vì đối với đồng nghiệp Việt Nam lúc đó là quá mới mẻ khi đƣa nhiều ứng dụng CNTT trong quản lý TT-TV và nhất là ý tƣởng giảng dạy TT-TV trong môi trƣờng CNTT. Tôi đã gợi ý với cô Mumphur và đề nghị Hội đồng Anh nên tổ chức một đoàn chuyên viên TT-TV Việt Nam tham quan tận mắt những cơ sở đào tạo TT-TV trong môi trƣờng CNTT ở Vƣơng quốc Anh. Tháng 3/1998, Hội đồng Anh đã tổ chức một đoàn du khảo (study tour) gồm có 8 chuyên viên: Tạ Bá Hƣng, Nguyễn Sĩ Lộc, Cao Minh Kiểm (TT Thông tin KH-CN 1
  9. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” Quốc gia), Trần Thị Minh Nguyệt (ĐH Văn hóa Hà Nội), Trần Thị Thu Thủy, Lƣơng Mai Em (TT Thông tin KH-CN TP. HCM.), Phạm Thị Minh Tâm (ĐH Văn hóa TP. HCM), và tôi (ĐH Khoa học Tự Nhiên TP. HCM). Chƣơng trình du khảo từ 12/3 đến 21/3/1998. Theo Hội đồng Anh, chuyến du khảo này là tiếp nối chƣơng trình tập huấn “Phát triển chƣơng trình giảng dạy quản lý thông tin tại Việt Nam” năm 1996, cho nên chủ yếu là chúng tôi đƣợc tập huấn và hƣớng dẫn đi tham quan ba cơ sở đào tạo TT-TV trong môi trƣờng CNTT. Đó là các Trƣờng Quản lý Thông tin (School of Information Management) trực thuộc các Trƣờng ĐH Tin học (Faculty of Computer Science) của ĐH Brighton, ĐH University College London ở thủ đô Luân Đôn và ĐH Queen Margaret ở thành phố Edinburgh, Scotland. Ngoài nƣớc Anh, năm 2002, anh Hà Lê Hùng, Giám đốc Trung tâm học liệu ĐH Đà Nẵng và tôi đã chủ động đến tham quan ĐH Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore để tìm hiểu kỹ chƣơng trình giảng dạy TT-TV của Khoa Thông tin học (Information Studies) thuộc Trƣờng Truyền thông và Thông tin (School of Communication and Information). Năm 2006, đoàn lãnh đạo ĐHQG TP. HCM và tôi viếng thăm ĐH Victoria ở thủ đô Wellington của New Zealand và đã tìm hiểu việc giảng dạy TT-TV trong Trƣờng Thƣơng mại điện từ (School of e-Business) thuộc đại học này. Nhƣ thế qua thực tế, chúng ta có thể nhận định rõ rằng Thƣ viện gắn liền với CNTT là điều tất yếu. Chính điều này đã làm thay đổi bộ mặt thƣ viện đáng kể. Trong đó việc giảng dạy TT-TV trong môi trƣờng CNTT là nổi bật nhất và đối với Thƣ viện thế giới đây cũng là điều kiện tiên quyết để thay đổi bộ mặt hoạt động TT-TV trong hơn một thập niên của thế kỷ này. Giới chuyên môn đã khẳng định rằng “Đã có một cuộc cách mạng trong chƣơng trình đào tạo ngành TT-TV”. Từ ngành học mang tính học thuật (academic) và nghiên cứu (study) đã trở thành ngành học mang tính công nghệ (technology) và chuyên nghiệp (professional). Cụ thể ở Hoa Kỳ từ cuối thập niên 1970, bằng Thạc sĩ của ngành này đã đổi từ MA (Master of Arts) of Librarianship tức là Thạc sĩ giáo khoa Thƣ viện học thành MS (Master of Science) of Library and Information Science tức là Thạc sĩ khoa học Khoa học Thông tin học và Thƣ viện. Tôi xin nhắc lại ý tƣởng mang tính đột phá ở trên: “Nhờ gắn liền với công nghệ thông tin mà thƣ viện thế giới nói chung và thƣ viện đại học nói riêng đang phát triển với một tốc độ nhanh chƣa từng thấy”. Có nghĩa rằng cả Thƣ viện thế giới đang chạy với tốc độ phát triển của CNTT thì Thƣ viện Việt Nam cứ nhẫn nha “Từng bƣớc phát triển”. Trong bối cảnh đó, tháng 8 năm 2011 Dự thảo Luật Thƣ viện ra đời với sự thông qua của toàn thể Thƣ viện phía Bắc. Tuy nhiên đã gặp sự chống đối của Thƣ viện đại học Phía Nam tại Hội thảo “Góp ý Dự thảo Luật Thƣ viện” do Vụ Thƣ viện tổ chức tại Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM vào ngày 31/8/2011. Và cao điểm vào ngày 9/3/2012, tại Hội nghị “Lấy ý kiến chuyên gia về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về thƣ viện phục vụ thẩm tra Luật Thƣ viện” đƣợc tổ chức tại Văn 2
  10. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” phòng Quốc hội, tôi đã trình bày bài tham luận “Khoa học thông tin và thƣ viện” dài hơn 1 tiếng đồng hồ để chứng minh cho mọi ngƣời thấy rằng “Chúng ta cần có Luật Thƣ viện, nhƣng tại thời điểm này, Thƣ viện Việt Nam còn quá khác biệt với cộng đồng thế giới; ngay trong nƣớc chƣa có sự đồng nhất; quan điểm về loại hình thƣ viện hoàn toàn xa với thực tế phát triển thƣ viện; việc đào tạo chƣa đổi mới. Tóm lại Luật chƣa nên ra trong thời điểm này”. Luật Thƣ viện chƣa ra. TÁC ĐỘNG CƠ BẢN CỦA VIỆC “THƯ VIỆN GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN” ĐỐI VỚI THƯ VIỆN THẾ GIỚI Việc đánh giá “Sự phát triển ngành TT-TV là gắn liền với sự phát triển của CNTT” đã trở thành tƣ tƣởng chỉ đạo đối với cộng đồng thƣ viện thế giới trong việc nhanh chóng phát triển ngành TT-TV. Từ đó, rất nhiều đổi mới trong ngành TT-TV đƣợc thực hiện, mà đổi mới cơ bản nhất là chƣơng trình đào tạo. Hầu hết những cơ sở đào tạo ngành TT-TV đều đƣợc chuyển sang giảng dạy trong môi trƣờng CNTT hay kỹ thuật. Chẳng hạn nhƣ những cơ sở đào tạo TT-TV của Vƣơng quốc Anh, Singapore, hay New Zealand đã đƣợc đề cập ở trên. Ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác thì ngƣời ta tích cực đƣa CNTT vào giảng dạy trong trƣờng TT-TV. Nói chung chƣơng trình đào tạo ngành TT-TV phải đặt nặng CNTT nhằm đào tạo đội ngũ chuyên viên thƣ viện am hiểu CNTT để đảm đƣơng vai trò “Đứng giữa lãnh đạo và nhà thầu” trong công việc hiện đại hóa thƣ viện. Ngoài ra có những thay đổi cơ bản khác: 1. Ngành “Thông tin học” ra đời là song hành với “Thƣ viện học” và đƣợc xem nhƣ hai ngành riêng biệt. Có khi thì ngƣời ta cho rằng “Mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai”. Thế nhƣng từ khi Thƣ viện đƣợc xem nhƣ gắn liền với CNTT thì một phần của Thông tin học đã gắn liền Thƣ viện học. Từ giữa thập niên 1970 một ngành học mới ra đời: “Khoa học Thông tin và Thƣ viện – Library and Information Science”. Mà ngƣời ta hay nói gọn là ngành Thông tin-Thƣ viện. 2. Nhờ ứng dụng thành tựu của CNTT và sự phát triển tột bậc Mạng Internet, các Mạng Công cụ Thƣ tịch (Bibliographic Utilities) đã nhanh chóng phát triển giúp cho nghiệp vụ thƣ viện hay Công tác kỹ thuật (Technical Services) có thể chia sẻ với nhau giữa tất cả các thƣ viện trên thế giới một cách dễ dàng, nhƣ Mạng OCLC chẳng hạn. Khung phân loại LCC (Library of Congress Classification) ra đời và đang rất thịnh hành cũng là một minh chứng cho việc dễ dàng chia sẻ này. Từ đó ngành TT-TV thế giới đã có một thay đổi quan trọng là: Trƣớc đây đối với Thƣ viện truyền thống thì ngƣời ta xem Nghiệp vụ Thƣ viện có mức độ quan trọng là 80% so với Công tác bạn đọc (Public Services) là 20%; ngày nay thì hoàn toàn ngƣợc lại Dịch vụ Thông tin (Information Services) là 80% so với Công tác kỹ thuật là 20%. Ngày nay trong các thƣ viện trên thế giới, Dịch vụ Thông tin với công việc nổi bật là Dịch vụ Tham khảo (Reference Services) với việc ứng dụng công nghệ mới mà chủ yếu là thành tựu của CNTT và viễn thông, mà ngƣời ta thƣờng hay gọi chung là ITT (Information Technology-Telecommunication) để đáp ứng nhu cầu thông tin cho 3
  11. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” ngƣời sử dụng đã là công việc hàng đầu trong tất cả công việc thƣ viện. Phòng Tham khảo (Reference Department) trở thành bộ mặt của một thƣ viện; ngƣời ta đánh giá thƣ viện qua hoạt động của phòng chức năng này. GS Robert Stueart đã phát biểu tại Trung tâm Thông tin KH-CN Quốc gia ở Hà nội vào năm 1994 rằng “Giá trị của thƣ viện không ở chỗ thƣ viện có bao nhiêu tài nguyên thông tin mà ở chỗ thƣ viện đáp ứng nhu cầu thông tin một cách có hiệu quả nhƣ thế nào cho ngƣời sử dụng thông qua công nghệ mới”. Một số thƣ viện trên thế giới đã đặt câu khẩu hiệu nhƣ sau tại Phòng Tham khảo của thƣ viện mình: “Phòng Tham khảo là nơi sử dụng công nghệ để chuyển câu hỏi thành câu trả lời”. 3. Nhờ tƣ duy về việc chuẩn hóa cao độ cũng nhƣ ứng dụng những công cụ chuẩn hóa bao gồm Chuẩn thƣ tịch (Bibliographic Standards) của Thƣ viện và Chuẩn kỹ thuật (Technical Standards) của CNTT, các thƣ viện trên thế giới luôn luôn có khuynh hƣớng liên thông và thực sự đã kết hợp rộng rãi với nhau qua những hình thức Liên hiệp Thƣ viện (Consortium) và Hệ thống Thƣ viện (Library System). Hay nói một cách khác: Ngày nay nói đến thƣ viện là nói đến sự liên kết thƣ viện. Thuật ngữ Thƣ viện luôn luôn ở dạng số nhiều: Libraries. 4. Hình ảnh rõ nét nhất trong việc Thƣ viện gắn liền với CNTT là việc xây dựng Thƣ viện số (Digital Library). Tại giai đoạn này đã có một phát biểu rất hay của Art Rynno (2004) rằng: “Hiện nay trên thế giới, xu thế phát triển thƣ viện số đã trở thành một phần chủ đạo trong toàn cảnh hoạt động TT-TV, trong khi phần mềm nguồn mở trở thành một hiện tƣợng toàn cầu. Giống nhƣ nhiên liệu và động cơ trong kỹ thuật, nguồn mở và thƣ viện số là hai yếu tố không thể tách rời”. Đó là lý do ngày nay việc xây dựng Thƣ viện số (Digital Library) là cơ hội đồng đều cho tất cả mọi ngƣời. TỪ VIỆC MƠ HỒ “THƯ VIỆN GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN” ĐÃ ĐƯA ĐẾN NHỮNG KHÓ KHĂN CHO THƯ VIỆN VIỆT NAM Những khó khăn cơ bản nhƣ sau: 1. Chậm đổi mới: Theo nhà thƣ viện học ngƣời Nga danh tiếng V.V. Xcvortxov, trong giáo trình “Thƣ viện học đại cƣơng” đƣợc giảng dạy tại Nga, thì nền Thƣ viện học thế giới đƣợc chia thành 5 giai đoạn. Theo đó, ở giai đoạn (4) bƣớc sang giữa thế kỷ XX đã hình thành một sự phân đôi giữa Thƣ viện học Xã hội chủ nghĩa và Thƣ viện học Tƣ bản chủ nghĩa; đến nay (thế kỷ XXI) là giai đoạn hợp nhất (5) – Giai đoạn của sự phát triển thƣ viện nhƣ một môn khoa học thống nhất gắn liền với công nghệ thông tin. Ngành TT-TV Việt Nam đã từng phát triển theo hƣớng Thƣ viện Xã hội chủ nghĩa, cụ thể là theo Liên Xô cũ, thì trong giai đoạn hợp nhất hiện nay gặp nhiều khó khăn trong vấn đề nhận thức về sự chuẩn hóa và đổi mới nghiệp vụ. Do đó chậm phát triển. Bản thân ngành TT-TV Nga đã nhanh chóng thay đổi và hội nhập với cộng đồng thƣ viện thế giới. 4
  12. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” Cộng đồng thế giới ngày nay đang phát triển theo khuynh hƣớng toàn cầu hóa. Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta là mở cửa. Nếu chúng ta không hội nhập thì chúng ta sẽ bị đào thải hoặc chậm phát triển. Khoa học kỹ thuật và những ngành tác động trực tiếp đến đời sống xã hội nhƣ Ngân hàng, Kinh tế, Kiểm toán , vv thì chúng ta thấy ngay sự cần thiết của chuẩn hóa. Ngành TT-TV ít đƣợc quan tâm và bản thân những ngƣời trong ngành, thậm chí đầu ngành không nhận thức sâu sắc rằng “Sự phát triển ngành TT-TV là gắn liền với sự phát triển của CNTT”, mà chỉ xem CNTT nhƣ là một ứng dụng bình thƣờng nhƣ những ngành nghề khác. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố tâm lý khác tác động đến việc nhận thức về chuẩn hóa dẫn đến việc chậm đổi mới nhƣ hiện nay. Ai cũng biết rằng “Đổi mới là khó khăn” nhƣng đặc biệt trong ngành TT-TV “Đổi mới là chìa khóa đi vào tƣơng lai” (Lesli Burger, 2006). 2. Thiếu nguồn nhân lực quản lý thƣ viện số: Khó khăn ở trên là nguyên nhân dẫn đến khó khăn thứ hai này . Vì chƣơng trình đào tạo ngành TT-TV hiện nay thiếu cập nhật và hệ lụy là Chƣơng trình đào tạo này chƣa đáp ứng đƣợc những nhu cầu trong một xã hội đang thay đổi từng ngày. Chúng ta có nhiều cơ sở đào tạo, nhƣng vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực để quản lý thƣ viện số nói riêng và để đáp ứng nhu cầu phát triển thƣ viện theo hƣớng chuẩn hóa–hội nhập nói chung. 3. Phát triển thiếu đồng bộ và lãng phí: Rõ ràng khó khăn thứ nhất và khó khăn thứ hai đã đƣa đến khó khăn trực tiếp trong việc tin học hóa, hiện đại hóa thƣ viện Việt Nam hiện nay: Đại bộ phận thƣ viện chƣa có điều kiện tin học hóa thì vẫn loay hoay với những giá trị cũ (Mục lục phân loại, Phân loại 19 dãy, vv ). Đúng ra thì nên thay đổi những chuẩn thƣ tịch theo hƣớng chuẩn hóa-hội nhập với những chuẩn quốc tế để chuẩn bị cho việc tự động hóa với những chuẩn đó. Một số thƣ viện có điều kiện tin học hóa và hiện đại hóa, trong số đó có những thƣ viện lớn, tiêu tốn rất nhiều tiền trong những dự án hiện đại hóa thƣ viện. Những thƣ viện này hoàn toàn giao phó mọi công việc cho nhà thầu và chuyên viên CNTT. Mỗi thƣ viện làm một kiểu khác nhau. Không hề có ý kiến của chuyên viên thƣ viện về chuẩn nghiệp vụ thƣ viện (Thực ra chuyên viên thƣ viện không biết phải làm gì!). Tình trạng này là phổ biến. Các thƣ viện này chủ yếu là mua sắm những thiết bị hiện đại, đắt tiền rồi “trùm mền”. Rõ ràng việc làm này chỉ có lợi cho nhà thầu và những ngƣời có liên quan đến dự án hơn là làm lợi cho chính những thƣ viện đó và nhất là sự phát triển ngành TT-TV nƣớc nhà. 5
  13. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” KẾT LUẬN Tự động hóa thƣ viện, Tin học hóa, và Hiện đại hóa là bắt nguồn từ một Thƣ viện đã đƣợc: Chuẩn hóa (để dễ dàng ứng dụng CNTT và công nghệ mới đúng Chuẩn thƣ tịch Thƣ viện một cách đồng nhất); Hội nhập (để dễ dàng liên thông trên phạm vi toàn cầu). Muốn thực hiện đƣợc điều đó phải có một đội ngũ chuyên viên thƣ viện đƣợc đào tạo Nghiệp vụ thƣ viện đúng tiêu chuẩn và Kỹ năng CNTT cơ bản với một Chƣơng trình đào tạo theo tƣ tƣởng chỉ đạo “Thƣ viện gắn liền với CNTT”. Chỉ có nhƣ vậy thì đội ngũ chuyên viên thƣ viện này mới phát huy đúng chức năng của mình là ngƣời quyết định phƣơng thức và giải pháp Tự động hóa thƣ viện, Tin học hóa, và Hiện đại hóa chứ không phải chuyên viên CNTT. Cả thế giới đã và đang làm nhƣ thế. Thƣ viện thế giới đã hoạt động đồng nhất với tinh thần hội nhập cao độ. Những sản phẩm công nghệ hỗ trợ thƣ viện nhƣ Phần mềm quản lý thƣ viện chẳng hạn chỉ có giá trị khi có sự thông qua của chuyên gia thƣ viện nhƣ Hội Thƣ viện Quốc gia hay Hiệp hội Thƣ viện Quốc tế. Ở nƣớc ta, chúng ta hoàn toàn thông cảm cho sinh viên TT-TV cũng nhƣ đội ngũ chuyên viên TT-TV về việc họ e ngại CNTT. Từ đó tạo nên một nghịch lý: Đất nƣớc còn nghèo, ngành TT-TV còn lạc hậu, nhƣng đã lãng phí tiền của một cách đáng kể cho việc ứng dụng tin học và công nghệ mới. Ngày càng có nhiều thƣ viện chi tiền vô tội vạ cho những dự án gọi là nâng cấp thƣ viện, tin học hóa, hiện đại hóa, thƣ viện số vv một cách thiếu đồng bộ. Mỗi thƣ viện làm theo sự tƣ vấn thậm chí chỉ đạo của mỗi nhà thầu CNTT khác nhau. Đúng là hiện đại về mặt công nghệ nhƣng thiếu vắng về nghiệp vụ thƣ viện. Những thƣ viện đó tự cho mình là hiện đại và hay, hiện đại hơn và hay hơn thƣ viện khác, thậm chí hiện đại nhất Việt Nam. Thế thì mỗi cái hiện đại đó giúp ích gì cho sự phát triển của Thƣ viện Việt Nam; đó là chúng ta chƣa nhắc đến có nhiều thƣ viện trong ngành giáo dục chƣa bao giờ sở hữu cho mình một cái máy tính! Bao giờ tất cả mọi ngƣời đều thấm nhuần tƣ duy “Thƣ viện gắn liền với CNTT” đặc biệt là trong giới “cầm cân nảy mực” để có đổi mới sâu sắc trong vấn đề đào tạo ngành TT-TV, khi đó bộ mặt Thƣ viện Việt Nam mới thực sự thay đổi theo hƣớng hội nhập với cộng đồng thế giới. Chừng đó ta lại mơ ƣớc Luật Thƣ viện sẽ ra đời. 6
  14. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NGUYỄN MINH HIỆP. Cơ sở khoa học thông tin và thƣ viện. – TP. HCM : Giáo dục, 2008. 2. REITZ, Joan M. Dictionary for Llibrary and Information Science. – Westport, Connecticut: Libraries Unlimited, 2004. 3. RUBIN, Richard E. Foundations of Library and Information Science – 3rd edition. – New York: Neal – Schuman Publishers, Inc., 2010. 4. RHINO, Art. Using Open Source Systems for Digital Libraries.-Westport, Connecticut: Libraries Unlimited, 2004. 5. Thƣ viện và nghề thƣ viện / Nguyễn Minh Hiệp chủ biên.- TP. HCM.: Thông tin- Văn hóa, 2013. 6. XCVORTXOV, V.V. Thƣ viện học đại cƣơng: Phần 1: Những cơ sở lý thuyết của Thƣ viện học / Nguyễn Thị Thƣ dịch.- Hà Nội: Văn hóa Thông tin, 2004. 7
  15. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM TỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN BÙI THỊ THANH DIỆU Trƣờng Đại học Khánh Hoà Tóm tắt: Công nghiệp nội dung số là ngành công nghiệp thiết kế, sản xuất, xuất bản, lƣu trữ, phân phối và ấn hành các sản phẩm nội dung dƣới dạng số và truyền tải nó trong môi trƣờng điện tử. Công nghiệp nội dung số phát triển mạnh đã thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực trong đó có hoạt động thông tin - thƣ viện. Bài viết trình bày hiện trạng, cơ hội và những thách thức của ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam. Đồng thời cũng điểm qua những tác động của công nghiệp nội dung số tới sự phát triển của hoạt động thông tin – thƣ viện. Vào những năm 50 ngƣời ta nhận thấy sự phát triển không ngừng của một số lĩnh vực phi nông nghiệp, phi công nghiệp ở một số nền kinh tế tiên tiến. Những khu vực đó đƣợc xem là hạt nhân của nền kinh tế mới đang nổi lên, trong đó thông tin là một trong những yếu tố đóng vai trò chủ đạo, trở thành tín hiệu điều khiển nền kinh tế. Sự gia tăng của các hoạt động thông tin và công nghệ thông tin đã tạo tiền để cho ngành công nghiệp nội dung số ra đời và nó dần trở thành thƣớc đo để đánh giá sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Ở Việt Nam, sự xuất hiện của ngành công nghiệp nội dung số đã đem đến những cơ hội và thách thức mới, đặc biệt công nghiệp nội dung số đã làm thay đổi diện mạo và hoạt động của các tổ chức, cơ quan Thông tin – Thƣ viện trên toàn quốc. 1. Thực trạng và cơ hội phát triển công nghiệp nội dung số ở Việt Nam 1.1. Thực trạng ngành công nghiệp nội dung số Công nghiệp nội dung số xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1990 nhƣng chỉ mới phát triển vào những năm gần đây với các loại hình dịch vụ giáo dục trực tuyến, game online, trò chơi tƣơng tác trên truyền hình, trên điện thoại di động Lĩnh vực công nghiệp nội dung số hiện nay đang đƣợc định hƣớng phát triển tập trung vào nhóm vấn đề liên quan đến: Phát triển nội dung số cho Internet (cổng thông tin điện tử, dịch vụ email, dịch vụ tìm kiếm trên internet ); Phát triển nội dung số cho mạng điện thoại di động; Giáo dục điện tử trực tuyến elearning (đào tạo trực tuyến, tƣ vấn, tra cứu thông tin qua mạng, cung cấp chƣơng trình học tập, giáo trình, bài giảng, thí nghiệm ảo ); Trò chơi điện tử; Cơ sở dữ liệu (văn bản pháp quy, số liệu thống kê, dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu doanh nghiệp ) và những nội dung số phục vụ giải trí (truyền hình kỹ thuật số, sản phẩm đa phƣơng tiện số ). Thị trƣờng nội dung số nƣớc ta gần đây rất sôi động, nội dung số đƣợc Việt hoá nhƣ quảng cáo, trò chơi, tin tức, âm nhạc, phim ảnh xuất hiện ngày càng nhiều. Sự bùng nổ nội dung số trên điện thoại di động buộc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải chạy đua về công nghệ, hƣớng tới cung cấp cho ngƣời sử dụng các dịch vụ về điện thoại, truyền hình, truyền dữ liệu trong môi trƣờng không dây và phát triển mạnh dịch vụ liên kết giữa điện thoại di động với 8
  16. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” internet. Xu hƣớng liên mạng phát triển trong tƣơng lai sẽ tạo ra khả năng truy cập vào các mạng ở mọi nơi, mọi lúc. Cho đến nay công nghiệp nội dung số vẫn là lĩnh vực giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá, năm sau cao hơn năm trƣớc. Ƣớc tính năm 2012, công nghiệp nội dung số đạt doanh thu 1,3 tỷ USD (tăng trƣởng khoảng 12%). Ba doanh nghiệp chủ lực là VNG, VTC online và FPT online. Việt Nam trở thành thị trƣờng game lớn nhất khu vực Đông Nam Á và trở thành 1 trong 10 thị trƣờng game online có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất thế giới. Trong năm 2012 doanh thu của game online đạt 5000 tỷ VNĐ tăng khoảng 20% so với năm 2011 (Số liệu của công ty GameK). Thị trƣờng xuất khẩu nội dung game online chủ đạo là Nhật Bản, Trung Quốc, các nƣớc Mỹ la tinh và một số nƣớc châu Âu. 1.2. Cơ hội phát triển công nghiệp nội dung số Đón nhận xu thế toàn cầu hoá và xu hƣớng phát triển các tập đoàn viễn thông đa quốc gia trong lĩnh vực nội dung số, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, chƣơng trình, dự án ƣu tiên phát triển ngành công nghiệp thông tin, trong đó công nghiệp nội dung số đƣợc xem là mũi nhọn phát triển. Nghị định 108/2006/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điểm của Luật đầu tƣ đã đƣa “sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số” vào danh mục lĩnh vực đƣợc đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ. Tháng 5/2007, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định 56/2007/QĐTTg phê duyệt Chƣơng trình phát triển công nghiệp nội dung số đến năm 2010. Theo đó, công nghiệp nội dung số đƣợc coi là một ngành kinh tế mới, có nhiều tiềm năng phát triển, đem lại giá trị gia tăng cao, thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông tin và kinh tế tri thức, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nƣớc. Nghị quyết nhấn mạnh, Nhà nƣớc đặc biệt khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ và hỗ trợ phát triển công nghiệp này thành một ngành kinh tế trọng điểm. Nhà nƣớc dành một phần ngân sách đầu tƣ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin – truyền thông hiện đại, hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, tạo môi trƣờng thuận lợi, có chính sách đặc biệt ƣu đãi đối với một số sản phẩm trọng điểm và khuyến khách phát triển thị trƣờng nội dung thông tin số. Cụ thể hoá mục tiêu phát triển, Nghị quyết 56 chỉ ra: Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của công nghiệp nội dung số phải đạt từ 30-40%, đạt tổng doanh thu 400 triệu USD/năm; Xây dựng từ 10 – 20 doanh nghiệp nội dung số mạnh, có trên 500 lao động chuyên nghiệp; Làm chủ các công nghệ nền tảng, sản xuất đƣợc một số sản phẩm trọng điểm có khả năng cạnh tranh trong công nghiệp nội dung số; Hình thành hệ thống thƣ viện số trực tuyến; Xây dựng một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Cung cấp hiệu quả các dịch vụ tƣ vấn khám, chữa bệnh và đào tạo từ xa. Nhằm phát triển thị trƣờng, chƣơng trình công nghiệp nội dung số đã đƣa ra giải pháp kích cầu, phát triển thị trƣờng nội địa và xuất khẩu hƣớng vào thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn, nâng cao nhận thức và văn hoá sử dụng internet, sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số; tăng cƣờng quản lý để đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, chống gian lận thƣơng mại, vi phạm sở hữu trí tuệ Để đảm bảo cho sự phát triển của từng lĩnh vực, chƣơng trình phát triển công nghiệp số của nhà nƣớc có giải pháp huy động nguồn lực và thu hút đầu tƣ; phát triển hạ tầng truyền 9
  17. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” thông, internet; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và tăng cƣờng bảo đảm an toàn, an ninh và sở hữu trí tuệ. Cùng với những giải pháp thực hiện, về chính sách, chƣơng trình hƣớng vào việc xây dựng và ban hành các văn bản hƣớng dẫn triển khai thực hiện và tăng cƣờng hiệu lực của các bộ luật có liên quan nhƣ: Luật giao dịch điện tử, Luật công nghệ thông tin, Luật sở hữu trí tuệ, đơn giản hoá thủ tục quản lý internet; tạo môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh bình đẳng trong giao dịch, thanh toán, chứng thực điện tử; đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin; ban hành các quy định cụ thể về bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ bí mật kinh doanh và quyền riêng tƣ khác của ngƣời tham gia giao dịch điện tử. Nguồn kinh phí thức hiện các dự án của công nghiệp nội dung số đƣợc huy động từ ngân sách trung ƣơng 40%; 30% từ ngân sách địa phƣơng và số còn lại đƣợc huy động từ sự đóng góp của các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nƣớc. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực nội dung số đang từng bƣớc đƣợc chú ý đào tạo và nâng cao tay nghề. Tận dụng thị trƣờng lao động dồi dào, trẻ, khoẻ, có khả năng tiếp cận công nghệ nhanh. Đây là những yếu tố tạo nên tiềm lực cho ngành công nghiệp non trẻ này phát huy hơn nữa thế mạnh của mình trong thời gian tới. 2. Thách thức đối với sự phát triển ngành công nghiệp nội dung số 2.1. Hạn chế về thị trƣờng và sản phẩm – dịch vụ Dù là nằm trong khu vực phát triển năng động nhất ở Đông Nam Á song việc phát triển công nghiệp nội dung số vẫn không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là với Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực. Bên cạnh đó hệ thống sản phẩm và dịch vụ nội dung số của nƣớc ta còn quá khiêm tốn, không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nội dung số của thị trƣờng nƣớc ngoài. Chính hạn chế này đã đƣa đến những khó khăn khi đƣa các sản phẩm nội dung số ra ngoài thị trƣờng thế giới và ngay ở thị trƣờng trong nƣớc, các sản phẩm, dịch vụ thông tin số cũng khó đứng vững trƣớc sự đa dạng và phong phú về loại hình và chất lƣợng của các nƣớc khác. Nhƣ vậy vấn đề giảm sức cạnh tranh trên thị trƣờng đã làm cho hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp nội dung không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. 2.2. Hạn chế về nguồn nhân lực Tuy đã có một đội ngũ khoảng trên 10 ngàn ngƣời tham gia vào lĩnh vực công nghiệp nội dung số nhƣng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp công nghiệp số hiện nay rất lớn và cấp bách, vƣợt quá khả năng đáp ứng của thị trƣờng. Bên cạnh đó còn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa nội dung đào tạo và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Các trƣờng chƣa có nhiều khoá học, môn học chuyên sâu về công nghệ nội dung số. Thiếu các chuyên viên, kỹ sƣ có trình độ về đa phƣơng tiện số. Thiếu đội ngũ nhân lực vừa am hiểu nghệ thuật vừa am hiểu công nghệ. Chƣa có nhiều các chƣơng trình đào tạo nâng cao kỹ năng về công nghiệp nội dung số. Nhìn chung đội ngũ phát triển nội dung còn mỏng và yếu, chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu phát triển của ngành. 2.3. Hạn chế về viễn thông và đƣờng truyền Dung lƣợng và giá đƣờng truyền Internet còn hạn chế. Hạ tầng băng rộng chƣa phát triển đủ mạnh. Giá thuê kênh truyền vẫn cao so với khu vực và quốc tế. Dung lƣợng và chất lƣợng đƣờng truyền còn nhiều vấn đề. Các dịch vụ thông tin di động 3G, 10
  18. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” 4G đã triển khai nhƣng phát triển còn chậm. Dịch vụ truyền dữ liệu trên mạng di động chƣa đƣợc phổ biến do giá truy cập còn cao. 2.4. Môi trƣờng pháp lý còn thiếu Môi trƣờng pháp lý cho công nghiệp nội dung số còn rất thiếu. Nhà nƣớc cần nhận diện rõ ngành công nghiệp này để có văn bản quản lý, hỗ trợ phù hợp. Nhà nƣớc đã có một số văn bản về quản lý phát hành các trang thông tin điện tử, nội dung điện tử, tuy nhiên chƣa đầy đủ và còn nhiều bất cập. Thông tƣ liên bộ về game online chƣa đầy đủ. Bên cạnh đó môi trƣờng pháp lý về sở hữu trí tuệ còn nhiều vấn đề nhƣ: Thiếu các văn bản dƣới luật để quy định rõ các trƣờng hợp vi phạm; Thiếu các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Thiếu các chế tài xử phạt; Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao. 2.5. Nguồn kinh phí và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài Nguồn kinh phí dành riêng cho việc phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở nƣớc ta còn thiếu, không đủ để triển khai tất cả những hạng mục nội dung quan trọng của ngành công nghiệp thông tin mũi nhọn này. Mặc dù đã tham gia nhiều tổ chức, liên hiệp quốc tế nhƣ: WTO, World Bank nhƣng chúng ta vẫn thu hút đƣợc rất ít nguồn vốn ODA vào hỗ trợ phát triển công nghiệp nội dung số. Nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào ngân sách của Nhà nƣớc và kinh phí huy động đƣợc từ các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nội dung số ở Việt Nam. 3. Tác động của công nghiệp nội dung số tới hoạt động Thông tin – Thƣ viện Sự bùng nổ của thông tin, cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, sự bùng nổ các tài nguyên trên web, nguồn thông tin số đƣợc sử dụng với tốc độ cao, các sản phẩm và dịch vụ thông tin đòi hỏi nhiều hơn về số lƣợng và chất lƣợng, sự xuất hiện của các thƣ viện số, thƣ viện ảo, sự ra đời của các dịch vụ thông tin, nhà sách trực tuyến, đã tác động không nhỏ tới hoạt động thông tin – thƣ viện. Đây là những yếu tố tác động do ngành công nghiệp nội dung số mang lại buộc thƣ viện phải tiếp nhận và thay đổi để tồn tại và đáp ứng đƣợc nhu cầu tin ngày càng phong phú và đa dạng của độc giả. Công nghiệp nội dung số đã làm thay đổi những yếu tố cấu thành cơ bản nhất của hoạt động thông tin – thƣ viện trên những phƣơng diện sau: 3.1. Về tài nguyên thông tin: Bên cạnh nguồn tài liệu in ấn truyền thống, sự xuất hiện của tài liệu điện tử/tài liệu số đã mang đến nhiều tiện ích trong việc chia sẻ dữ liệu giữa các thƣ viện với nhau và giữa thƣ viện với ngƣời dùng tin. Với những đặc trƣng nổi bật của mình nhƣ: dễ dàng truy cập (Accessibility), đa truy cập (multy-access), tốc độ cao (hight–speed), mật độ thông tin lớn, biểu diễn thông tin phong phú và da dạng, nguồn thông tin số này đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho thƣ viện trong việc cung cấp thông tin tới bạn đọc. Tuy nhiên việc đầu tƣ và phát triển nội dung thông tin số khá tốn kém, đòi hỏi chi phí tác quyền cao, quy trình công nghệ thống nhất, tôn trọng các chỉ tiêu kỹ thuật Quá trình tạp lập tài liệu số trong thƣ viện cần có sự phân công rạch ròi giữa ngƣời biên tập, sáng tác, cán bộ kỹ thuật và những ngƣời làm công tác tiếp thị. Phân tích nhu cầu và yêu cầu bạn đọc đối với sản phẩm và dịch vụ và có chiến lƣợc phát triển thích hợp; Số hoá để sản xuất song song 2 dạng sản phẩm: in ấn và điện tử hoặc tạo lập các 11
  19. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” nguồn tin điện tử trên các vật mang tin khác nhau đƣợc sử dụng đoạn tuyến hay trực tuyến. Ngoài ra cần xây dựng, hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, cơ chế chính sách phát triển nội dung số trong thƣ viện nhƣ: Xác lập các loại hình, lĩnh vực nội dung thông tin số; Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quản lý đối với các hoạt động cung cấp (phát hành) nội dung thông tin số; Xây dựng các cơ chế, chính sách ƣu đãi hỗ trợ phát triển sản phẩm nội dung số; Xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý dƣới luật, tăng cƣờng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho phần mềm, nội dung số. Đẩy mạnh thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số, 3.2. Về sản phẩm - dịch vụ thƣ viện Bởi sự xuất hiện của thông tin số (digital content), thƣ viện số (digital library), mạng xã hội (social network), nên hình thức các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện cũng có sự thay đổi. Các sản phẩm thông tin đƣợc bao gói trên các vật mang tin điện tử, đƣợc lƣu trữ điện tử dƣới dạng CSDL, sử dụng kỹ thuật đa phƣơng tiện (multimedia), với hình thức siêu văn bản (hypertext) nên dễ dàng để truy cập, khai thác, và chia sẻ. Dịch vụ thông tin thƣ viện cũng đƣợc triển khai dƣới dạng trực tuyến, thông qua website, facebook, twitter, nhiều hơn nên thông tin đến với bạn đọc nhanh hơn và khả năng tƣơng tác để nâng cao chất lƣợng dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên để tận dụng đƣợc những lợi thế này, đòi hỏi bạn đọc phải có hiểu biết về công nghệ, bên cạnh đó thƣ viện phải liên tục hƣớng dẫn, đào tạo bạn đọc sử dụng thông tin và khai thác thông tin trên mạng. Thiết kế và tăng cƣờng các sản phẩn – dịch vụ có tính năng phù hợp với từng đối tƣợng bạn đọc để đạt hiệu quả cao hơn trong việc đáp ứng nhu cầu tin của ngƣời dùng tin. Bên cạnh đó cũng cần tăng cƣờng các loại hình sản phẩm, dịch vụ thông tin – thƣ viện có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh hoạt động số hoá và xây dựng các thƣ viện điện tử, trung tâm thông tin điện tử quy mô quốc gia và vùng lãnh thổ. Xác định các loại hình sản phẩm, dịch vụ thông tin số có tiềm năng; Khuyến khích, hỗ trợ tạo lập nội dung thông tin số bằng cách: Ban hành cơ chế ƣu đãi các doanh nghiệp phát triển nội dung số; Khuyến khích việc số hoá các ấn phẩm, báo chí, sách phổ biến kiến thức. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực; Khuyến khích tận dụng khai thác nguồn thông tin (nội dung) trong nƣớc và khu vực; Có cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút các công ty nội dung số lớn trên thế giới đầu tƣ vào Việt Nam. 3.3. Về nguồn nhân lực của thƣ viện Sự phát triển của công nghiệp nội dung số đã tạo ra hình ảnh “ngƣời thủ thƣ số”. Nhân viên thƣ viện trong thời đại số phải là một chuyên gia thông tin, am hiểu công nghệ thông tin, chuyên gia về quản trị thông tin tri thức, nhà cung cấp và tiếp thị các dịch vụ thông tin, chuyên gia định hƣớng thông tin cho ngƣời sử dụng thƣ viện. Vì vậy nhân viên thƣ viện cần hoàn thiện thêm nhiều kỹ năng trong đó có: kỹ năng công nghệ, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng, kỹ năng trình bày thông tin điện tử, kỹ năng về kiến thức thông tin, Để đáp ứng đƣợc sự thay đổi này, ngoài việc nỗ lực học hỏi của mỗi cán bộ thƣ viện thì chƣơng trình đào tạo về khoa học thông tin - thƣ viện cũng cần có sự điều chỉnh về nội dung. Xây dựng, đƣa vào chƣơng trình đào tạo các khoá học, môn học chuyên ngành về nội dung số nhƣ: Xây dựng và phát triển bộ sƣu tập số, 12
  20. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” Kiến thức thông tin, Bảo đảm lƣu trữ số, Quản lý dự án thƣ viện số, Truyền thông đa phƣơng tiện, Dành thêm nhiều chỉ tiêu cho đào tạo về phát triển nội dung số từ chƣơng trình du học bằng tiền ngân sách (đề án 322, đề án 911); Tổ chức các khoá đào tạo nâng cao kỹ năng, cập nhật công nghệ phát triển nội dung số; Hỗ trợ các cơ quan, trung tâm thông tin – thƣ viện phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ; Xúc tiến chƣơng trình đào tạo sử dụng các công cụ phần mềm, phát triển nội dung số cho sinh viên các trƣờng văn hoá, nghệ thuật; Đẩy mạnh đào tạo bằng 2 về công nghệ thông tin cho cán bộ, sinh viên các ngành khoa học xã hội, văn hoá, nghệ thuật. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế để đƣa lao động trong công nghiệp nội dung số ra nƣớc ngoài học tập, làm việc. Tổ chức các cuộc thi, giải thƣởng về phát triển nội dung số để khuyến khích những điển hình xuất sắc, Thực hiện đƣợc điều này thì trình độ đội ngũ nhân viên thƣ viện trong thời đại mới sẽ đáp ứng đƣợc với những thách thức mới trong kỷ nguyên công nghệ. 3.4. Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thƣ viện Sự ra đời và phát triển của công nghiệp nội dung số đã làm thay đổi diện mạo của thƣ viện. Từ một môi trƣờng mang đậm tính chất truyền thống với hạ tầng công nghệ thấp kém và trang thiết bị sơ sài, nghèo nàn, ngày nay thƣ viện đã phát triển thành những địa điểm có trụ sở và trang thiết bị công nghệ hiện đại để đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và khai thác thông tin/tài liệu từ phía bạn đọc. Các hệ thống thƣ viện công cộng, thƣ viện học thuật, thƣ viện chuyên ngành, Viện nghiên cứu đều đang cố gắng phát triển thành mô hình thƣ viện số. Việc làm này đòi hỏi sự đầu tƣ lớn không chỉ về CSDL số, mà còn về hệ thống phần mềm, máy chủ, trang thiết bị mƣợn trả tài liệu hiện đại. Mặt khác, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thƣ viện cũng mang đến nhiều lợi ích: giúp bạn đọc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, giúp thƣ viện nâng cao chất lƣợng phục vụ, cải thiện hình ảnh của thƣ viện. Tuy nhiên, để có sự phát triển bền vững, thƣ viện phải tập trung đầu tƣ phát triển đồng bộ hạ tầng công nghệ; Nâng cao chất lƣợng đƣờng truyền Viễn thông, Internet; Có các cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm – dịch vụ phù hợp với đối tƣợng ngƣời sử dụng. Có các lớp hƣớng dẫn sử dụng trang thiết bị thƣ viện và các khoá tập huấn về khai thác và tìm kiếm thông tin. Đầu tƣ cho các trƣờng đại học làm nghiên cứu và phát triển về công nghệ, chuẩn cho công nghiệp nội dung số. Tận dụng tối đa các nguồn tài trợ, đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển nội dung số từ nƣớc ngoài. Đầu tƣ xây dựng các cơ sở nghiên cứu phát triển, các phòng thí nghiệm về công nghệ để các doanh nghiệp có thể dùng chung. Nghiên cứu xây dựng, và chuẩn hoá các tiêu chuẩn về phát triển nội dung số. Cởi mở, thông thoáng cơ chế chuyển giao công nghệ. Lập các trại sáng tác kịch bản, nội dung cho phim hoạt hình, chƣơng trình cho truyền hình số 3.5. Về vấn đề phổ biến kiến thức cho ngƣời dùng tin Công nghệ nội dung số đã tạo thêm nhiều cơ hội cho ngƣời dùng tin tiếp cận với thông tin. Không còn rào cản về thời gian và không gian, ngƣời dùng tin bình đẳng hơn trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin. Để tăng cƣờng khả năng tiếp cận và khai thác đƣợc thông tin số, ngƣời dùng tin cần phải tự trang bị cho mình những kỹ năng về công nghệ và về ngôn ngữ. Đây là điều kiện tối thiểu để có thể khai thác thông tin 13
  21. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” trong môi trƣờng điện tử. Bên cạnh đó những kiến thức về thông tin cũng nên đƣợc các thƣ viện phổ biến tới ngƣời dùng tin. Thƣ viện cần thƣờng xuyên tổ chức các lớp: Hƣớng dẫn tra cứu tài liệu điện tử từ các nguồn CSDL trực tuyến; Hƣớng dẫn tìm kiếm và đánh giá thông tin trên mạng internet; Hƣớng dẫn kĩ năng thông tin chuyên ngành; Hƣớng dẫn lập danh mục tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học; Hƣớng dẫn bƣớc đầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, để nâng cao trình độ và hiểu biết về khai thác thông tin của ngƣời dùng tin. Trong môi trƣờng thông tin số, ngƣời nắm bắt đƣợc các kỹ năng khai thác thông tin là ngƣời làm chủ thông tin. Có thể thấy thông tin số đang đã và đang phát triển ở Việt Nam và dần khẳng định vị trí của mình trên trƣờng quốc tế, bởi vậy ngƣời dùng tin phải đƣợc trang bị đủ kiến thức và khả năng về khoa học thông tin, khoa học thƣ viện, khoa học máy tính và công nghệ để có thể lĩnh hội và phát triển lĩnh vực thông tin – thƣ viện trong tƣơng lai. KẾT LUẬN Công nghiệp nội dung số là một ngành kinh tế mới nhƣng phát triển rất nhanh, Nhà nƣớc cần nhanh chóng nhận diện rõ ngành kinh tế này để có biện pháp quản lý, thúc đẩy phát triển phù hợp. Công nghiệp nội dung số là ngành kinh tế mang hàm lƣợng trí tuệ cao, lợi nhuận lớn, đồng thời là động lực và phƣơng tiện để đẩy nhanh quá trình tiến tới xã hội thông tin, kinh tế tri thức. Trong quá trình phát triển của công nghiệp nội dung số, thƣ viện là tổ chức đã góp phần quan trọng vào việc tạo lập, lƣu trữ và chia sẻ, giúp thông tin có giá trị cao hơn và phục vụ hiệu quả hơn với những yêu cầu của ngƣời sử dụng trên thực tế. Để phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam, cần xây dựng chiến lƣợc dựa trên những yêu cầu của thực tế, tạo mối liên hệ đa ngành. Có sự phối hợp, gắn kết cùng hành động giữa các cơ quan ngang Bộ và có chƣơng trình mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn nhất định. 14
  22. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Châu Long (2008), Phát triển công nghiệp nội dung số. Nguy nan tứ phía, Tạp chí Tin học và đời sống, tr. 20-22 [2] Đồng Đức Hùng (2009), Ngành công nghiệp thông tin trong quá khứ hiện tại và tƣơng lai, Thông tin khoa học và công nghệ ngày nay - Kỷ yếu hội thảo khoa học - Đại học KHXH NV - Hội Thông tin Tƣ liệu KH CN Việt Nam, tr. 51-55 [3] Harris, Lesley Ellen (2009), Licensing Digital Content: A Practical Guide for Librarians, United States of America. [4] preserved/. Truy cập ngày 14/03/2016 [5] Lê Nguyên (2008), Công nghiệp nội dung trong xu thế phát triển toàn cầu, Tạp chí thông tin và phát triển, tr. 53-56 [6] Nguyễn Tuấn Khoa (2010) Vai trò của thông tin và công nghiệp nội dung trong xã hội thông tin, Kỉ yếu hội thảo khoa học: Xã hội thông tin, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội [7] Nick Moore (1995), The Information Society: A Contribution to world information report, Unesco, Paris. [8] Trần Minh (2011), Sự gắn kết giữa thƣơng mại điện tử và công nghệ thông tin trong chƣơng trình phát triển công nghiệp phần mềm và chƣơng trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế thƣơng mại điện tử và Phát triển nguồn nhân lực, tr 32-38 [9] Viện thông tin Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Những thách thức của sự phát triển trong xã hội thông tin, Thông tin khoa học xã hội – chuyên đề, 208tr. Title: ANALYZING THE IMPACT OF VIETNAM’S DIGITAL CONTENT INDUSTRY ON THE ACTIVITIES OF LIBRARY AND INFORMATION Abstract: Digital content is any type of content that exists in the form of digital data. Also known as digital media, digital content is stored on either digital or analog storage in specific formats. Forms of digital content include information that is digitally broadcast, streamed or contained in computer files. Developing Vietnam's digital content industry has impacted on many different areas of the social economy, including the field of library and information. The paper presents the fact, the opportunities and the challenges of Vietnam’s digital content industry. And analyzing the impact of Vietnam’s digital content industry on library and information activities. Ths. BÙI THỊ THANH DIỆU Tên cơ quan: Đại học Khánh Hoà ĐT: 0983910947 Email: buithithanhdieu@ukh.edu.vn 15
  23. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” LỰA CHỌN PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ XÂY DỰNG BỘ SƢU TẬP SỐ VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ COPYRIGHT VÀ COPYLEFT ĐOÀN QUANG HIẾU TTHL TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông phát triển nhƣ vũ bão đã giúp thông tin bùng nổ trên thế giới, nhu cầu của con ngƣời về ứng dụng CNTT ngày càng cao và là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội. Ngành thƣ viện ngày nay không chỉ đơn thuần ứng dụng CNTT vào việc tự động hóa công tác thƣ viện mà phải còn tạo ra những sản phẩm thông tin số phục vụ cho nhu cầu ngƣời dùng. Bài viết đƣa ra một số giải pháp lựa chọn phần mềm khi các cơ quan thƣ viện tiến hành xây dựng bộ sƣu tập số dựa trên các phần mềm mã nguồn mở đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay và một số hiểu biết về copyrifht, copyleft và khả năng ứng dụng vào ngành Thƣ viện. 1. Các phần mềm mã nguồn mở thƣờng sử dụng ở các Thƣ viện Việt Nam hiện nay 1.1 Phần mềm Greenstone: Greenstone là một trong những phần mềm mã nguồn mở thƣ viện số nổi tiếng và phổ biến nhất hiện nay. Đƣợc phát triển bởi Dự án thƣ viện số New Zealand của trƣờng đại học Waikato, New Zealand năm 2000. Greenstone hiện đang đƣợc sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, đặc biệt trong các cơ quan của UNESCO, các tổ chức phi chính phủ, các chính phủ và thƣ viện các quốc gia các trƣờng đại học trên thế giới. Greenstone đƣợc dùng để thu thập và biên mục tài liệu theo Dublin Core, đồng thời tổ chức thành bộ sƣu tập trênInternet hay xuất ra đĩa CD. Giao diện phân hệ biên mục Greenstone (hình 1) 1.2 Phần mềm DSpace: DSpace là một bộ phần mềm hỗ trợ giải pháp xây dựng và phân phối các bộ sƣu tập số trên Internet. Nó cung cấp một phƣơng thức mới trong việc tổ chức và xuất bản 16
  24. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” thông tin trên Internet. DSpace do HP và The MIT Libraries phát triển vào năm 2002, hiện nay có hơn 200 trƣờng đại học và các tổ chức văn hoá trên thế giới sử dụng phần mềm số DSpace để quản lý và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin điện tử nhƣ: sách, tạp chí, luận văn và các sƣu tập hình ảnh, âm thanh và phim Đây là một phần mềm mã nguồn mở cho phép các thƣ viện, các cơ quan nghiên cứu phát triển và mở rộng nhằm mục đích tạo lập các bộ sƣu tập số. Giao diện phân hệ biên mục Dspace (hình 2) 2. So sánh một vài ƣu nhƣợc điểm của hai phần mềm (Greenstone và Dspace): 2.1. Giống nhau: - Phần mềm Greenstone và DSpace đều là mã nguồn mở, chạy đƣợc trên tất cả các hệ điều hành nhƣ: Window, Linux, - Nhiều thƣ viện, cơ quan, tổ chức sử dụng và phát triển trên toàn thế giới. - Đa ngôn ngữ. - Cả hai phần mềm đều có chức năng và cấu trúc là xây dựng và xuất bản bộ sƣu tập số trên Internet hoặc CD-ROM. - Nhiều tính năng ƣu việt: có thể đọc đƣợc nhiều đuôi file nhƣ: .doc, .pdf, .jpg, .mp3, .htlm - Sử dụng 15 trƣờng Dublin Core, áp dụng theo chuẩn ISBD, AACR2 để biên mục. 2.2. Khác biệt: - Đăng nhập vào hệ thống biên mục của DSpace, ngƣời dùng phải đƣợc đăng ký vào hệ thống và đƣợc cấp 1 tài khoản (thông qua ngƣời quản trị): có tính năng bảo mật nhƣng gây khó khăn cho ngƣời sử dụng. Phần mềm Greenstone thì ngƣời biên mục không phải qua tài khoản đăng nhập. - Trang tra cứu của DSpace giống với cổng thông tin điện tử dạng website. Trang tra cứu của Greenstone dạng OPAC (cổng thƣ mục có chứa toàn văn nội dụng tài liệu). 17
  25. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” - So sánh sự khác biệt giữa trang tìm kiếm Greenstone và Dspace qua hình 3 và hình 4 chúng ta thấy sự khác biệt của Greenstone so với Dspace. Giao diện trang tìm kiếm của Greenstne (hình 3) Giao diện trang tìm kiếm của Dspace (hình 4) - Giao diện trang tra cứu của DSpace không thân thiện bằng Greenstone. Cấu trúc trang tìm kiếm không bài bản nhƣ trang trang tìm kiếm của Greenstone. Ngƣời dùng muốn tra cứu, tìm kiếm tài liệu ở DSpace phải có Username và Password trong khi Greenstone thì không. - Tìm kiếm tài liệu trên Dspace cho kết quả không nhƣ mong muốn, có nghĩa là không cho kết quả với những từ khoá cần tìm mà cho kết quả hàng loạt làm cho ngƣời dùng rất khó khăn trong việc tìm chọn tài liệu. Greenstone thì ngƣợc lại. - Greenstone cho phép lƣu trữ một gói thông tin trong một bộ sƣu tập từ 1000 đến 3000 trang tài liệu trong khi khả năng này của Dspace lớn hơn nhiều. 3. Vấn đề bản quyền và tính hữu ích 3.1. Các loại Copyleft - Copyleft mạnh: Copyleft điều chỉnh một tác phẩm đƣợc xem là "mạnh hơn", với ý nghĩa là các điều khoản copyleft có thể đƣợc áp dụng một cách hiệu quả cho tất 18
  26. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” cả các loại tác phẩm phái sinh. Giấy phép phần mềm tự do nổi tiếng nhất sử dụng copyleft mạnh là giấy phép tài liệu tự do GNU (GFDL hoặc GNU FDL) - Copyleft yếu: là nói đến các giấy phép trong đó không phải tất cả các tác phẩm phái sinh đều thừa kế giấy phép copyleft. Giấy phép phần mềm tự do sử dụng copyleft "yếu" bao gồm giấy phép tài liệu tự do GNU hạn chế và giấy phép công cộng Mozilla. 3.2. Lợi ích của copyleft: Copyleft là hình thức bản quyền kiểu mới, nhằm tránh vi phạm copyright. Các quốc gia chậm phát triển hoặc các nƣớc đang phát triển sử dụng Copyleft sẽ đạt đƣợc những lợi ích nhƣ: - Tự do sử dụng và nghiên cứu tác phẩm. - Tự do sao chép và chia sẻ tác phẩm với ngƣời khác. - Tự do thay đổi tác phẩm. - Tự do phân phối các tác phẩm đã chỉnh sửa tức là các tác phẩm phái sinh. - Miễn phí bản quyền phần mềm. - Miễn phí các phiên bản nâng cấp trong toàn bộ vòng đời sử dụng sản phẩm. - Giảm chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm đáp ứng theo yêu cầu. - Tăng cƣờng độ tin cậy, tính ổn định, bảo mật toàn hệ thống khá an toàn 3.3. Hành vi vi phạm copyleft: Hành vi vi phạm Copyleft là việc xâm phạm quyền nhân thân tác giả tức là việc tùy tiện đƣa phần mềm vào dạng mã nguồn đóng nhằm mục đích thu lợi bất chính cho tổ chức, cá nhân của mình, trái với mong muốn của tác giả cũng nhƣ quy định giấy phép GNU. 3.4. Một vài so sánh Copyright và Copyleft - Điểm giống nhau: Copyright và Copyleft là là đều bảo vệ quyền nhân thân tác giả (trừ toàn vẹn tác phẩm). Copyleft cũng có những quy định với ngƣời dùng giống copyright. - Điểm khác biệt: Copyright Copyleft - Kí hiệu chữ C trong vòng tròn © - Kí hiệu chữ c ngƣợc trong vòng tròn - Cấm sao chép, chỉnh sửa, phân phối - Tự do sao chép, chỉnh sửa, phân phối - Thƣơng mại là chính - Miễn phí - Sử dụng mã nguồn đóng (đối với phần - Sử dụng mã nguồn mở (đối với phần mềm máy tính) mềm máy tính) - Độc quyền - Không độc quyền - Có ý nghĩa pháp lý. - Không có ý nghĩa pháp lý. 19
  27. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” 4. Khả năng ứng dụng vào lĩnh vực thƣ viện: Thƣ viện số ngày nay phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam những năm gần đây thƣ viện của các trƣờng đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, thƣ viện quốc gia đã đẩy mạnh số hóa nguồn tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dùng nhƣng vẫn chƣa có lối ra cho một giải pháp phần mềm hữu ích. Việc ứng dụng copyleft vào lĩnh vực thƣ viện là một giải pháp khả quan cho những thƣ viện không đủ kinh phí mua phần mềm thƣ viện số (copyright). Chính vì vậy, khả năng áp dụng phần mềm miễn phí (copyleft) vào lĩnh vực thƣ viện trong bối cảnh hiện nay có đƣợc lợi ích nhƣ: - Hỗ trợ nâng cao hiểu biết về lập trình phần mềm, đổi mới tƣ duy trong công tác quản lý thƣ viện. - Hỗ trợ xây dựng các cơ sở dữ liệu. - Hạn chế và hƣớng tới việc xóa bỏ việc vi phạm bản quyền phần mềm. - Tiết kiệm chi phí mua các phần mềm bản quyền. - Có khả năng tƣơng tác với các sản phẩm phần mềm mã nguồn đóng. - Hệ thống thông tin và dữ liệu đƣợc đảm bảo an ninh. Với những khả năng trên các thƣ viện khi tiến hành xây dựng các bộ sƣu tập số có quyền tự do thừa hƣởng những thành tựu và lợi ích của copyleft mang lại. 5. Khả năng ứng dụng trong ngành giáo dục Việt Nam Theo điều 5 thông tƣ số 08/2010/TT-BGDĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong cơ sở giáo dục. Các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đƣợc yêu cầu sử dụng chính thức trong các cơ sở giáo dục nhƣ phần mềm văn phòng: OpenOffice gồm các module sau: a. Soạn thảo văn bản (Writer); b. Bảng tính điện tử (Calc); c. Trình chiếu (Impress); d. Cơ sở dữ liệu (Base); e. Đồ hoạ (Draw); f. Soạn thảo công thức toán học (Math); g. Bộ gõ tiếng Việt: Unikey. h. Trình duyệt web Mozilla Firefox. j. Phần mềm thƣ điện tử máy trạm của Mozilla: Thunderbird. k. Hệ điều hành trên nền Linux. 6. Một số kiến nghị khi tiến hành xây dựng thƣ viện số ở Việt Nam. + Từ cấp độ quốc gia: - Cần có sự vào cuộc của các cơ quan hữu quan để tạo cơ sở pháp lý thông thoáng cũng nhƣ các nguồn lực tài chính cho các đơn vị tiến hành xây dựng thƣ viện số. - Thƣ viện Quốc gia là đầu mối quan trọng trong việc hỗ trợ lựa chọn phần mềm cũng nhƣ hƣớng dẫn về mặt CNTT và biên mục tài liệu số. - Tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp ƣu việt. 20
  28. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” - Mở các lớp tập huấn về các kỹ năng xây dựng thƣ viện số rộng khắp trên cả nƣớc. - Giải pháp áp dựng các phần mềm mã nguồn mở chỉ là tạm thời, còn về lâu dài thì áp dụng phƣơng tiện này cho thƣ viện số Việt Nam là không khả thi. Nên chăng cần phải đầu tƣ một phần mềm thƣ viện số mang tính chất thƣơng mại. Điều này vừa thống nhất đƣợc chuyên môn cho các thƣ viện, vừa chia sẽ đƣợc nguồn lực thông tin đồng thời đáp ứng đƣợc bảo mật thông tin cho các bộ sƣu tập đã đƣợc các đơn vị xây dựng. - Sử dụng phƣơng án tạo một đƣờng link để các đơn vị khi tiến hành xây dựng không bị chồng chéo và trùng lặp, tiết kiệm công sức, tài chính. Làm đƣợc điều này thì hiệu quả thì vô cùng lớn “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. + Cấp độ đơn vị: - Điều tiên quyết là lãnh đạo có chính sách đúng đắn, thông thoáng về mặt tài chính. - Xác định đúng nguồn, nội dung tài liệu cần số hóa phù hợp với nhu cầu độc giả. - Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng đủ cho việc xây dựng thƣ viện số. - Đào tạo con ngƣời có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao về lĩnh vực thƣ viện số. - Lựa chọn một phần mềm khả thi nhất. - Nguồn lực tài chính dồi dào. - Việc xây dựng, phát triển bộ sƣu tập tài liệu số cho mỗi thƣ viện sẽ đƣợc tiến hành dựa vào quy mô chức năng, nhiệm vụ và mức độ khác nhau dựa trên thực lực của đơn vị cụ thể. 7. Chia sẻ nguồn lực thông tin với các thƣ viện trong nƣớc và quốc tế. Xây dựng một thƣ viện số cho phép liên kết tất cả thƣ viện với nhau, giúp dễ dàng tìm kiếm mọi tài liệu đang cần, điều mà ta không thể làm đƣợc ở một thƣ viện truyền thống. Khi một giải pháp phần mềm thống nhất, có hiệu quả thì tất cả các thƣ viện số trong và ngoài nƣớc có thể chia sẻ nguồn lực thông tin một cách dễ dàng nhờ mạng thông tin toàn cầu. KẾT LUẬN Lợi ích lớn nhất khi xây dựng thƣ viện số là sản phẩm tạo ra một lần nhƣng có thể có giá trị sử dụng mãi mãi, ngƣời dùng không bị giới hạn mà có thể vƣợt ra ngoài không gian thƣ viện, có thể truy cập bất kỳ thời gian nào khi cần và không hạn chế về địa lý. Muốn làm đƣợc điều này, các cơ quan thông tin – thƣ viện khi tiến hành xây dựng bộ sƣu tập số cần phải có giải pháp phần mềm thống nhất nhằm chia sẻ nguồn lực thông tin, tránh sự trùng lặp để đi đến xây dựng mô hình liên thƣ viện dạng số nhằm phục vụ lợi ích cho ngƣời dùng tin cũng nhƣ chính thƣ viện. 21
  29. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ 2/ www.greenstone.org 3/ %BB%87u_T%E1%BB%B1_do_GNU 4/ 5/ mem-tu-do-ma-nguon-mo-trong-cac-co-so-giao-duc-vb101598.aspx - Hận, Phạm Hoài (2010). Copyright vag copyleft: luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật tƣ pháp.- Cần Thơ, Đại học Cần Thơ, 2010. - Tuyến, Nguyễn (2004). Biên mục Phần mềm thƣ viện số DSpace (DSpace Cataloguing). Bản tin Thƣ viện - Công nghệ thông tin tháng 10/2004 - Nguyễn, Minh Hiệp (2006). Thƣ viện số với hệ thống nguồn mở. Bản tin thƣ viện công nghệ thông tin, 8-2006. - Minh, Nguyễn Thanh (2005).Ứng dụng Phần mềm nguồn mở Thƣ viện số trong việc tạo lập và phân phối kho tài nguyên số hóa phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trong trƣờng đại học. Bản tin thƣ viện công nghệ thông tin, 3-2005. - Minh, Nguyễn Thanh (2006). Ứng dụng Phần mềm nguồn mở thƣ viện số Greenstone trong việc xây dựng bảo tàng tiền số. Bản tin thƣ viện công nghệ thông tin, 8-2006. - Liên, H. Đ., Ty, N. H. (2007) Giải pháp xây dựng các bộ sƣu tập số. Trung tâm Thông tin - Thƣ viện ĐH Nông nghiệp I: Tham luận tại hội thảo khoa học TT-TV Đà Lạt 8/2007. 22
  30. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” SỬ DỤNG HIỆU QUẢ WEBSITE VÀ MẠNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG HƢỚNG DẪN NGƢỜI DÙNG TIN NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG Khoa TV-TT, Trƣờng Đại học Văn hóa Tp. HCM Tóm tắt: Bài viết trình bày những lợi ích khi các thƣ viện sử dụng hiệu quả website và mạng xã hội trong hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin. Đồng thời, trình bày qui trình thiết kế cụ thể để có thể áp dụng website và mạng xã hội vào hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin một cách hợp lý và hiệu quả. 1. Đặt vấn đề Sự gia tăng không ngừng của các nguồn tài nguyên thông tin cùng với khả năng đa dạng trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin đòi hỏi thƣ viện phải thực hiện việc hƣớng dẫn để ngƣời dùng tin có thể sử dụng hiệu quả và đúng đắn các nguồn lực thông tin. Bên cạnh đó, nhu cầu tin của mỗi cá nhân ngày càng phức tạp hơn, xuất hiện và thay đổi nhanh hơn, vì vậy để gia tăng hiệu quả cho quá trình sống, làm việc, học tập, ngƣời dùng tin cần đƣợc trang bị các kỹ năng thông tin giúp xác định và xử lý đƣợc nhu cầu tin của chính mình. Chính vì vậy, các hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin trở nên vô cùng quan trọng và ngày càng đƣợc đẩy mạnh trong các thƣ viện. Tại nhiều nƣớc tiên tiến, các hoạt động mang tính hƣớng dẫn ngƣời dùng tin đã xuất hiện khá sớm, với nội dung xoay quanh kỹ năng sử dụng kho sách thƣ viện, sử dụng các công cụ mục lục và thƣ mục. Lúc này, những thuật ngữ tiếng Anh thƣờng dùng chỉ loại hoạt động hƣớng dẫn là Bibliographic instruction hay Library guidance. Dần dần, nội dung hƣớng dẫn ngƣời dùng tin trở nên phong phú hơn do nguồn lực của thƣ viện trở nên phong phú hơn, cộng thêm khả năng kết nối của thƣ viện với các nguồn lực từ bên ngoài, bên cạnh đó là sự ứng dụng ngày càng sâu sắc của công nghệ khiến cho các công cụ tra cứu và các phƣơng thức khai thác, sử dụng thông tin ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Giờ đây, việc hƣớng dẫn ngƣời dùng tin bao gồm những nội dung mới nhƣ hƣớng dẫn sử dụng các dịch vụ thông tin và tiện ích của thƣ viện, các công cụ tra cứu tự động, các nguồn tài nguyên trực tuyến, các cách thức khai thác, sử dụng thông tin một cách hiệu quả và theo đúng luật định. Cũng vì thế mà đã xuất hiện thêm khá nhiều thuật ngữ đề cập đến nhiều mức độ hoặc hình thức khác nhau của hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin, nhƣ là Library orientation, Library instruction, User education, User training, Information literacy instruction, Các nội dung cơ bản nhƣ vừa nêu của hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin đƣợc nhiều thƣ viện triển khai thành những nội dung cụ thể, dƣới nhiều mức độ (tính sâu sắc và hệ thống của các nội dung) và dƣới nhiều hình thức (cách truyền đạt các nội dung đến với ngƣời dùng) khác nhau. Có ba mức độ hƣớng dẫn cơ bản, bao gồm: Hƣớng dẫn ngƣời dùng tin nhận biết các nguồn lực của thƣ viện và cách sử dụng thƣ viện; Hƣớng dẫn ngƣời dùng tin sử dụng thƣ viện thành thạo; Huấn luyện các kỹ năng thông tin cho ngƣời dùng tin. Các hình thức hƣớng dẫn phổ biến bao gồm: Hƣớng dẫn trực 23
  31. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” tiếp; Tổ chức tham quan; Sử dụng phƣơng tiện nghe nhìn; Hƣớng dẫn thông qua website và mạng xã hội; Tổ chức lớp học; Mỗi mức độ có phạm vi, mục tiêu của nó. Mỗi hình thức có công dụng và giá trị của nó. Có thể thấy, trong các hình thức hƣớng dẫn ngƣời dùng tin nêu trên, hƣớng dẫn thông qua website và mạng xã hội là hình thức đang nhận đƣợc sự quan tâm của các thƣ viện vì những hiệu quả và lợi ích mà hình thức này đem lại. 2. Sử dụng hiệu quả website trong hoạt động hƣớng dẫn Sự ra đời của WWW và mạng Internet đã tạo cho các thƣ viện những cơ hội và tiện ích thiết thực, giúp thƣ viện ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhƣ công nghệ web vào việc nâng cao chất lƣợng hoạt động và dịch vụ của mình. Vai trò của website thƣ viện ngày càng trở nên quan trọng, là một trong những yếu tố thiết yếu thể hiện hình ảnh và giá trị của thƣ viện. Hiện nay, hầu hết các thƣ viện đã có website nên thuận lợi để thƣ viện có thể tận dụng nhiều hình thức hƣớng dẫn ngƣời dùng tin cũng nhƣ quảng bá về hoạt động này với ngƣời dùng tin. Trên website, ngoài các nội dung nhƣ: - Cung cấp thông tin trực tuyến về các nguồn lực dƣới dạng in của thƣ viện và công cụ giúp ngƣời dùng kết nối và truy cập tới các nguồn lực ấy. - Điểm truy cập đến các nguồn lực dƣới dạng số đƣợc tích hợp với mạng toàn cầu (cơ sở dữ liệu trực tuyến, các trang web ). - Cung cấp thông tin và các dịch vụ tham khảo trực tuyến. - Môi trƣờng giao lƣu với các nhóm ngƣời dùng tin của thƣ viện, ngƣời hỗ trợ thƣ viện khác nhau. - Quảng bá thƣ viện và các dịch vụ thƣ viện, tạo ra hình ảnh và các mối quan hệ với công chúng một cách thân thiện. - Các thƣ viện còn cần tạo riêng một mục hƣớng dẫn ngƣời dùng tin trên website để phục vụ cho việc triển khai hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin của thƣ viện, bao gồm các nội dung: - Các bài giảng trực tuyến trình bày các mức độ hƣớng dẫn ngƣời dùng tin, nhƣ: + Hƣớng dẫn ngƣời dùng tin nhận biết các nguồn lực của thƣ viện và cách sử dụng thƣ viện với các nội dung nhƣ hƣớng dẫn làm thẻ, quy định về mƣợn trả tài liệu, đƣợc hƣớng dẫn một cách rõ ràng, chi tiết ngay trên website thƣ viện. + Hƣớng dẫn ngƣời dùng tin sử dụng thƣ viện thành thạo: Bao gồm những hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết cách tra cứu mục lục trực tuyến của thƣ viện, hình thức sử dụng các sản phẩm – dịch vụ thƣ viện bằng các file, các hình ảnh, các video đính kèm. + Huấn luyện các kỹ năng thông tin cho ngƣời dùng tin: Bao gồm thông tin về nội dung các lớp huấn luyện kỹ năng thông tin, file đính kèm nội dung một số kỹ năng thông tin cơ bản nhƣ: Kỹ năng tra cứu, tìm kiếm thông tin trên Internet; Kỹ năng tra cứu, tìm kiếm thông tin trong các CSDL điện tử; Kỹ năng trích dẫn tài liệu; - Quảng bá hình ảnh về hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin. - Cung cấp các tài liệu phục vụ hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin. 24
  32. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” - Cung cấp thông tin về lịch học, hình thức đăng ký, thông tin liên hệ, của hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin. Các thƣ viện có thể tham khảo website của một số thƣ viện/ trung tâm thông tin trong nƣớc đã đƣợc sử dụng hiệu quả để thông tin, quảng bá về hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin nhƣ website Thƣ viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp. HCM (tại địa chỉ website Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ (tại địa chỉ website Thƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM (tại địa chỉ 3. Ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin Bên cạnh website, các thƣ viện có thể ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin để đem lại hiệu quả tốt hơn, sinh động, sáng tạo và tốc độ lan tỏa mạnh hơn. Đây là cách thức đang đƣợc nhiều thƣ viện vận dụng. Khi thƣ viện ứng dụng mạng xã hội vào hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin sẽ đem lại những lợi ích nhất định: - Nâng cao tính trực quan, sinh động thông qua các hình ảnh, video hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết. - Tăng cƣờng sự tƣơng tác giữa thƣ viện và ngƣời dùng tin, rút ngắn dần khoảng cách với ngƣời dùng tin. - Cung cấp một không gian riêng cho việc quảng bá đầy đủ và chi tiết nhất về thƣ viện. - Giúp ngƣời dùng tin tiết kiệm thời gian, công sức. - Hỗ trợ ngƣời dùng tin tiếp cận thƣ viện, hệ thống sản phẩm – dịch vụ thƣ viện thƣờng xuyên thông qua mạng Internet. - Nâng cao trình độ sử dụng công nghệ cho đội ngũ cán bộ thƣ viện, bản thân đội ngũ này phải không ngừng vận động để tích lũy thêm kỹ năng chuyên môn, khả năng công nghệ để thích ứng với môi trƣờng thƣ viện đang phát triển. - Làm thay đổi diện mạo của thƣ viện: Đƣa thƣ viện ra khỏi bức tƣờng chật hẹp, tiến tới một không gian mở và tự do hơn để ngƣời dùng tin tiếp cận và khai thác. Các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay, có thể kể đến: nhóm kết nối nhanh, nhƣ Facebook, Twitter; nhóm chia sẻ video, nhƣ YouTube; nhóm chia sẻ hình ảnh, nhƣ Flickr, Instagram. Để ứng dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, thƣ viện cần có một qui trình thiết kế hƣớng dẫn ngƣời dùng tin trực tuyến với mạng xã hội. Các bƣớc xây dựng qui trình thiết kế hƣớng dẫn ngƣời dùng tin nhƣ sau: - Bƣớc 1: Xác định nội dung hƣớng dẫn. Cần dựa trên thực tiễn hoạt động của mỗi thƣ viện, nhu cầu và kỳ vọng của ngƣời dùng tin để xác định nội dung. - Bƣớc 2: Thiết kế nội dung hƣớng dẫn. Nội dung cần đƣợc trình bày qua văn bản (dạng text) mô tả chi tiết, cụ thể từng thao tác hoặc qua hình ảnh có chú thích. Với nhóm mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, nhƣ Flickr, Instagram tƣơng ứng với mỗi hình ảnh phải có các thông tin diễn giải các bƣớc thực hiện dễ hiểu. 25
  33. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” - Bƣớc 3: Xác định mạng xã hội phù hợp cho từng nội dung hƣớng dẫn sử dụng. Tùy theo tính chất, mục đích, nội dung của hƣớng dẫn mà lựa chọn ứng dụng chia sẻ hình ảnh hay chia sẻ video để đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn, thƣ viện có thể sử dụng: + Nhóm kết nối nhanh: Facebook là lựa chọn hàng đầu, vì ngƣời dùng tin Việt Nam, cũng nhƣ ngƣời dùng tin thƣ viện sử dụng Facebook đông đảo nhất. Twitter dù đƣợc sử dụng phổ biến ở nƣớc ngoài nhƣng ở Việt Nam ít ngƣời dùng tin có thói quen dùng. Thƣ viện có thể sử dụng Facebook để giới thiệu đầy đủ về năm thành lập, chức năng, nhiệm vụ, bản đồ đi đến thƣ viện ở mục Thông tin giới thiệu trên Facebook; ở mục chia sẻ trạng thái/ status sẽ đăng những nội dung thông tin đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, những thông tin mới và thay đổi thƣờng xuyên nhƣ lịch hƣớng dẫn ngƣời dùng tin; hình ảnh hoạt động; lịch làm thẻ, nhận thẻ; thông báo và nội qui mới Thƣ viện cũng có thể dùng Facebook để liên kết chia sẻ video từ YouTube, hình ảnh từ Flickr để tăng tốc độ lan truyền, cũng nhƣ cập nhật các video mới nhất cho ngƣời dùng tin. + Nhóm chia sẻ video: Cán bộ thƣ viện có thể sử dụng YouTube để chia sẻ video giới thiệu chung về mọi hoạt động của thƣ viện mình cũng nhƣ video hƣớng dẫn cách sử dụng thƣ viện; quảng bá về chƣơng trình hƣớng dẫn ngƣời dùng tin, Đây là một kênh giúp ngƣời dùng tin không bị nhàm chán khi đọc thông báo hay tài liệu hƣớng dẫn, Ngoài ra, thƣ viện có thể ứng dụng liên kết đến các trang YouTube hữu ích từ những thƣ viện hoặc trƣờng đại học lớn trên thế giới để ngƣời dùng tin của mình tham khảo, học hỏi. Facebook và Flickr cũng có chức năng đƣa video lên nhƣng tốc độ tải, giao diện xem và tính phổ biến không bằng YouTube. + Nhóm chia sẻ hình ảnh: Thƣ viện có thể dùng các mạng xã hội nhƣ Flickr, Instagram để chia sẻ hình ảnh về các hoạt động của thƣ viện nói chung, cũng nhƣ về hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin nói riêng. - Bƣớc 4: Xây dựng nội dung hoàn chỉnh dựa trên việc sắp xếp hình ảnh, video theo một kịch bản hƣớng dẫn. - Bƣớc 5: Thu nhận ý kiến của đồng nghiệp về nội dung, hình thức của hƣớng dẫn để điều chỉnh (nếu cần thiết) trƣớc khi gửi tới ngƣời dùng tin tham khảo và đánh giá. - Bƣớc 6: Tạo lập các trang mạng xã hội và xuất bản các hƣớng dẫn ngƣời dùng tin để ngƣời dùng tin tiếp cận, dùng thử và đánh giá. Tạo lập một trang mạng xã hội tuy đơn giản nhƣng nếu ngƣời tạo lập không có kiến thức thì sẽ tốn thời gian mà không đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, trƣớc hết thƣ viện cần tìm hiểu hình thức tạo các trang mạng xã hội thông qua: + Tài liệu trên Internet: Tìm kiếm và tham khảo các bài viết hƣớng dẫn tạo lập và quản lý mạng xã hội trên Internet để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. + Tự tìm hiểu trực tiếp trên các trang mạng xã hội thông qua các tiện ích đã có sẵn trong các trang mạng xã hội. + Tham khảo các trang mạng xã hội của một số thƣ viện/ trung tâm thông tin có quy mô lớn. Có thể thấy, Facebook và Flickr là hai trang mạng xã hội dễ tạo lập, nhanh chóng và không phải chuẩn bị hồ sơ đi kèm. Do đó, các thƣ viện nên ƣu tiên tạo lập hai trang 26
  34. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” mạng xã hội này trƣớc, đặc biệt là đối với Facebook vì kênh này có khả năng kết nối và lan truyền đến ngƣời dùng tin rất nhanh. YouTube tuy cách tạo lập và sử dụng cũng rất dễ. Tuy nhiên, cán bộ thƣ viện cần phải chuẩn bị các file và video giới thiệu hoặc Powerpoint để chuyển thành video nên cũng mất khá nhiều thời gian. Do đó, thƣ viện có thể tạo lập YouTube sau Facebook và Flickr. - Bƣớc 7: Hoàn thiện và quảng bá các trang mạng xã hội Sau khi tạo lập và xuất bản nội dung hƣớng dẫn lên các trang mạng xã hội, thƣ viện cần điều chỉnh (nếu có) những nội dung hƣớng dẫn ngƣời dùng tin một cách phù hợp dựa trên những nhận xét, đánh giá của ngƣời dùng tin và thực tiễn hoạt động của thƣ viện sao cho phù hợp nhất. Sau đó, tiến hành quảng bá các trang mạng xã hội này. Để quảng bá các trang mạng xã hội, thƣ viện có thể áp dụng các hình thức nhƣ: + Đƣa các trang mạng xã hội lên website của thƣ viện. + Thông qua tài liệu hƣớng dẫn, cẩm nang, tờ rơi. + Thông qua các lớp hƣớng dẫn ngƣời dùng tin. + Thông qua bảng thông báo của thƣ viện. - Bƣớc 8: Tổ chức và quản lý mạng xã hội Để các trang mạng xã hội hoạt động tốt thì thƣ viện phải phân công cán bộ quản lý các trang mạng xã hội này, và ngƣời quản lý phải thƣờng xuyên cập nhật, tổ chức trang mạng xã hội một cách tốt nhất. Vì nếu thông tin không đƣợc cập nhật thì ngƣời dùng tin sẽ không còn thói quen vào các trang mạng xã hội của thƣ viện nữa. - Bƣớc 9: Thống kê và đánh giá hiệu quả Tạo lập, tổ chức và quản lý tốt sẽ giúp cho các trang mạng xã hội của thƣ viện hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu không thống kê, đánh giá thì sẽ không theo dõi đƣợc hiệu quả hoạt động của các trang này. Thƣ viện có thể đánh giá bằng cách: + Tận dụng các chức năng thống kê sẵn có của các trang mạng xã hội để thống kê số liệu hàng tháng. Ví dụ: Facebook có tính năng thống kế số lƣợt xem trang, số lƣợt thích, số lƣợt bình luận; YouTube có thống kê số lƣợt xem, số lƣợt thích và không thích; + Lập biểu đồ so sánh và đối chiếu xem mức độ tăng giảm giữa các tháng, phân tích lý do tăng, giảm. + Tìm và đƣa ra biện pháp cải thiện. Các thƣ viện có thể tham khảo facebook của một số thƣ viện/ trung tâm thông tin đã đƣợc sử dụng hiệu quả trong việc thông tin, quảng bá về hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin nhƣ facebook Thƣ viện Đại học KHXH và NV Tp. HCM (tại địa chỉ facebook Thƣ viện Trung tâm ĐHQG Tp. HCM (tại địa chỉ Thƣ viện cũng có thể tham khảo việc tạo lập và chia sẻ video về hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin tại trang youtube của một số thƣ viện/ trung tâm thông tin thƣ viện nhƣ youtube của Thƣ viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp. HCM (tại địa chỉ đặc biệt, ngƣời dùng tin của Thƣ 27
  35. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” viện Trung tâm có thể link trực tiếp đến trang youtube của Thƣ viện Trung tâm ở mục “Xem video” trên trang facebook của Thƣ viện. Nhƣ vậy, sử dụng website và mạng xã hội trong hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin sẽ đem lại những hiệu quả và lợi ích nhất định. Tuy nhiên, để có thể sử dụng website và mạng xã hội một cách hiệu quả các thƣ viện cần có hiểu biết nhất định về website và mạng xã hội, đồng thời, cần có một qui trình thiết kế cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Esther S. Grassian, Joan Kaplowitz (2001), Information literacy indtruction: Theory and practice, Publisher ALA Neal-Schuman, New York. [2] Khoa Thông tin – Thƣ viện trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (2006), Ngành thông tin – thƣ viện trong xã hội thông tin: Kỷ yếu hội thảo khoa học “Kiến thức thông tin – Information literacy”. [3] Nancy J. (1984), User education in libraries – 2nd ed, Clive Bingley Limited, London. [4] Nguyễn Hồng Sinh, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2014), Hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin trong thƣ viện, Tạp chí Thông tin Tƣ liệu, Số 3. [5] Thƣ viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP.HCM (2011), Kỷ yếu Hội thảo – Tập huấn “Nội dung và phƣơng pháp thực hiện các khóa huấn luyện kỹ năng thông tin cho độc giả”. Title: EFFECTIVE USE SOCIAL NETWORKING AND WEBSITE IN USER TRAINING Abstract: The paper presents the benefits of libraries / information centers to effectively use social networking and website in user training. At the same time, presents a specific design process can be applied to websites and social networks on user training a reasonable and effective way. ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG Giảng viên khoa Thƣ viện – Thông tin, Trƣờng Đại học Văn hóa Tp. HCM ĐT: 0984.620.556 Email:nhung.nguyeenx@gmail.com 28
  36. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN, TRAO ĐỔI TÀI NGUYÊN ĐIỆN TỬ CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN QUANG ĐĂNG Trung tâm TT-TV, Đại học Tiền Giang Những thành tựu phát triển của khoa học và công nghệ thời gian qua đã tác động đến nhiều ngành nghề, đặc biệt thƣ viện các trƣờng đại học, cao đẳng đã vận dụng công nghệ để thực hiện tổ chức, phát triển, trao đổi nguồn tài nguyên điện tử - bƣớc thay đổi lớn trong hoạt động. Đây là việc làm cần thiết, quan trọng để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thông tin của ngƣời dùng tin trong và ngoài trƣờng phục vụ đổi mới phƣơng pháp dạy - học và nâng cao chất lƣợng đào tạo của từng trƣờng theo mục tiêu chiến lƣợc. Chính công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội mới cho công việc nói trên nhằm giúp các thƣ viện hình thành kho tài nguyên thông tin chung trong hiện tại và tƣơng lai phong phú, hấp dẫn. Nhƣ vậy từng thƣ viện cần phải có giải pháp, bƣớc đi cụ thể để phát triển tài nguyên điện tử của thƣ viện mình và cùng trao đổi, chia sẻ chung nguồn tài nguyên này giữa các thƣ viện nói trên theo thỏa thuận chung. I. Thực trạng của việc phát triển, trao đổi nguồn tài nguyên điện tử của thƣ viện trƣờng đại học * Thực trạng Một số việc nổi bật khi thực hiện phát triển, trao đổi nguồn tài nguyên điện tử của các thƣ viện còn gặp phải nhƣ sau: - Luật Sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu tác giả) đã gây khó khăn trong việc liên kết chia sẻ tài nguyên điện tử; - Quy mô đào tạo ngành, nghề của mỗi trƣờng; quy mô tổ chức, cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT, vốn tài liệu thƣ viện (bản in, bản đã số hóa) của mỗi trƣờng khác nhau nên việc hợp tác trao đổi nguồn tài nguyên điện tử bị hạn chế, gặp khó khăn (nguyên nhân chủ và khách quan); - Chính sách phát triển thƣ viện ở mỗi trƣờng khác nhau (trƣờng thực hiện mở trong việc mƣợn, trả tài liệu in và trong sử dụng tài nguyên điện tử; có trƣờng có thể trao đổi tài liệu qua cổng Z39.50 từ phần mềm quản trị thƣ viện nhƣng một số trƣờng khác lại không trao đổi đƣợc với nhiều nguyên nhân khác nhau, ); - Nguồn tài nguyên điện tử của các trƣờng có số, chất lƣợng phát triển không đều (có trƣờng nguồn tài nguyên điện tử phong phú: cơ sở dữ liệu trực tuyến, tài liệu điện tử nội sinh và có trƣờng thì nguồn tài nguyên hạn chế); - Việc bồi dƣỡng, tập huấn kiến thức cơ bản về công nghệ cho ngƣời làm công tác thƣ viện còn hạn chế nên ảnh hƣởng đến việc phát triển, trao đổi nguồn tài liệu giữa các thƣ viện; - Vị trí địa lý cũng là yếu tố cản trở việc trao đổi tài nguyên trong thƣ viện. 29
  37. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” Thời gian qua, nhiều thƣ viện lớn trong hệ thống trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ, Đại học SP Kỹ thuật TPHCM, ĐH An Giang, Cao đẳng Thừa Thiên-Huế, đã nỗ lực nhiều và thành công trong việc phát triển, trao đổi chia sẻ tài nguyên điện tử. Tuy nhiên một số thƣ viện khác việc tổ chức, nguồn nhân lực, tài liệu, các dịch vụ thông tin và ứng dụng công nghệ trong hoạt động thƣ viện còn hạn chế so với nhu cầu hiện đại hóa thƣ viện nhƣ: - Một số thƣ viện chƣa trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết để tổ chức phát triển tài nguyên điện tử, chƣa hình thành các dịch vụ thông tin và làm cho ngƣời sử dụng gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác nguồn tài nguyên; - Chi phí chƣa hợp lý và tính xác thực của nguồn thông tin thu thập khi ngƣời dùng tin đăng nhập vào nguồn tài nguyên đƣợc trao đổi; - Hạn chế quyền đăng nhập vào nguồn tài nguyên đƣợc trao đổi, chia sẻ và dịch vụ phụ thuộc. Vì thế đòi hỏi các thƣ viện nói trên cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng, có kiến thức về lý thuyết và thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ để tạo sự thích nghi cùng thúc đẩy việc phát triển, trao đổi tài nguyên điện tử giữa của các thƣ viện đại học trong hiện tại và tƣơng lai. II. Giải pháp thực hiện việc phát triển, trao đổi nguồn tài nguyên điện tử của thƣ viện trƣờng đại học * Định hƣớng chung: Với thực trạng đã nêu thì việc hợp tác phát triển, trao đổi chia sẻ tài nguyên trong các thƣ viện còn gặp khó khăn. Vì thế các cấp quản lý trực tiếp và gián tiếp của thƣ viện cần quan tâm những việc cụ thể nhƣ sau: Đối với nhà quản lý của trƣờng: Cần xác định chức năng, nhiệm vụ của Thƣ viện nhƣ trong Điều lệ trƣờng Đại học do Bộ GD-ĐT ban hành để đầu tƣ về nhân lực, tài lực, định vị các phòng chức năng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho thƣ viện phát triển với mục đích nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo nhà trƣờng tức là nâng cao số, chất lƣợng nguồn tài nguyên diện tử, năng lực và vận dụng công nghệ cho thƣ viện. Đối với nhà quản lý thƣ viện: Cần có nhận thức, tƣ duy mới về tổ chức, hoạt động thƣ viện đều hƣớng đến ngƣời dùng tin và xây dựng định hƣớng chiến lƣợc là thƣ viện phù hợp với dây chuyền xử lý và phục vụ trong môi trƣờng hiện đại và số hóa, kịp thời tham mƣu cho nhà trƣờng có những quyết sách trong phát triển thƣ viện (tài liệu nội sinh, cơ sở dữ liệu trực tuyến khác) theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hợp tác và hội nhập trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia; đẩy mạnh việc quan hệ để xây dựng tiềm lực, tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo ngƣời làm công tác thƣ viện bộ có điều kiện và khả năng hội nhập với thế giới; Đối với viên chức thƣ viện-là lực lƣợng chủ chốt trong việc vận hành, quản lý và đổi mới thƣ viện nên cần đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ, kiến thức công nghệ, nắm bắt đƣợc kỹ thuật tổ chức nguồn thông tin-tri thức và các phƣơng tiện tìm tin hiện đại, có tinh thần tự học, không ngừng mở rộng kiến thức, kỹ năng và vận dụng cho hoạt động: 30
  38. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” các dịch vụ thông tin, hợp tác phát triển, trao đổi tài nguyên. Ngoài ra, họ phải tham gia đào tạo ngƣời dùng tin, tạo điều kiện cho mọi ngƣời tiếp cận thông tin. Đối với ngƣời dùng tin: Tạo nhiều cơ hội cho ngƣời dùng tin đƣợc tiếp cận tới nguồn lực tài nguyên phong phú, đa dạng của thƣ viện và các thƣ viện khác trong mối liên kết đầy đủ, chính xác và đƣợc sử dụng dịch vụ đa dạng với giá trị gia tăng. III. Giải pháp đề xuất cho việc phát triển, trao đổi chia sẻ tài nguyên điện tử của thƣ viện trƣờng Đại học Tùy theo quy mô tổ chức, cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, vốn tài liệu thƣ viện của mỗi trƣờng mà xây dựng thƣ viện số trong lòng thƣ viện truyền thống, hay nói cách khác xây dựng thƣ viện điện tử nhƣ một hình thức lai ghép giữa thƣ viện truyền thống (đƣợc quản trị bằng phần mềm chuyên dụng) và thƣ viện số. Do đó có thể lựa chọn một trong hai hƣớng hay có thể vận dụng cả hai hƣớng nhƣ sau: 1. Phần mềm mã nguồn mở Một giải pháp quan trọng mà các thƣ viện cần nghĩ tới lúc này là tối ƣu hóa chi phí mua phần mềm thƣ viện nhƣng vẫn đảm bảo tốt các hoạt động khác. Việc sử dụng các phần mềm quản trị thƣ viện nguồn mở có thể tiết kiệm đƣợc chi phí mà Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm về việc sử dụng phần mềm nguồn mở cho các cơ sở giáo dục. Trong phụ lục kèm theo TT số 08/2010/TT-BGĐT ngày 01/03/2010 của Bộ GD&ĐT đã liệt kê danh sách các phần mềm nguồn mở đƣợc khuyến khích sử dụng trong ngành. Một số phần mềm nguồn mở hỗ trợ công tác phát triển, trao đổi tài liệu: Dspace ( - Phần mềm nguồn mở, hỗ trợ giải pháp xây dựng và phân phối các bộ sƣu tập số hóa trên internet, đã đƣợc thƣ viện trƣờng ĐH Đà Lạt sử dụng thành công và chia sẻ với nhiều trƣờng khác; Koha ( - là hệ quản trị thƣ viện tích hợp, nhƣ phần mềm hiện đại, đƣợc phát triển bởi cộng đồng ngƣời làm thƣ viện trên thế giới. Ứng dụng công nghệ Web 2.0 trong TV chủ yếu để cung cấp, quảng bá dịch vụ thƣ viện; giới thiệu, hƣớng dẫn và chia sẻ tìm tin, và thu thập ý kiến bạn đọc mà Trung tâm Học liệu, ĐH Cần Thơ; Trung tâm Học liệu, ĐH Đà Nẵng cùng các thƣ viện ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH An Giang, ĐH Hoa Sen TPHCM, đã triển khai thành công và ĐH Cần Thơ đề xuất trang web mẫu ứng dụng Web 2.0 cho TV trƣờng ĐH. 2. Phần mềm mua quyền sử dụng Libol (http:// www.tinhvan.com)- Phần mềm quản lý thƣ viện điện tử và thƣ viện số; ILib ( - Phần mềm quản lý thƣ viện điện tử tích hợp; ExLibris ( Phần mềm quản lý tài liệu in và tài liệu số; Mua tài khoản cho ngƣời dùng tin từ các công ty kinh doanh tài liệu số theo quy mô ngành đào tạo và ngƣời dùng tin của trƣờng. Hình thức này đang đƣợc một số trƣờng thực hiện. III. Kết luận Việc phát triển, trao đổi tài nguyên điện tử giữa các thƣ viện trƣờng đại học mặc dù ít nhiều gặp khó khăn nhƣng trong hiện tại và tƣơng lai là rất cần thiết. Việc vận 31
  39. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” dụng công nghệ để số hóa tài liệu nhằm phát triển, trao đổi nguồn tài nguyên giữa các thƣ viện Đại học trong nƣớc mở ra một hƣớng đi mới của thƣ viện. Thời gian đầu có thể liên kết, trao đổi quy mô nhỏ các trƣờng trong vùng, và sẽ mở rộng ra các trƣờng vùng, miền khác nhau tạo kho tài nguyên ngày càng đa dạng, phong phú, có giá trị gia tăng. Hoạt động tích cực này, tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời dùng tin khai thác các nguồn tài nguyên thông tin nhanh chóng, xác thực cũng nhƣ đáp ứng cơ bản tiêu chí trong đánh giá, kiểm định chất lƣợng của trƣờng và khẳng định “Thƣ viện là trái tim của trƣờng ĐH”./. 32
  40. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LAI LÊ TRƢỜNG GIANG Thƣ viện Trƣờng Đại học An Giang (Thƣ viện - ĐHAG), tiền thân là Thƣ viện Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm An Giang (1976), đƣợc thành lập vào tháng 1 năm 2002. Với nhiệm vụ chính là nơi tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tƣ liệu, tài liệu của Trƣờng. Bên cạnh đó là bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Nhà trƣờng. Hình thành và phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, đã ảnh hƣỡng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có hoạt động thƣ viện. Thƣ viện – ĐHAG luôn chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hoạt động của Thƣ viện và xem đây là một yêu cầu tất yếu không thể thiếu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Dƣới đây là những ứng dụng CNTT nổi bật mà Thƣ viện đã thực hiện, song song đó là những định hƣớng phát triển cho các ứng dụng trong tƣơng lai. Xây dựng và phát triển các bộ sƣu tập số Bộ sƣu tập số là một tập hợp có tổ chức những tài liệu đã đƣợc số hóa dƣới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, âm thanh, hình ảnh, video ) về một chủ đề (Hiệp, 2014). Việc số hóa tài liệu thành bộ sƣu tập số đem lại nhiều thuận lợi nhƣ: dễ dàng lƣu trữ, tìm kiếm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài liệu Vì vậy, Thƣ viện – ĐHAG luôn quan tâm và chú trọng đến việc xây dựng và phát triển các bộ sƣu tập số. Dƣới đây là những bộ sƣu tập số đã đƣợc xây dựng và đƣa vào phục vụ tại Thƣ viện – ĐHAG. Tài nguyên Nội sinh Bộ sƣu tập Tài nguyên Nội sinh là bộ sƣu tập các tài liệu đƣợc tạo ra trong quá trình công tác, nghiên cứu và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trƣờng Đại học An Giang. Bộ sƣu tập bao gồm: luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, nghiên cứu khoa học, giáo trình, tạp chí khoa học, khóa luận tốt nghiệp Đây đƣợc xem là nguồn tài liệu xám của Trƣờng, đƣợc số hóa vào năm 2006, Thƣ viện đã ứng dụng phần mềm mã nguồn mở DSpace phiên bản 1.5.2 để xây dựng và phát triển thành bộ sƣu tập số Tài nguyên Nội sinh. Đến nay, bộ sƣu tập đã đạt trên 2500 tài liệu, với khoảng trung bình 3282 phiên truy cập/tháng (thống kê năm 2015) và đã nâng cấp phần mềm DSpace đến phiên bản 4.0 (địa chỉ truy cập: Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích chia sẻ và bảo vệ quyền tác giả, Thƣ viện đã thiết lập chính sách truy cập trên từng tài liệu cho nhóm tài liệu luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ theo yêu cầu của tác giả. 33
  41. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” Tuyển tập Thơ văn Lý - Trần Đƣợc phát triển vào năm 2005, do sự kết hợp giữa Thƣ viện và các giảng viên bộ môn Ngữ văn - khoa Sƣ phạm, Tuyển tập Thơ Văn Lý – Trần là bộ sƣu tập thông tin về tiểu sử và tác phẩm của 161 tác giả thời Lý – Trần. Các tài liệu đƣợc trình bày bằng nhiều hình thức nhƣ chữ Hán Nôm, phiên âm, dịch nghĩa giúp bạn đọc dễ dàng nghiên cứu và học tập. Bộ sƣu tập Cá – Đồng bằng Sông Cửu Long Đây là bộ sƣu tập các thông tin mô tả và hình ảnh của trên 250 loài cá vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đƣợc phát triển vào năm 2006. Hỗ trợ bạn đọc tra cứu và tìm hiểu thông tin về các loài cá của vùng. Bộ sƣu tập cho phép bạn đọc có thể tìm kiếm theo các tiêu chí nhƣ: tên Tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học hoặc môi trƣờng sống của cá. Bộ sƣu tập Di tích An Giang Di tích An Giang là bộ sƣu tập các thông tin mô tả và hình ảnh của 33 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh của tỉnh An Giang. Bạn đọc có thể tìm kiếm theo các tiêu chí nhƣ: tên di tích, loại hình, địa phƣơng hoặc xếp hạng. Bộ sƣu tập đƣợc phát triển vào năm 2008, do sự kết hợp giữa Thƣ viện và các giảng viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn. Tài nguyên Tham khảo Bên cạnh những bộ sƣu tập tài liệu nội sinh, chuyên biệt, Thƣ viện cũng xây dựng thêm bộ sƣu tập Tài nguyên Tham khảo. Đây là bộ sƣu tập các tài liệu điện tử do Thƣ viện sƣu tầm hoặc đƣợc biếu tặng từ các cá nhân và tổ chức trong và ngoài Trƣờng. Các tài liệu này đƣợc tổ chức theo các chuyên ngành đào tạo của Trƣờng nhằm giúp bạn đọc dễ dàng tra cứu. Hầu hết các bộ sƣu tập số đƣợc xây dựng trên 2 phần mềm mã nguồn mở là Dspace và Greenstone. Đây là 2 phần mềm khá nổi tiếng đƣợc nhiều thƣ viện trong và ngoài nƣớc tin dùng. Trong tƣơng lai, Thƣ viện cần tận dụng triệt để hơn nữa những phần mềm nói trên. Tiến hành nâng cấp, cập nhật để tận dụng đƣợc những tính năng mới. Phát triển thêm nhiều bộ sƣu tập mới. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng vốn tài liệu cho các bộ sƣu tập. Xây dựng và quản trị cổng thông tin điện tử Khi nói đến Internet, chúng ta thƣờng nghĩ ngay đến dịch vụ web hơn là các dịch vụ khác nhƣ email, ftp, chat Điều này cho thấy sự phổ biến và hữu ích của các trang web trong thời đại bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay. Vì vậy, Thƣ viện - ĐHAG đã sớm xây dựng cổng thông tin điện tử (website) ngay từ những ngày đầu hình thành. Đây đƣợc xem là kênh quảng bá thông tin, dịch vụ, tài nguyên chính thống của Thƣ viện đến với bạn đọc. Trang web đƣợc xây dựng và phát triển trên nền tảng mã nguồn mở Joomla. Đây là một hệ quản trị nội dung mạnh với nhiều tính năng và dễ sử dụng, giúp cho nhân viên quàn lý dễ dàng tổ chức, đăng tải và tìm kiếm nội dung. Bên cạnh đó, Joomla cũng tạo ra môi trƣờng hỗ trợ đa ngƣời dùng, đồng quản trị nội dung khá tốt. Trên cơ sở đó, việc cập nhật nội dung trên website của Thƣ viện - ĐHAG đƣợc trao 34
  42. Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” cho từng bộ phận chuyên trách, nhằm giúp cho nội dung đƣợc đăng tải nhanh chóng và thuận tiện hơn. Tuy đƣợc xây dựng từ rất sớm, nhƣng nền tảng phát triển website Thƣ viện (Joomla 1.5) lại ít đƣợc nâng cấp và cập nhật. Vì thế, trong tƣơng lai, website Thƣ viện - ĐHAG cần đƣợc nâng cấp lên phiên bản mới nhất nhằm khắc phục một số lỗi về bảo mật cũng nhƣ thừa hƣởng những tính năng mới ƣu việt hơn. Bên cạnh đó, giao diện của Website cũng cần đƣợc thiết kế lại, sao cho thân thiện, dễ tra cứu và đặc biệt là có độ phản hồi (giao diện responsive) cao. Nhằm đáp ứng tốt cả những thiết bị truy cập truyền thống (máy tính để bàn, máy tính xách tay) lẫn những thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh). Quản lý phòng máy tính sinh viên Thƣ viện - ĐHAG đƣợc trang bị với hơn 300 máy tính. Trong đó, phần lớn số lƣợng máy tính đƣợc phân bố cho 2 phòng máy tính sinh viên tầng 4 và tầng 5. Để quản lý tốt những phòng máy tính trên, Thƣ viện - ĐHAG đã triển khai và sử dụng phần mềm Netcafe phiên bản 5.0. Đây là phần mềm quản lý dịch vụ truy cập Internet miễn phí đƣợc phát triển bởi công ty Linh Nguyên. Mặc dù, Netcafe không phải là phần mềm chuyên cho quản lý phòng máy tính của thƣ viện, nhƣng nó sở hữu nhiều tính năng khá phù hợp và hữu ích nhƣ: quản lý tài khoản ngƣời dùng, cấp phát thời gian sử dụng, thống kê báo cáo Nhìn chung, phần mềm Netcafe 5.0 khá phù hợp với những phòng máy tính vừa và nhỏ (trên dƣới 80 máy tính). Do đó, vào những thời điểm có nhiều lƣợt truy cập máy chủ Netcafe thƣờng bị treo hoặc hoạt động không ổn định. Để khắc phục vấn đề này, phần mềm quản lý cần đƣợc nâng cấp lên phiên bản mới nhất. Tuy nhiên, phiên bản hiện tại – Netcafe 9.0 lại chứa nhiều mục quảng cáo và một số thành phần dịch vụ không phù hợp với phòng máy tính Thƣ viện. Vì thế, trong tƣơng lai, phòng máy tính cần đƣợc thay đổi phần mềm quản lý mới tốt hơn và phù hợp hơn. Với giải pháp tình thế, Thƣ viện có thể tìm một phần mềm mã nguồn mở tốt hơn để thay thế cho phần mềm Netcafe hiện tại. Về định hƣớng lâu dài, Thƣ viện cần phát triển phần mềm quản lý phòng máy (tự phát triển hoặc đặt hàng công ty phần mềm) theo hƣớng tích hợp vào phần mềm quản trị thƣ viện, nhằm thống nhất dữ liệu thông tin ngƣời dùng và thuận lợi hơn trong việc quản lý. Ứng dụng dịch vụ web 2.0 Từ khi thuật ngữ web 2.0 xuất hiện, các ứng dụng dựa trên nền tảng công nghệ web thế hệ thứ 2 này đã không ngừng gia tăng về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Thực tế cũng cho thấy, việc ứng dụng những dịch vụ web 2.0 đã đem đến nhiều hiệu quả và những lợi ích thiết thực trong các lĩnh vực nói chung, cũng nhƣ thƣ viện nói riêng. Vì vậy, việc ứng dụng các dịch vụ web 2.0 tại Thƣ viện - ĐHAG cũng là một trong những ứng dụng công nghệ thông tin không thể thiếu. Dƣới đây xin đƣợc giới thiệu một số dịch vụ web 2.0 nổi bật đang đƣợc sử dụng tại Thƣ viện - ĐHAG. 35