Hồ Chí Minh một cuộc đời

pdf 198 trang phuongnguyen 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hồ Chí Minh một cuộc đời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfho_chi_minh_mot_cuoc_doi.pdf

Nội dung text: Hồ Chí Minh một cuộc đời

  1. Hồ Chí Minh một cuộc đời
  2. www.langven.com Lời tựa của tác giả 3 Danh sách các tổ chức được nhắc đến trong cuốn sách này: 3 Mở đầu 6 Mất nước 8 Con ngựa hoang 20 Nhà cách mạng tập sự 34 Con Rồng Cháu Tiên 40 Thanh kiếm báu 51 Nghệ Tĩnh đỏ 57 Mất hút 64 Trong hang Pacbo 73 Triều dâng 81 Những ngày tháng 8 94 Tái thiết và kháng chiến 107 Hổ và Voi 126 Nơi đó, Điện biên phủ 138 Giữa hai cuộc chiến 147 Tất cả cho tiền tuyến 164 From Man to Myth 179 1
  3. www.langven.com Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt nam Từ bé, tôi đã được dạy bài hát này, vì thế bây giờ vẫn thuộc. Lên 8 tuổi, tôi vẫn nhớ như in một buổi sáng, bà ngoại gọi tôi thảng thốt: “Nam ơi, Bác Hồ mất rồi”, chẳng biết gì nhưng thấy cả nhà khóc tôi cũng òa lên khóc. Lớn dần lên, biết thêm rất nhiều bài hát hay, thỉnh thoảng được khen là “cháu ngoan”, thấy Bác vẫn là một cái gì đó thiêng liêng, nhưng quả thật giống như một vị thánh chẳng có ích gì nhiều trong cuộc sống. Học xong, về nước, những háo hức của công việc mới lôi đi. Cho đến năm 1999, khi FPT quyết định xuất khẩu phần mềm. Bước ra nước ngoài, hầu như rất ít người biết đến Việt nam là gì, ở đâu, ngoài việc Việt nam gắn liền với chiến tranh và Hồ Chí Minh. Hè năm 2002, Phan Phương Đạt mang về một cuốn sách. “Ho Chi Minh, a life”. Tôi liền mượn đọc. Gấp cuốn sách lại, ký ức nguyên vẹn của buổi sáng năm 1969 lại ùa về. Nước mắt cứ tự nhiên tràn ra. Bỗng nhiên hiểu ra sự cô đơn khôn cùng của Bác trước lúc ra đi, được Trần Hoàn diễn tả lại xúc động trong bài hát của mình. Chợt thấy những tư tưởng của Bác sao mà gần gũi, thật phù hợp cho hoàn cảnh của Fsoft lúc đó khi khách hàng thưa thớt, anh em chán nản. Tôi đã đọc đi đọc lại mấy lần, và quyết tâm dịch quyển sách này ra tiếng Việt. Tôi muốn chia sẻ với vợ tôi, với con gái tôi, với bạn bè tôi, với đồng nghiệp của tôi về những điều tầm thường mà vĩ đại của con người HCM, về những bi kịch và oai hùng của nước Việt nam thế kỷ 20, thế kỷ loạn lạc nhất trong lịch sử loài người. Nhiều bạn bè tôi hay hỏi, liệu lịch sử Việt nam có thay đổi nếu như năm 1945, HCM chấp nhận thỏa hiệp với Pháp để tránh cuộc chiến tranh? Tôi không biết. Nhưng nếu dựa vào những gì Người kịp làm trong năm đầu tiên của nước cộng hòa non trẻ, cũng như những ý nguyện được để lại trong bản di chúc, có thể nói rằng dân tộc ta đã không may, khi không có được một quãng thời gian hòa bình đủ dài để HCM thể hiện tài năng chấn hưng đất nước của mình. Đọc cuốn sách này, có thể nói bất cứ một người dân Việt nào muốn, đều có thể tìm thấy hinh ảnh mình trong cuộc đời của HCM. Có thể hiểu vì sao, con người Bác lại có sức thuyết phục và lôi cuốn lạ kỳ. Từ ông Tây, ông Mỹ, đến trí thức, dân thường. Mới cách đây mấy tháng khi ở Nhật bản, tôi được biết những người thuyền viên Việt nam sang Nhật bỏ trốn, đã chọn HCM làm ông tổ nghề, vì theo họ, H cũng đã làm thuyền viên và cũng đã bỏ trốn. Xin cám ơn tác giả W. Duiker đã đem lại cho tôi một cái nhìn toàn diện về tổ quốc tôi trong thế kỷ XX thông qua tiểu sử của người con ưu tú nhất mà đất nước đã sản sinh ra - Hồ Chí Minh. Nguyễn Thành Nam 2
  4. www.langven.com Lời tựa của tác giả Tôi (W. Duiker) đã bị hấp dẫn bởi HCM từ giữa những năm 1960, khi còn là một nhân viên đối ngoại trẻ tuổi làm việc tại toà đại sứ Mỹ. Tôi đã bị lúng túng khi phát hiện thấy những du kích Việt cộng trong rừng tỏ ra có kỷ luật và được động viên tốt hơn quân đội chính quy của chính quyền Sài gòn được chúng tôi ủng hộ. Tôi đã để tâm tìm hiểu và tìm ra lời giải thích qua vai trò chiến lược và động lực thúc đẩy của nhà cách mạng Việt nam lão thành HCM Sau khi ra khỏi chính phủ để tiếp tục con đường nghiên cứu khoa học của mình, tôi đã nghĩ tới việc viết tiểu sử của con người kỳ lạ này, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng trong bối cảnh lịch sử thời đó, chưa thể có đầy đủ điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin. Bởi thế cho đến tận gần đây, khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới trở nên cởi mở hơn đã thúc đẩy tôi bắt đầu sự nghiệp khó khăn này. Hôm nay, sau hơn 2 thập kỷ trăn trở, tôi muốn cám ơn các con gái tôi Laura và Claire đã không phàn nàn kêu ca, lắng nghe cha chúng thuyết giảng hàng giờ về Việt nam. Tôi vô cùng biết ơn vợ tôi Yvone, người đầu tiên đọc bản thảo, người đã kiên nhẫn chấp nhận HCM như một thành viên của gia đình chúng tôi. Danh sách các tổ chức được nhắc đến trong cuốn sách này: Đảng cộng sản Annam (ACP): đảng được thành lập tại Đông dương năm 1929 sau khi Hội thanh niên cách mạng bị giải thể. Sau đó được sát nhập vào Đảng cộng sản Việt nam tháng 2/1930 Đội tuyên truyền giải phóng quân (APB): tiền thân chính thống của quân đội Việt nam Cứu quốc quân: các đơn vị vũ trang được tổ chức hoạt động chống Pháp và Nhật, sau đó được sát nhập vào APB thành quân giải phóng Việt nam (VLA) Quân đội Việt nam cộng hòa: quân đội của chính quyền miền Nam từ 1956-1975 Quốc gia Liên hiệp Việt nam (ASV): chính quyền của Bảo đại được hiệp định Elysee năm 1949 thừa nhận. ASV hợp tác với Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Việt minh.Sau hiệp định Geneva ASV bị chính quyền miền Nam độc lập thay thế Tâm Tâm Xã (Association of like mind): tổ chức cách mạng cực đoan do một số phần tử di cư thành lập ở Nam trung quốc năm 1924. Sau này bị Q biến thành Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội Hội nghiên cứu chủ nghĩa Max: Hội trên giấy do đảng cộng sản đông dương lập ra khi tự giải tán và rút vào bí mật tháng 11 năm 1945. Cao đài: một tôn giáo hổ lốn phát sinh ở Nam bộ vào cuối thế chiến thứ nhất. Cao đài chống lại tất cả các chính quyền muốn kiểm soát nó. Hiện vẫn đang còn hoạt động Đảng nhân dân cách mạng Campuchia (CPRP): một trong 3 đảng thừa kế đảng Cộng sản Đông dương bị giải tán năm 1951. Các lực lượng vũ trang của CPRP được gọi là Khơ me đỏ. Giữa những năm 60,Đảng cộng sản Khơ me thay thế CPRP. Trung ương cục miền Nam (COSVN): cơ quan đầu não của đảng cộng sản ở phía Nam trong hai cuộc chiến tranh. Thành lập năm 1951 và giải tán sau năm 1975 Quốc tế cộng sản: tổ chức cách mạng được thành lập tại nước Nga Xô viết năm 1919, lãnh đạo hoạt động của các đảng thành viên. Giải tán năm 1943. Đảng CS Đông dương gia nhập năm 1935. 3
  5. www.langven.com Đông dương cộng sản Đảng (CPI): Tổ chức chết yểu, gồm những phần tử ly khai khỏi Thanh niên Hội năm 1929. Đầu năm 1930, lại hợp nhất với Tân Việt và Hội thành đảng Cộng sản Việt nam. Đảng hiến pháp: đảng chính trị ôn hòa do một số phần tử cải lương thành lập ở Nam bộ đầu những năm 1920. Đảng này chủ trương dành quyền tự trị dưới sự bảo trợ của Pháp. Lãnh đạo là Bùi Quang Chiêu hay lên tiếng phê phán đảng Cộng sản và bị thủ tiêu trong thời gian cách mạng tháng 8. Đảng Đại Việt: thành lập trong thời kỳ thế chiến 2, theo Nhật chống Pháp. Đảng này tồn tại ở Nam Việt nam đến tận năm 1975. Việt nam dân chủ cộng hòa (DRV): chính phủ do HCM lập ra ngày 2/9/1945. Hiệp định Geneva năm 1954 thừa nhận chủ quyền của DRV ở miền Bắc VN. Năm 1976 đổi thành CH XHCN Việt nam Đông kinh nghĩa thục (Hanoi Free School): trường học do một số nhà yêu nước lập ra ở Hà nội để thúc đẩy cải cách trong thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Sau khi bị Pháp đóng cửa, những nhà sáng lập đã truyền đạt ý tưởng vào trường Dục Thanh ở Phan thiết, nơi Q đã từng dạy năm 1910. Việt nam cách mạng Đồng minh Hội (Đồng minh Hội): con đẻ của tướng Quốc dân đảng Trương Phát Khuê, liên kết một số đảng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa, thành lập tháng 8/1942. Khuê định dùng liên minh này để chống Nhật ở Đông dương. Mặc dù Q đã tranh thủ lợi dụng cho mục đích của mình, sau thế chiến II, Hội này quay ra chống Đảng cộng sản đông dương kịch liệt. Khi cuộc chiến với Pháp nổ ra tháng 12/1946, Hội này coi như giải tán. Mặt trận Tổ quốc: thành lập năm 1955, thay thế cho mặt trận Liên Việt và trước đó là Việt minh Hòa hảo: cũng là một tôn giáo hổ lốn do nhà sư Huỳnh Phú Sổ thành lập năm 1939. Cực kỳ chống Pháp, và chống cả Cộng. Hiện vẫn đang hoạt động Thanh niên cao vọng: một tổ chức dân tộc do Nguyễn An Ninh lập ở Sài gòn giữa những năm 1920. Chết yểu. Đảng cộng sản Đông dương (ICP): do HCM và các đồng chí thành lập tháng 10/1930. Trước đó là đảng cộng sản Việt nam. Tự giải tán năm 1945. Thành lập lại năm 1951 dưới tên Đảng lao động Việt nam. Liên bang Đông dương: kế hoạch của ICP để thống nhất Đông dương. Sau năm 1951, kế hoạch này được gọi là “mối quan hệ đặc biệt” giữa ba nước. Liên hiệp Đông dương: tổ chức hành chính do Pháp lập ra cuối thế kỷ 19 để bảo đảm luật lệ của Pháp ở khu vực. Ủy ban kiểm tra quốc tế: giám sát thực thi hiệp định Geneva, gồm có Canada, ấn độ, Ba lan Đảng nhân dân cách mạng Lào: đảng do ĐCS Việt nam bảo trợ, thành lập đầu năm 1950, còn hay được gọi là Pathet Lào Mặt trận Liên Việt: do ICP thành lập năm 1946 để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng với đảng, sát nhập với Việt minh năm 1951, đến năm 1955 bị Mặt trận Tổ quốc thay thể Quốc học: trường trung học uy tín ở Huế, thành lập năm 1896, đào tạo các quan lại thế hệ mới, dạy tiếng Pháp và các môn văn minh phương Tây. Q học trường này từ 1907- 1908. Vệ quốc quân: tên khác của Giải phóng quân (VLA) sau CMT8, được chọn để tránh rắc rối với lực lượng Tàu đang chiếm đóng. 4
  6. www.langven.com Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (NLF): liên minh rộng rãi nhiều nhóm chống đối tại miền Nam, thành lập năm 1960 dưới sự bảo trợ của DRV, giải tán năm 1976. ủy ban giải phóng dân tộc: thành lập ở Tân trào để chuẩn bị cho CMT8. H làm chủ tịch Tân Việt: đảng cách mạng chống Pháp, thành lập cuối những năm 1920, sau đó sát nhập vào với ICP Quân đội nhân dân Việt nam: thành lập ở DRV sau 1954, thừa kế Giải phóng quân Việt nam hoạt động trong chiến tranh chống Pháp. SEATO: liên minh do Mỹ thành lập để ngăn chặn sự bành trướng của CNCS ở Đông Nam á. Thanh niên tiền phong: do Phạm Ngọc Thạch thành lập trong thời gian thế chiến 2, được Nhật ủng hộ. ICP đã dùng lực lượng này để hỗ trợ CMT8 tại Sài gòn. Việt cộng: tên miệt thị để chỉ quân giái phóng miền Nam Việt nam, lực lượng vũ trang của NLF Việt minh: do ICP đứng ra thành lập tháng 5/1941. Lực lượng chính trị chủ yếu trong chiến tranh với Pháp sau 1945 Đảng cộng sản Việt nam: do H thành lập tháng 2/1930. Sau đó đổi thành ICP. Đến tháng 12/1976 mới lấy lại tên này. Đảng dân chủ Việt nam: tập hợp những phần tử yêu nước không cộng sản trong thành phần Việt minh. Tồn tại đến sau năm 1976 Quân đội quốc gia Việt nam: tên chính thức của các lực lượng vũ trang của Quốc gia liên hiệp do Bảo đại cầm đầu. Năm 1956 được Quân đội Việt nam cộng hòa thay thế. Việt nam quốc dân đảng: đảng dân tộc không cộng sản, thành lập ở Bắc kỳ năm 1927. Trong nhiều thập kỷ là đối trọng chính trị chủ yếu của ICP. Nay đã bị giải tán. Việt nam quang phục Hội: đảng chống thực dân do Phan Bội Châu thành lập năm 1912. Mục tiêu thay thế chế độ quân chủ bằng nền cộng hòa. Sau mấy cuộc nổi dậy thất bại, đảng bị mất uy tín và tan rã. 5
  7. www.langven.com Mở đầu Sáng 30/4/1975, từng đoàn xe tăng Liên xô do các chiến binh Bắc Việt với mũ cối gắn sao vàng vẫy cờ của PRG vượt qua những vùng ngoại ô Sài gòn tiến thẳng tới dinh Độc lập. Đoàn xe từ từ vượt qua Toà Đại sứ Mỹ, nơi những chiếc trực thăng đang di tản những người Mỹ cuối cùng. Chiếc tăng đầu tiên do dự đôi chút rồi húc đổ cánh cổng sắt tiến thẳng vào sảnh. Viên chỉ huy lao ra, leo lên nóc toà nhà thay thế lá cờ ba que của Việt nam cộng hoà bằng lá cờ xanh đỏ của PRG. Cuộc chiến dai dẳng nhất trong lịch sử nước Mỹ đã đến hồi kết sau gần 1 thập kỷ ác liệt và đẫm máu, cướp đi hơn 58 ngàn sinh mạng. Chiến thắng của cộng sản tại Sài gòn là kết quả của sự quyết tâm và tài năng của VWP dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn cộng với sự hy sinh của các chiến binh - bộ đội (tương tự như người Mỹ gọi các người lính là GI) , những người đã chiến đấu và ngã xuống vì sự nghiệp cách mạng trong các cánh rừng và đầm lầy Việt nam. Nhưng cao hơn tất cả, chiến thắng đó được xác định bởi một tầm nhìn, ý chí và sự lãnh đạo của một con người: HCM. Đặc vụ của QTCS tại Matxcơva, thành viên của phong trào cộng sản quốc tế, người kiến tạo cho thắng lợi của Việt nam, không nghi ngờ gì nữa, HCM là một trong những nhà chính trị có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Đồng thời, ông cũng là một trong những con người bí hiểm nhất, một nhân vật mờ ảo mà lý lịch và động cơ của ông luôn gây nên những cuộc tranh luận không ngừng. Ông là một nhà dân tộc chủ nghĩa hay là một người cộng sản? Hình ảnh một con người giản dị và quên mình là chân thật hay đơn giản chỉ là kết quả của các ngón kỹ xảo? Với những người ủng hộ, Hồ là biểu tượng của chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, người cống hiến cả cuộc đời mình cho hạnh phúc của đồng bào và các dân tộc bị áp bức. Với những người đã được tiếp kiến ông, Việt nam hay nước ngoài, ông là một người hết sức nhã nhặn, một nhà yêu nước quên mình, luôn đau nỗi đau chung của dân tộc. Những người phê phán lại vạch ra những hành động cách mạng quá trớn được thực hiện dưới tên ông, tố cáo ông là con thằn lằn hoa, là sói đội lốt cừu. Câu hỏi về tính cách và động cơ của HCM là tâm điểm của các cuộc tranh luận tại Mỹ về đạo lý của cuộc chiến ở Việt nam. Với những nhà phê phán chính sách của chính phủ Mỹ, ông đơn giản là một nhà cách mạng đấu tranh vì độc lập của Việt nam, một đối thủ mạnh mẽ của chủ nghĩa đế quốc trong Thế giới thứ ba. Những người ủng hộ cuộc chiến thì lại nghi ngờ về động cơ yêu nước, cho rằng ông là đặc vụ của Stalin. Đối với người Mỹ, cuộc luận chiến về sự đam mê của HCM dần dần đã thành quá khứ. Nhưng đối với Việt nam, nó gợi lên những câu hỏi có tính chất nền móng, bởi vì nó định nghĩa một trong những vấn đề căn bản của cách mạng Việt nam: mối quan hệ dựa sự tự do của con người và bình đẳng kinh tế trong Việt nam sau chiến tranh. Từ sau cuộc chiến, nhiều đồng chí hiện đang cầm quyền đã mượn uy ông để biện hộ cho mô hình cộng sản phát triển đất nước. Họ nói rằng, mục tiêu cuối cùng của ông là kết liễu sự bóc lột toàn cầu của chủ nghĩa tư bản, xây dựng một xã hội mới theo những viển vông của K. Marx. Nhưng cũng có một vài giọng chống đối đã phản biện rằng, thông điệp lớn nhất của cuộc đời ông là xoa dịu quy luật đấu tranh giai cấp của Marx bằng cách hoà trộn nó với đạo đức Khổng tử và thuyết ba ngôi của cách mạng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Họ dẫn lời của ông: Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Sự phức tạp trong tính cách của ông thể hiện sự phức tạp của thế giới thế kỷ 20, thế kỷ của chủ nghĩa dân tộc, cách mạng, chủ nghĩa bình đẳng và cuộc đấu tranh cho tự do. Dù 6
  8. www.langven.com tốt hay xấu, HCM là hiện thân của hai thế lực chủ yếu đang điều khiển xã hội hiện đại: sự khát khao độc lập dân tộc và cuộc tìm kiếm công lý xã hội và bình đẳng kinh tế. Đã đến lúc phải phơi bày nhân vật bao trùm thế kỷ 20 này cho sự phân tích lịch sử. Tuy cái tên HCM được hàng triệu triệu người biết đến, nhưng không phải dễ dàng có thể kiểm tra được các nguồn thông tin về ông. Như một nhà cách mạng chống Pháp ông luôn luôn phải sống trong bí mật, sử dụng nhiều tên tuổi khác nhau. Thống kê cho thấy ông đã sử dụng hơn 50 cái tên trong cuộc đời và các bài viết. Bản thân HCM cũng làm vấn đề thêm phức tạp bằng cách tự sáng tạo ra những huyền thoại về cuộc đời mình. Vào cuối những năm 1950, một số tiểu sử của HCM được công bố và chỉ đến gần đây các nhà nghiên cứu mới xác nhận được những tác phẩm đó thực sự là của HCM. Phong cách lãnh đạo của ông cũng làm các nhà nghiên cứu chú ý. Mặc dù là người sáng lập ra Đảng cộng sản Đông dương (ICP), nhưng khác với Lênin, Stalin hay Mao Trạch Đông, HCM thường lãnh đạo bằng cách thuyết phục và đồng thuận thay cho việc áp đặt ý chí của mình. Ông cũng rất kín đáo với những tư tưởng và động cơ bên trong của mình. Trái với các nhà cách mạng nổi tiếng khác, ông không sa đà vào các cuộc tranh luận về hệ triết học tư tưởng mà tập trung toàn bộ tâm trí của mình để giải quyết các vấn đề cụ thể để giải phóng Việt nam và các dân tộc bị áp bức khỏi ách đô hộ của phương Tây. Trong một cuộc phỏng vấn khi được hỏi sao ông không bao giờ viết các chuyên luận về tư tưởng, HCM đã trả lời rằng ông muốn nhường việc đó lại cho Mao. Trong những năm cuối của ông, các tác phẩm nghiêm túc về học thuyết đều do những học trò của ông như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh hay Lê Duẩn viết. Bao giờ cũng có những yếu tố huyền thoại bao quanh những con người nổi tiếng. Không phải ai cũng biết cách tạo và hưởng thụ những huyền thoại như HCM. Từ vị trí trong đền thờ của những vị thánh cách mạng, HCM chắc sẽ rất vui lòng được biết rằng, hương khói huyền thoại bao quanh ông vẫn còn nguyên trong cuốn tiểu sử này. 7
  9. www.langven.com Mất nước Khi đội quân của ông đang rong ruổi ầm ĩ trên các đường phố tiếp nhận sự đầu hàng của quân thù, ông lặng lẽ vào thành phố, trong một ngôi nhà 2 tầng nhỏ với chiếc máy chữ đã theo sát mình từ Matxcova đến Trung hoa và Việt nam trong những tuần đầu 1941. 2h chièu ngày 2/9/1945 trên lễ đài dựng tạm tại một quảng trường mà sau này được gọi là Ba Đình, trong bộ quần áo kaki bạc màu, với chất giọng còn đậm nguồn gốc xứ Nghệ, ông đã đọc bản tuyên ngôn khai sinh cho một dân tộc độc lập. Những lời đầu tiên của bản hiến pháp đã làm sửng sốt một số người Mỹ có mặt trong đám đông: "Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá đã cho họ những quyền tối thượng trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Tại thời điểm đó, chỉ có ít người biết được HCM chính là đại diện của QTCS, người sáng lập ra ICP năm 1930. Đối với đa số dân Việt nam, HCM chỉ đơn giản là một người yêu nước, đã phục vụ lâu dài cho đất nước. Trong suốt 1/4 thế kỷ tiếp sau, nhân dân Việt nam và cả thế giới mới có cơ hội đê chiêm nghiệm, đánh giá con người này. Cuộc trường chinh của HCM đến quảng trường Ba đình ngày đó, được khởi đầu từ một ngày hè năm 1858, khi hạm đội Pháp nổ súng tấn công thương cảng Đà nẵng. Mặc dù cuộc tấn công không phải hoàn toàn là bất ngờ. Trước đó vài thập kỷ, các nhà truyền giáo Pháp đã lang thang khắp nơi để cứu rỗi tâm hồn Việt, các nhà buôn thì bận rộn tìm kiếm thị trường và tìm những con đường thâm nhập vào Trung quốc, các nhà chính trị Pháp thì tin rằng, chỉ có thôn tính các thuộc địa tại châu Á mới giúp nước Pháp đứng vững ở vị trí siêu cường. Cho đến giữa thế kỷ, người Pháp vẫn hy vọng bằng con đường ngoại giao thuyết phục được triều đình Huế chịu ảnh hưởng của họ. Tuy nhiên khi các cuộc đàm phán chắng đi đến đâu, chính quyền của Hoàng đế Luise quyết định dùng vũ lực. Cuộc chiến với Pháp không phải là cuộc chiến đầu tiên của Việt nam. Có thể nói, hiếm có dân tộc nào trên châu Á đã chiến đấu bền bỉ và lâu dài để bảo vệ nền độc lập của mình hơn người Việt nam. Từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên, khi nước cộng hoà Roma còn đang trong trứng nước, Trung hoa đã xâm chiếm Việt nam và thực hiện hàng loạt các chương trình chính trị và văn hoá để đồng hoá dân tộc này. Mặc dù Việt nam đã giành được độc lập vào thế kỷ thứ 10, phải đến hàng trăm năm sau, khi Việt nam chấp nhận một hình thức triều cống, các hoàng đế Trung hoa mới chịu chấp nhận sự thật về một nước Việt nam độc lập. Hơn nghìn năm chung sống với Trung hoa đã để lại những hệ quả sâu sắc. Hệ thống chính trị, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo và cả ngôn ngữ Hoa đã bắt rễ sâu bền trên mảnh đất Việt nam. Mặc dù những yếu tố dân tộc chưa bao giờ biến mất trong văn hoá Việt nam, đối với người quan sát không được đào tạo bên ngoài, Việt nam chẳng khác gì một con rồng thu nhỏ hình ảnh của người láng giềng khổng lồ ở phía Bắc. Tuy có vẻ như người Việt sẵn sàng hấp thụ những ảnh hưởng văn hoá từ phương Bắc, họ vô cùng cương quyết trong vấn đề độc lập dân tộc. Những vị anh hùng dân tộc, từ Hai Bà Trưng đến Lê Lợi, Nguyễn Trãi đều xuất thân từ các cuộc kháng chiến. Lịch sử đã hình thành một dân tộc có có đặc tính dân tộc và ý chí chống ngoại xâm mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh về sự tồn vong đã hun đúc truyền thống quân sự, sẵn sàng chấp nhận dùng vũ lực để bảo vệ đất nước. Từ sau khi giành được độc lập, Việt nam (lúc đó gọi là Đại Việt) đã có cuộc hành quân lâu dài về phương Nam chống lại Champa. Bắt đầu từ thế kỷ 13, Đại Việt đã bắt đầu thắng thế và thôn tính hoàn toàn Champa vào thế kỷ 17. Đất nước Việt nam trải dài đến tận mũi Cà mau trong vịnh Thái lan và Việt nam trở thành 8
  10. www.langven.com một cường quốc ở ĐNA. Tuy nhiên đất nước đã phải trả giá cho sự phát triển. Các mâu thuẫn đã phát sinh ra cuộc nội chiến dai dẳng Đằng Trong - Đằng Ngoài. Gia Long tạm thời thống nhất được đất nước từ đầu thế kỷ 19, tuy nhiên các mâu thuẫn quyết liệt giữa các vùng về quyền lợi kinh tế chưa bao giờ được giải quyết trọn vẹn. Cũng tại thời điểm đó, các hạm đội châu Âu, theo chân của Vasco da Gama bắt đầu lảng vảng dọc bờ biển Nam Trung Hoa và vịnh Thái lan để tìm kiếm kim loại quý, đặc sản và các linh hồn cần cứu rỗi. Không chịu ngồi nhìn kẻ kình địch Anh củng cố lực lượng tại Ấn độ và Miến điện, người Pháp quyết định chọn Việt nam. Vào năm 1853, Tự Đức lên ngôi. Thật không may, ông vua trẻ này phải gánh trên vai trách nhiệm chống lại cuộc xâm lược đầu tiên sau nhiều thế kỷ. Tuy có thiện chí và thông minh, ông vua này lại thiếu tính cương quyết và có một sức khoẻ ẻo lả. Khi quân Pháp tấn công Đà nẵng, bản năng của Tự Đức đã mách bảo là phải chiến đấu. Hạm đội của đô đốc Charlé Rigault de Genuoilly, đợi mãi không thấy sự nổi dậy của quần chúng như các nhà truyền giáo thông báo, lại bị bệnh tả và lỵ hoành hành đã bỏ Đà nẵng và tấn công vào Sài gòn, một thành phố đang trên đà phát triển. Sau 2 tuần, Sài gòn thất thủ. Thất bại tại phía Nam đã làm nản lòng Tự Đức. Ông đồng ý đàm phán và cắt 3 tỉnh Nam Bộ (sau đó là 3 tỉnh nữa) thành thuộc địa của Pháp với tên gọi Cochin China. Pháp đã thắng hiệp đầu. Trong những năm tiếp sau, triều đình cố gắng giữ độc lập. Nhưng sau khi Pháp tấn công Hà nội và chiếm một số thành phố tại châu thổ sông Hồng thì triều đình hoàn toàn bị tê liệt. Ông vua ốm yếu Tự Đức vừa chết trước đó vài tháng đã để lại một triều đình đầy mâu thuẫn. Sau vài tháng đấu đá, Tôn Thất Thuyết nắm được quyền bính và đưa Hàm Nghi lên ngôi với hy vọng tiếp tục kháng chiến. Theo yêu cầu của Việt nam, Nhà Thanh gửi quân sang giúp đỡ nhưng vô hiệu. Năm 1885,Trung hoa rút quân và ký hiệp định với Pháp, bãi bỏ chế độ triều cống của Việt nam. Tại Huế, Hàm Nghi phải bỏ chạy lên núi cùng với Tôn Thất Thuyết. Triều đình chấp nhận nhượng bộ và để cho Pháp trên thực tế thôn tính nốt Tonkin (Bắc bộ) và Annam (Trung bộ), mặc dù triều đình bù nhìn vẫn được duy trì ở Annam. Quá trình Pháp thôn tính Việt nam là cuộc thị uy của các quốc gia tiên tiến phương Tây đang bước vào thời đại công nghiệp hoá. Bị thúc ép bởi nhu cầu tìm kiếm nguyên liệu rẻ và thị trường, phương Tây đã dùng vũ lực để áp đặt chế độ cai trị của mình. Vào cuối thế kỷ 19, tất cả các quốc gia Nam và Đông Nam Á (trừ Thái lan - Xiêm) đã trở thành thuộc địa. Triều đình đầu hàng không đồng nghĩa với kết thúc mong muốn độc lập của Việt nam. Rất nhiều các quan lại và tướng lĩnh không chấp nhận hạ vũ khí. Đáng kể nhất là phong trào Cần Vương (Cứu Vua) của Phan Đình Phùng tại Hà tĩnh. Khi Hoàng Cao Khải, bạn thơ ấu của Phan đến khuyên ông đầu hàng, ông đã khảng khái trả lời như một nhà nho yêu nước: "Nếu Trung Hoa, hàng ngàn lần mạnh hơn chúng ta, lại có biên giới chung với chúng ta, đã không thể dùng sức mạnh để đè bẹp Việt nam, chỉ có thể nói sự tồn vong của dân tộc Việt nam đã chính là nguyện vọng của Thượng đế" Tuy nhiên sự tồn tại của hai nhà Vua: Đồng Khánh và Hàm Nghi đã tạo nên một sự chia ré sâu sắc trong tầng lớp trí thức nho giáo theo tư tưởng Trung quân trong suốt gần nửa thế kỷ sau. Nghệ An, nơi có những bãi biển yên ả, những dãy núi tím đỏ, những cánh đồng lúa xanh, là trung tâm của phong trào chống Pháp. Mảnh đất hẹp và cằn cỗi này luôn phải đối mặt với mọi thử thách của thiên nhiên, đã làm cho những con người sống trên nó nổi tiếng là 9
  11. www.langven.com cứng đầu và bất trị. Trong 2 thập kỷ cuối của thế kỷ 19, nhiều người trong số những tầng lới ưu tú nhất của Nghệ an đã chiến đấu và hy sinh dưới ngọn cờ Cần Vương. Tại đây, làng Kim Liên - Huyện Nam Đàn, năm 1863, vợ hai của phú nông Nguyễn Sinh Vương (hay còn gọi là Nguyễn Sinh Nhâm), bà Hà Thị Hy đã sinh con trai đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc. Vợ cả của Vương đã chết trước đó vài năm, để lại cho chồng một con trai khác tên là Nguyễn Sinh Tro. Lên 4 tuổi, Sắc mồ côi cả cha lẫn mẹ và được anh Tro nuôi nấng. Do thường xuyên bị hạn hán đe doạ, người dân phải làm đủ mọi việc để sống: thợ mộc, thợ đấu, thợ rèn, thêu. Tuy vậy truyền thống học hành vẫn được đề cao. Nhiều nhà nho đèn sách đi thi hoặc mở thêm lớp dạy học kiếm sống. Mặc dù gia phả nhà Vương còn ghi lại nhiều đời đỗ đạt, Sắc không có nhiều cơ hội để trở thành thư sinh. Những buổi đi chăn trâu cho anh, cậu thường ghé vào nghe ké lớp học của Vương Thúc Mậu. Lớn lên, Sắc đã nổi tiếng khắp làng về tính ham học và được Hoàng Dương (Hoàng Xuân Dương), bạn của Mậu, chú ý. Để ý thấy cậu bé thường xuyên nằm trên lưng trâu đọc sách trong lúc chúng bạn chơi đùa, Dương nhận lời đỡ đầu cậu. Năm 15 tuổi, Sắc theo Dương chuyển sang làng Hoàng Trù và bắt đầu học với cha nuôi của mình. (theo truyền thống nho giáo, những học trò tài năng thường hay được họ hàng hoặc người thân đỡ đầu. Khi đỗ đạt, cả cha mẹ và người đỡ đầu đều được hưởng vinh quang) Họ Hoàng bắt đầu từ Hưng Yên và có dòng dõi khoa bảng. Bố của ông Dương đã từng ba lần đi thi và đậu tú tài. Trong lúc chồng dạy học, vợ ông là Nguyễn Thị Kép và hai con gái là Hoàng Thị Loan và Hoàng Thị An suốt ngày bận rộn ngoài đồng để nuôi sống gia đình. Truyền thống xã hội Việt nam trao nhiều quyền cho người phụ nữ, tuy nhiên với ảnh hưởng ngày càng lan rộng của đạo Khổng đến thời điểm đó, vai trò của phụ nữ ngày càng trở nên thứ yếu. Họ không có cơ hội được hưởng giáo dục. Trong bối cảnh đó, bà Kép và con gái đã may mắn hơn vì có được chút ít kiến thức. Gia đình bà Kép cũng có truyền thống khoa bảng và bố bà cũng đậu tú tài. Cậu bé Sắc đã lớn lên trong một môi trường như vậy. Cũng không ngạc nhiên khi cậu phải lòng cô bé Loan xinh đẹp. Mặc dù bà Kép hơi băn khoăn vì cậu mồ côi cha mẹ, đám cưới vẫn được tiến hành vào năm 1883. Cặp vợ chồng trẻ được bố mẹ vợ cho một căn nhà 3 gian ấm cúng ngay cạnh nhà. Ở giữa hai nhà là gian nhà nhỏ đặt bàn thờ tổ tiên. Trong 7 năm sau đó, bà Loan sinh được 3 người con: con gái Nguyễn Thị Thanh, 1884; con trai Nguyễn Sinh Khiêm năm 1888 và ngày 19 tháng 5 năm 1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung mà sau này là HCM ra đờii. Năm 1891, Sắc ra Vinh thí Tú Tài và bị trượt. Không nản chí ông vẫn tiếp tục đèn sách. Năm 1893, bố vợ ông qua đời, ông phải đi dạy thêm để giúp đỡ gia đình. 5/1894 Sắc đi thi lần thứ hai và đỗ cử nhân. Thông thường người có học vị cử nhân thường tim các vị trí trong bộ máy chính quyền. Ông Sắc lại quyết định sống thanh bạch bằng nghề dạy học tại quê nhà. Và bà Loan lại tiếp tục ra ruộng. Tình hình kéo dài không lâu, mùa xuân năm 1895, Nguyễn Sinh Sắc ra Huế thi Hội. Ông bị trượt nhưng quyết định xin ở lại vào trường Quốc tử giám để ôn thi cho kỳ sau. Quốc tử giám có nguồn gốc từ những ngày đầu độc lập tại Hà nội và là nơi đào tạo cho bộ máy cai trị của triều đình. Nhờ một số người bạn giúp đỡ, Sắc được nhận học bổng. Ông quay về Nghệ an để đón vợ và con vào. Không có tiền để đi tàu thuỷ, gia đình Sắc quyết định đi bộ. Vào thời đó, đường từ Vinh đi Huế hết sức vất vả và nguy hiểm phải vượt qua những cánh rừng rậm đầy hổ báo cũng như luôn phải đối phó với những băng cướp đường. Họ đi khoảng 30 km/ngày và mất 10
  12. www.langven.com tổng cộng khoảng 1 tháng. Khi mệt quá cậu bé Cung 5 tuổi được cha mẹ cõng và kể cho những câu chuyện về những vị anh hùng cứu nước Việt nam. Mặc dù đã trở thành trung tâm chính trị của cả nước (Gia Long quyết định chuyển kinh đô vào miền Trung để thể hiện ý chí thống nhất đất nước của mình), Huế tại thời đó cũng chỉ có không đến chục ngàn dân. Kiệt sức vì đi đường, Sắc may mắn được một người bạn cho ở nhờ. Sau đó gia đình chuyển đến một căn nhà nhỏ trên phố Mai Thúc Loan, nằm gần tường đông của Cấm thành trên bờ bắc sông Hương. Sắc ít khi đến trường, ông thích tự học ở nhà và dạy con cũng như con cái của lớp quan lại láng giềng. Cậu bé Cung từ nhỏ đã tỏ ra rất thích tìm hiểu thế giới xung quanh. Khi quan sát những nghi lễ cung đình, cậu đã hỏi mẹ, liệu không biết vua có què không mà phải đi kiệu. Năm 1898, Sắc thi trượt lần 2 và buộc phải chấp nhận công việc dạy học tại thôn Dương Nỗ. Bà Loan thì kiếm thêm bằng công việc may vá và giặt thuê. Chủ trường Dương Nỗ, một tay phú nông đã đồng ý cho 2 con trai của Sắc được tham dự trường. Có thể đây là nền giáo dục Khổng tử chính thức đầu tiên mà cậu bé Cung được hưởng. Tháng 8/1900 Sắc được bổ nhiệm làm giám khảo trường thi tại Thanh hóa. Ông mang cậu bé Khiêm đi, còn Cung ở lại Huế với mẹ. Trên đường về, ông ghé qua Kim Liên để xây lại mộ cho bố mẹ. Đây được coi là vinh hạnh vì thông thường cử nhân không được làm giám khảo, tuy nhiên cái giá của chuyến đi là quá đắt. Tại Huế, bà Loan đã qua đời ngày 10/2/1901 vì hậu sản sau khi sinh cậu bé thứ tư: Nguyễn Sinh Xin. Bà con hàng xóm vẫn nhớ cảnh cậu bé Cung vừa đi vừa khóc qua các nhà để xin sữa nuôi em. Khuôn mặt tươi vui của cậu trở nên buồn rười rượi.ii Nghe tin vợ chết, ông Sắc lập tức trở về Huế và mang các con ra Hoàng Trù. Cậu bé Cung khi đó đã là một học trò nhanh trí và nhớ được khá nhiều chứ Hán, tuy nhiên bố cậu vẫn lo cậu ham chơi và gửi cậu học ở một người bà con xa bên vợ: ông Vương Thúc Đỗ. Vương nổi tiếng thời bấy giờ vì không bao giờ đánh học trò và thường chiêu đãi các học trò của mình bằng những câu chuyện những anh hùng chống ngoại xâm, trong đó có anh cả của ông, người đã từng chiến đấu dưới ngọn cờ Cần Vương. Sắc quay lại Huế sau vài tháng, nhưng các con ông vẫn ở Hoàng Trù với bà nội. Thanh lúc này đã là một cô gái trưởng thành, giúp bà nội việc đồng áng. Ngoài việc nhà, cậu bé Cung chạy chơi khắp xóm với chúng bạn, câu cá, thả diều. Trong các trò chơi, bao giờ cậu cũng là người kiên trì nhất. Cậu thích nhất là leo lên núi Chung, thả tầm nhìn xuống những cánh đồng lúa, rặng tre và dãy Trường sơn xanh mờ phía xa. Trên núi có đền thờ Nguyễn Đức Du, một vị tướng chống quân Nguyên Mông. Cũng trên núi này, năm 1885, ông Vương Thúc Mậu, người mà ông Sắc thường mon men học lỏm ngoài cửa, đã phất cờ khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương. Chỉ có một nốt buồn trong giai đoạn này của cuộc đời Cung: em Xìn cậu đã chết lúc mới 1 tuổi. Quay về Huế, Sắc lại đi thi và lần này ông đỗ Tiến sĩ đệ nhị, hay Phó Bảng. Tin vui này làm nức lòng cả hai làng Kim Liên và Hoàng Trù. Lần đầu tiên từ giữa thế kỷ 17, khu vực này mới có người đỗ cao như vậy. Kim Liên từ nay đã có thể coi mình là "Đất văn vật". Cũng như lần trước Sắc từ chối những nghi lễ long trọng, ông phân phát thức ăn cho người nghèo. Tuy nhiên ông chấp nhận căn nhà 3 gian và 2 sào ruộng như là quà tặng của làng Kim Liên. Gia đình ông chuyển về Kim Liên. Phó bảng là một học vị danh giá và thường mang lại quyền lực cũng như tiền bạc. Tuy nhiên Sắc không có mong muốn tham gia vào quan trường trong cảnh nước mất. Lấy cớ là đang để tang vợ, ông quyết định ở lại Kim Liên dạy học. Ông cũng lấy tên mới là Nguyễn Sinh Huy (sinh ra cho danh dự) 11
  13. www.langven.com Khi đó cậu bé Cung đã 11 tuổi, bắt đầu vào tuổi trưởng thành. Theo thông lệ, bố cậu đặt tên cho cậu là Nguyễn Tất Thành (Người sẽ thành công). Cậu được bố gửi đến học lớp của nhà nho Vương Thúc Quý, con của Vương Thúc Mậu, người đã nhảy xuống hồ tự tử để khỏi rơi vào tay giặc Pháp. Cũng như Sắc, sau khi đỗ đạt, Quý từ chối quan trường, ở làng dạy học, bí mật tìm cách lật đổ chế độ bù nhìn ở Huế. Khác với thông lệ, ông không bắt học sinh học thuộc lòng mà tìm cách cho các em hiểu được bản chất nhân đạo của các tác phẩm của Khổng Tử. Trước mỗi giờ học, ông lại thắp hương trước bàn thờ cha ngay trên tường lớp học để khắc sâu tinh thần yêu nước, chiến đấu cho Việt nam độc lập vào tâm trí các học trò của mình. Đáng tiếc là chẳng bao lâu sau lớp học bị đóng cửa vì Quý bỏ làng theo quân khởi nghĩa. Thành theo học một thầy giáo khác, nhưng không chịu nổi kiểu dạy nhồi sọ cổ lỗ, cậu quay về học với bố. Cũng như bạn mình, Sắc không bao giờ khuyến khích học trò học chỉ để đỗ đạt làm quan, mà hãy tìm cách cứu giúp đồng loại. Thành nhận được học vấn không chỉ ở trên lớp học. Bác thợ rèn hàng xóm tên là Diên thường xuyên dạy cậu nghề và dẫn cậu đi săn chim. Những buổi tối, cậu thường cùng bạn bè quây quần quanh bác để nghe kể chuyện. Diên thường kể về những anh hùng dân tộc như Lê Lợi, Mai Thúc Loan. Ông cũng say sưa kể về cuộc chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ trong phong trào Cần Vương, về cuộc tự sát của Vương Thúc Mậu, về sự hy sinh của Phan Đình Phùng. Thành rất xúc động được biết rằng nhiều bà con của cha cậu cũng đã chiến đấu và hy sinh vì chính nghĩa. Tinh thần yêu nước bắt đầu thấm sâu vào cậu bé. Thành phát hiện ra rằng những quyển sách cậu đọc chỉ nói về lịch sử Trung quốc. Cậu đi bộ ra Vinh để mua sách về lịch sử Việt nam, không đủ tiền, cậu nán lại, học thuộc lòng để có thể về kể lại cho các bạn bè của mình. Cho đến giờ, Thành chưa có nhiều điều kiện để biết về người Pháp. Cậu chỉ nhìn thấy họ khi còn nhỏ ở Huế, và vẫn thường ngạc nhiên tự hỏi không hiểu sao quan quân lại phải cúi đầu trước người ngoại quốc. Anh em cậu cũng hay lân la chơi với các công nhân Pháp đang xây dựng cầu Tràng Tiền. Thỉnh thoảng họ đùa với cậu và cho kẹo. Về nhà Thành hỏi mẹ, tại sao những người Pháp cũng lại khác nhau? Tại quê nhà Nghệ An, công trình làm đường sang Lào đã làm biết bao thanh niên trong làng phải trở thành thân tàn ma dại, hoặc không bao giờ trở về. Con đường sang Lào, "con đường chết" đã làm cho sự thiếu thiện cảm của Thành với người nước ngoài càng mạnh mẽ thêm. Một trong những người bạn gần gũi với Nguyễn Sinh Sắc là nhà yêu nước nổi tiếng Phan Bội Châu, quê cách Kim Liên chỉ vài cây số. Mặc dù bố đỗ tú tài và được học kinh điển từ nhỏ, đối với Châu số phận của đất nước quan trọng hơn là quan trường. Khi còn trẻ ông đã tụ tập những thanh niên cùng chí hướng, phất cờ khởi nghĩa tại quê nhà. Khi bị giặc Pháp đàn áp, ông đã phải chạy vào rừng ẩn náu. Năm 1900, Châu thi đỗ giải nguyên. Không hề có ý định quan trường, ông bắt đầu xây dựng phong trào tại các tỉnh miền Trung. Trong khi đi vận động, Châu thường ghé qua Kim Liên thăm các ông bạn là Nguyễn Sinh Sắc và Vương Thúc Quý. Họ thường trải chiếu ngồi uống rượu, có cậu Thành phục vụ. Thành rất ấn tượng về phong cách lưu loát, nhã nhặn của Châu. Nhờ đã được đọc trước một số tác phẩm của Châu, Thành rất kính trọng lòng yêu nước và chia sẻ sự khinh bỉ của ông với triều đình thối nát ở Huếiii. Châu nghiên cứu các tác phẩm của những nhà cải cách Trung Hoa như Khang Ưu Vị, Lương Kỳ Siêu và tin tưởng rằng Việt nam phải từ bỏ xã hội truyền thống, tiếp thu công nghệ và cách tổ chức xã hội của các nước phương Tây thì mới có thể tồn tại được. Nhưng Châu lại tin rằng chỉ có lớp học giả mới có thể dẫn dắt đến những thay đổi đấy. Ông cũng 12
  14. www.langven.com muốn mượn một số di sản truyền thống để có thể có được sử ủng hộ của nhân dân. Vì thế, khi thành lập Hội Duy Tân năm 1904, ông đã mời hoàng thân Cường Để, một thành viên hoàng gia làm chủ tịch hội. Cùng với các nhà cải cách Trung hoa, Phan Bội Châu rất ngưỡng mộ mô hình Nhật bản. Hoàng đế Minh Trị đã tụ tập được các tầng lớp ưu tú trong xã hội, thay đổi một cách sâu sắc xã hội Nhật bản. Chiến thắng của Nhật hoàng trước quân đội Nga năm 1905 được coi như là biểu tượng của sức mạnh châu Á trước quân xâm lược châu Âu. Cuối năm 1904, Phan Bội Châu đi Nhật và bắt tay xây dựng trường học tại Yokohama để đào tạo những thanh niên Việt nam yêu nước. Đó là khởi đầu của phong trào Đông Du. Khi quay về Việt nam, Châu đến Kim Liên và đề nghị anh em Tất Thành tham gia Đông Du. Nhưng Thành đã từ chối. Theo một số người, cậu cho rằng dựa vào Nhật để đánh Pháp chẳng khác gì "Đuổi hổ cửa trước, đưa sói vào cửa sau". Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng đó là quyết định của bố cậu. Trong bản tự truyện của mình, HCM đã giải thích rằng, ông muốn sang Pháp để "nắm được bí quyết thành công của phương Tây ngay tại quê hương của nó"iv. Sau đó ít lâu, Thành đề nghị bố cho mình đi học tiếng Pháp. Ông Sắc hơi băn khoăn vì tại thời đó, chỉ có những người chịu làm tay sai cho Pháp mới học tiếng Pháp. Nhưng cuối cùng ông cũng đồng ý, có thể do ảnh hưởng từ các tác phẩm của những nhà cải cách Trung hoa đang thuyết phục nhà Thanh thay đổi. Mặc dù gắn chặt sự nghiệp của mình với nền giáo dục truyền thống, Sắc hiểu rằng các con ông phải thích nghi với những hiện thực mới. Ông cũng thường hay nhắc đến lời dạy của Nguyễn Trãi về việc phải hiểu được kẻ địch mới có thể đánh bại chúng. Hè năm 1905, Thành bắt đầu học tiếng Pháp với một người bạn của bố tại Kim Liên. Tháng 9, ông Sắc đã xin cho cả hai con mình vào trường dự bị Pháp-Việt tại Vinh. Các trường kiểu này tại các tỉnh miền Trung được thành lập theo quyết định của toàn quyền Dume, nhằm lôi kéo các trí thức trẻ khỏi nền giáo dục Khổng tử, chuẩn bị nhân sự cho bộ máy cai trị. Hai anh em Thành lần đầu tiên được học tiếng và văn hoá của Pháp. Các cậu còn được học chữ quốc ngữ do các nhà truyền giáo sáng lập vào thế kỷ 17 và đang được truyền bá trong giới trí thức tiến bộ. Tháng 6, năm 1906, Sắc quyết định nhận chức phong của triều đình và đưa cả hai con trai vào Huế. Vẫn như xưa, họ đi bộ nhưng cả hai cậu bé đã lớn nên cũng đỡ vất vả hơn. Các cậu thường tra khảo nhau về các tên tuổi qua các triều đại phong kiến Việt nam. v Thành phố đã có nhiều thay đổi. Tường thành của kinh đô cổ vẫn soi bóng xuống bờ bắc sông Hương, những cô gái điếm tóc dài tha thướt vẫn khẩn khoản mời chào khách hàng. Nhưng những cơn bão lớn trong hai năm vừa qua đã để lại nhiều ngôi nhà đổ nát rêu phong hai bên sông. Những ngôi nhà trắng kiểu châu Âu của các cố vấn Pháp cũng đang nhanh chóng thay thế những cửa hàng lụp xụp trong khu thương mại cũ. Ban đầu mấy cha con sống nhờ một người bạn, nhưng rồi họ được phân một căn phòng nhỏ trong trại lính cũ cạnh cửa Đông Ba bên bờ tường phía đông của cấm thành. Họ sống đơn giản, thức ăc chủ yếu là cá muối, vừng, rau quả và gạo rê tiền. Nước uống được sử dụng từ giếng chung hoặc từ con kênh chảy ngang cửa Đông Ba. Được sự giúp đỡ của Cao Xuân Đức, một quan chức của Hàn Lâm Viện đã giúp ông từ lần trước, Sắc được phân làm thanh tra Bộ Lễ, theo dõi các học sinh của Quốc học. Đây là một chức quan nhỏ so với học vị phó bảng của ông. Các bạn ông đều đã làm đến tri huyện hoặc cao hơn. Chắc chắn là triều đình đã nghi ngờ vào sự trung thành của Sắc khi ông từ chối làm quan. 13
  15. www.langven.com Thực tế là Sắc không cảm thấy dễ chịu phục vụ trong bộ máy đang thối ruỗng. Ông thường chia sẻ với bạn bè sự cấp thiết của việc cải cách. Không giải thích được quan điểm "trung quân ái quốc" trong hoàn cảnh thực tế, ông khuyên học sinh từ bỏ con đường quan trường. Theo ông, tầng lớp quan lại hiện tại chỉ biết hà hiếp nhân dân. Dễ dàng lý giải được sự thất vọng của Sắc về hệ thống xã hội lúc đó. Mô hình chính quyền nho giáo phụ thuộc rất nhiều vào sự trong sạch về đạo đức của tầng lớp quan lại được tuyển chọn qua thi cử. Hệ thống chỉ có hiệu quả nếu các quan lại áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức như phục vụ xã hội, chính trực và nhân từ, được huấn luyện từ nhỏ, trong việc thực thi quyền lực. Thế nhưng từ cuối thế kỷ 19, sự bạc nhược của triều đình đã dẫn đến sự suy thoái của các thể chế xã hội. Uy tín của Hoàng đế giảm sút nghiêm trọng. Tầng lớp quan lại lợi dụng chức quyền để làm giàu. Ruộng công bị chiếm hữu, nhà giàu lại được miễn thuế. Một tiếng nói phản kháng quan trọng nữa vào thời điểm đó là Phan Chu Trinh - người đỗ phó bảng cùng năm với Sắc. Trinh sinh năm 1872 tại Quảng Nam, là con út trong một gia đình 3 anh em. Bố ông là quan võ, cũng đã từng tham gia thi cử nhưng không thành, theo Cần Vương và bị đồng đội xử tử vì bị nghi làm phản. Trinh làm việc Bộ Lễ từ năm 1903. Ông đặc biệt quan ngại về nạn ăn hối lộ và bất tài của các viên chức tại nông thôn. Ông đã từng công khai nêu vấn đề này cho các thí sinh tham gia kỳ thi năm 1904. Năm 1905, Trinh từ chức, ông dự kiến tham khảo ý kiến với các nhà nho khác trên toàn quốc về phương thức hành động trong tương lai. Trinh gặp Châu tại Hồng Kông và theo Châu sang Nhật. Trinh tán thành những cố gắng của Châu trong việc đào tạo cho thế hệ mới nhưng họ bất đồng trong việc sử dụng thành viên của hoàng gia cho phong trào. Trinh cũng cho rằng, tốt hơn hết là thuyết phục Pháp phải tiến hành những cải cách cần thiết cho xã hội Việt nam. Tháng 8 năm 1906, Trinh công bố bức thư cho toàn quyền Paul Beau chỉ ra tình hình nguy kịch tại Việt nam. Trong bức thư, Trinh đánh giá cao những thay đổi mà Pháp mang đến cho Việt nam trong lĩnh vực giao thông và liên lạc. Nhưng ông phản đối việc duy trì một triều đình bù nhìn thối nát, phản đối sự coi thường và khinh bỉ người Việt dẫn đến sự căm thù trong dân chúng. Trinh kêu gọi toàn quyền Pháp tiến hành ngay những cải cách xã hội theo các định chế dân chủ phương Tây. Nhân dân Việt nam sẽ đời đời biết ơn.vi Bức thư của Trinh gây chấn động lớn trong tầng lớp trí thức Việt nam, đẩy cao sự mâu thuẫn với chính quyền. Chế độ thực dân của Pháp, dưới chiêu bài "khai hoá văn minh", bóc lột các tài nguyên thiên nhiên và áp đặt lối sống phương Tây, đã tạo nên sự căm thù trong tất cả các tầng lớp xã hội Việt nam lúc đó. Trí thức căm hận trước các cuộc tấn công vào các định chế và chuẩn mực nho giáo. Nông dân rên xiết dưới các loại thuế khoá nặng nề, nhất là thuế rượu, cấm nông dân chưng ruợu gạo và phải mua các loại rượu vang Pháp đắt tiền cho những ngày lễ tết. Công nhân các đồn điền cao su phải dãi nắng dầm mưa và thường là bỏ xác nơi đất khách quê người. Công nhân nhà máy và thợ mỏ cũng chẳng hơn gì, lương thấp, làm ngoài giờ và điều kiện sống thì dưới đáy xã hội. Trinh không phải là người duy nhất tìm kiếm câu trả lời cho sự tồn vong của đất nước ở phương Tây. Đầu năm 1907, một nhóm các trí trức yêu nước đã lập ra Trường Hà nội tự do, hay còn gọi là Đông Kinh Nghĩa Thục, theo mô hình Học viện của nhà cải cách Nhật bản Fukuzawa Yukichi. Mục tiêu của trường là tuyên truyền các tư tưởng tiến bộ của Trung hoa và phương Tây vào tầng lớp thanh niên Việt nam. Đến giữa hè, trường đã mở được 40 lớp với hơn 1000 sinh viên. Phan Bội Châu khi đó vẫn đang ở Nhật bản, tiếp tục tuyển sinh cho chương trình đào tạo của mình và gửi các bài thơ đầy nhiệt huyết về nước. 14
  16. www.langven.com Một trong những bài thơ hay nhất là "Việt nam Vong quốc Sử", hay Lịch sử của một Việt nam mất nước. Đáng buồn, bài thơ lại được viết bằng chứ Hán. Được một thời gian, chính quyền Pháp nghi ngờ mục đích giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục và ra lệnh đóng cửa vào tháng 12. Nhưng người Pháp không thể ngăn được các cuộc thảo luận về sự tồn vong của dân tộc trên khắp đất nước. Tại Quốc Tử Giám, Huế, Nguyễn Sinh Sắc dạy các học sinh: làm quan của một xã hội nô lệ còn tệ hơn là nô lệ. Nhưng ông không tìm được lời giải. Sau này, HCM nhớ lại cha ông thường ngửa mặt tự hỏi: Đi về đâu, “Anh, Nhật hay Mỹ?” Sau khi quay lại Huế, theo lời khuyên của Cao Xuân Đức, Sắc gửi hai con mình vào trường Đông Ba nằm trong hệ thống giáo dục Việt Pháp mới. Trường nằm ngay trước cổng Đông Ba của thành Nội, trên khuôn viên cũ của chợ Đông Ba sau khi chợ được chuyển đi chỗ khác vào năm 1899, có 4 phòng học và văn phòng. Các năm đầu, học sinh được dạy bằng 3 thứ tiếng: Pháp, Hán, Việt. Lên năm trên, tiếng Hán bị hạn chế. Không phải ai cũng đồng tình, nhưng Thành tỏ ra hài lòng. Ngay từ khi ở Vinh, thầy giáo dạy tiếng Pháp của cậu đã dạy: "muốn đánh Pháp phải hiểu Pháp, muốn hiểu Pháp phải biết tiếng Pháp". Ban đầu, Thành hơi bị lập dị với đôi guốc mộc, tóc dài và bộ quần áo nâu sồng, trong lúc các bạn cậu hoặc khăn đóng, áo dài hoặc đồng phục kiểu phương Tây. Nhưng cậu hoà nhập nhanh. Cậu học cật lực và trong một năm đã hoàn thành chương trình hai năm học. Mùa thu năm 1907. hai anh em Thành thi đậu vào Quốc học Huế, trường cao nhất trong hệ thống giáo dục Pháp Việt. Trường được thành lập vào năm 1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái, nhưng đặt dưới sự điều khiển của Thống sứ Pháp. Trường có 7 bậc, 4 lớp bậc tiểu học và 3 lớp bậc trung học, chương trình tập trung vào tiếng Pháp và văn hoá. Triều đình muốn dần dần thay thế Quốc Tử Giám để đào tạo tầng lớp cai trị mới. Vì thế dân địa phương thường gọi là: "Trường thiên đường". Tuy nhiên điều kiện sống và học tập ở đó khó có thể gọi là "thiên đường". Nhà chính vốn là một trại lính, mái lợp rạ, nay trở nên dột nát và xiêu vẹo. Xung quanh có một số túp lều tre. Cổng trường được xây theo kiểu mái Trung hoa hai tầng hướng ra đại lộ Jules Ferry. Thành phần học sinh khá đa dạng. Một số theo kiểu tự học, được học bổng như Thành. Số khác con nhà giàu có xe đưa đón. Cũng như các trường khác, thầy giáo rất nghiêm khắc, không chần chừ khi dùng roi vọt. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là ông Nordemann, lấy vợ Việt nam và nói được tiếng Việt. Hiệu trưởng tiếp theo là ông Logiou, đã từng là lính lê dương. Bạn bè nhớ lại Thành thường ngồi cuối lớp, ít khi để ý đến những gì xảy ra trong lớp. Nhưng cậu nổi tiếng với nhiều câu hỏi đôi khi có tính khiêu khích, nhất là những câu hỏi về ý nghĩa của những tác phẩm của các nhà triết học Ánh sáng Pháp. Cậu rất giỏi ngoại ngữ và được các thầy cô quý. Một trong những thầy giáo có nhiều ảnh hưởng với Thành là Lê Văn Miên, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Paris. Tuy thường xuyên đả kích chế độ thực dân, Miên có một kiến thức sâu rộng về văn hoá Pháp. Ông dạy các học sinh về những người Pháp tốt hơn ở nước Pháp, thổi vào tâm hồn các em một thành phố Paris vĩ đại với các bảo tàng và thư viện. Tuy học rất giỏi, nhưng giọng nói và điệu bộ nhà quê của Thành thường bị các bạn trêu chọc. Một lần, không giữ được bình tình cậu đã thọi cho một kẻ trêu chọc một quả. Thầy giáo đã khuyên cậu, tốt hết là hãy dồn sức vào việc tìm hiểu những vấn đề thế giới. Quả vậy, Thành quan tâm nhiều đến chính trị. Sau giờ học, cậu thường tụ tập ngoài bờ sông, chờ đợi những tin tức của Phan Bội Châu, cùng nhau đọc thơ: "Á tế Á ca", bài thơ về một châu Á tự do khỏi ách nô lệ da trắng. 15
  17. www.langven.com Một động lực thúc đẩy lòng yêu nước của Thành ở trường là thầy Hoàng Thông. Thông thường dạy học sinh: mất nước nghiêm trọng hơn mất nhà, mất nước là mất tất cả. Thành thường đến nhà thầy đọc sách. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng Thông đã cho Thành tiếp xúc với một số nhóm khởi nghĩa. Cuối năm 1907, tình hình ngày càng trở nên căng thẳng. Vua Thành Thái lên ngôi từ năm 1889 đã buộc phải thoái vị vì bị nghi ngờ có liên quan đến quân nổi loạn chống Pháp. Tuy nhiên vị vua kế vị 8-tuổi càng có tư tưởng chống Pháp hơn. Theo gương Hoàng đế Minh trị Nhật bản, ông lấy hiệu là Duy Tân, nhằm mục đích mang lại cách tân cho đất nước. Tuy nhiên đại đa số các tầng lớp tiến bộ Việt nam cho rằng đã quá muộn để có thể hy vọng gì đó ở triều đình phong kiến. Nguyễn Quyền ở trường Hà nội Tự do đã viết một bài thơ kêu gọi đồng bào cắt bỏ mái tóc dài búi tó, như một cử chỉ đoạn tuyệt với quá khứ phong kiến. Thành và các bạn thường đi cắt tóc rong, vừa đi vừa hát: Tay lược, tay kéo, Cắt! Cắt! Cắt đi sự ngu dốt, cắt đi sự trì trệ, Cắt! Cắt! Từ đầu năm 1908, sự bất bình bắt đầu lan rộng trong nông dân. Giữa tháng Ba, đám đông nông dân tụ tập tại phủ tri huyện tại Quảng Nam và tiến về Hội An. Họ đòi miễn các loại sưu cao thuế nặng, và được sự ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp trí thức. Phong trào bắt đầu lan rộng ra các tỉnh duyên hải miền Trung và có dấu hiệu bạo lực. Triều đình đem quân đàn áp bắt bớ, sau khi các nông dân biểu tình chiếm một số công sở, giam giữ một số quan lại. Đôi khi đoàn biểu tình bắt và cắt trọc những người qua đường. Người Pháp gọi đây là "Cuộc nổi dậy tóc ngắn" Đến cuối mùa xuân, những làn sóng nổi dậy đã dội đến chân thành Huế. Trong tuần đầu tháng Năm, dân làng Công Lương biểu tình chống thuế. Viên quan đến xử lý bị bắt trói cho vào cũi, chở đến cổng Thống sứ Pháp. Ngày 9/5, khi đoàn biểu tình đi qua chỗ các sinh viên, Thành đã bất ngờ kêu gọi hai người bạn của mình tham gia để làm phiên dịch cho các nông dân. Cậu lật ngửa chiếc mũ nan, báo hiệu vứt bỏ "status quo" của mình. Trước sức ép của đoàn biểu tình, Thống sứ Lavecque phải tiếp đoàn đại biểu nông dân có cậu học sinh Nguyễn Tất Thành làm phiên dịch. Cuộc đàm phán thất bại, kể cả sau khi vua Duy Tân đã can thiệp. Quân đội Pháp đã xả súng lên cầu Tràng Tiền làm hàng trăm người chết và bị thương. Đêm đó Thành phải đi trốn. Các bạn cậu chẳng ai có thể ngờ rằng, sáng hôm sau, khi tiếng chuông báo hiệu giờ học vừa dứt, cậu lại xuất hiện, ngồi đúng vào vị trí của mình. Nhưng cũng không được lâu. Đúng 9:00, một sĩ quan cảnh sát Pháp xuất hiện và sau khi nhận ra Thành, đã yêu cầu ban giám hiệu đuổi ngay kẻ phản nghịch ra khỏi trường. Trong những tuần tiếp theo, tình hình tiếp tục phức tạp. Cuối tháng sáu, những người theo Phan Bội Châu tiến hành cuộc đầu độc các sĩ quan Pháp tại Hà nội sau đó khởi nghĩa cướp chính quyền. Tuy nhiên do có kẻ phản bội, cuộc binh biến bất thành. Quân Pháp đàn áp dã man, 13 người bị xử tử, nhiều người bị lưu đày. Hốt hoảng, triều đình hạ lệnh bắt tất cả các trí thức yêu nước. Phan Chu Trinh cũng bị bắt và bị đưa về Huế xử. Nhờ có Thống sứ Pháp can thiệp, Trinh thoát chết nhưng bị đày đi Côn Đảo. Từ năm 1911, Trinh sống lưu vong tại Pháp. Do hành động của hai cậu con trai, Sắc bị khiển trách và bị đưa về làm tri huyện Bình Khê, Bình Định. Đây là một vùng không phải là quá heo hút, nhưng là nơi xuất phát của khởi nghĩa Tây Sơn chống lại nhà Nguyễn. Bởi thế triều đình thường đưa những viên quan lại không vừa ý về đó. Anh trai Thành là Khiêm cũng bị theo dõi, đến năm 1914 thì 16
  18. www.langven.com bị xử về tội mưu phản. Nhà chức trách còn tra hỏi cả chị gái Thành ở Kim Liên vì nghi ngờ về tội chứa chấp 1 số phần tử mưu phản. Sau khi bị đuổi khỏi trường, Thành mất tích mấy tháng. Có tin đồn là anh đi xin việc một số nơi nhưng đều không được nhận. Nhưng chắc chắn là anh không quay lại quê vì đã bị theo dõi. Sau đó, Thành quyết định đi bộ vào phía Nam để tránh sự theo dõi của triều đình. Cũng có thể vào thời điểm đó anh đã quyết định xuất dương tìm đường cứu nước tại phương Tây. Điạ điểm thuận tiện nhất vào thời điểm đó chỉ có thể là cảng Sài gòn. Tháng 7/1909 Thành dừng lại tại Bình Khê để gặp cha mình. Cuộc gặp gỡ không mấy vui vẻ với anh vì ông Sắc đang trầm uất, suốt ngày uống rượu. Sắc đã mắng nhiếc và cho cậu con trai mấy gậy. Sau đó Thành đến Quy Nhơn ở nhờ nhà một người bạn của cha mình là Phạm Ngọc Thọ. Theo lời khuyên của Thọ, Thành đâm đơn thi vào chân giáo viên của một trường học địa phương dưới tên là Nguyễn Sinh Cung. Chủ tịch hội đồng thi vốn là giáo viên cũ của cậu tại trường Đông Ba nên rất quý cậu. Tuy nhiên không hiểu sao chính quyển tỉnh biết được thành tích bất hảo của Thành và tên anh bị đưa ra khỏi danh sách dự thi. vii Không thất vọng, Thành đi tiếp đến Phan Rang gặp Trương Gia Mỗ, đồng nghiệp của cha cậu ở Huế và cũng là bạn của Phan Chu Trinh. Chủ nhà đã thuyết phục Thành chậm lại chuyến xuất ngoại của mình và xin cho anh một chân dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết). Vì đã cạn tiền, Thành chấp nhận. Trước khi đến Phan Thiết, anh phải chứng kiến một cảnh tượng đau lòng khi các sĩ quan Pháp cười ha hả bắt các công nhân cảng Việt nam phải nhảy xuống nước trong giông tố. Nhiều người đã chết. Trường Dục Thanh được các nhà yêu nước địa phương thành lập theo mô hình trường Tự do Hà Nội. Ngôi nhà là sở hữu của một nhà thơ bản xứ, nằm ở bờ nam sông Phan Thiết. Trường do hai người con của nhà thơ điều hành. Cổng trường kẻ rõ khẩu hiệu: "Đoạn tuyệt với cổ hủ, đem tới văn minh". Ngôn ngữ chính thức là quốc ngữ, một số môn được dạy bằng tiếng Pháp và tiếng Hán. Thành đến Phan Thiết ngay trước Tết nguyên đán năm 1910, và nhận trách nhiệm dạy tiếng Hán và quốc ngữ. Anh còn kiêm luôn chân dạy võ. Theo trí nhớ của các học viên, thầy giáo Thành rất được ngưỡng mộ. Mặc bộ bà ba trắng, đi guốc mộc, Thành dạy theo phong cách của Socrat khuyến khích các học sinh đưa ra những ý tưởng của riêng mình. Thành cùng các học sinh thăm quan các vùng phụ cận, lên rừng, xuống biển. Khung cảnh khá điền viên ngoài việc một xưởng nước mắm ở khá gần với những hương vị đặc biệt làm cho học sinh khó tập trung. Chương trình giảng dạy tại Dục Thanh mang nội dung yêu nước khá rõ ràng. Thành thường mở đầu bài giảng của mình bằng bài thơ từ trường Tự do Hà Nội Ôi, thượng đế có thấu nồi khổ đau Dân ta mang xiềng xích, héo mòn trong tai ương Bởi thế chủ đề tranh cãi không bao giờ là mục tiêu giành độc lập mà là bằng cách nào. Các thầy giáo trong trường chia làm 2 phe. Một bên ủng hộ Phan Chu Trinh với đường lối cải cách, bên kia ủng hộ Phan Bội Châu với chủ trương dùng vũ lực và dựa vào Nhật bản. Thành không chọn phe, cậu biết rằng cậu phải hiểu tận cùng tình thế trước khi quyết định. Đầu năm 1911, trước khi năm học kết thúc, Thành biến mất. Nguyên nhân chính xác về sự ra đi của Thành không rõ ràng, nhưng có thể có liên quan đến tin cha cậu chuyển vào Cochin China. Trước đó, đầu năm 1910, Sắc bị triệu hồi khỏi Bình Khê. Trong thời gian làm tri huyện ở đó, ông nổi tiếng là ủng hộ người nghèo, tha cho các nông dân tham gia biểu tình, khoan dung với những tội hình sự lặt vặt. Ông cho rằng lố bịch để mất thời gian 17
  19. www.langven.com vào những việc đó khi nước đã mất. Ngược lại ông rất cứng rắn với bọn nhà giàu và có thế lực. Sau khi tẩn 100 roi vào mông một nhân vật thế lực trong vùng và sau đó tên này lăn ra chết, Sắc bị gọi về Huế, hạ 4 bậc, phạt đánh roi và cách chức. Theo lời bạn bè, Sắc cũng chẳng buồn. Ông nói: "nước đã mất, liệu có thể có nhà được không?" Đầu năm 1911, ông xin phép chính quyền Pháp được đến Cochin China nhưng bị từ chối. Hồ sơ của cảnh sát Pháp viết: "Nguyễn Sinh Sắc bị nghi ngờ là đồng loã với Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Con trai y, đang học ở Huế bỗng nhiên mất tích, nghi rằng đang ở Cochin China. Sắc chắc muốn gặp con và hội kiến với Trinh."viii Nhưng Sắc cũng chẳng đợi được cấp phép, ngày 26/2/1911, ông tới Tourane (Đà nẵng) và lên tàu đi Sài gòn. Đến nơi, ông tìm được một chân dạy tiếng Hán và bán thuốc Nam để kiếm sống. Liệu Thành có biết được tất cả thông tin về cha cậu và rời Phan Thiết để đi tìm cha? Một người bạn của Thành ở Dục Thanh cho biết là cậu đã chia sẻ với anh ta là sẽ cùng ăn tết với cha. Hay cậu đã biết mình bị theo dõi và quyết định lẩn trốn? Ngay sau khi Thành đi, một viên chức Pháp có đến trường tìm hiểu tung tích cậu. Thành đi chỉ để lại một mảnh giấy nhỏ, nhờ các bạn trả lại sách cho thư viện. Chẳng bao lâu sau, trường Dục Thanh cũng bị đóng cửa. Sài gòn là miền đất hoàn toàn mới lạ với cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành. Một thời chỉ là thành phố nhỏ trên bờ sông Sài gòn, thành phố đã lớn rất nhanh và vượt cả cố đô Hà Nội với dân số lên tới hàng trăm ngàn. Sự lớn mạnh của Sài gòn chủ yếu dựa trên lĩnh vực kinh tế. Ở đây đã hình thành cả một lớp thương nhân người Âu, Việt và người Hoa định cư trên khu vực này từ thế kỷ trước. Lĩnh vực làm ăn chủ yếu là khai thác các đồn điền cao su dọc biên giới Campuchia (cây cao su được đưa vào Việt nam từ Brazil vào cuối thế kỷ 19) và canh tác lúa trên những cánh đồng rộng lớn đồng bằng Nam Bộ. Trong 25 năm đầu của thế kỷ 20, Nam Bộ đã đứng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu gạo. Ban đầu Thành sống trong một vựa lúa cũ. Chủ vựa lúa là Lê Văn Đạtix còn có xưởng sản xuất chiếu cói và có quan hệ với các thành viên của trường Dục Thanh. Thành tìm được cha, lúc đó đang ở tạm trong một nhà kho cũ. Qua các mối quen biết của Dục Thanh, Thành tìm được một ngôi nhà ở phố Châu Văn Liêm gần cảng Sài gòn. Được cha khuyến khích, Thành bắt đầu chuẩn bị cho chuyến đi của mình. Vào tháng Ba, cậu đăng ký tham gia một lớp thợ mộc và sắt, chắc là để kiếm tiền cho chuyến đi. Sau khi được biết phải mất ba năm mới có thể thành nghề kiếm tiền, Thành bỏ học, đi bán báo cùng với một người bạn từ Kim Liên, tên là Hoàng. Chỗ ở của Thành ở gần bến Nhà Rồng nơi các con tàu xuyên đại dương thường xuyên lui tới. Thành quyết định tìm việc làm trên một trong những con tàu đó để ra nước ngoài. Thời đó chỉ có hai hãng tàu hoạt động tại cảng Sài gòn là Messageries Maritimes và Chargeurs Reunis. Chỉ có hãng Reunis cần tuyển người địa phương cho một số vị trí phụ bếp và bồi bàn. Thông qua một người bạn ở Hải phòng đang làm trong hãng, Thành đã có được cuộc hẹn phỏng vấn với thuyền trưởng tàu Đô đốc Latouche Treville vừa đến từ Tourane. Ngày 2/6, một anh thanh niên tên là Ba xuất hiện ở cầu tàu. Thuyền trưởng Louis Eduard Maisen e ngại nhìn khuôn mặt thông minh nhưng thân hình khá mảnh khảnh của anh. Ba quả quyết là việc gì anh cũng làm được và đã thuyết phục được Maisen cho một chân phụ bếp. Ngày hôm sau, anh bắt tay ngay vào công việc rửa bát, giặt quần áo, lau sàn, nhặt rau và đốt lò. Ngày 5/6, "Đô đốc LT" hú còi rời sông Sài gòn ra biển Nam Trung Hoa, thẳng tiến tới Singapore lúc đó đang thuộc Anh. 18
  20. www.langven.com Tại sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định rời đất nước? Trong bình luận gửi nhà báo xôviết Ossip Mandelstam nhiều năm sau, HCM đã viết "Khi tôi 13 tuổi, lần đầu tiên tôi nghe thấy những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Lúc đó tôi nghĩ mọi người da trắng đều là người Pháp. Và vì người Pháp viết ra những từ đó, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp để có thể hiểu được ý nghĩa đằng sau những từ đó". Muộn hơn, HCM cũng đã trả lời tương tự cho câu hỏi của phóng viên Mỹ Anna Luise Strong: "Nhân dân Việt nam, bao gồm cả cha tôi, thường xuyên tự đặt câu hỏi, ai sẽ giúp chúng ta cởi bỏ ách thống trị của Pháp. Nhiều người nói Nhật bản, có người nói Anh, lại có người nói Mỹ. Tôi thấy tôi phải ra nước ngoài. Sau khi đã tìm hiểu họ sống như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi" Các nhà viết sử ở Hà nội cũng thường nhắc đến những hồi ức của HCM về việc rời đất nước như một sứ mệnh cứu nước. Cũng nên nhớ rằng HCM hay có khuynh hướng kịch hoá những sự kiện trong đời mình cho những mục đích khác. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì, khi rời Sài gòn tháng 6 năm 1911, cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành đã hoàn toàn nhận thức được những bất công mà đất nước mình đang phải gánh chịu và trong nước không có lời giải. Biết đâu, anh có thể tìm kiếm được những lời giải ở nước ngoài. 19
  21. www.langven.com Con ngựa hoang Mặc dù không có những ghi chép chính xác về các hoạt động của Thành sau khi rời Việt nam, những bằng chứng thu thập được cho phép dự đoán rằng phần lớn thời gian của Thành dành cho việc lang thang trên biển và đi qua khắp 5 châu. Vào thời đó, chế độ thực dân châu Âu đã thuộc địa hóa hầu như cả thế giới. Trên các bến cảng Á, Phi, Mỹ la tinh, những người dân bản xứ xun xoe thoả mãn nhu cầu của các ông chủ da trắng. Trong các tác phẩm sau này, HCM đã miêu tả sự tàn bạo của các ông chủ và sự khốn cùng của dân lao động một cách hết sức ấn tượng. Có thể phần lớn các quan điểm cách mạng của HCM đã được hình thành trong giai đoạn này. Tàu LT là một tàu nhỏ đối với các tàu vượt đại dương, dài khoảng 400 fut và có trọng tải nhỏ hơn 6000 tấn. Vì thế cuộc sống của Thành trên tàu hết sức vất vả. Tuy nhiên anh vẫn nhìn đời một cách hóm hỉnh: "nhân vật của chúng ta vừa huýt sáo vừa chùi toa lét và đổ rác". Một trong những đối thủ chính trị của HCM sau này, ông Bùi Quang Chiêu đã tình cờ gặp Thành trong chuyến đi. Ông lấy làm kinh ngạc sao một người thông minh như Thành lại chấp nhận một thứ lao động khổ sai như vậy. Thành chỉ cười và nói, anh cần đi đến Pháp để đòi sửa lại bản án cho cha.x LT cập bến Marseilles ngày 6 tháng bảy năm 1911 sau khi đã qua Singapore, Colombo và Port Said. Thành nhận được những đồng lương đầu tiên khoảng 10 frances. Chừng đó chỉ đú cho vài ngày trên bờ, nhưng Thành đã có thể dừng bước uống cafe trên đường Cannebiere, để được gọi bằng "Ngài". Thành ngạc nhiên kết luận: "Người Pháp ở Pháp tốt hơn và lịch sự hơn người Pháp ở Đông dương". Sau khi tìm hiểu các hang cùng, ngõ hẻm, gặp gỡ đủ các loại đĩ bợm ở đây, Thành tự hỏi, tại sao người Pháp lại không khai hoá văn mình cho đồng bào chính quốc trước. Thành quay lại tàu trước khi nó nhổ neo và đến Le Havre ngày 15 tháng 7. Sau đó LT giong buồm đi Dunkirk, rồi quay về Marseilles và neo ở đó đến giữa tháng 9. Từ đó, Thành đã viết một bức thư gửi thẳng cho tổng thống Pháp. Quả là một sự kiện gây tò mò, và đáng để in toàn văn bức thư ở đây: Marseilles 15 tháng 9 năm 1911 Thưa ngàI Tổng thống! Tôi rất rất lấy làm vinh dự được nhờ ngài một việc nhỏ để có thể được vào học tại trường Thuộc địa như một sinh viên thực tập. Hiện tại, để kiếm sống, tôi đang phải làm việc tại hãng Chargeurs Réunis (tàu đô đốc LT). Tôi đang bị bỏ rơi và rất muốn có được một nền giáo dục đầy đủ. Tôi muốn trở thành có ích cho nước Pháp về vấn đề các đồng bào của tôi, và giúp họ có thể được hưởng những thành quả của giáo dục. Tôi sinh tại tỉnh Nghệan thuộc Annam Vô cùng biết ơn Ngài Tổng thống đã ra tay cứu giúp Nguyễn Tất Thành Sinh năm 1892 Con ông Nguyễn Sinh Huy (Tiến sĩ) Sinh viên Pháp ngữ và Hán ngữ 20
  22. www.langven.com Trường Thuộc địa được thành lập năm 1885 nhằm mục đích đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của Pháp tại thuộc địa, có khoảng 20 học bổng cho các sinh viên từ Đông Dương. Một số nhà nghiên cứu tỏ ra ngạc nhiên về quyết định xin học của Thành, họ cho rằng có thể lúc đó Thành đã từ bỏ giấc mộng ái quốc để đeo đuổi con đường công chức. Tuy nhiên, thực ra quyết định này chẳng có gì khác với việc gia nhập Quốc học Huế. Rõ ràng là Thành chưa quyết định được mình sẽ phải chọn con đường nào để cứu nước. Và điều có ích nhất bây giờ là tiếp tục sự nghiệp học hành. Trong bức thư viết cho chị cậu mùa hè năm 1911, Thành cũng đã nói với chị là sẽ đi học tại Pháp khoảng 5-6 năm. Cũng có thể đây chỉ là một động tác “qua người” đẹp mắt, mà sau này HCM cũng đã nhiều lần sử dụng, nguỵ trang cho ý đồ đích thực của mình nhằm đạt được mục đích cuối cùng.xi Từ Marseilles, tàu LT về Việt nam và cập bến Sài gòn vào khoảng giữa tháng 10. Thành rời tàu và tìm cách gặp cha. Từ khi mất việc, Sắc lang thang bán thuốc nam và dạy học trong khắp Nam bộ. Thậm chí có lần còn bị bắt vì say rượu. Mặc dù rất có thể trong khoảng thời gian đó, ông đang ở loang quanh Sài gòn, nhưng không có bằng chứng là hai cha con đã gặp nhau. Ngày 31/10/1911, Thành viết một lá thư cho Toàn quyền Pháp tại Annam, giải thích về việc cha con chia cách đã 2 năm và nhờ chuyển cho cha một khoản tiền nhỏ nhưng không được trả lời.xii Quay trở lại Marseilles, Thành nhận được tin là đơn xin học của mình đã bị từ chối. Nhà trường chỉ nhận những học sinh được toàn quyền Đông Dương giới thiệu. Khi tàu được đưa lên bờ sửa chữa tại Le Havre, Thành quyết định ở lại. Anh xin vào làm vườn cho một chủ tàu ở Sainte-Addresse, một khu nghỉ mát đã nổi tiếng nhờ những bức tranh mà Monet vẽ tại đây. Hàng ngày, lúc rảnh rỗi anh lang thang trong thư viện của ông chủ hoặc luyện tiếng Pháp với con gái ông chủ. Có thể là Thành đã đi Paris gặp Phan Chu Trinh trong thời gian này. (Theo một số nguồn tin, ông Sắc đã viết cho Thành một thư giới thiệu cho Trinh khi cậu rời Việt nam). Nếu họ gặp nhau, chắc chắn chủ đề sôi nổi nhất là cuộc cách mạng dân quyền của Trần Dân Tiên lật đổ triều đình nhà Thanh để thành lập một nước cộng hoà kiểu phương Tây. Thành có quan hệ rất tốt với chủ nhà, và chính ông này đã giới thiệu cậu cho một con tàu đi châu Phi cũng của hãng Chargeurs Reunis. Mặc dù nhiều người ngăn cản, Thành vẫn quyết chí ra đi. Anh đã đến một loạt các nước Á-Phi, bao gồm Algeria, Tunisia, Morroco, India, Indochina, Saudi Arabia, Senegal, Sudan, Dahomey và Madagascar. Anh bị mê hoặc bởi những điều nghe được, học được. Những cảnh tượng kinh hoàng của chế độ thuộc địa cũng gây cho anh những xúc động sâu sắc. “Đối với bọn thực dân, tính mạng những người dân thuộc địa không đáng 1 đồng xu.” Trong những năm đó, Thành đã đến nhiều hải cảng trên Tây bán cầu. Sau này, HCM đã kể lại cho những người bạn Cuba của mình rằng ông đã đến Rio và Buenos Aires. Con tàu của anh cũng đã ghé qua bờ Đông nước Mỹ, và Thành đã chọn NewYork làm nơi dừng chân của mình. Anh rời tàu và quyết định tìm việc để ở lại nước Mỹ. Giai đoạn này là một trong những giai đoạn mù mờ nhất trong cuộc đời HCM. Theo lời ông và một số người quen biết khác, anh đã làm đầy tớ cho một gia đình giàu có ở NY với mức lương “trên trời” là $40/tháng. Ngoài giờ làm việc, Thành lang thang với bạn trong khu China town, ngửa cổ ngắm những toà nhà chọc trời NewYork, tham dự các cuộc họp của hội da đen Harlem, và ngạc nhiên khi thấy pháp luật công nhận sự bình đẳng của những kẻ nhập cư châu Á. Sau này, một đoàn đại biểu các nhà hoạt động hoà bình Mỹ đã hỏi HCM: tại sao ông lại đến nước Mỹ? HCM đã trả lời, ông nghĩ là nước 21
  23. www.langven.com Mỹ là biểu tượng chống chủ nghĩa thực dân châu Âu và sẽ giúp Việt nam giành độc lập. Nhưng ông đã nhầm. HCM còn nói là ông đã từng sống ở Boston và làm bánh ngọt cho khách sạn Parker House. Ông cũng đã đi thăm một số bang miền Nam để chứng kiến cảnh bọn 3K hành hình người da đen mà sau này ông đã miêu tả rất sống động trong một truyện ngắn viết khi đang ở Nga những năm 1920. Rất tiếc là chỉ có ít bằng chứng rõ ràng về việc HCM đã từng ở nước Mỹ. Một là bức thư ký tên là Paul Tất Thành gửi cho toàn quyền Pháp xin phục hồi cho cha anh. Bức thư đóng dấu NY ngày 15/12/1912. Thứ hai là tấm bưu thiếp gửi Phan Chu Trinh từ Boston, kể rằng anh đang phụ bếp tại khách sạn Parker Housexiii HCM nói với một nhà báo Mỹ, bà Anna Louise Strong rằng quãng thời gian ở Mỹ ảnh hưởng rất ít đến quan điểm chính trị của ông vì lúc đó ông còn quá trẻ. Nhiều khả năng là HCM rời Mỹ vào năm 1913. Sau chặng dừng chân ở Le Harve, anh đến Anh để học tiếng Anh. Trong một bức thư gửi Phan Chu Trinh, anh nói rằng đã ở London bốn tháng rưỡi để học tiếng Anh và giao lưu với người nước ngoài. Bức thư chắc phải được viết trước khi nổ ra đại chiến thế giới I, tháng 8 năm 1914, vì Thành còn hỏi PCT sẽ đi nghỉ hè ở đâu. Bức thư thứ hai cho PCT, Thành đã bình luận về sự khởi đầu của chiến tranh. Anh cho rằng những kẻ dây vào sẽ phải lãnh đủ, anh chờ đợi những sự thay đổi lớn ở châu Á và hy vọng chiến tranh sẽ làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của Pháp. Trong hồi ký của mình HCM đã thừa nhận những công việc rất cực nhọc của ông ở Anh như quét tuyết và đốt lò. Một vài người quen khi gặp Thành ở Pháp đã nhận thấy bàn tay của anh bị cái lạnh làm cho cong queo. Cũng may là sau đó anh tìm được một chân phụ bếp trong khách sạn Drayton Court rồi chuyển đến Carton giúp việc cho đầu bếp nổi tiếng Auguste Escoffier và ông đã từ chối cơ hội để trở thành đầu bếp. Ngoài việc lang thang ở Hayden Park với cây bút chì và quyển sách để học tiếng Anh, Thành còn tham gia vào các hoạt động chính trị của Hội công nhân hải ngoại, tham gia vào các cuộc biểu tình đòi độc lập của người Ailen. Có thể là trong thời gian này Thành đã lần đầu tiên làm quen với các tác phẩm của Karl Max. Anh vẫn không quên nỗi đau mất nước. Trong một bức thư gửi PCT, Thành đã viết những câu thơ: Đương đầu với trời đất Thôi thúc bởi ý chí Người anh hùng phải chiến đấu cho đồng bào Có một điều Thành không biết là các bức thư của anh gửi cho PCT đều rơi vào tay mật thám Pháp. Trong khi khám xét căn hộ của PCT, chúng đã phát hiện ra những bức thư ký tên N. Tất Thành gửi từ số 8, Stephen Street, Tottenham Court Road, London. Trong một bức thư, người thanh niên này còn thề thốt là sẽ tiếp tục sự nghiệp của PCT. Cảnh sát Pháp đã nhờ các đồng nghiệp Anh tìm kiếm nhưng chẳng thấy ai ở địa chỉ đó. Cảnh sát Anh lục khắp London được 2 sinh viên Việt nam tên là Thành, trong đó có một Nguyễn Tất Thành, nhưng họ chẳng có dính líu gì đến chính trị. Không có nhiều tài liệu minh chứng cho hoạt động của HCM ở Anh. Một số nhà sử học thậm chí nghi ngờ ông đã ở Anh. Họ cho rằng ông đã bịa ra giai đoạn đó để có được tấm áo xuất thân vô sản. Điều này hơi vô lý vì HCM chẳng bao giờ phủ nhận nguồn gốc nhà nho của mình.xiv Tuy nhiên có nhiều chứng cớ khằng định được HCM đã ở London.xv Thời điểm chính xác Thành quay về Pháp cũng gây nhiều tranh cãi. ít nhất là chính quyền Pháp cũng không biết gì về chuyện này cho đến khi có một sự kiện làm cho Thành trở thành người Việt nam yêu nước nổi tiếng nhất ở đất nước mình. HCM viết rằng, ông đã quay về Pháp khi chiến tranh còn đang xảy ra. Một số người quen cũ của ông ở Pari cho 22
  24. www.langven.com rằng ông đến Pháp năm 1917 hoặc 1918. Viên mật vụ được phân công theo dõi ông vào năm 1919 báo cáo rằng HCM đã “ở Pháp từ lâu”. Nhiều nguồn cho rằng đó là khoảng tháng 12/1917. Lý do Thành về Pháp có thể dễ hiểu. Sau chiến tranh, số người Việt nam tại Pháp đã tăng lên gấp bội so với trước đó. Hàng ngàn người Việt nam làm việc tại các công xưởng, tham gia quân đội so với không đến 100 người trước chiến tranh. Qua mối quan hệ đã sẵn có với Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường, Thành có thể thâm nhập vào cộng đồng chính trị Việt nam hải ngoại nhằm mưu đồ cứu nước. Trinh đang được coi là lãnh tụ của phong trào, nhưng sau khi bị bắt vì nghi ngờ phản bội hồi đầu chiến tranh, Trinh trở nên rất thận trọng. Sau khi về Paris, Thành nhanh chóng tham gia vào các hoạt động kích động công nhân Việt nam trong bối cảnh các cuộc chống đối ở Pháp ngày một nhiều do sự kéo dài khốc liệt của chiến tranh. Cũng chưa rõ, làm thế nào Thành có thể tham gia vào các hoạt động đó. Có thể với tư cách của Hội công nhân hải ngoại? Cũng có thể là quan hệ trực tiếp với các nhà hoạt động cánh tả. Một nhà hoạt động cách mạng, Boris Souvarine, sau này trở thành sử gia nhớ lại đã từng gặp Thành ngay sau khi anh từ London trở về. Ông cho rằng đó là vào khoảng năm 1917. Thành thuê 1 căn hộ dơ dáy tại Montmartre và tham gia sinh hoạt với chi bộ đảng Xã hội Pháp tại đó. Souvarine đã giới thiệu Thành với Leo Poldes, người sáng lập câu lạc bộ Faubourg. Các buổi nói chuyện diễn ra thường xuyên về tất cả các chủ đề từ chính trị tới những điều huyền bí. Souvarine nhớ lại là Thành rất bẽn lẽn, thậm chí khúm núm, nhưng hoà nhã và ham học. Mọi người còn gọi anh là “Người câm ở Montmartre”.xvi Leo Poldes là người đã rèn luyện tính nhút nhát của Thành bằng cách bắt anh phát biểu trước cử toạ. Trong bài phát biểu đầu tiên của mình miêu tả sự thống khổ của nhân dân thuộc địa, Thành thậm chí còn nói lắp. Không mấy người trong cử toạ hiểu, nhưng họ thông cảm với chủ đề và Thành được hoan hô nhiệt liệt. Sau đó Thành được mời phát biểu thường xuyên Trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà văn Mỹ Stanley Karnow, Leo đã nhận xét về Thành trong thời gian anh tham gia câu lạc bộ Faubourg: “có hơi hướng của Chapline, hài hước nhưng buồn, vous savez”. xvii Leo đặc biệt có ấn tượng về đôi mắt sáng và lòng ham mê học hỏi của Thành. Anh đã vượt qua được nỗi sợ hãi phải phát biểu trước công chúng và tích cực tham gia vào các cuộc tranh luận. Qua đó Thành quen biết những nhân vật nổi tiếng trong giới trí thức cách mạng Pháp: nhà văn xã hội Paul Louis, nhà quân sự Jacque Doriot, tiểu thuyết gia Henri Barbeusse với những tác phẩm miêu tả sự cùng cực của binh lính trên mặt trận. Đã gần 30 tuổi, và hầu như kinh nghiệm nghề nghiệp chỉ loanh quanh mấy việc phụ bếp hoặc dạy học, lại không có giấy phép làm việc Thành không thể xin được việc ổn định. Anh phải làm đủ việc từ bán món ăn Việt nam, kẻ bảng hiệu, dạy chữ Hán, làm nến Cuối cùng anh kiếm được một chân tô màu ảnh đen trắng trong một hiệu ảnh của Phan Chu Trinh. Vào những thời gian rỗi Thành hay ngồi lì trong thư viện và đọc các tác phẩm của Secxpia, Tolxtoi, Lỗ Tấn, Hugo, Zola, Dickens. Gia tài của anh chỉ có cái va li và thưỡng xuyên chuyển chỗ trong những nhà trọ chật hẹp của khu công nhân Parisxviii Thủ đô của nước Pháp cuối chiến tranh vẫn tham vọng trở thành trung tâm chính trị và văn hoá của thế giới phương Tây. Rất nhiều những nhà tư tưởng lỗi lạc của thế kỷ 19 đã sống ở Paris. Không khí cách mạng càng sục sôi trong giai đoạn cuối chiến tranh, khi sự tàn bạo của cuộc chiến đổ thêm dầu vào phong trào chống chủ nghĩa tư bản. 23
  25. www.langven.com Việt nam chiếm số lượng lớn nhất trong cộng đồng hải ngoại tại Paris thời điểm đó: khoảng 50000 người, trong đó có hàng trăm con em trí thức. Trong bầu không khí bị chính trị hoá cao độ, lớp sinh viên này đã hoàn toàn chín muồi cho những hoạt động chính trị hướng tới độc lập dân tộc. Rất tiếc là chẳng có gì xảy ra cả. Trong giới có ảnh hưởng, một số muốn mặc cả với Pháp cho thêm quyền tự chủ đổi lấy việc đã tham gia bảo vệ mẫu quốc trong chiến tranh, một số thì lại bí mật đi đêm với Đức để hy vọng Pháp thua trận. Theo cảnh sát Pháp, Phan Chu Trinh và bạn ông là Phan Văn Trường đã thử cả hai phương án này. (Phan Văn Trường sinh năm 1878 tại Hà đông, học luật và trở thành công dân Pháp năm 1910). Cả hai đã thành lập “Hội đồng thân ái” trước khi chiến tranh xảy ra, nhưng chỉ thu thập được khoảng 20 chục thành viên. Trinh, được coi là nhà ý tưởng, tỏ ra rất ít có khả năng tổ chức. Tuy nhiên, do có tin đồn về việc họ đang dự kiến lật đổ chính quyền tại Đông dương, cả hai đã bị tạm giam ngay sau khi chiến tranh nổ ra. Chính vì lý do đó mà những bức thư Thành gửi cho Trinh đều rơi vào tay cảnh sát Pháp. Sau khi được tha, Trường và Trinh không dám nghĩ đến chuyện thách thức chế độ thực dân nữa. Cộng đồng Việt nam hải ngoại thực sự đình trệ về mặt chính trị. Thành muốn nhanh chóng thay đổi tình hình đó. Mặc dù, cho đến lúc đó thành tích chính trị của anh mới chỉ là phiên dịch cho cuộc biểu tình tại Huế năm nào. Trông bề ngoài hoàn toàn không bắt mắt, bạn bè đều phải thừa nhận anh có một đôi mắt sáng và cái nhìn mãnh liệt như xuyên thấu suy nghĩ của người đối thoại. Hè năm 1919, được sự bảo trợ của Trinh & Trường, Thành thành lập Hội ái quốc Annam. Ngoài những thành viên trí thức, Thành còn lôi kéo thêm một số thành viên từ tầng lớp lao động mà anh quen từ hồi còn làm thuỷ thủ tại Marseilles, Le Havre, Toulon. Bề ngoài, hội không đặt ra những mục tiêu cực đoan để lôi kéo đông đảo sự tham gia của cộng đồng người Việt. Việc dùng chữ Annam thay cho Việt nam muốn cho chính quyền thấy Hội không phải là mối nguy hiểm cho chế độ thực dân. Thực chất, ngay từ đầu, Thành muốn biến hội thành một lực lượng hiệu quả chống lại chế độ thực dân ở Đông Dương. Anh đã liên lạc với những hội tương tự của người Triều tiên và Tuynizi. Đây là một thời điểm hết sức thuận lợi cho những hoạt động tương tự. Sau chiến tranh, Paris trở thành trung tâm kích động của các nhóm chống thực dân. Các cuộc thảo luận về chủ đề này diễn ra thường xuyên ở quốc hội Pháp. Toàn quyền Albert Sarraut đã phát biểu tại Hà nội hứa hẹn nhiều quyền hơn cho nhân dân Việt nam. Năm 1919, đại diện các nước Đồng minh thắng trận họp tại Versailles để đàm phán điều kiện đầu hàng của khối Trung tâm và tổ chức thế giới sau chiến tranh. Tổng thống Mỹ Wilson đã mang lại niềm hy vọng cho các dân tộc thuộc địa bằng luận cương 14 điểm, trong đó thừa nhận quyền tự quyết của tất cả các dân tộc. Ngày 18/6/1919, Hội ái quốc Annam do Nguyễn Ai Quốc ký tên đã công bố bản kiến nghị 8 điểm có tên: “Yêu cầu của nhân dân Annam” gửi các quốc gia Đồng minh, đề nghị áp dụng những tư tưởng của Wilson cho thuộc địa của Pháp tại Đông Nam Á. Ngôn ngữ của bản kiến nghị rất ôn hoà, không đặt điều kiện độc lập dân tộc mà chỉ đòi hỏi quyền tự quyết về chính trị, sự bình đẳng giữa người Pháp và người Việt, quyền tự do báo chí, hội họp, bãi bỏ các loại thuế hà khắc. Nhiều nhà sử học đã nghi ngờ rằng Thành là tác giả duy nhất của bản kiến nghị. Họ cho đó là công sức tập thể. Nhiều người cho rằng đây là tác phẩm của Phan Văn Trường, người được cho là trí thức nhất trong hội. Trong cuốn tự truyện của mình, HCM tự nhận mình là tác giả và Phan Văn Trường đã chỉnh văn phạm tiếng Pháp cho ông. Tuy nhiên việc Thành có là tác giả hay không không quan trọng bởi chính anh là người đã tổ chức 24
  26. www.langven.com công bố bản kiến nghị và sau đó tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Chính Thành đã đưa tận tay bản kiến nghị cho các thành viên chủ yếu của nghị viện và tổng thống Pháp. Cũng là anh dấn bước trên các hành lang của điện Verseille để trao bản kiến nghị cho các đoàn đại biểu Đồng minh. Qua các mối quan hệ của mình Thành đã công bố bản kiến nghị trên báo Nhân đạo và nhờ các chiến hữu từ thời còn thuỷ thủ phân phối hơn 6000 bản copy trên các đường phố Paris. Chẳng có hồi âm nào từ chính quyền Pháp mặc dù các cuộc thảo luận về vấn đề thuộc địa vẫn đang diễn ra tại nghị viện. Hội nghị Versaille cũng làm thinh về chủ đề này. Tổng thống Wilson, dưới sức ép của các đồng minh đã không bảo vệ tuyên bố 14 điểm của mình. Cả thế giới thuộc địa bị thất vọng. Tuy nhiên bản kiến nghị cũng đã làm kinh ngạc giới chức chính trị Pháp. Ngày 23/6, tổng thống Pháp viết thư cho toàn quyền Albert Sarraut, đề nghị xem xét và xác định danh tính tác giả. Tháng 8, tin từ Đông dương báo về: bản kiến nghị đang được phân phát trên các đường phố Hà nội và đã gây nên cuộc thảo luận sôi nổi trong báo giới. Tháng 9, Thành chính thức xác nhận mình là Nguyễn Ái Quốc trong một cuộc phỏng vấn cho một phóng viên người Mỹ của một tờ báo Trung hoa tại Paris. Cũng vào quãng thời gian đó, thanh tra mật thám Pháp Paul Arnoux, chuyên theo dõi cộng đồng Việt nam hải ngoại, tình cờ gặp Thành đang đi phân phát truyền đơn. Sau mấy lần uống cafe, bị ảnh hưởng bởi nhiệt huyết của chàng trai trẻ, Arnoux đã liên lạc với Bộ thuộc địa và thu xếp để Albert Sarraut gặp Thành. Và cuộc gặp đã diễn ra ngày 6 tháng 9 tại toà nhà Bộ thuộc địa ở phố Ordinot. Các mật thám Pháp đã tranh thủ thời cơ này để chụp ảnh hòng tìm ra tung tích chính xác của Thành. Có thể NAQ (như Thành đã tự gọi mình) đã nuôi một chút hy vọng bản kiến nghị của mình có thể thấu tai chính quyền Pháp và mang lại những thay đổi ở Đông Dương. Bản tính của anh là tin vào những điều tốt đẹp của con người, kể cả kẻ thù. Sau khi đi một vòng Thuỵ sĩ, ý, Đức, Thành đã kể với bạn của mình: “nếu bạn là người tốt, ở đâu bạn cũng gặp người tốt” . Cũng có thể là Thành đã tin vào những lời dụ dỗ của A. Sarraut. Trong cuộc trả lời phỏng vấn cho tờ báo Trung hoa Thế giới, sau khi phàn nàn về tình hình tồi tệ ở Đông Dương, Thành đã thừa nhận là trước tiên cần có quyền tự do ngôn luận để nâng cao dân trí sau đó mới có thể tính đến quyền tự trị, tiến lên độc lập. Nhưng những hy vọng của NAQ đã nhanh chóng bị tàn lụi. Ngay sau cuộc gặp gỡ, Thành đã gửi đến A. Sarraut toàn văn bản kiến nghị cùng với bức thư đi kèm như sau: Như đã trao đổi với Ngài hôm qua, tôi xin gửi kèm đây toàn văn Bán kiến nghị. Vì Ngài đã thật là tốt bụng cho phép tôi nói chuyện thẳng thắn, tôi đã mạo muội hỏi Ngài rằng liệu đã có hành động nào được tiến hành liên quan đến 8 điểm kiến nghị. Đáng tiếc là câu trả lời không được thoả mãn. Xin Ngài nhận cho lòng kính trọng của tôi. Nguyễn Ái Quốc Mấy ngày sau, mật thám Pháp đã xác định được NAQ tên thật là Nguyễn Tất Thành, con ông Nguyễn Sinh Sắc và đã tham gia xúi giục nổi loạn ở Huế năm 1908. Cho dù động cơ gửi Bản kiến nghị là gì đi nữa, không nghi ngờ là NAQ đã gây được tiếng vang to lớn trong phong trào yêu nước Việt nam tại Pháp. Người già thì kinh ngạc vì sự táo tợn của anh thợ tô màu. Thanh niên thì như được tiếp thêm nhiệt huyết. Một số kẻ khôn ngoan thì coi anh như “Người man rợ”. Họ thì thầm: liệu có thể hy vọng được gì ở một tay đầu gấu xứ Nghệ? 25
  27. www.langven.com Bán kiến nghị cũng đã mang lại cho NAQ sự kính trọng của các đồng chí trong Đảng Xã hội Pháp (FSP). Mặc dù lúc đó đã quen với những tên tuổi lớn của FSP như Marcel Cachin, Paul-Vaillant Couturier, Leon Blum, Edouard Herriot, Henri Barbusse và cháu của Karl Max –Jean Longuet, theo lời của Zecchini, Thành chưa bao giờ được coi là thành viên đầy đủ của FSP cho đến khi Bản kiến nghị được công bố.xix HCM đã thừa nhận rằng ông tham gia FSP vì “họ thông cảm với tôi, với cuộc đấu tranh của những dân tộc bị áp bức”. Thiên hướng về CNXH của HCM cũng như của nhiều nhà dân tuý châu Á khác có thể giải thích như hậu quả tự nhiên của chế độ thuộc địa tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đế quốc. Nhưng giải thích như thế cũng chưa đầy đủ. Các nhà trí thức châu Á, (đặc biệt là ở Trung quốc và Việt nam) cảm thấy đạo đức tập thể của chủ nghĩa xã hội phương Tây xem ra gần gũi với đạo Khổng hơn thái độ vị kỷ và chạy đua lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản. Đối với họ sự hào nhoáng của các thành phố thương mại thật đáng tởm, còn nền công nghiệp thì bị tha hoá bởi sự tham lam và bành trướng. Ngược lại chủ nghĩa xã hội tán dương các cố gắng tập thể, kêu gọi lối sống giản dị, bình đẳng về của cải và cơ hội có nhiều điểm tương đồng với nho giáo. Xem ra là từ Khổng tử tới Max gần hơn tới Adam Smith và John Mill.xx Từ năm 1920 trở đi Ngài (Monsieur) Nguyễn tham gia tích cực hơn các hoạt động chính trị của FSP, Liên đoàn lao động và Liên minh quyền con người. Nhưng có vẻ như ông cũng dần dần nhận ra rằng, các đồng chí của ông chẳng mấy quan tâm đến các vấn đề thuộc địa. Max có khuynh hướng trọng Âu và hội của ông cũng vậy. Thuộc địa, nói cho cùng, cung cấp của cải cho cách mạng và công việc cho các công nhân. Cuộc cách mạng Bolsevich ở Nga đã làm sâu sắc thêm sự bất đồng trong hàng ngũ những người xã hội, giữa một bên là phe ôn hoà của Jean Longuet, Leo Blum và phe cấp tiến của Couturier và Cachin. Nên nhớ rằng lúc đó Quốc tế thứ nhất của Max đã bị thay bởi Quốc tế II chủ trương ôn hoà và đấu tranh nghị viện. Vào cuối năm 1919, một uỷ ban ủng hộ lời kêu gọi của Lênin thành lập Quốc tế thứ ba, đấu tranh vũ lực để giành chính quyền cho giai cấp vô sản, đã được thành lập trong nội bộ FSP. NAQ cũng tích cực tham gia, quyên góp tiền cho chế độ Xôviết. Tuy nhiên ông vẫn tỏ ra ngờ nghệch, mơ hồ về sự khác nhau giữa Quốc tế II và Quốc tế III, đặc biệt mù mờ trong lĩnh vực lý thuyết. Có lần Quốc còn đề nghị Longuet giải thích ý nghĩa của chủ nghĩa Max. Ông này ngượng nghịu chỉ cho Quốc chỗ tìm đọc cuốn Tư bản luận. Đúng lúc đó “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê nin ra đời đã biến Quốc từ một người yêu nước thành nhà cách mạng Marxist chân chính. Sau này, NAQ thừa nhận, ông chẳng hiểu gì các cuộc cãi vã lúc đó và đơn giản chỉ ủng hộ phe nào đứng về phía nhân dân các thuộc địa. Lê nin đã chỉ ra rằng, chế độ thuộc địa là dinh luỹ cuối cùng của chủ nghĩa đế quốc, và các Đảng cộng sản châu Âu cần liên minh với các phong trào giải phóng dân tộc Á-Phi chống lại kẻ thù chung. Khác xa với các nhà xã hội Paris, Lê nin là con người của hành động và đã chinh phục hoàn toàn NAQ. NAQ bắt đầu viết cho các báo cánh tả từ hè 1919. Các bạn phóng viên của ông như Jean Longuet, Gaston Monmosseau đã giúp hoàn thiện lối viết mộc mạc và nhiều khi quá thẳng của Quốc. Bài báo đầu tiên: “Vấn đề người bản xứ” được đăng trên báo Nhân đạo ngày 2/8/1919. NAQ cho rằng, người Pháp chẳng mang lại gì cho người bản xứ. Mang tiếng là khai hoá văn minh, hệ thống giáo dục của họ chỉ nhồi sọ và phục vụ một số nhỏ con cái các quan chức. Quốc dự đoán, người Việt nam hoàn toàn không được chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh với các nước láng giềng, sớm muộn sẽ bị Nhật bản đè bẹp về kinh tế. Trong một bài khác “Đông dương và Triều tiên” đăng trên báo Nhân dân tháng 10/1919, 26
  28. www.langven.com và sau đó là “Thư gửi Ngài Outrey” Quốc đả kích Maurice Outrey, đại diện cho Nam bộ tại Nghị viện Pháp vì tay này đả kích Hội an nam ái quốc và cho rằng chẳng có ai đàn áp dân chúng cả. Công việc thợ ảnh của Quốc rõ ràng là chẳng bận rộn lắm. Ngoài viết báo, anh còn bắt tay vào viết một tác phẩm dài với tên gọi “Những người bị áp bức” với sự giúp đỡ của một nhà văn chống chế độ thuộc địa Paul Vigne d’Octon. Anh cố tình sử dụng rất nhiều trích dẫn mà không nói rõ nguồn, hy vọng khi các nhà xuất bản xúm vào đòi quyền tác giả sẽ làm cho cuốn sách nổi tiếng hơn. Đáng tiếc là bản thảo cuốn sách này bị đánh cắp. Nhiều người cho rằng mật thám Pháp đã “tháu”, tuy nhiên không thấy có bằng chứng lưu lại trong hồ sơ. Mặc dù không có nhiều thông tin về nội dung cuốn sách, chúng ta có thể dự đoán là rất nhiều dữ liệu đã được dùng lại trong cuốn sách viết được công bố năm 1925: “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Giọng điệu cuốn sách này đã gay gắt hơn rất nhiều, thể hiện rõ quan điểm Marxism của Quốc. Quãng tháng 7/1919, NAQ chuyển đến căn hộ của Phan Chu Trinh tại Villa des Gobelins, (gần quảng trường Italia, khu trung lưu của Paris) cùng với 1 số đồng nghiệp khác. So với những chỗ ở trước của Quốc thì đây quả là một sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cuộc sống chung cũng có nhiều vấn đề. Theo các báo cáo của cảnh sát Pháp theo dõi Trinh, NAQ và PCT thường to tiếng với nhau về con đường của cách mạng Việt nam. Quốc cho rằng các quan lại Việt nam như những con cừu non trong tay Pháp, sử dụng để ngăn cản và bóc lột nhân dân. Trinh thì cho rằng Quốc quá nông nổi: “Anh bạn Quốc, hãy để tôi nói rằng anh còn rất trẻ và có cái đầu nóng. Anh muốn 20 triệu đồng bào ta đứng lên làm gì đó khi họ không có một tấc vũ khí trong tay. Tại sao lại phải tự sát một cách vô mục đích như vậy?” Trinh muốn dựa vào Pháp để cải cách chế độ đã thối nát trong tay các nhà nho. Quốc thì coi Pháp là kẻ thù số một: “Tại sao 20 triệu dân ta không làm gì đó để buộc chính quyền phải coi chúng ta như những con người. Kẻ nào không coi chúng ta là người, kẻ đó là kẻ thù. Chúng ta không thể chung sống với chúng. Không thể chịu nhục!” Quốc nói, “Ông có kinh nghiệm hơn tôi, nhưng hãy nhìn xem. Cha anh ta đã đòi cái mà ông đòi suốt hơn 60 năm nay. Hỏi họ nhận lại được cái gì?” Tuy nhiên Quốc vẫn rất kính trọng Trinh và thường dẫn ông này đến các cuộc hội họp của các nhà cách mạng cấp tiến, hy vọng rằng Trinh sẽ thay đổi quan điểm. Trong lúc đó, chính quyền Pháp vẫn tiếp tục thẩm tra nhân thân của Quốc. Họ đã thẩm vấn cha, anh và chị của Thành và hy vọng có thể kiểm tra vết sẹo trên tai từ thời nhỏ. Năm 1920, khi vào viện vì bị apxe, Quốc đã bị cảnh sát chụp ảnh. Ngày 17/8/1920, Albert Sarraut, khi đó đã là Bộ trưởng thuộc địa, ra lệnh phải truy xét bằng được nguồn gốc của NAQ. Quốc bị chất vấn tại Bộ thuộc địa. Sau đó 3 ngày lại bị gọi lên đồn cảnh sát. Tại đó Quốc khai mình sinh năm 1894, tại Vinh có 6 anh chị em và đều đã chết cả. “Hắn ta là ai vậy? Hắn thường xuyên thay tên đổi họ và hiện đang dùng một cái tên mà ngay cả người mù tịt về tiếng Việt cũng thừa hiểu nghĩa là gì. Hắn không có một tí giấy tờ tuỳ thân nào từ Đông Dương, thế mà dám can thiệp vào công việc chính trị của chính phủ, tham gia các đảng phái, phát biểu tại các cuộc hội họp. Và còn cười vào mũi chúng ta bằng những thông tin giả mạo”. Đó là nội dung báo cáo của Pierre Guesde cho Bộ thuộc địa. Cũng theo báo cáo đó, mật thám Pháp đã nhận dạng chính xác NAQ là Nguyễn Tất Thành. Trong một thời gian dài, các phong trào xã hội Pháp do nhiều phe phái hợp thành: - những người theo Auguste Blanqui đòi lật đổ cái đã, xây dựng xã hội mới tính sau. - những nhà cải cách ôn hoà, đệ tử của Eduard Bernstein và Quốc tế II 27
  29. www.langven.com - những lý thuyết gia cấp tiến có nguồn gốc từ cách mạng Pháp chứ không phải Marx - những lãnh đạo công đoàn, đấu tranh đòi quyền lợi trước mắt và không quan tâm lắm đến ý thức hệ Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã giáng một đòn mạnh vào sự thống nhất mong manh trong một FSP hỗn tạp. Và khi Lenin đứng lên kêu gọi cuộc thánh chiến chống chủ nghĩa tư bản, các thành viên của FSP phải lựa chọn chỗ đứng của mình. Tại hội nghị Strasbourg tháng 2/1920, mặc dù đa số đồng ý ly khai với Quốc tế II, cũng còn rất đông người phản đối gia nhập Quốc tế III. Cuộc tranh luận ngày càng trở nên quyết liệt. Marcel Cachin và Tổng bí thư Louise Frossard sau khi tham gia đại hội QTCS lần thứ hai ở Matxcơva, đã tổ chức một cuộc biểu tình với khoảng 30 ngàn người tham gia tại ngoại ô phía Tây Paris ngày 13/8. NAQ chen trong đoàn người lắng nghe Cachin nhân danh QTCS phát động cuộc chiến đấu giải phóng các dân tộc bị nô lệ, đánh thẳng vào thành trì của chủ nghĩa đế quốc. Trước thềm đại hội Tour vào cuối tháng 12, các cuộc họp cấp địa phương diễn ra liên miên, với hai nhóm tả hữu và lớp lưng chừng dưới cờ của Jean Longuet. NAQ ít tham gia tranh luận, khi phải phát biểu, ông kêu gọi sự đoàn kết và chú ý đến các vấn đề thuộc địa: “Các đồng chí, chúng ta đều là những nhà xã hội. Dù là quốc tế Hai, Hai rưỡi, hay Ba, chúng ta đều cùng muốn giải phóng giai cấp công nhân Trong lúc các đồng chí tranh cãi ở đây, đồng bào của tôi đang chết dần chết mòn” NAQ được mời đi dự đại hội với tư cách đại diện cho nhóm các đảng viên từ Đông Dương. Đại hội khai mạc ngày 25/12/1920 trong một trường dạy đua ngựa cạnh nhà thờ St. Julian trên bờ nam sông Loire. Gian đại hội được trang trí bằng các bức ảnh nhà xã hội Jean Jaure và những khẩu hiệu kêu gọi giai cấp công nhân đoàn kết. Bục phát biểu được dựng tạm bằng những tấm ván gỗ đặt lên trên các giá cưa. 285 đại biểu đại diện cho 178,000 đảng viên, ngồi sau các bàn gỗ theo khuynh hướng chính trị của mình. NAQ ngồi với cánh tả do Marcel Cachin lãnh đạo. Chủ đề chính của đại hội là có tham dự QTCS hay không? Với bộ comple rộng thùng thình trên một cơ thể mảnh khảnh của đại biểu châu Á duy nhất, NAQ nổi bật giữa một đám hàng trăm tay người Âu râu ria xồm xoàm. Vì thế ảnh Quốc được báo Le Matin đăng ngay sáng hôm sau. Lần theo bức ảnh, cảnh sát mò đến định tóm NAQ, nhưng các đại biểu đã xúm vào bảo vệ được Quốc. NAQ đã lên diễn đàn ngay hôm đầu tiên của hội nghị. Ông nói một mạch, không cần giấy tờ và đi thẳng vào vấn đề, đả kích sự tàn bạo của chế độ thực dân và kêu gọi các nhà xã hội hành động ủng hộ các dân tộc bị áp bức. Bài diễn thuyết của ông bị Jean Longuet cắt đứt với lý do rằng ông ta đã bàn đến chuyện đấy rồi. Quốc đã nhanh trí ví von ngay với quan điểm của Max (ông của JL): “tôi đành phải áp dụng chuyên chính của sự im lặng”. Theo Quốc, chỉ có gia nhập quốc tế III mới chứng tỏ rằng FSP đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa. “Nhân danh loài người, nhân danh tất cả các nhà xã hội cánh hữu và cánh tả, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các đồng chí. Hãy cứu chúng tôi” đó là những lời cuối cùng của bài phát biểu của NAQ. Ngay sau đó Jean Longuet vội vã giải thích rằng ông ủng hộ nhân dân Việt nam và vấn đề đang được thảo luận ở quốc hội. Nhưng Couturier đã bác bỏ luận điểm đó: nhân dân thuộc địa đang cần những hành động chứ không phải các cuộc thảo luận. Ngày 27, Cachin chính thức đề nghị FSP chấp nhận những điều kiện của Lênin và gia nhập quốc tế III. Hơn 70% đại biểu ủng hộ. Những người đối lập đã rời khỏi hội trường để phản đối. Các đại biểu còn lại đã biểu quyết tách ra khỏi FSP và thành lập Đảng cộng 28
  30. www.langven.com sản Pháp (FCP). Tuy nhiên chẳng có cuộc thảo luận tiếp theo nào về vấn đề thuộc địa và chủ tịch đoàn đã từ chối đề nghị (chắc là của NAQ) ra một thông cáo ủng hộ các dân tộc thuộc địa. xxi Tại đại hội Tour, NAQ đã đưa ra chính kiến rõ ràng, ông không chỉ quan tâm đến sự thành công của cách mạng quốc tế mà còn cả vận mệnh của dân tộc mình. Trong một nhận xét gửi cho bạn mình Quốc viết: “Tôi không có may mắn được học hành trong trường đại học. Nhưng tôi đã được học trong cuộc sống từ lịch sử, xã hội đến khoa học quân sự. Người ta phải yêu quý điều gì? Khinh thường điều gì? Người Việt nam chúng tôi yêu độc lập, lao động và tổ quốc”. Nhưng NAQ cũng bắt đầu cảm thấy thất vọng về các đồng nghiệp của mình ở FCP. Tháng 2/1921, NAQ bị ốm phải vào viện. Khi khỏi bệnh, Q viết bài “Đông Dương” cho tạp chí Người Cộng sản. Bài báo đã thể hiện thái độ phê bình gay gắt đối với sự thiếu quan tâm của FCP tới các vấn đề thuộc địa. Ngược lại với quan điểm thế giới vô sản đại đồng, NAQ khẳng định: “các dân tộc Đông dương sẽ sống mãi”. Ông cũng từ bỏ hy vọng giành được mục tiêu mà không phải dùng đến vũ lực. “Dưới bề ngoài dễ bảo là sự bất bình đang sôi sục, chờ dịp bùng nổ”. Trong bài báo thứ hai dưới cùng một tiêu đề viết trong tháng 5, NAQ đề cập đến khả năng tiến hành cách mạng tại các nước thuộc địa. Nên nhớ rằng, tại thời điểm đó, các nhà cách mạng cấp tiến châu Âu cho rằng phải còn lâu các dân tộc chậm tiến mới có thể tiến hành cách mạng. Cũng trong tháng đó, Stalin đăng đàn trên báo Sự thật khẳng định “các dân tộc tiên tiến sau khi tự giải phóng bản thân, sẽ có trách nhiệm giải phóng các dân tộc chậm tiến”. Về phía mình, NAQ cho rằng các điều kiện cách mạng đã hình thành ở Trung quốc và Nhật bản, rất có thể một ngày gần đây, Trung quốc sẽ là đồng minh với Nga trong cách mạng toàn cầu. Quả là một sự tiên tri khi tình hình ở Trung quốc lúc đó còn đang rối ren sau cái chết của Viên Thế Khải và Tôn Dật Tiên thì phải đi tị nạn. NAQ đã dẫn ra những chứng cớ lịch sử cho rằng chủ nghĩa cộng sản có nhiều cơ hội để phát triển ở châu Á hơn châu Âu. Người Trung hoa cổ đại đã áp dụng hệ thống “bình điền”, chia ruộng đất thành những phần bằng nhau cho nông dân và dành một phần cho ruộng công. Hơn 4000 năm trước, nhà Hạ đã áp dụng chế độ lao động bắt buộc. Và chính Khổng Tử đã qua mặt Quốc tế cộng sản khi tuyên truyền học thuyết về bình đẳng tài sản từ thế kỷ 6 trước công nguyên. Ông nói, sẽ không có hoà bình cho thế giới cho đến ngày xây dựng được một nhà nước toàn cầu. Ông còn thuyết giảng: “người ta không sợ có ít, chỉ sợ chia không bình đẳng”. Một trong những học trò của ông là Mạnh Tử còn đi xa hơn trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho sản xuất và tiêu thụ. Những truyền thống như vậy vẫn còn ảnh hưởng to lớn trong những xã hội châu Á. Chẳng hạn, Việt nam đã áp ụng những hạn chế trong việc mua bán đất đai, 1/4 đất ruộng được sử dụng như tài sản công. Khi các dân tộc châu Á thức dậy, họ sẽ trở thành một thế lực to lớn của cách mạng, lật đổ chủ nghĩa đế quốc toàn cầu. NAQ còn dùng ngòi bút của mình để vạch trần những ảo tưởng của xã hội văn minh Pháp. Trong bài báo với nhan đề: “nền văn minh thượng đẳng”, viết tháng 9 năm đó, NAQ chế diễu nguyên tắc tam ngôi của cách mạng Pháp, sử dụng những ví dụ cụ thể trong một cuốn hồi ký của 1 người lính Pháp. Trong tờ Le Libertaire, Quốc kể lại những sự tàn bạo của các thầy giáo Pháp ở trường quốc học Huế, ngay dưới khẩu hiệu Aimez la France, qui vous protege. Chính quyền Pháp càng ngày càng theo dõi NAQ chặt chẽ hơn vì sự cấp tiến của ông. Đầu năm 1921, Allbert Sarraut lại mời Quốc lên Bộ thuộc địa và tuyên bố “Nếu Pháp trả 29
  31. www.langven.com lại độc lập của Đông Dương cho ông, ông làm sao có thể điều hành được. Các ông làm gì có đủ sức mạnh”. NAQ đã trả lời “Ngược lại, các ông sẽ thấy chúng tôi sẽ biết cách cai trị như thế nào. Nhật bản và Xiêm cũng chẳng có bề dày lịch sử hơn chúng tôi, và họ là những dân tộc tự do”. Đến đó, AS chủ động đổi chủ đề. xxii Việc Quốc tham gia Đảng cộng sản Pháp đã làm tình hình tại Villa des Gobellin thêm căng thẳng. Một người bạn thân của Quốc là Trần Tiến Nam đã tâm sự với 1 cô bạn gái của mình (trong thời gian Đại hội Tour) là ít người đồng tình với quan điểm của NAQ. Cảnh sát theo dõi ngôi nhà cũng thông báo là thường xuyên có những cuộc cãi lộn. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào tháng Bảy. Ngày 6/6, Quốc tham gia vào đoàn biểu tình công nhân kỷ niệm những chiến sĩ ngã xuống trong Công xã Paris 1871, bị cảnh sát đánh tơi bời may mắn thoát được về nhà. Bạn cùng phòng được một phen khiếp vía. Trần Tiến Nam vội vàng chuyển chỗ vì sợ dính líu. Ngày 11/7, cảnh sát báo cáo đã xảy ra một cuộc cãi vã lớn từ 9h tối tới tận sáng hôm sau. Quốc thu xếp hành lý bỏ đến ở với mình là Võ Văn Toàn ở 12 Rue Buot. Một tuần sau, Paul Couturier thu xếp được cho Quốc một căn phòng nhỏ tại số 9 ngõ cụt Compoint khu công nhân Batignolles - Tây bắc Paris. Chỗ ở mới thật là thảm hại so với tiện nghi tại Villa des Gobellin. Căn phòng chỉ vừa đủ để kê một chiếc giường, một chiếc bàn nhỏ và tủ quần áo. Cửa sổ nhòm thẳng vào tường nhà người khác. Không điện, nước, lò sưởi. Công việc của NAQ cũng thay đổi thường xuyên, anh làm thợ tô màu cho PCT đến ngày 7/1920. Sau đó chuyển sang vẽ bích hoạ cho một nhà sản xuất đồ gỗ Tàu ở khu Latin. Lại chuyển đến hiệu ảnh tại phố Froidevaux. Cuối cùng Q cũng tìm được một chỗ làm ở hiệu ảnh gần nhà sau khi chuyển khỏi Villa des Gobellin. Nhưng đồng lương còm cõi khoảng 40 fr/tuần có vẻ chẳng ảnh hưởng gì đến lối sống của Q. Anh vẫn thường xuyên dự các cuộc miting, thậm chí ở tỉnh xa, thăm triển lãm, đi thư viện, thù đãi bạn bè trong căn phòng nhỏ của mình.Trong số những người quen mới có ca sĩ Maurice Chevalier và nhà văn Collete. Chắc chắn là NAQ được FCP tài trợ thêm.xxiii Cuộc chia tay tại Villa des Gobellin có lẽ đã được khơi mào bằng sự bất đồng xung quanh việc thành lập Uỷ ban các vấn đề thuộc địa thuộc FSP. Khoảng giữa tháng sáu, Quốc đã dẫn PCT đến dự một cuộc họp của Uỷ ban. Vài tuần sau, Quốc dự cuộc họp thứ hai tại Fontaineblau. Sau khi trở về 2 ngày, đã xảy ra cuộc cãi lộn cuối cùng (cảnh sát còn thông báo là trước đó 1 ngày có 6 người đàn ông lạ mặt đến căn hộ). Một trong những hoạt động đầu tiên của ủy ban là thành lập Hội Liên thuộc địa, nhằm tạo một tiếng nói chung cho đại diện tất cả các thuộc địa hiện đang sinh sống ở Pháp. Lúc mới thành lập hội có khoảng 200 thành viên, chủ yếu là Việt nam và Madagascar, thêm vài thành viên Bắc Phi và Ấn độ. NAQ là động lực chủ yếu của tổ chức mới cùng với Nguyễn Thế Truyền, Max Bloncourt, Hadj Ali người Alger. Chính tại đây anh hiểu ra những khó khăn to lớn khi liên kết các lực lượng thuộc địa thành một tổ chức thống nhất. Người Việt thì đòi một tổ chức thuần Việt, người Phi thì cho rằng dân châu Á kiêu căng, hợm mình. Một số phần tử cấp tiến châu Âu muốn tham dự thì lại bị cho ra rìa Các cuộc họp cứ vắng dần, từ hơn 200 người xuống còn khoảng 50. Trong một phiên họp thậm chí chỉ có 27 mống, kể cả hai cô gái Pháp, bồ của các thành viên. Q cũng có một số bạn gái nhưng chẳng dính dáng gì đến chính trị. Tuy nhiên Q cũng đã có một thành công nhỏ là thuyết phục được Phan Văn Trường tham gia. Hội họp chẳng phải là hoạt động duy nhất của Q trong thời gian này. Anh đã học được từ những người bạn Pháp cách sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền cách mạng. Được sự đồng tình của uỷ ban và Hội, Q thành lập báo Le Paria (Người cùng 30
  32. www.langven.com khổ) viết bằng tiếng Pháp, nhưng có thêm tiêu đề tiếng Hoa và Arab. Báo ra hàng tháng và số đầu tiên ra ngày 1/4/1922. NAQ là tổng biên tập kiêm phóng viên chính, và thỉnh thoảng kiêm luôn cả việc trình bày và phát hành. Qua các trang NCK, Quốc tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết báo của mình. Lối viết của anh đơn giản, không hoa mỹ, chịu ảnh hưởng nhiều của Leo Tonstoi. Q chủ yếu dựa trên các sự kiện và con số để nêu quan điểm của mình. Độc giả có cảm tưởng như Q là một từ điển thống kê sống về cuộc sống khổ cực tại các thuộc địa. Đôi khi, anh sử dụng giọng văn châm biếm thay cho các con số. Lối châm biếm của anh cũng rất trực diện, đi thẳng vào vấn đề không mang tính triết lý như Lỗ Tấn thời bấy giờ. Sau này, rất nhiều nhà nghiên cứu cũng không thể hiểu nổi, tạo sao một con người có sự quyến rũ cá nhân sâu sắc và một tính cách huyền ảo lại có thể áp dụng một cách hành văn có vẻ vụng về và đơn giản như vậy. Đây chính là chìa khoá của tính cách và sự hiệu quả trong hoạt động cách mạng của HCM. Không giống như nhiều lãnh tụ Marxist khác, HCM luôn coi độc giả của mình là tầng lớp bình dân: nông dân, thợ thuyền, viên chức, binh lính, chứ không phải các trí thức của xã hội. Ông không có ý định gây ấn tượng bằng sự uyên bác, sắc sảo của mình mà thuyết phục độc giả bằng sự đơn giản và sống động, để chia sẻ các quan điểm về thế giới và con đường tiến tới thay đổi. Độc giả sành điệu sẽ có khi cảm thấy chán ngấy, ngược lại, những bài viết tố cáo, kêu gọi lại có sức mạnh phi thường. Phút chốc, NCK đã trở nên nổi tiếng là tiếng nói đại diện cho các dân tộc bị áp bức. Bất cứ ai sẽ bị bắt ngay lập tức nếu bị bắt gặp đang đọc báo. NAQ nhớ lại “Hầu như tất cả các số báo đều được Bộ thuộc địa mua hết”. Tuy nhiên một số lượng nhỏ cũng được chuyển về các thuộc địa qua kênh các thuỷ thủ. Đồng thời, NAQ vẫn tiếp tục viết cho các báo cánh tả khác tại Paris. Năm 1922, Khải Định sang Pháp dự Triển lãm thuộc địa, được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 8 tại Marseille. Mặc dù đã được Sarraut đề nghị im lặng, NAQ và PCT vẫn tận dụng cơ hội này. Trên tờ Dán báo, 9/8/1922, Q miêu tả Khải Định như một món đồ trang trí được bày trong tủ kính của Triển lãm trong khi dân chúng thì bị đày xuống bùn đen. NAQ con viết vở kịch “Con rồng tre” được công diễn tại CLB Fabourg. Sự khinh quân này đã đẩy cha con NAQ tới sự chia rẽ sâu sắc hơn. Khi nhận được tin con, Sắc đã tuyên bố, đứa con nào không công nhận hoàng đế, đứa con đấy cũng không có cha. Chuyến đi thăm của Khải Định là cơ hội cuối cùng cho Q và Trinh đứng trên một trận tuyến. Trước đó, tháng 2/1922, Trinh đã gửi cho Quốc một lá thư. Mặc dù vẫn bảo vệ quan điểm của mình về việc nhấn mạnh giáo dục, Trinh tự nhận mình là một “con ngựa già”, con Q đang là một “chú ngựa hoang” đầy sức sống. Tuy nhiên Trinh khuyên Q đừng mất thời giờ tại nước ngoài như Phan Bội Châu mà hãy về nước chiến đấu. Nếu chẳng may thất bại, sẽ có người khác đứng lên tiếp tục. Q lại có những kế hoạch khác. Bây giờ anh đã trở nên một nhân vật chủ chốt trong phong trào cấp tiến của Pháp. Được sự trợ giúp của George Pioch, kỹ năng phát biểu của anh đã hoàn thiện và Q thường xuyên tranh luận với các lãnh đạo chủ chốt của FCP. Anh cũng bị mật thám Pháp quan tâm kỹ lưỡng. Ngày 22/6/1922, Albert Sarraut lại mời Q lên Bộ thuộc địa. Sau khi đe doạ sẽ trừng trị thẳng tay những hoạt động nhập khẩu cách mạng vào Đông Dương, AS định mua chuộc Q: “Tôi rất kính trọng ý chí của anh. Hãy để quá khứ thành quá khứ. Chúng ta đã là bạn. Khi nào anh cần gì cứ bảo tôi”. NAQ đứng dậy cám ơn và nói: “Điều tôi cần nhất trong cuộc đời là độc lập cho đồng bào của tôi. Xin phép ngài cho tôi đi”. Vài ngày sau, Quốc viết thư cho Bộ thuộc địa. (Bức thư này cũng được công bố trong báo Nhân đạo và Người cùng khổ). Trong thư Q đã cám ơn chính phủ Pháp đã cung cấp một 31