GMS–mô hình quản lý kinh tế bền vững

pdf 21 trang phuongnguyen 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "GMS–mô hình quản lý kinh tế bền vững", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgmsmo_hinh_quan_ly_kinh_te_ben_vung.pdf

Nội dung text: GMS–mô hình quản lý kinh tế bền vững

  1. 1 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh GMS – MÔ HÌNH QUẢN LÝ KINH TẾ BỀN VỮNG TS. Nguyễn Tiến Dũng ThS. Nguyễn Xuân Hà1 ThS. Lê Thị Tuyết2 Các lý thuyết kinh tế đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, chúng được sản sinh ra từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tế nhằm giải thích các hiện tượng kinh tế đang diễn ra (tìm và giải thích các quy luật kinh tế chi phối các hiện tượng kinh tê này), tìm ra con đường phát triển, Mỗi lý thuyết kinh tế cũng chỉ phù hợp với những hoàn cảnh lịch sử nhất định và không có một lý thuyết kinh tế nào có khả năng áp dụng được cho mọi quốc gia. Do mỗi quốc gia có đặc điểm về tự nhiên, xã hội khác nhau; có xuất phát điểm kinh tế khác nhau, có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng khác nhau. Vậy, lý thuyết kinh tế và mô hình quản lý kinh tế nào phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kinh tế học và vai trò của nhà nước trong việc tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, đồng thời nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Tác giả mạnh dạn đề xuất mô hình quản lý kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững và dựa vào nền tảng con người làm trung tâm. GMS là mô hình quản lý tiên tiến không chỉ tiếp nhận các nguyên lý quản trị hiện đại nhất của phương Tây mà còn kế thừa các tư tưởng triết học sâu sắc của phương Đông về xã hội và con người. GMS chính là khoa học về hành vi con người, được rút tỉa sáng tạo, tổng hợp từ những chuyên ngành kinh tế, đạo đức, triết học, tâm lý, văn hóa, quản trị. GMS còn tìm hiểu từ lịch sử các bài học thành công hay thất bại của nhân loại trong quá trình tìm kiếm sự hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội. GMS cố gắng tiếp thu chọn lọc các kết quả nghiên cứu bổ ích trong các ngành khoa học, xã hội, chính trị, chiến lược cạnh tranh, quân sự và đổi mới công nghệ. 1. Kinh tế học và vai trò của nhà nước trong việc tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Chúng ta đều biết kinh tế học nghiên cứu xã hội – con người lựa chọn cách sống như thế nào và họ tương tác với nhau như thế nào. Kinh tế học thông thường ủng hộ nền kinh tế thị thường vì nó hiệu quả. Chúng ta có thể bắt đầu với lý thuyết kinh tế hiện nay về thị trường tự do. Một thị trường tự do vận hành thông qua trao đổi tự nguyện. Trường hợp đơn giản nhất là đổi hàng lấy hàng. Tôi có gạo nhưng không có thịt để ăn cùng, anh có thịt con bò nhưng không có gạo. Tôi đổi một ít gạo của tôi lấy một ít thịt của anh. Cả hai chúng ta đều có lợi, nếu không thì chúng ta đã không chịu đổi. Cả hai chúng ta đều trải nghiệm “cái được qua trao đổi”. Điều này có thể xảy ra giữa các cá nhân cũng như giữa các nước với nhau. Thị trường tự do bao gồm nhiều người mua và người bán với vô số hàng hóa và dịch vụ khác nhau, tất cả mọi người đều quan tâm trước hết đến lợi ích riêng của mình. Song cho dù quá trình ra quyết định có tính chất phân tán và có những người ra quyết định chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, nền kinh tế thị trường tự do vẫn phát triển theo hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung. Trong cuốn Bàn về bản chất và nguồn gốc của cải của các dân tộc, Adam Smith đã cho rằng khi tác động qua lại với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và doanh nghiệp dường như bị 1, 2 GAMI Group.
  2. 2 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh dẫn dắt bởi “bàn tay vô hình”. Khi các hộ gia đình và doanh nghiệp nhìn vào giá cả khi đưa ra quyết định mua và bán cái gì, họ đã vô tình tính đến ích lợi và chi phí xã hội mà hành vi của họ tạo ra. Kết quả là, giá cả hướng dẫn các cá nhân đưa ra quyết định mà trong nhiều trường hợp cho phép tối đa hóa lợi ích xã hội. Mặc dù thị trường tự do thường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế, “bàn tay vô hình” thường hướng dẫn thị trường phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Song vì nhiều nguyên nhân, đôi khi bàn tay vô hình không hoạt động. Bàn tay vô hình không đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế được phân phối một cách công bằng. Nền kinh tế thị trường thưởng công cho mọi người dựa vào năng lực của họ trong việc tạo ra những vật mà người khác sẵn sàng mua. Điều này không đảm bảo rằng mọi người đều có lương thực đầy đủ, quần áo tốt và sự chăm sóc y tế thích hợp. Như vậy, trong một số trường hợp Chính phủ có thể cải thiện được tình hình thị trường, các chính sách công như chính sách thuế, hệ thống phúc lợi xã hội, giúp đạt được sự phân phối các phúc lợi kinh tế một cách công bằng hơn. Theo Keynes, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm tăng cầu tiêu dùng. Ông cũng cho rằng Chính phủ có vai trò to lớn trong việc sử dụng những chính sách kinh tế: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.2 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng cung và tổng cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm ‐ tỷ lệ thất nghiệp, mức giá ‐ tỷ lệ lạm phát là cơ sở để giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào. Mặt khác vai trò của chính phủ ngày càng được coi trọng. Việc mở rộng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước, không chỉ vì thị trường có những khuyết tật, mà còn vì xã hội đặt ra các mục tiêu mà thị trường dù có hoạt động tốt cũng không thể đáp ứng được. Theo Samuelson, trong nền kinh tế hiện đại, chính phủ có bốn chức năng cơ bản: thiết lập khuôn khổ pháp luật; xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập. Dẫn chứng 1: Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản Xã hội chúng ta đang sống đã phân hóa quá nhiều hơn chúng ta muốn, vì trong quá trình không ngừ ng tìm kiếm “tính hiệu quả” chúng ta đã phân cực chính mình thành kẻ giàu và người nghèo. Chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở người ta làm việc cật lực để làm giàu cho kẻ khác với hy vọng, thường là không đúng chỗ, rằng bản thân họ cũng sẽ giàu lên. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, sự tăng trưởng phụ thuộc vào việc làm cho người này ganh tỵ với người khác để rồi người này mong muố n điều mà người khác có. Chủ nghĩa cộng sản có một lý tưởng, đó là sự công bằng và phồn vinh cho mọi người, nhưng chủ nghĩa cộng sản muốn thành hiện thực, nên theo con đường mà K.Marx đã chỉ rõ, phải dựa trên cơ sở nền kinh tế tư bản phát triển. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản là một cơ chế, nhưng hình như nó lại thiế u một lý tưởng. Phải chăng tất cả chỉ là để làm giàu cho bản thân mình, hay là cuộc sống còn có nhiề u cái khác nữa? Bởi dù chúng ta có kiếm được tiền thì vẫn chưa đủ. Trong nền kinh tế tương lai, khi tri thức là tài sản chúng ta sẽ phải đảm bảo cho mọi người có quyền là chủ một phần tài sản đó và sự giàu có do họ mang lại. Mọi người phải trang bị cho mình tri thứ c theo nghĩa rộng nhất. Các công ty cần phải nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc đào tạo, giáo d ụ c. Chí nh ph ủ c ầ n ph ả i đầ u tư vào lĩnh vực tri thức cho mọi công dân của mình, nếu không xã hội sẽ ngày càng trở nên phân hóa hơn bao giờ hết. 2 John Maynard Keynes (1883‐1946) , Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ
  3. 3 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ngày nay, một quốc gia – một nền kinh tế, không chỉ lo phát triển kinh tế của riêng mình mà phải hướng đến sự “phát triển bền vững” trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Một nền kinh tế thị trường lành mạnh đòi hỏi phải có một trình độ văn minh nhất định và đòi hỏi tính thiêng liêng của lời hứa. Một xã hội không nhìn thấy tương lai trong những cam kết và nghĩa vụ cộng đồng sẽ nhìn thấy sự sụp đổ về kinh tế. 2. Năng lực cạnh tranh quốc gia Sự thịnh vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không phải kế thừa. Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia giống như điều mà kinh tế học cổ điển khăng khăng khẳng định. Khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó3. Theo Michael E. Porter, có bốn đặc tính tổng quát của một quốc gia, hình thành nên môi trường có thể làm tăng hoặc giảm lợi thế cạnh tranh một quốc gia. Hình 1: Hệ thống các nhân tố quyết định lợi thế quốc gia Cơ hội Chiến lược công ty, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh Điều kiện về yếu tố Điều kiện cầu sản xuất Những ngành liên quan và bổ trợ Chính phủ 3 Michael E. Porter, Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, Trang 156
  4. 4 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh Thứ nhất, điều kiện về nhân tố sản xuất: vị trí của quốc gia trong các nhân tố sản xuất cần thiết để cạnh tranh trong ngành nghề đó, ví dụ: lao động có tay nghề hay cơ sở hạ tầng; Thứ hai, điều kiện về nhu cầu thị trường: tính chất của nhu cầu trong nước về sản phẩm hay dịch vụ của ngành nghề đó; Thứ ba, các ngành nghề bổ trợ và có liên quan: sự có mặt hay thiếu vắng tại quốc gia đó những ngành nghề cung ứng và ngành nghề có liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế; Thứ tư, chiến lược, cơ cấu và tính thi đua của doanh nghiệp: điều kiện tại quốc gia đó quyết định việc thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp như thế nào và bản chất của sự cạnh tranh trong nước. Các quốc gia có khả năng thành công cao nhất trong các ngành nghề hay các phân đoạn ngành nghề nào đó khi “viên kim cương” của các quốc gia đó ở trạng thái thuận lợi nhất. ʺViên kim cươngʺ là một hệ thống các nhân tố có tác động củng cố qua lại lẫn nhau. Ảnh hưởng của một nhân tố quyết định tuỳ thuộc vào các nhân tố khác. Ví dụ, điều kiện về nhu cầu thị trường thuận lợi sẽ không dẫn đến lợi thế cạnh tranh nếu tính thi đua của các doanh nghiệp không đủ để khiến doanh nghiệp phản ứng với các điều kiện thị trường đó. Những lợi thế trong một nhân tố quyết định có thể tạo ra hay phát triển thêm những lợi thế trong các nhân tố quyết định khác. Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào duy nhất chỉ một hay hai nhân tố quyết định có khả năng xảy ra trong những ngành nghề phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, hay những ngành nghề ít liên quan đến kỹ thuật tinh vi hay kỹ năng cao. Lợi thế như thế thông thường sẽ không bền vững, vì có tốc độ thay đổi nhanh chóng và các đối thủ quốc tế có thể dễ dàng xóa bỏ. Có đầy đủ các thuận lợi trong toàn bộ ʺviên kim cươngʺ rất cần thiết cho việc đạt được và duy trì sự thành công khi cạnh tranh trong những ngành nghề sử dụng nhiều kiến thức ‐ những ngành nghề hình thành nền tảng của nền kinh tế tiên tiến. Lợi thế trong mỗi nhân tố quyết định không phải là điều kiện tiên quyết cho lợi thế cạnh tranh trong một ngành nghề nào đó. Sự tác động lẫn nhau giữa các lợi thế trong các nhân tố quyết định mang lại những lợi ích có tính chất tự củng cố lẫn nhau ‐ mà các đối thủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vô hiệu hoá hay sao chép. Ngoài ra còn có hai nhân tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống quốc gia và cũng cần thiết để hoàn chỉnh lý thuyết của chúng ta. Đó là cơ hội và nhà nước. Cơ hội là những sự kiện phát triển ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, ví dụ như những phát minh thuần tuý, những đột phá về kỹ thuật căn bản, chiến tranh, những biến chuyển chính trị bên ngoài và thay đổi về nhu cầu thị trường nước ngoài. Yếu tố cơ hội có thể tạo ra sự gián đoạn, làm thức tỉnh hoặc tái cấu trúc ngành nghề và cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp của một quốc gia nào đó loại bỏ các doanh nghiệp của một quốc gia khác. Cơ hội đã từng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi lợi thế cạnh tranh ở nhiều ngành nghề. Nhân tố cuối cùng cần thiết cho việc hoàn chỉnh bức tranh toàn cảnh là nhà nước. Chính quyền các cấp có thể cải tiến hay giảm thiểu lợi thế quốc gia. Có thể thấy vai trò này rõ nhất bằng cách kiểm tra xem các chính sách ảnh hưởng như thế nào đến mỗi nhân tố quyết định. Chính sách chống độc quyền sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong nước. Các quy định có thể thay đổi điều kiện nhu cầu thị trường trong nước. Đầu tư vào giáo dục có thể thay đổi điều kiện về nhân tố sản xuất. Chi ngân sách có thể kích thích những ngành nghề bổ trợ và liên quan. Nếu thực hiện chính sách mà không cân nhắc liệu chúng có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các nhân tố quyết định ra sao thì dẫn đến khả năng làm giảm lợi thế quốc gia thay vì gia tăng lợi thế cạnh tranh.
  5. 5 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh Những điều trên cho thấy, nhà nước có tác động quan trọng đến năng lực cạnh tranh quốc gia, nhà nước có thể tác động theo hướng tích cực hay tiêu cực. Vậy làm thế nào để quản lý kinh tế phát triển bền vững trong đó vai trò quản lý kinh tế của nhà nước có tác động tích cực đến sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay? 3. Mô hình quản lý kinh tế bền vững Dựa trên quan điểm chính là mọi tổ chức của xã hội từ nhỏ đến lớn lấy con người là đối tượng, là trung tâm thì mới có cơ sở để tồn tại. Trong thập niên gần đây, người ta không chỉ thảo luận mà còn bắt tay vào thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội, phát triển kinh tế bền vững bằng cách tôn trọng môi trường. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển phải có nghĩa vụ với các quốc gia chậm phát triển. Những nhận thức này khởi nguồn từ sự tư duy cơ bản là con người tôn trọng con người. Triết lý này là điểm chung của các nền văn minh, văn hóa Đông ‐ Tây. Hệ thống Quản lý tiên tiến (GMS) ‐ hướng phát triển bền vững HÌNH 2: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC GMS
  6. 6 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh Hệ thống Quản lý tiên tiến chỉ ra con đường đi đến sự phát triển bền vững thông qua việc kết nối giữa lý thuyết và thực hành nhằm giúp cho các quốc gia đối mặt thành công với những thay đổi hay thách thức của thời đại. Cơ sở lý luận của GMS nằm sâu trong môn khoa học về các ứng xử của con người. Đặc biệt GMS không chỉ tiếp nhận các nguyên lý quản trị hiện đại nhất của phương Tây, mà còn kế thừa các tư tưởng triết học sâu sắc của phương Đông về xã hội và con người. GMS được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu làm cách nào để mỗi thành viên (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, ) trong một quốc gia có thể đạt được kết quả tốt nhất trong cuộc đời, trong công việc. GMS chính là khoa học về hành vi con người, được rút tỉa sáng tạo, tổng hợp từ những chuyên ngành kinh tế, đạo đức, triết học, tâm lý, văn hóa, quản trị. GMS còn tìm hiểu từ lịch sử các bài học thành công hay thất bại của nhân loại trong quá trình tìm kiếm sự hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội. GMS cố gắng tiếp thu chọn lọc các kết quả nghiên cứu bổ ích trong các ngành khoa học, xã hội, chính trị, chiến lược cạnh tranh, quân sự và đổi mới công nghệ. Sơ đồ cấu trúc GMS được mô tả dưới hình tượng một quả tên lửa đẩy (hình 2), đóng vai trò như một phương tiện đặc biệt quan trọng nhằm giúp các quốc gia tiến nhanh về phía trước, đến những vùng đất lạ chưa khai sáng, vượt qua các thử thách, chinh phục những đỉnh cao mới trong việc thực hiện các sứ mệnh và mục tiêu cao cả của mình. GMS bao gồm 6 phân hệ: 1. Đích nhắm tối thượng Con người sẽ hạnh phúc hơn nếu họ có tình thương, và con người sẽ hạnh phúc hơn nếu họ có lòng tri ân những gì họ có. Hạnh phúc không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài và các mối quan hệ, nó còn phụ thuộc vào thái độ và hành vi của chính chúng ta. Hành vi tốt của một người bao giờ cũng kéo theo hành vi tốt của nhiều người khác. Chính mong muốn có tiếng tốt, được thừa nhận, cảm giác công bằng, trước sức ép từ cạnh tranh bên ngoài đối với cả nhóm (hay một tổ chức mà chúng ta thuộc về) đã vượt qua tính ích kỷ cố hữu của chúng ta, giúp tạo ra các động lực cho sự hợp tác giữa mọi người, vì một mục tiêu chung có lợi hơn cho một tập thể. Đó là điều thiện chung của chúng ta. Chúng ta ai cũng muốn có được một cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc và luôn nỗ lực để đạt được điều này. Nhưng mỗi người lại là một thành viên trong tổ chức và rộng hơn là một thành phần trong tổng thể xã hội rộng lớn. Vậy đích nhắm tối thượng chính là thang bậc nhu cầu cao nhất (theo thang bậc nhu cầu của Maslow) ở mỗi vai trò khác nhau: Ở mỗi cá nhân chính là sự hướng thiện. Ở tổ chức chính là phục vụ xã hội, vì những mục đích cao cả hơn lợi nhuận. Ở một quốc gia chính là phục vụ nhân loại, vì một thế giới tốt đẹp hơn. Một xã hội sẽ không thịnh vượng nếu mọi người không thể cam kết với nhau, họ phải giữ lời hứa, kể cả sau đó việc đó có thể bất lợi cho họ. Luật pháp, và ngay cả nhu cầu về quyền lực, tiền bạc là những cơ chế không thích hợp để cưỡng chế nó. Có một cơ chế hiệu quả hơn đó là sự cưỡng chế được gọi là sự cam kết và lòng tin. Các thành viên trong một quốc gia cùng hướng đến một mục đích chung – vì một thế giới tốt đẹp hơn (phồn vinh) khi có được niềm tin vào nhau. 2.Tư duy hài hòa Trong mỗi con người, tổ chức đều tồn tại những mâu thuẫn. Các lực đối kháng tạo ra các nghịch lý, điều này làm cuộc sống sinh động hơn. Các xu thế đối nghịch nhau như: phân tách và sáp nhập; chủ trương hướng nội và hướng ngoại; tập trung quyền lực và sự phân quyền;
  7. 7 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh mục tiêu trước mắt và lâu dài, lạm phát và thất nghiệp có thể sẽ không bao giờ được dung hòa một lần và cho mọi thứ. Trong thế kỷ 21, các lãnh đạo sẽ phải đối mặt với việc phải tiếp xúc lượng lớn thông tin ngày càng tăng, họ sẽ phải trau dồi khả năng tư duy vừa nhìn thấy bức tranh toàn cảnh đồng thời với một khả năng tập trung vào các điểm cốt lõi. Mặc dù hai phẩm chất trên mâu thuẫn nhau, nhưng thực tế đòi hỏi phải có một sự kết hợp như vậy. Vì vậy cần biết hài hòa (tư duy Âm – Dương), nhìn nhận sự việc trong một hệ thống tổng thể hoàn chỉnh với nhiều thành phần, mối quan hệ, đặc tính đối lập. Dẫn chứng 2: Tư duy Âm – Dương Quy luật Bản chất: Bản chất vạn vật là không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm. Quy luật Quan hệ: Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau: âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm. Như vậy, một quốc gia cũng cần có khả năng tư duy hệ thống cao. Tư duy hệ thống là một trực giác – tạo nên kết hợp tinh tế nhằm làm cho những hệ thống sống mang đặc tính độc đáo riêng của nó. Tư duy hệ thống là viên đá nền tảng cho một xã hội không ngừng học tập để tăng trưởng giá trị tri thức của nền kinh tế tri thức. Dẫn chứng 3: Các đặc tính cơ bản của hệ thống Một hệ thống thường bao gồm năm đặc tính. Năm đặc tính này thường cùng nhau tương tác hình thành nên lối ứng xử của một quốc gia như một hệ thống đa trí tuệ và có chủ đích. • Tính chất mở: Các hệ thống tự tổ chức chỉ có thể hiểu được trong bối cảnh tương tác với môi trường xung quanh chúng; • Tính chủ đích: Các hệ thống tự tổ chức tương tác với bên ngoài thông qua các hành động lựa chọn ứng xử có chủ đích đến mục tiêu nhất định; • Tính đa chiều: Mọi hệ thống tự tổ chức đều có năng lực nhìn nhận rõ những quan hệ bổ sung trong các xu hướng đối lập và tạo dựng nên các tổng thể hữu hiệu ghép lại từ những phần rời đơn điệu; • Tính nổi trội: Một hệ thống tự tổ chức biểu hiện ra bên ngoài, bằng một vài đặc tính nổi trội hình thành từ nhiều khả năng riêng lẻ của các thành phần hệ thống; • Tính phản trực giác: Mọi hệ thống tự tổ chức luôn phản ứng lại với mọi tác động bên ngoài đến hệ thống bằng một chuỗi ứng xử nội tại không dự đoán trước.
  8. 8 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh Nếu chúng ta không nhận biết được cấu trúc của hệ thống, chúng ta sẽ bị làm tù nhân trong hệ thống. Ngược lại, học và hiểu những cấu trúc hệ thống mà chúng ta tồn tại trong đó sẽ cho phép ta bắt đầu một quá trình tự giải phóng khỏi những lực cản không nhìn thấy trước đây, và hoàn thiện khả năng đối phó, thậm chí có thể thay đổi chúng, tức là nảy sinh một năng lực sáng tạo mới. 3.Thiết kế tổ chức nền kinh tế Một quốc gia, một nền kinh tế muốn vận hành tốt, thực thi được chiến lược phát triển kinh tế, hiệu quả đòi hỏi phải được thiết kế tốt, nền kinh tế phải có cấu trúc tổ chức, cấu trúc vận hành và cấu trúc hài hòa. Dẫn chứng 4: Chính phủ hiệu quả của Trung Quốc • Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, với ¼ dân số địa cầu và có sức ảnh hưởng ngày càng lớn đối với thương mại toàn cầu trong nhiều lĩnh vực. Để đạt được điều này Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện những cải cách táo bạo, có kế hoạch phát triển dài hạn và mục tiêu rõ ràng, đồng thời xây dựng một chính phủ hiệu quả với các yếu tố: • Quyền lực: Trung Quốc có chế độ phong kiến lâu đời và con người quen với thừa nhận và tôn trọng quyền lực của chính phủ. Do đó, Chính phủ có thể dựa vào quyền lực của mình để xây dựng và thực hiện chính sách đảm bảo sự công bằng xã hội. • Cơ cấu tinh gọn: Chính phủ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý, duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, tạo ra hệ thống an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Bất kỳ cái gì có thể được quy định bởi thị trường thì nên được làm thông qua thị trường và bất kỳ cái gì cần hợp tác vĩ mô thì sử dụng hành chính công và tổ chức phi chính phủ. • Vai trò năng động: Sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và lời tư vấn từ các công ty, các tổ chức phi chính phủ và chuyên gia trong lĩnh vực liên quan và khuyến khích các công ty theo sát các chỉ dẫn hành chính và chính sách ưu đãi. • Trung thực và sạch sẽ: quản lý của chính phủ được tách ra khỏi quản lý công ty; mối quan hệ giữa công chức chính phủ và lãnh đạo công ty được giám sát chặt chẽ, bất kì hành vi phạm pháp nào đưa ra, yêu cầu hay nhận hối lộ sẽ bị trừng phạt. Nguồn: Studies on economic reforms and development in China, trang 119 Cấu trúc tổ chức của quốc gia phải được coi là “phần mềm” – trí tuệ của quốc gia. Chúng ta hiểu rằng muốn có một tổ chức xuất sắc phải biết tạo ra một cấu trúc tổ chức phù hợp. Có nhiều mô hình cấu trúc trong phạm vi biên giới quốc gia có ảnh hưởng đến việc thực thi chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Đó là cấu trúc chính trị; cấu trúc kinh tế ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng tương đối đến tỷ trọng tiêu dùng đầu tư, chi tiêu của chính phủ và thương mại; cấu trúc tổ chức hoạt động của chính phủ được cấu trúc hoạt động theo chức năng bao gồm các bộ, ngành và chính quyền địa phương, với những chức năng quyền hạn khác nhau nhằm bảo đảm tổ chức và quản lí có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế của nhà nước. Người lãnh đạo quốc gia (thủ tướng) phải như một kiến trúc sư sẽ liên tục điều chỉnh hình thức và nội dung của tổ chức cho phù hợp, dựa vào hai câu hỏi sau đây: ‐ Cần phải có các chính sách nào và cách thực thi ra sao nhằm thực hiện các hoạt động để quốc gia phát triển? ‐ Những năng lực cốt lõi nào cần cho quốc gia?
  9. 9 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh Một cấu trúc tổ chức tốt chưa đủ cần phải có một cấu trúc vận hành hiệu quả, bao gồm các quá trình Hình 3: Hài hòa Ngũ quản lý nguồn nhân lực, quá trình lập ngân sách, quá trình kiểm hành soát tốt với các biện pháp khuyến khích tác động đến hành vi của từng cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế và mang lại những thay đổi lớn cho nền kinh tế, làm sao người lãnh đạo quốc gia có thể tác động vào sự trì trệ của tổ chức để vận động theo kịp những cơ hội mới. Ngoài ra, hệ thống tốt cũng cần có một cấu trúc hài hòa đảm bảo đưa hệ thống đạt đến chân – thiện – mỹ, đi theo đúng đạo của tự nhiên. Cấu trúc hài hòa chính là sự cân bằng Âm dương, Ngũ hành4: Hài hòa trong các mối quan hệ đối lập (Âm – Dương) trước mỗi quyết định, mỗi hành động phải cân nhắc điều thuận – nghịch, cái lợi ‐ cái hại, cái trước mắt ‐ cái lâu dài , trong lãnh đạo, chúng ta đặc biệt quan tâm sự cân bằng giữa công tác lãnh đạo chiến lược (Leader) với công tác điều hành (Manager) và; Hài hòa trong các mối quan hệ tương sinh tương khắc (Hài hòa Ngũ Hành). Hài hòa ngũ hành đòi hỏi cần phải cân nhắc các mối quan hệ tương sinh tương khắc giúp hệ thống có khả năng hành động hiệu quả và khả năng tự điều chỉnh cao. Cân bằng là điều mà triết lý Nho giáo yêu cầu để đạt được thịnh vượng: “Nếu đạt được trung hòa, Khổng Tử viết trong sách Trung dung, thì “trời và đất sẽ định vị đúng chỗ, vạn vật sinh sôi nảy nở”. Trong một quốc gia để được trung hòa, các cá nhân, tổ chức cần phải phụ thuộc lẫn nhau vì lợi ích của tập thể (vì lợi ích của doanh nghiệp hay rộng hơn vì lợi ích của quốc gia) và gắn với tinh thần triết lý trung dung5. 4.Nguồn nhiên liệu cho GMS GMS được hình thành và xây dựng trên cơ sở kết nối giữa lý thuyết và thực hành, thấm nhuần các tư tưởng tiến bộ của văn minh nhân loại trong các ngành khoa học, kỹ thuật, tư tưởng triết học lớn, kế thừa các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, GMS tiếp thu được những quan điểm tiên tiến và nhân văn trong bộ môn kinh tế học vì sự phát triển. Như vậy, nguồn nguyên liệu quý giá cho GMS phát triển chính là Triết học, Kinh tế, Văn hóa và Khoa học. Triết học: Phật giáo là hệ thống triết học vô thần, đề cao trí tuệ, giác ngộ và giải thoát; Phật giáo coi cuộc đời là bể khổ, gốc của cuộc đời là bể khổ, gốc của bể khổ là lục dục: Tham, Sân, Si, Hỷ, Ái, Nộ; do vậy, muốn diệt khổ thì phải diệt dục. Phật đã từng được xem là quốc giáo nên các triều đại phong kiến tại Việt Nam trong khoảng thế kỷ XI – XIV đã có rất nhiều chính sách khuyến khích đạo Phật phát triển. Nếu Phật giáo là hệ thống điều hòa hành vi trên phương diện tâm lý cá nhân, thì Nho giáo là hệ thống điều hòa trên diện đạo đức – đạo lý, vốn làm nền tảng cho hành vi mỗi người trong xã hội. Trong thời kỳ ổn định và phát triển đất 4 Âm dương Ngũ hành là triết lý cốt lõi của phương Đông (Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam ) về quy luật vận động chung của mọi hệ thống, bao trùm và xuyên suốt trong tự nhiên và xã hội. 5 Nguyên tắc xử thế trung dung – nghĩa là duy trì một đời sống và thế giới quan quân bình và hợp nhất. Chữ “trung” tóm lược tinh túy của các giáo điều Khổng Tử gắn liền với biện pháp chiết trung: tránh các cực đoan và giữ một vị trí ôn hòa chín chắn. Lão Tử, người sống trước Khổng Tử một chút và là ông tổ của học thuyết đạo gia, cũng khuyên hành xử trung dung trong triết lý khai sáng của mình.
  10. 10 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh nước thì Nho giáo tỏ ra là một công cụ hữu hiệu trong việc trị nước. Nho giáo cung cấp cho các nhà lãnh đạo hệ thống lý thuyết và các bài học kinh nghiệm về đạo trị nước, về mặt tổ chức nhà nước và quản lý xã hội. Nó phân biệt rạch ròi quan hệ vua – tôi, đề cao tư tưởng trung quân, ái quốc. Như vậy, ứng dụng Nho giáo vào công tác điều nền kinh tế Việt Nam là vô cùng cần thiết và phù hợp. Kinh tế học: Như đã phân tích ở phần 1, lý thuyết kinh tế hiện nay về thị trường tự do là một thị trường vận hành thông qua trao đổi tự nguyện. Kinh tế học thông thường ủng hộ nền kinh tế thị thường vì nó hiệu quả. Mọi trao đổi có thể làm lợi cho những người liên quan sẽ diễn ra một cách tự động ‐ miễn là thị trường thật sự tự do. Như vậy tất cả cái khả năng “được lợi từ doanh thương” sẽ thành hiện thực. Một nền kinh tế thị trường lành mạnh đòi hỏi phải có một trình độ văn minh nhất định và đòi hỏi tính thiêng liêng của lời hứa. Một xã hội không nhìn thấy tương lai trong những cam kết và nghĩa vụ cộng đồng sẽ nhìn thấy sự sụp đổ về kinh tế. Văn hóa: Chúng ta đều biết rằng nền đạo đức Việt Nam là một tổng hòa các quan niệm, các lý tưởng hết sức lâu đời của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và truyền thống từ ngàn xưa thờ cúng tổ tiên của người Việt. Cái tổng thể đó in sâu vào ý thức xã hội Việt dưới dạng một thứ chủ thuyết đặc trưng gọi là “đạo”. Theo quan niệm Việt Nam thì chính đạo (“con đường chân chính”) thể hiện ở lòng yêu mến cha mẹ, kính nể người trên và giữ tròn lễ nghĩa. Khoa học: Chúng ta đều biết rằng, loài người thường xuyên học hỏi từ tự nhiên. Vì vậy, rất nhiều ý tưởng sáng tạo trong khoa học hay đời sống hàng ngày đều có tính mô phỏng tự nhiên, nhiều cơ cấu tổ chức được mô phỏng những sinh vật sống, các hệ sống. Một nền công nghệ được sinh vật hóa giúp công nghệ trở nên thông minh hơn, giống với sự sống hơn, phù hợp với con người và tập quán của con người hơn. Chúng ta có thể làm cho công nghệ (bao hàm cả công nghệ quản lý) trở nên thân thiết hơn, nhưng chỉ bằng cách cho công nghệ có được sự phức tạp của sinh vật. Có hai cách thức để tăng và tối ưu hóa khả năng thích nghi là: thà khảo sát kỹ lưỡng để tìm ra đúng việc làm hơn là chỉ làm công việc cho đúng; thứ đến, phải có khả năng buông bỏ thành công khi đã leo tới tột đỉnh, quay lại và đi tiếp. Đó chính là nguyên lý “phá hủy sáng tạo”6. Chính sự hiểu biết này sẽ tạo ra thành công hay thất bại trong thế kỷ 21. 5.Các động cơ tăng trưởng của GMS GMS với hình tượng là một tên lửa đẩy đưa các quốc gia tiến về phía trước đã bao hàm ý nghĩa là một cỗ máy với các động cơ thích hợp để tạo ra sự chuyển động theo chủ đích nào đó. Các động cơ vận hành trong cỗ máy GMS bao gồm: xã hội học tập; định hướng con người; cải cách đổi mới; kết nối và toàn cầu hóa. Xã hội học tập là một xu thế mới trong quá trình phát triển của nhân loại ở thời kỳ hậu công nghiệp. Đó cũng là đòi hỏi của yêu cầu phát triển kinh tế, của tiến bộ khoa học và của sự phát triển con người thời đại mới. Trong xã hội học tập, mỗi người đều có nhiều cơ hội học tập: Học tập ở nhà trường, học tập trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa. Do đó, hệ thống giáo dục không chỉ bó hẹp trong các loại hình nhà trường, mà còn trong các hình thức học ngoài nhà trường. Đó là hệ thống giáo dục mềm dẻo, tạo ra sự đa dạng của các ngành học, hình thức học, về những kênh liên thông giữa các loại hình khác nhau. Nền giáo dục trong xã 6 Creative destruction: Thuật ngữ ‘Phá hủy sáng tạo” do nhà kinh tế học người Áo – Joseph Schumpeter đưa ra nhằm mô tả quá trình mà các công ty tạo ra giá trị mới cho xã hội thông qua việc liên tục tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới theo những cách tốt hơn để làm cho sản phẩm dịch vụ hiện có ngày càng tốt hơn nữa.
  11. 11 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh hội học tập phải tập trung vào sự phát triển con người trên cơ sở tự chủ của mỗi người, làm cho con người phát huy cao độ năng lực sáng tạo, năng động về mọi phương diện. Chúng ta đều biết rằng, giàu có không phải là mục tiêu của sự phát triển, mà khát vọng lớn nhất của con người bao giờ cũng là một cuộc sống hạnh phúc. Ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đấy có sự phát triển. Sự phát triển chính là trạng thái con người có hạnh phúc, có năng lực, đặc biệt là năng lực nhận thức tốt hơn, có điều kiện hưởng thụ và tư duy một cách tự do, sáng tạo hơn. Vì thế, phát triển là quá trình tạo ra những năng lực để con người tự nâng cao đời sống của mình. Suy cho cùng, phát triển là sự tăng trưởng những giá trị của con người. Con người là trung tâm của sự phát triển, hay nói cách khác, con người là động lực tạo nên sự phát triển, và phát triển phải vì hạnh phúc của con người. Vì vậy, mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam thời kỳ mới phải lấy con người làm trung tâm và động lực cho sự phát triển; lấy công bằng xã hội làm định hướng trong mục đích chính trị và kinh tế; tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển hài hòa. Lịch sử phát triển của thế giới tự nhiên đã tự nó chỉ ra rằng tiến hóa là quy luật phát triển đầu tiên, căn bản và chủ đạo nhất. Chính nó đã tạo ra sự sàng lọc kỳ diệu của tạo hóa và đem lại cho thế giới tự nhiên những thay đổi hợp lý và uyển chuyển. Lập luận này hoàn toàn đúng khi áp dụng cho sự phát triển của xã hội bởi nó có khả năng đảm bảo sự phát triển tự nhiên của hết thảy các sự vật, hiện tượng, cộng đồng và dân tộc. Cải cách phải tạo ra những thay đổi về mặt tư duy và hành động. Đây chính là cốt lõi để tạo ra sự phát triển. Các nước này hiện đang phải đối mặt với yêu cầu cải cách trên các lĩnh vực của đời sống. Cuộc sống là sự giao thoa của tất cả các lĩnh vực khác nhau nhưng tựu chung lại có bốn lĩnh vực chủ chốt là kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục. Điều đó có nghĩa là một chương trình cải cách toàn diện phải tiến hành trên cả bốn lĩnh vực này. Tiến hành thành công các cuộc cải cách và đảm bảo thành công của chương trình cải cách toàn diện là mục tiêu của không chỉ của các chính phủ, những nhà hoạch định chính sách phát triển quốc gia, mà còn của nhân dân với vai trò là trung tâm của các chương trình cải cách, những người thực hiện các chương trình cải cách. Dẫn chứng 5: Cải cách kinh tế của Trung Quốc Ngày 18/12/1978, nhà lãnh đạo thiên tài Đặng Tiểu Bình cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có một quy ết định làm thay đổi vận mệnh của cả dân tộc: Cải cách và mở cửa nền kinh tế. Sau 30 năm, cải cách kinh tế giúp cho Trung Quốc tăng trưởng ở mức đáng kinh ngạc, với mức tăng trung bình hàng năm là 9,8% trong giai đoạn 1978-2007. Năm 1978, tổng sản phẩm quốc nội (GDP ) của Trung Quốc ở mức 364,5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 52 tỷ USD). Đến năm 2007, con số này đã gấp 68 lần, lên 25.100 tỷ tệ (khoảng 3.540 tỷ USD). Theo dự báo đến năm 2025, Trung Quốc có khả năng vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Thậm chí, đến năm 2038, Trung Quốc có thể sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nguồn: VnExpress Sự phát triển của một quốc gia không thể là sự phát triển một cách hoàn toàn biệt lập trong xu thế hội nhập như ngày nay. Trong chiến lược phát triển của các quốc gia, đa phương hóa quan hệ là một trong những mục tiêu cơ bản nhất. Toàn cầu hóa làm cho thị trường của mỗi quốc gia được mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó quan hệ mua bán hàng hóa và dịch vụ được tăng lên nhanh chóng. Chưa bao giờ mối quan hệ của các quốc gia được mở rộng như trong bối cảnh hiện nay và sự phát triển của mỗi quốc gia gắn liền với các quốc gia khác vì lợi ích chung của tất cả các bên. Thông tin, tri thức được phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn thế
  12. 12 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh giới và do đó gắn kết con người với nhau, kết quả là các quốc gia tác động qua lại lẫn nhau, chịu ảnh hưởng của nhau ngày càng sâu sắc. Hiện nay, nhân loại đang đứng trước hai bài toán, đó là hợp tác và cạnh tranh. Phát triển là một quá trình cạnh tranh, cải cách là nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu không cải cách thì các cấu trúc xã hội sẽ trở nên không hợp lý, do đó làm giảm năng lực cạnh tranh, đấy là một khía cạnh rất quan trọng. Mục tiêu cải cách của các chính phủ hiện nay là nâng cao năng lực cạnh tranh chứ không phải tạo ra sự chừng mực hay là tạo được tính bền vững của sự phát triển. Nhưng, nếu không có sự bền vững trong phát triển của từng nền kinh tế hoặc từng quốc gia thì không tạo tính bền vững toàn cầu được, tức là không tạo ra sự chừng mực của phát triển. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập thương mại toàn cầu diễn ra sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế và thương mại; các hoạt động này đang và sẽ tiếp tục quy định tốc độ phát triển kinh tế ‐ xã hội của mọi quốc gia, bất kể giàu nghèo. Lợi nhuận lớn nhất của toàn cầu hóa sẽ được tạo ra từ các quốc gia và các tập đoàn kinh tế khi họ tiếp cận và áp dụng những công nghệ mới. Trong một môi trường vừa hợp tác vừa cạnh tranh sâu sắc, nếu một dân tộc có năng lực cạnh tranh kém sẽ ngày càng ít cơ hội để phát triển. Đây cũng chính là động lực quan trọng trong GMS. 6.Các lực đẩy gia tốc Từ trước đến nay, vì nhiều yếu tố hạn chế lịch sử, phần lớn các chiến lược phát triển kinh tế quốc gia đều được hoạch định một cách rất “lạc quan”, thường là tăng trưởng tuyến tính. Tình hình thực tế đã chứng minh rằng, phát triển kinh tế thường không hề “tuyến tính”, chỉ tăng trưởng một chiều như mong muốn chủ quan. Để phát triển cần những tiếp cận khác cho phù hợp với quy luật phát triển kinh tế thị trường thế giới. Hệ thống quản trị của 1 quốc gia thường có những nét đặc trưng riêng, vì vậy điều quan trọng nhất để có thể hội nhập và cạnh tranh thắng lợi là phát triển một cách hệ thống các lợi thế cạnh tranh quốc gia đưa nền kinh tế phát triển bền vững. Để làm điều đó, “tên lửa” GMS cần có lực đẩy gia tốc mạnh mẽ với 6 thành phần sau đây: 6.1.Tầm nhìn chiến lược Một quốc gia muốn phát triển bền vững luôn phải cân nhắc, so sánh việc mình định làm với các việc khác, cơ hội khác trên cơ sở tầm nhìn, năng lực của mình và của cả các quốc gia khác. Tầm nhìn của quốc gia phải là định hướng, kế hoạch để quốc gia đó tạo ra được các giá trị hữu ích cho xã hội. Hình 4: Tầm nhìn của quốc gia Tư tưởng cốt lõi Tương lai hướng đến
  13. 13 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh Giá trị cốt lõi: là giá trị, niềm tin mà quốc gia coi trọng nhất và cam kết theo đuổi, thực hiện. Sứ mệnh: lý giải tại sao quốc gia tồn tại. Các mục tiêu lâu dài là các mục tiêu mà các nhà lãnh đạo đất nước quyết định theo đuổi. Các mục tiêu lâu dài của quốc gia có thể là phát triển kinh tế hay ổn định chính trị tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử của quốc gia. Dẫn chứng 6: Giá trị và niềm tin Chính phủ Singrapore Các thể chế của Singapore dựa trên 5 giá trị cốt lõi: i. Tính lương thiện và tính liêm chính ii. Con người là nguồn lực chính iii. Định hướng kết quả iv. Tín nhiệm v. Ổn định trong nước Nhữ ng giá trị cốt lõi này định hình nên nền tảng cho thành lập các quy tắc định hình cách thức quản lý của chính phủ Singapore. Ba niềm tin chính hướng dẫn lập chính sách công tại Singapore: 1. Thứ nhất: nền kinh tế mạnh là nền tảng đối với khả năng tồn tại của toàn bộ các chính sách khác và tăng trưởng kinh tế liên tục là ưu tiên số một. 2. Thứ hai: nhà nước là trung tâm đối với sự ổn định dài hạn của Singapore. 3. Thứ ba: các nhà hoạch định chính sách phải có định hướng tương lai một cách hiệu quả. Định hướng mạnh mẽ vào tương lai là cách thức khắc phục các điểm yếu của đất nước Singapore như diện tích hẹp, thiếu tài nguyên thiên nhiên và dân số ít. 6.2.Thực thi chính sách Nhiệm vụ chính của các cơ quan chính phủ là đạt được các mục tiêu quốc gia thông qua thực thi chính sách. Các chính sách vĩ mô của chính phủ có thể là: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách về thu nhập, , đồng thời các quốc gia cũng đưa ra các hàng loạt các chính sách vi mô có tác động đến sự phát triển kinh tế như: chính sách thương mại, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, tư nhân hóa, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Thực thi chính sách hiệu quả yêu cầu một quá trình kỷ luật bao gồm: ‐ Tầm nhìn chiến lược và tập trung vào xác định rõ ràng viễn cảnh dài hạn và mục đích của các chính sách; ‐ Đối mặt với hiện thực về môi trường, công dân và khả năng của thể chế công trong hoạch định chính sách; ‐ Thực thi chính sách thông qua việc tập trung vào việc sử dụng con người và nguồn lực tổ chức để thực hiện các chính sách. Để thực hiện chính sách, cần phải thông qua việc sử dụng bản đồ chiến lược.
  14. 14 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh Hình 5: Bản đồ chiến lược của UBND Các quá trình thực thi chính sách không phải là các hoạt động rời rạc mà là một hệ thống hợp nhất các hoạt động phụ thuộc có sự tương tác chặt chẽ từ cách xác định vấn đề để đưa ra các chính sách, đến việc thực hiện các quyết định để tác động vào công dân và sau đó quay lại ban đầu. Những điều này kết nối các quá trình chính sách và phản hồi tương tác lại của chúng với xác định các vấn đề chính sách. Hình 6: Quá trình thực thi chính sách Môi trường, sự phát triển bên ngoài như vấn đề toàn cầu hóa, tiến bộ khoa học công Môi trường Mối đe dọa Xác định vấn đề bên ngoài Các cơ hội Lựa chọn Kết quả Các ý tưởng, bên trong phản hồi bài học Tác động đến Hoàn cảnh Tác động đến công dân hoạch định chính trị Rủi ro Các kết quả chính trị Thi hành quyết định
  15. 15 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh nghệ, làm gia tăng các mối đe dọa và những cơ hội thúc đẩy quá trình xem xét lại chính sách. Đồng thời những bài học, ý tưởng từ bên ngoài sẽ giúp chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách quốc gia. Các quyết định chính sách chỉ nên được đưa ra sau khi xem xét cẩn thận vô số các tác động tiềm năng và rủi ro cũng như mục tiêu của chính sách. Các vấn đề có thể nảy sinh tại mỗi bước của quá trình chính sách. Trong quá trình thực thi chính sách có thể có kết quả không như dự định, tác động xấu đến xã hội hay xuất hiện các vấn đề mới mà có thể do không được quan tâm đúng mức và phản hồi của cộng đồng liên quan có thể dẫn đến việc xem xét, đánh giá lại vấn đề. Dẫn chứng 7: Các hoạt động chính của quá trình thực thi chính sách của Singapore 1.Xác định vấn đề a. Đối phó với các cuộc khủng hoảng bên ngoài hay kết quả chính sách. b. Xác định các cơ hội cải tiến. c. Xác định các vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai. d. Xác định và chịu trách nhiệm các vấn đề chiến lược. e. Học hỏi từ các thực tiễn và quan điểm khác nhau. 2.Xem xét, đánh giá tác động để xây dựng chính sách a. Xác lập tiêu chuẩn cho các phân tích và thiết kế chính sách. b. Xem xét các chương trình hành động thông qua việc phân tích thực tiễn và hồ sơ. c. Nghiên cứu các lựa chọn chính sách thông qua nhóm dự án trong nội bộ tổ chức. d. Gắn kết các nhà tư vấn bên ngoài với các chuyên gia. e. Thành lập ủy ban xem xét và thực hiện các cuộc khảo sát công khai. 3. Thi hành quyết định a. Lựa chọn các nhà lãnh đạo chiến lược. b. Cấu trúc tổ chức thích hợp. c. Kế hoạch các chiến lược chính và nguồn lực cần thiết. d. Đề xuất các dự án, các quá trình và các chương trình. e. Quản lý tiến trình và thu thập các phản hồi. Dynamic Governance, tr.200
  16. 16 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh 6.3.Văn hóa Dẫn chứng 8: Văn hóa dẫn dắt hành động của Chính phủ Singapore Sau khi độc lập vào năm 1965, đất nước Singapore đứng trước những thách thức lớn: có vùng đất nhỏ và không có tài nguyên thiên nhiên; nằm bên cạnh hai nước láng riềng lớn đang có sự thù địch; phụ thuộc vào Anh, . Lợi thế duynhất của Singapore là vị trí chiến lược. Các nhà lãnh đạo Singapore kết luận rằng để sống sót, Singapore cần phải nghiêm khắc hơn, kỷ luật hơn, tổ chức tốt hơn và phát triển nhanh hơn các nước khác. Các nhà lãnh đạo hiểu rằng điều này đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng của Chính phủ định hướng vào việc tổ chức điều hành quốc gia đạt mục tiêu tồn tại và tăng trưởng kinh tế. Các nền tảng văn hóa cho sự lãnh đạo và điều hành đất nước Singrapore chính là: Tính liêm chính Các nguyên Con người là vấn đề then chốt tắc: Định hướng vào kết quả Hiệu quả Hiểu rõ đa sắc tộc, đa tôn giáo Phát triển con người như là nguồn lực chính Khắc sâu sự tín nhiệm thông qua công việc, không phải phúc lợi Thận trọng về tài chính tạo dựng nên bước đệm cho tồn tại Mục đích Sự ổn định trong nước thu hút FDI và nhân tài Hội nhập toàn cầu thông qua kết nối và thay đổi Xây dựng sự bền vững lâu dài không phải thành quả chính trị ngắn hạn Chính phủ giữ vai trò tiên phong trong đổi mới Nhỏ, tài nguyên khan hiếm, dễ bị tấn công từ bên ngoài Hoàn cảnh Văn hóa và sắc tộc đa dạng, đe dọa sự cân đối nội bộ th ực tiễn Một đảng chính trị chiếm ưu thế từ năm 1959 Dyanamic Governance, trang 152 Văn hóa là niềm tin và giá trị của một nhóm nhất định mà được chia sẻ hay hoạt động thường xuyên, vì thế có thể được nghĩ như là việc học tập, chia sẻ, tích lũy của cộng đồng nhất định, dựa trên kinh nghiệm. Văn hóa của một nhóm có thể được định nghĩa: “là một khuôn mẫu tích hợp các hành vi con người bao gồm suy nghĩ, lời nói, hành động, và các vật dụng phụ thuộc vào khả năng của con người để học hỏi và chuyển đạt tri thức cho các thế hệ kế tiếp” (Webster Dictionary). Tầm nhìn và giá trị của tổ chức cung cấp biểu thị mức độ thứ nhất của văn hóa ‐ xác định lý do để tìm các cách hoàn thành nhiệm vụ. Gắn kết trong những giá trị này là triết lý chính thức của nó, là những giá trị và các nguyên tắc hướng dẫn hoạt động của nó. Văn hóa cũng tập trung vào các nguyên tắc hành vi và thói quen của nhóm ‐ các luật lệ ngầm kiểm soát sự tương tác giữa các thành viên khác nhau hay các nhóm khác nhau trong một tổ chức và là phương tiện cho hợp nhất nội bộ. Tuy nhiên, quá trình chia sẻ và xã hội hóa trong một tổ chức nuôi dưỡng các thói quen thông thường về tư duy, mô hình trí tuệ sẻ chia và ý nghĩa các sự kiện nổi trội. Do đó, văn hóa không chỉ kiểm soát cách thức các nhóm tương tác với nhau mà nó cũng xác định cách tổ chức nhận thức, giải thích các sự kiện bên ngoài và ngược lại, ảnh hưởng đến các phản ứng có tính chiến lược và việc lựa chọn các chính sách thích hợp. 6.4.Tài – Đức
  17. 17 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh Con người thích hợp là tài sản quý giá của tổ chức, quốc gia, đó chính là người có Tài đi đôi với Đức. Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Qua đó mới thấy Tài tuy quan trọng nhưng Đức còn cần thiết hơn bởi lẽ người có tài mà sống vị kỉ, chỉ dùng tài năng để phục vụ cho bản thân mình không thôi thì chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí với lối sống cá nhân và làm việc như vậy có thể gây hại cho tập thể. Tài năng chỉ được xem trọng khi nó gắn với quá trình cống hiến, người có tài đem khả năng của mình phục vụ tập thể trước khi nghĩ tới những quyền lợi cho bản thân. Như vậy, có được đội ngũ lãnh đạo Tài Năng bao gồm cả Tài và Đức chính là tài sản quý hiếm của tổ chức, của quốc gia. Cá nhân xuất sắc phải hội tụ và phát triển 4 năng lực của Con người tổng thể (Tâm hồn; Trí óc; Thân thể; Trái tim) để làm chủ bản thân cao độ. Từ việc làm chủ bản thân, thông qua các tầm nhìn cá nhân, quan điểm cá nhân, chiến lược cá nhân, kế hoạch cá nhân mỗi người phấn đấu rèn luyện để tiến tới việc lãnh đạo tổ chức, lãnh đạo xã hội (Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình Thiên hạ) Dẫn chứng 9 “Để có chính phủ tốt, bạn phải có những người trong chính phủ giỏi. Tôi quan sát 40 năm qua thậ m chí với những hệ thống chính phủ kém, nhưng với những con người giỏi thì con người làm cho chính phủ vượt qua được với tiến trình đúng đắn” “Yếu tố quyết định cho sự phát triển của Singapore chính là năng lực của các vị trí đứng đầu. Cán bộ cấp lãnh đạo phải có được ba phẩm chất, đó là khả năng phân tích, trí tưởng tượng, năng lực tư duy tốt và nắm bắt được thực tế. Những nhà lãnh đạo phải được cọ sát với thực tiễn, trưởng thành từ thực tiễn với những “sản phẩm” cụ thể khẳng định tài năng lãnh đạo của mình, đó chính là thước đo năng lực phẩm chất chứ không phải là những tiêu chí chung chung” Lý Quang Diệu Các quyết định và lựa chọn của các nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến hai yếu tố quyết định đến khả năng thay đổi: phương hướng của tổ chức và thiết kế các quá trình mang tính tổ chức giúp khai thác các nguồn tài nguyên tiềm năng. Đó là sự tương tác lẫn nhau của 3 nhân tố chuyển đổi: Làm thế nào để tổ chức tuyển dụng các tài năng cần thiết từ thị trường? Làm thế nào để làm mới các kỹ năng và kiến thức của con người? Và làm thế nào để giữ lại và triển khai các thành thạo chuyên môn thiết yếu để tạo ra và thực hiện chiến lược? Dẫn chứng 10 Các cơ quan chính phủ của Nhật thường tuyển dụng những sinh viên tài năng nhất từ các trường Đạ i học tốt nhất của Nhật. Các công chức của Nhật được tạo điều kiện tốt nhất phát huy năng lực, hưởng chế độ làm việc suốt đời, lương hưu cao. Ngoài ra các công chức này khi nghỉ hưu thường có thể tìm được việc làm với chức vụ cao và mức lương hậu hĩnh tại các doanh nghiệp lớn. Nguồn How Countries Compete, tr.26
  18. 18 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh Hình 7: Hệ thống quản lý vốn con người Triết lý Chính sách Hành động Tầm nhìn chiến Học bổng lược của lãnh Lựa chọn tài Tuyển dụng đạo năng Đánh giá thực hiện Đánh giá tiềm năng Nguyên tắc thu Bổ nhiệm, luân hút nhân tài Phát triển chuyển con người Đào tạo Chuẩn lương Đặc điểm của Duy trì liêm chính Ghi nhận và khen lãnh đạo thưởng Sử dụng lâu dài Quá trình trên dựa trên ba yếu tố quan trọng: Vai trò quan trọng có tính chiến lược của các tài Hình 8: Vòng xoáy tăng trưởng năng và năng lực lãnh đạo đối với sự phát triển của tri thức quốc gia; Chính quyền phải do những nhân tài lãnh đạo và điều hành, đây là quan điểm nền tảng cho việc thu hút, lựa chọn, phát triển nguồn nhân lực; Đức tính nền tảng quan trọng của công chức là liêm chính. 6.5.Quá trình tri thức khách quan Con người và quá trình là những nhân tố chính của quản trị bền vững. Trong khi các cam kết và các năng lực của lãnh đạo xác định hiệu quả của quản lý, tổ chức không thể chỉ phụ thuộc vào các cá nhân riêng biệt. Quản lý hiệu quả phải được thể chế hóa để được bền vững. Khi các quá trình tổ chức được thiết kế tốt thì hệ thống quản lý vẫn có thể tiếp tục thực hiện các chức năng, thậm chí khi có sự thay đổi trong lãnh đạo. Trong môi trường năng động và phức tạp, cấu trúc hệ thống và các nối kết phải được thiết kế lại để mở rộng năng lực tổ chức, có thể hợp nhất các bộ phận, gắn kết con người tại mọi cấp độ cho sự thay đổi liên tục và tăng dịch vụ tới khách hàng và công dân. Những doanh nghiệp thành công nhất của thế kỷ 21 sẽ là những công ty xây dựng nền móng trên mô hình tổ chức dạy học. Trong kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, một quốc gia muốn tồn tại và phát triển vượt qua các quốc gia khác thì phải lớn hơn, nhanh hơn và thông
  19. 19 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh minh hơn (Bigger, Faster, Smarter) nhờ việc biết tập hợp và chia sẻ tri thức thông qua vòng xoáy tăng trưởng tri thức Dạy – Học liên tục nhờ vào quá trình thực hiện “xã hội học tập”. 6.6.Phần thưởng và sự công bằng Dẫn chứng 11: Mô hình mục tiêu cho hệ thống an sinh xã hội của Trung Quốc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14 tổ chức năm 1992 đưa ra mục tiêu cơ bản của cải cách kinh tế của Trung Quốc là thiết lập nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Điều này dẫn đến cải cách hệ thống an sinh xã hội Trung Quốc. Đến đại hội Đảng năm 1997, Tổng bí thư Giang Trạch Dân cho rằng thiết thập hệ thống an sinh xã hội; thực hiện chi trả và hệ thống bảo hiểm y tế kết hợp với phân phối lại xã hội; cải thiện hệ thống niềm tin xã hội và bảo hiểm thất nghiệp tạo nền tảng cho an sinh xã hội. Ngày 19.3.1999 Bộ Lao động và an sinh xã hội đưa ra các yêu cầu số 1, 2, 3 và ban hành phương pháp đăng ký an sinh xã hội tạm thời, phương pháp giám sát qua lựa chọn quỹ an sinh xã hội, phươ ng pháp quản lý tuyên bố và chi trả cho quỹ an sinh xã hội. Những phương pháp này cung cấp hướ ng dẫn tiêu chuẩn hóa của điều hành công ty và quản lý an sinh xã hội của chính phủ. Các nhà chức trách liên quan và nhiều học giả cho rằng hệ thống an sinh xã hội của Trung Quốc nên gồm toàn bộ người lao động và cung cấp thực phẩm khác nhau giữa vùng nông thôn và thành thị. Hệ thống nên được tiêu chuẩn hóa với mức độ quản lý xã hội cao. Đặc điểm của nó nên bao gồm: • Thể hiện công bằng xã hội trong một nước xã hội chủ nghĩa • Phù hợp các mức độ phát triển của quốc gia • Đảm bảo công bằng quyền công dân • Thực hiện truyền thống tốt đẹp của Trung Quốc Nguồn: Studies on economic reforms and development in China Công bằng xã hội là một giá trị định hướng để con người sống ngày càng tốt hơn trong các quan hệ giữa các thành viên của cộng đồng, về mặt vật chất cũng như về mặt tinh thần. Công bằng xã hội chính là mục tiêu phấn đấu của chế độ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nó là tiêu chí và cũng là một động lực của phát triển. Còn là một nhân tố của ổn định xã hội. Sinh thời, Bác Hồ đã nói: “Không sợ thiếu chỉ sợ phân phối không công bằng”. Chính phủ phải dần dần tạo ra được những điều kiện thuận lợi cho những cơ may ngang nhau giữa các thành viên của xã hội. Vì chỉ riêng việc xóa bỏ và điều tiết những bất công không đủ để thực hiện công bằng xã hội: xử lý và tước đoạt những tài sản do tham nhũng và những hoạt động phi pháp cũng chưa có nghĩa là tạo ra những cơ may ngang nhau về học tập, sức khỏe và tiến thân. Vì vậy, Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, y tế, trợ cấp xã hội Đại hội Đảng VI, Đảng ta nhận định “thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu”, “lấy phân phối theo lao động làm hình thức chính, khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế”. Kết luận Việt Nam đang có sự chuyển dịch kinh tế lớn lao. Đó là sự chuyển dịch, phát triển để hội nhập với nền kinh tế thế giới; tạo lập vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế qua lộ trình gia nhập WTO. Quá trình này đòi hỏi việc quản lý kinh tế vĩ mô cần có những thay đổi thích ứng
  20. 20 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh với xu thế và tình hình mới. Muốn duy trì sự phát triển bền vững của một quốc gia, chúng ta phải luôn hun đúc tinh thần dân tộc. Một con người có tính cách, một dân tộc có phẩm cách. Vậy con đường nào cho một dân tộc, một quốc gia? Người có số phận xấu, tính cách yếu vì đi theo con đường sai. Vậy con đường đúng đắn cho một quốc gia? “Giữ tinh thần (dân tộc), tạo tôn giáo (quốc gia) Giữ tôn giáo (quốc gia), tạo văn hóa (nổi trội) Giữ văn hóa (nổi trội), tạo kinh tế (tăng trưởng) Giữ kinh tế (tăng trưởng), tạo phát triển (bền vững)” Hệ thống GMS như một tên lửa đẩy sẽ góp phần giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, vững vàng “vươn ra biển lớn”. Muốn thế cần nắm vững và áp dụng triệt để các nguyên lý của GMS, đó là: Nhắm tới đích cao cả, vì xã hội, vì con người; ‐ Học cách tư duy hài hòa; ‐ Hiểu rõ cấu trúc hệ thống trong mọi mặt đời sống và công việc; ‐ Tiếp thu các nguồn tri thức nhân loại và truyền thống dân tộc; ‐ Vận hành tốt các động cơ tăng trưởng; ‐ Sử dụng nhịp nhàng các lực đẩy gia tốc thông qua việc xây dựng tầm nhìn sống động, thực thi sáng tạo, văn hóa nổi trội, tri thức khách quan và khen thưởng ‐ ghi nhận xứng đáng, công bằng cho mọi thành viên tổ chức. GMS chỉ có giá trị thực sự, được phát huy cao nhất khi mọi nguyên lý của GMS được áp dụng toàn diện, nhất quán, luôn được thực tiễn hiệu chỉnh, không ngừng tăng cao giá trị lý thuyết từ những đóng góp của mọi thành viên của tổ chức. Ý nghĩa cao nhất của GMS là được áp dụng cho từ cá nhân đến tổ chức và xã hội. Khi đó tương lai của GMS có thể thành một môn khoa học về quản lý vĩ đại (Great Management Science). Phạm vi áp dụng của GMS Tầm nhìn Thực thi Văn hóa Tài Đức Quá trình tri Các phần thưởng Áp dụng thức khách (V) (E) (C) (T) quan (O) (R) Quốc gia tự do Là một hệ thống Một chu trình Phát triển văn Các qui tắc hữu ích Tự do chia sẻ tri Mọi người được và dân chủ. chuẩn mực tự điều hành quốc hóa xã hội toàn về đạo đức (qui thức và tự do thị hưởng đúng với Làm thế nào để nguyện giúp tối đa gia nhắm đến diện, tiếp thu văn định của luật pháp trường dựa trên những gì mà họ một quốc gia đạt hóa các lựa chọn, thực thi các chiến minh thế giới, kế và chuẩn mực hành các quyền sở tạo ra cho xã hội. được sự hòa nhằm tạo ra sự lược của đất thừa các giá trị vi) – được hiểu rõ hữu và xã hội bình, văn minh thình vượng ổn nước thông qua văn hóa truyền và được cam kết học tập. và thịnh vượng định và tiến bộ quá trình hiệu thống của dân thực thi trong công lâu dài. Quốc gia chỉnh và kiểm tộc. chúng. soát liên tục. Tổ chức kinh tế Xác định ở đâu và Đưa chiến lược Tiếp thu giá trị Đảm bảo rằng mọi Đảm bảo tri Nhân viên được xã hội. như thế nào một vào thực thi, áp văn hóa thời đại người với phẩm thức được tiếp thưởng tương ứng Làm thế nào để tổ chức ở thể tạo dụng các phương kinh tế tri thức, hạnh đúng đắn và thu tối ưu, chia với giá trị họ tạo ra các tổ chức kinh ra nhiều giá trị xã pháp quản trị duy trì các giá trị tài năng được tuyển sẻ và áp dụng. cho tổ chức. tế xã hội có thể hội nhất thông hiện đại phương văn hóa nổi trội chọn và phát triển. Đo hiệu quả xã sống động, phồn qua tối đa hóa giá Tây cùng với các của dân tộc. Duy trì một văn hóa hội mọi lúc vinh và phát trị của nó trong đặc thù triết lý trên cơ sở các trong thực tiễn. triển lâu dài dài hạn bằng quá phương Đông. nguyên lý dẫn trình khám phá đường của GMS. trải nghiệm.
  21. 21 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh Cá nhân hợp lý Hiểu rõ các mục Thực thi tốt nhất Phát triển con Hiểu rõ và hành Tìm kiếm và Làm điều gì mà và học tập. tiêu và lợi thế các chiến lược cá người toàn diện động nhất quán chia sẻ tri thức, bạn say mê và có Làm thế nào tương đối của bạn nhân, tiến tới làm theo mô hình 4T: trong sự hài hòa với đồng thời xác thể đem lại phần những cá nhân và cách nào tạo chủ bản thân và Thân thể - Trí tuệ các nguyên lý dẫn định cái gì là bổ thưởng cao nhất có thể phát triển ra giá trị lớn nhất lãnh đạo tổ chức - Tình cảm - Tinh đường của GMS. ích. Không cho bạn. tốt nhất, đóng cho chính bạn, tổ – xã hội thần. ngừng đổi mới góp và phát huy chức của bạn và và học hỏi hết năng lực bản xã hội thông qua khám thân phá thực nghiệm Tài liệu tham khảo 1. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Văn hóa Việt Nam Thường thức, NXB Văn hóa Dân tộc, 2005; 2. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Xuân Hà, Xây dựng Văn hóa Mạnh trong Doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, 2005; 3. M. Bramdenburger & B.J Nalebuff (Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên dịch), Tranh hợp hay Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, NXB Thống kê, GAMI Book, 2005; 4. M. Bramdenburger & B.J Nalebuff (Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên dịch), Tư duy chiến lược (Lý thuyết trò chơi thực hành), NXB Tri thức, GAMI Book, 2007; 5. Peter F. Ducker (Vũ Tiến Phúc dịch), Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI, NXB Trẻ TP.HCM, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, 2003; 6. Michael E. Porter, Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia - The Competitive Advantage of Nations, NXB Trẻ, 2008; 7. Michael E. Porter (Nguyễn Phúc Hoàng dịch), Lợi Thế Cạnh Tranh - Tạo Lập Và Duy Trì Thành Tích Vượt Trội Trong Kinh Doanh, NXB Trẻ, 2008; 8. N.Gregory Mankiw (nhóm dịch giả ĐH KTQD), Nguyên lý Kinh tế học, NXB Thống Kê, 2003 9. Trương Đình Tuyển, Toàn cầu hóa kinh tế - cách tiếp cận, cơ hội và thách thức, Báo Nhân dân Điện tử, ngày 17/01/2005; 10. Đinh Quang Ty, Toàn cầu hóa và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 54 – 2004; 11. Noel M. Tichy, Nancy Cardwell, The Cycle of Leadership: How Great Leaders Teach Their Companies to Win, Collins Business, 2002; 12. Robert S. Kaplan, David P. Norton, Execution Premium, Harvard Business School Press, 2008; 13. Robert S. Kaplan, David P. Norton, Strategy Maps, Harvard Business School Press, 2003; 14. Robert S. Kaplan, David P. Norton, Balanced Scorecard, Harvard Business School Press, 1996; 15. Boon Siong Neo, Geraldine Chen, Dynamic Governamce – Embedding culture, Capabilities and Change in Singapore, World Scientific Publishing, 2007; 16. Richard H.K.Vietor, How Countries Compete, Harvard Business School Press, 2007; 17. Cheng Siwei, Studies on economic reforms and development in China, Oxford University Press, 2001.