Giáo trình Xử lý ảnh nâng cao (Phần 2)

pdf 48 trang phuongnguyen 9360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xử lý ảnh nâng cao (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xu_ly_anh_nang_cao_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Xử lý ảnh nâng cao (Phần 2)

  1. BÀI 5 TẠO HIỆU ỨNG ROLLOVER CHO TRANG WEB Hiệu ứng Rollover làm thay đổi một vùng của tấm hình trên trang web thành một hình khác, màu khác hoặc dạng khác khi người dùng di chuột qua vùng đó. Hiệu ứng Rollover làm cho trang web thân thiện hơn và giúp cho trang web có thêm những hiệu ứng sinh động vào đường liên kết hoặc những thành phần khác. 1. Thiết lập không gian làm việc Sử dụng ImageReady với một vài môi trường làm việc được thiết lập sẵn có thể sử dụng chúng cho từng công việc cụ thể, Nhưng cũng có thể tạo ra những môi trường làm việc phù hợp dưới dạng "môi trường làm việc tuỳ biến" - Khởi động ImageReady. Nếu những Palette không nằm ở những vị trí như mặc định, chọn Window > Workspace > Reset Palette Location hình 5.1. Khởi tạo môi trường làm việc - Kéo nhóm pallete sang phía bên trái của Info Palette, ở trên cùng của vùng làm việc. - Đóng Info Palette và Color Palette lại. - Kéo nhóm Layer Palette lên phía trên bên phải của vùng làm việc đặt nó ngay bên cạnh nhóm palette Web Content (nơi mà bạn vừa đóng Info Palette lại) - Trong nhóm Slice Palette, chọn thẻ Talbe để hiển thị nó ra phía trước và sau đó nhấp vào mũi tên hai đầu ở thẻ đó để mở rộng toàn bộ Palette. Sau đó kéo xuống phía dưới, bên phải của vùng làm việc. - Kéo góc phía dưới bên phải của Web Content và Layer Palette để tận dụng hết những khoảng trống nằm dưới nó. - Chọn Window > Workspace > Save Workspace và đặt tên là 17_Rollover trong hộp thoại Save Workspace. 65
  2. Hình 5.2. Ghi lại quá trình thực hiện 2. Thiết lập tuỳ biến vùng làm việc cho bài học Thiết lập đúng cách vùng làm việc của ImageReady. Một vài trong số đó không thể thiết lập trừ khi tài liệu phải được mở ra, cho nên bắt đầu với việc mở tài liệu trước. - Chọn File > Open - Trong hộp thoại Open bạn tìm đến thư mục Lesson17 - Chọn file 17Start.psd và nhấp Open. - Nếu cần, định lại kích thước cửa sổ ảnh và phóng to hoặc thu nhỏ để nhìn thấy toàn bộ tấm hình. - Mở View Menu và menu phụ của nó và chắc chắn những lệnh sau được chọn hoặc chọn chúng nếu chưa: 3. Tạo hiệu Rollover với chữ được uốn cong Trong ImageReady có thể làm với chữ là khả năng uốn cong chữ. Ví dụ: có thể làm cho chữ nhìn giống như nó được tạo ra bởi hiệu ứng không gian 3 chiều. - Chọn công cụ Slice và kéo một đường hình vuông bao quanh chữ "Photoshop" sử dụng đường guide làm chỉ dẫn để cho đường biên của Slice dính vào nó. Hình 5.3. Lựa chọn công cụ bao quang chữ 66
  3. - Trong Rollovers, nhấp đúp vào tên được tự động đặt của User Slice (17Start_02) để chọn nó. Gõ chữ Photoshop để đặt lại tên cho nó và nhấn Enter. - Chọn nút Creat Rollover State . Một trạng thái Over sẽ xuất hiện bên dưới Slice Photoshop trong Rollover. - Trong Layer Palette, chọn layer Photoshop - Trong hộp công cụ, chọn Type Tool để hiển thị tuỳ chọn text trên thành tuỳ biến công cụ và chọn nút Create Warrped Text . - Chọn Fisheye trong menu xổ ra Style và kéo thanh trượt Bend đến 30%. Để hai thanh trượt còn lại là Vertical và Horizontal Distortion là 0%, nhấn OK. Kết quả thấy chữ Photoshop được uốn cong đi - Trong Rollover, nhấn Normal để bỏ chọn trạng thái R hiển thị trên cửa sổ hình ảnh. 4. Xem trước hiệu ứng Rollover Để kiểm tra những tương tác của Slice trong ImageReady, hãy thoát ra khỏi chế độ làm việc và vào chế độ xem trước. Trong khi xem trước, một vài palette, như là Layer palette bị ẩn bởi vì không thể chọn layer hoặc tạo ra những chỉnh sửa trong những Palette này khi còn đang trong chế độ xem trước. - Trong Layer Palette, nhấn vào một khoảng trống để bỏ chọn layer Photoshop - Trong hộp công cụ, đầu tiên chọn nút Toggle Slices Visibility hoặc nhấn nút Q để ẩn đường biên của slice và loại bỏ những đường "ngoằn nghèo" của tấm hình. - Chọn nút Preview Document hoặc nhấn Y để kích hoạt chế độ Preview. - Di chuyển con trỏ qua chữ Photoshop trong cửa sổ hình ảnh, và sau đó di chuyển nó ra ngoài để có thể thấy được hiệu ứng R của chữ bị uốn cong. chú ý đến hiệu ứng mà vị trí của con trỏ có trong vùng được tô sáng ở Rollover. Khi di chuyển con trỏ qua và ra ngoài slice Photoshop của cửa sổ hình, lựa chọn Slice trong Rollover thay đổi từ Normal thành Photoshop Over state. - Nhấp vào nút Preview Document and Toggle Slices Visibility lần nữa để bỏ chọn chúng, hoặc nhấn Q và Y nếu muốn sử dụng phím tắt. Đường biên của slice và những đường ngoằn nghèo xuất hiện lại trên cửa sổ hình ảnh. - Trong Rollover, chọn Normal và nhấp vào mũi tên trên slice Photoshop để ẩn danh sách. 5. Tạo và chia một slice để xây dựng một bảng Slice sau này sẽ trở thành cột của bảng HTML. Để có thể sử dụng tính năng cải tiến của bảng và một Table Palette mới có trong ImageReady CS để tạo bẳng 67
  4. nằm trong bảng HTML của trang web. Nó sẽ xuất ra những bảng có code HTML gọn hơn và dễ quản lý hơn và tất nhiên sẽ dễ dàng hơn khi làm việc với slice. - Chọn công cụ Slice trong hộp công cụ. - Kéo để tạo một slice mới, bắt đầu từ vùng giao nhau của hai đường guide dọc và ngang ở ngay bên trên chữ "Photoshop" và kết thúc ở đường guide bên dưới chữ "Contact" và gặp đường biên bên trái. - Chọn View > Show > Guides để loại bỏ những điểm đánh dấu và đường guide. - Chọn Slices > Divide Slice để mở hộp thoại Divide Slice. - Dưới Divide Slice Horizontally Into gõ 5 trong lựa chọn Slices Down, Evenly Spaced. Nhấn OK. - Với năm slice vừa vẫn được chọn, nhấn vào nút Group Slices Into Table ở dưới cùng của Web Content Palette. 6. Đặt lại tên và tái sắp xếp slice Thay đổi thứ tự của slice trong Rollover giống như khi bạn thay đổi thứ tự của các layer trong Layer Palette vậy. Ở đây bao gồm việc tái sắp xếp slice trong một bảng đã được định dạng, như là bảng vừa tạo cho Mune của tấm hình. - Trong Rollover, nhấp đúp vào tên của Table_02 để chọn nó và gõ chữ Menu Slice để đặt lại tên cho nó. Nhấn Enter. - Chọn cột đầu tiên (slice) được gộp dưới bảng Menu Slice, và chú ý rằng một vùng lựa chọn có màu sắc khác xuất hiện xung quanh nút Contact - Nhấp đúp vào tên của slice được chọn, gõ Contact để đặt lại tên cho nó. Nhấn Enter. - Lập lại các bước trên để đặt lại tên cho 4 slice còn lại trong bảng, gõ chữ Member, Exhibits, Tour hoặc About cho từng slice một. - Chọn slice About trong bảng và kéo nó lên trên cùng của bảng nằm dưới Nested Slice, cẩn thận để giữ cho slice đó được chọn, nếu không bạn sẽ xoá slice đó khỏi bảng. - Chọn và kéo một slice khác để thứ tự của nó trong Web Content Palette phù hợp với thứ tự trong cửa sổ hình ảnh và theo thứ tự sau: About, Tour, Exhibits, Members, và Contact. - Nhấn Normal. 7. Tạo hiệu ứng Rollover bằng cách ẩn hiện layer Để tạo hiệu ứng động cho một hình là luân phiên ẩn hoặc hiện những layer khác nhau. - Trong Rollovers, chọn Slice About, và nhấn vào nút Create Rollover State ở dưới cùng của Palette để tạo một trạng thái Over mới cho slice đó. 68
  5. - Trong Layer palette, mở tập hợp layer Menu Color Bkgds, và nhấp vào biểu tượng con mắt trên layer Cell 1. Hình nền đằng sau chữ Photoshop bây giờ nhìn sáng sủa hơn một chút. - Trong Web Content Palette, nhấp Normal và nhấp vào mũi tên bên cạnh Slice About để đóng nội dung của nó lại. Biểu tượng con mắt biến mất từ layer Cell 1, và nút About trong cửa sổ hình ảnh trở lại trạng thái một màu xanh đơn sắc. - Lập lại bước 1-2, tạo trạng thái R cho những slice còn lại: Chọn Slice Tour, tạo một R mới, và hiển thị layer Cell 2. Chọn Slice Exhibits, tạo một R mới, và hiển thị layer Cell 3 Chọn Slice Member, tạo một R mới, và hiển thị layer Cell 4 Chọn Slice Contact, tạo một R mới, và hiển thị layer Cell 5 - Ẩn tất cả những trạng thái R của slice bằng cách nhấn vào mũi tên ở từng slice. Hình 5.4. ẩn trạng thái của các Slide - Trong Layer palette, đóng tập hợp layer Menu Colored Bkgds. 8. Xem trước hiệu ứng Rollover Kiểm tra hiệu ứng Rollover bằng cách xem trước hình ảnh. - Nhấp vào một vùng trống bất kỳ trong Layer Palette để chắc chắn rằng không chọn layer nào. Sau đó chọn nút Preview Document trong hộp công cụ. - Di con trỏ từ từ lên và xuống những nút khác nhau trong bảng và chú ý những điểm sau: 69
  6. Sự thay đổi ở màu hình nền khi con trỏ di chuyển qua những nút khác nhau Thẻ Active Slice xuất hiện trong tập hợp biểu tượng ở cửa sổ hình ảnh và danh sách các slice trong Rollovers, và cả những ô vuông gần với biểu tượng con mắt. - Nhấn vào nút Preview Document lần nữa để thoát ra. - Chọn File > Save. 9. Về các biểu tượng slice Những biểu tượng của slice hoặc tên hiệu của nó xuất hiện trong Web Content Palette và trong cửa sổ hình ảnh có thể là những dấu hiệu nhắc nhỏ rất có ích nếu bạn hiểu được chúng. Một slice có thể có bao nhiêu tên hiệu cũng được nếu phù hợp. Những tên hiệu sau đây xuất hiện dưới mỗi một trạng thái. - Số lượng các slice (Số được đếm theo thứ tự từ trái sang và từ trên xuống). - Trạng thái Rollover được kích hoạt đang nằm trong trong slice này. - Slice có chứa hình - Slice không chứa hình - Slice dựa trên layer (nó được tạo tạo từ layer) - Slice bao gồm ít nhất một hiệu ứng Rollover. - Slice là một tập hợp bảng. - Slice gây ra thay đổi ở một slice khác - Slice là đích thay đổi của một slice khác. Ngược lại của cái trên là nguồn, thì cái này là đối tượng bị thay đổi. - Slice được liên kết với một slice khác (cho mục đích tối ưu hoá) 10. Tạo một trạng thái Rollover bằng cách sử dụng Layer Style Tất cả những hiệu ứng Rollover tạo cho đến bây giờ đều là Over State, nó có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của hình ảnh khi con trỏ di qua một slice. Một vài sự tác động của chuột khác cũng có thể tạo ra hiệu ứng Rollover. có thể chỉ định hơn một trạng thái Rollover cho một slice, để có nhiều hiệu ứng xảy ra trên màn hình phụ thuộc vào những gì người dùng sẽ làm, như là nhấp chuột, chọn một slice cụ thể. - Trong Layer Palette, nhấp vào mũi tên để mở rộng tập hợp Button Text. Nếu cần, nhấp vào mũi tên để mở rộng layer chữ "About Photoshop" nằm trong tập hợp đó, để bạn có thể nhìn thấy hiệu ứng nằm trong layer đó. - Trong Rollover, chọn About slice trong bảng Menu Slices. - Chọn nút Create Rollover State ở phía dưới của palette. Một trạng thái Rollover mới có tên là Down được chọn. - Nhấp đúp vào trạng thái Rollover Down để mở hộp thoại Rollover State Options. - Chọn tuỳ chọn Click và sau đó nhấn Ok để đóng hộp thoại lại. 70
  7. Hình 5.5. Bảng lựa chọn cửa sổ Rollover State Options. - Trong Layer Palette, nhấp vào ô vuông có biểu tượng con mắt cho Effects nằm dưới layer chữ "About Photoshop ". Một màu vàng nhạt sẽ xuất hiện bao quanh từ About Photoshop trong hình. - Nhấp vào trạng thái Normal ở trên cùng của Rollover và sau đó đóng About Slice để ẩn những trạng thái Rollover đi. Sau đó, trong Layer Palette, đóng "About photoshop" layer để ẩn danh sách các hiệu ứng Effects. 11. Hoàn thiện và đặt lại tên cho nút và xem trước hiệu ứng Rollover Xem trước hiệu ứng Rollover trong chế độ Preview để kiểm tra trước khi tiếp tục. - Sử dụng những kỹ năng đã học trong phần trên "tạo một trạng thái Rollover khác bằng cách sử dụng Layer Style", tạo trạng thái Click Rollover cho 4 slice còn lại trong bảng Menu Slice. Khi hoàn thành, chữ Tour sẽ toả sáng khi người dùng nhấp chuột vào nút Tour, nút Exhibit cũng vậy v.v - Trong Layer Palette, nhấp vào mũi tên để đóng tập hợp layer Button Text lại, sau đó nhấp vào một khoảng trống trong Layer Palette để br chọn toàn bộ layer. - Chọn Normal trong Rollovers. - Trong hộp công cụ, chọn nút Toggle Slices Visibility và sau đó là nút Preview Document . - Di chuyển con trỏ từ từ qua cửa sổ hình ảnh, tập trung chú ý vào những thay đổi về màu sắc hình nền của trạng thái Over. - Nhấp vào từng nút một và chú ý hiệu ứng toả sáng vẫn được nhìn thấy trên chữ cho đến khi di chuyển con chuột ra ngoài vùng nút. - Nhấp vào nút Toggle Slices Visibility và nút Preview Document để trở lại chế độ làm việc bình thường. 12. Bước chuẩn bị để làm việc với nhiều hiệu ứng Rollover Tạo ra một tập hợp cho slice, Những tập hợp slice sẽ thu gọn danh sách trong 71
  8. Rollovers, giúp tìm nhanh hơn và chính xác hơn trong một dãy phức tạp các hiệu ứng Rollover và slice. - Trong Rollover, chắc chắn rằng trạng thái Normal đang được chọn hoặc chọn nó bây giờ, sau đó chọn New Slice Set ở phía dưới của Palette. - Nhấp đúp vào tên của tập hợp slice vừa tạo để chọn nó và gõ chữ Info Slice để đặt lại tên cho nó. Nhấn Enter. Cứ giữ nguyên tập hợp slice Info Slices được chọn trong Rollovers. - Trong Layer Palette, làm những việc sau: Nhấp vào mũi tên trong tập hợp layer Info Panelss để mở rộng nó Chọn layer Exhibit_info. 13. Thêm một slice mới và một tập hợp Slice Có thể kéo các slice ra ngoài hoặc vào trong một tập hợp slice trong Rollovers, như là kéo layer ra hoặc vào tập hợp layer vậy. Tự động đặt slice mới vào một tập hợp slice cụ thể nào đó khi tạo chúng như sau: - Trong Layer Palette, nhấn vào biểu tượng con mắt của layer Exhibit_info trong tập hợp layer Info Panelss do đó hình "Spanish Master" sẽ được hiển thị trong cửa sổ hình ảnh. Layer được hiển thị trong cửa sổ hình ảnh. - Chọn Select > Load Selection > Exhibit_info Transparency. Một vùng kiến bò sẽ xuất hiện chỉ cho bạn biết layer đang được chọn. - Chọn Select > Create Slice From Selection Một đường viền xuất hiện chỉ ra rằng layer đó bây giờ cũng là một Slice, nhưng vùng lựa chọn cũng vẫn được nhìn thấy. - Chọn Select > Deselect hoặc nhấn Ctrl-D. - Trong Rollovers, mở rộng tập hợp Info Slice bằng cách nhấn vào mũi tên cạch tên của nó. Bởi vì Info Slice đã được chọn trong Rollovers khi bạn tạo slice, cho nên slice mới sẽ xuất hiện trong tập hợp slice. - Nhấp đúp vào slice mới (17Start_11) và gõ Exhibit Info để đặt tên cho nó. Nhấn Enter. 14. Sửa chữa sai sót khi tạo hiệu ứng Rollover Khi tạo ra các hiệu ứng Rollovers đòi hỏi sự tập trung cao đến các chi tiết trong một môi trường có thể có rất nhiều những lựa chọn. Một lỗi thường gặp nhất là khi thay đổi trạng thái Normal không như dự định. - Trong Rollovers, chọn Normal, ở phần trước có một vấn đề là layer Exhibit_info bây giờ đang được hiển thị ở trạng thái Normal. Nhưng cái này có thể sửa chữa rất dễ dàng. - Với trạng thái Normal vẫn đang được chọn, nhấn vào biểu tượng con mắt trong Layer Palette của layer Exhibit Info để ẩn nó đi. 72
  9. - Kiểm tra xem nó đã sửa được lỗi ở trên chua bằng cách chọn một trạng thái Rollover trong bất cứ slice nào (bạn sẽ phải mở rộng tập hợp slice ra để thấy những hiệu ứng Rollover ẩn), và nhấn vào Normal lần nữa. 15. Tạo một slice từ một layer ẩn Tạo một slice từ một layer ẩn. Bởi vì nó sẽ không thay đổi cách nhìn trong trạng thái Normal, do vậy không cần phải quay lại để sửa chữa trạng thái Normal khi hoàn thành. - Trong Layer Palette, chọn layer Member_Info nhưng đừng nhấp vào con mắt để hiển thị nó. - Trong Web Content Palette, chọn tập hợp slice Info Slices - Chọn Select > Load Selection > Member_info Transparency Ở trung tâm của cửa sổ hình ảnh, đường viền kiến bò xuất ở layer ẩn cho bạn biết rằng layer đó đang đươc chọn, cho dù bạn không thấy thay đổi nào ở hình hết. - Chọn Select > Create Slice From Selection. - Chọn Select > Deselect hoặc nhấn Ctrl-D để bỏ chọn. - Trong Rollovers, nhấp đúp vào slice tên là (17Start_14) và gõ chữ Member Info để đặt lại tên cho slice. Nhấn Enter. - Nhấp chọn Normal. Không cho hiển thị layer Member_Info trong quá trình làm, cho nên trạng thái Normal vẫn nhìn như cũ và tất nhiên bạn không cần phải chỉnh sửa nó khi phải làm với slice Exhibit Info. 16. Tạo ra hiệu ứng Rollover từ xa Hiệu ứng Rollover từ xa là sự kết hợp của một slice này với một slice khác, do vậy khi một tác động nào của người dùng vào slice này sẽ gây ra thay đổi về hình ảnh hoặc hiệu ứng ở slice kia. Với hiệu ứng Rollover từ xa, không thể chỉ đơn giản thay đổi sự ẩn hiện của một layer được. Mà phải tạo ra mối liên hệ giữa hai slice. - Trong Rollovers, thực hiện theo yêu cầu sau: Trong bảng Menu Slices, mở rộng tập hợp slice Exhibits và Members để có thể nhìn thấy trạng thái Rollover Over và Click được đặt nằm dưới nhau ở mỗi một slice. Chọn trạng thái Rollover Click cho slice Exhibit. - Trong Layer Palette, chọn layer Exhibit_info và nhấp vào ô vuông có biểu tượng con mắt để hiển thị layer này. 73
  10. Hình 5.6. ẩn/hiện layer thực hiện - Trong Rollovers, kéo Pickwick từ trạng thái Rollover Click của slice Exhibits sang layer Exhibit_info trong cửa sổ hình, do đó đường biên của slice sẽ được hiện sáng với một màu tối. Khi bạn thả chuột, chú ý đến một thẻ tên mới trong tập hợp biểu tượng cho slice Exhibit ở cửa sổ hình ảnh và trong Rollovers. - Chọn Normal trong Rollovers, và nhấp vào mũi tên trong slice Exhibits để đóng những trạng thái Rollover nằm dưới nó lại. - Chọn trạng thái Rollover Click cho slice Member. - Lập lại bước 2-4 nhưng sử dụng slice Membes Info như là đích cho hiệu ứng Rollover từ xa. Cho hiển thị layer đó và kéo Pickwick từ trạng thái Click từ hình "Members Discount". Và hãy nhớ là chọn trạng thái Normal sau cùng. - Trong Layer Palette, nhấp vào mũi tên để đóng tập hợp layer Info Panels. Nếu không muốn sửdụng hiệu ứng Rollover từ xa nữa, có thể loại bỏ nó. chọn trạng thái Rollover nào muốn chỉnh sửa, ví dụ là một trạng thái Over hoặc Down nằm dưới những layer Nguồn. Sau đó tìm tên Remote ở giữa biểu tượng con mắt và tên của slice nguồn trong Rollovers. Nhấp vàthẻ tên Remote để xoá nó, sau khi xoá đi mối liên hệ giữa nó và hiệu ứng Rollover từ xa. 17. Xem trước hiệu ứng Rollover để tìm kiếm sai sót Những kết quả không đoán trước xảy ra đòi hỏi phải có thêm những chỉnh sửa hợp lý, đặc biệt là khi mới chỉ làm quen với hiệu ứng Rollover. Vậy cần xem trước hiệu ứng để có thể tìm kiếm sai sót để sửa chữa trước khi đưa ra. - Trong Rollover, mở rộng slice Exhibts và Members trong Menu Button của tập hợp Slice để có thể nhìn thấy những trạng thái nằm dưới nó. - Mỗi lần chọn 2 trạng thái Rollover Click và để ý xem kết quả của nó ở cửa 74
  11. sổ hình ảnh. Đặc biệt chú ý đến hình hiệu ứng bán trong suốt, vùng quầng tối xuất hiện xunh quanh layer Info Panels. - Nhấp vào một vùng trống bất kỳ trong Layer Palette để bỏ chọn tất cả layer và chọn Normal trong Rollover. - Trong hộp công cụ, chọn nút Toggle Slices Visibility và sau đó chọn nút Preview Document. - Di chuyển con trỏ qua cửa sổ hình ảnh, và nhấn vào nút Exhibit. Để con chuột nằm trong nút navi một lúc để xem thông tin của nó xuất hiện. và vùng quầng tối xung quanh nó sẽ không xuất hiện nữa. - Nhấp vào nút Members để thấy hiệu ứng tương tự xảy ra. - Nhấp vào nút Toggle Slices Visibility và Preview Document để thoát khỏi trạng thái xem trước. 18. Chỉnh lại kích thước của slice để sửa chữa lỗi về sự ẩn hiện Để sửa chữa cách xuất hiện của thanh navi để có thể thấy được những Layer Style được áp dụng, thì phải cho hiển thị những layer này. Sau khi đã sửa chữa xong, cần phải hiển thị lại nó để bạn không thay đổi gì đến trạng thái Normal. - Trong Rollover, chọn trạng thái Click cho slice Exhibits - Trong hộp công cụ, chọn công cụ Slice Select và nhấp vào slice Exhibit Info trong cửa sổ hình ảnh. (Nếu đã ẩn đường dẫn đi rồi thì hãy hiển thị nó bằng cách vào View > Show > Guides để hiển thị nó) - Chọn một điểm neo bất kỳ ở phần trên của slice sau đó kéo nó lên phía trên cho đến khi nó hoàn toàn che phủ vùng bóng đen. - Chọn một điểm neo khác ở phía đối diện và kéo xuống dưới để che phủ hoàn toàn bóng đen ở phía dưới. - Trong Web Content Palette, chọn trạng thái Click của slice Members. Sau đó, lập lại bước 2-4 để slice đó bao phủ hoàn toàn vùng bóng đen xunh quanh. - Trong Web Content Palette, chọn Normal. Trong Layer Palette, nhấp vào một điểm trong bất kỳ để bỏ chọn các layer. - Sử dụng nút Toggle Slices Visibility và Preview Document để xem trước hình và kiểm tra xem việc thay đổi độ lớn của slice có sửa chữa được vấn đề hay không. Khi làm xong chọn hai nút ở trên lần nữa để thoát khỏi chế độ xem trước. 19. Tạo một trang web từ hình ảnh ImageReady sẽ đưa hình ảnh thành trang web bao gồm các file HTML và các thư mục chứa hình ảnh và để cho trang web nhận dạng được hiệu ứng Rollover và do đó nó có thể hiển thị đúng cách trên web cần thực hiện như sau: - Nhấp vào mũi tên để mở Rollovers, và chọn Find All Remote Slices. - Một thông báo xuất hiện báo biết những thay đổi mà ImageReady đã tạo ra cho tài liệu. Nhấn OK. 75
  12. - Chọn File > Save Optimized As. - Trong hộp thoại Save Optimized As, tìm đến nơi mà bạn muốn lưu lại tài liệu hoặc lưu nó trực tiếp vào thư mục Lesson17. - Cứ giữ nguyên tên file như thế và thiết lập những tuỳ chọn sau: HTML And Images cho Save As Type Default Settings cho tuỳ chọn Settings. All Slices cho tuỳ chọn Slice - Nhấn Save - Cuối cùng tìm đến file 17Start.html vừa tạo ra và xem nó với trình duyệt. Câu hỏi ôn tập 1. Kể tên hai trạng thái Rollover phổ biến và những tác động của chuột liên quan đến nó. 2. Có bao nhiêu trạng thái Rollover một slice có thể có? 3. Có thể tạo ra hiệu ứng Rollover cho image map (bản đồ ảnh) thay vì slice không? 3. Rollover từ xa là gì? 4. Rollover chỉ có thể thay đổi trạng thái của tấm hình thôi hay còn gì khác nữa? 76
  13. BÀI 6 TẠO HÌNH ĐỘNG CHO TRANG WEB Để cho nội dung trang web được sinh động hơn, có thể dùng ImageReady để tạo những hình Gif động từ một hình đơn. Với kích thước tệp tin được nén, hình Gif động có thể hiển thị trên hầu hết các trình duyệt web. ImageReady cho phép tạo những hình động rất sáng tạo với những công cụ dễ sử dụng và tiện lợi. 1. Tạo hình động trong ImageReady Trong Adobe ImageReady, tạo hình động từ một tấm hình đơn bằng cách sử dụng file động có định dạng GIF. Một hình GIF động là một chuỗi hình ảnh hoặc các Frame. Mỗi frame hơi khác với frame trước nó một chút vì vậy tạo ra một ảo giác của chuyển động cho mắt khi những frame được xem với một tốc độ di chuyển nhanh. có thể tạo ra hình động bằng những cách sau: - Sử dụng nút Duplicate Current Frame trong Animation Palette để tạo ra frame, sau đó sử dụng Layer Palette để xác định những hình nào sẽ hiện ra trên những Frame tương ứng. - Bằng cách sử dụng lệnh Tween để tự tạo ra những chuỗi hình của nhiều layer có độ Opacity, vị trí hoặc những hiệu ứng khác nhau. Bằng cách này ImageReady sẽ tạo những "giai đoạn" ở giữa quá trình từ lúc đầu đến lúc cuối. - Mở một hình gồm nhiều layer trong Photoshop hoặc ImageReady để tạo hình động với mỗi layer sẽ thành một Frame. 2. Thông tin thêm khi làm việc với layer trong hình động Mỗi thành phần trên một layer riêng biệt cho phép thay đổi vị trí cũng như hình thức của mỗi một thành phần thông qua một chuỗi các frames. - Thay đổi ở một frame riêng là những thay đổi tạo ra cho layer sẽ chỉ tác động đến frame đang được chọn. Thay đổi tạo ra cho layer sử dụng lệnh trên Layer Palette và tuỳ chọn, bao gồm cả mức Opacity của layer, chế độ hoà trộn, tính ẩn hiện, vị trí và layer style được gọi chung là frame riêng. - Thay đổi toàn cục: Những thay đổi tác động đến tất cả các frame mà trong đó bao gồm cả layer. Những thao tác gây ra những thay đổi cho các đơn vị pixel của một tấm hình như tô vẽ, lệnh chỉnh sửa tông màu và độ sáng tối, bộ lọc, gõ chữ và các lệnh chỉnh sửa ảnh khác được gọi là thay đổi toàn cục. 3. Thiết lập môi trường làm việc cho bài học Thiết lập vùng làm việc mới đặc biệt cho những công việc liên quan đến hình động. Nếu có một vùng làm việc phù hợp với công việc. 77
  14. - ImageReady có môi trường làm việc được thiết lập sẵn là Interactivity Palette Locations, Giao diện trong bài học này trong phạm vi hình động, cho nên có thể giảm số lượng những Palette được mở ra bởi mặc định của ImageReady. - Chọn File > Open và chọn tới file cần làm việc là hình ảnh cần tạo ảnh động đã có sẵn trong ổ đĩa. - Chọn Color, Web Content và Slice Palette. - Chọn Window > Animation để mở Animation Palette. Kéo góc phía dưới bên phải của Animation Palette để mở rộng nó cho có thể tận dụng được khoảng trống trong vùng làm việc đó, Di chuyển Animation Palette vào gần hơn cửa sổ hình ảnh để giữ những cửa sổ làm việc gần nhau hơn. Hình 6.1. Môi trường làm việc - Chọn Window > Workspace > Save Workspace. - Gõ chữ 18_Animation trong hộp thoại Save Workspace và nhấn OK. Quay lại kích thước ban đầu và vị trí của các Palette bất cứ lúc nào bằng cách chọn Window > Workspace >18_Animation. 4. Tạo hình động bằng cách ẩn hoặc hiện layer Để tạo hình động trong 2 bước là cho lần lượt ẩn hoặc hiện biểu tượng con 78
  15. mắt của 2 layer trong Layer Palette. Ví dụ Tạo ra một hình động của đổi tượng thay đổi tư thế hoặc cho đối tượng đó di chuyển lên phía trước và quay lại. Hình ảnh lựa chọn bao gồm 5 layer, trong đó với hiệu ứng động đơn giản với hai layer của của hình ảnh sao chép. 5. Chuẩn bị Layer Comp ImageReady cũng có tính năng tương tự và làm cho công việc tạo hình động trở nên rất dễ dàng. - Trong Layer Palette, kiểm tra xem biểu tượng con mắt có xuất hiện ở gần layer Bacground và ảnh lựa chọn không và những ô vuông còn lại không có con mắt. - Trong Layer Comps Palette, nhấp chuột chọn nút Create New Layer Comp - Trong hộp thoại New Layer Comp gõ tên ảnh cần chọn và sau đó kiểm tra xem lựa chọn Visibility có đang được chọn không trước khi bạn nhấn OK. Một Layer Comp mới, ảnh xuất hiện trong Layer Comps Palette. - Trong Layer Palette, nhấp vào biểu tượng con mắt của layer ảnh lựa chọn để ẩn nó đi và sau đó cho hiện con mắt của layer ảnh tiếp theo. - Tạo một Layer Comp mới, ảnh mới sử dụng được chỉ ra ở bước 2 và 3. f. Nhấp vào ô vuông bên cạnh Layer Comp ảnh đầu tiên để áp dụng tình trạng hiện tại trên Layer Palette. Một thẻ tên xuất hiện trong ô vuông cho bạn biết rằng đây là Layer Comp đang được chọn. Bây giờ có 2 Layer Comps mà có thể sử dụng để làm điểm bắt đầu cho những frame sẽ tạo trong hiệu ứng động này. 6. Bắt đầu quá trình tạo hình động Khi bắt đầu, chỉ một frame mặc định xuất hiện trong Animation Palette. Frame này hiển thị những thiết lập ẩn hiện của các layer trên Layer Palette, ở trường hợp này sẽ thấy chỉ có 2 layer được hiển thị là ảnh đầu tiên và Background. Frame được chọn, biểu hiện bằng đường viền màu xanh bao xung quanh, cho bạn biết rằng bạn có thể chỉnh sửa nội dung của nó bằng cách chỉnh sửa hình ảnh. - Trong Animation Palette, nhấp vào nút Duplicate Current Frame để tạo frame 2 Hình 6.2. Tạo các hình động với các Frame 79
  16. - Trong LCP, nhấp vào ô vuông để cho hiển thị thẻ tên Animation Paletteply This Layer Comp cho Layer Comp ảnh chọn.H chú ý đến Layer Palette và bạn sẽ thấy layer ảnh đầu tiên bị ẩn đi và layer ảnh tiếp theo đang được hiển thị. - Trong Animation Palette, chọn frame 1. Trong cửa sổ hình ảnh, đã chọn quay lại tình trạng ban đầu khi chỉ có Layer 1 được hiển thị. Hình 6.3. Lựa chọn layer hiển thị ảnh - Chọn Frame 2 và sau đó frame 1 để tự bạn xem trước hiệu ứng động trên hình ảnh. 7. Tìm đến frame và xem trước hiệu ứng động Để xem trước và kéo qua các frame của hiệu ứng động. Hiểu được những chức năng điều khiển trên Animation và Layer Palette là điều rất quan trọng để nắm bắt được quá trình tạo ảnh động. có thể xem trước hiệu ứng động trong trình duyệt web. Với các tính năng của từng thành phần như sau: A: Looping Menu B: Chọn frame đầu tiên C: Chọn frame trước đó. D: Xem/ Dừng hiệu ứng động. E: Chọn frame kế tiếp. F: Nút Tween. G: Tạo một frame mới. 80
  17. H: Xoá frame A B C D E F G H Hình 6.4. Các thành phần chức năng của quá trình tạo ảnh đông - Trong Animation Palette, Hãy chọn tuỳ chọn Forever trong menu xổ ra Looping ở phía bên trái của palette. - Nhấn vào nút Select Previous Frame để di chuyển sang frame khác. - Trong Layer Palette, nhấp vào nút Backward hoặc Forward ở góc phía dưới bên trái của palette, và bạn cũng có kết quả tương tự như ở bước trên. + Nút quay lại trên Layer Palette. + Nút tiến tới trên Layer Palette. - Nhấn vào nút Play trong Animation Palette để xem trước hiệu ứng động. Nút Play sẽ biến thành nút Stop mà bạn có thể nhấn vào để dừng lại. - Chọn File > Preview in > và chọn trình duyệt web trong menu phụ Preview In. Khi bạn xem xong, thoát khỏi trình duyệt và quay lại ImageReady. - Chọn file > Save Optimized As. Hình 6.5. Ghi lại quá trình thực hiệ 81
  18. - Trong hộp thoại Save As, mở thư mục Lesson 18 và nhấn vào biểu tượng Create New Folder. Gõ My_gifs cho tên của thư mục, sau đó mở nó ra. Vẫn trong hộp thoại Save As, gõ chữ DoLayer Palettehin.gif để đặt tên cho file và nhấn Save. 8. Chuẩn bị những bản copy của layer cho hiệu ứng động Làm động một thành phần khác của tấm hình và thêm vào hiệu ứng động đang có. sử dụng kỹ năng cơ bản là ẩn và hiện layer cho những frame khác nhau để tạo ra hiệu ứng động, tạo những layer khác nhau bằng cách copy và biến chuyến một layer. Trước khi thêm một layer vào tấm hình đã có chứa hiệu ứng động, nên tạo một frame mới. Bảo vệ những frame đã có khỏi bị ảnh hưởng bởi những thay đổi không như mong đợi. - Trong Animation Palette, chọn frame 2 và nhấp vào nút Duplicate Current Frame để tạo một frame mới (Frame 3) nằm kế ngay sau frame 2. Vẫn để chọn frame 3 Hình 6.6. Tạo các Frame tiếp theo - Mở menu của Animation Palette và chọn lệnh New Layer Visible in All States/Frame để bỏ chọn. - Trong Layer Palette, chọn layer Bubble và nhấn vào biểu tượng con mắt để hiển thị layer đó. Vẫn để chọn layer Bubble. Trong cửa sổ hình ảnh và trong biểu tượng thu nhỏ của frame 3, sẽ thấy xuất hiện một quả bong bóng ở gần "mũi" của con cá heo. - Chọn View > SnAnimation Palette và đánh vào dấu kiểm để bỏ chọn lệnh này. - Chọn công cụ Move trong hộp công cụ - Giữ phím Alt và kéo quả bong bóng lên phía trên bên phải của tấm hình, và một layer mới chính là layer copy của layer Bubble xuất hiện trong Layer Palette. - Giữ phím Alt xuống lần nữa và kéo để tạo ra quả bong bóng thứ 3 xa hơn một chút về phía trên bên phải của quả bong bóng thứ nhất. Bây giờ bạn đã có 3 layer bong bóng trong cửa sổ hình ảnh và trong Layer Palette bạn có: Bubble, Bubble copy và Bubble copy 2. 9. Tạo ra những hiệu ứng động cùng một lúc Tạo ra hiệu ứng quả bóng đi từ dưới lên trên bằng cách lần lượt ẩn và hiện 82
  19. các layer của tài liệu DoLayer Palettehin.psd. Kết hợp hai hiệu ứng động là sự di chuyển của đối tượng với sự lớn dần của những quả bong bóng bằng cách nhân đôi frame kết hợp với những thiết lập trên Layer và Animation Palette. - Trong Animation Palette, chọn frame 3. - Trong Layer Palette, nhấn vào biểu tượng con mắt để ẩn nó đi, do vậy trên Layer Palette sẽ còn layer Background, Do Layer Palettehin 1 và layer Bubble vẫn được hiển thị và những layer khác được ẩn. - Trong Animation Palette, nhấn vào nút Duplicate Current Frame để tạo frame 4. Vẫn để chọn frame - Trong Layer Comps Palette, chọn DoLayer Palettehin 2. Sau đó ở Layer Palette cho hiển thị con mắt ở layer Bubble Coppy - Nhấn vào nút Duplicate Current Frame 2 lần nữa và sau đó sử dụng Layer Comps và Layer Palette như sau: Cho frame 5, chọn DoLayer Palettehin 1 layer comp và cho hiển thị layer Bubble Copy 2. Cho frame 6, chọn DoLayer Palettehin 2 layer comp và cho hiển thị layer Pop. - Chọn nút Play trên Animation Palette để xem trước kết quả. Khi xem xong bạn nhất nút Stop để dừng lại. 10. Thiết lập và xem trước thời gian của hình động Khi xem trước hình động của bạn trong trình duyệt, có thể thấy rằng hình ảnh chuyển động có chỗ nhanh, do vậy có thể làm chậm lại bằng cách đặt thời gian giữa mỗi frame trong hiệu ứng động. Sau đó có thể xem lại hình động lần nữa để xem tốc độ của nó. - Từ menu Animation Palette, chọn Select All Frames. - Nhấn vào nút thời gian (0 seconds, là mặc định) nằm dưới mỗi frame để mở menu hiện ra Frame Delay, sau đó chọn 0.2 Seconds. Giá trị mới xuất hiện dưới mỗi frame, chỉ cho bạn biết rằng thời gian đã được áp dụng cho tất cả các frame trong Palette. - Nhấn vào nút Play trong Animation Palette để xem hiệu ứng động và sau đó nhấn vào nút Stop để dừng lại. - Chọn File > Preview In và chọn trình duyệt để xem hiệu ứng động với thời gian bạn vừa thiết lập. - Chọn File > Save Optimize As. - Trong hộp thoại Save As, đặt tên cho hình là DoLayer Palettehin.gif và đặt trong thư mục My_Gif. Nhấn Save và chọn Replace để thay thế file cũ. Trong lệnh Save Optimized As có thể lưu file dưới các định dạng là Gif, JPEG hoặc PNG để sử dụng cho web. 83
  20. Nhưng chỉ có định dạng Gif là hỗ trợ hình động, cho nên đó là định dạng bạn sẽ dùng trong chương này. - Chọn File > Close để đóng hình gốc lại mà không cần lưu lại thay đổi. Bạn đã hoàn thành hình động cho con cá heo. Ở phần tới, bạn sẽ tiếp tục làm việc với một loại hình động khác. 11. Tạo hình động với độ trong suốt và vị trí của layer Tạo hình động cho một đoạn chữ bay vào, sử dụng hình nhiều layer của Photoshop. không phải tự tạo ra nhiều layer cho mỗi một thay đổi về vị trí và cũng không phải điều chỉnh cho từng frame một. khi đã tạo được frame đầu và frame kết thúc cho mỗi hình, có thể để ImageReady tự tạo tất cả những frame còn lại. 12. Mở một hình và bắt đầu quá trình tạo hình động Mở một tài liệu mới và xem những thiết lập hiện tại của nó. - Trong ImageReady, chọn File > Open và chọn H2O.psd từ thư mục Lesson18. Logo bao gồm 4 thành phần khác nhau được đặt ở những layer riêng biệt. Tạo ra hình động của các frame sao cho chữ đó xuất hiện và di chuyển vào vị trí trung tâm từ những vùng khác nhau. - Cho hiển thị hai Animation Palette và Layer Palette bằng cách chọn Window > Workspace > 8_Animation. - Trong Animation Palette, chọn nút Duplicate Current Frame để tạo một frame mới. có hai frame đã tạo đường đi cho hiệu ứng hình động làm thay đổi tình trạng của nhiều layer cho những frame khác nhau. 13. Thiết lập vị trí của layer và độ trong suốt Điều chỉnh vị trí và độ trong suốt của layer trong một tấm hình để tạo ra frame đầu và frame kết thúc cho hình. Để thay đổi thứ tự của các frame chỉ cần kéo frame đó trong Animation Palette. - Trong Animation Palette, chọn frame 2 sau đó trong Layer Palette chọn layer H. - Chọn công cụ Move, giữ phím Shift để ép di chuyển, và kéo chữ "H" về phía bên trái của tấm hình sao cho chỉ một phần của nó được nhìn thấy. - Trong Layer Palette, chọn layer chữ "O", sau đó giữ phím shift và kéo về cùng vị trí bên tay phải của cửa sổ hình ảnh. - Lập lại bước 3, nhưng lần này chọn layer số "2" và kéo nó lên đường biên phía trên của cửa sổ hình ảnh. 3 layer của bạn sẽ có vị trí giống như hình sau. - Trong Layer Palette, chọn layer chữ "H" và kéo thanh trượt Opacity xuống còn 20%. Lập lại quá trình này để đặt giá trị Opacity của layer chữ "O" và số "2" cũng là 20%. Trong Animation Palette thì frame 2 đã được cập nhật với thay đổi 84
  21. của các vị trí mới vừa tạo. Để cho frame 2 là trạng thái bắt đầu của hình động, sẽ thay đổi lại thứ tự của hai frame. - Trong Animation Palette, kéo frame 2 sang bên trái, nhả chuột khi một đường viền màu đen xuất hiện ở bên trái của frame 1. 14. Tweening vị trí và mức Opacity của các layer Thêm những frame nằm giữa hai frame vừa tạo, những frame đó sẽ chính là những frame tạo ra sự biến đổi giữa frame 1 và frame 2. Khi thay đổi vị trí, mức Opacity hoặc hiệu ứng của bất cứ layer nào nằm trong hai frame của hình động, có thể hướng dẫn ImageReady Tween nó, và lệnh này sẽ tự động tạo ra những frame trung gian với số lượng do bạn quyết định. - Trong Animation Palette, chọn frame 1 và sau đó chọn Tween trên menu Animation Palette. - Trong hộp thoại Tween, đặt những thông số sau: Ở trong menu xổ ra Tween With chọn Next Frame. Ở ô Frames to Add, gỗ 4. Ở dưới Layers, chọn All Layers. Dưới Parameters, chọn Position và Opacity bằng cách đánh dấu kiểm vào ô trống nằm cạnh nó. Nhấn OK để đóng hộp thoại lại ImageReady tạo ra 4 frame biến đổi, dựa trên thông số độ trong suốt và vị trí của layer trong hai frame gốc ban đầu. - Ở menu xổ ra Looping, chọn Once. Ở tài liệu End, lựa chọn Forever được chọn cho Looping nhưng ở giữa hai hiệu ứng động là một khoảng thời gian dừng rất dài mà bạn chưa tạo được cho tới thời điểm này. - Trong Animation Palette, nhấn vào nút Play để xem trước hiệu ứng động trong ImageReady. 15. Tweening frames - Sử dụng lệnh Tween để tự động thêm vào hoặc sửa đổi một loạt các frame nằm giữa hai frame có sẵn - thay đổi thuộc tính - Để tạo ra hiệu ứng di chuyển cho đối tượng. Ví dụ, muốn làm mờ một layer, đặt mức Opacity của layer đó tại frame đầu là 100%, sau đó đặt mức Opacity cho cùng một layer nhưng ở frame thứ 2 - frame cuối - là 0%. Khi Tween giữa 2 frame, mức Opacity của layer sẽ giảm đều qua các frame mới. - Tweening giúp tiết kiệm rất rất nhiều thời gian khi phải tạo ra hiệu ứng động dạng như mờ đi, nhạt dần hoặc di chuyển một đối tượng nào đó. Bạn có thể chỉnh sửa những frame được tạo ra bởi lệnh Tween sau khi chúng được tạo. 85
  22. - Nếu chọn một frame đơn, có thể chọn Tween nó với frame nằm trước hay nằm sau. Nếu chọn hai frame kề nhau, những frame mới sẽ được thêm vào giữa hai frame đó. Nếu chọn hơn hai frame, những frame đã có nằm giữa frame đầu và frame cuối sẽ bị thay đổi bởi lệnh Tween. - Nếu chọn frame đầu và frame cuối (chỉ đầu và cuối, không bao gồm những frame nằm giữa chúng) thì hai frame này được coi như hai frame nằm kề nhau và những frame được tạo ra bởi lệnh Tween sẽ được thêm vào sau frame cuối cùng. 16. Tạo hình động cho một Layer Style Khi Tween để tạo ra 4 frame mới trong phần trên, đã không đánh dấu vào hộp kiểm Effect trong hộp thoại Tween. Trong phần nàytạo hiệu ứng động cho một hiệu ứng Layer hoặc một Layer Style. Kết quả cuối cùng sẽ là một hiệu ứng loé sáng xuất hiện và biến mất đằng sau số "2". - Trong Animation Palette, chọn frame 6, và sau đó nhấp chuột vào nút Duplicate Current Frame để tạo một frame mới với thông số của frame thứ 6. - Trong Layer Palette, chọn layer số "2" và sau đó chọn Outer Glơ từ menu Layer Style ở dưới cuối của Layer Palette. Bạn hãy chú ý đến đường viền màu sáng bao quanh layer số "2". - Khi hộp thoại Layer Style mở ra, nhấn OK để chấp nhận giá trị mặc định. - Nhân đôi layer 7 bằng cách nhấn vào nút Duplicate Current Frame - Trong Layer Palette, nhấp đúp vào hiệu ứng Outer Glow cho layer số "2" để mở hộp thoại Layer Style. Đánh dấu vào hộp kiểm Preview sau đó thiết lập những tuỳ chọn sau: - Ở Spread, kéo thanh trượt đến giá trị là 20% - Ở Size, kéo thanh trượt xuống còn 49 Pixel - Nhấn OK và sau đó chọn File > Save. 17. Tweening frame cho những thay đổi về Layer Style sử dụng lại lệnh Tween để tạo hiệu ứng động cho những thay đổi ở Layer Style. hoàn thiện hiệu ứng vòng sáng bằng cách nhân đôi thêm một frame nữa và di chuyển nó đến phía cuối của hình động. Kết quả của hình động sẽ cho cảm giác một vòng sáng hiện ra đằng sau hình số "2". - Trong Animation Palette, chọn frame 7. - Chọn Tween từ menu Animation Palette. - Trong hộpt hoại Tween, thiết lập những thông số sau: Cho lựa chọn Tween With, chọn Next Frame Ở Frame to Add, gõ vào là 2 Dưới Layer, chọn All Layers Dưới Parameters, chọn Effects. 86
  23. - Nhấn OK để đóng hộp thoại lại. - Trong Animation Palette, chọn frame 6, sau đó chọn nút Duplicate Current Frame để tạo frame 7. - Kéo frame 7 về phia cuối của Animation Palette sao cho nó ở phía bên phải của Frame 11. - Chọn File > Save 18. Giữ vùng trong suốt và chuẩn bị để tối ưu hoá Tối ưu hoá hình hình ảnh ở định dạng Gif với hình nền là trong suốt và xem trước hiệu ứng động trên trình duyệt web. Chỉ ở dạng Gif mới hỗ trợ hình động. Thêm một layer Backdrop trong hình H2O.psd để quan sát kết quả dễ dàng hơn. Layer đó không cần thiết cho trang web bởi vì bạn sẽ tối ưu hoá hình này với nền trong suốt. Do vậy việc đầu tiên mà bạn phải làm là ẩn layer Backdrop đi. - Trong menu Animation Palette, chọn Select All Frames. - Trong Layer Palette, nhấp vào biểu tượng con mắt của layer Backdrop để ẩn nó đi trong tất cả các frame. - Trong Optimize Palette, thiết lập thông số sau: Ở ô định dạng file chọn Gif. Dưới Color Talbe, chọn Perceptual cho Reduction và 256 cho Colors. Dưới Transparency, đánh dấu hộp kiểm Transparency (để giữ vùng trong suốt cho hình gốc) Cho ô Matte, chọn màu trắng từ palette hiện ra. - Với tất cả các frame vẫn được chọn trong Animation Palette, nhấp chuột phải vào một trong các frame trong Animation Palette để mở menu chữ Disposal Method và chọn Restore to Background. - Với tất cả các frame được chọn, sử dụng menu hiện ra ở phía dưới của bất cứ frame nào và chọn 0.1 Sec. - Ở Menu của Animation Palette, chọn Optimize Animation. - Trong hộpt hoại Optimize Animation, đánh dấu hai hộp kiểm Bounding Box và Redundant Pixel Removal và nhấn OK. Lựa chọn Disposal - Restore to Background và Automatic - sẽ xoá frame được chọn trước khi frame thứ 2 được hiển thị. Lựa chọn Do Not Dispose giữ lại các frame. Lựa chọn Automatic phù hợp với hầu hết các hình động. Tuỳ biến này sẽ lựa chọn phương pháp loại bỏ dựa trên sự có hoặc vắng mặt độ trong suốt của frame kế tiếp và loại bỏ frame được chọn nếu frame kế tiếp có chứa layer trong suốt. 19. Thiết lập phương pháp frame disposal (loại bỏ frame) Phương pháp Frame Disposal sẽ xem xét có nên xoá frame hiện tại hay không trước khi cho hiển thị frame kế tiếp. chọn một phương pháp loại bỏ khi làm 87
  24. việc với hình động bao gồm cả nền trong suốt để xác định có nên cho hiển thị layer hiện tại thông qua vùng trong suốt của frame kế tiếp hay không. Biểu tượng Disposal Method chỉ ra cho biết là frame đó được chọn phương pháp Do Not Dispose hoặc Restore to Background. (Không có biểu tượng xuất hiện khi phương pháp loại bỏ được đặt là Automatic). Chọn lựa chọn Automatic để xác định một phương pháp loại trừ tự động cho frame hiện tại, loại bỏ frame hiện tại nếu frame kế tiếp có chứa layer trong suốt. Hầu hết các hình động, lựa chọn Automatic đều phù hợp với kết quả và do vậy nó là thiết lập mặc định. Chọn Do not Dispose để bảo vệ frame hiện tại vì frame tiếp theo sẽ được thêm vào và cùng hiển thị một lúc. Frame hiện tại (và frame trước đó) có thể được hiển thị xuyên qua vùng trong suốt của layer kế tiếp. Chọn Restore to Background để loại bỏ frame hiện tại từ hình đang được hiển thị trước khi cho hiện frame tiếp theo, tối ưu hoá một hình Gif động sử dụng Palette AdAnimation Palettetive (thích hợp), Perceptual (Cảm ứng) và Selective (Lựa chọn), ImageReady sẽ tạo ra một palette cho hình đó dựa trên tất cả nhưng frame trong hình động. Một kỹ năng phối màu đặc biệt được áp dụng để đảm bảo rằng những mẫu phối màu được đồng nhất trong tất cả các frame. Lựa chọn Optimize bởi Redundant Pixel Removal sẽ làm cho tất cả những đơn vị pixel ở frame mà có không thay đổi gì so với frame trước đó trở thành trong suốt. Khi bạn chọn lựa chọn Redundant Pixel Removal thì Disposal Method phải được đặt là Automatic. 20. Xem hình Gif được tối ưu hoá Sử dụng lệnh Save As để lưu nó lại thành một hình Gif động. - Trong cửa sổ hình ảnh, nhấp vào thẻ Optimized. ImageReady sẽ xây dựng lại tấm hình dựa trên những tùy chọn mà bạn đã chọn. - Trong cửa sổ hình ảnh, nhấp vào thẻ 2-up và so sánh thông tin của 2 phiên bản gốc và phiên bản được tối ưu hoá. - Chọn File > Save Optimized As, đặt tên cho nó là H2O.gif, chọn thư mục My_gif và lưu vào đó. Nếu bạn muốn xem trước hình động của mình trong trình duyệt, bạn có thể nhấn vào nút Preview In Default Browser trong hộp công cụ. - Trong ImageReady, chọn File > Close để đóng hình gốc lại. hoàn thiện với logo chữ H2O. 21. Sử dụng Vector Mask để tạo hình động Làm việc với mặt nạ khi mà nó được áp dụng cho hình động. Làm việc với hai bài tập riêng biệt với 2 kiểu mặt nạ khác nhau, đầu tiên là Vector Mask sau đó sẽ là Layer Mask. Tạo một hiệu ứng của mặt biển nổi sóng lên xuống hiện ra trong 88
  25. chữ Waves. Tạo ra Vector Mask để che đi một phần layer Wave sao cho hình mặt biển chỉ xuất hiện bên trong chữ và sau đó sẽ thay đổi vị trí để tạo ra hình động. - Chọn File > Open và mở hình Waves.psd từ thư mục Lesson18. - Trong Layer Palette, kiểm tra xem tất cả các layer có được hiển thị không. Nếu không nhấn vào biểu tượng con mắt để hiển thị nó. - Trong Layer Palette, chọn layer Wave - Giữ phím Alt và di chuyển con trỏ (không nhấp chuột) qua đường thẳng chia cắt hai layer Wave và Text trong Layer Palette cho đến khi con trỏ biến thành hai vòng tròn đè lên nhau. Sau đó nhấn vào đường chia cắt giữa hai layer để liên kết hai layer lại với nhau. Có thể có kết quả tương tự bằng cách chọn Layer > Group With Previous.Hình sóng bây giờ được che phủ bởi layer chữ. Một mũi tên chỉ xuống xuất hiện bên cạnh layer Wave và biểu tượng thu nhỏ của nó trong Layer Palette chỉ ra cho bạn biết rằng layer này được nhóm với layer ở dưới. 22. Tạo hiệu ứng động bằng cách thay đổi vị trí trong một layer vector mask Hai layer Wave và Text được liên kết, bạn vẫn có thể thay đổi vị trí cho từng layer một. - Trong Animation Palette, nhấp vào nút Duplicate Current Frame để tạo frame mới. - Nếu cần, chọn frame 2 trong Animation Palette. Trong Layer Palette, bỏ chọn layer Text và chỉ để chọn layer Wave. - Chọn công cụ Move trong hộp công cụ. - Giữ phím Shift (để ép di chuyển) và kéo layer Wave trong cửa sổ hình ảnh, di chuyển nó xuống dưới cho đến khi đỉnh của hình con sóng nằm ngay trên đỉnh của chữ Text. - Nhấn vào nút Play để xem hiệu ứng động. Con sóng di chuyển lên trên và xuống dưới bên trong Logo. Nhấn vào Stop để dừng lại. 23. Làm mềm sự di chuyển của con sóng Để tạo cho sự chuyển động của con sóng được tự nhiên hơn, Sử dụng tính năng đã khá quen thuộc là Tweening để tạo thêm frame cho hình động. Trước khi bạn bắt đầu, hãy chọn frame thứ 2 trong Animation Palette. - Trong menu của Animation Palette, chọn Tween để mở hộp thoại Tween và sau đó thiết lập thông số như hình sau: - Trong Animation Palette, chọn Forever trong menu xổ xuống. - Chọn Select > Deslect Layers, và sau dó nhấn vào nút Play trong Animation Palette để xem trước hiệu ứng động. - Chọn frame 2 và sau đó Shift-click frame 3 để chọ cả hai frame mới. Sau đó chọn Copy Frames từ menu Animation Palette. 89
  26. - Chọn frame 4 và chọn Paste Frames trong menu Animation Palette để mở hộp thoại Paste Frame và chọn Paste After Selection. Sau đó nhấn OK - Nhấn chuột vào frame 5, để nó là frame duy nhất được chọn, kéo nó sang phía tay phải để cho nó thành frame cuối cùng. - Với frame 6 được chọn, giữ phím Shift và nhấp vào frame 1 đê chọn tất cả các frame và sau đó chọn 0.2 để đặt giờ cho hình. Chọn File > Save 24. Xem trước và lưu lại hình động Vector Mask Muốn xem trước hình động hãy dùng những cách như học ở các phần trên như là dùng nút Play, Preview in Browser. Để lưu lại hình động bạn phải vào File > Save Optimized As và chọn định dạng là Gif. 25. Tạo hình động với Layer Mask Hình làm việc trong phần này chỉ có 3 layer: một layer mặt biển như là hình nền trong cảnh, một cái đuôi con cá voi và một layer gradient. 26. Tạo và áp dụng Layer Mask Tạo một layer mask dựa trên sự khác nhau về tính trong suốt của gradient và sau đó áp dụng mặt nạ vào hình ảnh. sử dụng mặt nạ mà nó tạo ra để áp dụng cho một layer khác.Trước kh bắt đầu, hãy quan sát thật kỹ hình ảnh trong cửa sổ hình ảnh để sau này bạn có thể so sanh kết quả và hình gốc. - Chọn File > Open và mở tài liệu Whale.psd trong thư mục Lesson18 - Trong Layer Palette, nhấp chuột vào biểu tượng con mắt cho layer Gradient để hiển thị nó. - Chọn layer Gradient và chọn Layer > Add Layer Mask > From Transparency. Chú ý đến biểu tượng thu nhỏ của layer mới vừa được tạo trên Layer Palette - Layer Gradient, cho thấy vùng trong suốt được thể hiện bằng màu trắng, và vùng được che bởi mặt nạ là vùng màu đen. - Nhấp vào con mắt lần nữa để ẩn Layer Gradient - Nhấp vào biểu tượng mắt xích giữa hình biểu tượng của layer Gradient và mặt nạ, do vậy có thể sử dụng mặt nạ riêng rẽ với layer Gradient. - Chọn biểu tượng thu nhỏ của mặt nạ (bên tay phải) và kéo nó đến layer Tail. có thể nhận ra sự khác biệt trên cửa sổ hình ảnh. 27. Tạo hình động của một tấm hình trong Layer Mask Dù có thay đổi vị trí của đối tượng thì mặt nạ vẫn nằm ở chỗ cũ. bắt đầu một giai đoạn mới của quá trình tạo hình động bằng cách di chuyển hình ảnh khi di chuyển, mặt nạ Gradient sẽ không thay đổi, cho nên nó sẽ có hiệu ứng tương tự cho toàn bộ ảnh. - Trong Animation Palette, nhấp vào nút Duplicate Current Frame. - Chọn công cụ Move và trên thanh tuỳ biến chọn Layer Selection . 90
  27. - Trong cửa sổ hình ảnh, kéo hình ảnh xuống dưới sao cho nó gần như biến mất khỏi mặt nước. - Trong Animation Palette, kéo frame thứ 2 sang bên trái để nó trở thành frame 1 28. Điều chỉnh hiệu ứng động của Layer Mask Cho chuyển động của nó mịn hơn bằng cách thêm những frame trung gian và thời gian giữa các frame. - Trong Animation Palette, chọn frame 1 và sau đó chọn Tween trong menu của Animation Palette. Hoặc chọn nút Tween ở phia dưới của Palette. - Trong hộp thoại Tween, chọn Next Frame và gõ 3 cho ô Frame To Add. Đánh dấu vào hộp kiểm All Layers và Position và sau đó nhấn OK. - Trong Animation Palette, Shift-click vào frame 2, 3, và 4. - Trong menu Animation Palette, chọn Copy Frames. - Chọn frame 5 sau đó chọn Paste Frames trong menu Animation Palette. - Trong hộp thoại Paste Frame, chọn Paste After Selection và nhấn OK. - Trong menu Animation Palette, chọn Reverse Frames. Bây giờ tất cả các frame cho bạn thấy chuyển động của chiếc đuôi khá là mịn màng. - Chọn tổng cộng 8 frame và chọn 0.2 trong menu hẹn giờ để đặt thời gian cho tất cả các frame. Câu hỏi ôn tập 1. Miêu tả một cách đơn giản để tạo hình động? 2. Trong hoàn cảnh nào bạn có thể Tween và không thể Tween frame? 3. Bạn làm thế nào để tối ưu hoá một tấm hình đông? 4. Tối ưu hoá hình động bao gồm những gì? 5. Frame Disposal là gì? phương pháp loại bỏ frame nào bạn thường hay dùng nhất? 6. Bạn làm cách gì để chỉnh sửa một frame hình động đang có? 7. Định dạng file nào bạn có thể dùng cho hình động? 91
  28. BÀI 7 THIẾT LẬP CÁC THÔNG SỐ CỦA MÁY TÍNH CHO VIỆC QUẢN LÝ MÀU SẮC Việc quản lý màu sắc là hiệu chỉnh và tạo một profile ICC cho máy tính. Các ứng dụng hỗ trợ quản lý màu sắc sẽ sử dụng profile ICC của máy tính để hiển thị đồ hoạ màu sắc một cách nhất quán. Nếu bạn không có một tiện ích điều chỉnh dựa trên phần cứng của máy tính và tiện ích tạo profile, bạn có thể sử dụng Adobe Gamma để có được một kết quả quản lý phù hợp 1. Tổng quan về quản lý màu sắc Tất cả các gam màu có sự trồng lấp lên nhau hay tương đồng, nhưng chúng không so khớp một cách chính xác, đây là lý do tại sao một vài màu sắc trên máy tính không được mô phỏng trong quá trình in ấn. Các màu không thể mô phỏng trong quá trình in ấn gọi là các “màu ngoài gam” (out-of-gamut colors) vì chúng nằm ngoài dải màu có thể in ấn. Ví dụ Tạo một phần lớn các màu trong dải màu nhìn thấy sử dụng các phần mềm như Photoshop, Illustrator và InDesign nhưng chỉ có thể mô phỏng chỉ một nhóm các màu đó đối với máy in để bàn. Máy in này có không gian màu nhỏ hơn, hay ít gam màu (dải màu sắc có thể hiển thị hoặc in ấn) hơn so với ứng dụng để tạo ra các màu sắc đó. Hình 7.1. Các dải màu sắc trong photoshop Từ không gian màu không phụ thuộc thiết bị, CMS sẽ điều chỉnh thông tin màu sắc đến một không gian màu của một thiết bị khác bằng một quá trình gọi là Bản đồ màu sắc (Color mapping) hay Bản đồ gam màu (Gamut mapping). CMS sẽ tạo ra các điều chỉnh cần thiết để mô phỏng lại màu sắc một cách phù hợp với các thiết bị. 92
  29. - Một CMS sử dụng ba thành phần sau để bản đồ hoá màu sắc của các thiết bị: - Không gian màu không phụ thuộc thiết bị (hay không gian màu tham chiếu). - ICC profile để xác định các đặc trưng màu sắc của các thiết bị riêng biệt. - Một công cụ quản lý màu sắc để “dịch” màu sắc từ một không gian màu của thiết bị này đến một không gian màu của thiết bị khác phụ thuộc vào mục đích biến đổi (rendering intent) hay không phụ thuộc phương pháp “dịch” + Các máy quét và các phần mềm ứng dụng tạo các tài liệu màu. Người dùng chọn không gian làm việc của tài liệu. + Profile ICC nguồn mô tả không gian màu thiết bị. + Một công cụ quản lý màu sử dụng profile ICC nguồn để bản đồ hoá tài liệu đến một không gian màu không phụ thuộc thiết bị thông qua các ứng dụng hỗ trợ. + Công cụ quản lý màu đang bản đồ màu sắc tài liệu từ không gian màu không phụ thuộc thiết bị đến không gian màu thiết bị đầu ra sử dụng profile đích. 2. Không gian màu không phụ thuộc thiết bị (Device-independent color space) Để so sánh một cách hoàn chỉnh các gam màu và tiến hành điều chỉnh, một hệ thống quản lý màu phải sử dụng một không gian màu tham chiếu - một phương pháp khách quan xác định màu. Hầu hết các CMS sử dụng mô hình màu CIE LAB – mô hình tồn tại một cách độc lập với bất kỳ thiết bị nào và đủ lớn để mô phỏng bất kỳ mầu sắc nào mà mắt người có thể ghi nhận được. Đó là lý do CIE LAB được xem là thiết bị không phụ thuộc. 3. Công cụ quản lý màu sắc Công cụ quản lý màu sẽ diễn dịch các ICC profile. Bằng việc hoạt động như một thiết bị chuyển đổi (hay “diễn dịch”), công cụ quản lý màu sắc sẽ chuyển đổi màu sắc của gam màu đầu ra từ thiết bị nguồn thành dải màu sắc có thể được diễn giải bởi thiết bị đích. Công cụ quản lý màu sắc có thể gồm CMS hoặc có thể là một phần riêng biệt của hệ thống. Việc diễn dịch thành một gam màu - hoặc một gam màu nhỏ hơn một cách đặc biệt thông thường đòi hỏi một sự thoả hiệp, vì vậy mà các phương pháp diễn dịch bội là phù hợp. Ví dụ, một phương pháp diễn dịch màu sắc đảm bảo được mối quan hệ phù hợp giữa các màu sắc trong một bức ảnh thông thường sẽ điều chỉnh màu sắc trong một logo. Các công cụ quản lý màu sắc sẽ cung cấp một lựa chọn của các phương pháp diễn dịch, như bạn đã biết phương pháp Rendering intents, vì vậy mà bạn có 93
  30. thể áp dụng một phương pháp thích hợp cho mục đích nào đó bạn mong muốn đối với một hình đồ hoạ. Các ví dụ phổ biến của phương pháp Rendering intents bao gồm Perceptual (đối với các hình ảnh) để duy trì các quan hệ màu sắc mà mắt người có thể cảm nhận được, hay Saturation (đối với các hình đồ hoạ) để duy trì các màu sắc rực rỡ theo sự mất mát của mức chính xác của màu sắc, hay Relative và Absolute Colorimetric để duy trì mức chính xác của màu sắc theo sự mất mát của các quan hệ màu sắc. 4. Hiệu chỉnh và mô phỏng trên máy tính của bạn Yêu cầu đầu tiên cho việc quản lý màu sắc là hiệu chỉnh máy tính và tạo một ICC profile phù hợp. Hiệu chỉnh (Calibration) là một quá trình thiết lập các thông số cho máy tính của bạn, hay bất kỳ thiết bị nào để tìm hiểu về các trạng thái màu sắc. Còn sự mô phỏng (Characterization) là quá trình tạo một ICC profile để mô tả các đặc trưng màu sắc riêng biệt của các thiết bị hay tiêu chuẩn. Luôn luôn hiệu chỉnh máy tính hay bất kỳ thiết bị nào trước khi tạo một profile cho nó, hay nói một cách khác, một profile chỉ phù hợp với một trạng thái hiện tại của thiết bị. 5. Chuẩn bị để hiệu chỉnh các thông số của máy tính Đảm bảo các điều kiện đúng cho quá trình hiệu chỉnh và máy tính đã được xoá bỏ các tuỳ chọn hoặc các tiện ích cũ để tránh các xung đột có thể xảy ra khi hiệu chỉnh. - Nếu có bất kỳ phiên bản nào trước đây của Adobe Gamma, hãy xoá bỏ chúng vì chúng đã cũ. hãy sử dụng phiên bản Adobe Gamma mới nhất (Với Windows). Nếu có tiện ích Monitor Setup Utility (có kèm PageMaker 6.x) trên hệ thống, cũng cần xoá bỏ nó vì lý do trên. - Máy tính đã khởi động ít nhất nửa giờ. Đây là khoảng thời gian cấn thiết để làm nóng máy tính và do đó việc hiển thị màu sắc sẽ chính xác hơn. - Hãy chỉnh lại ánh sáng của phòng nơi đặt máy tính đến mức độ bạn dự tính duy trì phù hợp. - Hãy gỡ bỏ các pattern nền trên màn hình. Thiết lập màn hình máy tính chỉ hiển thị màu xám trung hoà, sử dụng giá trị RGB 128. Để có thêm thông tin, hãy xem trong hướng dẫn về hệ thống máy tính. - Nếu máy tính của có bộ phận kiểm soát kỹ thuật số để chọn điểm trắng của máy tính từ một giải các giá trị định sẵn, hãy thiết lập các kiểm soát cho chúng trước khi bắt đầu. - Trên mà hình máy tính, chọn Start > Settings > Control Panel - Click đúp vào Display, sau đó click vào thanh Settings và đảm bảo rằng máy tính của bạn đang hiển thị hàng ngàn màu sắc hoặc cao hơn. 94
  31. 6. Hiệu chỉnh màn hình Trên Windows, dùng tiện ích Adobe Gamma để hiệu chỉnh và mô phỏng máy tính. Kết quả ICC profile sẽ sử dụng các tuỳ chọn hiệu chỉnh để mô tả một cách chính xác máy tính mô phỏng màu sắc. - Mở Control chọn Start / Settings / Control Panel, sau đó Click đúp vào Adobe Gamma. sử dụng hoặc chế độ Control Panel hoặc chế độ Step-by_step wizard để tiến hành tất cả các bước điều chỉnh cần thiết cho quá trình hiệu chỉnh máy tính. dùng bảng điều khiển Adobe Gamma (chế độ Control panel). Tại bất kỳ thời điểm nào trong khi đang thao tác với Adobe Gamma Control panel, có thể phải click vào Wizard (Windows) hoặc Assistant (Mac OS) để chuyển đổi đến wizarrd cho các hướng dẫn sẽ hướng dẫn bạn thông qua các tuỳ chọn tương tự như trong Control panel. - Trong Adobe Gamma wizard, click vào tuỳ chọn Control Panel và click Next. Hình 7.2. Bảng điều khiển của adobe gamma Khi click vào Next, sẽ tải một ICC profile máy tính mô tả máy tính. Profile này sẽ tương ứng là điểm khởi đầu cho quá trình hiệu chỉnh bằng cách cấp một số giá trị định sẵn. Bạn sẽ điều chỉnh các giá trị này trong Adobe Gamma để mô tả profile nhằm so khớp các đặc điểm riêng của máy tính. - Thực hiện: Nếu máy tính được sắp xếp trong vùng Description ngay trên đỉnh của bảng điều khiển, hãy chọn nó. Click vào nút Load để có một danh sách các profile có sẵn, sau đó đặt và mở ICC profile máy tính mà Profile này so khớp gần nhất đối với máy tính của bạn. Hãy xem đầy đủ tên của ICC profile ngay tại phần dưới của hộp thoại Open Monitor Profile, chọn một file (Windows profile có tên file có phấn mở rộng là .icm, bạn có thể không nhìn thấy phần mở rộng nếu mục hiện thị phần mở rộng bị tắt). Hãy chắc chắn là bạn đã chọn, và click Open 95
  32. Giữ nguyên loại Adobe Profile máy tính được chọn trong vùng Description. Hình 7.3. Bảng điều khiển của tiện ích Adobe Gamma 7. Chỉnh độ sáng và độ tương phản tối ưu Điều chỉnh máy tính ở mức độ tổng thể và dải cường độ hiển thị. Việc điều chỉnh độ sáng và độ tương phản cho phép hiển thị trên màn hình chính xác nhất đối với hiệu chỉnh gamma như sau: - Trong khi Adobe Gamma đang chạy, thiết lập điều khiển độ tương phản trên máy tính ở tuỳ chọn cao nhất. Trên nhiều máy tính, việc điều chỉnh này có thể thực hiện nhờ biểu tượng độ tương phản ( ). - Điều chỉnh độ sáng trên máy tính – có thể dùng biểu tượng độ sáng ( ) trên nhiều máy tính. Làm cho hình vuông màu xám trên đỉnh của thanh tối đến mức có thể không trùng khớp với các hình vuông màu đen, giữ vùng dưới là màu trắng sáng. + Các hình vuông màu xám quá sáng. + Các hình vuông màu xám quá tối và vùng trắng quá xám. + Các ô màu xám và vùng màu trắng đã được chỉnh đúng. 8. Chọn dữ liệu Phosphor Hoá chất Phosphors trên màn hình máy tính quyết định dải màu có thể nhìn thấy trên màn hình. hãy chọn một trong số các tuỳ chọn sau từ menu Phosphor: Chọn loại phosphor chính xác được sử dụng bởi máy tính khi bạn hiệu chỉnh. Có hai loại phosphor phổ biến là EBU/ITU và Trinitron. Chọn Custom và nhập các độ kết tủa màu phối hợp red (đỏ), green (xanh lá 96
  33. cây) và blue (xanh da trời) của phosphor của màn hình máy tính. 9. Điều chỉnh sắc thái màu (midtones) Tuỳ chọn gamma sẽ xác định độ sáng midtone. có thể điều chỉnh gamma dựa trên việc truy xuất gamma đơn được phối hợp với nhau (tuỳ chọn View Single Gamma Only). Hoặc bạn có thể điều chỉnh midtones một cách riêng rẽ của các màu red, green và blue. Phương pháp thứ hai tạo ra sự hiệu chỉnh chính xác hơn, vì sẽ sử dụng phương pháp này trong bài học Tuỳ chọn Gamma trong tiện ích Adobe Gamma, hãy bỏ tuỳ chọn View Single Gamma Only. Drag con trượt dưới mỗi hộp thoại cho đến khi các khối này nằm trong trung tâm ô phối hợp sao cho nền phía sau được trông thấy nhiều nhất. Hình 7.4. Điều chỉnh gamma đơn Gamma đơn chưa được điều chỉnh (trái) và đã được điều chỉnh (phải), điều chỉnh thật cẩn thận và tăng các trị số một cách chậm; việc điều chỉnh không chính xác có thể gây ra các mẫu màu in không thể hiển thị khi bạn in. 10. Lựa chọn một gamma đích Lựa chọn để chỉ định một gamma riêng biệt cho việc xem các hình đồ hoạ. Chọn một trong số các thao tác sau từ menu Desired. Mặc định các tuỳ chọn của Windows (Windows Default), giữ nguyên các thông số ở bước 2.2 Mặc định các tuỳ chọn của Macintosh (Macsintosh Default), giữ nguyên các thông số ở bước 11. Lựa chọn điểm trắng cho màn hình máy tính Điều chỉnh phần cứng cho điểm trắng (white point). Màu trắng sáng nhất là màu sáng mà máy tính có khả năng hiển thị. Điểm trắng là một phép đo nhiệt độ màu ở thang nhiệt độ Kelvin (K) và xác định đang sử dụng trắng ấm hay trắng lạnh. Đầu tiên, Đảm bảo rằng các tuỳ chọn của white point so khớp với white point trên máy tính. thực hiện theo một trong các thao tác sau: Nếu điểm trắng tại thời điểm hiện tại của máy tính, hãy chọn nó từ menu Hardware trong phần White Point. Chọn 9300K là điểm trắng mặc định của hầu hết máy tính và máy thu hình. 97
  34. Hình 7.5. lựa chọn điểm trắng Nếu bạn bắt đầu từ profile của nhà sản xuất cho máy tính, bạn có thể chọn giá trị mặc định. Nếu máy tính của bạn được trang bị một thiết bị điều khiển kỹ thuật số cho việc điều chỉnh điểm trắng, Nếu không biết về điểm trắng và cũng không biết giá trị ước chừng hiện tại, Sử dụng tuỳ chọn Measure để có thể ước đoán gái trị này. Nếu chọn tuỳ chọn này, sẽ bắt đầu lại từ bước 1. Để có giá trị này chính xác, bạn cần xác định white point bằng thiết bị đo màu màn hình hoặc quang phổ kế và nhập vào các giá trị đúng sử dụng tuỳ chọn Custom. Nếu bạn không thể chọn một tuỳ chọn phần cứng như đã mô tả ở trên, bạn hãy thử theo cách sau: - Để có kết quả tốt nhất, hãy tắt tất cả ánh sáng trong phòng. - Click Measure, sau đó Click OK (Windows) hoặc Next (Mac OS). Có 3 hình vuông xuất hiện. Mục đích của bạn là làm sao cho hình vuông ở giữa thành màu xám trung hoà đến mức có thể. Bạn sẽ luyện cho mắt của bạn xem độ tương phản giữa các hình vuông này về màu trắng lạnh hơn (màu xanh) và màu trắng ấm hơn (màu vàng), sau đó hãy điều chỉnh màu trong các hình vuông để tìm ra màu xám trung hoà nhất giữa chúng. - Hãy click vào hình vuông bên trái vài lần cho đến khi nó biến mất, giữ nguyên hình vuông ở giữa và bên phải. Hãy xem xét kỹ lưỡng về độ tương phản giữa hình vuông màu hơi xanh bên phải và hình vuông ở giữa. Hình 7.6. Thiết lập màu trắng cho hình vuông trái - Click vào hình vuông bên phải vài lần cho đến khi nó biến mất và bạn hãy 98
  35. xem xét kỹ về độ tương phản giữa hình vuông hơi vàng bên trái và hình vuông ở giữa. Hình 7.6. Thiết lập màu trắng cho hình vuông phải - Bây giờ hãy click vào hình vuông bên phải hoặc bên trái cho đến khi hình vuông ở giữa thánh một màu xám trung hoà. Khi hoàn tất, hãy xác nhận thay đổi bằng cách click vào hình vuông ở giữa. 12. Thiết lập và điều chỉnh white point Lựa chọn này, khi có thể, sẽ điều chỉnh white point làm việc cho hiển thị trên màn hình máy tính, nếu giá trị này không khớp với các giá trị của white point của máy tính. Có thể thiết lập white point được điều chỉnh đến 5000 K. Adobe Gamma sẽ thay đổi hiển thị màn hình máy tính theo lựa chọn. Hãy thực hiện theo một trong các thao tác sau để chỉ định white point riêng biệt cho việc xem hình ảnh đồ hoạ: Để điều chỉnh white point hiện tại của máy tính, hãy chọn Same as Hardware từ menu Adjusted Để chỉ định white point của máy tính theo một giá trị đích khác giá trị Hardware, bạn hãy thiết lập các giá trị gamma mà bạn muốn từ menu Adjusted. Câu hỏi ôn tập 1. Công cụ quản lý màu sắc thực hiện công việc gì? 2. Sự hiệu chỉnh là gì? 3. Sự mô phỏng là gì? 99
  36. BÀI 8 XUẤT BẢN VÀ IN ẤN VỚI MÀU SẮC PHÙ HỢP Để tạo ra màu sắc phù hợp, cần xác định khoảng màu để chỉnh sửa và hiện thì hình dưới dạng RGB tiếp sau đó là chỉnh sửa, hiển thị và in hình dưới dạng CMYK. Với cách làm này có thể chắc chắn hình được in ra sẽ có màu giống như khi nó hiện trên máy tính vậy. 1. Tái tạo màu Màu sắc hiển thị trên màn hình được kết hợp bởi màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương(hay được gọi là RGB), trong khi những màu được in ra lại được tạo bởi bốn màu lam,đỏ tươi (cánh sen), vàng và đen (hay được gọi là CMYK). Đây là bốn màu chuẩn trong quá trong in màu. Hình 8.1. Các chế độ màu in ấn Bởi vì RGB và CMYK sử dụng các phương thức hiển thị khác nhau, chúng có những phương thức tái tạo các gam màu hay mảng màu khác nhau. Ví dụ, RGB sử dụng các gam sáng để tạo màu, gam màu của nó bao gồm những màu neon (neon colors). Ngược lại, màu của mực in lại vượt trội trong việc tái tạo những màu mực có thể ngoài phạm vi gam màu của RGB như là màu nhạt và màu thuần đen. Để rõ sự khác biệt giữa gam màu RGB và CMYK. Nhưng không phải tất cả các gam màu RGB và CMYK là giống nhau. Đối với mỗi một kiểu màn hình hay máy in, chúng đều hiển thị các gam màu có đôi chút khác nhau. Màu sắc cho hình vẽ được quyết định bởi các gam màu mà nó có thể tái tạo chúng ta sẽ xem xét qua một chút về hai hệ màu RGB và CYMK. 2. Hệ thống màu RGB Hầu hết các màu đều có thể thể hiện được qua ba màu là Đỏ (Red), Lục (Green), Lam (Blue) với cường độ sáng rất cao. Khi phối hợp lại chúng cũng có thể tạo được các màu CYM và W (trắng), nên chúng cũng được gọi là hệ màu Cộng. Tất cả các màu được phối hợp với cường độ sáng cao nhất sẽ tạo ra màu trắng, vì tất cả các ánh sáng sẽ được ánh xạ ngược trở lại mắt và tạo nên màu trắng. 100
  37. 3. Hệ thống màu CYMK Là việc tạo màu dựa theo sự hấp thụ ánh sáng của mực in lên giấy. Khi ánh sáng đập vào mực in, một số bước sóng được hấp thụ trên giấy, một số khác được phản xạ vào mắt. Theo lý thuyết, màu Xanh lục (Cyan), màu Vàng (Yellow) và màu Cánh sen (Magenta) kết hợp với nhau hấp thu ánh sáng tạo nên màu Đen và chúng được gọi là hệ màu Trừ. ICC ( International Color Consortium) : Một tổ chức định ra tiêu chuẩn màu sắc giúp cho các phần mềm và các thiết bị có thể hiểu được nhau (ND). ICC profile là một tập hợp những thông số nhằm đặc tả không gian màu của một thiết bị, ví dụ : không gian màu CYMK nhằm sử dụng cho các thiết bị in ấn. 4. Chỉ định những xác lập quản lý màu Để hỗ trợ việc xác lập việc quản lý màu sắc, Photoshop tự động hiển thị một hội thoại cho việc xác lập màu ngay khi khởi động Photoshop. Ví dụ, Photoshop sẽ xác lập màu RGB là mặc định cho quá trình hỗ trợ web. có thể thay đổi xác lập nhằm phù hợp cho việc in ra những bức ảnh đẹp hơn là hiển thị chúng trên màn hình. Để bắt đầu cho việc xác lập màu này, hãy khởi động Photoshop, và bắt tay cho việc tùy biến màu sắc theo ý của mình. - Khởi động Photoshop Nếu ta sử dụng những ứng dụng khác để thay đổi những xác lập trong file định nghĩa màu mặc định, một hộp hội thoại xuất hiện nhắc nhở ta đồng hóa màu sắc theo những xác lập bình thường hoặc mở lại hộp xác lập màu sắc của Photoshop. - Trên thanh menu, chọn Edit > Color Setting để mở hộp hội thoại “Color Settings” Hình 8.2. Lựa chọn chế độ màu sắc 101
  38. - Di chuyển con trỏ qua từng phần của hộp thoại, bao gồm cả tên của từng vùng (như là Working Spaces) và những lựa chọn bạn có thể chọn (như là những menu lựa chọn khác nhau), trả lại giá trị mặc định của nó khi bạn làm xong. Khi bạn di chuyển con trỏ, để ý đến dòng thông tin xuất hiện ở phầndưới của hộp thoại. Hãy chọn một tập hợp lựa chọn chung và nó sẽ chỉ cụ thể cho bạn từng lựa chọn một. Trong trường hợp này, bạn sẽ chọn một lựa chọn được thiết kế để in ấn hơn là những sản phẩm đồ hoạ cho web. - Chúng ta sẽ sử dụng xác lập “U.S. prepress Default” và nhấn vào nút “OK” 5. In thử một tấm hình Trước khi "in thử" là dạng tạo một bản in trên màn hình hoặc thực sự in tấm hình, cần phải thiết lập thông số màu in thử. Thông số màu in thử (hay còn được gọi là Thiết lập in thử) xác định tài liệu này sẽ được in như thế nào, và sẽ thêm những tính năng thị giác đó vào phiên bản hiển thị trên màn hình để cung cấp một mẫu in thử chính xác hơn. cách tạo một tuỳ biến thiết lập màu in thử để có thể lưu lại những thiết lập này sử dụng cho những bức hình khác và có cùng một kết quả. - Trên menu bar chọn View > Proof Setup > Custom. Hình 8.3. Thiết lập thông số màu in thử - Đặt dấu kiểm trên lựa chọn Preview. - Tại phần Profile trong hộp hội thoại Proof Setup, lựa chọn một xác lập phù hợp với nguồn nhận tập tin ảnh (ví dụ như máy in), trong trường hợp này, vì ta không đưa ra máy in, nên nói chung “Working CMYK - U.S. Web Coated (SWOP) v2” là một lựa chọn tốt. - Phải đảm bảo rằng “Preserve Color Numbers” là không được lựa chọn. Việc gỡ lựa chọn này sẽ đảm bảo rằng, tập tin ảnh sẽ hiển thị được màu sắc gần nhất với thông số màu được thiết lập. - Từ menu Intent, chọn một loại Rendering bất kỳ cho việc biến đổi (tôi chọn Relative Colorimetric, một lựa chon tốt cho việc bảo trì mối quan hệ của tập màu mà không làm mất tính chính xác của hệ màu đã xác lập) - Nếu thống sô màu của bạn cho phép, Chọn Ink Black và sau đó chọn Paper White, sẽ nhận ra độ tương phản của tấm hình bị mất đi nhiều. Lựa chọn này sẽ giả 102
  39. lập được màu đen thuần chứ không phải là màu đen nhợt), sau đó chọn Paper White (sẽ giả lập được màu trắng nhờ giống màu giấy thực. Điều đó cho thấy phần màu trắng ở tấm hình dưới là bắt chước màu trắng của giấy. - Nhấn OK 6. Xác định những gam màu nằm ngoài khả năng hiển thị của hệ màu Hầu như những bức ảnh được quét bao gồm hệ màu RGB, đều có phổ màu nằm trong hệ màu CMYK, việc chuyển đổi tập tin ảnh có hệ màu RGB sang hệ màu CMYK (thao tác mà ta sẽ làm trước khi in ra) hầu như không có mấy khác biệt. Mặc dầu vậy, những tập tin ảnh được tgạo bởi công nghệ số có hệ màu RGB đều có phổ màu nằm ngoài hệ màu CMYK, ví dụ màu của ánh sang đèn nê-ông.Trước khi ta muốn chuyển từ hệ màu RGB sang hệ màu CMYK, ta cần xem những giá trị màu CMYK khi tập tin ảnh vẫn còn trong hệ màu RGB. - Chọn View -> Gammut Warning để xem những gam màu nằm ngoài hệ màu CMYK. Adobe photoshop xây dựng một bảng chuyển đổi và sử dụng màu xám trung tính để thể hiện những gam màu nằm ngoài hệ màu cần chuyển đổi. Bởi vì màu xám là màu rất khó nhận biết nên ta cần chuyển đổi nó tới màu dễ nhận biết hơn. - Chọn Edit >Preferences > Transparency & Gamut, sau đó lựa chọn mẫu màu tại đáy của hộp hội thoại. - Chọn một màu thật nổi hoặc thuần nhất như màu hồng hoặc màu xanh đậm. - Nhấn vào OK và đóng cửa sổ Transparency & Gamut lại. Màu xám sẽ được thay thế bởi màu ta đã chọn. Hình 8.4. Lựa chọn mẫu màu thay thế - Chọn View > Gamut Warning để gỡ bỏ chế độ xem các gam màu ngoài phổ màu. Photoshop sẽ tự động sửa những màu này khi ta lưu tập tin dưới dạng Photoshop EPS cuối chương này.Photoshop EPS sẽ chuyển đổi màu RGB tới màu CMYK, điều chỉnh những phổ màu trong RGB sao cho phù hợp với những phổ màu có trong CMYK. 103
  40. 7. Điều chỉnh màu và chuẩn bị cho việc in ấn Bước tiếp theo là điều chỉnh màu cho tập tin ảnh được in ra. Trong chương này, chúng ta sẽ học cách thêm và điều chỉnh màu trên bức ảnh đã được quét. Để cho việc so sánh được chính xác, ta sẽ tạo một bản copy. - Chọn Image > Duplicate, rồi chọn OK - Đặt 2 bức ảnh trên màn hình sao cho có thể tiện so sánh nhất. Điều chỉnh màu sắc và độ bão hòa màu. Có rất nhiều cách để điều chỉnh màu, đó là việc sử dụng Levels và Curves. Hue/Saturation để điều chỉnh màu trong vùng làm việc - Lựa chọn tập tin ảnh 20start.tif, rồi chọn Image > Adjustments > Hue/Saturation Hình 8.5. Điều chỉnh màu sắc với lệnh Hue/Saturation - Chuyển vị trí cửa sổ hộp thoại sao cho có thể nhìn thấy ảnh trên màn hình Kéo thanh trượt trong phần Hue, sao cho đến lúc nhìn ảnh trông có vẻ tự nhiên hơn. Kéo thanh trượt trên Saturation, sao cho cường độ màu trở về trạng thái bình thường. Kéo thanh trượt thể hiện thuộc tính sang (Lightness) về vị trí 0 Hình 8.6. Điều chỉnh màu sắc theo yêu cầu 104
  41. - Vẫn với ảnh được lựa chọn, ta chọn File > Print With Preview - Trong hộp hội thoại Print, cần đảm bảp rằng “Show More Options” được kiểm. Sau đó lựa chọn theo những bước dưới đây: Ngay khi chọn “Show more Options” sẽ xuất hiện một trình đơn, chọn “Color Management”. Trong phần “Source Space” chọn “Proof Setup”.Trong phần “Print Space”, lựa chọn trong trình đơn “Profile” và “Intent” để có những thông số cho việc in ra máy in màu mà ta có ý định in ra. Nếu ta chưa có một máy in mặc định nào thì chọn “Working CMYK” Sau đó chọn “Done” - Chọn File –> Save để lưu tập tin. - In ra một bản để so sánh với hình trên màn hình 8. Lưu ảnh thành một tập tin riêng biệt Trong phần này ta sẽ học cách lưu ảnh thành tập tin riêng biệt, để có thể in ra phiên bản Cyan, Magneta, Yellow, Black riêng biệt. - Chọn File > save as (Tất nhiên đối với tập tin 20start.tif). - Trong họp hội thoại “save as”, lựa chọn những thuộc tính sau: - Tại trình đơn Format , chọn “Photo EPS”. - Trong phần lựa chọn của “Save as”, với phần “Color” chọn “Use Proof Setup: Working CMYK”. Chú ý: Những lựa chọn này sẽ giúp cho tập tin ảnh tự động chuyển từ hệ màu RGB sang CMYK khi nó được lưu dưới dạng Photoshop Encasulated PostScrip (EPS) - Đặt tên tập tin là 20start.eps rồi lưu lại. - Nhấn vào nút OK, hộp hội thọai “EPS Options” sẽ xuất hiện. - Chọn File > Open, rồi mở tập tin 20start.eps. Lưu ý rằng đây là tập tin CMYK. - Sao lưu lại tập tin 20start.tif, bây giờ chỉ còn tập tin 20start.eps đang được mở. 9. Lựa chọn cho in ấn - Để xác lập những thông tin cho việc in ấn, ta có thể chỉ định trong phần “File info” và “Print Preview”, sau đó xác lập từ phần “Options” từ cửa sổ hội thoại “Print”. 10. Đăng nhập thông tin File Photoshop hỗ trợ chuẩn từ Hiệp hội báo chí Hoa kỳ và Hội đồng xuất bản Viễn thông quốc tế để xác định cơ chế truyền văn bản và hình ảnh. 105
  42. - Trong tập tin ảnh 18start.eps, chọn File -> File Info. Cửa sổ hội thoại “File Info” sẽ xuấ hiện với tham số “General” trong phần “Section”. - Nhập những thông tin như : tiêu đề , tác giả, phụ đề. Chú ý: Để in phần phụ đề cho tập tin ảnh, chọn File -> Print With Preview và chọn Description Option. - Nhập từ khóa (Ví dụ : Skate hay winter) rồi nhấn vào nút Add. Ta có thể nhập bất kỳ một từ khóa nào ta thích. - Trong List Menu chọn Origin. - Nhấn vào “today” để lấy ngày hiện hành, hoặc có thể nhập vào bất kỳ ngày nào ta muốn, cũng tương tự đối với các thông tin khác. - Nhấn vào OK để đóng cửa sổ hội thoại “File Info”, rồi chọn File > Save 11. In tráng ảnh bán sắc Để chỉ định một màn hình bán sắc khi in một tập tin ảnh, ta sử dụng lựa chọn Screen trong cửa sổ hội thoại Print With Preview. Kết quả của sử dụng màn hình bán sắc chỉ có trong bản sao được in, ta không thể xem được màn hình bán sắc trên màn hình. sử dụng màn hình bán sắc để in ra một bức ảnh màu xám. sử dụng bốn màn hình bán sắc (một cho mỗi tiến trình màu) để in ra những màu riêng biệt. Trong ví dụ này, chúng ta sử dụng việc điều chỉnh tần số màn hình và chấm điểm để tạo ra màn hình đơn sắc cho bức ảnh có gam màu xám. Để đạt được kết quả tốt nhất cho các màu riêng biệt là sử dụng lựa chọn Auto trong cửa sổ hội thoại Halftone (chọn Page Setup -> Screens ->Halftone Screens). cũng có thể chỉ định góc cho từng màu. Nên thiêt lập các màn hình với các góc khác nhau để đảm bảo rằng các chấm điểm đặt trên bốn màn hình có vẻ là có màu liên tục và không tạo ra việc nhiễu màu. Những chấm điểm dạng hình thoi thường được sử dụng trong màn hình bán sắc, tuy nhiên Photoshop cũng cho phép ta sử dụng các dạng hình khác như : tròn, e líp, gạch nối, đường kẻ. - Đảm bào rằng cửa sổ của tập tin ảnh đã được kích hoạt. - Chọn Image > Mode > Grayscale sau đó chọn Ok để hủy bỏ thong tin màu. - Chọn File > Print With Preview để đảm bảo Show More Options được lựa chọn. - Lập tức cửa sổ Show More Options sẽ xuất hiện, lựa chọn “output” từ trình đơn bên dưới - Nhấn vào Screen để mở cửa sổ hội thoại “Halftone Screen” và lựa chọn những thông tin dưới đây: Gỡ bỏ lựa chọn “Use Printer’s Default Screen”. Phần Frequency nhập số 133, và đảm bảoLines/Inch được lựa chọn. Phần Angle chọn góc 45độ.Phần Shape chọn Elipse. Nhấn Ok để đóng cửa sổ Halftone Screen - Nhấn vào “Done” để đóng cửa sổ “Print With Preview” 106
  43. - Để in ảnh, chọn File -> Print - Chọn File > Close để đóng tập tin ảnh (không lưu giữ những gì đã thay đổi) 12. In ấn những bản riêng biệt Mặc định, ảnh hệ màu CMYK được in ra như một tập tin ảnh duy nhất, và là một tập tin ảnh hợp thành của bốn màu. Để in ra thành bốn tập tin ảnh riêng biệt, ta cần lựa chọn phần Separations trong cửa sổ hội thoại “Print With Preview”. Để in ảnh hiện thời theo gam màu, ta làm như sau : - Chọn File > Open và mở tập tin 18start.eps. - Chọn File > Print With Preview. - Trong cửa sổ hội thoại “Print”, đảm bảo rằng đã lựa chọn “Show More Options”, và xác lập theo như những thông tin dưới đây Trong trình đơn pop-up ngay bên dưới “Show more Options”, chọn “Color Management”. Trong phần “Source Space” chọn Document. Trong trình đơn pop-up Profile, chọn “Separations” Nhấn vào Print (Nếu ta không muốn in ra, có thể bỏ qua bước này). Chọn File > Close để đóng tập tin (Nhớ không lưu). Tới đây chúng ta đã hoàn tất việc sử dụng màu riêng biệt va in ấn cho một tập tin ảnh trong Adobe Photoshop. Câu hỏi ôn tập 1. Có những bước gì để tái tạo màu chính xác ? 2. Gam màu là gì? 3. ICC profile là gì? 4. Màu riêng biệt là gì ? Ảnh hệ màu CMYK khác với hệ màu RGB như thế nào ? 5. Những bước nào để chuẩn bị in ra những màu riêng biệt trong một tập tin ảnh ? Tài liệu thao khảo - Tự Học Adobe Photoshop CS6 Nhà xuất bản: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - Thực hành Adobe Photoshop Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM - Adobe Photoshop nâng cao Trường ĐH Tôn Đức Thắng, 2011 107
  44. MỤC LỤC BÀI 1: NHỮNG KỸ THUẬT LAYER TIÊN TIẾN 2 1. Giới thiệu về môi trường làm việc 2 2. Tạo một đường để xén một layer Error! Bookmark not defined. 3. Vẽ một đường vector (Vector path) 3 4. Tạo một Layer mask từ Vector path 4 5. Tạo một tập hợp layer (Layer sets) 6 6. Tạo một Adjustment Layer 7 7. Sử dụng Adjustment Layer (Photoshop) 7 8. Tạo Knockout Gradient Layer 8 9. Áp dụng Layer Style 9 10. Nhân đôi và cắt xén một layer 10 11. Sử dụng bộ lọc Liquify trên layer 11 12. Chuyển đổi một mặt nạ vector thành mặt nạ lớp (Reterizing the mask) 11 13. Sử dụng lệnh Lyquify 11 14. Áp dụng bộ lọc Lyquify 12 15. Loại bỏ những biến đổi trong hộp thoại Lyquify 13 16. Tạo đường viền cho Layer 14 17. Flattening một hình có nhiều layer 14 BÀI 2: TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT 15 1. Tác vụ tự động hóa nhiều thao tác 15 2. Mở và cắt (crop) một tấm hình 15 3. Các bước chuẩn bị để tạo một Action 17 4. Ghi lại một tập hợp Action 17 5. Chạy Action trên một hình đơn 18 6. Áp dụng Action cho nhiều file một lúc 19 7. Tạo ra một tấm hình ghép 19 8. Thêm các đường guide 19 9. Di chuyển ảnh vào vị trí 20 10. Lưu lại vùng lựa chọn 21 11. Tự tô màu cho vùng lựa chọn trên một layer 21 12. Loại bỏ màu sắc một vùng lựa chọn 22 13. Tạo một layer mới và chọn một chế độ hoà trộn. 22 14. Bắt đầu tô vẽ 23 15. Thêm Gradient 24 108
  45. 16. Thêm hiệu ứng đặc biệt 25 17. Thay đổi Color Balance 25 18. Áp dụng bộ lọc (Filter) 26 19. Tăng hiệu suất làm việc của Filter 26 20. Áp dụng và làm mờ bộ lọc Accented Edges 26 21. Sử dụng Filter 27 22. Áp dụng Filter ZigZag 27 23. Kết hợp hai vùng lựa chọn 27 24. Chỉnh sửa vùng lựa chọn trong chế độ Quick Mask 28 25. Di chuyển vùng lựa chọn 28 26. Làm hài hoà màu sắc của toàn bộ tấm hình 29 BÀI 3: TẠO LẬP CÁC LIÊN KẾT BÊN TRONG MỘT BỨC ẢNH Error! Bookmark not defined. 1. Giới thiệu về slices và image maps Error! Bookmark not defined. 2. Xem trước kết quả thực hiện 31 3. Cắt lát một tấm ảnh trong Photoshop Error! Bookmark not defined. 4. Chuẩn bị tạo lập Slices Error! Bookmark not defined. 5. Dùng công cụ Slice để khởi tạo các slices. Error! Bookmark not defined. 6. Tạo lập thêm nhiều user slices Error! Bookmark not defined. 7. Thiết lập các tùy chọn cho slice trong Photoshop Error! Bookmark not defined. 8. Làm việc với slices trong ImageReady Error! Bookmark not defined. 9. Thiết lập các tùy chọn slice trong ImageReady 36 10. Tạo lập một layer-based slice 36 11. Tạo lập No Image slices 37 12. Xem trước 1 No Image slice trong 1 trình duyệt Web 38 13. Nói thêm về việc tạo lập các slices. 38 14. Làm việc với with image maps (ImageReady) 38 15. Dùng layers để khởi tạo image maps 38 16. Sử dụng các công cụ image map 40 17. Dùng các vùng chọn để tạo các image maps 41 18. Trau chuốt hình dạng image map và ấn định liên kết 42 19. Khảo sát tất cả các vùng liên kết và tạo 1 file HTML 43 20. Biên tập thông tin liên kết và cập nhật file HTML 44 21. Các quy ước về đặt tên file HTML dành cho Web 45 BÀI 4: TỐI ƯU HÓA HÌNH ẢNH TRÊN TRANG WEB 46 109
  46. 1. Chọn hình ảnh 46 2. Tối ưu hoá 1 ảnh JPEG (Photoshop) 46 3. Sử dụng hộp thoại Save For Web 46 4. So sánh các dạng GIF, JPEG và PNG đã được tối ưu 47 5. Tối ưu hoá một ảnh dạng GIF. 47 6. Sử dụng không gian làm việc của ImageReady được xác định trước 48 7. Chọn những thiết lập tối ưu trong ImageReady 48 8. Chọn một giải thuật giảm màu 49 9. Điều khiển độ hoà sắc và các màu giảm 49 10. Giảm palette màu 50 11. Tăng độ hoà sắc để tạo giả những màu bị thiếu 51 12. Khoá các màu để giữ lại các chi tiết của hình ảnh 52 13. Khoá nhiều màu để ngăn chận độ hoà sắc không mong muốn. 53 14. Giảm thiểu độ hoà sắc trình duyệt 54 15. Tối ưu hoá các Slice 55 16. Chuyển đổi lớp nền (Background) thành lớp bình thường 56 17. Sử dụng công cụ Magic Eraser để tạo độ trong suốt 56 18. Chuyển đổi những vùng màu trắng bị cô lập thành trong suốt 56 19. Hoàn tất bảng Color Table 58 20. Xem trước độ trong suốt 59 21. Xén vùng nền thừa 61 22. Tạo sự trong suốt hoà sắc 61 23. Thêm 1 bóng đổ 62 24. Thêm độ hoà sắc trong suốt vào bóng đổ 62 25. Tối ưu hoá tập việc xử lý hàng loạt tập tin 64 BÀI 5: TẠO HIỆU ỨNG ROLLOVER CHO TRANG WEB 65 1. Thiết lập không gian làm việc 65 2. Thiết lập tuỳ biến vùng làm việc 66 3. Tạo hiệu Rollover với chữ được uốn cong 66 4. Xem trước hiệu ứng Rollover 67 5. Tạo và chia một slice để xây dựng một bảng. 67 6. Đặt lại tên và tái sắp xếp slice 68 7. Tạo hiệu ứng Rollover bằng cách ẩn hiện layer 68 8. Xem trước hiệu ứng Rollover 69 9. Về các biểu tượng slice 70 110
  47. 10. Tạo một trạng thái Rollover bằng cách sử dụng Layer Style 70 11. Hoàn thiện và đặt lại tên cho nút và xem trước hiệu ứng Rollover 71 12. Bước chuẩn bị để làm việc với nhiều hiệu ứng Rollover 71 13. Thêm một slice mới và một tập hợp Slice. 72 14. Sửa chữa sai sót khi tạo hiệu ứng Rollover 72 15. Tạo một slice từ một layer ẩn 73 16. Tạo ra hiệu ứng Rollover từ xa 73 17. Xem trước hiệu ứng Rollover để tìm kiếm sai sót 74 18. Chỉnh lại kích thước của slice để sửa chữa lỗi về sự ẩn hiện 75 19. Tạo một trang web từ hình ảnh 75 BÀI 6: TẠO HÌNH ĐỘNG CHO TRANG WEB 77 1. Tạo hình động trong ImageReady 77 2. Thông tin thêm khi làm việc với layer trong hình động 77 3. Thiết lập môi trường làm việc cho bài học 77 4. Tạo hình động bằng cách ẩn hoặc hiện layer 78 5. Chuẩn bị Layer Comp 79 6. Bắt đầu quá trình tạo hình động 79 7. Tìm đến frame và xem trước hiệu ứng động 80 8. Chuẩn bị những bản copy của layer cho hiệu ứng động 82 9. Tạo ra những hiệu ứng động cùng một lúc 82 10. Thiết lập và xem trước thời gian của hình động 83 11. Tạo hình động với độ trong suốt và vị trí của layer 84 12. Mở một hình và bắt đầu quá trình tạo hình động 84 13. Thiết lập vị trí của layer và độ trong suốt. 84 14. Tweening vị trí và mức Opacity của các layer 85 15. Tweening frames 85 16. Tạo hình động cho một Layer Style 85 17. Tweening frame cho những thay đổi về Layer Style 86 18. Giữ vùng trong suốt và chuẩn bị để tối ưu hoá 87 19. Thiết lập phương pháp frame disposal (loại bỏ frame) 87 20. Xem hình Gif được tối ưu hoá 88 21. Sử dụng Vector Mask để tạo hình động 88 22. Tạo hiệu ứng động bằng cách thay đổi vị trí trong một layer vector mask 89 23. Làm mềm sự di chuyển của con sóng. 89 24. Xem trước và lưu lại hình động Vector Mask 90 111
  48. 25. Tạo hình động với Layer Mask 90 26. Tạo và áp dụng Layer Mask 90 27. Tạo hình động của một tấm hình trong Layer Mask 90 28. Điều chỉnh hiệu ứng động của Layer Mask 91 BÀI 7: THIẾT LẬP CÁC THÔNG SỐ CỦA MÁY TÍNH CHO VIỆC QUẢN LÝ MÀU SẮC 92 1. Tổng quan về quản lý màu sắc 92 2. Không gian màu không phụ thuộc thiết bị (Device-independent color space) 93 3. Công cụ quản lý màu sắc 93 4. Hiệu chỉnh và mô phỏng trên máy tính 94 5. Chuẩn bị để hiệu chỉnh các thông số của máy tính 94 6. Hiệu chỉnh màn hình 95 7. Chỉnh độ sáng và độ tương phản tối ưu 96 8. Chọn dữ liệu Phosphor 96 9. Điều chỉnh sắc thái màu (midtones) 97 10. Lựa chọn một gamma đích 97 11. Lựa chọn điểm trắng cho màn hình máy tính 97 12. Thiết lập và điều chỉnh white point 99 BÀI 8: XUẤT BẢN VÀ IN ẤN VỚI MÀU SẮC PHÙ HỢP 100 1. Tái tạo màu 100 2. Hệ thống màu RGB 100 3. Hệ thống màu CYMK 101 4. Chỉ định những xác lập quản lý màu 101 5. Xác định những gam màu nằm ngoài khả năng hiển thị của hệ màu. 102 6. In thử một tấm hình 103 7. Điều chỉnh màu và chuẩn bị cho việc in ấn 104 8. Lưu ảnh thành một tập tin riêng biệt 105 9. Lựa chọn cho in ấn 105 10. Đăng nhập thông tin File 105 11. In tráng ảnh bán sắc 106 12. In ấn những bản riêng biệt 107 112