Giáo Trình Visual Studio

doc 164 trang phuongnguyen 7480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Trình Visual Studio", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_visual_studio.doc

Nội dung text: Giáo Trình Visual Studio

  1. Giáo Trình Visual Studio
  2. MỤC LỤC Phần 1 Cơ bản về ngôn ngữ lập trình C# 4 Bài thực hành 1.1. Chương trình đầu tiên 4 Tóm tắt 4 Kỹ thuật được trình bày 4 Trình tự thực hiện 4 Bài thực hành 1.2. Module hóa chương trình 6 Tóm tắt 6 Kỹ thuật được trình bày 6 Trình tự thực hiện 6 Bài thực hành 1.3. Tạo thư viện sử dụng chung 8 Tóm tắt 8 Kỹ thuật được trình bày 8 Trình tự thực hiện 8 Mở rộng 9 Bài thực hành 1.4. Tam giác Pascal 10 Tóm tắt 10 Kỹ thuật được trình bày 10 Trình tự thực hiện 10 Mở rộng 11 Bài thực hành 1.5. Tam giác Pascal – array version 12 Tóm tắt 12 Kỹ thuật được trình bày 12 Trình tự thực hiện 12 Mở rộng 12 Bài thực hành 1.6. MyTYPE 13 Tóm tắt 13 Kỹ thuật được trình bày 13 Trình tự thực hiện 13 Mở rộng 13 Bài thực hành 1.7. Quản lý sinh viên 14 Tóm tắt 14 Kỹ thuật được trình bày 14 Trình tự thực hiện 14 Yêu cầu thêm 18 Phần 2 Lập trình ứng dụng với winforms 19 Bài thực hành 2.1 helloWinForms 19 Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 2
  3. Tóm tắt 19 Kỹ thuật được trình bày 19 Trình tự thực hiện 19 Mở rộng 30 Bài thực hành 2.2 usingControls 31 Tóm tắt 31 Kỹ thuật được trình bày 31 Trình tự thực hiện 31 Bài thực hành 2.3 textFormat 35 Tóm tắt 35 Kỹ thuật được trình bày 35 Trình tự thực hiện 35 Mở rộng 42 Bài thực hành 2.4 myCalculator 43 Tóm tắt 43 Kỹ thuật được trình bày: 43 Trình tự thực hiện 43 Mở rộng 47 Bài thực hành 2.5 myNotePAD 48 Tóm tắt 48 Kỹ thuật được trình bày 48 Trình tự thực hiện 48 Mở rộng 52 Bài thực hành 2.6 Quản lý sinh viên - WinForms version 53 Tóm tắt 53 Kỹ thuật được trình bày 54 Trình tự thực hiện 54 Mở rộng 59 Bài thực hành 2.7 myFileViewer 60 Tóm tắt 60 Kỹ thuật được trình bày 60 Trình tự thực hiện 60 Mở rộng 70 Phần 3 Xử lý dữ liệu với ADO.NET 71 Kiến thức cơ bản về ADO.NET 2.0 71 3.1 Kiến trúc tổng quan của ADO.NET 71 3.2 Tổng quan về các mô hình xử lý dữ liệu trong ADO.NET: Mô hình Kết nối (Connected Model) và Mô hình Ngắt Kết nối (Disconnected Model) 73 Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 3
  4. 3.3 Làm việc với mô hình Kết nối trong ADO.NET 76 3.4 Làm việc với mô hình Ngắt kết nối: DataSet và DataTable 87 3.5 Lựa chọn giữa mô hình Kết nối và mô hình Ngắt kết nối 108 3.5 Tạo đối tượng DataSet 110 3.6 Kết hợp giữa nhiều bảng 113 3.7 Thay đổi các bản ghi của cơ sở dữ liệu 118 3.8 Truy cập và hiển thị dữ liệu 119 3.10 Cập nhật một dòng dữ liệu 119 3.11 Xóa một dòng dữ liệu 121 3.11 Tạo một dòng dữ liệu mới 122 Phần 4 Xây dựng ứng dụng Web với WebForms 134 Phần 5 Phụ lục 158 Phụ lục A Chuỗi kết nối cho các loại nguồn dữ liệu 158 Phụ lục B Bảng tương quan/chuyển đổi kiểu dữ liệu ở .NET Framework với các Data Provider 158 Phần 6 Tài liệu tham khảo 160 Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 4
  5. PHẦN 1 CƠ BẢN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C# Bài thực hành 1.1. Chương trình đầu tiên Tóm tắt Bài thực hành này giúp bạn làm quen với môi trường Visual Studio 2005 và các thao tác nhập xuất cơ bản thông qua giao diện bàn phím. Cụ thể, chương trình yêu cầu người sử dụng nhập hai số, sau đó in ra màn hình tổng, tích và thương của hai số này. Kỹ thuật được trình bày - Làm quen với môi trường Visual Studio 2005. Cấu trúc một solution, project và các tài nguyên có liên quan - Cách thức sử dụng thư viện MSDN để tra cứu, hướng dẫn - Sử dụng thao tác nhập xuất cơ bản Trình tự thực hiện 1. Khởi động Microsoft Visual Studio 2005. Nhấn Ctrl + Shift + N hoặc chọn menu tương ứng là File New Project để tạo mới một project 2. Chọn loại ứng dụng cần phát triển là Visual C# Console Application. Chọn thư mục chứa project và đặt tên cho project. Về mặt thực chất, Visual Studio coi project thuộc về một solution nào đó, và một solution có thể chứa nhiều Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 5
  6. project. Tuy nhiên, trong nhiều “bài toán” đơn giản (như ví dụ của chúng ta chẳng hạn), một solution chỉ có 1 project. 3. Đặt tên cho project của chúng ta thành firstApp. Sau khi nhấn nút OK, hãy khảo sát xem cấu trúc của thư mục chứa solution của chúng ta. Bạn phải luôn nắm chắc về ý nghĩa của các tập tin, thư mục được tạo ra trong quá trình làm việc. 4. Gõ mã lệnh như minh họa vào trong phần mã nguồn của tập tin Program.cs 5. Sử dụng MSDN để tra cứu các thông tin bạn chưa biết về: a. Console và các phương thức ReadLine(), WriteLine() của nó b. Cách chuyển đổi kiểu chuỗi thành số, ví dụ như int.Parse() 6. Nhấn Ctrl + F5 để thực hiện chạy chương trình. Sau đó quan sát cấu trúc thư mục của solution, cho biết sự thay đổi của nó so với khi mới được tạo ra ở bước 3. 7. Thử thay đổi kết câu lệnh float thuong = (float)x / y; thành float thuong = x / y; rồi chạy chương trình, quan sát kết quả và rút ra kết luận. 8. Sử dụng thêm các cấu trúc lệnh khác để tinh chỉnh hoạt động của chương trình (xử lý phép chia cho 0, ) Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 6
  7. Bài thực hành 1.2. Module hóa chương trình Tóm tắt Viết chương trình nhập vào một số nguyên N từ bàn phím. Sau đó a. In ra màn hình giá trị N!. K b. Nhập thêm một số nguyên K từ bàn phím. Sau đó in ra C N = N!/(K!*(N-K)!) Kỹ thuật được trình bày - Cấu trúc, cách quản lý logic và vật lý, cách làm việc của solution và project - Thực hiện chia nhỏ ứng dụng thành để chuyên môn hóa các phần - Cơ bản về các kiểu phương thức trong một lớp Trình tự thực hiện 1. Mở solution đã làm ở Bài thực hành 1.1. Chỉnh sửa tên của solution từ “firstApp” thành “day1” cho có ý nghĩa. Xem cấu trúc thư mục của solution sau khi thay đổi. 2. Thêm một project vào solution này bằng menu lệnh File Add New project . Tương tự như cách tạo mới project ở bài thực hành trước, chọn thể loại project là Console Application. Đặt tên cho project mới là “modular”. 3. Quan sát cấu trúc cây thư mục của solution trong cửa sổ Solution Explorer và cả trong Windows Explorer. Để ý rằng, trong cửa sổ Solution Explorer, project firstApp được tô đậm. Điều này có nghĩa, firstApp đóng vai trò là “Startup Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 7
  8. project”. Khi nhấn Ctrl + F5 thì project này sẽ được gọi thực thi chứ không phải là project modular mà ta mới tạo ra. Trong cửa sổ Solution Explorer, nhắp phải chuột lên “modular”. Trong menu hiện ra, chọn menu lệnh “Set as Startup project” để thiết lập lại startup project cho solution. 4. Việc nhập n, tính n! rồi in kết quả bạn hoàn toàn có thể thực hiện được bằng các câu lệnh đơn giản. Tuy nhiên, để tăng tính rõ ràng và tái sử dụng, bạn nên tạo ra một phương thức để hỗ trợ việc tính toán n!. Xem mã lệnh bên dưới 5. Chạy thử chương trình để xem kết quả. Hãy để ý rằng, khai báo phương thức giaiThua là static long giaiThua(int n). Thử xóa static trong khai báo này rồi chạy lại chương trình.  Lỗi nhận được cho biết chỉ các phương thức static mới được triệu gọi, sử dụng lẫn nhau 6. Bằng cách tạo ra phương thức long giaiThua() như trên, chúng ta có thể giải k k quyết được vấn đề tính C n một cách dễ dàng. Lời gọi để tính C n như sau: GiaiThua(n)/(GiaiThua(n-k)*GiaiThua(k)) 7. Hãy tạo ra một phương thức để tính tổ hợp chập k của n phần tử (bạn tự quyết định các tham số và kiểu dữ liệu trả về). Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 8
  9. Bài thực hành 1.3. Tạo thư viện sử dụng chung Tóm tắt Trong thực tế, một ứng dụng có thể là có khả năng thực thi (executable) hoặc chỉ đơn thuần là thư viện để chứa các chức năng, lớp đối tượng. Bài thực hành này hướng dẫn bạn tạo thư viện chứa các phương thức thường dùng. Với mục đích minh họa, thư viện này chỉ chứa 2 hàm tiện ích giúp tính giai thừa và tổ hợp chập. Sau khi biên dịch, bạn sẽ có được một file nhị với phần mở rộng là DLL. Thư viện này, khi cần, sẽ được tham chiếu đến trong các ứng dụng khác. Kỹ thuật được trình bày - Tạo loại ứng dụng loại thư viện Trình tự thực hiện 1. Tạo mới một project, đặt tên là commonUtils (common utilities - các tiện ích dùng chung). Chú ý chọn loại ứng dụng cần tạo là Class Library 2. Mặc định Visual Studio 2005 sẽ tạo ra trong namespace CommonUtils một lớp tên là Class1. Đổi tên lớp này lại thành Math. Sau đó cài đặt các phương thức như sau: 3. Rõ ràng, đây không phải là một chương trình để chạy như các ứng dụng bạn đã viết trước đó - class Math không có phương thức static public Main() – tức là bạn không thể nhấn Ctrl + F5 để chạy chương trình. Biên dịch project này bằng menu lệnh Build Build commonUtils. Kết quả, bạn sẽ có một thư viện commonUtils.dll trong thư mục bin\Release hoặc bin\Debug của project tùy Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 9
  10. theo cách chọn chế độ biên dịch. Thư viện này sẽ được dùng để tham chiếu đến trong các ứng dụng cần nó. Mở rộng Bổ sung các phương thức thường dùng khác vào thư viện, chẳng hạn như phương thức xác định xem một số có phải là nguyên tố hay không, phương thức hoán đổi giá trị của hai số cho trước, Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 10
  11. Bài thực hành 1.4. Tam giác Pascal Tóm tắt Viết chương trình nhập một số nguyên N từ bàn phím, sau đó in ra màn hình N dòng đầu tiên của tam giác Pascal. Kỹ thuật được trình bày - Sử dụng thư viện có sẵn Trình tự thực hiện 1. Tạo mới một ứng dụng kiểu Console Application. Đặt tên project là pascalTriangle1 2. Thực hiện bổ sung tham khảo đến thư viện commonUtils bằng cách: - Nhắp phải chuột vào project pascalTriangle1 trong cửa sổ Solution Explorer - Trong menu hiện ra, chọn Add Reference Trong tab Browse của hộp thoại Add Reference, tìm đến thư viện commonUtils.dll đã tạo ra trước đó. Dễ thấy rằng thư viện được tham khảo đến không chỉ có dạng DLL mà có thể có các dạng khác, bao gồm EXE, OCX, 3. Hoàn thiện phần mã nguồn có sử dụng tham chiếu đến thư viện vừa bổ sung như hình dưới: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 11
  12. Mở rộng Hãy tự rút ra những ghi chú cần thiết về việc: - Khai báo phương thức C(int n, int k) trong commonUtils là public static long C(int n, int k) static, public ở đây có ý nghĩa gì, có thể thay thế hoặc bỏ đi? - Tương tự cho phương thức giaiThua(int n); - Tại sao trong quá trình sử dụng phương thức C() lại phải ghi đầy đủ là commonUtils.Math.C()? Chỉ cần ghi Math.C() có được không? Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 12
  13. Bài thực hành 1.5. Tam giác Pascal – array version Tóm tắt Sử dụng array để xây dựng tam giác Pascal như Bài thực hành 1.4. Kỹ thuật được trình bày - Sử dụng array Trình tự thực hiện 1. Tạo mới một project kiểu Console Application với tên là pascalTriangle2 0 k k k-1 k 2. Sử dụng các tính chất C0 = Ck = 1, Cn = Cn-1 + Cn-1 , ta sẽ xây dựng một jagged array từ nhỏ đến lớn. Chi tiết như phần mã nguồn phía dưới: Mở rộng Có thể dùng array nhiều chiều trong trường hợp này không? Nếu có thì có sự khác nhau nào so với dùng jagged array? Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 13
  14. Bài thực hành 1.6. MyTYPE Tóm tắt Viết chương trình in nội dung văn bản ra màn hình (như lệnh TYPE ở Ms DOS). Tên file được truyền theo tham số dòng lệnh. Kỹ thuật được trình bày - Sử dụng tham số dòng lệnh được truyền vào - Sử dụng namespace System.IO để đọc nội dung tập tin Trình tự thực hiện 1. Tạo mới một projecet kiểu Console Application với tên myTYPE 2. Khai báo sử dụng thêm namespace System.IO rồi hoàn thiện phần mã nguồn như minh họa dưới Mở rộng - Cách kiểm tra sự tồn tại của tập tin trước khi đọc và hiển thị nó như trên đã an toàn chưa? Có trường hợp nào mà sự tồn tại của tập tin lại chưa đảm bảo cho việc đọc và hiển thị nó? Giải quyết bằng cách nào? - Thêm phần kiểm tra số lượng tham số truyền vào dòng lệnh để chương trình có thể hoạt động chính xác hơn (sử dụng args.Length) - Sử dụng MSDN để tìm hiểu thêm các lớp khác trong namespace System.IO Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 14
  15. Bài thực hành 1.7. Quản lý sinh viên Tóm tắt Viết chương trình quản lý sinh viên của một trường. Sinh viên có thể học các chuyên ngành Công nghệ Thông tin, Vật lý, Ngữ văn. Mỗi chuyên ngành tương ứng có các môn học khác nhau. Sinh viên khoa Công nghệ Thông tin phải học 3 môn Pascal, C# và SQL. Sinh viên khoa Vật lý phải học 4 môn: Cơ học, Điện học, Quang học, Vật lý hạt nhân. Sinh viên khoa Văn phải học 2 môn Văn học cổ điển và Văn học Hiện đại Chương trình cho phép nhập danh sách sinh viên, sau đó in danh sách sinh viên cùng với điểm trung bình của họ ra màn hình. In ra danh sách những sinh viên có điểm trung bình cao trên 5.0 ra màn hình. Thông tin hiển thị có dạng Họ tên, Chuyên ngành đào tạo, Điểm trung bình. Kỹ thuật được trình bày - Truy xuất tập tin có định dạng cho trước - Sử dụng một phương thức của lớp String - Các kỹ thuật hướng đối tượng được sử dụng trong bài toán thực tế Trình tự thực hiện 1. Trước khi tiến hành cài đặt, ta khảo sát qua sơ đồ lớp được sử dụng. Với những mô tả khá rõ ràng trong yêu cầu bài toán, ta có được cái nhìn tổng quan về các lớp như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 15
  16. Lưu ý rằng, phương thức dtb() được cài đặt là virtual để chúng ta có thể override một cách cụ thể, chi tiết hơn trong các lớp kế thừa từ class SinhVien. Phương thức ToString() được cài đặt override từ lớp object để sử dụng trong việc in “nội dung” của đối tượng. 2. Tạo mới một project kiểu Console Application với tên là studentManager 3. Tại cây phân cấp Solution Explorer nhắp phải chuột và chọn Add New Item Trong hộp thoại hiện ra, chọn tạo mới class SinhVien.cs Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 16
  17. 4. Cài đặt các thành phần cơ bản cho lớp SinhVien 5. Bổ sung thêm các class SinhVienCNTT, SinhVienVan, SinhVienVL theo phân tích thiết kế lớp từ trước. Dưới đây là phần mô tả cài đặt cho lớp SinhVienVan. Hai lớp còn lại SinhVienCNTT, SinhVienVL được cài đặt một cách tương tự. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 17
  18. 6. Trong phần chương trình (tập tin Program.cs) chúng ta thực hiện yêu cầu bài toán như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 18
  19. Yêu cầu thêm - In ra 3 sinh viên có điểm trung bình cao nhất trường. - Chỉnh sửa để người sử dụng có thể nhập danh sách mà không biết trước số lượng sinh viên (sử dụng vòng lặp while, do, ) - Chỉnh sửa để có thể nhập dữ liệu các sinh viên từ file. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 19
  20. PHẦN 2 LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG VỚI WINFORMS Phần này kéo dài trong 2 buổi. Các bài thực hành này sẽ được giới thiệu như là nội dung cơ bản nhất mà sinh viên cần nắm. Các kỹ thuật khác sinh viên tự tham khảo và trao đổi với lớp. Bài thực hành 2.1 helloWinForms Tóm tắt Chương trình Kỹ thuật được trình bày - Cấu trúc của và cơ chế hoạt động của một project Windows Form Application. - Cơ chế xử lý sự kiện của các Control trong một Windows Form - Một số phương thức, thuộc tính, sự kiện quan trọng của các điều khiển trong một Windows Form. Trình tự thực hiện 1. Tạo mới một ứng dụng kiểu Windows Form Application với tên là 01-helloWindowsForm như hình vẽ Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 20
  21. 2. Theo mặc định, một solution với một project được tạo ra. Project này có một lớp Form1. Khảo sát nội dung của project trong Windows Explorer, chúng ta sẽ thấy cấu trúc của thư mục và các tập tin tương tự như hình dưới: Có thể thấy, mỗi Form được tạo ra tương ứng với 3 tập tin có tiếp đàu ngữ là giống nhau, lấy ví dụ là Form1 Form1.Designer.cs: chứa các mã lệnh do Form Designer tự sinh ra tương ứng với các thao tác do người sử dụng kéo thả các Control từ ToolBox vào bề mặt Form hay thực hiện các thiết lập đối với các Control. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 21
  22. Form1.cs: chứa phần mã lệnh và khai báo thêm do người sử dụng cài đặt. Form1.resx: chứa các mô tả, khai báo về các tài nguyên được sử dụng trong Form. 3. Chúng ta cũng có thể quan sát cấu trúc của solution hay project bằng cách khảo sát cửa sổ Solution Explorer: 4. Từ cửa sổ Solution Explorer, đổi tên tập tin Form1.cs thành FormMain.cs. Để ý rằng, cả ba tập tin liên quan đến Form1 đều được thay đổi theo một cách đồng bộ. 5. Thiết kế giao diện cho FormMain như hình vẽ Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 22
  23. 6. Bước tiếp theo, chúng ta sẽ thực hiện cài đặt phương thức xử lý sự kiện Click của nút bấm btnCurrentTime: a. Chọn điều khiển nút bấm btnCurrentTime trong cửa số thiết kế Form. b.Ở trang Event trong cửa sổ Properties Windows, nhắp đúp chuột vào sự kiện Click (xem hình vẽ dưới). Form Designer sẽ sinh ra phương thức xử lý sự kiện có tên mặc định là btnCurrentTime_Click( ). (Phương thức xử lý sự kiện được mặc định đặt tên là _ ) Soạn thảo phần mã lệnh cho phương thức này như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 23
  24. 7. Thực hiện chạy chương trình, khi nhấn vào nút bấm btnCurrentTime, một hộp thông báo được hiển thị ra như hình vẽ 8. Thực ra chúng ta có thể tự đặt tên cho phương thức xử lý sự kiện. Chẳng hạn, để cài đặt phương thức xử lý sự kiện MouseEnter cho nút bấm btnCurrentTime, trong cửa sổ Properties ở trang Events, tìm đến mục MouseEnter và: a. Nhập vào tên phương thức xử lý sự kiện: btn_MouseEnter b. Nhấn Enter c. FormDesigner sẽ tạo ra phương thức với tên tương ứng Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 24
  25. d. Tiến hành cài đặt mã lệnh cho phương thức xử lý sự kiện trên như sau: private void btn_MouseEnter(object sender, EventArgs e) { btnCurrentTime.ForeColor = Color.Red; } 9. Tương tự, chúng ta cài đặt tiếp phương thức xử lý sự kiện MouseLeave cho nút bấm btnCurrentTime như sau private void btn_MouseLeave(object sender, EventArgs e) { btnCurrentTime.ForeColor = SystemColors.ControlText; } 10. Chạy chương trình và quan sát kết quả: Điều khiển nút bấm btnCurrentTime sẽ có hiệu ứng mouse hover khá ấn tượng: khi rê con trỏ chuột vào nút bấm btnCurrentTime, màu chữ của nó sẽ đổi sang màu đỏ; màu chữ của nút bấm trở thành bình thường (màu ControlText) khi con trỏ chuột rê ra khỏi nút bấm. 11. Để tìm hiểu kỹ hơn bản chất của việc gắn kết phương thức xử lý sự kiện, chúng ta nhắp đúp chuột vào FormMain.Designer.cs trong cửa sổ Solution Explorer để xem phần nội dung được sinh ra bởi Form Designer: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 25
  26. Chú ý những phần được tô sáng trong hình vẽ nói trên; từ đó suy ra được bản chất của việc gắn kết phương thức xử lý sự kiện trong khi thiết kế. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 26
  27. 12. Đóng file nội dung FormMain.Designer.cs lại. Các bước tiếp theo sẽ minh họa cách thức dùng chung một phương thức xử lý sự kiện cho nhiều đối tượng khác nhau. 13. Trong cửa sổ thiết kế của FormMain, thực hiện a. Chọn cả hai đối tượng btnClose và btnAbout b. Trong trang Events của cửa sổ Properties, gõ tên phương thức xử lý sự kiện Click cho cả hai điều khiển nút bấm này là btnTask_Click rồi nhấn Enter (xem hình vẽ) 14. Thực hiện cài đặt mã lệnh cho phương thức này như sau: private void btnTask_Click(object sender, EventArgs e) { if (sender == btnClose) this.Close(); else if (sender == btnAbout)1 MessageBox.Show("Day la chuong trinh minh hoa", "Thong bao"); } Trong phương thức trên, chúng ta sử dụng đối số sender để nhận biết điều khiển nào phát sinh sự kiện. Chúng ta cũng có thể thực hiện như thế này: private void btnTask_Click(object sender, EventArgs e) 1 Thực ra không nhất thiết phải có nhánh else if, chỉ cần else là đủ, bởi vì ở đây chúng ta chỉ áp dụng phương thức này cho hai điều khiển btnClose và btnAbout!. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 27
  28. { string stTask = (sender as Button).Text; 2 if (stTask == "Close") this.Close(); else if (stTask == "About") MessageBox.Show("Day la chuong trinh minh hoa", "Thong bao"); } 15. Bây giờ, chúng ta tinh chỉnh thêm để chương trình hỗ trợ hiệu ứng mouse hover cho tất cả các điều khiển trong form: a. Sửa lại phần mã nguồn cho 2 phương thức xử lý sự kiện btn_MouseEnter và btn_MouseLeave như sau: private void btn_MouseEnter(object sender, EventArgs e) { (sender as Control).ForeColor = Color.Red; } private void btn_MouseLeave(object sender, EventArgs e) { (sender as Control).ForeColor = SystemColors.ControlText; } b. Trong phần FormDesigner, chọn tất cả các đối tượng trên bề mặt Form. c. Trong cửa sổ Properties, chọn phương thức xử lý sự kiện MouseLeave cho tất cả các đối tượng đang chọn là btn_MouseLeave (xem hình vẽ) 2 Phép chuyển kiểu (sender as Button) trong câu lệnh này là thành công vì cả btnClose và btnAbout đều là các điều khiển kiểu Button Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 28
  29. d. Làm tương tự để gán phương thức xử lý sự kiện MouseEnter cho tất cả các điều khiển nói trên là btn_Enter. e. Chạy chương trình để xem hiệu ứng: khi rê con trỏ chuột qua các điều khiển, font chữ của chúng sẽ được đổi thành màu đỏ. 16. Trong bước 11, chúng ta đã biết được cách thức đưa một thành phần điều khiển vào giao diện của một Windows Form thông qua mã lệnh (bằng cách tìm hiểu phần mã sinh ra bởi Form Designer). Bây giờ, chúng ta sẽ áp dụng để thực hiện thêm các điều khiển vào Form và gán phương thức xử lý sự kiện cho chúng trong thời gian thực thi chương trình a. Bổ sung vào Form một nút bấm btnCreateButton b. Cài đặt phương thức xử lý sự kiện Click cho nút bấm này như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 29
  30. c. Chạy chương trình và quan sát kết quả. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 30
  31. Mở rộng - Hãy tìm hiểu ý nghĩa của việc cài đặt mã lệnh ở bước 15.a: (sender as Control). Có thể sử dụng phép ép kiểu nào khác không? Tại sao? - Điều chỉnh trong giao diện chương trình, trong đó có một số điều khiển (Label, TextBox, RadioButton, CheckBox hoặc Button) sử dụng màu khác với màu mặc định (là SystemColors.ControlText). Khi đó, hiệu ứng mouse hover hoạt động không đúng nữa. Hãy chỉnh sửa chương trình để khắc phục phát sinh này. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 31
  32. Bài thực hành 2.2 usingControls Tóm tắt Xây dựng chương trình điền thông tin cá nhân như minh họa Kỹ thuật được trình bày - Giới thiệu một ứng dụng WinForms cơ bản - Cách thức lưu file với nội dung tiếng Việt - Các thành phần điều khiển cơ bản: Button, Label, TextBox, PictureBox, Timer, - Nạp một ảnh từ file Trình tự thực hiện 1. Tạo mới một project loại Windows Application, đặt tên là usingControls 2. Theo mặc định, một lớp Form1 được sinh ra. Chỉnh sửa các thuộc tính của Form1 với các giá trị như bảng dưới: Thuộc tính Giá trị Ghi chú Name FormMain Text Hello WinForms Tiêu để của cửa sổ FormBorderStyle FixedSingle Kích thước của cửa sỗ sẽ không được thay đổi khi chạy chương trình MaximizeBox False Vô hiệu hóa nút Maximize của cửa sổ Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 32
  33. Chú ý rằng, những thuộc tính có thay đổi giá trị so với mặc định sẽ được hiển thị trong cửa sổ Properties dưới dạng chữ in đậm 3. Thiết kế giao diện của form như minh họa. Lưu ý, với mỗi điều khiển bạn đưa vào form, nếu dự định truy xuất nó trong phần mã nguồn khi lập trình thì hãy đặt tên nó thay vì để như tên mặc định. Chỉnh sửa thuộc tính của một số đối tượng như sau: Điều khiển Thuộc tính Giá trị dtpDOB Format Custom CustomFormat dd/MM/yyyy txtOther Enable False lblInfo Font Chọn font thích hợp, in đậm picImage SizeMode StretchImage lblName BackColor Transparent (Web) tmrScroll Interval 120 4. Nhấn Ctrl + S để lưu nội dung project. Do chúng ta có sử dụng ký tự tiếng Việt trong Form nên Visual Studio có hiển thị hộp thoại để yêu cầu chỉ định bảng mã lưu ký tự: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 33
  34. Nhấn nút “Save With Other Encoding” để chọn bảng mã thích hợp – sau đó bạn có thể chọn cách lưu theo UTF8 như hình dưới (cũng có thể chọn tùy chọn Unicode – Codepage 1200): 5. Cài đặt phần mã lệnh cho sự kiện Click của nút bấm btnSelectImage như sau: Khi người sử dụng nhấn vào nút này, một hộp thoại sẽ hiện ra cho phép chọn ảnh. Chỉ các tập tin có phần mở rộng là BMP, JPG, GIF mới được hiển thị để lựa chọn. Điều này được thiết lập thông qua thuộc tính Filter của đối tượng dlgOpen (thuộc lớp OpenFileDialog). 6. Khi người sử dụng gõ tên của họ vào txtName thì nội dung của lblName cũng thay đổi theo. Muốn vậy, ta cài đặt mã lệnh cho sự kiện TextChanged của txtName như (1) – xem minh họa code ở dưới Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 34
  35. 7. Đối tượng txtOther chỉ được sử dụng (Enabled) khi mà chkOther được check vào, do đó ta cũng cài đặt mã lệnh cho sự kiện CheckChanged của chkOther như (2) 8. Khi nhấn nút “Cập nhật” thì nội dung của lblInfo được cập nhật theo như phần mã lệnh cài đặt cho sự kiện Click của btnUpdate (3) 9. Người sử dụng có thể bật tắt chế độ cuộn nội dung dòng chữ lblInfo bằng cách nhấn chuột vào nó. Cài đặt mã lệnh cho sự kiện Click của lblInfo như (5) 10. Để cuộn nội dung dòng chữ, cài đặt mã lệnh cho sự kiện Tick của tmrScroll như (4) Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 35
  36. Bài thực hành 2.3 textFormat Tóm tắt Xây dựng chương trình thể hiện định dạng cho đoạn văn bản tĩnh (Label) Kỹ thuật được trình bày - Cách sử dụng Font, FontStyle trong ứng dụng Windows Form - Truy xuất các thành phần dữ liệu giữa các Form - Sử dụng cửa sổ dạng Dialog trong chương trình Trình tự thực hiện 1. Tạo mới một ứng dụng loại Windows Applications, đặt tên là textFormat 2. Theo mặc định, một lớp Form1 được sinh ra. Chỉnh sửa các thuộc tính của Form1 với các thuộc tính giá trị như hình dưới: Thuộc tính Giá trị Ghi chú Name FormMain Text Text formartting Tiêu để của cửa sổ FormBorderStyle FixedSingle Kích thước của cửa sỗ sẽ không được thay đổi khi chạy chương trình MaximizeBox False Vô hiệu hóa nút Maximize của cửa sổ Chú ý rằng, những thuộc tính có thay đổi giá trị so với mặc định sẽ được hiển thị trong cửa sổ Properties dưới dạng chữ in đậm 3. Thiết kế giao diện cho FormMain như hình dưới đây STT Thuộc tính Giá trị Ghi chú 1 Name lblAdvert Label 2 Name pnlAdvert Panel 3 Name btnChangeText Button Text ChangeText 4 Name btnClose Button Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 36
  37. Text Close 4. Bổ sung vào Project thêm một WindowForm bằng cách chọn menu lệnh Project Add Windows Forms Chọn tên file của Windows Form cần tạo là FormSettings.cs như hình rên. 5. Thiết kế giao diện cho FormSettings vừa được tạo ra như hình dưới. Trình tự đặt các điều khiển vào form có thể thực hiện như sau: - Điều khiển TextBox đặt tên là txtAdvert. - Điều khiển Frame với thuộc tính Text là “Format” Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 37
  38. - 4 CheckBox có tên là chkB, chkI, chkU, chkS với thuộc tính Text được thiết lập tương ứng là “Bold”, “Italic”, “Underline” và “Strike out” - 4 RadioButton có tên là rbRed, rbGreen, rbBlue, rbYellow với thuộc tính Text được thiết lập tương ứng với 4 tên màu “Red”, “Green”, “Blue” và “Yellow” - 3 nút bấm btnOK, btnApply, btnCancel. Sau đó thiết lập thuộc tính DialogResult của các nút bấm btnOK, btnCancel lần lượt là OK và Cancel 6. Tiến hành cài đặt mã lệnh cho nút bấm btnChangeText ở FormMain như sau: private void btnChangeText_Click(object sender, EventArgs e) { FormSettings frm = new FormSettings(); if (frm.ShowDialog() == DialogResult.OK) { lblAdvert.Text = “You’ve clicked at OK button!”; } } 7. Thực hiện chạy chương trình và quan sát kết quả. Để ý rằng, với việc thiết lập thuộc tính DialogResult cho 2 nút bấm btnOK và btnCancel như bước 5 ở trên, chúng ta không cần cài đặt mã lệnh cho 2 nút này mà vẫn có hiệu ứng frm (một thể hiện của FormSettings) bị đóng khi một trong 2 nút này được nhấn. Hơn nữa, chúng ta sẽ biết được người sử dụng đã nhấn vào nút nào bằng cách kiểm tra kết quả của hàm frm.ShowDialog() như trên. Trong Bước tiếp theo, chúng ta sẽ làm cho hai form sẽ tương tác dữ liệu được với nhau trong thời gian thực thi. 8. Trong FormMain, tạo ra một thuộc tính AdvertText kiểu string như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 38
  39. public string AdvertText { get { return lblAdvert.Text; } set { lblAdvert.Text = value; } } 9. Trong FormSettings, chúng ta thêm khai báo biến thành phần và sửa lại phương thức khởi dựng của lớp: public partial class FormSettings: Form { FormMain formMain; public FormSettings(FormMain frmMain) { InitializeComponent(); this.formMain = frmMain; } private void FormSettings_Load(object sender, EventArgs e) { this.txtAdvert.Text = formMain.AdvertText; } . . . . . . . . . . } 10. Cài đặt phương thức xử lý sự kiện Click của nút bấm btnApply như sau public void btnApply_Click(object sender, EventArgs e) { formMain.AdvertText = this.txtAdvert.Text; } Để ý rằng, bạn phải chỉnh sửa modifier của phương thức bntApply_Click thành public thay vì private như FormDesigner sinh ra theo mặc định. Điều này cho phép phương thức này có thể được triệu gọi từ ngoài lớp FormSettings như ở bước 11 dưới đây. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 39
  40. 11. Chỉnh sửa lại phương thức xử lý sự kiện Click của nút bấm btnChangeText ở FormMain như sau: private void btnChangeText_Click(object sender, EventArgs e) { FormSettings frm = new FormSettings(this); if (frm.ShowDialog() == DialogResult.OK) { frm.btnApply_Click(null, null); } } 12. Chạy thử chương trình và quan sát kết quả. Tóm lại, chúng ta đã thực hiện những bước sau đây để có thể thay đổi dữ liệu từ 2 form: a. Tạo property (AdvertText) có modifier kiểu public cho phần dữ liệu muốn truy xuất (lblAdvert.Text) b. Tìm cách truyền tham chiếu của form chứa property nói trên (FormMain) đến form muốn truy xuất (FormSettings) 13. Tiếp theo, chúng ta sẽ tạo ra property tên AdvertForeColor có kiểu Color trong lớp FormMain để thực hiện thay đổi màu sắc của lblAdvert: public Color AdvertForeColor { get { return lblAdvert.ForeColor; } set { lblAdvert.ForeColor = value; } } 14. Cập nhật lại phương thức xử lý sự kiện Click của nút bấm btnApply và sự kiện Load trong lớp FormSettings: private void FormSettings_Load(object sender, EventArgs e) { this.txtAdvert.Text = formMain.AdvertText; rbRed.Checked = formMain.AdvertForeColor == Color.Red; rbGreen.Checked = formMain.AdvertForeColor == Color.Green; rbBlue.Checked = formMain.AdvertForeColor == Color.Blue; rbYellow.Checked = formMain.AdvertForeColor == Color.Yellow; } public void btnApply_Click(object sender, EventArgs e) { Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 40
  41. formMain.AdvertText = this.txtAdvert.Text; if (rbRed.Checked) formMain.AdvertForeColor = Color.Red; else if (rbGreen.Checked) formMain.AdvertForeColor = Color.Green; else if (rbBlue.Checked) formMain.AdvertForeColor = Color.Blue; else formMain.AdvertForeColor = Color.Yellow; } 15. Như vậy, trong các bước trên, chúng ta đã tạo ra một property kiểu Color và đồng bộ hóa nó với 4 điều khiển RadioButton. Những bước tiếp theo chúng ta tạo ra thêm một property khác để thay đổi định dạng font chữ cho lblAdvert. Trước hết, chúng ta cần biết a. Các thuộc tính như Bold, Italic, của lblAdvert.Font là chỉ đọc. Thế nên không thể thực hiện phép gán để thay đổi lblAdvert.Font.Bold được b. Việc thay đổi tính chất Bold, Italic, của một đối tượng Font được thực hiện bằng cách tạo mới đối tượng Font (tham khảo thêm MSDN để biết 13 hàm nạp chồng để khởi tạo một đối tượng Font) c. Một trong các hàm nạp chồng khá đơn giản mà chúng ta có thể sử dụng để tạo một đối tượng Font có cú pháp là: Trong đó, family sẽ là tên font, emSize là kích cỡ font, style là kiểu font. Giá trị của style sẽ là sự tổng hợp theo phép toán or của các giá trị FontStyle.Bold, FontStyle.Italic, FontStyle.Underline và FontStyle.Strikeout. 16. Tạo property AdvertFontFormat trong lớp FormMain như sau: public bool[] AdvertFontFormat { get { Font f = lblAdvert.Font; return (new bool[] {f.Bold, f.Italic, f.Underline, f.Strikeout}); } set { if (value.Length == 4) { FontStyle fs = FontStyle.Regular; if (value[0]) fs = fs | FontStyle.Bold; if (value[1]) fs = fs | FontStyle.Italic; Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 41
  42. if (value[2]) fs = fs | FontStyle.Underline; if (value[3]) fs = fs | FontStyle.Strikeout; lblAdvert.Font = new Font(lblAdvert.Font.Name, lblAdvert.Font.Size, fs); } } } Property AdvertFontFormat có kiểu dữ liệu là một mảng bool gồm 4 phần tử mà thứ tự của chúng sẽ tương ứng biểu diễn tính chất Bold, Italic, Underline và Strikeout của một FontStyle. 17. Tiếp đến, chúng ta sẽ cập nhật các phương thức cần thiết trong lớp FormSettings để sử dụng thuộc tính AdvertFontFormat vừa tạo như sau: private void FormSettings_Load(object sender, EventArgs e) { this.txtAdvert.Text = formMain.AdvertText; rbRed.Checked = formMain.AdvertForeColor == Color.Red; rbGreen.Checked = formMain.AdvertForeColor == Color.Green; rbBlue.Checked = formMain.AdvertForeColor == Color.Blue; rbYellow.Checked = formMain.AdvertForeColor == Color.Yellow; this.chkB.Checked = formMain.AdvertFontFormat[0]; this.chkI.Checked = formMain.AdvertFontFormat[1]; this.chkU.Checked = formMain.AdvertFontFormat[2]; this.chkS.Checked = formMain.AdvertFontFormat[3]; } public void btnApply_Click(object sender, EventArgs e) { formMain.AdvertText = this.txtAdvert.Text; if (rbRed.Checked) formMain.AdvertForeColor = Color.Red; else if (rbGreen.Checked) formMain.AdvertForeColor = Color.Green; else if (rbBlue.Checked) formMain.AdvertForeColor = Color.Blue; else formMain.AdvertForeColor = Color.Yellow; formMain.AdvertFontFormat = new bool[] { chkB.Checked, chkI.Checked, chkU.Checked, chkS.Checked }; } Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 42
  43. 18. Chạy chương trình để xem kết quả. Mở rộng - Qua quá trình cài đặt, có thể thấy, Form Designer của Visual Studio .NET không hỗ trợ việc tạo mảng điều khiển giống như ở Visual Basic. Tuy nhiên, chúng ta có thể mô phỏng mảng điều khiển bằng cách tạo ra các Property hoặc là Indexer để ánh xạ đến các điều khiển. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 43
  44. Bài thực hành 2.4 myCalculator Tóm tắt Xây dựng chương trình mô phỏng một máy tính điện tử đơn giản. Kỹ thuật được trình bày: - Xây dựng ứng dụng GUI với WinForms - Cách thức cài đặt, gắn kết, xử lý events với một thành phần giao diện - Tạo hiệu ứng transparent với Form Trình tự thực hiện 1. Tạo mới một project loại Windows Application, đặt tên là myCalculator 2. Theo mặc định, một lớp Form1 được sinh ra. Chỉnh sửa các thuộc tính của Form1 với các giá trị như bên dưới: Thuộc tính Giá trị Ghi chú Name FormMain Text my Calculator Tiêu để của cửa sổ FormBorderStyle FixedSingle Kích thước của cửa sỗ sẽ không được thay đổi khi chạy chương trình MaximizeBox False Vô hiệu hóa nút Maximize của cửa sổ 3. Tạo giao diện cho chương trình như hình minh họa Sau khi đã tạo ra được giao diện với các điều khiển có vị trí, kích thước hợp lý, bạn nên cố định chúng. Thực hiện điều này bằng cách nhắp phải chuột lên bề mặt của FormMain, trong menu hiện ra, chọn Lock Controls. Điều chỉnh các thuộc tính của đối tượng “màn hình hiển thị” như sau: Đối tượng Thuộc tính Giá trị Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 44
  45. “Màn hình hiển thị” Name txtScreen Text 0 Font Chọn font thích hợp ReadOnly True TextAlign Right 4. Trước khi bắt tay vào viết mã lệnh, bạn phải hình dung cách thức làm việc của chương trình cũng như việc chuẩn bị các kiểu đối tượng, dữ liệu. Giao diện của chương trình chỉ là các nút bấm và “màn hình” hiển thị kết quả. Do chỉ là máy tính đơn giản nên chương trình chỉ hỗ trợ các phép tính 2 ngôi cơ bản. Có thể phân biệt nút bấm thuộc các nhóm: (1) Nút bấm chữ số 0, 1, , 9, ký hiệu dấu chấm thập phân, nút đảo dấu, nút xóa trái xác định hai toán hạng tham gia vào phép tính. (2) Nút bấm phép tính +, -, x, / xác định phép tính (3) Nút Enter để kích hoạt việc thực hiện phép tính và hiển thị kết quả (4) Nút C khởi tạo một phép toán mới Trình tự các bước sử dụng của máy tính thông thường như sau: Người sử dụng “nhập vào” số thứ nhất, xác định phép toán, sau đó “nhập vào” số thứ hai, cuối cùng nhấn dấu = Khái niệm “nhập vào” ở đây có nghĩa là người sử dụng dùng liên tiếp các nút bấm thuộc nhóm (1). Chú ý rằng dấu chấm thập phân chỉ xuất hiện 1 lần trong 1 số hạng. Việc xác định phép toán có thể xác định nhiều lần giữa hai lần nhập hai số hạng. Tóm lại, khi người sử dụng nhấn một nút bấm trong nhóm (1), ta luôn biết được anh ta đang “nhập số liệu” cho số hạng nào: nếu chưa xác định phép toán thì có nghĩa anh ta đang nhập cho số thứ nhất, ngược lại thì đang nhập cho số thứ hai. Điều khác nữa cần phải tính đến, đó là lưu trữ dữ liệu như thế nào? Trong bài toán này, việc sử dụng string để lưu trữ các số hạng là hợp lý cho việc nhập số. Phép tính sẽ được lưu trữ bằng một ký tự. 5. Ngay trong đầu phần mã nguồn partial class FormMain: Form, bổ sung khai báo các biến a. stNum1, stNum2 kiểu string để đại diện cho hai chuỗi số hạng. b. op kiểu char để đại diện cho phép toán (op là viết tắt của operator) 6. Cài đặt phần mã lệnh cho sự kiện FormLoad và sự kiện click của nút C như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 45
  46. 7. Các nút bấm trong nhóm (1) được cài đặt phần mã lệnh tương ứng với sự kiện click như sau: 8. Phương thức xử lý sự kiện click của nút bấm thuộc nhóm (2) – xác định phép tính 9. Cuối cùng, phương thức xử lý sự kiện click của nút bấm ‘=’ được cài đặt như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 46
  47. 10. Đến đây, các tính năng cơ bản của máy tính đã được cài đặt. Chúng ta khảo sát thêm một số hiệu ứng đặc biệt của lớp đối tượng Form: a. Thiết lập thuộc tính TopMost bằng True để trong thời gian thực thi, cửa sổ chương trình luôn luôn nổi. b. Bổ sung phương thức xử lý sự kiện Activated và Deactive cho FormMain. Hai sự kiện này được kích hoạt tương ứng khi người dùng chuyển focus từ vào ứng dụng (Activated) hay ra khỏi ứng dụng (Deactive) c. Minh họa khi chạy chương trình: khi người sử dụng chuyển focus ra khỏi cửa sổ ứng dụng, cửa sổ này sẽ bị mờ đi 50%. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 47
  48. Mở rộng - Cài đặt thêm các tính năng khác cho máy tính, chẳng hạn hỗ trợ phép tính 1 ngôi như căn bậc 2, nghịch đảo, phần trăm, Chú ý phần xử lý lỗi (ví dụ như chia cho 0, căn bậc hai với số âm ) - Hỗ trợ để người sử dụng có thể nhập dữ liệu bằng bàn phím. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 48
  49. Bài thực hành 2.5 myNotePAD Tóm tắt Chương trình có các chức năng cơ bản của một chương trình soạn thảo văn bản đơn giản (như Ms Windows NotePAD): Tạo mới, Soạn thảo, Lưu lên đĩa, Mở từ đĩa. Chương trình cũng cho phép người sử dụng thiết lập các cấu hình phụ như: font chữ thể hiện (loại font, kích thước, màu sắc, ). Kỹ thuật được trình bày - Sử dụng menu - Xây dựng ứng dụng với nhiều form - Lấy danh sách font hệ thống - Cách liên hệ giữa các đối tượng thành phần thuộc các form, module khác nhau Trình tự thực hiện 1. Tạo mới một project kiểu Windows Application, đặt tên là myNotePAD 2. Đổi thuộc tính Name của form thành FormMain 3. Bổ sung các thành phần StatusBarStrip, MenuStrip với các menu lệnh như minh họa. 4. Bổ sung thêm thành phần TextBox với tên gọi là txtDoc. Thiết lập các thuộc tính của txtDoc như sau: Thuộc tính Giá trị Multiline True Dock Fill Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 49
  50. 5. Khai báo một biến fileName kiểu string ở đầu phần mô tả lớp. Biến này sẽ lưu tên file đang được soạn thảo. Sau đó cài đặt phương thức xử lý sự kiện cho tất cả các ToolStripMenuItem như sau:  Phần xử lý cho “else if (stTask == “Configuration ”) ” sẽ được cài đặt sau. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 50
  51. Chú ý rằng thuộc tính Text của các ToolStripMenuItem được sử dụng để viết các câu lệnh if ở trên. Vậy nên, bạn phải nhớ chính xác các thuộc tính Text của chúng để viết mã lệnh đúng. Thực ra, bạn có thể viết riêng rẽ cho từng phương thức xử lý sự kiện Click của từng ToolStripMenuItem, tuy nhiên theo ý kiến của riêng người viết giáo trình này, cách gộp chung như ở trên giúp bạn tập trung mã lệnh hơn. 6. Bước tiếp theo chúng ta cài đặt phần mã lệnh cho phép người sử dụng thay đổi font hiển thị tài liệu: Bổ sung một Form vào project bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + A. Một hộp thoại như sau hiện ra: Chọn loại đối tượng cần thêm là Windows Form, gõ tên file là “FormConfig.cs” rồi nhấn Add. Sau thao tác này, Visual Studio sẽ tạo ra một file trong đó có khai báo lớp FormConfig (trùng tên với tên file mà bạn cung cấp). Nếu muốn, chúng ta có thể đổi tên lớp của form này. 7. FormConfig sẽ làm nhiệm vụ hiển thị danh sách các fonts hiện có trong hệ thống để người sử dụng chọn. Thiết kế giao diện của FormConfig như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 51
  52. Dự kiến, khi form này bắt đầu nạp nó sẽ hiển thị danh sách tất cả các fonts đang được cài đặt trong hệ thống vào lstFonts. Font đang được sử dụng ở txtDoc (ở FormMain) sẽ được tô sáng trong lstFonts. Cuối cùng, khi người sử dụng nhấn nút OK, font được chọn trong lstFonts sẽ được sử dụng cho txtDoc. Như vậy, đã có sự sử dụng biến thành phần giữa hai forms: FormMain và FormConfig. 8. Trước hết, thiết lập thuộc tính DialogResult của hai nút OK và Cancel là OK và Cancel. Có thể thiết lập thêm các thuộc tính Anchor của các đối tượng để có giao diện hợp lý. 9. Thiết lập thuộc tính Modifiers của lstFonts là Public. Bằng cách này, chúng ta có thể truy xuất đến thành phần lstFonts từ bên ngoài. 10. Bổ sung biến thành phần stFontName kiểu string vào khai báo FormConfig, xem (1). 11. Sửa phương thức khởi dựng của lớp FormConfig như (2). 12. Viết mã cho phương thức xử lý sự kiện Load của form như (3). 13. Hoàn thiện phần gọi FormConfig ở FormMain như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 52
  53. Mở rộng - Cài đặt thêm các chức năng thường dùng khác đối với ứng dụng soạn thảo văn bản - Sửa lại ứng dụng theo giao diện MDI Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 53
  54. Bài thực hành 2.6 Quản lý sinh viên - WinForms version Tóm tắt Thực hiện lại chương trình quản lý sinh viên như bài thực hành 1.7 nhưng giao tiếp với người sử dụng thông qua giao diện Windows. Chương trình có thể tạo mới, mở và lưu tập tin chứa dữ liệu về các sinh viên có định dạng như ví dụ sau: Nguyễn Văn Trung|True|1981/10/25 00:00:00|9|10|10 Trịnh Phương|False|1984/11/20 00:00:00|4|9 Trần Văn Phúc|True|1999/10/01 00:00:00|6|6.5|6.5|8 Đặng Phương Nam|True|1991/10/25 00:00:00|2|10 Trịnh Phương Lan|False|1994/11/20 00:00:00|2|9 Theo định dạng lưu này, mỗi dòng thông tin sẽ chứa các thông tin Họ tên, Giới tính, Ngày sinh, sau đó là các cột điểm. Nếu có 3 (tương ứng 2, 4) cột điểm thì sinh viên đó thuộc chuyên ngành CNTT (tương ứng Văn, Vật lý). (Xem lại Bài thực hành 1.7 để biết thêm về mô tả thông tin sinh viên). Khi người sử dụng chọn một sinh viên trong danh sách (danh sách này chỉ hiển thị tên sinh viên) thì các thông tin chi tiết về sinh viên này sẽ được hiển thị và cho phép chỉnh sửa tương ứng (xem hình vẽ). Chú ý rằng, tùy theo chuyên ngành của sinh viên, tên các môn học sẽ được hiển thị một cách hợp lý. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 54
  55. Kỹ thuật được trình bày - Sử dụng kỹ thuật hướng đối tượng trên ứng dụng GUI - Truy xuất file có định dạng quy ước sẵn Trình tự thực hiện 1. Tạo form có giao diện như minh họa. Đặt tên các thành phần cho hợp lý 2. Thiết kế các lớp đối tượng sinh viên như sơ đồ lớp được mô tả ở dưới. Các phương thức, thuộc tính của các lớp này đã được xây dựng trong các bài thực hành trước, ở đây ta chỉ thảo luận thêm về hàm ToFormatText() ở các lớp: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 55
  56. Trong lớp SinhVien, đặc tả hàm này như là một hàm ảo và không cho sử dụng trực tiếp từ thể hiện thuộc lớp SinhVien như sau: Đối với lớp SinhVienCNTT, hàm này được override lại thành: Tương tự, đối với lớp SinhVienVan và SinhVienVL, hàm này lần lượt được cài đặt như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 56
  57. 3. Xử lý sự kiện mở file dữ liệu, nạp vào listBox: o Bổ sung biến thành phần fileName để chứa tên file dữ liệu o Bổ sung thêm phương thức void updateFormTitle() o Thêm sự kiện Click cho nút Open như sau: Chú ý rằng, các lớp SinhVienVan, SinhVienCNTT, SinhVienVL đều phải override hàm ToString() để được hiển thị ngắn gọn trong hộp danh sách. 4. Xử lý sự kiện tạo mới file dữ liệu a. Thêm phương thức xử lý sự kiện Click của nút New Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 57
  58. b. Gán phương thức xử lý sự kiện này cho sự kiện Load của Form 5. Khi người sử dụng chọn 1 sinh viên trong lstSinhVien, thông tin chi tiết về sinh viên này sẽ được hiển thị. Viết phương thức xử lý sự kiện SelectedIndexChanged của lstSinhVien như sau: 6. Viết phương thức xử lý sự kiện Click của nút “Cập nhật”, “Xóa” và “Bỏ cập nhật” như (1), (2), (3): Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 58
  59. 7. Cài đặt phương thức xử lý sự kiện Click cho 4 nút “| ”, “>|” như sau: 8. Tiếp đến, cài đặt phương thức xử lý sự kiện Click của nút bấm Save và Save as Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 59
  60. Mở rộng - Thêm phần xử lý lỗi cho chương trình - Bổ sung chức năng Tạo mới Sinh viên Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 60
  61. Bài thực hành 2.7 myFileViewer Tóm tắt Trong bài thực hành này, bạn sẽ được tiếp cận một số kỹ thuật nâng cao như: kế thừa form, thành phần điều khiển TreeView, ListView, Ứng dụng cuối cùng được tạo ra sẽ là ứng dụng quản lý tập tin kiểu ACDSee. Kỹ thuật được trình bày - Thừa kế form - Làm quen với các component, các thư viện nâng cao Trình tự thực hiện 1. Tạo mới một ứng dụng kiểu Windows Application với tên là fileViewer. Đặt tên cho form chính là FormMain. 2. Thiết kế giao diện ban đầu cho FormMain như hình vẽ. Khi chạy chương trình, vùng bên tay trái sẽ hiển thị cây thư mục (đối tượng tvwDirs). Mỗi khi chọn 1 thư mục ở cây, nội dung của nó được hiển thị ở lvwItems bên phải. Ngay phía dưới tvwDirs là vùng “preview” nội dung của file được chọn trong lvwItems. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 61
  62. 3. Thêm vào Form một đối tượng ImageList có tên là imageList1 với các ảnh như hình dưới: 4. Gán imageList1 cho thuộc tính ImageList của tvwDirs và lvItems. 5. Viết mã lệnh cho sự kiện Load của FormMain như (1) Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 62
  63. Trước hết, lấy danh sách các ổ đĩa của hệ thống. Ứng với mỗi đĩa như vậy, ta sẽ thêm tất cả các thư mục con cấp 1 của ổ đĩa (hãy giải thích?) bằng cách gọi phương thức (2). Để ý rằng (2) sẽ được gọi đệ quy. 6. Khi người dùng nhấn vào dấu “+” của một node trên treeview để mở nhánh này ra, ta phải hiển thị được tất cả các thư mục con của nó. Việc này được chuẩn bị qua phương thức xử lý sự kiện BeforeExpand của treeview tvwDirs: 7. Khi người sử dụng chọn một node trên cây thì nội dung của thư mục tương ứng (bao gồm tất cả thư mục và files chứa trong nó) sẽ được hiển thị trong listview lvItems. Để thuận tiện cho những thao tác khác sau này của ứng dụng, chúng ta quy ước, trong lvItems, phần tử đại diện cho file sẽ có ImageIndex là 2, còn phần tử đại diện cho thư mục sẽ có ImageIndex là 0. Chúng ta xử lý sự kiện AfterSelect của tvwDirs như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 63
  64. Chú ý rằng, ngoài các thư mục và tập tin, ta thêm vào một “thư mục” đặc biệt, thư mục “ ” đại diện cho thư mục cha của thư mục hiện tại. 8. Tiếp đến, chúng ta viết mã cho sự kiện nhấn đúp chuột vào một phần tử trong listview. Có 3 khả năng xảy ra: (1) người sử dụng nhấn đúp vào phần tử là thư mục “ ” chuyển đến thư mục trên cấp của thư mục hiện tại (2) người sử dụng nhấn đúp vào phần tử thư mục bình thường chọn thư mục đó làm thư mục hiện tại (3) người sử dụng nhấn đúp vào phần tử là một file hiển thị nội dung của file này ra một cửa sổ riêng một cách thích hợp theo nội dung của nó. Trong phần code dưới đây, ta chỉ quan tâm đến 2 khả năng đầu. Khả năng còn lại sẽ được hoàn thiện ở các bước sau. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 64
  65. 9. Tiếp theo, ta sẽ cài đặt thêm chức năng Preview nội dung của phần tử file ảnh đang được chọn trong listview lvItems. Sự kiện SelectedIndexChanged của lvItems được xử lý như sau: 10. Phần còn lại của bài thực hành sẽ hướng dẫn bạn cài đặt phần xử lý khả năng (3) trong bước 8. Giả sử rằng, ứng dụng của chúng ta chỉ hỗ trợ hiển thị ra cửa sổ 2 loại nội dung: ảnh và văn bản. Như thế, để hiển thị mỗi loại nội dung, chúng ta cần 1 loại form khác nhau. Tuy thế, cả hai loại form này cũng có một số thuộc tính và hành vi chung. Ta xác định mối quan hệ của chúng qua sơ đồ lớp như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 65
  66. Tạo mới một Form để hiển thị nội dung file như sau: 11. Thiết kế giao diện cho FormFile như sau: o Đặt một Panel tên pnlButtons neo phía dưới Form (Dock = Bottom). o Trên pnlButtons, đặt nút btnClose vào vị trí thích hợp. o Có thể trang trí thêm cho pnlButtons, ví dụ đặt một Label trong nó như hình minh họa. o Phần trống còn lại của form dự kiến sẽ dùng để hiển thị nội dung của file. 12. Cài đặt mã lệnh cho form như sau o Cài đặt phương thức xử lý sự kiện Click của nút btnClose (1) Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 66
  67. o Bổ sung thêm hàm virtual showContent() vào lớp (2). Dự kiến hàm này sẽ làm nhiệm vụ hiển thị nội dung của file: tùy theo file ảnh hay file văn bản mà có cách hiển thị khác nhau, nhưng thao tác chung nhất là hiển thị đường dẫn của file lên tiêu đề cửa sổ. 13. Lưu và Build ứng dụng. (rất quan trọng cho các bước sau!) 14. Bây giờ, ta bổ sung thêm một Windows Form vào project. Tuy nhiên khác với các lớp cửa sổ ta đã bổ sung trước đó, lần này ta sẽ bổ sung một Windows Form kế thừa từ một lớp ta đã thiết kế. Cụ thể là FormFileImage kế thừa từ FormFile. 15. Visual Studio sẽ hiển thị hộp thoại hỏi lớp mà FormFileImage được kế thừa: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 67
  68. Chọn FormFile làm Form để kế thừa rồi nhấn OK 16. FormFileImage được tạo ra với giao diện như dưới đây: Để ý, các thành phần được kế thừa sẽ từ lớp cha có mũi tên nhỏ bên góc trái. Hơn nữa, những thành phần thuộc loại Private thì sẽ có thêm biểu tượng ổ khóa, bạn không thể thay đổi thuộc tính của nó trong lớp kế thừa. Ví dụ, nếu muốn chỉnh sửa thuộc tính Text của nút btnClose trong FormFileImage, bạn phải thiết lập btnClose ở FormFile thuộc loại Protected hoặc Public. 17. Bây giờ, bổ sung thêm một PictureBox có tên là pic vào FormFileImage. Thiết lập thuộc tính Dock của nó là Fill. Xem hình minh họa Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 68
  69. 18. Trong phần mã lệnh cho FormFileImage, ta override hàm showContent như sau: 19. Tương tự như các bước tạo FormFileImage, ta tạo thêm một Windows Form có tên là FormFileText kế thừa từ FormFile có giao diện và phần cài đặt mã lệnh như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 69
  70. 20. Cuối cùng, ta hoàn chỉnh chức năng (3) đã mô tả ở Bước 8 bẳng cách sửa lại phương thức xử lý sự kiện DoubleClick của lvItems như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 70
  71. Mở rộng - Bổ sung thêm chức năng preview cho file văn bản - Cài đặt chức năng cho các menu Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 71
  72. PHẦN 3 XỬ LÝ DỮ LIỆU VỚI ADO.NET Xử lý dữ liệu là nhiệm vụ phổ biến và quan trọng của nhiều chương trình ứng dụng. Dữ liệu được truy xuất, xử lý của một chương trình ứng dụng có thể là một tập tin văn bản, tập tin các bản ghi, hay là một nguồn dữ liệu từ CSDL nào đó. .NET Framework cung cấp một lượng lớn các thành phần giao diện (Win Forms, Web Forms) hỗ trợ cho việc trình bày, kết buộc (bind) dữ liệu. Cùng với đó là nền tảng xử lý dữ liệu ADO.NET cung cấp cách thức làm việc với nhiều loại nguồn dữ liệu khác nhau một cách linh động. Do tính chất quan trọng của việc xử lý dữ liệu trong một ứng dụng cùng với sự phức tạp của ADO.NET, trước khi bắt tay vào thực hiện các bài tập thực hành, chúng ta khảo sát qua một số điểm lý thuyết cơ bản. Kiến thức cơ bản về ADO.NET 2.0 3.1 Kiến trúc tổng quan của ADO.NET Kiến trúc của ADO.NET được mô tả như hình dưới, bao gồm hai thành phần chính: Thành phần truy cập nguồn dữ liệu và thành phần lưu trữ xử lý dữ liệu. Thành phần thứ nhất:.NET Framework Data Provider được thiết kế để thực hiện các thao tác kết nối, gửi các lệnh xử lý đến CSDL (thành phần này còn được gọi với một tên khác là lớp kết nối – Connectectivity Layer). Trong ADO.NET, có 4 đối tượng chính với các chức năng cơ bản như sau: Connection: giúp thực hiện kết nối đến các CSDL Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 72
  73. Command: giúp truy cập đến CSDL và thực hiện các phát biểu SQL hay thủ tục lưu trữ sẵn (stored procedure) của CSDL DataReader: dùng để đọc nhanh nguồn dữ liệu, chỉ được duyệt tuần tự theo chiều tiến của các record DataAdapter: dùng để chuyển dữ liệu truy vấn được cho các đối tượng lưu trữ và xử lý (DataSet, DataTable). DataAdapter chủ yếu thực hiện các thao tác như SELECT, INSERT, UPDATE, DELETE Về mặt thực chất, thành phần .NET Framework Data Provider cung cấp giao diện lập trình chung để làm việc với các nguồn dữ liệu. Mỗi nhà cung cấp 3 đặc thù sẽ đưa ra một loại data provider riêng. Dưới đây là bảng mô tả giao diện lập trình cùng với các lớp cơ bản của các data provider mà ADO.NET cung cấp sẵn: Interface SQL Server Oracle Provider OLEDB Provider ODBC Provider Provider IDbConnection SqlConnection OracleConnection OledbConnection OdbcConnection IDbDataAdapter SqlDataAdapter OracleDataAdapter OledbDataAdapter OdbcDataAdapter IDbCommand SqlCommand OracleCommand OledbCommand OdbcCommand IDbDataReader SqlDataReader OracleDataReader OledbDataReader OdbcDataReader Để sử dụng data provider nào, chúng ta phải tiến hành khái báo using namspace tương ứng. Chẳng hạn, using System.Data.SqlClient; Ngoài những data provider mô tả ở bảng trên, chúng ta có thể reference đến các data provider khác không được tích hợp sẵn bởi ADO.NET trong Visual Studio .NET, chẳng hạn như data provider dùng cho MySQL, Postgre, Thành phần thứ hai trong kiến trúc ADO.NET – DataSet – được xem như là container dùng để lưu trữ đối tượng liên quan đến dữ liệu như DataTable, DataRelation, DataView. Thành phần này còn được gọi là lớp không kết nối (disconected layer). DataSet như là một CSDL thu nhỏ tại máy client, có thể chứa các đối tượng table, view, constaint, ralationship giữa các table, Tất cả dữ liệu từ nguồn dữ liệu thực sẽ được nạp vào DataSet dưới dạng các DataTable, đó là một snapshot của nguồn dữ liệu thực. Khối dữ liệu này sẽ được chỉnh sửa độc lập, sau đó nếu cần sẽ được cập nhật trở lại nguồn dữ liệu thực. Theo nguyên tắc này, chúng ta không cần duy trì kết nối liên tục một cách không cần thiết với nguồn dữ liệu thực trong suốt quá trình thao tác với nó. 3 Nhà cung cấp ở đây được hiểu theo nghĩa cả về loại nguồn dữ liệu lẫn cách thức truy xuất nguồn dữ liệu. Ví dụ, ngoài data provider SqlClient do Microsoft cung cấp, cũng có thể có một tổ chức khác phát triển một provider khác để truy xuất loại nguồn dữ liệu này. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 73
  74. 3.2 Tổng quan về các mô hình xử lý dữ liệu trong ADO.NET: Mô hình Kết nối (Connected Model) và Mô hình Ngắt Kết nối (Disconnected Model) 3.2.1 Mô hình Kết nối Trong mô hình kết nối của ADO.NET, có một connection hoạt động được duy trì giữa đối tượng DataReader của ứng dụng và một data source (nguồn dữ liệu). Một dòng dữ liệu (data row) được trả về từ data source mỗi khi phương thức Read của đối tượng DataReader được thực thi. Điểm quan trọng nhất của mô hình kết nối đó là dữ liệu được lấy từ tập dữ liệu (các record được trả về bởi một lệnh SQL nào đó) theo kiểu từng record một cho một lần đọc, chỉ đọc (read-only), và chỉ theo một hướng tiến (forward-only). Hình dưới đây mô tả cách sử dụng DataReader trong chế độ kết nối. Các bước điển hình để làm việc với đối tượng DataReader là như sau: 1. Tạo đối tượng Connection bằng cách truyền một chuỗi Connection string cho hàm khởi dựng của nó. 2. Khởi tạo một biến chuỗi và gán cho câu lệnh SQL dựa theo dữ liệu muốn nạp về. 3. Khởi tạo một đối tượng Command từ với nội dung câu lệnh SQL đã xác định ở trên. 4. Tạo đối tượng DataReader bằng cách thực thi phương thức Command.ExecuteReader(). Đối tượng này sau đó sẽ được dùng để đọc kết quả của câu truy vấn mỗi dòng một lần. Đoạn code sau minh họa các bước trên với Data Provider SqlClient. Đoạn code sẽ đọc danh sách họ tên các sinh viên trong một bảng SinhVien của cơ sở dữ liệu và hiển thị lên một điều khiển ListBox. Chi tiết về các đối tượng DataReader, Command, Connection sẽ được đề cập chi tiết sau. using System.Data.SqlClient; // (1) Tao Connection SqlConnection cn = new SqlConnection(chuoiKetNoi); cn.Open(); Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 74
  75. // (2) Chuoi SQL thuc hien lay danh sach ten cac sinh vien xep tang dan theo NgaySinh string sql = "SELECT HoTen FROM SinhVien ORDER BY NgaySinh"; // (3) Tao doi tuong Command SqlCommand cmd = new SqlCommand(sql, conn); DbDataReader rdr; // (4) Tao doi tuong DataReader rdr = cmd.ExecuteReader(CommandBehavior.CloseConnection); while (rdr.Read()) listBox1.Items.Add(rdr["HoTen"]); // Fill ListBox rdr.Close(); // Dong datareader sau khi da su dung xong Tham số được sử dụng trong phương thức ExecuteReader xác định đối tượng Connection sẽ được đóng sau khi DataReader được đóng. 3.2.2 Mô hình Ngắt Kết nối Triết lý của mô hình Ngắt kết nối đó là: Dữ liệu được nạp – sử dụng một lệnh SQL – từ nguồn dữ liệu bên ngoài vào bộ nhớ đệm tại máy client; tập kết quả được xử lý tại máy cục bộ; mọi cập nhật sau đó sẽ được truyền từ dữ liệu trong bộ nhớ ngược trở lại nguồn dữ liệu. Mô hình được gọi là “ngắt kết nối” bởi vì đối tượng kết nối chỉ được mở đủ lâu để đọc dữ liệu từ nguồn dữ liệu và tiến hành các thao tác cập nhật. Bằng cách đưa dữ liệu về phía máy client, tài nguyên của server – chẳng hạn như thông tin dữ liệu Connection, bộ nhớ, thời gian xử lý – sẽ được giải phóng bớt. Tuy vậy, mô hình này cũng có nhược điểm về thời gian cần để nạp tập dữ liệu và bộ nhớ dùng để chứa dữ liệu tại máy client. Như hình dưới đây minh họa, các thành phần chính của mô hình ngắt kết nối đó là DataApdapter và DataSet. DataAdapter làm nhiệm vụ như là cầu nối giữa nguồn dữ liệu và DataSet, nạp dữ liệu vào các bảng của DataSet và đẩy các thay đối ngược trở lại nguồn dữ liệu. Một DataSet đóng vai trò như là một cơ sở dữ liệu quan hệ nằm trong bộ nhớ, chứa một hay nhiều DataTables, giữa các DataTable này cũng có thể có các mối quan hệ với nhau như trong một cơ sở dữ liệu quan hệ thực. Một DataTable chứa các dòng và các cột dữ liệu thường được lấy từ cơ sở dữ liệu nguồn. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 75
  76. Trong số các phương thức và thuộc tính của DataAdapter thì Fill() và Update() là hai phương thức quan trọng nhất. Fill() chuyển một query đến cơ sở dữ liệu và lưu tập kết quả trả về trong một DataTable nào đó; phương thức Update() thực hiện một thao tác thêm, xóa, cập nhật dựa trên những thay đối của đối tượng DataSet. Các lệnh cập nhật thực sự được chứa trong các thuộc tính của DataAdapter. Chi tiết về DataAdapter sẽ được đề cập ở phần sau. Để minh họa cách thức làm việc với DataAdapter và DataSet, đoạn code dưới đây giới thiệu cách tạo ra một đối tượng DataTable, nạp dữ liệu từ một cơ sở dữ liệu, và đưa nó vào một DataSet. string sql = "SELECT MaSinhVien, HoTen, NgaySinh FROM SinhVien"; string connStr = "Data Source=MYSERVER;Initial Catalog=qlsinhvien; User Id=k28;Password=k28;"; // (1) Tao doi tuong data adapter SqlDataAdapter da = new SqlDataAdapter(sql, connStr); // (2) Tao doi tuong dataset DataSet ds = new DataSet(); // (3) Tao mot Table co ten “SinhVien” trong dataset va nap du lieu cho no da.Fill(ds, "SinhVien"); // (4) Hien thi danh sach ten sinh vien ra list box DataTable dt = ds.Tables["SinhVien"]; for (int i=0; i< dt.Rows.Count;i++) { DataRow row = dt.Rows[i]; listBox1.Items.Add(row["HoTen"]); } Bước đầu tiên là tạo ra một thể hiện của SqlDataAdapter bằng cách truyền một câu lệnh SELECT và chuỗi kết nối cho phương thức khởi dựng của lớp này. DataAdapter sẽ lo đến việc tạo ra đối tượng Connection cũng như việc mở, đóng Connection khi cần thiết. Sau khi một DataSet rỗng sẽ được tạo ra, phương thức Fill() Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 76
  77. của DataAdapter sẽ tạo ra một DataTable có tên là “SinhVien” trong DataSet và nạp các dòng dữ liệu vào DataTable này (bằng câu lện SQL dạng SELECT của DataAdapter). Mỗi column của DataTable sẽ tương ứng với một column trong bảng của cơ sở dữ liệu nguồn. Dữ liệu trong bảng dữ liệu sau đó được đưa vào một ListBox bằng cách duyệt qua danh sách các dòng của DataTable. 3.3 Làm việc với mô hình Kết nối trong ADO.NET Như đã mô tả tổng quan trong phần trước, mô hình Kết nối được dựa trên việc thiết lập một Connection đến CSDL và sau đó sử dụng các Command để thực hiện việc thêm, xóa, sửa, hay đọc dữ liệu từ data source (nguồn dữ liệu) được kết nối. Đặc điểm phân biệt của mô hình này đó là các Command được phát sinh, làm việc với data source thông qua một Connection đang hoạt động – Connection này sẽ mở cho đến khi các thao tác được hoàn tất. Cho dù là làm việc với mô hình Kết nối hay Ngắt kết nối, bước đầu tiên trong quá trình truy xuất một data source đó là tạo ra một đối tượng Connection để làm đường truyền giữa ứng dụng với data source. 3.3.1 Lớp Connection Có nhiều lớp Connection trong ADO.NET – mỗi lớp tương ứng với một Data Provider – bao gồm SqlConnection, OracleConnection, OleDbConnection, OdbcConnection. Mặc dù mỗi lớp có thể gồm những đặc tính riêng, nhưng các lớp này đều phải implement interface IDbConnection. Bảng dưới đây tóm tắt các thành phần được định nghĩa bởi interface này. Loại Tên Mô tả Property ConnectionString Get/Sets chuỗi kết nối đến data source. Property ConnectionTimeout Khoảng thời gian tối đa tính bằng giây để chờ thực hiện việc kết nối đến data source Property Database Tên CSDL ứng với Connection hiện tại Property State Trạng thái hiện tại của Connection. Trả về một giá trị kiểu liệt kê (enumeration): Broken, Closed, Connecting, Executing, Fetching, hoặc Open Method Open Mở một Connection. Roll back mọi thao tác đang Close làm dở. Đóng Connection – trả Connection cho Connection Pool nếu như có sử dụng Connection Pool Method BeginTransaction Khởi tạo một database transaction Method ChangeDatabase Thay đối CSDL hiện tại cho Connection đang mở. Chuỗi mô tả tên CSDL mới được truyền cho phương thức này Method CreateCommand Tạo ra một đối tượng Command ứng với Connection Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 77
  78. 3.3.1.1 Connection string Thuộc tính ConnectionString xác định data source và các thông tin cần thiết để truy xuất data source, chẳng hạn như User ID và Password, Ngoài những thông tin cơ bản này, Connection string còn có thể chứa các giá trị cho các trường dữ liệu đặc trưng cho data provider. Ví dụ, Connection string cho Ms Sql Server có thể chứa các giá trị để quy định Connection Timeout và Packet Size. Dưới đây là các ví dụ về cách thành lập chuỗi kết nối cho các data provider thường gặp. Danh sách đầy đủ về cách thành lập các chuỗi kết nối được cho ở Phụ lục A . SqlConnection sử dụng cơ chế xác thực kiểu SQL Server: “server=;database=;uid=;pwd=” hoặc “Data Source=;Initial Catalog=;User ID=;Password=” SqlConnection sử dụng cơ chế xác thực kiểu Windows: “Server=;Database=;Trusted_Connection=yes” Ở đây,  là tên/máy chủ chứa CSDL,  là tên CSDL,  là tên đăng nhập,  là mật khẩu tương ứng. Ví dụ: “server=192.168.0.1;database=qlnhanvien;uid=k28;pwd=spider” hoặc “Server=192.168.0.1;Database=qlnhanvien;Trusted_Connection=yes” OleDbConnection sử dụng để kết nối CSDL Access phiên bản trước 2003: “Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;DataSource=” Ví dụ: o string stConnection = string.Format(“Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;DataSource={0}”, @”c:\program files\qlnhanvien.mdb”); o Sử dụng trong ứng dụng Internet: string stConnection = string.Format(“Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;DataSource={0}”, Server.MapPath(“/data/qlnhanvien.mdb”); ODBC: “DSN=” với  là Data Source Name (DSN), ví dụ “DSN=qlnhanvien” Các Connection string được dùng để tạo ra đối tượng Connection. Cách thực hiện thông thường là truyền chuỗi này cho hàm khởi dựng như ví dụ dưới đây: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 78
  79. string stConnection = "Data Source=192.168.0.1;” + “Initial Catalog=films;” + “User Id=k28;”+ “Password=spider"; SqlConnection cn = new SqlConnection(stConnection); cn.Open(); //Open connection 3.3.1.2 Connection Pooling Tạo một Connection là một quá trình tốn nhiều thời gian – trong một số trường hợp, việc này thậm chí còn tốn thời gian hơn việc thực thi các Command. Để loại bỏ điều này, ADO.NET cung cấp một khái niệm gọi là connection pool. Connection pool quản lý các Connection có trùng Connection string để tối ưu hóa số lần thiết lập, hợp lệ hóa thông tin kết nối. Các quy tắc quy định connection pool cần biết: -Cơ chế Connection pooling được kích hoạt theo mặc định. Cơ chế này được tắt bằng cách thêm vào Connection string “Pooling=false” đối với SqlConnection hoặc “OLE DB Services=-4” đối với OleDbConnection. -Mỗi connection pool được ứng với một connection string duy nhất. Khi có một Connection được yêu cầu, pool handler (bộ quản lý pool) sẽ so sánh connection string với những connection string trong các pools đang tồn tại. Nếu có một Connection trùng khớp thì Connection tương ứng sẽ được xác định trong pool. -Nếu tất cả các connection trong pool đang được sử dụng khi lại có yêu cầu về connection thì yêu cầu đó sẽ được xếp vào hàng đợi cho đến khi có một connection rảnh. Các connection sẽ được giải phóng khi phương thức Close hay Dispose của đối tượng connection được gọi. -Connection pool được đóng khi tất cả các connection trong nó được giải phóng và hết thời gian (time out). Đối với SQL Server, bạn có thể điều khiển hành vi của conneciton pooling bằng cách gộp các cặp key-value vào connection string. Các key này có thể được sử dụng để thiết lập số lượng nhỏ nhất và lớn nhất các connection trong pool cũng như xác định xem một connection có cần phải reset khi nó được lấy từ pool ra hay không. Một key đặc biệt chú ý đó là key có tên Lifetime, xác định thời gian mà connection có thể tồn tại trước khi nó bị hủy bỏ. Giá trị này được kiểm tra khi một connection được trả về cho pool. Nếu connection đã được mở trước đó, và lâu hơn giá trị Lifetime thì nó sẽ bị hủy. Đoạn code dưới đây minh họa các dùng các key này cho SqlClient: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 79
  80. string stConnection = "Server=192.168.0.1;” + “Trusted_Connection=yes;” + “database=qlnhanvien;" + "connection reset=false;" + "connection Lifetime=60;" + // Seconds "min pool size=1;" + "max pool size=50"; // Default=100 SqlConnection cn = new SqlConnection(cnString); 3.3.2 Đối tượng Command Sau khi một đối tượng connection được tạo ra, bước tiếp theo trong quá trình truy xuất CSDL – đối với mô hình Kết nối – đó là tạo ra một đối tượng Command để gửi một query (select) hay một action command (thêm, xóa, sửa) đến data source. Có nhiều loại lớp Command ứng với các data provider; các lớp này đều implement interface IDbCommand. 3.3.2.1 Tạo đối tượng Command Bạn có thể dùng một trong nhiều hàm khởi dựng để tạo đối tượng Command một cách trực tiếp hoặc sử dụng cách tiếp cận ProviderFactory. Đoạn code dưới đây minh họa các tạo ra một đối tượng Command và thiết lập các thuộc tính của nó. SqlConnection conn = new SqlConnection(connstr); conn.open(); string sql = "INSERT INTO SinhVien (MaSinhVien, HoTen) VALUES (@pMaSinhVien, @pHoTen)"; SqlCommand cmd = new SqlCommand(); cmd.Connection = conn; cmd.commandText = sql; cmd.Parameters.AddWithValue ("@pMaSinhVien", 12); cmd.Parameters.AddWithValue ("@pHoTen", "tnv spider"); Trong trường hợp ứng dụng có thể phải sử dụng nhiều data provider, bạn nên sử dụng cách tiếp cận provider factory. Factory được tạo ra bằng cách truyền chuỗi data provider cho hàm khởi dựng của nó. Tiếp đến, phương thức CreateCommand được gọi để trả về một đối tượng command. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 80
  81. string provider = "System.Data.SqlClient"; DBProviderFactory factory = DbProviderFactories.GetFactory(provider); DbCommand cmd = factory.CreateCommand(); // DbCommand là một lớp trừu tượng cmd.CommandText = sql; // sql là một chuỗi query hay command cmd.Connection = conn; // conn là một Connection 3.3.2.2 Thực thi một Command Lệnh SQL được gán trong thuộc tính CommandText của đối tượng Command sẽ được thực thi bằng một trong các phương thức được chỉ ra ở bảng dưới đây Phương thức Mô tả ExecuteNonQuery Thực thi truy vấn hành động (action query) và trả về số lượng dòng dữ liệu bị ảnh hưởng bởi truy vấn đó: cmd.CommandText = "DELETE SinhVien WHERE MaSinhVien=12"; int soLuong = cmd.ExecuteNonQuery(); ExecuteReader Thực thi một query và trả về đối tượng DataReader để có thể truy cập tập kết quả của query đó. Phương thức này nhận một tham số tùy chọn kiểu CommandBehavior để có thể tăng hiệu năng thực thi query. cmd.CommandText = "SELECT * FROM SinhVien” + “WHERE YEAR(NgaySinh) > 1981”; SqlDataReader rdr= cmd.ExecuteReader(); ExecuteScalar Thực thi một query và trả về giá trị của cột đầu tiên trong dòng đầu tiên của tập kết quả. cmd.CommandText="SELECT COUNT(MaSinhVien) FROM SinhVien"; int soSinhVien = (int)cmd.ExecuteScalar(); ExecuteXmlReader Chỉ có cho data provider SQL Server. Trả về một đối tượng XmlReader dùng để truy xuất tập dữ liệu. Tham khảo thông tin về XmlReader trong MSDN Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 81
  82. ExecuteReader là phương thức quan trọng nhất trong các phương thức kể trên. Phương thức này trả về một đối tượng DataReader giúp truy xuất đến các dòng dữ liệu trả về bởi query. Xem ví dụ dưới đây: dr = cmd.ExecuteReader(sql, ); Ở đây,  là một giá trị kiểu CommandBehavior để chỉ định behavior (hành vi) thực thi của query. Một số data providers sử dụng  để tối ưu quá trình thực thi query. Danh sách các giá trị và tác dụng của tham số  được mô tả chi tiết như dưới đây: SingleRow. Chỉ định rằng query chỉ trả về 1 dòng dữ liệu. Behavior mặc định là trả về nhiều tập kết quả. SingleResult. Query trả về một giá trị tuyến tính đơn nhất (single scalar value). KeyInfo. Trả về thông tin về column và primary key. Behavior này được sử dụng với phương thức GetSchema của DataReader để lấy thông tin về các column trong lược đồ (schema). SchemaOnly. Dùng để lấy về tên của các cột trong tập dữ liệu trả về: Ví dụ dr = cmd.ExecuteReader(CommandBehavior.SchemaOnly); string col1 = dr.GetName(0); // tên cột đầu tiên SequentialAccess. Cho phép dữ liệu trong dòng trả về có thể được truy xuất tuần tự theo column. Behavior này được dùng cho các trường dữ liệu BLOB hay TEXT. CloseConnection. Đóng connection khi DataReader được đóng. 3.3.2.3 Thực thi Stored Procedure (thủ tục lưu trữ sẵn) với đối tượng Command Một stored procedure là một đoạn code SQL được lưu sẵn trong CSDL và có thể được thực thi như là một script. ADO.NET hỗ trợ việc thực thi các stored procedure cho các data provider OleDb , SqlClient, ODBC, và OracleClient. Các bước để thực thi một stored procedure: -Thiết lập thuộc tính SqlCommand.CommandText thành tên của procedure; -Thiết lập thuộc tính CommandType là CommandType.StoredProcedure; -Thiết lập các Parameter (nếu có) cho procedure -Thực thi phương thức ExecuteNonQuery. Thủ tục dưới đây cho phép các mẫu tin lấy về từ bảng SinhVien được phân thành từng nhóm các trang, mỗi trang 10 record. Đầu vào của của procedure là @pTrang (số hiệu Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 82
  83. trang cần lấy); đầu ra của procedure là số trang tổng cộng của tập dữ liệu. Đoạn code minh họa phía dưới thực hiện việc thiết lập để lấy về trang dữ liệu đầu tiên. SqlCommand cmd = new SqlCommand(); cmd.CommandText = "spListSinhVien"; // tên procedure cmd.CommandType = CommandType.StoredProcedure; cmd.Parameters.Add(“@pTrang", SqlDbType.Int); cmd.Parameters.Add(“@pTongSoTrang", SqlDbType.Int); cmd.Parameters[0].Direction= ParameterDirection.Input; cmd.Parameters[0].Value= 1; // thiết lập để lấy về trang đầu tiên cmd.Parameters[1].Direction=ParameterDirection.Output; cmd.CommandTimeout=10; // Cho command tối đa 10s để thực thi SqlDataReader dr = cmd.ExecuteReader(); while (dr.Read()) { // xử lý tập dữ liệu ở đây } dr.Close(); // DataReader phải được đóng trước khi đọc tham số đầu ra int tongSoTrang = cmd.Parameters[1].Value; Ví dụ này sử dụng data provider SqlClient. Có thể chỉnh sửa một phần nhỏ thì nó cũng có thể hoạt động với OleDb. Điểm khác biệt mấu chốt giữa SqlClient và OleDb đó là cách quản lý các parameter. SqlClient yêu cầu tên parameter phải đúng với tên parameter của stored procedure; trong khi đó OleDb lại truyền các parameter cho stored procedure dựa vào vị trí, vì vậy tên parameter là không quan trọng. Nếu procedure trả về giá trị kết quả, OleDb phải thiết kế để parameter đầu tiên trong danh sách làm nhiệm vụ này. Với SqlClient, chúng ta chỉ cần thêm một parameter với một tên nào đó và xác định hướng trả về (direction) của parameter này là Return Value. Phần code của stored procedure là như sau: CREATE PROCEDURE spListSinhVien @pTrang int, @pTongSoTrang int output Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 83
  84. AS /* Thủ tục trả về một tập kết quả gồm các SinhVien xếp theo HoTen. Tập kết quả được phân thành các trang, mỗi trang 10 SinhVien. */ SET NOCOUNT ON SELECT @pSoTrang = CEILING(COUNT(*)/10) FROM SinhVien if @pTrang = 1 or @pTrang @pTongSoTrang begin SET @pTrang = @pTongSoTrang declare @RowCount int set @RowCount = (@pTrang * 10) exec ( 'SELECT * FROM ( SELECT TOP 10 a.* FROM ( SELECT TOP ' + @RowCount + ' * FROM SinhVien ORDER BY HoTen ) a ORDER BY HoTen desc ) b ORDER BY HoTen' ) return 0 end Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 84
  85. 3.3.2.4 Sử dụng Parameter trong các Command không phải là Stored Procedures Trong các query được thành lập trực tiếp (chứ không phải là stored procedure như ở trên), chúng ta cũng có thể sử dụng các Parameter. Ví dụ dưới đây minh họa cách thức bổ sung một record vào bảng SinhVien: string sql = "INSERT INTO SinhVien (MaSinhVien, HoTen) VALUES (@pMaSinhVien, @pHoTen)"; SqlCommand cmd = new SqlCommand(); cmd.Connection = conn; cmd.commandText = sql; cmd.Parameters.AddWithValue("@pMaSinhVien", 12); cmd.Parameters.AddWithValue("@pHoTen", "tnv spider"); Một cách khác để thực hiện việc bổ sung record như trên là sử dụng phép nối chuỗi 4 như thế này: int iMaSinhVien = 12; string stHoTen = "tnv spider"; sql = string.Format(“INSERT INTO SinhVien (MaSinhVien, HoTen) VALUES ({0}, ‘{1}’)”, iMaSinhVien, stHoTen); SqlCommand cmd = new SqlCommand(sql, conn); 3.3.3 Đối tượng DataReader Như đã thấy trong các ví dụ trước, một DataReader cho phép lấy các dòng và cột dữ liệu của dữ liệu trả về khi thực thi một query. Việc truy xuất dòng được định nghĩa bởi interface IDataRecord. Dưới đây là các member quan trọng của interface này. 3.3.3.1 Truy xuất các dòng dữ liệu với DataReader DataReader lấy về từng dòng đơn (single row) từ một tập dữ liệu trả về mỗi khi phương thức Read của nó được thực thi. Nếu không có dòng dữ liệu nào thì phương thức này trả về giá trị false. DataReader phải được đóng sau khi các thao tác xử lý các dòng được hoàn tất để giải phóng tài nguyên hệ thống. Bạn có thể sử dụng thuộc tính DataReader.IsClosed để biết được DataReader đã được đóng hay chưa. 4 Trong thực tế, giải pháp nối chuỗi ít khi được sử dụng vì lý do an toàn dữ liệu. Hãy hình dung trong đoạn code này, nếu stHoTen được gán giá trị là “tnv spider’); DELETE * FROM SinhVien; ”. Khi đó query được thực thi sẽ là “INSERT INTO SinhVien (MaSinhVien, HoTen) VALUES (12, ‘tnv spider’); DELETE * FROM SinhVien; )” Lỗ hổng kiểu này thường được gọi với tên SQL Injection. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 85
  86. Mặc dù DataReader là ứng với một Command đơn, nhưng Command này lại có thể chứa nhiều query trong đó, do đó có thể trả về nhiều tập dữ liệu kết quả. Đoạn code dưới đây minh họa cách xử lý các dòng dữ liệu trả về bởi 2 query trong một Command. string q1 = "SELECT * FROM SinhVien WHERE YEAR(NgaySinh) 1990"; cmd.CommandText = q1 + ";" + q2; // hai query được ngăn cách nhau bởi dấu ; DbDataReader rdr = cmd.ExecuteReader(); bool readNext = true; while (readNext) { while (rdr.Read()) MessageBox.Show(rdr.GetString(1)); readNext = rdr.NextResult(); // kiem tra xem con tap du lieu nao nua khong } rdr.Close(); conn.Close(); DataReader không có thuộc tính hay phương thức nào cho biết số lượng dòng dữ liệu trả về trong tập dữ liệu của nó (do đặc tính forward-only của DataReader), tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng thuộc tính HasRows (kiểu Boolean) của DataReader để xác định xem nó có 1 hay nhiều dòng để đọc hay không. 3.3.3.2 Truy xuất giá trị của column Có nhiều cách để truy xuất dữ liệu chứa trong các columns của dòng hiện tại của DataReader: - Truy xuất như là một array dùng số thứ tự column (bắt đầu từ 0) hoặc dùng tên column - Sử dụng phương thức GetValue bằng cách truyền cho phương thức này số thứ tự của column - Sử dụng một trong các phương thức định kiểu GetXXX, bao gồm GetString, GetInt32, GetDateTime, GetDouble, Đoạn code dưới đây minh họa các thức truy xuất giá trị dữ liệu của các column. Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 86
  87. cmd.CommandText = "SELECT MaSinhVien, Hoten, GioiTinh, NgaySinh FROM SinhVien ” + “WHERE YEAR(NgaySinh) = 1981"; dr = cmd.ExecuteReader(); dr.Read(); // Các cách để lấy dữ liệu kiểu string ở cột thứ 2 (HoTen) string stHoTen; stHoTen = dr.GetString(1); stHoTen = (string)dr.GetSqlString(1); // SqlClient provider stHoTen = (string)dr.GetValue(1); stHoTen = (string)dr["HoTen"]; stHoTen = (string)dr[1]; // Lấy dữ liệu kiểu DateTime ở cột thứ 4 (NgaySinh) có kiểm tra giá trị NULL if (!dr.IsDbNull(3)) DateTime dtNgaySinh = dr.GetDateTime(3); Phương thức GetString có điểm thuận lợi trong việc ánh xạ nội dung dữ liệu từ CSDL sang kiểu dữ liệu của .NET. Các cách tiếp cận khác đều trả về các kiểu đối tượng có yêu cầu phép chuyển kiểu. Vì lý do này, bạn nên sử dụng các phương thức GetXXX cho các kiểu dữ liệu xác định. Cũng lưu ý rằng, phương thức GetString không yêu cầu phép chuyển kiểu, nhưng bản thân nó không thực hiện bất cứ phép chuyển đổi nào; chính vì thế, nếu dữ liệu là không đúng như kiểu dữ liệu trông đợi sẽ có Exception được trả ra. Nhiều ứng dụng phụ thuộc vào tầng xử lý dữ liệu để cung cấp DataReader. Với những trường hợp như thế, ứng dụng có thể sử dụng metadata (siêu dữ liệu) để xác định tên column, kiểu dữ liệu của column, và các thông tin khác về column. Đoạn code sau đây minh họa việc in ra danh sách các tên và kiểu dữ liệu của các column mà đối tượng DataReader đang quản lý: // In ra danh sách các tên column của một đối tượng DataReader có tên dr for (int i = 0; i < dr.FieldCount; i++) Console.WriteLine(“Column {0} co kieu du lieu {1}”, dr.GetName(i), dr.GetDataTypeName(i)); // Column name Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 87
  88. Có một cách khác toàn diện hơn để quản lý toàn bộ thông tin về lược đồ (schema) của tập dữ liệu kết quả trả về, đó là sử dụng phương thức GetSchemaTable. Phương thức này trả về một đối tượng DataTable mà mỗi dòng trong DataTable này sẽ biểu diễn một column trong tập dữ liệu kết quả. Đoạn code dưới đây minh họa cách truy xuất tất cả các thông tin về các column của một tập dữ liệu trả về. DataTable schemaTable = dr.GetSchemaTable(); int stt = 0; foreach (DataRow r in schemaTable.Rows) { foreach (DataColumn c in schemaTable.Columns) { Console.WriteLine(stt.ToString() + " " + c.ColumnName + ": " + r[c]); stt++; } } Kết quả hiển thị: 0 ColumnName: movie_ID 1 ColumnOrdinal: 0 //không liệt kê 12 DataType: System.Int32 //không liệt kê 3.3.4 Ví dụ Giả sử ta đã có cơ sở dữ liệu quanlythuvien trong SQL Server có quan hệ như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 88
  89. Ví dụ về đối tượng Connection, Command và DataReader Thiết kế Form để tạo mới 1 tài khoản như sau (làm việc trên bảng nhanvien): ListView1 Frmtaomoitk sử dụng các trường, phương thức và sự kiện sau: Các điều khiển Tên điều khiển Thuộc tính Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 89
  90. Form Name: Frmtaomoitk Text:Tạo mới một tài khoản sử dụng chương trình listView Name:listView1 Columns: Add thêm 4 cột: Họ tên, Địa chỉ, Tên đăng nhập và Quyền hạn View: Details GridLines:True groupBox Name:groupBox1 Text: Thông tin cơ bản Label Tạo ra 5 label để hiển thị: Mã nhân viên, Họ tên, Địa chỉ, Tên đăng nhập và quyền hạn. TextBox Tạo ra 4 TextBox lần lượt với các tên: txtmanv, txthoten, txtdiachi, txttendangnhap Button Tạo 8 button lần lượt với các tên butdau, butlui, buttien, butcuoi, buttaomoi, buttimkiem, butxoabo,butthoat Các trường: Tên trường Ý nghĩa Cn Dùng để kết nối đến cơ sở dữ liệu quanlythuvien cmdSelect sqlCommand sử dụng câu lệnh select để hiển thị và tìm kiếm cmdInsert sqlCommand sử dụng câu lệnh Insert để tạo thêm 1 tài khoản cmdXoa sqlCommand sử dụng câu lệnh Delete để xóa 1 tài khoản I Tài khoản thứ i Các phương thức + Hàm dựng Frmtaomoitk để tạo giao diện public Frmtaomoitk() { InitializeComponent(); } + Phương thức Moketnoi(): Kiểm tra đường kết nối, nếu đang mở thì đóng lại, sau đó mở lại đường kết nối private void Moketnoi() { if (cn.State == ConnectionState.Open) cn.Close(); cn.Open(); } + Phương thức LoadListView: Lấy dữ liệu của bảng nhanvien nạp dữ liệu lên listView1. Phương thức này được gọi khi thay đổi dữ liệu trong bảng nhận viên như nhâp thêm hoặc xóa đi 1 nhân viên. Sử dụng 2 đối tượng SqlCommand, SqlDataReader Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 90
  91. private void LoadListView() { Moketnoi(); cmdSelect = new SqlCommand("select * from nhanvien", cn); SqlDataReader r = cmdSelect.ExecuteReader(); listView1.Items.Clear(); // Xóa tất cả dữ liệu trong listView1 while (r.Read()) { string[] st = new string[5]; st[0] = r[0].ToString(); st[1] = r[1].ToString(); st[2] = r[2].ToString();// Không hiển thị mật khẩu, nên không có r[3] st[3] = r[4].ToString(); st[4] = r[5].ToString(); ListViewItem lv = new ListViewItem(st); listView1.Items.Add(lv); } cmdSelect.Dispose(); } + Phương thức LoadItem: Lấy dữ liệu từ dòng thứ i của listView1 đưa vào txtmanv, txthoten, txtdiachi, txttendangnhap và comboBox1. Phương thức này được gọi khi di chuyển qua lại thông tin của các nhân viên. private void LoadItem(int i) { txtmanv.Text = listView1.Items[i].Text; txthoten.Text = listView1.Items[i].SubItems[1].Text; txtdiachi.Text = listView1.Items[i].SubItems[2].Text; txttendangnhap.Text = listView1.Items[i].SubItems[3].Text; comboBox1.Text = listView1.Items[i].SubItems[4].Text; } + Phương thức LoadCombox: Đưa dữ liệu vào cho comboBox1. Giả sử chỉ có 3 quyền hạn: admin, sinhvien và Thuthu. Phương thức này được gọi khi vừa nạp Form lên private void LoadCombox() { comboBox1.Items.Add("Admin"); comboBox1.Items.Add("Sinhvien"); comboBox1.Items.Add("ThuThu"); comboBox1.Text = "Admin"; } Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 91
  92. + Phương thức XoaTextBox: Xóa hết dữ liệu trong các textBox, phương thức này được goi khi nhập thêm 1 tài khoản. private void XoaTextBox() { txtmanv.Clear(); txthoten.Clear(); txtdiachi.Clear(); txttendangnhap.Clear(); txtmanv.Focus(); } + Phương thức KiemTraMa: Kiểm tra xem có mã nhân viên nào bằng với ma hay không. Phương thức này được gọi khi nhập thêm 1 tài khoản private int KiemTraMa(string ma) { Moketnoi(); cmdSelect = new SqlCommand("select count(*) from nhanvien where manhanvien='"+ma.Trim()+"'"); cmdSelect.Connection = cn; return (int)cmdSelect.ExecuteScalar(); } + Sự kiện Frmtaomoitk_Load: Tạo và mở ra đường kết nối đến cơ sở dữ liệu quanlythuvien, tên máy chủ nhha, sử dụng cơ chế xác thực kiểu Windows, nạo dữ liệu vào cho các điều khiển. private void Frmtaomoitk_Load(object sender, EventArgs e) { try { cn = new SqlConnection("Data Source=nhha;Initial Catalog=quanlythuvien; Trusted_Connection=yes"); cn.Open(); } catch (Exception loi) { MessageBox.Show("Không thể kết nối được"); } LoadListView(); //Nạp dữ liệu vào cho listView1 i = 0; LoadItem(i);// Nạp dữ liệu vào cho các textBox và comboBox1 LoadCombox(); } + Sự kiện butdau_Click: Nạp dữ liệu của dòng đầu tiên từ listView1 vào cho các textBox và comboBox Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 92
  93. private void butdau_Click(object sender, EventArgs e) { i = 0; LoadItem(i); } + Sự kiện buttien_Click: Nạp dữ liệu của dòng tiếp theo từ listView1 vào cho các textBox và comboBox private void buttien_Click(object sender, EventArgs e) { i++; if (i == listView1.Items.Count) i = listView1.Items.Count - 1; LoadItem(i); } + Sự kiện butlui_Click: private void butlui_Click(object sender, EventArgs e) { i ; if (i < 0) i = 0; LoadItem(i); } + Sự kiện butcuoi_Click: private void butcuoi_Click(object sender, EventArgs e) { i = listView1.Items.Count - 1; LoadItem(i); } + Sự kiện butTaomoi_Click: Được sử dụng để thêm 1 tài khoản (1 nhân viên), nút butTaomoi có 2 trạng thái tạo mới và lưu. Nếu người sử dụng kích vào nút Tạo mới sẽ chuyển sang trạng thái là lưu và ngược lại. private void butTaomoi_Click(object sender, EventArgs e) { if (butTaomoi.Text.Equals("Tạo mới")) { XoaTextBox(); butTaomoi.Text = "Luu"; } else // Kiểm tra xem mã nhân viên này có hay chưa ? if (KiemTraMa(txtmanv.Text)==1) { Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 93
  94. MessageBox.Show("Mã này đã có"); txtmanv.Clear(); txtmanv.Focus(); } else { string ma = txtmanv.Text; string hoten = txthoten.Text; string diachi = txtdiachi.Text; string tendangnhap = txttendangnhap.Text; string matkhau = "";// Khi tạo 1 tài khoản thì mật khẩu ban đầu là rỗng string quyenhan = comboBox1.Text; Moketnoi(); string sql="insert into nhanvien values("+"'"+ma+"','"+hoten+"','"+diachi +"','" +tendangnhap+"','"+matkhau+"','"+quyenhan +"')"; cmdInsert = new SqlCommand(sql,cn); cmdInsert.ExecuteNonQuery(); MessageBox.Show("Đã lưu thành công"); LoadListView(); //Nạp lại dữ liệu mới vào listView1 butTaomoi.Text = "Tạo mới"; cmdInsert.Dispose(); } } + Sự kiện buttimkiem_Click: Khi người sử dụng gõ 1 mã nhân viên vào txtmanv và kích vào nút buttimkiem, nếu tìm thấy mã nhân viên này sẽ hiển thị kết quả lên các textBox và comboBox private void buttimkiem_Click(object sender, EventArgs e) { Moketnoi(); string sql = "select * from nhanvien where manhanvien='" + txtmanv.Text + "'"; cmdSelect = new SqlCommand(sql,cn); SqlDataReader dr = cmdSelect.ExecuteReader(); if (dr.Read())// Đã tìm thấy { txtmanv.Text = dr[0].ToString(); txthoten.Text = dr[1].ToString(); txtdiachi.Text = dr[2].ToString(); txttendangnhap.Text = dr[4].ToString(); comboBox1.Text = dr[5].ToString(); } else Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 94
  95. MessageBox.Show("Không tìm thấy"); } + Sự kiện butXoabo_Click: Xóa nhân viên có mã nhân viên ở txtmanv private void butXoabo_Click(object sender, EventArgs e) { DialogResult dr = MessageBox.Show("Chắc chắn xóa hay không ?", "Thông báo", MessageBoxButtons.YesNo); if (dr == DialogResult.Yes) // Nếu người sử dụng chọn nút yes { Moketnoi(); string Sql = "delete from nhanvien where manhanvien='" + txtmanv.Text + "'"; cmdXoa = new SqlCommand(Sql,cn); if (cmdXoa.ExecuteNonQuery() == 1) { MessageBox.Show("Xóa thành công"); LoadListView(); LoadItem(0); } else MessageBox.Show("Không tồn tại mã nhân viên " + txtmanv.Text); cmdXoa.Dispose(); } } 3.5 Làm việc với mô hình Ngắt kết nối: DataSet và DataTable Mô hình Ngắt Kết nối của ADO.NET dựa trên cơ sở sử dụng đối tượng DataSet như là một vùng nhớ đệm. Một đối tượng DataAdapter làm nhiệm vụ trung gian giữa DataSet và data source (nguồn dữ liệu) để nạp dữ liệu vào vùng nhớ đệm. Sau khi DataAdapter hoàn thành nhiệm vụ nạp dữ liệu, nó sẽ trả đối tượng Connection về pool, vì thế nó ngắt kết nối khỏi nguồn dữ liệu. 3.4.1 Lớp DataSet DataSet đóng vai trò của một CSDL in-memory (CSDL nằm trong bộ nhớ). Thuộc tính Tables của DataSet là một tập hợp các DataTable chứa dữ liệu và lược đồ dữ liệu (data schema) mô tả dữ liệu trong DataTable. Thuộc tính Relations chứa tập hợp các đối tượng DataRelation xác định cách thức liên kết các đối tượng DataTable của DataSet. Lớp DataSet cũng hỗ trợ việc sao chép, trộn, và xóa DataSet thông qua các phương thức tương ứng là Copy, Merge, và Clear. DataSet và DataTable là phần lõi của ADO.NET và chúng không là đặc trưng của một data provider nào (giống như ở các lớp Connection, DataReader, Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 95
  96. DataAdapter). Một ứng dụng có thể định nghĩa và nạp dữ liệu từ nguồn bất kỳ (chứ không nhất thiết là từ một CSDL) vào DataSet. Bên cạnh các DataTable và các DataRelation, một DataSet còn có thể chứa các thông tin tùy biến khác được định nghĩa bởi ứng dụng. Hình dưới đây mô tả cả lớp chính trong DataSet. Trong số các thuộc tính này, chú ý thuộc tính PropertyCollection; đó là các thuộc tính được lưu trữ dưới dạng một hash table (bảng băm), thường chứa một giá trị time stamp hay các thông tin đặc tả như các yêu cầu hợp lệ hóa (validation requirements) cho column trong các DataTable trong DataSet. 3.4.1.1 DataTable Thuộc tính DataSet.Tables chứa các đối tượng DataTable. Mỗi đối tượng trong tập hợp này có thể được truy xuất bằng chỉ số hoặc bằng tên. Các DataTable trong tập hợp DataSet.DataTables mô phỏng các Table trong CSDL quan hệ (các row, column, ). Các thuộc tính quan trọng nhất của lớp DataTable là Columns và Rows định nghĩa cấu trúc và nội dung bảng dữ liệu. 3.4.1.2 DataColumn Thuộc tính DataTable.Columns chứa một tập các đối tượng DataColumn biểu diễn các trường dữ liệu trong DataTable. Bảng dưới đây tóm tắt các thuộc tính quan trọng của lớp DataColumn. Phương thức Mô tả ColumnName Tên column Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 96
  97. Phương thức Mô tả DataType Kiểu của dữ liệu chứa trong column này Ví dụ: col1.DataType = System.Type.GetType("System.String") MaxLength Độ dài tối đa của một text column. -1 nếu không xác định độ dài tối đa ReadOnly Cho biết giá trị của column có được chỉnh sửa hay không AllowDBNull Giá trị Boolean cho biết column này có được chứa giá trị NULL hay không Unique Giá trị Boolean cho biết column này có được chứa các giá trị trùng nhau hay không Expression Biểu thức định nghĩa cách tính giá trị của một column Ví dụ: colTax.Expression = "colSales * .085"; Caption Tiêu đề hiển thị trong thành phần điều khiển giao diện đồ họa DataTable Tên của đối tượng DataTable chứa column này Các column của DataTable được tạo ra một cách tự động khi table được nạp dữ liệu từ kết quả của một database query hoặc từ kết quả đọc được ở một file XML. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể viết code để tạo động các column. Đoạn code dưới đây sẽ tạo ra một đối tượng DataTable, sau đó tạo thêm các đối tượng DataColumn, gán giá trị cho các thuộc tính của column, và bổ sung các DataColumn này vào DataTable. DataTable tb = new DataTable("DonHang"); DataColumn dCol = new DataColumn("MaSo", Type.GetType("System.Int16")); dCol.Unique = true; // Dữ liệu của các dòng ở column này không được trùng nhau dCol.AllowDBNull = false; tb.Columns.Add(dCol); dCol = new DataColumn("DonGia", Type.GetType("System.Decimal")); tb.Columns.Add(dCol); dCol = new DataColumn("SoLuong",Type.GetType("System.Int16")); tb.Columns.Add(dCol); dCol= new DataColumn("ThanhTien",Type.GetType("System.Decimal")); dCol.Expression= "SoLuong*DonGia"; tb.Columns.Add(dCol); // Liệt kê danh sách các Column trong DataTable foreach (DataColumn dc in tb.Columns) { Console.WriteLine(dc.ColumnName); Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 97
  98. Console.WriteLine(dc.DataType.ToString()); } Để ý rằng column MaSo được định nghĩa để chứa các giá trị duy nhất. Ràng buộc này giúp cho column này có thể được dùng như là trường khóa để thiết lập relationship kiểu parent-child với một bảng khác trong DataSet. Để mô tả, khóa phải là duy nhất – như trong trường hợp này – hoặc được định nghĩa như là một primary key của bảng. Ví dụ dưới đây mô tả cách xác định primary key của bảng: DataColumn[] col = {tb.Columns["MaSo"]}; tb.PrimaryKey = col; Nếu một primary key chứa nhiều hơn 1 column – chẳng hạn như HoDem và Ten – bạn có thể tạo ra một ràng buộc unique constraint trên các như ví dụ dưới đây: DataColumn[] cols = {tb.Columns["HoDem"], tb.Columns["Ten"]}; tb.Constraints.Add(new UniqueConstraint("keyHoVaTen", cols)); Chúng ta sẽ xem xét cách thức tạo relationship cho các bảng và trộn dữ liệu ở phần tiếp theo. 3.4.1.3 DataRows Dữ liệu được đưa vào table bằng cách tạo mới một đối tượng DataRow, gán giá trị cho các column của nó, sau đó bổ sung đối tượng DataRow này vào tập hợp Rows gồm các DataRow của table. DataRow row; row = tb.NewRow(); // Tạo mới DataRow row["DonGia"] = 22.95; row["SoLuong"] = 2; row["MaSo"] = 12001; tb.Rows.Add(row); // Bổ sung row vào tập Rows Console.WriteLine(tb.Rows[0]["ThanhTien"].ToString()); // 45.90 Một DataTable có các phương thức cho phép nó có thể commit hay roll back các thay đổi được tạo ra đối với table tương ứng. Để thực hiện được điều này, nó phải nắm giữ trạng thái của mỗi dòng dữ liệu bằng thuộc tính DataRow.RowState. Thuộc tính này được thiết lập bằng một trong 5 giá trị kiểu enumeration DataRowState sau: Added, Deleted, Detached, Modifed, hoặc Unchanged. Xem xét ví dụ sau: tb.Rows.Add(row); // Added Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 98
  99. tb.AcceptChanges(); // Commit changes Console.Write(row.RowState); // Unchanged tb.Rows[0].Delete(); // Deleted // Undo deletion tb.RejectChanges(); // Roll back Console.Write(tb.Rows[0].RowState); // Unchanged DataRow myRow; MyRow = tb.NewRow(); // Detached Hai phương thức AcceptChanges và RejectChanges của DataTable là tương đương với các thao tác commit và rollback trong một CSDL. Các phương thức này sẽ cập nhất mọi thay đổi xảy ra kể từ khi table được nạp, hoặc từ khi phương thức AcceptChanges được triệu gọi trước đó. Ở ví dụ trên, chúng ta có thể khôi phục lại dòng bị xóa do thao tác xóa là chưa được commit trước khi phương thức RejectChanges được gọi. Điều đáng lưu ý nhất đó là, những thay đổi được thực hiện là ở trên table chứ không phải là ở data source. ADO.NET quản lý 2 giá trị - ứng với 2 phiên bản hiện tại và nguyên gốc - cho mỗi column trong một dòng dữ liệu. Khi phương thức RejectChanges được gọi, các giá trị hiện tại sẽ được đặt khôi phục lại từ giá trị nguyên gốc. Điều ngược lại được thực hiện khi gọi phương thức AcceptChanges. Hai tập giá trị này có thể được truy xuất đồng thời thông qua các giá trị liệt kê DataRowVersion là: Current và Original: DataRow r = tb.Rows[0]; r["DonGia"]= 14.95; r.AcceptChanges(); r["DonGia"]= 16.95; Console.WriteLine("Current: {0} Original: {1} ", r["Price", DataRowVersion.Current], r["Price", DataRowVersion.Original]); Kết quả in ra: Current: 16.95 Original: 14.95 Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 99
  100. 3.4.1.4 DataView. DataView đóng vai trò như tầng hiển thị dữ liệu lưu trữ trong DataTable. Nó cho phép người sử dụng sắp xếp, lọc và tìm kiếm dữ liệu. //Giả sử đã có 1 dataset có tên là ds chứa dữ liệu của bảng DonHang DataView dv = new DataView(ds.Tables["DonHang”]; // Lọc ra tất cả các hàng có giá từ 10 đến 100 dv.RowFilter = "soluong>=10 and soluong<=100"; //Sắp xếp tăng dần theo số lượng nếu số lượng bằng nhau thì sắp xếp giảm dần thêm đơn giá dv.Sort = "soluong, dongia DESC"; 3.4.2 Nạp dữ liệu vào DataSet Chúng ta đã biết cách thành lập một DataTable và xử lý dữ liệu theo kiểu từng dòng một. Phần này sẽ trình bày phương pháp để dữ liệu và lược đồ dữ liệu được nạp tự động từ CSDL quan hệ vào các table trong DataSet. 3.4.2.1 Dùng DataReader để nạp dữ liệu vào DataSet Đối tượng DataReader có thể được sử dụng để liên hợp đối tượng DataSet hay DataTable trong việc nạp các dòng dữ liệu kết quả (của query trong DataReader). cmd.CommandText = "SELECT * FROM nhanvien"; DBDataReader rdr = cmd.ExecuteReader(CommandBehavior.CloseConnection); DataTable dt = new DataTable("nhanvien"); dt.Load(rdr); // Nạp dữ liệu và lược đồ vào table Console.WriteLine(rdr.IsClosed); // True Đối tượng DataReader được tự động đóng sau khi tất cả các dòng dữ liệu được nạp vào table. Do đã sử dụng tham số CommandBehavior.CloseConnection trong phương thức ExecuteReader nên connection được đóng sau khi DataReader được đóng. Nếu table đã có dữ liệu, phương thức Load sẽ trộn dữ liệu mới với các dòng dữ liệu đang có trong nó. Việc trộn này xảy ra chỉ khi các dòng dữ liệu có chung primary key. Nếu không có primary key được định nghĩa, các dòng dữ liệu sẽ được nối vào sau tập dữ liệu hiện tại. Chúng ta có thể sử dụng phương thức nạp chồng khác của phương Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 100
  101. thức Load để quy định cách thức làm việc. Phương thức Load với tham số kiểu enumeration LoadOption gồm 1 trong 3 giá trị OverwriteRow, PreserveCurrentValues, hoặc UpdateCurrentValues tương ứng với tùy chọn ghi đè nguyên dòng, giữ lại các giá trị hiện tại, hoặc cập nhật các giá trị hiện tại. Đoạn code dưới đây minh họa cách trộn dữ liệu vào các dòng hiện tại theo kiểu ghi đè các giá trị hiện tại: cmd.CommandText = "SELECT * FROM nhanvien WHERE diachi=’a’"; DBDataReader rdr = cmd.ExecuteReader(); DataTable dt = new DataTable("nhanvien"); dt.Load(rdr); Console.Write(dt.Rows[0]["HoTen"]); // giả sử giá trị nhận được là “tnv spider” // Gán khóa chính DataColumn[] col = new DataColumn[1]; col[0] = dt.Columns["Manv"]; dt.PrimaryKey = col; DataRow r = dt.Rows[0]; // lấy dòng đầu tiên r["HoTen"] = "ten moi"; // thay đổi giá trị của cột HoTen // Do reader đã bị đóng sau khi nạp vào data table nên phải giờ phải fill lại rdr = cmd.ExecuteReader(CommandBehavior.CloseConnection); // Trộn dữ liệu với các dòng hiện tại. Ghi đè các giá trị hiện tại dt.Load(rdr, LoadOption.UpdateCurrentValues); // Giá trị cập nhật đã bị ghi đè!!! Console.Write(dt.Rows[0]["HoTen"]); // “tnv spider” 3.4.2.2 Nạp dữ liệu vào DataSet bằng DataAdapter Đối tượng DataAdapter có thể được dùng để nạp một table hiện có vào một table khác, hoặc tạo mới và nạp dữ liệu cho table từ kết quả của một query. Bước đầu tiên là tạo ra một đối tượng DataAdapter tương ứng với data provider cụ thể. Dưới đây là các ví dụ để tạo ra đối tượng DataAdapter: (1) Tạo từ Connection string và câu truy vấn SELECT: String sql = "SELECT * FROM nhanvien"; SqlDataAdapter da = new SqlDataAdapter(sql, connStr); Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 101
  102. (2) Tạo từ đối tượng Connection và câu truy vấn SELECT: SqlConnection conn = new SqlConnection(connStr); SqlDataAdapter da = new SqlDataAdapter(sql, conn); (3) Gán đối tượng Command cho thuộc tính SelectCommand SqlDataAdapter da = new SqlDataAdapter(); SqlConnection conn = new SqlConnection(connStr); da.SelectCommand = new SqlCommand(sql, conn); Sau khi đối tượng DataAdapter đã được tạo ra, phương thức Fill của nó được thực thi để nạp dữ liệu vào table (đang tồn tại hoặc tạo mới). Ở ví dụ dưới đây, một table mới được tạo ra với tên mặc định là “Table”: DataSet ds = new DataSet(); // Tạo ra một DataTable, nạp dữ liệu vào DataTable, và đưa DataTable vào DataSet int nRecs = da.Fill(ds); // trả về số lượng record được nạp vào DataTable // Nếu muốn đặt tên cho DataTable trong DataSet thay vì lấy tên mặc định // thì sử dụng code như thế này int nRecs = da.Fill(ds, "nhanvien ") Với một table đang tồn tại, tác dụng của lệnh Fill tùy thuộc vào table có primary hay không. Nếu có, những dòng dữ liệu có khóa trùng với dòng dữ liệu mới sẽ được thay thế. Các dòng dữ liệu mới không trùng với dữ liệu hiện có sẽ được nối vào sau DataTable. 3.4.3 Ví dụ Ví dụ về DataAdapter và DataSet Ví dụ này sử dụng cơ sở dữ liệu quanlythuvien như trong ví dụ 3.3.4 Thiết kế form frmtimkiemsach để tìm theo tên sách hoặc tên tác giả như sau: Bài tập thực hành Chuyên đề Visual Studio .NET 102