Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Phần 3)

pdf 15 trang phuongnguyen 2910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Phần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_ky_thuat_phan_3.pdf

Nội dung text: Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Phần 3)

  1. Để thuận tiện cho việc gia công các thanh gỗ, người ta thường vẽ tách các thanh của nút . Hình vẽ tách các thanh được đặt gần các hình chiếu cơ bản của nút ; trục của các thanh đó thường được vẽ nằm ngang . Trên hình vẽ tách của các thanh cần ghi đầy đủ kích thước chi tiết và mỗi thanh đều phải ghi số kí hiệu , phù hợp với số kí hiệu đã ghi trên hình vẽ tách của nút hoặc trên hình biểu diễn cấu tạo của kết cấu . Hình 129 là bản vẽ tách nút A của một dàn gỗ . Nút cần vẽ tách được đánh dấu trên sơ đồ bằng một đường tròn kèm theo chữ in hoa (A) chỉ tên gọi của nút đó .Ở đây chỉ cần vẽ hình chiếu đứng của nút .Ngoài hình vẽ tách thanh số 2 và số 3 còn vẽ hình chiếu trục đo của nút . IV. BẢNG KÊ VẬT LIỆU Bảng kê vật liệu thường đặt ngay trên khung tên và dùng để thống kê vật liệu cho một kết cấu .Nói chung bảng kê vật liệu thường gồm các cột với nội dung như sau : số kí hiệu các chi tiết ,hình dáng các chi tiết ,kích thước của mặt cắt ,chiều dài ,số lượng và ghi chú .Đối với các kết cấu đơn giản ,để thể hiện rõ hình dạng và kích thước các thanh ,cho phép vẽ tách các thanh ngay trong bảng kê vật liệu .Hình vẽ tách thường gồm hình chiếu chính và một mặt cắt trên đó có ghi đầy đủ kích thước (H.128b) Đối với bản vẽ thi công các bộ phận bằng gỗ trong nhà dân dụng và công nghiệp thì không cần thiết phải có đầy đủ các nội dung như đã nêu ở trên . Hình 130 a,b giới thiệu bản vẽ thi công một cánh cửa kính và một khuôn cửa bằng gỗ .Các bản vẽ này gồm hình chiếu chính và một số mặt cắt. Các mặt cắt này được vẽ với tỉ lệ lớn hơn và có ghi đầy đủ kích thước chi tiết để gia công và lắp ráp . §4. TRÌNH TỰ THIẾT LẬP BẢN VẼ KẾT CẤU GỖ . Một bản vẽ kết cấu gỗ thường được thiết lập theo trình tự sau : 1.Vẽ sơ đồ hình học cuả kết cấu 2. Vẽ hình biểu diễn cấu tạo của kết cấu . -Trước hết vẽ trục của các thanh , song song với các thanh tương ứng trên sơ đồ . - Theo kích thước mặt cắt của các thanh gỗ , vẽ đường bao hình chiếu của chúng. - Về các chi tiết ghép nối như mộng ,chêm , chốt và các vật ghép nối phụ như bulông ,vít , đai ốc , đinh đỉa -Ghi kích thước và ghi số hiệu các thanh.
  2. 3. Vẽ tách các nút của kết cấu nếu thấy cần thiết . Trước tiên vẽ hình chiếu chính của nút ,sau đó vẽ các hình chiếu cơ bản còn lại nếu cần . Trình tự vẽ các hình chiếu của nút cũng giống như đã nói ở trên . Để hạn chế tới mức thấp nhất số lượng các hình chiếu , người ta sử dụng các mặt cắt , hình cắt ,hình chiếu phụ hoặc hình chiếu riêng phần của các nút cần vẽ tách . 4. Vẽ tách một số hoặc tất cả các thanh của các nút có cấu tạo phức tạp . Trên hình vẽ tách các thanh cần ghi kích thước một cách chi tiết để có thể gia công được . 5. Lập bảng kê vật liệu Mỗi kết cấu gỗ phải có một bảng kê vật liệu riêng . Nếu kết cấu được thể hiện trên nhiều bản vẽ thì bảng kê vật liệu đặt ở bản vẽ cuối cùng của kết cấu đó . Cũng trên bản vẽ cuối cùng này cần ghi chú thích nhóm gỗ dùng trong kết cấu và các hình thức ngâm, tẩm ,xử lý mối ,mọt . Kích thước ghi trên bản vẽ kết cấu gỗ lấy đơn vị là mm . Cho phép dùn g đơn vị là cm khi đó phải ghi chú thích . Ký hiệu các loại gỗ và mặt cắt (Trích TCVN 4610-88) TT Tên gọi Kí hiệu 1 Thanh gỗ tròn 2 Nửa thanh gỗ tròn Chú thích cho các mục 1 và 2 n - số lượng thanh gỗ (ở đây n =2) D - trị số đường kính thanh gỗ l - trị số chiều dài thanh gỗ
  3. TT Tên gọi Kí hiệu 3 Gỗ hộp 4 Gỗ hộp vát cạnh 5 Gỗ tấm Chú thích cho các mục 3,4 và5 n - số lượng gỗ hộp hay gỗ hộp vát cạnh h - trị số kích thước lớn của mặt cắt - kí hiệu chung cho các loại gỗ tấm b - trị số kích thước nhỏ của mặt cắt l - trị số chiều dài gỗ hộp Chú thích: Các kí hiệu trên đây dùng cho các bản vẽ có tỉ lệ lớn hơn 1 : 50 Đối với các bản vẽ có tỉ lệ 1 : 50 hoặc nhỏ hơn ,trên mặt cắt vẽ các đường gạch gạch nghiêng 450 so với đường bao và cách nhau khoảng 0,5-1,5mm. Bảng 8-2 Kí hiệu các loại ghép nối gỗ (TCVN 4610-88) TT Tên gọi Kí hiệu Tấm gỗ đệm Chú thích: B, l, s lần lượt là trị số chiều 1 rộng chiều dài và chiều dày tấm gỗ đệm.
  4. Chốt gỗ ngang hình nêm 2 3 Chốt gỗ dọc đặt thẳng 4 Chêm gỗ đặt nghiêng Chú thích :Chốt tròn bằng gỗ cứng hoặc bằng thép n - số lượng cái chốt b,s - trị số đường kính cái chốt l - trị số chiều dài cái chốt Trên các bản vẽ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 :50 ,ở hình chiếu đứng chốt được thể hiện bằng một chấm 5 đen và ở hình chiếu bằng là một gạch đậm Chú thích :Chốt bản xuyên suốt
  5. 6 n - số lượng cái chốt b,s - trị số chiều rộng và chiều dày cái chốt Chú thích :Nối bằng bulông ,đai ốc và vòng đệm n - số lượng bulông M - kí hiệu đường kính đỉnh 7 ren D - trị số đường kính đỉnh ren l - trị số chiều dài bulông Chú thích :Nối bằng đinh đỉa n - số lượng đinh đỉa D - trị số đường kính thân 8 đinh l - trị số chiều dài đinh kể cả móc. Chú thích :Nối bằng đinh 9 n - số lượng đinh D - trị số đường kính thân đinh l - trị số chiều dài đinh
  6. Chú thích : nối bằng vít n- số lượng vít D - trị số đường kính vít l - trị số chiều dài vít 10 Trên các bản vẽ có tỉ lệ nhỏ hơn 1:50, ở hình chiếu đứng vít được thể hiện bằng một chấm tròn . Chương 4 BẢN VẼ NHÀ §.1. KHÁI NIỆM CHUNG Bản vẽ nhà là bản vẽ biểu diễn hình dạng và cấu tạo của một ngôi nhà .Nó là hình thức thể hiện chủ yếu trong kiến trúc(*) căn cứ vào đó người ta có thể xây dựng được ngôi nhà . Trên bản vẽ nhà ,thường dùng ba loại hình biểu diễn :hình chiếu thẳng góc , hình chiếu trục đo và hình chiếu phối cảnh . Hình chiếu phối cảnh dùng để mô tả hình dáng toàn bộ ngôi nhà ,còn hình chiếu trục đo dùng để mô tả bổ sung các chi tiết của ngôi nhà . Ba loại hình biểu diễn này được vẽ bằng chì , mực đen (đôi khi có tô màu) theo hai cách : - Dùng dụng cụ vẽ (bản vẽ tinh) - Dùng tay vẽ theo ước lượng bằng mắt (bản vẽ phác) Phân loại bản vẽ nhà : Có ba loại bản vẽ nhà ứng với ba giai đoạn thiết kế : - Bản vẽ thiết kế sơ bộ (vẽ trong giai đoạn thiết kế sơ bộ); - Bản vẽ thiết kế kĩ thuật (vẽ trong giai đoạn thiết kế kĩ thuật);
  7. - Bản vẽ thiết kế thi công ( vẽ trong giai đoạn thiết kế thi công) Trong một hồ sơ bản vẽ nhà , thường có các bản vẽ sau : - Bản vẽ mặt bằng toàn thể ; - Bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà ; - Bản vẽ các chi tiết kết cấu của ngôi nhà . Ngoài ra còn có các bản vẽ thiết kế về điện , cấp thoát nước ,thông hơi ,cấp nhiệt Để tiện cho việc lưu trữ ,tuỳ theo tính chất nội dung bản vẽ người ta lại phân ra : Bản vẽ kiến trúc (thường kí hiệu K.T) ; bản vẽ kết cấu ( K.C); bản vẽ về điện (Đ) ; cấp nước (Nc); thoát nước (Nt) Các kí hiệu này được ghi ở khung tên . Dưới đây trình bày bản vẽ mặt bằng toàn thể và các hình chiếu của một ngôi nhà dân dụng và trình bày sơ bộ về bản vẽ nhà công nghiệp . §2. MẶT BẰNG TOÀN THỂ Để thiết kế một ngôi nhà thường phải có : -Mặt bằng quy hoạch: là bản vẽ hình chiếu bằng một khu đất ,trên đó chỉ rõ mảnh đất được phép xây dựng .Mặt bằng quy hoạch thường là bản vẽ trích ra từ bản đồ địa chính của thành phố (H.131) .Tỉ lệ của nó thường nhỏ (1: 5000 ÷ 1: 10.000) -Mặt bằng toàn thể : là bản vẽ hình chiếu bằng các công trình trên mảnh đất xây dựng . Hình 132 trình bày mặt bằng toàn thể một nhà máy thực phẩm .Trên đó ta thấy số thứ tự của các công trình được viết bằng chữ số La-mã ,ở cạnh có các dấu chấm biểu thị độ cao của công trình (ví dụ II là nhà hai tầng) Trên mặt bằng toàn thể có vẽ hướng bắc nam và hoa gió .Tỉ lệ thường dùng để vẽ mặt bằng toàn thể là 1: 200 ; 1: 500 ; 1: 1000 ; 1: 2000 . Hình – 131
  8. Hình – 132 §.3. CÁC HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT NGÔI NHÀ Để thể hiện hình dáng ,cơ cấu của một ngôi nhà ,người ta thường dùng các hình biểu diễn sau : -Hình cắt bằng (trong xây dựng thường gọi là mặt bằng) ; -Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh (thường gọi là mặt đứng) ; -Hình cắt ngang và dọc . Trong các hình biểu diễn này ,mặt bằng là quan trọng nhất . I. MẶT BẰNG Mặt bằng ngôi nhà là hình cắt bằng của ngôi nhà ,trên đó thể hiện vị trí ,kích thước các tường vách ,cửa và các thiết bị đồ đạc . Mặt phẳng cắt thường
  9. Hình – 133
  10. lấy cách mặt sàn khoảng 1,50m . 1. Mỗi tầng nhà có một mặt bằng riêng .Nếu nhà hai tầng có trục đối xứng ,cho phép vẽ một nửa mặt bằng tầng 1 kết hợp với nửa mặt bằng tầng 2 (H.133) .Nếu các tầng có cơ cấu giống nhau ,chỉ cần vẽ một mặt bằng chung cho các tầng đó . 2. Mặt bằng thường vẽ theo tỉ lệ 1 :50 ;1 :100 .Nếu bản vẽ có tỉ lệ nhỏ (< 1 :200) ,tường nhà cho phép tô đen . 3. Nét liền đậm trên mặt bặt bằng s =0,6 ÷ 0,8mm dùng để vẽ đường bao quanh của tường ,cột và vách ngăn bị mặt phẳng cắt cắt qua .Dùng nét liền mảnh (s/2 ÷ s/3) để vẽ đường bao của các bộ phận nằm sau mặt phẳng cắt và để vẽ các thiết bị đồ đạc trong nhà . Trên mặt bằng còn vẽ các nét cắt để biểu thị vết của mặt phẳng cắt . 4. Xung quanh mặt bằng thường có các dãy kích thước sau : -Dãy kích thước sát đường bao của mặt bằng ghi kích thước các mảng tường và các lỗ cửa . -Dãy thứ hai ghi kích thước khoảng cách các trục tường ,trục cột -Dãy ngoài cùng ghi kích thước giữa các trục tường biên theo chiều dọc hay ngang ngôi nhà (xem H.133). Các trục tường và trục cột được kéo dài ra ngoài và tận cùng bằng các vòng tròn đường kính khoảng 8÷10mm, trong đó ghi số thứ tự 1, 2, 3 cho các tường ngang, tức là theo chiều dài ngôi nhà ,từ trái sang phải, và ghi các chữ in hoa A, B, C theo chiều rộng ngôi nhà kể từ dưới lên trên . Bên trong mặt bằng có ghi kích thước chiều dài, chiều rộng mỗi phòng, bề dày các tường , vách và diện tích từng phòng . Đơn vị diện tích là m2 và có nét gạch dưới con số chỉ diện tích . Độ cao mặt sàn được kí hiệu như trên hình 133 và đặt ngay tại chỗ có độ cao ấy . Hình – 134
  11. 5. Trên mặt bằng có vẽ kí hiệu quy ước các đồ đạc và thiết bị vệ sinh như (H.134) : giường ,bàn ,ghế ,tủ ,đi văng v.v Các kí hiệu này phải vẽ theo tỉ lệ của mặt bằng . 6. Trên mặt bằng có vẽ các thiết bị vệ sinh như chậu rửa ,hố xí,bồn tắm (xem bảng 5-7) 7.Trong các bộ phận của ngôi nhà (bảng 5-2) thì cầu thang là bộ phận cần được lưu ý . Hình 135 trình bày một mặt cắt và các hình cắt bằng của cầu thang hai cánh , ở tầng thượng, tầng trung gian và tầng một . Trên mặt bằng cầu thang có chỉ hướng đi lên bằng một đường gấp khúc . Đường này có một chấm ghi ở bậc đầu tiên của tầng dưới , và tận cùng bằng mũi tên chỉ bậc thang cuối cùng của tầng trên . Dùng đường gạch chéo để thể hiện cánh thang bị mặt phẳng cắt đi qua (*).Trên mặt bằng tầng một và tầng trung gian cánh thang thứ nhất bị cắt . Ở mặt bằng tầng trên cũng không có cánh thang nào bị cắt . Chú thích : a-Đối với một số công trình yêu cầu cao về mĩ thuật, bên cạnh mặt bằng thông thường, còn vẽ mặt bằng của sàn và trần nhà để thể hiện các trang trí kiến trúc (H.136) b- Trên mặt bằng thiết kế kĩ thuật và thi công cần ghi đầy đủ các kích thước cần thiết cho việc thi công , lắp đặt thiết bị . Để xây các móng tường và cột còn vẽ mặt bằng của móng . c- Những điều trình bày ở trên áp dụng cho mặt bằng kiến trúc . Khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước, hoặc điện người ta cũng vẽ mặt bằng . Nhưng khi đó mặt bằng thường được vẽ đơn giản bằng nét mảnh , tập trung thể hiện các thiết bị lắp đặt bên trong ngôi nhà . II. MẶT ĐỨNG Mặt đứng của ngôi nhà là hình chiếu thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà. Nó thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật ,hình dáng ,tỉ lệ cân đối giữa kích thước chung và kích thước từng bộ phận ngôi nhà v.v 1. Mặt đứng vẽ bằng nét liền mảnh (s/3 ÷ s/2) 2. Nếu mặt đứng vẽ trên tờ giấy khác với tờ giấy có vẽ mặt bằng thì người ta phân biệt các mặt đứng bằng cách ghi thêm các chữ hoặc chữ số ứng với các trục tường trên mặt bằng . Những chữ và chữ số này cho ta biết hướng nhìn vào mặt đứng cần vẽ . Thí dụ : Mặt đứng 1-4 (H.142b). Trên hình 133 có vẽ mặt đứng nhìn từ trái sang nhưng không cần ghi chú vì hình biểu diễn này đã đặt ở vị trí liên hệ chiêú với các hình biểu diễn khác của ngôi nhà . 3. Ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, trên mặt đứng không ghi kích thước mà thường
  12. Hình – 135
  13. Hình – 136
  14. vẽ thêm núi sông, cây cối ,người, xe cộ (cho phép tô màu ) để người xem bản vẽ thấy được tổng thể khu vực xây dựng và có điều kiện so sánh độ lớn của công trình với khung cảnh xung quanh . Ở giai đoạn thiết kế kĩ thuật trên mặt đứng có ghi kích thước chiều ngang và chiều cao của ngôi nhà , đánh dấu các trục tường, trục cột 4. Bản vẽ mặt đứng hướng ra phía nhiều người qua lại được vẽ kĩ hơn , .Tỉ lệ lớn hơn so với các mặt đứng khác và được gọi là mặt đứng chính . Đối với các ngôi nhà nhỏ, có hình khối đơn giản thì chỉ cần vẽ mặt bằng và mặt đứng là đủ . Nhưng đối với các công trình lớn có cơ cấu phức tạp, ngoài mặt bằng và mặt đứng, còn cần vẽ thêm các hình cắt . Hình – 137
  15. III. HÌNH CẮT Hình cắt ngôi nhà là hình cắt thu được khi dùng một hay nhiều mặt phẳng thẳng đứng song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản cắt qua. 1. Hình cắt thể hiện không gian bên trong ngôi nhà . Nó cho ta biết chiều cao các tầng, các lỗ cửa sổ và cửa ra vào, kích thước của tường, vì kèo, sàn, mái, móng, cầu thang vị trí và hình dáng chi tiết kiến trúc trang trí bên trong các phòng . Vì vậy, mặt phẳng cắt phải cắt qua những chỗ đặc biệt cần thể hiện (qua giữa một cánh thang ,qua cửa ra vào ,dọc theo hành lang ) Không được để mặt phẳng cắt đi qua dọc tường, trục cột hoặc khoảng hở giữa hai cánh thang 2. Tuỳ theo mức độ phức tạp của ngôi nhà mà hình cắt có thể vẽ theo tỉ lệ của mặt bằng hoặc tỉ lệ lớn hơn . 3. Đường nét trên hình cắt cũng được quy định như trên mặt bằng . 4. Độ cao của nền nhà tầng 1 quy ước lấy bằng 0.00 . Độ cao ở dưới mức chuẩn này mang dấu âm . Đơn vị độ cao là mét và không cần ghi sau con số chỉ độ cao . Con số kích thước ghi trên các giá nằm ngang như trên hình 133 ; 139 . 5. Chú thích : Người ta còn phân ra hình cắt kiến trúc và hình cắt cấu tạo . Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, thường vẽ hình cắt kiến trúc, trên đó chủ yếu thể hiện không gian bên trong các phòng . Chú ý đến các chi tiết trang trí kiến trúc còn móng, mái, vì kèo trên bản vẽ không thể hiện, hoặc vẽ đơn giản ( H.137) . Trái lại hình cắt cấu tạo chủ yếu được vẽ ở giai đoạn thiết kế kĩ thuật (H.140) trên đó thể hiện rõ móng, vì kèo, cấu tạo mái, sàn v.v Các kích thước cần ghi đầy đủ để thi công . Ngoài các khái niệm về hai loại hình cắt trên, còn có hình cắt phối cảnh . §4. BẢN VẼ CÔNG NGHIỆP . Các quy định về bản vẽ nhà công nghiệp nói chung giống như các quy định về bản vẽ nhà dân dụng . Nhà công nghiệp có những kết cấu phức tạp hơn . Kết cấu chịu lực trong nhà công nghiệp chủ yếu là khung cột bằng bêtông cốt thép hay bằng kết cấu thép . Tường trong nhà công nghiệp cũng có khi chịu lực, nhưng chủ yếu đóng vai trò bao che nhằm giảm ảnh hưởng của tác dụng môi trường bên ngoài . Các nhà công nghiệp hiện nay thường được thiết kế theo kiểu lắp ghép. Thông thường các bản vẽ nhà công nghiệp gồm có : I. MẶT BẰNG Đối với nhà xưởng nhỏ, mặt bằng không có gì đặc biệt . Đối với các