Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh

doc 100 trang phuongnguyen 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_tu_tuong_ho_chi_minh_ths_hoang_ngoc_vinh.doc

Nội dung text: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KHOA HỌC  * THS HOÀNG NGỌC VĨNH GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HUẾ - 2008 0
  2. MỤC LỤC Tên bài T rang Lời nói đầu 0 2 Chương 1: Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát 0 triển, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh . 4 Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách 2 mạng giải phóng dân tộc. 7 Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con 4 đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 6 Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc; 7 kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. 1 Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, 9 về Nhà nước của dân, do dân, vì dân. 9 Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn và văn 1 hóa. 20 Chương 7: Một số vấn đề vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí 1 Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay. 49 Chương tham khảo: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi 1 dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau 60 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU - - Để đáp ứng kịp thời yêu cầu học tập, nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và ôn thi hết học phần và thi tốt nghiệp môn "Tư tưởng Hồ Chí Minh" của sinh viên không chuyên ngành lý luận Mác-Lênin và sinh viên ngành Giáo dục Chính trị của Trung tâm Đào tạo Đại học Từ xa thuộc Đại học Huế, cùng những bạn đọc xa gần có quan tâm đến môn học này, chúng tôi biên tập và cho ra mắt cuốn "Tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh". Cuốn sách được hoàn thành chủ yếu dựa vào nội dung cuốn “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Hội đồng lý luận Trung ương biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2003; cuốn “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; đồng thời tham khảo thêm cuốn "Những bài giảng về môn Tư tưởng Hồ Chí Minh" do PGS. Nguyễn Khánh Bật chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội ấn hành 1999. Mặc dù đã có nhiều cố gắng biên soạn theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ("Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh" do Thứ trưởng Trần Văn Nhung ký), song cuốn sách cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, đọc giả xa gần để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Huế, tháng 09 năm 2006 Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh 2
  4. CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. 1. Khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. - Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên Đảng ta nêu ra khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là tại Đại hội VII năm 1991. Tại Đại hội VII, nghị quyết của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở nền tảng của tư tưởng, kim chỉ nam của mọi hành động”1. Đại hội IX tháng 4/2001 một lần nữa Đảng ta lại khẳng định điều đó. Đây là bước tiến lớn về tư tưởng của Đảng ta. Từ đó đến nay, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên rộng rãi khắp cả nước, khắp mọi ngành nghề. Nghị quyết TW2 khóa VIII, đã chủ trương phải giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh khắp ở các cấp học. Mãi đến năm học 2003-2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới triển khai được một cách đồng loạt việc giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các lớp thuộc các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước (Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trên thực tế từ Đại hội II (1951), Đảng ta đã nêu ra Đường lối, tư cách đạo đức tác phong của Hồ Chí Minh. Tại Đại hội V (1981), Đảng ta đã nêu ra Hệ thống đạo đức tư cách của Hồ Chí Minh. Năm 1990, UNESCO thừa nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc đồng thời là Nhà văn hóa lớn. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về tư tưởng Hồ Chí Minh: Định nghĩa trong Nghị quyết của Đại hội VII, trong đề tài KX02, trong tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong bài nói của đồng chí Nguyễn Đức Bình đăng ở báo Nhân dân ngày 16/5/2000 v.v. Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa IX ghi: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và Dân tộc ta”2. Có nhiều cách tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh: Là một lãnh tụ của Đảng, là Chủ tịch nước, là Cha già của dân tộc, là chiến sỹ lỗi lạc của phong trào công nhân và cộng sản quốc tế v.v. Vấn đề là phải làm rõ: tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm, quan niệm về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành dựa trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Theo kết quả bước đầu và từ Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đọc trước Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, khái niệm tư tưởng Hồ 1 Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII- Nhà xuất bản Sự Thật- Hà Nội 1991- Trang 127. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Hà Nội 2001- Trang 83-84. 3
  5. Chí Minh được định nghĩa như sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vân dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin. 2. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. - Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là rất rộng. Tuy nhiên, với tư cách là một môn khoa học lý luận Mác-Lênin, đối tượng nghiên cứu của môn học là (Dĩ nhiên, mỗi luận điểm sau đều phải được làm rõ tính dân tộc, tính quốc tế gắn liền với tính nội dung và phương pháp): Nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu toàn bộ nội dung tư tưởng của Người trong quá trình hoạt động cách mạng của Người và của cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu phương pháp cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách là sản phẩm chủ quan, nhưng ở Hồ Chí Minh nó luôn quan hệ mật thiết với các quy luật khách quan. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta hiện nay. Vai trò nền tảng kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và giá trị tư tưởng của Người trong kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới của thời đại. Bước đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, Tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là một môn khoa học lý luận Mác-Lênin, mới chỉ nghiên cứu những hệ tư tưởng chủ yếu sau đây: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng đạo đức, nhân văn, văn hóa của Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. - Phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. + Về phương pháp luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận của chủ nghĩa Mác-Lênin nên phương pháp xuyên suốt của môn khoa học này là phép biện chứng duy vật. Khi vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh có phương pháp riêng của mình, vì vậy từ những phương pháp của Người thì phương pháp nghiên cứu của môn khoa học này còn chủ yếu phải là các phương pháp 4
  6. Lý luận gắn liền với thực tiễn; Toàn diện và hệ thống; Lịch sử cụ thể; Kế thừa và phát triển. + Nguồn tài liệu để nghiên cứu: Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, Trọn bộ 12 tập. Hồ Chí Minh biên niên sự kiện, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, Trọn bộ 10 tập. Các văn kiện, tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức tiền thân của Đảng về Hồ Chí Minh. Các hồi ký, bài viết của bạn bè, những công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh ở trong nước và trên thế giới. - Đặc điểm nghiên cứu của tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh: Khi nhìn nhận, đánh giá tư tưởng Hồ Chí Minh phải có cách nhìn toàn diện; Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lý luận, mà ở Hồ Chí Minh nói đi đôi với làm; Phải có cái nhìn lịch sử cụ thể và phát triển khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải nắm vững tính khoa học khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng và phương pháp Hồ Chí Minh vốn nó đã có nội dung khoa học; Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải thật sự khoa học (Người rất ít khi nói về mình); Người luôn chắt lọc và lắng nghe ý kiến của dân, luôn trân trọng những phát hiện mới. Phải đảm bảo tính Đảng khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh: Phải căn cứ vào những đánh giá của Đảng ta và của các đồng chí lãnh đạo về Người; Phải đảm bảo tính giáo dục cao trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tức vừa nghiên cứu khoa học, vừa thể hiện tình cảm với Hồ Chí Minh; Phải khẳng định cái mới, cái tốt, phê phán những cái sai, cái xấu; Phải nắm vững mối quan hệ giữa tính Đảng với tính khoa học, đây chính là mối quan hệ cá nhân với quần chúng, và khẳng định vai trò của Hồ Chí Minh. II. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. 1. Điều kiện lịch sử-xã hội. a) Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đầu XX. Đầu thế kỷ XIX cho đến khi Pháp xâm lược, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Nhà Nguyễn thi hành một chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động: tăng cường đàn áp, bóc lột ở bên trong và bế quan tỏa cảng đối với bên ngoài. Vì vậy, đã không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước. Việc dân tộc bị rơi vào tay thực dân Pháp, không phải là một định mệnh lịch sử, mà triều đình Nhà Nguyễn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì họ bên trong thì sợ nhân dân, bên ngoài thì bạc nhược trước kẻ thù. Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta rơi vào cảnh nô lệ lầm than dưới ách thống trị thuộc địa của thực dân Pháp. Các phong trào yêu nước dấy lên rầm rộ, khắp trong cả nước: Trương Định, Nguyễn Trung Trực (Nam Bộ), Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng (Trung Bộ), Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích (Bắc Bộ), v.v. nhưng đều lần lượt bị thất bại, do họ chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng và bản thân những người lãnh đạo, họ đều là những văn thân, sỹ phu còn mang nặng ý thức hệ phong kiến. Điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ của lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn mới. 5
  7. Những năm đầu của thế kỷ XX, với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, ở Việt Nam đã xuất hiện tầng lớp tiểu tư sản và mầm móng của giai cấp tư sản. Đồng thời Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của vận động cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu (Trung Quốc), phong trào yêu nước chống Pháp của Việt Nam dần chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản. Các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục hội v.v dấy lên và lần lượt bị dập tắt, một phần do họ chưa lôi kéo được sự ủng hộ của nhân dân, một phần người lãnh đạo các phong trào ấy vẫn là các sỹ phu phong kiến. Nguyễn Tất Thành lớn lên và chứng kiến phong trào cách mạng của đất nước vào thời kỳ khó khăn nhất: Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa (12/1907); Cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp (4/1908); Vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại và tàn sát (6/1908); Nghĩa quân Yên Thế bị thất bại (1/1909); Phong trào Đông Du bị tan rã (Phan Bội Châu và các đồng đội của cụ bị trục xuất khỏi Nhật 2/1909); Các lãnh tụ của phong trào Duy Tân bị lên máy chém và bị đày đi Côn Đảo v.v. Từ đó, Người đã nhận thức rất rõ phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn đi đến thắng lợi phải đi theo một con đường mới. - Quê hương, Gia đình. Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh ra Hồ Chí Minh là một nhà Nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, ý chí kiên cường vượt gian khổ để đạt mục tiêu và thương dân của CụNguyễn Sinh Sắc, sau này đã được Nguyễn Ai Quốc nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình. Nghệ Tĩnh, quê hương của Người là mảnh đất có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, với bao người con ưu tú như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu v.v. Ngay Kim Liên, quê của Người cũng đã thấm máu bao anh hùng, liệt sỹ chống Pháp: Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến, chị và anh của Người. Không phải ngẫu nhiên, Nghệ Tĩnh có vinh dự đã sản sinh ra vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất của nước Việt Nam mới. Từ nhỏ, Người đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khó, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bào mình. Những năm sống ở Huế, Người đã tận mắt nhìn thấy tội ác của bọn thực dân, thái độ ươn hèn bạc nhược của bọn quan lại. Tất cả những điều ấy đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc đã chuẩn bị cho Người về nhiều mặt, nhưng Người sẽ không thành công nếu Người không đến được với trào lưu mới của thời đại. b) Thời Đại. Giai đoạn này, thế giới cũng có những thuận lợi: Phương Đông đã thức tỉnh; Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Quốc tế cộng sản được thành lập; Các Đảng cộng sản đã lần lượt ra đời ở một số nước châu Âu và châu Á Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã hoạt động trong phong trào công nhân và lao động một số nước trên thế giới, đến với nhân dân cần lao ở các nước thuộc địa học tập, nghiên cứu các trào lưu tư tưởng, các thể chế chính trị, tiếp thu tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ai Quốc bước lên vũ đài chính trị khi chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc đã là một lực lượng quốc tế. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở thế kỷ XX không còn là sự đấu tranh của một nước này chống sự xâm lược của một nước kia nữa, mà đã là cuộc 6
  8. đấu tranh của chung các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế. Trong điều kiện lịch sử mới, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nếu chỉ tiến hành riêng rẽ ở từng nước thì không thể đi đến thắng lợi. Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đều thất bại, không phải vì nhân dân ta thiếu anh hùng, các lãnh tụ thiếu nhiệt huyết cách mạng, mà vì các lãnh tụ đã không nhận thấy được đặc điểm của thời đại, nên chỉ tự nổi dậy như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, hoặc đấu tranh không thắng nổi thì đi cầu ngoại viện như Phan Bội Châu. Khi còn trong nước, Nguyễn Tất Thành chưa nhận thức được đặc điểm ấy của thời đại. Nhưng từ thực tế lịch sử, Người thấy rõ con đường của các bậc cha anh là không đem lại kết quả, vì vậy Người phải ra đi tìm con đường mới cứu nước. Người đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên khoảng 30 nước, trở thành một trong những nhà hoạt động chính trị đã đi nhiều nhất, có vốn hiểu biết phong phú nhất về các nước thuộc địa và các nước tư bản đế quốc chủ yếu nhất trong nửa đầu thế kỷ XX. Nhờ đó, Người đã hiểu rõ được bản chất chung của chủ nghĩa đế quốc, màu sắc riêng của từng nước đế quốc; đã hiểu được trình độ phát triển của nhiều nước thuộc địa cùng cảnh ngộ v.v Khoảng cuối 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh đến sống và hoạt động tại Pa ri, một trung tâm văn hóa, khoa học và chính trị của châu Âu. Ở đây, nhờ lăn lộn trong phong trào lao động Pháp, sát cánh với những người yêu nước Việt Nam và những người cách mạng từ các nước thuộc địa khác của Pháp, mà Nguyễn Tất Thành đã nhanh chóng gia nhập Đảng Xã hội Pháp, chính đảng duy nhất của Pháp bênh vực các dân tộc thuộc địa, rồi trở thành một chiến sỹ xã hội chủ nghĩa. Năm 1919, Nguyễn Ai Quốc nhân danh những người Việt Nam yêu nước, gửi tới Hội nghị Vécxây (Hội nghị Hòa Bình) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho Việt Nam. Bản yêu sách không được chấp nhận, Nguyễn Ai Quốc đã rút ra được bài học: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân mình. Nhưng lúc này, Người vẫn chưa ý thức được đầy đủ về con đường giải phóng dân tộc phải gắn liền với hai tác động quyết định là cách mạng Tháng Mười và Quốc tế III, vì sự tác động của hai sự kiện này đã bị bưng bít bởi báo chí tư sản Pháp. Năm 1914, Lênin đã giải tán Quốc tế II và tháng 3/1919 thành lập ra Quốc tế III, đồng thời lãnh đạo Nhà nước Xô viết đánh bại cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất của 14 nước đế quốc và bọn bạch vệ. Từ 1920, ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười lan rộng ra khắp thế giới, làm cho sự phân liệt trong nội bộ các Đảng Dân chủ Xã hội (Quốc tế II) thêm sâu sắc và toàn diện khắp các vấn đề cơ bản: Đấu tranh giải phóng, cách mạng xã hội, chuyên chính vô sản, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế, trong đó có vấn đề dân tộc thuộc địa. Là một đảng viên tích cực của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ai Quốc không đứng ngoài cuộc tranh luận ấy. Muốn tham gia đấu tranh phải tìm hiểu lý luận. Trước khi tiếp cận với Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ai Quốc đã sơ bộ đi đến kết luận: Chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, đầy đọa, “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Từ nhận thức về quan hệ áp bức dân tộc, Người đã đi tới nhận thức về quan hệ áp bức giai cấp, từ quyền của các dân tộc, Người đi đến quyền của con người, trước hết là của những người lao động. Từ xác định rõ kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, Người đã thấy được bạn đồng minh là nhân dân lao động ở các nước chính quốc và thuộc địa. Chính 7
  9. thế, khi đọc Luận cương của Lênin, Người đã mững rỡ đến trào nước mắt, đã reo lên như tìm ra được một phát kiến vĩ đại. Chính Luận cương của Lênin đã giúp Người tìm ra con đường chân chính cứu nước, cứu dân. Đêm kết thúc Đại hội Tua (30/12/1920), đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ai Quốc: Từ chủ nghĩa yêu nước đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả các dân tộc, đồng thời mở ra bước ngoặt mới cho bao thế hệ của người cách mạng Việt Nam: Từ người yêu nước thành người cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ giữa trí tuệ lớn của Hồ Chí Minh với trí tuệ của dân tộc và trí tuệ của thời đại. Hồ Chí Minh từ sự vận động và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi bắt gặp Chủ nghĩa Mác- Lênin đã hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh. a) Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp, cao quý. + Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hóa tinh thần người Việt. Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo ngoại nhập đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước. + Thứ hai, đó là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái. Truyền thống này hình thành cùng sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Đến những năm đầu của thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa giai cấp, nhưng truyền thống này vẫn rất bền vững. Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy sức mạnh truyền thống này mà nhấn mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh). + Thứ ba, Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Tinh thần lạc quan, trong muôn gian nguy vẫn động viên nhau “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh thần lạc quan đó. + Thứ tư, Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, nên cũng là một dân tộc ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại. Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, nhân dân ta đã biết chắt lọc, tiếp thu cái tốt, cái hay, cái đẹp của nhân loại tạo nên những giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó. b) Tinh hoa văn hóa nhân loại. Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từ nhỏ Hồ Chí Minh đã hấp thụ một nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài Người đã không ngừng làm giàu trí tuệ mình bằng tinh hoa văn hóa nhân loại. Khi đấu tranh, Người viết văn Anh, văn Pháp sắc sảo như một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi có nhu cầu “tự bạch” thì Người lại làm thơ bằng chữ Hán. Đó là nét đặc sắc trong sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông-Tây ở Hồ Chí Minh. - Tư tưởng văn hóa phương Đông: 8
  10. Nho giáo chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như: tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ v.v là những điều thường bị Hồ Chí Minh phê phán, bác bỏ. Nhưng Nho giáo cũng có nhiều yếu tố tích cực như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đó là ước vọng về một xã hội an ninh, hòa mục, một thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân, dưỡng tính; đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Đó là những điều mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn, kế thừa, cải tạo cho phù hợp để phục vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”3. Phật giáo là một tôn giáo, có mặt tiêu cực là duy tâm, tuyệt đối hóa sự vận động của thế giới mà không thấy tính đứng im tương đối của vạn vật, nên chỉ thấy một thế giới huyễn, ảo, giả tồn tại. Nhưng Phật giáo cũng có những mặt tích cực đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tư duy, hành động và cách ứng xử của người Việt. Đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện; tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác, chống lại mọi sự phân biệt đẳng cấp; đề cao lao động, chống lười biếng “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”; Phật giáo Việt Nam - thiền phái Trúc Lâm - chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc. Đó là những điều để lại dấu ấn sâu sắc trong gia đình Hồ Chí Minh và bản thân Người. Ngoài ra, trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh còn chứa đựng tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử, Tôn Trung Sơn v.v Là người mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. - Tư tưởng văn hóa phương Tây Hồ Chí Minh đã sống chủ yếu ở châu Âu, và ngay tại các trung tâm văn hóa lớn nhất của phương Tây, nên chịu ảnh hưởng rất sâu rộng nền văn hóa dân chủ cách mạng của phương Tây. Khi còn học ở trường Tiểu học Đông Ba, rồi vào học ở Quốc học, Nguyễn Tất Thành đã làm quen với văn hóa Pháp, đặc biệt rất ham mê tìm hiểu Đại cách mạng Pháp 1789. Khi ra nước ngoài, những tháng năm sống tại Mỹ, Người đã sống ở New York, làm thuê ở Bruclin và thường đến thăm khu ở của người da đen tại Haclem, Người đã rất chú ý đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người được ghi trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776. Năm 1913, khi sang Anh, Người đã gia nhập công đoàn thủy thủ, cùng giai cấp công nhân Anh tham gia các cuộc biểu tình, đình công bên bờ sông Thêm-dơ. Cuối năm 1917, Người đến sống và hoạt động tại Pari, trung tâm văn hóa và nghệ thuật của châu Âu. Tại đây, Người đã có thuận lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ Pháp. Tại Pháp, với nghề làm báo, Người phải nhanh chóng làm chủ được ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Người tiếp xúc với các tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Vonte (Voltaire), Rutxô (Rousseau), Môngtecxkiơ (Montesquieu), những lý luận gia của Đại cách mạng Pháp 1789, như “Tinh thần pháp luật” của Môngteckiơ, “Khế ước xã hội” của 3 Hồ Chí Minh toàn tập- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Hà Nội 2000- Tập 6- Trang 46. 9
  11. Rutxô, Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng Pháp đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người. Ngoài ra, Người còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Người có thể tự do hội họp, tham gia đảng phái, ra báo, phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm của mình trước dư luận Pháp, phê phán bọn quan lại, vua chúa của nước mình và cả bọn thống sứ, toàn quyền Pháp tại Đông Dương. Người còn học được cách làm việc dân chủ ngay trong cách sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phôbua (Faubourg), trong sinh hoạt chính trị của Đảng Xã hội Pháp, nhất là không khí tranh luận ở Đại hội Tua (tháng 12/1920). Tóm lại, được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và được sự cổ vũ, dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp như M.Casanh (M.Cachin), P.V.Cutuyariê (Couturier), G.Môngmutxô (G.Monmousseau), Người đã từng bước trưởng thành. Trên hành trình cứu nước, Người đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa gặt hái, vừa gạn lọc, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển. c) Chủ nghĩa Mác-Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ nhất, khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh với một vốn tri thức chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Người đã nhận ra rằng, các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tựu trung chỉ xoay quanh hai đường lối quân chủ hay dân chủ, hai phương pháp cách mạng hay cải lương. Cả hai đường lối và hai phương pháp ấy đều không thỏa mãn được yêu cầu giải phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một lực lượng quốc tế. Trong 10 năm đầu (1911-1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã hoàn thiện cho mình một vốn văn hóa, chính trị và vốn sống thực tiễn phong phú, tạo thành một bản lĩnh trí tuệ mà không một nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam nào vào thời ấy có thể so sánh được. Cái bản lĩnh ấy đã giúp Người tiếp thu, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam một cách trung thành mà không sao chép. Thứ hai, khác với các nhà trí thức tư sản phương Tây, khi đến với Chủ nghĩa Mác- Lênin là đến với một học thuyết nhằm giải quyết những vấn đề về tư duy hơn là hành động, Nguyễn Ai Quốc đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Người tâm sự “Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp là vì các “ông bà” ấy đã đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì thì tôi chưa hiểu. Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III”4. Tác phẩm của Lênin, “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” đã chỉ rõ mối quan hệ gắn bó, thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa. Nhờ nó, Người đã tìm thấy “con đường giải phóng của chúng ta” và từ Lênin, Người đã trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn. Thứ ba, khi đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã tiếp thu phương pháp nhận thức mac-xit, đồng thời theo lối “đắc ý, vong ngôn” của phương Đông. Người vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với 4 Sđd- Tập 10- Trang 126, 128. 10
  12. từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở kinh điển. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Chủ nghĩa Mác-Lênin, những phạm trù của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong những phạm trù cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin; đồng thời tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú Chủ nghĩa Mác-Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do và xây dựng xã hội mới. d) Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Nguyễn Ai Quốc. Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt của Người trong nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản. Thứ hai, đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế để có thể tiếp cận với Chủ nghĩa Mác-Lênin. Cuối cùng, đó là tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sỹ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của Tổ Quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Chính tất cả những phẩm chất cá nhân đó, đã quyết định việc Nguyễn Ai Quốc tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình. Tóm lại Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện chứng tư tưởng văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hoá nhân loại với chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh - một con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách mạng cao đẹp - tạo nên. 3. Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh không hình thành ngay một lúc, mà nó phải trải qua một quá trình gắn liền với quá trình phát triển, lớn mạnh của Đảng và cách mạng Việt Nam. a) 1890-1911: Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng. Đây là giai đoạn Nguyễn Sinh Cung tiếp nhận truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của dân tộc, hấp thụ văn hóa phương Đông và bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây, muốn đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước để trở về giúp đồng bào thoát khỏi vòng nô lệ. Đây là giai đoạn gia đình, quê hương, đất nước đã chuẩn bị đầy đủ hành trang yêu nước cho Nguyễn Tất thành ra đi tìm đường cứu nước. Trong thời kỳ này, ở Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ham muốn học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại. b) 1911-1920: Giai đoạn tìm tòi khảo nghiệm con đường cách mạng của Hồ Chí Minh - Con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đây là thời kỳ Nguyễn Tất Thành bôn ba khắp các châu lục để tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức. Chính ở quá trình này, Người rút ra được kết luận: Chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, đầy đọa, “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Thời kỳ này, Hồ Chí Minh đã khảo sát, tìm hiểu Cách mạng Pháp, Cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười, học tập và đã tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tham gia Đại hội Tua. Năm 1920, khi tiếp xúc với Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người đã tìm thấy con đường chân chính cho sự 11
  13. nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Người tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Việt Nam cộng sản đầu tiên. Đây chính là mốc đánh dấu sự chuyển biến về chất trong tư tưởng của Nguyễn Ai Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước đến người cộng sản. Đây là một bước chuyển biến cơ bản về tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”5. c) 1921-1930: Giai đoạn hình thành cơ bản về tư tưởng cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh. Đây là thời kỳ hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi và phong phú của Người để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người hoạt động tích cực trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp; Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản Báo Le Paria nhằm truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào các nước thuộc địa. Năm 1923, Người sang Matxcova dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào đoàn chủ tịch Đại hội. Sau đó Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V và Đại hội các đoàn thể quần chúng khác: Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ, Cuối 1924, Người về Quảng Châu - Trung Quốc tổ chức ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa họ về nước hoạt động. Tháng 2/1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo ra các văn kiện Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình và điều lệ vắn tắt. Các văn kiện này cùng với hai tác phẩm của Người trước đó: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường kách mệnh (1927) đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam (những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc). Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh trong những năm 20 của thế kỷ XX được truyền bá vào Việt Nam, làm cho phong trào dân tộc và giai cấp nước ta trở thành một phong trào tự giác, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-1930. d) 1930-1945: Giai đoạn vượt thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản - đã xác định cho cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh. Do không nắm được tình hình thực tế các nước thuộc địa ở phương Đông và Việt Nam, lại bị chi phối của khuynh hướng tả khuynh, Quốc tế Cộng sản đã chỉ trích và phê phán đường lối của Nguyễn Ai Quốc đã vạch ra trong Hội nghị hợp nhất Đảng. Hội nghị TƯ tháng 10/1930 của Đảng ta, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đã ra quyết nghị thủ tiêu Chánh cương và Sách lược vắn tắt, đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Khi nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới mới đang đến gần, năm 1936, dưới ánh sáng của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, Đảng ta đề ra chính sách mới, phê phán những biểu hiện tả khuynh, cô độc, biệt phái trước đây và chỉ rõ: Đảng ta học tập kinh nghiệm của Quốc tế Cộng sản, kinh nghiệm của các cuộc vận động cộng sản thế giới, chứ “không phải đem kinh nghiệm của xứ này sang xứ khác một cách như máy”6. 5 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 9, trang 314. 6 Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đảng toàn tập- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Hà Nội 2000- Tập 6- Trang 158. 12
  14. Trên thực tế Đảng ta đã trở lại với Chánh cương, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ai Quốc. Nghị quyết TƯ tháng 11/1939 đã khẳng định: “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, mọi vấn đề của cuộc cách mạng, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết”7. Điều ấy phản ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã kiên trì giữ vững quan điểm cách mạng của mình, vượt qua chủ nghĩa tả khuynh đang chi phối Quốc Tế Cộng sản, chi phối BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển thành chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập, tự do, dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đây là mốc lịch sử không chỉ đánh dấu kỷ nguyên tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn là bước phát triển mở rộng tư tưởng dân quyền và nhân quyền của cách mạng tư sản thành quyền tự do và độc lập của các dân tộc trên thế giới. e) 1945-1969: Giai đoạn phát triển mới của tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến và kiến quốc. Sau khi giành được chính quyền, Đảng ta và nhân dân phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng thời xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đây là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trên một loạt vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam: Đường lối chiến tranh nhân dân “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính”; Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước vốn là nửa thuộc địa nửa phong kiến; Quá độ lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua tư bản chủ nghĩa trong điều kiện đất nước có chiến tranh, bị chia cắt; Xây dựng Đảng với tư cách là một Đảng cầm quyền; Xây dựng Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân; Củng cố và tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Trong Di chúc thiêng liêng để lại cho muôn đời sau, Người đã tổng kết sâu sắc những bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đồng thời vạch ra những định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước và dân tộc sau khi giành thắng lợi. Vào thời kỳ đổi mới, Đang ta nghiêm túc kiểm điểm những sai lầm do chủ quan, duy ý chí gây nên và nhận thức sâu sắc hơn đối với di sản tinh thần vô giá mà Người đã để lại. Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII, Đảng đã khẳng định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng của tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Qua những biến động chính trị to lớn của thế giới càng kiểm chứng và khẳng định tính khoa học, tính cách mạng sáng tạo, giá trị dân tộc và ý nghĩa quốc tế của tư tưởng Hồ Chí Minh - sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới - là ngọn cờ thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người không chỉ được ghi nhớ vì Người là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn được ghi nhớ vì Người là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này. III. Ý nghĩa học tập, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Môn tư tưởng Hồ Chí Minh là một môn khoa học lý luận cơ bản của cách mạng Việt Nam. Môn tư tưởng Hồ Chí Minh có hai chức năng quan trọng: Chức năng nhận 7 Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đảng toàn tập- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Hà Nội 2000- Tập 6- Trang 539. 13
  15. thức và chức năng hành động. Nó trang bị cho người học: Nhận thức được quy luật phát triển của xã hội Việt Nam, có khả năng nắm bắt và thẩm định được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa, đoàn kết dân tộc, nâng cao ý chí tự lực tự cường, xây dựng con người Việt Nam mới vì một nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa vững mạnh. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và Nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong các trường đại học và cao đẳng, không chỉ coi trọng học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đặc biệt coi trọng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm thực hiện Di chúc của Người: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”8. 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác- Lênin ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên nền tảng thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Nói cách khác, tư tưởng Hồ Chí Minh là Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam; có nắm được tư tưởng Hồ Chí Minh mới hiểu được đường lối của cách mạng Việt Nam. Cách mạng nước ta có được thắng lợi to lớn như ngày nay trước hết là nhờ có Chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng đồng thời cũng là nhờ có tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, phải nghiên cứu, học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải nhấn mạnh cả hai, nếu chỉ chú ý một vế là không đầy đủ, không đúng với Nghị quyết của Đảng ta. Nghị quyết số 09 - NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VII), về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc ta Việc Đại hội VII khẳng định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động là một bước phát triển hết sức quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta Tư tưởng của Người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan tỏa ra thế giới. Khi các thế lực thù địch ra sức tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm đẩy chúng ta đi chệch hướng thì đấu tranh để bảo vệ, phát triển và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh càng là vấn đề quan trọng, trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị, tư tưởng và lý luận của toàn Đảng, toàn dân ta”9. Trong tình hình đó, học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là để kiên định mục tiêu, nâng cao nhận thức tư tưởng, cải tiến phương pháp và phong cách công tác, góp phần đưa công cuộc đổi mới đi tới những thắng lợi mới. 2. Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 8 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 510. 9 Đảng Cộng sản Việt Nam : Nghị quyết số 09- NQ/TW của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, 2-3. 14
  16. Suốt đời mình, Hồ Chí Minh đã kiên định và nhất quán con đường chủ nghĩa xã hội. Dưới ngọn cờ của tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã vững bước tiến lên giành những thắng lợi lịch sử có tầm thời đại. Thế giới hiện nay đã thay đổi rất nhiều, song cuộc đấu tranh cho độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội vẫn đang diễn ra gay gắt. Các thế lực thù địch và phản động không từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội đối với nước ta. Trong điều kiện đó, chúng ta phải làm sao để hội nhập mà vẫn giữ vững được độc lập, chủ quyền của dân tộc. Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”10. Chính thế, việc nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là nhằm quán triệt tư tưởng của Người: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội”. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo. Suốt đời mình, Hồ Chí Minh là con người của độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo. Người luôn xuất phát từ thực tế, hết sức tránh lặp lại những lối cũ, đường mòn, không ngừng đổi mới và sáng tạo. Đó là nét đặc sắc trong tinh thần Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh. Hiện nay, quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội có nhiều điểm khác với cách nghĩ, cách làm của chúng ta cách đây mấy chục năm trước. Muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công trước hết cũng cần phải học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là để thấm nhuần sâu sắc hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng của mỗi người. Người thường căn dặn: Học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần cách mạng và khoa học, cái tinh thần biện chứng để giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn cách mạng. Phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, từ tổng kết thực tiễn mà bổ sung, làm phong phú thêm lý luận. ĐỀ TÀI THẢO LUẬN Vì sao trong giai đoạn hiện nay, chúng ta không chỉ học tập nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn phải học tập nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh? Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh? 2. Phân tích những nguồn gốc ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh? 3. Vì sao nói chủ nghĩa Mác-Lênin là cội nguồn cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh? 4. Dựa trên cơ sở nào để khẳng định đến năm 1911, gia đình, quê hương và dân tộc đã chuẩn bị đầy đủ hành trang yêu nước cho Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước? 10 Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Hà Nội 2001- Trang 81. 15
  17. 5. Dựa trên cơ sở nào để khẳng định đến 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được hình thành về cơ bản? 16
  18. CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh giải phóng dân tộc được coi là bước phát triển mới học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh cho độc lập tự do. I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. 1. Khái lược quan điểm của Mác-Ăngghen-Lênin về vấn đề dân tộc. Dân tộc là một vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng, văn hóa giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc. Theo quan niệm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Trước dân tộc đã có các hình thức cộng đồng người: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn dến sự ra đời của các Nhà nước dân tộc tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc cũng đồng thời làm xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Lênin đã đề cập đến hai xu hướng phát triển của vấn đề dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản: Sự thức tỉnh của ý thức dân tộc của phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc sẽ dẫn đến việc thành lập các quốc gia độc lập; Với việc tăng cường và phát triển các mối quan hệ giữa các dân tộc sẽ dẫn tới sự phá hủy hàng rào ngăn cách dân tộc, thiết lập sự thống nhất quốc tế của chủ nghĩa tư bản, của đời sống kinh tế, chính trị, khoa học, nói chung. Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản không thể giải quyết được vấn đề dân tộc, mà chỉ dưới chủ nghĩa xã hội mới tạo điều kiện để thực hiện sự bình đẳng dân tộc và xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc là các dân tộc xích lại gần nhau. Lênin yêu cầu tất cả các Đảng Cộng sản phải kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa dân tộc tư sản và chủ nghĩa sô vanh giành thắng lợi cho chủ nghĩa quốc tế vô sản. Thời Mác và Ăngghen, các ông khẳng định: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, về mặt nội dung, không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc” 11. Từ đó, các ông kêu gọi: ”Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”12. Theo hai ông, trong thời đại ngày nay, chỉ có giai cấp vô sản mới thống nhất được lợi ích của giai cấp mình với lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chỉ cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Nhưng thời Mác, theo như Lênin đã từng nhận xét, vấn đề dân tộc so với vấn đề giai cấp thì nó chỉ là vấn đề thứ yếu. Sang thời đại Lênin, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản, Lênin đã đưa ra học thuyết về cách mạng thuộc địa. Theo Lênin, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước chính quốc sẽ không giành được thắng lợi nếu không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Vì thế Người đã đưa ra khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. Các Ông đã nêu lên những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn dề dân tộc và vấn đề giai cấp tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xác định 11 C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Hà Nội 1995- Tập 4- Trang 611. 12 Sđd- Trang 623-624. 17
  19. chiến lược, sách lược của các Đảng cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa, nhưng thực tiễn cách mạng vô sản ở châu Âu, các Ông vẫn tập trung nhiều nhiều hơn vào vấn đề giai cấp. Trong điều kiện từ đầu thế kỷ XX trở đi, Hồ Chí Minh là người đã vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa phù hợp với thực tiễn ở các nước thuộc địa. 2. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Thực chất là vấn đề dân tộc thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản, được thể hiện trong các luận điểm để giành độc lập và phát triển. Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa, nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản được thể hiện ở mấy luận điểm cơ bản sau: a) Độc lập - Tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được các đồng minh thắng trận long trọng thừa nhận, Nguyễn Ai Quốc, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước, gửi đến Hội nghị Hòa bình Vécxây một bản Yêu sách gồm 8 điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Đây là hình thức thử nghiệm đầu tiên của Hồ Chí Minh về sử dụng pháp lý tư sản trong đấu tranh bằng phương pháp hòa bình. Bản Yêu sách, từ nội dung đến lời lẽ đều rất ôn hòa, chưa đề cập vấn đề độc lập hay tự trị, mà mới chỉ tập trung vàp hai nội dung cơ bản: - Một là đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với người châu Âu là phải xóa bỏ các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố, đàn áp các bộ phận trung thực nhất trong nhân dân (tức những người yêu nước); phải xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh (một cách độc tài) và thay thế bằng chế độ các đạo luật. - Hai là đòi các quyết tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do lập hội, hội họp, tự do cư trú, Trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, một người Việt Nam chưa có tên tuổi, giữa sào huyệt của kẻ thù, dám đưa yêu sách về “quyền của các dân tộc” là một hành động yêu nước dũng cảm; biết đưa ra những đòi hỏi trong phạm vi cải cách dân chủ là một hành động tài trí, khôn ngoan. Mặc dầu vậy, bản Yêu sách đã không được các tên trùm để ý. Được những sự thật ấy rèn luyện, Nguyễn Ai Quốc rút ra bài học: Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng bản thân mình 13 Sau khi đã trở thành lãnh tụ có uy tín, đứng ra hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, trong Chánh cương vắn tắt cũng như trong Lời kêu gọi sau khi thành lập Đảng do Hồ Chí Minh trực tiếp khởi thảo, Người đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: “a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. b) Làm cho nước Nam được hoàn thiện độc lập”14. Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, chủ trì Hội nghị Trung ương 8 của Đảng, viết thư Kính báo đồng bào, chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”15. Người chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, ra báo Việt 13 Xem: Trần Dân Tiên: những mẩu chuyện về đời hoạt dộng của Hồ Chí Minh, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1970,tr.30. 14 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.3, tr.1. 18
  20. Nam độc lập, thảo Mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là: “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền”. Hồ Chí Minh đã đúc kết ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của nhân dân ta trong một câu nói bất hủ: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” Giữ vững tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm để dựng nước và giữ nước của dân tộc, khi tiếp cận với “Tuyên ngôn độc lập 1776” của nước Mỹ và “Tuyên ngôn dân quyền 1791” của cách mạng Pháp, Người đã khai quát nên chân lý bất di bất dịch về quyền cơ bản của các dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Cách mạng tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước quốc dân đồng bào và trước thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập, Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”16. Trong các bức thư và điện gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước vào thời gian đó, Người đã trịnh trọng tuyên bố rằng: “nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”17. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền độc lập, Người ra lời kêu gọi vang dậy núi sông: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”18 Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh leo thang ra miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đưa ra một chân lý bất hủ cho mọi thời đại: ”Không có gì quý hơn độc lập, tự do”19. Được sự cổ vũ của tinh thần đó, nhân dân hai miền Nam, Bắc đã kiên cường chiến đấu hy sinh, buộc Mỹ phải ký vào Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Điều 1, chương 1 của Hiệp định viết: “Hoa kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận”. b) Ở các nước đang đấu tranh giành độc lập, chủ nghĩa dân tộc chân chính vẫn là một động lực lớn. Với Hồ Chí Minh, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng. Nó cũng là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam, đồng thời là nguồn động viên với mọi dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Người vừa là “Anh hùng giải phóng” của dân tộc Việt Nam, vừa là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”. Theo Hồ Chí Minh, sự phân hoá giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để. Các giai cấp vẫn có sự tương đồng lớn: dù địa chủ hay nông dân, họ đều chung số phận là người nô lệ mất nước. Vì thế, “cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”. Từ đó, Người kiến nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản là: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa Quốc tế” 20. “Chủ 15 Sđd, tr. 198. 16 Sđd, t.4, tr.4. 17 Sđd,tr.469. 18 Sđd, tr. 480. 19 Sđd, t.12, tr.108. 19
  21. nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản” mà Hồ Chí Minh đề cập ở đây là chủ nghĩa dân tộc chân chính. Vấn đề dân tộc, ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trên lập trường và theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Chỉ đứng trên quan điểm, lập trường của Chủ nghĩa Mác-Lênin mới giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc. Xuất phát từ vị trí của người dân thuộc địa mất nước, từ truyền thống của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, coi đó là một động lực lớn mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy, không để ngọn cờ dân tộc rơi vào tay bất kỳ giai cấp nào khác. c) Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam cho đến đầu thế kỷ XX vẫn mới chỉ dừng lại ở chủ nghĩa yêu nước truyền thống. Đến Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc được tiến hành dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin.Ngay từ khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, năm 1930, Hồ Chí Minh đã xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: làm “tư sản cách mạng dân quyền” và “thổ địa cách mạng” để đi tới “xã hội cộng sản”. Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với với mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Xóa bỏ áp bức dân tộc mà không xoá bỏ áp bức giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Do đó, sau khi giành độc lập dân tộc phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự phát triển đất nước theo CNXH là một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập của dân tộc. Người viết: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH, vì có tiến lên CNXH thì nhân dân mình mới ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”21. Từ một người yêu nước, khi đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Người viết: “Sự nghiệp của người bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản toàn thế giới; mỗi khi chủ nghĩa cộng sản giành được chút ít thắng lợi trong một nước nào đó thì đó là thắng lợi cả cho người An Nam”22. Thời Mác, xã hội chủ yếu phân chia thành hai giai cấp lớn đối lập nhau: tư sản và vô sản, nên các ông nói nhiều đến đấu tranh giai cấp và cách mạng vô sản. Thời ấy, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chưa phát triển mạnh, chưa ảnh hưởng đến sự tồn, vong của chủ nghĩa tư bản; tương lai của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa vẫn chỉ được nhìn nhận trong sự phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản. Tình hình ở phương Đông lại rất khác ở phương Tây. Vấn đề đặt ra cho các dân tộc thuộc địa ở phương Đông là không phải làm ngay một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà trước hết là đấu tranh cho độc lập dân tộc. Sự nghiệp giải phóng dân tộc không cho phép ngồi chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở châu Âu để được trả lại nên độc lập cho các dân tộc thuộc địa. 20 Sdd, t.1, tr.467. 21 Hồ Chí Minh toàn tập- Nxb CTQG - Hà Nội 2000- Tập 9- Trang 173. 22. Sdd, t.1, tr. 469. 20
  22. Từ thực tiễn đó, Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành phê phán những quan điểm sai trái của một số Đảng Cộng sản Tây Âu và kết luận: Các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức của chính mình, đồng thời biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để trước hết phải đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, rồi từ đó mới tiến tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới. Theo Hồ Chí Minh, độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc. Là một chiến sỹ quốc tế chân chính, Người không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình, mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Năm 1914, khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất vừa nổ ra, Người đã đem toàn bộ số tiền dành dụm được từ đồng lương ít ỏi của mình ủng hộ quỹ kháng chiến của người Anh và nói với người bạn mình rằng: “Chúng ta phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”23. Người nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết, nhưng vẫn không quên nghĩa vụ quốc tế của mình. Người nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào và Cămpuchia. Người đề ra khẩu hiệu “giúp bạn là tự giúp mình” và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đong góp vào thắng lợi chung của sự nghiệp cách mạng thế giới. * Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp dân tộc với giai cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội được thể hiện ở những luận điểm sau: + Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn của đất nước: Từ 1924, Nguyễn Ái Quốc đã coi chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước. Phân tích sâu sắc đặc điểm của các dân tộc thuộc địa phương Đông, Người kết luận: “Người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”24. Từ đó Người kiến nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”25. + Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: Ngay từ khi hình thành đường lối cứu nước theo cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc với giai cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Trong bài “Cuộc kháng chiến” viết đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã thấy rõ mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và đã khẳng định: “cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” 26. Trong Chánh cương, Sách lược vắn tắt năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã xác định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản. Năm 1960, Người khẳng định rõ hơn: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”27. Hồ Chí Minh nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”28. Vì vậy, giành được độc lập rồi, phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là một đảm bảo 23 Sdd, t.1, tr.173. 24 Hồ Chí Minh toàn tập- Nxb CTQG- Hà Nội 2000- Tập 1- Trang 467. 25 Như trên. 26 Sđd- Trang 416. 27 Sđd- Tập 10- Trang 128. 28 Sđd- Tập 4- Trang 56. 21
  23. vững chắc cho nền độc lập của dân tộc. Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. + Độc lập cho dân tộc mình cũng đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc: Là một chiến sỹ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Người khẳng định: “Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Ở Người chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nhận định của Ăngghen: “Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính”29. II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể tóm tắt thành một hệ thống luận điểm sau: 1. Cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Phân tích tình hình các nước thuộc địa trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc và là một lực lượng quốc tế, từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Chủ nghĩa đế quốc la một con đĩa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai cái vòi ấy đi, tức phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; mặt khác cách mạng giải phóng dân tộc muốn đi đến thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Phân tích phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm đi tìm một con đường cứu nước mới. Tháng 7-1920, đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người thấy “tin tưởng, sáng tỏ và cảm động”. Người khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng của chúng ta”30. Năm 1923, trong Truyền đơn cổ động mua báo Người cùng khổ (le Paria), Người viết: “Chỉ có CNCS mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc ”31. Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sỹ phu và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và chọn con đường cách mạng vô sản cho cách mạng Việt Nam. Con đường cách mạng đó, theo Hồ Chí Minh có các nội dung sau: Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước đi tới xã hội cộng sản; Phải do giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản lãnh đạo; Phải là sự nghiệp của toàn dân dựa trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức; Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới nên phải đoàn kết quốc tế. 2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. 29 C. Mác- Ph. Ăngghen toàn tập- Nxb Tiến Bộ- Matxcova 1981- Tập 33- Trang 374 (tiếng Nga). 30 Sdd, t.10. tr.127. 31 Sdd, t.1, tr.461. 22
  24. Dù đã được thành lập hay chưa thì các tổ chức cách mạng kiểu cũ không thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công, vì nó thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học, không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công “trước hết phải có đảng cách mệnh. Đảng có vững cách mệnh mới thành công” 32. Người cũng đã khẳng định: cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, Đảng đó phải được xây dưng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin. Người phân tích: Muốn giải phong dân tộc thành công “trước hết phải có Đảng cách mệnh”; “Kách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ”, “phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”; “kách mệnh phải hiểu phong triều kách mệnh thế giới, phải bày sách lược cho dân”. “Vậy nên sức kách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có Đảng kách mệnh”33. Đầu năm 1930, Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, đường lối chính trị đúng đắn, phương pháp cách mạng khoa học và liên hệ chặt chẽ, mật thiết với quần chúng nhân dân 3. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công nông. Theo Nguyễn Ái Quốc, cách mạng giải phóng dân tộc “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”34, vì vậy phải đoàn kết toàn dân. Nhưng trong sự tập hợp rộng rãi đó, Người nhắc nhở “Công nông là người chủ cách mạng Công nông là gốc cách mạng”35. Trong phạm vi của cách mạng giải phóng dân tộc, trong Sách lược vắn tắt 1930, Người viết: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ” 36. Chính quan điểm này mà Quốc tế Cộng sản hồi ấy đã cho rằng, Nguyễn Ái Quốc chỉ nghĩ đến việc phản đế mà quên lợi ích giai cấp đấu tranh. Thật ra, trong chủ trương đoàn kết rộng rãi các lực lượng dân tộc chống đế quốc, Nguyễn Ái Quốc vẫn nhắc nhở phải quán triệt quan điểm giai cấp: Công nông là gốc cách mạng, các hạng khác chỉ là bạn cách mạng của công nông mà thôi. Người dặn: “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”37. Trong “Đường kách mệnh”, Người phê phán việc lấy ám sát cá nhân và bạo động non làm phương thức hành động. Người khẳng định: “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”. Người đã từng viết: “Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”38; “Địch chiếm trời, địch chiếm đất, nhưng chúng không làm sao chiếm được lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta”; “Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi 32 Hồ Chí Minh toàn tập- Nxb CTQG- Hà Nội 2000- Tập 2- Trang 267. 33 Sđd, tập 2, trang 267. 34 Sđd- Trang 262. 35 Sđd- Trang 266. 36 Sđd- Tập 3- Trang 3. 37 Như trên. 38 Sdd, t.3, tr.507. 23
  25. người Việt Nam yêu nước”; “Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, thực sự là cuộc chiến tranh nhân dân”39. “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được”40. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Người viết: “Bất kể đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc ” 41. Những năm 1960, trong lời kêu gọi toàn dân kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Người viết: “Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, thực sự là cuộc chiến tranh nhân dân”. “31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ già trẻ, gái trai, phải là 31 triệu chiến sỹ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng”42. Người khẳng định: trong chiến tranh, “quân sự là việc chủ chốt”, nhưng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị. Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược, có tác dụng thêm bạn bớt thù, phân hoá và cô lập kẻ thù. Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch. “Chiến tranh về mặt văn hoá hay tư tưởng so với những mặt khác cũng không kém phần quan trọng”43. 4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Theo quan niệm của Quốc tế III thì thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản nước chính quốc. Luận cương của Đại hội VI Quốc tế III ngày 1/9/1928 có đoạn viết: “Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”44. Khác với các quan niệm ấy, tại Đại hội V Quốc tế III tháng 6/1924, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích và chỉ ra: vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới, đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa, nếu coi thường cách mạng ở các nước thuộc địa là muốn đánh rắn bằng đuôi. Từ quan niệm của C.Mác “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”, Nguyễn Ái Quốc đưa ra luận điểm: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nổ lực của bản thân anh em”45. Từ 1921, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, cống hiến quan trọng vào phát triển kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin: “Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước” và có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn46. Trong “Đường kách mệnh”, Hồ Chí Minh chỉ ra mối liên hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa rằng: “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai 39 Sdd, t.12, tr.323. 40 Sdd, t.4, tr.298. 41 Sdd, t.4, tr.480. 42 Sdd, t.12, tr.323. 43 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, t.4, tr.319. 44 Những luận cương về nghị quyết Đại hội VI Quốc tế Cộng sản- Pari 1928- Trang 174 (Tiếng Pháp) 45 Hồ Chí Minh toàn tập- Nxb CTQG- Hà Nội 2000- Tập 2- Trang 128. 46 Xem Sđd- Tập 1- Trang 36. 24
  26. cấp cách mệnh cũng dễ. Và nếu công nông Pháp làm cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”47. 5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực (kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang của nhân dân). Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước. Chưa đè bẹp được ý chí xâm lược của chúng thì chưa thể có thắng lợi hoàn toàn. Hồ Chí Minh viết: “Trong cuộc chiến tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cáh mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”48. Ngay từ 1924, khi đề cập đến khả năng một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương, theo Nguyễn Ái Quốc, để có thắng lợi cuộc khởi nghĩa đó: - Phải có tính chất là một cuộc khởi nghĩa quần chúng. - Phải được nước Nga ủng hộ. - Phải trùng hợp với cách mạng vô sản Pháp. - Phải gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản thế giới. Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra nhận định: Cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Người đã cùng Trung Ương Đảng tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang và phát động Tổng khởi nghĩa Tháng Tám giành chính quyền trong cả nước chỉ trong hơn 10 ngày. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã chứng minh hùng hồn tính khoa học đúng đắn, tính cách mạng sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhưng phải tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định hình thức đấu tranh cách mạng cho thích hợp. Tuy chủ trương phải dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và bảo vệ chính quyền, nhưng Hồ Chí Minh luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu nhất. Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc. Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hoà bình là thống nhất biện chứng với nhau. Người viết: “Chúng tôi muốn hoà bình để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau. Chúng tôi mong đợi ở Chính phủ và nhân dân Pháp một cử chỉ mang lại hoà bình. Nếu không, chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước”49. Phương châm chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Người là đánh lâu dài. Người nói: “Địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng lợi”50. “Với binh nhiều, tướng đủ, khí giới tối tân, chúng định đánh mau thắng mau. Với quân đội mới tổ chức, với vũ khí thô sơ, ta quyết kế trường kỳ kháng chiến” “Thắng lợi với trường kỳ phải đi đôi với nhau”51. 47 Sdd, t.2, tr.266. 48 Sdd, t.12, tr.304. 49 Sdd, t.5, tr.19. 50 Sdd, t.4, tr.485. 51 Sdd, t.6, tr.81-82. 25
  27. Đồng thời Người cũng nhấn mạnh tự lực tự cường cũng là một phương châm chiến lược rất quan trọng, nhằm phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế cũng là một quan điểm nhất quán trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta chỉ rõ: sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn mà chúng ta phải chủ động đón lấy và sáng suốt vượt qua. Trong công cuộc này, chúng ta cần phải nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, giữa dân tộc với quốc tế, giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội nhằm tao ra những nguồn lực mới đưa sự nghiệp đổi mới tới những thắng lợi mới. 1. Khới dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nguồn nội lực hiểu một cách toàn diện, bao gồm con người, trí tuệ, truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, đất đai, tài nguyên, vốn liếng Nhưng tựu trung lại, yếu tố quan trọng và quyết định nhất là nguồn lực con người. Con người Việt Nam là con người yêu nước nồng nàn, gắn kết cộng đồng, có ý chí kiên cường, bất khuất không cam chịu nô lệ, không cam chịu nghèo hèn Dân tộc Việt Nam là dân tộc có tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc cao, yêu nước, yêu hoà bình, bất khuất chống giặc ngoại xâm quyết giữ gìn độc lập dân tộc Chính truyền thống quý báu đó đã được phát huy thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng vô song, đưa đến thắng lợi vĩ đại ở Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa xuân 1975. Ngày nay truyền thống ấy cần được dấy lên mạnh mẽ thành nguồn nội lực vô tận đưa đất nước vượt qua mọi nguy cơ, thách thức vững bước tiến lên. 2. Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp. Đề cao vấn đề dân tộc, nhưng Hồ Chí Minh luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết vấn đề dân tộc: - Luôn khẳng định vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam. - Chủ trương đại đoàn kết rộng rãi, nhưng phải trên nền tảng của liên minh công, nông, trí thức do Đảng lãnh đạo. - Cần thiết phải biết sử dung bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù. - Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là những quan điểm có tính nguyên tắc, bất biến trong mọi hoàn cảnh. Tuyệt đối hóa một trong các mặt trên đều dẫn đến sai lầm. Phải thấy ở Việt Nam, mục tiêu: “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” không chỉ là vấn đề giai cấp, mà bao gồm cả vấn đề dân tộc. Vì vậy, đi đôi với tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, cần làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp dân tộc và giai cấp, dân tộc độc lập và chủ nghĩa xã hội được quán triệt sâu sắc trong toàn đời sống xã hội, lấy đó làm định hướng cho việc giải quyết các vấn đề dân tộc của thời hiện đại. 3. Chăm lo xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. 26
  28. Trong thời đại mới, Đảng ta tiếp tục gương cao ngọn cờ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Đảng luôn phải chăm lo giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”52. Trong đền ơn đáp nghĩa cho đồng bào miền núi, giúp miền núi tiến kịp miền xuôi, Hồ Chí Minh chỉ thị: “Các cấp bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc” 53 để “nhân dân no ấm hơn, mạnh khỏe hơn. Văn hóa sẽ cao hơn. Giao thông tiện lợi hơn. Bản làng tươi vui hơn. Quốc phòng vững vàng hơn”54. So với nhiều nước trên thế giới hiện nay, mối quan hệ giữa các dân tộc anh em ở nước ta là tốt đẹp và ổn định. Song không phải không có cơ sở để kẻ thù khai thác, lợi dụng. Nhìn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 70 năm qua, và nhìn ra trên thế giới mới càng trân trọng và tự hào với di sản tư tưởng lý luận quý báu mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc. ĐỀ TÀI THẢO LUẬN Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, hãy làm rõ vì sao trong giai đoạn hiện nay càng phải cần thiết nhận thức và giải quyết các vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp vô sản trong sáng? Câu hỏi ôn tập 1. Hãy trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc? 2. Hãy trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc? 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng? Sự vận dụng tư tưởng bạo lực cách mạng trong tình hình hiện nay ở Việt Nam? 4. Căn cứ vào đâu để khẳng định: "Cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc" là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện lịch sử mới của Hồ Chí Minh? 5. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân phải được thực hiện trên nền tảng liên minh công-nông và do Đảng Cộng sản lãnh đạo? 52 Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX- Nxb CTQG- Hà Nội 2001- Trang 127. 53 Hồ Chí Minh toàn tập- Nxb CTQG- Hà Nội 2000- Tập 9- Trang 457. 54 Sđd- Tập 10- Trang 610-611. 27
  29. CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM Từ năm 1920, khi tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đi theo cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã gắn liền hai mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái, tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam, được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Đó là tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai ở Phương Đông qua thuyết đại đồng của Nho giáo: “Thiên hạ vi công”, “dân vi quý”, “các tận sở năng, các thủ sở nhu”, v.v Khi đến với cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy lý tưởng về một xã hội nhân đạo, trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện tất yếu của tự do cho mọi người”, đã tìm thấy trong Chủ nghĩa Mác-Lênin con đường thực hiện ước mơ giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ. Năm 1923, khi đến Liên-xô, lần đầu tiên Người được biết đến hiệu quả tích cực của chính sách kinh tế mới cuả Lênin trên con đường xây dựng một chế độ xã hội mới của nhân dân Xôviết. Tất cả những điều ấy là cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. 1. Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Quá trình tiếp xúc của Hồ Chí Minh với học thuyết Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm sáng tỏ bản chất của chủ nghĩa xã hội từ những kiến giải về kinh tế-xã hội, chính trị-triết học. Trong lý luận về hình thái kinh tế-xã hội các ông chỉ ra tính tất yếu của sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội. Các ông đã chỉ ra các đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội là: - Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. - Xóa bỏ bóc lột về kinh tế. - Xóa bỏ áp bức về chính trị. - Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc. - Giải phóng con người. - Công hữu về tư liệu sản xuất. Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực. Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội, sau khi đã hoàn thiện sẽ có bước phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản. - Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội với các yếu tố nhân văn, đạo đức, văn hóa. Hồ Chí Minh cũng đã tiếp cận về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhưng Hồ Chí Minh còn tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam, nên Người có bổ sung những nét riêng của mình về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. + Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc. Theo Người, “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải 28
  30. phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”55. Với Người, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được nhân loại, mới thực sự đem lại độc lập, tự do, bình đẳng cho các dân tộc. + Từ góc độ kinh tế, Hồ Chí minh chỉ ra rằng, sự hình thành, phát triển và chín muồi của CNXH là một tất yếu mà nguyên nhân sâu xa chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Nét sáng tạo của Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người đến với CNXH, luận giải nó từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để. + Từ góc độ văn hóa, Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa xã hội là một hình thái phát triển cao của nền văn minh nhân loại. Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội phải càng gắn chặt với văn hoá và chỉ đứng trên đỉnh cao của văn hoá chủ nghĩa xã hội mới có thể phát triển theo đúng quy luật xã hội khách quan, phù hợp với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Người đã đưa văn hoá thâm nhập vào bên trong của chính trị và kinh tế tạo nên một sự thống nhất biện chứng giữa văn hoá và chính trị, kinh tế, giữa các mục tiêu phát triển xã hội. Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội mang trong nó bản chất nhân văn và văn hóa. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về văn hóa và giải phóng con người. Con người là chủ thể của văn hóa. Người đặc biệt chú trọng xây dựng con người, tình người, mối quan hệ nhân văn giữa người với người. + Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức. Người coi chủ nghĩa xã hội xa lạ và đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Người viết: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại to lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”56. Người lên án mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, kêu gọi phải tiêu diệt nó, nhưng Người không phủ nhận vai trò cá nhân. Trái lại, Người luôn chăm lo đến nhu cầu và lợi ích của cá nhân, đề cao năng lực và phẩm chất của mỗi cá nhân. Với Hồ Chí Minh, đạo đức cao cả nhất là đạo đức cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng loài người. Chủ nghĩa xã hội, chính vì vậy cũng là giai đoạn phát triển mới của đạo đức. Người viết: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm bảo cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa” 57; “Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”58. + Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam. Con người Việt Nam có tính cố kết cộng đồng dân tộc, lấy nhân nghĩa làm gốc, trọng dân, khoan dung, hòa mục để hòa đồng. Văn hóa Việt Nam là văn hóa trọng trí thức, hiền tài. Đó là những nhân tố thuận lợi để đi vào chủ nghĩa xã hội. Từ phân tích một cách khoa học truyền thống tư tưởng - văn hoá, điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam và các nước phương Đông, sự tàn bạo của chế độ thuộc địa tại các nước đó, Người khẳng định: CNXH, CNCS không những thích ứng được ở châu Á, phương Đông mà còn thích ứng dễ hơn ở châu Âu. Tóm lại, quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội, nhân văn, đạo đức và văn hóa. Từ đó, Người khẳng định tính tất yếu của sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 55 Hồ Chí Minh toàn tập- Nxb CTQG- Hà Nội 2000- Tập 12- Trang 474. 56 Sđd- Tập 9- Trang 291. 57 Sđd- Tập 9- Trang 291. 58 Sđd- Trang 293. 29
  31. 2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội. 2.1. Quan điểm của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của chủ nghĩa xã hội. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra bản chất của chủ nghĩa xã hội có các đặc trưng cơ bản sau: + Từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu để giải phóng cho sức sản xuất xã hội phát triển. + Có nền đại công nghiệp cơ khí khoa học hiện đại, tạo ra năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản. + Thực hiện sản xuất có kế hoạch. + Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện công bằng, bình đẳng về lao động và hưởng thụ. + Khắc phục dần sự khác biệt giữa các giai cấp, giữa thành thị với nông thôn, giữa lao động trí óc với lao động chân tay, tiến tới một xã hội thuần nhất về giai cấp. + Giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, tạo điều kiện thuận lợi cho con người tận lực phát triển mọi khả năng sẵn có của mình. + Sau khi đạt được những mục tiêu đó, thì chức năng chính trị của Nhà nước dần tiêu vong. Khi nêu ra những tiêu chí trên, các ông mới chỉ vạch ra những phương hướng phát triển chủ yếu của chủ nghĩa xã hội, nhằm khẳng định tính ưu việt của nó so với chủ nghĩa tư bản. Để tránh rập khuôn, giáo điều, ngay trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã căn dặn: “Trong những nước khác nhau, những biện pháp ấy dĩ nhiên sẽ khác nhau rất nhiều” 59. Nhiệm vụ của những người cộng sản là phải dựa vào những đặc trưng ấy, để bổ sung và phát triển nó trong điều kiện lịch sử mới. Như vậy, có thể kết luận: Một là, thực tiễn sinh động là cơ sở xây dựng quan niệm về các đặc trưng bản chất của CNXH. Hai là, Các đặc trưng bản chất của CNXH được các nhà kinh điển đưa ra có ý nghĩa trong cuộc đấu tranh chống tư tưởng, học thuyết phi mác-xít nhằm giành thắng lợi quyết định cho học thuyết cách mạng. Những đặc trưng ấy sẽ dần dần được nhận thức thêm, phù hợp với biện chứng khách quan của hiện thực. 2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của chủ nghĩa xã hội. Thống nhất với các nhà kinh điển về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội, trong thực tiễn chỉ đạo xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và ở những thời điểm khác nhau, Hồ Chí Minh đã nêu lên quan niệm của mình về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội: Trả lời cho câu hỏi “chủ nghĩa xã hội là gì?”, Người có các cách diễn giải: + Chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn lạc hậu, ai cũng có công ăn việc làm, ai cùng được ấm no hạnh phúc; + Chủ nghĩa xã hội là thực hiện công hữu về tư liệu sản xuất; + Chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng trong lao động và hưởng thụ; + Chủ nghĩa xã hội là phát triển văn hóa, khoa học vì con người; + Chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân xây dựng nên và do Đảng lãnh đạo; + Chủ nghĩa xã hội là quyền làm chủ thuộc về nhân dân, cán bộ, đảng viên là đầy tớ trung thành của nhân dân. 59 C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập- Nxb CTQG- Hà Nội 1995- Tập 4- Trang 627. 30
  32. Một số định nghĩa cơ bản của Hồ Chí Minh về CNXH là: Trước 1954, khi CNXH là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam, Người định nghĩa tổng quát, xem CNXH, CNCS như là một xã hội hoàn chỉnh: “Chỉ có CNCS mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hoà thế giới chân chính, xoá bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”60. Hoặc: “Muốn cho CNCS thực hiện được cần phải có đất kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình”61. Định nghĩa bằng cách chỉ ra một mặt nào đó của CNXH: “CNXH là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v. làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, ốm đau và trẻ em ” 62. Hoặc: “Nhà nước XHCN và dân chủ nhân dân chỉ lo làm lợi cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, ngày càng được tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có người bóc lột người”63. Định nghĩa bằng cách xác định mục tiêu của CNXH, chỉ ra phương hướng, phương tiện để đạt được mục tiêu đó. Trong hơn 20 định nghĩa của Người về CNXH, thì hơn 2/3 định nghĩa thuộc loại này. Chẳng hạn, Người định nghĩa CNXH “là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng tự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”. Định nghĩa bằng cách xác định động lực của CNXH: “CNXH là nhằm nâng cao đời sống vất chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”64 Từ những định nghĩa về CNXH của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khái quát những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: + Một chế độ xã hội do nhân dân làm chủ. + Một xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. + Một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức. + Một xã hội công bằng và hợp lý. + Một xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tóm lại, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, nhân đạo và văn minh, một chế độ xã hội ưu việt nhất trong lịch sử, một xã hội tự do và nhân đạo, phản ánh được khát vọng thiết tha của loài người. 3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội. 3.1. Những mục tiêu cơ bản. Bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội có liên quan chặt chẽ với nhau. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh đều trở thành những mục tiêu cơ bản cần đạt tới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điểm then chốt có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là Người đã đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xây dựng CNXH ở Việt Nam trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau. Chính thông qua quá trình đề ra các mục tiêu đó, CNXH được biểu hiện ra với việc thoả mãn các nhu câu, lợi ích thiết yếu của 60 Hồ Chí Minh toàn tập- Nxb CTQG - Hà Nội 2000 - Tập 1 trang 461 61 Sdd, t.4, tr. 272 62 Sdd, t.8, tr. 226 63 Sdd, t.8, tr. 276 64 Sdd, t.10, tr. 556 31
  33. người lao động, theo các nấc thang từ thấp lên cao, tạo ra tính hấp dẫn, năng động của chế độ xã hội mới. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của CNXH theo Hồ Chí Minh là thống nhất. Người “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”65. Đây cũng chính là mục tiêu tổng quát theo cách diễn đạt của Hồ Chí Minh về CNXH. Tiếp cận CNXH về phương diện mục đích là một nét đặc sắc, thể hiện phong cách và năng lực tư duy lý luận khái quát của Hồ Chí Minh. Người đã có nhiều cách đề cập mục đích của CNXH: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”66; “Không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”67; “Làm cho dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quan không tốt đần dần dần được xoá bỏ Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vất chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt” 68; “Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”69. Mục tiêu cao nhất của CNXH trong quan niệm của Hồ Chí Minh là nâng cao đời sống của nhân dân. Trượt khỏi quỹ đạo đó thì hoặc là CNXH giả tạo, hoặc không có gì tương hợp với CNXH cả. Chỉ rõ và nêu bật mục tiêu của CNXH, Hồ Chí Minh đã khẳng định tính ưu việt của CNXH so với các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử, chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách toàn diện: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, hình thành các nhân cách phát triển tự do. Quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng của CNXH là một quá trình lâu dài, trải qua một thời kỳ quá độ, nhiều bước trung gian, quá độ nhỏ. Chính thế, Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độ lên CNXH trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: + Mục tiêu chính trị: Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ xã hội do dân làm chủ. Nhà nước phải ra sức phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong Nhà nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Cán bộ, đảng viên chỉ là đầy tớ của nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải chăm lo trau dồi đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Nhân dân phải chăm lo việc nước như việc nhà, mọi người đều phải có nghĩa vụ lao động, bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, học tập và nâng cao trình độ về mọi mặt để xứng đáng vai trò của người chủ. + Mục tiêu kinh tế: Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là “nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến”, “cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xóa bỏ”, “kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên” 70. Không có nền công nghiệp hiện đại thì không thể có chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật tất yếu của các nước lạc hậu chưa qua tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, Người rất quan tâm việc kết hợp các loại lợi 65 Sdd, t.4, tr. 161 66 Sdd, t.10, tr. 271 67 Sdd, t.10, tr. 159 68 Sdd, t.10, tr. 591 69 Sdd, t.12, tr. 500 70 Sđd- tập 9- trang 588, 592. 32
  34. ích kinh tế. Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế. + Mục tiêu văn hoá-xã hội: Theo Hồ Chí Minh, văn hoá là một mục tiêu coa bản của cách mạng XHCN. Chủ nghĩa xã hội gắn liền với văn hóa và là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về giải phóng con người. Văn hóa - tư tưởng không phụ thuộc một cách máy móc vào những điều kiện sinh hoạt vật chất, vào mức sống, mà có khi cách mạng tư tưởng - văn hóa phải đi trước một bước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp. Người yêu cầu “cán bộ phải có văn hóa làm gốc Công nhân cũng phải có trình độ kỹ thuật rất cao không kém gì kỹ sư Nông dân cũng phải biết văn hóa” 71. Nền văn hóa mà Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng là nền văn hóa “lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”, “phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”, “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Phương châm xây dựng nền văn hoá mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất của công cuộc xây dựng CNXH là công cuộc xây dựng chính con người. Người thường khẳng định: Muốn có con người XHCN, phải có tư tưởng XHCN. + Mục tiêu về quan hệ xã hội: Theo Hồ Chí Minh, xã hội mà chúng ta xây dựng là một xã hội công bằng, dân chủ, có quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Người căn dặn: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa”72. Con người xã hội chủ nghĩa theo quan niệm của Hồ Chí Minh, là con người có tinh thần và năng lực làm chủ, có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, có kiến thức khoa học, kỹ thuật, nhạy bén với cái mới, có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người, giải phóng mọi tiềm năng sẵn có của con người để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong giải phóng sức lao động Người chú ý nhiều đến giải phóng sức lao động của phụ nữ. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của phụ nữ trong cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội: ”Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”73. Điều đó thể hiện chủ nghĩa nhân văn, tầm văn hóa và nhãn quan chính trị rộng lớn của Hồ Chí Minh. 3.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về các động lực của chủ nghĩa xã hội. Khi trả lời cho câu hỏi “muốn có chủ nghĩa xã hội phải làm gì?”, Người nhấn mạnh nhân tố quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là ra sức phát triển sản xuất, và đặc biệt nhấn mạnh động lực con người74. Động lực hiểu một cách tóm tắt là tất cả những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội thông qua hoạt động của con người biểu hiện cả ở hai phương diện vật chất và tư tưởng. Hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú. Xét đến cùng, các động lực muốn phát huy được tác dụng đều phải thông qua con người, do đó bao trùm lên tất cả vẫn là động lực con người - con người trên cả hai bình diện: cộng đồng và cá nhân. - Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân tộc - động lực chủ yếu để phát triển đất nước. 71 Sđd- Tập 8- Trang 224. 72 Sđd- Tập 10- Trang 310. 73 Sđd, t.9,tr.523. 74 Xem Hồ Chí Minh toàn tập- Nxb CTQG- Hà Nội 2000- Tập 6 trang 515; tập 8 trang 226; tập 9 trang 23, 291, 586; tập 10 trang 133, 312. 33