Giáo trình Triết học (Phần 2)

pdf 223 trang phuongnguyen 4330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Triết học (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_triet_hoc_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Triết học (Phần 2)

  1. 225 Chƣơng V CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DUY VẬT BIỆN CHỨNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC Trong đời sống xã hội, thế giới quan giữ vai trò rất quan trọng, vì nó định hướng cho mọi hoạt động của con người. Chính vì vậy mà từ quá trình hình thành thế giới quan một cách tự phát, con người đã chủ động để hình thành thế giới quan một cách tự giác. Một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình này là xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống tư tưởng cơ bản mang tính chỉ đạo cho các quan điểm, quan niệm về thế giới. Trên cơ sở một số vấn đề chung nhất về thế giới quan, chương “Chủ nghĩa duy vật mác-xít – Cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học” sẽ khái quát nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hệ tư tưởng cơ bản mang tính chỉ đạo cũng như những yêu cầu có tính nguyên tắc mà nó đòi hỏi đối với việc hình thành một thế giới quan khoa học. I. THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT 1- Thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan a) Khái niệm “Thế giới quan” Là sản phẩm và là một bộ phận của thế giới, con người có nhu cầu phải nhận thức về thế giới cũng như phải nhận thức về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới để điều chỉnh hoạt động của mình, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Kết quả của quá trình nhận thức ấy tạo nên thế giới quan. Như vậy, thế giới quan là những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới xung quanh, về bản thân và về cuộc sống của con người, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Về nguồn gốc, thế giới quan ra đời từ cuộc sống. Nó là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức song suy cho đến cùng nó là kết quả của cả những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Hình thành thế giới quan là một quá trình tất yếu mà chủ thể của nó có thể là cá nhân hay cộng đồng xã hội. Về nội dung, thế giới quan phản ánh thế giới ở ba góc độ: 1) Các đối tượng bên ngoài chủ thể; 2) Bản thân chủ thể và 3) Mối quan hệ giữa chủ
  2. 226 thể với các đối tượng bên ngoài chủ thể. Ba góc độ này vừa thể hiện ý thức con người về thế giới, vừa thể hiện ý thức của con người về chính bản thân mình. Về hình thức, thế giới quan có thể biểu hiện dưới dạng các quan điểm, quan niệm rời rạc, cũng có thể hiểu hiện dưới dạng hệ thống lý luận chặt chẽ. Về cấu trúc, là hiện tượng tinh thần, thế giới quan có cấu trúc phức tạp và được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, song hai yếu tố cơ bản của thế giới quan là tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin để hình thành lý tưởng, động cơ thôi thúc con người. Như vậy, một thế giới quan nhất quán là một thế giới quan có tri thức và niềm tin thống nhất với nhau tạo nên cơ sở vững chác cho con người tiếp tục tìm hiểu thế giới, cho con người xác định thái độ, cách thức hoạt động, cách thức sống nói riêng và xác lập nhân sinh quan nói chung. Chính vai trò là cơ sở để con người xác định những vấn đề then chốt của cuộc sống, thế giới quan có các chức năng như: chức năng nhận thức, chức năng xác lập giá trị, chức năng bình xét, đánh giá, chức năng điều chỉnh hành vi, v.v. khái quát lại, chức năng bao trùm của thế giới quan là chức năng định hướng cho toàn bộ hoạt động sống của con người. b) Những hình thức cơ bản của thế giới quan Là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức, thế giới quan phát triển theo sự phát triển nhận thức của con người. Cho đến nay, sự phát triển của thế giới quan đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: Thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học. - Thế giới quan huyền thoại: Thế giới quan huyền thoại là thế giới quan có nội dung pha trộn một cách không tự giác giữa thực và ảo. Thế giới quan huyền thoại đặc trưng cho “tư duy nguyên thuỷ”, được thể hiện rõ nét qua các chuyện thần thoại, nó chủ yếu phản ánh nhận thức về thế giới của con người trong xã hội công xã nguyên thuỷ. Thế giới quan huyền hoại mang nặng dấu ấn của thời đại đã sản sinh ra nó – thời đại mà con người tính mông muội chưa bị đẩy lùi trong cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, trong cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn.
  3. 227 Thế giới quan huyền thoại chủ yếu là sản phẩm của nhận thức cảm tính thể hiện qua những đối tượng mà con người có thể trực tiếp quan sát được nên những gì trừu tượng thường được con người hình dung dưới những dạng sự vật cụ thể. Chẳng hạn: “Thiện” và “ác”. Đây là khái niệm thể hiện sự đánh giá về mặt giá trị của xã hội song trong thần thoại, thiện - ác được mô tả là những vật có hình dáng, có kích thước và có cả nơi cất giữ, bảo quản. Thế giới quan huyền thoại thể hiện đậm nét trí tưởng tượng của “tư duy nguyên thuỷ” – tư duy chứa đựng sự pha trộn một cách không tự giác giữa thực và ảo, giữa người và thần. Sự pha trộn này, như Ph.Ăngghen nhận định, là kết quả tất yếu của trình độ nhận thức thấp, khi con người chưa hiểu về nguồn gốc, nguyên nhân, bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới nên họ đã nhân cách hoá, nhân hình hoá, nhân tính hoá chúng thành các vị thần hoặc bán thần trong thần thoại1. Thần Sông Akêlôx, Thần Đất Gaia, v.v. trong thần thoại Hy Lạp; Thần Gió Ngẫu Cường, Thần Mặt Trời Viêm Đế v.v. trong thần thoại Trung Quốc; Thần Lửa Agri, Thần Không Trung Varuna, v.v. trong thần thoại Ấn Độ; v.v. là kết quả của sự nhân cách hoá, nhân hình hoá, nhân tính hoá ấy. Mặt khác, trong xã hội công xã nguyên thuỷ, cuộc sống cộng đồng với tất cả những nhu cầu của nó đã làm nảy sinh ý thức tìm về cội nguồn của người nguyên thuỷ. Họ biết hơn những gì mà tổ tiên của họ đã tạo ra và mong mỏi tổ tiên sẽ tiếp thêm sức mạnh, giúp họ chiến thắng trong cuộc chiến chống thiên tai, chống thú dữ và chống những cộng đồng người khác, Hình ảnh của các thế hệ trước được truyền miệng từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác qua trí tưởng tượng, qua suy luận tưởng tượng của người kể tạo ra những sự biến đổi không tự giác làm những con người của thị tộc ngày càng anh hùng hơn, kỳ vĩ hơn và cũng thần thánh hơn. Hêraclex, Hector, Ôđixê, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, v.v. là những con người như thế. Có thể nói, ở thế giới quan huyền thoại, “Bất cứ một câu chuyện thần thoại nào cũng đều khắc phục, khống chế và hình thành các lực lượng của tự nhiên trong tưởng tượng và nhờ trí tưởng tượng”2; cũng đều truy tìm nguồn gốc thị tộc – những thị tộc đã có trước thần thoại do chính bản thân thị tộc sáng tạo ra với những vị thần và bán thần; cũng đều chỉ là cái thực tế đã qua phản ánh hoang tưởng vào những câu chuyện của người nguyên thuỷ”3. 1 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.404-405. 2 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, t.12, tr.890. 3 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.154-156.
  4. 228 - Thế giới quan tôn giáo Thế giới quan tôn giáo là thế giới quan có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên đối với thế giới, đối với con người; được thể hiện qua các hoạt động có tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy. Thế giới quan tôn giáo ra đời khi trình độ nhận thức và khả năng hoạt động thực tiễn của con người còn rất thấp, Những hình thức sơ khai của thế giới quan này như Bái vật giáo, Tôtem giáo, Ma thuật giáo, Linh vật giáo, Saman giáo thể hiện sự yếu đuối, bất lực, sợ hãi của con người trước những lực lượng tự nhiên, cũng như những lực lượng xã hội đã dẫn đến việc con người thần thánh hoá chúng, quy chúng về những sức mạnh tự nhiên và đi đến tôn thờ chúng. Theo Ph.Ăngghen “Tất cả các tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào đầu óc con người – những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ. Chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”1. Đặc trưng chỉ yếu của thế giới quan tôn giáo là niềm tin cao hơn lý trí, trong đó niềm tin vào một thế giới khác hoàn thiện, hoàn mỹ mà con người sẽ đến sau khi chết giữ vai trò chủ đạo. V.I.Lênin cho rằng: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống như sự bất lực của con người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu, v.v.”2. Ở niềm tin này, thế giới quan tôn giáo vừa biểu hiện sự nghèo nàn của hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn ấy. Nó như tiếng thở dài của chúng sinh, như “thuốc phiện” làm giảm nỗi đau trước những mất mát của những người cùng khổ, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng trong cuộc sống. - Thế giới quan triết học Thế giới quan triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới xung quanh, về bản thân và về cuộc sống của con người, về vị trí của con người trong thế giới ấy. Thế giới quan triết học chỉ hình thành khi triết học ra đời – khi nhận thức của con người đã đạt đến trình độ cao của sự khái quát hoá, trừu tượng 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.20, tr.437. 2 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1979, t.12, tr.169-170.
  5. 229 hoá và khi các lực lượng xã hội đã ý thức được sự cần thiết phải có định hướng về tư tưởng để chỉ đạo cuộc sống. Thế giới quan triết học và triết học không đồng nhất. Triết học là hạt nhân của thế giới quan, là một bộ phận quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quan điểm, quan niệm còn lại của thế giới quan như những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, kinh tế, chính trị, văn hoá, v.v. Đặc trưng quan trọng nhất của thế giới quan triết học là việc đề cao vai trò của lý trí; nó phản ánh thế giới bằng lý luận thông qua hệ thống các khái niệm, các phạm trù không ngừng điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chúng trong quá trình nhận thức. Phân biệt sự khác nhau giữa những người có thế giới quan triết học với những người có thế giới quan khác, C.Mác viết: “ các vị hướng về tình cảm, triết học hướng về lý trí; các vị nguyền rủa, than vãn, triết học dạy bảo; các vị hứa hẹn toàn bộ thiên đường và thế giới, triết học không hứa hẹn gì cả ngoài chân lý; các vị đòi hỏi tin tưởng tín ngưỡng của các vị, triết học không đòi hỏi tin tưởng vào các kết luận của nó, nó đòi hỏi kiểm nghiệm những điều hoài nghi; các vị doạ nạt, triết học an ủi. Và, thật thế, triết học biết cuộc sống khá đầy đủ để hiểu rằng những kết luận của nó không bao dung sự khao khát hưởng lạc và lòng vị kỷ – của cả thiên giới lẫn thế giới trần tục1. Ba hình thức cơ bản của thế giới quan có thể chia thành hai loại: Thế giới quan khoa học và thế giới quan phản khoa học, trong đó, thế giới quan khoa học là thế giới phản ánh thế giới và định hướng cho hoạt động của con người trên cơ sở tổng kết những thành tựu của quá trình nghiên cứu khoa học, thực nghiệm khoa học và dự báo khoa học. Ở thế giới quan khoa học, các quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới không ngừng được bổ sung, hoàn thiện theo sự phát triển của khoa học và cùng với sự bổ sung, hoàn thiện ấy, vai trò cải tạo thế giới thông qua hoạt động thực tiễn của thế giới quan khoa học ngày càng được nâng cao. 2- Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển thế giới quan duy vật a) Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật - Thế giới quan duy tâm là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới là tinh thần và thừa nhận vai trò quyết định của các yếu tố tinh thần 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.159.
  6. 230 đối với thế giới vật chất nói chung, đối với con người, xã hội loài người nói riêng. Thế giới quan duy tâm thể hiện rất đa dạng dưới nhiều cấp độ khác nhau. Tính đa dạng của thế giới quan duy tâm trước hết phụ thuộc vào tính đa dạng trong quan niệm về “tinh thần” của những người có thế giới quan này. “Tinh thần” có thể là ý thức của con người như ý chí, tình cảm, tri thức, kinh nghiệm, v.v.; cũng có thể là một bản nguyên, bên ngoài con người như “Tinh thần tối cao”, “Ý niệm tuyệt đối”, “Đấng Sáng tạo”, v.v. Các cấp độ của thế giới quan duy tâm phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người và tương ứng với trình độ nhận thức ấy, thế giới quan duy tâm thể hiện dưới hình thức thô sơ, tôn giáo hay triết học. Về vấn đề này, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Tất cả các nhà duy tâm , cả về triết học lẫn tôn giáo, cả cũ lẫn mới, đều tin vào linh cảm, khải thị, chúa cứu thế, người sáng tạo kỳ diệu; sự tín ngưỡng ấy mang hình thức thô sơ, tôn giáo hay hình thức văn minh, triết học, thì điều đó chỉ phụ thuộc vào trình độ giáo dục của họ ”1 - Thế giới quan duy vật là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất, thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với các biểu hiện của đời sống tinh thần và thừa nhận vị trí, vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực. Theo thế giới quan duy vật thì chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, Thế giới vật chất không sinh ra, không bị mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận. Thế giới quan duy vật cũng thừa nhận sự tồn tại của các hiện tượng tinh thần song mọi biểu hiện của tinh thần đều có nguồn gốc từ vật chất, Vì vậy, trong mối qua hệ giữa vật chất và tinh thần thì vật chất là cái có trước, tinh thần có sau và bị vật chất quyết định. Thế giới quan duy vật khẳng định sự tồn tại hiện thực của con người và cùng với việc thừa nhận vai trò quyết định cuả hoàn cảnh vật chất, thế giới duy vật nhấn mạnh tính năng động, tính tích cực của con người trong cuộc sống. Phân biệt giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, V.I.Lênin cho rằng: “Không trừ một trường hợp nào, đằng sau một đống 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t3, tr.780.
  7. 231 thuật ngữ tinh vi, đằng sau cái mớ lộn xộn những nghị luận uyên thâm kinh viện, là hai đường lối cơ bản, hai khuynh hướng cơ bản. Những người duy vật cho rằng giới tự nhiên là cái có trước, tinh thần là cái có sau; nó đặt tồn tại lên hàng đầu và tư duy vào hàng thứ hai. Còn những người duy tâm thì ngược lại”1. Như vậy, theo V.I.Lênin, cơ sở quan trọng nhất để xác định một thế giới quan nào đó thuộc duy vật hay duy tâm – cho dù duy tâm dưới bất kỳ hình thức nào (thô sơ, chất phác, tôn giáo hay văn minh, triết học) – là xem thế giới quan đó quan niệm như thế nào về vị trí, vai trò của vật chất, của ý thức trong mối quan hệ giữa chúng. b) Lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật Kể từ khi triết học ra đời, sự phát triển của thế giới quan duy vật gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Tương ứng với ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật là Chủ nghĩa duy vật chất phác, Chủ nghĩa duy vật siêu hình, Chủ nghĩa duy vật biện chứng là ba hình thức cơ bản của thế giới quan: Thế giới quan duy vật chất phác, Thế giới quan duy vật siêu hình và Thế giới quan duy vật biện chứng. - Thế giới quan duy vật chất phác: Thế giới quan duy vật chất phác là thế giới quan thể hiện trình độ nhận thức ngây thơ, chất phác của những nhà duy vật Thế giới quan duy vật chất phác thể hện rõ nét ở thời cổ đại. Đây là thời kỳ con người đã thoát khỏi trạng thái mông muội nhưng mọi mặt của đời sống xã hội còn ở trình độ rất thấp. Lao động đã từng bước được phân thành lao động trí óc và lao động chân tay song sản xuất vật chất vẫn là hoạt động cơ bắp còn hoạt động tinh thần của những người lao động trí óc mới chỉ tạo nên phôi thai của khoa học nên trong khi thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất, các nhà duy vật đã quan niệm vật chất là một hay một số chất đầu tiên sản sinh ra vũ trụ. Ở phương Đông, phái Ngũ hành coi những chất đầu tiên ấy là Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả - Thổ; phái Nyaya – Vai‟sêsika: những hạt không đồng nhất, bất biến, khác nhau về hình dáng và khối lượng mà họ gọi là Anu; phái Lokayata: đất, nước, lửa, không khí; v.v. Ở phương Tây, phái Milê cho rằng chất đầu tiên ấy đơn thuần là nước (quan điểm của Talét), apeirôn (quan điểm của Anaximan) hay không 1 Xem V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.18, tr.416 và tr.112.
  8. 232 khí (quan điểm của Anaximen); Hêraclit bảo đấy là lửa; Lơxip và Đêmôcrit khẳng định là nguyên tử; v.v. Những vấn đề về con người cũng được các nhà duy vật giải thích xuất phát từ những chất mà họ coi là vật chất ấy: Con người là hiện thân của ngũ hành, là sản phẩm của khí, là sự tương tác giữa âm – dương, là sự kết hợp các nguyên tử, v.v. Với quan niệm về thế giới, về con người như vậy, nhìn chung thế giới quan duy vật chất phác thời cổ đại có những bước tiến đáng kể so với các thế giới quan khác cùng tồn tại ở xã hội đương thời song do hạn chế về lịch sử, thế giới quan duy vật chất phác còn nhiều hạn chế, trong đó: + Nhận thức của các nhà duy vật mang nặng tính trực quan, phỏng đoán chứ chưa có được những căn cứ khoa học vững chắc. + Quan niệm vật chất là một hay một số chất đầu tiên sản sinh ra vạn vật chứng tỏ các nhà duy vật thời kỳ này đã đồng nhất vật chất với vật thể – một số dạng cụ thể của vật chất. + Việc đồng nhất vật chất với vật thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều hạn chế trong những lĩnh vực khác, như: Không hiểu được bản chất của các hiện tượng tinh thần cũng như mối quan hệ giữa tinh thần với vật chất; không có cơ sở xác định những biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội nên cũng không có cơ sở để đứng trên quan điểm duy vật khi giải quyết những vấn đề về xã hội. Điều đó tất yếu dẫn đến duy vật không triệt để: khi giải quyết những vấn đề về tự nhiên họ đứng trên quan điểm duy vật, còn khi giải quyết những vấn đề về xã hội họ đã “trượt” sang quan điểm duy tâm”; v.v. + Thế giới quan duy vật thời cổ đại chỉ dừng lại ở việc giải thích thế giới chứ chưa đóng được vai trò cải tạo thế giới. Tuy còn nhiều hạn chế cả về trình độ nhận thức cũng như nội dung phản ánh nhưng thế giới quan duy vật chất phác thời cổ đại đã có những đóng góp lớn lao vào quá trình phát triển nhận thức. Điều ấy thể hiện: Sự ra đời của thế giới quan duy vật thời cổ đại đã đánh dấu bước chuyển hoá từ giải thích thế giới dựa trên thần linh sang giải thích thế giới dựa vào giới tự nhiên, nó định hướng cho con người nhận thức thế giới phải xuất phát từ chính bản thân thế giới và nó đã đặt ra nhiều vấn đề - từ đó thế giới quan duy vật ở các giai đoạn sau tiếp tục phát triển, hoàn thiện. - Thế giới quan duy vật siêu hình
  9. 233 Thế giới quan duy vật siêu hình là thế giới quan duy vật được hình thành và phát triển bằng phương pháp tư duy siêu hình. Thế giới quan duy vật siêu hình biểu hiện rõ nét vào thời cận đại, vào thế kỷ thứ XVII – XVIII ở các nước Tây Âu. Thời kỳ này phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được xác lập ở nhiều nước. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi khoa học tự nhiên phải có những bước phát triển mới nhưng vào thế kỷ thứ XVII – XVIII hoá học còn ở trong hình thức ấu trĩ, chủ yếu theo thuyết phlôgixtôn; sinh vật học ở trình độ phôi thai, cơ thể của động, thực vật mới chỉ được nghiên cứu rất thô sơ và được giải thích bằng những nghiên cứu thuần tuý máy móc; lịch sử phát triển của trái đất hoàn toàn chưa được biết đến v.v. Trong tất cả các khoa học tự nhiên, chỉ có cơ học là về cơ bản đã đạt đến mức độ hoàn bị nên những định luật cơ học được coi là duy nhất đúng đối với mọi hoạt động nhận thức. Điều này dẫn đến sự thống trị của phương pháp tư duy siêu hình mà hầu hết các nhà duy vật ở Tây Âu đều chịu ảnh hưởng. Những yếu tố biên chứng có xuất hiện trong học thuyết của các nhà duy vật song nhìn chung thế giới quan của họ là thế giới quan duy vật siêu hình. Tiêu biểu cho thế giới quan duy vật siêu hình thế kỷ thứ XVII – XVIII là thế giới quan của Bêcơn, Hốpxơ, Lốccơ, Xpinôda, Đềcáctơ, La Metri, Điđrô, Hônbách, v.v. Các nhà duy vật siêu hình trong khi phủ nhận vai trò của Đấng Sáng tạo, thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất đã phát triển tư tưởng coi vật chất là chất đầu tiên tạo ra vũ trụ của các nhà duy vật thời cổ đại: Bêcơn, Đềcáctơ coi vật chất là “hạt”; Hốpxơ, La Metri, Điđrô coi là “các vật thể riêng lẻ”, v.v. Nhìn chung, thế giới trong quan niệm của các nhà duy vật siêu hình là vô số những sự vật cụ thể tồn tại cạnh nhau trong một không gian trống rỗng, vĩ đại. Các nhà duy vật siêu hình đề cao con người, đề cao các giá trị của con người song quan niệm con người cũng chỉ như một cỗ máy: Hốpxơ hiểu trái tim của con người như chiếc lò xo, thần kinh như những sợi chỉ còn các khớp xương như những bánh xe; Bêcơn coi ý thức của con người là “linh hồn biết cảm giác” tồn tại trong óc và luôn chảy theo các dây thần kinh và mạch máu; v.v. Không hiểu đúng về con người, tất yếu các nhà duy vật siêu hình cũng không thể hiểu đúng về vị trí, vai trò của con người trong thế giới mà con người đang sống Thế giới quan duy vật siêu hình thời cận đại tuy góp phần chống thế giới quan duy tâm, góp phần giúp con người đạt được một số hiệu quả
  10. 234 trong nhận thức từng lĩnh vực hẹp song vì phát triển tư tưởng về vật chất của các nhà duy vật thời cổ đại và phương pháp nhận thức là phương pháp siêu hình nên ngoài những hạn chế mà các nhà duy vật thời cổ đại đã mắc phải, các nhà duy vật thời cận đại còn mang nặng tư duy máy móc, không hiểu thế giới là một quá trình với tính cách là lịch sử phát triển của vật chất trong các mối liên hệ đa dạng, phức tạp và trong trạng thái vận động không ngừng, vĩnh viễn. - Thế giới quan duy vật biện chứng: Thế giới quan duy vật biện chứng là thế giới quan duy vật được hình thành và phát triển bằng phương pháp tư duy biện chứng. Thế giới quan này được C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào giữa thế kỷ thứ XIX, V.I.Lênin và những người kế tục ông phát triển. Sự ra đời của thế giới quan duy vật biện chứng là kết quả kế thừa tinh hoa các quan điểm về thế giới trước đó, trực tiếp là những quan điểm duy vật của L.Phơbách và phép biện chứng của F.Hêghen; là kết quả sử dụng tối ưu thành tựu của khoa học, trước hết là thành tựu của Vật lý học và Sinh học. Ph.Ăngghen nhận định: Thời gian này (giữa thế kỷ thứ XIX) khoa học tự nhiên đã phát triển và đạt được những kết quả rực rỡ, đã cung cấp những tài liệu mới với số lượng chưa từng có, đến mức làm cho người ta không những có thể khắc phục hoàn toàn tính siêu hình máy móc của thế kỷ XVIII, mà ngay bản thân khoa học tự nhiên, nhờ chứng minh được những mối liên hệ tồn tại trong bản thân giới tự nhiên mà đã biến từ khoa học kinh nghiệm chủ nghĩa thành khoa học lý luận và nhờ tổng hợp những kết quả đã đạt được mà đã trở thành một hệ thống nhận thức duy vật về thế giới trong sự vận động, biến đổi không ngừng của nó1. Sự ra đời của thế giới quan duy vật biện chứng còn là kết quả tổng kết sự kiện lịch sử diễn ra ở các nước Tây Âu, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành và đã bộc lộ cả những mặt mạnh cũng như những mặt hạn chế của nó. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng – những vấn đề mà chúng ta tìm hiểu sau đây – đem lại cho con người không chỉ một bức tranh trung thực về thế giới mà còn đem lại cho con người một định hướng, một phương pháp tư duy khoa học để con người tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới. 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr.673-678.
  11. 235 II. NỘI DUNG, BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1- Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện qua tất cả các quan điểm, quan niệm của nó song có thể khái quát thành hai quan điểm lớn: quan điểm duy vật về thế giới và quan điểm duy vật về xã hội. a) Quan điểm duy vật về thế giới Cũng như những nhà duy vật trước đó, các nhà duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất nhưng vật chất không phải là một hay một số chất cụ thể mà vật chất là thực tại khách quan, tức là tất cả những gì tồn tại ngoài ý thức, không phụ thụoc vào ý thức, quyết định sinh ra ý thức và được ý thức phản ánh1. Từ quan niệm bản chất của thế giới là vật chất, các nhà duy vật biện chứng khẳng định thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó2. Bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới thể hiện: - Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra và không mất đi. - Tất cả các bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ với nhau, chúng hoặc là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất, hoặc có nguồn gốc từ vật chất, do vật chất sinh ra. Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi, chuyển hoá lẫn nhau, là nguyên nhân, kết quả của nhau. - Mọi sự tồn tại, biến đổi, chuyển hoá của các dạng vật chất đều bị chi phối bởi các quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất. Những nội dung trên không phải là sáng tạo thuần tuý từ tư duy của các nhà duy vật biện chứng mà trước hết nó là sự khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên: Từ phỏng đoán thiên tài về bảo toàn vật chất và bảo toàn vận động của Lômônôxốp; từ việc chứng minh được bằng thực nghiệm sự bảo toàn khối lượng trong các phản ứng hoá học của ông và Lavoadiê đến định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của Maye và hệ thống các định luật bảo 1 Xem V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva 1980, t.18, tr.322. 2 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr.67.
  12. 236 toàn của vật lý học sau này là nền tảng khoa học cho kết luận về tính bất sinh, bất diệt của thế giới vật chất. Từ phát hiện ra tế bào hữu cơ với tư cách là đơn vị sống của Svannơ và Slaiđen mà cấu tạo và mọi quá trình phát sinh, phát triển của các cơ thể đã hiện ra theo quy luật. Từ phát hiện của Đácuyn về chuỗi tiến hoá của giới hữu sinh cùng một loạt các phát hiện khác trong vật lý học, hoá học, sinh học, thiên văn học đã dẫn đến phát hiện về các hình thức vận động của Ph.Ăngghen với tư cách là luận cứ khoa học về các mối liên hệ phổ biến của vật chất đang biến đổi, đang chuyển hoá, đang là nguyên nhân, kết quả của nhau. Như vậy, đúng như các nhà duy vật biện chứng đã tổng kết, bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài, khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên1. b) Quan điểm về xã hội Xã hội, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, là tổng hợp những con người hiện thực cùng tất cả các hoạt động, các quan hệ của họ2. Đối với quá trình hình thành quan điểm duy vật về xã hội và cơ sở để xác định quan điểm duy vật về xã hội. V.I.Lênin viết: “Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người”3; Mác và Ăngghen nhận thấy rằng, cũng như mọi hiện tượng trong giới tự nhiên đều có nguyên nhân vật chất, sự phát triển của xã hội loài người cũng do sự phát triển của lực lượng vật chất quyết định4. Nội dung cơ bản quan điểm duy vật về xã hội thể hiện ở chỗ: - Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên Quán triệt quan điểm duy vật vào lĩnh vực xã hội, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: xã hội là một bộ phận đặc thù cho tự nhiên. Chính sự phát triển lâu dài của tự nhiên đã dẫn đến ra đời con người và xã hội loài 1 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr.67. 2 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, t.27, tr.657. 3 Xem V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.13, tr.53. 4 Xem V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, t.2, tr.6.
  13. 237 người. Xã hội là sản phẩm phát triển cao nhất và là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Tính đặc thù của xã hội thể hiện ở chỗ, nó có những quy luật vận động, phát triển riêng và sự vận động, phát triển của xã hội phải thông qua hoạt động có ý thức của con người đeo đuổi những mục đích nhất định. - Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt chính trị, tinh thần nói chung; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Phê phán quan điểm duy tâm, tôn giáo cho ý thức, tinh thần quyết định đời sống xã hội, quan điểm duy vật về xã hội cho rằng: sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, là điểm khác nhau căn bản giữa con người với động vật. Lịch sử phát triển của xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử lại được tiến hành theo những phương thức sản xuất nhất định. Từ đó quan điểm duy vật về xã hội đi đến khẳng định: phương thức sản xuất quyết định tất cả các mặt của đời sống xã hội, quyết định quá trình sinh hoạt chính trị và tinh thần nói chung; “không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lạ tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”1. - Sự phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, một xã hội trọn vẹn trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể là một hình thái kinh tế - xã hội; mỗi hình thái kinh tế - xã hội gồm những mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (mà những quan hệ sản xuất này tạo nên kết cấu kinh tế hay cơ sở hạ tầng của xã hội) và kiến trúc thượng tầng. Trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất thường xuyên phát triển. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất phải thay đổi cho phù hợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất. Lúc này, kết cấu kinh tế – tức cơ sở hạ tầng củ xã hội – thay đổi. Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng sẽ dẫn đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng. Đến đây, tất cả các mặt cơ bản cấu thành một hình thái kinh tế - xã hội đã thay đổi. Hình thái kinh tế - xã hội này đã chuyển sang một hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn.2 - Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, t.13, tr.607. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, t.13, tr.14-16.
  14. 238 Sự vận động, phát triển của xã hội diễn ra theo các quy luật khách quan, nhưng phải thông qua hoạt động có ý thức của con người. Trong hoạt động của con người không thể tách rời mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ, trong đó quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định, là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử. Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân thể hiện ở chỗ: quần chúng nhân dân là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất; là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử; là người sáng tạo ra các giá trị văn hoá tinh thần. Như vậy, quan điểm duy vật về xã hội là một hệ thống quan điểm thống nhất chặt chẽ với nhau, về sự ra đời, tồn tại, vận động phát triển của xã hội và các lực lượng thực hiện những nhiệm vụ lịch sử đặt ra. 2- Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan niệm duy vật triệt để và ở tính thực tiễn – cách mạng của nó. a) Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Ở đây, mối quan hệ này được hiểu là mối quan hệ giữa ý thức và vật chất. Về vấn đề này, trong khi chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, coi ý thức là nguồn gốc của vật chất, sản sinh ra vật chất thì với việc khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, chủ nghĩa duy vật trước Mác đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại chủ nghĩa duy tâm, đặt nền móng cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật sau này. Song, hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước Mác là duy vật không triệt để (duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về xã hội) và không thấy được sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên song nguyên nhân chủ yếu và cũng là “khiếm khuyết chủ yếu” là các nhà duy vật trước Mác thiếu quan điểm thực tiễn1. Thực tiễn, với tư cách là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo hiện thực mà những dạng cơ bản của nó là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã 1 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.42, tr.373.
  15. 239 hội và hoạt động thực nghiệm khoa học, được các nhà duy vật biện chứng coi là hoạt động bản chất của con người, là hoạt động đặc trưng cho con người. Hoạt động này là mắt khâu trung gian trong mối quan hệ giữa ý thức của con người với thế giới vật chất. Thông qua thực tiễn, ý thức con người được vật chất hoá, tư tưởng trở thành hiện thực. Thông qua thực tiễn, ý thức con người đã không chỉ phản ánh thế giới mà còn “sáng tạo ra thế giới”. C.Mác cho rằng thực tiễn là nơi con người chứng minh sức mạnh, chứng minh tính hiện thực và tính trần tục của tư duy1. Bằng việc đưa quan điểm thực tiễn vào hoạt động nhận thức thế giới, đặc biệt việc thấy vai trò quyết định của hoạt động sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, các nhà duy vật biện chứng đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó để giải quyết thoả đáng vấn đề cơ bản của triết học. Ở đây, trong khi khẳng định vai trò quyết định của các yếu tố vật chất, các nhà duy vật biện chứng đã “không loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng, đến lượt chúng, lại có thể tác động ngược trở lại, nhưng là tác động cấp hai lên những điều kiện vật chất ”; không loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng “ cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”2. b) Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng Trước Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng về cơ bản bị tách khỏi nhau. Chủ nghĩa duy vật tuy có chứa đựng một số tư tưởng biện chứng nhất định, nhưng nhìn chung phương pháp siêu hình giữ vai trò thống trị, đặc biệt trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ thứ XVII – XVIII. Trong khi đó, phép biện chứng lại đạt đến đỉnh cao ở chủ nghĩa duy tâm với quan niệm về sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối” trong triết học cổ điển Đức. Việc tách rời giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng đã không chỉ làm các nhà duy tâm mà ngay cả các nhà duy vật trước Mác không hiểu về mối liên hệ phổ biến, về sự thống nhất và nối tiếp nhau của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất. 1 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.42, tr.371. 2 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, t.37, tr.603. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.580.
  16. 240 Với việc kế thừa những tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đó, với việc tổng kết thành tựu các khoa học của xã hội đương thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải thoát thế giới quan duy vật khỏi hạn chế siêu hình và cứu phép biện chứng khỏi tính chất duy tâm thần bí để hình thành nên con người duy vật biện chứng với sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng. Sự thống nhất này đã đem lại cho con người một quan niệm hoàn toàn mới về thế giới – quan niệm thế giới là một quá trình với tính cách là vật chất không ngừng vận động, chuyển hoá và phát triển. c) Quan niệm duy vật triệt để Bất kỳ một học thuyết triết học nào cũng phải thể hiện quan niệm của mình về tự nhiên và xã hội. Khi giải quyết những vấn đề tự nhiên, chủ nghĩa duy vật trước Mác đứng trên quan điểm duy vật vì các nhà duy vật đều khẳng định sự tự tồn tại của thế giới vật chất và thừa nhận tính thứ nhất của vật chất. Song, vì không hiểu đúng về vật chất, không hiểu đúng nguồn gốc, bản chất của ý thức, thiếu quan điểm thực tiễn, thiếu phương pháp tư duy biện chứng và một số hạn chế khác về nhận thức, về lịch sử nên khi giải quyết những vấn đề về xã hội, các nhà duy vật trước Mác đã lấy các yếu tố tinh thần như tình cảm, ý chí, nguyện vọng, v.v. làm nền tảng. Vì vậy, chủ nghĩa duy vật trước mác là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Khẳng định nguồn gốc vật chất của xã hội; khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và coi sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử – tự nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được tính không triệt để của chủ nghĩa duy vật cũ. V.I.Lênin nhận định rằng: “Trong khi nhận thức sâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học”1. Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật duy vật lịch sử là cuộc cách mạng đối với quan niệm về xã hội, nó đem lại cho con người một công cụ vĩ đại trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. d) Tính thực tiễn – cách mạng 1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.23, tr.53
  17. 241 Tính thực tiễn - cách mạng của chủ nghĩa duy vật biện chứng trước hết thể hiện ở: - Chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản Giải cấp vô sản được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại1; nó có lợi ích, có mục đích phù hợp với lợi ích cơ bản, mục đích cơ bản của nhân dân lao động và sự phát triển của xã hội. Chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời đã được giai cấp vô sản tiếp nhận như tiếp nhận một công cụ định hướng cho hành động, như vũ khí lý luận trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng toàn thể nhân loại. Công cụ định hướng này, vũ khí lý luận này đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào công nhân từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác. C.Mác và Ph.Ăngghen nhận định: Giống như chủ nghĩa duy vật biện chứng thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí tinh thần của mình2 nên ngay từ đầu, cái khuynh hướng mới, coi lịch sử phát triển của lao động là chìa khoá để hiểu toàn bộ lịch sử của xã hội, đã chủ yếu hướng về giai cấp vô sản và đã được giai cấp vô sản giành cho một sự hưởng ứng mà nó không tìm thấy và không mong chờ có được ở một nơi nào khác3. - Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ giải thích thế giới mà còn đóng vai trò cải tạo thế giới Bất kỳ một học thuyết triết học nào cũng không trực tiếp làm thay đổi thế giới mà thông qua tri thức về thế giới, con người hình thành mục đích, phương hướng, biện pháp, v.v. chỉ đạo hoạt động của mình tác động vào thế giới. Bất kỳ học thuyết triết học nào cũng phải giải thích thế giới song để thực hiện được vai trò cải tạo thế giới học thuyết phải phản ánh đúng thế giới, phải định hướng hoạt động cho con người phù hợp với quy luật, phải được quần chúng nhân dân tin và hành động theo. Nội dung và bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng đáp ứng được những yêu cầu này. Sức mạnh cải tạo thế giới của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện ở mối quan hệ mật thiết với hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân, với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên mọi lĩnh vực. - Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định sự tất thắng của cái mới 1 Xem V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.38, tr.430. 2 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, t.1, tr.589. 3 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, t.21, tr.450-451.
  18. 242 Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong quan niệm về tính hợp lý của cái hiện tồn đã bao hàm cả quan niệm về sự phủ định, về sự diệt vong tất yếu của cái hiện tồn đó1. Ph.Ăngghen cho rằng không có gì là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả. Trên mọi sự vật và trong mọi sự vật đều mang dấu ấn của sự suy tàn tất yếu bởi không có gì tồn tại ngoài quá trình không ngừng của sự hình thành và tiêu vong, của sự tiến triển vô cùng tận từ thấp đến cao2. Tính cách mạng sâu sắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện qua việc nó phản ánh đúng đắn các quy luật chi phối sự vận động và phát triển; qua đó, quá trình xoá bỏ cái cũ, cái lỗi thời để xác lập cái mới, cái tiến bộ hơn là tất yếu. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện phong phú, đa dạng qua mỗi luận điểm của nó song có thể khái quát thành tư tưởng cơ bản là: Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất; trong thế giới vật chất, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng không phải là kết quả của sự tư biện mà là thành tựu hoạt động thực tiễn, thành tựu tư duy khoa học của nhân loại trong quá trình phản ánh thế giới. Trên tinh thần ấy có thể khẳng định chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học. Song, chủ nghĩa duy vật biện chứng là hệ thống mở nên chúng ta không coi nó như một cái gì đó đã xong xuôi hẳn, bất khả xâm phạm mà coi nó luôn cần được bổ sung, phát triển trên nền tảng phát triển của hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động, nó đặt ra những yêu cầu có tính nguyên tắc phương pháp luận mà từ những nguyên tắc ấy con người phải vận dụng sáng tạo sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. 1 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.35-36. 2 Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, t.21, tr.394.
  19. 243 III. NHỮNG NGUYÊN TẮC PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG NÓ VÀO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nếu chỉ có thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất; trong thế giới vật chất, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người thì trong cuộc sống, con người phải tôn trọng nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động chủ quan của mình. 1- Tôn trọng nguyên tắc khách quan Tôn trọng nguyên tắc khách quan là tôn trọng vai trò quyết định của vật chất. Nguyên tắc này đòi hỏi trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện cho hành động của mình. Một số biểu hiện của việc tôn trọng nguyên tắc khách quan là: - Mục đích, đường lối, chủ trương con người đặt ra không được xuất phát từ ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu chín muồi và tính tất yếu củ đời sống vật chất trong từng giai đoạn cụ thể. Chỉ có những mục đích, đường lối, chủ trương xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu và tính tất yếu của hiện thực mới đúng và mới có khả năng trở thành hiện thực. Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm sau khi thống nhất đất nước, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta nôn nóng, tách rời hiện thực, vi phạm nhiều quy luật khách quan trong đó quan trọng nhất là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nên đã phạm những sai lầm trong việc xác định mục tiêu, xác định các bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra kết luận mang tính định hướng là: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”1. Hiện nay, thực trạng trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp; cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội chưa đầy đủ, chưa vững chắc; đời sống của nhân dân chưa cao trong khi chúng ta có nhiều tiềm 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.5.
  20. 244 năng cả về tài nguyên thiên nhiên, con người cũng như các quan hệ trong và ngoài nước mà chúng ta chưa khai thác được một cách tốt nhất thì việc Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chủ trương thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằm phát huy tối ưu tài lực, trí lực, nhân lực còn tiềm tàng ấy, nhằm tạo ra sự chuyển hoá về chất trong toàn bộ đời sống xã hội để đáp ứng nhu cầu mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đang đặt ra1. - Khi đã có mục đích, đường lối, chủ trương đúng rồi phải tổ chức được lực lượng vật chất để thực hiện nó. Mục đích, đường lối, chủ trương thuộc lĩnh vực tư tưởng. Tự bản thân tư tưởng không thể trở thành hiện thực mà phải thông qua hoạt động của con người. Mặt khác, khi lịch sử đặt ra cho con người những nhiệm vụ phải giải quyết thì nó cũng đã sản sinh ra những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó nên vấn đề trọng yếu trước tiên, quyết định con người thành công hay thất bại là con người có tìm ra, có huy động được, có tổ chức được những yếu tố vật chất thành lực lượng vật chất để thực hiện mục đích, đường lối, chủ trương của mình hay không. Thời kỳ chiến tranh, chúng ta rất thành công trong việc huy động, tổ chức sức mạnh của mỗi người, mỗi vùng và sức mạnh của cả nước; sức mạnh trong và ngoài nước; sức mạnh của quá khứ, hiện tại, tương lai tạo nên một lực lượng vật chất khổng lồ của chiến tranh nhân dân, đánh bại những thế lực hơn chúng ta nhiều lần về tiềm lực kinh tế và tiềm lực quân sự để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Ngày nay, với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chúng ta xác định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội phát huy mọi tiềm năng và mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội”2 cũng chính là tạo lực lượng vật chất để thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. 2- Phát huy tính năng động chủ quan 1 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.86-90. 2 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.86.
  21. 245 Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hoá những tính chất ấy. Phát huy tính năng động chủ quan thể hiện rất phong phú, đa dạng, trong đó một số biểu hiện cơ bản của nó là: - Phải tôn trọng tri thức khoa học Tri thức khoa học là tri thức chân thực về thế giới, được khái quá từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm. Tri thức khoa học giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người vì nó là một trong những động lực phát triển của xã hội. Mọi bước tiến trong lịch sử nhân loại đều gắn liền với những thành tựu mới của tri thức khoa học. Tri thức khoa học thể hiện trong các khoa học khác nhau phản ánh những lĩnh vực khác nhau của thế giới song bản thân các lĩnh vực khác nhau này không tồn tại cô lập, tách rời nhau nên tri thức khoa học phản ánh chúng cũng không cô lập, tách rời nhau. Việc phân chia thành khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội, khoa học nhân văn hay khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, v.v. chỉ có tính tương đối. Vì vậy, tôn trọng tri thức khoa học không chỉ là chống sự tuyệt đối hoá vai trò của kinh nghiệm, xem thường khoa học mà còn là không tuyệt đối hoá một loại khoa học nào trong hệ thống các khoa học. Đây là tiền đề giúp con người không chỉ hoạt động có hiệu quả trong ngành nghề của mình mà còn giúp con người thực hiện hoạt động ấy theo những giá trị nhân văn của xã hội. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của khoa học trong bối cảnh phức tạp của thế giới hiện nay, đối với cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta khẳng định “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”1; trong đó, “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”2 nhằm “đào tạo những con người toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”3. Đối với khoa học, Đảng và Nhà nước chủ trương “Thực hiện cơ chế kết hợp chặt chẽ giữa khoa học xã 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.35. 2 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Giáo dục, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.8. 3 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Giáo dục, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.8.
  22. 246 hội và nhân văn với khoa học tự nhiên, khoa học cônng nghệ, Phát huy tính sáng tạo, tinh thần làm chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ. Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, kể cả người Việt Nam ở ngoài nước. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, thu hút chuyên gia giỏi của thế giới đóng góp vào sự phát triển đất nước bằng nhiều hình thức thích hợp”1. - Phải làm chủ tri thức khoa học và truyền bá tri thức khoa học vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin định hướng cho quần chúng hành động. Từ tôn trọng tri thức khoa học đến làm chủ được tri thức khoa học là một quá trình. Việc vươn lên làm chủ tri thức khoa học không chỉ liên quan dến quan niệm của con người về khoa học mà còn liên quan đến năng lực, nghị lực, quyết tâm của con người và những điều kiện vật chất để thực hiện nó. Mặt khác, sức mạnh và hiệu quả của tri thức khoa học phụ thuộc vào mức độ thâm nhập của nó vào quần chúng nên sự thâm nhập này trở thành một trong những điều kiện trực tiếp để phát huy vai trò nhân tố con người trong hoạt động vật chất hoá tri thức. Vươn lên làm chủ tri thức khoa học, truyền bá tri thức khoa học là hoạt động vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội và liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống. Ở nước ta hiện nay, việc “khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu”2; việc đầu tư có trọng điểm trong hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học; việc chủ trương xã hội hoá giáo dục để “cả nước trở thành một xã hội học tập”3, chủ trương sử dụng tối ưu những phương tiện thông tin đại chúng cũng như đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền; việc động viên các nhà khoa học bám sát cơ sở sản xuất, hướng dẫn nhân dân nắm bắt và làm chủ những tri thức mới về khoa học và công nghệ, v.v 4 mà Đảng, Nhà nước và toàn dân đang tiến hành là những hoạt động sống động về việc phát huy tính năng động chủ quan phù hợp với yêu cầu và điều kiện của xã hội hiện tại. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.206-207. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.107. 3 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.111 và 119. 4 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.114.
  23. 247 Tôn trọng nguyên tắc khách quan, phát huy tính năng động chủ quan vừa là những ý nghĩa phương pháp luận cơ bản, vừa là những yêu cầu có tính nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn. Những yêu cầu này khác nhau nhưng thống nhất và quan hệ hữu cơ với nhau nên hoạt động của con người chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi thực hiện chúng đồng bộ và chống lại những quan điểm, những biểu hiện đối lập với chúng.
  24. 248 Chƣơng VI PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT- PHƢƠNG PHÁP LUẬN NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Phép biện chứng duy vật là khoa học nghiên cứu các mối liên hệ và các quy luật chung nhất về sự vận động, phát triển của tồn tại và tư duy. Là thế giới quan, phương pháp và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng, phép biện chứng duy vật giúp con người nhận thức được quy luật khách quan, tạo ra khả năng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, khái quát sáng tạo những hiện tượng mới nẩy sinh để từ đó hình thành các nguyên tắc chỉ đạo các hoạt động. Vì vậy, việc nghiên cứu và nắm vững phép biện chứng duy vật vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong thời kỳ đổi mới của xã hội ta hiện nay. I. KHÁI NIỆM PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG 1. Khái niệm phép biện chứng. a) Siêu hình và biện chứng. Trong lịch sử phát triển của triết học từ thời cổ đại đến nay, vấn đề tồn tại của các sự vật, hiện tượng luôn được quan tâm và cần làm sáng tỏ. Các sự vật, hiện tượng xung quanh ta và ngay cả bản thân chúng ta tồn tại trong mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau hay tồn tại tách rời, biệt lập nhau? Các sự vật, hiện tượng luôn vận động, phát triển hay tồn tại trong trạng thái đứng im, không vận động? Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, nhưng suy cho cùng đều quy về hai quan điểm chính đối lập nhau là siêu hình và biện chứng. Thuật ngữ “Siêu hình” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp metaphysique (với nghĩa là “sau vật lý”), là học thuyết triết học nghiên cứu những cái đầu tiên siêu nhiên và những nguyên tắc siêu nhiên của tồn tại. Trong lịch sử triết học, siêu hình thường được sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ “Triết học”. Từ khi khoa học tự nhiên thực sự phát triển, đem lại những thành quả vĩ đại nhờ đi sâu nghiên cứu từng bộ phận riêng lẻ, cố định của tự nhiên và nhất là khi Ph.Bêcơn (1561-1626) và G.Lốccơ (1632-1704) chuyển quan điểm nhận thức ấy từ khoa học tự nhiên sang triết học, thì siêu hình trở
  25. 249 thành phương pháp chủ yếu trong nhận thức về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Trong triết học Mác-Lênin, siêu hình được dùng theo nghĩa là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng và sự phản ánh chúng vào tư duy, tức là những khái niệm, tồn tại trong trạng thái biệt lập, nằm bên ngoài mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác, vĩnh viễn không biến đổi. Đặc thù của phương pháp tư duy siêu hình là tính một chiều, tuyệt đối hoá mặt này hay mặt kia, coi thế giới thống nhất là bức tranh không vận động, không phát triển. Các nhà siêu hình chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung hoà được; có là có, không là không; hoặc tồn tại hoặc không tồn tại; sự vật, hiện tượng không thể vừa là chính nó lại vừa là cái khác nó; cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau. Phương pháp tư duy siêu hình đối lập với phương pháp tư duy biện chứng. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, nhiệm vụ của khoa học tự nhiên là phân chia giới tự nhiên thành những bộ phận riêng biệt; phân chia các sự vật, hiện tượng thành những loại nhất định để nghiên cứu, đã buộc phải tách chúng ra khỏi các mối liên hệ và nghiên cứu riêng từng chi tiết một v.v nhằm thu thập những tài liệu cần thiết. Và đó là những điều kiện cơ bản cho những tiến bộ trong lĩnh vực nhận thức giới tự nhiên và do vậy, “đối với việc ứng dụng hàng ngày và đối với sự trao đổi nhỏ trong khoa học thì những phạm trù siêu hình vẫn còn có tác dụng”1. Tuy nhiên, phương pháp tư duy siêu hình có ý nghĩa hạn chế, nếu vượt ra ngoài giới hạn đó, thì sẽ mắc sai lầm, sẽ trở thành phiến diện, chật hẹp, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được. Ph.Ăngghen khẳng định, phương pháp tư duy siêu hình “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”2. Từ giữa thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học tự nhiên và nhận thức của con người, việc nghiên cứu thế giới, từ giai đoạn sưu tầm, phân tích, thu thập tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tình trạng tách rời, cô lập, khoa học đã chuyển sang giai đoạn tổng quát, nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1994. t.20. tr.696. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19944. t.20. tr. 37.
  26. 250 của sự vật, hiện tượng thì phương pháp tư duy siêu hình lâm vào tình trạng khủng hoảng, không còn đáp ứng được yêu cầu của nhận thức khoa học và bị phương pháp tư duy biện chứng phủ định. Thuật ngữ “Biện chứng” có gốc từ tiếng Hy Lạp dialekticka (với nghĩa là nghệ thuật dẫn dắt thảo luận, tranh luận). Trong lịch sử triết học, biện chứng được dùng để chỉ nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương. Theo sự vận động, phát triển của thực tiễn cuộc sống và nhận thức của con người, phương pháp tư duy biện chứng càng ngày càng được bổ sung, phát triển với những nội dung mới, phong phú và sâu sắc hơn. Đặc biệt là hình thức và nội dung của phương pháp tư duy biện chứng được phát triển khá toàn diện trong phép biện chứng duy tâm của Ph.Hêghen, "lần đầu tiên đặt toàn bộ thế giới tự nhiên, thế giới lịch sử và thế giới tinh thần vào dạng quá trình, nghĩa là trong sự vận động, thay đổi, cải biến và phát triển không ngừng, và thử mở ra mối liên hệ bên trong sự vận động và phát triển đó"1. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa và phát triển sáng tạo những hạt nhân hợp lý trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, trước hết là cải tạo phép biện chứng duy tâm của Ph.Hêghen, chứng minh rằng những “ý niệm” trong đầu óc của chúng ta chẳng qua chỉ là sự phản ánh của các sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan; bản thân biện chứng của “ý niệm” cũng chỉ là sự phản ánh biện chứng của thế giới hiện thực. Khẳng định các sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau thì trong quá trình vận động và phát triển đó, phương pháp tư duy biện chứng không chỉ thấy những sự vật, hiện tượng cá biệt, mà còn thấy những các mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại, mà còn thấy cả sự sinh thành và sự tiêu vong của sự vật, hiện tượng; không chỉ thấy trạng thái tĩnh, mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật, hiện tượng; không chỉ thấy “cây”, mà còn thấy cả “rừng”. Ph.Ăngghen cho rằng, điều căn bản của phương pháp tư duy biện chứng là “xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và tiêu vong của chúng”2. Phương pháp tư duy biện chứng mềm dẻo, linh hoạt, nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết, bên cạnh cái “hoặc là hoặc là”, còn có 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. t.20. tr.23. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1994. t.20. tr. 696.
  27. 251 cả cái “vừa là vừa là”. Phương pháp tư duy biện chứng là phương pháp thực sự khoa học, là bước nhảy mới về chất trong lĩnh vực nhận thức, khắc phục được những hạn chế của phép biện chứng cổ đại, đẩy lùi phương pháp tư duy siêu hình, cải tạo phép biện chứng duy tâm và trở thành phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Ngày nay, khi nền văn minh nhân loại càng vươn tới đỉnh cao thì phép biện chứng duy vật càng thực sự là một khoa học. Phép biện chứng đó, trước hết là phép biện chứng khách quan và tuân theo những quy luật của thế giới khách quan. b) Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Biện chứng khách quan là phạm trù dùng để chỉ biện chứng của bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập ở bên ngoài ý thức con người, là biện chứng của bản thân thế giới vật chất tồn tại tuân theo những quy luật khách quan. Những vấn đề nền móng, bản chất của biện chứng khách quan là mâu thuẫn giữa các quá trình tự nhiên, là sự tự hình thành và tổ chức; là mối quan hệ qua lại về chất giữa các hình thức khác nhau của những sự thay đổi được quy định bằng những thay đổi về lượng; là các thứ bậc của các trình độ tổ chức vật chất; là các hình thức vận động và gắn với đó là sự phân chia khoa học nghiên cứu về tự nhiên; là sự hình thành cuộc sống và xuất hiện dạng vật chất biết tư duy, sự hình thành con người; sự chuyển hoá từ tự nhiên vào xã hội. Biện chứng khách quan được khoa học thể hiện trong quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; thuyết tiến hoá; thuyết tế bào; hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học; thuyết tương đối; thuyết lượng tử; học thuyết về gien v.v. Trong xã hội, vấn đề quan trọng nhất của biện chứng khách quan là biện chứng giữa chủ thể với khách thể trong lịch sử; mối quan hệ qua lại giữa xã hội với tự nhiên; sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất; mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng với các hình thái ý thức xã hội; chỉ ra mỗi một giai đoạn trong quá trình phát triển của xã hội đều mang tính kế thừa và là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Bởi vậy, khi nghiên cứu thực tiễn và lý luận xã hội, phải phối hợp biện chứng các mặt khả quan, tích cực, sáng tạo với những mặt không khả quan, tiêu cực, trì trệ, đáng phê phán của xã hội. Biện chứng chủ quan là phạm trù dùng để chỉ tư duy biện chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Biện chứng chủ quan một mặt phản ánh giới tự nhiên, mặt khác
  28. 252 phản ánh những quy luật của tư duy biện chứng. Những quy luật của phép biện chứng duy vật là những quy luật chung nhất của bản thân thế giới khách quan mà “từ trong lịch sử của giới tự nhiên và lịch sử của xã hội loài người mà người ta rút ra được các quy luật của biện chứng”1. Dựa vào thế giới quan khoa học, phép biện chứng duy vật chỉ ra khả năng xây dựng bức tranh khoa học về thế giới. Trong nhận thức triết học, phép biện chứng duy vật "bao gồm nhận thức sự phủ định của nó, nhận thức tính diệt vong tất yếu của nó"2. Trong triết học Mác - Lênin, lôgíc (biện chứng), phép biện chứng, lý luận nhận thức thống nhất với nhau. Nguồn gốc của quan niệm này xuất phát từ sự khẳng định tư duy của con người và thế giới khách quan cùng phụ thuộc vào một loại quy luật, bởi vậy chúng không thể mâu thuẫn với nhau. Tuy vậy, sự thống nhất không có nghĩa là đồng nhất. Nếu như các mối liên hệ chung nhất và sự phát triển của sự vật, hiện tượng tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào ý thức của con người, thì khi phản ánh các mối liên hệ và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, các mối liên hệ và sự phát triển của nhận thức còn phụ thuộc vào những nguyên tắc của lý luận nhận thức và lôgíc, đặc thù nhận thức của con người. Biện chứng chủ quan, theo quan niệm trên, đối lập với biện chứng duy tâm của Ph.Hêghen, bởi toàn bộ phép biện chứng duy tâm mà Ph.Hêghen xây dựng, xét về bản chất, là sản phẩm thuần tuý của tư duy, là kết quả của quá trình tư duy tư biện được rút ra từ “ý niệm tuyệt đối”, phản ánh những quy luật vận động của ý niệm đó, tức của lực lượng thần bí, chứ không được rút ra từ giới tự nhiên. Mối quan hệ giữa biện chứng khách quan với biện chứng chủ quan. Theo Ph.Ăngghen, “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập, tức là những mặt, thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hoá cuối cùng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia, tương tự với những hình thức cao hơn, đã quy định sự sống của giới tự nhiên”3. Nói cách khác, biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là cái phản ánh biện chứng khách quan, là tư duy biện chứng. Trong mối quan hệ này, biện 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1994. t.20. tr.696. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1994. t.22. tr.22. 3 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. 1994. t.20. tr.694.
  29. 253 chứng khách quan của đối tượng được phản ánh quy định biện chứng chủ quan, tức là bản thân sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại biện chứng như thế nào thì tư duy, nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng ấy cũng phải phản ánh chúng như thế ấy. Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan luôn thống nhất với nhau. Sự thống nhất giữa biện chứng khách quan với biện chứng chủ quan là cơ sở phương pháp luận chung của hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. V.I. Lênin viết, "Trong "Tư bản", Mác áp dụng lôgíc, phép biện chứng và lý luận nhận thức [không cần ba từ: đó là cùng một cái duy nhất] của chủ nghĩa duy vật vào một khoa học duy nhất; mà chủ nghĩa duy vật đã lấy ở Hêghen tất cả cái gì có giá trị và phát triển thêm lên"1. Mặt khác, biện chứng chủ quan có tính độc lập tương đối so với biện chứng khách quan, điều đó có nghĩa là trong thực tế, sự vật, hiện tượng được phản ánh và nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng đó không trùng khít hoàn toàn với nhau, vì quá trình tư duy, nhận thức còn phải tuân theo những quy luật vốn có của mình. Trong Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen chỉ rõ đòi hỏi đối với tư duy khoa học là phải vừa phân định rõ ràng, vừa phải thấy sự thống nhất về cơ bản giữa biện chứng khách quan với biện chứng chủ quan. “Phép biện chứng đã được coi là khoa học về những quy luật phổ biến nhất của mọi vận động. Điều đó có nghĩa là những quy luật ấy phải có hiệu lực đối với vận động trong giới tự nhiên và trong lịch sử loài người cũng như với vận động của tư duy. Một quy luật như thế có thể nhận thức trong hai lĩnh vực của ba lĩnh vực đó, hay thậm chí trong cả ba lĩnh vực”2. 2. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng. Cũng như chủ nghĩa duy vật, phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại và từ đó đến nay, lịch sử phát triển của nó, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. a) Phép biện chứng cổ đại. Phép biện chứng cổ đại thể hiện trong triết học ấn độ, Trung Quốc và rõ nhất là trong triết học Hy Lạp cổ đại. Về đại thể, phép biện chứng cổ đại coi thế giới là một chỉnh thể thống nhất; giữa các bộ phận của thế giới có mối liên hệ qua lại, thâm nhập, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau; thế giới và các bộ phận của nó không ngừng vận động và phát triển. 1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, t.29, tr.359-360. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.20, tr.766-768.
  30. 254 Trong Đạo Phật Ấn Độ cổ đại, khi giải quyết những vấn đề thuộc nhân sinh quan, đã thể hiện những quan niệm duy vật và biện chứng nhất định, thể hiện rõ nét trong quan niệm về tính tự thân sinh thành, biến đổi của vạn vật tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân - quả. Trong triết học Trung Quốc cổ, trung đại, những quan niệm biện chứng được thể hiện trong thuyết Âm - Dương. Âm và Dương là hai yếu tố đối lập nhau trong Thái cực, chúng tồn tại thống nhất và quy định lẫn nhau tạo ra sự thống nhất giữa cái bất biến với cái biến đổi; giữa cái duy nhất với cái nhiều, đa dạng, phong phú. Trong thuyết Ngũ hành, năm yếu tố Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ là những yếu tố khởi nguyên tạo nên vạn vật, tồn tại trong mối liên hệ tương sinh, tương khắc với nhau. Các yếu tố trên tác động, chuyển hoá lẫn nhau, ràng buộc, qui định lẫn nhau, tạo ra sự biến đổi trong vạn vật. Trong Đạo gia, từ quan niệm Đạo là yếu tố khởi nguyên của vạn vật, Lão Tử (khoảng thế kỷ VI tr.c.n) cho rằng vạn vật bị chi phối bởi hai luật phổ biến là luật quân bình và luật phản phục, trong đó luật quân bình luôn giữ cho sự vận động của vạn vật được cân bằng theo một trật tự điều hoà trong tự nhiên, không có gì thái quá, không có gì bất cập. Luật phản phục nói rằng, cái gì phát triển tột độ thì sẽ trở thành cái đối lập với nó. Trong Đạo Đức Kinh còn có những tư tưởng biện chứng trực quan, như bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập vừa xung khắc nhau, vừa nương tựa vào nhau, vừa bao hàm lẫn nhau. Các nhà “biện chứng bẩm sinh” tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại là Hêraclít (540-480 tr.c.n), Xôcrát (470-399 tr.c.n), Platôn (427-347 tr.c.n), Arixtốt (384-322 tr.c.n) v.v. Theo Hêraclít, thế giới vật chất tồn tại trong sự hình thành, vận động vĩnh viễn trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Ông cho rằng, phép biện chứng phản ánh sự vận động, biến đổi của thế giới vật chất nhờ phát hiện ra mâu thuẫn nội tại của sự vật, hiện tượng và coi sự vận động, biến đổi của thế giới vật chất cũng giống như sự chuyển động của một con sông mà ông đã xây dựng trong “Học thuyết về dòng chảy”, trong đó khẳng định mọi vật đều trôi đi, chảy đi. Với quan niệm biện chứng như vậy, Hêraclít đã xây dựng được một số phạm trù của phép biện chứng như lôgôs (gồm lôgôs chủ quan và lôgôs khách quan) để luận bàn về những quy luật khách quan của thế giới vật chất và coi đó là nội dung cơ bản của phép biện chứng. Sau Hêracơlít, phép biện chứng Hy Lạp cổ đại tiếp tục được Xôrcrát, Platôn và Arixtốt hoàn thiện, phát triển với nhiều nội dung
  31. 255 phong phú. Theo Xôrcát, phép biện chứng là nghệ thuật dẫn dắt cuộc tranh luận, hướng các bên cùng quan tâm tới vấn đề đang tranh luận với mục đích đạt được chân lý của cuộc tranh luận đó bằng con đường đối lập các ý kiến của họ thông qua hình thức hỏi - đáp. Tư tưởng này đã được phát triển hơn trong phép biện chứng của Platôn khi ông cho rằng phép biện chứng là nghệ thuật tìm ra các khái niệm đúng dưới hình thức hỏi - đáp, là thao tác lôgíc phân chia và gắn kết các thành phần của khái niệm bằng công cụ hỏi - đáp để dẫn khái niệm đến định nghĩa đúng. Arixtốt đã đưa ra nhiều tư tưởng về phạm trù, quy luật và đã xây dựng các hình thức cơ bản của tư duy. Ph.Ăngghen khẳng định “Những nhà triết học cổ Hy Lạp đều là những nhà biện chứng bẩm sinh, tự phát, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng”1. Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng cổ đại là tính tự phát. Phép biện chứng thời kỳ đó mới chỉ dừng lại ở sự mô tả tính biện chứng của thế giới mà chưa đạt tới trình độ là hệ thống lý luận chặt chẽ, lôgíc. Mục đích nghiên cứu sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng của các nhà triết học cổ đại chỉ nhằm vẽ được bức tranh chung, chỉnh thể về thế giới. Phép biện chứng cổ đại mới chỉ được tạo nên từ một số quan điểm biện chứng mộc mạc, thô sơ, mang tính suy luận, phỏng đoán trên cơ sở những kinh nghiệm trực giác mà chưa được minh chứng chắc chắn bằng các tri thức khoa học, chưa là hệ thống lý luận chung nhất với các nguyên lý, quy luật, phạm trù và do vậy, cũng chưa xác định rõ đối tượng, phạm vi nghiên cứu của phép biện chứng. Phép biện chứng cổ đại, tuy phần nào đã giúp chúng ta thấy được bức tranh chung trong tính chỉnh thể và tương đối chân thật về thế giới, nhưng chưa làm rõ được mối liên hệ cũng như chưa chỉ ra được những quy luật nội tại của sự vận động và phát triển của thế giới đó. Ph.Ăngghen khẳng định, “Hình thức thứ nhất là triết học Hy Lạp. Trong triết học này, tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên chưa bị khuấy động bởi những trở ngại đáng yêu”2 và đánh giá phép biện chứng Hy Lạp cổ đại “nếu về chi tiết, chủ nghĩa siêu hình là đúng hơn so với những người Hy Lạp, thì về toàn thể những người Hy Lạp lại đúng hơn so với chủ nghĩa siêu hình” và cho dù còn nhiều hạn chế, song phép biện 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2004, t.20, tr. 34 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2004, t.20, tr. 491.
  32. 256 chứng cổ đại, ở chừng mực nhất định, đã trở thành phương pháp chung trong nhận thức của con người cổ đại về thế giới vật chất, trong quá trình vận dụng vào giải quyết các vấn đề của triết học, có tác dụng hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn thời cổ đại. Những nội dung tư tưởng cơ bản của nó là cơ sở để phép biện chứng phát triển lên các hình thức cao hơn, triết học hiện đại chỉ tiếp tục cái công việc do Hêraclit và Arixtốt đã mở đầu mà thôi. b) Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức. Ra đời vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, khởi đầu từ I.Cantơ (1724-1804), qua Phictơ (1762-1814), Sêlinh (1775-1854) và phát triển đến đỉnh cao ở Ph.Hêghen (1770-1831). Ph.Ăng ghen khẳng định đây là “Hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen thuộc nhất với các nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổ điển Đức từ Cantơ đến Hêghen”1. Trong triết học Ph.Hêghen, phép biện chứng duy tâm được phát triển đến đỉnh cao với một nội dung rất phong phú, đồ sộ. Ph.Hêghen chia nội dung phép biện chứng thành tồn tại, bản chất và khái niệm. Tồn tại là cái vỏ bên ngoài, trực tiếp, nông nhất mà con người có thể cảm giác và được cụ thể hoá trong các phạm trù chất, lượng và độ. Bản chất là tầng gián tiếp của thế giới, không thể nhận biết được bằng cảm giác, tồn tại trong mâu thuẫn đối lập với chính mình và được thể hiện trong các phạm trù “hiện tượng - bản chất”, “hình thức - nội dung”, “ngẫu nhiên - tất yếu”, “khả năng - hiện thức” v.v. Còn khái niệm (mà hiện thân của nó là giới hữu cơ, sự sống) là sự thống nhất giữa tồn tại với bản chất, là cái vừa trực tiếp (có thể cảm giác được), vừa gián tiếp (không cảm giác được) và được thể hiện trong các phạm trù “cái phổ quát”, “cái đặc thù”, “cái đơn nhất”. Phép biện chứng trong giai đoạn này là “sự phát triển”, nghĩa là sự chuyển hoá từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, từ chất này sang chất khác được thực hiện nhờ giải quyết mâu thuẫn. Phát triển được coi là sự tự phát triển tịnh tiến của “ý niệm tuyệt đối”, từ tồn tại đến bản chất, từ bản chất đến khái niệm, trong đó khái niệm vừa là chủ thể, vừa là khách thể, đồng thời là “ý niệm tuyệt đối”. Ph.Hêghen coi phát triển là nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng với phạm trù trung tâm là “tha hoá” và khẳng định “tha hoá” được diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cả tự nhiên, xã hội và tinh thần. Các nhà biện chứng cổ điển Đức, mà Ph.Hêghen là điển hình, đã xây dựng và áp dụng phép biện chứng vào nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. 1 C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2004, t.20. tr. 492.
  33. 257 Qua đó, họ đã xây dựng được hệ thống phạm trù, quy luật chung, thống nhất, có lôgíc chặt chẽ của nhận thức tinh thần, và trong một ý nghĩa nào đó, là của cả hiện thực vật chất. Mặc dù có nhiều “hạt nhân hợp lý” và “lấp lánh mầm mống phôi thai của chủ nghĩa duy vật” nhưng phép biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức cũng mắc phải những hạn chế nhất định. Đó là biện chứng của “ý niệm tuyệt đối”, của cái phi vật chất, là biện chứng của khái niệm, của tư duy thuần tuý, phản ánh một lực lượng thần bí nào đó ở bên ngoài thế giới vật chất. Toàn bộ những phạm trù và quy luật mà các nhà biện chứng cổ điển Đức đưa ra, chỉ được luận giải trong các thuật ngữ lôgíc, do đó, những tư tưởng liên hệ, vận động và chuyển hoá chỉ là những khái niệm trừu tượng, trống rỗng và suy cho cùng thì họ cũng không hiểu thực chất của những khái niệm, phạm trù của phép biện chứng khách quan. Theo V.I.Lênin, những kết luận của các nhà biện chứng cổ điển Đức chỉ là những phỏng đoán tài tình về “biện chứng của sự vật trong biện chứng của khái niệm”1. Các nhà biện chứng cổ điển Đức đã hoàn thành cuộc cách mạng về phương pháp, nhưng cuộc cách mạng đó lại ở tận trên trời, chứ không phải ở dưới trần gian, trong cuộc sống hiện thực của loài người, và do vậy, phép biện chứng của họ cũng “không tránh khỏi tính chất gò ép, giả tạo, hư cấu và bị xuyên tạc”2. Nhìn chung, các nhà biện chứng cổ điển Đức đã đẩy phép biện chứng đến chỗ duy lý, trừu tượng, cực kỳ rối rắm, khó hiểu bởi điểm xuất phát của nó là biện chứng của khái niệm, của tư duy thuần tuý, phản ánh một lực lượng thần bí bên ngoài thế giới vật chất. Thí dụ, Ph.Hêghen cho rằng, ngoài tư duy của nhân loại ra thì còn có tư duy siêu nhân loại chẳng những không phụ thuộc vào vật chất mà thậm chí còn quy định cả quá trình vật chất nữa; do vậy, "học thuyết của Hêghen đã để một khoảng đất rộng cho các quan điểm thực tiễn có tính chất đảng phái và hết sức khác nhau. Người nào đặc biệt dựa vào hệ thống của Hêghen thì người đó có thể là khá bảo thủ, còn người nào cho phương pháp biện chứng là chủ yếu, thì người đó, về chính trị cũng như về tôn giáo, đều có thể thuộc vào phái phản đối cực đoan nhất”3. Theo V.I.Lênin, cống hiến lớn nhất của các nhà biện chứng cổ điển Đức, đặc biệt là Ph.Hêghen “đã trở lại phép biện chứng, coi nó như một phương pháp xem xét đối lập với phương pháp siêu hình thế kỷ XVII, XVIII”4. Nếu như phép biện chứng cổ đại chủ yếu được đúc rút từ kinh 1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 1981. t.29. tr.209. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. 1994. t.21. tr.41. 3 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. 1994. t.21. tr.420. 4 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb, Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, t.29, tr.160.
  34. 258 nghiệm cuộc sống hàng ngày, thì phép biện chứng cổ điển Đức đã trở thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh và trong một chừng mực nhất định, đã trở thành một phương pháp tư duy phổ biến của triết học. Với sự ra đời của triết học cổ điển Đức, lần đầu tiên phép biện chứng thể hiện với tư cách là lôgíc biện chứng, khắc phục một số hạn chế của lôgíc hình thức. V.I.Lênin còn cho rằng, phép biện chứng cổ điển Đức đã tạo ra bước quá độ chuyển biến về thế giới quan và lập trường từ chủ nghĩa duy vật siêu hình sang thế giới quan khoa học duy vật biện chứng. Cũng chính nhờ có hệ thống phạm trù, quy luật đó mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo và phát triển thành những phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy vật. Tuy nhiên, với những hạn chế của phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức, khi khoa học tự nhiên phát triển sang giai đoạn tổng quát, nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng, thì tất yếu nó sẽ bị phủ định và thay thế bằng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa duy vật biện chứng. c) Phép biện chứng duy vật. Ph.Ăngghen định nghĩa “phép biện chứng là môn khoa học về những qui luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”1. V.I.Lênin viết “phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”2. Hồ Chí Minh đánh giá “chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng”3. Khác với các phép biện chứng trước đó, sự ra đời của phép biện chứng duy vật gắn liền với những thành tựu phát triển rực rỡ của khoa học tự nhiên đã phản ánh “bản chất đích thực” của thế giới và thực tiễn cách mạng trong thế kỷ XIX, tạo cơ sở vững chắc để các nhà kinh điển triết học Mác khái quát và xây dựng phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng. Mỗi nguyên lý của phép biện chứng duy vật đều được xây dựng trên lập trường duy vật, thừa nhận vật chất là cái có trước, sinh ra ý thức và quy định ý thức cả về nội dung lẫn phương thức thể hiện. ý thức là 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. 1994. t.20. tr.200. 2 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 1980. t.23. tr.53. 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. 1997. tr.43.
  35. 259 sự phản hiện thực khách quan vào não người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả cuối cùng của sự nghiên cứu, được rút ra trong giới tự nhiên và trong lịch sử xã hội loài người. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được luận giải trên cơ sở khoa học và được chuẩn bị bằng toàn bộ sự phát triển của tự nhiên học trước đó. Khi cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, nhất là trong vật lý học, V.I.Lênin tiếp tục khái quát về mặt triết học các thành tựu mới của khoa học tự nhiên để bổ sung, phát triển và hoàn thiện phép biện chứng duy vật. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã hoàn toàn khắc phục được tính tự phát của phép biện chứng cổ đại, vượt qua được phép biện chứng duy tâm của triết học cổ điển Đức và đã đẩy lùi được phương pháp siêu hình, đưa phép biện chứng từ tự phát đến tự giác. Sự ra đời phép biện chứng duy vật là một cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học, là phương pháp tư duy khoa học mới, khác về chất so với các phương pháp tư duy trước đó. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, phép biện chứng đã trở thành một phương pháp nhận thức khoa học, thực sự là một “phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau giữa chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”1. Ph.Ăngghen cho rằng, C.Mác vẫn là người duy nhất có thể đảm đương được công việc rút từ lôgíc học của Hêghen ra các hạt nhân bao hàm những phát triển thực sự của Hêghen trong lĩnh vực này và khôi phục lại. Do vậy, phép biện chứng được giải phóng khỏi những cái vỏ bọc duy tâm của nó dưới dạng đơn giản trong đó nó trở thành một hình thái duy nhất đúng đắn của tư tưởng. Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, là “cái quyết định” của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, của triết học Mác-Lênin nói riêng, bởi khi nghiên cứu những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động, phát triển của hiện thực khách quan và của nhận thức khoa học, nó thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất giúp con người đề ra những nguyên tắc tương ứng, định hướng hoạt động lý luận và thực tiễn. Phép biện chứng duy vật có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Sự thống nhất giữa chủ 1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 1981. t.29. tr.155.
  36. 260 nghĩa duy vật với phép biện chứng đã làm cho phép biện chứng duy vật không chỉ dừng lại ở phương pháp giải thích thế giới mà đã trở thành phương pháp cải tạo thế giới, thực sự là công cụ thế giới quan, phương pháp luận chung nhất, đúng đắn và khoa học nhất của giai cấp vô sản trong quá trình đấu tranh cách mạng, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. V.I.Lênin chỉ rõ, phép biện chứng duy vật “cung cấp cho loài người những công cụ nhận thức vĩ đại”. Điều này được thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản, mà trước hết là khía cạnh cơ sở lý luận duy nhất đúng để giải quyết những vấn đề triết học nảy sinh trong quá trình nghiên cứu khoa học, nghĩa là phép biện chứng duy vật thực hiện vai trò định hướng việc nghiên cứu. Trước khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng nhà nghiên cứu bao giờ cũng phải đứng trên lập trường duy vật biện chứng, thấy trước được phương hướng vận động chung của sự vật, hiện tượng, xác định sơ bộ được các giai đoạn cơ bản mà việc nghiên cứu phải trải qua; đề xuất những tiền đề cơ bản, vận dụng những phương pháp đặc thù, phương pháp riêng và phương pháp chung vào việc nghiên cứu; khi giải thích những kết quả đã đạt được, vai trò triết học duy vật biện chứng nổi lên hàng đầu cho phép nhà nghiên cứu vận dụng để giải thích về mặt lý luận bản chất các kết quả đã đạt được trong nghiên cứu. Khía cạnh phương pháp của phép biện chứng duy vật được thể hiện ở các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật như nguyên tắc khách quan, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử - cụ thể và nguyên tắc phát triển4v.v. giúp nhà nghiên cứu xác định phương pháp cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Phép biện chứng duy vật là khoa học duy nhất đúng của tư duy lý luận về nghệ thuật vận dụng các khái niệm, bởi thực nghiệm khoa học tuy có vai trò vô cùng quan trọng nhưng các tri thức thu nhận được từ thực nghiệm chỉ mới là dữ liệu ban đầu. Muốn từ những dữ liệu đó phát hiện ra các quy luật, thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng, phải trải qua quá trình khái quát hoá, trừu tượng hoá, từ những sự kiện đơn lẻ đến những khái niệm chung, bao quát v.v. Muốn vậy, phải sử dụng những khái niệm, phạm trù với phương pháp tư duy khoa học nhất, phù hợp với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Đồng thời những khái niệm, phạm trù cũng phải được mài sắc, gọt dũa, mềm dẻo, năng động, liên hệ với nhau, thống nhất với nhau trong 4 Xem phần III của chương này.
  37. 261 sự đối lập và coi mối liên hệ giữa những khái niệm, phạm trù là những nấc thang của quá trình nhận thức. II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT- TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH CÁCH MẠNG CỦA NÓ. Nội dung của phép biện chứng duy vật hết sức phong phú, phù hợp với đối tượng nghiên cứu là sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong cả ba lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy và từ trong những lĩnh vực ấy rút ra được những quy luật của mình. Phép biện chứng duy vật đã khái quát từ hiện thực khách quan tạo ra các nguyên lý, các phạm trù, các quy luật phản ánh quy luật vận động và phát triển chung nhất của thế giới và để nghiên cứu chúng, nội dung của phép biện chứng duy vật bao gồm nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Đây là các nguyên lý có ý nghĩa khái quát nhất về sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Các phạm trù, các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật là sự cụ thể hoá các nguyên lý trên. Nghiên cứu và làm sáng tỏ các nguyên lý, tức nghiên cứu các phạm trù, quy luật cơ bản đó, là nhiệm vụ của phép biện chứng duy vật. Ph.Ăngghen nhấn mạnh “Vậy là từ trong lịch sử của giới tự nhiên và lịch sử của xã hội loài người mà người ta đã rút ra được các quy luật của biện chứng. Những quy luật không phải là cái gì khác ngoài những quy luật chung nhất của hai giai đoạn phát triển lịch sử ấy cũng như là bản thân tư duy”1. 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. a) Khái niệm về mối liên hệ phổ biến. Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để khái quát sự quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau và tách biệt nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới. Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng, có khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì chúng cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất. Ngay cả ý thức của con người là cái phi vật chất, cũng chỉ là thuộc 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2004, t.20, tr.348.
  38. 262 tính của dạng vật chất có tổ chức cao và nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Các mối liên hệ có ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy và có cả trong các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng. Có mối liên hệ về mặt không gian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian v.v. Sự phong phú, đa dạng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới dẫn đến sự đa dạng của các mối liên hệ giữa chúng. Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật vật chất với hiện tượng tinh thần. Có mối liên hệ giữa các hiện tượng tinh thần với nhau v.v. Các mối liên hệ đó, suy cho đến cùng, đều phản ánh các mối liên hệ, tác động và quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan đa dạng và giữ những vai trò, những vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hoá giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới. Các mối liên hệ trên thể hiện trong các hình thức khác nhau, trong đó sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là các mối liên hệ bên ngoài, còn sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố trong mỗi sự vật, hiện tượng là mối liên hệ bên trong. Vai trò của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ, có mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới và cũng có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật, hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng và cũng có mối liên hệ gián tiếp, trong đó các sự vật, hiện tượng tác động lẫn nhau thông qua nhiều khâu trung gian. Có mối liên hệ tất nhiên và cũng có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ bản chất đóng vai trò quyết định sự tồn tại, phát triển của sự vật và cũng có mối liên hệ không bản chất chỉ đóng vai trò phụ thuộc. Có mối liên hệ chủ yếu và có mối liên hệ thứ yếu v.v. Tuỳ thuộc vào tính chất và vai trò để phân chia hình thức của từng mối liên hệ. Tuy vậy, sự phân chia đó chỉ có ý nghĩa tương đối, không thể tuyệt đối hoá một hình thức, một vai trò nào của chúng vì các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng rất phức tạp, không thể xem xét chúng trong sự tách rời với tất cả các mối liên hệ khác. Trên thực tế, tất cả các hình thức và vai trò của các mối liên hệ còn cần phải được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển của chúng.
  39. 263 Tóm lại, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật khái quát bức tranh toàn cảnh về thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan, tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau. Mối liên hệ phổ biến là đặc trưng khái quát về sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, con người rút ra được những quan điểm chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình. b) Các phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật phản ánh các mối liên hệ chung nhất. Các mối liên hệ phổ biến1 giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy vật khái quát thành các phạm trù cơ bản như cái riêng, cái chung, cái đơn nhất; tất nhiên và ngẫu nhiên; bản chất và hiện tượng; nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực; nội dung và hình thức. Nguồn gốc của chúng phạm trù là thực tiễn, các phạm trù được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội của con người. Trong phép biện chứng duy vật, các phạm trù đóng vai trò phương pháp luận khác nhau. Các phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất; tất nhiên và ngẫu nhiên; bản chất và hiện tượng là cơ sở phương pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp; diễn dịch và quy nạp; khái quát hoá, trừu tượng hoá để từ đó nhận thức được toàn bộ các mối liên hệ theo hệ thống. Các phạm trù nguyên nhân và kết quả; khả năng và hiện thực là cơ sở phương pháp luận chỉ ra các mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng là một quá trình tự nhiên. Các phạm trù nội dung và hình thức là cơ sở phương pháp luận để xây dựng các hình thức tồn tại trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng của các phương pháp nhận thức và hoạt động thực tiễn. Từ điểm xuất phát là thế giới khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người, luôn vận động, phát triển, liên hệ, chuyển hoá lẫn nhau, phép biện chứng duy vật khẳng định, các phạm trù cũng phải vận động và phát triển để phản ánh đúng đắn và đầy đủ về những sự vật, hiện tượng của 1 Hội đồng Trung ương chỉ đạo Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1999. Chương VI.
  40. 264 thế giới khách quan. Đồng thời, để sự nhận thức về các sự vật, hiện tượng ấy ngày càng trở nên sâu sắc hơn, nên phép biện chứng duy vật ngày càng được bổ sung thêm những phạm trù mới. Như vậy, các phạm trù của phép biện chứng duy vật không phải là một hệ thống bất biến, mà chúng phát triển cùng với sự phát triển của khoa học. Mối liên hệ giữa các phạm trù của các ngành khoa học với các phạm trù của phép biện chứng duy vật là mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng. Khi nghiên cứu các phạm trù cần liên hệ chúng với nhau và với các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, bởi thế giới muôn hình, muôn vẻ, cho nên, dù quan trọng đến mấy, chỉ riêng các phạm trù hoặc các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật sẽ không phản ánh đầy đủ được các mối liên hệ bản chất của thế giới, bởi "Quy luật nắm lấy cái gì là yên tĩnh- mà chính vì vậy mà mỗi quy luật, mọi quy luật đều chật hẹp, không đầy đủ, gần đúng"1. - Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất. Theo quan niệm của phép biện chứng duy vật, nhận thức bắt đầu từ sự phản ánh về những sự vật, hiện tượng đơn nhất (cái riêng lẻ) của thế giới. Nhưng trong quá trình phát triển, so sánh những sự vật, hiện tượng này với những sự vật, hiện tượng khác, phân biệt chỗ giống nhau và khác nhau giữa chúng, nhận thức nhất định phải phản ánh và xác định cái chung (cái phổ biến), nhất định phải chuyển từ cái đơn nhất sang cái chung và cái riêng (cái đặc thù), nghĩa là nhận thức về cái riêng, cái chung, cái đơn nhất là những nấc thang đầu tiên của sự nhận thức hiện thực khách quan. Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, nhiều hiện tượng khác nữa. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác. Mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái chung trước hết biểu hiện ở mối liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất bao gồm những mặt, những yếu tố riêng lẻ vốn có trong một sự vật, hiện tượng này và những mặt, những yếu tố được lặp lại trong các sự vật, hiện tượng khác. Còn mối liên hệ giữa cái chung với cái riêng được biểu hiện là mối liên hệ lẫn nhau giữa 1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1981. t.29. tr.160.
  41. 265 cái toàn bộ với cái bộ phận, trong mối liên hệ này, cái riêng là cái toàn bộ, cái chung là cái bộ phận. Bởi bên cạnh cái chung thì bất cứ cái riêng nào cũng có cái đơn nhất, bên cạnh những mặt được lặp lại còn có những mặt không lặp lại, những mặt cá biệt. Vì vậy, bất cứ sự vật, hiện tượng riêng lẻ nào cũng là sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Trong cùng một lúc, sự vật, hiện tượng đó vừa là cái đơn nhất, vừa là cái chung. Thông qua những đặc điểm cá biệt, những mặt không lặp lại của mình, sự vật, hiện tượng đó biểu hiện là cái đơn nhất, nhưng thông qua những mặt lặp lại trong những sự vật, hiện tượng khác, nó biểu hiện là cái chung. Từ đây, có thể rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận cơ bản của phạm trù cái đơn nhất, cái chung, cái riêng. Nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một mặt của cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem lại cho nó một hình thức riêng biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa trên việc vận dụng một quy luật chung nào đó đều không thể như nhau đối với tất cả sự vật, hiện tượng có liên hệ với cái chung đó. Vì bản thân cái chung trong tất cả các sự vật, hiện tượng không phải là một và không giống nhau hoàn toàn, mà chỉ là biểu hiện cái chung đã được cá biệt hoá, thì các phương pháp xuất phát từ cái chung đó, trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải được thay đổi hình thức, phải cá biệt hoá cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp. Nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái riêng, thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đó trong những điều kiện khác, không nên sử dụng hình thức mà nó hiện có, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với những điều kiện nhất định đó. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước là khác nhau, nếu bắt chước một cách mù quáng tất cả những cái đã có ở những nước đi trước, thì dễ dẫn đến chủ nghĩa giáo điều; nhưng nếu chỉ coi kinh nghiệm của các nước đi trước là cái đặc thù của nước đó thì sẽ dẫn đến chủ nghĩa xã hội dân tộc. Cả hai khuynh hướng trên đều gây tổn thất cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Nguyên nhân và kết quả. Khi nghiên cứu quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng đến những sự thay đổi về chất và ngược lại của phép biện chứng duy vật, chúng ta nhận thấy rằng, những biến đổi về lượng quyết định và sinh ra những biến đổi về chất, rằng những khác nhau về chất là kết quả của những
  42. 266 khác nhau về lượng của sự vật, hiện tượng. Những cái làm cho cái này sinh ra cái kia, quyết định sự xuất hiện của cái kia là nguyên nhân, còn cái được xuất hiện, được quyết định là kết quả. Như vậy, sự nhận thức về mối liên hệ giữa lượng với chất dẫn đến việc phát hiện ra những yếu tố mới của mối liên hệ phổ biến là tính nhân quả và sự ra đời của phạm trù nguyên nhân và kết quả là điều tất yếu, khách quan. Nguyên nhân là sự tương tác qua lại giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do do sự tương tác qua lại nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Theo quan niệm của phép biện chứng duy vật, nhận thức về nguyên nhân, kết quả như trên là mức độ nhận thức sâu, khắc phục được hạn chế của quan niệm coi nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng, trong những điều kiện nhất định, nằm ở bên ngoài sự vật, hiện tượng đó; khắc phục được thiếu sót của quan niệm coi nguyên nhân cuối cùng của sự vận động, chuyển hoá của toàn bộ thế giới vật chất nằm ngoài thế giới vật chất, trong lực lượng phi vật chất nào đó. Phép biện chứng duy vật cho rằng, mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu. Phê phán những quan niệm sai trái của chủ nghĩa duy tâm về các tính chất của mối liên hệ nhân quả, Ph.Ăngghen nhấn mạnh “Hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính nhân quả”1. Trên thực tế, không chỉ quan sát thấy hiện tượng nọ sau hiện tượng kia, mà con người còn có thể gây ra một quá trình nhất định bằng cách tạo ra những điều kiện bằng thí nghiệm khoa học, trong đó quá trình ấy xẩy ra ở giới tự nhiên. Từ quan niệm cho rằng, tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều được gây nên bởi những nguyên nhân nhất định, trong đó có cả những nguyên nhân chưa được nhận thức, phép biện chứng duy vật rút ra nguyên tắc quyết định luận, là nguyên tắc hết sức quan trọng của nhận thức khoa học. Từ quan niệm kết quả do nguyên nhân sinh ra phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, phép biện chứng duy vật cho rằng, một nguyên nhân nhất định trong những hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định, bởi vậy, nếu các nguyên nhân càng ít khác nhau bao nhiêu, thì các kết quả do chúng gây ra càng ít khác nhau bấy nhiêu. Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả không cứng nhắc, tĩnh tại. Trong quá trình vận động và phát triển, nguyên nhân và 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1994. t.20. tr.719.
  43. 267 kết quả thay đổi vị trí lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau. Cái mà trong thời gian này hoặc trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong thời gian khác hoặc trong mối quan hệ khác lại là kết quả; nguyên nhân “tắt đi” trong kết quả và kết quả “tắt đi” trong nguyên nhân; nguyên nhân “tắt đi” sinh ra kết quả, kết quả “tắt đi” sinh ra nguyên nhân (Ph.Hêghen). Nhưng nếu bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó thì điều đó hoàn toàn không có nghĩa là mỗi sự vật, hiện tượng chỉ do một nguyên nhân sinh ra. Trên thực tế, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra do vậy, sự phân loại nguyên nhân thành nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu; nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài v.v. đối với một kết quả vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ đây, có thể rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận cơ bản của phạm trù nguyên nhân và kết quả. Nếu bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và do nguyên nhân quyết định thì để nhận thức được một sự vật, hiện tượng nào đó cần phải tìm nguyên nhân xuất hiện của nó. Để loại bỏ một sự vật, hiện tượng nếu sự tồn tại của nó không cần thiết, thì phải trừ bỏ nguyên nhân sinh ra nó. Nếu xét về mặt thời gian, nguyên nhân luôn có trước kết quả, thì khi tìm nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đó cần phải tìm nguyên nhân đó giữa những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xẩy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Nếu trong thời gian hoặc trong mối quan hệ nào đó, nguyên nhân và kết quả thay đổi vị trí lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau thì để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng nào đó và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn, cần phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó trong những mối quan hệ mà nó giữ vai trò kết quả, cũng như trong những mối quan hệ mà nó giữ vai trò nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định. Nếu một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định thì khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó không nên vội vàng kết luận về nguyên nhân nào đã sinh ra nó và khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích cho trong thực tiễn cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà không hoàn toàn dập khuôn theo những phương pháp cũ. Nếu trong số những nguyên nhân sản sinh ra một sự vật, hiện tượng nào đó có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu; nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài thì trong nhận thức và hành động phải dựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.