Giáo trình Tin học đại cương (Dành cho sinh viên năm I của các ngành học) - Phần 1

pdf 129 trang phuongnguyen 3570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tin học đại cương (Dành cho sinh viên năm I của các ngành học) - Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tin_hoc_dai_cuong_danh_cho_sinh_vien_nam_i_cua_ca.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tin học đại cương (Dành cho sinh viên năm I của các ngành học) - Phần 1

  1. Lời tựa ắt đầu năm học 2011 – 2012, Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) – trường ĐH Sư phạm Tp.HCM B đảm nhiệm việc giảng dạy học phần Tin Học Đại Cương (THĐC) cho sinh viên năm thứ nhất của toàn trường. Với nhiệm vụ này, Khoa chúng tôi đã triển khai xây dựng đề cương chi tiết cho học phần với một định hướng mới, nhằm phù hợp với nhu cầu của con người và xã hội trong thời đại kĩ thuật số hiện nay, đó là: “Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cơ bản làm việc trên máy tính. Qua đó, sinh viên có khả năng thao tác và làm việc trên máy tính đúng cách, đồng thời sử dụng máy tính như một phương tiện phục vụ học tập và nghiên cứu hiệu quả”. Nội dung truyền đạt tập trung ở việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên có khả năng sử dụng các công cụ/ tiện ích trên máy tính để trình bày và báo cáo một văn bản khoa học (như bài báo/ báo cáo nghiên cứu, bài tập lớn/ đồ án, khoá luận tốt nghiệp) phục vụ việc học tập các chuyên ngành đào tạo, cũng như công việc cá nhân. Trong một thời gian ngắn chuẩn bị, chúng tôi đã hoàn thành một hệ thống tài liệu và tài nguyên học tập cho học phần, bao gồm: bài giảng (ở dạng bài trình bày Multimedia), hệ thống bài tập/ bài thực hành, đồ án môn học, các tài nguyên hỗ trợ (như tài liệu tham khảo, videoclip, chương trình minh hoạ, URL liên quan), và cả một website để hỗ trợ học tập (cho phép chia sẻ thông tin và học tập cộng tác), đặc biệt là cuốn tài liệu học tập này – Giáo trình Tin Học Đại Cương – với nội dung gồm 7 chương, trong đó trọng tâm ở các chương 2, 3, 4, 5. Đây là một thành quả to lớn với sự góp sức của các thầy/ cô giảng viên của Khoa CNTT, của Phòng CNTT, và của Trung tâm Tin Học – trường ĐH Sư phạm Tp.HCM, bên cạnh sự động viên về tinh thần lẫn vật chất của Ban Chủ Nhiệm Khoa CNTT. Nhân đây, chúng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các đoàn thể, quý thầy/ cô giảng viên đã giúp đỡ, tham gia biên soạn và giảng dạy cho học phần Tin Học Đai Cương trong năm học này. Hệ thống tài liệu và tài nguyên học tập cho học phần THĐC đã biên soạn mặc dù đầy đủ nội dung ở các chương, nhưng hiện tại vẫn là phiên bản thử nghiệm, chúng tôi đang cố gắng chỉnh sửa và biên tập lại sao cho hiệu quả và hấp dẫn nhất. Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản hổi về mọi mặt của học phần này từ các thầy/ cô, quý vị phụ huynh, các bạn sinh viên, và các độc giả gần xa để giúp chúng tôi hoàn thiện cho những năm học tới. Chân thành cảm ơn. Tháng 9/2011 Lê Đức Long Mọi góp ý liên quan có thể gởi về địa chỉ: Khoa Công Nghệ Thông Tin Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Phòng 203 – Dãy nhà H 280, An Dương Vương, P.4, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh Hoặc trực tiếp trên website của học phần: Hoặc qua địa chỉ email: Lê Đức Long, longld@hcmup.edu.vn (chủ biên) Trần Đức Tâm, tamtd@hcmup.edu.vn (thư kí ban biên tập)
  2. Chủ biên Lê Đức Long Xây dựng đề cương Lê Đức Long Nguyễn Trần Phi Phượng Nhóm biên soạn: Chương 1, 5: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Nguyễn Thúy Ngọc Trần Đức Tâm Nguyễn Khắc Văn Nguyễn Quang Tấn Chương 2: Nguyễn Đặng Kim Khánh Chương 3: Lê Thị Huyền Lê Minh Triết Nguyễn Đình Khiêm Chương 4: Nguyễn Mai Lĩnh Mai Văn Phương Vũ Nguyễn Thành Chiến Chương 6: Đào Ngọc Giang Lê Nguyễn Quỳnh Thy Chương 7: Trịnh Huy Hoàng Trần Lê Hùng Phi Trần Hữu Quốc Thư Trình bày bìa Đỗ Thụy Mai Loan Thiết kế và quản lý Website Nguyễn Đặng Kim Khánh
  3. MỤC LỤC CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU 9 DANH MỤC HÌNH ẢNH 11 Chương 1 Giới thiệu tổng quan về văn hóa số và kỹ năng làm việc với máy tính 19 1.1 Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21 và văn hóa số 20 1.1.1 Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21 20 1.1.2 Văn hóa số 22 1.2 Tổng quan về máy tính và hệ điều hành: 23 1.2.1 Máy tính điện tử 23 1.2.2 Hệ điều hành 34 1.3 Kỹ năng làm việc với máy tính: 37 1.3.1 Các thao tác cơ bản trên máy tính: 37 1.3.2 Sử dụng phần mềm ứng dụng: 46 Chương 2 Tìm Kiếm và chọn lọc thông tin trên Internet 56 2.1 Tổng quan về Internet và các dịch vụ cơ bản 57 2.1.1 World Wide Web 58 2.1.2 Email 59 2.2 Giới thiệu các công cụ tìm kiếm 62 2.3 Các kỹ thuật tìm kiếm đơn giản và nâng cao 63 2.3.1 Quá trình tìm kiếm 63 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 1 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  4. 2.3.2 Các tùy chỉnh nâng cao cho câu lệnh tìm kiếm 65 2.4 Đánh giá và chọn lọc thông tin trên Internet 67 Chương 3 Viết và trình bày một báo cáo nghiên cứu ở dạng văn bản. 70 3.1 Giới thiệu một số phần mềm soạn thảo văn bản. 71 3.1.1 Notepad 71 3.1.2 WordPad 72 3.1.3 MS Word 73 3.1.4 Open Office (phần mềm mã nguồn mở) 73 3.1.5 Libre Office (phần mềm mã nguồn mở) 74 3.1.6 Google docs 75 3.1.7 Bảng so sánh các phần mềm 76 3.2 Nguyên tắc soạn thảo một văn bản tiếng Việt – tiếng Anh 77 3.2.1 Nguyên tắc chung 78 3.2.2 Các bước soạn thảo văn bản 79 3.2.3 Một số lưu ý khi soạn thảo văn bản tiếng Anh 79 3.2.4 Một số lưu ý khi soạn thảo văn bản tiếng Việt 81 3.3 Các kỹ thuật định dạng cơ bản 82 3.3.1 Định dạng trang in 84 3.3.2 Định dạng ký tự 89 3.3.3 Định dạng đoạn văn 94 3.3.4 Định dạng cột 98 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 2 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  5. 3.3.5 Định dạng Tab 99 3.3.6 Bảng biểu 103 3.3.7 Các đối tượng đồ họa 105 3.3.8 Kỹ thuật đóng khung và tô nền 109 3.4 Một số kỹ thuật soạn thảo nâng cao 112 3.4.1 Style & Heading 112 3.4.2 Bullets & Numbering 113 3.4.3 Tạo mục lục tự động 115 3.5 Kỹ năng đọc và viết một báo cáo khoa học 115 3.5.1 Thế nào là một bài báo khoa học? 116 3.5.2 Kỹ năng đọc một bài báo khoa học 117 3.5.3 Kỹ năng trình bày một bài báo khoa học. 118 Chương 4 Thiết kế và trình bày báo cáo ở dạng trình chiếu 125 4.1 Giới thiệu 126 4.1.1 Trình chiếu là gì? 126 4.1.2 Mục đích của trình chiếu 126 4.1.3 Công dụng của trình chiếu 126 4.1.4 Những công cụ để thực hiện trình chiếu 127 4.2 Các bước để xây dựng một bài trình chiếu đa phương tiện 127 4.2.1 Các bước chuẩn bị 127 4.2.2 Các bước xây dựng 128 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 3 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  6. 4.3 Một số kỹ thuật nâng cao cho bài trình bày đa phương tiện 148 4.3.1 Sử dụng Slide Master, chọn lại theme 149 4.3.2 Sử dụng trigger 150 4.4 Kỹ năng trình bày và báo cáo với phần mềm trình chiếu 153 4.4.1 Một số vấn đề hay gặp phải khi trình chiếu và cách khắc phục 153 4.4.2 Kỹ năng trình bày: 157 Chương 5 Giao tiếp và học tập trên Internet 162 5.1 Các ứng dụng của Google 163 5.1.1 Google Mail 164 5.1.2 Google Docs 165 5.1.3 Google Calendar 169 5.1.4 Google Site 171 5.2 Blogs: 174 5.2.1 Blogs là gì? 174 5.2.2 Ưu điểm của blog: 175 5.2.3 Lợi ích của blog: 175 5.2.4 Sử dụng blog trong học tập: 176 5.2.5 Làm quen với blog: 176 5.3 Wikis: 182 5.3.1 Wikis là gì? 182 5.3.2 Lợi ích của wikis: 183 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 4 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  7. 5.3.3 Sử dụng wikis trong học tập: 183 5.3.4 Làm quen với wikis: 184 5.4 Mạng xã hội (social network) 189 5.4.1 Giới thiệu: 189 5.4.2 Tìm hiểu mạng xã hội: 194 5.5 Web-based course và eLearning systems: 223 5.6 Vấn đề đạo đức và văn hóa giao tiếp trên Internet: 224 5.6.1 Lợi ích và tác hại của Internet: 224 5.6.2 An toàn và bảo mật thông tin trên Internet: 226 5.6.3 Chọn lọc, trích dẫn và đăng tải thông tin trên Internet: 228 5.6.4 Ngôn ngữ giao tiếp: 231 Chương 6 Xử lý số liệu với bảng tính điện tử 238 6.1 Giới thiệu một số phần mềm bảng tính 239 6.1.1 Một số phần mềm bảng tính thông dụng hiện nay 245 6.1.2 Các thành phần chính của một bảng tính điện tử 252 6.2 Sử dụng và khai thác các hàm có sẵn trong phần mềm bảng tính 254 6.2.1 Xử lý dữ liệu với bảng tính 254 6.2.2 Khái niệm hàm, công thức 264 6.3 Một số hàm thông dụng & cách sử dụng 269 6.3.1 Các hàm MIN, MAX, AVERAGE 269 6.3.2 Hàm COUNT, COUNTA, COUNTBLANK 270 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 5 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  8. 6.3.3 Hàm RANK 270 6.3.4 Hàm ROUND 271 6.3.5 Hàm IF 272 6.3.6 Biểu thức điều kiện phức 273 6.3.7 Các hàm xử lý kiểu chuỗi 274 6.3.8 Hàm dò tìm theo cột (VLOOKUP) 276 6.3.9 Hàm dò tìm the o hàng ngang (HLOOKUP) 277 6.3.10 Các hàm xử lý kiểu ngày tháng 278 6.4 Tạo đồ thị, biểu đồ trong bảng tính 280 6.4.1 Khái niệm về đồ thị 280 6.4.2 Chèn đồ thị vào bảng tính 280 6.5 Các thao tác nâng cao đối với bảng tính: sắp xếp, trích lọc, thống kê 284 6.5.1 Cơ sở dữ liệu trong bảng tính 284 6.5.2 Thao tác sắp xếp trong bảng tính 285 6.6 Phân tích số liệu thống kê bằng bảng tính điện tử 295 6.6.1 Tổng hợp và phân tích số liệu với Pivottable 295 6.6.2 Tìm kiếm mục tiêu và dự báo trong MS Excel 2003 305 Chương 7 Bài toán và thuật toán 332 7.1 Khái niệm vấn đề - bài toán 333 7.1.1 Vấn đề - bài toán là gì? 333 7.1.2 Khái niệm thuật toán: 333 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 6 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  9. 7.1.3 Các đặc trưng khác của thuật toán 333 7.2 Các phương pháp biểu diễn thuật toán 335 7.2.1 Ngôn ngữ tự nhiên 335 7.2.2 Lưu đồ - sơ đồ khối 335 7.2.3 Mã giả 337 7.2.4 Thuật toán đệ quy 338 7.3 Các bước giải một bài toán trên máy tính 340 7.3.1 Xác định vấn đề - bài toán. 340 7.3.2 Lựa chọn phương pháp giải. 340 7.3.3 Xây dựng thuật toán hoặc thuật giải. 341 7.3.4 Cài đặt chương trình. 341 7.3.5 Hiệu chỉnh chương trình. 341 7.3.6 Thực hiện chương trình. 341 7.4 Các bước thiết kế thuật toán 342 7.5 Chuyển đổi bài toán thành chương trình máy tính 345 7.5.1 Khái niệm về ngôn ngữ lập trình & chương trình máy tính 345 7.5.2 Các loại ngôn ngữ lập trình thông dụng 345 7.5.3 Trình thông dịch và biên dịch 346 7.5.4 Các ngôn ngữ lập trình thông dụng 348 TÀI LIỆU THAM KHẢO 351 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 7 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  10. CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH Ghi chú thêm Mẹo vặt Thử nghiệm trên máy Câu hỏi thêm Bài Tập Nâng Cao Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 8 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các loại máy tính PC 25 Bảng 1.2 Phần cứng máy tính 30 Bảng 1.3 Một số biểu tượng của con trỏ chuột 37 Bảng 1.4 Các thao tác cơ bản trên chuột 38 Bảng 1.5 Các nhóm phím trên bàn phím 40 Bảng 1.6 Các thành phần chính của cửa sổ phần mềm ứng dụng 47 Bảng 3.1 Bảng so sánh các phần mềm 77 Bảng 3.2 Bảng mô tả chi tiết phần mềm và các kỹ thuật định dạng hỗ trợ 83 Bảng 3.3 Các loại tab 100 Bảng 3.4 Các loại bài báo khoa học 116 Bảng 5.1 Các ứng dụng cơ bản của Google 164 Bảng 6.1Bảng so sánh một số phần mềm bảng tính thông dụng 241 Bảng 6.2 Một số phím tắt thường dùng (sử dụng trong Microsoft Office Excel 2003 248 Bảng 6.3 Một số phím tắt thường dùng dụng trong Open Office 3.0 251 Bảng 6.4 Một số lỗi khi nhập công thức 255 Bảng 6.5 Các toán tử sử dụng trong bảng tính điện tử 256 Bảng 6.6 Các toán tử so sánh trong bảng tính điện tử 257 Bảng 6.7 Các kiểu insert trong bảng tính điện tử 261 Bảng 6.8 Các kiểu xóa trong trong bảng tính điện tử 262 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 9 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  12. Bảng 6.9 Các kiểu định dạng dữ liệu trong bảng tính điện tử 263 Bảng 6.10 Một số hàm thông dụng trong Microsoft Excel 2003 268 Bảng 6.11Các tiêu chuẩn so sánh trong Custom AutoFilter 290 Bảng 6.12 Cách ghi điều kiện lọc dữ liệu 292 Bảng 6.13 Báo cáo số lượng trẻ sơ sinh trong 5 năm (2005 - 2010) 310 Bảng 6.14 Bảng stats 318 Bảng 7.1 Bảng các ký hiệu trên lưu đồ 336 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 10 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  13. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Các thiết bị Smartboard, Ipad, Iphone sử dụng côn nghệ Screen touch 21 Hình 1.2 Các mạng xã hội 22 Hình 1.3 Các cỗ máy tìm kiếm (search engine) 22 Hình 1.4 Quy trình xử lí thông tin trong máy tính 24 Hình 1.5 Sơ đồ cấu trúc máy tính 31 Hình 1.6 Mối quan hệ giữa phần cứng, phần mềm, người dùng 35 Hình 1.7 Các nhóm phím trên bàn phím 39 Hình 1.8 Tập tin trong hệ điều hành Windows 40 Hình 1.9 Cửa sổ làm việc của Windows Explorer 42 Hình 1.10 Sử dụng công cụ tìm kiếm trong Windows XP Professional 45 Hình 1.11 Các thành phần chính trên cửa sổ phần mềm MS Paint 48 Hình 2.1Các mạng ISP liên kết tạo thành Internet (nguồn content/uploads/2009/11/ISP-Network-System.gif) 57 Hình 2.2Một phần mạng lưới world wide web 59 Hình 2.3Giao diện màn hình soạn email của Microsoft Outlook 2010 60 Hình 2.4Giao diện màn hình soạn email của Gmail ( 61 Hình 2.5Cấu trúc của địa chỉ email 61 Hình 2.6Quá trình truy vấn tìm kiếm 62 Hình 2.7Quá trình tim kiếm thông tin trên Internet 63 Hình 2.8Bảng tùy chỉnh của công cụ tìm kiếm Google 66 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 11 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  14. Hình 2.9Bảng tùy chỉnh của công cụ tìm kiếm Bing 67 Hình 4.1 Màn hình khởi động OpenOffice 3.0 129 Hình 4.2 Màn hình PowerPoint 2007 129 Hình 4.3 Màn hình khởi động bản trình chiếu Google Docs 130 Hình 4.4 Giới thiệu chương trình Microsoft Powerpoint 2007 131 Hình 4.5 Giao diện chương trình Office Impress 132 Hình 4.6Cửa sổ Outline – Mirosoft Powerpoint 2007 133 Hình 4.7Chọn Notes trong PowerPoint 2007 133 Hình 4.8Note – Openoffice Impress 134 Hình 4.9Giao diện trình diễn một Slide Sorter trong OpenOffice 3.0 135 Hình 4.10Slide – Microsoft Powerpoint 2007 135 Hình 4.11Menu – Google Doc Presentation 136 Hình 4.12Menu – Microsoft Powerpoint 2007 136 Hình 4.13Themes trong PowerPoint 2007 137 Hình 4.14Giao diện OpenOffice Impress 3.0 137 Hình 4.15Giao diện PowerPoint 2007 138 Hình 4.16Microsoft Office PowerPoint 2007 139 Hình 4.17Chọn Background cho Slide trong PowerPoint 2007 140 Hình 4.18Chọn Background cho Slide trong Impress 3.0 140 Hình 4.19Định dạng Textbox trong PowerPoint 2007 141 Hình 4.20 Định dạng Textbox trong OpenOffice Impress 3.0 142 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 12 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  15. Hình 4.21 Hộp thoại ký tự trong Impress 3.0 142 Hình 4.22Giao diện công cụ Shap trong OpenOffice Impress 3.0 143 Hình 4.23Giao diện công cụ Sharp PowerPoint 2007 143 Hình 4.24 Minh họa Insert Picture trong PowerPoint 2007 144 Hình 4.25 Insert Movie and Sound trong PowerPoint 2007 145 Hình 4.26 Insert Movie and Sound trong OpenOffice 3.0 145 Hình 4.27Màn hình định dạng Chart trong OpenOffice 3.0 146 Hình 4.28Định dạng hiệu ứng giữa các Slide trong PowerPoint 2007 147 Hình 4.29Định dạng Hiệu ứng giữa các Slide trong OpenOffice 3.0 147 Hình 4.30Tạo hiệu ứng trong các Slide trong PowerPoint 2007 148 Hình 4.31Chọn Slide Master trong PowerPoint 2007 149 Hình 4.32Giao diện chọn Slide master trong OpenOffice Impress 3.0 150 Hình 4.33 Minh họa trên Microsoft Office Powerpoint 2003 150 Hình 4.34 Minh họa trên Microsoft Office Powerpoint 2003 151 Hình 4.35 Minh họa trên Microsoft Office Powerpoint 2003 151 Hình 4.36 Minh họa trên Microsoft Office Powerpoint 2003 151 Hình 4.37 Mục Hyperlink trong PowerPoint 2007 152 Hình 4.38 Mục Action trong PowerPoint 2007 152 Hình 4.39Sử dụng Action Button trong PowerPoint 2007 153 Hình 5.1 Tạo các labels quản lý mail 164 Hình 5.2 Lọc mail với chức năng Create Filter 165 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 13 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  16. Hình 5.3 Các ứng dụng của Google Docs 165 Hình 5.4 Giao diện Google Docs 166 Hình 5.5 Tạo Form mới 167 Hình 5.6 Giao diện tạo câu hỏi dạng Multiple Choice 168 Hình 5.7 Chức năng chia sẻ form 168 Hình 5.8 Giao diện Google Calendar 169 Hình 5.9 Tính năng chia sẻ lịch trong Google Calendar 169 Hình 5.10 Tính năng nhắc lịch qua điện thoại di động của Google Calendar 170 Hình 5.11 Thêm sự kiện (event) vào trong lịch 170 Hình 5.12 Nhập thông tin chi tiết của sự kiện (event) 171 Hình 5.13 Chọn chủ đề của site 171 Hình 5.14 Chọn mẫu nền cho site 172 Hình 5.15 Giao diện site sau khi tạo xong 172 Hình 5.16 Giao diện Manage site 173 Hình 5.17 Các chức năng trong Insert menu 173 Hình 5.18 Các chức năng trong Layout menu 174 Hình 5.19 Màn hình đăng nhập Blogger 177 Hình 5.20 Màn hình đăng ký tài khoản Google 177 Hình 5.21 Màn hình đặt tên blog 178 Hình 5.22 Màn hình chọn mẫu giao diện 178 Hình 5.23 Màn hình thông báo thành công 179 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 14 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  17. Hình 5.24 Màn hình chọn chế độ thiết kế 179 Hình 5.25 Giao diện thiết kế blog 180 Hình 5.26 Giao diện thêm tiện ích 180 Hình 5.27 Màn hình chọn chế độ đăng bài mới 181 Hình 5.28 Giao diện đăng bài mới 181 Hình 5.29 Giao diện bình luận bài viết 182 Hình 5.30 Giao diện khởi tạo trang Wikispaces 185 Hình 5.31 Giao diện trang Wikispaces mới tạo 186 Hình 5.32 Phần tạo trang tin mới 186 Hình 5.33 Giao diện tạo trang 187 Hình 5.34 Giao diện nhập nội dung trang 187 Hình 5.35 Giao diện trang tin 187 Hình 5.36 Giao diện tạo chủ đề thảo luận 188 Hình 5.37 Giao diện nhập thông tin chủ đề thảo luận 188 Hình 5.38 Mô hình tổng quan về mạng xã hội 189 Hình 5.39 Lịch sử ra đời của mạng xã hội 190 Hình 5.40 Lịch sử ra đời của mạng xã hội 191 Hình 5.41 Mạng xã hội mới ra đời 192 Hình 5.42 Lịch sử ra đời của mạng xã hội 192 Hình 5.43 Một số mạng xã hội thông dụng 194 Hình 5.44 Social Network 194 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 15 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  18. Hình 5.45 Giao diện Facebook vào ngày 12 tháng 2 năm 2004 195 Hình 5.46 Giao diện Facebook năm 2005 195 Hình 5.47 Giao diện Facebook năm 2007 196 Hình 5.48 Logo Twitter 215 Hình 5.49 Trang web dạy cách sử dụng Internet dành cho trẻ em 223 Hình 6.1 Giao diện cửa sổ làm việc của Microsoft Excel 2003 245 Hình 6.2 Title bar 246 Hình 6.3 Menu bar 246 Hình 6.4 Tool bar 246 Hình 6.5 Formular bar 246 Hình 6.6 Status bar 246 Hình 6.7 The sheet bar 246 Hình 6.8 Thanh tiêu đề - Title bar 249 Hình 6.9 Thanh menu ngang – Menu bar 249 Hình 6.10 Thanh công thức - The Formular bar 250 Hình 6.11 Thanh thẻ trên bảng tính - The Sheet bar 250 Hình 6.12 Màn hình làm việc chính của Google Spreadsheet 251 Hình 6.13 Thanh menu ngang – Menu bar 251 Hình 6.14 Thanh công thức - The Formular bar 251 Hình 6.15 Thanh tiêu đề của Microsoft Excel 2003 252 Hình 6.16 Thanh tiêu đề của OpenOffice 3.0 Calc 252 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 16 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  19. Hình 6.17 Thanh thực đơn của Microsoft Excel 2003 252 Hình 6.18 Thanh thực đơn của OpenOffice 3.3 252 Hình 6.19 Thanh công thức trong Microsoft Excel 2003 253 Hình 6.20 Thanh công thức trong OpenPffice 3.3 253 Hình 6.21 Thanh Sheet tab trong Microsoft Excel 2003 253 Hình 6.22 Thanh Sheet tab trong OpenOffice 3.0 Calc 253 Hình 6.23 Panel trong Microsoft Office Excel 2003 253 Hình 6.24 Định dạng dữ liệu trong bảng tính điện tử 262 Hình 6.25 Hộp thoại Chart Wizard – Microsoft Offic Excel 2003 281 Hình 6.26 Hộp thoại Chart Option – Microsoft Offic Excel 2003 282 Hình 6.27 Sắp xếp dữ liệu 287 Hình 6.28 Lọc dữ liệu bằng lệnh Auto Filter 289 Hình 6.29 Hộp thoại Custom AutoFilter 289 Hình 6.30 Hộp thoại Advanced Filter 291 Hình 6.31 Hộp thoại Subtotal 294 Hình 6.32 Kết quả tính toán bằng Subtotal 295 Hình 6.33 Minh họa dữ liệu mẫu và câu hỏi nghiên cứu 296 Hình 6.34 Minh họa mã hóa dữ liệu từ bảng câu hỏi 298 Hình 6.35 Hộp thoại Data Analysis 299 Hình 6.36 Thiết lập cho hộp thoại Descriptive Statistics 299 Hình 6.37 Tần suất sử dụng các hoạt động tại công viên 300 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 17 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  20. Hình 6.38 Hộp thoại Pivot Table - Step 1 301 Hình 6.39 Hộp thoại Pivot Table - Step 2 301 Hình 6.40 Giao diện Pivot Table - Layout 302 Hình 6.41 Giao diện Pivot Table – Finish - 1 303 Hình 6.42 Giá trị quan sát 303 Hình 6.43 Giá trị kỳ vọng 304 Hình 6.44 Giao diện Goal Seek 306 Hình 6.45 Goal Seek Status 307 Hình 6.46 Hộp thoại chứa các công thức phân tích dữ liệu 312 Hình 6.47 Hộp thoại Moving Average 312 Hình 6.48 Nhập các thông số cho mô hình dự báo 313 Hình 6.49 Phương pháp dự báo hồi quy tuyến tính đơn – Sử dụng hàm TREND 315 Hình 6.50 Phương pháp dự báo hồi quy tuyến tính đơn – Sử dụng hàm FORECAST 316 Hình 6.51 Phương pháp dự báo hồi quy tuyến tính đơn – Sử dụng hàm SLOPE và INTERCEPT 317 Hình 6.52 Hộp thoại chứa các công cụ phân tích dữ liệu 320 Hình 6.53 Hộp thoại khai báo các thông số của mô hình hồi quy 320 Hình 6.54 Bảng hộp thoại Regression 321 Hình 6.55 Phương pháp dự báo hồi quy sử dụng Regression 322 Hình 7.1 Lưu đồ khối thuật toán so sánh 2 số nguyên a và b 337 Hình 7.2 Lưu đồ khối thuật toán kiểm tra số chẵn 343 Hình 7.3 Lưu đồ khối thuật toán tìm số lớn nhất trong dãy số 344 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 18 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  21. Chƣơng 1 Giới thiệu tổng quan về văn hóa số và kỹ năng làm việc với máy tính  Tổng quan về công nghệ thế kỉ 21 và văn hóa số  Tổng quan về máy tính và hệ điều hành  Kỹ năng làm việc với máy tính Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 19 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  22. Trong thế giới ngày nay, cùng với sự gia tăng và phát triển mạnh mẽ của mọi lĩnh vực thì việc nắm bắt và cập nhật thông tin đang trở thành một nhu cầu thiết yếu. Chỉ với một chiếc máy tính cá nhân, chúng ta có thể theo dõi những thông tin, sự kiện mới nhất đang xảy ra trên toàn cầu. Không chỉ dừng ở đó, máy tính còn giúp con người thực hiện rất nhiều công việc khác, từ vi mô đến vĩ mô, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và năng suất lao động. Trong chương này, chúng ta sẽ được giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của máy tính, giúp tiếp cận với các công nghệ của thế kỷ 21 và thực hành cách sử dụng máy tính để từng bước trở thành một “công dân trong thời đại văn hóa số”. 1.1 Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21 và văn hóa số 1.1.1 Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21 Khoa học công nghệ nói chung hay công nghệ thông tin nói riêng là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày ở thế kỷ 21. Từ lĩnh vực vui chơi giải trí như âm nhạc, phim ảnh, đến các công việc thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, và cả trong giao tiếp hàng ngày, công nghệ thông tin đã và đang tác động, thay đổi cách thức mà chúng ta đang sống, làm việc. Ở thế kỷ 21 chúng ta đang trải nghiệm cuộc sống số hiện đại đến từ sự chuyển tiếp, phát triển của những thiết bị truyền thống sang các thiết bị sốđa dụng. Và ngày nay, mọi người đã bắt đầu hòa nhập vào nhịp sống số. Có lẽ trong thế kỷ 21 này rất ít người còn sử dụng chiếc đĩa mềm (floppy disk) 1.44 MB để lưu trữ dữ liệu mà người ta dường như đã quen thuộc với việc sử dụng USB nhỏ gọn dung lượng tính bằng GB Các thiết bị truyền thống như máy cassette, máy walkman tape (dùng băng cassette) nhỏ có tai ngheđể nghe nhạc có còn được sử dụng phổ biến không?Ngày nay, với tiện ích của công nghệ số và sự phát triển của Internet, có thểnghe nhạc trực tuyến (music online), xem phim trực tuyến, tải nhạc về máy tính của mình. Và chỉ cần với chiếc mp4 nhỏ gọn là có đủ tính năng vừa nghe nhạc xem phim, Như vậy chúng ta có thể thấy những thiết bị điện tử ngày càng được nâng cao tính năng, hình dáng nhỏ gọn hơn nhằm phục vụ cho yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Cũng với sự phát triển vũ bão của công nghệ ngày nay (thế kỉ 21), người ta chưa hình dung được trong “tương lai” sẽ là gì ? Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 20 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  23. Năm 1989: Mọi người hi vọng tương lai là các công nghệ tích hợp multi-media Năm 1999: Tương lai là công nghệ Web Năm 2009: Tương lai là các thiết bị thông minh (smart-phone) Năm 2019: Tương lai sẽ là? Như vậy, bước vào thế kỷ 21 đã có sự thay đổi mạnh mẽ, bước ngoặt về: Thiết bị kỹ thuật điện tử Công nghệ Web, Internet 1. Thiết bị kỹ thuật điện tử: luôn là điểm nhấn đầu tiên được nhắc đến khi nói về công nghệ thế kỷ 21. Sự phát triển mạnh mẽ không còn là máy tính hay laptop với kiểu dáng nhỏ gọn, cấu hình mạnh, tích hợp nhiều chức năng mà chuyển sang thiết bị di động thông minh (smart phone). Hầu hết các sản phẩm hiện nay đều nhắm đến công nghệ cảm ứng (screen touch) Hình 1.1Các thiết bị Smartboard, Ipad, Iphone sử dụng côn nghệ Screen touch 2. Bước phát triển điển hình thứ hai không thể không nhắc đến là sự phát triển của công nghệ Internet, Web, mạng xã hội và công cụ tìm kiếm (search engine).  Sự phát triển của công nghệ Web cho phép kết nối, chia sẻ nhanh chóng tiện lợi - Web 1.0 trang web tĩnh, liên kết mọi thứ lại với nhau - Web 2.0 (social web): cho phép sự tham gia, tương tác với với người sử dụng - Web 3.0 (semantic web): dữ liệu, thông tin được sử dụng lại một cách thông minh hơn  Mạng xã hội: sự ra đời của hàng trăm mạng xã hội đi đầu vẫn là Facebook, Twitter, Hi5, Linked in, Google + mở ra cánh cửa mới trong hình thức giao tiếp, quảng bá thông tin rộng rãi, kết nối mọi người ở khắp mọi nơi một cách dễ dàng Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 21 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  24. Hình 1.2Các mạng xã hội  Các công cụ tìm kiếm ngày càng nhiều bên cạnh những ông lớn như Google, Yahoo, Bing, Altavista còn có sự ra đời của các cỗ máy tìm kiếm khác. Tạo xu hướng cạnh tranh từ đó công cụ tìm kiếm ngày càng mở rộng tính năng của mình, cho phép tìm kiếm thông tin nâng cao, tìm kiếm chính xác, mã hóa nội dung tìm kiếm Hình 1.3Các cỗ máy tìm kiếm (search engine) Những công nghệtrênđược ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống ngày nay. Và nóđã thay đổi phương thức làm việc và giải trí của con người. Về đời sống xã hội, công việc: con người có hình thức giao tiếp mới: qua voice chat, video chat, instant message, hay video conference. Phương thức làm việc mới: làm việc từ xa như home office, remote office Về hình thức vui chơi giải trí: ứng dụng công nghệ 3D vào phim ảnh 1.1.2 Văn hóa số Ở thế kỷ trước khi công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật chưa thật sự phát triển và ảnh hưởng mạnh đến đời sống thì người ta vẫn còn đánh giá trình độ văn hóa của một người thông qua kỹ năng cơ bản là: biết đọc, biết viết và có một số kiến thức khoa học xã hội cơ bản (tùy theo thời gian, và trình độ giáo dục của mỗi quốc gia) Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 22 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  25. Tuy nhiên khi mà công nghệ ngày càng phát triển, đời sống của con người thay đổi thì nhu cầu đánh giá cũng thay đổi. Người ta đưa ra thuật ngữ mới là “digital literacy” (có thể tạm dịch là văn hóa số). Như vậy văn hóa số là gì? Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra về “văn hóa số” nhưng có thể tóm tắt và hiểu tổng quát nhất đó là đánh giá sự hiểu biết, thái độ, kỹ năng làm việc giao tiếp với các thiết bị truyền thông đa dạng Các kỹ năng đó bao gồm: Tạo văn bản số Giao tiếp, chia sẻ thông tin Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin Đánh giá thông tin tìm được Tổ chức, sử dụng thông tin hiệu quả 1.2 Tổng quan về máy tính và hệ điều hành: Máy tính đã mang lại sự thay đổi toàn diện cách thức chúng ta sống và làm việc. Mục tiêu của phần này là giới thiệu cho các bạn về các thiết bị phần cứng, phần mềm máy tính và một số hệ điều hành thông dụng. 1.2.1 Máy tính điện tử 1.2.1.1 Máy tính và hệ thống tin học Máy tính là gì? Máy tính là thiết bị điện tử được sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin. Chúng ta sử dụng máy tính để: soạn thảo văn bản, gửi mail, nghe nhạc Dữ liệu, do con người cung cấp thông qua tác vụ nhập, sẽ được máy tính xử lí để tạo ra thông tin hoặc dữ liệu mới. Nhờ có máy tính mà con người xử lí thông tin một cách nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 23 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  26. Dữ liệu (data): sự kiện thô, rời rạc, được đưa vào máy tính nhờ tác vụ nhập như số liệu, văn bản, hình ảnh Thông tin (information): là dữ liệu đã được xử lý, và nằm ở dạng có ý nghĩa, giúp con người có thêm hiểu biết. Quy trình xử lí thông tin trong máy tính có thể được mô tả qua sơ đồ sau: Nhập Xuất Dữ liệu Xử lí Thông Tin Hình 1.4Quy trình xử lí thông tin trong máy tính Hệ thống ghi nhận dữ liệu, xử lý chúng để tạo nên thông tin có ý nghĩa hoặc dữ liệu mới được gọi là hệ thống tin học (information system). Hệ thống tin học gồm có 3 thành phần chính đó là: phần cứng, phần mềm và con người. Có những loại máy tính nào? Ngày nay có nhiều loại máy tính khác nhau trên thị trường, phân loại theo khả năng tính toán thì có các loại sau đây: siêu máy tính (Supper Computer), máy tính cái (MainFrame), máy tính cỡ trung (Minicomputer), máy vi tính (Microcomputer) hay còn gọi là máy tính cá nhân (Personal Computer). Máy tính thông dụng nhất là máy tính cá nhân (Personal Computer), thường được các cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ sử dụng. Tùy thuộc vào kích cỡ và mục đích của máy tính cá nhân, nó có thể được phân thành bốn loại khác nhau: máy để bàn (Desktop Computer), máy xách tay (Laptop Computer), máy cầm tay (Persional Digital Assistant), vàmáy tính bảng Tablet. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 24 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  27. Các Loại Tính năng Máy tính Máy tính Máy tính để bàn được cấu thành từ những thành phần riêng biệt, chẳng hạn như để bàn màn hình, bàn phím, thùng máy, và máy in. Máy tính để bàn không dễ dịch chuyển và thường được đặt trên mặt bàn. Các thành phần của máy tính để bàn có thể dễ dàng thay thế hay nâng cấp. Máy tính để bàn thường có bộ nhớ lớn hơn, đĩa cứng lớn hơn, có nhiều cổng hơn, và màn hình hiển thị lớn hơn máy tính xách tay và các máy tính có thể mang theo khác. Máy tính để bàn có thể chạy liên tục một thời gian dài. Máy tính Máy tính xách tay là máy tính cá nhân nhỏ gọn. Máy tính xách tay có kích cỡ xách tay nhỏ hơn so với máy tính để bàn và được thiết kế để đi đây đi đó. Máy tính xách tay cũng được gọi là máy tínhnotebook. Đặc điểm chính của máy tính xách tay là nhỏ và linh hoạt. Máy tính để bàn chỉ chạy bằng điện, trong khi máy tính xách tay vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng pin, và pin có thể sạc được. Máy tính xách tay thực hiện công việc tương tự như máy tính để bàn, nhưng thường mắc hơn máy tính để bàn. Máy tính Máy tính cầm tay là những thiết bị được dùng cho công việc cụ thể hàng ngày, cầm tay chẳng hạn như quản lý số liệu cá nhân. Những máy tính này nhỏ hơn máy tính xách tay và cung cấp ít tính năng hơn so với máy tính để bàn hay máy tính xách tay. Những máy tính này cũng có thể thực hiện các công việc xử lý văn bản đơn giản và giúp bạn truy cập Internet. Một số mẫu máy tính cầm tay cũng có thể hoạt động như là điện thoại di động hay camera số. Máy tính Máy tính tablet là những máy tính có đầy đủ chức năng cho phép bạn viết trực Tablet tiếp trên màn hình với viết tablet. Bạn cũng có thể sử dụng viết tablet để thực hiện các chức năng chuột. Vì vậy, máy tính tablet không cần bàn phím và chuột. iPad hay Samsung Galaxy là các máy tính tablet. Bảng 1.1 Các loại máy tính PC Để một máy tính có thể hoạt động được, cần có đủ hai thành phần là phần cứng và phần mềm. 1.2.1.1.1 Phần cứng (Hardware) Phần cứng làtất cả các thành phần vật lý của máy tính gồm: thiết bị nhập, thiết bị xử lý, thiết bị lưu trữ, và thiết bị xuất. Bàn phím, chuột, bộ xử lí trung tâm (CPU), bo mạch chủ (mainboard), màn hình là các ví dụ về phần cứng máy tính. Vai trò của của thiết bị phần cứng có thể được mô tả trong bảng dưới đây: Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 25 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  28. Thành Mô tả Hình ảnh phần Thiết bị Dùng để cung cấp thông tin cho máy tính. nhập Chuột (mouse): Thiết bị dùng để tương tác với các mục hiển thị trên màn hình máy tính. Chuột có phím trái,phím phải và con lăn. Sử duṇ g: tùy loại chuột có thể cắm cổng PS/2, cổng USB, hoăc̣ không dây. Bàn phím (keyboard): Tập hợp các phím giống như bàn phím máy đánh chữ. Ngoài những chức năng cơ bản như nh ập văn bản, có thể tìm thấy những loại bàn phím có nhiều chức năng mở rộng để nghe nhạc , truy câp̣ Internet, hoăc̣ chơi game. Micro: Thiết bị dùng để nói chuyện với những người ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Bạn có thể ghi âm vào máy tính bằng cách sử dụng micrô. Máy quét (scanner): Máy quét để nhập dữ liệu hình ảnh, chữ viết, mã vạch, mã từ vào máy tính.  Máy quyét ảnh: dùng để quét hình ảnh, film của ảnh chụp, chữ viết  Máy quyét mã vạch: dùng quyét mã vạch dùng trong siêu thị để đọc giá tiền của hàng hóa, trong thư viện để đọc mã số sinh viên từ thẻ sinh viên.  Máy quyét từ: đọc thẻ từ, ứng dụng trong hệ thống cửa thông minh, hệ thống chấm công nhân viên Webcam: Thiết bị thu hình vào máy tính, webcam sử dụng trong việc giải trí, bảo vệ an ninh, hội thảo từ xa, khám bệnh từ xa.Để sử dụng Webcam cần nối dây dữ liệu vào cổng USB phía sau mainboard và cài các phần mềm hỗ trợ đi kèm. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 26 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  29. Thành Mô tả Hình ảnh phần Thiết bị Dùng để hiển thị thông tin cho người dùng xuất Màn hình (monitor): Là thiết bị hiển thị thông tin cùa máy tính giúp người sử dụng giao tiếp với máy . Độ rộng của màn hình tính bằng inch. Phân loại: màn hình ống phóng điện tử CRT, màn hình tinh thể lỏng LCD, màn hình plasma. Máy in (printer): dùng để in ấn tài liệu từ máy tính, gồm có máy in kim, in phun, in lazer. Loa / Tai nghe (Speaker/Headphone): Các thiết bị để nghe. Loa có thể tích hợp sẵn trong máy tính hay gắn phía ngoài. Bộ xử lý trung tâm (CPU) là thiết bị thông dịch và chạy Bộ xử lí các lệnh mà bạn đưa ra cho máy tính. Nó là đơn vị điều trung khiển máy tính. CPU cũng được xem như là bộ xử lý. Hai tâm và hãng sản xuất CPU lớn nhất hiện nay là Intel và AMD. bộ nhớ Bộ nhớ trong là nơi thông tin được lưu trữ và trích xuất trong bởi CPU. Có hai loại bộ nhớ chính. Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (Random Access Memory)  Lưu trữ những chỉ lệnh của CPU, những ứng dụng đang hoạt động, những dữ liệu mà CPU cần  Các dữ liệu và chương trình trong RAM tồn tại phụ thuộc vào nguồn điện Nội dung của RAM phải được sao chép vào thiết bị lưu trữ nếu bạn muốn lưu lại dữ liệu trong RAM. Bộ nhớ chỉ đọc (ROM):  Là bộ nhớ sơ cấp của máy tính. ROM chứa hệ Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 27 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  30. Thành Mô tả Hình ảnh phần thống lệnh nhập xuất cơ bản (BIOS - Basic Input Output System) để kiểm tra phần cứng, nạp hệ điều hành nên còn gọi là ROM BIOS.  Các chương trình trong ROM tồn tại không phụ thuộc vào nguồn điện Bo mạch chủ (main board) là bo mạch chính bên trong Bo mạch máy tính. Nó bao gồm các vi mạch điện tử và những thành chủ phần khác. Bo mạch chủ kết nối các thiết bị nhập, xuất, và thiết bị xử lý lại với nhau và cho CPU biết chạy như thế nào. Những thành phần khác trên bo mạch chủ bao gồm card video, card âm thanh, và những mạch điện tử cho phép máy tính giao tiếp với các thiết bị như là máy in. Card mở Card mở rộng được gắn thêm vào bo mạch chủ để rộng thêm các tính năng chẳng hạn như hiển thị video và khả năng âm thanh cho máy tính. Một số loại card mở rộng được mô tả trong danh sách sau. Card đồ họa (Graphics Card): Được kết nối vào màn hình máy tính và dùng để hiển thị thông tin trên màn hình. Card Giao diện Mạng (NIC -Network Interface Card): Dùng để nối mạng nội bộ , có 1 đầu cắm lớ n hơn đầu cắm dây điêṇ thoaị , thườ ng có 2 đèn tín hiêụ đi kèm. Card Âm thanh (Sound Card): Card âm thanhlà thiết bị xuất và nhập dữ liệu audio của máy tính . Micrô và loa hay tai nghe kết nối vào card âm thanh. Dưạ vào các ký hiệ u bằng chữ hoăc̣ bằng màu trên sound card chúng ta cắm các thiết bị như sau:  Line Out (xanh nhaṭ ): để cắm dây audio của loa hoăc̣ tai nghe. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 28 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  31. Thành Mô tả Hình ảnh phần  Line In (xanh đâṃ ): cắm dây dữ liêụ audio vào từ các thiết bị cần đưa âm thanh vào máy như đàn điêṇ tử  Mic (màu đỏ): để cắm dây của micro.  Game (cổng lớ n nhất ): để cắm cần chơi game Joystick. Thiết bị Dùng để lưu trữ thông tin của máy tính. Gồm: đĩa cứng, lưu trữ đĩa mềm, CD, DVD, USB, thẻ nhớ. Đĩa Cứng (HDD-Hard Disk Drive): ổ đĩa cứng là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người sử dụng. Nó có thể là thiết bị gắn trong hay gắn ngoài. Đĩa Mềm(FDD-Floopy Disk Drive):Thiết bị lưu trữ cầm tay cho phép lưu trữ một lượng nhỏ (1.44MB) dữ liệu, dễ bị hư hại do môi trường nhiệt, bụi bẩn, hay từ trường.Hiện nay không được sử dụng nữa. Đĩa CD, DVD: Là những loại ổ đọc ghi dữ liệu từ ổ CD, VCD, DVD. Vì dùng tia lazer để đọc và ghi dữ liệu nên các loại ổ này còn gọi là ổ quang học. Ổ nhớ Flash (USB Flash Drive): Thiết bị nhớ nhỏ gọn, độ tin cậy cao, loại bỏ tính cơ học của đĩa từ và đĩa quang, giao tiếp với máy tính thông qua cổng USB (Universal Serial Bus). Thẻ nhớ (Memory card): là thiết bị lưu trữ di động, bộ nhớ có khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác nhau như máy ảnh kỹ thuật số, máy điện thoại di động. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 29 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  32. Thành Mô tả Hình ảnh phần Cổng và Cổng là kênh qua đó dữ liệu được truyền giữa các thiết bị kết nối nhập/xuất và bộ xử lý. Có một số loại cổng mà bạn có thể sử dụng để kết nối máy tính đến các thiết bị bên ngoài và mạng. Một số loại cổng thường dùng: USB Port: Dùng để cắm các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét, webcam ; cổng USB đang thay thế vai trò của các cổng COM, LPT. Cổng Mạng: Sử dụng cổng này để kết nối máy tính với máy tính khác nhằm trao đổi thông tin giữa các máy tính. Nguồn: Bo mạch chủ và các thành phần khác bên trong máy tính sử dụng điện một chiều (DC). Bộ cấp nguồn lấy điện xoay chiều (AC) từ ổ cắm và chuyển đổi nó vào nguồn DC. Bảng 1.2Phần cứng máy tính 1. Có thiết bị nào vừa là thiết bị nhập vừa là thiết bị xuất không? 2. Những yếu tố nào sẽ ảnh hường đến hiệu suất máy tính? Chúng ta sử dụng phần cứng để cung cấp dữ liệu đầu vào cho máy tính đồng thời cũng để nhận được các kết quả mong muốn. Chẳng hạn bạn sử dụng chuột và bàn phím để gõ văn bản hay chọn và chạy chương trình nghe nhạc, khi đó bạn có thể xem kết xuất trên màn hình hoặc sử dụng máy in để xem kết xuất trên giấy. Bàn phím, chuột là các thiết bị nhập. Màn hình, máy in là các thiết bị xuất. Ngoài thiết bị nhập và xuất, máy tính còn có thiết bị xử lí làm việc với dữ liệu nhập và sinh ra kết quả mong muốn. Thiết bị xử lí quan trọng nhất trong máy tính là CPU (Central Processing Unit). Đây là bộ não của máy tính điều khiển mọi hoạt động và thực thi các lệnh mà người dùng đưa vào. Trong quá trình xử lí tính toán, CPU sẽ lưu trữ dữ liệu tạm thời ở bộ nhớ trong. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 30 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  33. Bo mạch chủ là một mạch điện lớn kết nối các thiết bị nhập, xuất, xử lí lại với nhau. Tùy thuộc vào tác vụ mà bạn mong muốn máy tính thực hiện, bạn có thể chọn thêm các thiết bị phần cứng khác, ví dụ sử dụng card mạng (NIC) để kết nối máy tính này với máy tính khác, card đồ họa rời (graphics card) giúp hiển thị hình ảnh trên màn hình. Tất cả những thiết bị này được cắm vào bo mạch chủ. Thiết bị lƣu trữ dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài hoặc tạm thời trong máy tính. Hoạt động của máy tính có thể biểu diễn qua sơ đồ sau: CPU Thiết bị nhập Thiết bị xuất Bộ nhớ trong (RAM, ROM) Bộ nhớ ngoài Hình 1.5Sơ đồ cấu trúc máy tính Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 31 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  34. Cho biết ý nghĩa cấu hình máy tính sau : Sony Vaio VPC-SB25FG - Intel Core i3-2310M 2.1GHz - DDRAM3 2GB - HDD 500GB SATA - ATI HD 6470M 512MB//Intel HD 3000 - DVD-RW - Card Reader MS-SD - USB 3.0 - 13.3" WLED - HDMI - Webcam - Finger Print - LAN 10/100/1000 - Wireless N - Bluetooth - Weight 1.72Kg - OS Win 7 Premium 64 bits 1.2.1.1.1.1 Phần mềm(Software) Ngoài phần cứng ra, máy tính còn cần phần mềm để hoạt động. Phần mềm gửi lệnh đến phần cứng để thực hiện các tác vụ cần thiết. Phần mềm: là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình để điều khiển hoạt động của máy tính. Phần mềm chia làm 3 loại: phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và phần mềm để tạo ra phần mềm. Phần mềm hệ thống: là loại phần mềm làm việc trực tiếp với phần cứng máy tính. Không có những phần mềm này con người sẽ rất khó khăn khi giao tiếp với máy tính. Một số loại phần mềm hệ thống thường gặp như: Hệ điều hành (OS – Operating System): Linux, WinXP, Win7. Phần mềm mạng (Network Software): phần mềm cho máy chủ, phần mềm bảo mật. Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System): SQL Server, Oracle Phần mềm điều khiển thiết bị ngoại vi: các driver Phần mềm ứng dụng: là những phần mềm hướng đến người sử dụng, gồm 3 loại chính: Phần mềm hỗ trợ công việc: các phần mềm văn phòng, soạn thảo văn bản, các phần mền quản lí dự án, nhân sự, tiền lương. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 32 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  35. Phần mềm giải trí, hỗ trợ truyền thông đa phương tiện: Window Media Phần mềm tiện ích: các phần mềm nén dữ liệu, diệt virus Phần mềm hỗ trợ phát triển phần mềm: hỗ trợ cho các nhà phát triển xây dựng các phần mềm mới. Notepad++, Visual Studio là những phần mềm thuộc loại này. 1.2.1.2 Lịch sử ra đời của máy tính Máy tính điện tử đầu tiên là ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer), ra đời năm 1946, nặng hơn 30 tấn, có khả năng thực hiện 5000 phép cộng trong một giây. Càng về sau, cùng với sự phát triển của công nghệ, máy tính ngày càng rẻ hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn và lưu trữ được nhiều hơn. Cho đến nay máy tính điện tử đã trải qua bốn thế hệ: Thế hệ thứ nhất (1945 - 1959) Công nghệ nền tảng của thế hệ này là sử dụng bóng đèn chân không (vacumm tube ). Bóng đèn được sử dụng làm các bảng mạch tín hiệu điều khiển (electric circuits or switches). Một trong những máy tính tiêu biểu cho thế hệ này là ENIAC với 18.000 bóng chân không, cỗ máy dài khoảng 30,5m và nặng hơn 30 tấn, máy này phải hoạt động trong môi trường được làm lạnh liên tục, vì bóng chân không tỏa nhiệt rất lớn. Thế hệ thứ hai (1960 - 1964) Ở thế hệ này bóng chân không được thay thế bằng bóng bán dẫn, một thiết bị ở thể rắn chế tạo từ silicon. So với bóng chân không thì bóng bán dẫn nhỏ hơn nhiều, tiêu thụ ít điện năng hơn và tỏa nhiệt ít hơn, giá thành cũng rẻ đi. Sự xuất hiện của nó được xem là một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực điện – điện tử. Một máy tính tiêu biểu trong giai đoạn này là IBM 7090 (1959) với tốc độ xử lí 2 triệu phép tính một giây. Thế hệ thứ ba (1964 - 1970) Gắn liền với sự ra đời của bảng mạch tích hợp, công nghệ này cho phép sản xuất hàng loạt các linh kiện điện tử và tích hợp chúng vào các bảng mạch có kích thước nhỏ, khoảng vài milimet vuông gọi là chip. Các chip này lại được gắn lên những bản mạch khác tạo nên những bản mạch Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 33 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  36. điều khiển lớn, phức tạp. Với kĩ thuật này, máy tính sẽ trở nên nhỏ hơn, tốc độ thực thi nhanh hơn, giảm nhiệt, và đương nhiên sẽ tiết kiệm điện năng, giá thành rẻ hơn. Cỗ máy nổi tiếng trong giai đoạn này là là IBM System/360 có khả năng thực hiện 500,000 phép cộng một giây, gấp 250 lần máy ENIAC. Thế hệ thứ tƣ (1970 đến nay) Đây là thời đại của những máy tính sử dụng bộ vi xử lí.Toàn bộ bộ xử lí trung tâm được tích hợp trong một chip duy nhất, có kích thước xấp xỉ con tem. Bộ vi xử lí đầu tiên do Intel sản xuất, có số hiệu 4004. Sự ra đời của vi xử lí là tiền đề cho sự ra đời của các dòng máy vi tính như ngày nay. Ngày nay, bộ vi xử lí Intel Core i7 (6 nhân) tích hợp khoảng 1,170,000,000 bóng bán dẫn, dựa trên công nghệ 32 nano có khả năng xử lí 12 luồng chương trình cùng một thời điểm. Thế hệ thứ 5. Tƣơng lai gần? Đây là thế hệ máy tính sẽ hoạt động dựa trên trí thông minh nhân tạo. Thế hệ máy tính này sẽ trả lời cho câu hỏi “Liệu máy tính có thể giao tiếp với con người?” 1.2.2 Hệ điều hành 1.2.2.1 Khái niệm hệ điều hành Phần mềm quan trọng nhất trên máy tính là hệ điều hành, nó đóng vai trò như một người phiên dịch, có thể giao tiếp với phần cứng cũng như hiểu các mệnh lệnh từ người dùng. Nó điều khiển và quản lý phần cứng được kết nối vào máy tính của bạn đồng thời cung cấp một giao diện (user interface) giúp cho bạn tương tác với máy tính. Một ví dụ về một trong những hệ điều hành mới nhất là Windows Seven. Giao diện ngƣời dùng (user interface) có thể là dòng lệnh hay đồ họa. Phần lớn các hệ điều hành đều cung cấp giao diện người dùng dạng đồ họa (GUI – Graphic User Interface), nó hiển thị hình ảnh cho phép bạn tương tác với máy tính một cách dễ dàng.  Các hệ điều hành hiện đại thường có GUI, chứa trình đơn (menu), biểu tượng (icon) và thanh tác vụ (task bar). Xerox là hãng đầu tiên xây dựng giao diện đồ họa cho máy tính. Trên máy Alto của Xerox, màn hình được chia thành nhiều “cửa sổ” (window) tương ứng với các chương trình đang hoạt động. Các cửa sổ có thể xếp chồng nhau và thiết bị chuột Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 34 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  37. “trỏ đến và nhấp” cũng lần lượt được giới thiệu. Các hệ điều hành về sau như Apple Macintosh hay Microsoft Windows đều kế thừa những ý tưởng thiết kế này.  Các hệ điều hành không sử dụng giao diện đồ họa, như là những phiên bản đầu của Unix, Linux hay MS-DOS được gọi là các hệ điều hành dòng lệnh. Các hệ điều hành Windows hiện nay đều có giả lập chế độ dòng lệnh của MS- DOS, bạn có thể thử nghiệm chế độ này trong Windows bằng cách nhấn phím Windows + R. Phần cứng và hệ điều hành kết hợp với nhau được xem như là phần nềncho các phần mềm khác.Các phần mềm khác như chương trình soạn thảo văn bản, chat sử dụng phần nền này để thực hiện các tác vụ. User Application software Operating System Hardware Hình 1.6Mối quan hệ giữa phần cứng, phần mềm, ngƣời dùng Phân loại hệ điều hành: Đơn nhiệm một người sử dụng: (Single tasking / Single user), ví dụ: MS DOS. Hệ điều hành này đơn giản và không đòi hỏi máy tính phải có bộ xử lý mạnh. Đa nhiệm một người sử dụng: (Multi tasking / Single User), ví dụ: Windows 95. Hệ điều hành này khá phức tạp và đòi hỏi máy tính phải có bộ xử lý đủ mạnh. Đa nhiệm nhiều người sử dụng: (Multi tasking / Multi user),ví dụ: Windows XP. Hệ điều hành loại này rất phức tạp, đòi hỏi máy tính phải có bộ vi xử lý mạnh, bộ nhớ trong lớn và thiết bị ngoại vi phong phú. 1.2.2.2 Các thành phần chủ yếu của hệ điều hành: Chương trình nạp khi khởi động (start) máy tính và thu dọn hệ thống trước khi tắt máy hay nạp lại (restart). Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 35 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  38. Chương trình đảm bảo đối thoại giữa người sử dụng và hệ thống (dòng lệnh hoặc đồ họa) Các tiện ích hệ thống Chương trình điều khiển thiết bị (driver). Chương trình quản lý tài nguyên, giám sát hệ thống. Hệ thống quản lý tập tin. 1.2.2.3 Các hệ điều hành thông dụng hiện nay Hệ điều hành Windows Là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay do hãng phần mềm Microsoft phát triển. Microsoft Window xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1985, được phát triển qua nhiều phiên bản và cho đến nay vẫn là sản phẩn chủ lực của Microsoft. Các phiên bản gần đây nhất là Windows XP, Windows Vista và Windows 7, trong đó Windows XP vẫn là hệ điều hành thông dụng nhất. Hệ điều hành Linux Là hệ điều hành mã nguồn mở, miễn phí, đa nhiệm, đa người dùng được phát triển bởi Linus Torvalds vào năm 1991 trên nền hệ điều hành Unix. Từ nền tảng ban đầu đó, Linux đã được cộng đồng phát triển ra nhiều nhánh khác nhau: Ubuntu, Fedora, Google Chrome OS, Debian GNU/Linux Phần mềm mã nguồn mở là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã nhị phân (binary code) và mã nguồn (source code), thường là miễn phí về bản quyền; người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp, chỉ cần tuân theo một số nguyên tắc chung. Linux có tính bảo mật cao và được sử dụng nhiều cho các máy chủ. Tuy nhiên, nhiều phiên bản Linux hiện nay phát triển hướng đến người sử dụng bình thường với giao diện đồ họa thân thiện, như: Ubuntu, Fedora đã và đang thu hút nhiều ngưởi sử dụng. Linux là hệ điều hành được nhiều chính phủ và tổ chức khuyến khích sử dụng. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 36 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  39. 1.3 Kỹ năng làm việc với máy tính: 1.3.1 Các thao tác cơ bản trên máy tính: 1.3.1.1 Thao tác với chuột: Chuột máy tính là công cụ không thể thiếu khi thao tác với máy vi tính. Người dùng sử dụng chuột để tác động lên các thành phần, biểu tượng trên màn hình. Con trỏ chuột (mouse pointer) là thể hiện của chuột trên màn hình và cho biết vị trí tác động. Biểu tượng của con trỏ chuột không cố định, có thể thay đổi tùy theo chức năng và chế độ làm việc của ứng dụng. Một số biểu tượng của con trỏ chuột được minh họa trong bảng sau: Biểu tƣợng Ý nghĩa Biểu tƣợng Ý nghĩa Mặc định Không thể sử dụng Có ứng dụng đang chạy ngầm Di chuyển đối tượng Hệ thống đang bận Liên kết Web Con trỏ văn bản Trợ giúp Bảng 1.3Một số biểu tƣợng của con trỏ chuột Chuột máy tính luôn có hai thành phần chính là: phím trái chuột (left-mouse) và Hiện nay, đa số chuột máy tính đều có con lăn (scroll) ở phím phải chuột (right- giữa với chức năng cơ bản là điều khiển thanh cuộn mouse). Ngoài ra, những loại (scroll bar) trong các ứng dụng. chuột chuyên dụng còn có thêm các phím đặc biệt. Khi làm việc với chuột, chúng ta thường sử dụng các thao tác cơ bản sau: Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 37 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  40. Thao tác Ý nghĩa Tác dụng Point Trỏ chuột trên mặt phẳng mà không nhấn phím chuột. Click Nhấp nhanh phím trái chuột Lựa chọn đối tượng. và thả ra. Double-click Nhấp nhanh phím trái chuột 2 Khởi động chương trình, ứng dụng lần liên tiếp. hoặc mở thư mục, tập tin. Right-click Nhấp nhanh phím phải chuột Mở menu ngữ cảnh. và thả ra. Drag Nhấn giữ phím trái chuột, di Chọn nhiều đối tượng, quét khối văn chuyển con trỏ đến nơi khác bản, di chuyển đối tượng hoặc điều và thả ra. chỉnh kích thước cửa sổ ứng dụng. Bảng 1.4Các thao tác cơ bản trên chuột Trên thị trường hiện nay có những loại chuột máy tính nào? Cách hoạt động của chúng giống hay khác nhau? 1.3.1.2 Thao tác với bàn phím: Bàn phím cũng là một thiết bị nhập quan trọng khi thao tác với máy tính. Người dùng sử dụng bàn phím để nhập lệnh hay văn bản vào máy tính. Mặc dù bàn phím bao gồm rất nhiều phím, nhưng dựa theo chức năng, chúng ta phân chia chúng thành các nhóm sau: Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 38 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  41. Hình 1.7Các nhóm phím trên bàn phím Nhóm phím Tác dụng Phím chữ số Dùng để nhập chữ và số Phím đặc biệt Thực hiện những chức năng đặc biệt tùy tình huống sử dụng. Phím dấu câu Dùng để nhập những dấu câu Phím lệnh Dùng để chèn, xóa văn bản hoặc đối tượng. Phím điều hướng Dùng để di chuyển con trỏ, trang văn bản, đối tượng, Phím số Dùng để nhập số và các phép toán. Phím chức năng Dùng để thực hiện các chức năng cụ thể nào đó, có thể thay đổi tùy theo chương trình, ứng dụng. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 39 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  42. Nhóm phím Tác dụng Phím ENTER Dùng để gửi lệnh và xác nhận một tác vụ nào đó. Phím Windows Dùng để mở Start Menu, có thể kết hợp với một hay nhiều phím khác để thực hiện một số tác vụ thông thường của Windows. Bảng 1.5Các nhóm phím trên bàn phím Chức năng của các phím DELETE và BACKSPACE có thể khác nhau tùy thuộc vào loại máy tính bạn đang sử dụng Các bàn phím khác nhau có cách bố trí phím khác nhau. Vì vậy, tính năng của các phím có thể khác nhau 1.3.1.3 Thao tác với tập tin, thƣ mục: Khái niệm tập tin, thư mục:  Tập tin là một tập hợp các thông tin do người dùng tạo ra, các thông tin này là một hay nhiều chuỗi ký tự, ký hiệu giống hoặc khác nhau. Mỗi tập tin đều mang một phần mở rộng để xác định loại của tập tin. Phần tên Phần mở rộng Hình 1.8Tập tin trong hệ điều hành Windows Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 40 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  43.  Thư mục là một dạng tập tin đặc biệt có công dụng như là một ngăn chứa, được dùng trong việc quản lý và sắp xếp các tập tin. Thư mục có thể chứa các tập tin và các thư mục con (Sub Folder) bên trong. Hạn chế đặt tên tập tin hoặc thư mục có dấu tiếng Việt Cửa sổ Windows Explorer: Windows Explorer là chương trình hỗ trợ người dùng thao tác với các tài nguyên (thư mục, tập tin, ổ đĩa, ) có trong máy tính của người dùng, kể cả các máy tính trong hệ thống mạng nội bộ. Khởi động Windows Explorer: - Cách 1: chọn Start Menu Programs Accessories Windows Explorer - Cách 2: nhấp phím phải chuột lên Start Một hệ thống thư mục bao gồm nhiều thư mục, thư mục Menu (hoặc My con và tập tin còn được gọi là một cây thư mục Computer), chọn Windows Explorer. Có thể khởi động nhanh Windows Explorer bằng tổ hợp phím  + E Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 41 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  44. Hình 1.9Cửa sổ làm việc của Windows Explorer Các thao tác cơ bản trên tập tin và thư mục:  Mở thư mục / tập tin: - Cách 1: chọn thư mục hay tập tin, chọn File Open. - Cách 2: double click lên thư mục hay tập tin. - Cách 3: chọn thư mục hay tập tin, nhấn phím Enter.  Tạo mới: - Cách 1: trên thanh menu, chọn File New chọn Folder hay loại tập tin muốn tạo. - Cách 2: nhấp phím phải chuột, chọn New chọn Folder hay loại tập tin muốn tạo. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 42 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  45.  Di chuyển: - Cách 1: chọn thư mục hay tập tin, chọn Edit Cut (Ctrl + X). Mở ổ đĩa hay thư mục muốn di chuyển đến, chọn Edit Paste (Ctrl + V). - Cách 2: nhấp phím phải chuột lên thư mục hay tập tin, chọn Cut. Nhấp phím phải chuột lên ổ đĩa hay thư mục muốn di chuyển đến, chọn Paste. Muốn thực hiện nhanh, hãy thao tác bằng bàn phím (dùng phím lệnh hoặc tổ hợp phím). Sau khi thao tác, nếu muốn khôi phục lại trạng thái trước đó, chọn Edit Undo (Ctrl + Z)  Sao chép: - Cách 1: chọn thư mục hay tập tin, chọn Edit Copy (Ctrl + C). Mở ổ đĩa hay thư mục muốn sao chép đến, chọn Edit Paste (Ctrl + V). - Cách 2: nhấp phím phải chuột lên thư mục hay tập tin, chọn Copy. Nhấp phím phải chuột lên ổ đĩa hay thư mục muốn sao chép đến, chọn Paste.  Xóa bỏ: - Cách 1: chọn thư mục hay tập tin, chọn File Delete (phím lệnh Delete). - Cách 2: nhấp phím phải chuột lên thư mục hay tập tin, chọn Delete. Thông thường, thư mục hay tập tin sau khi xóa bỏ sẽ xuất hiện trong Recycle Bin và có thể khôi phục lại. Nếu muốn xóa vĩnh viễn, chọn thư mục hay tập tin và nhấn tổ hợp phím Shift + Delete. Nhớ suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện.  Đặt tên, đổi tên: - Cách 1: chọn thư mục hay tập tin, chọn File Rename (phím chức năng F2). - Cách 2: nhấp phím phải chuột lên thư mục hay tập tin, chọn Rename. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 43 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  46.  Xem thông tin: - Cách 1: chọn thư mục Một số thông tin cơ bản của thư mục hay tập tin bao hay tập tin, chọn File gồm: vị trí, kích thước, ngày tạo, thuộc tính hiển thị, Properties. Ngoài ra, mỗi loại tập tin sẽ có các thông tin đặc trưng khác nhau. - Cách 2: nhấp phím phải chuột lên thư mục hay tập tin, chọn Properties.  Sắp xếp: - Cách 1: chọn View Arrange Icons by chọn kiểu sắp xếp. - Cách 2: nhấp phím phải chuột, chọn Arrange Icons By Các kiểu sắp xếp bao gồm: Name, Size, Type, Modified. chọn kiểu sắp xếp. Ngoài ra, còn có các lựa chọn Auto Arrange, Align to  Nén (trong trường hợp đã Grid, cài đặt phần mềm nén thư mục/ tập tin): - Cách 1: chọn thư mục hay tập tin, chọn File Add to archive - Cách 2: nhấp phím phải chuột lên thư mục hay tập tin, Một số phần mềm nén tập tin như: WinRAR, WinZIP, 7zip, chọn Add to archive đều có các chức năng nén cơ bản và nâng cao như: đặt mật khẩu, nén và tách thành nhiều tập tin con,  Giải nén (trong trường hợp đã cài đặt phần mềm nén thư mục/ tập tin): - Cách 1: chọn tập tin nén, chọn File Extract files - Cách 2: nhấp phím phải chuột lên tập tin nén, chọn Extract files Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 44 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  47.  Tìm kiếm: - Cách 1: chọn biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn (Standard Bar). - Cách 2: vào Start Menu Search For Files or Folders Hình 1.10Sử dụng công cụ tìm kiếm trong Windows XP Professional Có thể khởi động nhanh cửa sổ tìm kiếm bằng tổ hợp phím  + F Khi tìm kiếm, nếu không biết chính xác tên thư mục hay tập tin, có thể sử dụng các ký tự đại diện: * : đại diện cho nhiều ký tự. ? : đại diện cho 1 ký tự Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 45 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  48. 1.3.2 Sử dụng phần mềm ứng dụng: Phần mềm ứng dụng trên máy tính rất phong phú và đa dạng về thể loại Trong hệ điều hành Windows đã cài đặt sẵn một số và chức năng, bao gồm những phần mềm ứng dụng như: Internet Explorer, Microsoft chương trình được viết ra để phục vụ Paint, Calculator, Notepad, Windows Media Player, cho một hay nhiều mục đích ứng Windows Movie Maker, dụng cụ thể như soạn thảo văn bản; tính toán, phân tích số liệu; tổ chức hệ thống; quản lý, bảo mật thông tin; xử lý đồ họa, âm thanh; giải trí đa phương tiện, 1.3.2.1 Cách khởi động phần mềm ứng dụng: Thông thường, khi cài đặt một phần mềm, chúng sẽ được lưu trong ổ đĩa hệ thống (thường là ổ đĩa C:\) và một shortcut của phần mềm sẽ xuất hiện trên màn hình desktop. Vì vậy, một phần mềm ứng dụng thường được khởi động theo các cách sau: - Cách 1: Mở thư mục cài đặt của phần mềm ứng dụng trong ổ đĩa hệ thống theo đường dẫn C:\Program Files\ . Double-click lên tập tin thực thi của phần mềm (tập tin có phần mở rộng là exe). - Cách 2: Trên màn hình Desktop, double-click lên shortcut của phần mềm ứng dụng. Ví dụ: để mở phần mềm ứng dụng Internet Explorer, double-click lên tập tin iexplorer.exe trong thư mục C:\Program Files\Internet Explorer. 1.3.2.2 Các thành phần chính trong cửa sổ của phần mềm ứng dụng: Một cửa sổ phần mềm ứng dụng thường có các thành phần chính được liệt kê trong bảng sau: Tên gọi Ý nghĩa Control Box Hiển thị biểu tượng phần mềm, dùng để thu nhỏ/ phóng to/ đóng cửa sổ Title bar Hiển thị tên tập tin – tên phần mềm Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 46 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  49. Tên gọi Ý nghĩa Menu bar Thanh thực đơn điều khiển của phần mềm Standar Bar Thanh công cụ chuẩn của phần mềm Tool bar Thanh công cụ của phần mềm Scroll bar Thanh cuộn cửa sổ phần mềm, gồm thanh cuộn ngang và thanh cuộn đứng Status bar Thanh hiển thị trạng thái, thông tin cửa sổ phần mềm Minimize button Nút lệnh thu nhỏ cửa sổ phần mềm Maximize button Nút lệnh phóng to cửa sổ phần mềm Close button Nút lệnh đóng cửa sổ phần mềm Bảng 1.6Các thành phần chính của cửa sổ phần mềm ứng dụng Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 47 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  50. Minimize Maximize Close Title bar Menu bar Tool bar Scroll bar Status bar Hình 1.11Các thành phần chính trên cửa sổ phần mềm MS Paint Số lượng và vị trí của các thành phần chính có thể khác nhau tùy theo giao diện của phần mềm ứng dụng. 1.3.2.3 Các thao tác trên cửa sổ phần mềm ứng dụng: Di chuyển cửa sổ: kéo thả Title bar đến vị trí mới. Thay đổi kích thước: di chuyển con trỏ chuột đến cạnh hoặc góc cửa sổ cho đến khi biểu tượng con trỏ chuột đổi thành mũi tên hai chiều thì nhấn giữ phím trái chuột và kéo cho đến khi được kích thước mong muốn. Phóng to cửa sổ toàn màn hình: nhấp phím trái chuột lên Maximize button. Thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên Taskbar: nhấp phím trái chuột lên Minimize button. Đóng cửa sổ: nhấp phím trái chuột lên Close button (Alt + F4). Sử dụng tổ hợp phím Alt + Tab để chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ phần mềm. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 48 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  51. 1.3.2.4 Cài đặt và tháo bỏ phần mềm ứng dụng: Bên cạnh một số phần mềm ứng dụng có sẵn, người dùng có thể tự cài đặt thêm một số phần mềm ứng dụng theo nhu cầu sử dụng. Để thực hiện việc cài đặt, có thể thực Hiện nay, một số chương trình hỗ trợ tháo bỏ phần hiện theo các cách sau: mềm ứng dụng và dọn rác máy tính đã xuất hiện để giúp tối ưu hóa bộ nhớ. Một số phần mềm nổi bật là - Cách 1: sử dụng ứng dụng Your Uninstaller, CCleaner, Add or Remove Programs trong cửa sổ Control Panel. Chọn thẻ Add new Programs. - Cách 2: trực tiếp thực thi tập tin cài đặt của phần mềm ứng dụng và làm theo hướng dẫn của chương trình cài đặt. Tập tin thực thi của từng phần mềm ứng dụng có thể khác nhau về tên và loại. Thông thường các tập tin ấy được đặt tên như setup.exe, install.exe, Một số phần mềm ứng dụng còn kèm theo tập tin Autorun và Readme.txt để hỗ trợ cài đặt Để tháo bỏ phần mềm ứng dụng khỏi máy tính, có thể thực hiện theo các cách sau: - Cách 1: sử dụng ứng dụng Add or Remove Programs trong cửa sổ Control Panel. Chọn thẻ Change or Remove Programs. - Cách 2: trực tiếp thực thi tập tin tháo bỏ của phần mềm ứng dụng và làm theo hướng dẫn của chương trình tháo bỏ. Cũng giống như tập tin cài đặt, tập tin tháo bỏ cũng có thể khác nhau tùy theo phần mềm ứng dụng. Thông thường, tập tin tháo bỏ được đặt tên như uninstall.exe, unins.exe, Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 49 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  52. TỔNG KẾT CHƢƠNG 1  Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21 và văn hóa số Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thế kỷ 21 đã được trình bày một cách tổng quan trong chương 1 hi vọng chúng ta biết được xu hướng mới trong việc phát triển thiết bị kỹ thuật điện tử hiện nay, thấy được những thay đổi to lớn trong công nghệ Web, Internet và ứng dụng của nó. Đi cùng với sự phát triển này là những thay đổi trong việc hình thành nên những cách thức học tập, làm việc, vui chơi, giải trí mới Sự phát triển về khoa học công nghệ kỹ thuật cũng làm thay đổi về cách nhìn nhận, đánh giá thái độ kỹ năng của con người trong thế kỷ này. Khái niệm “văn hóa số” được ra đời bao gồm các tiêu chuẩn, yêu cầu cần thiết đối với một con người về khả năng sử dụng thao tác, giao tiếp, tìm kiếm, đánh giá, chọn lọc thông tin số  Tổng quan về máy tính và hệ điều hành Máy tính điện tử là thiết bị để lưu trữ và xử lí thông tin, gồm có hai thành phần chính là phần cứng và phần mềm. Phần cứng (hardware) là tất cả các thành phần vật lý của máy tính gồm: thiết bị nhập, thiết bị xử lý, thiết bị lưu trữ, và thiết bị xuất. Dữ liệu nhập vào máy tính thông qua các thiết bị nhập như bàn phím, chuột sẽ được CPU xử lí. Kết quả xử lí sẽ được hiển thị cho người dùng thông qua thiết bị nhập. Thiết bị lưu trữ dùng để lưu trữ dữ liệu tạm thời hoặc lâu dài trên máy tính. Phần mềm (software) là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình để điều khiển hoạt động của máy tính và giúp người dùng giao tiếp với phần cứng. Nói cách khác, người dùng ra lệnh cho phần cứng máy tính thông qua phần mềm. Lịch sử phát triển của máy tính trải qua 4 thế hệ, với kích thước ngày càng nhỏ hơn, giá rẻ hơn và hiệu suất hoạt động ngày càng cao. Máy tính phổ biến nhất hiện nay là máy tính cá nhân (personal computer). Hệ điều hành là phần mềm quan trọng nhất trên máy tính, nó đóng vai trò như một người phiên dịch, có thể giao tiếp với phần cứng cũng như hiểu các mệnh lệnh từ người dùng. Hai loại hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Windows và Linux. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 50 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  53.  Kỹ năng làm việc với máy tính Các thao tác với chuột máy tính (mouse): trỏ chuột (point), nhấp phím trái chuột (click), nhấp đúp phím trái chuột (double-click), nhấp phím phải chuột (right-click), sử dụng con lăn (scroll). Các thao tác với bàn phím (keyboard): sử dụng các nhóm phím, các phím đặc biệt, các tổ hợp phím. Gõ phím đúng cách bằng 10 ngón. Các thao tác thƣ mục và tập tin: tạo mới, di chuyển, sao chép, đổi tên, xóa bỏ, sắp xếp, tìm kiếm, nén/ giải nén. Làm quen và sử dụng các phần mềm úng dụng thông dụng: soạn thảo văn bản, xử lý đồ họa, xem phim, nghe nhạc, tính toán, Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 51 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  54. CÂU HỎI LÝ THUYẾT 1) Loại nào sau đây không thuộc dạng máy tính cá nhân (Personal Computer) a. Desktop computer b. Notebook computer c. Laptop computer d. Mainframe computer 2) Loại giao tiếp nào sau đây không được sử dụng để kết nối chuột (mouse) vào máy tính a. USB b. PS/2 c. IrDA d. Parallel 3) Touchpad là thiết bị thường được sử dụng trên a. Desktop PC b. Laptop PC c. Handheld PC d. Embedded Computer 4) Loại thiết bị ngoại vi nào có thể chụp hình ảnh của một tài liệu đưa vào máy tính a. Printer b. Scanner c. Joystick d. Mornitor Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 52 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  55. 5) Hệ điều hành là phần mềm: a. Luôn luôn phải có để máy tính hoạt động b. Điều khiển thiết bị phần cứng c. Quản lý và phân phối tài nguyên máy tính phục vụ cho các ứng dụng d. Tất cả các câu trên đều đúng 6) RAM là bộ nhớ a. Truy cập ngẫu nhiên, khi mất điện thông tin sẽ mất b. Truy cập ngẫu nhiên, là nơi cài đặt các chương trình trong máy tính c. Chứa chương trình khởi động máy tính d. Tất cả đều đúng 7) Bộ nhớ trong của máy tính gồm a. RAM b. Đĩa cứng c. ROM d. RAM và ROM 8) Thiết bị nhớ nào sau đây là thiết bị nhớ quang a. DVD-R b. SD Card c. Hard Disk d. USB Flash Drive Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 53 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  56. 9) Danh sách các mục chọn trong thực đơn gọi là: a. Menu bar b. Menu pad c. Menu options d. Tất cả đều sai 10) Hộp điều khiển việc phóng to, thu nhỏ, đóng cửa sổ gọi là: a. Dialog box b. List box c. Control box d. Text box 11) Windows Explorer có các thành phần: Explorer bar, Explorer view, Tool bar, Menu bar. Còn lại là gì? a. Status bar b. Menu bar c. Task bar d. Tất cả đều sai 12) Để chạy một ứng dụng trong Windows, bạn làm thế nào? a. Nhấp phím trái chuột vào biểu tượng b. Nhấp phím phải chuột vào biểu tượng c. Nhấp đúp vào biểu tượng d. Tất cả đều đúng Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 54 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  57. 13) Chương trình cho phép định lại cấu hình hệ thống thay đổi môi trường làm việc cho phù hợp a. Display b. Control panel c. Sreen Saver d. Tất cả đều có thể 14) Các ký tự sau đây ký tự nào không được sử dụng để đặt tên của tập tin, thư mục: a. @, 1, % b. -, (, ) c. ~, “, ? , @, #, $ d. *, /, \, Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 55 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  58. Chƣơng 2 Tìm Kiếm và chọn lọc thông tin trên Internet  Tổng quan về Internet và các dịch vụ cơ bản  Giới thiệu các công cụ tìm kiếm  Các kỹ thuật tìm kiếm Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 56 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  59. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm Internet, các tiện ích trên Internet. Bên cạnh đó chúng ta cũng sẽ được tìm hiểu cách tìm kiếm thông tin sao cho hiệu quả. 2.1 Tổng quan về Internet và các dịch vụ cơ bản Kể từ ngày bắt đầu có Internet năm 1969, Internet đã phát triển từ mạng lưới chỉ có 4 máy tính thành mạng lưới có hàng chục tỉ máy tính tham gia. Internet xuất phát từ khái niệm interconnected networks, là mạng lưới kết nối nhiều mạng máy tính lại với nhau. Nếu một phần của mạng lưới này bị trục trặc thì dữ liệu vẫn có thể lưu thông qua lại. Và một điểm quan trọng đó là Internet không thuộc sở hữu của bất cứ ai trên thế giới. Tuy nhiên, không phải vì không thuộc sở hữu của ai mà nó không được quản lý và bảo trì. Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider – ISP) sẽ quản lý và bảo trì phần mạng lưới của họ. Khi bạn kết nối máy tính của bạn vào mạng lưới của ISP, bạn trở thành một phần trong mạng lưới của họ. Các ISP này sẽ kết nối lại với nhau để tạo thành mạng lưới lớn hơn. Và từ đó, Internet được tạo thành. Hình 2.1Các mạng ISP liên kết tạo thành Internet (nguồn Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 57 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  60. Để Internet hoạt động cần có những yếu tố sau đây: Giao thức TCP/IP: Mỗi máy tính khi được kết nối với nhau phải tuân thủ chung một giao thức (đó là tập các luật và thủ tục để giúp các máy tính có thể trao đổi dữ liệu với nhau). Năm 1992, tổ chức phi lợi nhuận Internet Society được thành lập để chuẩn hóa các giao thức trao đổi trên Internet. Giao thức hiện đang sử dụng trên Internet là giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol). Bất kể máy tính chúng ta đang sử dụng thuộc kiểu gì, chỉ cần chúng sử dụng giao thức TCP/IP thì chúng có thể giao tiếp dữ liệu với nhau. Địa chỉ IP: Dữ liệu lưu thông trên Internet tương tự như một lá thư gửi qua đường bưu điện. Mỗi một ngôi nhà phải có một địa chỉ để người đưa thư có thể chuyển lá thư đến đúng nơi. Trên Internet cũng vậy, mỗi máy tính khi kết nối cần phải có một địa chỉ duy nhất và nó gọi là địa chỉ IP (Internet Protocol address). Mỗi một địa chỉ IP gồm có 4 phần, mỗi phần là một số chạy từ 0 đến 255. Ví dụ 8.8.8.8 là một địa chỉ IP. Việc sử dụng địa chỉ IP thường khó nhớ với con người nên các server được người dùng truy cập thường xuyên còn có thêm một tên riêng. Người ta gọi đó là địa chỉ DNS (Domain Name System address). Ví dụ www.google.com là một địa chỉ DNS. Có rất nhiều dịch vụ được triển khai dựa trên Internet. Dưới đây là những dịch vụ cơ bản. 2.1.1 World Wide Web Khái niệm: World Wide Web là một mạng lưới siêu liên kết các siêu tài liệu cho phép người Thuật ngữ World Wide Web thường được hiểu nhầm là dùng có thể giao tiếp trao đổi từ đồng nghĩa của Internet. Tuy nhiên, World Wide Web thông tin. Ngày nay, World chỉ là một trong những dịch vụ chạy trên nền Internet. Wide Web được xem là kho tri thức văn hóa của nhân loại, là nơi để mọi người chia sẻ ý tưởng và làm việc cộng tác với nhau. Cách thức hoạt động:Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Người dùng chỉ cần nhập địa chỉ của những siêu tài liệu đó, chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 58 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  61. hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web. Dưới đây là hình minh họa một phần của hệ thống siêu liên kết này. Hình 2.2Một phần mạng lƣới world wide web (nguồn 2.1.2 Email Khái niệm: Email là viết tắt của từ Electronic Mail. Đây cũng là dịch vụ thường được sử dụng trên Internet. Hiện nay, khó có thể kết luận email thay thế được dịch vụ thư truyền thống hay không. Nhưng một điều chắc chắn là email có thời gian gửi và nhận gần như tức thời và chi phí rất thấp khi so với thư truyền thống. Để gửi và nhận mail, người dùng phải có chương trình duyệt mail (email client) ví dụ như: Microsoft Outlook, Thunderbird. Bên cạnh đó, người dùng phải có một tài khoản email nào đó. Một số dịch vụ nền web (như Yahoo!Mail, Gmail, Hotmail) cho phép người dùng đăng kí miễn Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 59 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  62. phí tài khoản email cho riêng mình. Và một điều khác biệt của những dịch vụ email nền web này là người dùng có thể duyệt mail trên trình duyệt web (mà không cần phải cài thêm chương trình email client). Một lá thư email được gọi là hợp lệ nếu nó có ít nhất 3 thông tin: địa chỉ email của người gửi (To) tiêu đề (Subject) nội dung thư (Content) Địa chỉ email người nhận Tiêu đề Nội dung thư Hình 2.3Giao diện màn hình soạn email của Microsoft Outlook 2010 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 60 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  63. Địa chỉ email người nhận Tiêu đề Nội dung thư Hình 2.4Giao diện màn hình soạn email của Gmail ( Địa chỉ email gồm có 2 phần chính. Mỗi phần được ngăn cách nhau bằng dấu @. Phần phía sau dấu @ là phần tên miền, cho biết email đó thuộc về server nào quản lý. Phần trước dấu @ gọi là định danh người dùng (username) trên mail server đó. giaovien@hcmup.edu.vn username domain name Hình 2.5Cấu trúc của địa chỉ email Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 61 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  64. 2.2 Giới thiệu các công cụ tìm kiếm Nhu cầu thực tế: Trên world wide web, nếu bạn muốn vào trang web nào đó bạn chỉ cần nhập địa chỉ vào thanh địa chỉ của trình duyệt. Nhưng trong trường hợp chúng không biết địa chỉ của trang web mà chúng ta đang cần tìm thì chúng ta sẽ làm sao? Web không như là thư viện, nó không được tổ chức và phân loại rõ ràng như thư viện. Đặc biệt là web luôn luôn thay đổi. Xuất phát từ nhu cầu ấy, các công cụ tìm kiếm ra đời. Quá trình hoạt động: Mỗi một trang tìm kiếm hoạt động dựa vào bộ máy tìm kiếm. Giả sử người dùng muốn tìm hiểu về “Windows”, người dùng sẽ nhập câu truy vấn tìm kiếm (trong trường hợp này có thể là “windows”), trình duyệt sẽ chuyển yêu cầu đến bộ máy tìm kiếm (search engine). Bộ máy tìm kiếm là một chương trình sẽ tìm kiếm những trang web phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng, sau đó nó sẽ trả về danh sách các kết quả. Danh sách kết quả này được trả về trình duyệt của người dùng với đầy đủ các liên kết đến các trang web tìm được. Hình 2.6Quá trình truy vấn tìm kiếm Có những trang web dùng để tìm mọi thứ như: www.google.com, www.yahoo.com, www.bing.com. Bên cạnh đó cũng có trang web tìm kiếm dành riêng cho một mục đích chuyên biệt nào đó. Ví dụ: Tìm kiếm các bài báo học thuật: Google Scholar Tìm kiếm đường đi: Google Map, Yahoo!Map, Mapquest (www.mapquest.com), DiaDiem (www.diadiem.com) Tìm kiếm hình ảnh: Google Image, Yahoo! Image Tìm kiếm video: Yahoo! Video, Youtube Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 62 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  65. Khi tìm kiếm thông tin trên Internet, cần lưu ý những điểm sau đây: Nội dung trên Internet luôn được cập nhật, bổ sung và đôi lúc bị xóa bỏ Tài liệu trên Internet không được phân loại theo bất cứ hệ thống phân loại nào Kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm không hẳn là đầy đủ Internet chỉ là một trong những công cụ bổ trợ trong việc tìm kiếm thông tin Những thông tin tìm thấy trên Internet có thể không chính xác 2.3 Các kỹ thuật tìm kiếm đơn giản và nâng cao 2.3.1 Quá trình tìm kiếm Làm rõ yêu fit@hcmup.edu.vn Chọn công cụ Diễn đạt Đánh giá không Đáp ứng yêu cầu có Kết thúc Hình 2.7Quá trình tim kiếm thông tin trên Internet Tìm kiếm thông tin trên Internet dần dần trở thành một kỹ năng không thể thiếu ở thế kỷ 21. Để có được kỹ năng này cần phải luyện tập. Dưới đây là chiến lược giúp bạn nâng cao hiệu quả tìm kiếm trên Internet: Làm rõ yêu cầu tìm kiếm Chọn công cụ tìm kiếm phù hợp với nhu cầu Diễn đạt thành câu lệnh tìm kiếm Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 63 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  66. Đánh giá kết quả tìm kiếm Ở giai đoạn đánh giá, nếu kết quả tìm kiếm không đáp ứng yêu cầu thì có thể quay lại bước 1, 2 và bước 3. Hình 2.7 là sơ đồ quá trình tìm kiếm 2.3.1.1 Làm rõ yêu cầu tìm kiếm Đặt câu hỏi về vấn đề đang tìm kiếm là gì. Phân nhỏ vấn đề thành những khái niệm nhỏ hơn Lập một bảng liệt kê các từ đồng nghĩa, gần nghĩa của những khái niệm đó Ví dụ: tìm hiểu cấu trúc và cách hoạt động của ổ đĩa cứng, ta có thể phân thành 3 khái niệm cơ bản: cấu trúc, hoạt động, đĩa cứng. Sau đó ta lập bảng các từ đồng nghĩa Khái niệm 1 Khái niệm 2 Khái niệm 3 Cấu trúc Hoạt động Ổ đĩa cứng Cấu tạo Operation Hard disk Structure HDD Dựa vào bảng đồng nghĩa này mà ta có thể diễn đạt câu truy vấn tìm kiếm được dễ dàng 2.3.1.2 Chọn công cụ tìm kiếm thích hợp Đa số trường hợp, người dùng chọn các bộ công cụ tìm kiếm đa mục đích. Tuy nhiên, nếu mục đích quá chuyên biệt (ví dụ tìm kiếm các vấn đề Nên kết hợp nhiều bộ công cụ tìm kiếm với nhau về học thuật) thì nên chọn các bộ công cụ tìm kiếm chuyên dụng (ví dụ Google!Scholar) 2.3.1.3 Diễn đạt thành câu lệnh tìm kiếm Để bắt đầu tìm kiếm trên hầu hết các công cụ tìm kiếm, người dùng chỉ cần nhập đoạn văn bản cần tìm. Đoạn văn bản nhập vào gọi là câu lệnh tìm kiếm. Nếu không biết cách diễn đạt câu lệnh tìm kiếm này, kết quả trả về có thể sẽ không đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Cách diễn đạt đối với các bộ máy tìm kiếm cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm chung cơ bản: Phần lớn các bộ máy tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 64 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  67. Không cần nhập cả 1 câu đầy đủ. Dựa vào bảng đồng nghĩa (được mô tả ở trên) để kết hợp tạo ra các cụm từ. Ví dụ: “cấu trúc” “hoạt động” “đĩa cứng”, “cấu tạo” “hoạt động” “HDD” Hầu hết các bộ máy tìm kiếm không quan tâm đến ngữ pháp Bạn có thể tham khảo thêm mục “các tùy chỉnh nâng cao cho câu lệnh tìm kiếm” 2.3.1.4 Đánh giá kết quả tìm kiếm Đây là việc cần thiết trong quá trình tìm kiếm. Mục 2.4 sẽ trình bày rõ hơn về giai đoạn này 2.3.2 Các tùy chỉnh nâng cao cho câu lệnh tìm kiếm Để thu hẹp hoặc mở rộng không gian tìm kiếm, các công cụ tìm kiếm có hỗ trợ một số tùy chỉnh sau: Các phép toán tìm kiếm:  Phép toán cộng: Dùng phép cộng phía trước những từ mà bạn muốn nó phải xuất hiện trong kết quả. Trong Google, Yahoo phép cộng kí hiệu là dấu “+”  Phép toán not: Dùng phépnot phía trước các từ mà bạn muốn không xuất hiện trong kết quả. Trong Google, Yahoo phép not kí hiệu là dấu “-”. Ví dụ: windows –microsoft: để chỉ muốn tìm khái niệm “cửa sổ” chứ không phải tìm hệ điều hành windows  Phép toán or: Toán tử or có thể sử dụng một cách hữu ích nếu bạn muốn tìm các từ đồng nghĩa, các cách viết khác nhau của một từ. Trong Google phép or là “OR”. Ví dụ: “cấu tạo” OR “cấu trúc” “ổ đĩa cứng”  Dấu ngoặc kép: Dùng dấu ngoặc kép " " đối với một tập hợp các từ mà bạn muốn xuất hiện trong kết quả chính xác như là một cụm từ. Ví dụ: "cách làm" "bánh chè lam“ sẽ cho ra kết quả chính xác hơn là: cách làm bánh chè lam Tùy chọn về ngôn ngữ: cho phép giới hạn chỉ tìm ở những trang web sử dụng ngôn ngữ mà người dùng chỉ định Loại dữ liệu: trong một số trường hợp, người dùng chỉ tìm file dạng pdf hay xls, Khi đó, người dùng có thể sử dụng tùy chọn này Tìm kiếm trên trang nhất định: cho phép người dùng yêu cầu công cụ chỉ tìm kiếm trong một trang web nhất định nào đó Tìm kiếm theo thời gian: một số trang web tìm kiếm còn cho phép người dùng tìm theo thời gian: mới xuất hiện trong 2 tuần gần đây, trong vòng 1 tháng, Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 65 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  68. Việc nhớ các cú pháp này hơi phức tạp và ở mỗi công cụ tìm kiếm lại có những cách biểu diễn khác nhau. Người dùng có thể sử dụng màn hình giao diện đồ họa để thực hiện các tùy chỉnh này. Dưới đây là màn hình các tùy chỉnh của các công cụ tìm kiếm Hình 2.8Bảng tùy chỉnh của công cụ tìm kiếm Google (www.google.com) Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 66 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  69. Hình 2.9Bảng tùy chỉnh của công cụ tìm kiếm Bing (www.bing.com) 2.4 Đánh giá và chọn lọc thông tin trên Internet Khi duyệt web, chúng ta nên lưu ý rằng: mọi thông tin trên web chưa chắc chắn là đúng! Không giống như tài liệu in, chất lượng thông tin trên Internet không được đảm bảo. Mọi người trên thế giới đều có thể đưa thông tin lên Internet. Những tài liệu trên Internet thường không thông qua quy trình đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền. Hơn nữa, vẫn có thể xảy ra vấn đề giả mạo tác giả, tài liệu không còn tồn tại nữa. Việc đánh giá và chọn lọc thông tin trên Internet là giai đoạn quan trọng trong quá trình tìm kiếm thông tin trên Internet và là kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21. Dưới đây là những câu hỏi giúp bạn đánh giá thông tin mà bạn thu thập được từ web. Ai là tác giả? Bạn có thể tìm thấy tên của tác giả của bài viết đó hay không? Tác giả đó có đáng tin cậy hay không? Trang web ấy có thông tin liên hệ rõ ràng hay không? Trang web ấy thuộc về cá nhân hay tổ chức? (nếu là cá nhân thì mức độ tin cậy thấp hơn của tổ chức). Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 67 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  70. Địa chỉ trang web như thế nào? Hãy đọc địa chỉ trang web trên cửa sổ trình duyệt xem: Nếu có những dấu ~ thì có khả năng đây là trang web của cá nhân Quan sát tên miền của địa chỉ  Nếu là .gov thì đây thường là của cơ quan nhà nước  Nếu là .edu thì đây thường là của cơ quan giáo dục Mục đích của trang web đó là gì? Trang web này là trang web thương mại hay là tổ chức phi lợi nhuận Trang web này dành cho mọi người hay chỉ dành cho một số người Trang web này nêu nhận định hay là công bố sự kiện Góc nhìn của tác giả có thiên vị hay không? Thông tin có chính xác không? Có điều gì để xác minh thông tin đó hay không? Đôi khi việc sai chính tả, sai ngữ pháp cũng có thể làm giảm giá trị của thông tin đó. Bằng cách nào mà bạn có thể liên kết đến trang web: xuất phát từ một diễn đàn hay từ trang web của một tổ chức tin cậy, hay từ một blog của một người nào đó. Thông tin đó cũ hay mới? Bạn hãy chú ý quan sát thông tin ngày tháng của thông tin ấy. Bạn có thể không cần trả phí để đọc các thông tin trên web. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thông tin ấy để phục vụ cho việc học, làm việc thì bạn hãy nên tôn trọng nguồn gốc của thông tin ấy, tôn trọng tác giả và bản quyền của thông tin ấy. Việc trích dẫn nguồn gốc tài liệu mà bạn đã lấy từ đầu là một trong những việc làm tôn trọng. Việc làm này không tốn thời gian và nó còn giúp cho những tài liệu bạn viết trở nên có giá trị hơn, đáng tin cậy hơn. Hơn nữa nó sẽ giúp bạn tìm lại nguồn gốc của thông tin khi cần bổ sung cập nhật mới. Đây cũng là kĩ năng quan trọng trong thế kỉ 21 này. Có rất nhiều cách để trích dẫn tài liệu trên web. Có 2 mẫu chuẩn là MLA và APA. Bạn có thể vào 2 trang web sau đây để tham khảo chi tiết định dạng www.apastyle.org, www.mla.org Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 68 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  71. TỔNG KẾT CHƢƠNG 2 Chương này đã giới thiệu khái niệm Internet và một số dịch vụ cơ bản của nó. Internet là môi trường cho phép các máy tính có thể kết nối với nhau và do đó mọi người có thể kết nối, tương tác với nhau. Internet là kho tri thức của nhân loại. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và kiểm định chất lượng thông tin là điều cần quan tâm và đang dần trở thành kỹ năng không thể thiếu trong thế kỉ 21 này. Chúng tôi đã giới thiệu một số kỹ thuật tìm kiếm và đánh giá thông tin. Những người mới làm quen với máy tính và Internet cần luyện tập kĩ năng này. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc học tập về sau của bạn. Và một điều bạn cần lưu ý rằng: hãy nên tôn trọng nguồn gốc của thông tin ấy, tôn trọng tác giả và bản quyền của thông tin ấy khi bạn sử dụng thông tin ấy để phục vụ cho việc học, làm việc. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 69 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  72. Chƣơng 3 Viết và trình bày một báo cáo nghiên cứu ở dạng văn bản.  Giới thiệu một số phần mềm soạn thảo văn bản thông dụng  Nguyên tắc soạn thảo văn bản tiếng Anh, tiếng Việt  Các kỹ thuật định dạng cơ bản  Các kỹ thuật định dạng nâng cao  Kỹ năng đọc và viết một báo cáo khoa học Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 70 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  73. Văn bản là một tập hợp các ký tự Latin tạo thành thể thống nhất mang ngữ nghĩa. Khác với văn bản trên giấy, văn bản được tạo ra trên máy tính gọi là văn bản điện tử. Khi làm việc với văn bản, đối tượng chủ yếu ta thường xuyên phải tiếp xúc là các ký tự (Character). Các ký tự phần lớn được gõ vào trực tiếp từ bàn phím. Nhiều ký tự khác ký tự trắng (Space) ghép lại với nhau theo quy tắc thành một từ (Word). Tập hợp các từ kết thúc bằng dấu ngắt câu gọi là câu (Sentence). Nhiều câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản (Paragraph). Nhiều đoạn văn tạo nên một văn bản. Vậy soạn thảo văn bản là việc gõ và trình bày một văn bản trên máy tính. Để làm được điều đó cần có sự hỗ trợ của các chương trình soạn thảo văn bản. Theo Wiki chương trình soạn thảo văn bản là một phần mềm được thiết kế để soạn thảo các văn bản điện tử với một số chức năng chính như sau: Hiển thị nội dung văn bản trên màn hình Cho phép người dùng sửa đổi, bổ sung tại vị trí bất kì trong văn bản Thể hiện nhiều kiểu chữ (font), cỡ chữ, màu sắc khác nhau Có thể kèm theo hình ảnh trong văn bản Lưu giữ văn bản dưới dạng file Hỗ trợ in ấn văn bản Có chức năng ghép ảnh 3.1 Giới thiệu một số phần mềm soạn thảo văn bản. Với đà phát triển cực nhanh của tin học, hiện có rất nhiều phần mềm soạn thảo văn bản của nhiều hãng sản xuất khác nhau như: MsWord, Open Office, Libre Office, Mỗi phần mềm có những tính năng soạn thảo riêng từ đơn giản đến phức tạp. Phần 3.1 sẽ giới thiệu sơ lược về một số phần mềm soạn thảo thông dụng hiện nay. 3.1.1 Notepad Giới thiệu: Là chương trình soạn thảo văn bản đơn giản tích hợp trong hệ điều hành Windows. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 71 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  74. Hình 3.1Giao diện Notepad của Window7 -Ưu điểm: đơn giản, dễ dùng, thích hợp cho người mới làm quen với máy tính. -Hạn chế: chỉ soạn thảo thuần text và ký tự số. 3.1.2 WordPad Giới thiệu: WordPad là chương trình soạn thảo văn bản đơn giản tích hợp trong hệ điều hành Windows. Hình 3.2Giao diện Wordpad của Window7 Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 72 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  75. -Ưu điểm: đơn giản, dễ dùng, thích hợp cho người mới làm quen với máy tính. -Hạn chế: chỉ soạn thảo và trang trí cơ bản, không có các tính năng định dạng nâng cao. 3.1.3 MS Word Giới thiệu: Là phần mềm soạn thảo văn bản chuyên nghiệp với đầy đủ các tính năng từ định dạng đến trang trí văn bản, in ấn văn bản. Hình 3.3Giao diện Microsoft Word 2007 -Ưu điểm: chạy ổn định và dễ dùng, được sử dụng rộng khắp. -Hạn chế: tốn phí bản quyền cao. 3.1.4 Open Office (phần mềm mã nguồn mở) OpenOffice.org (OOo) hay gọi tắt là OpenOffice là bộ trình ứng dụng văn phòng miễn phí, mã nguồn mở được xây dựng trên phiên bản StarOffice mã nguồn mở của Sun Microsystems. OpenOffice có thể chạy trên các hệ điều hành Windows (đòi hỏi phải có Java Runtime Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 73 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  76. Environment), Solaris và Linux. Phiên bản mới nhất của OpenOffice cho phép đọc/ghi các định dạng file của MS Office khá hoàn hảo. Hình 3.4Giao diện phần mềm OpenOffice 3.0 Trang chủ: -Ưu điểm: miễn phí, đã được Việt Hóa -Hạn chế: chưa nhiều người biết đến. Nhiều người quen dùng MS.Word không muốn bỏ thời gian nghiên cứu Open Office. 3.1.5 Libre Office (phần mềm mã nguồn mở) Libre Office là bộ trình ứng dụng văn phòng miễn phí, mã nguồn mở.Hiện tại 2 phiên bản Portable và phiên bản được đóng gói để có thể chạy trên các hệ điều hành Windows và Linux. Hiện tại các hệ điều hành mới nhất của Hệ Linux như Centos 6, Ubuntu 11, đã tích hợp phần mềm Libre office trong hệ điều hành của họ. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 74 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  77. Hình 3.5Giao diện phần mềm Libre office 3.3 -Ưu điểm: Được cài đặt sẵn trong các hệ điều hành Linux như Ubuntu,Centos, miễn phí theo giấy phép LGPL.Chúng ta có thể tham khảo chi tiết của phần mềm và giấy phép LGPL tại trang chủ của Libre Office tại trang chủ: -Hạn chế: chưa nhiều người biết đến. Nhiều người quen dùng MS.Word không muốn bỏ thời gian nghiên cứu Libre Office. 3.1.6 Google docs Giới thiệu: Là chương trình soạn thảo văn bản trực tuyến. Trang chủ: Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 75 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  78. Hình 3.6giao diện Google Docs -Ưu điểm: miễn phí, sử dụng mọi lúc mọi nơi, thích hợp làm việc nhóm. -Hạn chế: Các tính năng xử lý văn bản chưa phong phú. 3.1.7 Bảng so sánh các phần mềm Chƣơng FlatForm Tập đoàn Phiên bản Phí bản Download trình quyền NotePad Windows Microsoft Microsoft®Notepad Đi kèm version theo hệ 5.1(Windows XP), điều - Microsoft®Notepad hành version 6.1(Windows 7) WordPad Windows Microsoft Microsoft®Notepad Đi kèm version theo hệ 5.1(Windows XP), điều - Microsoft®Notepad hành version 6.1(Windows 7) Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 76 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  79. Chƣơng FlatForm Tập đoàn Phiên bản Phí bản Download trình quyền Ms.Word Windows Microsoft 97, 2000, Xp, 2003, Có Microsoft.com 2007, 2010. Open Windows/Linux Oracel Open Office 3 Miễn Openoffice.org Office phí Libre Windows/Linux Tổ chức Libre Office 3 Miễn LibreOffice.org Office phi lợi phí nhuận Googledoc Web Google Miễn Docs.Google.com - phí Bảng 3.1 Bảng so sánh các phần mềm Sinh viên chuyên ngành Toán hãy tìm hiểu chương trình soạn thảo Latex (download, cài đặt và soạn thảo bài tập nâng cao cuối chương). 3.2 Nguyên tắc soạn thảo một văn bản tiếng Việt – tiếng Anh Soạn thảo một văn bản cần chú trọng nhất là nội dung và hình thức. Nội dung văn bản phải rõ ràng, mạch lạc, có hệ thống để người xem hiểu được nội dung mà văn bản muốn chuyển tải. Về mặt hình thức, văn bản cần tuân thủ theo ngữ pháp, chính tả, đối với văn bản dài cần phân ra nhiều chương nhiều mục và đánh số các mục, các chương để người đọc tiện theo dõi. Ví dụ (chương 1-mục 1, chương 1- mục 2, ). Soạn thảo văn bản trên máy tính có nhiều lợi thế hơn soạn thảo trên giấy, như viết sai dễ dàng điều chỉnh, sử dụng nhiều hiệu ứng màu sắc, hình ảnh, làm cho văn bản thêm sinh động. Phần 3.2 trình bày một số nguyên tắc chung khi soạn thảo văn bản và những lưu ý khi soạn thảo văn bản tiếng Việt và tiếng Anh. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 77 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  80. 3.2.1 Nguyên tắc chung Do soạn thảo văn bản trên máy tính nên người dùng trước hết phải phải tuân theo nguyên tắc tự xuống dòng của máy tính. Nghĩa là, khi gõ đến cuối dòng các chương trình soạn thảo sẽ tự động xuống dòng. Nguyên tắc của việc tự động xuống dòng là không được làm ngắt đôi một từ. Do vậy nếu không đủ chỗ để hiển thị cả từ trên hàng, máy tính sẽ ngắt cả từ đó xuống hàng tiếp theo. Cách ngắt dòng tự động của phần mềm hoàn toàn khác với việc ta sử dụng các phím tạo ra các ngắt dòng "nhân tạo" như các phím Enter, Shift+Enter hoặc Ctrl+Enter. Nguyên tắc tự xuống dòng của từ là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của soạn thảo văn bản trên máy tính. Nguyên tắc này cũng làm nảy sinh những quy tắc cơ bản1 sau. Khi gõ văn bản không dùng phím Enter để điều khiển xuống dòng, văn bản tự xuống dòng khi gõ đến lề phải của trang. Phím Enter là kết thúc của một đoạn văn. Khi muốn xuống dòng nhưng chưa kết thúc đoạn thì ta dùng Shift+Enter. Giữa các từ chỉ dùng một dấu trắng để phân cách. Không sử dụng dấu trắng đầu dòng cho việc canh chỉnh lề. Các dấu ngắt câu như chấm (.), phẩy (,), hai chấm (:), chấm phảy (;), chấm than (!), hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung. Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do đó ký tự tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này. Tương tự, các dấu đóng ngoặc và đóng nháy phải hiểu là ký tự cuối từ và được viết sát vào bên phải của ký tự cuối cùng của từ bên trái. Không được gõ nhiều phím Spacebar liên tục. Muốn tạo nhiều khoảng trắng phải sử dụng phím Tab Chú ý:Các qui tắc gõ văn bản trên chỉ áp dụng đối với các văn bản hành chính bình thường. Chúng được áp dụng cho hầu hết các loại công việc hàng ngày từ công văn, thư từ, hợp đồng kinh tế, báo chí, văn học. Tuy nhiên có một số lĩnh vực chuyên môn hẹp ví dụ soạn thảo các công thức toán học, lập trình máy tính thì không nhất thiết áp dụng các qui tắc trên. 1 nguồn: www.quangtrungtech.edu.vn/FileUpload/TKB/cacloaivanban.doc Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 78 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  81. 3.2.2 Các bƣớc soạn thảo văn bản Nhập văn bản thô Cài đặt trang in Định dạng văn bản Trang trí văn bản Lưu văn bản Trong chương trình soạn thảo thường hỗ trợ lưu bài tự động khoảng 10 phút/lần.  Bạn có thể thay đổi khoảng thời gian này để bảo vệ dữ liệu.  Bạn thường xuyên bấm nút Save. 3.2.3 Một số lƣu ý khi soạn thảo văn bản tiếng Anh Các từ tiếng Anh được tạo nên bởi các ký tự Latinh có thể gõ trực tiếp từ bàn phím. Do vậy, việc soạn thảo văn bản tiếng Anh dù đơn giản cũng phải tuân theo một số quy tắc nhất định về ngữ pháp và về chính tả. Về ngữ pháp.  Quy tắc viết tên riêng, tên địa danh: viết hoa chữ cái đầu của từ, tên người ghi tên trước họ sau.  Khi viết thư hoặc đơn xin việc hay văn bản thì viết thông tin người gởi (họ tên, địa chỉ) bên góc phải; thông tin người nhận bên góc trái thấp hơn  Dấu chấm phẩy (;) dùng để ngăn cách 02 mệnh đề độc lập.  Quy tắc viết ngày/giờlà tháng/ngày/năm giờ:phút:giây  Quy tắc viết liệt kê: dùng etc không dùng ba chấm ( ) I love cat, dog, bird, etc.  Quy tắc dùng liên từ “and” Khi dùng “and” liên kết hai đại từ thì không có dấu phẩy (,) trước “and”, nhưng khi dùng Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 79 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  82. “and” để liên kết hai mệnh đề thì dùng dấu phẩy (,) trước chữ “and”. “I and you” ”I talked so long, and he‟s just slept”.  Quy tắc viết tiền tệ, thì hàng ngàn được phân cách bằng dấu phẩy (,) khác với dấu chấm (.) như của Việt Nam.  Quy tắc về viết thư thì ở đầu thư sau chữ "Dear " là dấu phẩy (,) Về chính tả. Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng nên các chương trình soạn thảo văn bản luôn hỗ trợ sửa lỗi chính tả đối với một số từ thông dụng. Trong quá trình sử dụng, người dùng cũng có thể thêm vào danh sách sửa lỗi các từ mà bản thân hay gõ nhầm. Hình 3.7MsWord2003- AutoCorrect Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 80 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  83. 3.2.4 Một số lƣu ý khi soạn thảo văn bản tiếng Việt Tiếng Việt là loại văn bản có dấu, các ký tự tiếng Việt không có sẵn trên bàn phím nên khi soạn thảo tiếng Việt cần cài đặt thêm phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt (Unikey, Vietkey, ). Khi soạn thảo văn bản tiếng Việt cần lưu ý. Về chính tả  Dùng từ rõ nghĩa, không dùng từ lóng, từ viết tắt (trừ trường hợp có công bố trước bảng các từ viết tắt sẽ dùng trong toàn văn bản).  Khi gõ dấu, phải đặt ngay trên nguyên âm chính, không đặt trên nguyên âm phụ. VD: hòa: đúng # hoà: sai Về hình thức văn bản  Một đoạn văn phải có tối thiểu 2 câu, không giới hạn mức tối đa nhưng cũng không nên soạn thảo một đoạn văn quá dài gây mệt mỏi cho người xem. Riêng với các áng văn, khổ thơ với đặc trưng riêng có thể không tuân theo quy tắc này.  Phải sử dụng các dấu câu đúng chỗ và vừa phải, tránh lạm dụng dấu câu không cần thiết.  Khi dàn trang văn bản cần chú ý vào sự cân đối giữa văn bản và trang giấy. Nếu văn bản quá ngắn so với trang giấy thì nên giãn khoảng cách giữa các dòng. Nếu trang cuối của văn bản chỉ còn 1-2 dòng thì nên gom chung vào trang trước đó.  Nên dùng một hệ font duy nhất trong cùng một văn bản (Vni/Unicode/TCVN3) Lưu ý: Quy tắc trên chỉ áp dụng cho các văn bản thông dụng. Các văn bản hành chính sự nghiệp như: nghị định, nghị quyết, công văn, thông tư, đơn từ, thì phải tuân theo các quy tắc soạn thảo mà Nhà nước đã ban hành2. Các bƣớc thực hiện soạn thảo tiếng Việt.  Khởi động chương trình soạn thảo.  Khởi động chương trình hỗ trợ gõ tiếng Việt.  Chọn bảng mã, font chữ và kiểu gõ thích hợp. 2 Xem Tip-cacloaivanban Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 81 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  84.  Bắt đầu soạn thảo.  Lưu văn bản. 3.3 Các kỹ thuật định dạng cơ bản Các chương trình soạn thảo thường hỗ trợ các kỹ thuật định dạng văn bản như: định dạng trang in, định dạng ký tự,định dạng đoạn, bảng biểu, chia cột, trang trí văn bản bằng các đối tượng đồ họa, Tuy nhiên, hỗ trợ nhiều/ít hay không hỗ trợ tùy thuộc từng phần mềm cụ thể. Phần 3.3 trình bày các kỹ thuật định dạng cơ bản như: định dạng ký tự, đoạn văn, trang in, chia cột, tạo bảng biểu, chèn hình, Hình 3.8So sánh văn bản thô và văn bản đã định dạng Bảng mô tả chi tiết phần mềm và các kỹ thuật định dạng hỗ trợ Chƣơng trình soạn NotePad WordPad Ms.Word Open Office Libre Office Googledoc thảo Định dạng ký tự       (Format Font) Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 82 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  85. Chƣơng trình soạn NotePad WordPad Ms.Word Open Office Libre Office Googledoc thảo Định dạng đoạn -     - (Format Paragraph) Định dạng trang in     -  (Page Setup) Bảng biểu - -     (Table) Định dạng cột - -     (Column) Các đối tƣợng đồ họa Hỗ trợ Hỗ trợ Hỗ trợ (Picture, WordArt, - -  Autoshape) Picture Picture Picture Đồ thị Từ (Chart) version - - - - - 2007 có hỗ trợ Bảng 3.2Bảng mô tả chi tiết phần mềm và các kỹ thuật định dạng hỗ trợ Chú thích  có hỗ trợ - không hỗ trợ Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 83 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  86. 3.3.1 Định dạng trang in 3.3.1.1 Giới thiệu Định dạng trang in (Page Setup) là việc thiết lập các giá trị nhằm bố cục văn bản của bạn sẽ thể hiện ra trang giấy in như thế nào. Công việc này là bắt buộc trước khi bạn tiến hành in văn bản. Hình 3.9 Ms Word 2003- PageSetup Các giá trị chính cần thiết lập cho trang in gồm: -Khổ giấy: loại giấy bạn sẽ dùng để in như: A0, A1, A2, A3, A4, -Hướng giấy: in theo hướng giấy đứng hay hướng ngang (vì mỗi máy in chỉ có duy nhất một cách đặt giấy vào khay ). -Lề giấy (gồm có 4 lề: trên, dưới, trái, phải): quy định khoảng cách sẽ để trống từ các mép giấy đến vùng văn bản. -Gáy: nếu bạn in văn bản để đóng thành tập thì cần khai báo gáy với mục đích để thêm khoảng trống phụ vào lề giấy tránh văn bản bị che khuất khi đóng thành tập. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 84 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  87. Vị trí gáy: trên hoặc trái. Độ rộng gáy: bao nhiêu inch/cm/ ? -In trên một mặt hay cả hai mặt. -Header và Footer như thế nào ? Different odd and even: trang chẳn và lẻ khác nhau Different first page: trang đầu không có Hình 3.10 MsWord 2007-PageSetup 3.3.1.2 Lệnh sử dụng. Trong word 2003: [File]/Page Setup Trong word 2007: [Page Layout]/Page Setup Trong Open Office 3.3: [Format]/Page/Page Trong Googledoc: [File]/Page Setup Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 85 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  88. 3.3.1.3 Minh họa với Word 2007 Hình 3.11Ms Word 2007 – Page Setup 3.3.1.4 Header và Footer Một quyển sách hay tập lài liệu nhiều trang thì thường có một nhóm ký tự cố định lặp lại đầu và cuối mỗi trang. Để tạo được nhóm ký tự cố định lặp lại nhiều trang, bạn khai báo trong Header & Footer. Các bƣớc thực hiện tạo header với Ms.Word 2007 Bƣớc 1: Đặt con trỏ trong một trang bất kỳ. Bƣớc 2: [Insert]/Header Bƣớc 3: Header cung cấp sẵn 3 tab trong vùng header, đặt con trỏ tại từng vị trí và nhập văn bản. Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 86 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  89. Hình 3.12 MsWord 2007-Header & Footer Các bƣớc thực hiện tạo Footer với Ms.Word 2007: Bƣớc 1: Đặt con trỏ trong một trang bất kỳ. Bƣớc 2: [Insert]/Footer Bƣớc 3: Footer cung cấp sẵn 3 tab trong vùng header, đặt con trỏ tại từng vị trí và nhập văn bản. Hình 3.13MsWord2007 – Footer 3.3.1.5 Đánh số trang Đánh số trang là kỹ thuật đánh số tự động cho tập văn bản nhiều trang. Kỹ thuật này bao gồm: chọn kiểu số như: 1, 2, 3 hay I, II, III Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 87 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh